Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Mẹ chạy xe ôm nuôi con học trường quốc tế

Posted: 05 Nov 2012 05:22 AM PST

Chị Hồ Thị Nửa chọn cho mình nghề xe ôm, nhận lấy những lời bàn ra tán vào của thiên hạ, thậm chí đối mặt với nguy hiểm tính mạng mà nghề này mang lại.


Chị Nửa bắt đầu làm nghề xe ôm từ năm 2000, nghề này giúp chị nuôi hai đứa con ăn học.

Đến cổng trường Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố HCM, chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh một người phụ nữ đậm người luôn chân luôn tay trong quán nước nhưng khi có khách gọi chị lại nhờ người khác trông hộ rồi tất bật chạy ra lấy chiếc xe cũ dựng cạnh bên, nhanh chóng chở khách đi theo yêu cầu. Nhiều người thắc mắc: "Chồng đâu mà đi chạy xe ôm?" Chị trả lời: "Số phận đưa đẩy nên phải làm thôi".

Chị Nửa kể: "Lúc đầu đi chợ buôn bán cũng được mỗi ngày hơn trăm ngàn nhưng một mình làm không xuể lại phải gọi con đến giúp. Thấy con sáng nào cũng mắt nhắm mắt mở hộ mẹ dọn hàng, xong lại vội vàng về nhà để chuẩn bị đi học, thương quá nên tôi nghĩ mình chọn nghề khác mà không phải nhờ đến con cho chúng đỡ vất vả, tập trung vào học hành. Suy nghĩ mãi rồi tôi quyết định làm nghề xe ôm.

Những năm 2000 nghề xe ôm chưa có mấy người làm, đặc biệt là đàn bà con gái thì càng không có, mới bắt đầu chạy tôi phải lấy khẩu trang đeo vào bịt kín mặt cho đỡ xấu hổ. Đi xe ra trước cổng trường Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM đứng ở đó nhưng không dám mời khách mà phải nhờ mấy ông xe ôm bắt khách hộ. Hơn một tháng sau thấy quen việc mới dám mời".

Ban đầu chị chỉ chở những khách nữ vì khách nam họ ngại vì chị là phụ nữ nhưng dần dần họ cũng đi vì chị chạy cẩn thận mà đàn bà con gái không hay nhậu nhẹt nên lấy được sự tin tưởng.


Chị Nửa bắt đầu làm nghề xe ôm từ năm 2000, nghề này giúp chị nuôi hai đứa con ăn học.

Rồi chị kể: Có lần chở một anh thanh niên đến cầu Vỏ Khế bên quận 9, con đường vào chỗ này hai bên cỏ dại và dừa nước mọc um tùm, đang chạy thì anh thanh niên ngồi đằng sau hỏi chị: "Chị đi thế này không sợ bị cướp à?". Chị đáp: "Đường cùng thì phải làm thôi em à, chứ sung sướng gì chạy xe ôm".

Anh thanh niên lại nói tiếp: "Chị cẩn thận nha, có khi em cướp của chị". Chị bảo: "Em nói thế nào ấy chứ! Nhìn em trai tráng khỏe mạnh như thế, nỡ lòng nào cướp của chị". Đến nơi anh thanh niên xuống xe và không nói thêm lời nào nhưng chị vẫn dõi theo thì thấy anh này vén áo lên thì để lộ sau lưng những hình xăm vằn vện. Đang nghi ngờ thì anh cảnh sát khu vực xuất hiện hỏi: "Chị chở khách vào đâu, bằng đường nào vậy?" Chị kể cho anh công an về con đường mình đi và anh này khuyên: "Chị may đấy, lần sau cẩn thận chứ đoạn đường đó thường xảy ra cướp giật". Chị nghĩ chẳng lẽ mình vừa chở cướp thật sao…?

Nuôi con học trường quốc tế

Năm 2005 thấy khó chịu trong người nên chị đến bệnh viện khám và phát hiện bị ung thư tử cung phải nhập viện Ung bướu thành phố HCM điều trị. Sợ mình không qua khỏi nên chị đã dặn dò hai con nhưng may mắn cho ba mẹ con chị có nhà hảo tâm giúp đỡ phẫu thuật nên chị đã khỏe lại. Sau khi ra viện thấy sức khỏe còn yếu chưa chạy xe được chị mua chiếc máy xay sinh tố và quán nước của chị hình thành từ đó, đến khi khỏe hẳn thì vừa bán quán nước vừa chạy xe ôm.

Ngày con trai cả tên Trần Hải tâm sự với chị mong muốn được theo học ngành Quản trị Kinh doanh thuộc Chương trình Đào tạo Cử nhân Quốc tế của Đại học Sunderland (Anh) tại Việt Nam, thì chị giãy nảy người. Chị nghe nói trường đó dành cho con nhà giàu, một mình chị vừa nghèo vừa bệnh, cho con vào đó học thì làm sao cáng đáng nổi.


Đang bán hàng có khách gọi chị lại gửi người khác bán hộ rồi tất bật lấy xe ra chở khách đi.

Đem chuyện kể với mấy người bạn thì họ nói: "Tôi muốn con đi học mà nó không chịu, đằng này con chị muốn được học thì sao lại phân vân chứ…?". Từ câu nói đó, chị quyết định cho con trai theo học tại trường Đại học Sunderland (Anh) tại Việt Nam, dù biết mỗi kỳ phải đóng 20 triệu tiền học phí.

Sau khi con trai vào học trường quốc tế, hai năm sau đến lượt cô con gái cũng thi đỗ và theo học ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ. Nuôi hai đứa con ăn học, tất cả trông vào quán nước và nghề xe ôm, gánh nặng gia đình oằn lên đôi vai người mẹ tần tảo.

Hết năm nay con trai cả của chị ra trường, đó là kết quả của những tháng ngày vất vả cực nhọc mà chị đã trải qua để lo cho các con.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-659089/me-chay-xe-om-nuoi-con-hoc-truong-quoc-te.htm

Lương tháng cho con

Posted: 05 Nov 2012 05:21 AM PST

Con học lớp 9, đã có nhiều nhu cầu chi tiêu mới, cần thiết và chính đáng. Lịch học chính, học phụ dày đặc, lớp học ở nhiều nơi nên con phải đi lại nhiều hơn, bạn bè đông hơn, quan hệ, giao thiệp rộng hơn. Và… hình như con cũng đã có… bạn gái. Để "vận hành" cái nhịp sống quá tải, quá vất vả và đáng yêu này chắc là rất cần một khoản tài chính nho nhỏ, một cái hầu bao xinh xinh.

Không có tiền trong túi sẽ chẳng làm được gì, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì chân lý đó không bao giờ thay đổi.

Đang chở bạn gái đi chơi, sẽ thế nào khi thủng xăm và hết tiền bơm vá xe? Có thể con sẽ là người hào hiệp hơn nếu vui vẻ mời các bạn, các "vợt thủ" một cốc nước mát sau trận cầu nóng bỏng. Cũng sẽ vui hơn khi góp tiền cùng bạn bè mua bánh ga tô mừng sinh nhật cô giáo cũ…

Tiền hay như thế, tuyệt vời là thế nhưng không phải khi nào người ta cũng hiểu đúng về nó. Hồi còn bé, để xây dựng một xã hội ảo tưởng, người ta mượn ý của một đại văn hào phương Tây để nhồi sọ thế hệ của bố rằng đồng tiền là con điếm của nhân loại. Để tô vẽ cho những giá trị đạo đức giả họ mượn dẫn, đánh tráo khái niệm và rao giảng: "hoàng kim hắc thế tâm"- đồng tiền, vàng bạc làm đen tối lòng người trong kinh sách Tàu. Ngày bố bằng tuổi con, cả đất nước đói khổ, cùng khốn, nhân dân làm thơ, vè tôn vinh tờ giấy bạc:

Tiền là Tiên, là Phật.
Là sức bật của tuổi trẻ,
Là sức khỏe của tuổi già,
Là cái đà của danh vọng,
Là cái lọng để che thân,
Là cán cân của công lý.

Mỗi năm qua đi, quan niệm, nhận thức, thái độ về đồng tiền của bố mẹ cũng thay đổi rất nhiều. Thấu hiểu hoàn cảnh sống đa dạng, khác biệt, phức tạp hiện nay, hơn một năm qua bố mẹ đã công khai thu nhập, chi phí sinh hoạt của gia đình và gợi ý để con tự đề suất một mức chi tiêu sinh hoạt cá nhân.

Vậy mà con lúng túng, chần chừ, khất lần, loay hoay? Bố không hề muốn các con thường xuyên cần tiền, luôn tiêu tiền mà chẳng hiểu gì về nó. Bố buộc phải đưa ra một quyết định hơi "độc tài và thiếu dân chủ" một chút: dành cho con một khoản 300.000 đồng mỗi tháng, tạm gọi là LƯƠNG… cơ sở dành cho học sinh PT THCS.

Khoản tiền này không nhiều nhặn gì. Nó chưa mua cho con mười bữa ăn phở, chẳng nạp cho con được mấy game mới và có thể chỉ giúp con mua được 1,5 con gấu bông để tặng bạn gái nhân ngày sinh nhật.. Thế nhưng nó cũng đã gấp 3 lần mức tăng lương tối thiểu cho người lao động mà Quốc hội sẽ quyết trong kỳ họp này.

Rất mong con hiểu rằng bố mẹ không hề ti tiện, ki bo. Bố mẹ tạm chi như thế cũng bởi vì cộng thêm các kiểu học phí và các khoản chi phí lặt vặt cho hai anh em con mỗi tháng đã là một khoản không nhỏ so với nguồn thu của gia đình. Bố mẹ không phải là những chủ doanh nghiệp, nhà buôn hay quan chức.

Doanh nghiệp, nhà buôn thì kiếm được nhiều lời, quan chức thì vơ vét vô cùng nhiều lộc lạc. Là những người làm ăn chân chỉ, lương thiện mọi khoản thu nhập của bố mẹ có được là dồn góp từ mồ hôi, nước mắt, đôi khi trộn cả máu và nỗi cơ nhục. Khoản thu nhập khiêm nhường này còn bị thắt bóp, cắt xén đi khá nhiều bởi rất nhiều những khoản thuế. Quyền lợi xã hội, dịch vụ công cộng được hưởng ở mức quá mạt nhưng thuế thu nhập của mẹ lại cao hơn nhiều lần so với nhân viên đồng hạng ở Nhật Bản. Có nơi nào trên thế gian mà Thuế đánh cả vào trợ cấp cho người mang thai, thuế xe đạp điện? Liệu sắp tới người đi bộ có bị xẻo đi một khoản cho phí… nhấc hai cái chân?

Chu cấp lương cho con, Bố mẹ chỉ muốn con có cơ hội vận dụng bài học về bốn phép tính cộng trừ nhân chia, gợi mở cho con một cách suy nghĩ thiết thực, cách làm người tử tế khi nhận về và khi tiêu tiền. Bố mẹ chỉ muốn con tự chủ hơn trong cuộc sống, biết tính toán chi tiêu hợp lý, dần hiểu giá trị đồng tiền và khởi động ý thức kiếm tiền, làm giàu một cách chân chính. Những điều thực học, giản dị như vậy mà không hiểu sao hệ thống nhà trường hiện nay đều nhiệt tình và cố tình lảng tránh?

Những kiến thức cơ bản này, trong tương lai không xa, may chăng sẽ giúp các con thoát khỏi những hệ lụy của lối tư duy u tối, cách hành xử vô cảm của phần lớn cơ quan công quyền.

Trong nhiều năm tháng qua và trong những buổi học sắp tới, bố đã và sẽ cố xây dựng hoàn chỉnh cho các con một giáo trình về TIỀN- TIÊN- THÁNH.

Bài học cảm động, cần học nhất với các con là từ những người như anh Nguyễn Trung Hiếu học sinh trường Amstecdam, người học trò nghèo từng nhịn ăn sáng, tiết kiệm 3000 đồng lấy tiền giúp mẹ chạy thận. Bài học sâu sắc nhất là từ anh Ngô Văn Thuận ở Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, một sỹ tử đáng nể đã đạp xe ra Hà Nội thi Đại học khi trong túi chỉ có 30.000 đồng. Đương đại và thời sự hơn thì chúng ta càng phải học kinh nghiệm và khả năng quyên tiền bầu cử của TT Mỹ Obama. Năm 2008, trong số gần 800 triệu USD chi cho vận động tranh cử, phần lớn Obama đã nhận từ quyên góp của cử tri. TT Mỹ đã "nhặt nhạnh" từ những khoản thấp nhất là 8 USD (khoảng gần 200000 đồng). Chỉ trong tháng 9 vừa qua, Obama cũng đã quyên được gần 200 triệu USD.

Từ chỉ ba ví dụ trên, chúng ta đều biết vấn đề không phải là những con số cụ thể 3.000 đồng, 30.000 đồng , 300.000 đồng hay vài trăm triệu Đô. Đồng tiền sẽ chỉ là Tiên khi nó trong tay những người con hiếu đễ như anh Hiếu. Đồng tiền chỉ là Phật khi đồng hành cùng những chàng trai đầy ý chí, nghị lực như anh Thuận. Đồng tiền chỉ là siêu quyền lực, là cán cân công lý, là biểu tượng của một xã hội lành mạnh khi nó đồng nghĩa, đồng đẳng với tài năng, khát vọng thay đổi nước Mỹ, thay đổi thế giới của những nhân vật được lịch sử lựa chọn như Obama.

Đọc đến đây bố muốn hỏi một câu: các con sẽ làm gì để lương tháng đầu tiên có ý nghĩa nhất?

(Theo Xuân Bình/ Sống mới)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/95469/luong-thang-cho-con.html

Cô sinh viên hiếu thảo đầy nghị lực

Posted: 05 Nov 2012 05:21 AM PST

Đi với Vân, chúng tôi thấy được cả một nghị lực phi thường và lòng hiếu thảo của người con dành cho mẹ.

Người con hiếu thảo

Căn nhà trọ mà Vân và dì Tám (em của mẹ Vân), cậu và cháu của Vân đang sống nằm tận cùng trong con hẻm nhỏ ở phường 2, TP Vĩnh Long. 4 năm trước, mẹ Vân bị sỏi mật rồi sau lại thêm bệnh ung thư vú. Ngôi nhà bé nhỏ ở Long Hồ đành phải đem bán để có tiền chạy chữa thuốc men. Thu nhập ít ỏi từ việc Vân đi dạy thêm và làm phụ bếp mỗi tối là nguồn sống "hà tiện" của Vân và mẹ. Không nhà, không việc làm, không vốn lại mang bệnh, mẹ Vân "không làm được bất cứ việc gì ra tiền, mà còn thường xuyên nằm bệnh viện".

Em Trần Thị Phi Vân

Nhớ lần chúng tôi gặp Vân, trong những ngày căn bệnh ung thư của mẹ em đã vào giai đoạn cuối. Lúc đó em phải tất tả ra vào bệnh viện chăm mẹ, phải tranh thủ đi làm thêm, nhưng việc học thì không bỏ buổi nào. Những ngày mẹ Vân trở nặng, mọi việc giặt giũ, vệ sinh đều chỉ một tay em. Đêm ngã lưng trên chiếc chiếu trải ngoài hành lang phòng bệnh của mẹ thì trời cũng khuya lắm rồi, người rã rời, nhưng không một tiếng thở than. Chúng tôi chỉ thấy trong mắt em có gì đó trĩu nặng, nỗi đau như nén vào trong của tấm lòng đứa con hiếu thảo biết cái ngày mình xa mẹ không còn lâu nữa.

Đến khi em nói lên một nỗi lo khác, làm lòng chúng tôi như thắt lại: "Mẹ chết rồi không biết làm đám ma ở đâu nữa?" Hai mẹ con lận đận, long đong mấy năm trời hết nhà trọ này, đến nhà trọ khác, có người anh thì ở bên vợ mà gia cảnh cũng nghèo…

Trong một lần đi công tác ở Bình Minh, tôi có kể chuyện em Vân. Một người bạn là bác sĩ có khuyên nên gợi ý em việc "hiến xác" xem sao. Bẵng đi một thời gian, khi liên lạc lại thì chúng tôi mới hay tin mẹ em đã mất 2 tuần rồi. Bần thần mất mấy giây, nghe chút cay cay nơi sóng mũi, chúng tôi tự trách mình như còn nợ em một điều gì đó. Hơn cả trách nhiệm của người làm báo, mà đó là sự nồng ấm cần thiết của tình người dành cho nhau trong những lúc hoạn nạn, khó khăn.

Sau đó, gặp lại Vân, chúng tôi mới biết rõ hơn. Những ngày mẹ nằm hấp hối trong nhà trọ, may nhờ người cậu thương tình cho mẹ Vân có được nơi chốn yên nghỉ. "Ngày hay tin mẹ mất, nó cùng người chị quáng quàng chạy về quê, đến nỗi té xe chân tay trầy trụa"- dì Tám kể. Không băng bó, nó vẫn tiếp tục về quê. Không khóc trong đám tang của mẹ, không khóc trước mặt mọi người. "Chỉ mỗi tối cùng tôi nhắc về mẹ nó, nó lại khóc"- dì Tám nói.

Và nghị lực phi thường

Bận rộn với việc học, làm thêm và chăm sóc mẹ, nhưng nhiều năm liền Vân là sinh viên nằm trong top 5 của lớp và đều đặn nhận học bổng, đó cũng là một phần thu nhập của Vân. Không ốm yếu như trong trí tưởng tượng của tôi về một cô sinh viên "làm nhiều ăn ít", Phi Vân trông có vẻ đầy đặn và cứng rắn khó tả. Đôi mắt to đen và long lanh, khuôn mặt hiện lên vẻ phúc hậu của cô giáo mầm non với nụ cười buồn buồn như còn thiếu nhiều, nhiều lắm.

Nhớ lại những ngày mẹ mới phát bệnh, Vân còn đang theo học ở Trường THPT Nguyễn Thông (TP Vĩnh Long) vẫn không nguôi ước mơ được đi học tiếp. Biết mình khó khăn, Vân chỉ nộp 1 hồ sơ thi vào ngành Sư phạm mầm non và học ở Vĩnh Long. "Chỉ có như vậy em mới có điều kiện học và nuôi mẹ". Trong những lúc khó khăn chồng chất nhất, Vân cũng chưa từng có ý định nghỉ học "đã làm việc gì thì phải làm cho đến cùng"- đôi mắt Vân chợt sáng lên long lanh hy vọng. Hình như, những lo toan tẩn mẩn của ngày thường không làm mờ nỗi niềm tin trong đôi mắt ấy!

Sinh viên Tạ Tuyết Anh – bạn học của Phi Vân, đang học ngành Tiếng Anh, Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long cho biết: "Đã nhiều lần ghé thăm Vân, từ nhà trọ này sang nhà trọ khác mà chỗ nào cũng xác xơ, thương lắm!".

Vân vừa mất việc dạy thêm bởi "bé lớn rồi nên gia đình cho theo cô giáo học". "Từ ngày mẹ nó mất, Vân về đây ở cùng dì và cậu, ai cũng khó khăn nên góp gạo thổi cơm chung", dì Tám nói. "Để mình nó chắc ăn toàn mì gói" và "dù thế nào chúng tôi cũng ráng đùm bọc nhau cho nó học xong, Vân là niềm hi vọng của cả nhà tôi". Dì Tám không bao giờ quên lời trăn trối của người chị bạc phần: "Mầy và thằng Dũng (cậu Vân) tối nhớ đi rước con Vân đi làm về, khuya lắm! Ráng ủng hộ nó học tiếp, tao không thể sống tiếp để chờ nó ra trường được nữa rồi".

Bấy nhiêu khó khăn vất vả với những tháng cuối khóa học đang đè nặng lên vai Vân. Vậy mà ánh mắt ấy vẫn sáng ngời niềm tin yêu và hy vọng "cứ cố gắng hết sức thì khó khăn gì cũng sẽ vượt qua" – Vân chia sẻ.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-659226/co-sinh-vien-hieu-thao-day-nghi-luc.htm

Trẻ em nên học một ngôn ngữ mới như thế nào?

Posted: 05 Nov 2012 02:01 AM PST

Nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta không thể đưa ra kết luận về phương pháp học như thế nào cho hiệu quả. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của chuyên gia về giáo dục trẻ em Mitchell Willcox – giảng viên tiếng Anh tại Language Link Việt Nam. Ông cho biết, thực tế, dựa vào những phương pháp học khác nhau của trẻ, chúng ta có thể nhận thấy đâu là cách tốt nhất.

Từ một thí nghiệm giáo dục

Các nhà tâm lý học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) vừa đưa ra một bản nghiên cứu dựa trên một thí nghiệm đơn giản và chứa nhiều thông tin (Những chỉ dẫn hạn chế khả năng tìm tòi và khám phá tự nhiên). Họ đã đưa cho hai nhóm trẻ em riêng biệt một thứ đồ chơi làm từ rất nhiều những chiếc ống khác nhau. Mỗi ống có một đặc điểm riêng. Có chiếc kêu cọt kẹt, có chiếc có gắn một tấm gương bên trong…

Cả 2 nhóm trẻ đều được một người lớn hướng dẫn cách chơi đồ chơi đó. Ở nhóm thứ nhất, người chỉ dẫn hướng dẫn trẻ cách chơi trực tiếp và không đề cập hết tất cả những chức năng của những chiếc ống. Nhóm thứ hai được một người lớn phát đồ chơi cho một cách hào hứng. Thay vì hướng dẫn trẻ cách chơi, người này tạo cảm hứng cho trẻ thấy khám phá thứ đồ chơi này thật thú vị. Người hướng dẫn này kéo 1 chiếc ống và tỏ ra ngạc nhiên khi chiếc ống phát ra tiếng cọt kẹt và lặp đi lặp lại hành động đó. Và cô ấy tiếp tục nói chuyện với các emtrong khi không ngừng khám phá những chiếc ống. Giống như nhóm 1, giáo viên không đề cập tới tất cả những chức năng.

Sau đó, họ quan sát 2 nhóm trẻ chơi thứ đồ chơi này. Theo những gì các nhà khoa học nhìn thấy, nhóm trẻ thứ nhất không chơi lâu và cũng không khám phá được thêm nhiều chức năng của đồ chơi mà chỉ lặp lại những gì người chỉ dẫn đã làm mẫu (kéo cho ống kêu) rồi dừng lại. Tuy nhiên, nhóm thứ 2 chơi đồ chơi này lâu hơn và khám phá được thêm rất nhiều chức năng của nó. Một nhóm các nhà khoa học khác của Trường Đại học California, Berkeley cũng tiến hành một thí nghiệm tương tự nhưng phức tạp hơn một chút và đều đi đến cùng một kết luận.

Phương pháp những người lớn tương tác với mỗi nhóm trẻ đại diện cho những ý tưởng giáo dục khác nhau. Nhóm đầu tiên – với người chỉ dẫn cách chơi đồ chơi – là ví dụ của phương pháp hướng dẫn trực tiếp. Đây là phương pháp giảng dạy truyền thống, các giáo viên sẽ hướng dẫn tất cả mọi thứ. Nhóm thứ hai là ví dụ cho phương pháp học qua tham gia các trò chơi tương tác. Thí nghiệm đã cho thấy, phương pháp hướng dẫn trực tiếp đã hạn chế sự thích thú của trẻ trước đồ chơi cũng như khả năng tự khám phá và tìm hiểu của trẻ. Các em chỉ bắt chước người lớn và dừng lại ở đó. Nhóm thứ 2 cho thấy trẻ có thể tự học thông qua việc tự tìm tòi và khám phá. Thực tế, trong trường hợp này, trẻ học được nhiều hơn nhờ khám phá của chính mình.

Áp dụng trong dạy học ngôn ngữ thứ hai

Chúng ta đều học thứ ngôn ngữ đầu tiên khi chúng ta chưa biết đọc, và đó là ngôn ngữ mà ta thành thạo 100%. Con người sinh ra với bản năng tự nhiên trong học ngôn ngữ và nhu cầu giao tiếp. Đầu tiên, chúng ta chỉ biết khóc nhưng cho đến khi lên bốn, chúng ta lại có thể giao tiếp với gia đình và bạn bè như một điều kỳ diệu. Đó là một sự thay đổi đáng kinh ngạc từ việc không biết một ngôn ngữ nào trở thành thuần thục một ngôn ngữ khi 4 tuổi. Và bước tiến này được thấy ở tất cả chúng ta và ở mỗi đứa trẻ ta vẫn thấy thường ngày.

Quan sát những đứa trẻ trong một thời gian ngắn, chúng ta có thể thấy ba điều về cách các em học ngôn ngữ đầu tiên. Thứ nhất: trẻ không học ngôn ngữ đầu tiên tại trường vì vốn ở độ tuổi đó các em chưa đi học. Thứ hai: trẻ học được rất nhiều khi nghe người lớn nói chuyện dù không được học một bài học nào về các cấu trúc ngữ pháp. Thứ ba: trẻ khám phá ngôn ngữ đó qua việc trò chuyện với người lớn và mắc các lỗi sai trong ngôn ngữ hay qua chơi đùa và trò chuyện với những bạn cùng tuổi. Nhớ lại 2 nhóm trẻ trong thí nghiệm về đồ chơi. Một nhóm được hướng dẫn trực tiếp, trong khi nhóm thứ 2 được khơi gợi sự thích thú và khuyến khích tự khám phá. Kết quả là nhóm 2 đã học được nhiều hơn.

Ngôn ngữ là một dạng thức phức tạp hơn nhiều so với thứ đồ chơi đưa cho 2 nhóm trẻ đó. Như đã thấy, trẻ em có một khả năng đặc biệt trong học ngôn ngữ qua tự khám phá và nhận thức chức năng của nó. Giáo viên ngoại ngữ khi dạy một ngôn ngữ mới cho các em nên tận dụng khả năng đặc biệt này. Trẻ em thích vui chơi và thử khám phá bởi đó là cách học tốt nhất cho trẻ. Khi các em học ngôn ngữ thứ hai trên lớp, giáo viên phải hiểu sâu sắc cấu trúc của chương trình bao gồm mục tiêu của việc học từ vựng và ngữ pháp cơ bản, nhưng chương trình học cần được xây dựng dựa theo sở thích của các em, và cho các em được tự do nghe, thử khám phá và vui đùa với ngôn ngữ đó. Mặt khác, phương pháp hướng dẫn trực tiếp sẽ lấy đi những khả năng tuyệt vời nhất và quan trọng nhất trong việc tiếp thu của các em: tự khám phá và thử nghiệm. Với phương pháp hướng dẫn trực tiếp trong dạy ngữ pháp cho trẻ em, cho các em làm bài tập và học cho các bài thi, sử dụng sách giáo khoa, học thuộc lòng từ vựng đều là những phương pháp phản tác dụng.


Một buổi học của lớp Pre-Starters tại Language Link.

Câu chuyện Vua Khủng long

Tôi dạy lớp Pre-Starters 2 tại Language Link. Đây là lớp học cho những trẻ lần đầu học tiếng Anh. Lớp tôi có một cậu bé 6 tuổi mỗi ngày bước vào lớp đều nói với tôi: "Em là vua khủng long! Whoaaaaa!!!". Và tôi trả lời: "Vậy ngài có thể làm gì thưa vua Khủng long?" Cậu bé sẽ kể cho tôi những sức mạnh đặc biệt của mình. Có thể nói cậu bé này có những kỹ năng xuất sắc nhất trong lớp. Tôi nghĩ điều này phần lớn nhờ có điều kiện tiếp xúc với tiếng Anh tại nhà. Tuy nhiên, việc cậu bé luôn chủ động sẵn sàng khám phá và vui đùa bằng tiếng Anh với tôi khiến tôi tin rằng cậu bé sẽ tiếp tục phát triển năng khiếu tiếng Anh xuất sắc nhất. Và tôi cũng tin cậu bé đạt được sự trôi chảy trong tiếng Anh sớm hơn các bạn không chủ động vui đùa bằng tiếng Anh trong lớp. Nói cách khác, với cậu bé này, tiếng Anh như một thứ đồ chơi để khám phá và vui đùa. Rõ ràng, cậu bé đã học rất nhanh.

Theo Mitchell Willcox

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-659061/tre-em-nen-hoc-mot-ngon-ngu-moi-nhu-the-nao.htm

Quy định dạy thêm có dấu hiệu phá sản

Posted: 05 Nov 2012 02:01 AM PST

Dù đã có dự báo trước nhưng

sự thể lại chuyển biến quá  nhanh
,
chỉ mới tròn 4 tháng ký ban hành (từ 16/5) và khâu triển khai chưa rốt ráo. Ở
nhiều địa phương, UBND tỉnh còn chưa ban hành được quy định chính thức về vấn đề
này thì những gì đang xảy ra trên thực tế cho thấy Thông tư số 17 của Bộ GD-ĐT
quy định về dạy thêm, học thêm đã có biểu hiện của sự phá sản.

 

Ảnh: Lao động

Sự phá sản này thể hiện trước hết ở tính khả thi của một văn bản quy phạm pháp luật.

Ai cũng biết dạy thêm, học thêm hiện nay không còn là chuyện riêng của ngành GD-ĐT và từ lâu đã được khẳng định là một nhu cầu có thật xuất phát từ sự quá tải của chương trình giáo dục phổ thông và chế độ thi cử hiện hành của Việt Nam.

Dạy thêm thực tế còn là một nghề sạch sẽ, nhẹ nhàng nhưng mang lại thu nhập tương đối khá cao, thậm chí là rất cao cho một bộ phận không nhỏ giáo viên.

Thực tế, dạy thêm – học thêm đã trở thành một bộ phận cấu thành toàn bộ những hoạt động của xã hội Việt Nam từ sau đổi mới đến nay.

Dạy thêm – học thêm thực sự đang là ký sinh tương tác của nền giáo dục quốc dân Việt Nam… Như vậy, với một thông tư của Bộ GD-ĐT thì làm sao có thể điều chỉnh được? Chưa kể, trong thông tư này còn rất nhiều điểm không hợp lý và bất cập đã được công luận chỉ ra ngay khi nó còn là văn bản dự thảo.

Cứ tưởng, dạy thêm – học thêm được tổ chức trong nhà trường là dễ quản lý, dễ điều chỉnh nhất và không phát sinh tiêu cực nhưng thực tế thì sao? Có thể khẳng định ngay: Không phải vậy.

Đâu phải chỉ các trường đóng ở các thành phố, thị xã, thị trấn mới có dạy thêm – học thêm mà ở đâu cũng có trừ những nơi những nơi đặc biệt khó khăn như miền núi, hải đảo, vùng dân tộc ít người….

Ban giám hiệu (BGH) trường nào cũng cùng lúc làm hai nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục chính khóa và dạy thêm – học thêm.

Nhiều trường vẫn giữ nguyên hình thức và cơ chế quản lý hoạt động dạy thêm – học thêm như trước khi có quy định mới mà không cần phải thay "bình mới".

Chuyện cho học sinh làm đơn "tự nguyện xin học thêm" có từ lâu bất quá bây giờ nhà trường soạn thêm mấy câu có nội dung liên quan đến quy định mới về dạy thêm – học thêm.

Có lẽ trong những cái thuộc về hình thức thì "làm đơn tự nguyện xin học thêm" là hình thức nhất. Nhưng đâu phải học sinh muốn học thêm môn nào thì tùy ý mà "chọn một môn phải học hết các môn". Và, quy định "tổ chức các lớp học thêm theo trình độ" thật sự là bất khả thi nếu không muốn nói là không tưởng. Tất cả lớp học thêm cũng chính là lớp chính khóa và nội dung dạy thêm – học thêm, một phần là chương trình chính khóa.

Lại nữa, giáo viên được bố trí dạy thêm chính lớp mình dạy chính khóa mà trong đó không ít người yếu kém về năng lực chuyên môn. Về phía học sinh và gia đình, đâu phải tất cả đều muốn học thêm. Hãy làm thử một cuộc điều tra xã hội sẽ thấy kết quả rất bất ngờ. Qua đó, cho thấy mong muốn được dạy thêm – học thêm lại xuất phát từ nhà trường và bản thân một số giáo viên. Tất cả  "vì HS thân yêu" chỉ là câu nói cửa miệng còn vì thành tích và vì có thêm thu nhập mới là thực chất của vấn đề.

Còn dạy thêm – học thêm ngoài nhà trường thì sao? Người dạy đa số vẫn là giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự  nghiệp công lập. Nhiều giáo viên vẫn tổ chức dạy thêm ở nhà cho học sinh chính khóa của mình dù nhiều hiệu trưởng khẳng định "chưa cấp phép cho ai" và "chỉ cấp phép cho những giáo viên dạy giỏi sau khi kiểm tra cơ sở vật chất dạy và học đạt yêu cầu". Tất nhiên ở những lớp học này giờ thì "kín đáo" hơn.

Bên cạnh đó, một số giáo viên đã linh hoạt chuyển đổi phương thức hoạt động cho phù  hợp với quy định mới mà vẫn bảo toàn được nguồn thu và còn được thêm nhiều cái lợi khác.

Thay vì mở lớp tại nhà với sĩ số lên đến vài chục học sinh mỗi ca, vừa phải xin và chờ cấp phép lại phải đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất mà trong thực tế rất ít nơi dạy thêm ở nhà của giáo viên nào đạt được học chuyển sang dạy kèm hay nói cách khác là làm "gia sư" chừng 3 hoặc 4 học sinh mỗi ca tại nhà của các em.

Tất nhiên, 3 hoặc 4  học sinh phải là con em của những gia đình khá giả, giàu có để có thể "tự nguyện" đóng khoản học phí bằng với vài chục học sinh bình thường. Người dạy lại chẳng cần phải xin phép cũng không phải lo về cơ sở vật chất. Với cách làm này trong khi khẳng định "dạy thêm – học thêm là một nhu cầu có thật" thì sự thua thiệt lại giáng xuống những học sinh con nhà nghèo hoặc có khó khăn về kinh tế.

Dạy thêm – học thêm là một nhu cầu có thật, xưa nay vẫn thế nhưng cái kiểu đang diễn ra ở nước ta hiện nay là không bình thường, đã trở thành bệnh nhưng không phải là loại cảm sốt thông thường, tuy chưa phải là nan y nhưng rõ ràng là khó trị.

Ai cũng biết, có chẩn đúng "căn" của bệnh rồi cho đúng thuốc thì mới trị được bệnh. Phương thuốc "Thông tư 17" mà Bộ GD-ĐT đã bốc và đang điều trị cho “con bệnh” dạy thêm – học thêm thực tế đã không làm thuyên giảm bệnh tình mà còn gây tác dụng phụ, phát sinh thêm nhiều biến chứng nguy hiểm. Cần thiết phải có một cuộc hội chẩn mới ở một "hội đồng y khoa" cấp cao hơn để tìm ra cho được nguyên nhân bệnh lý và kê đúng thuốc mới hy vọng đẩy lùi được con bệnh dạy thêm – học thêm này.

  • Lê Minh Hoàng (Trường THPT Long Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/92537/quy-dinh-day-them-co-dau-hieu-pha-san.html

Mini MBA: Bí quyết bứt phá trong khủng hoảng dành cho CEO

Posted: 05 Nov 2012 02:01 AM PST

Mini MBA đã góp phần giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong cơn bão suy thoái kinh tế.


Khủng hoảng là cơ hội để các doanh nhân trau dồi kiến thức.

"Phải đối mặt với khủng hoảng và sức ép phát triển công ty trong giai đoạn tới, tôi nhận thấy mình còn thiếu nhiều kỹ năng quản lý cốt lõi. Mặc dù phải trải qua hàng trăm km để đến trường nhưng tôi đã quyết định đi học để hệ thống, tiếp thu những kiến thức quản trị mới phục vụ công việc. Sau khi tham gia khóa học Mini MBA dành cho Nhà Quản Trị chuyên nghiệp của Viện Quản Trị Kinh Doanh - Đại học FPT tôi cảm thấy tự tin hơn khi làm việc và đối mặt với những thách thức trong kinh doanh" – ông Trần Thế Long - Tổng Giám đốc Công ty Dệt may Châu Giang chia sẻ.

Thế giới luôn luôn thay đổi nhưng đằng sau sự thay đổi đó là những quy luật dường như bất biến. Hàng năm, cả thế giới đưa ra rất nhiều nghị quyết lớn nhưng nền kinh tế toàn cầu không thể thoát khỏi quy luật tăng trưởng rồi suy tàn. Khủng hoảng là như hậu quả tất yếu sau một kỳ tăng trưởng nóng và là dấu hiệu tốt cho thấy một sức sống mới sắp bắt đầu.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tận dụng những cơ hội sau khủng hoảng. Bí quyết của việc nhìn thấy cơ hội, sẵn sàng đón nhận cơ hội và hạn chế rủi ro chính là có một nền tảng tri thức vững vàng, khả năng tiên đoán được những tình huống có thể xảy ra. Trong khi thị trường tài chính chao đảo vì rơi vào suy thoái, nhiều doanh nhân đã chuyển hướng sang đầu tư vào tri thức, tái cơ cấu tổ chức để đón đầu khi nền kinh tế phục hồi.

"Khủng hoảng được coi là biện pháp đào thải hiệu quả để loại bỏ một số phần tử yếu kém, lạc hậu và chỉ có những gì thực sự khỏe mạnh mới có thể tồn tại. Học chính là cách duy nhất để doanh nghiệp có thể tự làm mới mình thích nghi với tình hình thực tiễn" - ông Kiều Ngọc Anh, Giám đốc Tổ hợp Thương mại Kiều Gia cho hay.


Khủng hoảng là cơ hội để các doanh nhân trau dồi kiến thức.

Đối với những doanh nhân như ông Trần Thế Long, ông Kiều Ngọc Anh thời gian còn quý hơn vàng. Trong khi đó áp lực công việc, toàn cầu hóa, tiến bộ công nghệ… đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng học tập trau dồi các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mới và Mini MBA đã là sự lựa chọn tối ưu để họ đầu tư tri thức.

Mini-MBA được thiết kế đặc biệt dành cho những nhà quản lý tại các doanh nghiệp Việt Nam, với thời gian rút gọn còn 3 tháng gồm 38 buổi học, trong đó, chắt lọc những kiến thức cơ bản, tinh túy nhất của chương trình MBA. Giáo trình của Mini MBA dựa trên nền tảng giáo trình được cập nhật mới nhất của trường Kellogg và UC Berkeley – đây là trường nằm trong top 10 trường đào tạo Quản Trị Kinh Doanh danh tiếng nhất của Mỹ.

Với 3 mô-đun chuyên biệt về Tư duy mới trong quản trị – Chiến lược – Năng lực lãnh đạo, 12 chuyên đề hấp dẫn với những kiến thức cập nhật, phong phú, nhiều hội thảo với cơ hội gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm cùng các chuyên gia kinh tế và các CEO thành đạt, Mini MBA là một trải nghiệm tuyệt vời cho những nhà quản trị, các giám đốc điều hành tiềm năng trong tương lai.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình vui lòng truy cập website: http://fsb.edu.vn/pub/ hoặc liên hệ theo số hotline: 0904.92.22.11 (Hà Nội); 0904.95.93.93 (TP Hồ Chí Minh) 0945.05.08.83 (Thanh Hóa); 0934.22.96.63 (Quảng Ninh).

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-659146/mini-mba-bi-quyet-but-pha-trong-khung-hoang-danh-cho-ceo.htm

Giúp sinh viên -quot;vượt qua-quot; tín chỉ

Posted: 05 Nov 2012 02:01 AM PST

(GDTĐ)-Với đào tạo tín chỉ, hoạt động tự học của sinh viên là vô cùng quan trọng bởi thời lượng học trên lớp bị cắt giảm. Làm thế nào để đảm bảo sinh viên thực hiện tự học một cách nghiêm túc và hiệu quả, đó là khó khăn, thách thức lớn.

Sinh viên trong giờ thảo luận nhóm
Sinh viên trong giờ thảo luận nhóm

Tín chỉ được hiểu là khối lượng kiến thức và kĩ năng theo yêu cầu của môn học mà người học cần phải tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định. Một tín chỉ được xác định bởi 2 phần, gồm: thời lượng dạy học trên lớp và thời gian học sinh tự học, tự nghiên cứu ở nhà.

Với một môn học lý thuyết, một tín chỉ được tính bằng một giờ học lý thuyết trên lớp và 2 giờ chuẩn bị bài, tương đương với 15 tiết lý thuyết và 30 tiết chuẩn bị ở nhà. Do đó, so với đào tạo niên chế, sinh viên học tín chỉ có số giờ lên lớp được rút bớt đáng kể.

Với cơ chế này, đào tạo theo học chế tín chỉ hướng tới nâng cao tính chủ động, tích cực của người học, giúp người học trau dồi khả năng tư duy độc lập, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng lập kế hoạch… vốn là những yếu tố mà sinh viên Việt Nam thực sự yếu trong xu thế hội nhập.

Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều sinh viên hiện nay chưa thể bắt nhịp ngay với cách học này, đặc biệt là những sinh viên năm nhất. Số giờ lên lớp ít đã biến không ít sinh viên trở thành "tỷ phú" thời gian bởi chưa hình thành được thói quen tự học, tự nghiên cứu. Đó là một lãng phí lớn.

Đổi mới cách dạy

Nhiều chuyên gia cho rằng, một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo khi chuyển đổi sang học chế tín chỉ, về phía người thầy, đó là vấn đề đổi mới cách dạy, cách kiểm tra, đánh giá.

Theo ThS.Phạm Thị Minh Phương – Trường CĐSP Hà Nội, để người học tự giác học tập và học tập một cách tích cực thì việc tạo ra một môi trường học tập thân thiện, không quá áp lực và mang tính động viên, khuyến khích đối với sinh viên là vô cùng quan trọng.

Giảng viên nên tránh giao bài một cách hình thức, không có kiểm tra sát sao hoặc không hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ tự học, hoặc liệt kê một loạt nguồn tài liệu mà không biết sinh viên sẽ xử lý các tài liệu đó như thế nào.

"Tôi đã từng đọc một đề cương môn học trong đó giảng viên liệt kê khoảng gần một chục cuốn sách và cũng từng ấy website tham khảo. Tôi biết chắc một điều là hầu như tất cả sinh viên sẽ không đả động gì bởi nó quá chung chung và mơ hồ. Đối với đối tượng sinh viên của trường CĐSP Hà Nội, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu còn yếu cộng với ý thức học tập chưa cao thì danh sách tài liệu tham khảo ấy quả là sự đánh đố bởi các em không biết học cái gì trước, cái gì sau, sẽ tham khảo phần nào cho bài nào từ các nguồn ấy".

ThS.Trần Mai Ước, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM cũng cho rằng, sự vận dụng linh hoạt bài giảng, chủ động, sáng tạo của giảng viên trong quá trình đứng lớp cũng mang tính quyết định đến khả năng tiếp thu của sinh viên. Để sinh viên tiếp cận với kiến thức có hiệu quả thì không có gì tốt hơn bằng cách khuyến khích sinh viên tự tìm hiểu về môn học đó. Đó là phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm.

Đồng quan điểm, Ths.Lê Quang Vinh – Trường CĐSP Điện Biên nhận định, trong bối cảnh hiện nay, đào tạo theo học chế tín chủ ngày càng khẳng định vai trò to lớn của người dạy. Yêu cầu với người dạy trở nên cao hơn, người dạy không chỉ truyền đạt những gì họ đã biết mà còn phải hướng dẫn người học khả năng tiếp cận tri thức hiện đại, những điều mà bản thân người dạy có thể gặp giới hạn.

Đào tạo tín chỉ mang tính "phẳng", đó đó, người dạy phải luôn sẵn sàng trả lời những chất vấn của người học. Điều này yêu cầu người dạy phải toàn tâm toàn ý với một trách nhiệm cao đối với việc dạy học. Ngoài việc chuẩn bị bài giảng, thời gian trao đổi với người học, thời gian kiểm tra người học… người dạy còn phải chủ động trong các vấn đề quản lý liên quan đến tín chỉ của mình.

Trong quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ, người dạy có vai trò là cố vấn trong quá trình học tập, đây được xem là vai trò quan trọng nhất trong đào tạo theo tín chỉ. Với vai trò này, khi giảng dạy, người dạy phải biết lựa chọn nội dung giảng dạy để giúp người học có thể tự khám phá, phát triển các kiến thức mới.

Để làm được điều này, người dạy phải biết lựa chọn những vấn đề cốt lõi, cơ bản, quan trọng để giảng, đây phải là những vấn đề mà nếu không có người dạy thì người học khó có thể lĩnh hội được, còn những vấn đề đơn giản, những vấn đề cần tư duy, sáng tạo độc lập thì nên để cho người học tự nghiên cứu.

Đặt vấn đề áp dụng học tập điện tử (E-learning), ThS.Phạm Quỳnh Anh – Trường CĐSP Hà Nội cho rằng, một hệ thống E-learning tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giảng dạy và học tập, giúp khích lệ tinh thần tự học tập của sinh viên, cũng như kích thích sự sáng tạo, nghiên cứu, tìm tòi của giảng viên.

Một hệ thống E-learning tốt không chỉ là hệ thống có các lớp học trực tuyến, các bài giảng online mà mọi dữ liệu về sinh viên, đặc biệt là dữ liệu về học tập (điểm, TKB, lịch thi… ) cũng như các thông tin phục vụ cho công tác quản lý của nhà trường cùng đội ngũ chuyên gia.

N.N

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201211/Giup-sinh-vien-vuot-qua-tin-chi-1964636/

Cậu học trò 8 tuổi về nhất cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc

Posted: 04 Nov 2012 07:29 PM PST

Ngọc Cường sinh ra và lớn lên tại khối 2, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. So với các bạn cùng trang lứa, Cường có khá nhiều thuận lợi để phát triển những năng khiếu của mình.


Gặp cậu học trò 8 tuổi về nhất cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc

Cùng với đó, em đã đạt được rất nhiều thành tích cao trong các cuộc thi do các cấp phát động như: Giải Nhất toàn quốc cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng năm học 2011 – 2012. Giải đồng kỳ thi Olympic tiếng Anh cấp Thành phố. Giải nhất kỳ thi giải Toán Internet cấp huyện, và giải 3 kỳ thi viết chữ đẹp cấp huyện.

Em đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng bằng khen; Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng tặng bằng khen và Huy hiệu tuổi trẻ sáng tạo. Mới đây, em đã được UBND huyện Sóc Sơn tuyên dương tài năng trẻ năm 2012.

Chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình, Cường cho hay: Để học tốt cần xây dựng một thời gian biểu khá hợp lý và khoa học. Khi đến lớp em thường cố gắng nghe cô giáo giảng bài, tích cực phát biểu xây để có điều kiện kiểm tra kiến thức của mình và chịu khó làm bài đầy đủ.

Vào những buổi tối, em thường dành cho mình thời gian học từ 19 giờ 30 đến 21 giờ 30 phút. Trong khoảng thời gian 2 tiếng đồng hồ, Cường ôn lại những bài cũ đã học ở trên lớp, làm bài tập mới, sau đó làm thêm các bài tập trong sách tham khảo và các bộ đề Toán hay và khó.

Vào các buổi tối thứ 3, thứ 5 và thứ 7 sau khi học bài đầy đủ, em thường dành thời gian để thi Toán trên mạng Internet; còn buổi tối thứ 2, thứ 4 và thứ 6 em ôn tiếng Anh trên mạng Internet.

Những ngày cuối tuần, em tham gia câu lạc bộ cầu lông và võ thuật do nhà trường tổ chức để có điều kiện vui đùa cùng các bạn và rèn luyện sức khỏe.

Với phương pháp học mà chơi, chơi mà học như vậy, em đã có kết quả hoc tập tốt, tạo tiền đề vững chắc trên con đường chinh phục tri thức.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-658769/cau-hoc-tro-8-tuoi-ve-nhat-cuoc-thi-sang-tao-thanh-thieu-nien-nhi-dong-toan-quoc.htm

SV hào hứng với Ngày hội hướng nghiệp và tuyển dụng

Posted: 04 Nov 2012 07:29 PM PST

Với thông điệp “FPT Software - nơi tập hợp lực lượng công nghệ Việt Nam”, chương trình đã mang đến cho các bạn SV cái nhìn bao quát và trải nghiệm thực tế về môi trường, văn hóa và công việc tại FPT Software. Tại đây, các bạn trẻ còn được tham quan các khu làm việc khang trang và hiện đại của công ty, nghe giới thiệu về định hướng phát triển, cơ hội nghề nghiệp và chương trình đào tạo cũng như giao lưu với lãnh đạo FPT Software.

Ngày hội thu hút hàng nghìn sinh viên các trường ĐH đến tham dự.

Những câu hỏi như "Phải đảm bảo điều kiện gì thì nhân viên của FPT Software sẽ được sang Nhật Bản làm việc?" hay "Nhân viên của công ty sẽ đi theo lộ trình như thế nào để tiếp cận với đẳng cấp quốc tế?" của các bạn SV đều được ông Phan Phương Đạt (Phó Tổng Giám đốc công ty FPT Software) giải thích rõ ràng. Theo thông tin ông Đạt cho biết, hiện tại đối tác lớn nhất của công ty là Nhật Bản nên với những người có kiến thức cứng về CNTT và tiếng Nhật hoàn toàn sẽ có cơ hội sang Nhật làm. Và đây cũng là điểm nhấn thu hút sự quan tâm các bạn SV đến tham dự ngày hội.

Ai cũng mong muốn tìm cho mình cơ hội làm việc tốt sau khi ra trường.

Tại ngày hội, ông Đạt cũng giới thiệu về chương trình mang tên "Đào tạo tân binh" với các đối tượng là SV thuộc chuyên ngành CNTT ở các trường đại học và học viện. Đăng ký tham gia để thực tập tại FPT Software, các SV sẽ được làm việc trong một môi trường thực sự và cũng là dịp khẳng định năng lực bản thân. Với nhu cầu tuyển dụng lên đến 5.000 người vào năm 2013, FPT Software mở ra nhiều cơ hội cho các SV tốt nghiệp trong thời gian tới.

Nhiều những câu hỏi được các bạn sinh viên đặt ra cho nhà tuyển dụng.

Phạm Oanh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-658744/sv-hao-hung-voi-ngay-hoi-huong-nghiep-va-tuyen-dung.htm

Sôi động trí tuệ, đoàn kết

Posted: 04 Nov 2012 07:28 PM PST

(GDTĐ) – Bên cạnh cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia dành cho học sinh trung học phổ thông, từ tháng 10 năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo và đơn vị tài trợ (Công ty LG Electronics Việt Nam – LGEVN) bắt đầu tổ chức Chương trình Olympia dành cho học sinh trung học cơ sở nhằm tạo thêm sân chơi lành mạnh, tri thức và tạo động lực học tập cho các em.

Ba đội học sinh THCS NĐinh, Thanh      nhận học bổng cho 12 học sinh           Hoá, Nghệ An sẵn sàng vào cuộc thi

Năm nay – năm đầu tiên thí điểm, Bộ GDĐT chỉ định 18 tỉnh, thành phố tham gia, bao gồm: Hưng Yên, Thái Nguyên, Lào Cai, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Dương, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bình Phước, Đồng Nai, Vũng Tàu.

Cuộc thi được thực hiện theo ba vòng, vòng một (vòng loại) thi ở 06 cụm, mỗi cụm có 03 đội của 03 trường THCS thuộc 03 tỉnh tham gia; vòng hai – vòng thi theo ba miền và vòng ba – vòng chung kết toàn quốc (sẽ thi vào tháng 4 năm 2013). Chương trình cũng sẽ tặng 72 suất học bổng (mỗi suất 2 triệu đồng) cho học sinh nghèo, có chất lượng học tập từ loại khá trở lên của 18 trường tham gia.

c
Ba đội học sinh THCS Nam Đinh, Thanh  Hoá, Nghệ An sẵn sàng vào cuộc thi

Sau cụm 1, sáng ngày 04 tháng 11, tại thành phố Vinh, Bộ GDĐT và Công ty LGEVN đã phối hợp tổ chức Chương trình Olympia cho học sinh THCS cụm 2 – cụm ba tỉnh Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An. Tới dự có ông Đoàn Văn Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT), đại diện lãnh đạo Sở GDĐT và đông đảo cổ động viên là các thầy cô giáo và các em học sinh của ba tỉnh.

Mỗi đội dự thi có 07 học sinh, trong đó 03 em chính thức, 01 em dự bị, 03 em tiếp sức của Trường THCS Trần Đăng Ninh (Nam Định), Trường THCS Trần Mai Ninh (Thanh Hoá) và Trường THCS Đặng Thai Mai (Nghệ An).

Các em dự thi sẽ phải trả lời các câu hỏi thuộc ba nhóm kiến thức (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học-nghệ thuật) có nội dung liên quan đến các môn học của chương trình giáo dục THCS.

Bên cạnh đó, sẽ còn có các câu hỏi phụ là những câu hỏi cần đến kỹ năng sống, tinh thần đồng đội, khả năng ứng biến trước những thử thách được đặt ra trong chương trình.

Các cổ động viên                         Gìờ phút trao giải cho các đội         sôi động cùng ba đội dự thi
Các đại biểu vàccổ động viên đến cổ vũ cho các đội

Để chuẩn bị tốt cho cuộc thi, các đội của hai tỉnh Nam Định và Thanh Hoá đã có mặt ở thành phố Vinh từ ngày 02 tháng 11. Ông Trương Văn Nhường, chuyên viên Sở GDĐT Nam Định cho biết: "sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT vào trung tuần tháng 9 năm 2012, Sở GDĐT Nam Định đã chỉ đạo Phòng GDĐT thành phố Nam Định lập đội tuyển, chuẩn bị cho các em về kiến thức, về tâm lý dự thi.

Đến dự thi ở thành phố Vinh, ngoài 07 em trong đội, Nam Định còn có Giám đốc Sở GDĐT, Trưởng Phòng GDĐT thành phố Nam Định và trên 50 cổ động viên là các thầy cô giáo và học sinh của Trường THCS Trần Đăng Ninh. Thầy và trò Nam Định đến với Chương trình Olympia dành cho học sinh THCS lần này bằng trí tuệ, tinh thần tự tin, phấn khởi và đoàn kết".

Lãnh đạo Sở GDĐT 3 tỉnh            Ba đội học sinh THCS NĐinh, Thanh      nhận học bổng cho 12 học sinh
Lãnh đạo Sở GDĐT 3 tỉnh nhận học bổng cho 12 học sinh

Cuộc thi đã diễn ra suốt trong hơn 4 tiếng đồng hồ với không khí hết sức hào hứng, sôi động. Các em trong cả ba đội tuyển đều thể hiện rõ bản lĩnh, vốn kiến thức phong phú của mình. Kết quả, Đội Nam Định dành giải Nhất với 320 điểm, thứ Nhì là Đội Nghệ An với 210 điểm và thứ Ba là đội Thanh Hoá với 200 điểm.

Như vậy, sau hai cuộc thi vòng loại của hai cụm, Đội Thái Nguyên (Cum 1), Đội Nam Định và Đội Nghệ An (Cụm 2) đã dành được quyền vào dự thi vòng 2 – vòng thi theo miền của các tỉnh miền Bắc.  

Gìờ phút trao giải cho các đội
Gìờ phút trao giải cho các đội

   

Minh Đức 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201211/Soi-dong-tri-tue-doan-ket-1964624/

Comments