Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Người Pháp định bỏ bài tập về nhà

Posted: 03 Dec 2012 04:57 AM PST

Trên danh nghĩa sự bình đẳng, Chính phủ Pháp đã đề xuất xóa bỏ bài tập về nhà trong các trường tiểu học và trung học. Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng bài tập về nhà gây bất lợi cho trẻ em, tuy nhiên chính những người trong cuộc lại không tán thành với ý kiến này.

 

 

 

Trong một nỗ lực nhằm củng cố lại hệ thống giáo dục của Pháp, Tổng thống
Hollande đề xuất loại bỏ bài tập về nhà ra khỏi trường học

Đã là 5 giờ 30 phút chiều, bên ngoài trời đang tối dần, cũng là lúc những đứa trẻ ở Trường Tiểu học Gutenberg, quận 15, Paris ào ra khỏi lớp học. Phụ huynh và những người thân của chúng đang đợi bên ngoài. Aissata Toure và em gái cũng đang ở đây. Cô tới để đón cậu con trai 7 tuổi. Toure cho biết cô phản đối đề xuất bỏ bài tập về nhà của Tổng thống Hollande.

"Đó hoàn toàn không phải là một ý hay bởi vì ngay cả khi còn nhỏ, có công việc riêng của mình cũng giúp trẻ trưởng thành và trách nhiệm hơn, và nếu có điều gì không hiểu ở trường, bố mẹ có thể giúp chúng. Bài tập về nhà quan trọng với tương lai một đứa trẻ" – cô chia sẻ quan điểm.

Toure hiện đang sống cùng con trai, em gái và mẹ ở một căn hộ chung cư gần trường học. Có vẻ như đây là một môi trường gia đình có thể đặt trẻ vào thế bất lợi. Tuy nhiên Toure cho rằng mỗi buổi tối cô đều ngồi học bài cùng con, ngay cả khi chính cô cũng đang học trường Luật và cũng có những bài tập riêng của mình.

"Người nghèo muốn có bài tập về nhà vì họ biết rằng trường học rất quan trọng. Nó là cơ hội duy nhất để họ mang lại cho con cái một cuộc sống tốt đẹp hơn nếu đứa trẻ đó thành công ở trường" – ông Emmanuel Davidenkoff, tổng biên tập tờ L’Etudiant – một tạp chí về giáo dục và trường học Pháp nhận định.

Sự phân cấp của giáo dục

Ông Davidenkoff cho rằng Chính phủ của Đảng Xã hội dường như không hiểu được những lo lắng của tầng lớp trung lưu và lao động và với danh nghĩa của sự công bằng, họ đã đưa ra một đề xuất sai lầm.

"Hầu hết người giàu không muốn có bài tập về nhà vì khi bọn trẻ ở nhà, chúng có thể chơi thể thao, nhảy, nghe nhạc. Chúng muốn tới bảo tàng, đi nhà hát. Vì thế, bọn trẻ có cơ hội tiếp cận với văn hóa – một thứ rất quan trọng" – ông nói. "Còn ở những gia đình nghèo khó, họ không có những thứ đó, vì thế kết nối duy nhất của họ với văn hóa và trường học là bài tập về nhà".

Tổng thống Francois Hollande cho rằng bài tập về nhà sẽ đặt trẻ em nghèo
vào thế bất lợi, nhưng chính họ lại cho rằng bài tập về nhà là cần
thiết để con em họ thành công ở trường

Elisabeth Zeboulon đang ngồi trong văn phòng của mình, phía dưới là một sân chơi. Hiện cô là Hiệu trưởng một trường tư song ngữ ở Paris, nhưng cô dành phần lớn sự nghiệp của mình ở các trường công của Pháp. Zeboulon cho rằng hệ thống giáo dục tập trung của Pháp không có nhiều cơ hội để thử những phương pháp giảng dạy khác nhau.

"Trẻ em ở nơi này khác với nơi kia, ở trường này khác với trường kia, và chúng ta không có nhiều cách thích ứng" – cô nói. "Và bất cứ khi nào họ bắt đầu nói 'Chà, ở đây chúng ta có thể làm cái này, ở kia chúng ta có thể làm cái kia' thì sẽ có rất nhiều người nhào đến và nói rằng 'Hãy nghĩ đi, như thế là không công bằng'".

Hạnh phúc lan tỏa

Bỏ bài tập về nhà ở trường học chỉ là một phần nỗ lực nhằm giúp trường tiểu học và trung học trở thành một nơi hạnh phúc hơn, thư giãn hơn cho bọn trẻ. Mỗi tuần ở trường sẽ dài hơn – hiện tại, trẻ em Pháp đang được nghỉ vào các ngày thứ Tư – nhưng mỗi ngày lại ngắn hơn. Ở đây bọn trẻ đi học quá muộn nên không có thời gian cho các hoạt động ngoại khóa. Về cơ bản, trường học Pháp là một nơi cực nhọc – Peter Gumbel, tác giả một cuốn sách phê phán gay gắt hệ thống giáo dục Pháp – nhận xét.

"Có rất nhiều áp lực và không có chút vui vẻ nào. Không có thể thao hoặc có rất ít, rất ít các môn nghệ thuật, rất ít âm nhạc. Bọn trẻ hoàn toàn không có một khoảng thời gian vui vẻ" – ông nói. "Và cũng không hề giúp trẻ xây dựng sự tự tin, khuyến khích chúng ra ngoài và khám phá thế giới. Có rất nhiều thứ kiểu như 'hãy ngồi xuống và chúng tôi sẽ giúp lấp đầy cái đầu trống rỗng của các bạn bằng những kiến thức buồn tẻ và lỗi thời'".

Ông Gumbel cho rằng có một lý do chủ yếu khác khiến Chính phủ Pháp muốn đưa chính sách trường học trở thành ưu tiên hàng đầu.

"Người Pháp đang nhận ra rằng thành tích của họ trên trường quốc tế đang giảm sút trong 10 năm qua. Người Pháp đang thực sự tệ hơn người Mỹ ở cả môn Đọc và Khoa học".

Ông Gumbel cho rằng đây là một cú sốc lớn đối với một quốc gia mà từ lâu đã được coi là người đi tiên phong trong giáo dục.

  • Nguyễn Thảo (Theo NPR)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/99411/nguoi-phap-dinh-bo-bai-tap-ve-nha.html

Gần 30 năm làm cô giáo không lương

Posted: 03 Dec 2012 04:57 AM PST

Xem học trò như con cháu trong nhà, bà dạy bằng tất cả nhiệt tâm của người thầy.


Gần 30 năm làm cô giáo không lương

Bà Đỏ cho biết trước đây sau khi tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Vĩnh Long, do hoàn cảnh gia đình có nhiều xáo trộn nên bà phải gác lại ước mơ trở thành cô giáo. Hơn mười năm vào khu kinh tế mới ở huyện Cờ Đỏ lập nghiệp, gia đình bà quyết định quay về nơi chôn nhau cắt rốn ở miệt Lái Hiếu mở quán nước nhỏ ven sông kiếm sống qua ngày, tranh thủ lúc nhàn rỗi dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo trong xóm. "Lúc đầu nhiều người thấy tôi dạy học thì trố mắt nhìn với vẻ ngạc nhiên. Bởi không ai nghĩ dân từ vùng kinh tế mới bước ra lại biết dạy học" – bà Ba Đỏ kể.

Tin bà Ba Đỏ mở lớp học miễn phí lan nhanh khắp xóm. Nhiều trẻ con vùng sâu, trẻ lang thang cơ nhỡ đang "khát" chữ biết chuyện cũng kéo nhau đến quán nhỏ của bà ngỏ ý xin cho học ké vì sợ dốt chữ. Không chút đắn đo, bà Ba Đỏ vui vẻ thu nhận hết, không từ chối đứa nào. Bà quan niệm: "Trước đây mình vất vả ăn học, giờ để kiến thức bị mai một thì uổng phí nên phải để lại cái gì đó cho đời.

Nghĩ vậy tôi mới quyết tâm mở lớp học tình thương dạy học trò nghèo". Cứ thế lớp học của bà ngày một đông dần, số lượng học trò có lúc lên đến 100 em, đủ mọi lứa tuổi ngồi chen chúc trong quán nước để được bà dạy học. Quán nhỏ, trò đông, bà lo sập quán nên phải chia lớp làm hai nhóm dạy hai buổi sáng, chiều. Ngoài môn chủ lực là toán, bà Đỏ còn dạy cả tiếng Việt, tiếng Anh, lý, hóa từ lớp 1 đến lớp 9. Đều đặn hằng tháng bà tổ chức cho học trò thi thử để kiểm tra kiến thức đã học. Trò nào đạt điểm cao nhất sẽ được bà tặng tập, viết nhằm khích lệ tinh thần học tập.

Anh Bùi Chí Tâm có hai con đang học lớp học tình thương của bà Đỏ nói: "Cô Ba Đỏ rất yêu trẻ, dạy học sinh ngày càng tiến bộ, lễ phép nên phụ huynh rất an tâm khi gửi con nhờ cô dạy. Ngay cả lãnh đạo địa phương cũng gửi con cho cô Ba kèm cặp". Khi được hỏi dạy không công mấy chục năm có thiệt thòi gì cho mình không, bà Ba nhỏ nhẹ bảo: "Không thiệt thòi thứ gì. Thấy học trò ham học và được học trò thương, càng dạy tôi càng thấy khỏe. Ở cái tuổi gần 70 nhiều người khuyên tôi nên nghỉ ngơi để an dưỡng tuổi già, nhưng tôi thấy học trò vẫn đang cần mình nên không sao bỏ được. Ước vọng của tôi là có sức khỏe tốt để có thể dạy thêm mười năm nữa".

Gần 30 năm mở lớp học tình thương, bà Ba Đỏ không nhớ hết đã dạy bao nhiêu học trò, chỉ nhớ có đứa được bà dạy suốt chín năm liền. Nhiều học trò của bà nay đã có gia đình và bà đang tiếp tục dạy lớp thế hệ con học trò cũ của mình trước đây. Bà Đặng Minh Phượng, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Lái Hiếu, cho biết lớp học tình thương của bà Ba Đỏ ngoài việc giúp học sinh củng cố kiến thức còn là điểm phổ cập xóa mù chữ, mái ấm tình thương cho trẻ em nghèo không có điều kiện đến lớp.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/gan-30-nam-lam-co-giao-khong-luong-669488.htm

Sẽ giảm chỉ tiêu đào tạo liên thông

Posted: 03 Dec 2012 04:56 AM PST

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, sở dĩ có chuyện liên thông là do trong Luật Giáo dục ĐH có quy định điều này. Mục đích là nhằm tạo điều kiện cho những người đang học ở trình độ thấp hơn có thể được học lên bậc cao hơn và được miễn trừ các kiến thức đã được học ở bậc dưới. Đây là một chủ trương tốt vì nó vừa giảm tốn kém cho người học cũng như rút ngắn thời gian học.

Sẽ siết chặt chỉ tiêu đào tạo liên thông trong thời gian tới. (Ảnh minh họa)
Sẽ siết chặt chỉ tiêu đào tạo liên thông trong thời gian tới. (Ảnh minh họa)

"Trong những năm qua, chúng ta đang thực hiện thí điểm những văn bản này nên hiện nay đã xảy ra một số bất cập về chất lượng đào tạo. Vì vậy trong khuôn khổ soạn thảo các văn bản để chuẩn bị thực hiện luật giáo dục ĐH có hiệu lực vào 1/2013 này thì quy chế liên thông Bộ GD-ĐT đang sửa đổi" - Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết.

Về những sửa đổi quy chế đào tạo liên thông, Thứ trưởng Bùi Văn Ga tiết lộ: So với dự thảo đã đăng tải để xin ý kiến thì Bộ sẽ có một số điều chỉnh. Chẳng hạn như như về thi tuyển sinh, trước đây dự thảo cũ dự kiến là giống như "3 chung" thì bây giờ mềm dẻo hơn.

Bộ GD-ĐT dự kiến có hai phương án, thứ nhất nếu sinh viên (SV) tốt nghiệp ra trường công tác quá 3 năm thì sẽ thi một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên môn. Những môn thi này do trường thí sinh muốn dự thi liên thông lên tự tổ chức thi. Thứ 2, đối với những SV mới tốt nghiệp mà muốn dự thi liên thông ngay thì sẽ tham dự kì thi "3 chung" giống như bình thường. Sau khi trúng tuyển đi học, những SV này sẽ được giảm trừ các môn học đã học ở cấp học dưới.

"Theo phương án này thì trước hết chúng ta kiểm soát được đầu vào. Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo thì quy chế mới sẽ sửa đổi là không tổ chức lớp riêng đào tạo về liên thông mà buộc những thí sinh trúng tuyển học chung với những SV đang học chính quy. Ví dụ liên thông từ CĐ lên ĐH thì sau khi trúng tuyển sẽ học với với SV đại học năm thứ 3 chẳng hạn. Như vậy, những SV trúng tuyển hệ liên thông sẽ được cọ xát, học tập và thi đầu ra như SV chính quy" - Thứ trưởng Ga nhấn mạnh.

Liên quan đến chỉ tiêu đào tạo liên thông, Thứ trưởng Ga cho biết thêm, sắp tới chỉ tiêu đào tạo liên thông sẽ nằm trong chỉ tiêu đào tạo chính quy của trường. Bên cạnh đó, với hình thức cho SV liên thông học chung với SV chính quy đòi hỏi trường đó phải đào tạo theo hệ thống tín chỉ để thông qua đó đánh giá so sánh miễn trừ các môn học. Trong quy chế mới cũng sẽ quy định tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh liên thông so với chỉ tiêu đào tạo chính quy. Với "rào cản" này thì trường không thể tuyển liên thông quá nhiều được mà phải ưu tiên tuyển hệ chính quy trước. Dự kiến chỉ tiêu liên thông sẽ không quá 20% so với hệ kia".

Nói về công tác giám sát quản lý trong thời gian tới, Thứ trưởng Ga khẳng định: "Bộ GD-ĐT chỉ giao cho các trường quản lý giám sát đối với hệ đào tạo liên thông không nhảy bậc. Còn nếu nhảy bậc từ TCCN lên ĐH thì Bộ GD-ĐT sẽ trực tiếp giám sát. Đơn vị nào muốn thực hiện thì phải có đề án trình lên Bộ, chỉ khi được sự đồng ý mới được triển khai. Riêng với đào tạo liên thông từ hệ nghề sang hệ thống giáo dục quốc dân thì chỉ tiêu sẽ được không chế rất ít. Chỉ có những em có năng lực thực sự thì mới có cơ hội học tiếp".

S.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/se-giam-chi-tieu-dao-tao-lien-thong-669601.htm

Giảng đường ế ẩm: Sự sàng lọc của cơ chế thị trường

Posted: 03 Dec 2012 04:56 AM PST

Nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập mấy năm liền "ế ẩm", có nguy cơ đóng cửa do
không có người học, phải có những biện pháp "khuyến mãi" phản giáo dục. Tuy nhiên,
cũng có những trường ngoài công lập vẫn tuyển được nhiều sinh viên, thậm chí có
trường đạt chỉ tiêu tuyển sinh 95-96%. Phải chăng đó là sự sàng lọc của cơ chế thị
trường?


 

Ảnh Lê Anh Dũng

Bất cập của chính sách hay sự sàng lọc của thị trường?

Trong khi giới chuyên môn còn đang thảo luận với nhiều ý kiến trái chiều về "thị
trường giáo dục" thì đào tạo đại học ở Việt Nam đã và đang tồn tại như một thị trường
cạnh tranh quyết liệt, tuy chưa hẳn là một thị trường cạnh tranh tự do và bình đẳng.

Nhiều người cho rằng tình trạng tuyển sinh khó khăn là hậu quả của việc mở trường
tràn lan. 412 trường ĐH, CĐ cho 90 triệu dân Việt Nam là nhiều hay là ít? So với
Trung Quốc có hơn 4.000 trường ĐH, CĐ trên 1,3 tỉ dân, so với Singapore có khoảng 68
trường ĐH, CĐ trên 3 triệu dân (bao gồm cả các trường nước ngoài hoạt động trên lãnh
thổ Singapore, các trường liên kết quốc tế, các viện nghiên cứu đào tạo cấp bằng cử
nhân và sau ĐH); so với Hoa Kỳ có 4.495 trường ĐH, CĐ trên 314 triệu dân… thì số
trường ĐH, CĐ mà Việt Nam đang có không phải là nhiều.

Tất nhiên mọi so sánh đều khập khiễng vì để nói là nhiều hay ít thì không thể chỉ
dựa trên con số tuyệt đối mà còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác như trình độ phát
triển kinh tế xã hội, GDP đầu người, mức độ quốc tế hóa của hệ thống giáo dục đại
học…Tuy vậy, những con số trên cho chúng ta một gợi ý là vấn đề không nằm ở số
lượng, mà chủ yếu là chất lượng.

Đối với người học và gia đình, hiển nhiên chi phí học ĐH là một sự đầu tư cho
tương lai. Đã là đầu tư, lại đầu tư bằng tiền mồ hôi nước mắt của mình, dĩ nhiên ai
cũng phải tính đến hiệu quả. Chi phí trung bình của một sinh viên tại ĐH công lập là
560.000 đồng/tháng và ngoài công lập là 2.395.980 đồng/tháng, chiếm 97% hoặc 122%
(tùy theo trường công lập/ngoài công lập) thu nhập bình quân đầu người trong gia đình
của nhóm thu nhập thấp, và chiếm 38,5% hoặc 58,6% của nhóm thu nhập trung bình
(Dựa trên kết quả nghiên cứu của TS. Nguyễn Ngọc Anh và đồng sự "Cơ chế phân bổ ngân
sách cho GDĐH công lập, hiện trạng và khuyến nghị" (2012).

Vậy thì người học phải đắn đo cân nhắc học trường nào là điều dễ hiểu, nhất là với
câu hỏi, khả năng tìm được việc làm và triển vọng thu nhập sau khi ra trường sẽ như
thế nào?

Đại học tư ở Mỹ đầu tư cho đào tạo ít

Theo một công bố của Chính phủ Mỹ năm ngoái, số tiền mà các trường tư vì lợi nhuận
dành cho hoạt động đào tạo chỉ bằng một phần ba so với trường công, cho dù họ thu học
phí gấp đôi.

Con số thống kê gây ấn tượng nhất trong bản báo cáo nói trên là tính trung bình,
các trường vì lợi nhuận đã chi thù lao giảng dạy là 2.659 đô la Mỹ mỗi sinh viên
trong năm học 2008-2009, so với 9.418 đô la mỗi sinh viên ở các trường công và 15.289
đô la ở các trường tư phi lợi nhuận. Trong khi đó, chi phí trung bình của sinh viên
bậc đại học ở các trường vì lợi nhuận là 31.000 đô la Mỹ đã tính đến những phần trợ
cấp được nhận. Chi phí trung bình của sinh viên ở các trường tư phi lợi nhuận là
26.600 đô la trong khi ở trường công, sinh viên trả trung bình là 15.600 đô la.

Sinh viên theo học bậc đại học ở các trường vì lợi nhuận đạt tỷ lệ tốt nghiệp cũng
thấp hơn nhiều so với sinh viên theo học ở trường công hay trường tư phi lợi nhuận,
đó là kết luận của bản báo cáo của Trung tâm Thống kê giáo dục quốc gia Mỹ. Tỷ lệ này
ở trường vì lợi nhuận là một phần năm trong vòng sáu năm qua, so với tỷ lệ tốt nghiệp
ở trường công là trên một nửa.

Người ta mong đợi Bộ Giáo dục đưa ra những quy định mới nhằm có thể hạn chế nguồn
tiền Chính phủ Mỹ cho sinh viên vay chảy vào các trường vì lợi nhuận hoặc một số
ngành đào tạo ở những trường phi lợi nhuận vì tình trạng quá nhiều sinh viên tốt
nghiệp mà không trả nổi nợ vay học tập đã trở nên trầm trọng.

Chris Kirkham (theo HuffingonPost – Phạm Thị Ly dịch)

Các trường ngoài công lập đang trách móc các trường công lập đã vét sạch nguồn thí
sinh của họ, tận thu luôn cả hệ cao đẳng với chính sách tuyển sinh thuận lợi, gây
thêm khó khăn cho các trường ngoài công lập. Đó là một trong những nguyên nhân trực
tiếp nhưng không phải là nguyên nhân cơ bản. Nếu nhìn vào bức tranh toàn cảnh, chúng
ta sẽ thấy ngay chính các trường công cũng đang có khó khăn trong việc tuyển sinh và
nhiều ngành học đang có nguy cơ đóng cửa. Những biến động trong tuyển sinh đại học
những năm gần đây chính là sự phản ứng của người học và phụ huynh (người tiêu dùng)
về giá trị gia tăng mà bốn năm học đại học mang lại cho họ.

Thị trường cần gì?

Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH
Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu sinh
viên thuộc năm khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006-2010) của ba đại học: ĐHQG Hà
Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy những con số báo động. Có đến 26,2% cử nhân
cho biết chưa tìm được việc làm, dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng là
bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên
ngành đào tạo.

Trong số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công. 42% lựa chọn
một giải pháp an toàn là… tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác.
Thậm chí, có 27% cử nhân được hỏi cho biết, họ rất khó kiếm việc làm do ngành học của
mình không phù hợp với thị trường. Số người rơi vào cảnh nhà tuyển dụng không hiểu về
ngành học cũng chiếm tới 18%.

Các khảo sát trên đây đa số được thực hiện tại các đại học quốc gia, đại học vùng
- những đại học "đầu tàu" của Việt Nam. Thực trạng này ở các trường đại học khác có
lẽ cũng không khả quan hơn.

Những con số trên đây đã cho thấy ít nhất hai vấn đề nghiêm trọng. Một là chất
lượng giáo dục hiểu theo ý nghĩa hẹp nhất là năng lực, kỹ năng thụ đắc được sau bốn
năm học ở bậc đại học, đã thấp đến nỗi hơn một phần tư sinh viên sau khi ra trường từ
một đến năm năm vẫn chưa tìm được việc làm.

Hai là giữa nhà trường và thế giới việc làm bên ngoài đang có một khoảng cách quá
lớn. Trong lúc các doanh nghiệp không ngớt than phiền thiếu người làm được việc và
khẳng định nguồn nhân lực có chất lượng cao đang là chỗ "thắt cổ chai" cản trở những
kế hoạch phát triển của họ, thì các cô cậu cử nhân mà các trường đại học tạo ra vẫn
không lấp được chỗ trống ấy vì họ đã không được học những gì thực sự cần thiết đối
với thị trường lao động.

Vậy thì tình trạng khó khăn trong tuyển sinh đã gửi đi một tín hiệu báo động cho
tất cả các trường đại học, và xét về mặt này, hiện tượng đó có ý nghĩa tích cực. Nó
khiến cho tất cả các trường công lập và ngoài công lập đều phải nhìn lại sứ mạng,
chương trình đào tạo, kết quả đào tạo của mình theo hướng coi người học là trung tâm
và gắn chặt với nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt khi chúng ta đang hoạt động
trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Những gia đình có điều kiện, phần lớn đã gửi con em đi học ở nước ngoài. Những gia
đình có mức thu nhập thấp hơn đang là khách hàng của những cơ sở đào tạo đại học vì
lợi nhuận của nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc những chương trình
liên kết quốc tế. Với nhóm có thu nhập thấp hơn nữa thì nhiều gia đình ngay cả học
phí trong nước (đang được các trường cho là quá thấp) cũng không kham nổi.

Cạnh tranh lành mạnh là điều tốt cho cả hệ thống, vì nó sẽ kích thích chất lượng
và sự đổi mới. Thị trường sẽ tạo ra động lực cho các trường. Như chúng ta đã thấy,
những tấm bằng tốt nghiệp đại học không kèm theo giá trị và phẩm chất tương ứng đã và
sẽ tiếp tục bị từ chối trên thị trường lao động. Lối thoát tốt nhất, nếu không nói là
duy nhất, của các trường, là phải biện minh được sự tồn tại của mình bằng những lợi
ích rất thực tế cho người học: khả năng tìm được việc làm, tạo ra thu nhập, thăng
tiến trong sự nghiệp. Tương lai của từng trường, danh tiếng, uy tín, sự thịnh vượng
và phát triển của mỗi trường sẽ được quyết định bởi thành công của những người được
đào tạo từ ngôi trường ấy.

  • Theo Phan Thị Ly (Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/99320/giang-duong-e-am--su-sang-loc-cua-co-che-thi-truong.html

Tập huấn giáo viên…

Posted: 03 Dec 2012 04:56 AM PST

Câu chuyện giáo dục

Tập huấn giáo viên…

TTCT – Anh bạn tôi đi tập huấn hai ngày dành cho giáo viên dạy môn giáo dục công dân bậc THPT toàn tỉnh, về gặp tôi lắc đầu, thở dài. Anh mới vào dạy được hơn một năm và đây là lần đầu tiên được đi tập huấn chuyên môn mang tầm tỉnh.

Hỏi, anh kể: Trong lịch tập huấn mà nhà trường công bố cho giáo viên được cử đi là buổi sáng vào phòng lúc 7g30. Vì mỗi trường chỉ cử đại diện một giáo viên nên anh hết sức vinh hạnh. Dễ gì một giáo viên trẻ, mới vào trường lại được cử đi tập huấn chuyên môn như thế này. Từ sáng sớm anh đã chuẩn bị sẵn sàng, chạy xe hơn 20km đến nơi tập huấn mà lòng cứ nơm nớp sợ trễ giờ.

Nhưng anh lấy làm khá thất vọng khi đến nơi, và đúng giờ quy định, cuộc tập huấn vẫn chưa bắt đầu. Chờ mãi, đến hơn 8g30 mọi thứ mới bắt đầu ổn định và mọi người đi vào trao đổi chuyên môn. Nhưng thật ra theo anh thì chẳng trao đổi gì nhiều. Tập tài liệu được phát cầm trên tay coi như đã xong mục đích của đợt tập huấn này.

Thế là trong buổi đầu tiên, thậm chí có người ngồi trong cuộc họp làm việc riêng, nói chuyện lung tung vẫn bình thường như ở chỗ không người. Loay hoay một lúc, đến 10g30 chủ tọa phát lệnh tạm nghỉ. Buổi chiều thì vẫn vậy, 2g30 vào, nói ba điều bốn chuyện rồi 4g30 giải tán.

Hai ngày cứ thế trôi qua. Bực mình, bạn tôi bảo thế thì chẳng tội gì bắt con người ta phải về ngồi như thế. Có tập gì đâu mà phải huy động như vậy, trong khi các giáo viên còn nhiều chuyện quan trọng hơn để làm. Nhất là đây là đợt tập huấn kỹ năng môn giáo dục công dân nữa.

Anh bạn bảo cứ phát quách về mỗi trường một tập tài liệu cho khỏe, rồi theo đó mà thực hiện như những kế hoạch, thông báo khác của ngành giáo dục. Thật tình thì ngồi hai ngày anh chẳng tiếp thu được gì về chuyên môn cả. Dù xin mở ngoặc là được dạy cấp III thì chắc chắn anh không phải là người thiểu năng về trí tuệ.

Chỉ biết cười gượng với bạn mà bảo rằng cái anh vừa trải qua chỉ là bắt đầu thôi. Còn vô vàn cuộc họp, cuộc tập huấn trong đời đi dạy của một giáo viên mà tác dụng của nó không rõ ràng hoặc hoàn toàn không có. Biết vậy nhưng giáo viên vẫn phải đi, vẫn phải ăn mặc chỉnh tề đến ngồi nghe, ngồi chơi, ngồi giải lao…

Cái bệnh hình thức trong giáo dục cũng như trong một số cơ quan nhà nước khác đã bén rễ ăn sâu từ lâu lắm rồi. Giờ thì một vài người không thể nhổ cái rễ ấy ra được đâu. Mà nhổ được cũng đau lắm đấy. Đau từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Tất nhiên, người chịu đau để nhổ cái rễ ấy chưa chắc đã nhiều!

Dẫu biết rằng câu chuyện này không lạ ở một tỉnh hay của giáo dục Việt Nam nhưng với riêng bạn tôi, đó sẽ là một bước ngoặt trong cuộc đời đi dạy của anh. Đang hăm hở với tấm lòng nhiệt tâm, giờ như bị giội một gáo nước lạnh, có khi còn là gáo nước đá gần 0 độ C nữa chứ. Nguy hiểm hơn là trong ý thức của giáo viên sẽ hình thành tính qua loa đại khái của những đợt tập huấn, học tập. Họ sẽ không tập trung hoặc viện cớ thoái thác.

Rồi giả dụ cho đến lúc có một cuộc tập huấn thật sự chất lượng, thật sự đàng hoàng và chuẩn mực thì còn mấy ai để tâm, mấy ai đi với tư cách và tấm lòng của một giáo viên nữa? Hay là đến vì nhiệm vụ, đến như một cái bóng để nhìn và nghe những cái bóng khác? Tôi cho mười cuộc tập huấn thì chí ít cũng sẽ có một đến hai cuộc đúng trình tự và đúng chuẩn.

Vậy khi đó ai đi thắp lại niềm tin, niềm nhiệt huyết cho những giáo viên đã từng bị một vết chớm trong ý thức như bạn tôi? Tôi đã nghe nhiều thầy cô giáo nói về những cuộc tập huấn như thế này nhiều năm qua. Thật hết sức nguy hiểm khi lòng tin, tâm huyết và tư cách nhà giáo của họ bị tổn thương, thậm chí là tổn thương nghiêm trọng!

NGUYỄN THÀNH GIANG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Redirect.aspx?ArticleID=522940&ChannelID=655

Cử nhân loại giỏi vẫn thất nghiệp

Posted: 02 Dec 2012 09:24 PM PST

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Anh, Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phát triển (DEPOCEN), cho hay trung tâm từng nhận được nhiều  hồ sơ xin tuyển dụng của các tân cử nhân với bảng điểm đẹp. Thế nhưng, có những sinh viên tốt nghiệp ĐH ngoại ngữ nhưng dịch không được mà giao tiếp với khách hàng người nước ngoài cũng rất khó khăn.

 

Thiếu kỹ năng thực hành

 


Nộp hồ sơ tuyển dụng công chức tại Cục Thuế TPHCM. 

 

 

Nộp hồ sơ tuyển dụng công chức tại Cục Thuế TPHCM. 

Một luật sư có tiếng, hiện đang là trưởng một văn phòng luật sư ở Hà Nội, kể không ít cử nhân mang hồ sơ xin việc đến văn phòng nhưng nhà tuyển dụng nhanh chóng thất vọng khi nhận ra những thứ học được trên giảng đường hóa ra rất xa lạ với đòi hỏi của công việc thực tế. "Chúng tôi gần như không cần đến những mớ khái niệm, phạm trù, nguyên tắc, đặc điểm mà sinh viên học được trong nhà trường.

 

 

 

 

 

Ứng dụng thay nghiên cứu hàn lâm

 

Mục tiêu của giáo dục ĐH là đến năm 2020, ít nhất 70% sinh viên được đào tạo theo định hướng thực hành. Đó là định hướng đúng, do vậy, đã có một số trường ĐH khởi động triển khai chương trình đào tạo nghề nghiệp – ứng dụng thay vì nghiên cứu hàn lâm. Chương trình này được đánh giá là có ưu điểm vượt trội về kiến thức thực tế, thực tập và ứng dụng, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy độc lập sáng tạo, nhạy bén và biết nắm cơ hội ngoài kiến thức chuyên môn như các chương trình truyền thống. Sinh viên chương trình này cũng được đánh giá là tích cực, năng động và tự tin hơn, khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp cũng cao hơn…

 

Ưu điểm nhiều nhưng việc nhân rộng các chương trình đào tạo nghề nghiệp – ứng dụng thực sự rất khó khăn. Hiện có tới 6/8 trường thực hiện chương trình này coi mình là trường định hướng nghiên cứu. GS Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, phân tích: Học phí của chương trình đào tạo nghề nghiệp – ứng dụng cao gấp nhiều lần so những chương trình truyền thống khiến sự lựa chọn của người học với chương trình này không cao. Đó là chưa kể đến việc các chương trình truyền thống chủ yếu học lý thuyết, đánh giá qua thi cử nên điểm số của sinh viên cao hơn hẳn.

 

TS Phạm Thị Ly, ĐH Quốc gia TPHCM, cho rằng chính thói quen quan tâm đến bảng điểm hơn là tay nghề và khả năng thực sự của sinh viên ở nhiều nhà tuyển dụng đang ảnh hưởng lớn đến chương trình đào tạo nghề nghiệp – ứng dụng. Nếu theo chương trình này, sinh viên khó có được một bảng điểm đẹp bởi  dự án thực hành, bài tập nhóm cũng như những kỹ năng thực hành… có yêu cầu cao. Hơn thế, tâm lý trọng bằng cấp trong xã hội đã tạo ra những lo ngại về khả năng chuyển tiếp lên học các bậc học cao hơn của sinh viên chương trình đào tạo nghề nghiệp – ứng dụng.

 

 

 

Theo Yến Anh

 

Người Lao Động

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cu-nhan-loai-gioi-van-that-nghiep-669376.htm

Chữ viết tay đang chết dần

Posted: 02 Dec 2012 09:24 PM PST

Tháng 6 vừa qua, trên trang nhất dưới tiêu đề "Báo động: chữ viết tay đang chết
dần", báo "Bild" – tờ báo bình dân có số lượng phát hành lớn nhất của Đức – đã gây
chú ý và tranh luận sôi nổi trên toàn nước Đức. Theo một nghiên cứu gần đây của Anh
thì một phần ba người lớn từ nửa năm nay không còn viết bằng tay nữa.




 



Tới 85% các công ty trong Đức đang làm việc với máy tính, ở sở làm không có gì cần
viết. Tới 79% các gia đình có một máy tính, thường được kết nối với Internet, cho nên
ở nhà lại vẫn chỉ cần gõ phím. Còn phải tính thêm cả thiết bị di động. Chỉ riêng năm
2011 có đến 12 triệu smartphone được bán ra tại Đức (tăng 31%), sử dụng chủ yếu là do
màn hình cảm ứng (touchscreen).

Trên máy tính, các dữ liệu được cài đặt và lưu trữ luôn dễ tìm hơn là bới tìm các
mẩu giấy lộn xộn; còn nút "xóa" của bàn phím giúp giải quyết sạch sẽ các dấu gạch,
xóa, sửa lem nhem… nếu viết tay. Còn chương trình tự động sửa lỗi chính tả giúp người
viết tránh được các lỗi viết đáng xấu hổ đến độn thổ. Kể từ khi có SMS người ta có
thể cảm ơn một buổi tối đầm ấm, một lời mời đi ăn đơn giản, đúng lúc và lịch sự hơn
nhiều so với việc viết lời cám ơn lên tấm thiếp, cho vào phong bì, dán tem và gửi bưu
điện.

Máy tính còn cho ra một dạng chữ rõ ràng, dễ đọc hơn nhiều, so với chữ viết tay.
Theo tính toán của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia ở Mỹ hàng năm có 7000 bệnh nhân
chết vì bác sĩ kê đơn cho họ bằng thứ chữ không thể đọc nổi.

Ngay cả khi thanh toán không dùng tiền mặt, chữ ký bằng tay cũng chưa phải là tối
an toàn, mà việc nhấn các mã số (code) vẫn đảm bảo hơn nhiều. Chừng nào sách điện tử
thay thế sách in thì sẽ chẳng còn gì viết bằng tay nữa. Chữ viết tay thực sự sẽ chỉ
còn được lưu giữ với mục đích lưu niệm chứ không phải vì nội dung mà nó chứa đựng: lá
thư tình thời học trò, thiếp chúc sinh nhật của cha mẹ, dòng ký tặng của tác giả cuốn
sách…

Viết bằng tay tốn thời gian, tẻ nhạt và cực nhọc, vì vậy chúng ta ngày càng ngại
viết hơn. Gõ phím nhanh hơn, lại thuận tiện vì dễ đọc. Viết tay thì riêng tư thật,
nhưng đối với con người thời hiện đại thì đây là việc quá mệt mỏi. Ai mà không thường
xuyên chịu áp lực thời gian?

Ai cũng biết thời gian là tiền bạc, tiền bạc thì rất quan trọng rồi, còn thời gian
rỗi (để nghỉ ngơi) cũng vô cùng quý giá. Trong cuộc sống hàng ngày chẳng ai có thời
gian để viết các chữ cái với dấu kết nối, các nét uốn lượn bay bướm…

Thực tế là trong cuộc sống hàng ngày, chữ viết tay sẽ dần biến mất, song song theo
đó là cả thư từ viết tay và các ghi chép trên giấy. Đành rằng sẽ chết dần một phần
văn hóa, nhưng cũng như kỹ năng cưỡi ngựa: đẹp thì đẹp thật, nhưng chẳng quan trọng
thiết yếu.

Nếu tới lúc chữ viết tay chỉ để ghi danh sách đi chợ, vài dòng ghi nhớ các việc
cần làm và ký thanh toán tiền bằng thẻ tín dụng… thì có vẻ như thực sự không cần
thiết phải hành hạ hàng triệu học sinh qua việc luyện viết chữ đẹp, nhất là những
người đặc biệt khó khăn trong việc điều khiển bàn tay của họ.

Trong tương lai máy tính và điện thoại cầm tay thế hệ mới nhất làm việc qua nhận
biết giọng nói, văn bản và các yêu cầu được viết theo khẩu lệnh chứ không cần gõ
phím, và chữ viết tay lại càng bị đẩy lùi sâu hơn vào dĩ vãng.

  • Nguyệt Linh (tổng hợp từ Bild, Daily Mail)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/99318/chu-viet-tay-dang-chet-dan.html

Dao sắc không gọt được chuôi

Posted: 02 Dec 2012 02:33 PM PST

Nguyên do là thầy lấy vợ muộn. Sau khi đi dạy nghĩa vụ ở miền núi về, thầy về nhà ở thành thị xã, mãi đến năm 39 tuổi mới lấy vợ. Vợ thầy, một cô giáo dạy tiểu học, con gái Trưởng phòng GDĐT huyện nhà, gia đình kinh tế khá giả. Mối lương duyên muộn của thầy và cô giáo trẻ tiểu học đã cho sinh hạ một cậu ấm trong sự đón đợi, trông mong và hạnh phúc của hai vợ chồng.

Sống ở thị xã, cậu bé lớn lên đã sớm nhận ra sự yêu chiều thái quá của cha mẹ và ông bà. Khi ở cấp Tiểu học, những đứa trẻ khác chỉ được ông, bà hay cha, mẹ đưa đi đón về bằng chiếc xe đạp hoặc cùng lắm là chiếc xe máy, thì cậu ấm nhà thầy được bố, mẹ đích thân lái chiếc ô tô Camry đưa đi và đón về. Tan trường, cô giáo dẫn cậu ra tận cổng, mẹ cậu cúi xuống cảm ơn cô giáo và bế cậu đón vào lòng, đưa cậu lên xe. Trong xe, sẵn sữa, bánh… để cậu "ăn dặm" trước khi vào bữa chính buổi tối. Mẹ cậu không đưa cậu về nhà ngay, mà lòng vòng đưa cậu đi dạo quanh con đường ven thị xã, rồi ra công viên thị xã, cho cậu chơi ở đó một lúc mới về. Tuy cậu sắp sửa đi học tiểu học, nhưng mẹ cậu vẫn nựng cậu với ngôn ngữ trìu mến của tuổi ẵm ngửa "mẹ xương (thương) con trai rượu của mẹ nào. Con có xương mẹ không". Quen mãi với câu nói đó, có lần, cậu phụng phịu "Con không xương, con ghét mẹ…". Mẹ cậu bất ngờ hoảng hốt, rối rít: "làm sao con không xương mẹ?". Cậu vứt hộp sữa đi, và bảo: "Con ứ uống sữa nữa đâu, chán lắm…".

Bà mẹ trẻ đồng tình ngay: "Thì thôi, không uống nữa… Mẹ xương con…".

Cứ trong điệp khúc ngọng ngịu như vậy, chẳng mấy chốc cậu lên cấp Tiểu học. Cậu nhận ra mình quan trọng hơn mọi người. Vì là người quan trọng, luôn được mẹ cha và thầy cô đáp ứng bất kể một yêu cầu gì mà cậu đưa ra nên cậu luôn có những sở thích quái đản:

- Mẹ ơi, con thấy một con ếch trong máy tính nhà ta rồi. Mẹ mua cho con một con ếch nhé…

Bà mẹ chột dạ, hỏi lại:

- Con mua về làm gì?

- Con làm thí nghiệm…

Cậu bảo với mẹ: – Mẹ nhìn con ếch kìa. Nó chết rồi… ha ha…

Cứ như vậy, tính khí của cậu ngày một khác đi. Hung dữ, táo tợn. Đến trường, cậu hay đánh bạn. Cô giáo mách với mẹ cậu về giáo dục con. Mẹ cậu mắng cậu. Cậu òa khóc. Mẹ cậu sợ quá, xuê xoa: "Ừ, mẹ không mắng con, mắng bạn ấy thôi…"… Các cô giáo không dám xử phạt và mắng cậu, vì sợ mẹ cậu phật ý. Chẳng gì cậu cũng  là con cháu trưởng phòng. Vận mệnh cơ đồ, chính trị trong tay ông ngoại cậu. Họ sợ mà không biết bày tỏ cùng ai…

Vào cấp THPT, tiếng đồn về cậu con trai hư hỏng và nghịch ngợm của thầy cô giáo ở thị xã đã loang xa. Kể cả cái bệnh ga lăng, chuyên dùng đồ hàng hiệu và tội yêu sớm của cậu, cũng là tâm điểm cho mọi sự chú ý.

Khi  cậu ấm thi tốt nghiệp THPT một cách chật vật  xong, cha mẹ cậu biết rằng con quý tử của mình vì quá được nuông chiều, nên đã sinh hư hỏng, lười biếng và ỷ lại.. Cậu thi 2 năm liền, đều trượt đại học.

Quyết định cho cậu đi học nước ngoài vì thi trong nước không thể đỗ, đã được thông qua. Cậu bỗng nhiên trở thành du học sinh tại Mỹ, tự túc. Chi phí học hành, ăn ở do bố mẹ cậu chu cấp đến tận răng. Bố mẹ cậu hy vọng, một ngày không xa, cậu sẽ mang tấm bằng xứ Tự do về. Lúc ấy, may ra mới xin được việc làm. Vì chẳng ai có thể sống trọn đời để lo cho con cả.

Thầy giáo giờ đã già, cô giáo tiểu học – vợ thầy  nào giờ đã thấu hiểu cái giá của việc chiều con. "Cho con quá dư thừa đầy đủ về điều kiện sống và học hành, đến nỗi ngoài việc lo thể hiện và sống hưởng thụ, nó không bận tâm đến việc gì khác… Lo cho con như vậy là hại con. Tôi chỉ mong nó học tử tế bên ấy, không nghiện ngập gì, là may rồi. Về nước, lo cho cái nghề để sống. Lúc ấy, tôi chết cũng được…".

Ngày 20/11 năm nào cũng thế, nhà thầy rợp hoa tươi và lời chúc. Học  sinh ngưỡng mộ và đến tri ân với thầy cô đã giảng dạy mình nên người. Bao thế hệ học sinh đã trưởng thành và trở thành những người quản lý giỏi, có tâm, có tầm. "Em là học sinh thầy H" – câu nói đó toát lên sự tự hào của học trò.  Những lúc ấy rồi cũng qua đi, thầy và cô sống trong bầu không khí lo lắng và  trầm lặng khi nói về con. "Giờ này, không biết cậu ấm ra sao, đã đi ngủ chưa, hay còn mải mê đánh điện tử, đi chơi đêm? Nó có tránh được sự cám dỗ nơi xứ người không? Có dùng thuốc lắc và ma túy không?… Sao nó không gọi về nhà thăm bố mẹ, dù chỉ một lần, nhân ngày nhà giáo Việt Nam".

Dao sắc không gọt được chuôi. Nhưng, đó cũng chỉ là sự an ủi mang tính A.Q. Nếu thầy cô nghiêm khắc và yêu thương con đúng mực, thì đâu đến nỗi cơ sự này…

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dao-sac-khong-got-duoc-chuoi-669338.htm

Comments