Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tại sao học sinh “lười phát biểu”?

Posted: 19 Dec 2012 06:10 PM PST

(GDTĐ) –  Lười phát biểu xây dựng bài trong lứa tuổi học sinh đã và đang để lại những hậu quả bất lợi cho cả thầy và trò, cho chất lượng dạy và học, trong đó người chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là các em.

(ảnh minh họa: Internet)
(ảnh minh họa: Internet)

Có dịp đi dự giờ thăm lớp và được các đồng nghiệp trao đổi, bàn tán về việc chán nản trước hiện tượng lớp học này, lớp học kia lười phát biểu, xây dựng bài. Nhiều lần thầy cô giáo ra câu hỏi, dù chỉ là những câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng hỏi đi hỏi lại 2, 3 lượt nhưng các em vẫn ngồi im thin thít như tượng gỗ, và chính thầy cô là người phải trả lời câu hỏi do mình đặt ra, những tình huống như vậy thường gây tâm lí ức chế cho thầy cô rất nhiều, thậm chí chán nản, không tha thiết với công việc của mình.

Bên cạnh đó, việc lười phát biểu của các em còn nảy sinh tâm lí thụ động, chờ đợi co cụm, ỷ lại nên học sinh khó nắm bắt và làm chủ kiến thức của bài học, lâu ngày sẽ tạo thành thói quen thiếu tự tin, hạn chế tính tư duy sáng tạo của người học, vì vậy trí nhớ giảm sút, học lực giảm, không phát huy được ưu điểm cũng như không khắc phục được nhược điểm của mình; đồng thời việc rèn luyện kỷ năng, khả năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử của các em với cộng đồng sẽ gặp nhiều hạn chế. Điều đó sẽ đào tạo ra một lớp người lạc hậu, kém năng động, kém sáng tạo, không dám khẳng định mình, co mình như con rùa rụt cổ, không dám mạnh dạn đứng lên phê phán, chống lại cái sai, cái ác, bảo vệ cái đúng cái thiện, thậm chí đồng tình, đồng lõa với các thói hư tật xấu là điều khó tránh khỏi.

Rõ ràng, học sinh càng lên lớp lớn càng lười, ngại phát biểu trong giờ học, không còn là hiện tượng hiếm, cá biệt, mà là hiện tượng phổ biến trong nhà trường, nhất là ở bậc THPT. Nguyên nhân chủ yếu là: Do các em lười học, không chịu, hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói quen đợi đến lớp chờ thầy cô giảng rồi chép vào vở nên không đủ, hay không có kiến thức để trả lời các câu hỏi của giáo viên; thiếu tự tin vào bản thân mình, ngại ngùng, rụt rè khi đứng lên và trả lời trước đám đông, nhất là các bạn nữ; mặt khác khả năng truyền đạt, phương pháp giảng dạy của thầy, cô giáo còn hạn chế, chưa cuốn hút, sinh động, thiếu những câu hỏi hay, vừa sức, gây hứng thú, gợi suy nghĩ, tìm tòi cho học sinh, còn nặng về đọc- chép”. Theo chúng tôi, để tìm lời giải cho thực trạng trên cần làm tốt một số vấn đề sau:

Về phía người dạy, các thầy cô phải tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư cho chất lượng các bài giảng trước khi lên lớp, căn cứ vào từng tiết học, từng bài học cụ thể, giáo viên có thể vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau, để thu hút sự tò mò, hiếu kỳ, kích thích sự hứng thú của người học. Hệ thống câu hỏi cũng phải hết sức chú ý không nên dễ quá hoặc khó quá, cũng không nên quá ngắn hoặc quá dài, câu hỏi cũng nên theo kiểu gợi mở, gắn liền với đời sống thực tiễn.

Mặt khác, trước mỗi giờ dạy, bằng khả năng nghiệp vụ của mình, giáo viên có thể tạo ra một bầu không khí gần gũi, cởi mở giúp rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò như kể một câu chuyện vui có tính giáo dục, một tình huống pháp luật, để "mỗi thầy cô thực sự là một tấm gương về tự học và sáng tạo". Giáo viên chủ nhiệm cần giao cho mỗi tổ học sinh một cuốn sổ theo dõi các thành viên, trong đó mục "xung phong" xây dựng phát biểu bài mới là một trong nhưng tiêu chí đánh giá ý thức học tập của thành viên tổ mình; cuối mỗi tuần, mỗi tháng, trong giờ sinh hoạt lớp bao giờ cũng dành một ít thời gian cho công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh;

Về phía nhà trường, cần tổ chức các câu lạc bộ, các chuyên đề, các buổi thảo luận, ngoại khóa để tăng cường khả năng tranh luận, khả năng giao tiếp, ứng xử của các em. Nhà trường cũng nên quan tâm mua sắm thêm các thiết bị thí nghiệm thực hành, tránh tình trạng chỉ học lý thuyết chung chung làm cho việc học không gắn với hành, với khả năng ứng dụng vào đời sống thực tiên. Tránh hiện tượng nhàm chán trong các em.

Về phía người học, cũng cần được cung cấp thông tin về vai trò tác dụng to lớn của việc tham gia phát biểu xây dựng bài, cần tự giác thực hiện nghĩa vụ học tập của mình, trước khi muốn thầy cô giảng dạy nhiệt tình, hết mình cho bài giảng, bởi có một thực tế hiện nay là, yêu cầu của xã hội, của học sinh, phụ huynh ngày càng cao, đòi hỏi ngày càng lớn từ phía thầy cô, nhà trường, nhưng người học lại coi thường bộ môn, số ít khác chỉ quan tâm đến quyền mà quên mất nghĩa vụ của mình.

Lê Thị Thúy Mong

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201212/Tai-sao-hoc-sinh-luoi-phat-bieu-1965726/

Nữ sinh Ấn Độ bị cấm mặc quần jeans đến trường

Posted: 19 Dec 2012 06:09 PM PST

AFP cho biết Trường Adarsh Women's College ở bang Haryana, cách thủ đô New Delhi 110 km về phía tây, cấm các nữ sinh mặc quần jeans, váy ngắn và áo thun để hạn chế những vụ quấy rối tình dục. Lệnh cấm này đã làm dấy lên sự phẫn nộ từ phía các học sinh và các nhà vận động nhân quyền.

Nhà trường cũng thông báo các nữ sinh sẽ bị phạt 100 ru-pi (khoảng 38 ngàn đồng) mỗi khi các em vi phạm quy định về trang phục.


Trường học Ấn Độ cấm nữ sinh mặc quần jeans đến trường

Báo The Hindu cho biết sau khi nhà trường đưa ra lệnh cấm này, đã có một số nữ sinh bị phạt 100 ru-pi vì vi phạm quy định.

Theo AFP, quần jeans bó, áo thun và các loại trang phục phương Tây khác đã nhanh chóng được giới trẻ Ấn Độ ưa chuộng, từ các thành phố cho các tiểu bang nông thôn như Haryana, mặc dù nhiều người lớn tuổi ở đây không chấp thuận kiểu trang phục như vậy.

Học sinh tại Trường Adarsh Women's College, nơi dạy các nữ sinh từ 16 đến 19 tuổi, phàn nàn rằng họ đã bị phạt một cách không công bằng thay vì được bảo vệ khỏi sự lạm dụng.

Ritu, một học sinh nhà trường, cho biết: “Lệnh cấm mặc quần jeans và áo thun không có nghĩa là sẽ có không có vụ quấy rối tình dục và các bạn trai sẽ không trêu chọc các bạn gái".

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nu-sinh-an-do-bi-cam-mac-quan-eans-den-truong-675821.htm

Phải thi viết ba môn

Posted: 19 Dec 2012 06:09 PM PST

Tuyển sinh đầu cấp THPT:

Phải thi viết ba môn

TT – Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Theo đó, việc tuyển sinh vào lớp 10 bậc THPT của các địa phương có thể tổ chức theo hình thức xét tuyển, thi tuyển hoặc thi tuyển kết hợp xét tuyển.

Bộ GD-ĐT chỉ cho phép áp dụng hình thức xét tuyển đối với các địa phương không có đủ điều kiện tổ chức thi tuyển hoặc có số học sinh đăng ký tuyển sinh tương đương với chỉ tiêu vào trường THPT trên địa bàn. Cơ sở để xét tuyển là kết quả học lực và kết quả rèn luyện ở THCS.

Những địa phương chọn hình thức thi tuyển sẽ phải tổ chức thi ba môn gồm toán, văn (hệ số 2) và môn thứ ba (hệ số 1). Môn thứ ba sẽ được giám đốc sở GD-ĐT công bố sớm nhất 15 ngày trước ngày kết thúc năm học, căn cứ vào biên chế năm học của Bộ GD-ĐT.

Dự thảo trên cũng cho phép các địa phương có điều kiện được tổ chức kết hợp thi tuyển và xét tuyển. Với hình thức này, việc tuyển sinh sẽ căn cứ vào kết quả học lực và rèn luyện ở bậc THCS được quy đổi ra điểm cộng với kết quả thi hai môn toán, văn (nhân hệ số 2).

Việc tuyển sinh đầu cấp THCS, THPT trước đây do các sở GD-ĐT chủ động phương án, dựa trên quy định của quy chế thi tốt nghiệp THPT. Đây là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT sẽ có quy chế riêng về việc này, áp dụng chung trên toàn quốc.

Ngoài quy định về hình thức tuyển sinh, bộ cũng quy định cụ thể về đối tượng dự thi, hồ sơ dự thi, những trường hợp được cộng điểm khuyến khích, các quy định liên quan đến ra đề, coi thi, chấm thi, trách nhiệm của thí sinh…

VĨNH HÀ – H.HG.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/525776/Phai-thi-viet-ba-mon.html

Bộ GD-amp;ĐT hướng dẫn thực hiện phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo

Posted: 19 Dec 2012 06:09 PM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa ban hành hướng dẫn các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ thực hiện quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Ảnh MH
Ảnh MH

Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; Năm 2006, liên Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 01/2006TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tại điểm 1 Mục IV Thông tư liên tịch số 01/2006TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, quy định: "Thủ trưởng cơ sở giáo dục căn cứ đối tượng, mức hưởng phụ cấp ưu đãi hướng dẫn tại Thông tư này lập dự toán chi trả phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo của đơn vị mình (theo mẫu đính kèm) gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trước ngày 01/6 hàng năm để xét duyệt theo phân cấp hiện hành.

Căn cứ quy định tại thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGD ĐT-BNV hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo phù hợp với thực tiễn, Bộ GDĐT hướng dẫn để các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ thực hiện quy định trên như sau:

Người đứng đầu cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ căn cứ quy định của quyết định số 244/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT-BGD ĐT-BNV-BTC, tổ chức xét duyệt, quyết định mức hưởng phụ cấp ưu đãi được hưởng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục tại đơn vị và chịu trách nhiệm về kết quả xét duyệt. Trên cơ sở đó, thực hiện việc chi trả, giải quyết truy lĩnh tiền phụ cấp ưu đãi theo quy định; đồng thời gửi báo cáo về Bộ GDĐT.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201212/Bo-GD-DT-huong-dan-thuc-hien-phu-cap-uu-dai-doi-voi-nha-giao-1965731/

Các “cao thủ IELTS” học tiếng Anh như thế nào?

Posted: 19 Dec 2012 06:08 PM PST

Xem các kênh truyền hình tiếng Anh

 

Học mà chơi, chơi mà học là bí quyết của rất nhiều cao thủ đạt điểm cao IELTS. Hoàng Hải Anh (7.5 IELTS), sinh viên trường Đại học Ngoại thương cho biết: "Mình có thói quen đọc báo và tạp chí bằng Tiếng Anh và là một fan trung thành của phim Mỹ và các kênh như Discover, National Geographic hay Stars World. Nếu phải ôn tập theo kiểu học thuật như làm 1 bài đọc và 1 bài nghe IELTS hằng ngày thì mình khó lòng theo được, thay vào đó, mình chọn cách thoải mái với bản thân nhất và có lẽ vì thế mà nó đã mang lại hiệu quả cao nhất."

 

 

Hoàng Hải Anh - Đại học Ngoại thương, 7.5 IELTS Hoàng Hải Anh – Đại học Ngoại thương, 7.5 IELTS

 

Phạm Hồng Hạnh (7.5 IELTS) cũng tự nâng cao khả năng tiếng Anh của mình với những bí quyết tương tự: "Mình đặc biệt thích xem phim trên Stars World và Starmovies bởi ở đó có rất nhiều bộ phim truyền hình sitcom hài hước. Khi xem một cái gì đó bản thân mình thấy hứng thú thì việc học tiếng Anh cũng vào rất nhanh. Qua các bộ phim, mình làm quen nhiều với cách phát âm, ngữ điệu cũng như văn nói trong cuộc sống hàng ngày của người bản xứ. Ngoài ra, mình còn theo dõi một số kênh thời sự như CNN, BBC, ABC hay Bloomberg. Các kênh này cung cấp từ vựng về rất nhiều từ vựng với cách nói chuẩn, và chúng thường được phát lại nhiều lần nên mình hoàn toàn có thể hiểu được các thông tin".

 

Học phải có thầy có bạn

 

Đó chính là bí quyết của cô bạn Nguyễn Diệu Cúc (7.0 IELTS). Cúc chia sẻ: "Một trong những điều thú vị nhất khi theo học tại trung tâm chính là mình được học với các bạn tầm tuổi có cùng dự định du học như mình. Từ lớp học tại trung tâm Anh ngữ GLN, bọn mình chơi rất thân với nhau và cùng nhau lập nhóm tự học sau giờ. Bọn mình cùng làm các bài Listening và Reading, đọc đáp án và cùng nhau tìm những lỗi sai hay mắc phải. Những hôm không có điều kiện tập trung tại một địa điểm, bọn mình hay lên chat skype bằng tiếng Anh. Chính những buổi ôn luyện thế này đã tạo cho cả nhóm rất nhiều động lực để luyện thi IELTS. Kết quả thi IELTS của lớp mình cũng rất khả quan với nhiều điểm 7.0, thậm chí có bạn đã đạt 8.0".

 
Nguyễn Diệu Cúc - Viện Quản lý Giáo dục Việt Nam, 7.0 IELTS Nguyễn Diệu Cúc – Viện Quản lý Giáo dục Việt Nam, 7.0 IELTS

Hãy là một chiến lược gia sáng suốt

 

Phạm Hồng Hạnh - Đại học Ngoại thương, 7.5 IELTS

Hồng Hạnh (7.5 IELTS) chia sẻ: "Ban đầu mình sợ nhất là phần Nói vì quả thực mình không luyện thường xuyên. Nhưng khi bắt đầu ôn tập IELTS, dưới sự hỗ trợ từ thầy giáo tại GLN, mình đã tự vạch ra cho bản thân một kế hoạch luyện Speaking. Mình nhận thấy các giám khảo thường đánh giá thí sinh chủ yếu dựa và phát âm, khối lượng từ vựng, cấu trúc câu và mức độ liên kết chặt chẽ giữa các câu cũng như các ý. Thí sinh khó lòng được điểm cao với vốn từ vựng ít ỏi mà lại bị hỏi bất chợt về một lĩnh vựa nào đó. Kinh nghiệm của mình là luyện theo quyển Speaking của Mat Clark nhưng có kết hợp sử dụng Google. Quyển Speaking này cung cấp đến 52 chủ đề cùng các từ vựng liên quan, các từ hiếm gặp, thành ngữ và các câu hỏi có thể gặp trong kỳ thi. Vì thế, mỗi ngày mình cố gắng đọc một vài chủ đề, tự trả lời và khi nào thấy khó hiểu hay thiếu ý thì lại tìm trên Google. Theo mình, nếu biết cách sử dụng thì google quả thực là một công cụ cực kỳ hữu ích. Sau đó, mình ghi lại ý chính vào 1 quyển sổ rồi tự diễn đạt lại theo ý bản thân dựa trên những mẫu cấu trúc câu trong quyển của Mat Clark. Luyện tập càng nhiều càng tốt để bản thân không bị quên và có thể bật ra như phản xạ."

 

Để có thêm thông tin chi tiết về bí quyết luyện thi của các “cao thủ IELTS” tại GLN, các bạn có thể xem tại đây.

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cac-cao-thu-ielts-hoc-tieng-anh-nhu-the-nao-675429.htm

Comments