Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nghiên cứu và giảng dạy logic học ở Việt Nam hiện nay

Posted: 08 Nov 2012 03:39 AM PST

Hội
Hội thảo khoa học Nghiên cứu và giảng dạy logic học ở VN hiện nay. Ảnh: gdtd.vn

Nhiều vấn đề xung quanh môn Logic học đã được bàn thảo. Trong đó có thể kể đến một số nội dung chính như thực trạng giảng dạy môn Logic học tại các trường ĐH Việt Nam hiện nay; vấn đề đổi mới công tác nghiên cứu và giảng dạy môn học này trong bối cảnh toàn cầu hóa; nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu ứng dụng logic học…

Khẳng định vai trò quan trọng đặc biệt của môn Logic học đối với việc rèn luyện và phát triển tư duy logic, giúp con người nhận thức đúng đắn thế giới khách quan, tìm ra con đường ngắn nhất để nhanh chóng đạt tới chân lý, các đại biểu tại hội thảo đồng thời chỉ ra những khó khăn, bất cập trong dạy và học logic học hiện nay; từ đó nhận định công tác nghiên cứu và giảng dạy môn Logic học cần phải có những đổi mới căn bản. Nhiều góp ý xác đáng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nghiên cứu môn Logic học cũng được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201211/Nghien-cuu-va-giang-day-logic-hoc-o-Viet-Nam-hien-nay-1964714/

Người thầy "tuyệt chiêu"

Posted: 08 Nov 2012 03:38 AM PST

Người thầy “tuyệt chiêu”

TTO – Có một người thầy mà tôi luôn nhớ mãi, cho dù rất lâu rồi, về những "tuyệt chiêu" của thầy vẫn in đậm trong lòng mỗi học sinh lớp 4A Trường Chu Văn An, Hà Nội năm học 1993-1994.

Ảnh được chụp vào lễ bế giảng năm học 1993-1994. Đứng ngoài bên phải là thầy Cầu của tôi (dạy lớp 4A-5A Trường tiểu học Chu Văn An, Hà Nội từ năm 1993-1995). Ảnh và chú thích ảnh do tác giả bài viết cung cấp

Vừa mới lên lớp 4, được chuyển vào lớp chuyên toán, tôi sướng lắm, có phần "tinh vi" nữa, nhưng cái thái độ kiêu căng đó đã tắt ngấm khi nhìn thấy thầy: "Ơ, cái ông béo này mà dạy lớp chuyên toán à". Thầy chỉ vào tôi: "Em kia, lơ đễnh đi đâu thế, giới thiệu đi chứ". "Dạ thưa thầy, em tên là…". Thầy nói ngay: “Con tên là chứ không anh em gì hết". Cả lớp cười ồ lên.

Tôi cứng đầu cãi: "Nhưng từ bé đến giờ em đã quen gọi thế rồi, thầy cứ cho em gọi thế đi". Thầy cười hiền: “Nếu ở ngoài đường thì con phải xưng cháu gọi thầy là ông đấy". Tôi ngượng chín mặt, lí nhí: "Con biết rồi ạ". Thầy bảo xưng hô như thế để tăng sự gắn bó giữa thầy và trò: "Có thể các con hơi ngượng một tí nhưng ấm áp lắm".

Thầy giảng rất hay và dễ hiểu theo một phong cách "không giống ai". Giờ toán của thầy thì quyển sách giáo khoa chỉ "để cho có", thầy vừa giảng vừa kể chuyện và liên hệ bài giảng với những điều thực tế cuộc sống nên cả lớp hiểu bài rất nhanh và nhớ lâu. Học các môn khác tôi khá ngại giơ tay phát biểu nhưng riêng môn toán thì tôi lại rất hăng hái tham gia.

Vừa học được mấy buổi, thấy học sinh mải chơi không tập trung học, thầy đã tung "tuyệt chiêu vé số". Thầy cắt giấy và viết những tờ xổ số nhỏ xinh để thưởng cho những người điểm cao liên tục, những người tích cực xây dựng bài. Đến cuối tháng thầy tổ chức quay thưởng với những phần thưởng nhỏ nhưng rất ý nghĩa: sách, vở, bút, những chiếc bản đồ, lịch, la bàn thầy thức đêm làm với tấm lòng thương yêu học sinh vô bờ bến. Những tờ vé số của thầy đã khơi dậy sự ham học hỏi của bọn trẻ ham chơi chúng tôi.

Thầy tuy hiền nhưng rất nghiêm khắc. Tôi còn nhớ như in chuyện "kẻ tay". Lần đó, tôi bị ngã gãy tay. Thầy cho phép tôi được kẻ bằng tay, không cần dùng thước kẻ. Tôi sướng lắm vì được kẻ nguệch ngoạc, lần nào tôi cũng làm xong bài trước cả lớp rồi hí hửng đưa vở lên khoe thầy. Thầy nhìn hình kẻ xấu xí trên vở tôi rồi nói: "Sau khi khỏi nếu con còn kẻ bằng tay thì thầy đánh luôn, thầy hứa đấy". Tôi ậm ừ vâng dạ cho qua.

Đến khi tháo bột, tôi vẫn quen tay kẻ luôn hình vào vở, thế là thầy cầm thước vụt luôn. Tôi bị vụt mà vẫn ngơ ngác không tin mình bị đánh. Thầy nói giọng giận dữ: “Lần sau con còn kẻ tay thầy sẽ đánh đau hơn". Tôi im lặng ấm ức, nhưng sau khi tan học thầy đưa tôi lọ dầu thì tôi ứa nước mắt: “Con biết lỗi rồi ạ, lần sau con hứa sẽ không tái phạm nữa". Thầy mỉm cười nói: "Thầy đánh con bởi vì thầy biết giữ lời hứa, con cũng cố gắng giữ lời hứa nhé".

"Tuyệt chiêu" của thầy mà tôi nhớ nhất là "bài diễn văn khích lệ tinh thần" trước khi chúng tôi thi chuyển cấp. Thầy đã cho chúng tôi nhớ lại những tháng ngày học tập bên nhau tuy vất vả nhưng rất vui, và thầy mong chúng tôi hãy sống cố gắng xứng đáng với thầy, với cha mẹ và với chính công sức của bản thân mình. Tất cả những học sinh và phụ huynh dự buổi chia tay đó đều đã khóc, để rồi tất cả lớp đều đã thi được vào những lớp chuyên, lớp chọn của những trường nổi tiếng ở Hà Nội.

Đã 18 năm rồi, xem lại tấm ảnh cũ lớp tôi chụp với thầy, tôi bồi hồi tự hỏi: không biết đã có bao nhiêu thế hệ học sinh được thầy dùng những "tuyệt chiêu" của mình để giáo dục trở thành những người con ngoan, trò giỏi, công dân tốt?

ĐINH THÀNH TRUNG

Mời tham gia viết về Người thầy đáng kính của tôi

Bạn đọc thân mến, có những người thầy – người cô để lại dấu ấn đẹp trong trái tim học trò. Có những hồi ức về “người đưa đò” thân thương neo giữ dài lâu trong tâm hồn – trở thành động lực để ta vươn tới.

Nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc tham gia nội dung viết Người thầy đáng kính của tôi để sẻ chia tình cảm dành cho những người thầy – người cô kính yêu.

Nội dung bài viết là những câu chuyện, kỷ niệm có thật, xúc động, sâu sắc về người thầy – người cô có thật, để lại ấn tượng sâu đậm trong quãng đời đi học của bạn. Đó cũng có thể là tấm gương nhà giáo để bạn noi theo hoặc truyền cảm xúc cho những khát vọng của bạn.

Bài viết tham gia vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu, không quá 800 chữ, có đầy đủ thông tin về tác giả, có tên đầy đủ và nơi công tác cụ thể của người thầy – người cô được nhắc đến trong bài.

Bài viết gửi về Tuổi Trẻ Online chưa từng đăng trên bất kỳ tờ báo, tập san hay ấn phẩm nào.

Vui lòng gửi kèm hình ảnh rõ nét về người giáo viên được nhắc đến trong bài, kèm chú thích ảnh cụ thể về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh chụp. File ảnh vui lòng gửi riêng (không dán vào file bài viết).

Nội dung viết này dành cho tất cả bạn đọc trong và ngoài nước. Bài được chọn đăng sẽ có nhuận bút. Bài viết và mọi thắc mắc gửi về email thuymai@tuoitre.com.vn, từ nay đến hết ngày 20-11-2012.

Tuổi Trẻ Online chào đón sự tham gia của tất cả bạn đọc để cùng tạo nên một không khí ấm áp, thân thương chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam năm nay.

TTO

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/519405/Nguoi-thay-tuyet-chieu         .html

Đi học thêm sớm, học sinh sẽ ỷ lại và lười suy nghĩ

Posted: 08 Nov 2012 03:38 AM PST

Đó là những chia sẻ của ông Phạm Xuân Tiến – Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) với Dân trí xung quanh vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT)

Theo quan điểm của nhiều người thì DTHT là nhu cầu tất yếu của xã hội. Là người tham gia công tác quản lý nhiều năm, ông đánh giá như thế nào về quan điểm này?

Ông Phạm Xuân Tiến: Tôi tán đồng với quan điểm này, nhưng ở đây cũng xin làm rõ thêm một số vấn đề để phụ huynh (PH) và xã hội hiểu có cách nhìn nhận thực tế hơn.

Trước hết phải nói, tâm lý của đa số PH đều kỳ vọng vào con cái và mong muốn con mình vượt qua các kỳ thi với kết quả cao nhất trong các kỳ thi bậc phổ thông cũng như thi tuyển sinh đại học, đó là nguyện vọng chính đáng, vậy thì các em phải học.

Ông Phạm Xuân Tiến - Trưởng phòng giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội)

Học sinh ở khu vực thành thị có nhiều điều kiện thuận lợi, song bên cạnh đó các em bị chi phối bởi nhiều tác động xã hội làm các em đôi khi bị phân tán mà không tập trung để có thể tự học độc lập, và cũng có những tác động không lành mạnh mà các em rất dễ sa ngã vào. Vì được cha mẹ cho đi học thêm từ rất sớm ngay từ cấp học tiểu học nên một bộ phận không nhỏ các em thường ỷ lại, lười suy nghĩ mà chủ yếu trông vào sự kèm cặp và ôn luyện từ các lớp học thêm để có đủ hành trang trước mỗi kỳ thi.

Thứ hai, con em mình học yếu thì rất cần tăng thời lượng học để các em được bổ sung kiến thức và rèn luyện kỹ năng để có thể theo kịp bạn bè. Cũng có một số nguyên nhân rất phổ biến là phụ huynh quá bận rộn với công việc làm ăn, hạn chế về mặt kiến thức, phương pháp dạy học nên gửi con đến lớp học thêm và hy vọng trẻ được quản lý, được bổ sung kiến thức, kỹ năng để được hơn hoặc chí ít cũng bằng bạn bè.

Có phụ huynh tâm sự: "đời tôi học hành không đến nơi đến chốn nên suốt đời lao động phổ thông rất vất vả, bây giờ có chút điều kiện nên muốn tập trung cho việc học tập của con cái, chỉ có cách tìm thầy, tìm lớp cho cháu học thêm", tôi hỏi phụ huynh khác một môn học sao phải cho cháu đi học ở nhiều lò luyện và học nhiều lớp trong ngày thế, thì làm gì còn đâu thời gian cháu tự học để biến kiến thức của thầy thành của mình, tôi nhận được câu trả lời "nhận thức của cháu còn chậm nên học thêm các thầy càng nhiều càng chắc".

Tôi nghĩ rằng người ốm điều trị bệnh không thể có loại thuốc đặc hiệu nào để khi uống vào thì lập tức khỏi bệnh ngay mà người bệnh cần thầy thuốc tốt bắt đúng bệnh, bốc đúng thuốc và phải có thời gian để thuốc ngấm vào cơ thể thì người bệnh mới khỏi hẳn bệnh được. Do đó học sinh học ở lớp trong trường cũng như học tại các lớp học thêm cũng rất cần phải có thời gian tự học tự nghiên cứu để có thể hiểu và nắm chắc kiến thức thì mới có thể nhớ và vận dụng vào việc làm bài được.

Theo khảo sát của chúng tôi thì việc học thêm không chỉ là học sinh ở những trường bình thường mà ngay cả học sinh ở những trường chuyên đều có nhu cầu. Bên cạnh đó, có em chia sẻ với bạn là đi học thêm là do chiều lòng bố mẹ chứ bản thân thì không có nhu cầu.

Đối với cấp tiểu học thì theo ông có nhất thiết phải cho con đi học thêm hay không?

Học sinh sẽ ỷ lại và lười suy nghĩ nếu đi học thêm sớm. (Ảnh minh họa)
Học sinh sẽ ỷ lại và lười suy nghĩ nếu đi học thêm sớm. (Ảnh minh họa)

Việc Hà Nội dự thảo về "quản" dDT, HT trong đó có đề cấp đến việc trông trẻ sau giờ học. Tuy nhiên làm thế nào để giám sát, quản lý nhằm tránh biến tướng từ việc trông trẻ sang DTHT là bài toán khó. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Hà Nội sẽ có biện pháp "kỹ thuật" gì để hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra?

Ông Phạm Xuân Tiến: Trong dự thảo lần 2 tới sẽ không đề cập đến vấn đề trông giữ trẻ, tuy nhiên nhu cầu trông giữ trẻ sau giờ học hay thứ 7 là có thật song việc này không phải là DTHT.

Trước hết, PH phải hiểu rằng các cháu xa bố mẹ và người thân gần 10 tiếng đồng hồ nên cháu nào cũng mong muốn được về với gia đình để được trò chuyện, được vui chơi và còn có thể cùng mọi người chuẩn bị bữa ăn tối. Vậy nên phụ huynh học sinh nên bố trí sắp xếp đón các cháu đúng giờ đừng để các cháu phải chờ đợi mong mỏi khi mà các bạn của mình đã vui vẻ cùng bố mẹ hay ông bà về nhà.

Cá biệt có PH vì công việc thường xuyên về muộn không thể khắc phục công việc để đón con đúng giờ mà có nguyện vọng nhờ nhà trường trông giúp thì ban giám hiệu chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động vui chơi hoặc tổ chức câu lạc bộ để các em tham gia như câu lạc bộ nghệ thuật, thể thao (không tổ chức câu lạc bộ toán, tiếng Viêt, tiếng Anh). Và nhà trường cũng không nhận trông giữ các cháu quá 17giờ 30.

Việc trông giữ này cũng không giao cho GV chủ nhiệm vì các cô đã vất vả dạy dỗ các cháu cả ngày rồi các cô cũng cần phải được nghỉ để lo công việc gia đình và nghỉ ngơi để tái tạo sức khoẻ chuẩn bị cho công việc của ngày hôm sau.

Còn vào thứ 7, PH cần bố trí thời gian để chơi cùng con cái, hướng dẫn con làm các việc lặt vặt trong gia đình, đưa con về thăm ông bà, đưa đi chơi công viên, sở thú, bảo tàng… Điều đó giúp tăng cường sự hiểu biết cho trẻ rất nhiều. Trên thực tế, một số PH vì công việc bận rộn nên muốn giao con cho nhà trường luôn cả các ngày nghỉ mà không nghĩ đến các cháu mong muốn và cần đến bố mẹ thế nào và bố mẹ cần phải quan tâm đến con cái đến đâu.

Chúng ta cần phải nghĩ rằng quan tâm đến con cái không chỉ vì "tương lai con em chúng ta" mà vì "tương lai chính chúng ta" đấy.

Xin cảm ơn ông!

S.H (thực hiện)

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-660367/di-hoc-them-som-hoc-sinh-se-y-lai-va-luoi-suy-nghi.htm

5-7 tuổi là giai đoạn chuẩn bị quan trọng để trẻ học ngoại ngữ

Posted: 08 Nov 2012 03:37 AM PST

Đây là một giai đoạn chuẩn bị vô cùng quan trọng cho các bé để học một ngoại ngữ. Khóa Pre-Starters được thiết kế nhằm tạo một môi trường tiếng phong phú, không áp lực giúp các bé tiếp nhận tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.

Đó là khẳng định của ông Gavan Iacono – Tổng Giám đốc Language Link Việt Nam trong buổi tư vấn "Chuẩn bị cho trẻ em 5 đến 7 tuổi học tiếng Anh thế nào?" diễn ra sáng nay trên báo điện tử Dân trí.

* * *

Sáng nay, Language Link Việt Nam phối hợp với báo điện tử Dân trí tổ chức buổi tư vấn "Chuẩn bị cho trẻ em 5 đến 7 tuổi học tiếng Anh thế nào?". Khách mời tham dự chương trình gồm có Tiến sĩ Nguyễn Minh ĐứcViện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục sớm Việt Namông Gavan Iacono – Tổng Giám đốc Language Link Việt Nam.

 

Độc giả theo dõi buổi tư vấn tại đây

Buổi tư vấn

Phụ huynh chính là người giúp trẻ học tiếng Anh tốt nhất.

Cũng theo các nghiên cứu này, một điều quan trọng nữa phụ huynh cần lưu tâm là, trong giai đoạn trẻ từ 5 – 7 tuổi, cần tránh gây áp lực tâm lý cho trẻ trong quá trình học tập. Phương pháp hợp lý dành cho trẻ thời điểm này là dùng những cuốn sách có tranh ảnh hình vẽ mà trẻ em yêu thích, những trò chơi đơn giản, những bài hát, hoạt động sáng tạo và đồ chơi để giúp trẻ tương tác, khơi gợi mong muốn giao tiếp bằng tiếng Anh của trẻ. Sử dụng các hình thức này sẽ giúp trẻ quan tâm và yêu thích việc học một ngôn ngữ mới đồng thời giúp trẻ có được sự tự tin bới trẻ đang học ngôn ngữ theo cách vui vẻ và thoải mái.

Trong giai đoạn này, trẻ có thể dành rất nhiều thời gian tiếp nhận và ghi nhớ một ngôn ngữ trước khi sử dụng để nói và viết. Do vậy, ép trẻ phải nói hay viết một ngôn ngữ nào đó không phải là một cách tốt vì có thể khiến trẻ bị áp lực và căng thẳng. Do vậy, nên thiết kế các buổi học phong phú và vui nhộn, học và chơi đan xen, kết hợp các hoạt động ngôn ngữ với đồ chơi, sách truyện, đồ ăn nhẹ… để trẻ cảm thấy thoái mái và học tiếng Anh đơn giản theo cách thú vị và hấp dẫn.



Chương trình còn có sự tham gia của

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-658075/57-tuoi-la-giai-doan-chuan-bi-quan-trong-de-tre-hoc-ngoai-ngu.htm

Học bổng Kumho Asiana – Thắp sáng ước mơ

Posted: 08 Nov 2012 03:37 AM PST

(GDTĐ) – Hôm nay (8/11), tại Trung tâm Văn hóa Pháp L'Espace, Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý đã tham dự Lễ trao học bổng Kumho Asiana lần thứ 6 năm 2012 do Quỹ học bổng Văn hoá Việt Nam Kumho Asiana tổ chức, cho 140 tân sinh viên được lựa chọn từ các trường đại học trên toàn quốc.

Thứ
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý phát biểu tại buổi lễ



Ông Park Sam Koo, chủ tịch tập đoàn Kumho Asiana trao học bổng cho các SV (Ảnh: gdtd.vn)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201211/Hoc-bong-Kumho-Asiana-–-Thap-sang-uoc-mo-1964721/

Gặp nữ SV đa tài đam mê CNTT

Posted: 08 Nov 2012 03:36 AM PST

Gặp nữ sinh viên CNTT tiêu biểu ở Đà Nẵng

Cô bạn đa tài

Trở thành một trong 20 nữ sinh viên (SV) tiêu biểu toàn quốc trong lĩnh vực CNTT, tin vui nhưng không mấy bất ngờ với những ai biết đến cô SV năm 3, chuyên ngành Hệ thống thông tin CMU của ĐH Duy Tân – Nguyễn Thu Quỳnh. Vừa bước qua năm thứ 3 ĐH, song Quỳnh đã sở hữu một bộ sưu tập thành tích kha khá trong lĩnh vực CNTT.

Không dừng lại ở thành tích SV xuất sắc, có điểm tích lũy cao nhất toàn khóa 2 năm liền, được nhận học bổng của học viện đào tạo chuyên viên CNTT quốc tế NIIT Duy Tân trị giá hơn 10 triệu đồng, được xét trao Học bổng của hãng máy bay Boeing (Mỹ) trị giá 1.000 USD, cô SV chuyên ngành Hệ thống thông tin CMU còn tham gia nhiều hoạt động trong lĩnh vực CNTT bên ngoài nhà trường. Quỳnh từng tham gia viết website bằng ngôn ngữ ASP.net, biên tập video cho AIESEC (Tổ chức phi lợi nhuận dành cho SV lớn nhất thế giới) tại Đà Nẵng, biên tập video tuyên truyền cho CLB hoạt động bảo vệ môi trường GoGreen, làm trưởng nhóm sáng tạo tác phẩm "Đà Nẵng – con thuyền của sức mạnh" đoạt giải ba cuộc thi trình diễn pháo hoa trên máy tính của Đàn Nẵng năm 2012.

Chia sẻ đam mê lĩnh vực CNTT từ những ngày học phổ thông, Quỳnh thể hiện là cô bạn khá đa tài. Các giảng viên ở ĐH Duy Tân nhận xét Quỳnh không chỉ xuất sắc trong chuyên ngành CNTT, mà còn là một trong những SV giỏi ngoại ngữ nhất khóa. Ngoài tiếng Anh, Quỳnh còn học thêm tiếng Nhật. Cô bạn chia sẻ: "Trau dồi vốn Anh ngữ giúp em rất nhiều trong việc nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành. Song song đó, theo em, khách hàng của các sản phẩm phầm mềm đến từ Nhật rất nhiều nên em học tiếng Nhật để chuẩn bị cho tương lai".

Sở thích học tập và nghiên cứu CNTT, cô bạn thư giãn sau giờ học với "tài lẻ" vừa hát vừa đàn piano và tham gia các hoạt động thiện nguyện, hoạt động Đoàn do trường, lớp phối hợp với địa phương, hay các đơn vị ngoài trường học tổ chức như chăm sóc người già ở mái ấm tình thương, mang "Tết nhân ái" và "Đêm rằm tTrung thu" đến với các em nhỏ ở Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi và các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa…

"Không có giới hạn nào trong tư duy con người…"

Gặp Quỳnh, đối diện với chúng tôi là một cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng rất tự tin với nụ cười tươi. Hỏi Quỳnh rằng con gái mà học về chuyên ngành CNTT thì có khó khăn không, Quỳnh nói ngay: "Đã mê lĩnh vực này rồi thì khó dễ gì em cũng theo đuổi chuyên ngành em đang học đến cùng". Lý lịch "tích ngang" trong hồ sơ dự tuyển giải thưởng nữ sinh viên CNTT tiêu biểu toàn quốc, Quỳnh tự tin trình bày quan điểm sống: "Không có giới hạn nào trong tư duy con người ngoài những giới hạn do chính con người đặt ra".

Gặp nữ sinh viên CNTT tiêu biểu ở Đà Nẵng

Vừa học xong năm thứ 2 ĐH, Quỳnh đã tự tin dự tuyển thực tập tại công ty Logigear Đà Nẵng vốn có những yêu cầu cao và thường chỉ dành cho SV năm cuối. Cô bạn là một trong 2 SV của Trường ĐH Duy Tân trúng tuyển và dành cả mùa hè trước khi bước vào năm thứ 3 ĐH để thực tập. Cái được của Quỳnh sau 2 tháng thực tập ở đây là: "Em cảm thấy chương trình học ở trường nhẹ nhàng hơn rất nhiều sau khi được trải nghiệm áp lực công việc đòi hỏi trình độ CNTT cao. Hầu như toàn bộ các tài liệu nghiên cứu cho công việc đều bằng tiếng Anh nên qua đó em còn được trau dồi kỹ năng Anh ngữ tốt hơn".

Ước mơ của Quỳnh không nằm ngoài lĩnh vực CNTT. Dự tính gần nhất của Quỳnh là sẽ thử làm một phần mềm website học tiếng Anh trực tuyến có cả các bài tập và video minh họa sinh động. Mục tiêu của Quỳnh sau khi tốt nghiệp ra trường là thành lập công ty gia công phần mềm.

Khánh Hiền

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-660560/gap-nu-sv-da-tai-dam-me-cntt.htm

Tập san mừng 20-11 dày đặc lỗi chính tả

Posted: 08 Nov 2012 03:36 AM PST

- Một cuốn Tập san trưng bày trong Triển lãm Ngày hội thầy và trò do Thành đoàn Hà Nội tổ chức sáng 8/11 chủ yếu là những sưu tầm nhưng lại dày đặc lỗi chính tả.

Cuốn Tập san lớp 7A (không ghi của học sinh trường nào) trưng bày trong Triển lãm Ngày hội thầy và trò do Thành đoàn Hà Nội tổ chức khiến nhiều người xem không khỏi ngạc nhiên.

Chủ yếu là những bài thơ/truyện ngắn sưu tầm được đánh máy lại. Hầu như bài nào, truyện nào cũng có lỗi chính tả từ dấu câu, lỗi đánh máy, từ viết hoa đến sai sót về từ vựng.

Ngay ở trang đầu tiên, bài Bốn mươi năm nghĩa nặng tình sâu người xem dễ dàng nhìn thấy những lỗi chính tả (đã được PV gạch chân và sửa cách viết đúng bên cạnh). Ví dụ "Mọi người chạy đến vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm. không (Không) khí thật cảm động".

"…Ông Nam, nguyên là lớp trưởng, vẫn cái giọng ngày xưa: "Tất cả chú ý! Ngiêm (Nghiêm)".

Bài Thầy tôi tiếp theo, ngay câu đầu tiên viết "Năm đó tôi rời khỏi làng quê ra thàn (thành) phố Hà Nội để tiếp tục học. ¬ở (Ở) lứa tuổi mười bốn (…) Bỗng thầy tôi đưa tay vào túi rút tờ giấy bạc hai trăm đồng còn mới nguyên, chưa có nết ghấp (nếp gấp)".

Bài Chiếc bút mực là các lỗi "lan" (Lan – tên riêng không viết hoa); "Luc này" (Lúc này). Bài Lời ru của thầy: "Lời du (ru) của gió màu mây" cùng nhiều lỗi đánh máy như "khúcquê, rrồi, me say (mê say).

Bài Xin lỗi các em : "ray rứt" (day dứt), lỗi đánh máy "đx". Bài Bụi phấn: "Em yêu phút giây này thầy cô tọc (tóc) như bạc thêm, ….Bạc thêm tvì (vì) bụi phấn..".

Bài Em yêu cô giáo: Em yêu cô giáo/Vầng chán (trán) cao cao"

Một giáo viên có mặt tại triển lãm bức xúc: "Dù là tập san do học sinh làm nhưng đã được chọn lọc, mang trưng bày ít nhất giáo viên chủ nhiệm hoặc nhà trường phải kiểm tra cho các em. Sai sót này thật đáng trách".


Cuốn Tập san lớp 7A bên trưng bày trong Triển lãm Ngày hội thầy và trò do Thành đoàn Hà Nội tổ chức sáng 8/11.


Bài Bụi phấn: "Em yêu phút giây này thầy cô tọc (tóc) như bạc thêm, ….Bạc thêm tvì (vì) bụi phấn..".


Bài Xin lỗi các em : "ray rứt" (day dứt), lỗi đánh máy "đx".

Bài Lời ru của thầy: "Lời du (ru) của gió màu mây" cùng nhiều lỗi đánh máy như "khúcquê, rrồi, me say (mê say).


Bài Em yêu cô giáo: Em yêu cô giáo/Vầng chán (trán) cao cao"

Nghiêm được viết là "Ngiêm".

  • Phong Đăng

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/96031/tap-san-mung-20-11-day-dac-loi-chinh-ta.html

Nhà giáo miền xuôi một thời lên núi

Posted: 08 Nov 2012 03:35 AM PST

- Không đâu có học trò hiếu học như Cao Bằng. Không đâu có người dân và chính quyền biết quý trọng và tri ân giáo viên như Cao Bằng. Đó là cảm nhận của các nhà giáo đã từng một thời lên Cao Bằng dạy học...

Hai thế hệ học trò tặng hoa

Cao Bằng cách Hà Nội hơn 300 km. Nhưng thời kháng chiến, muốn lên đến Cao Bằng phải cuốc bộ vượt đèo cao, vực sâu hàng tuần lễ luồn lách qua các cứ điểm giặc Pháp chiếm đóng. Thị xã Cao Bằng được giải phóng sau chiến thắng Đông Khê năm 1950. Nhưng trước đó đã có những nhà giáo thoát ly gia đình vượt qua vùng tạm chiếm, trèo đèo lội suối thoát ly lên Việt Bắc dạy học. Họ là những trí thức nhưng không quản ngại dạy từ lớp i tờ xóa nạn mù chữ trở lên. Bấy giờ cả một huyện như Trà Lĩnh cũng chỉ có một trường cấp 1 với hai giáo viên dạy từ lớp 1 cho đến lớp 4. Lớp 4 đầu tiên năm 1950 chỉ có vẻn vẹn 11 học trò, tuổi chênh lệch nhau, có học trò đã có vợ. Sang cấp 2, chỉ có 3 học trò vượt đường rừng sang Trùng Khánh cách 30km để trọ học. Trùng Khánh bấy giờ mới có trường cấp 2 chung cho cả một vùng phía đông Cao Bằng, gồm các huyện Trùng Khánh, Quảng Uyên, Trà Lĩnh và Hạ Lang. Bên cạnh các nhà giáo kỳ cựu, một loạt giáo viên trẻ mới tốt nghiệp sư phạm Khu học xá trung ương từ Nam Ninh trở về đã được bổ sung.

Học trò Cao Bằng rất hiếu học. Không chỉ học trò quý trọng thầy mà bà con trong làng ngoài xã đều coi các thầy như bậc thầy của mọi nhà. Thầy trò đồng cam cộng khổ, tự vào rừng đốn cây dựng nhà. Thầy giáo gắn bó với Cao Bằng như chính quê hương mình, cũng biết nói tiếng Tày, tiếng Nùng. Biết ăn cháo bẹ, cơm ngô. Nhiều thầy đã ở lại với Cao Bằng, mất đi tại Cao Bằng. Thầy Nguyễn Đình Phan đã lấy vợ, sinh con ở Trà Lĩnh. Nhà giáo ưu tú Đỗ Tiến Thức lấy vợ cũng là cô giáo Cao Bằng, cả hai vợ chồng đều cống hiến cho nghề trồng ngươic với các em nhỏ người dân tộc miền núi.. Cả cuộc đời Nhà giáo ưu tú Trịnh Hữu Chất đã cống hiến cho quê hương Cao Bằng. Lên Cao Bằng, thầy vừa là hiệu trưởng, vừa là giáo viên duy nhất dạy ở trường cấp 1 Bản Ngắn, một xã heo hút của Trà Lĩnh. Sau này thầy đã đào tạo hàng trăm giáo viên sư phạm cho tỉnh. Con trai thầy, nhà giáo Trịnh Hữu Khang hiện là Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng, con gái là hiệu trưởng trường PTTH Thành phố Cao Bằng.

Lứa học sinh đầu tiên ấy cũng trở thành những sinh viên đại học đầu tiên của tỉnh. Và sau đó là những kỹ sư, nhà giáo, tiến sĩ, những trí thức mới của Cao Bằng. Chỉ đơn cử, từ mái trường Trùng Khánh đã cho "ra lò" lứa đầu tiên là những Nhà giáo ưu tú Hoàng Văn Xuân, nguyên phó hiệu trưởng Trướng Đại học Sư phạm Việt Bắc, Nhà giáo ưu tú Hà Lê Du, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Cao Bằng, Thầy thuốc nhân dân Đại tá Bành Khìu, Tiến sĩ ngôn ngữ Hoàng Văn Ma, kiến trúc sư Đoàn Đức Thành, các nhà thơ Bế Thành Long, Y Phương, Từ Ngàn Phố…Tiến sĩ Nông Hồng Thái, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng học ở Hòa An cũng thuộc lứa học trò đầu tiên này.

Đặc biệt sau ngày hòa bình lập lại, thêm một đợt đông đảo các thầy giáo từ Hà Nội và các tỉnh miền xuôi lên Cao Bằng dạy học. Cao Bằng vẫn còn ghi nhớ tới các thầy Hoàng Đoàn, Nguyễn Trác, Phạm Vĩnh Cường, Phạm Đan Quế, Đinh Gia Viên, Đặng Quế Phan, Lê Trọng Đẳng, Dương Thu Ái, Đỗ Tiến Thức, Nguyễn Quốc Hùng, v.v.…Trong đó có cả các cô giáo "liễu yếu đào tơ"như Hoàng Oanh, Ngô Thiên Lý, Lưu Ánh Tuyết…

Họ chính là những người đã thành lập các trường cấp 3 tại các huyện , là thầy giáo đào tạo giáo viên người dân tộc và là cán bộ quản lý giáo dục của các huyện và sở bấy giờ.

Tiếp sau đó vào những năm 60 và 70 thế kỷ trước, hàng trăm giáo viên tiếp tục "đổ bộ" lên Cao Bằng, chủ yếu là giảng dạy cho các trường cấp 3. Cũng nhờ công lao đào tạo của các thầy mà từ đó về sau Cao Bằng đã tự túc đủ giáo viên "bản địa" cho địa phương mình.

Không những thế, các thầy còn đào tạo nên các nhà lãnh đạo của tỉnh, như nhà giáo Đàm Thơm, nguyên chủ tịch tỉnh; TS Nguyễn Thị Nương, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Hà Ngọc Chiến, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; nhà giáo Hoàng Trung Phong, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy; Đinh Quang Ngữ, nguyên Thứ trưởng bộ Văn hóa- Thông tin… Ngoài những trí thức có tên tuổi, còn có cả những vị tướng tá, như Trung tướng Ma Thanh Toàn, Trung tướng Nông Văn Lưu, Trung tướng Bế Xuân Trường…

Thầy trò gặp lại

Nhiều nhà giáo sau khi qua một thời "thử thách và rèn luyện" tại Cao Bằng, khi trở về thủ đô đã phát huy bản lĩnh của mình, trở thành những nhà giáo đầy kinh nghiệm tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở thủ đô, như nhà giáo ưu tú Đỗ Lệnh Điện (nguyên hiệu trưởng Trường Hà Nội- Amsterdam), nhà giáo ưu tú Đặng Đình Đại (nguyên hiệu trưởng THPT Nguyễn Gia Thiều)… Vậy mà các thầy vẫn nhớ về Cao Bằng, các thầy hiệu trưởng đã từng dạy ở Cao Bằng đều nhận kết nghĩa với một trường trên đó để giao lưu, kết nghĩa, học hỏi lẫn nhau.

Tình cảm của các thầy với Cao Bằng thật vô cùng sâu đậm. Các thầy đã tập hợp lại với nhau từ chục năm nay thành lập Ban liên lạc Cựu giáo chức Cao Bằng ở Hà Nội với gần 100 thành viên.

Hằng năm các thầy lại gặp nhau ôn lại những kỷ niệm một thời đáng nhớ. Các thầy đều tâm sự: Không ở đâu có học trò hiếu học, yêu quý thầy cô như ở Cao Bằng. Không nơi nào có phụ huynh và nhân dân quý trọng thầy cô như ở Cao Bằng. Và còn thêm nữa: Không ở đâu có chính quyền trọng thị thầy cô giáo như ở Cao Bằng.

Điều đó không chỉ thể hiện khi các thầy còn đang dạy trên đó. Mà ngày nay khi các thầy đã về Hà Nội, đã nghỉ hưu, học trò vẫn tìm đến thăm thầy khi hiếu hỉ cũng như khi ốm đau. Cao Bằng có dịp kỷ niệm lớn của cả tỉnh hay của mỗi trường đều mời thầy cô về dự. Như năm nay, nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Hội cựu giáo chức Cao Bằng ở Hà Nội tổ chức buổi gặp mặt đông đảo, ngoài các thầy cô còn có đại diện các lứa học trò ưu tú về dự. Các nhà lãnh đạo cao nhất từ Tỉnh ủy, UBND, Sở Giáo dục và Đào tạo cho đên hiệu trưởng các trường cũng về dự và cung cấp kinh phí cho buổi gặp gỡ đầy xúc động này.

  • Nguyễn Như Mai

(Lứa học trò những năm 50 thế kỷ trước của Cao Bằng)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/95991/nha-giao-mien-xuoi-mot-thoi-len-nui.html

Bộ GD-ĐT không tổ chức tiếp khách, nhận hoa nhân dịp 20/11

Posted: 08 Nov 2012 03:35 AM PST

Đó là thông tin chính thức trong công văn của Bộ GD-ĐT gửi tới các đơn vị và các ban ngành liên quan.

Sở dĩ năm nay Bộ GD-ĐT đưa ra chủ trương như vậy là do thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 22/7/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) "Về đổi mới nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao", chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nhân dịp 20/11, Bộ GD-ĐT trân trọng cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, bộ, ngành Trung ương; các địa phương; các cơ quan thông tấn, báo chí đối với ngành giáo dục trong thời gian qua và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm trong thời gian tới.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-660481/bo-gddt-khong-to-chuc-tiep-khach-nhan-hoa-nhan-dip-2011.htm

Xúc động ngày hội thầy và trò

Posted: 08 Nov 2012 03:35 AM PST

(GDTĐ) – Chương trình Ngày hội thầy và trò vinh danh những nhà giáo có nhiều đóng góp đối với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại Thủ đô được Thành Đoàn Hà Nội tổ chức hôm nay (8/11).

ccxcx
Vinh danh các thầy cô giáo trong ngày hội thầy và trò

Chương trình với sự tham gia của đại diện là những nhà giáo ưu tú và HSSV xuất sắc đến từ các trường ĐH, THPT, THCS đóng tại địa bàn Hà Nội. Những tâm sự, chia sẻ cũng như nhiều kỷ niệm đẹp về tình thầy trò đã tạo nên không khí xúc động và ấm cúng cho buổi giao lưu đầy ý nghĩa này. Dịp này, nhiều HSSV cũng có cơ hội nói lời cám ơn, bày tỏ tri ân của mình đối với những thầy cô đã nâng đỡ, dìu dắt mình trong những tháng năm học trò.

Ngoài nội dung giao lưu, trong khuôn khổ chương trình, triển lãm tranh, ảnh về tình thầy trò gửi gắm hàng ngàn lời tri ân sâu sắc.

Chương trình cũng đã tổ chức vinh danh cho 30 thầy cô giáo đã có nhiều đóng góp cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thủ đô giai đoạn 2007-2012; đồng thời trao học bổng cho 173 học sinh, sinh viên nghèo vượt khó của Hà Nội.

N.N

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201211/Xuc-dong-ngay-hoi-thay-va-tro-1964722/

Comments