Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Những yếu tố cơ bản của nghề dạy học

Posted: 01 Dec 2012 06:29 AM PST

Hình ảnh nghề giáo

Posted: 01 Dec 2012 06:04 AM PST

Nghề giáo

Posted: 01 Dec 2012 05:56 AM PST

nghe giao
Nghề giáo – nghề dạy học – nhà giáo – giáo viên.

nhà giáo: Người làm nghề dạy học.

giáo viên: Người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương. Giáo viên toán. Giáo viên chủ nhiệm (phụ trách lớp học về mọi mặt).

7 đặc điểm của nghề dạy học

Nghèo tiền, thanh bạc, thầm lặng, học không ngừng, giàu tình cảm, có duyên thầm, tồn tại mãi là những đặc điểm mà nhà giáo.

 

Học tiếng Anh cùng con: Bốn nguyên tắc cần ghi nhớ

Posted: 30 Nov 2012 11:04 PM PST

Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất – đó chính là quan điểm của Tiến sĩ Elaine Schneider, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu tâm lý trẻ em tại Đại học Nova Southeastern University (Mỹ). Tuy nhiên, để trở thành người bạn đồng hành trong việc học tiếng Anh cùng con, phụ huynh cần phải hiểu và tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.

Sau đây là một số chia sẻ của giảng viên Mitchell Willcox tại Language Link Việt Nam dành cho các bậc phụ huynh mong muốn giúp con nhanh chóng tiến bộ khi học ở nhà. Mitchel Willcox tốt nghiệp khoa Sư phạm tiếng Anh của trường Đại học Montana, Hoa Kỳ. Anh cùng với Chuck Norris và Bruce Lee viết hai cuốn sách rất nổi tiếng về phương pháp học cho thiếu niên nhi đồng là Walker, Project Maker và Bruce Lee's YL Activitees.

"Viên đạn bạc"

Trong tiếng Anh, thành ngữ "viên đạn bạc" ("silver bullet") xuất phát từ những câu chuyện và bộ phim về huyền thoại người sói. Con người đã tìm ra cách đối phó với loài sinh vật đáng sợ này, đó là sử dụng những viên đạn làm bằng bạc. Để ngăn chặn lũ người sói, những viên đạn bạc là cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, việc tìm ra được "những viên đạn bạc" đó cho những vấn đề phức tạp dường như nằm ngoài sức tưởng tượng.

Lần nào cũng vậy, hầu như mọi buổi họp phụ huynh hay những lần trao đổi riêng với phụ huynh học sinh lớp Pre-Starters, họ đều hỏi tôi về những giải pháp như những "viên đạn bạc" đó. Điểm mâu thuẫn là dù không nhiều phụ huynh có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo nhưng họ vẫn muốn con cái mình có thể luyện tập tiếng Anh tại nhà. Đó là một vấn đề hóc búa, nhưng dường như các bậc phụ huynh đều mong muốn tôi có thể đưa cho họ một website "bạc", một cuốn sách "bạc" hay thậm chí một phác đồ thần kỳ biến việc luyện tập tiếng Anh tại nhà cho con cái họ trở thành đơn giản và dễ dàng.

Giá mà những thứ đó tồn tại, việc học một ngôn ngữ sẽ chẳng có gì phức tạp. Các em sẽ có thể học chủ yếu tại nhà và sử dụng ngoại ngữ thành thạo chỉ sau một thời gian ngắn. Nhưng điều này cũng hoang đường như câu chuyện về người sói và những viên đạn bạc vậy. Thực tế việc học ngoại ngữ và luyện tập sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả và có giá trị là một hành trình nhiều khó khăn.


Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất.

Trước khi bàn về một vài phương pháp để những phụ huynh chỉ nói tiếng Việt có thể giúp con mình luyện tập tiếng Anh tại nhà, phụ huynh cần nhớ kĩ 4 điều sau: tích cực học và luyện tập đúng cách, tránh quá tải các bài tập làm trên giấy, không nên để ngoại ngữ thành một nỗi sợ hãi và sử dụng ở cả những hoàn cảnh không phù hợp, và luyện tập tại nhà có những hạn chế so với giờ học trên lớp.

Thế nào là tích cực học và luyện tập đúng cách?

Tại các buổi họp phụ huynh, tôi thường nghe hầu hết các bà mẹ chia sẻ về phương pháp học tiếng Anh cho con. Thường thì con họ sẽ phải thức dậy sớm mỗi sáng đề học ngữ pháp, buổi tối sẽ là làm những bài tập ngữ pháp hay các bài nghe từ đĩa CD. Và rồi họ băn khoăn vì sao với lịch học dày đặc đó mà không thấy sự tiến bộ của các em khi giao tiếp tiếng Anh hay vì sao các em không mạnh dạn nói tiếng Anh nhiều hơn khi đến lớp.

Lý do dường như rất rõ ràng: bởi chính các vị đã làm cho con mình ghét tiếng Anh với một lịch học quá căng thẳng. Sau mỗi ngày làm việc, không ai muốn tiếp tục phải làm quá nhiều bài tập về nhà. Do đó, giao cho các em một núi bài tập về nhà sẽ biến việc học tiếng Anh thành một hình phạt đáng sợ và hoàn toàn chán ngắt. Vốn dĩ việc học một ngôn ngữ mở ra một cánh cổng đến với thế giới của ngôn từ, ý tưởng, giải trí, du lịch và giáo dục. Các bà mẹ ép con mình làm nhiều bài tập bởi họ đều yêu con mình và mong các em thành công. Tuy nhiên, phương pháp đó chỉ đơn giản là phản tác dụng. Nếu trẻ không thích nói tiếng Anh thì chúng sẽ không bao giờ nói. Và nếu trẻ không nói tiếng Anh thì sẽ không bao giờ có thể tiến bộ.

Vì sao cần tránh quá tải việc làm bài tập trên giấy?

Bài tập trên giấy chính là những cách luyện tập bị động, tuy có ích nhưng tác dụng lại rất hạn chế. Bài tập trên giấy có thể giúp củng cố cấu trúc ngữ pháp vừa học và một hoặc hai bài tập có thể giúp các em ghi nhớ ngữ pháp. Nhưng không thể thực sự luyện một ngôn ngữ theo cách đó. Ví dụ như khi bạn đã hoàn thành một lượng bài tập trên giấy về một cấu trúc mới học, tiếp tục làm thêm những bài tập lặp lại tương tự sẽ hầu như không còn tác dụng. Vì đó là lúc bạn cần vận dụng những cấu trúc đó trong giao tiếp, lắng nghe mọi người sử dụng chúng và sử dụng trong văn viết. Phương thức luyện tập này giúp kết nối não bộ của con người một cách hiệu quả và lâu dài hơn những cách luyện tập thụ động.

Không nên ép trẻ nói tiếng Anh trong hoàn cảnh không phù hợp

Các phụ huynh thường thắc mắc vì sao con họ không nói tiếng Anh với những người nước ngoài gặp trên phố hay trong quán ăn và quên mất rằng trẻ em không hề thích nói chuyện với người lạ. Với chúng người lạ đôi khi rất đáng sợ. Hơn nữa, với trẻ em, những người lạ là người nước ngoài lại càng đáng sợ. Vì họ có những đặc điểm ngoại hình khác biệt và nói thứ ngôn ngữ các em không thể hiểu hết hay không quen sử dụng.

Mong các em giao tiếp tiếng Anh với những người nước ngoài xa lạ sẽ là áp lực lớn và có thể làm các em không thích nói tiếng Anh nữa. Hơn thế nữa, ngôn ngữ được hình thành trong những hoàn cảnh thích hợp. Nói cách khác, chúng ta sẽ chẳng bao giờ bỗng nhiên nói một điều gì đó mà không có lý do. Bảo các em nói tiếng Anh với người nước ngoài trên phố cũng là khiến các em ngẫu nhiên sử dụng ngôn ngữ không phù hợp hoàn cảnh. Bởi vốn dĩ các em và những người nước ngoài không quen biết không có chuyện gì để cùng nói cả. Việc đó giống như tôi giới thiệu các bạn với những người bạn Việt Nam tại Mỹ và bảo các bạn "hãy nói tiếng Việt đi". Sẽ thật kỳ lạ và có thể khiến các bạn ngại giao tiếp.


Trẻ sẽ nhanh chóng nói tiếng Anh khi sống trong môi trường

Luyện tập tại nhà có những hạn chế so với giờ học trên lớp

Bạn rất thành thạo tiếng Anh và mặc dù việc giúp các em luyện tập tại nhà rất có ích nhưng cũng có nhiều hạn chế. Và trường hợp bạn không thể giao tiếp bằng tiếng Anh, nơi duy nhất dạy con bạn học tiếng Anh là các lớp học. Luyện tập tại nhà qua những bài tập trên giấy có thể tăng động lực học và thậm chí bổ sung vốn từ vựng (tôi sẽ trình bày tiếp ở bài tiếp theo), tuy nhiên, tất cả những yếu tố đó không thể thay thế vai trò của các khóa học đào tạo chuyên nghiệp.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoc-tieng-anh-cung-con-bon-nguyen-tac-can-ghi-nho-668804.htm

Mùa tuyển sinh buồn

Posted: 30 Nov 2012 11:04 PM PST

Mùa tuyển sinh buồn

TT – Ngày 30-11 các trường ĐH, CĐ đã hết hạn nhận hồ sơ xét tuyển với nhiều dư âm buồn. Nhiều trường tuyển sinh chỉ được 20-30%, có trường chỉ tuyển được vài chục sinh viên…

Ngày 16-11, nhiều phụ huynh và sinh viên đến rút học phí tại Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn. Theo ban giám hiệu nhà trường, nhiều thí sinh rút hồ sơ, học phí để xét tuyển vào trường khác sau khi một số trường được phép hạ điểm sàn – Ảnh: Như Hùng

Ông Hoàng Trung Hưng – trưởng phòng tuyển sinh ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam) – cho biết tuyển sinh năm nay trường chỉ mở được hai ngành tiếng Anh và tiếng Trung với vỏn vẹn hơn 20 sinh viên. Số thí sinh nộp hồ sơ và trúng tuyển vào các ngành khác chỉ vài chục, không đủ mở lớp nên trường đã trả lại hồ sơ cho thí sinh.

Nhiều ngành đóng cửa

Khó khăn nhất là các trường ngoài công lập. Một cán bộ Trường ĐH Phú Xuân (Huế) than vãn đây là kỳ tuyển sinh bết bát nhất của trường trong 10 năm qua. Kết thúc tuyển sinh, trường chỉ tuyển được khoảng 55% chỉ tiêu. Các ngành tiếng Trung, tiếng Pháp, điện tử phải đóng cửa do không có người học. Mặc dù vậy, đây vẫn còn là con số đáng mơ ước với rất nhiều trường ĐH khác. PGS.TS Phạm Bá Phong, hiệu trưởng Trường ĐH Yersin (Đà Lạt), cho biết trường chỉ tuyển được 20% chỉ tiêu. Nhiều ngành như môi trường, công nghệ sinh học, tiếng Anh, tin học phải đóng cửa. "200 sinh viên này trường tuyển ngay giai đoạn đầu, từ tháng 10 về sau hầu như không có thí sinh nộp hồ sơ vào trường. Việc kéo dài thời gian xét tuyển đến ngày 30-11 không có ý nghĩa gì cả. Năm nay nhiều trường công lập cũng chỉ lấy điểm bằng điểm sàn nên dĩ nhiên thí sinh sẽ chọn trường công lập" – ông Phong nói thêm.

Ở khu vực phía Bắc, các trường ĐH quốc tế Bắc Hà, Thành Đô có số lượng thí sinh nhập học chỉ vài chục đến 100. Ở phía Nam, Trường ĐH Cửu Long (Vĩnh Long) cũng chỉ tuyển được 30% trong tổng số 3.200 chỉ tiêu bậc ĐH, CĐ dù đã kéo dài thời gian xét tuyển đến 30-11 và được "hộ mệnh" bởi công văn cho phép các trường ở Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ được "hạ điểm sàn", tăng giãn cách khu vực. "Số sinh viên trúng tuyển trường đã tuyển từ đợt đầu, tháng 11 hầu như không có thí sinh. Công văn của Bộ GD-ĐT ra quá trễ nên cũng chỉ vài thí sinh nộp hồ sơ không giúp cải thiện được tình hình" – TS Dương Lương Sơn, trưởng phòng đào tạo, chia sẻ.

Cũng nằm trong tình cảnh khó khăn chung, ông Phan Văn Thơm – hiệu trưởng Trường ĐH Tây Đô – nói bộ cho phép hạ điểm chuẩn quá muộn, các trường và thí sinh đã ổn định việc học hành nên chẳng có bao nhiêu thí sinh nộp hồ sơ. Trong số hơn 100 thí sinh nhập học theo diện này, đa số là sinh viên đã trúng tuyển CĐ của trường xin chuyển lên ĐH.

Ngay cả các trường công lập, ĐH vùng cũng rơi vào tình cảnh chung này. Phân hiệu Ninh Thuận của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM không tuyển đủ chỉ tiêu và buộc phải ghép sinh viên vào một số ngành để đào tạo. Phân hiệu Quảng Trị của ĐH Huế cũng rơi vào tình cảnh tương tự. ĐH Thái Nguyên cũng không tránh khỏi tình trạng cửa mở nhưng không có người vào. Các trường thành viên như ĐH Nông lâm, Công nghệ thông tin và truyền thông, Khoa học chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu dù đã vận dụng cơ chế ưu tiên đặc thù cho khu vực Tây Bắc và đã xét tuyển đến đợt thứ sáu.

Không nên kéo dài thời gian xét tuyển

TS Nguyễn Kim Quang – Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) – cho rằng việc kéo dài thời gian xét tuyển thêm gần hai tháng so với những năm trước đã không đạt được mục tiêu như mong muốn. "Chính sách này của Bộ GD-ĐT chủ yếu để giúp các trường khó khăn trong tuyển sinh nhận được đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên thực tế cho thấy các trường này vẫn khó khăn, thậm chí nhiều trường chỉ tuyển được vài chục sinh viên. Rõ ràng mục tiêu ban đầu của chính sách này đã không đạt được" – ông Quang nói.

Cũng theo ông Quang, một số thay đổi trong tuyển sinh năm 2012 vừa qua đã lộ ra hạn chế nhất định. Về phía thí sinh đã không xác định dứt khoát, an tâm trong việc chọn trường do việc các trường tự đưa ra kế hoạch, quy định xét tuyển riêng. Chính điều này dẫn đến việc thí sinh thay đổi nguyện vọng, gây xáo trộn trong công tác tuyển sinh. "Khi thí sinh đã có đủ điều kiện để xét tuyển bổ sung thì không cần khoảng thời gian quá dài. Việc kéo dài thời gian xét tuyển bổ sung như năm nay là điều không cần thiết" – ông Quang khẳng định.

'ThS Võ Văn Tuấn – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn Lang, cho biết việc bộ kéo dài thời gian xét tuyển cho phép thí sinh nộp nhiều hồ sơ đã tạo ra số thí sinh trúng tuyển ảo rất nhiều và làm mất tính ổn định trong tuyển sinh của các trường. "Khi kết thúc xét tuyển, trường đã tuyển đủ chỉ tiêu nhưng sau đó một số trường công lập hạ điểm chuẩn nên nhiều thí sinh rút hồ sơ. Hơn nữa nhiều trường công lập năm nay lấy bằng điểm sàn nên việc kéo dài thời gian xét tuyển không còn ý nghĩa trong việc giúp các trường tốp dưới tuyển đủ chỉ tiêu" – ông Tuấn nói.

MINH GIẢNG – TRẦN HUỲNH

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/522839/Mua-tuyen-sinh-buon.html

Học sinh tiểu học không cần học thêm

Posted: 30 Nov 2012 11:03 PM PST

(GDTĐ) – Học sinh tiểu học không cần học thêm, vì vậy, việc xóa bỏ hoàn toàn dạy thêm, học thêm ở bậc học này là cần thiết nhằm giảm những áp lực không đáng có, tạo điều kiện cho các em phát triển toàn diện. Đó là một ý kiến hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn Hà Nội.


Học sinh Hà Nội

Hiện nay, 80% học sinh Tiểu học ở Hà Nội đã được học cả ngày ở trường, tương đương 7 tiết các môn văn hóa. Đây là thời lượng đủ để hoàn thành chương trình học được thiết kế cho học sinh cả nước, hầu hết chỉ học một buổi.

Quan điểm của Sở GDĐT Hà Nội là không cho phép dạy thêm, học thêm ở cấp tiểu học (cả trong và ngoài nhà trường) nên không hướng dẫn các nội dung liên quan cũng như chỉ đạo không cấp phép cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào dạy thêm học sinh tiểu học.

Để hạn chế tình trạng mập mờ, lợi dụng việc tổ chức các hoạt động trong trường để dạy thêm, học thêm, các mô hình như trông giữ trẻ, bồi dưỡng về nghệ thuật, TDTT, rèn luyện kỹ năng sống, dạy 2 buổi/ 1 ngày ngoài nhà trường ở những nơi không đủ điều kiện cơ sở vật chất nhưng phụ huynh lại có nhu cầu thì bắt buộc phải có đề án và trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và chịu sự giám sát chặt chẽ.

Với các cấp học khác, dự thảo quy định không dạy thêm với những học sinh đã được học 2 buổi/ 1 ngày. Tuy nhiên, trước nhu cầu chính đáng thì quy định cấm này học sinh muốn học thêm vẫn có thể tham gia học bằng cách tự tay làm đơn và cha mẹ (hoặc người giám hộ) phải ký tên và cam kết thực hiện những nội dung do trường quy định.

Các giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

Những giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được đứng ra tổ chức hoặc tham gia tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường. Giáo viên không dạy thêm cho học sinh đang theo học lớp chính khóa…

Để nâng cao tỉ lệ học sinh vượt qua kì thi tốt nghiệp, thi đỗ vào các trường phổ thông, đại học, nhiều trường tổ chức dạy tăng tiết, dạy phụ đạo dưới hình thức đều là tự nguyện, không ép buộc. Nhưng không chỉ có vậy, học sinh cuối cấp sau giờ học tăng tiết ở trường lại tự nguyện tìm đến chỗ các thầy cô dạy thêm để luyện thi. Mặt khác, giáo viên trường công lập phải dạy thêm cũng là để cải thiện thu nhập.

Dạy thêm học thêm thực sự là nhu cầu từ cả giáo viên và học sinh cũng như phụ huynh học sinh. Để đưa hoạt động dạy thêm học thêm đi đúng hướng, cần phải giải quyết đồng bộ công tác đổi mới cách thi cử, giảm tải chương trình học và nâng cao thu nhập cho giáo viên.

Quy chế quy định dạy thêm, học thêm Sở GDĐT Hà Nội đang xây dựng sẽ giúp cho việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng công tác dạy thêm học thêm. Công tác quản lý dạy thêm học thêm thực sự cần có sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành để các quy chế sớm đi vào thực tiễn.

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201212/Hoc-sinh-tieu-hoc-khong-can-hoc-them-1965294/

2013: Khối năng khiếu sẽ tuyển sinh riêng

Posted: 30 Nov 2012 11:03 PM PST

Bộ GD-ĐT cho biết, việc xem xét cho các trường tuyển sinh khối năng khiếu tuyển sinh riêng sẽ trên cơ sở đề án gắn với trách nhiệm tự chủ. Hiện Bộ đã nhận được phương án đề xuất tuyển sinh ĐHQG TP.HCM, ĐHQG Hà Nội…Tuy nhiên, phương án các trường đưa ra không xem xét thực hiện trong năm 2013.

Thí sinh dự thi tuyển sinh năm 2012 (Ảnh: Anh Thư)

Mùa tuyển sinh năm 2013, Bộ vẫn giữ thi tuyển sinh theo phương thức "3 chung" (chung đợt, chung đề, chung kết quả), không bổ sung thêm khối thi. Thời gian thi vẫn ấn định 3 đợt (2 đợt thi ĐH và đợt thi CĐ).

Vẫn theo Bộ, năm tới không tăng về quy mô tuyển sinh để đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc xác định chỉ tiêu sẽ giao cho các trường thực hiện căn cứ theo Thông tư 57 (căn cứ trên số giảng viên, cơ sở vật chất) đã ban hành. Những trường nào xác định chỉ tiêu không trung thực với năng lực hiện

 

 

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/2013-Khoi-nang-khieu-se-tuyen-sinh-rieng/255030.gd

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: Nhiều tín hiệu khả quan

Posted: 30 Nov 2012 10:48 PM PST

(GDTĐ) – Đoàn kiểm tra của Bộ GDĐT về công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Dương 2 ngày 29-30/11/2012 do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa dẫn đầu, đã đánh giá cao những nỗ lực vượt bậc của tỉnh trong việc đầu tư, chăm lo sự nghiệp phát triển GDMN của tỉnh. Chưa đầy 2 năm tích cực triển khai Đề án phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ 5 tuổi ở Bình Dương, đến nay đã có 97,5% trẻ mẫu giáo (MG) 5 tuổi được học chương trình GDMN mới. 102,5% trẻ 5 tuổi được huy động đến lớp; số trẻ được ăn học bán trú (5 tuổi) cũng đạt gần 100%… Các tỷ lệ nêu trên cao nhất các tỉnh – thành phía Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương.

Hiệu quả từ sự đầu tư lớn

Đến tháng 10/2012, Bình Dương đã huy động được 70.215 cháu độ tuổi nhà trẻ – MG đến lớp, riêng trẻ 5 tuổi đến lớp là 24.706 cháu – tăng 2,811 cháu (29 lớp) so với cuối NH 2011 – 2012. Toàn tỉnh hiện có 208 trường (102 công lập; 106 tư thục) và 161 cơ sở nhóm lớp nhà trẻ – MG độc lập, so với năm học trước tăng 11 trường MN và 13 cơ sở nhóm lớp trẻ độc lập.

Tính riêng NH 2011 – 2012, tỉnh Bình Dương đã chi ngân sách cho hoạt động thường xuyên của GDMN hơn 158 tỷ đồng, chiếm bình quân 24-25% tổng chi cho ngành GDĐT toàn tỉnh và các huyện – thị – thành phố trong tỉnh. Năm 2012, ngân sách Bình Dương chi riêng cho GDMN lên tới 270 tỷ đồng. Nhờ sự đầu tư kinh phí rất lớn và kịp thời này, trong năm học 2012  -2013, tỉnh đã nâng tổng số phòng học lớp MG 5 tuổi là 636 phòng – đạt 106,7% so với kế hoạch đề ra. Theo đó, hiện Bình Dương có tới 97,12% số trẻ 5 tuổi được học bán trú, gần 90% điểm trường MN có sân chơi và đồ chơi ngoài trời; tỷ lệ lớp MG 5 tuổi có đủ bộ đồ dùng – đồ chơi – thiết bị học tập tối thiểu là 96,4%. Riêng NH 2011 – 2012, các chủ đầu tư cơ sở GDMN ngoài công lập và các bậc cha mẹ HS đóng góp xây trường khoảng 87,5 tỷ đồng…

Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) – giáo viên (GV) và nhân viên (NV) bậc học MN cũng được đầu tư xứng đáng. Hai năm 2011 – 2012, tỉnh đã chi hơn 1,6 tỷ đồng cho công tác này, đảm bảo bố trí đủ số lượng và chất lượng CBQL GV đạt chuẩn cho các lớp MG 5 tuổi (mỗi lớp MG 5 tuổi có 2GV với sĩ số mỗi lớp 35 cháu, hầu hết đạt quy định của Bộ GDĐT).

Bình Dương hiện là 1 trong số ít tỉnh – thành phía Nam có tỷ lệ GV CBQL GDMN đạt và vượt chuẩn về trình độ chuyên môn khá cao. Số GV đạt chuẩn bình quân toàn tỉnh là 92,1% (trên chuẩn 31%), riêng GV trực tiếp dạy lớp MG 5 tuổi là 99,64% (trên chuẩn 43,38%). So với năm học 2011 – 2012, năm học 2012-2013 đã tăng thêm 216 GV dạy lớp MG 5 tuổi với 636 lớp…

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa thăm trường MN cùng các cháu
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa thăm các cháu mầm non

Còn đó không ít cản ngại

Tác giả bài viết đã tháp tùng đoàn công tác của Bộ GDĐT đến 5 trường MN (4 công lập, 1 tư thục) thuộc 2 huyện Phú Giáo và thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương.

Tại trường MN công lập Tân Hiệp – xã vùng sâu Tân Hiệp – huyện Phú Giáo, mặc dầu trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 từ năm 2007, nhưng trường chủ yếu vẫn sống nhờ vào nguồn ngân sách. Một số trẻ không có hộ khẩu thường trú trên địa bàn, nên chưa được hưởng đầy đủ các chế độ hỗ trợ như quy định.

Ở TX Thuận An, trường MN công lập Hoa Cúc 4 mặc dầu có tên tuổi dạy học chất lượng cao của xã An Phú, nhưng cơ sở vật chất chỉ là những phòng học cấp 4 cũ nát. Trường nằm sát đường lớn xe cộ tấp nập, sân trường quá chật hẹp, an toàn cho trường, cho cô và và trò đang là đòi hỏi khẩn cấp. Bên cạnh trường MN Hoa Cúc 4 là trường công lập duy nhất, xã An Phú còn có gần 10 cơ sở GDMN ngoài công lập. Địa bàn xã luôn luôn nóng bỏng về tình trạng dân nhập cư tăng chóng mặt, nên đến nay các trường MN của xã chưa đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, do tỷ lệ trẻ chuyên cần chỉ đạt 90,62% trở lên.

Đối với trường MN lớn nhất, khang trang nhất TX Thuận An là trường MN Hoa Cúc 1, với hơn 900 cháu theo học mà không có CB y tế trường học. "Đây là nỗi lo rất lớn" (lời Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa). Theo Sở GDĐT Bình Dương: đa số trường MN công lập đã bố trí phòng y tế học đường, nhưng rất khó tuyển CB y tế vào làm vì thu nhập thấp. Đến nay, TX Thuận An mới có 6/10 xã – phường đạt chuẩn phổ cập GD MN cho trẻ 5 tuổi. 4 xã – phường chưa đạt chuẩn phổ cập vì chỗ ở không ổn định (cha mẹ diện nhập cư), trẻ đi học không đều, nhiều nhóm lớp trẻ tư thục độc lập yếu kém về cơ sở vật chất, thiếu nhiều GV và NV bảo mẫu.

Bà Nguyễn Hồng Sáng – Phó Giám đốc Sở GDĐT Bình Dương cho biết: Tỉnh chúng tôi vẫn còn 38/91 xã – phường – thị trấn chưa đạt chuẩn về phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Khó khăn lớn nhất là, tỉnh đang thiếu gần 1.000 CBQLGD GVMN (thiếu 855 GV, thiếu 101 CBQLGD), chủ yếu là ở các cơ sở GDMN tư thục. Toàn tỉnh hiện có 224/363 lớp MG 5 tuổi (tỷ lệ 35,2%) đang học tại các cơ sở GDMN tư thục, tập trung ở chủ yếu ở TX Thuận An và TX Dĩ An. Chất lượng GD ở loại hình trường tư thục có vấn đề: nặng về dạy chữ, dạy trước chương trình lớp 1 (theo yêu cầu của cha mẹ HS), làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt hiện còn 309 cơ sở giữ trẻ hoạt động không phép với 4.395 trẻ. Bên cạnh đó có 866 trẻ (số liệu đến tháng 10/2012) trên địa bàn tỉnh, do không có hộ khẩu thường trú nên không được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi theo quy định.

Nụ cười trẻ thơ 5 tuổi MN Tân Hiệp - Phú Giáo
Nụ cười trẻ thơ 5 tuổi MN Tân Hiệp – Phú Giáo

Cần sức mạnh tổng lực từ xã hội hoá GD

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương – ông Huỳnh Văn Nhị cho biết: Năm 2009, toàn tỉnh Bình Dương có gần 1,5 triệu người, đến nay dân số gần 1,8 triệu, trong đó trên 700.000 người là dân nhập cư, bình quân mỗi năm tăng thêm 1 huyện khoảng 100.000 người (tăng với tốc độ cao nhất nước). Đây là áp lực rất lớn đối với ngành GDĐT Bình Dương. Sắp tới tỉnh sẽ có chế độ hỗ trợ tiền ăn trưa 120.000 đ / cháu / tháng; miễn giảm học phí 30.000 đ/cháu/tháng cho tất cả các cháu MN diện nhập cư, không phân biệt trường công – trường tư. Cả xã hội phải vào cuộc, phải tăng cường xã hội hoá GD, xây dựng thêm nhiều trường lớp, ưu tiên cho công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, phấn đấu hết năm 2013 đạt chuẩn công tác này (rút ngắn 2 năm so với kế hoạch đã đề ra). Tăng cường quản lý các cơ sở GDMN tư thục.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa đánh giá cao sự nghiệp phát triển GD nói chung và GDMN cho trẻ 5 tuổi của Bình Dương nói riêng, nhất là việc đầu tư xây dựng trường lớp, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi và tỷ lệ trẻ học bán trú khá ấn tượng. Thứ trưởng đề nghị lãnh đạo tỉnh và ngành GD cần tăng cường quản lý chặt chẽ hơn nữa các cơ sở GDMN ngoài công lập. Đặc biệt chú ý bố trí đủ và xây dựng nhà vệ sinh cho trẻ đúng chuẩn. Đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV và NV bảo mẫu. Kiên quyết xử phạt (kể cả giải thể) đối với các cơ sở GDMN tư thục quá yếu kém, nhưng cũng cần quan tâm giúp đỡ các cơ sở GDMN tư thục phát triển đúng hướng. Đảm bảo đủ CB y tế học đường. Cần sớm giải quyết tình trạng thiếu hụt đội ngũ GV, tăng cường tuyên truyền về công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi và huy động tốt hơn nữa phong trào xã hội hoá GD, phát huy cao độ vai trò nòng cốt của các trường công lập đối với các trường ngoài công lập…

Một góc trường MN An Linh (xã An Linh, huyện Phú Giáo)
Một góc trường MN An Linh (xã An Linh, huyện Phú Giáo)

Đinh Lê Yên

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201211/Pho-cap-giao-duc-mam-non-cho-tre-5-tuoi-Nhieu-tin-hieu-kha-quan-1965292/

Chính thức đóng cửa nhiều ngành học

Posted: 30 Nov 2012 10:48 PM PST

Chính thức đóng cửa nhiều ngành học

TTO – Hôm nay (30-11), kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 chính thức khép lại. Nhiều ngành học ở hàng loạt trường đã phải đóng cửa do thiếu sinh viên.

Thí sinh, phụ huynh rút hồ sơ đăng ký xét tuyển tại Trường ĐH Sài Gòn. Ảnh: Như Hùng

Dù Bộ GD-ĐT áp dụng kéo dài thời gian xét tuyển thêm gần hai tháng so với những năm trước, nay đã không cứu được các trường tuyển sinh ế ẩm.

Ông Hoàng Trung Hưng - trưởng phòng tuyển sinh Trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam) – cho biết: “Kỳ tuyển sinh năm nay trường chỉ mở được hai ngành tiếng Anh và tiếng Trung với khoảng 20 sinh viên. Nhà trường đã trả lại hồ sơ của thí sinh nộp vào các ngành khối A vì không đủ sĩ số sinh viên để mở lớp. Trong khi năm nay nhà trường tuyển sinh tám ngành bậc ĐH chính quy với 500 chỉ tiêu và bốn ngành bậc CĐ 300 chỉ tiêu. Nhà trường chỉ nhận được 18 hồ sơ đăng ký nguyện vọng 1, đã có ba thí sinh trúng tuyển”.

Trước đó, Trường ĐH Tân Tạo (Long An) cũng vừa công bố kết thúc tuyển sinh năm 2012 với 29 tân sinh viên nhập học. Trong đó ngành kinh doanh quốc tế có số sinh viên nhập học đông nhất là 16, ngành quản trị kinh doanh 6 sinh viên… trong khi năm nay trường thông báo tuyển sinh tám ngành với 500 chỉ tiêu.

GS Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng nhà trường, cho biết dù ít sinh viên trường vẫn tổ chức giảng dạy bình thường. Với số sinh viên ít ỏi như vậy, nhà trường gom lại còn hai ngành để tổ chức đào tạo.

Tại Trường ĐH Phú Xuân (Thừa Thiên – Huế) cũng buồn không kém, chỉ tiêu tuyển sinh của chín ngành ĐH và sáu ngành CĐ là 1.000 nhưng chỉ có 75 hồ sơ đăng ký dự thi nguyện vọng 1 và một thí sinh trúng tuyển. Tính đến nay trường cũng chỉ đón nhận vài trăm sinh viên khóa mới đến nhập học. "Chưa năm nào trường chúng tôi lại gặp khó khăn trong tuyển sinh như năm nay. Kết thúc tuyển sinh rồi nhưng trường còn hàng trăm chỉ tiêu…" - cán bộ phòng đào tạo nhà trường buồn bã.

Bên cạnh đó, hiện còn có hàng loạt trường ĐH tư thục khác đến khi kết thúc tuyển sinh vẫn còn hàng ngàn chỉ tiêu như Trường ĐH Hà Hoa Tiên (Hà Nam), Trường ĐH Lương Thế Vinh (Nam Định), Trường ĐH Thái Bình Dương (Khánh Hòa), Trường ĐH Tây Đô (Cần Thơ)… Tất cả những trường này sau nhiều đợt xét tuyển bổ sung cũng chỉ có vài chục đến vài trăm sinh viên nhập học.

TS Trần Đình Lý - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM – cũng cho hay phân hiệu Ninh Thuận của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM không tuyển đủ chỉ tiêu và buộc phải ghép sinh viên vào một số ngành để đào tạo.

Việc kéo dài thời gian xét tuyển và không quy định thời gian cho từng đợt xét tuyển khiến các trường gặp nhiều khó khăn hơn trong tuyển sinh. Kết thúc tuyển sinh, Trường ĐH Tiền Giang cũng chỉ tuyển được hơn 50% chỉ tiêu trong khi năm nay nhà trường được Bộ GD-ĐT cho phép hưởng chính sách ưu tiên dành cho khu vực Tây Nam bộ.

TRẦN HUỲNH

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/522830/Chinh-thuc-dong-cua-nhieu-nganh-hoc.html

Hội nghị Tổng kết Công tác in Sách Giáo dục năm 2012 và Triển khai kế hoạch in Sách Giáo dục năm 2013

Posted: 30 Nov 2012 10:47 PM PST

(GDTĐ) – Tại TP.HCM Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác in Sách Giáo dục (SGD) năm 2012 và triển khai kế hoạch in SGD năm 2013. Tham dự hội nghị có Thứ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Nguyễn Thị Nghĩa, Chủ Tịch HĐQT, Tổng Giám đốc NXBGDVN Ngô Trần Ái và Tổng Giám đốc các công ty thành viên trực thuộc NXBGDVN tham dự.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa tham dự  Hội nghị và phát biểu
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa tham dự  Hội nghị và phát biểu

Theo báo cáo tổng kết công tác in SGD năm 2012 có 112 cơ sở in trong toàn quốc tham gia in các sản phẩm của NXBGDVN. Năm 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) gặp rất nhiều khó khăn do sự suy thoái chung của nền kinh tế, nhiều DN kinh doanh không hiệu quả hoặc ngừng sản xuất. Ngành in, ngành xuất bản cũng không tránh khỏi khó khăn đó.

Tuy vậy, các nhà in trong cả nước vẫn gắn bó chặt chẽ với NXBGDVN, cùng phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ năm học 2012-2013. NXBGDVN luôn chuẩn bị đầy đủ các khâu bản thảo và chế bản, kiểm tra kĩ chất lượng phim trước khi giao in, chủ động vật tư  ngay từ đầu năm, cung cấp đầy đủ cho các nhà in nhằm giúp các nhà in chủ động in và nhập sách.

Tại Hội nghị, ông Ngô Trần Ái – Tổng Giám đốc NXBGD VN cũng báo cáo triển khai kế hoạch in năm 2013. Theo đó, NXBGD VN tiếp tục in sách GD với 2 hình thức đấu thầu và gia công. Việc đấu thầu được tiến hành theo thể thức đấu thầu rộng rãi, công khai; Nhập sách đúng theo tiến độ nhập sách của các gói thầu đảm bảo kịp thời phục vụ năm học 2013 – 2014; Triển khai KCS chặt chẽ từng công đoạn, đảm bảo chất lượng sách, …

 Tiến Vượng

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201211/Hoi-nghi-Tong-ket-Cong-tac-in-Sach-Giao-duc-nam-2012-va-Trien-khai-ke-hoach-in-Sach-Giao-duc-nam-2013-1965290/

Comments