Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bi hài chuyện giáo viên tiếng Anh dạy thể dục

Posted: 05 Nov 2012 06:48 PM PST

- Trên thống kê thì Hà Tĩnh hiện đang dôi dư gần 700 giáo viên các cấp (trừ tiểu học). Thế nhưng đối với những bộ môn đặc thù thì lại thiếu người dạy, dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên tiếng Anh phải dạy thể dục, giáo viên toán tin phải dạy công nghệ….


Cô Hưng dù chuyên môn của mình là Anh văn nhưng phải dạy thêm môn thể dục.

Dạy trái chuyên môn đào tạo

Thực tế tại các trường THCS ở một số huyện, nhiều câu chuyện bi hài đã xẩy ra khi giáo viên dạy bộ môn đặc thù thiếu khiến nhà trường phải "linh hoạt" điều giáo viên không được đào tạo dạy các bộ môn thể dục, công nghệ.

Năm học 2012-2013 toàn trường có có 19 lớp và 39 giáo viên. Theo thầy Phạm Lê Hòa – hiệu trưởng nhà trường tỉ lệ đó là hợp lý, không thừa, không thiếu.

Nhưng điều tréo ngoe xảy ra khi nhà trường thiếu giáo viên thể dục khiến cô giáo Anh văn tên Hoàng Thị Hưng “được” điều động dạy trái chuyên môn. Hàng tuần, ngoài việc đảm bảo chuyên môn 14tiết/1 tuần thì cô Hưng còn phải đảm nhiệm dạy thêm 2 tiết thể dục.

Thầy hiệu trưởng Hòa lí giải, giáo viên thể dục của nhà trường đã có 3 người (đủ chỉ tiêu), tuy nhiên một trong số đó có khả năng làm tổng phụ trách đội tốt nên được phân công làm thêm việc này.

Thành thử để giảm áp lực cho giáo viên phụ trách đội thì dư ra 2 tiết thể dục/tuần nên nhà trường đã phân công cho cô Hưng dạy.

“Việc giáo viên dạy trái chuyên môn như thế cũng có ảnh hưởng đến chất lượng nhưng nhà trường cũng phải linh động, chấp nhận” - lời ông Hòa.

Bất cập

Trao đổi với VietNamNet – cô Hoàng Thị Hưng cho biết, do thể dục không phải là chuyên môn nên khi dạy cũng gặp nhiều khó khăn.

Bởi phương pháp và kiến thức dạy thể dục đều phải tìm tòi tài liệu tham khảo, nghiên cứu thêm và nhờ giáo viên thể dục hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm để cố gắng khắc phục những hạn chế.

Được biết, trong năm học 2011 – 2012, cô Hưng cũng đã có 4 tháng dạy thêm môn thể dục do một giáo viên của môn học này phải nghỉ sinh.

Bi hài hơn là câu chuyện mặc dù dạy trái chuyên môn thể nhưng vẫn có việc dự giờ. Theo lời kể của một giáo viên ở Thạch Hà, năm học 2011 – 2012, có cô giáo tiếng Anh được bố trí dạy thêm môn thể dục. Thế nhưng không hiểu sao cán bộ Phòng Giáo dục và lãnh đạo nhà trường vẫn tiến hành dự giờ.

Việc dự giờ tiết dạy không thuộc chuyên môn của mình đã khiến người giáo viên đó lo lắng. Tuy nhiên sau đó tiết dạy đó vẫn được chấm đạt.

Tình trạng chung

Theo thông tin từ Phòng Giáo dục huyện Thạch Hà, trên toàn huyện đang thiếu khoảng 7 giáo viên thể dục và 4 giáo viên công nghệ nên các trường buộc phải bố trí giáo viên toán dạy công nghệ, giáo viên tiếng Anh, Văn dạy thể dục.

Tình trạng trên đã diễn ra nhiều năm qua tại các trường THCS Long Son, Thạch Đài, Hưng Thắng Tượng, Văn Trị và Đỉnh Bàn.

Theo ông Trần Quang Cảnh, trường phòng GĐĐT thì các giáo viên này khi được bố trí dạy trái chuyên môn thì phải tự tìm hiểu chuyên môn không được đào tạo để dạy cho học sinh.

"Do năm nay tỉnh không cho tuyển giáo viên thêm nên buộc phải sống chung với tình trạng thừa nhưng mà thiếu giáo viên", ông Cảnh nói.

Theo ông Cảnh, trong 4 năm qua huyện Thạch Hà không tiếp nhận thêm giáo viên nào. Vả lại trên toàn huỵên hiện đang có 18 người ốm đau liên miên không thể đến lớp nhưng chưa thể cho nghỉ nên đã chiếm số lượng lớn biên chế.

Tình trạng thiếu giáo viên bộ môn đặc thù diễn ra trên toàn tỉnh Hà Tĩnh.

Hiệu trưởng trường THCS Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, thầy Nguyễn Văn Tập cho biết, theo định biên đối với hệ THCS là 1,95 thì trường có số giáo viên theo định biên cao hơn, lên đến 2,63.

Tuy nhiên, số lượng giáo viên thì thừa nhưng môn học lại thiếu. Thành ra phải dạy trái môn. Chẳng hạn như môn công nghệ của trường được phân công giáo viên dạy tự nhiên đảm nhiệm. Như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của học sinh.

Tại huyện miền núi Hương Khê, hiện cũng đang thiếu 11 giáo viên các môn tiếng Anh, âm nhạc, tin học và thể dục.

Ông Trần Đình Hùng_Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hương Khê cho biết hiện nay các cấp Trung học và Tiểu học của huyện Hương Khê đang thừa hơn 145 giáo viên nhưng lại đang rất thiếu các giáo viên đặc thù (giáo viên dạy nhạc, tin, ngoại ngữ).

Đối với bộ môn tiếng Anh, toàn huyện Hương Khê có 31 Trường Tiểu học nhưng chỉ có 12 giáo viên dạy tiếng anh nên để đáp ứng nhu cầu học của học sinh một giáo viên tiếng anh ở huyện Hương Khê phải đi dạy 2-3 trường.

Tại huyện Can Lộc, ông Đặng Trần Phong – PCT UBND huyện thông tin, những năm qua huyện đã phải khắc phục tình trạng thiếu giáo viên bộ môn đặc thù bằng cách điều chuyển giữa các cấp. Hiện chỉ còn một số giáo viên tiếng Anh phải dạy 2 trường và một số giáo viên sinh hóa phải dạy môn khoa học.

Bài tiếp: Hà Tĩnh thừa hay thiếu giáo viên?

  • Duy Tuấn – Trần Văn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/95348/bi-hai-chuyen-giao-vien-tieng-anh-day-the-duc.html

Một số biện pháp tuyên truyền biển đảo cho HS phổ thông hiện nay

Posted: 05 Nov 2012 06:48 PM PST

(GDTĐ) – Thực tế hiện nay, đa số học sinh phổ thông đều còn thiếu kiến thức về biển đảo và chủ quyền vùng biển Việt Nam. Với số lượng bài học về biển đảo còn hạn chế trong chương trình Địa lí chưa thể giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và hiểu biết cụ thể về các vấn đề biển đảo Việt Nam. Mặt khác, các bài học này chỉ nêu vài nét khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội ở vùng biển.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhiều giáo viên các môn học khác cũng mơ hồ về vùng biển chủ quyền của đất nước, khi được hỏi thì ai cũng nhằm vào giáo viên Địa lí chứ không biết chính xác diện tích, vị trí địa lí, giới hạn chủ quyền, các nguồn tài nguyên, tiềm năng và lợi thế biển đảo của chúng ta như thế nào.

Sự nhận thức còn hạn chế như vậy chủ yếu là do công tác tuyên truyền của chúng ta chưa thật sự sâu rộng trong mỗi nhà trường. Thiết nghĩ, để làm tốt hơn công tác tuyên truyền về biển đảo Việt Nam, cần thiết phải thực hiện một số biện pháp sau:

Trong đợt thay sách giáo khoa sắp tới, nhất thiết cần bổ sung các bài học về vị trí địa lí, giới hạn vùng biển Việt Nam. Các bài học tìm hiểu tự nhiên, tài nguyên các vùng đảo. Giới thiệu cảnh quan tự nhiên, lịch sử phát triển lãnh thổ và truyền thống văn hóa, lịch sử của các vùng đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Các cứ liệu lịch sử về chủ quyền vùng biển đảo nước ta.

Tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức các hội thi: thi đố vui để học, thi văn nghệ hát về biển đảo, thi vẽ tranh với chủ đề Biển đảo, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về biển đảo theo hình thức viết, thi kể chuyện, hùng biện với chủ đề biển đảo,… nhằm tạo sân chơi sôi nổi, hấp dẫn và lôi cuốn đa số học sinh toàn trường tham gia.

Tổ chức tập huấn về kiến thức biển đảo cho toàn bộ giáo viên một cách đại trà, đây là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam sâu rộng và cụ thể đến mỗi đối tượng học sinh trong mỗi vùng miền khác nhau. Mỗi địa phương, đặc biệt là các tỉnh/thành giáp biển đều chú trọng việc tuyên truyền thành tựu KT – XH với việc nhấn mạnh vai trò của kinh tế biển. Tuyên truyền, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế biển hiệu quả.

Tăng cường lồng ghép các nội dung về chủ quyền biển Việt Nam, giới thiệu các vùng đảo, quần đảo. Giới thiệu các nguồn tài nguyên và bảo vệ bền vững tài nguyên biển cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội hướng về biển Việt Nam thông qua các môn học Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn,… trong chương trình chính khóa.

Xây dựng hệ thống phần mềm học tập về biển đảo, chủ quyền biển đảo, các Công ước Liên hiệp Quốc về biển đảo, luật biển Việt Nam,… Tăng cường in ấn các ấn phẩm, xuất bản nhiều sách viết và giới thiệu về biển đảo Việt Nam. Mở các trung tâm triển lãm tranh ảnh về biển đảo. Giới thiệu các bộ phim, video, phóng sự về biển đảo Việt Nam.

Các nội dung tập huấn để làm công tác tuyên truyền chủ yếu là giới thiệu về vùng biển chủ quyền của Việt Nam bao gồm các vùng nước theo luật biển Quốc Tế như Vùng Nội thủy, vùng Lãnh hải, vùng Tiếp giáp lãnh hải, vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Giới thiệu về hệ thống các đảo lớn (huyện đảo) và các quần đảo. Điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm dân cư, cuộc sống thường ngày của người dân trên các đảo.


Tăng cường tuyên truyền, phổ biến những cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo trên biển Đông; những văn bản pháp lý về biển, đảo Việt Nam đã ký với các nước láng giềng, các nước có liên quan; tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh, bảo vệ, gìn giữ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần bảo vệ gìn giữ môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia có biển.

Công tác tuyên truyền sẽ giúp học sinh hiểu hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng cũng như tiềm năng của biển, đảo; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chiến lược biển, đảo trong tình hình mới, qua đó, có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngô Duy Hưng

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3063/201211/Mot-so-bien-phap-tuyen-truyen-bien-dao-cho-HS-pho-thong-hien-nay-1964651/

Nhiều kẽ hở trong quy định cấm dạy thêm

Posted: 05 Nov 2012 06:47 PM PST

– Vấn đề cấm dạy thêm, học thêm trở nên nóng hơn khi một số địa phương vận dụng
Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT bằng cách "ập đến bắt quả tang" đã khiến vấn đề “lái”
sang cách quản lí có vẻ không ổn. Có ý kiến cho rằng,



Ảnh minh họa

Chưa giải quyết tận gốc

Nhiều độc giả chỉ ra rằng quy định cấm dạy thêm chỉ mới đặt vấn đề giải
quyết  phần 'ngọn', chứ không thể giải quyết tận gốc. Muốn giải quyết triệt để,
cần phải xem xét nguyên nhân tại sao học sinh phải đi học thêm và tại sao giáo
viên phải dạy thêm.

Số đông ý kiến cho rằng, cần phải giải
quyết được vấn đề lương bổng và sự quá tải của chương trình học, nặng
về
thi cử thì tình trạng dạy thêm, học thêm mới có hi vọng được dẹp bỏ. Ý kiến khác
đề xuất, lương phải đủ để giáo viên trang trải cuộc sống gia đình, tôi thấy có
sự đòi hỏi quá cao đối với các thầy cô mà chưa có sự đãi ngộ xứng đáng….

"Nếu Nhà nước trả lương cho giáo viên 10 triệu/1 tháng và ra thông báo cấm
dạy thêm dưới bất kỳ hình thức nào, mở lớp dạy thêm thì sẽ bị đuổi việc, lúc đó
sẽ thấy giáo viên có mở lớp dạy thêm hay không"
– độc giả Lê Nam Cảnh đề
xuất.

Độc giả Minh Quân góp kiến, trước khi áp
dụng chương trình cấm dạy thêm, học thêm – Bộ nên điều chỉnh ch
ương trình
học cho phù hợp, để sau mỗi bài học, buổi học, học sinh hoàn toàn nhớ bài. Sau
đó là triển khai phổ biến những phương pháp dạy học tích cực, rèn cho học sinh
tính tự học, sáng tạo, không khuôn mẫu…… "Khi làm được điều này, việc học
thêm sẽ tự động xoá đi vì tính không cần thiết của nó. Cũng là 1 giáo viên không
tham gia dạy thêm, nhưng tôi thấy những giải pháp ‘ngọn’ như hiện này chẳng giải
quyết được gì!"

Một giáo viên thừa nhận có việc giáo
viên lợi dụng phụ huynh bắt các em đi học thêm, n
hưng thực tế thời gian
trên lớp không đủ để truyền tải được tất cả chiều sâu của vấn đề. Giáo viên này
khẳng định: "Chính cách thi cử của chúng ta đã tạo ra sự học thêm. Hãy thay đổi
cách thi cử hiện nay, chắc chắn chẳng còn ai cần học thêm nữa".

Có công bằng?

Khi giải pháp đưa ra chưa giải quyết được tận gốc vấn đề mang tính hệ thống
thì sẽ có những so sánh: "bác sĩ được mở phòng khám tư, công chức làm một lúc 2,
3 công việc… tại sao giáo viên lại không được dạy thêm?". Liệu những quy định
của Thông tư 17 đã công bằng với giáo viên – một nghề không ít áp lực, vất vả mà
lương bổng lại quá bèo bọt. Độc giả Hoa cho rằng giáo viên phải dạy thêm "cũng
chẳng sung sướng gì, còn lương thiện hơn một số nghề khác".

Cũng có ý kiến biện luận: không học thêm, học sinh khó có thể  đỗ những
trường ĐH tốt, có danh tiếng và vượt qua rất nhiều kỳ thi như hiện nay. Một giáo
viên chia sẻ: "Nếu không học thêm thì liệu ĐH Y Hà Nội có tuyển được học sinh
26 điểm mới đỗ đại học không? Hay ngành Kinh tế đối ngoại của Ngoại thương cũng
vậy…."

Bởi bên cạnh những giáo viên dạy thêm vì thu nhập, cũng có rất nhiều giáo
viên thực sự muốn truyền đạt kiến thức cho học sinh và dạy rất hiệu quả, nên
không có lý do gì đưa ra lệnh cấm khi mà đi học thêm có lợi cho học sinh, phụ
huynh cũng hoàn toàn tự nguyện.

Một phụ huynh chia sẻ "thực tế giáo viên giỏi thì học trò rất đông, thường
thì phụ huynh phải đem con đến gửi mới nhận hoặc chỉ dạy cho con cháu trong gia
đình. Học phí thì chỉ 200 nghìn/1 tháng, phòng học có điều hòa…. Trong khi cô
dạy 25 học sinh thì 20 em đỗ các trường lớn".

“Cho nên, quy định cấm giáo viên mở lớp sẽ dẫn đến việc phụ huynh mời giáo
viên đến tận nhà dạy con em mình, trong khi những gia đình không có điều kiện
thì không đủ tiền mời thầy, từ đó dẫn đến mất công bằng xã hội”
- độc
giả Nguyễn Đức Dũng thì 
chỉ ra kẽ hở của quy định.

Tranh cãi

Trong số những ý kiến phản đối
việc dạy thêm, học thêm – đáng lưu ý là tiếng nói của những “người trong cuộc”.

"Bản thân tôi là giáo viên cấp 1, nhận thấy một điều: Học sinh đã đi học 2
buổi trên ngày. Nếu một người giáo viên có tâm huyết thì thừa sức bồi dưỡng, đào
tạo học sinh giỏi, cớ sao các em phải đi học thêm. Có rất nhiều nhà giáo làm
giàu từ việc dạy thêm đó!"
- một giáo viên lên tiếng.

Một giáo viên khác cũng chia sẻ: "Là một giáo viên, nhưng thấy thời gian học
của học sinh mà tôi cũng "choáng". Nhưng rồi kết quả thi thì sao? Thi ĐH vẫn
không bằng những bạn học ít nhưng phù hợp. Sức khỏe yếu đuối, kỹ năng giao tiếp
xã hội rất kém, kỹ năng sống và tự bảo vệ mình không có, kỹ năng sáng tạo không
có. Tôi cũng tự đặt câu hỏi: với kiểu học toàn lý thuyết suông và nhồi nhét, với
quá nhiều cuộc thi HSG như hiện nay thì tương lai sẽ như thế nào?"

Một số độc giả cho rằng quy định đã cấm
thì không nên làm
, không nên để đến lúc lập biên bản mới "than thở, đổ
cho lý do này nọ". Còn bạn đọc tên Linh đưa ý kiến, các giáo viên nên tập trung
dạy tốt trong giờ chính khóa trước rồi hãy nghĩ đến chuyện dạy thêm và dạy thêm
chỉ để bổ sung kiến thức nâng cao.

Cùng quan điểm, độc giả Văn Định
cho rằng "đừng ngụy biện và đánh tráo khái niệm. Giáo viên là người rao giảng
đạo đức, không thể vì nghề cao quý mà làm việc không tuân theo quy định của pháp
luật được. Học sinh tiểu học mà đi học như thế thì còn gì là tuổi thơ nữa…"

Là một giáo viên không ủng hộ
việc dạy thêm, học thêm, độc giả Minh Tuấn nêu quan điểm, với đồng lương giáo
viên, bản thân anh cũng phải chi tiêu tiết kiệm và tìm cách kiếm thêm thu nhập,
nhưng anh không tự mở lớp mà kí hợp đồng với các trường tư thục. Theo anh,
"giáo viên nếu muốn làm thêm ngoài giờ
giảng dạy thì nên hợp đồng làm những công việc trong chuyên môn của mình. Cụ
thể, giáo viên Anh văn có thể cộng tác với các trung tâm dịch thuật, làm phiên,
biên dịch ở các nhà máy, công ty… còn việc dạy chúng ta nên kết thúc sau khi
rời khỏi trường, như vậy sẽ tốt cho xã hội hiện nay hơn".

  • Nguyễn Thảo (Tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/95546/nhieu-ke-ho-trong-quy-dinh-cam-day-them.html

Chấn chỉnh công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ

Posted: 05 Nov 2012 06:47 PM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa có văn bản yêu cầu các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ, các viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ và các trường TCCN nghiêm túc rút kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Ảnh MH
Ảnh MH

Theo đó, yêu cầu sở GDĐT, các cơ sở giáo dục ĐH kiểm tra lại hệ thống sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ, chấn chỉnh việc xây dựng và quản lý sổ gốc cấp văn bằng chứng chỉ theo đúng quy định. Các cơ sở giáo dục ĐH cần xây dựng mẫu bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc đảm bảo nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc văn bằng, chứng chỉ theo quy định; thực hiện việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc theo đúng trình tự, thủ tục.

Bộ GDĐT cũng yêu cầu các cơ sở thực hiện đúng quy định việc lập hồ sơ quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ; hủy phôi văn bằng, chứng chỉ bị hư hỏng, viết sai, chất lượng không đảm bảo; việc cấp, chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ; đồng thời thực hiện ngay việc công bố thông tin cấp phát văn bằng, chứng chỉ trên trang điện tử của cơ quan, đơn vị.

Các cơ sở giáo dục ĐH chỉ thực hiện việc tự in phôi văn bằng, chứng chỉ khi được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt mẫu phôi và khi được ủy quyền tự in phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định.

Thực hiện Chương trình công tác năm 2012, Bộ GDĐT đã thực hiện kiểm tra công tác quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ tại một số cơ sở giáo dục ĐH. Kết quả kiểm tra cho thấy, nhiều trường chưa thực hiện đúng việc quản lý văn bằng chứng chỉ như: chưa xây dựng và quản lý sổ gốc theo đúng quy định; chưa thực hiện việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc cho người học theo quy định. Một số nơi thực hiện không đúng quy định như cấp giấy xác nhận đã hoàn thành chương trình đào tạp hoặc thực hiện không đúng thẩm quyền như chứng thực bản sao so với bản chính.

Một số cơ sở giáo dục ĐH thực hiện không đúng việc hủy phôi văn bằng, chứng chỉ; tự xây dựng mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ không theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ GDĐT, tự in phôi văn bằng, chứng chỉ khi chưa được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt và chưa được Bộ GDĐT ủy quyền.

Một số trường cũng thực hiện không đúng về thời hạn cấp văn bằng, chứng chỉ cũng như việc chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ. Vẫn còn tình trạng cơ sở giáo dục thu hồi văn bằng bị ghi sai đã cấp phát cho người học sử dụng và cấp lại bằng mới cho người học …

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201211/Chan-chinh-cong-tac-quan-ly-van-bang-chung-chi-1964652/

Comments