Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trào lưu mới trong phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em trên thế giới

Posted: 27 Dec 2012 01:57 AM PST

Năm 2000, sau các cuộc nghiên cứu kéo dài 2 năm, Ủy ban quốc gia Hoa Kỳ về Đọc đã kết luận việc dạy tiếng Anh theo phương pháp Phonics có hiệu quả tốt hơn hẳn các phương pháp khác. Cũng trong năm 2000 tại Singapore, cuộc thử nghiệm về phương pháp Phonics so với các phương pháp khác cho kết quả tương tự; ngay sau đó, Bộ đã cho ứng dụng chương trình Phonics tại các trường tiểu học.

Tiếng Anh theo phương pháp Phonics là gì, tại sao nó lại được các nhà giáo dục học và khoa học trên thế giới coi là phương pháp tốt nhất để dạy trẻ học tiếng Anh, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

Học viên nhí tại Thổ Nhĩ Kỳ học Phonics theo chương trình của I Can Read.

Học viên nhí với lớp học Phonics tại I Can Read.

Tiếng Anh Phonic, nói một cách đơn giản, là phương pháp dạy tiếng Anh theo phương pháp đánh vần từng âm tương tự như tiếng Việt, sau khi học Phonics, trẻ có thể phát âm chuẩn tất cả các từ, ngay cả những từ mới. Phương pháp phonics còn cho phép trẻ có thể viết đúng chính tả những từ trong vốn từ vựng của chúng.

Học viên nhí đang học phonics tại I Can Read Indonesia.

 Học viên nhí đang học Phonics tại I Can Read Vietnam.

Tuy vậy, để dạy trẻ tiếng Anh bằng phương pháp Phonics là rất khó. Trong tiếng Anh không có quan hệ 1-1 giữa chữ cái và âm như tiếng Việt. Nói một cách chính xác hơn là quy luật 1-1 chỉ áp dụng với các phụ âm còn các nguyên âm thì không. Chỉ có 5 nguyên âm là a, e, i, o, u theo cách viết nhưng có tới 24 nguyên âm theo cách đọc.

Tiến trình đọc theo phương pháp phonics.

Ví dụ một phụ âm "a" được đọc là e trong "cat", đọc là o trong "was", đọc là ây trong “baby”, đọc là a trong “father”, đọc là i trong “orange”…Ngược lại, âm "e" được viết là a trong "valley", ai trong "said", e trong "met"… Cách đọc sẽ phụ thuộc vào các chữ xung quanh, vị trí của từ trong câu hoặc trọng âm.

Ngay trong việc dạy tiếng Anh theo phương pháp Phonics các nhà khoa học cũng đang tranh cãi rất nhiều về việc nên dạy chữ cái trước hay nên dạy âm trước, các nguyên âm nên dạy theo thứ tự của bảng chữ cái hay theo các âm thông dụng, làm thế nào để người học, đặc biệt là các em nhỏ có thể nhớ được tới 24 nguyên âm với rất nhiều quy luật khác nhau trong đó có những quy luật không dễ để diễn tả bằng lời.

Chưa kể, khả năng tập trung của các em nhỏ không tốt, việc đối diện với các quy luật khô khan sẽ khiến các em buồn chán vì thế sẽ không có hiệu quả.

Chính vì lý do đó mà việc dạy và học tiếng Anh theo phương pháp Phonics không được áp dụng rộng rãi. Chỉ đến những năm gần đây, với sự phát triển của ngành tâm lý giáo dục học, các nhà khoa học đã nghiên cứu các phương pháp giảng dạy khiến các quy luật đánh vần trở thành một thói quen tiềm thức đối với trẻ. Trẻ có thể vận dụng gần như tự động mà không phải tư duy. Một trong những phương pháp thành công nhất là chương trình I Can Read.

Đến nay đã có nhiều quốc gia trên thế giới đang theo bước Anh quốc nhằm giới thiệu Phonics vào chương trình giáo dục của mình và thu được những kết quả tích cực.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/trao-luu-moi-trong-phuong-phap-day-tieng-anh-cho-tre-em-tren-the-gioi-678656.htm

Những phòng học ‘năm sao’

Posted: 27 Dec 2012 01:57 AM PST

Chưa bao giờ TP.HCM xuất hiện nhiều lớp học hạng sang trong các trường tiểu học công lập đến vậy. Máy lạnh chạy phà phà, thiết bị nghe – nhìn cao cấp kết nối mạng, "trang bị tận răng" từng phòng học.

Học sinh lớp 1/5 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1 học trên bảng tương tác do phụ huynh đóng tiền mua – Ảnh: Hoàng Hương

 

Đó là những phòng học tiêu chuẩn "năm sao" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các trường nổi tiếng tại TP.HCM nhờ đóng góp về cả vật chất lẫn tinh thần của phụ huynh mà ban đại diện cha mẹ HS là những người tiên phong.

Tham quan ngẫu nhiên một phòng học thuộc Trường tiểu học Lương Thế Vinh, quận 7, chúng tôi ngỡ ngàng khi thấy nơi học tập của HS được phụ huynh chăm chút với đầy đủ tiện nghi: hai máy lạnh, máy tính và máy in cho giáo viên, một màn hình LCD, một bộ ampli, hai loa máy, một kệ tủ đựng gối mền, một tủ đựng sách, tập vở, truyện và đồ dùng học tập, rèm cửa đồng bộ cửa chính và cửa sổ, tấm xốp hình hoạt họa và các đồ trang trí bắt mắt được dán đầy trên tường.

Rằng hay thì thật là hay…

Chưa kể cửa sổ còn được "các mẹ" trang trí bằng dây kim tuyến và chậu hoa tươi. HS vào lớp thì để giày dép ở kệ giày bên ngoài, thay một đôi dép sạch dùng đi trong nhà. Giáo viên giảng bài bằng micro, các tờ trắc nghiệm, thông báo, bài tập được in tại chỗ bằng máy in. Máy tính kết nối Internet nên giáo viên có thể vào mạng, chiếu phim, hình ảnh tư liệu hoặc mở các thông tin từ trang web riêng của lớp. Màn hình LCD 42 inch cũng được thiết kế rất tiện dụng, không cố định vào bảng mà cô giáo có thể di chuyển ra giữa bảng hoặc cất vào trong khi không sử dụng chỉ bằng một cái đẩy tay.

Ông Hà Thanh Hải – hiệu trưởng nhà trường, cho hay: "Trường có 43 lớp, các phòng học đều được trang bị như nhau chứ không phải lớp nào phụ huynh giàu mới đầu tư. Thực tế đối tượng phụ huynh khó khăn của trường khá nhiều, những lớp khó khăn được nhà trường và các mạnh thường quân hỗ trợ để trang bị trước, tránh tình trạng so sánh phòng học lớp này tốt hơn phòng học lớp kia hay phân biệt giàu nghèo. Như vậy phụ huynh không chỉ lo cho lớp của con mình mà còn đồng lòng tham gia hỗ trợ sự phát triển chung của nhà trường". Ở trường này, những phòng học của HS lớp 1 được đầu tư kỹ lưỡng nhất. Nhiều lớp đã không còn sử dụng máy chiếu hay màn hình LCD nữa mà chuyển sang đầu tư tivi Led với lý do… đỡ hại mắt. Theo ước chừng của một phụ huynh, những thiết bị được đầu tư trong các phòng học này trị giá 60-70 triệu đồng.

Một phụ huynh lớp 1 của trường tự hào chia sẻ: "Chính phụ huynh tự tay trang trí và mua sắm trang thiết bị cho lớp. Các máy móc thiết bị sẽ theo các em suốt năm năm học. Tâm lý phụ huynh chúng tôi ai cũng vui khi thấy con mình được học trong một lớp học đẹp, khang trang và tiện nghi, bởi thời gian các con ở trường còn nhiều hơn ở nhà".

Còn ở Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1), hầu hết các lớp đều đã có máy lạnh và tivi. Năm nay một số lớp có điều kiện còn trang bị máy chiếu để giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử. Ngoài việc sơn lại phòng học cho sáng sủa và khang trang, tại một số lớp phụ huynh còn có sáng kiến đóng kệ để sách, truyện; làm ô chữ trên tường cho học sinh vừa học, vừa chơi; đóng thêm tủ để đồ dùng, để sản phẩm tự làm của học sinh…

Theo bà Nguyễn Trần Diễm Linh – hiệu trưởng nhà trường: "Ngoài ngân sách nhà nước thì nhờ có sự chung tay giúp sức của phụ huynh nên nhà trường mới có cơ ngơi như hôm nay. Phụ huynh đóng góp và trang bị cho lớp từng thiết bị một theo từng năm chứ không phải ào ạt làm một lúc. Ví dụ: năm trước trang bị máy lạnh, năm sau trang bị tivi, năm sau nữa thì một số lớp có điều kiện trang bị máy chiếu… Quan trọng là việc đóng góp của phụ huynh phải được đầu tư hợp lý và có hiệu quả, thỏa mãn nhu cầu của phụ huynh muốn tạo thêm nhiều cơ hội cho sự tiến bộ của con em mình".

Không nên tạo sự cách biệt quá lớn…

Tuy vậy, trong phụ huynh cũng có ý kiến trái chiều. Anh Tính, một phụ huynh có con đang học tại quận 1, chia sẻ: "Mỗi phòng học chỉ cần đảm bảo đủ các đồ đạc phục vụ việc học là đủ. Nhưng năm nào họp phụ huynh cũng thấy ban đại diện đề nghị mua sắm, trang trí thêm quá nhiều: tivi, máy lạnh theo tôi là cần, nhưng cây xanh, loa máy, ốp đá tường, rèm trang trí… thì phải xem có thật sự cần hay không bởi chi phí phát sinh quá nhiều mà không phải ai cũng đóng nổi. Phụ huynh trang trí, dán tường, vẽ vời mỗi người một kiểu, không đồng bộ cũng khiến lớp học trở nên lòe loẹt, rối mắt, gây mất tập trung, không còn sự thông thoáng, đơn giản giúp trẻ tĩnh trí tiếp thu bài học".

Mới đây, một số phụ huynh lớp 1 tại một trường tiểu học nổi tiếng của TP.HCM đã bức xúc và không chịu đóng thêm tiền "trang trí cho lớp" vì theo họ là quá lãng phí. Một phụ huynh trong số này kể: "Đầu năm học, chúng tôi đồng lòng mỗi người góp hơn 3 triệu đồng để sơn, vẽ lại tường trong lớp học, sắm thêm một số dụng cụ tiện ích để việc dạy và học hiệu quả hơn. Vậy mà sau đó, ban đại diện hội phụ huynh lớp thông báo số tiền đó không đủ. Lý do là cái ghế cô giáo đang ngồi không hiện đại, không sang và không phù hợp với các trang thiết bị khác, phải mua ghế sang hơn, giống như ghế cho các ông tổng giám đốc ngồi. Chưa hết, lớp học vừa mới sơn, vẽ xong nhưng có vị không hài lòng kêu người mua giấy dán tường dán chồng lên trên cho… sang".

Bàn về vấn đề này bà Đặng Huỳnh Mai, nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết: "Nhờ xã hội hóa mà một số trường làm được như vậy là rất tốt. Có đủ phương tiện như thế thì giáo viên mới dạy theo phương pháp cá thể hóa được, rất tiện dụng và giúp trẻ học tập tốt hơn. Tuy nhiên, khi đã trang bị thì phải cân nhắc, cần lấy yếu tố phục vụ việc giáo dục học sinh lên hàng đầu. Và khi đã trang bị rồi thì giáo viên phải sử dụng hiệu quả chứ không phải chỉ để trang trí. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý cách làm: nếu "cào bằng" mỗi phụ huynh phải đóng một số tiền nhất định để mua sắm trang thiết bị cho lớp thì những phụ huynh nghèo sẽ cảm thấy khó xử và vô tình ta lại làm khổ họ. Thêm nữa, trong một trường cũng không nên để sự cách biệt giữa các lớp quá lớn: trong khi lớp này quá xa hoa, lớp kia lại quá lạc hậu, cũ kỹ".

(Theo Hoàng Hương – Lưu Trang/ Tuổi Trẻ)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/102769/nhung-phong-hoc--nam-sao-.html

Sinh viên viết sai chính tả

Posted: 27 Dec 2012 01:57 AM PST

Gần 20 năm dạy tiếng Việt thực hành cho sinh viên, cô Nguyễn Lan Dung – hiện là nhân viên phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – đã "sưu tầm" những đơn thư, bài thi của sinh viên viết sai chính tả, ngữ nghĩa.

 


Nhiều ý kiến cho rằng việc đọc nhiều, viết nhiều sẽ nâng cao kỹ năng viết của sinh viên.

 

Sinh tại "Tiềng Giang"

 

 

Trong "bộ sưu tập" của cô Dung, có thể dẫn chứng những lỗi chính tả sinh viên mắc phải như: kho "tàn" văn học; một phụ nữ "sinh" đẹp; khuyên "răng" con người sống tốt hơn; gia đình có việc đột "suất" nên em phải về quê; "buột" phải dừng lại; "sửa chửa tính nhút nhác"; mạnh "dạng"; "vướn" mắc; không "sử" lý được; "bản" điểm; cố "gắn" hỗ trợ hết sức… Trong đó, một bạn viết nơi sinh của mình là "Tiềng Giang".

 

Cô Dung kể một sinh viên đến phòng đào tạo nhận bằng tốt nghiệp. Bạn bị mất thẻ sinh viên nên phải làm giấy cam đoan. Trong giấy này, bạn viết: "Tôi cam đoan sẽ chịu trách nhiệm gì? khi mất thẻ sinh viên". Bị sai đề thi, sinh viên viết đơn mong "bài thi của tôi được chấm đúng quy luật như những bài thi khác". Trong bài thi tiếng Việt thực hành, một sinh viên viết: "Tiếng Việt là loại chữ tượng vần, nghĩa là các vần của chữ cái a, ă, â… ghép lại rồi đánh vần tạo thành tiếng Việt". Bạn khác lại viết: "Dân tộc ta với bề dày hơn 3.000 năm dựng nước và giữ nước".

 

"Vào đầu năm học, tôi thường yêu cầu sinh viên viết về suy nghĩ, hoài bão của bản thân. Có em cứ ngồi trơ ra. Hỏi sao em không viết thì được trả lời em không biết viết thế nào" – cô Dung nói. Theo cô Dung, lỗi sinh viên thường mắc phải nhất khi viết là chính tả, không hiểu được nghĩa của từ, sai về dấu câu và "thích đâu chấm phẩy đấy". "Nhiều bạn không thể hiện được nội dung mình muốn đề cập và thiếu kỹ năng trình bày văn bản. Thậm chí có bạn viết lời cảm ơn trong luận văn tốt nghiệp mà câu không ra câu, nghĩa không ra nghĩa" – cô Dung nói thêm.

 

Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng – phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn hóa TP.HCM cho hay  nhiều đơn thư sinh viên gởi đến phòng không thể giải quyết vì không rõ về nội dung. Tương tự, thạc sĩ Nguyễn Quế Diệu (giảng viên Trường ĐH Nguyễn Huệ) cũng cho biết khi ông chấm bài thi của sinh viên, nhiều bạn viết cả đoạn dài mà không thấy chấm, phẩy, câu cú lủng củng. "Điều này gây ra khó khăn cho giảng viên khi chấm bài" – ông Diệu kết luận.

 

Chưa xem trọng

 

 

Nhiều ý kiến cho rằng việc sinh viên viết yếu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chưa xem trọng kỹ năng viết. "Bản thân sinh viên không nghĩ viết là quan trọng nên các bạn không đầu tư. Các bạn thường sai chính tả, nội dung viết không rành mạch khiến người đọc không hiểu hết ý các bạn đề cập" – thạc sĩ Nguyễn Duy Hai, giảng viên một trường ĐH, nhìn nhận.

 

Trong khi đó, PGS.TS ngôn ngữ học Nguyễn Công Đức – Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) – cho rằng sinh viên viết "yếu quá" là do các bạn ít đọc. Thế hệ trước viết ít sai là vì thường đọc, viết. "Có bài thi mình đọc xong chẳng hiểu gì cả – ông Đức nói – Các bạn ít đọc nên âm thế nào viết thế ấy. Bên cạnh đó, khóa luận tốt nghiệp, đồ án bán đầy trên mạng chỉ việc mua, tải về cũng thủ tiêu việc đọc – nghĩ của sinh viên. Hạn chế của đọc, viết ở sinh viên dẫn đến thui chột tư duy nên viết sai. Và cái sai khá rõ là thể hiện trên bề mặt chữ viết". Ông Đức cũng cho rằng trước đây đã có một số giải pháp được đưa ra đề nghị nhằm khắc phục hiện tượng viết sai chính tả trong giới sinh viên, song cho đến nay hình như thực trạng này còn trầm trọng hơn.

 

Ở một góc độ khác, thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng dẫn ra một số nguyên nhân khiến kỹ năng viết của sinh viên "bị mai một dần dần" như: khi đánh giá kết quả thi của sinh viên, có giảng viên hầu như chỉ chú ý chuyên môn mà bỏ qua chính tả, văn phong, cách diễn đạt… khiến sinh viên chưa chăm chút lắm cho bài viết của mình.  "Việc lạm dụng hình thức thi trắc nghiệm; một số giảng viên chỉ sử dụng máy chiếu (ứng dụng công nghệ thông tin) mà quên giảng bài bằng bảng, phấn truyền thống… cũng làm hạn chế các kỹ năng đọc, viết của sinh viên" – ông Tùng nhấn mạnh.

 

Còn PGS.TS Bùi Xuân Lâm – phó hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM – cho rằng sự phát triển của công nghệ, sự "sáng tạo" của người trẻ khi giao tiếp bằng ngôn ngữ viết qua công nghệ cũng góp thêm nguyên nhân vào vấn đề nêu trên… "Không phải ngẫu nhiên mà hiện nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên viết tay đơn xin việc chứ không theo mẫu. Do đó, bên cạnh việc xem lại, đẩy mạnh dạy tiếng Việt thực hành cho sinh viên tất cả các ngành cũng nên lồng ghép thêm vào chương trình học các kỹ năng soạn thảo văn bản, cách viết các loại đơn từ… cho sinh viên" – ông Lâm đề xuất.

 

Đơn vị tuyển dụng e dè

 

 

Một số đơn vị tuyển dụng cho rằng kỹ năng viết cũng là một trong những "rào cản lớn" khiến họ e dè khi tuyển nhân viên bởi tiếng Việt là cái gốc, yếu tiếng Việt sẽ khó tiếp cận được những kỹ năng khác cũng như khó học tốt ngoại ngữ.

 

 

Tại hội thảo lắng nghe ý kiến nhà tuyển dụng do khoa lịch sử Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức trong tháng 3-2012, một số đơn vị kêu "sinh viên không chỉ yếu tiếng Anh mà yếu cả… tiếng Việt". TS Phạm Hữu Công – phó giám đốc Bảo tàng lịch sử TP.HCM – dẫn chứng: "Nhiều em viết sai chính tả, sai ngữ pháp, sai ngữ nghĩa, không hiểu nghĩa của từ, không phân biệt được hai chữ "chức năng", "nhiệm vụ". Có em còn đưa ngôn ngữ chat vào văn bản".

 

Trong khi đó, bà Đinh Thị Hồng Vương, chủ tịch hội đồng quản trị một công ty về truyền thông, nơi từng tiếp nhận sinh viên mới tốt nghiệp nhận định: "Viết không đạt nhiều đến mức trở nên bình thường. Công ty tôi luôn gặp phải những "vấn nạn" về kỹ năng viết của nhân viên ở viết email, công văn, kế hoạch. Có bạn dùng ngôn ngữ nói trong văn viết, chưa biết bố cục một văn bản, kế hoạch. Các bạn giỏi chuyên môn nhưng lại kém kỹ năng này".

 

 

Theo Tuổi Trẻ

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/sinh-vien-viet-sai-chinh-ta-678561.htm

10 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2012

Posted: 27 Dec 2012 01:56 AM PST

1. Thông qua Luật Giáo dục Đại học


Toàn cảnh Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Giáo dục Đại học.

2. Giải thưởng Nhân tài Đất Việt có nhiều nét mới

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt do Hội Khuyến học Việt Nam khởi xướng từ năm 2005, đến năm 2012 đã bước vào năm thứ 8. Lĩnh vực xét giải ngày càng được mở rộng, từ lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), đến khoa học tự nhiên, nay là khoa học ứng dụng và y dược.

Năm 2012, lần đầu tiên ban tổ chức dành ra 2 giải thưởng đặc biệt cho các nhóm đăng ký dự thi Giải thưởng CNTT góp phần giải quyết các vấn đề xã hội đang được quan tâm (giáo dục, y tế, giao thông…) và Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo (dành cho các nhóm tác giả có độ tuổi dưới 20, sinh từ năm 1992 trở lên).


Vinh danh những Nhân tài Đất Việt

3. TW chưa thông qua Đề án về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Tại hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhất trí thông qua Nghị quyết “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Đối với Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Ban Chấp hành Trung ương cho rằng đây là vấn đề lớn, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, bàn bạc một cách thấu đáo, cẩn trọng, tạo sự thống nhất cao để ban hành nghị quyết vào một thời điểm thích hợp.


10 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2012

Trước thành tích này của đoàn học sinh Việt Nam, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: "Các em là những người mở đường cho Việt Nam chúng ta đến với một hoạt động khoa học, giáo dục có ý nghĩa tầm cỡ quốc tế".

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho biết, năm học tới, kì thi ISEF Việt Nam sẽ được tổ chức sớm hơn và Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu hình thức động viên, khuyến khích các em.

5. 100% học sinh dự thi Olympic quốc tế đều giành huy chương

Thống kê từ Bộ GD-ĐT cho hay, các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic quốc tế năm 2012 đã đem về tổng cộng 31 huy chương (HC). Điều đặc biệt, tất cả các HS dự thi đều có HC.

4 học sinh xuất sắc Việt Nam đoạt huy chương tại Olympic Hóa học quốc tế 2012

6. Lần đầu tiên đặc cách công nhận giáo sư

PGS. TSKH Phùng Hồ Hải (sinh năm 1970, phó viện trưởng Viện Toán học, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) là người đầu tiên được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đề nghị Thủ tướng Chính phủ đặc cách công nhận giáo sư khi đang tham gia giảng dạy trong nước. Đây cũng là giáo sư trẻ nhất trong kỳ xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2012.

Trao đổi với báo chí, GS.TSKH Trần Văn Nhung – tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước – cho biết: "Tuy còn thiếu một số tiêu chuẩn, nhưng đây là nhà toán học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của thế giới, được nhiều trường ĐH, viện nghiên cứu lớn trên thế giới mời đến giảng bài và làm việc. Phùng Hồ Hải cũng là người đã được bầu là viện sĩ trẻ của Viện hàn lâm Khoa học thế giới thứ ba".

TSKH Phùng Hồ Hải được đặc cách phong hàm GS trong đợt vừa qua.

7. Toàn ngành GD tập trung giải quyết lạm thu và chấm dứt dạy thêm, học thêm trái quy định

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục, thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã ban hành một số văn bản nhằm quản lý việc dạy thêm, học thêm và hoạt động thu, chi. Hưởng ứng quy định của Bộ GD-ĐT, ngay từ đầu năm học 2012 – 2013, nhiều tỉnh, thành đã chủ động triển khai các giải pháp chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm và thu, chi trái quy định. Năm 2012, các địa phương cũng quyết liệt hơn trong các biện pháp kiểm soát tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định.

Một trong những nhiệm vụ quan trong của ngành giáo dục trong năm học 2012-2013 là
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục trong năm học 2012-2013 là chấn chỉnh lạm thu và dạy thêm học thêm không đúng quy định.

8. Bộ GD-ĐT vào cuộc chấn chỉnh "loạn" liên thông liên kết

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, hiện nay việc tổ chức, quản lý đào tạo liên thông, liên kết tại một số đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng không đúng quy định và chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng. Trước tình trạng này, Bộ GD-ĐT đã ra văn bản chỉ đạo yêu cầu các trường ĐH, CĐ chấn chỉnh đào tạo liên thông liên kết. Theo đó, Bộ GD-ĐT các cơ sở giáo dục không tổ chức liên kết đào tạo liên thông để cấp bằng chính quy ngoài cơ sở đào tạo của trường.

9. Trường ngoài công lập "khủng hoảng" vì thiếu nguồn tuyển

Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012, Bộ GD-ĐT đưa ra những thay đổi trong quy chế tuyển sinh nhằm tạo điều kiện cho các trường nhưng thực tế thì ngược lại. Đánh giá những khó khăn của năm nay, GS. TS Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL) cho biết năm nay nhiều trường chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu, thậm chí nhiều trường chỉ tuyển được vài chục thí sinh. Có những trường đầu tư cơ sở vật chất tốt, đội ngũ khá mạnh và chỉ tiêu không nhiều nhưng vẫn tuyển không được. Còn PGS Trần Xuân Nhĩ - phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng nhiều trường không tuyển nổi sinh viên, đang đứng trước nguy cơ "tự chết" nếu không được Bộ GD-ĐT tiếp sức.

Trước tình hình này, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL đã tổ chức 2 buổi hội thảo với đại diện các trường NCL khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam nhằm nghiên cứu các giải pháp kiến nghị lên Bộ GD-ĐT.

Buổi hội thảo lấy ý kiến trường ngoài công lập về tuyển sinh.

Hàng trăm phụ huynh, học viên lo lắng, bức xúc khi trường đột ngột đóng cửa. (Ảnh: N.D)

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị rút giấy phép hoạt động của các cơ sở như: Công ty TNHH Nghiên cứu và Giáo dục Việt Nam (ERC Việt Nam), Viện Quản trị Tài chính (IFA), Công ty TNHH Đào tạo Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh Singapore (Sibme)…

Nhóm PV Giáo dục

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/10-su-kien-giao-duc-noi-bat-nam-2012-678541.htm

Giới trẻ sa ngã, trách nhiệm không của ai?

Posted: 27 Dec 2012 01:55 AM PST

- Giới trẻ ngày nay được đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu là một trong những nguyên nhân làm cho giới trẻ có lối sống sa đọa, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu.

 

Đằng sau lối sống buông thả đó, còn lí do nào sâu xa hơn, quan trọng hơn
dẫn đến sự xuống cấp hàng loạt về đạo đức của họ như thế? Do hiếu thắng, đua đòi hay chính sự nuông chiều, thiếu quan tâm của gia
đình và xã hội đã đẩy những con người trẻ trở nên lầm lạc?

Bài viết dưới đây là góc nhìn của học sinh Trần Hồng Hạnh (lớp 10C2 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu –Nghệ An). Ý kiến khác gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn.

 

Ảnh minh họa

Đốt tiền hủy hoại bản thân?

Ngày nay, trong thời buổi mà người ta đang phải bỏ cả một đống tiền ra để mua sức khoẻ, kéo dài mạng sống thì một bộ phận lớn giới trẻ đang bỏ tiền, hay nói đúng hơn là đốt tiền để tự huỷ hoại bản thân, huỷ hoại tính mạng người khác và cả xã hội.

Thỉnh thoảng, người ta bắt gặp trên đường hình ảnh những "phi đội bay" bịt mắt, thả phanh, gạt chân chống cà vỉa hè đến toé lửa.

Những cuộc "bão đêm" với phần thưởng được treo lên đến hàng chục triệu, và giới trẻ đặt vào đó tính mạng mình. Cao hơn tiền, đó chính là những danh hiệu "anh hùng" tự phong, sự tự hào trong mắt bạn bè.

Điều đáng buồn là nếu có xảy ra tai nạn, những vị "anh hùng" ấy phải chịu trận đã đành, nhưng người gánh trách nhiệm nặng hơn là gia đình, là bố mẹ, hay chính những nạn nhân mà họ đâm phải. Do hiếu thắng, đua đòi hay chính sự nuông chiều, thiếu quan tâm của gia đình và xã hội đã đẩy những con người trẻ trở nên lầm lạc?

Để chứng tỏ mình là dân chơi…

Không chỉ thể hiện mình bằng việc đua xe, dùng chất kích thích cũng được cho là một cách thức chứng tỏ mình đã trưởng thành, mình là dân chơi của các thanh niên trẻ.

Các bạn trẻ ngày nay quay sang dùng những món đồ độc hơn, rẻ hơn và an toàn hơn ẩn chứa dưới những cái tên dường như vô hại như đá, cỏ, nước biển, búa lưỡi. “Đá” thực chất là một loại ma tuý tổng hợp, dùng nhiều sẽ gây các tác hại xấu, làm người dùng trở nên hung hãn, gây ra hiện tượng ảo giác, làm những việc bình thường không dám làm như la hét, chạy xe một cách điên cuồng, mất tự chủ đối với bản thân mình. Nếu dùng nhiều sẽ gây nghiện nặng, khó bỏ.

Với túi tiền của học sinh, sinh viên, khó có thể chu cấp đủ cho thú vui của mình lâu dài, từ đó dể dàng nảy sinh ra các tệ nạn xã hội như trộm cướp, rủ rê người khác cùng tham gia hoặc thậm chí buôn bán tàng trữ để có tiền mua "đá".

Có rất nhiều con đường để đưa một học sinh ngoan ngoãn trở thành một con nghiện thuốc. Có thể do áp lực học hành, muốn tìm một thứ gì đó để giải trí. Có thể do chán nản trong yêu đương, do bản tính hiếu thắng ham vui, ham thể hiện hay do chính những áp lực trong gia đình mà giới trẻ hiện giờ đang phải gánh chịu.

Lỗ hổng từ gia đình?

Phần lớn bố mẹ khi biết được tình hình chính xác về con cái mình thì thường đã là quá muộn. Phản ứng của các bậc phụ huynh thường là ngạc nhiên tột độ, tiếp đến là nghi ngờ, rồi khi xác minh được sự thật họ sẽ ngay lập tức trút cơn giận của mình lên những "đứa con ngoan" mà không cần nghe một lời giải thích hay phân trần rồi trừng phạt con bằng nhiều cách như cấm túc, cắt tiền tiêu vặt, đánh đập chửi bới hay thậm chí là dọa đưa con vào trại cai nghiện.

Có bao giờ họ đã thử một lần suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân? Nếu phần lớn những vị phụ huynh trong trường hợp này thường không quan tâm đến con cái là nhiều, thì số nhỏ còn lại thường là do quá khắt khe với con mình. Họ kiểm soát những đứa trẻ đang trong tuổi ăn, tuổi lớn nhiều hết mức có thể, cấm tiệt mọi giao lưu với bên ngoài và lấp đầy những buổi không đến trường của con bằng những giờ học thêm triền miên với suy nghĩ "Không có việc gì quan trọng hơn việc học"! Có thể những việc làm đó sẽ không làm con bạn phí sức vào những cuộc hội hè vô bổ, nhưng chính trong cái "vỏ bọc" an toàn đó, mầm mống của những sự khủng hoảng trầm trọng tinh thần đang dần được hình thành.

Cần bao dung đúng mực

Ngày nay, người ta nhắc nhiều đến căn bệnh tự kỷ xuất hiện nhiều ở học sinh thành phố, nhất là khi áp lực học tập đang đè nặng lên vai học sinh hơn bao giờ hết.

Bức xúc, đau khổ, dồn nén mà không thể kể với bố mẹ, giới trẻ giải tỏa bằng cách tự làm đau mình. Mới đây, cư dân trên mạng được dịp xôn xao khi chứng kiến những bức ảnh chụp một nữ sinh tự rạch lên chân mình. Đập ngay vào mắt người xem là hình ảnh bắp chân, đùi và cả đầu gối của cô gái chi chít những vết rạch dọc ngang. Có những vết rất sâu và khô, có những vết thương mới còn đang rỉ máu.

Chưa ai rõ về nguồn gốc của bức ảnh nhưng nó đã thực sự là một hồi chuông cảnh báo cho xã hội về hiện tượng bất ổn trong tâm lý của một bộ phận thanh niên trẻ hiện nay. Họ chưa đủ nhận thức để hiểu rõ hậu quả của những việc mình đang làm, về những căn bệnh có thể mắc phải như nhiễm trùng, uốn ván hoặc nguy hiểm hơn cả là sự mất máu dẫn đến tử vong.

Đó đã không còn đơn giản chỉ là thước đo của sự "dũng cảm", "anh hùng" hay thậm chí là một trào lưu rạch tay xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội, nó đã trở thành một căn bệnh – tâm bệnh hủy hoại dần dần trong tâm hồn những mần non tương lai đất nước.

Cần biết bao sự quan tâm, hỗ trợ và thấu hiểu dành cho họ từ phía gia đình, thầy cô, bạn bè!

  • Trần Hồng Hạnh (Lớp 10C2 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu –Nghệ An)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/102520/gioi-tre-sa-nga--trach-nhiem-khong-cua-ai-.html

Ngăn chặn tình trạng HS, SV đánh nhau trong dịp lễ, Tết

Posted: 27 Dec 2012 01:55 AM PST

Bộ GD-ĐT cho hay, thời gian gần đây, tiếp tục xảy ra một số vụ việc học sinh, sinh viên (HS, SV) đánh nhau hội đồng, đánh nhau dùng hung khí trong trường học, có trường hợp nghiêm trọng dẫn đến chết người.

Chính vì thế cần phải tăng cường các biện pháp phối hợp với cơ quan công an, chính quyền, đoàn thể tại địa phương và gia đình HS, SV nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh, sinh viên đánh nhau ở trong và ngoài trường học, ký túc xá, đặc biệt là các vụ việc HS dùng hung khí đánh nhau, học sinh đánh nhau hội đồng, quay phim, đưa lên mạng internet.

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong HS,SV. Tăng cường công tác phối hợp quản lý, không để HS, SV tham gia tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng. Bên cạnh đó, tổ chức tốt công tác trực ban, bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trường học và sẵn sàng phối hợp xử lý khi có vụ việc xảy ra liên quan đến nhà trường.

Ngoài ra cần quán triệt, thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về việc cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và sử dụng pháo nổ. Giáo dục, tuyên truyền mạnh mẽ trong HS, SV về việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ, phối hợp ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp HS, SV vi phạm.

Phối hợp, tổ chức để HS, SV được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh; tổ chức thăm hỏi, động viên, chúc tết gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công, các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ nơi biên giới, hải đảo; có hình thức hỗ trợ, động viên cán bộ, nhà giáo, HS, SV không có điều kiện về quê đón tết cùng gia đình.

S.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/ngan-chan-tinh-trang-hs-sv-danh-nhau-trong-dip-le-tet-678545.htm

Vết thương khó lành…

Posted: 27 Dec 2012 01:55 AM PST

Câu chuyện về cô bé học sinh lớp hai tên T., ở Trường TH Trung Lập Thượng huyện Củ
Chi, TPHCM

bị nghi lấy cắp tiền của cô giáo
và bị tra hỏi, bị công an đưa về trụ sở để "hỏi
cung" khiến những ai có con đang đi học hoặc trong độ tuổi tiểu học đều cảm thấy nhói
lòng, phẫn nộ.


Nghi mất tiền, trường giao HS lớp 2 cho công an

Trường tiểu học Trung Lập Thượng – nơi xảy ra sự việc – Ảnh: Tuổi trẻ


Ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, bỗng dưng em bị cô giáo nghi oan, bị hiệu
trưởng, thầy tổng phụ trách đội tra hỏi một cách thiếu sư phạm, thiếu sẻ chia khiến
em phải nhận là mình đã lấy tiền.

Theo lời khai của em T. giấu tiền chỗ này chỗ kia, mọi người đi tìm nhưng không
thấy. Cuối cùng, sự thật lên tiếng là khoản tiền lớn hơn 1 triệu đồng vẫn nằm nguyên
trong giỏ của cô giáo. Xâu chuỗi lại tình tiết, diễn biến của câu chuyện này, chúng
ta thấy có quá nhiều điều phải bàn trong môi trường sư phạm hiện nay.

Em T. là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xuất thân từ gia đình nghèo khó,
ba mẹ ly dị nên em và anh trai phải ở với bà ngoại. Thật xót xa cho em-một cô bé nhỏ
nhoi, đơn độc bị dồn thúc, bị bao vây bởi những ánh mắt nghi ngờ, "buộc tội" ăn cắp
tiền dù bản thân em không hề phạm lỗi. Là những người làm nghề sư phạm, lẽ ra từ cô
giáo, người phụ trách đội đến ban giám hiệu phải hiểu T. và biết cách khơi gợi xem em
có lấy tiền thật không thì họ lại thờ ơ, xử lý tình huống một cách vô cảm.

Điều đáng nói ở đây là thầy giáo Tổng phụ trách đội, kiêm công tác tư vấn học
đường lại là người chủ động đề nghị báo cáo công an can thiệp. Vì xem em là tội phạm
nên họ sẵn sàng giao học sinh còn nhỏ tuổi cho công an "hỏi cung" và ngụy biện là chỉ
"hù dọa" thôi. Khi sự việc vỡ lở thì cô hiệu trưởng lại biện minh là mình chỉ giao
cho một thầy giáo làm việc với công an chứ không biết chuyện học sinh của mình bị
công an dẫn giải về đồn. Ngược lại, phía công an xã lại nói rằng khi đưa em T. về trụ
sở, họ đã xin phép nhà trường (!?). Sự thiếu trách nhiệm còn thể hiện ở chỗ nhà
trường không cử người đi giám hộ hoặc kêu người thân của em đi kèm đến công an theo
quy định của luật pháp. Chỉ có người anh trai học lớp 5 cùng trường bị lôi vào cuộc
và phải bỏ học, ngơ ngác theo em đến chốn công quyền.

Câu chuyện buồn khép lại sau lời xin lỗi của cô giáo và Ban giám hiệu Trường TH
Trung Lập Thượng rút kinh nghiệm sâu sắc. Thế nhưng, vết thương lòng từ cách hành xử
thiếu sư phạm, không tâm lý, thiếu tình người của nhà trường là một vết rạn khó lành.
Nếu đâu đó trong không gian, môi trường học đường, vẫn còn nhiều băng rôn, khẩu hiệu
"vì đàn em thân yêu, vì môi trường thân thiện, không bạo lực…" treo một cách lạnh
lùng, hình thức, thì ở đó học sinh vẫn cô độc, lẻ loi và không được bảo vệ đúng
nghĩa.

Sở GD-ĐT TPHCM vừa triển khai công tác tư vấn học đường cho tất cả các trường học
trên địa bàn TPHCM từ TH đến THPT và nêu rõ đây là công tác quan trọng, đòi hỏi giáo
viên chuyên trách hay phụ trách phải thấu hiểu, chia sẻ với học sinh mọi điều. Chủ
trương đã có nhưng tại cơ sở giáo dục, câu hỏi đến bao giờ học sinh ở TP thực sự được
người lớn quan tâm, lắng nghe, sẻ chia những điều các em muốn nói vẫn còn khiếm
khuyết, thiếu lời giải.

(Theo Khánh Hà/SGGP)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/102713/vet-thuong-kho-lanh-.html

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận yếu kém trong giáo dục phổ thông

Posted: 27 Dec 2012 01:54 AM PST

Việc giải trình  này liên quan đến các chính sách liên quan đến việc phổ cập mầm non 5 tuổi, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên mầm non, những bất cập và giải pháp gỡ rối cho giáo dục phổ thông.

Thừa nhận những yếu kém trong giáo dục phổ thông

Bà Lê Thị Tám (đại biểu tỉnh Nghệ An), ông Nguyễn Trung Thu (đại biểu tỉnh Long An), ông Huỳnh Thành Đạt (đại biểu TP.HCM) nhận xét một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục còn nhiều bất cập là do chương trình – sách giáo khoa (SGK) hiện hành nặng tính hàn lâm, chuyên sâu, xa rời thực tiễn, chủ yếu phục vụ thi cử khiến giáo viên và học sinh gặp khó khăn. Tính liên thông của chương trình yếu, chưa phân luồng, hướng nghiệp có hiệu quả đối với học sinh cuối cấp. Ông Nguyễn Đắc Vinh (đại biểu tỉnh Đắk Nông) cho rằng giáo dục phổ thông hiện nay bị "lệch". Người dạy và người học chỉ tập trung vào một số môn chính để thi cử, không quan tâm giáo dục toàn diện, đặc biệt không quan tâm đúng mức đến giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ.


Giáo dục phổ thông còn nhiều bất cập (Ảnh minh họa, nguồn internet)

Người đứng đầu ngành GD-ĐT thừa nhận thực trạng mà các đại biểu phản ảnh và cho biết thêm: Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chưa được xây dựng như một chỉnh thể xuyên suốt từ tiểu học đến THPT, từ chương trình cấp học đến chương trình từng môn học; không có một tổng chủ biên chương trình – SGK từ lớp 1 đến lớp 12. Việc thực hiện chương trình – SGK ở các địa phương nặng tính hành chính (giám sát theo phân phối chương trình, không theo chuẩn kiến thức, kỹ năng). Chương trình chưa thật sự chú trọng đến tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Hình thức phân ban kết hợp tự chọn ở cấp THPT chưa thật sự đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người học…

"Chương trình giáo dục phổ thông mới không ăn nhập với chương trình đào tạo ở các trường sư phạm cũng như việc đào tạo bổ sung với đội ngũ giáo viên đang làm nghề. Điều này khiến giáo viên ngại thay đổi, không thực hiện hiệu quả tinh thần đổi mới" – ông Luận nhấn mạnh. Đồng thời ông cũng thừa nhận "chất lượng giáo dục đại trà còn thấp, kiến thức cơ bản về xã hội, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống, khả năng tự học, tự sáng tạo của một bộ phận học sinh còn kém". Ông Luận cho biết sẽ rút kinh nghiệm từ bất cập hiện nay, kinh nghiệm của thế giới để xây dựng chương trình – SGK sau năm 2015.

Tuy nhiên trước câu hỏi của ông Đào Trọng Thi – chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội – về quan điểm của bộ trưởng Bộ GD-ĐT với chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK, ông Phạm Vũ Luận không trả lời cụ thể. "Làm giáo dục cần làm trong bình lặng, tránh những tranh cãi ầm ĩ không cần thiết. Bộ GD-ĐT xác định đây là vấn đề nghiêm túc, hệ trọng và rất khó khăn. Hiện nay Bộ GD-ĐT vẫn đang nghiên cứu hướng đi này, khi nào chín muồi mới báo cáo ủy ban" – ông Luận nói.

Tách kết quả thi tốt nghiệp THPT với kiểm soát chất lượng giáo dục

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Minh Diệu (tỉnh Quảng Bình) về biện pháp giải quyết những bất cập trong kiểm tra, đánh giá ở bậc phổ thông, ông Phạm Vũ Luận cho biết "sẽ tách tỉ lệ tốt nghiệp THPT với việc kiểm soát chất lượng giáo dục phổ thông" để tránh gây áp lực cho các địa phương dẫn đến việc tổ chức thi cử gian lận, đối phó. "Chúng tôi đang tiến hành đánh giá chất lượng giáo dục theo chuẩn Pisa của châu Âu (là chương trình đánh giá học sinh quốc tế do các quốc gia công nghiệp và một số quốc gia khác tiến hành ba năm một lần – PV). Dự kiến năm 2013 sẽ công bố công khai kết quả đánh giá này làm cơ sở điều chỉnh chính sách và tạo động lực cho các địa phương triển khai các giải pháp nâng chất lượng giáo dục" – ông Luận cho biết.

Liên quan đến việc này, ông Luận cũng cho biết sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, Bộ GD-ĐT đã tiến hành họp kín với 63 tỉnh, thành. Tại cuộc họp này nhiều sở GD-ĐT khẳng định đã làm nghiêm túc, nhưng có sở thừa nhận sai sót trong coi thi, chấm thi. Bộ GD-ĐT cũng tổ chức chấm thẩm định trên 10.000 bài thi của 17 tỉnh, thành có dấu hiệu bất thường ở kết quả thi tốt nghiệp. Từ kết quả chấm thẩm định, Bộ GD-ĐT phân tích rõ nơi nào có sai sót và thông báo cho từng địa phương.

"Năm nay chúng tôi chỉ gửi thông báo mật cho các địa phương nhưng năm 2013 chúng tôi sẽ công khai kết quả kiểm tra để xã hội cùng biết"- ông Luận hứa.

Bà Tòng Thị Phóng – phó chủ tịch Quốc hội – khẳng định "sẽ thành lập ủy ban giám sát nội dung thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục mầm non và chất lượng giáo dục phổ thông" trong thời gian tới

 

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bo-truong-Pham-Vu-Luan-thua-nhan-yeu-kem-trong-giao-duc-pho-thong/263109.gd

Tư vấn tâm lý trường học: Chủ yếu do giáo viên kiêm nhiệm

Posted: 27 Dec 2012 01:54 AM PST

108 giáo viên (GV) tư vấn chuyên trách trong năm học này tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số trường học ở TPHCM nhưng đã tăng rất nhanh vì năm học trước con số này mới chỉ 29.

Ở trường học còn ít giáo viên tư vấn tâm lý chuyên trách. 

Điển hình như Q.8, có 16/31 trường học ở bậc tiểu học và THCS có GV tư vấn nhưng không có lấy một GV tư vấn chuyên trách mà tất cả đều cho GV được phân công kiêm nhiệm.

 

Sở GD-ĐT TPHCM chỉ ra nguyên nhân lực lượng GV tư vấn chuyên trách ở trường học còn thấp chủ yếu do lượng GV tâm lý giáo dục tốt nghiệp và công tác trên địa bàn thành phố còn ít; chế độ lương bổng và làm việc chưa thu hút được lực lượng chuyên môn.

TPHCM đã có quyết định ban hành tạm thời về tổ chức hoạt động công tác tư vấn trường học. Theo đó, GV tư vấn được hưởng lương, chế độ và chính sách theo ngạch GV theo quy định hiện hành. Mỗi GV tư vấn lên lịch để làm việc tại phòng tư vấn 4 buổi/tuần, mỗi buổi 3 tiết.

TS Đinh Phương Duy (Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý TPHCM) cho hay chuyên viên tư vấn tâm lý học đường ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc hỗ trợ và can thiệp đến các vấn đề của học sinh trong đời sống tâm lý, hành vi ứng xử, trong quan hệ hàng ngày để các em có hướng giải quyết khúc mắc một cách tốt hơn.

Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ còn thiếu tính chuyên nghiệp trong các hoạt động tư vấn do chưa được đào tạo đầy đủ mà thường phải tự mày mò hoặc chỉ tham gia những khóa huấn luyện ngắn ngày mang tính tạm thời.

"Vấn đề khó khăn của học sinh ngày càng phức tạp, do đó chỉ những chuyên viên được đào tạo, được trang bị những kiến thức, kỹ năng tham vấn cơ bản và chuyên nghiệp mới có thể giúp đỡ các em hiệu quả", ông Duy nhấn mạnh.

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tu-van-tam-ly-truong-hoc-chu-yeu-do-giao-vien-kiem-nhiem-678470.htm

Trường ĐH bắt đầu công bố chỉ tiêu dự kiến năm 2013

Posted: 27 Dec 2012 01:54 AM PST

(GDTĐ)-Các trường ĐH bắt đầu công bố các chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến cho mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013, theo đó, nhiều trường giữ nguyên chỉ tiêu như năm 2012, một số trường công bố tăng chỉ tiêu với lượng tăng không đáng kể.

Thí sinh thi tuyển sinh ĐH 2012. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh thi tuyển sinh ĐH 2012. Ảnh: gdtd.vn

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dự kiến 3.850 chỉ tiêu ĐH và 150 chỉ tiêu CĐ năm 2013. Theo đó, với bậc ĐH, nhóm ngành Công nghệ thông tin tuyển 350 chỉ tiêu; nhóm ngành Điện – Điện tử: 660; nhóm ngành Cơ khí – Cơ điện tử: 500; kỹ thuật Dệt  May: 70; nhóm ngành CN Hoá – Thực phẩm – Sinh học: 450; nhóm ngành Xây dựng: 520; Kiến trúc: 50; nhóm ngành Kỹ thuật Địa chất: 150; Kỹ thuật trắc địa – bản đồ: 90;  nhóm ngành Vật lý Kỹ thuật – Cơ Kỹ  thuật: 150. Khối thi: A, A1.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh ĐH năm 2013 là 5.200. Trong đó, nhóm ngành Cơ khí – Cơ điện tử – Nhiệt lạnh: 1.250 chỉ tiêu; nhóm ngành Điện – Điện tử – CNTT – Toán tin: 2.200; nhóm ngành Hóa – Sinh – Thực phẩm – Môi trường: 850; nhóm ngành Vật liệu – Dệt may – Sư phạm kỹ thuật: 280; nhóm ngành Vật lý kỹ thuật – Kỹ thuật hạt nhân: 120; nhóm ngành Kinh tế – Quản lý: 340; ngành Ngôn ngữ Anh: 160 chỉ tiêu.

Trường ĐH Cần Thơ dự kiến năm 2013 tuyển 8.000 chỉ tiêu ĐH và 200 chỉ tiêu CĐ. Trường tuyển các khối: A, A1, B, C, D, D1, D3, T trên phạm vi tuyển sinh trong cả nước.

Chỉ tiêu dự kiến cụ thể cho các ngành như sau: Giáo dục Tiểu học: 60; Giáo dục Công  dân: 80; Giáo dục Thể chất: 80; Sư phạm Toán học: 120;  Sư phạm Vật lý: 180; Sư phạm Hóa học: 60; Sư phạm Sinh học:120; Sư phạm Ngữ văn: 60; Sư phạm Lịch sử: 60; Sư phạm Địa lý: 60; Sư phạm Tiếng Anh: 80; Sư phạm Tiếng Pháp: 60; Việt Nam học :80; Ngôn ngữ Anh: 160; Ngôn ngữ Pháp: 60; Văn học: 80; Kinh tế: 80; Thông tin học: 60; Quản trị kinh doanh: 120; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: 80; Marketing: 80; Kinh doanh quốc tế: 100; Kinh doanh thương mại: 80; Tài chính – Ngân hàng: 200; Kế toán: 90; Kiểm toán: 90; Luật: 300; Sinh học: 120; Công nghệ sinh học: 160; Hóa học: 160;  Khoa học môi trường: 140;  Khoa học đất: 60; Toán ứng dụng: 80; Khoa học máy tính: 80; Truyền thông và mạng máy tính: 80; Kỹ thuật phần mềm: 80; Hệ thống thông tin: 80; Công nghệ thông tin: 160; Công nghệ kỹ thuật hóa học: 80; Quản lý công nghiệp: 80; Kỹ thuật cơ khí: 240; Kỹ thuật cơ – điện tử: 80; Kỹ thuật điện, điện tử: 90; Kỹ thuật điện tử, truyền thông: 80; Kỹ thuật máy tính: 80; Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: 80; Kỹ thuật môi trường: 80; Công nghệ thực phẩm: 120; Công nghệ chế biến thủy sản: 80; Kỹ thuật công trình xây dựng: 240; Chăn nuôi: 160; Nông học: 120; Khoa học cây trồng: 270; Bảo vệ thực vật: 120; Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan: 60; Kinh tế nông nghiệp: 180; Phát triển nông thôn: 80; Lâm sinh: 60; Nuôi trồng thủy sản: 160; Bệnh học thủy sản: 80; Quản lý nguồn lợi thủy sản: 60; Thú y: 180; Quản lý tài nguyên và môi trường: 80; Kinh tế tài nguyên thiên nhiên: 80; Quản lý đất đai: 120. Ngoài ra, trường đào tạo ĐH tại khu Hòa An,  tỉnh Hậu Giang: 580 chỉ tiêu; CĐ CNTT: 200 chỉ tiêu.

Học viện Ngân hàng dự kiến tuyển Tài chính Ngân hàng: 1.200 chỉ tiêu; Kế toán: 500; Quản trị kinh doanh: 250; Hệ thống thông tin quản lý: 150; Ngôn ngữ Anh: 200; Chương trình cử nhân chất lượng cao liên kết ĐH City University of Seattle – Hoa Kỳ (CityU) chuyên ngành Quản trị Tài chính: 100; Chương trình cử nhân chuyên ngành TCNH và quản lý tài chính KD liên kết với đại học Sunderland (Anh): 1601200 chỉ tiêu ĐH và 700 chỉ tiêu CĐ. Học viện Ngân hàng cũng dự kiến sẽ tổ chức khối thi A1 cho các ngành đào tạo trình độ ĐH như  tài chính – ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý và các ngành đào tạo CĐ. Năm 2013 cũng là năm đầu học viện tính điểm tiếng Anh nhân hệ số 2 đối với ngành Ngôn ngữ Anh.

Năm 2013, ĐH Công nghiệp TP.HCM dự kiến tuyển 10.500 chỉ tiêu, trong đó 5500 chỉ tiêu ĐH và 5000 chỉ tiêu CĐ. Trường ĐH Trà Vinh dự kiến tổng 4700 chỉ tiêu, trong đó 3400 chỉ tiêu ĐH và 1300 chỉ tiêu CĐ.

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến chỉ tiêu cho năm 2013 là 1000, trong đó ngành Y đa khoa: 800 và ngành Điều dưỡng: 200 chỉ tiêu. Trường chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu tại TP.HCM.

Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM tuyển sinh trong cả nước với chỉ tiêu dự kiến năm 2013 là 3200, với 1500 chỉ tiêu ĐH và 1700 chỉ tiêu các ngành CĐ.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM 2013 dự kiến tuyển 3.800 chỉ tiêu, trong đó hệ sư phạm có 2.100, cử nhân ngoài sư phạm 1.300 và 400 chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ. Hệ sư phạm, chỉ tiêu cụ thể từng ngành như sau: SP toán học: 150; SP vật lý: 150; SP tin học: 120; SP hóa học: 130; SP sinh học: 100; SP ngữ văn: 150; SP lịch sử: 130; SP địa lý: 130; Giáo dục chính trị: 100; Quản lý giáo dục: 80; GD quốc phòng – an ninh: 120; SP tiếng Anh: 120; SP song ngữ Nga – Anh: 40; SP tiếng Pháp: 60; SP tiếng Trung Quốc: 40; Giáo dục tiểu học: 150; Giáo dục mầm non: 150; Giáo dục thể chất: 140; Giáo dục đặc biệt: 40.

Chỉ tiêu cụ thể hệ cử nhân ngoài sư phạm như sau: Ngôn ngữ Anh: 120; Ngôn ngữ Nga – Anh: 60; Ngôn ngữ Pháp: 60; Ngôn ngữ Trung Quốc: 120; Ngôn ngữ Nhật Bản: 120; Công nghệ thông tin: 150; Vật lý học: 120; Hóa học: 120; Văn học: 120; Việt Nam học: 80; Quốc tế học: 110; Tâm lý học: 120. Đào tạo giáo viên cho địa phương (đào tạo theo địa chỉ): 400.

Học viện hàng không Việt Nam dự kiến 720 chỉ tiêu trong kỳ tuyển sinh 2013, trong đó có 600 chỉ tiêu ĐH và 120 chỉ tiêu CĐ. Cụ thể, bậc ĐH, ngành Quản trị kinh doanh : 450; Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông: 90; Kỹ thuật hàng không (chuyên ngành: quản lý hoạt động bay): 60. Các ngành đào tạo cao đẳng, ngành Quản trị kinh doanh: 90; Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông (chuyên ngành: công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông hàng không): 30.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM dự kiến 400 chỉ tiêu; trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM dự kiến 2700 chỉ tiêu, tương đương năm 2012; Trường ĐH Luật TP.HCM dự kiến 1500 chỉ tiêu năm 2013; Trường ĐH Tài chính marketing: 4.000 chỉ tiêu cho 11 ngành đào tạo bậc ĐH; Trường ĐH Nông lâm TP.HCM: 5550 chỉ tiêu, trong đó 4.440 chỉ tiêu ĐH và 500 chỉ tiêu CĐ; 360 chỉ tiêu phân hiệu ĐH Nông lân TPHCM tại Gia Lai; 250 chỉ tiêu phân hiệu ĐH Nông lân TPHCM tại Ninh Thuận.

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201212/Truong-DH-bat-dau-cong-bo-chi-tieu-du-kien-nam-2013-1965873/

Comments