Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


"Đừng bức tử giáo viên vì… có trách nhiệm"

Posted: 18 Dec 2012 12:18 AM PST

– Nhiều nhà giáo chia sẻ với những trăn trở của độc giả Đặng Hương rằng nghề giáo thời nay nhiều áp lực. Thương trò, có người chấp nhận dùng đòn roi, nhiều người không dám vì sợ kỉ luật, phụ huynh đe dọa.

Bài viết của độc giả Đặng Hương nhận được hàng trăm ý kiến bình luận. Nhiều trong số đó là những người đã/đang trực tiếp đứng lớp.

Dạy trò làm sao tránh khỏi đòi roi                         

"Tôi từng là giáo viên đứng lớp và chủ nhiệm. Mỗi lần họp, tôi thường nói các phụ huynh hãy thông cảm cho chúng tôi.  Nếu chúng tôi có nóng giận mà cho các em vài cái bạt tai hay phạt vài buổi lao động khi các em không thực hiện nội quy nhà trường và có thái độ không tôn trọng thầy, cô.

Ở nhà các vị chỉ có 1-2 đứa con còn có lúc bực mình thì chúng tôi thì phải quản lý đến mấy chục HS nên việc trách phạt là không tránh khỏi"- độc giả Linh Lan tâm sự


Giáo viên hiện nay chịu nhiều áp lực từ phụ huynh và xã hội (Ảnh minh họa, Ảnh: Văn Chung)

Cùng chung tâm sự, độc giả Vương Hiệp chia sẻ: "Tôi là một giảng viên đại học, tôi vẫn bắt sinh viên của mình đứng cuối lớp nghe giảng, không đuổi ra ngoài, nếu vẫn mất trật tự sau khi giáo viên đã để ý đến.

Hay bài tập giao về nhà mà sinh viên không tìm hiểu, thì cũng phải đứng nghe bạn trả lời để trả lời lại bằng được thì mới cho ngồi xuống… thiết nghĩ, giáo viên cần nghiêm khắc và phải có quyền nghiêm khắc, nhưng cũng cần lương tâm và trách nhiệm.

Xã hội đừng để đến khi … giáo viên phải bức tử (tự tử) vì bị đuổi việc do phạt học sinh dẫn đến phụ huynh kiện phòng giáo dục. đó là chuyện đáng buồn với nền giáo dục hiện nay".          

Độc giả Phan Phan chua xót nêu thực tế: "Tôi đã bị một phụ huynh chửi ngay trong cuộc họp chỉ vì em HS đó chậm tiến bộ, thường không học và làm bài trước khi đến lớp và tôi xếp hạnh kiểm của em là trung bình".                           

GV mầm non Nguyễn Thị Hòa bộc bạch các chị lương ít, áp lực thì khổ gấp trăm lần các đồng nghiệp khác khi trẻ chưa có ý thức, nhiều phụ huynh thì bênh con, hại cô giáo. Và rằng: "Bây giờ không còn yêu nghề nữa mà chỉ mong hoàn thành tốt nhiệm vụ thôi".                                   

"Bây giờ tôi đã là một người làm kinh doanh nhưng 06 năm là một GV môn lịch sử THPT cho tôi thấm thía điều đó.

Tôi dám khẳng định với lương tâm tôi không phải là một giao viên vô trách nhiệm. Bây giờ những em học sinh bị tôi phạt nặng hay bị thước của tôi đánh vào mông là những người nhớ về thầy và thường xuyên liên lạc ghi nhớ công cơn của tôi nhất.Các em nhớ về tôi với tầm lòng biết ơn hơn bất kì một em học sinh ngoan nào tôi đã từng dạy" – độc giả Lê Minh Đức bộc bạch.

Nền giáo dục lạc lối?

"Những người đang làm cha, làm mẹ, các bạn nghĩ sao nếu con bạn vì được nuông chiều mà ngày càng hư hỏng, rồi các bạn lại đổ lỗi cho ngành giáo dục? Tất cả chúng ta đều nên suy nghĩ" – độc giả Linh Lan tâm sự.

Độc giả Võ Tiến Cường trăn trở: "Có thể chính phụ huynh chúng ta là người làm cho con em chúng ta trở nên hư hỏng nhưng họ lại không biết điều đó. Họ cần sự quan tâm của giáo viên đối với con họ hơn các học sinh khác trong lớp nên họ làm nhiều vấn đề để có được điều đó và vô tình tạo cho con họ cái quyền vì cha mẹ có tiền nên muốn làm gì thì làm, xưng hô thế nào thì xưng mà giáo viên không giám làm gì cả!

Thử hỏi một học sinh trong trường vô lễ với giáo viên mà giáo viên phạt đòn roi thì giáo viên đó bị kỷ luật! Vậy nếu ở nhà con cái chúng ta hỗn láo với cha mẹ thì các phụ huynh chúng ta làm gi? Bạn thử trả lời câu hỏi này xem sao? Còn nếu ra đường hỗn láo với người ngoài thì sẽ ra sao? Khi đó, pháp luật có kịp thời để bảo vệ con bạn không?"

Để thay đổi thực trạng, độc giả Phan Phan cho rằng: "Theo tôi, nhà nước quan tâm đến nhà giáo không chỉ ở chính sách cải cách lương mà phải dành cho nhà giáo nhiều quyền, nhất là trong giáo dục HS cá biệt. Tất nhiên khi đã là nhà giáo thì cần nhiều lắm lương tâm và trách nhiệm"

Giáo viên Lê Phú Châu đau đớn khi tâm sự anh dù thương trò nhưng "không dám hi sinh tương lai mình" khi "đánh vài roi vào mông những ông trời con (học sinh lì lợm, khó dạy)": "Vì Luật không đứng bên tôi, phụ huynh không đứng bên tôi, mà đau khổ nhất là ngành Giáo dục không đứng bên tôi.

Bạn mà đánh một roi vào mông học sinh minh xem, sai- đúng miễn bàn, giáo viên ngay lập tức trở thành ác quỷ. Nghe có vẻ cường điệu nhưng đó là sự thật….. Và một thế hệ đã lạc lối".

Thay đổi từ đâu?

Dù vậy vẫn có những giáo viên như độc giả Phan Chanh cho rằng giáo viên: “Hãy dạy thật tốt bộ môn của mình để được học sinh thích thú với môn học và phụ huynh tin tưởng mình khi con họ được mình dạy dỗ”.

Bức thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincon gửi thầy giáo của con mình “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” như người chỉ lối khiến người giáo viên thấy triết lý của giáo dục là gì. Theo Phan Chanh: "Từ triết lý đó sẽ có con đường để hình thành nhân cách cho học trò, để thầy cô ít phải nổi nóng, bớt đi sự thô bạo và nhân cách học sinh sẽ được tôn trọng hơn".     

Độc giả Huyền Diệu yêu cầu chương trình sư phạm phải chú trọng rèn luyện kỹ năng giáo dục học trò cho sinh viên. "Theo tôi là một kỹ năng rất quan trọng để nắm bắt tâm lý và hướng dẫn học sinh".

3 nguyên nhân chính dẫn tới việc nhà giáo vô trách nhiệm theo độc giả Văn Anh "cần phải thay đổi gấp" là: Môi trường trường giáo dục là môi trường đầy những đố kỵ và ganh đua, chèn ép nhau, có cả lành mạnh lẫn không lành mạnh. Người GV đâm ra bức xúc nên HS phải gánh hậu quả. Hai là: Bệnh thành tích và hình thức làm người GV không hề có thực quyền. Ba là: Đa phần là người lãnh đạo yếu kém, trong quản lý không nghiêm minh, không có sự công bằng.

Nếu giải quyết được triệt để 3 vấn đề trên, người GV sẽ làm tốt công việc của mình. Và chất lượng giáo dục tất yếu sẽ được nâng cao".                     

Phong Đăng (lược thuật)

*******************

Ý kiến của bạn về vấn đề này, xin gửi theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn hoặc theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn   

                                   

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/101454/-dung-buc-tu-giao-vien-vi----co-trach-nhiem-.html

Đào tạo đại học theo hình thức tín chỉ

Posted: 18 Dec 2012 12:18 AM PST

PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TPHCM, bày tỏ lo lắng: "ĐH Bách khoa TPHCM là đơn vị đầu tiên trên cả nước thực hiện đào tạo tín chỉ từ năm 1993. Thời gian đầu nhận được phản hồi rất tốt nhưng sau không phát triển nữa và hiện chỉ còn cố gắng duy trì. Tính đến nay đã được 20 năm nhưng hiệu quả thực hiện chưa cao, sinh viên vẫn còn học tập trong môi trường rất thụ động…".

Khi được hỏi về tiêu chí lựa chọn giảng viên/lớp học phù hợp, phần đông sinh viên đều cho rằng phương pháp giảng dạy không quan trọng bằng việc thầy cô có cho điểm cao hay không, đề cương ôn tập trước mỗi kỳ thi cụ thể, rõ ràng. Từ đó, vị này kết luận đào tạo theo tín chỉ nếu thực hiện không tốt có nguy cơ làm giảm chất lượng đào tạo chứ không phải tăng chất lượng như mong muốn lúc đầu của những người thực hiện.


Sinh viên khoa CNTT Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phú Lâm trong giờ học lý thuyết.

TS Tô Minh Thanh, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH KHXH-NV TPHCM nêu lên một số kết quả thống kê khiến nhiều nhà quản lý giáo dục phải suy ngẫm. Trong số 1.691 sinh viên được khảo sát, chỉ có 17% hài lòng với phương pháp và hiệu quả học tập của hình thức đào tạo tín chỉ, 64,5% tạm hài lòng và 18,5% muốn được đào tạo theo hình thức khác.

Ngoài ra, nếu đào tạo theo tín chỉ, các trường phải thu xếp lịch học cho sinh viên hợp lý, tránh tình trạng thay đổi thời khóa biểu thường xuyên, tổ chức thi kiểm tra ngay khi kết thúc học phần, không dồn nhiều môn thi cùng lúc gây áp lực nặng nề cho sinh viên. Đó là chưa kể số giờ lên lớp phải rải đều trong tuần, kéo dài trong suốt học phần để sinh viên có đủ thời gian tự học, đào sâu kiến thức, tránh tình trạng học dồn vào mỗi đầu học kỳ như cách làm của nhiều trường hiện nay. Trường học phải xây dựng hệ thống phòng tự học dành cho sinh viên, thư viện thường xuyên được cải tiến, đáp ứng nhu cầu tự nghiên cứu của sinh viên. Tuy nhiên, để làm được những điều đó, đòi hỏi các trường phải có đủ nhân lực, tài lực và vật lực, điều mà không phải nơi nào cũng đáp ứng được.

Thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá

Quan chc t chc  B Gio dc:

Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: “Học sinh kém do nền giáo dục kém”

“Học sinh Thủ đô dốt hơn học sinh nông thôn?”

Theo PGS-TS Lê Đức Ngọc, Giám đốc Trung tâm Đo lường và Đánh giá giáo dục thuộc Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, đào tạo theo tín chỉ là hình thức đào tạo lấy người học làm trung tâm, đào tạo theo nhu cầu người học. Do đó, phương pháp kiểm tra, đánh giá phải thay đổi sao cho phát huy tốt nhất năng lực tự học và sáng tạo của sinh viên.

TS Phạm Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, nêu ý kiến: "Đào tạo ĐH từ trước đến nay chủ yếu dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá cuối kỳ mà bỏ qua quá trình học tập, tự rèn luyện của sinh viên. Bên cạnh đó, hình thức kiểm tra bài theo lối học thuộc lòng hoặc trắc nghiệm chỉ mang tính chất may rủi, không phát huy được hết khả năng tư duy và sáng tạo của sinh viên". Đó là chưa kể chính cách học, thi cử đó đã góp phần khuyến khích lối học tủ, quay cóp tài liệu, điểm số cao nhưng kiến thức của sinh viên không thật.

Từ đó, vị này kiến nghị các trường nên tổ chức thêm cột điểm đánh giá quá trình (chiếm từ 20% – 50% kết quả học tập), tránh dựa quá nhiều vào điểm kiểm tra cuối kỳ, tạo áp lực nặng nề cho sinh viên. Bên cạnh đó, việc tăng tần suất tổ chức các bài thi, kiểm tra dưới nhiều hình thức cũng góp phần tạo thêm động lực cho người học tự tìm tòi, nắm vững tri thức.

PGS-TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng mỗi môn học cần có một hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau, không nên đồng nhất, cứng nhắc theo cùng một hệ số. Thời gian làm bài thi nên kéo dài hơn 3 giờ để sinh viên có đủ điều kiện thể hiện hết khả năng sáng tạo và năng lực hội lĩnh tri thức. Tuy nhiên, để làm được điều đó đòi hỏi những nhà quản lý và tổ chức giáo dục phải có thêm thời gian chuẩn bị, cũng như đóng góp của xã hội về nhân lực, tài chính.

Nói tóm lại, đào tạo theo tín chỉ là hình thức đào tạo đã và đang cần những nhà quản lý có trái tim nóng và cái đầu lạnh chứ không phải những người có trái tim lạnh và cái đầu nóng, đòi hỏi một sự thay đổi, chuyển biến toàn diện quá trình dạy và học hiện nay.


Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Dao-tao-dai-hoc-theo-hinh-thuc-tin-chi-Can-cai-cach-toan-dien/260529.gd

Tại sao nhiều lãnh đạo được phong nhà giáo ưu tú?

Posted: 17 Dec 2012 07:11 PM PST

– Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Qúy trao đổi với VietNamNet về kết quả xét tặng các danh hiệu nhà giáo ưu tú (NGƯT), nhà giáo nhân dân (NGND) năm 2012 và dự kiến thay đổi trong thời gian tới.

 

Thứ trưởng Trần Quang Qúy: “Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT đối với cán bộ quản lý giáo
dục là cao hơn so với giáo viên, giảng viên trực tiếp nuôi dạy, giảng
dạy”.

Thưa Thứ trưởng, trong đợt vinh danh các nhà giáo Việt Nam năm nay, có một thắc mắc là tại sao tỷ lệ các nhà quản lý giáo dục lại chiếm áp đảo. Điều này có nguyên nhân từ đâu?

Thứ trưởng Trần Quang Qúy: Lần xét tặng này, Hội đồng cấp nhà nước xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT đã thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật về Thi đua – Khen thưởng để xem xét các hồ sơ từ Hội đồng xét tặng các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành trong cả nước.

Trong quá trình triển khai, thẩm định và xử lý hồ sơ, Hội đồng luôn quan tâm đến đội ngũ nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Thông tư 07 của Bộ GD-ĐT đã cụ thể hóa các tiêu chuẩn xét tặng, đặc biệt với quan điểm chỉ đạo là ưu tiên cho các đối tượng là giáo viên, giảng viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy và các nhà giáo công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

Đó là: "Về sáng kiến kinh nghiệm yêu cầu đối với cán bộ quản lý giáo dục phải chủ trì ít nhất 2 sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp được Hội đồng khoa học cấp tỉnh, Bộ đánh giá xếp loại B (loại Khá) hoặc Hội đồng khoa học ngành giáo dục đào tạo xếp loại A (loại Tốt)".

Ngoài ra, cán bộ quản lý giáo dục trong quá trình xét tặng, thành tích cá nhân phải gắn với thành tích của đơn vị do cán bộ đó quản lý chỉ đạo là đơn vị có 3 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, trong đó có 1 năm đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.

Đối với giáo viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy ở bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, "sáng kiến kinh nghiệm chỉ cần Hội đồng khoa học cấp huyện hoặc ngành giáo dục tỉnh xếp loại B (loại Khá) trở lên".

Bên cạnh đó, cán bộ quản lý giáo dục phải có 20 năm công tác trong ngành, trong đó, 10 năm trực tiếp tham gia giảng dạy. Đối với giáo viên, giảng viên trực tiếp đứng lớp thì thời gian theo quy định chỉ có 15 năm.

Như vậy, có thể khẳng định rằng tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT đối với cán bộ quản lý giáo dục là cao hơn so với giáo viên, giảng viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Cụ thể, cán bộ quản lý phải có thời gian công tác trong ngành nhiều hơn 5 năm, đơn vị do cán bộ quản lý giáo dục phải là đơn vị có 3 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến và tập thể Lao động xuất sắc; Sáng kiến kinh nghiệm phải cao hơn về cấp công nhận và xếp loại; thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy đối với danh hiệu NGND là 15 năm, NGƯT là 10 năm.

Bộ GD-ĐT có hướng dẫn hoăc chỉ đạo gì về việc đánh giá thỏa đáng đối tượng giáo viên, nhất là các thầy cô ở vùng khó khăn?

Thông tư 07 có một số quy định ưu tiên đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn là: "Thời gian công tác và thời gian giảng dạy được nhân hệ số 1,33; số năm đạt "Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở" giảm hơn với quy định chung là 2 năm; sáng kiến kinh nghiệm chỉ cần Hội đồng khoa học ngành giáo dục huyện công nhận (không cần xếp loại).

Chính vì vậy, năm 2012, có 10 nhà giáo là người dân tộc thiểu số được phong tặng danh hiệu NGƯT, trong đó, có 3 nhà giáo là giáo viên trực tiếp giảng dạy.

Ngoài ra, trong chỉ đạo xuống cơ sở cũng như tại các phiên họp của hội đồng, luôn có lưu ý quan tâm và ưu tiên các nhà giáo là người dân tộc thiểu số, công tác tại vùng sâu, vùng xa, trực tiếp là giáo viên, giảng viên, đặc biệt là giáo viên các cấp mầm non, tiểu học, trung học; các nhà giáo sắp nghỉ hưu theo chế độ; các nhà giáo là thương binh.

Trong số 40 NGND có 19 giáo viên, giảng viên chiếm 47,5%; trong 570 NGƯT có 264 giáo viên, giảng viên chiếm 46,3%. Nhiều nhà giáo là giáo viên, giảng viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy có tuổi đời mới ngoài 30 cũng được phong tặng NGƯT.

Tuy  nhiên, trong thực tế, nhiều nhà giáo chưa quan tâm tới việc xét tặng này. Theo ông, nguyên nhân từ đâu?

Thông qua việc phân tích tỷ lệ cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy được xét phong tặng năm 2012, Bộ GD – ĐT nhận thấy còn có vấn đề cần lưu ý là: trong số 294 NGƯT thuộc các địa phương, chỉ có 69 nhà giáo là giáo viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy đạt 23,4%. Tỷ lệ này còn thấp so với số lượng và sự đóng góp của đội ngũ giáo viên.

Mặc dù Bộ đã đăng tải Thông tư 07 trên mạng, báo Giáo dục và Thời đại và đã có nhiều văn bản hướng dẫn trong quá trình xét tặng, yêu cầu hội đồng các cấp cần quan tâm tới các giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhà giáo đang công tác ở vùng có hoàn cảnh kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng hội đồng cơ sở chưa có những biện pháp linh hoạt để phát hiện và động viên các nhà giáo có đủ tiêu chuẩn đưa vào danh sách đề nghị hội đồng cấp trên xem xét.

Bên cạnh đó, bản thân các nhà giáo còn chưa tích cực tìm hiểu các quy định về việc xét tặng và mạnh dạn làm hồ sơ đề nghị.

Tỷ lệ phiếu bầu của hội đồng các cấp thực hiện theo quy định tại thông tư số 02 ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ quy định phải đạt 90% số phiếu bầu tính trên tổng số thành viên hội đồng xét duyệt NGND, NGƯT trong quyết định thành lập là quá cao, vì phạm vi ảnh hưởng của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học thường hẹp hơn so với cán bộ quản lý cùng cấp.

Những vấn đề trên ít nhiều ảnh hưởng đến tỷ lệ giáo viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy được phong tặng ở các địa phương.

Thưa ông, liệu Bộ GD-ĐT có điều chỉnh gì để việc xét tặng này thực sư có ý nghĩa và giá trị với đội ngũ giáo viên?

Việc xét tặng NGND, NGƯT được làm thường xuyên 2 năm 1 lần, số lượng nhà giáo không hạn chế miễn là các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hội tụ đủ tiêu chuẩn quy định. Tiêu chuẩn xét tặng đòi hỏi nhà giáo phải phấn đấu không ngừng trong thời gian tối thiểu là 15 năm. Vì vậy, phát hiện, bồi dưỡng để các nhà giáo giỏi về chuyên môn, có uy tín trong ngành hội tụ đủ điều kiện khi xét tặng là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, cần được các cấp ủy Đảng, các cơ sở giáo dục quan tâm, có kế hoạch bồi dưỡng, tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà giáo phấn đấu…

Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức xin ý kiến các cơ sở giáo dục, các bộ, ban, ngành, địa phương và điều chỉnh các văn bản trong việc xây dựng Nghị định xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT được Chính phủ giao và thực hiện năm 2013.

Xin cảm ơn ông!

  • Hạ Anh (Thực hiện)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/101427/tai-sao-nhieu-lanh-dao-duoc-phong-nha-giao-uu-tu-.html

Giáo giới mổ xẻ chuyện ‘thời vô trách nhiệm’

Posted: 17 Dec 2012 07:11 PM PST

– Nhiều nhà giáo chia sẻ với những trăn trở của độc giả Đặng Hương rằng nghề giáo thời nay nhiều áp lực. Thương trò, có người chấp nhận dùng đòn roi, nhiều người không dám vì sợ kỉ luật, phụ huynh đe dọa.

Bài viết của độc giả Đặng Hương nhận được hàng trăm ý kiến bình luận. Nhiều trong số đó là những người đã/đang trực tiếp đứng lớp.

Dạy trò làm sao tránh khỏi đòi roi                         

"Tôi từng là giáo viên đứng lớp và chủ nhiệm. Mỗi lần họp, tôi thường nói các phụ huynh hãy thông cảm cho chúng tôi.  Nếu chúng tôi có nóng giận mà cho các em vài cái bạt tai hay phạt vài buổi lao động khi các em không thực hiện nội quy nhà trường và có thái độ không tôn trọng thầy, cô.

Ở nhà các vị chỉ có 1-2 đứa con còn có lúc bực mình thì chúng tôi thì phải quản lý đến mấy chục HS nên việc trách phạt là không tránh khỏi"- độc giả Linh Lan tâm sự


Giáo viên hiện nay chịu nhiều áp lực từ phụ huynh và xã hội (Ảnh minh họa, Ảnh: Văn Chung)

Cùng chung tâm sự, độc giả Vương Hiệp chia sẻ: "Tôi là một giảng viên đại học, tôi vẫn bắt sinh viên của mình đứng cuối lớp nghe giảng, không đuổi ra ngoài, nếu vẫn mất trật tự sau khi giáo viên đã để ý đến.

Hay bài tập giao về nhà mà sinh viên không tìm hiểu, thì cũng phải đứng nghe bạn trả lời để trả lời lại bằng được thì mới cho ngồi xuống… thiết nghĩ, giáo viên cần nghiêm khắc và phải có quyền nghiêm khắc, nhưng cũng cần lương tâm và trách nhiệm.

Xã hội đừng để đến khi … giáo viên phải bức tử (tự tử) vì bị đuổi việc do phạt học sinh dẫn đến phụ huynh kiện phòng giáo dục. đó là chuyện đáng buồn với nền giáo dục hiện nay".          

Độc giả Phan Phan chua xót nêu thực tế: "Tôi đã bị một phụ huynh chửi ngay trong cuộc họp chỉ vì em HS đó chậm tiến bộ, thường không học và làm bài trước khi đến lớp và tôi xếp hạnh kiểm của em là trung bình".                                 

GV mầm non Nguyễn Thị Hòa bộc bạch các chị lương ít, áp lực thì khổ gấp trăm lần các đồng nghiệp khác khi trẻ chưa có ý thức, nhiều phụ huynh thì bênh con, hại cô giáo. Và rằng: "Bây giờ không còn yêu nghề nữa mà chỉ mong hoàn thành tốt nhiệm vụ thôi".                                   

"Bây giờ tôi đã là một người làm kinh doanh nhưng 06 năm là một GV môn lịch sử THPT cho tôi thấm thía điều đó.

Tôi dám khẳng định với lương tâm tôi không phải là một giao viên vô trách nhiệm. Bây giờ những em học sinh bị tôi phạt nặng hay bị thước của tôi đánh vào mông là những người nhớ về thầy và thường xuyên liên lạc ghi nhớ công cơn của tôi nhất.Các em nhớ về tôi với tầm lòng biết ơn hơn bất kì một em học sinh ngoan nào tôi đã từng dạy" – độc giả Lê Minh Đức bộc bạch.

Nền giáo dục lạc lối?

"Những người đang làm cha, làm mẹ, các bạn nghĩ sao nếu con bạn vì được nuông chiều mà ngày càng hư hỏng, rồi các bạn lại đổ lỗi cho ngành giáo dục? Tất cả chúng ta đều nên suy nghĩ" – độc giả Linh Lan tâm sự.                                

Độc giả Võ Tiến Cường trăn trở: "Có thể chính phụ huynh chúng ta là người làm cho con em chúng ta trở nên hư hỏng nhưng họ lại không biết điều đó. Họ cần sự quan tâm của giáo viên đối với con họ hơn các học sinh khác trong lớp nên họ làm nhiều vấn đề để có được điều đó và vô tình tạo cho con họ cái quyền vì cha mẹ có tiền nên muốn làm gì thì làm, xưng hô thế nào thì xưng mà giáo viên không giám làm gì cả!

Thử hỏi một học sinh trong trường vô lễ với giáo viên mà giáo viên phạt đòn roi thì giáo viên đó bị kỷ luật! Vậy nếu ở nhà con cái chúng ta hỗn láo với cha mẹ thì các phụ huynh chúng ta làm gi? Bạn thử trả lời câu hỏi này xem sao? Còn nếu ra đường hỗn láo với người ngoài thì sẽ ra sao? Khi đó, pháp luật có kịp thời để bảo vệ con bạn không?"

Để thay đổi thực trạng, độc giả Phan Phan cho rằng: "Theo tôi, nhà nước quan tâm đến nhà giáo không chỉ ở chính sách cải cách lương mà phải dành cho nhà giáo nhiều quyền, nhất là trong giáo dục HS cá biệt. Tất nhiên khi đã là nhà giáo thì cần nhiều lắm lương tâm và trách nhiệm"

Giáo viên Lê Phú Châu đau đớn khi tâm sự anh dù thương trò nhưng "không dám hi sinh tương lai mình" khi "đánh vài roi vào mông những ông trời con (học sinh lì lợm, khó dạy)": "Vì Luật không đứng bên tôi, phụ huynh không đứng bên tôi, mà đau khổ nhất là ngành Giáo dục không đứng bên tôi.

Bạn mà đánh một roi vào mông học sinh minh xem, sai- đúng miễn bàn, giáo viên ngay lập tức trở thành ác quỷ. Nghe có vẻ cường điệu nhưng đó là sự thật….. Và một thế hệ đã lạc lối".

Thay đổi từ đâu?

Dù vậy vẫn có những giáo viên như độc giả Phan Chanh cho rằng giáo viên: “Hãy dạy thật tốt bộ môn của mình để được học sinh thích thú với môn học và phụ huynh tin tưởng mình khi con họ được mình dạy dỗ”.

Bức thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincon gửi thầy giáo của con mình “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” như người chỉ lối khiến người giáo viên thấy triết lý của giáo dục là gì. Theo Phan Chanh: "Từ triết lý đó sẽ có con đường để hình thành nhân cách cho học trò, để thầy cô ít phải nổi nóng, bớt đi sự thô bạo và nhân cách học sinh sẽ được tôn trọng hơn".     

Độc giả Huyền Diệu yêu cầu chương trình sư phạm phải chú trọng rèn luyện kỹ năng giáo dục học trò cho sinh viên. "Theo tôi là một kỹ năng rất quan trọng để nắm bắt tâm lý và hướng dẫn học sinh".

 

3 nguyên nhân chính dẫn tới việc nhà giáo vô trách nhiệm theo độc giả Văn Anh "cần phải thay đổi gấp" là: Môi trường trường giáo dục là môi trường đầy những đố kỵ và ganh đua, chèn ép nhau, có cả lành mạnh lẫn không lành mạnh. Người GV đâm ra bức xúc nên HS phải gánh hậu quả. Hai là: Bệnh thành tích và hình thức làm người GV không hề có thực quyền. Ba là: Đa phần là người lãnh đạo yếu kém, trong quản lý không nghiêm minh, không có sự công bằng.

Nếu giải quyết được triệt để 3 vấn đề trên, người GV sẽ làm tốt công việc của mình. Và chất lượng giáo dục tất yếu sẽ được nâng cao".                     

Phong Đăng (lược thuật)

*******************

 

                                   

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/101454/giao-gioi-mo-xe-chuyen--thoi-vo-trach-nhiem-.html

Năm 2013: Nhiều trường thay đổi cách tuyển sinh

Posted: 17 Dec 2012 07:09 PM PST

Năm 2013: Nhiều trường thay đổi cách tuyển sinh

TT – Tách chuyên ngành thành ngành riêng, mở thêm ngành mới, tuyển bằng cả thi và xét tuyển, bỏ tuyển sinh CĐ… là một số điểm đáng lưu ý trong dự kiến tuyển sinh năm 2013 của các trường ĐH.

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào Trường đại học Tài chính – marketing năm 2012. Năm 2013, trường sẽ không tuyển sinh bậc CĐ – Ảnh: Như Hùng

Theo thông tin từ các trường ĐH, chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2013 giữ nguyên như năm 2012, thậm chí có trường cắt giảm chỉ tiêu. Một số trường đề xuất tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhưng số lượng tăng không đáng kể. Tại ĐH Quốc gia TP.HCM, các trường ĐH Bách khoa, Khoa học xã hội và nhân văn đề xuất tăng thêm 50 chỉ tiêu, riêng Trường ĐH Kinh tế – luật đề xuất mức tăng nhiều hơn.

Các trường ĐH lớn tại TP.HCM như Kinh tế, Sư phạm, Khoa học tự nhiên, Luật, Sư phạm kỹ thuật, Giao thông vận tải… đều giữ chỉ tiêu như năm trước. Một số trường dự kiến tăng chỉ tiêu như ĐH Công nghiệp TP.HCM dự kiến tăng 500 chỉ tiêu bậc ĐH, Hoa Sen tăng 200 chỉ tiêu, Nông lâm TP.HCM tăng 550 chỉ tiêu.

Thay đổi cách tuyển

Tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, mặc dù tổng chỉ tiêu tăng, nhưng một số ngành có nhu cầu xã hội ít bị cắt giảm chỉ tiêu so với năm 2012 như ngành dược thú y, công nghệ rau quả, bản đồ học, quản lý đất đai…

Trong khi đó, PGS.TS Hoàng Trần Hậu – hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính marketing – cho biết chỉ tiêu dự kiến năm 2013 của trường là 4.000, bằng năm 2012. Tuy nhiên, năm 2013 trường sẽ không tuyển sinh bậc CĐ, chỉ còn tuyển sinh bậc ĐH.

Một lãnh đạo Trường ĐH Tây Đô (Cần Thơ) cho biết dự kiến năm 2013 trường sẽ tuyển sinh theo hai hình thức thi tuyển và xét tuyển thay vì chỉ xét tuyển như trước đây.

Việc thi tuyển sẽ giúp trường chủ động hơn trong nguồn tuyển cũng như thí sinh sẽ thuận lợi hơn trong việc chọn trường học ngay từ đầu, không phụ thuộc vào việc thi nhờ ở trường khác như các năm qua.

Không thay đổi về phương thức tuyển sinh nhưng một số trường đã chia tách nhóm ngành, mở thêm ngành mới giúp thí sinh có thể lựa chọn chính xác hơn ngành học mình mong muốn.

Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) chia tách lại một số chuyên ngành nằm trong các nhóm ngành theo hướng tập trung hơn. Chẳng hạn, nhóm ngành công nghệ hóa – thực phẩm – sinh học sẽ được phân chuyên ngành cụ thể hơn với các chuyên ngành thực phẩm, công nghệ sinh học và kỹ thuật hóa học, không còn chung chung như năm trước.

Trong khi đó, PGS.TS Hồ Thanh Phong – hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) – cho biết năm 2013, trường đề xuất tăng 100 chỉ tiêu so với năm 2012. Trong đó, trường tuyển sinh ngành mới là kỹ thuật tài chính và quản lý rủi ro – trường đầu tiên đào tạo bậc ĐH ngành này tại VN – đồng thời đang xin phép mở thêm ngành dược để có thể tuyển sinh trong kỳ tuyển sinh tới.

Nhiều trường ĐH khác cũng được phép tuyển sinh ngành mới hoặc trong quá trình hoàn thành hồ sơ mở ngành. Mặc dù giữ nguyên chỉ tiêu như năm 2012 nhưng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ tuyển mới ba ngành đào tạo. ThS Nguyễn Văn Đương – phó phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM – cho biết các ngành mới gồm kinh doanh quốc tế, marketing (trước đây là chuyên ngành của ngành quản trị kinh doanh) và kiểm toán (tách ra từ ngành kế toán – kiểm toán).

Trường ĐH Luật TP.HCM đang lấy ý kiến về chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Anh – chuyên ngành tiếng Anh pháp lý dự kiến tuyển sinh trong năm 2013. Trường ĐH Hoa Sen sẽ tuyển mới ngành kỹ thuật phần mềm, đồng thời đang xin mở mới hai ngành thiết kế nội thất và quản trị công nghệ môi trường. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng xin phép mở mới ngành thương mại điện tử trong kỳ tuyển sinh năm 2013.

Hết thời chạy theo số lượng

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết khi xác định chỉ tiêu năm 2012, hơn 100 trường ĐH, CĐ đã bị yêu cầu điều chỉnh số chỉ tiêu vượt năng lực. Đây có lẽ là giải pháp thiết thực để hạn chế các trường, nhất là các trường ngoài công lập, chạy theo số lượng để tăng nguồn thu cho mình.

Thông tin từ các trường cho thấy chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013 do các trường đề xuất đa số đều không tăng so với năm 2012, kể cả nhiều trường ngoài công lập, thậm chí có trường cắt giảm chỉ tiêu.

Theo lý giải của các trường, việc không tăng chỉ tiêu nhằm ổn định và nâng cao chất lượng đào tạo. PGS.TS Phạm Bá Phong – hiệu trưởng Trường ĐH Yersin – cho biết trường dự kiến chỉ tiêu năm 2013 sẽ giảm 200 so với các năm trước.

"Năm nay trường chỉ đề xuất 700 chỉ tiêu cho cả bậc ĐH và CĐ, thay vì 900 như mấy năm trước. Thực tế mấy năm gần đây trường không tuyển đủ chỉ tiêu nên chủ động cắt giảm chỉ tiêu để tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo" – ông Phong chia sẻ.

Cùng quan điểm này, PGS.TS Hoàng Trần Hậu nhấn mạnh: xu hướng trường ĐH không đào tạo bậc thấp hơn là tất yếu nhằm tập trung nguồn lực cho bậc đào tạo chính. Chính vì điều này mà trường đã chủ động ngưng tuyển sinh bậc CĐ để tập trung cho các bậc đào tạo cao hơn.

ThS Nguyễn Văn Đương cho biết từ chỉ tiêu 5.500 trước đây, trường đã chủ động giảm xuống 4.500, hai năm gần đây giữ ở mức 4.000. Trường cân nhắc các điều kiện giảng viên, cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng thay vì số lượng.

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, từ năm 2006 đến nay trường luôn giữ ổn định chỉ tiêu tuyển sinh, không tăng thêm để tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo.

Hiện nay người học chọn trường nào để học không chỉ để nhận kiến thức mà còn có chất lượng và các dịch vụ kèm theo. Khi các trường chạy theo số lượng trong khi cơ sở vật chất thuê mướn, đội ngũ không phát triển kịp đồng nghĩa với dịch vụ cung cấp không tốt. Khi đó, người học sẽ tự sàng lọc và đào thải những đơn vị như vậy.

MINH GIẢNG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/525400/Nam-2013-Nhieu-truong-thay-doi-cach-tuyen-sinh.html

Nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng xã hội về công tác BVCSTE

Posted: 17 Dec 2012 07:09 PM PST

(GDTĐ) - Ngày 17/12, Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương (Bộ LĐTBXH, Bộ GDĐT) do Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa làm trưởng đoàn, đến kiểm tra công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thành phố Đà Nẵng.

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với UBND TP.Đà Nẵng.
Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với UBND TP.Đà Nẵng.

Trước khi có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và đoàn thể địa phương; Đoàn kiểm tra đã có cuộc kiểm tra nắm bắt tình hình thực tế công tác công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCSTE) tại Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội thành phố Đà Nẵng.

Hiện nay, Đà Nẵng có khoảng 207.975 trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm 21,5% dân số), trong đó có 2.485 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (chiếm 1,19%), 20.537 trẻ em thuộc diện hộ nghèo (chiếm 9,87%), 1.000 trẻ có hoàn cảnh đặc thù (bị tai nạn thương tích, trẻ em trong gia đình ly hôn).

Trong những năm qua, công tác BVCSTE của thành phố Đà Nẵng đã được triển khai đều khắp và nhiều kết quả tích cực. Đến nay, lực lượng cán bộ làm công tác BVCSTE đã được củng cố 56/56 xã, phường; 7/7 quận, huyện đều bố trí cán bộ lãnh đạo phụ trách và chuyên viên theo dõi công tác BVCSTE; xây dựng được mạng lưới cộng tác viên rộng khắp với gần 1.000 công tác viên tại thôn, tổ. Thông qua các chương trình và dự án, Đà Nẵng đã vận động được nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp các em vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác BVCSTE năm 2010-2012 của UBND TP.Đà Nẵng thì đến nay, 100% trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc; 98% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm só bằng nhiều hình thức khác nhau; 100% trẻ em trong các hộ nghèo được hưởng chính sách của Nhà nước và thành phố về y tế và giáo dục; 100% trẻ em được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Tỉ lệ trẻ em 5 tuổi vào mẫu giáo và 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đi mẫu giáo đạt trên 94%;  số lượng trẻ em khuyết tật được giáo dục hòa nhập cộng đồng đạt 65,5%, trẻ khuyết tậ được giáo dục chuyên biệt đạt 36,5% (trong tổng số trẻ em khuyết tật).

Từ năm 2010 đến 2012, Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác xã hội Đà Nẵng đã tiếp nhận 166 trường hợp tham vấn, tư vấn các vấn đề liên quan đến trẻ em; kịp thời can thiệp xử lý kịp thời 84 trường hợp trẻ em bị ngược đãi, xâm hại tình dục. Thông qua đường dây nóng (3.81.87.87) tiếp nhận, tư vấn, kết nối với các dịch vụ cho hơn 500 cuộc gọi đến phụ huynh, trẻ em và người khuyết tật để giúp đỡ. Có hơn 8.800 lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc diện hộ nghèo được hưởng chính sách hỗ trợ: trợ cấp thường xuyên, học bổng, học nghề, phẫu thuật mắt, mổ tim, xây nhà tình thương…với kinh phí gần 28 tỷ đồng.

Năm 2013, Đà Nẵng tiếp tục tăng cường mở các lớp dạy bơi và kỹ năng phòng trách đuối nước cho học sinh.
Năm 2013, Đà Nẵng tiếp tục tăng cường mở các lớp dạy bơi và kỹ năng phòng trách đuối nước cho học sinh.

 

Tuy nhiên, hiện nay, một số sơ sở trợ giúp trẻ còn gặp khó khăn trong công tác vận động nguồn lực nên chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ chưa cao. Kinh phí đầu tư cho hoạt động BVCSTE ở cấp quận, huyện, xã, phường còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở nhiều trường vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu.

Sau khi nghe báo cáo tình hình thực hiện công tác BVCSTE của UBND TP.Đà Nẵng, Đoàn kiểm tra còn làm rõ thêm các một số nội dung, vấn đề xung quanh việc thực hiện công tác BVCSTE tại địa phương như: công tác phối hợp giữa gia đình, cộng đồng với chính quyền đại phương; và giữa các cơ quan, ban, ngành trong việc phối hợp thực hiện BVCSTE; chính sách về khám chữa bệnh, chăm sóc cho trẻ em nghèo, trẻ em ở các khu công nghiệp, trẻ em thuộc các hộ nhập cư. Đồng thời, nắm bắt các mô hình hoạt động có hiệu quả và những giải pháp mang lại những kết quả tích cực trong công tác BVCSTE.

Góp ý nhằm giúp Đà Nẵng triển khai thực hiện công tác BVCSTE mang tính bền vững trong thời gian đến, Đoàn kiểm tra đã thẳng thắn đưa ra nhiều khuyến nghị về xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động hằng năm về bảo vệ, chăm sóc trẻ em phù hợp với Chương trình hành động vì trẻ em và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của thành phố; đẩy mạnh lồng ghép và phối hợp liên ngành trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện công tác BVCSTE.

Tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo vệ trẻ em một cách toàn diện

Ghi nhận những kết quả mà TP.Đà Nẵng đạt được trong công tác BVCSTE năm 2010-2012, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh: Trong thời gian qua, TP.Đà Nẵng đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp thực hiện công tác BVCSTE, huy động được nhiều nguồn lực cùng các cấp, ngành, đoàn thể vào cuộc, thực hiện các mục tiêu của chương trình hành động vì trẻ em. Địa phương đã chủ động xây dựng các mô hình điểm về BVCSTE, thành lập mạng kết nối nhằm nâng cao chất lượng công tác BVCSTE. Công tác ngăn chặn học sinh bỏ học, trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật; giáo dục, cảm hóa học sinh hư, thanh thiếu niên chậm tiến có hiệu quả. Hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, y tế có nhiều chuyển biến tích cực và rõ nét; đặc biệt là đối tượng trẻ em khó khăn, khyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt.

Để tiếp tục nhân rộng các mô hình BVCSTE hoạt động có hiệu quả, thực hiện công tác BVCSTE mang tính bền vững trong tương lai, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa lưu ý, trong thời gian đến, TP.Đà Nẵng nên đưa mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm của địa phương. Tăng cường các nguồn lực, kinh phí cho công tác BVCSTE; xây dựng và phát triển đội ngũ phục vụ công tác BVCSTE. Đồng thời, tích cực thực hiện các chính sách hỗ trợ cho BVCSTE, cũng như đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác này. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng xã hội về công tác BVCSTE.

 

Đại Thắng

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201212/Nang-cao-nhan-thuc-cua-nguoi-dan-cong-dong-xa-hoi-ve-cong-tac-BVCSTE-1965673/

Siết chặt khâu thẩm định việc mở ngành đào tạo của các trường

Posted: 17 Dec 2012 07:09 PM PST

Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, căn cứ vào Quyết định thành lập cơ sở giáo dục đại học của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT xác định trụ sở của cơ sở giáo dục đại học để tiếp nhận hồ sơ đề nghị kiểm tra và xác nhận năng lực của cơ sở giáo dục đại học. Sở GD-ĐT không tiếp nhận hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học không có trụ sở tại địa phương.

Để xác nhận đội ngũ giảng viên cơ hữu thì cần đối chiếu Danh sách giảng viên, kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu trong danh sách đã khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với Hợp đồng tuyển dụng (bản gốc), Bảng lương trong 6 tháng liên tục (tính đến thời điểm xem xét hồ sơ) của cơ sở giáo dục đại học, Danh sách đóng bảo hiểm xã hội (có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương), văn bằng chứng chỉ của giảng viên (có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền) để xác nhận đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học.

Đối với những trường hợp mới tuyển dụng, phải có Hợp đồng lao động dài hạn và sổ bảo hiểm xã hội do cơ sở giáo dục đại học đóng; Đối với những trường hợp đã hết tuổi lao động thì Hợp đồng lao động phải ghi rõ làm việc toàn thời gian cho một cơ sở giáo dục đại học duy nhất.

Để xác nhận cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo (gồm phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm, thư viện, các công trình xây phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa, các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ, giảng viên, sinh viên) thì đối chiếu Danh mục phòng học kê khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với giấy tờ xây dựng chứng minh số phòng học, các công trình xây dựng và kiểm tra thực tế số phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và các công trình khác phục vụ giảng dạy, học tập để xác nhận.

Cơ sở giáo dục đại học thuê địa điểm, phòng học và các công trình khác phục vụ giảng dạy và học tập phải ghi rõ các nội dung: tên cơ quan, tổ chức, cá nhân, thời hạn cho thuê.

Đối chiếu Danh mục phòng thí nghiệm, máy, thiết bị kê khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với sổ tài sản của cơ sở giáo dục đại học (sổ gốc) và kiểm tra thực tế để xác nhận phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, máy, thiết bị.

Trong trường hợp thiết bị mới mua và chưa kịp đưa vào sổ tài sản của cơ sở đào tạo thì phải đối chiếu với hóa đơn, chứng từ (bản gốc) của nơi bán và nơi mua để làm căn cứ xác nhận. Đối với các máy, thiết bị được tặng từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận và nhập khẩu.

Đối chiểu Danh mục thư viện, phòng đọc, sách, tạp chí kê khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với sổ tài sản, hóa đơn chứng từ và kiểm tra thực tế để xác nhận về thư viện của cơ sở giáo dục đại học.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu không xác nhận các trường hợp cho mượn hoặc mua bán máy, thiết bị, sách, tạp chí không có chứng từ gốc hay tên người mua không đúng với tên của cơ sở giáo dục đại học.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/siet-chat-khau-tham-dinh-viec-mo-nganh-dao-tao-cua-cac-truong-675037.htm

Lại thay mẫu bằng tốt nghiệp, nhiều trường bất ngờ

Posted: 17 Dec 2012 02:12 PM PST

Lại thay mẫu bằng tốt nghiệp, nhiều trường bất ngờ

Lại thay mẫu bằng tốt nghiệp, nhiều trường bất ngờ

Thay đổi hình thức

 

So với mẫu bằng ban hành năm 2009, những nội dung ghi trên mẫu bằng mới lần này cơ bản không có gì khác so với mẫu bằng đang áp dụng, ngoại trừ việc vị trí mục ghi "tên ngành học" được chuyển lên phía trên. Mẫu bằng mới lần này vẫn không có chỗ dán ảnh và dành hẳn trang 2 để ghi thông tin bằng tiếng Anh (tương ứng phần ghi tiếng Việt bên trang 3). Nhiều trường CĐ, TCCN thắc mắc: mẫu bằng mới nhưng không có nội dung gì mới, không hiểu sao phải thay mẫu bằng?

 

Ngày 26/11, các trường phía Nam được dự chương trình tập huấn của Bộ về quản lý và cấp phát văn bằng tại Đà Nẵng. Tất cả thông tin tại kỳ họp này đều xoay quanh mẫu bằng đang áp dụng, tuyệt đối không có thông tin nào về việc sẽ thay mẫu bằng. Đùng một cái, thông tin thay mẫu bằng được ký ngày 30/11, chỉ sau đó bốn ngày. "Tại sao bộ không công bố thông tin mẫu bằng mới để các trường có ý kiến luôn một thể? Giờ chỉ thấy thông tin trên mạng, chưa thấy Bộ hướng dẫn gì thêm"- trưởng phòng đào tạo một trường CĐ tại TP.HCM thắc mắc.

 

Thông tư ban hành mẫu bằng tốt nghiệp CĐ, TCCN mới có hiệu lực từ ngày 26/11/2013. Các trường còn gần một năm để chuẩn bị áp dụng mẫu bằng mới. Tuy nhiên có rất nhiều băn khoăn từ việc thay đổi bất ngờ này. Ông Đỗ Hồng Cường, trưởng phòng đào tạo Trường CĐ Sư phạm Hà Nội, cho hay ngay khi bộ công bố mẫu bằng CĐ mới, trường đã rà soát phôi bằng cũ đã mua chưa sử dụng, chuẩn bị báo cáo để xin hướng xử lý. "Với lớp học chính quy, năm học kết thúc từ tháng 8, các phôi bằng cũ đã dùng hết. Riêng các lớp liên thông, do đặc thù học theo đợt, chưa tốt nghiệp nên số phôi bằng trường mua của Bộ cho các lớp học này chưa dùng đến, trường phải xin ý kiến của Bộ xem có hủy hay không"…

 

Th.S Đỗ Hữu Khoa, chủ tịch khối liên kết các trường chuyên nghiệp tại TP.HCM, bày tỏ: "Mỗi lần thay mẫu bằng là mỗi lần xáo trộn cho người học và người tuyển dụng. Lần thay mẫu bằng năm 2010 đã gây ra rất nhiều thắc mắc từ các nhà tuyển dụng về tính xác thực của văn bằng khi họ tuyển dụng". Bằng kinh nghiệm qua mỗi lần đổi mẫu bằng, các trường cho rằng năm 2013, thời điểm giao thời 2013 thế nào cũng phát sinh những chuyện thừa – thiếu phôi bằng. Nếu chờ đến cuối tháng 11 để được mua phôi bằng mới, việc phát bằng tốt nghiệp của các trường có thể phải muộn hơn so với mọi năm.

 

Ông Khoa phân tích: thông thường HS TCCN sẽ tốt nghiệp khoảng tháng 9 hằng năm, việc mua phôi bằng, ghi thông tin lên bằng và phát bằng được các trường thực hiện trong khoảng tháng 10, tháng 11. Giờ chưa thể biết được những HS tốt nghiệp năm 2013 sẽ được cấp bằng theo mẫu ban hành năm 2009 hay 2012. Các trường TCCN được phép tuyển sinh nhiều lần trong năm, như vậy cũng tốt nghiệp nhiều đợt trong cùng một năm. Nếu thực hiện đúng như thông tin của bộ vừa ban hành, những HS tốt nghiệp năm 2013 tùy thời điểm sẽ nhận hai bằng cấp theo mẫu cũ – mới khác nhau. Hiệu trưởng một trường CĐ tại Hà Nội cho rằng việc đổi mẫu bằng liên tục khiến SV tốt nghiệp có thể gặp nhiều phiền toái và mệt mỏi giải trình với nhà tuyển dụng khi đi xin việc. "SV tốt nghiệp cùng một trường, cách nhau không lâu mà mẫu bằng khác nhau thì đơn vị có hoài nghi cũng là điều dễ hiểu".

 

Ghi tên ngành bằng tiếng Anh: Mạnh ai nấy làm

 

Cùng với thắc mắc "vì sao phải thay mẫu bằng", nỗi băn khoăn lớn của các trường xoay quanh việc "vì sao chưa có quy định thống nhất cách ghi tên ngành bằng tiếng Anh". Nhiều trường than phiền: mẫu phôi bằng thay đổi nhưng danh mục mã ngành bằng tiếng Anh các trường chờ đợi bấy lâu vẫn chưa được ban hành. Điều này gây lúng túng cho các trường trong việc ghi ngành đào tạo bằng tiếng Anh lên văn bằng và đánh đố nhà tuyển dụng. Do chưa có quy định thống nhất nên lâu nay các trường phải tự dịch sang tiếng Anh phần tên ngành đào tạo.

 

Hiệu trưởng một trường TCCN tại TP.HCM nêu ví dụ: chỉ riêng ngành tin học bậc TCCN có nhiều cách ghi khác nhau. Có trường ghi "Information Technology", có trường dịch thành "Informatics", có trường ghi "Information Communication Technology"… Có trường đào tạo ngành kế toán – tin học bối rối không biết ghi thế nào cho đúng phải gọi sang trường khác hỏi thăm. Hoặc như với ngành sư phạm giáo dục tiểu học khi dịch sang tiếng Anh cũng có nhiều cách dịch: nơi dịch theo tên "giáo dục tiểu học", nơi dịch theo tên "sư phạm tiểu học"… Những rắc rối này các trường mong bộ có quy định thống nhất trước càng sớm càng tốt.

 

Tính xác thực, độ tin cậy của văn bằng tốt nghiệp cũng là nỗi băn khoăn trong thời điểm bằng giả tràn lan không phải hiếm và Bộ liên tục đổi mẫu bằng tốt nghiệp. Không chỉ các doanh nghiệp nghi ngại với văn bằng, chính các trường đào tạo liên thông, văn bằng hai cũng không tin tưởng tuyệt đối khi nhận bằng của thí sinh tốt nghiệp từ trường khác.

 

Trưởng phòng đào tạo một trường CĐ nhóm ngành kinh tế cho biết: khi tuyển sinh liên thông, trường phải gửi công văn từng trường có thí sinh dự thi để xác nhận thông tin văn bằng.

 

Bộ GD-ĐT có yêu cầu các trường công khai thông tin tốt nghiệp và cấp phát bằng của HS, SV lên trang web nhưng rất nhiều trường chưa thể thực hiện được. Các nhà tuyển dụng và các trường cũng chưa quen kiểu tra cứu thông tin trên mạng. Thành ra phòng đào tạo các trường có thêm phần việc thường xuyên là xác nhận thông tin văn bằng đã cấp. Nhiều ý kiến từ các trường đề xuất: Bộ nghiên cứu đổi chất liệu làm phôi bằng. Chất liệu dùng làm phôi bằng hiện nay láng bóng, mỏng manh, có vẻ dễ làm giả hơn bằng phủ giả da trước đây. Như vậy mới xứng là bằng quốc gia".

 

Theo Tuổi Trẻ

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/lai-thay-mau-bang-tot-nghiep-nhieu-truong-bat-ngo-674686.htm

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: "1/4 kiến thức rơi vào các môn học buồn ngủ"

Posted: 17 Dec 2012 02:12 PM PST

Thời gian vừa qua, Báo Giáo dục Việt Nam đã thực hiện loạt các clip trắc nghiệm câu hỏi về kiến thức bộ môn lịch sử, đời sống dành cho học sinh từ 9 – 11 tuổi tại Hà Nội, nhiều em không biết hoặc mù mờ về những kiến thức đơn giản. Khi được hỏi về truyện cổ tích, nhiều em cho rằng Thánh Gióng biết nói khi mới mấy tháng tuổi. Nhiều học sinh nhầm lẫn Thủ đô của nước Việt Nam là Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Cầu Giấy, là Thăng long. Đó là chưa kể những câu hỏi nghiêng về kiến thức lịch sử như bà Triệu đánh giặc gì, Hai Bà Trưng đánh giặc gì? Thánh Gióng đánh giặc gì các em đều không biết.

Clip còn thu được những cuộc tranh luận thú vị giữa sự giống và khác nhau của con trâu và con bò. Trong khi bạn khẳng định: Con trâu thì có sừng, con bò không có sừng thì một học sinh khác cho rằng: Bò đực có sừng. Tiếp theo là tranh luận giữa việc trâu đi cày còn bò trên bờ ăn cỏ? Con bò màu nâu hay con bò màu cam?

Không phải lỗi do học sinh
Trước thực trạng này, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng: Đây không hải lỗi do học sinh mà là lỗ hổng do cách dạy, chương trình học.

Cụ thể, giáo dục hiện tại chiếm tới ¼ kiến thức là những "môn học buồn ngủ" cần được cắt bỏ. Nếu trước kia chúng ta chưa có xã hội học tập nên phải dồn ép học sinh học mọi thứ, coi đó là nồi cơm để các em ra ngoài đời kiếm sống. Nhưng bây giờ không cần ép các em những kiến thức rộng lớn, bởi không thể trong một thời gian ngắn các em có thể học hết được mà cần dạy một cách khoa học hơn.


PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng: Giáo dục hiện tại chiếm tới ¼ kiến thức là những "môn học buồn ngủ" cần được cắt bỏ.

Đối với bậc tiểu học, không cần học nhiều môn mà cần phải tích hợp. Để tạo hứng thú cho học sinh có thể một bài văn mà qua đó học sử. Ví như sự kiện Hai Bà Trưng, khi làm văn thì ra đề về hai bà nổi dậy đánh giặc Hán thì vừa học văn vừa học sử. Hay đất nước ta có bài Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, vừa học văn vừa học địa. Đó là tích hợp kiến thức, tích hợp môn, để học sinh không cần học nhiều môn như hiện nay và cảm thấy học nhẹ nhàng.

PGS Trần Xuân Nhĩ cũng kể lại trong một lần tham quan cách dạy, cách học của học sinh tại Singapore đã thấy cách dạy của họ rất sáng tạo. Trong một lớp có 24 học sinh, thầy giáo sẽ hướng dẫn các em học bài gì, lên mạng lấy tài liệu ra sao, chia nhóm đề tài để cùng báo cáo. Các nhóm có nhiệm vụ chia nhau công việc để hoàn thiện bài tập, học sinh này thuyết trình thì học sinh kia bổ sung. Cách học này giúp học sinh nhớ lâu kiến thức.

Còn cách dạy học ở Việt Nam tuân thủ theo kiểu thầy nói, học sinh không nghe nên cuối kỳ mới kiểm tra thì các em chỉ có học vẹt và đối phó. Hiện tại cần phải học cách dạy tiên tiến ở các nước, đánh giá thường xuyên thì các em mới có hứng thú học được. Cần bỏ cách dạy thụ động sang chủ động, ví dụ đơn giản như đừng dạy học sinh "this is" mà hãy hỏi học sinh "what is" để khơi gợi trí thông minh, tưởng tượng của các em.

PGS Trần Xuân Nhĩ tâm sự: “Tôi có đứa cháu học lớp 3, nhưng có tới 17 quyển sách toán tham khảo được bố mẹ mua cho. Tôi đã xem qua những cuốn sách đó và thấy tất cả đều xào xáo bát nháo. Vì vậy, việc viết sách cũng phải được lưu tâm, viết cụ thể và tâm huyết hơn. Về nội dung SGK cũng cần phải thay đổi, nhưng không nhất thiết phải viết lại từ đầu, điều này gây lãng phí tiền của rất nhiều cho xã hội. Từ đổi mới hệ thống giáo dục, nội dung các môn học cũng phải thay đổi, cái gì cần thì dạy, thiếu thì bổ sung, thừa thì loại bỏ, từ đó sách giáo khoa cũng cần viết lại cho phù hợp hơn”.

Cho học sinh đi thực tế tại nông thôn

PGS Trần Xuân Nhĩ đã có sáng kiến góp ý cách bổ trợ kiến thức cho các em bằng những cách hết sức thực tiễn. Theo GS, sau khi kết thúc chương trình học ở bậc Trung học Phổ thông nên cho học sinh về nông thôn trong vòng 3 tháng để hiểu được những khó khăn của đời sống nông thôn. Nếu có 1 triệu học sinh giúp cho những người nông thôn nấu nướng, chăm sóc những người già và trẻ em thì thu được nhiều kết qua bất ngờ. Học sinh cũng được mở mang kiến thức, tránh tình trạng các em không phân biệt được những điều cơ bản như: Con trâu con bò khác nhau như thế nào?


Học sinh thành phố tập làm nông dân (Ảnh Internet)

PGS Trần Xuân Nhĩ kể lại, ngày còn học nội trú, trường học đã giao cho mỗi một học sinh trong một mùa hè sẽ phải xóa mù chữ cho 10 học sinh khác. Nếu tiếp tục thực hiện công việc này, mỗi năm có 1 triệu học sinh xóa mù chữ cho người nghèo thì trong vòng 1 năm trên đất nước Việt Nam sẽ xóa sạch mù chữ.

 

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

 Những nhân vật đáng chú ý nhất của giáo dục Việt Nam 2012

Chùm ảnh: Cô giáo tương lai thi thố tài năng, sắc đẹp 

Tâm sự xúc động: Những giáo viên chật vật “chạy ăn” từng bữa

Chùm ảnh: Những khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày 20/11

Câu chuyện xúc động ngày 20/11: Cha – Người thầy đầu tiên của tôi

Chân dung Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qua các thời kỳ

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng


Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nguyen-Thu-truong-Bo-GD-14-kien-thuc-roi-vao-cac-mon-hoc-buon-ngu/260210.gd

Comments