Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nỗi niềm của giáo sư trẻ nhất Việt Nam

Posted: 24 Dec 2012 08:50 PM PST

– "Điểm mới của công tác xét duyệt năm nay có tác dụng động viên cao đối với các nhà khoa học, giảng viên trẻ tuổi có nguyện vọng được cống hiến cho đất nước. Tôi biết, có nhiều nhà nhà khoa học, giảng viên rất xuất sắc và trẻ hơn tôi nhiều, nếu được tạo điều kiện, chắc chắn họ sẽ có nhiều đóng góp có giá trị cho khoa học Việt Nam"- GS Phùng Hồ Hải tâm sự.




Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức
danh GS cho GS Phùng Hồ Hải

2012 là năm đầu tiên Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước xét đặc cách các chức danh GS-PGS,GS cho những người đang làm việc trong nước.

PGS Phùng Hồng Hải (sinh năm 1970): Phó Tổng Thư ký Hội Toán học Việt Nam, Phó tổng biên tập tạp chí Acta Math Vietnamica, Phó viện trưởng Viện Toán học (từ tháng 7/2012) là người trẻ nhất Việt Nam được xét đặc cách chức danh GS.

Tại buổi lễ trao giấy chứng nhận chức danh GS-PGS sáng 24/12 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, GS Hải tâm sự mình phải cố gắng hơn nữa trong nghiên cứu khoa học.

GS Hải chia sẻ: "Tôi cảm nhận được sức nặng của sự tin tưởng đó trên vai. Ở vị trí GS, tôi hiểu trách nhiệm của mình không chỉ thực hiện những nghiên cứu khoa học cho riêng bản thân mà còn ở việc hỗ trợ lớp trẻ, đào tạo kế cận, bổ sung cho cộng đồng Toán học Việt Nam…".

Trong "ngày đặc biệt của cuộc đời làm khoa học", GS Hải cho hay: Việc xét duyệt năm nay có tác dụng động viên cao đối với các nhà khoa học, giảng viên trẻ tuổi có nguyện vọng được cống hiến cho đất nước.

GS Hải cho rằng: "Có nhiều nhà nhà khoa học, giảng viên rất xuất sắc và trẻ hơn tôi nhiều, nếu được tạo điều kiện, chắc chắn họ sẽ có nhiều đóng góp có giá trị cho khoa học Việt Nam".

Bản thân vị GS trẻ mong nhận được sự quan tâm hơn nữa của nhà nước, sự quan tâm cần được thể hiện qua việc xây dựng một cơ chế quản lý, cơ chế tài chính phù hợp với hoạt động NCKH, hoạt động giảng dạy và đào tạo.

Theo GS: "Các nhà khoa học luôn mong muốn một cơ chế quản lý gọn nhẹ, công khai nhằm tạo ra những cạnh tranh lành mạnh, tránh đầu tư không hiệu quả, thất thoát. Như thế, các nhà giáo, các nhà khoa học tâm huyết mới có cơ hội có những đóng góp thực sự cho đất nước".

GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước cho biết: "Tuy có thể làm việc và sống ở nước ngoài với chế độ đãi ngộ, lương bổng cao, nhưng PGS Phùng Hồ Hải vẫn quyết tâm làm việc và sống tại Việt Nam. Vì vậy, dù chưa đủ một số tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư nhưng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, các nhà khoa học vẫn đánh giá rất cao".

Tiếp bước bố mẹ, GS Hải với nhiều đóng góp cho ngành toán học nước nhà đã trở thành GS trẻ nhất của VN. Bố ông là GS.TS.Phùng Hồ, nhà Vật lý, nguyên là CBGD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Mẹ GS là PGS.TSKH.Kiều Thị Xin, nguyên là CBGD Khoa Khí tượng – Thủy văn và Hải dương học Trường ĐHKHTN (ĐHQGHN).

Theo GS.TSKH Trần Văn Nhung: hiện nay, cả nước có khoảng 30 gia đình, bố hoặc mẹ cùng với con cùng là GS, vợ cùng với chồng đều là GS.

Giờ đây, GS Phùng Hồ Hải đã hợp tác chặt chẽ với GS.Ngô Bảo Châu (Giải thưởng Fields cao quý nhất trong Toán học năm 2010) và GS.Lê Tuấn Hoa (Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam) trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển Viện Toán học cao cấp và hoạt động của Hội Toán học VN, Hội toán học Asean và Hội Toán học thế giới.

Thành tích tiêu biểu của GS Phùng Hồng Hải

GS Phùng Hồ Hải có
nhiều công trình được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế danh tiếng
trên thế giới, có thành tích khoa học xuất sắc. Ông được mời làm việc
tại các Viện Nghiên cứu Toán – Lý lớn như: Trung tâm Vật lý lý thuyết
quốc tế ở Trieste (Italia), Viện Max Planck về toán ở Bonn (Đức), Viện
Nghiên cứu các khoa học về toán tại Berkeley (Mỹ).

Ông Hải từng được
nhận giải thưởng Baedeker dành cho luận án tiến sĩ khoa học xuất sắc
nhất của Đức năm 2005, Giải thưởng Von Kaven của Quỹ DFG (Đức) năm 2006,
Học bổng Heisenberg các năm 2005-2010, được Viện Hàn lâm khoa học thế
giới thứ ba (TWAS) bầu làm Viện sĩ trẻ, đại diện cho khu vực Đông Á,
Đông Nam Á và Thái Bình Dương nhiệm kỳ 2009-2013.

PGS Hải từng giảng
dạy một số năm tại ĐH Essen (Đức), nhưng chủ yếu dành thời gian giảng
dạy tại Viện Toán học và nhiều trường đại học khác tại Việt Nam. Ông là
Phó Tổng Thư ký Hội Toán học Việt Nam, Phó tổng biên tập tạp chí Acta
Math Vietnamica, Phó viện trưởng Viện Toán học (từ tháng 7/2012).

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/102396/noi-niem-cua-giao-su-tre-nhat-viet-nam.html

Xưng “tôi” gọi “anh/chị”: Thầy e dè, trò “ngượng miệng”

Posted: 24 Dec 2012 08:49 PM PST

SV "ngượng miệng" xưng "tôi"

Nguyễn Thanh Nh., sinh viên (SV) Trường ĐH Ngân hàng TPHCM cho biết do từng đi thực tập ở công ty từ năm thứ nhất, thứ hai nên Nh. nhận thấy cách xưng hô theo ngôi thứ nhất rất thuận lợi và tạo cho mình sự tin khi trao đổi. Nhưng khi Nh. áp dụng cách xưng hô này ở giảng đường với giảng viên thì kết quả trái ngược với mong muốn.

Sinh viên còn

Nh. kể: "Khi tôi xưng "tôi" với giảng viên hơn 50 tuổi trong tiết học, các bạn trong lớp đều sững sờ rồi im phăng phắc như thể tôi đang gây ra gì vậy. Giảng viên cũng "sựng" lại trong chốc lát, cảm giác không hài lòng nên không khí trong lớp rất nặng nề. Sau lần đó thấy không ổn nên tôi dùng lại cách gọi thầy xưng em".

Theo Nh., cách xưng hô này tuy "trôi miệng" nhưng thể hiện sự bị động trong việc tiếp nhận kiến thức của SV, hạn chế sự tương tác nên việc học ở giảng đường vẫn nặng kiểu thầy nói gì trò biết nấy như bậc phổ thông.

Một SV trường ĐH Mở TPHCM cho biết, cậu từng bị bạn bè đánh giá là "tự tin một cách quá trớn" khi xưng "tôi" với giảng viên. "Cũng vì cách xưng hô đó, tôi thấy mình cách biệt và không thân thiện với thầy cô so với các SV khác", cậu SV này cho hay.

Không ít SV bày tỏ, chủ yếu chỉ với môn tiếng Anh, họ sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất để trao đổi với giáo viên. Còn hầu hết ở các môn học khác, SV vẫn xưng "em" thầy, việc xưng "tôi" với thầy cô là rất hiếm. Họ mang nặng tâm lý người nghe (mà ở đây là giảng viên) sẽ khó chịu và phản cảm với cách xưng hô quá ngang hàng của học trò.

Ngay cả trong thuyết trình được khuyến khích xưng "tôi" thì nhiều SV vẫn… "em" vì họ rất ngại phải mở miệng xưng "tôi", không riêng gì với thầy mà với cả những người lớn tuổi.

"Khi đi làm dù biết rằng mình nên xưng "tôi" để thể hiện bản thân mình nhưng em vẫn không làm nổi vì… ngượng miệng. Cách xưng em tuy nhẹ nhàng nhưng không phù hợp trong môi trường chuyên nghiệp và tương tác cao", Nguyễn Thùy Anh, cựu SV Trường ĐH KHXHNV TPHCM cho hay.

Thầy dạn, trò lại ngại

Khuyến khích xưng "tôi" với thầy cô, Trường ĐH Hoa Sen đã tổ chức nhiều buổi tọa đàm về xưng hô trong trường học để tiếp thêm sự tự tin trong giao tiếp cho SV. Thậm chí, trường này không sử dụng bục giảng trong lớp học để thu hẹp khoảng cách và tạo sự bình đẳng, dân chủ giữa chủ thể dạy và học.

TS Bùi Trân Phượng – hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen cho hay, cách xưng hô ở trường ĐH hiện nay vẫn thể hiện một quyền lực hay nhiều quyền lực đan xen lẫn nhau lẫn nhau của người dạy.

"Tôi luôn ủng hộ cách xưng hô ở trường ĐH phải có tôn ti, trên dưới nhưng không đè bẹp sức bật của SV. Theo tôi SV nên xưng "tôi" với thầy cô để khẳng định mình trong việc trao đổi kiến thức", bà Phượng nói.

Sinh viên còn

Theo bà Phượng, một rào cản hiện nay trong việc giáo dục kiến thức và nhân cách cho SV ở bậc ĐH là liệu người thầy đã thật sự xem như SV như một đối tượng trưởng thành và thật sự tôn trọng những quyền trưởng thành của SV chưa? Cụ thể trong cách xưng hô, thầy cô đã thật sự chấp nhận với việc xưng "tôi" của SV.

Thực tế, không ít giảng viên "khó chịu" và không bằng lòng khi thấy SV "xưng" tôi với mình chủ yếu do cách xưng hô truyền thống "thầy - em" từ lâu mà họ trải qua, họ khó chấp nhận được cách gọi “ngang hàng” của SV đối với mình.

"Cách xưng hô "em" với người lớn tuổi hơn của chúng ta có từ lâu đời, trong mọi mối quan hệ như là một nét văn hóa. Nên tôi nghĩ việc việc trò xưng “tôi” với thầy rất khó khăn cho cho cả học trò và giảng viên", một giảng viên Trường ĐH Ngân hàng TPHCM bày tỏ.

Tuy nhiên, không ít giảng viên mạnh dạn xưng "tôi" và gọi SV là "anh/chị" khi lên lớp để thể hiện sự bình đẳng thầy trò lại gặp cản trở từ chính học trò.

Thầy Võ Văn Dân (Trường CĐ Sư phạm Bình Phước) cho hay trong giao tiếp với SV, thầy đều xưng "tôi" và gọi "anh/chị". Thời gian đầu nhiều SV phản ứng không dám nhận vì… "thầy làm vậy bọn em tổn thọ". Có SV còn cho rằng thầy khó tính, khó gần hoặc đang hạch sách SV. Chỉ khi thầy giải thích cho SV hiểu lợi ích của việc xưng hô như vậy, SV mới bớt… ngại.

 "Cách xưng hô thầy – em phổ biến trong trường học ở Việt Nam thể hiện người thầy có trách nhiệm về tri thức, về nhân cách của học trò. Sự hiểm ngầm về mối quan hệ ấy của người Việt sản sinh ra những cụm từ "thầy nào trò ấy, thầy sao trò vậy". Tuy nhiên ở bậc ĐH, sinh viên là chủ thể nghiên cứu nên cách dùng đại từ các bạn hay anh/chị sẽ làm cho thầy và trò gần gũi hơn, phát huy được tính chủ động của người học, dễ dàng tiếp cận kiến thức khoa học.

 

Nhưng có lẽ chúng ta nên linh hoạt chứ không nên quá cứng nhắc trong xưng hô vì ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú. Trong giờ dạy có thể gọi học trò là "anh/chị" nhưng khi thầy trò trao đổi trực tiếp có thể xưng em để thân thiện hơn" – ThS Lê Hoàng Giang (Trường ĐH Sư phạm TPHCM).

 

"Chúng ta bàn nhiều đến cách xưng hô ở trường ĐH và ai cũng thấy mặt lợi của việc sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất góp phần thể hiện sự dân chủ, tự tin ở trường ĐH. Tuy nhiên hiện nay thầy và trò đều ngại xưng "tôi" là do sức "đè" văn hóa, hai bên chưa vượt qua được. Trò sợ mình gọi như vậy là hỗn, là thiếu tôn trọng thầy còn người thầy cũng sợ mình khác người, sợ SV nghĩ không hay về mình. Theo tôi phải có sự đồng thuận giữa hai bên, giữa các trường để giảng viên và SV hiểu rằng cách xưng hôi "tôi" "anh/chị" là hoàn toàn bình thường" - Ông Võ Văn Dân (Trường CĐ Sư phạm Bình Phước.

 

“Cách xưng hô quá nhiều phân cấp văn hóa của Việt Nam đôi khi trở thành rào cản cho môi trường chuyên nghiệp, hợp tác trong công việc như hiện nay. Khoan đã nói đến SV, ngay nhiều bạn đi làm để thể hiện khả năng của mình mà phải đặt nặng vấn đề "gọi" như thế nào cho phù hợp. Theo tôi, cả bên nghe và bên nói phải thật sư cởi mở với nhau và chấp nhận cách gọi "anh – tôi", kể cả cách biệt tuổi tác. Ở trường ĐH, SV cần phải được làm quen với cách xưng hô "thầy – tôi" để khi đi làm các bạn tự tin hơn" - Phó giám đốc một ngân hàng ở TPHCM. 

 

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/xung-toi-goi-anhchi-thay-e-de-tro-nguong-mieng-677654.htm

Xếp hạng cao nhờ ‘văn hóa’ giáo dục

Posted: 24 Dec 2012 08:49 PM PST

Theo bảng xếp hạng toàn cầu được công bố bởi công ty giáo dục Pearson, hệ thống giáo dục Anh hiện đứng thứ 6 trong số các nước phát triển.


Các bậc phụ huynh Hàn Quốc đang cầu khấn cho con cái đạt kết quả cao trong kỳ thi

Vị trí đầu tiên và thứ hai lần lượt thuộc về Phần Lan và Hàn Quốc.

Bảng xếp hạng này được đưa ra dựa trên những dữ liệu và kiểm tra quốc tế như tỷ lệ tốt nghiệp từ năm 2006 tới năm 2010.

Ông Michael Barber – cố vấn trưởng giáo dục của Pearson cho rằng những quốc gia thành công là những quốc gia mang lại cho giáo viên một địa vị cao cũng như có "văn hóa" giáo dục.

Những so sánh mang tầm quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đang trở nên ngày càng quan trọng và bảng xếp hạng mới nhất này được dựa trên một loạt kết quả kiểm tra trên toàn cầu cộng với các tiêu chuẩn đánh giá một hệ thống giáo dục, ví dụ như có bao nhiêu sinh viên đại học.

Bảng nhận xét tổng hợp này đánh giá Anh cao hơn so với kết quả từ các bài kiểm tra Pisa của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế).

Cạnh tranh toàn cầu

Hai siêu cường quốc về giáo dục là Phần Lan và Hàn Quốc dẫu đầu, tiếp sau đó là 3 hệ thống giáo dục xuất sắc khác là Hồng Kông, Nhật Bản và Singapore.

Vương quốc Anh – được xem là hệ thống giáo dục duy nhất – giành vị trí đầu bảng trong nhóm trên trung bình gồm có Hà Lan, New Zealand, Canada và Ireland.

Nhóm xếp hạng trung bình là Mỹ, Đức và Pháp.

Xếp cuối bảng là Mexico, Brazil và Indonesia.

Vị trí xếp hạng được rút ra dựa trên những bài kiểm tra được tiến hành 3-4 năm/ lần ở các lĩnh vực như Toán, Khoa học và Đọc, do đó hiện lên một bức tranh tụt hậu trong vài năm.

Tuy nhiên, mục đích là để cung cấp một cái nhìn đa chiều hơn về những thành quả của giáo dục và tạo ra một ngân hàng dữ liệu sẽ được cập nhật trong một dự án mà Pearson gọi là Learning Curve.

Nhìn vào những hệ thống giáo dục đã thành công, nghiên cứu này kết luận rằng ngân sách cho giáo dục là quan trọng, nhưng vẫn không quan trọng bằng văn hóa – một yếu tố hỗ trợ cho việc học tập.

Nghiên cứu cũng nói rằng chi tiêu giáo dục dễ hơn phương pháp giáo dục, nhưng những tác động từ thái độ của xã hội tới giáo dục có thể tạo ra khác biệt lớn.

Thành công của các quốc gia châu Á trong bảng xếp hạng này cho thấy sự kỳ vọng của các bậc phụ huynh có liên quan tới thành tích của con trẻ. Điều này có thể tiếp tục là một nhân tố khi các gia đình di cư sang quốc gia khác – báo cáo kèm theo bảng xếp hạng cho hay.

Nhìn vào 2 quốc gia đầu bảng là Phần Lan và Hàn Quốc, báo cáo nói rằng có nhiều khác biệt lớn, nhưng yếu tố cốt lõi là niềm tin xã hội và "mục tiêu đạo đức cơ bản" của nền giáo dục đó.

Chất lượng giáo viên

Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên chất lượng cao và sự cần thiết của việc tìm ra cách thu hút một đội ngũ tốt nhất. Điều này có thể là vấn đề địa vị, sự tôn trọng cũng như mức lương.

Xếp hạng này cũng cho thấy không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa việc trả lương cao và việc đạt thành tích cao.

Nghiên cứu cũng nói rằng có những hậu quả kinh tế trực tiếp của hệ thống giáo dục yếu kém và hệ thống giáo dục tốt, đặc biệt là trong một nền kinh tế toàn cầu hóa và dựa trên kỹ năng.

Dữ liệu "quan trọng"

Tỷ lệ trường tự chủ cao cũng là một đặc tính của nhiều hệ thống giáo dục xếp hạng cao, dẫn đầu là Trung Quốc, Hà Lan, Anh và Hồng Kông.

Tuy nhiên, Phần Lan – hệ thống giáo dục thành công nhất lại có tỷ lệ trường tự chủ tương đối thấp.

Ông Michael Barber – cựu cố vấn của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair nói rằng việc thu thập những thông tin này là "sự bắt đầu của một thứ gì đó quan trọng". Nó cung cấp một nguồn tin thực tế cho các nhà hoạch định chính sách muốn học hỏi từ các quốc gia khác.

Về thành tích của giáo dục Anh, ông cho rằng nó đúng với nhận xét: các tiêu chuẩn giáo dục đã tăng lên vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, sau đó chững lại.

Phát ngôn viên giáo dục của Đảng Lao động Stephen Twigg cho biết phát hiện này phản ánh những thành tựu của Chính phủ trước đó.

"Báo cáo này cho thấy sau 13 năm đầu tư và cải cách của Đảng Lao động, các trường học của Anh đã nằm trong số những trường tốt nhất thế giới".

Ông cũng cho rằng những phát hiện này không phải là bằng chứng cho thấy sự hỗ trợ của Chính phủ hiện tại với các trường học miễn phí.

Một phát ngôn viên của Bộ Giáo dục Anh nói: "Chúng tôi đang điều chỉnh những tiêu chuẩn theo bảng xếp hạng bằng cách đưa những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhất vào giảng dạy, phát triển một chương trình đẳng cấp thế giới và lập lại trật tự lớp học của chúng tôi".

Phát ngôn viên này cũng cho biết Bộ Giáo dục Anh đang tiếp tục thúc đẩy những chương trình trường học miễn phí và sẽ giới thiệu một hệ thống kiểm tra mới nghiêm ngặt hơn.

  • Nguyễn Thảo (Theo BBC)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/102402/xep-hang-cao-nho--van-hoa--giao-duc.html

Cháy trường học, thiêu rụi 1200 sổ học bạ

Posted: 24 Dec 2012 04:14 PM PST

- Đám cháy bao trùm Trường THPT Lấp Vò 1, (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) thiêu rụi hàng ngàn sổ học bạ học sinh và nhiều tài sản có giá trị khác.

Hiện trường vụ cháy trường học – (Ảnh: Chấn Phong)

Vụ cháy xảy ra khoảng 0h ngày 23/12, ngọn lửa bốc cháy tại dãy phòng hành chính của Trường THPT Lấp Vò 1, gồm 3 phòng học và nhiều phòng khác bị thiêu rụi.

Phải đến 2 giờ sáng ngày 24/12, ngọn lửa mới được khống chế.

Đám cháy đã thiêu rụi hầu hết hồ sơ của hơn 100 cán bộ, giáo viên; hơn 1.200 sổ học bạ học sinh. Một số thiết bị máy móc khác cũng bị thiệt hại như: 27 máy vi tính, 3 máy photocopy và nhiều tài sản khác.

Hiệu Trưởng trường THPT Lấp Vò 1 – ông Đặng Đức Dũng cho biết, vụ cháy đã gây thiệt hại tài sản lớn đối với nhà trường. Một số tài liệu quan trọng của nhà trường bị cháy. Tuy nhiên, học bạ của học sinh và điểm thi đang được lưu giữ ở một máy tính khác.

Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng gần 1 tỷ đồng. Vụ cháy đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

  • Chấn Phong – Quốc Huy

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/102404/chay-truong-hoc--thieu-rui-1200-so-hoc-ba.html

Hàng chục bà giáo già kêu cứu

Posted: 24 Dec 2012 04:13 PM PST

Hơn 3 năm qua, họ đã gõ cửa nhiều cơ quan chức năng từ huyện đến thành phố và vẫn đang chờ đợi câu trả lời thỏa đáng.

 

Bài 1: Văn bản bị "bỏ quên", giáo viên chịu thiệt

Có thâm niên công tác nhưng khi nghỉ hưu, các giáo viên lại gần như trắng tay, có người phải đi làm thuê, làm mướn để kiếm sống qua ngày.

Nghỉ hưu, nhưng chỉ được hưởng trợ cấp BHXH một lần

Công cuộc ”gõ cửa” các cơ quan chức năng của các bà giáo về hưu nhưng không được hưởng chế độ hưu trí bắt đầu từ năm 2009. Bản danh sách "kêu cứu" gồm 23 GVMN đứng tên có chung hoàn cảnh: Thâm niên trong nghề từ 28 – 40 năm vẫn không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Trong đó có những người đã nghỉ hưu, nhưng không đành lòng nhận "khoản trợ cấp một lần"; có người ngấp nghé đến tuổi về nghỉ mà vẫn không thể đủ thời gian tham gia BHXH.

Cô giáo Nguyễn Thị Thêu - nguyên giáo viên Trường Mầm non Quang Minh B – kể: "Tôi bắt đầu công tác trong nghề từ năm 1977. Khi tôi nghỉ hưu vào tháng 4.2011 thời gian tham gia BHXH mới được 9 năm, chưa đủ điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí. Tôi về hưu chỉ được hưởng chế độ trợ cấp một lần, thẻ BHYT cũng bị thu lại luôn. Đến nay tôi vẫn chưa nhận khoản trợ cấp này".

Chưa đến tuổi nghỉ hưu, nhưng cô giáo Nguyễn Thị Hợi – giáo viên Trường Mầm non Chi Đông – cũng ở vào tình trạng tương tự như cô giáo Thêu. Cô Hợi dạy học từ năm 1982, thời điểm đó lương GVMN nhận được là 40kg thóc/tháng. Đến nay, cô Hợi có thâm niên 31 năm công tác, nhưng khi về hưu vào năm 2014 cô cũng mới tham gia BHXH được hơn 12 năm, vẫn chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí.

Không chỉ giáo viên, cả hiệu trưởng, hiệu phó các trường có thâm niên công tác gần 40 năm cũng có chung hoàn cảnh. Cô Ngô Thị Minh – nguyên Hiệu trưởng Trường Mầm non Quang Minh A – cho hay: "Từ năm 2002, chúng tôi bắt đầu tham gia BHXH, nhưng sắp đến tuổi nghỉ hưu nên không đủ thời gian để được hưởng chế độ hưu trí. Sau này tôi mới biết cơ quan chức năng đã có hướng dẫn tháo gỡ khó khăn này cho các giáo viên, nhưng chúng tôi chưa được thực hiện theo chế độ hướng dẫn đó".

 


Hàng chục bà giáo già kêu cứu

Vì đâu nên nỗi?

Các bà giáo ở huyện Mê Linh có cớ để cho rằng mình đã bị bỏ quên chế độ.

Năm 2004, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và Thứ trưởng Bộ GDĐT ký công văn liên tịch số 2150/GDĐT-BHXH gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ. Thời điểm này, huyện Mê Linh vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

 

Đây là công văn đề nghị các địa phương thực hiện chính sách BHXH và BHYT theo những nội dung cụ thể đã được Chính phủ quy định và các bộ chức năng hướng dẫn; trong đó nêu: "Những NLĐ đã có thời gian làm việc liên tục tại các cơ sở mầm non từ trước hoặc sau khi Chính phủ ban hành NĐ số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 mà chưa tham gia đóng BHXH thì có thể đóng BHXH cho thời gian từ tháng 1.1995 đến khi đã tham gia đóng BHXH. Mức đóng bằng 15% mức tiền lương tính trên mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm thu, nộp".

Ngoài hướng dẫn thực hiện chế độ cho NLĐ trong các cơ sở mầm non đã được Chính phủ quy định, công văn còn nhấn mạnh đến đối tượng cần quan tâm "đặc biệt là đối với những đối tượng GVMN có nhiều năm công tác…". Vậy nhưng, vẫn có những giáo viên cống hiến lâu năm trong nghề nhưng vẫn bị bỏ quên.

Cô Ngô Thị Minh cho rằng, chiếu theo hướng dẫn trên thì những giáo viên có thâm niên và tham gia đóng BHXH từ năm 2002 sẽ được đóng lùi lại cho thời gian tính từ tháng 1/1995. Thực hiện đúng như vậy, đến khi nghỉ hưu các cô sẽ có đủ 15 năm được tham gia BHXH và chỉ thiếu 5 năm theo điều kiện như hiện nay để được hưởng chế độ hưu trí.

Tuy nhiên, ở thời điểm đó, những hướng dẫn trong công văn chưa được thực hiện ở địa bàn huyện Mê Linh. Không được đóng BHXH lùi lại từ tháng 1.1995, các GVMN tiếp tục bị thiệt thòi khi không được thực hiện quyền lợi theo Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg về quy định hỗ trợ một phần kinh phí đóng BHXH tự nguyện đối với GVMN có thời gian công tác từ trước 1995, nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Vì thế, nhiều GVMN cống hiến hơn 30 năm trong nghề ở Mê Linh về nghỉ gần như trắng tay, có người phải đi làm thuê, làm mướn để kiếm sống qua ngày.

 

 

Lao Động

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hang-chuc-ba-giao-gia-keu-cuu-677586.htm

Hội thảo Khung trình độ năng lực tiếng Anh trong hệ thống GD quốc dân

Posted: 24 Dec 2012 04:13 PM PST

(GDTĐ) – Sáng nay (24/12), Hội thảo Khung trình độ năng lực tiếng Anh trong hệ thống GD quốc dân tham chiếu khung chuẩn năng lực ngoại ngữ của Châu Âu đã diễn ra tại Trường ĐHSP Hà Nội. Đến dự có Ông Nguyễn Ngọc Hùng, trưởng bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 cùng đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia, giảng viên tham gia Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020.

Quang cảnh hội thảo (Ảnh Tuấn Anh)
Quang cảnh hội thảo (Ảnh Tuấn Anh)

Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 nhằm mục tiêu: Đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa. Biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong hai năm từ 2010-2012, Đề án đã đạt được những thành tích đáng kể về công tác đổi mới chương trình dạy tiếng Anh ở các bậc phổ thông, rà soát năng lực tiếng Anh của GV tiếng Anh tại các trường phổ thông và tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh và các phương pháp dạy học phù hợp lứa tuổi HS phổ thông.

Trong chỉ đạo khai mạc hội thảo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã nhấn mạnh: "Đổi mới chương trình và đổi mới việc dạy và học mà không đổi mới việc kiểm tra đánh giá, chúng ta sẽ không có căn cứ khoa học và chính xác để đánh giá sự đổi mới thật sự của "đầu ra" của những đổi mới đó…

Một trong những đổi mới sẽ được đưa vào thực hiện trong năm 2013 đó là việc tổ chức thi đánh giá năng lực dưới sự chủ trì điều hành của trung tâm ngân hàng câu hỏi thi của Đề án NNQG 2020 theo Khung trình độ năng lực tiếng Anh 6 bậc được ban hành."

Tại hội thảo các báo cáo viên đại diện cho các cán bộ giảng viên đã được đào tạo báo cáo trình bày những nội dung cơ bản bao gồm: chuẩn năng lực tiếng Anh cho 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo 6 bậc kèm theo những định dạng cho các đề thi, ma trận đề thi, khung năng lực chuẩn kiến thức và kỹ năng nói tiếng Anh…

Để đánh giá được năng lực thực sự của SV và các thí sinh khác cần có những đề thi đạt chuẩn. Với yêu cầu đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động trong nước và sự hội nhập quốc tế cùng với những cạnh tranh ngay trên thị trường "sân nhà", nếu chúng ta không có được những kỳ thi với những đề thi đánh giá năng lực thực sự khách quan, đảm bảo tương thích với khung năng lực châu Âu, chúng ta sẽ không thay đổi được việc dạy và học ngoại ngữ đang diễn ra hàng ngày tại các trường phổ thông và các trường CĐ, ĐH và các trung tâm giáo dục chuyên nghiệp. Với những gì mà các báo cáo viên nhiệt tình chia sẻ hy vọng trong thời gian tới Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 tiếp tục phát huy được những kết quả tích cực trong việc dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam.

Minh Châu

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201212/Hoi-thao-Khung-trinh-do-nang-luc-tieng-Anh-trong-he-thong-GD-quoc-dan-1965823/

Đổi mới kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ

Posted: 24 Dec 2012 04:12 PM PST

Không tuyển được vì nhiều chỉ tiêu

Năm 2012, Bộ quy định các trường được phép tự xác định chỉ tiêu căn cứ vào các tiêu chí như tỷ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu và tỷ lệ diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo tính trên mỗi sinh viên. Tuy nhiên, ngay từ tháng 2, dựa vào đăng ký chỉ tiêu của các trường, đã có 55 trường ĐH và 39 trường CĐ vượt quá năng lực thực tế.

Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT, cho biết thời gian qua Thanh tra Bộ đã tiến hành thanh, kiểm tra 30 trường trên toàn quốc, phát hiện rất nhiều trường xác định chỉ tiêu không đúng với quy định. Bộ sẽ xử phạt các trường này theo mức độ vi phạm chỉ tiêu nhiều hay ít.

Theo các chuyên gia, việc xác định chỉ tiêu nhiều hơn so với thực tế, nhất là ở các trường ĐH công lập là một lý do khiến nguồn tuyển bị hao hụt nên các trường ngoài công lập khó tuyển sinh hơn.


Thưa thớt thí sinh đăng ký nguyện vọng vào các trường ĐH ngoài công lập

Vào thời điểm công bố điểm sàn trúng tuyển, lãnh đạo Bộ cho biết số thí sinh (TS) đủ điều kiện xét tuyển các nguyện vọng sau nguyện vọng 1 cao hơn nhiều lần so với chỉ tiêu. Có khối thi đã dư hàng chục lần nên trường công lập không thể tuyển hết nguồn TS. Theo tính toán, với mỗi khối thi, tỷ lệ TS còn dôi dư so với chỉ tiêu các trường cần tuyển thấp nhất cũng gấp 1,7 lần. Nghĩa là cứ 1,7 TS nộp hồ sơ chỉ có một TS trúng tuyển. Như vậy các trường ngoài công lập không lo không đủ nguồn tuyển.

Tuy nhiên, thực tế lại diễn ra không đúng như Bộ dự kiến. Các trường, đặc biệt trường ngoài công lập vẫn không tuyển được TS. Chẳng hạn, năm nay Trường ĐH Phan Châu Trinh chỉ tuyển được không đến 50 TS, CĐ Đông Du chỉ tuyển được 30% so với chỉ tiêu, CĐ Việt Tiến đạt 62%… Các trường ĐH: Yersin chỉ tuyển được 200 TS; Quốc tế Bắc Hà, Thành Đô tuyển chưa đến 100 TS; Cửu Long cũng chỉ tuyển được 30% trong tổng số 3.200 chỉ tiêu… Hầu hết lãnh đạo các trường đều cho biết từ giai đoạn xét tuyển bổ sung đợt 2 trở về sau, TS ngày càng ít. Chỉ có vài hồ sơ nộp về trường trong thời gian xét tuyển sau này.

Rắc rối với quy định ưu tiên vùng khó khăn

Đến tháng 10 năm nay, Bộ đưa ra quy định TS ở các khu vực khó khăn sẽ được xét tuyển vào các trường trong khu vực với mức điểm chuẩn thấp hơn điểm sàn 1 điểm (chưa kể ưu tiên khu vực, đối tượng). Thay đổi này cũng không giúp được gì nhiều cho các trường ở các khu vực khó khăn. Theo Phó giáo sư – tiến sĩ Phạm Bá Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Yersin, khi áp dụng chính sách tuyển ưu tiên cho khu vực khó khăn cũng chỉ có thêm 5 – 6 TS nữa.

Đó là chưa kể quy định này đưa ra vào lúc công tác xét tuyển đã đi hơn nửa chặng đường khiến TS và các trường cũng gặp không ít rắc rối. Vào thời điểm cuối tháng 10, các trường ĐH tại TP.HCM bắt đầu đối mặt với chuyện TS rút hồ sơ đã nộp. Ngay trong buổi đầu áp dụng chính sách ưu tiên cho khu vực khó khăn, các trường ĐH: Công nghệ thông tin Gia Định có 7 trường hợp xin rút hồ sơ và học phí, Công nghiệp thực phẩm có gần 80 TS bậc ĐH và 120 TS bậc CĐ rút hồ sơ. Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho rằng nếu quy định này áp dụng ngay từ đầu thì không có vấn đề gì, nhưng lại thực hiện khi công tác xét tuyển gần ổn định nên gây khó khăn cho trường và TS.

Kéo dài thời gian cũng không hiệu quả

Một thay đổi nữa trong kỳ tuyển sinh năm nay là các trường được kéo dài thời gian xét tuyển đến ngày 30.11 (các năm trước đến giữa tháng 10 – PV). Thế nhưng theo lãnh đạo nhiều trường, việc kéo dài thời gian xét tuyển cũng không đạt được kết quả như mong muốn.

Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Quyền, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định, năm nay trường chỉ tuyển được 52% so với chỉ tiêu. Dù kéo dài thời gian xét tuyển thêm 1,5 tháng so với năm ngoái nhưng trường chỉ tuyển thêm được vài TS. Trường phải cho khai giảng từ ngày 15.10 vì… sợ TS rút hồ sơ do còn thời gian xét tuyển. Tương tự, Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM kết thúc xét tuyển vào ngày 10.10 để bắt đầu khai giảng. Lãnh đạo phòng tuyển sinh của trường cho biết dù kéo dài thời gian nhận hồ sơ cũng không có thêm nhiều TS. Ngoài ra, tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho biết lúc này tâm lý người học không còn hứng thú nộp hồ sơ đi học nữa. Có trường đến ngày 30.11 đã qua gần hết học kỳ, TS cũng không mặn mà nộp đơn vô. Có rất nhiều TS dù không trúng tuyển vẫn không nộp hồ sơ xét tuyển mà chờ năm sau thi lại.

Phó giáo sư – tiến sĩ Phạm Bá Phong thông tin: "Mùa tuyển sinh năm 2012 có một số đổi mới nhưng hiệu quả lại không được như mong muốn. Chúng tôi còn có số lượng TS tàm tạm để cầm cự, chứ một số trường còn thê thảm hơn nhiều. Chưa kể, nhiều trường công lập ở tốp dưới, trường công lập ở địa phương cũng phải đóng cửa một số ngành học vì không đủ chỉ tiêu. Có lẽ năm 2013 Bộ nên xem xét để có phương án tuyển sinh hiệu quả hơn".

 

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Doi-moi-ky-thi-tuyen-sinh-DH-CD/262417.gd

Chùm ảnh: Phong tặng 42 Giáo sư, 427 Phó Giáo sư

Posted: 24 Dec 2012 04:12 PM PST


Các đại biểu trong buổi phong tặng chức danh sáng nay.

42 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS. GS trẻ tuổi nhất năm nay là Phùng Hồ Hải (sinh năm 1970) – Được xét đặc cách. Nhà giáo, Tiến sĩ khoa học Phùng Hồ Hải, Viện Toán học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trước là học sinh chuyên toán A0 của trường ĐH Khoa học Tự nhiên. GS cao tuổi nhất được công nhân năm nay là NSND Nguyễn Trung Kiên (73 tuổi, lĩnh vực Nghệ thuật).

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Đinh Thế Huynh – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương bày tỏ vui mừng trước việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2012 được thực hiện nghiêm túc, đúng thủ tục và quy trình trên cơ sở các văn bản pháp quy hiện hành. Thành viên các cấp các Hội đồng Chức danh GS đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, bảo đảm kết quá xét khách quan, công bằng, đúng tiêu chuẩn, có chất lượng. Số GS, PGS có sự trẻ hóa so với các năm trước đây. Đặc biệt, trong số GS, PGS được công nhận đợt này, đối tượng là giảng viên cơ hữu trong các trường ĐH chiếm phần lớn – 69,5%. Điều đó chứng tỏ chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trường ĐH ngày càng được tăng cường.

Theo tổng kết của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước thì cả nước có khoảng 20 gia đình có cha và con cùng là GS, 10 gia đình cả vợ và chồng cùng là GS.


Tại buổi lễ, GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đã báo cáo về quá trình xét duyệt công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm nay. Theo đó 42 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS. GS trẻ tuổi nhất năm nay là Phùng Hồ Hải (sinh năm 1970) – được xét đặc cách. Nhà giáo, Tiến sĩ khoa học Phùng Hồ Hải, Viện Toán học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trước là học sinh chuyên toán A0 của trường ĐH Khoa học Tự nhiên. GS cao tuổi nhất được công nhân năm nay là NSND Nguyễn Trung Kiên (73 tuổi, lĩnh vực Nghệ thuật).

Cũng theo GS Trần Văn Nhung, khoảng cách về độ tuổi trung bình được công nhận chức danh GS, PGS giữa lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và Nghệ thuật đã dần ngắn lại so với những năm trước đây. Năm 2012, độ tuổi trung bình của các GS, PGS ở lĩnh vực KHTN là 56,8 tuổi, ở lĩnh vực Nghệ thuật là 57,5 tuổi. Trong số 469 người công nhận chức danh GS, PGS năm nay có 69,5% là giảng viên cơ hữu đang giảng dạy tại các trường ĐH.

Cũng theo GS.Trần Văn Nhung, mật độ phân bố quá tập trung. Số tân GS năm 2012 ở Hà Nội chiếm 80,96%, TPHCM là 7,14%, ở tất cả các tỉnh và thành phố còn lại chỉ 11,90%. Số tân PGS năm 2012 ở Hà Nội là 71,2%, ở TPHCM: 14,05%, tất cả tỉnh thành còn lại là 14,75%.

Các đại biểu nữ trong đợt phong tặng lần này.

Phát biểu tạo Lễ công bố, Giáo sư Phùng Hồ Hải bày tỏ: "Việc đặc cách xét duyệt chức danh GS, PGS là một điểm mới trong công tác xét duyệt năm nay, tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ cố găng đóng góp hơn nữa để phát triển nghiên cứu khoa học trong nước".

 

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Chum-anh-Phong-tang-42-Giao-su-427-Pho-Giao-su/262740.gd

Phút ngẫu hứng của tân giáo sư 73 tuổi

Posted: 24 Dec 2012 04:11 PM PST

- GS.NGND Nguyễn Trung Kiên người thầy của nhiều GS, PGS, các nghệ sĩ nổi tiếng đã cất cao tiếng hát trong buổi lễ công nhận chức danh GS năm 2012. Năm nay 73 tuổi, ông là người nhiều tuổi nhất được công nhận chức danh cao quý này.

Sáng 24/12, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã tổ chức Lễ công bố và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho 469 người.

GS nhiều tuổi nhất năm nay là GS.NSND Nguyễn Trung Kiên (nghệ thuật, 73 tuổi). GS Kiên là thầy của nhiều GS, PGS và nhiều thế hệ các nghệ sĩ nổi tiếng ở trong và ngoài nước.

Trong buổi lễ trang trọng ông đã cùng những nghệ sĩ trẻ như Trọng Tấn cất cao tiếng hát. Được người dẫn chương trình mời lên, dù không có sự chuẩn bị nhưng tiếng hát của người nghệ sĩ tuổi đã ngoại thất tuần vẫn đủ sức lôi cuốn khán giả.

  • Phong Đăng 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/102367/phut-ngau-hung-cua-tan-giao-su-73-tuoi.html

Comments