Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chương trình kém vì thiếu ‘tổng chủ biên’

Posted: 26 Dec 2012 02:28 AM PST

- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận như vậy tại phiên giải trình trước Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng việc thực hiện chính sách, pháp luật về GDMN và bảo đảm chất lượng GDPT sáng 25/12.



Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận (Ảnh: Văn Chung)

Bất cập chương trình và SGK

Trước những ý kiến cử tri phản ánh chương trình nặng tính hàn lâm, thiếu thực tiễn
- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận nhìn nhận, nội dung chương trình, SGK hiện nay chưa
được xây dựng như một chỉnh thể xuyên suốt từ tiểu học đến THPT, không có "tổng chủ
biên" chương trình, SGK các môn học từ lớp 1 đến lớp 12…

Trong một số SGK còn có những thuật ngữ tương đối trừu tượng, có những nội dung còn
ôm đồm, nặng nề với phần đông học sinh. Có những sự kiện, số liệu thiếu nhất quán
giữa các lớp trong cùng một môn học và giữa một số môn học. Bên cạnh đó, dung lượng
một số bài chưa phù hợp với thời lượng dạy học.

“Tình trạng học sinh "ngồi nhầm lớp" vẫn còn tồn tại. Sự khác biệt về kết quả
học tập của học sinh giữa các vùng miền còn lớn. Việc phân luồng, hướng nghiệp cho
học sinh sau THCS và THPT còn kém hiệu quả, tỷ lệ học sinh vào các trường dạy nghề
còn thấp…”
- lời Bộ trưởng.

Đến nay, việc đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông của các trường, các huyện,
tỉnh, thành là dựa vào chỉ số tỷ lệ tốt nghiệp THPT.

Theo ông, do có bệnh chạy theo thành tích dẫn đến nhiều trường có tỷ lệ tốt nghiệp
100%. Chính vì vậy, Bộ đã có chủ trương tách kết quả thi tốt nghiệp với việc đánh giá
chất lượng dạy và học.

“Cho nên, trước kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Bộ đã họp kín với 63 tỉnh thành
phố quán triệt cần làm trung thực, nghiêm túc. Trước kết quả nhiều địa phương tăng
đột biến, Bộ đã cho chấm lại 10.000 bài thi và gửi kết quả cho các địa phương…”

- Bộ trưởng quả quyết nâng chất lượng giáo dục.

Sẽ có nhiều bộ SGK

Đó là câu trả lời của người đứng đầu ngành giáo dục khi Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa,
Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi đặt câu hỏi: “Luật Giáo dục quy
định cả nước dùng chung một bộ SGK. Nhưng gần đây rộ lên ý kiến về một chương trình,
nhiều bộ sách. Quan điểm của Bộ?”.

Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, hai năm qua, Bộ GD- ĐT đã nghiên cứu về khả năng có
nhiều bộ SGK. Bộ cũng đã nhận được nhiều góp ý nhưng đây là việc làm hệ trọng và Bộ
vẫn đang lắng nghe và chủ động nghiên cứu. Tuy nhiên, phương án cụ thể sẽ được trình
bày trong đề án.

“Đề cập tới chương trình SGK phổ thông, nhiều cử tri phản ánh chương
trình nặng tính hàn lâm, thiếu thực tiễn và chủ yếu phục vụ thi cử. Cử tri cho rằng
nguyên nhân là đội ngũ viết sách quá già. Thực tế có đúng như vậy?” – một nữ đại biểu
chất vấn.

Bộ trưởng khẳng định, không có chuyện SGK do đội ngũ viết sách lớn tuổi đảm trách
mà có đầy đủ cả thầy giáo già, thầy giáo trẻ cũng như những người làm ở cơ quan
nghiên cứu… Tuy nhiên, từ góc độ cá nhân, Bộ trưởng Luận nhận thấy, do phương pháp
pháp học và thi chưa thay đổi nên SGK chủ yếu truyền thụ kiến thức để học sinh nhắc
lại. Vì thế, sách mang tính hàn lâm, thiếu thực tiễn.

Thí sinh trong kì thi tốt nghiệp THPT 2012 (Ảnh: Văn Chung)

Hướng đến dạy học tích hợp

ĐB tỉnh Ninh Thuận lo lắng chương trình dạy học tích hợp đặt ra gần đây sẽ gây quá
tải, khó khăn cho cả cô và trò?

Theo Bộ trưởng: "Vấn đề dạy học tích hợp là xu thế chung của thế giới mà chung
phải theo, nhưng có sự chọn lọc. Tuy nhiên việc thay đổi giữa chương trình cũ và mới,
chuyện đào tạo giáo viên còn chưa ăn nhập dẫn tới giáo viên lung túng, ngại thay đổi.
Giữa các chương trình chưa có "tổng chỉ huy chung",…

Chương trình, SGK sau 2015 theo Bộ trưởng sẽ tích hợp nhiều hơn, giảm hàn lâm, đưa
những gì gần gũi với cuộc sống dạy cho học sinh. Cách thi và đánh giá cũng sẽ phải
thay đổi. Ví dụ năm 2012 đề thi môn Văn không còn học thuộc lòng, thi những vấn đề
gần suy nghĩ, tâm tư, cuộc sống các cháu. Việc thi ĐH sẽ không khuyến khích chuyện
học thuộc, phải nhớ chi tiết sự kiện.

Bộ trưởng cũng cho biết: Bộ GD-ĐT đang xây dựng chương trình đánh giá chất lượng
giáo dục của các nước tiên tiến, theo quy trình nghiêm ngặt của tổ chức quốc tế. Khả
năng đến năm 2013 sẽ công bố chương trình này.

“Việc đổi mới sách giáo khoa phải đảm bảo yêu cầu đồng bộ, thống nhất từ trung
ương đến địa phương cũng như các cấp, bậc học. Tuy nhiên, việc đổi mới phải không
được nóng vội; phải đảm bảo tính kế thừa và tiếp thu những kinh nghiệm của các nền
giáo dục phát triển…”
– Bộ trưởng nhấn mạnh.

  • Văn Chung – Nguyễn Hiền


Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/102578/chuong-trinh-kem-vi-thieu--tong-chu-bien-.html

Nhiều yêu cầu khắt khe hơn khi học liên thông

Posted: 26 Dec 2012 02:28 AM PST

Thi chung với hệ chính quy

Một yêu cầu quan trọng được quy định tại thông tư là việc tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy thì thí sinh phải có đủ thời gian tích lũy kinh nghiệm, nếu không sẽ phải thi 3 môn văn hóa trong kỳ thi ĐH, CĐ chính quy như thí sinh mới tốt nghiệp trung học phổ thông. Cụ thể, quy chế quy định:

Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi 3 môn gồm: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). Cơ sở giáo dục ĐH tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển.

Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ GD-ĐT tổ chức hằng năm.


Tới đây, người học phải đáp ứng rất nhiều điều kiện nếu muốn học liên thông

Đối với việc tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức vừa làm vừa học được quy định: Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi 3 môn: Một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). Cơ sở giáo dục ĐH tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển; người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hình thức vừa làm vừa học.

Bằng cấp của người dự thi phải đạt yêu cầu

 

 

 

Một trong những quy định mới của thông tư là yêu cầu khắt khe hơn đối với đối tượng dự thi liên thông. Người dự thi đào tạo liên thông phải có một trong các văn bằng sau: Bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, CĐ của các trường đã có báo cáo tự đánh giá và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ GD-ĐT quy định; bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, CĐ nghề của các trường đã có báo cáo tự đánh giá và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội quy định.

Quy chế cũng yêu cầu: Bằng tốt nghiệp của các trường nước ngoài, trường nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ GD-ĐT hoặc Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội;  người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, CĐ nghề phải là người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa trung học phổ thông đạt yêu cầu theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Để nâng cao chất lượng đào tạo của hệ liên thông, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu: Đào tạo liên thông chính quy phải tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục ĐH được phép đào tạo liên thông để thực hiện chương trình đào tạo. Sinh viên hệ liên thông chính quy học chung, thi hết môn và thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ luận văn tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp cùng với sinh viên hệ chính quy. Như vậy các trường sẽ không được phép liên kết đào tạo để cấp bằng chính quy như thời gian trước đây.

Bộ GD-ĐT cũng quy định: Đối với đào tạo liên thông hình thức vừa làm vừa học được thực hiện theo Quy chế đào tạo ĐH, CĐ hình thức vừa làm vừa học. Người học liên thông theo hình thức chính quy được cấp bằng tốt nghiệp chính quy; người học liên thông hình thức vừa làm vừa học được cấp bằng tốt nghiệp vừa làm vừa học.

Siết chặt quản lý

Theo quy định mới thì thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH quyết định đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ CĐ hoặc từ trình độ CĐ lên trình độ ĐH. Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề lên trình độ đại học, từ trình độ trung cấp nghề lên trình độ CĐ, từ trình độ CĐ nghề lên trình độ ĐH thì phải do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định.

Để kiểm soát chỉ tiêu hệ liên thông, quy chế mới quy định: Chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy nằm trong chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học nằm trong chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học của cơ sở giáo dục ĐH. Chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy hằng năm của cơ sở giáo dục ĐH. Ngoài ra, cơ sở giáo dục ĐH phải công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, ngành đào tạo, hình thức đào tạo liên thông trong thông báo tuyển sinh.

Bộ GD-ĐT cũng quy định: Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7.2.2013. Đối với các khóa tuyển sinh đào tạo liên thông trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, cơ sở giáo dục ĐH thực hiện đào tạo liên thông theo quy định cũ. Bộ GD-ĐT yêu cầu: Các cơ sở giáo dục ĐH rà soát đảm bảo các điều kiện tổ chức đào tạo liên thông quy định tại thông tư mới và báo cáo Bộ GD-ĐT trước ngày 30.6.2013.

 

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nhieu-yeu-cau-khat-khe-hon-khi-hoc-lien-thong/263209.gd

Những ‘cú hích’ của giáo dục 2012

Posted: 26 Dec 2012 02:27 AM PST

Dù vẫn còn 
thách thức
đặt ra với ngành giáo dục trong những năm tới, song không thể phủ nhận
những nỗ lực trong việc tham mưu và ban hành nhiều quyết sách được lòng dân của Bộ
GD-ĐT trong năm 2012.


Hội nghị Trung ương Đảng ra nghị quyết về đổi mới giáo dục

Sáng 17/8, tại trụ sở Bộ GD-ĐT, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi làm việc với lãnh đạo, cán bộ chủ chốt Bộ về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.


 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Bộ GD-ĐT. Ảnh: Minh Thăng


Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, Bộ
trưởng Phạm Vũ Luận cũng thẳng thắn cho rằng, chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập
quốc tế; quản lý nhà nước về giáo dục tuy đã có những đổi mới về tư duy và hành động
nhưng vẫn bất cập, kém hiệu quả; một số vấn đề bức xúc kéo dài trong dư luận vẫn chưa
được khắc phục, giải quyết triệt để; tiến độ soạn thảo văn bản vẫn còn chậm, chất
lượng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu quản lý trong bối cảnh thực tiễn đang có nhiều
thay đổi nhanh chóng.

Bộ GD-ĐT đang tích cực hoàn thiện dự thảo
Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế". Dự thảo Đề án đã khẳng định 5 thành
tựu, 7 bất cập, yếu kém của giáo dục đào tạo Việt Nam; xác định nguyên nhân khách
quan, chủ quan, nhất là đối với những khuyết điểm, hạn chế của giáo dục đào tạo…

Tổng Bí thư đề nghị, trước mắt cần tập trung tạo chuyển biến mạnh mẽ trong một số
lĩnh vực, quan tâm hơn nữa việc dạy đạo đức làm người… Bên cạnh đó, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng
quản lý; phân cấp quản lý là đúng, nhưng không được buông lỏng kiểm tra, giám sát,
đồng thời phải quan tâm giải quyết tốt những vấn đề bức xúc trong giáo dục, đào tạo.

Tổng bí thư cũng lưu ý ngành GD-ĐT phải giải quyết cho được những bức xúc hiện nay
như bạo lực học đường, bệnh bằng giả, thành tích ảo…

Phụ cấp thâm niên cho nhà giáo


 

Ảnh: Người Lao động


Theo Nghị định 54 của Chính phủ, từ ngày 1/5/2011, giáo viên trong
biên chế, đang giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục, dạy nghề công
lập dạy đủ 5 năm được hưởng phụ cấp thâm niên (PCTN)
5% và cứ mỗi năm tiếp theo được cộng thêm 1%. Thông tư liên tịch 68
hướng dẫn thực hiện cấp thâm niên có hiệu lực từ ngày 20/2/2012.

Số liệu của Bộ GD-ĐT cho thấy với chế độ PCTN, bình quân mỗi GV có
thêm gần 500.000 đồng/tháng. Vì thế, đây là khoản thu nhập khá lớn đối
với GV, nhất là những nhà giáo đã giảng dạy lâu năm.

Ước tính, theo quy định, có hơn 1 triệu giáo viên được nhận chế độ PCTN.

Ban hành Quy định dạy thêm, học thêm

Thông tư số 17/2012 về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 16/5.

Không thể phủ nhận Thông tư 17 là một dấu hiệu đáng mừng, thể hiện sự
quan tâm của Bộ tới vấn đề nhức nhối đã tồn tại từ rất lâu nay, tuy
nhiên mức độ khả thi trong việc thực hiện các quy định vẫn còn ý kiến
trái chiều.

Ảnh: Lao động

Theo Thông tư số 17, giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm (DT-HT) ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với HS mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó. Giáo viên không được dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa; tổ chức, cá nhân tổ chức DT-HT phải đăng ký và xin phép cơ quan có thẩm quyền. Không được dạy thêm đối với HS đã được nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày; không dạy thêm đối với HS tiểu học…

Quy định đã

nhận được hưởng ứng
của nhiều địa phương.

Việt Nam trở lại top 10 Olympic Toán quốc tế

Năm 2012 Việt Nam đứng thứ 9 trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế  (IMO) sau một năm xếp hạng thấp nhất (thứ 31) trong tất cả những lần tham dự.

Đoàn Olympic Toán Việt Nam

Thống kê từ Bộ GD-ĐT, các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic quốc tế 100% học sinh dự thi Olympic đều giành huy chương (HC). Trong đó, có 31 HC gồm 5 HC vàng, 15 HC bạc và 11 HC
đồng.
Theo đánh giá của B, thành tích của các đội tuyển quốc gia
dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2012 có sự tiến bộ vượt bậc so với
các năm trước.

  • Nguyễn Thảo (Tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/102645/nhung--cu-hich--cua-giao-duc-2012.html

Comments