Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bằng giả giá “bèo” ê hề khắp cả nước

Posted: 09 Dec 2012 10:49 PM PST


Công an thu giữ rất nhiều bằng cấp, giấy tờ, con dấu giả tại nhà Vang.

Rạng sáng ngày 6/12, trinh sát bất ngờ ập vào nhà số C23, khu phố 5, phường Tân Hiệp do đối tượng Nguyễn Kiều Vang làm chủ và phát hiện nhiều máy tính, máy in, sấy với nhiều chứng cứ về việc "sản xuất" giấy tờ giả. Bên cạnh đó, công an còn tạm giữ nhiều mộc dấu bằng nhựa giả theo dấu của các trường đại học, cao đẳng. Bên cạnh đó, có hàng trăm bằng đại học, cao đẳng, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ giả sắp được đem đi tiêu thụ…

Bước đầu Vang khai nhận từ tháng 9/2011 đến nay, người phụ nữ này quen biết một người tên Phong (chưa xác định lai lịch) trên mạng và bàn bạc, phối hợp với nhau cùng làm giấy tờ giả để mưu lợi. Người này tìm mua các mẫu dấu của các trường đại học, sở GD-ĐT trên cả nước rồi làm ra các bằng, chứng chỉ giả, đem bán với giá 1 đến 2 triệu đồng.

Mỗi năm, cả nước đều có nhiều vụ làm bằng giả bị phanh phui, chứng tỏ nhu cầu mua mặt hàng này là rất lớn. Đương nhiên, người ta bỏ tiền ra mua bằng không phải để ngắm mà để kiếm việc, thăng quan, lên lương… Thế nhưng, các vụ làm bằng giả được phanh phui với dư luận nhiều bao nhiêu thì các đối tượng sử dụng bằng giả lại được xử lý "kín tiếng" bấy nhiêu. Thỉnh thoảng mới có người "thất thế" bị bêu tên nhưng hình thức xử lý cũng chỉ là kỷ luật, kiểm điểm, cùng lắm là thôi việc. Thiết nghĩ đã là "hàng quốc cấm" thì người mua kẻ bán đều có tội. Nếu chỉ xử người "bán" mà bỏ qua kẻ "mua" thì vấn đề này chẳng khác gì chuyện… mua dâm. Cấm sao nổi!


Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bang-gia-gia-beo-e-he-khap-ca-nuoc/257921.gd

Cho trẻ học cái gì?

Posted: 09 Dec 2012 10:49 PM PST

Lâu nay ở hầu hết các nước trên thế giới, trẻ đi học thường được thầy, cô cho bài
tập về nhà. Nội dung bài tập chủ yếu liên quan tới môn học ở lớp. Tuy nhiên, kết quả
một nghiên cứu quốc tế mới đây cho rằng các bài tập ở nhà phải chú trọng nhiều hơn về
mặt xã hội chứ không phải cá nhân và biệt lập.

 

 

Hai nhà nghiên cứu người Australia, Richard Walker và Mike Horsley, tác giả cuốn
Reforming Homework (tạm dịch Sửa đổi vấn đề bài tập về nhà), nói rằng đối với trẻ em
tại bậc tiểu học, bài làm về nhà không có giá trị nhiều hoặc không giá trị chút nào
trong việc giúp các em đạt được thành tích trong vấn đề học vấn.

Trong tác phẩm vừa nêu, họ đã xem xét lại các nghiên cứu quốc tế và kết luận rằng
chất lượng của bài làm tại nhà quan trọng hơn số lượng.

Đối với trẻ em chơi để học bao giờ cũng có hiệu quả hơn là nhồi nhét – Nhóm
tác giả cuốn sách Reforming Homework

Phó giáo sư Richard Walker thuộc Đại học Sydney, đồng tác giả cuốn sách, nói: "Tôi
phải nói là rất nhiều người sẽ không đồng ý với quan niệm được nêu ra trong sách. Tuy
nhiên, các cuộc nghiên cứu cho thấy bài làm tại nhà không mang lại lợi ích nhiều cho
trẻ bậc tiểu học. Chúng mang lại lợi ích rất giới hạn cho trẻ ở những năm đầu bậc
trung học, và mang lại lợi ích vừa phải cho học sinh ở những năm cuối bậc trung học".

Theo ông Walker, một trong những nét của cuộc nghiên cứu là ảnh hưởng của cha mẹ
trong việc con cái họ làm bài tập ở nhà. Ông nói rằng khi cha mẹ "kiểm soát quá đáng
hoặc can thiệp vào việc làm bài tập ở nhà thì rõ ràng là việc này không mang lại lợi
ích. Tuy nhiên, khi cha mẹ hỗ trợ cho quyền tự chủ của con cái và hướng dẫn cũng như
phụ giúp thay vì can thiệp và kiểm soát thì điều này sẽ có lợi cho con em họ".

Mặc dù cuộc nghiên cứu cho thấy một cách tổng quát rằng, bài làm tại nhà có giá
trị giới hạn cho trẻ ở lứa tuổi nhỏ; tuy nhiên điều này chỉ ứng dụng cho việc đạt các
thành tích có tính học thuật và lý thuyết.

Nghiên cứu không đề cập và cũng không tìm hiểu về vấn đề giá trị của bài tập làm
tại nhà trong việc giúp trẻ em phát triển những kỹ năng như quản trị thời gian và
thiết lập ra những mục tiêu và hoàn tất công việc của mình.

Giáo sư Mike Horsley, đồng tác giả nghiên cứu đồng thời là giáo sư tại Đại học
Trung Queensland, cho biết khám phá quan trọng nhất của tác phẩm Reforming Homework
là chất lượng của bài làm tại nhà quan trọng hơn số lượng. Theo giáo sư Mike Horsley,
cuốn sách này nhắm tới các thầy, cô giáo, phụ huynh và học sinh.

Phó giáo sư Walker nói cuốn sách cũng đề ra những hướng mới cho vấn đề bài làm tại
nhà. Ông cho rằng, bài làm tại nhà phải là mang nội dung về "kinh nghiệm xã hội nhiều
hơn". Ông phát biểu: "Người ta thường xem bài làm tại nhà như là một hoạt động có
tính cá nhân, tức là với bài tập toán hay tập làm văn thì trẻ tự làm một mình không
có sự tham gia của người khác, họa chăng chỉ là sự hướng dẫn và mách bảo của người
lớn. Tuy nhiên, nếu quý vị nhìn nó như là vấn đề mang tính xã hội và văn hóa tự bản
chất thì bạn sẽ phải lập ra những loại bài làm tại nhà khác nhau cho học sinh. Có thể
quý vị sẽ cần phải nhấn mạnh nhiều hơn tới vấn đề học tập có tính tập thể. Có thể
trong việc làm bài tập tại nhà, trẻ sẽ cần thêm trợ giúp từ cha mẹ và những người
khác thay vì chỉ ngồi tại nhà, một cách biệt lập, để làm bài".

(Theo petrotimes)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/100357/cho-tre-hoc-cai-gi-.html

Khi thầy hành xử phản cảm

Posted: 09 Dec 2012 10:49 PM PST

Chị P.C. có con đang học lớp 5 tại quận Tân Bình, TPHCM phản ánh: "Thầy giáo của con tôi không chỉ hút thuốc trong giờ dạy học, tạo hình ảnh phản cảm mà còn phát ngôn những câu có nội dung phản giáo dục. Cụ thể như có ngày thầy gặp chuyện bực bội hoặc có điều gì đó không vui, đến lớp xả thẳng vào học sinh những câu nói tiêu cực, chê bai những thói hư, tật xấu ngoài đời hoặc lên án tệ nạn xã hội với cái nhìn thiếu tính nhân văn. Vẫn biết đó là sự thật nhưng thái độ, nhận xét thiếu tính xây dựng của thầy khiến không ít học sinh cảm thấy ở thầy có điều gì không bình thường".

Chị P.C. phân trần, gia đình luôn gần gũi dạy dỗ từng ly từng tí nên cháu lĩnh hội được nhiều điều hay ý tốt. Trong khi ở nhà cha mẹ luôn khuyến khích con cái phải sống có nghị lực, khi vấp ngã phải tự tin đứng lên và phân tích bài học sâu sắc của câu ngạn ngữ "Thất bại là mẹ thành công" thì thầy giáo lại nói rằng "đã thất bại thì không bao giờ đứng dậy nổi". Không những thế thầy còn răn đe học sinh là không chịu học thì chỉ làm những công việc thấp hèn…Tuy mới học lớp 5 nhưng nhiều trẻ đã có nhận thức sâu sắc, vì thế cách nhìn đời thiếu màu sáng, mang tính hằn học sẽ làm thui chột niềm tin, sự phấn đấu của học sinh.

Ngành giáo dục đang thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và đã thu được những kết quả khích lệ. Vượt qua khó khăn, thử thách của nghề, nhiều giáo viên vẫn hết lòng yêu nghề, không ngừng sáng tạo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thiết kế bài giảng, làm đồ dùng học tập… để tạo hứng khởi cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên vẫn đứng ngoài cuộc, không tu dưỡng, rèn luyện đạo đức phẩm chất và có những hành vi, thái độ chưa đúng với học trò. Rất mong, những câu chuyện buồn về giáo dục như nêu trên sẽ bị loại bỏ trong ngành giáo dục để học sinh lưu giữ hình ảnh trong sáng, thanh cao của người thầy.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/khi-thay-hanh-xu-phan-cam-672070.htm

Chùm ảnh: Miss Đại học Sư phạm Hà Nội diện áo dài cực xinh

Posted: 09 Dec 2012 10:49 PM PST


Hội thi Hoa khôi Sư phạm 2012 được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị tốt đẹp về trí tuệ và tâm hồn của nữ sinh Việt Nam nói chung và sư phạm nói riêng. Trong ảnh là 24 thí ra chào khán giả trước khi bước vào phần thi trang phục áo dài.
 

 


Nghệ sĩ hài Xuân Bắc cũng nằm trong Hội đồng Ban giám khảo. Sự xuất hiện của Xuân Bắc khiến nhiều sinh viên thích thú.
 

Từng top thí sinh dự thi phần thi áo dài, đây là phần thi có nhiều điểm nhấn nhất với nhiều màu sắc của từng chiếc áo được khoác trên mình bởi những cô giáo tương lai.
 

 


 


 

 

 

Phần thi áo dài cũng mang lại nhiều cảm xúc cho người xem, nhất là những khán giả nữ.
 

 


 


 


 

 


Với câu trả lời ứng xử khá tốt, danh hiệu Hoa khôi sư phạm đã thuộc về thí sinh Trần Thu Hà đến từ khoa Địa lý.
 

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Chum-anh-Miss-Dai-hoc-Su-pham-Ha-Noi-dien-ao-dai-cuc-xinh/257924.gd

Hơn 140.000 học sinh được tư vấn, định hướng nghề nghiệp

Posted: 09 Dec 2012 05:54 PM PST

Tổng kết Chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp 2012:

Hơn 140.000 học sinh được tư vấn, định hướng nghề nghiệp

TT – Ngày 9-12, báo Tuổi Trẻ đã tổ chức tổng kết chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013.

Tham gia chương trình có đại diện Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM và các trường thành viên, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Nông lâm TP.HCM, Y dược TP.HCM, Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Giao thông vận tải TP.HCM, Luật TP.HCM, Tài chính – marketing…

Ông Đỗ Quốc Anh – giám đốc cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM – phát biểu tại lễ tổng kết –  Ảnh: Thu Vân

Đánh giá về chương trình, lãnh đạo các trường ĐH cho rằng chương trình được xã hội đánh giá cao ở tính phi lợi nhuận và hiệu quả thiết thực khi hướng đến mục đích cung cấp thông tin ngành nghề cũng như định hướng việc chọn ngành, chọn trường cho học sinh, phụ huynh không chỉ ở trung tâm các tỉnh, thành phố mà còn chú trọng đến đối tượng học sinh vùng sâu vùng xa.

Tại buổi tổng kết, đại diện Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT TP.HCM rất tâm đắc với những nét mới của kế hoạch tư vấn năm 2013 và cho biết sẽ tiếp tục ủng hộ, phối hợp chặt chẽ cùng Tuổi Trẻ thực hiện thành công chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2013.

Năm 2012, Tuổi Trẻ đã tổ chức 17 chương trình tư vấn và ngày hội, trực tiếp tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho hơn 140.000 học sinh khắp các tỉnh thành trong cả nước. Bên cạnh đó còn có các chương trình tư vấn trực tuyến, tặng CD cẩm nang tuyển sinh điện tử cho học sinh.

M.G.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/524207/Hon-140000-hoc-sinh-duoc-tu-van-dinh-huong-nghe-nghiep.html

Hỏng thi từ …cổng bảo vệ

Posted: 09 Dec 2012 05:53 PM PST

(GDTĐ) – Là một trong những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở một trường đại học, ra trường đã 2 năm, P "gõ cửa" nhiều nơi mà vẫn chưa xin được một chỗ làm yên ổn. Cô lại phải xin bố mẹ chắt bóp cho đi học thạc sỹ Ngôn ngữ. Một tháng ròng ăn ở ôn thi tại Đà Nẵng, cô đã quyết chí lần này thi phải đạt điểm thật cao, mới hòng kiếm được một chỗ trong Viện nghiên cứu.

Trước kỳ thi khoảng một tuần lễ, lớp trưởng của "lớp ôn thi", một chú độ tuổi trung niên mà P được biết là đang giữ chức Trưởng phòng ở một đơn vị nọ đã tập hợp lớp lại để thông báo một số vấn đề, trong đó có quy chế thi. Sau khi lớp trưởng nói với vẻ mặt nghiêm trọng rằng quy chế thi lần này rất nghiêm ngặt, P nhận thấy trên nhiều gương mặt "sĩ tử" lộ rõ vẻ âu lo. Lớp trưởng trấn an: " Nhưng hi vọng với tinh thần tương trợ nhau lúc khó khăn, chúng ta sẽ vượt qua kỳ thi này, bỏ tốn công sức, tiền bạc trong thời gian qua. Chúng ta đã và đang cống hiến nhiều cho xã hội. Thời đại bằng cấp, nếu thi mà không được thì thật là uổng phí, bỏ lở cơ hội". Sau đó, lớp trưởng hỏi: Ai có ý kiến gì xung quanh việc thi không?

Ảnh chỉ có tính chất minh họa
Ảnh chỉ có tính chất minh họa

Thế là cả lớp 40 người được dịp xôn xao bàn tán. Người thì bảo: " Phải có tài liệu đem theo người thì mới yên tâm được. Mình lớn tuổi rồi làm sao mà nhớ cho hết, chắc các giám khảo cũng thông cảm cho!", người phụ theo: " Đúng vậy, vấn đề là phải tập hợp những kiến thức trọng tâm, cơ bản rồi tìm ra cách làm "phao" một cách tiện lợi nhất như hồi còn học ở phổ thông ấy". Lại có ý kiến: " Quan trọng hơn là phải có thái độ tốt với các giám thị ngay từ đầu để còn được tạo điều kiện chứ!". Ý kiến "thái độ tốt với giám thị" này xem ra được lớp trưởng " bắt nhịp" kịp thời hơn cả: "Đúng vậy, nhưng vấn đề là làm thế nào cho thật tế nhị đây? Theo tôi là nhờ anh chị nào "địa thổ" ở đây tìm gặp  bảo vệ trước để đặt tạo mối quan hệ thân thiện rồi đặt vấn đề để người ta giúp cho. Chỉ có bảo vệ trước giờ thi mới có quyền đi coi ngó các phòng thi để biết được giám thị nào coi ngó ở phòng nào mà thôi…".

P để ý số ý kiến tán thành nộp tiền để " lót tay" cho bảo vệ bồi dưỡng giám thị khoảng 2/3 số thí sinh có mặt hôm ấy. Đa số không tán thành còn lại là những gương mặt SV còn trẻ tuổi như cô. "Mình là SV chưa có công ăn việc làm, bố mẹ lại nghèo, cho đi học là may lắm rồi, lấy tiền đâu ra", nghĩ vậy, P xin phép ra về trước, trong đầu cứ mông lung ý nghĩ: Hồi thi đại học, biết tỷ lệ chọi là 1/25 mà còn chẳng thấy ăn nhằm vào đâu, huống chi bây giờ thi thạc sỹ lớp có 40 người mà lấy tới 27 người thì cũng có gì khó lắm đâu mà họ phải lo tới như thế nhỉ. Cô còn nghe các thí sinh thi cao học khóa trước nói rằng, đề thi tiếng Anh và các đề thi khác cũng còn dễ hơn hồi ở đại học nữa…

Ngày thi đã đến! P chứng kiến mọi dự tính trong cuộc họp đã bị đảo lộn. Người bảo vệ của Đại học Đà Nẵng không những từ chối nhận tiền "lót tay" bồi dưỡng và đưa cho giám thị, lại còn to tiếng chấn chỉnh: " Người ta đang chống tiêu cực ầm ầm lên kia mà sao các anh chị làm vậy! Tôi đã được quán triệt kỹ về chủ trương rồi; các anh chị cũng phải quán triệt để làm gương cho con, cho cháu chứ !", làm mấy đại biểu "môi giới" trường thi sợ hoảng cả lên, chui tọt vào phòng ngồi.

Bị "mất mục tiêu" từ cổng bảo vệ. Khi đề thi được phát ra, không ít người cứ nhấp nhổm "như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm" vì các giám thị coi ngặt quá, không sao mà rút "phao" trong người ra mà sử dụng được. Một vài vị chồm lên phía trước coi bài của P và một số bạn trẻ khác, thì lập tức bị nhắc nhở. Hết buổi thi, có 2 vị đã bị xử lý kỷ luật.

Kết quả lớp thi thạc sỹ ngôn ngữ hôm ấy, P lại được điểm cao nhất lớp; cô không khỏi ngậm ngùi thương cho những cô, chú, anh chị mất công hiến kế nhiều hôm ấy lại rơi vào danh sách bị hỏng thi, trong đó có chú trưởng phòng được bầu làm lớp trưởng nọ. Nhưng cô đã quyết định phải viết một bài ca ngợi bác bảo vệ đã dũng cảm không nhận hối lộ, để nhân rộng gương điển hình làm trong sạch xã hội!

Hồng Châm

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201212/Hong-thi-tu-cong-bao-ve-1965477/

Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh được đến trường

Posted: 09 Dec 2012 05:52 PM PST

(GDTĐ) – Trong hai ngày 8 và 9/12 Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đến thăm các tỉnh miền núi phía Bắc là Bắc Cạn, Hà Giang, Cao Bằng và Tuyên Quang và tặng quà cho các trẻ em nghèo trong chương trình học bổng "Em không phải bỏ học".


Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao học bổng cho học sinh nghèo tại Hà Giang.

Trong buổi trao học bổng tại Bắc Cạn, Phó Chủ tịch nước đã đánh giá cao những nỗ lực của Bắc Cạn trong việc đầu tư cơ sở vật chất cho việc học, đầu tư nâng cao chất lượng giáo viên, ý thức trách nhiệm cộng đồng trong việc đưa trẻ đến trường. Phó Chủ tịch nước đặc biệt nhấn mạnh đến những điều Bác Hồ đã căn dặn các thế hệ trẻ nỗ lực trong học tập.

Phó Chủ tịch nước lưu ý các phụ huynh học sinh vùng cao, những người dân tộc thiểu số cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc đưa con đến trường, để con cái có được cái chữ, có được hiểu biết để vươn lên xoá đi cái nghèo, cái khổ.

Tại Hà Giang, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh ghi nhận những nỗ lực của tỉnh với những cách làm hiệu quả với những bước đi đúng hướng trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong những năm qua, Hà Giang đã có sự quan tâm, đầu tư cho sự nghiệp phát triển GDĐT.

Phó Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh Hà Giang cần quan tâm chăm lo hơn nữa đối với các em học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có nguy cơ bỏ học. Tiếp tục tập trung nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo; phấn đấu không còn trường, lớp tạm, không đảm bảo cơ sở vật chất.

Trong năm 2013, Hà Giang cần nâng cao chất lượng dạy và học; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; thực hiện tốt công tác giải quyết các chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên và học sinh, đặc biệt là học sinh các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tất cả con em các dân tộc trong tỉnh trong độ tuổi được đến trường.

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201212/Tao-dieu-kien-tot-nhat-de-hoc-sinh-duoc-den-truong-1965476/

Comments