Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cần thiết xây dựng phần mềm tra cứu chung cho thư viện trường ĐH

Posted: 13 Dec 2012 05:37 AM PST

(GDTĐ)- “Đã đến lúc cần thiết phải xây dựng cổng thông tin, phần mềm tra cứu chung cho thư viện các trường ĐH khối kỹ thuật nhằm phục vụ cho công tác tìm và khai thác thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học sinh của giảng viên, sinh viên”.

Đây là ý kiến của TS.Đỗ Tiễn Vượng – Trường ĐH Giao thông vận tải sau khi tiến hành khảo sát 15 trung tâm Thông tin – thư viện các trường ĐH khối kỹ thuật trên toàn quốc vừa được tiến hành trong năm nay.

Phòng đọc tại thư viện Tạ Quang Bửu - ĐH Bách khoa Hà Nội
Phòng đọc tại thư viện Tạ Quang Bửu – ĐH Bách khoa Hà Nội

Theo khảo sát này, tất cả các thư viện đều được đầu tư cơ sở hạ tầng mạng hiện đại cũng như trang bị khá nhiều máy tính nối mạng (máy trạm) để giúp người dùng tin khai thác, truy cập thông tin. Hầu hết các trường đã triển khai phân hệ tra cứu và khai thác thông tin qua cổng thông tin của trường hoặc qua website các thư viện.

Thư viện Tại Quang Bửu – Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có khoảng 300.000 lượt người dùng tin trên 1 năm trong trường và 20.000 lượt người dùng tin/1 năm ngoài trường đến sử dụng, tra cứu. Thư viện Trường ĐH Thủy lợi có khoảng 400.000 lượt người dùng tin/năm trong trường và 10.000 lượt người dùng tin/năm ngoài trường… Thư viện Trường ĐH Giao thông vận tải, thư viện trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), ĐH Nha Trang, ĐH Công nghiệp TPHCM… cũng có số người dùng lớn tương đương. 12 trong số 15 trường được khảo sát đã có wwsite thư viện riêng…

Theo TS.Đỗ Tiễn Vượng, mặc dù thư viện các trường ĐH khối kỹ thuật đã triển khai ứng dụng CNTT-TT rất mạnh mẽ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại. Đó là chưa có cán bộ chuyên trách về phần tra cứu thông tin, nên hoạt động này chưa được hiệu quả. Nhiều thư viện không tổ chức đào tạo, hướng dẫn người dùng tin kỹ năng khai thác thông tin trên thư viện và internet. Về cơ sở hạ tầng CNTT, bước đầu được chú trọng nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi hiện tại, tốc độ đường truyền chậm, máy tính phục vụ tra cứu chưa đủ. Ngoài ra, phần lớn các thư viện dùng phần mềm tra cứu thông tin khác nhau.

TS.Đỗ Tiễn Vượng cho rằng, từ thực tiễn nêu trên, có thể thấy, việc phát triển phân hệ tìm và khai thác thông tin cho các thư viện ĐH khối kỹ thuật ở Việt Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay. Muốn triển khai tốt chương trình này cần có sự quan tâm thích đáng của Bộ GDĐT, đặc biệt là lãnh đạo nhà trường.

Để triên khai tốt phân hệ này, TS.Đỗ Tiễn Vượng đưa ra một số giải pháp: Đó là, thực hiện thiết kế toàn bộ hệ thống thông tin – thư viện trên quy  mô toàn khối kỹ thuật. Bên cạnh đó, đảm bảo, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở hạ tầng CNTT cho các thư viện; đầu tư xây dựng và nâng cao website thư viện; có chiến lược làm giàu tài nguyên thông tin bằng cách tích cực tuyển chọn, nhập nội và tổ chức khai thác triệt để các CSDL có giá trị với người dùng tin và phù hợp với thực tiễn phát triển của các trường ĐH.

Ngoài ra, các thư viện ĐH khối kỹ thuật cần tăng tốc đầu tư kinh phí xây dựng các CSDL nội sinh, đặc biệt ưu tiên các ngành trọng điểm, xây dựng các CSDL dữ liệu theo các đối tượng công nghệ, sản phẩm, quy trình; đồng thời, đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ thông tin thư viện.

"Việc xây dựng cổng thông tin, phần mềm tra cứu chung cho thư viện trong các trường ĐH là một xu thế tất yếu trong tình hình hiện nay, đồng thời là một giải pháp có ý nghĩa cả trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao năng lực đảm bảo thông tin vì mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH ở các trường ĐH" – TS.Đỗ Tiễn Vượng nhấn mạnh.

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201212/Can-thiet-xay-dung-phan-mem-tra-cuu-chung-cho-thu-vien-truong-DH-1965580/

SGK chưa tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh

Posted: 13 Dec 2012 05:37 AM PST

Giáo viên vẫn là vai diễn chính trong việc đổi mới giáo dục
Giáo viên vẫn là “vai diễn” chính trong việc đổi mới giáo dục

"Hiện nay cũng có ý kiến cho rằng chương trình quá nặng thậm chí là dùng từ quá tải nhưng theo quan điểm của tôi thì cần phải nhìn nhận là thể là do nó hơi nặng về những điều không thật sự cần thiết, những điều rất cần thiết lại thiếu, không cân đối giữa các điều ấy thì đúng hơn. Khi chúng ta dạy những điều không cần thiết, không tập trung vào những trọng số thì lúc đó trở nên quá tải. Nếu theo yêu cầu để phát triển năng lực HS thì tôi cho là SGK của chúng ta so với các nước không phải là quá tải" – GS Đinh Quang Báo nhấn mạnh.

Cũng theo GS Báo, hội thảo lần này có cách tổ chức nội dung logic, các chuyên gia làm việc một thẳng thắn và có nhiều ý kiến đóng góp tích cực. Đầu tiên các chuyên gia nước ngoài trình bày kinh nghiệm của các nước, những vấn đề về lí luận, xu hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay của thế giới. Từ đó xác định mục tiêu của con người thời đại mới, các nhóm như Toán, Khoa học xã hội, Mỹ thuật…, sẽ tự xác định lấy mục tiêu của mình.

Hội thảo lần này cũng cho chúng ta một nhận thức rằng, chương trình, SGK chỉ là một yếu tố "tĩnh". Thay đổi chương trình, SGK có thể là khó nhưng không khó bằng việc sau này "kịch bản" đó diễn ra như thế nào để mang lại hiệu quả, đây là một vấn đề khá nan giải. Trong tương lai, SGK sẽ như là kịch bản mang yếu tố kiến tạo và có hướng mở. Kết quả dạy và học phụ thuộc rất nhiều vào vai trò chủ động của GV. Vai diễn GV quyết định đến sự tiếp thu và vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS.

Cần đánh giá giáo viên theo hướng mới

Trong bài trình bày bản thu hoạch kết thúc hội thảo, GS Đinh Quang Báo chia sẻ, hiện nay cách đánh giá GV của chúng ta là chưa hợp lý. Đánh giá GV của ta xưa nay là nhìn vào GV thao tác để đánh giá GV, do đó người đánh giá ngồi bên dưới lớp nhìn GVthao tác trên bảng dẫn đến bị co cụm. Nhưng đối với nước ngoài thì ghế ngồi đánh giá lại ở trên cùng bởi họ không quá chú trọng nhìn vào thao tác của GV mà lại tập trung quan sát vào sự chuyển biến của từng học trò, từ diễn biến tâm lý cho đến kết quả học tập. Đánh giá GV phải nhìn vào sản phẩm mà họ tác động vào.

"Vấn đề này đã được các chuyên gia trao đổi khá sâu ở hội thảo lần này và chúng tôi cho rằng đây là một vấn đề sâu sắc mà Việt Nam cần phải học hỏi" – GS Báo trình bày quan điểm.

Cũng theo GS Báo thì ngay như bản thân cách làm hiện nay là lấy ý kiến đánh giá của HS về GV cũng cần phải thay đổi. Ở đây không nên nhìn nhận là HS đánh giá GV đó tốt hay không tốt mà cần đặt ra vấn đề mình chuyển biến như thế có thỏa mãn hay không. Họ phải tự đánh giá được là với sự tác động của GV thì được chuyển biến như thế nào? Đây là một vấn đề cần phải được quan tâm trong việc bồi dưỡng, đào tạo GV trong thời gian tới.

S.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/sgk-chua-tao-thuan-loi-cho-giao-vien-hoc-sinh-673579.htm

Bằng cử nhân bị … xếp xó, vì đâu?

Posted: 13 Dec 2012 05:37 AM PST

Hậu quả của việc “thừa thầy” nhưng "thiếu thợ"

Lý giải về nguyên nhân sinh viên tốt nghiệp đại học khó kiếm việc, nhiều độc giả cho rằng đây là hậu quả của việc "thừa thầy" nhưng "thiếu thợ".

 

"Có bao nhiêu học sinh PTTH trước khi rời khỏi mái trường cấp 3 mơ ước trưởng thành từ những nghề lao động chân tay?" – Người gửi: Nguyễn Sỹ Thanh, email:  thanhthanhsy@gmail.com 

 

"Không có gì lạ ở xã hội nhiều “thầy” ít “thợ”. – Người gửi: Trần Anh, email:  thaianhohe@gmail.com 

 


Sinh viên khối Ngân hàng và kinh tế tham dự một hội chợ việc làm tại Hà Nội.

 

"Tôi thấy cũng thấy chẳng có nói bạn nào học công nhân học nghề, trung cấp ra thất nghiệp nhỉ. Chắc mọi người quá ảo vọng vào tấm bằng đại học nên mới vậy." – Người gửi: Le Hung, email:  lehunginco2008@yahoo.com.vn 

 

"Các bạn đừng mơ học những ngành nhàn mà lại khó xin việc, bạn cứ học như Cơ khí, Điện, CNTT Phần cứng mạng xem, bạn xin việc dễ cực, thu nhập lương cũng khá, các công ty doanh nghiệp tuyển rất nhiều" – Người gửi: Ninh Dũng, email:  dungmytom@gmail.com 

 

"Xem ra các bạn trẻ nên nhìn nhận lại việc chọn nghề chứ không nên tìm mọi cách để vào đại học. Quan trọng là nghề nào phù hợp và có thể kiếm cơm được dể dàng". – Người gửi: Lê Hùng, email:  Robertanunda@gmail.com 

 

Thiếu kinh nghiệm

 

 

"Đó là vì các công ty hiện nay đều tuyển nhân viên có kinh nghiệm ít nhất 2 năm. Thử hỏi SV mới ra trường thì làm sao có kinh nghiệm?" – Người gửi:  Tran Hung, email:  tranhungmm@gmail.com 

 

"Hầu như khi đi xin việc làm, nhà tuyển dụng đều yêu cầu có kinh nghiệm, nhưng đối với những sinh viên mới ra trường như mình lấy đâu kinh nghiệm ra để đáp ứng được yêu cầu đó?" – Người gửi:  Lam, email:  cobe_digan2005@yahoo.com 

 

"Sinh viên ra trường bằng Khá, Giỏi nhưng thiếu kỹ năng làm việc. Các công ty bây giờ họ cần kỹ năng làm việc hơn là học vấn chuyên môn". – Người gửi:  Trần Anh Tuấn, email:  tuan.tran.qa@gmail.com   

 

"Nếu các bạn không tiếp xúc công việc từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì khi ra trường đi làm, kỹ năng làm việc chỉ là con số 0. Doanh nghiệp bây giờ cần người làm được việc chứ không chỉ cần tấm bằng." – Người gửi: Hung, email:  hungnguyen_vn83@yahoo.com.vn 

 

Cử nhân cứ "bám riết" thành phố!

 

 

"Việc làm quá trời mà, hiện giờ cần nhiều lao động lắm, các công ty đang thiếu lao động mà. Các bạn đừng suy nghĩ mình học ông này bà nọ rồi tự cao, đòi hỏi công việc này công việc nọ, ai ai cũng muốn bám lấy các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội… để làm gì? Các tỉnh vùng sâu vùng xa, hải đảo… hoặc các khu công nghiệp ở Bình Dương… đang rất cần nhân lực để làm việc, cứ chi phải vào thành phố lớn. Còn về lương thấp không quan trọng, đủ ăn sống qua ngày là được rồi, 1 tháng thu nhập 2 triệu đồng là tạm được, đủ ăn không thể chết đói rồi, không cần đòi hỏi nhiều, vì hiện giờ còn nhiều người có thu nhập rất thấp, thậm chí không đủ ăn.

 

…Việc bằng cấp học xong mà lỡ có không sử dụng được thì cũng không sao, để đó làm kỉ niệm, mình cứ xem như cha mẹ cho tiền ăn học là để mình nâng cao trình độ, hiểu biết, mở mang trí óc với mọi người, chúng ta xếp bằng lại để đi làm công nhân phụ hồ, bán hàng… cũng được, làm bất cứ việc gì có thể kiếm ra tiền để nuôi cái bụng miễn là việc làm đó được pháp luật cho phép. Điển hình như mình đây nè, mình tốt nghiệp đại học nhưng mình xin việc chưa được nên mình chọn nghề phụ hồ kiếm sống, thu nhập cũng khá phết các bạn, 1 ngày ăn uống xong mình cũng để dành được 20 ngàn lận, nên mình rất hạnh phúc. Chúc các bạn cũng hạnh phúc". – Người gửi: Công nhân phụ hồ, email:  shs@yahoo.com 

 

"Vì sao học xong không trở lại quê hương để góp sức xây dựng quê nhà mà cứ bám lấy thành phố để kêu ca than vãn cho nó khổ. Đúng một vòng luẩn quẩn" – Người gửi: email:  anhhungcuunet888@yahoo.com.vn 

 

Khó kiếm việc nhưng vẫn kén chọn

 

 

Nhiều khi sinh viên thất nghiệp là xuất phát từ chính bản thân họ, có những sinh viên quá kén chọn, nên muốn không nộp đơn xin vào công ty nhỏ.

 

Như lời bình luận của bạn đọc dưới đây:

 

"Mình thì thấy là có một số bạn đòi hỏi quá cao hay các bạn ấy cứ nhìn đi đâu ấy. Chồng mình có một công ty nhỏ, tuyển người mãi mà không được chỉ vì tên công ty không nổi hay công ty nhỏ quá. Có bạn còn nói luôn là: chấp nhận làm cho công ty danh tiếng với mức lương thấp hơn bên mình (kể cả không đúng chuyên ngành nữa)" – Người gửi:  Dao Thuy Huong, email:  daothuyhuong@gmail.com 

 

"Dù học đại học hay không, mục đích cuối cùng vẫn là kiếm tiền và hạnh phúc gia đình,các bạn nên nghĩ thoáng ra một chút nữa, có bằng đại học là rất tốt, nhưng chỉ dựa vào mỗi bằng đại học thôi thì chưa đủ. Các bạn cần trau dồi thêm kĩ năng kinh nghiệm của cuộc sống, hãy làm tất cả những việc các bạn có thể làm, mình tin các bạn sẽ sớm có chỗ đứng nếu hội tụ được những yếu tố đó. Chúc các bạn thành công" – Người gửi: Khánh Nam, email:  khanhnam183@gmail.com 

 

PV (tổng hợp)

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/bang-cu-nhan-bi--xep-xo-vi-dau-673552.htm

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu dạy trẻ

Posted: 12 Dec 2012 10:11 PM PST

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh – Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người Việt Nam (IPD) cho biết giáo dục sớm là khái niệm phổ biến trên thế giới những năm qua. Đi đầu trong xu thế giáo dục sớm này là Mỹ với phương pháp giáo dục Glenn Doman do giáo sư Glenn Doman của Viện nghiên cứu giáo dục thành tựu tiềm năng con người IAHP sáng lập nên năm 1955.

Bà Katherine Wee – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tiềm năng con người (IAHP) khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết sau 50 năm áp dụng trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, phương pháp giáo dục sớm với dự án Glenn Doman của giáo sư Glenn Doman đã giúp cho hàng triệu trẻ em có trí tuệ và thể chất vượt trội.

Nhằm giúp các phụ huynh hiểu rõ hơn về việc giáo dục sớm cho trẻ, ông Lawrence Lee – giám đốc Công ty GD Baby, đại diện Viện IAHP khu vực châu Á – Thái Bình Dương cung cấp những kiến thức cơ bản cho các phụ huynh về tính chất việc học tập của trẻ. Ông Lawrence Lee cho hay trẻ càng nhỏ thì quá trình học tập sẽ dễ dàng hơn. Ông Lawrence Lee trích dẫn nghiên cứu của Giáo sư Glenn Doman cho biết trước khi 5 tuổi, một đứa trẻ có thể dễ dàng hấp thụ một lượng lớn thông tin. Nếu đứa trẻ nhỏ hơn 4 tuổi, việc này sẽ dễ dàng hơn và hiệu quả hơn, trước khi trẻ lên 3, thậm chí còn dễ dàng hơn và hiệu quả hơn nhiều, và trước khi trẻ lên 2 thì việc hấp thụ thông tin dễ nhất và hiệu quả hơn cả.


Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu dạy trẻ

Theo ông Lawrence Lee, một điều rất quan trọng là các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ đọc sách từ sớm. Phụ huynh cần chọn sách phù hợp với độ tuổi của trẻ. Việc phát triển thói quen đọc sách ở trẻ hỗ trợ rất nhiều trong việc tích lũy kiến thức của trẻ.

Tại hội thảo, ông Daryl Ang – chuyên gia của Viện IAHP khu vực châu Á – Thái Bình Dương mang đến những thông tin bổ ích cho các bậc phụ huynh trong việc dạy trẻ từ khi sơ sinh. Ông Daryl Ang nhấn mạnh rằng thói quen của nhiều ông bố bà mẹ là cho trẻ nằm ngửa vì nghĩ rằng như thế sẽ an toàn cho trẻ. Nhưng nằm sấp không hề nguy hiểm cho trẻ như các bậc phụ huynh quan niệm. Ngoài ra, xét về mặt giúp trẻ phát triển thể chất cũng như trí tuệ, thì cần cho trẻ nằm sấp. Điều này hỗ trợ cho việc phát triển xương sống, các cơ tay, hoạt động toàn diện của trẻ cũng như để tầm nhìn của trẻ không bị hạn chế, để trẻ tự do "khám phá" thế giới xung quanh.


Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu dạy trẻ

Với những thông tin lý thú và bổ tích từ các diễn giả, các bậc phụ huynh tham dự hội thảo đã được hiểu rõ hơn về hiệu quả của việc giáo dục sớm cho trẻ trong một bầu không khí sảng khoái và cởi mở.

Thu Minh

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/khong-bao-gio-la-qua-som-de-bat-dau-day-tre-673310.htm

Những học viên nhí ở… lớp cao học

Posted: 12 Dec 2012 10:00 PM PST

Các em đa phần chỉ mới 3 – 5 tuổi nhưng đã phải theo mẹ đến giảng đường, ngồi nghe các giáo sư giảng bài. Nhiều em hàng ngày phải “mài đũng quần” cho tới khi mẹ tan lớp.

Trong những năm qua, quy mô đào tạo sau đại học của các trường đại học tăng nhanh chóng. Sự mở rộng quy mô đào tạo sau đại học khiến việc học thạc sĩ đang là một trào lưu trong xã hội.

Những người đi học thường đang đi làm, có người chưa lập gia đình, người đã có con. Nhiều người vì không thu xếp được công việc, đành phải mang theo con đến giảng đường, vừa học, vừa trông con.

Những học viên… bất đắc dĩ

Học viên bất đắc dĩ đa phần là các em khoảng từ 3 đến 5 tuổi, được gửi ở các nhà trẻ hoặc các trường mầm non. Đối với những học viên không có điều kiện thuê người giúp việc, cũng không có người trông nom trẻ (như ông, bà…) thì việc dẫn con đến trường là không thể tránh khỏi. Thế nên mới có chuyện, hai mẹ con cùng đi học và các em bị biến thành những học viên… bất đắc dĩ.

Dạo quanh những trường đại học lớn, nhất là các trường đại học khối khoa học xã hội (vì có nhiều các học viên nữ theo học) vào buổi tối, không khó để bắt gặp hình ảnh những đứa bé lon ton chạy theo sau mẹ lên giảng đường.

Chị Nguyễn Phương N., học viên cao học trường ĐHKHXHNV (đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Gia đình tôi chỉ có hai vợ chồng và con gái 4 tuổi. Hai vợ chồng đi làm cả ngày, tối mới về nhà, con gái gửi ở trường mầm non Đống Đa. Chồng tôi là kỹ sư cầu đường nên đi suốt ngày. Không có ai trông cháu, đi làm về, tôi đón cháu tới trường luôn, vừa tiện cho việc trông nom, vừa có thể học tập”.

Chị N. cho biết thêm, đưa con đến lớp học là điều không ai muốn, nhất là đối với trẻ con lại càng bất tiện. Ban đầu, chị rất ngại với bạn bè, với thầy cô nhưng vì không còn cách nào khác nên đành phải đưa cháu đến lớp. Cũng may, bạn bè và thầy cô đều rất thông cảm.

Thế nhưng, bản tính của trẻ con rất hiếu động, không chịu ngồi im một chỗ, nhất là ngồi liên tục hàng tiếng đồng hồ. Bởi vậy, giữ cho trẻ không quậy phá trong giờ học là cả một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều tâm sức.

Chị Trần Thảo Ph., học viên cao học trường đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) chia sẻ: “Hàng ngày, tôi đón con về để cho ông bà nội trông nom và cho ăn uống giúp. Thế nhưng, vào dịp đặc biệt vẫn phải đưa cháu đi học cùng. Mỗi lần như vậy, tôi lại được một phen khốn khổ. Vì cháu là con trai nên hiếu động. Phải tìm mọi cách mới khiến cháu ngồi im được một lúc, đôi khi cũng ảnh hưởng đến lớp học”.

Để tiện công việc sau khi tan sở nhiều người đã chở con thẳng đến giảng đường.

Chị Ph. cho biết thêm: “Tôi có cô bạn tên V. học cùng lớp. Hôm đó, vì gia đình có việc nên V. dẫn con đến lớp. Trong giờ học, thầy giáo đang giảng bài, cả lớp im phăng phắc, bỗng nhiên nghe thấy tiếng trẻ véo von hát vang ở dưới lớp.

Tất cả lớp quay lại nhìn, thấy cảnh đó liền cười ồ lên. Chị V. vừa ngại, vừa ngượng nên quát con, ai dè con càng quậy, rồi mếu máo khóc. Dỗ không được, cuối cùng hai mẹ con phải đưa nhau ra ngoài hành lang để tránh làm ảnh hưởng đến lớp”.

Tuy nhiên, việc đưa con đến lớp không phải lúc nào cũng nhận được sự thông cảm của các học viên. Chị Trương Thị Th., học viên cùng lớp với chị Trần Thảo Ph. cho hay: “Trong lớp có trẻ nhỏ rất bất tiện.

Dẫu mọi người có thông cảm cho hoàn cảnh không mong muốn này nhưng việc trẻ quấy trên lớp, rồi khóc nhè, quậy phá là điều nên tránh. Nếu gặp những đứa trẻ ngoan thì không sao, còn với trẻ hiếu động quá, tốt nhất nên tìm chỗ gửi bé để tránh làm phiền tới mọi người”.

Chuyện hai mẹ con cùng đi học cao học nhiều khi dẫn đến những câu chuyện “dở khóc, dở cười” và những tính huống khó xử cho cả thầy và trò. Tuy nhiên, rất ít người nghĩ đến những giải pháp khác thay thế mà vẫn cố gắng để “vẹn cả đôi đường”. Điều này vừa ảnh hưởng không tốt đến việc học hành của mẹ và quan trọng hơn, đứa trẻ cũng không thấy thú vị gì.

Hai mẹ con “đánh vật” với nhau trong lớp

Việc cho con cùng đến lớp học, nhìn bề ngoài tưởng như là một “nước cờ cao tay” của những bà mẹ trẻ. Thế nhưng, xét kĩ thì mọi chuyện không chỉ là “tiện cả đôi đường” mà là “lợi bất cập hại”. Bản tính của trẻ nhỏ vốn rất hiếu động, nghịch ngợm.

Bởi thế, muốn chúng ngồi yên một chỗ, đòi hỏi rất nhiều công phu của các bà mẹ. Chiêu phổ biến nhất hay được các bà mẹ sử dụng là chiều con. Trước khi vào lớp, họ phải chuẩn bị đủ các thứ từ sữa, đồ ăn, khăn giấy lau tay, lau miệng… để phòng trẻ đòi lúc nào là có lúc ấy. Bằng cách này, trẻ sẽ ngoan ngoãn ngồi im để “nghe giảng” cùng mẹ mà không quậy phá nữa.

Thế nhưng, đôi khi dùng chiêu đó cũng không có tác dụng. Trẻ ăn chán, chơi chán, tất nhiên sẽ “phá bĩnh” hoặc đòi về nhà. Lúc này cần một người có vẻ mặt dữ tợn, nếu là nam thì càng tốt để “dọa” cho trẻ sợ.

Chị Nguyễn Phương N. chia sẻ: “Trong lớp, tôi bao giờ cũng nhờ một anh bạn ngồi gần. Nếu cháu quấy, anh bạn đó sẽ dọa khiến cho cháu phải ngồi im. như vậy mới có thể yên tâm học tiếp. Nhưng cũng có lần, cháu sợ quá khóc thét lên. Thế là hai mẹ con chỉ còn cách bế nhau ra ngoài, đợi khi bé hết khóc mới dám vào lớp”.

Bên cạnh đó, các bà mẹ còn nghĩ ra đủ các chiêu khác nhau để dỗ trẻ: Từ an ủi, vỗ về cho đến dọa nạt, roi vọt, từ quà bánh, đồ chơi cho đến hứa này, hứa nọ. Công phu bỏ ra không kém gì một bà mẹ dỗ ăn cho một trẻ biếng ăn. Ấy thế nhưng, hiệu quả vẫn không đáng là bao, thậm chí còn có tác dụng ngược.

Điều dễ nhận thấy là việc học của những học viên mang con nhỏ đi theo bị ảnh hưởng. Trong suốt buổi học, do lúc nào cũng phải để mắt đến con nên thời gian tập trung vào việc học là rất ít.

Chị N. tâm sự: “Mặc dù đến lớp nghe giảng nhưng hôm nào cũng vậy, cứ tan lớp là tôi phải mượn vở bạn để về nhà chép bài. Ngồi trên lớp nghe giảng bập bõm, không ghi chép đầy đủ được.

Nhiều khi mình đang chép bài, cháu nó nghịch, không cho học cũng đành phải chịu, vì nếu cháu khóc ầm lên thì còn khổ nữa”. Đấy là chưa kể đến những ánh mắt khó chịu của bạn bè cùng lớp vì bị làm phiền: “Tuy không ai nói ra, nhưng tôi biết mọi người không hài lòng lắm. Thầy giáo cũng thông cảm mà cho qua mọi chuyện. Nhiều khi ngượng không biết chui vào đâu” – chị N. thật thà nói.

Điều đáng lo hơn nữa chính là ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Thay vì được ăn đúng giờ, những đứa trẻ này phải thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thông thường, hai mẹ con chị Trần Thảo Ph. ăn qua quýt trước khi lên lớp, sau đó, 20h, 21h về nhà mới ăn bữa chính. Chính điều này đã tạo thành thói quen xấu cho trẻ.

Chưa kể đến thói quen ăn vặt là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ biếng ăn và các bệnh về răng miệng. Hơn nữa, việc thay đổi giờ ăn uống cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của trẻ.

Chị Ph. cho biết: “Những buổi không phải đi học như thứ bảy và chủ nhật, gia đình tôi nấu ăn sớm nhưng bé ăn rất ít, thường bỏ bữa hoặc ăn qua loa, nhưng đến đêm cháu lại đòi ăn, vì thế giờ đi ngủ cũng muộn hơn bình thường”.

Chính chị Ph. cũng thừa nhận điều này xuất phát từ việc chị dẫn con đến các lớp học buổi tối. Dẫu biết thay đổi giờ ăn, giờ ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và thói quen sinh hoạt của bé nhưng vì hoàn cảnh nên hai mẹ con vẫn phải chấp nhận.

Theo Người đưa tin

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/100842/nhung-hoc-vien-nhi-o----lop-cao-hoc.html

Vì sao học sinh Hàn Quốc nổi trội về Toán học, Khoa học?

Posted: 12 Dec 2012 12:05 PM PST

Trong khi đó, học sinh lớp 4 ở xứ Hàn đứng thứ hai về môn Toán và đứng thứ nhất về môn Khoa học.

Đó là kết quả nghiên cứu “Những xu hướng trong Nghiên cứu Khoa học và Toán học Quốc tế” (TIMSS) cho năm 2011 được thực hiện bởi Hiệp hội Quốc tế về Đánh giá các thành tựu giáo dục (IEA). Có tổng cộng 600.000 học sinh trên thế giới đã được kiểm tra để so sánh.

 


Học sinh Hàn Quốc nổi trội về Toán học, Khoa học

Nghiên cứu này dựa trên các bài kiểm tra của các học sinh trên toàn thế giới trong tháng 5 và tháng 6 năm ngoái, nhưng những kết quả vừa mới được công bố.

Theo đó, thành tích của học sinh được xác định bởi điểm số mà các em thu được trong các bài kiểm tra ở mỗi môn học.

Bảng xếp hạng này được thống trị bởi các nước và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á, trong đó Hàn Quốc đứng đầu, tiếp theo là Singapore, Đài Loan, Hong Kong và Nhật Bản.

Kim Soo-jin, một nhà nghiên cứu tại Viện Hàn Quốc về Chương trình giảng dạy và Đánh giá, nhận định: "Việc học sinh Hàn Quốc có điểm số nổi bật trong các môn Toán học và Khoa học có thể có được do chính sách của chính phủ về việc đưa ra sự giảng dạy khác nhau tùy theo mức độ của học sinh. Chính sách này bắt đầu từ tháng 12 năm 1997″. Nghiên cứu trên cũng cho thấy các giáo viên dạy học sinh lớp 4 ở Hàn Quốc có mức độ tham gia vào các hoạt động nâng cao kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực khoa học ở mức cao so với mức trung bình quốc tế.

“Thành tích xuất sắc của học sinh Hàn Quốc được hỗ trợ bởi lòng nhiệt tình lớn cho giáo dục của các phụ huynh cũng như giáo viên. Mức độ chuyên nghiệp của giáo viên Hàn Quốc đã được đánh giá cao trong số các nước đã tham gia vào nghiên cứu này”, ông Kim nhấn mạnh.

Tỷ lệ học sinh Hàn Quốc không đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của toán học và khoa học là rất thấp.

“Chính phủ Hàn Quốc đã và đang triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ học sinh bậc thấp hơn từ năm 2009, đó có thể là một yếu tố góp phần mang lại kết quả này”, ông Kim nói.

Trong khi đó, học sinh nước Anh bị sụt thứ hạng về các môn Khoa học và thứ hạng về môn Toán cũng không tăng.


Thứ hạng của học sinh Anh về môn Toán không được cải thiện so với năm trước.

Nghiên cứu cũng cho thấy điểm số môn Toán của học sinh nước Anh đã bị đình trệ trong khi các nước khác đã được cải thiện.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/vi-sao-hoc-sinh-han-quoc-noi-troi-ve-toan-hoc-khoa-hoc-672821.htm

Comments