Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đạo đức sinh viên: Đến lúc cần…. thuốc “đề kháng”

Posted: 23 Dec 2012 05:57 AM PST

Nội dung này được đề cập tại hội thảo khoa học "Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường ĐH, CĐ" do Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TPHCM tổ chức ngày 21/12.

Đạo đức sinh viên: Báo động

Bà Nguyễn Như Bình – giảng viên Trường ĐH Văn hóa TPHCM chỉ ra tình trạng báo động về đạo đức sinh viên (SV) hiện nay ở góc độ bạo lực học đường, đang trở thành ám ảnh của toàn xã hội. Tình trạng bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở việc HS, SV đánh nhau mà nghiêm trọng hơn còn cả việc HS, SV đe dọa, cảnh cáo, thậm chí là hành hung, truy sát người đứng trên bục giảng.

Bà Bình dẫn chứng bằng vụ việc một SV khoa Cơ khí Công nghệ (ĐH Nông lâm TPHCM) vì thi trượt nhiều lần đã tạt axit, dùng dao truy sát thầy phó trưởng khoa khiến thầy bị bỏng 34% và nhiều SV khác bị liên lụy.

Đánh bài ăn tiền là một trong những tệ nạn phổ biến trong giới SV.
Đánh bài ăn tiền là một trong những tệ nạn phổ biến trong giới SV.

TS Vũ Thị Liên – phó khoa Sư phạm Tự nhiên (Trường CĐ Sơn La) thẳng thắn cho rằng, một bộ phận SV sống không đồng cảm, ích kỷ, chỉ nghĩ đến việc đua đòi, hưởng thụ. Về hành vi, không ít SV vi phạm pháp luật, vi phạm ao toàn giao thông, nghiện game online, quay cóp bài hay đánh nhau, trả thù vì những mâu thuẫn rất nhỏ…

Bà Liên cũng bày tỏ SV đang bị tác động rất nhiều từ bối cảnh thị trường và toàn cầu hóa với sự phân hóa giàu nghèo cũng như nhiều tệ nạn xã hội đang diễn ra hàng ngày. Trong khi việc giáo dục đạo đức cho giới trẻ – cả ngay trong trường học - đang bỏ ngỏ quá nhiều vấn đề.

Dựa vào một số kết quả nghiên cứu đã thực hiện tại trường, ThS Phan Thị Luyện – Trường ĐH Luật Hà Nội cho hay phần lớn SV cho rằng tệ nạn xã hội trong SV là khá phổ biến. Chủ yếu ở các hành vi chơi lô đề, cờ bạc, bạo lực học đường, đua xe trái phép, nghiện ma túy… Đặc biệt là lô đề và chơi bài ăn tiền.

Quan điểm đánh giá về các hành vi trên của SV thì có tới 31% trong số những người được khảo sát cho rằng các hành vi đó là bình thường vì hầu hết các bạn nhìn thấy hành vi này thường xuyên ở các xóm trọ SV và nơi công cộng.

Thuốc nào để "đề kháng"?

Hầu hết các tham luạn trong tổng 60 bài viết về đề tài đạo đức SV đề cập tại hội thảo đều nhấn mạnh việc giáo dục đạo đức SV là việc cần thực hiện ngay. Bởi thực tế hiện nay ở trường ĐH, CĐ chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức mà chỉ chú trọng việc dạy kiến thức. Ở trường ĐH, cũng có môn học nào để hiểu là môn học đạo đức, giáo dục hành vi cho SV.

Tham gia các hoạt động xã hội hữu ích sẽ giúp SV tăng sức

Một trong những biện pháp nổi bật nhất trong việc giáo dục đạo đức SV hiện nay ở các trường ĐH, CĐ chính là các hoạt động Đoàn, hội. Tuy nhiên, nhiều đại biểu thẳng thắn cho rằng, các hoạt động này ở nhiều trường tổ chức rất dày, rất rầm rộ nhưng không mấy hiệu quả đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của SV.

Theo ThS Đàm Thị Vân Anh – ĐH Sư phạm TPHCM, các hoạt động Đoàn hội, hoạt động ngoài giờ cần gần gũi, hấp dẫn hơn để thu hút SV nhằm  hạn chế "tình trạng nhàn rỗi" của SV, qua đó loại bỏ các cơ hội khiến họ tiếp cận với hành vi tiêu cực.

Theo bà Nguyễn Kim Chuyên – Trường ĐH Đồng Tháp, trong quá trình dạy học, người giảng viên không chỉ đơn thuần chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn phải thể hiện mình là người có đạo đức, hành vi đúng mực và có kỹ năng sống thì mới tạo được niềm tin và hành vi tốt ở SV.

TS Bùi Trân Phượng – hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen rất "bận lòng" về tình trạng "đạo văn" trong SV. Theo bà, để rèn tính trung thực cho SV cần phải tạo ra một nền giáo dục sạch bằng việc chấm dứt nạn "đạo văn". Nhưng thực tế phải thừa nhận vấn nạn này không chỉ trong SV mà có mặt ở các bậc học, cả thạc sĩ, tiến sĩ…

TS Bùi Trân Phượng cũng cảnh báo việc SV thiếu trung thực, thiếu chuẩn mực đạo đức là một rào cản rất lớn, làm chúng ta không thể hội nhập được với thế giới. Bà Phượng dẫn chứng có những SV giỏi, mọi mặt rất tốt nhưng khi đi học ở nước ngoài bị cảnh cáo vì hành vi copy tư liệu của người khác mà không trích nguồn.

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dao-duc-sinh-vien-den-luc-can-thuoc-de-khang-676949.htm

Giáo dục ĐH nặng mô hình nhà nước kiểm soát

Posted: 23 Dec 2012 05:56 AM PST

Giáo dục ĐH nặng mô hình nhà nước kiểm soát

TT – Đó là nhận định của một số chuyên gia về mô hình quản trị ĐH ở Việt Nam trong hội thảo khoa học quốc tế "Đổi mới mô hình quản trị của các trường ĐH khối kinh tế tại Việt Nam" được tổ chức tại Hà Nội ngày 21-12.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Dong – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân, mô hình quản trị các trường ĐH công lập ở Việt Nam vẫn còn nặng về mô hình nhà nước kiểm soát – dù đã có một số bước chuyển sang mô hình nhà nước giám sát.

"Ngoại trừ các ĐH quốc gia, tất cả các trường khác đều chung mô hình: được Bộ GD-ĐT giao chỉ tiêu đào tạo kèm chỉ tiêu ngân sách nhà nước; bộ thẩm định và cho phép mở ngành đào tạo; các chương trình, dự án về cơ sở vật chất đều phải xin ý kiến bộ… Trên thực tế, chưa có trường công nào được tự chủ ngoài Trường ĐH Bách khoa Hà Nội mới thí điểm tự chủ hơn một năm"- GS Dong phân tích.

NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/526341/Giao-duc DH-nang-mo-hinh-nha-nuoc-kiem-soat.html

Nam sinh đầy ‘chiến tích’ và hạnh phúc của cô giáo

Posted: 23 Dec 2012 05:56 AM PST

- Đa rối rít, nghẹn ngào: "Cô ơi, em sẽ nối nghiệp cô thật đấy. Em thi sư phạm Toán cô ạ". Cô Thu đã khóc vì hạnh phúc, những giọt nước mắt hạnh phúc.


Một buổi chiều thu, Đa cười sằng sặc báo tin cho bố mẹ nó: "Ông Bà Bô ơi, tôi được 3,5 điểm, trượt rồi". Ông bà chạy đi đâu thì chạy mau lên. Tiền của Ông bà bị ít hay sao mà tôi trượt rồi đây này. Đa vừa gào, vừa thét. Rồi chạy xe lao vụt ra cửa?


Trò cũ về thăm cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (Ảnh minh họa, Ảnh:: Văn Chung)

Bà Bé thẫn thờ ngồi phựt xuống đất, vừa tiếc của vừa tức. Tức hơn nữa là thằng cò thì lại tắt máy nên liên lạc mãi chưa được. Ông chồng càng buồn hơn vì khi ngồi uống bia chiều đã hẹn hò bạn bè chuẩn bị ăn khao vào đại học của thằng Đa.

Hẹn nhau mua hẳn con dê để khao lũ bạn đồng niên uống với rượu quốc lủi ngâm thùng dấu dưới hầm rượu bao nhiêu ngày trời. Thế là hết, vừa mất tiền, vừa bẽ bàng. Và từ nay làm sao mà dạy được con cái đây. Uy lực đồng tiền của ông đã mất hiệu lực rồi

Đêm đã khuya thằng Đa không về. Ông chồng bà Bé càng lo, càng tức. Cái gì đến đã đến . Thằng Đa và lũ bạn trượt đại học của nó vừa ăn nhậu vừa hò hét, cái gọi là buồn đời. Sau đó cởi trần đua xe cho quên sự đời. Nó lao vào ô tô và phải đi cấp cứu ở BV Việt Đức. Cái chân, cái mặt của nó vừa gẫy vừa khâu. Thật là hoạ vô đơn chí, gia đình đã sầu rồi càng sầu thêm.

Cô Thu là giáo viên Toán chủ nhiệm đã đến gia đình, chia sẻ và động viên Đa, phân tích lẽ hay lẽ phải và tầm quan trọng của sự phấn đấu nổ lực, tự mình Đa vẫn có thể đỗ đại học và lập nghiệp thế với mạnh, với bền.

Vậy là sau 3 tháng nằm viện, Đa với "chiến tích" què một chân, mặt khâu 7 mũi. Ông chồng bà Bé lại chạy cửa để cho Đa thi công an và "cò" này cam kết là rất chắc, vào 3 tháng mới lấy tiền.

Nhưng Đa đã cảm nhận được cuộc đời phân định rõ thiện ác, tốt sấu, thật giả và tiền rất quý nhưng không mua được tất cả. Nếu mua được bằng mà không có nội lực thì không làm việc được thì cũng hỏng thôi.

Lời của cô Thu đã làm thay đổi con người Đa. Hắn từ bỏ tất cả ngày ngày làm bài tập theo sự hướng dẫn của cô Thu. Mỗi tuần hai lần Đa đến các nhà thầy Toán, Lý, Hoá mà cô Thu gửi gắm nhận bài về làm và trao đổi các vướng mắc. Hắn đã quên dần các cuộc nhậu nhẹt, đua xe… gần như thiền để học.

Hắn làm cho bố mẹ không nhận ra hắn nữa. Mới đầu ông bà chỉ nghĩ là hắn  làm trò để chuẩn bị xin một khoản đây. Nhưng không Đa cứ học và yêu cầu bố mẹ không phải chạy trọt gì cho hắn nữa. Cứ để nó tự bơi với đời.

Ngày qua ngày Đa càng say mê học hơn và càng học hắn càng yêu cuộc sống, và cũng hơi tiêng tiếc thời gian phung phí ăn chơi quá xá của mình, mà thời gian với hắn giờ đây sao nhanh vậy? Đa không dám ngủ nhiều, tắm lâu, xem phim… vì em bảo còn nợ nhiều phần mà trước đây trả bao giờ động đến.

Năm học 2012 kỳ thi lại của hắn cô Thu động viên em học chắc rồi nên thi vào Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. Cô Thu chắc rằng nhà Đa "đại gia" có dự thi em sẽ thi luật hay tài chính.. Nhưng thật bất ngờ…

Vào một chiều thu. Cô Thu đang tưới cây. Bỗng có tiếng nói ngọt ngào, lạc giọng: "U ơi! con đỗ rồi và con thừa nhiều điểm lắm u ạ. Cô Thu giật mình quay ra thì thấy Đa đang hua hua. Em xem rồi em được 28,5 điểm đỗ đại học rồi cô ơi. Tự em thi đỗ đấy nhé".

Đa rối rít khóc. Cô Thu ôm lấy Đa, cô trò cùng cười và ngân ngấn nước mắt . Đa nghẹn ngào: "Cô ơi, em sẽ nối nghiệp cô thật đấy. Em thi sư phạm Toán cô ạ". Cô Thu đã khóc vì hạnh phúc, những giọt nước mắt hạnh phúc.

  • Phan Bích Thu(Giáo viên THPT tại Hà Nội)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/101386/nam-sinh-day--chien-tich---va-hanh-phuc-cua-co-giao.html

Sẽ thành lập bộ phận thẩm định chất lượng thiết bị dạy học độc lập

Posted: 23 Dec 2012 05:52 AM PST

(GDTĐ)- Nghiên cứu, thành lập bộ phận thẩm định chất lượng thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi hoạt động độc lập, trên cơ sở đó tư vấn với Bộ GDĐT, Sở GDĐT trong việc mua sắm, bổ sung, thay thế thiết bị phù hợp với khả năng tài chính và hiệu quả sử dụng; quan tâm đến việc hướng dẫn sử dụng, duy trì và bảo quản TBGD cho đội ngũ cán bộ, giáo viên…

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hiệp hội thiết bị giáo dục (TBGD) Việt Nam từ nay tới năm 2016 được đưa ra trong đại hội toàn thể nhiệm kỳ III (2012-2016) của Hiệp hội sáng nay (23/12) tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển đến dự đại hội.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại đại hội. Ảnh: gdtd.vn
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại đại hội. Ảnh: gdtd.vn

Nhiệm kỳ II (2008-2012), Hiệp hội có 3 đơn vị trực thuộc gồm văn phòng, tạp chí, trung tâm đào tạo và bồi dưỡng TBGD với hơn 70 hội viên. Kết quả tiêu biểu của Hiệp hội là nghiên cứu, đề xuất các tiêu chuẩn kỹ thuật, làm cơ sở cho hội đồng nghiệm thu của Bộ GDĐT xây dựng danh mục thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu phục vụ cho đổi mới chương trình, SGK phổ thông và chương trình giáo dục mầm non mới; thiết kế các bộ mẫu thiết bị dạy học; bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị và cấp chứng chỉ cho gần 1000 cán bộ, giáo viên…

cxcxcx
Đại hội toàn thể nhiệm kỳ III (2012-2016) Hiệp hội TBGD. Ảnh: gdtd.vn

Phát biểu tại đại hội, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển mong muốn Hiệp hội góp ý phản biện, đồng thời có thể độc lập, chủ động đề xuất những thiết bị giáo dục phù hợp với chương trình, sách giáo khoa, phù hợp với công nghệ sản xuất và khả năng tài chính còn eo hẹp của các nhà trường.

Thứ trưởng đề nghị, trong tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác chặt chẽ, cùng nghiên cứu, sản xuất và cung ứng thì mới có thể phát huy được sức mạnh của các đơn vị, đồng thời mới có sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý, tiến độ cung ứng hàng cho nhà trường kịp thời.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng đặc biệt nhấn mạnh đến ứng dụng CNTT trong phát triển các thiết bị dạy học, đồng thời yêu cầu các đơn vị của hiệp hội trong khi tăng cường phổ biến các TBDH kỹ thuật số cần làm tốt trách nhiệm hướng dẫn sử dụng và bảo trì, nâng cấp thường xuyên các thiết bị này, tránh tình trạng chỉ quan tâm đến kết quả trước mắt của mục đích kinh doanh.

Thứ trưởng bày tỏ mong muốn, đại hội sẽ đưa ra được nhiều ý tưởng, nhiều biện pháp cụ thể để tăng cường hiệu quả cho các doanh nghiệp thành viên, nâng cao vai trò của hiệp hội trong ngành giáo dục cũng như trong xã hội; mong đại hội sẽ lựa chọn được Ban chấp hành mới năng lực, đoàn kết, trí tuệ để đưa hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ mới lên một bước tiến mới.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201212/Se-thanh-lap-bo-phan-tham-dinh-chat-luong-thiet-bi-day-hoc-doc-lap-1965806/

Cảm phục nghị lực của cô học trò mồ côi

Posted: 23 Dec 2012 05:52 AM PST

Đó là em Dương Hồng Nghĩa (sinh năm 1995) ở thôn Lại An, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, hiện là học sinh lớp 11B5 trường THPT Gio Linh. Ấn tượng mà chúng tôi nhận thấy khi gặp em đó là một nụ cười tươi, khuôn mặt phúc hậu, đặc biệt là đôi mắt đầy tự tin. Thế nhưng, ở trong em lại ẩn chứa một nỗi mất mát quá lớn. Khi em bước vào lớp 6, người bố thân yêu đã từ giã cõi đời sau một cơn bạo bệnh. Những tưởng đó là nỗi đau lớn nhất trong đời của em. Vậy mà, năm em lên lớp 8, người mẹ lại bỏ em ra đi mãi mãi, em trở thành cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ khi chưa bước qua tuổi 15, cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Kể từ đó, em phải một mình bươn chải, tự lập một mình giữa dòng đời.

Còn lại một mình, em Hồng Nghĩa phải chịu đựng bao cực khổ nhọc nhằn, phải bươn chải mưu sinh để có tiền đóng học phí và trang trải cuộc sống hằng ngày. Một buổi đi học, một buổi em đi làm thuê. Bất cứ mùa nắng hay mùa mưa, miễn có thời gian là em lại tranh thủ đi làm thuê. Ai thuê gì em cũng làm miễn sao kiếm được tiền ăn học. Những lúc đi làm về muộn, em đành nhịn đói để đến lớp cho kịp giờ. Mỗi lúc Tết đến xuân về nhìn bạn bè cùng trang lứa cùng vui vầy bên tình thương yêu của cha mẹ em lại không cầm được nước mắt. Em chia sẻ: "Mỗi khi thấy các bạn được cha mẹ thương yêu, em cũng thèm khát có một gia đình hạnh phúc, có cha, có mẹ, nhưng với em điều đó thật quá xa vời".

Trước cảnh Nghĩa côi cút không cha không mẹ, bà Tâm – một người hàng xóm của em nói: “Cháu Nghĩa thật tội nghiệp, từng ấy tuổi đầu mà phải mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải tự bươn chải một mình. Nhiều lúc nhìn cháu ăn một mình, ngủ một mình thật tội quá".


Cô học trò mồ côi Dương Hồng Nghĩa bên góc học tập.

Nhờ nghị lực phi thường bản thân và sự động viên giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, trong 11 năm qua Nghĩa luôn là học sinh khá giỏi của trường, của lớp. Nói đến thành tích học tập của Nghĩa, các bạn cùng lớp đều khâm phục. Trần Thanh Long, bạn thân của Nghĩa chia sẻ: "Bạn Nghĩa học rất giỏi, năm nào bạn ấy cũng được đi thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Năm học vừa qua, bạn ấy có điểm tổng kết rất cao và không có môn nào dưới 7,5".

Nhận xét về cô học trò chăm ngoan, học giỏi của mình, cô Nguyễn Thị Như Quỳnh – giáo viên chủ nhiệm cho biết: "Em Nghĩa là một học chăm ngoan, ham học hỏi, bạn bè và thầy cô đều yêu mến. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, mồ côi cả cha lẫn mẹ nên em gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập. Nhưng em là một học sinh có ý chí và nghị lực phi thường".

Không chỉ học hỏi, chăm ngoan, Nghĩa còn là một học sinh tích cực, năng động trong các phong trào Đoàn, phong trào của lớp, luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ do trường, lớp giao cho.

Nhờ những thành tích học tập xuất sắc cũng như những cố gắng trong các phong trào Đoàn hội, em liên tục được nhà trường, các tổ chức xã hôi, các nhà hảo tâm… trong và ngoài tỉnh tặng giấy khen, học bổng vì đã có nhiều cố gắng trong học tập và rèn luyện.

Đặc biệt, hàng năm trường trích quỹ ủng hộ, để động viên và giúp em giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống và động viên em học tập. Bên cạnh đó, Chi bộ, Công đoàn trường, lớp cũng chung tay ủng hộ về tinh thần cũng như vật chất để em tiếp tục theo học. Ngoài ra, hàng năm Quỹ Khuyến học xã Gio Mỹ cũng hỗ trợ để động viên em cố gắng học tập.

Khi nói về ước mơ của mình, Hồng Nghĩa cho biết: "Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một bác sỹ để chữa bệnh giúp người dân".

Nhìn ánh mắt đầy tự tin với một ý chí quyết tâm cao như thế, chúng tôi thầm chúc em mai này sẽ biến ước mơ thành hiện thực.

Trần Tân Linh

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cam-phuc-nghi-luc-cua-co-hoc-tro-mo-coi-677088.htm

Cần xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất

Posted: 23 Dec 2012 05:52 AM PST

Chẳng hạn như huấn luyện viên dẫn dắt đội tuyển Đức tại World Cup 2010 Joachim Loew, từng được phiên âm là Xoa-chim Lâu, danh thủ Ronaldinho của Brazil được phiên âm là Rô-nan-đit-nhô, hay ngài Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Thái Lan lại được một tờ báo phiên âm Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn…

Những cái tên như Upradit, Aidit cũng có thể trở thành những cái tên rất phản cảm khi được phiên âm tiếng Việt theo nhiều cách.

GS.TS Nguyễn Văn Hiệp cho rằng: "Nếu để nguyên dạng mà đọc thì vẫn có khả năng đồng âm như vậy, nhưng lời nói gió bay, ấn tượng phản cảm không đậm và lâu như khi được phiên âm ra, được ghi lại bằng chữ viết".

Theo GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, do âm tiết tiếng Việt có khả năng mang nghĩa rất cao nên việc phiên âm

“Những cái tên riêng Nhật Bản như: Bản Cư Tuyên Trường (Motoori Norinaga), Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi), Đại Hòa (Yamato), Đông Kinh (Tokyo), Hoành Tân (Yokohama)… hay những cái tên Hàn Quốc, Triều Tiên như Ngạn Văn (Hangul), vua Thế Tông (Sejong), Phác Nhân Lão (Pak In-no), Hoàng Chân Y (Hwang Jin-yi)… sẽ gây khó cho người đọc vì tính không chính xác hoặc khó khăn khi cần tra cứu”, PGS.TS Đoàn Lê Giang.

tên riêng nước ngoài có thể dẫn đến những kết quả phản cảm, cụ thể là do các âm tiết phiên âm bất ngờ đồng âm với những âm tiết có nghĩa tục trong tiếng Việt. Và đó là những phát hiện do cộng đồng mạng chỉ ra.

 

Theo GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, những tên gọi đã trở nên quen thuộc xứng đáng tiếp tục được sử dụng, nhưng những tên gọi đã lỗi thời nên bỏ đi và thay vào đó là cách viết nguyên dạng. Đối với những tên riêng nước ngoài không thuộc hệ chữ Latinh, có thể tham khảo cách viết tiếng Anh để tiện sử dụng.

Thống nhất các dạng viết tắt

Bên cạnh cách phiên âm tiếng nước ngoài gây phản cảm, PGS.TS Đinh Lê Thư (khoa Việt Nam học, ĐH KHXH-NV TP.HCM) còn kể ra nhiều dạng viết tắt xuất hiện phổ biến hiện nay và cũng kèm theo nhiều cách đọc khác nhau.

Đơn cử như sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch còn được đọc là sở Văn-Thể-Du hay khoa Lý luận-Sáng tác-

“Nhiều nhà báo, nhà xuất bản có quy định riêng. Ngành giáo dục trong các năm 1980, 1984, 2003 cũng có văn bản quy định riêng về chính tả dùng trong SGK của ngành, Bộ Nội vụ cũng có quy định riêng viết hoa trong các văn bản hành chính. Tuy nhiên, những quy định trên đều mang tính cục bộ, dùng riêng cho từng đơn vị, bộ phận.

Đến nay, một chuẩn chung chính tả cho toàn xã hội còn bỏ ngỏ, đó là sự chậm trễ rất đáng tiếc. Cần nhanh chóng ban hành văn bản pháp quy và có pháp lệnh, nghị định… công bố chuẩn chính tả tiếng Việt quốc gia”, Nhà nghiên cứu Trần Chút

Chỉ huy được đọc là khoa Lý-Sáng-Chỉ.

PGS.TS Đinh Lê Thư dẫn ra một câu bình luận, được đăng trên một tờ báo: "Tay này không phải thuộc diện 5C thì cũng là COCC". Ông đã phải vất vả tra cứu mới biết 5C là viết tắt của 5 từ tiếng Anh Car (ô tô), Cash (tiền mặt), Credit Card (thẻ tín dụng), Cheque (ngân phiếu) và Condominium (chung cư cao cấp), còn COCC là viết tắt của "con ông cháu cha".

Có những cụm từ viết tắt vô tình hay cố ý bị hiểu sai vì liên tưởng đến từ khác, đồng tự hay đồng âm. Như kết quả khám bệnh được bác sĩ ghi "BT" (với nghĩa: Bình thường) thì bị người bệnh đọc thành "bó tay".

Hay 10 học sinh đi muộn thì bị thầy giáo ghi vào sổ đầu bài "Đm, 10 học sinh" (Đi muộn, 10 học sinh – PV) khiến hiệu trưởng khiển trách giáo viên là “chửi thề trong sổ đầu bài”. Một số tạp chí khoa học công nghệ còn viết tắt cụm “cảm ứng từ" thành CƯT…

"Đã đến lúc cần có các quy định thống nhất về việc sử dụng các dạng viết tắt trên văn bản viết và các quy định về cách đọc chúng để việc giao tiếp bằng tiếng Việt hiệu quả hơn", PGS.TS Đinh Lê Thư đề nghị.

Thận trọng từ Hán – Việt, cảnh giác với ngôn ngữ mới

Nhà báo Nguyễn Quang Thông, Tổng biên tập báo Thanh Niên, chỉ ra nhiều trường hợp dùng sai từ mà chúng ta vẫn thường bắt gặp ngay cả trên mặt báo: tham quan – thăm quan, chấp bút – chắp bút, lặp lại – lập lại, trùng lặp – trùng lắp, hằng ngày – hàng ngày, thập niên – thập kỷ…

Có tờ báo còn dùng "trúng khẩu đồng từ" để đặt tít bài, thay vì "chúng khẩu đồng từ" mới chính xác.

Nhà báo Nguyễn Quang Thông nhận xét rằng tình trạng dùng từ từ Hán – Việt sai tràn lan trên mặt báo đã trở thành thói quen. Vì vậy, việc sử dụng từ thuần Việt để thể hiện nội dung nào đó sẽ chính xác hơn khi không thực sự cần dùng từ Hán – Việt.

Trong quá trình tồn tại và phát triển, ngôn ngữ đã dung nạp hoặc phát sinh những thành tố mới để ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên, có những từ ngữ mới câu khách của một số báo khiến ngôn ngữ xấu đi như: chân dài, hàng khủng, lộ hàng, bóc lịch, chém gió…

"Chúng ta cũng cần cảnh giác với thứ ngôn ngữ mới có thể làm hỏng sự trong sáng của tiếng Việt", nhà báo Nguyễn Quang Thông cảnh báo.

 

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Can-xay-dung-chuan-muc-chinh-ta-thong-nhat/262188.gd

Cho trẻ đi học sớm: Đừng ngộ nhận thần đồng

Posted: 22 Dec 2012 02:42 PM PST

Khi trẻ sớm tự biết đọc, biết làm tính

Tháng 2/2013 này, cháu H.T - con trai chị L.V (phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) tròn 5 tuổi. Theo chị L.V, hiện tại cháu H.V đã thuộc "nhẵn mặt" bảng chữ cái, đếm được đến 1 triệu, biết tính toán các phép cộng trong phạm vi 10… và điều quan trọng là cháu rất sốt ruột muốn được đi học lớp một.


Phụ huynh không nên vì nôn nóng mà cho con đi học sớm.

Suy nghĩ chị L.V là mối bận tâm của nhiều phụ huynh có con sinh đầu năm hoặc thể chất và khả năng nhận thức phát triển hơn so với trẻ cùng lứa tuổi.

Do Luật Giáo dục quy định, tuổi của học sinh vào học lớp một là 6 tuổi, nhiều phụ huynh đã "xé rào" bằng cách làm lại giấy khai sinh cho con.

Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng đồng tình với cách giải quyết này, đặc biệt là liên quan tới việc phải sửa giấy khai sinh.

Anh N.P, phụ huynh có con học lớp 1A5, Trường Tiểu học Lý Thái Tổ, Hà Nội tâm sự: "Con tôi sinh đầu năm 2007, lẽ ra tháng 9/2013 mới vào lớp một. Vợ tôi tự ý đi làm lại giấy khai sinh cho con nên hiện giờ cháu học cùng các bạn sinh năm 2006. Việc đã lỡ, tôi buộc phải theo nhưng rất buồn. Ông bà có câu, hơn một ngày hay một lẽ, điều này càng đúng với trẻ con. Bậc học phổ thông dài 12 năm, sớm được một năm để làm gì? Bắt con đi học sớm là bớt đi tuổi thơ của con. Giờ đây thay vì con vẫn được vui chơi ở mẫu giáo thì phải ngồi tập trung học bài trong lớp học".

Cô Phạm Hà Thanh, GV Trường THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông, Hà Nội và cũng là phụ huynh không đồng tình việc cho con đi học sớm.

Cô Thanh nói: "Hồi nhỏ tôi đi học sớm một năm vì thấy các anh chị đi học cứ đòi đi theo. Kết quả học tập ở phổ thông của tôi cũng ổn, nhưng càng lớn tôi càng thấy mình thiệt thòi vì cảm giác mình luôn phải cố gắng nhiều hơn các bạn trong lớp. Vì thế, con tôi đọc thông viết thạo từ khi còn học mẫu giáo nhưng tôi vẫn không cho học sớm, thậm chí tôi còn muốn giá như các con được chơi thêm một năm nữa, 7 tuổi mới phải vào lớp một".

Không nên ngộ nhận

Nhiều chuyên gia cho rằng, quy định trẻ 6 tuổi đi học là có cơ sở khoa học sư phạm cũng như khoa học tâm lý.

"Không phải chỉ nước mình mà cả thế giới người ta quy định 6 tuổi là tuổi vào lớp một. Đến độ tuổi đó trẻ con mới đủ điều kiện về thể chất, tâm lý để có thể thực hiện các nghĩa vụ học hành ở cấp tiểu học. Đi học sớm hơn là tước quyền được vui chơi của đứa trẻ. Phụ huynh phải hiểu tuổi thơ của trẻ là đáng quý không nên vì một chút nôn nóng mà bắt con phải học trong khi những đứa trẻ khác được chơi", ông Nguyễn Tiến Thành, nguyên Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học, Bộ GDĐT nói.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, sự phát triển về nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi rất khác nhau. Trong khi nhiều em gặp khó khi nhận mặt chữ, con số thì có em đã biết đọc, biết tính toán.

"Phụ huynh đừng nhầm lẫn hiện tượng đó là thần đồng. Trẻ học mẫu giáo học theo kiểu chơi chơi, thích cái gì thì say sưa với cái đó. Trong khi trẻ con tiểu học thì học là một nhiệm vụ, giờ nào việc đó và khi học phải tập trung liên tục trong ít nhất 30 phút.

Nhưng cũng nên khích lệ trẻ tìm hiểu, khám phá kiến thức trong quá trình vui chơi nếu điều đó làm cho các em thích thú", TS Nguyễn Tùng Lâm nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đồng ý rằng, trẻ sau khi vào lớp một, có biểu hiện vượt trội về năng lực thì có thể cho học vượt lớp.

"Nhiều nước còn dạy học theo mô hình cá biệt hóa, cho từng học sinh học vượt lớp tuỳ môn học. Chẳng hạn một học sinh đồng thời học hai lớp, môn toán học với các anh chị lớp trên, các môn còn lại học với bạn bè cùng tuổi", TS Nguyễn Tùng Lâm nói.

Theo các quy định hiện hành của Bộ GDĐT, trẻ được học vượt lớp (trong cùng cấp học) nhưng trên thực tế ở các cấp học thấp như tiểu học và THCS trường hợp này hiếm xảy ra.

Chỉ có ở những trường THPT chuyên, một số học sinh lớp 10, 11 được học vượt lớp một môn chuyên của mình và cũng chỉ là một vài trường hợp xuất sắc.

Lý giải nguyên nhân này, TS Ngô Thị Tuyên, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Giáo dục, NXB Giáo dục cho rằng, chương trình giáo dục hiện nay chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển của từng cá nhân học sinh.

"Một chương trình học tốt là chương trình đáp ứng được yêu cầu phát triển của mọi học sinh", TS Ngô Thị Tuyên nói.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cho-tre-di-hoc-som-dung-ngo-nhan-than-dong-676944.htm

Bộ Giáo dục "phớt lờ" ý kiến từ các trường ngoài công lập?

Posted: 22 Dec 2012 02:42 PM PST

Theo GS Trần Hồng Quân, ngay từ năm 2009 là năm có mùa tuyển sinh khó khăn, Hiệp hội các trường NCL đã có đề nghị với Bộ GDĐT cần phải thay đổi hình thức, tuy nhiên không nhận được sự phản hồi từ Bộ. Năm 2010, các trường NCL cũng đề nghị xóa bỏ điểm sàn, cho phép các trường NCL được tuyển sinh, điều đó nâng cao tính tự chủ nhưng vẫn không được được phản hồi tích cực từ Bộ. Nhiều lần Hiệp hội đã có ý kiến cải tiến hình thức tuyển sinh theo hướng hiện đại, nhưng Bộ Giáo dục chưa thực sự quan tâm.

Việc các trường NCL vẫn còn nhiều yếu kém, hạn chế, đó là lẽ tất yếu trong quá trình phát triển. Trong mùa tuyển sinh vừa qua các trường NCL cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện không phải không có nhiều trường NCL không có điều kiện về cơ sở vật chất  mà trái lại hệ thống các trường đang một nâng cao về chất lượng. Tuy nhiên, với chính sách của Bộ GDĐT trong những năm qua dẫn đến việc có nên quyết định đầu tư mới cho các trường trở nên khó khăn hơn và nhiều rủi ro, dự báo trong thời gian tới có một vài trường NCL sẽ phải đóng cửa. Khâu tuyển sinh chỉ là một mặt của vấn đề, quan trọng hơn với cơ chế và chính sách như hiện nay sẽ ảnh hưởng lớp tới chủ trương xã hội hóa giáo dục.

Theo kiến nghị của GS Quân, Bộ GDĐT cần chấm dứt bỏ thi "ba chung", xây dựng điểm chuẩn theo trường, vùng, miền, không căn cứ trên điểm sàn chung vì do các nguyên nhân như phân vùng và phân tầng.

Ông Lê Trường Tùng – Hiệu trưởng ĐH FPT nêu thực tế, hàng năm nguồn tuyển dường như không thay đổi về số lượng, chất lượng so với những năm trước. Tuy nhiên, năm 2012 là năm tuyển sinh vô cùng khó khăn đối với các trường NCL, vậy thí sinh đi đâu?

Ông Tùng giải thích, có 3 lí do khiến các trường NCL không tuyển được thí sinh. Thứ nhất, hiện nay ngân sách cấp cho các trường công không căn cứ vào số lượng tuyển sinh. Thứ hai, chính sách các trường ĐH tự xác định chỉ tiêu, với điều kiện của mình các trường ĐH công lập thường là tăng chỉ tiêu. Nếu chỉ tiêu tăng 10% ở trường công sẽ dẫn đến ảnh hưởng tới 50% chỉ tiêu của các trường NCL. Thứ ba, hiện trường công đang nắm giữ nhiều ưu thế: được cấp ngân sách bù giá nên học phí thấp, tiếng tăm tốt hơn, được tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất. Trong khi đó, với cùng điều kiện, các trường NCL muốn hoạt động được trong tình hình không được hỗ trợ sẽ phải tăng học phí, đó là lí do khiến sinh viên không mặn mà.

Từ lí do trên ông Tùng đề xuất, giảm số lượng tuyển sinh ở các trường công để hướng đến đào tạo tinh hoa, Bộ GDĐT sẽ quản lí chặt chẽ loại hình đào tạo này, tăng đầu tư cho sinh viên, giảm 7% chỉ tiêu đối với trường công, chỉ tiêu còn lại dồn cho các trường NCL để thực hiện tốt mục tiêu xã hội hóa. Điều nữa,  theo ông Tùng có thể áp dụng lộ trình như các nước, tỉ lệ sinh viên của trường công và trường tư là 50%-50%, từ đó giảm số sinh viên công lập, tăng suất đầu tư trên sinh viên thay vì tăng học phí.


Ông Lê Trường Tùng – Hiệu trưởng ĐH FPT

Phản biện trước những chủ trương và chính sách tuyển sinh của Bộ GDĐT, nhà văn Nguyên Ngọc (Trường ĐH Phan Chu Trinh) thẳng thắn, hàng năm tiến hành tuyển sinh có điểm sàn, về nguyên tắc áp dụng điểm sàn là sai. Nên cho các trường chủ động tuyển theo đặc thù, theo điều kiện đầu vào riêng. Thực tế, điểm sàn không quyết định năng lực của thí sinh vì mỗi sinh viên sẽ có những thế mạnh riêng, không do điểm quyết định.

"Việc thiếu thí sinh xảy ra khắp các vùng miền Bắc, Trung và Nam nên yếu tố vùng miền có lẽ không quyết định. Phải chăng việc xác định điểm sàn không đúng tạo thiếu nguồn tuyển. Các trường ĐH NCL tuyển sinh yếu do tiếng tăm, thời gian thành lập, …? Vậy, nguyên nhân chính là do Hội đồng xác định điểm sàn chưa chính xác dẫn đến thiếu hụt nguồn tuyển" ông Châu nêu thực trạng.

Theo đề xuất của ông, nếu năm tới vẫn tuyển sinh "ba chung", bộ phận máy tính tuyển sinh phải thực hiện công tác thống kê chính xác loại số lượng ảo do thí sinh thi nhiều đợt. Thêm đó, cấp độ thi phải phù hợp, vừa mức tạo phổ điểm tốt. Bỏ điểm sàn, điểm sàn không hợp lí cho hai hệ thống trường ĐH NCL và CL (tính vị trí khác nhau, xếp hạng khác nhau, bề dày lịch sử khác nhau,…). Còn về lâu dài đề nghị bỏ thi "ba chung", các trường được tự chủ trong tuyển sinh, có thể xét tuyển học sinh THPT, thi tuyển riêng.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Cao Đạt – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long đề nghị, nếu năm tới Bộ vẫn giữ điểm sàn nhưng cần lưu ý tới điểm ưu tiên vùng miền. Nếu cách tính điều kiện xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải dựa trên yếu tố cơ sở vật chất, đội ngũ, điều đó chẳng khác nào tạo điều kiện cho các trường công do các yếu tố đó đều cao hơn các trường NCL. Hơn nữa, các trường tự chủ trong điểm chuẩn, có trường lấy bằng điểm sàn thì các trường NCL phải thua là đúng. Từ đó, ông đề nghị xác định điểm sàn phải có tính khu vực, có chính sách khuyến khích các trường NCL phát triển, định hướng nhìn nhận của xã hội về vai trò của các trường NCL. Bộ GDĐT cần xem xét chặt chẽ khi quyết định cho thành lập trường, nâng cấp trường, một trường không nên tồn tại hai cấp…

Chia sẻ quan điểm về vấn đề trên, ông Trương Quang Mùi – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn cho rằng, chính sách tuyển sinh của Bộ có nhiều chỗ chưa tốt. Bộ nên dành quyền cho các trường chủ động, tự chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, Bộ không nên can thiệp quá sâu.

Đồng ý với việc bỏ điểm sàn, ông Mùi nói "Chất lượng đào tạo rõ ràng không phụ thuộc vào điểm sàn. Quyền được đi học ĐH là quyền của người dân, việc thi tuyển là do cung không đáp ứng được cầu, nhưng hiện nay cũng đã đáp ứng đủ cho "cầu" thì tại sao phải duy trì điểm sàn, điều đó là ngăn cản quyền được đi học của người dân".

Ông Mùi cũng đồng ý với quan điểm, nhà nước không đủ sức đầu tư cho giáo dục ở tất cả các trường thì việc sử dụng nguồn khác trong xã hội là việc làm phải được khuyến khích. Làm được điều này các trường công lập sẽ giảm tải hơn để tăng chất lượng đào tạo.

Các ý kiến cũng bày tỏ, chính sách từ Bộ GDĐT phải kiên quyết thực hiện đúng Điều 34 Luật GDĐH (Trường chủ động lựa chọn phương thức tuyển sinh), năm tới không kéo dài thời gian tuyển sinh.

Điều 34 (Luật GDĐH có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 về Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh nêu rõ: 

1. Chỉ tiêu tuyển sinh:
a) Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, phù hợp với các điều kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và thiết bị;

b) Cơ sở giáo dục đại học tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chịu trách nhiệm công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học;

c) Cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức tuyển sinh:

a) Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển;

b) Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.

 

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bo-Giao-duc-phot-lo-y-kien-tu-cac-truong-ngoai-cong-lap/261974.gd

Quy chế mới: ĐH Quốc Gia không quá 4 Phó giám đốc?

Posted: 22 Dec 2012 02:40 PM PST

Trong quyền hạn và nhiệm vụ của ĐHQG Dự thảo nêu rõ, ĐHQG có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong các hoạt động về đào tạo; nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức; tài chính và tài sản; hợp tác quốc tế; tổ chức bộ máy và nhân sự, được quy định cụ thể trong Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG và các cơ sở giáo dục đại học thành viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành.


Sẽ có Nghị định mới về ĐHQG.

Ngoài ra, ĐHQG còn được thí điểm đào tạo các chương trình mới, các mô hình tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học mới chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành có liên quan.

Trong bản Dự thảo mới do Chính phủ đưa ra, ĐHQG có Hội đồng ĐHQG, có một giám đốc và không quá 4 Phó giám đốc. Trong đó Hội đồng quốc gia quyết nghị tập thể về: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phương hướng đầu tư phát triển, cơ cấu tổ chức và phương hướng hoạt động của Đại học quốc gia, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Đại học quốc gia và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định của pháp luật. Dự thảo đang được đưa ra lấy ý kiến từ xã hội.

 

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Quy-che-moi-DH-Quoc-Gia-khong-qua-4-Pho-giam-doc/261959.gd

Từ nữ Tiến sĩ thành tội phạm nguy hiểm

Posted: 22 Dec 2012 02:40 PM PST

Các nhân viên điều tra cũng đưa ra những cáo buộc kinh khủng khác, rằng bà có liên quan tới cái chết của chồng đầu tiên – ông Ruey Fung Tsai – vào năm 1990. Thông tin này được cung cấp bởi một số quan chức hành pháp với điều kiện giấu tên.

 

 

Tiến sĩ Chang tại lễ tốt nghiệp St. John's năm 2009
Họ cung cấp những thông tin như sau:

Ông Tsai bị bắn ở phía trước một nhà kho thuộc Bushwick, Brooklyn bởi một người đàn ông mặc đồ trắng. Ba viên đạn găm ở vai và lưng ông, cộng với 2 bộ phận bị đánh. Bằng cách nào đó, ông Tsai đã đi vào được phía trong nhà kho – nơi mà cảnh sát phát hiện ra ông đang ngồi trên ghế.

"Tôi biết người đàn ông đó. Tôi không biết tên anh ta" – ông Tsai nói vào lúc đó. "Cecilia Chang là người đã thuê hắn bắn tôi".

Ông Tsai đã được đưa tới bệnh viện Elmhurst – nơi mà các thám tử tới từ số 83 Precinct tới gặp ông vào ngày hôm sau. Dù không thể nói, nhưng ông viết rằng vợ ông muốn ông chết để bà ấy có thể kiểm soát việc kinh doanh hàng dệt kim mà họ đang cùng làm, thay vì phải phân chia tài sản tại tòa án ly hôn. Ông qua đời 11 ngày sau vụ nổ súng.

Cặp vợ chồng này đã để lại một dấu vết cho thấy thái độ thù hằn nhau trong đơn xin ly hôn được nộp bởi ông Tsai vào tháng 10 năm 1986. Hồ sơ ghi lại chi tiết những tranh chấp của họ với số tiền hàng triệu đô la thu được từ kinh doanh và tài sản – một trận chiến cay đắng hơn với con trai họ – Steven, lúc đó còn là một đứa trẻ, cùng với những trận đánh nhau khiến cảnh sát từng phải đến nhà họ ở Jamaica Estates.

Công ty điều tra F.T.I. – đơn vị mà trường St. John's đã thuê để tiến hành một cuộc kiểm tra pháp lý về tài khoản và những hồ sơ khác của Tiến sĩ Chang – đã trao những phát hiện này cho luật sư khu vực Queens là Richard A. Brown vào tháng 4 năm 2010 và kiên quyết đề nghị một cuộc điều tra khác về cái chết của ông Tsai với nghi ngờ rằng Tiến sĩ Chang có liên quan.

Một nhân viên điều tra – người đã sàng lọc 80 hộp hồ sơ của bà – cho biết có hơn 1/3 trong số đó có liên quan hoặc chứa những bằng chứng buộc tội bà có liên quan tới vụ giết người chồng đầu tiên, cũng như việc hối lộ các quan chức Đài Loan năm 2003 và những gian lận được nêu chi tiết trong tài khoản chi tiêu của bà.

Năm 2001, bà bắt đầu dành nhiều thời gian ở Foxwoods – nơi mà bà tìm thấy niềm an ủi tại những bàn baccarat, uống rượu Hennessy vào bữa tối và uống cà phê ở những bàn chơi high-stakes. Một nhân viên liên bang làm chứng tại phiên tòa nói rằng Tiến sĩ Chang đã gọi cho văn phòng của bà ở St. John's từ casino và yêu cầu rút ngân hàng 10.000 đô la – số tiền mà các cơ quan tài chính phải báo cáo giao dịch cho chính phủ. Nhân viên này cũng cho biết các sinh viên sẽ tới Connecticut để cung cấp tiền, và sau đó bà sẽ đốt vào những trò đánh bạc của casino.

Khi một công tố viên hỏi bà về những giao dịch, Tiến sĩ Chang nói rằng chúng được cho là mang lại may mắn, số tiền trùng với số may mắn của bà : chín, tám và sáu. Nhiều người ở Foxwoods nhớ rằng bà đã cho bạn chơi bạc vay khoảng 30.000 đô la và bà thực hiện một chiến lược đặt cược đáng ngờ: tăng gấp đôi số tiền cược mỗi lần thua.

Năm 2010, Tiến sĩ Chang bị truy tố tại Queens. Khi bà cố gắng sử dụng ngôi nhà để thế chấp bảo lãnh, ông Pavlides cho rằng tài sản thế chấp được trả bằng 300.000 đô của chồng thứ hai – ông Danny Lau. Và ông Pavlides là luật sư riêng của chồng thứ hai của bà. Ông thừa nhận số tiền này có được từ những mối quan hệ hình sự.

Cùng lúc đó, một cuộc điều tra liên bang có liên quan đang đi tới một bản cáo trạng. Đã có một cuộc thảo luận về việc đưa ra mức án 2 đến 3 năm tù giam trong nhà tù liên bang cho cả hai tội. Bà đã tới gặp nửa tá luật sư và tất cả đều khuyên bà nên chấp nhận, tuy nhiên Tiến sĩ Chang từ chối.

Tại phiên tòa liên bang, các luật sư của bà là Alan M. Abramson, Joel S. Cohen và Stephen R. Mahler đã miêu tả bà như một người cung tiền cho St. John's và cho rằng số tiền duy nhất mà bà lấy của trường này là để chi trả cho một số chi phí gây quỹ không được thanh toán.

“Nếu bạn nói chuyện với bà ấy, bà ấy thực sự tin rằng mình không làm gì sai” – ông Mahler nói.

Các công tố viên thì cung cấp những bằng chứng ngược lại. Ông Aliva – cố vấn chung của St. John's chứng minh rằng trường này đã hoàn lại cho Tiến sĩ Chang 350.000 đô la cho chi phí kinh doanh có mục đích trong một năm – nhiều hơn bất cứ nhân viên nào của trường, và khoảng 10% chi phí kinh doanh cho toàn bộ trường. Ông Oliva cũng phát hiện ra rằng nhiều khoản kinh phí này đã được chi cho sòng bạc, những bữa ăn tối xa hoa, những chuyến du lịch trượt tuyết và lướt sóng cho con trai bà, thậm chí là phí đăng ký các trang web hẹn hò.

Tiến sĩ Chang đã sử dụng tiền tài trợ để trả 20.300 USD học phí trường luật của con trai và mua xe hơi cho con, các công tố viên nói. Trường St. John's thậm chí còn trả những hóa đơn thú y cho con chó nhỏ của con trai bà – thủ phạm từng cắn một sinh viên nghiêm trọng tới mức cô bé phải điều trị tại bệnh viện – sinh viên này làm chứng.

Những sinh viên khác thì phải làm tài xế, người trông nhà cho Tiến sĩ Chang. Họ khai, bà đã bắt họ phải giặt quần lót và nấu ăn cho Steven – cậu quý tử được đánh giá là sẽ nổi khùng nếu đồ ăn không đúng ý.

Tiến sĩ Chang cho rằng St. John's đã đưa cho bà thẻ tín dụng để tiêu số tiền mà bà đã quyên góp được ở Đài Loan và Hồng Kông. Bà buộc tội cha Cahill và hiệu trưởng hiện tại của trường – mục sư Donald J. Harrington – đã sử dụng bà để “kiếm tiền vì những lợi ích cá nhân của họ”.

Tại phiên tòa, cha Harrrington thừa nhận ông đã đi theo Tiến sĩ Chang trong vài chuyến du lịch tới châu Á, ở trong những khách sạn đắt đỏ nhất và nhận những món quà như đồng hồ Patek Philippe và bộ véc tại Sam's Tailor and Modestos ở Hồng Kông.

Ông giải thích rằng Tiến sĩ Chang đã thuyết phục ông rằng đó là phong tục trong văn hóa Trung Quốc và từ chối nó là không lịch sự.

“Tôi biết mọi thành viên trong đoàn đại biểu đều nhận quà” – cha Harrington làm chứng.

Cảm giác bị bỏ rơi

Ở hầu hết các phiên tòa, Tiến sĩ Chang dường như đều cười. Nhưng sau đó, tài liệu của tòa án khẳng định bà tự tử.

Hồi tháng 9, Tiến sĩ Chang có ý định tự tử. Mọi người lo ngại về tình trạng nghiện rượu của bà. Bà thường xuyên tới các cuộc họp với những cái chai nước Poland Spring nhưng chứa đầy vodka.

Các luật sư đề nghị Tiến sĩ Chang đi cai nghiện rượu. Một thẩm phán đã xem xét vấn đề này thay vì yêu cầu bà tới nhà tù liên bang. Bà được thả sau một tuần với điều kiện vẫn bị quản thúc và tuân thủ quy trình kiểm tra độ cồn hằng ngày.

Tiến sĩ Chang viết về tình yêu của bà dành cho con trai trong thư tuyệt mệnh. Bà nói về sự cay đắng khi St. John's đã bỏ rơi bà. « Bà ấy đã nhắc đi nhắc lại việc đã làm việc ở đó 30 năm » – một quan chức hành pháp kể lại.

Bà chết trên sàn phòng tắm, khuôn mặt bà trông như thể đang ngủ trưa trước khi xuất hiện tại tòa vào buổi sáng hôm sau. Bà mặc một chiếc áo hoa lụa kết hợp với áo khoác đen, tóc được chải ngay ngắn. Son môi và má hồng trông tươi tắn, không nhòe nhoẹt chút nào. Gần như không có chút gì lộn xộn. Chiếc dây sáng bóng quấn xung quanh cổ trông như một sợi dây chuyền.

  • Nguyễn Thảo (Theo New York Times)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/102171/tu-nu-tien-si-thanh-toi-pham-nguy-hiem.html

Comments