Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Những mẩu chuyện cảm động về “người thầy của 6 vị tướng”

Posted: 22 Dec 2012 05:44 AM PST

(GDTĐ) –  Cho đến bây giờ, khi ngồi viết những dòng này, tôi vẫn thầm cảm ơn nghiệp làm báo đã cho tôi có cơ may được gặp gỡ, trò chuyện với ông. Để rồi tôi nhận ra một triết lý sống của cuộc đời: sự vĩ đại bao giờ cũng hiện hữu trong những điều giản dị, khiêm nhường. Ông là thầy giáo Doãn Mậu Hòe, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học thành phố Đà Nẵng, từng trực tiếp dạy văn hóa cho 6 vị tướng quân đội Việt Nam: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Hoàng Văn Thái, Thượng tướng Song Hào, Trung tướng Lê Quang Đạo, Trung tướng Phạm Ngọc Mậu và thiếu tướng Phạm Kiệt. 

ong Hoe tai Hoi nghi bieu duong nguoi co cong
Ông Doãn Mậu Hòe tại hội nghị biểu dương người có công

Ngôi nhà của ông Doãn Mậu Hòe -số 98 đường Nguyễn Văn Thoại -TP Đà Nẵng dường như bắt đầu có kẻ ra, người vào đông đúc kể từ sau khi ông từ Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trở về. Nhìn thấy ảnh ông trên báo, xem phóng sự về ông qua truyền hình, một người dân ở Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn bất chợt thốt lên: " Bác Hòe ở khu phố mình hóa ra là người nổi tiếng. Hèn chi bác ấy tốt như thế!".

Thế rồi người ta không chỉ nhắc nhớ đến những nghĩa cử đẹp đẽ mà ông Hòe đã làm, mà còn tới lui nhà ông nhiều hơn để hỏi chuyện về cái thuở ông được "gõ đầu trẻ" một cách đặc biệt oai hùng (được dạy tới 6 vị tướng tài). Một số học sinh cũ của thầy Hòe nay tóc đã chớm hoa râm cũng mừng vui khôn xiết khi biết được tin thầy, không quản xa xôi, tìm đến thăm…

Còn tôi, khi đường đột tới gặp "thầy giáo của 6 vị tướng " mà không hẹn trước, đã cảm thấy một cảm tình đặc biệt đối với ông ngay từ phút ban đầu; từ nụ cười hiền lành phúc hậu, vẻ e ngại khi không kịp thay bộ pijama mặc ở nhà, đến cử chỉ ân cần, niềm nở tiếp khách. Chất giọng của một người thầy đã ở tuổi 80, không còn ấm và vang như trước nữa, nhưng những mẩu chuyện ông kể tự thân nó đã đặc biệt có sức thu hút với người nghe.

"Tôi suốt đời vừa làm anh bộ đội vừa là thầy giáo", ông bắt đầu hồi tưởng về quá khứ của mình bằng những dòng giản dị như vậy! Năm 1954, chàng trai trẻ 22 tuổi Doãn Mậu Hòe từ Liên khu 5 tập kết ra Bắc, đóng quân tại Trung đoàn 108, Sư 305.

Năm 1957, ông được cấp trên cử đi học lớp "Bồi dưỡng giáo viên trợ lý văn hóa", Đại học Sư phạm. Tốt nghiệp, ông về lại Tổng cục chính trị làm trợ lý văn hóa Tổng cục, đồng thời, tham gia dạy Vật lý, Hóa học cho các lớp bổ túc văn hóa tại chức cấp II, III ( hệ 10 năm) cho cán bộ của cơ quan Tổng cục Chính trị. Chính trong thời gian này, ông có niềm vinh hạnh lớn là được chọn trực tiếp hướng dẫn cho 6 vị tướng học văn hóa tại nhà riêng, ở nhiều cấp học khác nhau: Đại tướng Võ Chí Thanh học Toán, Lý, Hóa cấp II; Thiếu tướng Phạm Kiệt học Văn, Toán cấp I; Đại tướng Hoàng Văn Thái; Thượng tướng Song Hào, Trung tướng Lê Quang Đạo và Trung tướng Phạm Ngọc Mậu học Hóa, Lý cấp III.

Ông dạy chung cả 6 vị tướng trong một lớp hay dạy riêng? Dạy vào những thời gian nào và lên lớp có cần phải dùng giáo án? Trí tò mò của người cũng từng một thuở lên bục giảng khiến tôi nôn nóng đặt câu hỏi ngắt quãng dòng hồi ức của ông. Ông đáp lời không kém phần hồ hởi: "Sáu vị tướng không học chung một lớp mà học riêng: ông Nguyễn Chí Thanh học từ cấp 2 học lên, một mình đến cơ quan để học; ông Hoàng Văn Thái, Phạm Ngọc Mậu ở cùng nhà, học chung chương trình; ông Song Hào và Lên Quang Đạo ở cùng nhà cũng học chung với nhau; Ông Phạm Kiệt thì lại học riêng một mình. Tùy tình hình cụ thể, tôi xếp lịch học trong tuần, vừa đảm bảo công tác chung, vừa có thời gian học và làm bài của các thủ trưởng. Dạy có bài bản, giáo án hẳn hoi với từng lớp học"…

Ông Doãn Mậu Hè
Ông Doãn Mậu Hè

Cứ như thế, bằng giọng kể thủ thỉ, ông Hòe tái hiện trở lại những kỷ niệm sâu sắc nhất của những ngày dạy học trong quân ngũ: "Tướng và tôi gọi nhau bằng thầy giáo/Kính trọng-Thương yêu-Thân thiết-Tự hào/Thương các anh dở dang đường học vấn/Tuổi cao còn trở lại buổi thư sinh".

Ông đã viết những dòng xúc động như thế và gọi đó là " nhật ký cuộc đời" mình. Rồi ông giải thích: "Tôi khi ấy mới 25 tuổi, còn họ đã là các tướng lĩnh nổi tiếng. Hồi bấy giờ, lên được một cấp bậc sĩ quan khó lắm, thường phải 7-8 năm một cấp bậc; nghe nói đến cấp tướng, cấp tá là giá trị lắm chứ như bây giờ thì…", ông lắc đầu vẻ dè dặt. Hiểu sự bối rối của ông trong cách xưng hô trên lớp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã đề xuất ý kiến: " Giáo viên nên gọi chúng tôi là anh, chúng tôi gọi giáo viên là thầy giáo". Ông khen Đại tướng Võ Chí Thanh học hành giỏi giang, thông minh; khi đã vào học, ai cũng nghiêm túc. Đồ dùng dạy học không sẵn có như bây giờ, thầy và trò đều phải tự tạo ra đồ dùng để giảng dạy sao cho dễ hiểu. Quan hệ thầy trò trên lớp cũng như thủ trưởng và cấp dưới ngày ấy tình cảm lắm, gắn bó tự nhiên lắm. Thiếu tướng Phạm Kiệt đánh giặc giỏi, từng là du kích Ba Tơ nổi tiếng, quân Pháp sợ nhất ông, nhưng học văn hóa có phần vất vả, không bằng 5 vị còn lại, ông chân tình và thẳng thắn bộc lộ nỗi niềm: " Đề nghị thầy Hòe dạy tôi, đừng phân công các cô giáo dạy vì trước đây tôi bị Pháp bắt, tù đày, đánh đập, bây giờ ảnh hưởng trí não, nói trước quên sau, nếu các cô giáo dạy khi hỏi bài mình không trả lời được thì xấu hổ lắm…".

Và mãi đến sau này, khi đã dạy qua bao nhiêu lớp học, dạy tới 2000 học viên từ binh nhì đến cấp tướng tại các trường, học viện quân đội, ông Hòe vẫn không thể nào quên vòng tay ôm mừng rỡ cùng nụ hôn nóng hổi của thiếu tướng Phạm Kiệt mỗi khi thầy giáo yêu cầu ông nhắc nhớ kiến thức đã học, ông "trả bài trôi chảy". Lần gặp gỡ cuối cùng của  ông Hòe với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là vào một ngày đầu tháng 7/1967. Đại tướng rủ ông đi chùa Thầy,  nhưng ông từ chối vì đã đến ngày phải lên đường vào Nam (đi B). Và sau đó, trên đường vào đến Khu IV thì ông được tin Đại tướng Nguyễn Chí Thanh qua đời vì bệnh tim, trước khi đại tướng trở lại chiến trường lần thứ hai.

Niềm hạnh phúc bất ngờ của người thầy giáo có tới 34 năm được làm thầy giáo (trong chặng đường 47 năm phục vụ quân đội) là vào tháng 8 năm 2010 mới đây, một người học trò cũ thời kỳ ông còn dạy ở trường thiếu sinh quân năm từ năm 1965, Đại tá Võ Minh Ân-Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật Quân khu 5, hiện là Trưởng Ban liên lạc Thiếu sinh quân miền Trung tại Đà Nẵng sau bao năm thất lạc tin tức, đã tìm đến nhà gặp ông đúng vào dịp chuẩn bị kỷ niệm 47 năm ngày truyền thống trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi. Thầy giáo già như trẻ, khỏe ra khi được trở lại bầu không khí tràn đầy tình đồng chí, đồng đội, tình thầy trò, tình bè bạn, anh em thân thương như ruột thịt trong buổi gặp mặt với Ban liên lạc và các em cựu học sinh trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi ở miền Trung…Trong niềm vui, xúc động của ngày hội tụ, ông lại bùi ngùi nhớ lại những người học trò  đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, trong đó có Võ Văn Dũng, con trai nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, học sinh khóa 5, rất thông minh, học giỏi, vui tính…Và cho đến khi trở về Đà Nẵng, ông đã ghi lại nguyên văn lời phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong buổi lễ kỷ niệm hôm ấy ( Phó Thủ tướng cũng là cựu học sinh trường Thiếu sinh quân): " Có được như ngày hôm nay, một phần quan trọng là nhờ vào công lao của các thầy cô giáo đã dạy cho chúng em cái cần phải học, đã chỉ cho chúng em cái cần phải làm, đã hướng dẫn cho chúng en cái cần phải hiểu ở lứa tuổi học trò của chúng em lúc đó…".

Mới hay, triết lý "không thầy đố mày làm nên" và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc vẫn còn nguyên giá trị. Người thầy của 6 vị tướng năm xưa đã sống bằng niềm hạnh phúc ấy, mặc dù hôm nay, ông lặng lẽ trở về với đời thường, với những việc làm không tên tuổi nhưng lại làm nên bao tuổi tên. Người dân ở khu phố An Thượng mừng vui khi từ ngày có ông về, đường phố không còn lầy lội, nhà cửa không còn tối tăm, có điện chiếu sáng, có nước máy. " Tôi thấy bà con khổ quá, mới xin anh Nguyễn Bá Thanh mấy trăm để làm", ông nói một cách giản dị như vậy về cái gọi là " nguồn vốn đầu tư".

Đặc biệt, ông trực tiếp đề xuất ý kiến và được lãnh đạo Quận cho thành lập Quỹ khuyến học Lê Văn Hiến, từ năm 2008 đến nay, Quỹ KH Lê Văn Hiến đã vận động được hơn 156 triệu đồng từ 55 tổ chức, cá nhân ngay tại Lễ công bố thành lập quỹ này. Từ năm 2008 đến nay, Quỹ KH Lê Văn Hiến đã góp phần bảo trợ dài hạn cho 111 học sinh mồ côi nghèo, cấp học bổng cho 145 HS giỏi, trao giải thưởng cho 24 HS lớp cuối cấp học phổ thông và 272 HS trúng tuyển vào đại học.

 

Nguyễn Thị Thúy Hồng

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201212/Nhung-mau-chuyen-cam-dong-ve-nguoi-thay-cua-6-vi-tuong-1965785/

Học các ngành nghệ thuật truyền thống giảm 70% học phí

Posted: 22 Dec 2012 05:43 AM PST

Học các ngành nghệ thuật truyền thống giảm 70% học phí

TT – Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 49 quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập.

Theo đó, đối với giáo dục mầm non, phổ thông công lập, mức học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp của người dân. Các trường mầm non, phổ thông công lập thực hiện chất lượng giáo dục cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo trình UBND cấp tỉnh cho phép, đồng thời phải thực hiện quy chế công khai do Bộ GD-ĐT quy định.

Học phí theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học, nhóm ngành nghề đào tạo. Học sinh các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc, một số ngành học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với dạy nghề được giảm 70% học phí.

V.HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/526198/Hoc-cac-nganh-nghe-thuat-truyen-thong-giam-70-hoc-phi.html

Đại học Việt Nam hội nhập quốc tế: Hợp chuẩn và lệch chuẩn

Posted: 21 Dec 2012 05:00 PM PST

Đối với sinh viên (SV) trong nước, được hỏi đại học (ĐH) nào nổi tiếng nhất Việt Nam, các phiếu khảo sát cho rất nhiều câu trả lời khác nhau nhưng có đến 52,8% số phiếu không chắc về đáp án mình đưa ra. Vậy, ĐH Việt Nam đang đứng ở đâu trên bảng xếp hạng thế giới?


Sinh viên Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam học tập qua mạng.

Bước đầu hội nhập

Trung tuần tháng 11/2012, tại Hội nghị Giáo dục quốc tế QS APPLE diễn ra ở Indonesia, ĐH FPT Việt Nam chính thức được công nhận đạt chuẩn quốc tế 3 sao (408 điểm) theo thang bậc xếp hạng của Tổ chức QS (tên tiếng Anh đầy đủ là Quacquarelli Symonds), một trong những tổ chức xếp hạng ĐH được xem là có uy tín trên thế giới.

Trước đó, để đạt được chứng nhận này, tập thể thầy và trò đã trải qua nhiều vòng kiểm định chặt chẽ dựa trên các tiêu chí: "đầu ra" sinh viên sau đào tạo, cơ sở vật chất, tỷ lệ việc làm sau tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu, tỷ lệ sinh viên/giảng viên nước ngoài, số lượng bằng sáng chế, công trình nghiên cứu khoa học đăng ký quốc gia và quốc tế, học bổng và các loại hình hỗ trợ sinh viên…

TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, chứng nhận này có giá trị trong vòng 3 năm. Do đó, mục tiêu phấn đấu tiếp theo của nhà trường trong 1-2 năm tới là cán mốc 550 điểm – xếp hạng 4 sao theo quy chuẩn đánh giá của tổ chức này.

Trước đó, ĐHQG Hà Nội cũng từng lọt vào top 300 trường ĐH hàng đầu châu Á do tổ chức này xếp hạng. Ngoài ra, vào năm 2009, ĐHQG TPHCM cũng từng đứng ở bậc 57 trên tổng số 200 trường ĐH hàng đầu thế giới do tổ chức 4icu (For International Colleges and Universities) bình chọn dựa trên số lượng người truy cập vào website của trường. Ngoài ra, một số ĐH khác ở Việt Nam như ĐH Quốc tế RMIT, ĐH Quốc tế TPHCM hiện cũng đang ưu tiên thực hiện công tác trao đổi sinh viên nước ngoài nhằm nâng cao vị thế, quảng bá hình ảnh ĐH Việt Nam ra thế giới.

Mới đây, ĐHQG TPHCM công bố đã có 6 khoa/bộ môn trực  thuộc đơn vị này được công nhận chuẩn giáo dục AUN-QA, chuẩn kiểm định chất lượng dành cho hệ thống các trường ĐH thuộc khối ASEAN. Hiện Khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Quốc tế TPHCM đang hoàn tất hồ sơ, dự báo sẽ là đơn vị tiếp theo được công nhận đạt chuẩn.

Cẩn trọng với "chuẩn"

Công nhận đạt chuẩn luôn là mơ ước, mục tiêu phấn đấu của các trường ĐH. Tuy nhiên, theo TS Vũ Thị Phương Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TPHCM, trên thế giới hiện nay đang tồn tại hơn 10 bảng xếp hạng ĐH, mỗi loại đánh giá dựa trên những tiêu chí hoàn toàn khác nhau.

Trong đó, chỉ có hai tổ chức xếp hạng được đánh giá là có uy tín, nhiều người tin cậy là bảng xếp hạng của tạp chí Times Higher Education (Vương quốc Anh) hợp tác với hãng thông tấn Thomson Reuters và bảng xếp hạng của ĐH Thượng Hải (Trung Quốc). Việt Nam chưa từng có ĐH nào lọt vào hai bảng xếp hạng này. Riêng hệ thống xếp hạng QS-Stars của Công ty Quacquarelli Symonds (Anh) cũng được xem là đáng tham khảo do trước đây công ty này từng hợp tác với tạp chí Times Higher Education xếp hạng ĐH.

Tuy nhiên, từ năm 2010, tạp chí Times Higher Education đã ngưng hợp tác với QS, thay vào đó kết hợp cùng Thomson Reuters tạo ra hệ thống đánh giá mới. Qua đó cho thấy vấn đề xếp hạng ĐH hiện nay chưa đồng nhất, ở đó một trường ĐH có thể lọt vào bảng xếp hạng này nhưng hoàn toàn vắng bóng ở bảng xếp hạng kia.

Do đó, lời khuyên của bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, là các trường không nên quá chạy theo chuẩn xếp hạng mà bỏ quên nhiệm vụ, sứ mạng đào tạo được xã hội giao phó. Việt Nam muốn có các trường nằm trong các bảng xếp hạng quốc tế cần có một cuộc cải cách lâu dài, hoặc là phát triển các trường ĐH đang có trở thành ĐH đẳng cấp, hoặc thành lập riêng một số trường ĐH mới với các mục tiêu đào tạo trọng yếu.

Còn theo PGS-TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQG TPHCM: "Việc chạy theo chuẩn này chuẩn nọ không khéo sẽ trở thành lệch chuẩn. Hiện nay mỗi trường có một mục tiêu, sứ mạng đào tạo khác nhau…". Chính vì vậy, kết quả thứ bậc theo hệ thống xếp hạng này hay hệ thống khác chỉ mang tính tương đối, giúp người học có thêm lựa chọn môi trường đào tạo phù hợp, không phải là cơ sở so sánh trường này với trường kia.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác được đưa ra là hiện nay đang có tình trạng một số trường ĐH mới nổi lấy "chuẩn" – bất kể chính thống hay không chính thống làm phương tiện quảng bá hình ảnh, thu hút thêm học viên. Trong khi đó, nhiều trường ĐH lâu năm, đã có bề dày thành tích lại cẩn trọng hơn trong việc tham gia sân chơi này. Do đó, người học cần tìm hiểu rõ ràng, thứ bậc xếp hạng của một trường không quan trọng bằng việc trường đó có phù hợp với yêu cầu và năng lực học tập của từng cá nhân

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dai-hoc-viet-nam-hoi-nhap-quoc-te-hop-chuan-va-lech-chuan-676694.htm

Thí điểm phát triển nhóm trẻ ngoài công lập dựa vào cộng đồng tại khu công nghiệp, khu chế xuất

Posted: 21 Dec 2012 05:00 PM PST

(GDTĐ) – Ngày 21/12, Bộ GD-ĐT và Hội LHPN Việt Nam tổ chức Lễ ký kết  kế hoạch phối hợp thực hiện chuyên đề GDMN giai đoạn 2012-2015. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Thanh Bình và đại diện các Vụ, Ban của 2 đơn vị đã tham gia buổi lễ.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa và PCT Hội LHPN Việt Nam Trần Thanh Bình ký kết kế hoạch thực hiện chuyên đề GDMN giai đoạn 2012-2015.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa và PCT Hội LHPN Việt Nam Trần Thanh Bình ký kết kế hoạch thực hiện chuyên đề GDMN giai đoạn 2012-2015.

Theo nội dung chuyên đề trên, Bộ GD-ĐT và Hội LHPN Việt Nam sẽ cùng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiến thức, kỹ năng về nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ em cho các bậc cha mẹ và cộng đồng; vận động các bà mẹ đưa trẻ đến trường, lớp MN, thực hiện chăm sóc, GD trẻ khoa học, đảm bảo an toàn cho trẻ về thể chất và tinh thần.

Cụ thể,  từ nay đến năm 2015, Bộ GD-ĐT và TW Hội LHPN Việt Nam sẽ  phối hợp thực hiện một số hoạt động: Kiểm tra công tác thực hiện PCGDMN trẻ 5 tuổi tại một số địa phương. Năm 2013 sẽ xây dựng tài liệu truyền thông dành cho các bậc cha mẹ; Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động hội viên, phụ nữ thực hiện chăm sóc GD trẻ và PCGDMN trẻ 5 tuổi; Tổ chức từ 1-2 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc, GD trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng. Khảo sát xây dựng đề án Thí điểm phát triển nhóm trẻ ngoài công lập (gia đình) dựa vào cộng đồng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để có thể triển khai vào năm 2014.

Ngoài ra, Hội LHPN Việt Nam  chỉ đạo các cấp hội triển khai thực hiện lồng ghép các hoạt động chăm sóc, GD trẻ MN với nội dung cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch và đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt. Về phía ngành GD sẽ chỉ đạo thực hiện tốt công tác GD vệ sinh cá nhân, GD dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho trẻ trong trường MN.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: Thời gian qua, Bộ GD-ĐT và Hội LHPN Việt Nam có nhiều chương trình phối hợp chặt chẽ, thiết thực. Hiệu quả nhất là hoạt động ký kết 5 bộ về xây dựng phong trào thi đua Xây dựng THTT- HSTC, trong đó có thực hiện "3 đủ" đã đảm bảo cho HS đi học không thiếu sách vở, thiếu ăn và quần áo. Tại cơ sở, phụ nữ luôn là lực lượng nòng cốt tham gia vào việc vận động đưa trẻ đến trường, phong trào "5 không, 3 sạch" cũng đã đảm bảo không có HS bỏ học đã góp phần phát triển truyền thống hiếu học của các địa phương… Với những kết quả đã đạt được, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa tin tưởng 2 bên sẽ thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra trong chuyên đề GDMN giai đoạn 2012-2015, góp phần thực hiệnPCGDMN trẻ 5 tuổi.

Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Thanh Bình cho biết: Phụ nữ và trẻ em luôn gắn liền với nhau nên phối hợp chắc chắn sẽ đạt kết quả cao nếu 2 bên cùng có sự phối hợp chặt chẽ. Cũng theo Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Thanh Bình , bên cạnh việc thực hiện mục tiêu PCGDMN trẻ 5 tuổi, trong năm 2013 sẽ tập trung giải quyết nhu cầu  gửi trẻ của công nhân các  khu công nghiệp, khu chế xuất.

Trước mắt, thường trực TW Hội LHPN đã đồng ý tăng cường kinh phí để khảo sát, thí điểm và tiến tới nhân rộng mô hình. Để mô hình trên đạt kết quả, Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Thanh Bình đề nghị Bộ GD-ĐT cùng với Hội LHPN Việt Nam cùng tổ chức hội thảo chuyên ngành, chuyên gia với sự tham dự của các địa phương để có số liệu chính xác cho việc xây dựng mô hình nhóm trẻ ngoài công lập dựa vào cộng đồng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất…

L.G

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201212/Thi-diem-phat-trien-nhom-tre-ngoai-cong-lap-dua-vao-cong-dong-tai-khu-cong-nghiep-khu-che-xuat-1965770/

“Bật mí” chạy trường

Posted: 21 Dec 2012 04:59 PM PST

Đó là kết luận từ đề tài nghiên cứu khoa học "Xu hướng chọn trường tiểu học của phụ huynh TP.HCM" do một nhóm sinh viên khoa xã hội học – công tác xã hội Trường ĐH Mở TP.HCM thực hiện trong tháng 3-2012. Đề tài được thực hiện bằng cách khảo sát trên 150 phụ huynh có con đang học tiểu học ở Q.3, Q.Tân Bình và huyện Hóc Môn (mỗi nơi 50 phụ huynh).

 

 



Khảo sát cho thấy học sinh ngoại thành có tỉ lệ học trái tuyến thấp hơn hẳn so với nội thành. (Nguồn: Cuộc khảo sát tháng 3/2012 tại TP.HCM)

 

 

Gần một nửa học trái tuyến

 

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 150 phụ huynh được hỏi, tỉ lệ có con học trái tuyến chiếm gần một nửa với 45,3%. Phụ huynh lý giải việc họ phải "chạy" trường cho con học trái tuyến là do những yếu tố sau: chú trọng danh tiếng của trường, chất lượng giảng dạy của giáo viên, trường đúng tuyến chất lượng không tốt, không xin vào được trường đúng tuyến và cả "gần nơi làm việc để thuận tiện đưa đón".

 

 

Và để con mình được học tại trường trái tuyến như mong muốn, 54,4% phụ huynh khi được hỏi đã thừa nhận mình có nhờ người quen biết "chạy" trường cho con. Trong khi đó, 30,9% phụ huynh khác cho biết mình "tự nộp hồ sơ vào trường không đúng tuyến". Đáng lưu ý, cứ mười phụ huynh được hỏi thì có một người tiết lộ mình "phải trả lệ phí cao để được nhận hồ sơ" chạy trường cho con.

 

 

 

"Bình thường"

 

 

Việc "chạy" trường đã không còn xa lạ với phụ huynh khi 76% trả lời "có biết" việc này và 24% không biết. Thái độ của ông/bà đối với vấn đề "chạy" trường như thế nào? Với câu hỏi này, có đến 64,9% cho rằng đó là việc… bình thường. Còn lại 31,6% phụ huynh không đồng tình và số lượng phụ huynh đồng tình với "chạy" trường chỉ chiếm con số nhỏ, với 3,5%.

 

 

Ở một góc độ khác, trả lời của phụ huynh từ cuộc nghiên cứu cho thấy yếu tố nghề nghiệp của họ cũng ảnh hưởng đến việc chọn trường cho con. Chẳng hạn, nhóm phụ huynh làm công nhân, lao động tự do có thu nhập thấp cho biết họ thường lựa chọn trường công lập, đúng tuyến cho con theo học. Ngược lại, những phụ huynh làm việc ở những ngành lao động bậc cao, kinh doanh, buôn bán… thường chọn trường công lập nhưng trái tuyến cho con mình theo học.

 

 

Trong khi đó, việc "chạy" trường cho con của phụ huynh cũng "dao động" theo địa bàn sinh sống. Đơn cử kết quả cho thấy phụ huynh ở nội thành "chạy" trường tiểu học cho con nhiều hơn ở ngoại thành. Cụ thể: tại Q.3 (nội thành) tỉ lệ phụ huynh có con học trái tuyến lên đến 64%, đúng tuyến 36%. Trong khi đó, tỉ lệ phụ huynh có con học trái tuyến ở Q.Tân Bình là 44%, đúng tuyến 56%. Tỉ lệ phụ huynh có con học trái tuyến tại ngoại thành thấp hơn hẳn so với hai địa bàn kể trên với 28%…

 

 

2 nguyên nhân chạy trường

 

 

Tình trạng chạy trường ở bậc tiểu học có hai nguyên nhân. Thứ nhất là tâm lý phụ huynh nghe đồn trường X, trường Y được nhiều phụ huynh tín nhiệm nên muốn con mình được vào học trường đó (trong số này có phụ huynh không cần biết ngôi trường đó có tốt hay không nhưng nhất quyết xin cho bằng được vì "đẳng cấp con họ phải học trường như vậy").

 

 

Thứ hai là do phân tuyến lớp 5 vào lớp 6. Tôi lấy ví dụ như Trường tiểu học Trần Quốc Thảo ở quận 3 không phải trường nổi bật nhưng vì học sinh lớp 5 trường này sẽ được phân tuyến vào lớp 6 Trường THCS Lê Quý Đôn nên nhiều phụ huynh muốn cho con mình học tại trường này.

 

 

Nhiều năm gần đây, UBND TP.HCM đã chỉ đạo trường tiểu học không nhận học sinh trái tuyến để các quận huyện quan tâm hơn đến việc xây dựng trường lớp, chăm sóc nhiều hơn cho học sinh trên địa bàn của mình. Đến nay, có thể nói quận nào cũng có trường tốt. Đương nhiên, cùng một lúc không phải tất cả các trường đều tốt nhưng hầu hết các trường khó khăn nay đã được sửa chữa khang trang hơn.

 

Bên cạnh đó, để giảm thiểu tình trạng học trái tuyến, phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM đã chỉ đạo các trường thực hiện chương trình "Ngôi trường tiểu học của em": các phụ huynh và học sinh mẫu giáo 5 tuổi sẽ được tham quan, tìm hiểu hoạt động, chất lượng giáo dục… của trường tiểu học trên địa bàn. Từ chương trình này, nhiều phụ huynh mới giật mình nhận ra: ngôi trường sát bên nhà mình có chất lượng giáo dục rất tốt mà mình không để ý." – Ông Lê Ngọc Điệp (trưởng phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM)

 

Theo Tuổi Trẻ

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/bat-mi-chay-truong-676495.htm

Được cấp học bổng 20 ngàn bảng Anh nếu làm giáo viên Toán

Posted: 21 Dec 2012 04:55 PM PST

Theo Telegraph, khoảng 150 suất học bổng kiểu này sẽ được cấp cho các cử nhân giỏi muốn làm giáo viên Toán. Kế hoạch này là một phần trong chiến dịch của chính phủ Anh nhằm cải thiện kỹ năng làm toán của học sinh nước này.

Chính sách cấp học bổng này được Viện Toán học và Ứng dụng (IMA) phối hợp với Hội Toán học London và Hội Thống kê Hoàng gia thực hiện. Ứng viên sẽ được yêu cầu có nền tảng toán học vững vàng, hiểu biết tốt về toán học và thống kê và cam kết làm việc trong ngành giáo dục và giảng dạy. Các tổ chức nói trên sẽ hỗ trợ các sinh viên tốt nghiệp khi được đào tạo nghề sư phạm đồng thời hỗ trợ họ trong nghề nghiệp.

Học bổng là một phần của chiến lược đào tạo giáo viên các môn như Toán, Vật lý, Hóa học và Khoa học máy tính.

Michael Gove, Bộ trưởng Giáo dục Anh, cho biết: “Giáo dục toán học chất lượng cao là trung tâm của việc cải thiện xã hội và nền kinh tế của chúng ta. Bằng cách phối hợp cùng nhau, các tổ chức này sẽ đưa ra chương trình học bổng để chắc chắn rằng chúng ta có những giáo viên toán học tốt nhất ở đất nước này với kiến thức sâu về bộ môn Toán. Điều này sẽ giúp nâng cao vị thế của nghề dạy học và cũng tạo ra một sự khác biệt rất lớn trong cuộc sống của các em học sinh”.

Charlie Taylor, giám đốc điều hành của Cơ quan giảng dạy – cơ quan giám sát việc đào tạo giáo viên, cho biết: “Chúng tôi muốn các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhất có nền tảng toán học vững vàng sẽ tham gia vào nghề giáo. Những học bổng này sẽ giúp chúng tôi làm điều này”.

Trong khi đó, Nigel Steele – thư ký danh dự về giáo dục ở IMA, cho biết: “Toán học, thông qua các ứng dụng của nó, đã đóng góp lớn cho nền kinh tế. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người dạy tốt môn toán tại trường học có khả năng kiếm được nhiều tiền hơn so với đồng nghiệp của họ. Chương trình học bổng được thiết kế bởi IMA, thay mặt cho các cơ quan phối hợp, sẽ thu hút những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao mà có thể những cử nhân này không cân nhắc việc tham gia công tác trong ngành sư phạm. Những cử nhân giỏi này sẽ giúp tăng cường lực lượng giảng dạy toán học trong khả năng của mình để truyền cảm hứng cho các em học sinh – những người sẽ quyết định tương lai”.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/duoc-cap-hoc-bong-20-ngan-bang-anh-neu-lam-giao-vien-toan-676690.htm

Lý giải học sinh lớp 4 nói thẳng: "Con không thích học lịch sử"

Posted: 21 Dec 2012 04:55 PM PST

Trong clip trắc nghiệm đối với học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5, PV đã đặt ra nhiều câu hỏi, chẳng hạn: Thủ đô của nước Việt Nam tên là gì?", "Hai Bà Trưng đánh giặc nào?", "Bà Triệu đánh giặc nào?", “Yết Kiêu làm nghề gì?”… rất nhiều học sinh không trả lời được.

Khi xem những clip trắc nghiệm này, TS Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh – Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và Giáo dục trẻ em Kidz Academy, Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con chia sẻ: "Xem những đoạn băng và đọc thông tin trắc nghiệm về kiến thức phổ thông lứa tuổi 9-11 do báo Giáo dục Việt Nam thực hiện cách đây không lâu, tôi có nhiều cảm xúc khá trái ngược. Vừa buồn cười, vừa lo lắng nhưng cũng vừa thông cảm với các em bé của chúng ta. Chớ vội vàng lên án các em với những kiến thức thiếu hụt, ngô nghê, buồn cười, với sự mặc cảm 'con học dốt lịch sử' (như lời một em bé nói)".

Tuy nhiên, TS Thụy Anh cũng cho rằng, trắc nghiệm chưa đủ để kết luận chính xác hoặc tương đối chính xác một điều gì trên diện rộng. Chỉ có thể nói rằng, có những hiện tượng hổng kiến thức ở trẻ là rõ ràng. Vì vậy cần đi sâu vào phân tích nguyên nhân của hiện tượng.


TS Nguyễn Thụy Anh cho rằng: Hiện tượng hổng kiến thức ở trẻ là rõ ràng.

Cụ thể, TS Thụy Anh cho biết: Trẻ chưa được quan tâm hướng dẫn tiếp cận các nguồn thông tin về kiến thức phổ thông (trong đó có lịch sử) thông qua những câu chuyện hàng ngày của bố mẹ, người thân. Càng ngày sự gần gũi trò chuyện giữa các thế hệ dường như ít đi – mà đây lại chính là nguồn thông tin quan trọng đối với trẻ trên cơ sở tiếp cận thường xuyên, hàng ngày và đầy cảm xúc tích cực. Việc trẻ tiểu học học bán trú làm "nhẹ gánh" lo toan cho bố mẹ nhưng cũng khiến thời gian giao tiếp gia đình, thủ thỉ giữa bố mẹ và con cái ít đi đáng kể.

Việc giáo dục học sinh trong gia đình cũng là phần quan trọng không thể thiếu: Bố mẹ không coi trọng việc đọc và tìm hiểu các kiến thức xã hội, chỉ hướng con vào việc học những môn chính như Toán, Văn, Ngoại Ngữ, đi học thêm quá nhiều khiến đầu trẻ bị "chật", không còn thời gian và chỗ trống để tiếp thu những điều cần thiết, thú vị khác.

Nội dung và phương pháp giảng dạy môn Sử ở bậc tiểu học cũng cần phải để ý sao cho không rơi vào tình trạng thừa thông tin, con số mà thiếu thú vị làm giảm động cơ học tập.

Việc đọc sách cho trẻ cũng hết sức quan trọng, thế nhưng việc này vẫn chưa được quan tâm: Sách truyện trên thị trường xuất bản không ít nhưng nhà trường và cha mẹ chưa quan tâm đầy đủ đến việc đọc của trẻ hoặc khó khăn trong việc lựa chọn sách, khai thác sách hướng tới việc bổ sung kiến thức cho trẻ.

Những loại hình giải trí phong phú khác chiếm hết thời gian của trẻ, trẻ không tự kiểm soát và điều chỉnh lịch học, chơi, giải trí của mình, bố mẹ cũng chưa có phương pháp hợp lý hỗ trợ trẻ trong việc này. Những động thái như cấm đoán, bắt ép, áp đặt… đều có thể trở thành phản tác dụng.

Đồng hành thay vì cấm đoán trẻ
Báo chí và người lớn thường lo lắng khi trẻ chỉ thích đọc truyện tranh, chơi game hơn là đọc truyện chữ. Nhìn nhận về vấn đề này, TS Nguyễn Thụy Anh cho rằng: "Đó không phải là… chuyện bất thường".

Nguyên nhân về việc trẻ thích đọc truyện tranh, chơi game được TS Thụy Anh phân tích: Trẻ ở bậc tiểu học có những ham mê như thế là chuyện dễ hiểu, hợp tâm lý lứa tuổi, nhất là những cuốn truyện tranh và trò chơi điện tử lại được trình bày bắt mắt, hài hước, vui nhộn, dễ hiểu, dễ nhớ, kích thích sáng tạo. Vấn đề ở đây là bố mẹ cần học cách hoặc tìm ra cách tiếp cận những thú vui đó của trẻ để cùng trẻ điều chỉnh thời gian biểu hợp lý thông qua việc thỏa thuận, cam kết với nhau và với chính bản thân mình.


Tiến sỹ Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh cùng CLB Đọc sách cùng con.

Điều này xuất phát từ tâm lý trẻ thay đổi theo độ tuổi, từ đó mà ngay cả "gu" đọc sách hay những ham thích của trẻ cũng sẽ thay đổi. Cần nắm bắt được sự thay đổi này trong nhu cầu tìm hiểu thế giới ở trẻ mà kịp thời chia sẻ thông tin, hướng dẫn con tìm đến những cuốn sách, bộ phim, trò chơi… hợp với tuổi mình hơn.

Nguyn Hiu trng H S phm: 'HS khng bit Th  l ti ca thy'

Nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm: ‘HS không biết Thủ đô là tội của thầy’

Quan chc t chc  B Gio dc:

Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: “Học sinh kém do nền giáo dục kém”

Vì vậy, TS Thụy Anh nhắn nhủ với người lớn trong việc giáo dục trẻ: "Xin nhắc lại là phải theo dõi, quan sát, lắng nghe, chia sẻ và đồng hành chứ không phải cấm đoán".

Bàn luận về cách học môn lịch sử thế nào, chương trình học ra sao để gây đươc hứng thú cho học sinh, TS Thụy Anh chia sẻ: "Trẻ sẽ dễ tiếp thu hơn nếu thấy môn lịch sử thú vị, lạ hoặc vui – đó chính là những chiếc chìa khóa nhỏ đưa đến thành công. Các thày cô, bố mẹ hãy nghĩ đến cách biến những kiến thức khô khan thành những điều thú vị, lạ và vui. Để làm được điều này tôi tin là những người yêu trẻ cũng như các nhà giáo tâm huyết sẽ nghĩ ra thật nhiều phương án, chỉ là có muốn làm không mà thôi".

TS Thụy Anh tâm sự về cách học lịch sử qua những câu chuyện văn học: "Tôi còn nhớ như in ngày bé, khi đọc những cuốn truyện đề tài lịch sử như 'Lá cờ thêu sáu chữ vàng', 'Trăng nước Chương Dương', 'Trên sông truyền hịch'… từng tình tiết, lời thoại mà các nhà văn viết ra để xây dựng nhân vật lịch sử đã trở thành cái 'neo' đầy cảm xúc để neo kiến thức lại với những đứa trẻ non nớt có trí tưởng tượng thật phong phú. Tôi nhớ những câu chuyện lịch sử lâu hơn là những con số, tên người của bài học thuộc lòng khô không khốc".

Cũng theo TS Thụy Anh, lịch sử còn hiển hiện ở khắp nơi – một tấm biển ghi tên phố, một góc viện bảo tàng ít khi trẻ được lui tới, một đoạn đường nhỏ của Thủ Đô…

Gần đây có những dự án phát huy giá trị các di sản văn hóa – hẳn các nhà giáo cũng có thể tìm hiểu để đưa ra các phương án tốt cho trẻ tiếp cận di sản văn hóa, lịch sử của dân tộc thông qua những buổi tham quan, những cuộc thi nho nhỏ, những tiểu phẩm do các em tự dàn dựng, những bức họa, những clips ngắn tự quay, sơ đồ tư duy…

 

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Clip: Học sinh Hà Nội không biết tên Thủ đô của Việt Nam!

Học sinh Hà Nội nói: Yết Kiêu đánh giặc Minh, Sơn Tinh là… thần nước

Clip trắc nghiệm: HS Hà Nội nhầm lẫn Thủ đô Việt Nam là… Cầu Giấy

 Bộ Giáo dục công bố nhiều sai phạm tại ĐH Kinh tế Quốc dân

Một bộ phận thanh thiếu niên có biểu hiện suy thoái tư tưởng

Sai phạm hơn 51 tỷ ở ĐH Kinh tế Quốc dân:Hiệu trưởng bị xử lý thế nào?

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng


Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Ly-giai-hoc-sinh-lop-4-noi-thang-Con-khong-thich-hoc-lich-su/261596.gd

ĐH Cần Thơ dự kiến tuyển 8.200 chỉ tiêu năm 2013

Posted: 21 Dec 2012 04:55 PM PST

Trong đó, hệ Đại học dự kiến tuyển 8.000 chỉ tiêu, trường dành 580 chỉ tiêu đào tạo tại khu Hòa An (Hậu Giang); 200 chỉ tiêu cho hệ Cao đẳng ngành Công nghệ thông tin.

Cụ thể:

Số TT

Ngành học

Mã ngành

Khối thi

Chỉ tiêu (dự kiến)

 

 

 

 

8.200

A

Hệ  đào tạo đại học

 

 

8.000

1         

Giáo dục Tiểu học

D140202

A, D1

60

2         

Giáo dục Công  dân

D140204

C

80

3         

Giáo dục Thể chất

D140206

T

80

4         

Sư phạm Toán học 

D140209

A, A1

120

5         

Sư phạm Vật lý

D140211

A, A1

180

6         

Sư phạm Hóa học

D140212

A, B

60

7         

Sư phạm Sinh học

D140213

B

120

8         

Sư phạm Ngữ văn

D140217

C

60

9         

Sư phạm Lịch sử

D140218

C

60

10     

Sư phạm Địa lý

D140219

C

60

11     

Sư phạm Tiếng Anh 

D140231

D1

80

12     

Sư phạm Tiếng Pháp 

D140233

D1, D3

60

13     

Việt Nam học

D220113

C, D1

80

14     

Ngôn ngữ Anh

D220201

D1

160

15     

Ngôn ngữ Pháp 

D220203

D1, D3

60

16     

Văn học

D220330

C

80

17     

Kinh tế 

D310101

A, A1, D1

80

18     

Thông tin học

D320201

D1

60

19     

Quản trị kinh doanh  

D340101

A, A1, D1

120

20     

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

D340103

A, A1, D1

80

21     

Marketing

D340115

A, A1, D1

80

22     

Kinh doanh quốc tế

D340120

A, A1, D1

100

23     

Kinh doanh thương mại

D340121

A, A1, D1

80

24     

Tài chính – Ngân hàng

D340201

A, A1, D1

200

25     

Kế toán

D340301

A, A1, D1

90

26     

Kiểm toán

D340302

A, A1, D1

90

27     

Luật

D380101

A, C,   D1, D3

300

28     

Sinh học  

D420101

B

120

29     

Công nghệ sinh học

D420201

A, B

160

30     

Hóa học

D440112

A, B

160

31     

Khoa học môi trường

D440301

A, B

140

32     

Khoa học đất

D440306

B

60

33     

Toán ứng dụng

D460112

A

80

34     

Khoa học máy tính

D480101

A, A1

80

35     

Truyền thông và mạng máy tính 

D480102

A, A1

80

36     

Kỹ thuật phần mềm

D480103

A, A1

80

37     

Hệ thống thông tin

D480104

A, A1

80

38     

Công nghệ thông tin

D480201

A, A1

160

39     

Công nghệ kỹ thuật hóa học

D510401

A, B

80

40     

Quản lý công nghiệp

D510601

A, A1

80

41     

Kỹ thuật cơ khí

D520103

A, A1

240

42     

Kỹ thuật cơ – điện tử

D520114

A, A1

80

43     

Kỹ thuật điện, điện tử

D520201

A, A1

90

44     

Kỹ thuật điện tử, truyền thông  

D520207

A, A1

80

45     

Kỹ thuật máy tính

D520214

A, A1

80

46     

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

D520216

A, A1

80

47     

Kỹ thuật môi trường

D520320

A

80

48     

Công nghệ thực phẩm

D540101

A

120

49     

Công nghệ chế biến thủy sản

D540105

A

80

50     

Kỹ thuật công trình xây dựng

D580201

A, A1

240

51     

Chăn nuôi 

D620105

B

160

52     

Nông học

D620109

B

120

53     

Khoa học cây trồng

D620110

B

270

54     

Bảo vệ thực vật

D620112

B

120

55     

Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan

D620113

B

60

56     

Kinh tế nông nghiệp

D620115

A, A1, D1

180

57     

Phát triển nông thôn

D620116

A, A1, B

80

58     

Lâm sinh

D620205

A, A1, B

60

59     

Nuôi trồng thủy sản

D620301

B

160

60     

Bệnh học thủy sản

D620302

B

80

61     

Quản lý nguồn lợi thủy sản 

D620305

A, B

60

62     

Thú y

D640101

B

180

63     

Quản lý tài nguyên và môi trường

D850101

A, A1, B

80

64     

Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

D850102

A, A1, D1

80

65     

Quản lý đất đai

D850103

A, A1, B

120

 

Đào tạo đại học tại khu Hòa An –          tỉnh Hậu Giang

 

 

580

1

Ngôn ngữ Anh

D220201

D1

80

2

Quản trị kinh doanh

D340101

A, A1, D1

80

3

Luật

D380101

A, C,    D1, D3

100

4

Công nghệ thông tin

D480201

A, A1

80

5

Kỹ thuật công trình xây dựng

D580201

A, A1

80

6

Nông học

D620109

B

80

7

Phát triển nông thôn

D620116

A, A1, B

80

B

Hệ đào tạo cao đẳng

 

 

200

1

Công nghệ thông tin

C480201

A, A1, D1

200

Trường ĐH Cần Thơ cho biết, trường đang chờ quyết định của Bộ GD-ĐT cho phép tuyển sinh thêm 6 ngành mới (dự kiến 400 chỉ tiêu).

Nhà trường cũng cho hay, trường dự kiến thu học phí năm học 2013-2014 từ 160.000 đồng/tín chỉ đến 190.000 đồng/tín chỉ tùy theo học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành và ngành đào tạo.

Huỳnh Hải

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dh-can-tho-du-kien-tuyen-8200-chi-tieu-nam-2013-676691.htm

Bộ Giáo dục dừng mở ngành có phải… "cách làm áp đặt"?

Posted: 21 Dec 2012 04:55 PM PST

Hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên môi trường Hoàng Ngọc Quang xác định: Kế toán là 1 trong 3 ngành thu hút nhiều sinh viên vào học nhất của trường trong năm 2012. Do đó, đây là ngành chủ đạo trường đã lên phương án tuyển sinh đến năm 2014.

Tiếp tục chứng minh đó là những ngành hót và hút số lượng đáng kể sinh viên theo học – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Phạm Văn Bổng cho biết, chỉ tiêu tuyển các ngành này của trường năm 2012 xấp xỉ 40% trong tổng số 4.200 chỉ tiêu. Đây là con số khá lớn so với một trường đào tạo kĩ thuật.

Còn hiệu phó Nguyễn Gia Tính, Trường CĐ Công nghiệp Nam Định cho biết dù chỉ tiêu 3 ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính-ngân hàng của trường trong năm 2012 đã giảm 50% so với 2011 nhưng lượng tuyển được vẫn chiếm 1/3 chỉ tiêu tuyển sinh của năm 2012.


Thí sinh dự thi vào Học viện Ngân hàng năm 2012

 

Một số trường cũng đã rục rịch xin mở thêm ngành Tài chính – Ngân hàng bên cạnh ngành Kinh tế, Kế toán, Quản trị kinh doanh (Trường ĐH Lâm nghiệp) và Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh đề án xin mở ngành Tài chính – Ngân hàng và ngành Quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, có nguy cơ bị đình lại vì chủ trương của Bộ.

Nên chặn ở trường công?

Đó là đề xuất của GS Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch HĐQT, Trường ĐH DL Thăng Long. Theo GS: "Về chủ trương tạm dừng mở ngành đào tạo ngân hàng, kế toán, tài chính tôi cho là đúng vì hiện nay ra nhiều, sinh viên gặp khó tìm việc. Nhưng nên chặn các trường công thôi. Họ lãnh ngân sách nhà nước. Muốn nguồn ra phục vụ tốt xã hội thì chỉ nên làm vậy".

Trong khi hiệu trưởng Hoàng Ngọc Quang cho rằng, vấn đề con người và cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy các ngành Tài chính, Ngân hàng hay Quản trị kinh doanh hoàn toàn trong tầm tay của trường.

PGS.TS Phan Túy, Hiệu trưởng Trường CĐ ASEAN cho rằng: "Trong giáo dục nhà nước không nên can thiệp quá sâu, đặc biệt ở lĩnh vực đào tạo. Xã hội và người học có nhu cầu họ mới đi học. Cho nên việc tạm dừng này là cách làm áp đặt. Nếu không có nhu cầu từ người học sẽ không chọn các ngành này. Bởi thực tế, có nhiều nơi cần số lượng lớn sản phẩm tốt nghiệpKế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính-ngân hàng.

Theo ông Túy: "Chỉ cần thông báo cho người học biết nhu cầu của xã hội hiện nay như thế nào để họ lựa chọn. Từ đó họ sẽ có quyết định cho riêng mình. Về quản lí nhà nước – Bộ GD-ĐT nên chỗ nào thừa, nơi nào thiếu nhân lực ngành Tài chính kế toán hay Ngân hàng để người học lựa chọn. Làm tốt khâu này sẽ không thừa “đầu ra”

Chủ trương dừng mở ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính-ngân hàng - hiệu trưởng Trường ĐH DL Lương Thế Vinh Nguyễn Văn Hùng cho đây là cách làm hành chính, chưa triệt để.

Tuy nhiên lãnh đạo một số trường ĐH công lập khi được hỏi đều ủng hộ chủ trương này của Bộ GD-ĐT.

Một lãnh đạo trường thiên về kĩ thuật tại Hà Nội phân tích: "Ai cũng biết mở ngành Tài chính-ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán dễ mở vì không cần đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại. Mấy ngành này vài năm trước đang nóng, sinh viên đăng kí học nhiều. Việc chọn học chủ yếu chạy theo số đông, không xuất phát từ năng lực thực tế nên mới dẫn tới việc ra trường nhưng không có việc làm.

“Nhưng nếu trường nào cũng mở dẫn tới quá tải, thừa đầu ra, chất lượng đào tạo không được chú trọng. Do đó, Bộ GD-ĐT và Chính phủ cần có biện pháp quy hoạch, siết chặt đưa vào quy củ" – vị lãnh đạo đề xuất.


Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bo-Giao-duc-dung-mo-nganh-co-phai-cach-lam-ap-dat/261723.gd

Đến thời giải cứu ‘bong bóng đại học’

Posted: 21 Dec 2012 04:55 PM PST

- Trước vấn đề nóng: các trường ĐH-CĐ ngoài công lập kêu cứu khi đứng trước nguy cơ đóng cửa, giải thể, nhiều độc giả đã đưa ra quan điểm.

Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Số đông ý kiến cho rằng, việc nhiều trường ngoài công lập có nguy cơ giải thể là
lẽ tất yếu, thuận theo cơ chế thị trường và quy luật

sàng lọc
khi các trường ĐH mọc lên quá nhiều. “Cung” vượt “cầu” nhưng chất lượng
đào tạo lại không đảm bảo và không đáp ứng được yêu cầu…

Nâng chất lượng hoặc "bong bóng" sẽ vỡ?

Nhiều độc giả chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng "bong bóng đại học" là do các nhà đầu tư đua nhau mở trường tràn lan, lấy lợi nhuận làm mục đích. Độc giả Bùi Bích Bảo quy lỗi: "Bộ cho mở đại học tràn lan dẫn đến tình trạng giảng viên chạy show như ca sĩ, cắt xén thời gian… nên chất lượng đào tạo mới đi xuống!".

Bạn đọc Nguyễn Thị Thanh cho rằng, các trường mở ra để kinh doanh thì phải chấp nhận sự khắc nghiệt của thị trường. "Chẳng nhẽ khi kinh doanh gặp khó lại kêu nhà nước cứu sao? Nhà nước lại lấy tiền đóng thuế của dân để cứu mấy anh nhà giàu như cứu thị trường bất động sản?" – độc giả này đặt câu hỏi.

Nhiều độc giả cho rằng chính các trường ngoài công lập phải tự cứu mình bằng cách nâng chất lượng đào tạo để đủ sức cạnh tranh với các trường công lập hoặc sẽ bị đào thải. Tiền bạc có thể mua được cơ sở vật chất, chứ không thể mua được uy tín và chất lượng đào tạo; mục đích của giáo dục là đào tạo con người, chứ không phải là lợi nhuận – nhiều ý kiến cùng chung quan điểm này. Còn nếu các trường chỉ chăm chăm vào lợi nhuận thì việc "bong bóng vỡ" là tất yếu.

Chất lượng đào tạo kém dẫn đến SV ra trường khó xin việc, nhiều địa phương và doanh nghiệp từ chối nhận SV ngoài công lập, các trường lại khó tuyển sinh. "Các trường ngoài công lập cũng nên tính đến chuyện đóng cửa được rồi, vì hiện nay sau phát súng đầu tiên của Đà Nẵng, các tỉnh thành khác đã quyết định chỉ tuyển công chức hệ chính quy công lập, chưa kể như Đà Nẵng chỉ tuyển loại giỏi; vậy đào tạo ra mà không ai nhận thì ai dại mà tốn tiền đi học" – độc giả Phú Quang nhận xét.

Độc giả Hoàng Minh cho rằng lãnh đạo các trường ngoài công lập kêu cứu "thực chất chỉ vì kinh doanh lợi nhuận mà thôi". "Theo mình việc thắt chặt của Bộ GD-ĐT như vậy là đúng và việc các trường ngoài công lập không có người học cũng đúng với quy luật. Xã hội cần những người có tài".

Một độc giả khác khẳng định nếu trường đào tạo thực sự tốt thì "học phí có đắt gấp đôi công lập vẫn có người học. Vài ngàn giáo viên thất nghiệp không thành vấn đề gì cả, nếu họ có năng lực thì họ sẽ kiếm được việc làm".

Bạn đọc Nguyễn Phương nhận xét: "Không nên tiêu cực đến mức đòi đóng cửa hết các trường ngoài công lập nhưng hãy để nó là một cuộc đua công bằng giữa các trường công lập và ngoài công lập".

Thừa mứa đại học

Trước tình trạng các trường ĐH-CĐ mọc lên như nấm, điểm trúng tuyển hạ xuống mức không thể thấp hơn, các trường công lập cũng đang bị cho là "thừa mứa", khó tuyển sinh trong khi sản phẩm đầu ra vẫn không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Điều này đặt ra một câu hỏi: Đến khi trường ngoài công lập đạt chất lượng ngang bằng trường công lập, liệu tình trạng ế ẩm của trường ngoài công lập có chấm dứt? Hay cách giải cứu duy nhất "bong bóng đại học" là để nó tự "xịt"?

Bạn đọc Nguyễn Hiền nhận xét rằng: "Theo tôi, trường nào cũng vậy không cần trong hay ngoài công lập mà đào tạo không có chất lượng, sinh viên ra trường không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của xã hội cũng đều nên xem xét đến việc đóng cửa. Chúng ta đào tạo nhân tài cho xã hội chứ không phải đào tạo để có bằng ĐH".

"Nên giải thể ít nhất khoảng 1/3 trường ĐH ở Việt Nam. Nói là trường ĐH cho sang nhưng bản chất đào tạo thì không phải là trình độ đại học đúng nghĩa. Sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng, chuyên môn yếu, đào tạo lan man, không theo nhu cầu thị trường" – bạn đọc Hà Thu gay gắt.

"Hiện nay nhiều trường ĐH-CĐ công lập còn khó tuyển sinh nói gì đến dân lập. Lý do: Mở quá nhiều trường. Bỏ thi “3 chung – chung đề, chung đợt và chung kết quả” thì không hiểu bằng cách nào các trường nâng được chất lượng đầu vào, chắc là đề thi học sinh lớp 7 cũng làm được" – một độc giả phản đối ý kiến bỏ kỳ thi 3 chung.

Độc giả tên Mai cho rằng một đất nước có gần 90 triệu dân mà có tới hơn 300 trường ĐH là quá nhiều. "Đầu vào ngành sư phạm có 13 điểm thì sau này đào tạo ra 30 thế hệ toàn được 13 điểm?"

"Tại sao cứ phải đại học, không đủ trình độ thì cứ học trung cấp, học nghề, lâu nay vẫn nói thừa thầy thiếu thợ. Thiết nghĩ nếu 1 xã hội mà ai cũng là cử nhân, kỹ sư thì như thế nào?" – ý kiến của Lê Văn Diễn.

Lỗi từ nhiều phía

Nhiều độc giả cho rằng Bộ GD-ĐT nên hạn chế cho mở tràn lan các trường ĐH-CĐ mới, và tổ chức đào tạo dạy nghề khi thị trường lao động đang "thừa thầy thiếu thợ".

Độc giả Quang Hưng đưa ra hai giải pháp: "Nên bỏ kỳ thi ĐH, để các trường ĐH tự cạnh tranh, thu hút sinh viên bằng chính chất lượng đào tạo và nhất là cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp của chính ngôi trường đó. Thứ hai, Bộ  nên tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng thật sự của các ngành trên cả nước, khuyến khích các trường đại học cho mở những ngành về công nghệ cao, lắp ráp, chế tạo linh kiện để tạo ra nguồn nhân công tay nghề tốt so với khu vực nhằm thu hút đầu tư".

"Hãy loại bỏ một nửa số trường ĐH hiện nay, thay vào đó là trường nghề. Số người có khả năng sáng tạo và tiếp thu công nghệ cao chỉ có giới hạn, mở ồ ạt các trường đại học là giết các em" – ý kiến của độc giả Nguyễn Trọng.

Một ý kiến khác đề nghị không nên chuyển đổi các trường từ trung cấp, CĐ lên ĐH bởi lẽ "có chuyển đổi thì cơ sở vẫn thế và giáo viên vẫn thế, nên đầu ra không đạt trình độ ĐH". Bạn đọc tên Trịnh thì đề xuất hướng giải quyết ngược lại là nên chuyển đa số trường ĐH thành CĐ hoặc thành ĐH thực hành.

"Chúng ta cần có một hội đồng (hay một cơ quan) công minh để đứng ra đánh giá chất lượng giáo dục các trường, có các tiêu chí để đánh giá xếp hạng các trường và công khai kết quả đánh giá cho học sinh có được lựa chọn đúng đắn!" – một giải pháp thiết thực được đưa ra.

Theo một số ý kiến, không phải trường ngoài công lập nào cũng không hiệu quả, mà cũng có những trường tốt, giảng viên giỏi, là lãnh đạo các doanh nghiệp.

Một số độc giả đã đưa ra những phân tích cụ thể và cho rằng nguyên nhân là từ nhiều phía. "Vấn đề này không phải lỗi của các trường ngoài công lập, mà là do các trường công lập phình to cơ cấu đào tạo, đặc biệt là đào tạo liên thông". Bạn đọc này đưa giải pháp siết chặt chỉ tiêu các trường công lập bằng việc thanh kiểm tra cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên có đáp ứng đủ cho số sinh viên ngày một đông hay không. Thứ 2, điểm chuẩn của một số trường công lập phải xem xét lại vì có những trường lấy rất thấp để có nhiều sinh viên.

Việc các trường ngoài công lập chưa xây dựng được thương hiệu, uy tín bằng chất lượng đào tạo cũng là một trong những nguyên nhân chính. Thêm nữa, Nhà nước chưa có chiến lược, quy hoạch và cơ chế hiệu quả cho hệ thống ngoài công lập. Bên cạnh đó là do tâm lý xã hội, vẫn tồn tại quan niệm phân biệt công – tư. Các độc giả cũng phân tích rằng hệ thống các trường ngoài công lập đang thiếu đi một "nhạc trưởng" điển hình – một trường ngoài công lập tiêu biểu.

  • Nguyễn Thảo (Tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/102055/den-thoi-giai-cuu--bong-bong-dai-hoc-.html

Comments