Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tuyển GV tiếng Anh bản ngữ: Liệu có "tiền nào của nấy?"

Posted: 03 Nov 2012 02:41 AM PDT

Tại sao là GV Philippines?

Trong tháng 11/2012, 100 giáo viên (GV) Philippines sẽ được phân bổ về các trường tiểu học, THCS ở TPHCM phục vụ cho việc dạy học tiếng Anh. Đội ngũ GV này do thành phố tuyển, có sở pháp lý rõ ràng, đã trải qua khảo sát về năng lực chuyên môn và khả năng sư phạm. Toàn bộ tiền thuê GV bản ngữ sẽ do phụ huynh có con tham gia chương trình đóng kinh phí.

Các GV bản ngữ sẽ trực tiếp đứng lớp giảng dạy học sinh (HS) theo phân phối chương trình của Sở GD-ĐT, tham gia các hoạt động chuyên môn ở trường và trên địa bà, dự giờ góp ý và chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp và tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm xây dựng môi trường ngôn ngữ cho HS. Tổng 35 tiết mỗi tháng với mức lương 2.000 USD.

Học sinh tiểu học tại TPHCM trong buổi giao lưu với giáo viên, sinh viên nước ngoài. 

Ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho hay trước khi quyết định chọn GV người Philippines, Sở đã khảo sát lương trả cho GV bản ngữ đến từ Úc khoảng 5.000 USD/tháng, người Anh, Mỹ và các nước Châu Âu mức lương cao hơn. Trong khi đó, mức lương của GV người Philippines chỉ 2.000 USD/tháng. Theo tính toán với mức lương này, mỗi HS tham gia chương trình sẽ đóng khoảng 120.000 đồng/tháng.

Theo đánh giá của Sở GD-ĐT TPHCM, Philippines là quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có tiếng Anh là một trong 2 ngôn ngữ chính thức. Tiếng Anh tại Philippines được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày và trong các loại văn bản hành chính. Hầu hết các trường phổ thông và đại học ở Philippines giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh và học theo giáo trình của Mỹ.

Trong những năm gần đây, Philippines trở thành địa chỉ du học tiếng Anh lớn ở khu vực châu Á. Sinh viên châu Á chọn Philippines để du học bởi lợi thế Philippines có dân số nói tiếng Anh đông, giọng phát âm chuẩn, học phí và chi phí sinh hoạt rẻ hơn nhiều so với các nước châu Âu, Bắc Mỹ.

Ít tiền có đảm bảo chất lượng?

Trước thông tin Sở GD-ĐT TPHCM chọn GV Philippines vào giảng dạy tiếng Anh ở trường phổ thông, các trường và phụ huynh trên địa bàn đã có những phản ứng trái ngược nhau.

Nhiều trường đã có hợp đồng với GV bản ngữ từ các trung tâm cho rằng HS của mình đang được tiếp cận với GV người Anh, Mỹ, Úc có chất giọng và phát âm tiếng Anh chuẩn. Nếu như Sở tuyển GV từ Philippines - dù sao cũng là một nước châu Á - thì chẳng khác yêu cầu trường tự hạ chất lượng dạy học?

"Hiện nay trường đã ký hợp đồng một năm với GV người Mỹ từ trung tâm ngoại ngữ nên phải hết năm nay chúng tôi mới nhận GV phân bổ từ Sở. Có điều trường rất hài lòng về GV bản ngữ hiện tại, nếu không phải thay thì tốt quá”, hiệu trưởng một Trường tiểu học ở Q.4 băn khoăn và bày tỏ lo ngại, phụ huynh thích cho học với GV người Mỹ, nếu trường đổi GV biết đâu họ không cho con tham gia mà chọn đi học ở trung tâm.

Cô Hồ Dương Châu – Tổ trưởng bộ môn Ngoại ngữ trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1) cho biết, thông qua hợp đồng với trung tâm Apollo, trước đây trường từng có GV bản ngữ là người Philippines đến giảng dạy tiếng Anh.

"Về những GV Sở tuyển thì mình chưa thể đánh giá vì chưa có cơ hội tiếp xúc nhưng những GV người Philippines từng dạy ở trường, tôi đánh giá cao khả năng tiếng Anh và chuyên môn sư phạm của họ.

Nhiều phương pháp dạy tiếng Anh của họ rất hay vì tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của họ. Không chỉ có kinh nghiệm về chuyển tải, GV Philippines còn có lợi thế mà GV đến từ các nước châu Âu đôi khi không thể bằng là văn hóa của họ rất gần với mình", cô Châu cho hay.

Đại diện nhiều trường cho rằng, chưa thể đánh giá về GV khi chưa làm việc nên… chờ rồi mới biết. Nhưng các trường tỏ ra ra khá yên tâm vì đội ngũ này đã được khảo sát về chuyên môn và khả năng sư phạm. Hơn nữa, Sở GD-ĐT TPHCM đã chia sẻ, trong quá trình làm việc, nếu trường thấy GV không đủ chuyên môn và không đáp ứng các yêu cầu thì có thể ngưng hợp đồng.

Khi việc thuê GV bản ngữ ở các trường lâu nay vẫn theo kiểu "tự lo", nhiều trường loay hoay lúng túng thì chủ trương tuyển GV nước ngoài tham gia sâu vào việc dạy học tiếng Anh ở trường là cần thiết.

Nhưng phải chăng cần linh động trong việc phân bổ GV. Nếu các trường đã có thể thuê GV đến từ Mỹ, Anh hay Úc, liệu có cần thiết phải đổi GV người Philippines theo chủ trương? Còn nữa, việc kiểm soát chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV bản ngữ cũng cần thật chặt chẽ để không rơi vào cảnh sai rồi mới tìm cách sửa như tình trạng học ngoại ngữ lâu nay chúng ta đang gặp phải.

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-658063/tuyen-gv-tieng-anh-ban-ngu-lieu-co-tien-nao-cua-nay.htm

Để sinh viên, giảng viên đều được “hưởng lợi” từ đánh giá

Posted: 03 Nov 2012 02:41 AM PDT

(GDTĐ) – Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên là một trong những phương cách tối ưu, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đã được thực hiện khá sớm tại nhiều trường đại học tiên tiến trên thế giới. Thực tế triển khai chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên từ 2 năm qua (ngày 27/5/2010) đã cho thấy, trường ĐH, CĐ nào có phương pháp tổ chức tốt, trường đó có những chuyển biến tích cực về nhiều mặt. Tuy nhiên, bước đi ban đầu ở nhiều trường vẫn còn khá lúng túng. Trong phạm vi bài viết này, báo ngành xin gợi mở một số cách làm có tính "hiến kế" từ cơ sở.

Lấy ý kiến phản hồi của người học là góp phần thực hiện dân chủ trong GD
Lấy ý kiến phản hồi của người học là góp phần thực hiện dân chủ trong GD

 Cần tính đến những "rào cản"

Trước khi triển khai việc lấy ý kiến phản hồi của SV về phương pháp giảng dạy của GV, lãnh đạo nhiều trường đã gặp khó khăn không ít từ sự phản ứng của đội ngũ, khi cho rằng, đây là việc làm ảnh hưởng đến uy tín của người thầy trên bục giảng.

Song, chỉ một thời gian sau đó, các trường đều nhận ra rằng, một bộ phận GV có phản ứng gay gắt đều do thiếu tự tin vào năng lực của chính mình, hoặc là tư duy còn nặng ở phương pháp giáo dục truyền thống "thầy đặt đâu, trò ngồi đấy", chỉ có thầy cô giáo mới có quyền đánh giá sinh viên. Những GV giỏi và tâm huyết thường mong muốn công sức, khả năng mà họ bỏ ra được SV nhìn nhận ở mức độ như thế nào. Cho tới nay, đa số giảng viên của các trường đều đã theo guồng vận hành chung để cải thiện thực trạng.

Tuy nhiên, việc tiến hành lấy ý kiến phản hồi của người học lại không đơn giản. Khó khăn lớn nhất vẫn là từ phía SV. Ngay từ khi còn học ở phổ thông, các em vẫn quen với lối học thụ động, chưa biết làm chủ kiến thức, nhất nhất "một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy", thầy bảo sao, trò nghe vậy.

Không ít học sinh bị thầy xếp vào hạng "vô lễ" chỉ vì dám tranh cãi về một chi tiết nào đó trong bài giảng của thầy. Một bộ phận SV khác lại có thái độ học tập chây lười, chỉ thích được học với những thầy cô dễ dãi, dạy ít cho điểm nhiều. Có những SV lại ỷ vào cán bộ lớp, cho việc đánh giá của cá nhân mình không quan trọng nên đánh giá đại khái qua loa cho có mà thôi.

Thiếu phương pháp đánh giá là một nguyên nhân khá cơ bản của hiệu quả thấp. Hiện nay, do chưa có quy định thống nhất về quy trình, nội dung, cách thức đánh giá nên còn tồn tại mỗi trường mỗi kiểu. Có trường hiệu trưởng chịu trách nhiệm việc đánh giá, có trường giao cho phòng công tác quản lý sinh viên, có trường lại giao cho từng khoa…

Thường thì các trường, khoa tự tạo ra mẫu phiếu đánh giá riêng và yêu cầu các giảng viên phân phát cho sinh viên trước khi kết thúc mỗi khóa học, cho đánh dấu vào các ô trống, hoặc khoanh tròn ở  ô có ghi sẵn điểm số. Nội dung chi tiết, các cột mục đánh giá ở trường này cũng không giống trường khác.

Thực tế cho thấy, trường nào có được đội ngũ có tính chuyên nghiệp trong điều hành việc lấy ý kiến phản hồi của SV thì trường đó dễ thành công. Bởi vì nếu phiếu đánh giá GV chỉ là những vấn đề sư phạm đơn giản như là việc lên lớp có đúng giờ, có thân thiện, cởi mở với SV, giọng điệu có rõ ràng hay không thì không có gì phải tranh luận, bàn cãi nhiều.

Tuy nhiên, đi vào chi tiết dữ liệu với các vấn đề nghiêm túc thì đa số thường phức tạp hơn nhiều, rất khó mà  tạo được sự đồng thuận. Chẳng hạn, nếu giáo viên A là nhiệt tình, giảng bài dễ hiểu nhưng lại ít ứng dụng CNTT hay ứng dụng thiếu hiệu quả; giáo viên (GV) B ít đảm bảo về giờ giấc, nhưng có kiến thức rộng, kích thích được hứng thú học tập của học sinh, thì trong những trường hợp như vậy, rất có khả năng SV dễ ủng hộ cho 2 GV nói trên, khi đánh giá sẽ đại khái, qua loa ở các mục chấm điểm khác.

Khi nhà trường không có sự chuẩn bị công phu, khoa học ở phiếu đánh giá, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng, đa số mọi người khi đọc các phiếu đánh giá của sinh viên sẽ tự mình dùng một hệ quy chiếu đánh giá riêng, từ đó có thể dẫn tới sự không công bằng, khi mà người ta thường dùng những hệ quy chiếu hà khắc hơn đối với những ai mà cá nhân họ không thích, tệ hại hơn, cả GV và SV sẽ coi nhẹ phiếu đánh giá.

Vì vậy, một số trường đại học trên thế giới đã công phu tới mức sử dụng các kỹ thật để phân tích quan điểm công chúng và các phiếu đánh giá của SV được dùng thường xuyên, hơn thế, còn được coi như một hình thức nghiên cứu thị trường.

Mô hình đáng được nhân rộng

Tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, sau 2 năm thực hiện chủ trương của Bộ GD-ĐT, việc tiến hành điều tra ý kiến SV đã không còn nhận sự phản ứng gay gắt từ đội ngũ như những ngày đầu, mà còn minh chứng khá rõ ràng cho sự chuyển biến về chất. Trong quản lý chất lượng hiện đại, triết lý hướng đến khách hàng đang đóng vai trò chủ đạo.

Từ chỗ xác định: đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục qua ý kiến của khách hàng-trong đó khách hàng trọng tâm-người học là hết sức cần thiết; lãnh đạo Trường đã giao công việc lấy ý kiến phản hồi của người học cho tổ khảo thí và đảm bảo chất lượng. Trong đợt khảo sát học kỳ I năm học 2011-2012 vừa qua, Trường đã tiến hành khảo sát ý kiến SV về công tác giảng dạy của 104 GV ở 11 khoa.

Những GV này được chọn ngẫu nhiên theo cụm, đảm bảo mỗi khoa đều có số lượng GV tương đương nhau. Các bước được tiến hành như sau: Thông báo về kế hoạch thực hiện chung; Lập danh sách GV, danh mục các học phần, tín chỉ, tổng số người học đối với mỗi học phần, tín chỉ mà GV đang giảng dạy; Xác định quy mô tối thiểu số người học tham gia đánh giá đối với mỗi học phần, tín chỉ; Tổ chức để người học thực hiện trên phiếu, không phát phiếu nếu người học nhận phiếu thấp hơn quy mô tối thiểu; Thu phiếu, phân loại phiếu và xử lý số liệu thống kê; Sử dụng kết quả thống kê; Thực hiện chế độ lưu trữ.

Các tiêu chuẩn, tiêu chí khảo sát được xây dựng trên cơ sở thực tiễn của Trường và công văn hướng dẫn của Bộ, trong đó, ghi rõ các nội dung cần khảo sát ý kiến SV bao gồm: Nội dung và PP giảng dạy của GV; Tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụng phương tiện dạy học của GV; Trách nhiệm, sự nhiệt tình của GV đối với người học và thời gian giảng dạy của GV; Khả năng của GV trong việc khuyến khích sáng tạo; tư duy độc lập của người học trong quá trình học tập; Sự công bằng của GV trong kiểm tra đánh giá quá trình và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học; Năng lực của GV trong tổ chức, hướng dẫn và tư vấn hoạt động học cho người học; Tác phong sư phạm của GV; Các vấn đề khác.

Phiếu thăm dò ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của GV gồm 2 phần: Phiếu thăm dò ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của GV gồm 2 phần; Phần 1 gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm và phần 2 là nội dung mở để SV đưa ra những nhận xét và những đề xuất đối với GV.

Giảng viên được đánh giá theo 6 tiêu chí: Kiến thức giảng dạy, PP giảng dạy, Phương tiện tài liệu, Kiểm tra đánh giá, Quan hệ giao tiếp và Đánh giá chung. Phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert với 4 mức đánh giá: Hoàn toàn không đồng ý; Không đồng ý; Đồng ý một phần; Hoàn toàn không đồng ý. Mỗi câu hỏi trong bộ phiếu khảo sát có 4 mức đánh giá ( Tốt, Khá, Trung bình, Yếu ). Mỗi khu vực đo lường trên tương ứng với từng nhóm câu hỏi trong bộ câu hỏi gồm 30 câu. Tùy theo số lượng câu hỏi trong mỗi nhóm, các thang đo của từng nhóm có giá trị được quy về giá trị trung bình của nhóm.

Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS cho thấy hệ số tin cậy Cronbach's Alpha của bộ công cụ rất cao và hệ số tương quan của mỗi câu hỏi đối với toàn bộ các câu hỏi còn lại đạt giá trị lý tưởng; chứng tỏ các câu hỏi có tính đồng hướng cao, cùng đo đúng cái cần đo; hay có thể nói, các câu hỏi có chất lượng tốt.

Tính khách quan trong quy trình tổ chức đánh giá GV của Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng còn thể hiện ở việc, các lãnh đạo, cán bộ quản lý tham gia giảng dạy cũng được đánh giá tương tự như với GV; kết quả sau khi xử lý phiếu thăm dò, lần thứ nhất được niêm phong trong phong bì có đóng dấu của nhà trường gửi riêng đến từng người được đánh giá.

Chỉ khi kết quả thăm dò lần thứ hai có những tồn tại lặp lại như lần thứ nhất thì mới phải chuyển cho khoa xử lý và nếu tái lặp, hiệu trưởng sẽ chịu trách nhiệm việc xử lý. Nhiều SV năm thứ tư của Trường ĐHSP Đà Nẵng đã thừa nhận: các thầy cô giáo của Trường giảng dạy nhiệt tình, đầu tư vào bài giảng ở trên lớp nhiều hơn so với năm học trước, hạn chế rất nhiều tình trạng đọc-chép tài liệu.

Ông Đặng Quốc Hòe, phụ trách khảo thí  và đảm bảo chất lượng  bộc bạch: " Ngay bản thân tôi khi chờ đợi kết quả đánh giá từ phía SV cũng rất hồi hộp. Trước mỗi lần lên lớp để giảng dạy, tôi đều phải chuẩn bị thật chu đáo để không làm mất niềm tin của các em và của cả đồng nghiệp"…

Uyên Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201211/De-sinh-vien-giang-vien-deu-duoc-huong-loi-tu-danh-gia-1964566/

Trò chuyện với á hậu là học sinh giỏi 12 năm

Posted: 02 Nov 2012 10:11 PM PDT

-12 năm liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi. Kết thúc năm nhất sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Dương Tú Anh đạt loại khá. Cùng nghe á hậu chia sẻ về những quan điểm sống về giới trẻ hiện nay…


 

Á hậu 1 Dương Tú Anh – cô sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền

- Chào bạn, từ lúc đăng quang Á hậu bạn thấy cuộc sống sinh viên có bị đảo lộn nhiều?

Sau khi đăng quang, cuộc sống của tôi thay đổi khá nhiều, đơn giản từ những sinh hoạt cá nhân đến việc ra đường có rất nhiều người biết đến…Việc học tập ở trường thì vẫn vậy, nhưng bận rộn hơn một chút vì ngoài việc học, tôi còn tham gia một số hoạt động xã hội. Để không ảnh huởng tới việc học, tôi cũng phải cố gắng sắp xếp thời gian sao cho hợp lý.

- Bạn có thể tiết lộ cách phân chia thời gian hợp lý giữa học và hoạt động xã hội?

Danh hiệu Á hậu như một món quà cuộc sống đã dành cho tôi. Món quà này cũng khiến cuộc sống bận rộn hơn và cũng có những áp lực nữa. Nhiều công việc mới khác hoàn toàn với tôi hình dung nên vừa phải tập làm quen, vừa phải cố gắng hoàn thành thật tốt. Thực sự thì tôi cũng không có bí quyết mà chỉ là cố gắng hết mình, ưu tiên việc học, còn các công việc khác thì sắp xếp vào những thời gian rảnh.

- Nếu có cơ hội thăng tiến con đường sự nghiệp thì bạn có rẽ ngang, tạm gác lại việc học?

Ưu tiên hàng đầu của tôi hiện nay là dành cho việc học, học để tích luỹ kiến thức, nuôi dưỡng ước mơ của chính mình. Tôi 19 tuổi, là sinh viên và còn rất trẻ, tôi tin rằng nếu có một nền tảng kiến thức tốt thì cánh cửa bước vào đời sẽ rộng mở hơn.

Tôi rất vui vì được thầy cô và bạn bè tin tưởng giao nhiệm vụ làm cán bộ lớp. Tôi thực sự rất hào hứng khi tham gia các công việc của lớp, của trường. Tuổi trẻ năng động mà bạn…

- Kỷ niệm đáng nhớ về thời sinh viên của bạn?

Năm nay tôi mới bước vào năm thứ 2, còn gần 3 năm sinh viên nữa. Bởi vậy, tôi tin là sẽ còn rất nhiều những kỷ niệm đẹp với thầy cô, bạn bè phía trước.

Trở thành sinh viên báo chí, tôi vô cùng hạnh phúc, nhưng kỷ niệm đẹp nhất chính là thời gian tham gia cuộc thi Press beauty 2012 " Tài sắc nữ sinh báo chí". Chúng tôi đã được sống một ngày thật ý nghĩa và vô cùng xúc động bên các em nhỏ không may mắn tại Làng trẻ Hữu nghị Hà Nội, bước chân ra về mà tôi không sao quên được ánh mắt của các em, đằng sau những vẻ mặt ngây ngô, những tâm hồn dường như vô thức, những ánh mắt dường như vô định là những tâm hồn vô cùng trong sáng và đáng yêu trong cuộc đời này…

- Giới trẻ qua lăng kính của những người từng trải và có kinh nghiệm sống một chút thường đánh giá: có lối sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức, và vô cảm….Quan điểm về sinh viên – đại diện cho giới trẻ hiện nay?

- Chúng ta đang sống trong mội thời đại mới, thời đại văn minh có những sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, nó làm cho cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, nhất là giới trẻ luôn tìm tòi và cập nhật được nhanh nhất những xu hướng mới trong xã hội hiện đại.

Tuy nhiên, một bộ phận số ít giới trẻ đang chạy theo lối sống hưởng thụ, sống buông thả và không coi trọng giá trị đạo đức, bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết về thực trạng này.

Nhưng ngược lại, có rất nhiều các bạn trẻ vẫn đã và đang hướng tới những giá trị tốt đẹp, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, giúp ích cho cộng đồng. Tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, năng động và sáng tạo, mong các bạn hãy dùng chính sức trẻ của mình để có thể làm được nhiều hơn nữa những việc làm có ích cho xã hội, cho cộng đồng.

- Dự định sắp tới của bạn?

Gia đình tôi có nhiều người thân làm truyền hình và tôi thấy công việc đó rất phù hợp với mình bởi nó không quá ồn ào nhưng cũng không quá lặng lẽ.

Hiện nay tôi đang cố gắng học tập để nuôi dưỡng chính ước mơ ấy. Tương lai, tôi muốn được trở thành một biên tập viên truyền hình.

- Cảm ơn bạn!

  • Cao Nguyên

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/94736/tro-chuyen-voi-a-hau-la-hoc-sinh-gioi-12-nam.html

Dạy tiếng Anh liên kết ở tiểu học: “Ép” theo kiểu tự nguyện

Posted: 02 Nov 2012 10:11 PM PDT

Petrotimes đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Xuân Tiến - Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) về vấn đề này.

PV: Thưa ông, qua khảo sát, có nhiều trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội phối hợp với các công ty, trung tâm đưa tiếng Anh liên kết vào giảng dạy. Điều này có nằm ngoài sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội hay không?

Ông Phạm Xuân Tiến: Tôi khẳng định điều này không nằm ngoài sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT và Bộ GD-ĐT cũng đã cho phép.

PV: Việc các trường được phép phối hợp với các công ty, trung tâm đưa chương trình liên kết tiếng Anh, Sở GD-ĐT có quy định gì không? Quy trình cấp phép cho các công ty, trung tâm và các chương trình được tiến hành ở những khâu nào, thưa ông?

Ông Phạm Xuân Tiến: Đối với chương trình liên kết trong nhà trường, các công ty xây dựng đề án và trình bày với lãnh đạo Sở, Phòng giáo dục tiểu học và các bộ phận chuyên môn. Sau đó, Sở sẽ cho phép thí điểm ở 1 số trường. Trong quá trình thí điểm, tổ chức hội thảo với sự tham gia của lãnh đạo Sở, chuyên viên phòng Tiểu học, chuyên viên phụ trách tiếng Anh; về phía cơ sở có phòng GD-ĐT, hiệu trường, giáo viên tiếng Anh và đặc biệt, PHHS cũng tham gia vào buổi hội thảo này.

Chúng tôi có dự giờ, kiểm tra trình độ học sinh ngay trong quá trình thí điểm. Sau khi kết thúc thí điểm, chúng tôi có tổ chức hội thảo đánh giá và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ GD-ĐT đối với từng chương trình để cho phép triển khai. Các chương trình này thường được thí điểm trong vòng 1 năm.


Ông Phạm Xuân Tiến - Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội).

PV: Thưa ông, hiện nay có bao nhiêu trung tâm, chương trình được cấp phép để đưa vào trường học? Sở GD-ĐT giám sát hiệu quả thực thi đến đâu?

Ông Phạm Xuân Tiến: Hiện nay, có 6 chương trình cũng như trung tâm đã được cấp phép, gồm có Phonics (VPBox), Language Link, Victoria, Dynet, Washington và Bình Minh. Đối với những chương trình có giáo viên người nước ngoài giảng dạy, sẽ được Phòng Giáo dục có yếu tố nước ngoài thẩm định về mặt pháp lý.

Sau khi Sở cấp phép, sẽ giao cho các phòng GD-ĐT, cho phép các đơn vị làm việc với các nhà trường, đi đến thỏa thuận hợp tác đưa chương trình tiếng Anh này vào dạy trong các nhà trường. Về phân cấp, các trường tiểu học trực thuộc các phòng GD-ĐT, do vậy, Sở giám sát việc giảng dạy thông qua báo cáo từ các phòng GD-ĐT tổ chức những đợt kiểm tra đột xuất và tổ chức tập huấn, hội thảo.

Hiện chưa có trường ĐH nào có chuyên ngành đào tạo riêng cho giáo viên dạy tiếng Anh ở tiểu học, các giáo viên tiếng Anh hiện nay chưa được đào tạo chuyên sâu về tâm lý học sinh tiểu học. Vì thế, Sở đã tổ chức rất nhiều cuộc tập huấn cho đối tượng giáo viên này và tôi khẳng định đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh được tham gia nhiều đợt tập huấn nhất.

Mỗi chương trình có ít nhất 2 đợt tập huấn cho giáo viên, kéo dài trong khoảng 2 ngày. Còn với chương trình theo đề án 2020 (Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020 – PV) của Bộ GD-ĐT, mỗi đợt tập huấn kéo dài khoảng 3 tháng, trong đó có 2 tháng học tập trung và 1 tháng đào tạo từ xa.

PV: Qua khảo sát, có trường chỉ có giáo viên người Việt, có trường có thêm giáo viên người nước ngoài dẫn tới việc học phí thu chênh lệch từ 50.000 đồng cho đến 600.000 đồng/ tiết học. Sở GD-ĐT có quy định nào về quy trình thực hiện và mức thu này không?

Ông Phạm Xuân Tiến: Mức học phí này tùy thuộc vào chương trình, có chương trình học với phần mềm (Dynet), có chương trình học trực tiếp với người nước ngoài (Language Link) và cũng có chương trình có cả người Việt và người nước ngoài giảng dạy, trong đó, các tiết học có người nước ngoài đều có trợ giảng. Một yếu tố nữa tác động đến mức học phí chênh lệch chính là số lượng học sinh, ví dụ như Language Link ký hợp đồng với nhà trường không quá 25 học sinh/lớp. Trong trường hợp lớp có 35-40 học sinh, sẽ có 2 cô giáo đến dạy và chia lớp đó thành 2 lớp nhỏ học song song.

PV: Nhiều ý kiến đặc biệt lo lắng về chất lượng của giáo viên, cả người Việt và người nước ngoài. Trước khi đứng lớp, những giáo viên này có được các Phòng GD-ĐT kiểm tra chất lượng không?

Ông Phạm Xuân Tiến: Về giáo viên người Việt phải phù hợp quy chế tuyển dụng giáo viên của các trường tiểu học, kể cả trong biên chế và hợp đồng. Theo đó, giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Với giáo viên người nước ngoài cũng phải có bằng sư phạm và Phòng giáo dục có yếu tố nước ngoài quản lý số giáo viên này. Vì thế, khi đơn vị đưa giáo viên nước ngoài vào giảng dạy cần rất nhiều yếu tố: visa, giấy phép lao động, đẩy đủ các bằng cấp và chứng nhận nghiệp vụ sư phạm.

Thêm vào đó, về phía nhà trường giáo viên trợ giảng người Việt và giáo viên người nước ngoài giám sát, có ý kiến lẫn nhau nếu chất lượng giảng dạy không đảm bảo.

PV: Dù tự nguyện nhưng ở nhiều trường, số học sinh tham gia chương trình đều đạt 100%, Sở có nhận được phản ánh nào của phụ huynh học sinh (PHHS) về việc họ buộc phải tham gia vì sợ con bị phân biệt đối xử?

Ông Phạm Xuân Tiến: Khi mới tham gia chương trình, hầu như không có trường nào đạt 100%. Khi triển khai, các nhà trường cho PHHS đăng ký ngay từ đầu năm, dựa vào số học sinh đăng ký, nhà trường sẽ xếp lớp và sắp xếp thời khóa biểu phù hợp. Nếu trong lớp có một số em không đăng ký học, nhà trường sẽ bố trí giáo viên chủ nhiệm để quản lý các em, có thể đưa lên phòng thư viện hoặc ngồi ngay tại lớp. Nhưng thông thường, trường cũng sẽ sắp xếp những em đăng ký học vào cùng một lớp.

Cho đến nay, Sở chưa nhận được bất kỳ phản ánh nào của PHHS về việc con cái bị phân biệt đối xử nếu không đăng ký học tiếng Anh. Thực ra việc các cháu học hay không học tiếng Anh là do nhận thức của PHHS, thậm chí có những người trong quá trình họp PHHS không nghe nhà trường phổ biến nên không hiểu.

PV: Việc dạy tiếng Anh liên kết dưới danh nghĩa tự nguyện nhưng lại tổ chức vào các tiết học chính khoa mà các trường đang làm có đúng quy định không?

Ông Phạm Xuân Tiến: Chúng tôi xin khẳng định, để tiếng Anh vào được các nhà trường cho nhiều học sinh được tham gia thì phải nằm trong các tiết học chính khóa trong tuần. Nếu tổ chức học ngoài giờ, các em không "tải" nổi; còn nếu học vào thứ 7, chủ nhật thì không được phép. Với chương trình học 2 buổi/ngày, thêm 2 tiết tiếng Anh, chương trình của lớp 1, 2 vẫn gói gọn trong 35 tiết, lớp 3, 4, 5 sẽ lên 36 hoặc 37 tiết. Với các trường có chương trình tiếng Anh liên kết thì thời khóa biểu không xếp một ngày quá 7 tiết học văn hóa, tránh áp lực cho học sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT. Các tiết tự nguyện thường được sắp xếp đan xen vào chương trình chính khóa để đảm bảo đủ giáo viên và phù hợp với tâm lý học sinh tiểu học và tuân thủ hướng dẫn của Sở GD-ĐT.

Tôi cũng khẳng định không có chuyện các tiết tự nguyện "chen" vào giờ học khác hoặc giờ ra chơi của các học sinh.

PV: Xin ông cho biết, từ trước đến nay, đã có cá nhân hoặc đơn vị nào bị xử lý do vi phạm trong chương trình này?

Ông Phạm Xuân Tiến: Hiện nay chưa có có chương trình nào bị xử lý sai phạm. Trong quá trình triển khai, các chương trình có đánh giá chất lượng, trình độ của giáo viên để quyết định ký hợp đồng tiết hay không. Nếu về phía nhà trưởng phản ánh về chất lượng giáo viên thì công ty sẽ có biện pháp chấn chỉnh, bên cạnh đó, Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT cũng thường xuyên kiểm tra đột xuất.

Ví dụ, khi biết thông tin phản ánh từ phụ huynh về các vấn đề dạy và học tiếng Anh liên kết tại quận Hoàng Mai, chúng tôi đã tổ chức khảo sát đột xuất với PHHS của hai trường tiểu học Đền Lừ và trường tiểu học Hoàng Mai (quận Hoàng Mai) vào ngày 21/9/2012 về quan điểm và mong muốn của PHHS. Trong phiếu khảo sát này, chúng tôi đề cao tính khách quan nên không cần ghi tên PHHS, tên học sinh hay tên lớp.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có nhiều PHHS không nắm được sự khác nhau giữa chương trình làm quen (lớp 1, 2) và chương trình tăng cường tiếng Anh (lớp 3, 4, 5). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thấy được hi vọng của PHHS rất lớn và họ cũng rất ủng hộ chương trình tiếng Anh liên kết này.


Ông Phạm Xuân Tiến - Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội).

PV: Theo ông, trẻ em lớp 1 có cần chương trình dạy làm quen với tiếng Anh không?

Ông Phạm Xuân Tiến: Cách đây hơn 10 năm, khi TP.HCM triển khai chương trình cho học sinh làm quen với tiếng Anh ở lớp 1, 2 thì Hà Nội chưa có và cũng rất băn khoăn. Mặc dù nhu cầu của PHHS và nhà trường rất lớn, có nhiều Ban giám hiệu có ý kiến đề xuất với Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT, thế nhưng theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở cũng triển khai chương trình học tiếng Anh bắt đầu từ lớp 3 nên không cho phép có các chương trình dạy tiếng Anh cho lớp 1, 2. Trong khi đó, TP.HCM đã triển khai sớm và đạt được những kết quả đáng kể.

Đến khi có đề án 2020 năm 2008, Sở GD- ĐT Hà Nội mới cho phép các trường dạy chương trình làm quen với tiếng Anh. Kết quả cho thấy, các học sinh lớp 1, 2 học chương trình này không ảnh hưởng tới việc học tiếng Việt cũng như không làm quá tải việc học, bởi chương trình này rất đơn giản, phương pháp phong phú, chủ yếu tập trung vào việc nghe, nói.

Khi tôi có cơ hội sang các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, tôi nhận thấy họ đưa tiếng Anh vào ngay cấp học mầm non và học sinh không có nhầm lẫn giữa hai ngôn ngữ. Vì thế theo tôi, với với nhu cầu của PHHS, thực tế hội nhập của xã hội thì việc cho trẻ em lớp 1, 2 làm quen với tiếng Anh là rất cần thiết, vừa không ảnh hưởng tới các bộ môn khác, vừa giúp trẻ năng động hơn.

PV: Liệu việc học thêm tiếng Anh liên kết có đi ngược lại chủ trương của ngành là giảm tải chương trình học không?

Ông Phạm Xuân Tiến: Tôi xin khẳng định, tiếng Anh liên kết không làm tăng tải. Bởi chương trình học tiếng Anh ở tiểu học rất đơn giản mà hiệu quả cao, đặc biệt việc giao tiếp rất cởi mở, thân thiện, năng động, có vốn từ khá tốt. Chương trình không nhồi nhét, không đặt mục tiêu quá cao cho các em.

PV: Nếu trẻ không theo chương trình liên kết, tăng cường thì trẻ có theo kịp được chương trình tiếng Anh của Bộ GD-ĐT không?

Ông Phạm Xuân Tiến: Tất nhiên trẻ vẫn có thể theo kịp được, thế nhưng có học tăng cường thì sẽ hơn hẳn. Nếu như có đủ giáo viên dạy tiếng Anh 4 tiết/tuần thì không cần chương trình liên kết, tăng cường nữa. TP.HCM có chương trình tăng cường tiếng Anh cho học sinh lớp 1 từ 8 – 10 tiết/tuần, hoàn toàn có thể nhận thấy chất lượng và năng lực sử dụng ngoại ngữ của cả đối tượng người dạy và người học có sự khác biệt rõ rệt.

Trẻ được học tiếng Anh từ lớp 1, 2, kiến thức sẽ ngấm dần, tiếp nhận dần. Nếu chờ sáng lớp 6 mới học tiếng Anh bắt buộc thì việc học sẽ khó khăn và hạn chế hơn rất nhiều. Khi học sinh được học đều thì sẽ tạo ra một phản xạ nhất định trong việc tiếp nhận ngoại ngữ.

PV: Khi PHHS cho học sinh theo học chương trình tiếng Anh liên kết, PHHS có cần đóng góp tiền bạc để mua các trang thiết bị, phần mềm cho việc học không? Nếu có trường yêu cầu cha mẹ HS đóng góp thì điều này có sai nguyên tắc không?

Ông Phạm Xuân Tiến: Những trang thiết bị, phần mềm, máy tính… phục vụ cho học sinh trong quá trình học đều do trung tâm, công ty chịu trách nhiệm mua sắm. Bởi HS tiểu học tiếp thu phương pháp dạy học trực quan là phù hợp nhất. Các con không phải đóng thêm bất kỳ khoản nào, chỉ đóng duy nhất tiền học phí thôi. Ngoài ra, có nhiều chương trình đều miễn giảm học phí 50% đến 100% cho những em có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ cần phụ huynh có nguyện vọng cho con học tiếng Anh là được học, bất kể hoàn cảnh gia đình ra sao.

PV: Hiện nay đang có tình trạng PHHS vẫn phải cho con đi học thêm tiếng Anh tại các trung tâm ngoài, mặc dù đã học tiếng Anh liên kết tại trường; và khi không có nhu cầu học tiếp, lại bị nhà trường "ép" phải học. Là cơ quan quản lý giáo dục tiểu học, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

Ông Phạm Xuân Tiến: Thực ra nhu cầu, mong muốn của phụ huynh rất lớn, vì cũng có rất nhiều phụ huynh có trình độ tiếng Anh có kỳ vọng rất lớn vào chương trình tiếng Anh. Thế nhưng phụ huynh cần hiểu rằng, ở lớp 1, chương trình chỉ dừng lại ở mức độ này, hết lớp 2 sẽ có mức độ khác; thế nhưng nhiều phụ huynh hi vọng mới hết lớp 1 đã có kiến thức của lớp 5, lớp 6, điều này là không thể xảy ra. Chúng tôi khẳng định rằng nhu cầu, mong muốn ấy của PHHS là rất tốt, nhưng họ cũng cần hiểu được mức độ kiến thức,, chương trình theo từng lớp đến đâu và con họ đã đạt chưa?

Còn về việc Ban giám hiệu "ép" PHHS phải cho con học tiếp, hiện nay Sở GD-ĐT chưa nhận được bất kỳ phản ánh nào. Về phía Sở GD-ĐT, việc học tiếng Anh hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện, nếu PHHS không có nhu cầu cho con theo học, giáo viên chủ nhiệm sẽ chịu trách nhiệm quản lý các cháu trong giờ tiếng Anh.

PV: Nhu cầu cho học sinh tiểu học được học tiếng Anh của PHHS cũng như nhà trường khá cao, nhưng tiếng Anh chưa phải môn học bắt buộc. Liệu đây có phải là sự chậm trễ của chính sách?

Ông Phạm Xuân Tiến: Chủ trương đưa tiếng Anh vào trường tiểu học của Bộ GD-ĐT hoàn toàn hợp lý và chính xác.

Hiện nay chương trình của Bộ GD-ĐT, tiếng Anh chưa phải môn học bắt buộc, nên Hà Nội đã có quy định, mỗi trường tiểu học có một giáo viên tiếng Anh trong biên chế, làm nòng cốt cho việc quản lý và chỉ đạo việc dạy và học tiếng Anh trong trường, và việc này đã được triển khai từ năm 2006. Với 1 giáo viên biên chế thì không đủ dạy cho các em học sinh, vì thế, các trường phải liên kết, hợp tác với các trung tâm học tiếng Anh. Chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy việc đưa tiếng Anh vào trường tiểu học hoàn toàn đúng đắn, giúp bổ trợ cho học sinh rất nhiều.

Mong muốn của Sở GD-ĐT vẫn là đưa tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc trong trường tiểu học, nhưng hiện nay Bộ GD-ĐT chưa có chính sách cụ thể. Khi đã có chỉ đạo, việc triển khai giáo trình, biên chế giáo viên cho các lớp sẽ dễ dàng hơn.

PV: Xin cám ơn ông!

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-658468/day-tieng-anh-lien-ket-o-tieu-hoc-ep-theo-kieu-tu-nguyen.htm

Đang cần một kế hoạch dài hơi

Posted: 02 Nov 2012 10:10 PM PDT

(GDTĐ) – Chuẩn bị cho năm học 2012-2013, liên tục trong ba văn bản (về tổ chức tuần sinh hoạt công dân; về thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng-an ninh; về thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn, yêu cầu các Sở GDĐT tăng cường công tác giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh. Trong đó, phải "mở rộng giáo dục chính khoá và tuyên truyền ngoại khoá cho học sinh về tiềm năng biển, đảo và nhiệm vụ của các thế hệ công dân Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo; đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ quốc" (Công văn số 4791/BGDĐT-GDQP ngày 26/7/2012).

Ông Võ Văn Mai, Trưởng phòng Giáo dục Trung học cho biết: Để thực hiện chủ trương của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Nghệ An đã chỉ đạo các trường tích hợp nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo cho học sinh vào các môn Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân; Giáo dục quốc phòng, đồng thời đưa nội dung này thành một trong các nội dung của hoạt động ngoài giờ lên lớp.  

Trường THPT Thái Hoà (Nghệ An) tổ chức vận động
Trường THPT Thái Hoà (Nghệ An) tổ chức vận động "Góp đá xây dựng Trường Sa" và đã thu được 4 triệu đồng từ sự ủng hộ của 1.300 học sinh

Trong thời gian qua, thực tế tại Nghệ An, một số nhà trường đã phối hợp với tổ chức đoàn, đội tổ chức sinh hoạt ngoại khoá cho học sinh về chủ quyền biển, đảo. Các phong trào "Nghĩa tình biên giới, hải đảo"; "Góp đá xây dựng Trường Sa"; "Tấm lưới nghĩa tình" được phát động; các cuộc giao lưu "Gần lắm Trường Sa"; "Nối vòng tay biển" được tổ chức.

Song, số trường phát động các phong trào hay tổ chức giao lưu với các nội dung nêu trên chưa được nhiều. Một chuyên viên của Phòng GDTrH (Sở GDĐT Nghệ An) cho biết: Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức ngoại khoá cho học sinh về chủ quyền biển, đảo, thực tế từ đầu năm học đến nay chưa được nhiều trường làm và làm chưa được nhiều.

Nguyên nhân cơ bản là cán bộ quản lý chưa thực sự quan tâm; giáo viên được phân công phụ trách thì đang hết sức lúng túng cả về nội dung cũng như hình thức tổ chức hoạt động. Trong khi tháng 12 tới, Sở mới có thể tiến hành tập huấn cho giáo viên về việc tổ chức ngoại khoá, tổ chức cho học sinh tìm hiểu các nội dung về chủ quyền biển, đảo.

Các chuyên viên phụ trách bộ môn của Phòng GDTrH (Sở GDĐT Nghệ An) cho biết thêm: Việc tích hợp nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo cho học sinh vào chương trình chính khoá đã làm được ở những tiết có thể làm của các môn Giáo dục công dân và Gáo dục quốc phòng thuộc cấp trung học phổ thông.

Chẳng hạn như Giáo dục quốc phòng, đã tích hợp được nội dung biển, đại dương và chủ quyền biển đảo Việt Nam vào bài giảng "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia" của lớp 11.

Môn Giáo dục công dân thì tích hợp được vào hai bài giảng của hai lớp trong cấp học. Môn Địa lý thì không cần phải tích hợp vì đã có bài giảng chung về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam ở lớp 8, lớp 9 và lớp 12. Riêng môn Lịch sử, rất cần bổ sung nội dung chủ quyền biển, đảo, nhất là các kiến thức về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì lại chưa làm được gì.

Vì không phải ai muốn đưa gì vào chương trình chính khoá để giảng dạy cho học sinh cũng được. Thẩm quyền này hoàn toàn thuộc Bộ GDĐT. Trong một hội thảo mới đây do Bộ GDĐT tổ chức, nhiều đại biểu đã đề xuất ý kiến cần bổ sung nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo Việt Nam với Bộ, nhưng đến nay vẫn chưa được Bộ hướng dẫn gì thêm.

Theo một cô giáo là giáo viên môn Giáo dục công dân của Trường Trung học phổ thông Anh Sơn 1: Thực hiện sự chỉ đạo của Sở, ở trường cô, nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo cho học sinh đã được giáo viên tích hợp vào chương trình chính khoá môn Giáo dục công dân của hai lớp, mỗi lớp ở một tiết. Mà đã là nội dung tích hợp thì không được nhiều, trong một tiết như vậy cũng chỉ dành được năm, mười phút cho nội dung mới này mà thôi.

Như vậy, riêng môn Giáo dục công dân, cả ba năm học, thời lượng để các em được học về chủ quyền biển, đảo, thực tế  không vượt qua nửa tiết học. Với thời lượng này thì khó đạt được yêu cầu giáo dục như mong muốn. Và học sinh kém hiểu biết về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc là điều dễ hiểu.

Thiết nghĩ, nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo Việt Nam có thể tích hợp được vào nhiều môn học thuộc khoa học xã hội. Nhưng các cơ quan quản lý giáo dục, đặc biệt là Bộ GDĐT không thể chỉ nêu yêu cầu mà cần nghiên cứu để có hướng dẫn cụ thể (tích hợp nội dung gì, vào tiết nào, của lớp nào,…) cho các nhà trường, cho đội ngũ giáo viên, nhất là khi nội dung về chủ quyền biển, đảo đang là vấn đề hết sức nhạy cảm.

Thực tế, như một cô giáo nói ở trên, đã là tích hợp thì không thể nhiều được cả về nội dung lẫn thời lượng. Nên chăng, trong những năm học tới, ở một số bộ môn như Lịch sử, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng, Bộ GDĐT nên bổ sung nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh bằng những tiết học chính khoá riêng biệt.

Nhưng dù là tích hợp vào các môn học hay có tiết học chính khoá riêng biệt thì thời lượng và nội dung dành cho giáo dục chủ quyền biển, đảo cũng không thể nhiều được trong chương trình của từng cấp học.

Để đạt được yêu cầu như chúng ta mong muốn đối với học sinh, một giải pháp hết sức quan trọng (thậm chí còn có tính quyết định) là đưa nội dung giáo dục này vào sinh hoạt ngoại khoá và hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở cả ba cấp học phổ thông.

Công việc này lại không cần phải ngồi chờ Bộ GDĐT "cầm tay chỉ việc" mà Sở GDĐT có thể làm được và làm tốt. Chỉ cần Sở GDĐT chủ trì phối hợp với Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh – hai cơ quan có nhiều kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt tập thể cho thế hệ trẻ, chắc chắn các vấn đề về nội dung, hình thức ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các nhà trường sẽ được giải quyết. Khi đó, các nhà trường chỉ còn việc áp dụng và nếu có điều kiện thì sáng tạo thêm để thực hiện có hiệu quả cao ở chính đơn vị của mình.  

Minh Đức 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201211/Dang-can-mot-ke-hoach-dai-hoi-1964604/

Yêu cô, yêu cả môn văn

Posted: 02 Nov 2012 10:10 PM PDT

- Nhớ về cô là nhớ về một thời cấp 3 em với bao kí ức vui buồn đáng nhớ,
là một tập thể mà em coi như gia đình, là những day dứt về một lời hứa
còn dang dở…

Ảnh minh họa

Cô ơi! Em xin lỗi.

Đây là điều mà em vẫn chưa thể trực tiếp nói ra với cô, người mà em yêu thương,kính trọng và coi như người mẹ thứ hai của mình. Đã sắp gần một năm rồi,kể từ cái ngày 20.11.2011, những kí ức vẫn còn vẹn nguyên trong em….

Ba năm cấp 3 là một khoảng thời gian không quá dài, nhưng lại đầy ắp biết bao nhiêu kỉ niệm của lớp chuyên văn khóa 20 dưới mới trường Chuyên Thái Nguyên yêu dấu.Quãng thời gian ấy như đã làm thay đổi hoàn toàn con người của em, để bây giờ mới có em của ngày hôm nay, một con người nhiều cảm xúc, biết yêu thương, biết trân trọng cuộc sống này. Chính cô,đã dậy cho em nhiều thứ, còn hơn cả những kiến thức sách vở.

Những bài giảng văn của cô tuy thật hay, nhưng em lại không nhớ nhiều bằng những lời dạy của cô về lẽ sống ở đời, rằng trong cuộc sống này, phải nhớ: “Đã là con chim, chiếc lá, thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh….. sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Ở lớp, cô luôn quan tâm tới chúng em một cách âm thầm, khi có chuyện, cô hay thủ thỉ, tâm tình với học trò, để sẻ chia với những nỗi niềm tuổi mới lớn, những suy nghĩ còn non nớt thơ ngây. Em đã chứng kiến rất nhiều những buổi gặp riêng của cô với các bạn, những ấn tượng đó mãi không phai trong tâm trí. Nhưng những lúc cần nghiêm khắc thì cô cũng nghiêm lắm, nhưng những lần đó ít thôi, và bọn em vui vì trong suốt 3 năm liền, những lần làm cô phải giận như thế là không nhiều.

Các bạn khác thế nào thì em không biết, nhưng với riêng cá nhân mình, em dần yêu môn văn nhiều hơn cũng vì tình cảm dành cho cô ngày càng lớn. Em học văn không giỏi, viết văn rời rạc, câu từ lủng củng, chữ nghĩa cũng xấu nữa. Nhưng đấy là chuyện chuyên môn, còn về phương diện tâm hồn, em có thể tự hào nói rằng mình là dân văn vì có một tâm hồn nhạy cảm, biết yêu cuộc sống, biết suy nghĩ sâu sắc. Tất cả là nhờ những gì cô đã dành cho em, cả về kiến thức cũng như sự quan tâm.

Cô đối với em tuyệt vời như thế, vậy mà em đã làm gì để đền đáp lại…. Kì thi đại học vừa trải qua chưa bao lâu, mới chân ướt chân ráo bước vào cổng trường đại học được một thời gian thì ngày 20.11 trở về. Thay vì những niềm vui, những câu chuyện về trải nghiệm mới của cuộc sống sinh viên, hỏi thăm sức khỏe của cô, thì mọi thứ lại thật tệ. Đó có lẽ là quyết định dở nhất của em, rằng sẽ thi lại đại học chỉ vì mình không thích học trường đó,rằng mình kém cỏi….. Cô lắng nghe hết tâm sự của em, tháo gỡ từng vấn đề nhỏ,rồi động viên em thật nhiều. Tưởng như, ngày hôm đó em đã hứa với cô, sẽ tiếp tục đi học, sẽ không thi lại nữa, vậy mà…..

Một năm cũng nhanh chóng qua đi, em giờ là sinh viên năm nhất của một trường đại học khác. Niềm vui mới sau những nỗ lực nhằm vượt qua chính mình vẫn chưa đủ làm em quên đi rằng, có một lời hứa mà mình đã không thực hiện được, với cô.

Cũng đã lâu rồi, chỉ vì em day dứt,xấu hổ với điều đó mà ít quan tâm,hỏi thăm tới cô,không biết giờ cô thế nào,có khỏe không, có điều gì khiến cô phiền lòng không. Ngày 20.10.2012, phải lấy hết can đảm em mới dám nhắn cho cô một câu chúc ngắn gọn, để rồi nhận lại, vẫn là sự yêu thương và tin tưởng nơi cô: “Cô tin rằng em sẽ thành công". Ngắn gọn vậy thôi, nhưng khiến lòng em nhẹ nhõm lắm.

Nhớ về cô là nhớ về một thời cấp 3 em với bao kí ức vui buồn đáng nhớ, là một tập thể mà em coi như gia đình, là những day dứt về một lời hứa còn dang dở, và một lời xin lỗi chưa có dịp để cất lên. Cô ơi, em mong lắm 20.11.2012, một năm sau ngày đó, em trở về… gặp cô.

  • Ngô Hùng Dũng (Sinh viên đại học Kinh tế quốc dân-Hà Nội).

(Viết về cô Nguyễn Thanh Vân, hiện đang là giáo viên chủ nhiệm lớp văn 11, trường THPT Chuyên Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).

 

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/95257/yeu-co--yeu-ca-mon-van.html

Phối hợp nhà trường và doanh nghiệp: Tìm cách làm phù hợp

Posted: 02 Nov 2012 05:48 PM PDT

(GDTĐ)-Hiện nay, đào tạo nhân lực Việt Nam đang tiến gần hơn đến nhu cầu doanh nghiệp, tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp thì vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm.

Thực hành trên máy tiện CNC
Sinh viên trường ĐH Sao đỏ thực hành trên máy tiện CNC

Mặc dù sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong thời gian gần đây đã được chú trọng; một số nội dung phối hợp đào tạo giữa cơ sở đào tạo ĐH và doanh nghiệp đã và đang được thực hiện như: phối hợp xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo, phương pháp đào tạo. Tuy nhiên, thực tế có thể thấy, nhiều nội dung phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp còn chưa đồng bộ, cam kết chưa rõ ràng dẫn đến chất lượng đào tạo chưa thỏa đáng như mong đợi của hai bên…

TS.Phạm Thế Hưng – Viện trưởng Viện SISME – Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho rằng, các trường ĐH cần chủ động phối hợp với bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp để đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.Kinh nghiệm thành công của nhiều trường ĐH trên thế giới cho thấy, việc đánh giá này phải được làm thường xuyên và do một bộ phận chuyên trách đảm nhận.

Bên cạnh đó, trường ĐH cũng rất cần các nghiên cứu tình huống sống động từ thực tiễn của doanh nghiệp và doanh nghiệp hoàn toàn có thể tham gia được việc này. Các dịch vụ đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng. Quản lý đào tạo là thành tố cuối cùng như đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định thành công hoặc thất bại việc vận hành công nghệ đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Nội dung này bao gồm các quy định có liên quan đến tất cả các nội dung của quy trình đào tạo…

Để đẩy mạnh sự phối hợp giữa trường ĐH và doanh nghiệp, PGS.TS.Hà Thế Truyền – Học viện quản lý giáo dục đưa ra một số định hướng. Theo đó, cơ sở đào tạ ĐH cần phối hợp với doanh nghiệp khảo sát, xác định sát thực, cụ thể nhu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp; xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo theo hướng gắn với các ngành nghề mà doanh nghiệp cần lao động; mở rộng liên kết đào tạo và đa dạng hóa loại hình đào tạo để vừa tăng quy môn đào tạo vừa đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu nhân lực các doanh nghiệp; phối hợp trong việc nâng cao và phát huy các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; đổi mới và phối hợp với các doanh nghiệp trong việc đánh giá kết quả học tập trong quá trình đào tạo và đánh giá sinh viên; tạo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp theo hướng xây dựng cam két giữa nhà trường với doanh nghiệp.

Thực hiện khảo sát ngẫu nhiên trên 320 doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và thu được kết quả sinh viên ra trường chưa đáp ứng được đòi hỏi của doanh nghiệp, tác giả Trần Văn Quyền – Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường ĐH Lạc Hồng đề xuất mô hình hợp tác NCKH và đào tạo nhân lực.

Theo đó, nhà trường chủ động liên hệ với doanh nghiệp, gặp gỡ, trao đổi, thảo luận từ đó ký kết những hợp đồng NCKH, những giải pháp kinh tế kỹ thuật giữa doanh nghiệp với nhà trường. Tác giả Trần Văn Quyền cho biết, Trường ĐH Lạc Hồng thời gian qua đã vận dụng mô hình này và đem lại một số thành công nhất định, kỹ năng thực hành của sinh viên ngày càng tăng, số lượng các giải pháp kinh tế kỹ thuật, các công trình NCKH là sản phẩm của sự  phối hợp giữa nhà trường và các doanh nghiệp được bàn giao những năm qua với giá trị hàng tỷ đồng.

Tuy nhiên, trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực hiện nay không phải chỉ của ngành giáo dục mà còn là của chính các doanh nghiệp. Theo ông Tan Teck Yong Ricky – Chủ tịch tập đoàn giáo dục Kinder World, nhiều doanh nghiệp Việt Nam bỏ qua việc hoạch định phát triển nguồn nhân lực dài hạn. Đa phần các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng chỉ tuyển người khi cần. Để tránh tình trạng "chữa cháy", các tổ chức cần chủ động xây dựng một kế hoạch nhân sự dài hạn, rõ ràng, có tính hệ thống, hài hòa với mục tiêu phát triển bền vững của tổ chức…

N.N

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201211/Phoi-hop-nha-truong-va-doanh-nghiep-Tim-cach-lam-phu-hop-1964597/

Không nên thô bạo với nhà giáo

Posted: 02 Nov 2012 05:48 PM PDT

Không nên thô bạo với nhà giáo

TT – Ngay sau khi Tuổi Trẻ thông tin về việc một số tỉnh thành “bắt dạy thêm như bắt trộm” thực hiện thông tư 17 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm, nhiều nhà giáo, phụ huynh… đã bày tỏ sự bức xúc.

Bắt dạy thêm như bắt trộm

Một phụ huynh đón con tan học lúc 20g ngày 1-11 tại một cơ sở dạy thêm trên phố Trần Cung (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) – Ảnh: NG.Khánh

* Bà Phạm Thị Hồng (phụ huynh học sinh Trường tiểu học Kim Liên, Hà Nội):

Không nên bắt thầy cô nhận tội trước mặt học trò

Năm nay con tôi học lớp 2 Trường tiểu học Kim Liên. Tôi từng là một trong số phụ huynh rất bức xúc khi được cô "gợi ý" việc học thêm để nâng cao kiến thức tại nhà vào buổi tối. Tôi cũng từng rất mong các cấp quản lý nhanh chóng có giải pháp để học sinh tiểu học không phải đi học thêm, không phải học buổi tối. Nhưng khi chứng kiến cảnh đoàn thanh tra đi "bắt" giáo viên dạy thêm, tôi thấy gai người.

Việc "bắt quả tang giáo viên" là việc làm thiếu tính nhân văn và phản giáo dục. Đoàn kiểm tra hoàn toàn có thể tìm hiểu việc dạy thêm theo cách khác và mời giáo viên đến làm việc, yêu cầu họ thực hiện đúng quy định, đúng cam kết. Nhà trường cũng có thể đề ra các hình thức chế tài cụ thể nghiêm khắc đối với thầy cô giáo có sai phạm. Nhưng không nên bắt thầy cô nhận tội trước mặt học trò. Tôi nghĩ những thầy cô không may chịu cảnh này sẽ là hình phạt nặng nề nhất đối với đời dạy học.

* Cô Nguyễn Thị Tuyết (chủ tịch công đoàn Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội):

Tôi sẽ bảo vệ giáo viên nếu họ bị xúc phạm danh dự

Tôi sẽ bảo vệ giáo viên của mình đến cùng nếu họ bị xúc phạm danh dự trong khi đang dạy học. Còn với tư cách là một phụ huynh học sinh, tôi cũng không chấp nhận cách hành xử thô bạo đối với nhà giáo, dù thầy cô giáo có hay không chuyện làm sai quy định. Trên thực tế, tôi cũng phải đi xin học thêm cho con mà xin rất khó thì thầy mới nhận lời. Vì những thầy giỏi, có uy tín thường phải từ chối vì có quá nhiều học sinh muốn xin học.

Phụ huynh có nhu cầu tìm cho con mình thầy giỏi, có tâm huyết và kinh nghiệm dạy học. Các thầy cô giáo đáp ứng nhu cầu đó trong khả năng của mình thì có gì sai trái? Việc đâu đó có tiêu cực trong dạy thêm cũng cần xử lý, khắc phục. Nhưng phải phân biệt rõ nhu cầu học thật hay không, giáo viên dạy có chất lượng hay không. Nếu siết việc dạy thêm không thận trọng, cư xử thô bạo với số đông giáo viên thì cần phải dừng lại ngay.

* Cô Phạm Thị Thu (Trường THPT Kim Liên, Hà Nội):

Học sinh bị rối lẫn chuẩn mực xã hội

Việc phân biệt tiêu cực trong dạy thêm, học thêm không khó. Chỉ nói riêng trong phạm vi một trường học, không khó để biết giáo viên nào có chuyên môn tốt, có uy tín với học sinh, giáo viên nào không. Việc kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm cũng có thể từ nhiều kênh khác nhau. Việc đánh giá hành vi của giáo viên cũng cần đặt trong tương quan với nhu cầu của phụ huynh. Tuy nhiên, đây là vấn đề cần thận trọng và tế nhị chứ không thể hành xử thô bạo. Việc đoàn kiểm tra "đi bắt" giáo viên khi thầy cô đó đang say sưa giảng cho học sinh những điều tốt đẹp của kiến thức, không chỉ khiến tinh thần giáo viên sụp đổ mà còn khiến học sinh bị rối lẫn chuẩn mực xã hội, không biết tin vào ai.

* Thầy Nguyễn Tùng Lâm (hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội):

Hiệu trưởng có thể kiểm soát

Hiệu trưởng muốn biết giáo viên của mình có dạy thêm không, dạy thêm thế nào thì hoàn toàn có thể kiểm soát quản lý trong nội bộ trường chứ không cần đi đến nhà giáo viên để "bắt quả tang", càng không cần phải "thẩm vấn học sinh như nhân chứng của sai phạm". Cách làm như thế không phù hợp với ngành giáo dục, với nhà giáo. Là một hiệu trưởng, tôi nghĩ lãnh đạo nhà trường trước hết nên có quy định cụ thể, dán công khai rõ ràng cho mọi giáo viên cùng biết, yêu cầu giáo viên dạy thêm bên ngoài phải trình hồ sơ đầy đủ, cam kết không vi phạm.

Hiệu trưởng cũng có thể phát động để phụ huynh, học sinh phản ảnh qua hộp thư góp ý, qua phiếu điều tra của trường mà không cần đề danh tánh để có kênh tìm hiểu về hoạt động dạy học chính khóa và dạy thêm của giáo viên. Khi có sai phạm, kiên quyết xử lý nghiêm khắc.

* Thầy Nguyễn Thanh Hoàn (giáo viên môn văn bậc trung học ở quận 2, TP.HCM):

Nghề giáo là nghề nhạy cảm

Bản thân thông tư 17 của Bộ GD-ĐT đã "có vấn đề" vì chưa phản ánh đúng thực tế dạy thêm học thêm. Người vận dụng thông tư này một cách cứng nhắc, thiếu tình người đã gây ra sự xúc phạm đối với nhà giáo. Nếu chiếu theo thông tư 17, có thể giáo viên đã sai nhưng tại sao đoàn kiểm tra liên ngành không gửi văn bản nhắc nhở đương sự trước. Nên nhớ rằng nghề giáo là nghề nhạy cảm, lập biên bản các thầy, các cô trước mặt học trò thì quá bẽ bàng.

Là giáo viên không ai muốn dạy thêm đâu. Nhưng vì miếng cơm manh áo, vì chương trình nặng quá, khó có thể chuyển tải hết cho học sinh với thời lượng ít ỏi nên chúng tôi phải dạy thêm. Chứ nhiều bữa đi dạy thêm về, gặp trời mưa to, người ướt sũng, tôi cũng tủi thân lắm.

* Thầy Ung Thanh Hải (nguyên tổ trưởng tổ hóa, Trường THPT Nguyễn Trãi, TP.HCM):

Cần phân biệt

Đúng là trên thực tế có một số giáo viên làm sai quy định, ép buộc học sinh phải học thêm, tạo ra hình ảnh không tốt. Tuy nhiên, về mặt quản lý nhà nước, cần phân biệt đâu là lớp dạy thêm đàng hoàng. Tôi biết trên thực tế có nhiều nơi học sinh phải năn nỉ thầy mới được nhận vào học, mức học phí cũng rất cao. Cốt lõi của dạy thêm là chương trình nặng quá, giáo viên không chuyển tải hết trong giờ chính khóa được, muốn thi đậu đại học học sinh đương nhiên phải đi học thêm.

* Hà Văn Sang (học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM):

Chọn giáo viên để học thêm

Gần như tất cả học sinh khối THPT đều có đi học thêm. Tôi cũng vậy, hằng tuần tôi phải đi học thêm vài môn để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới. Đây là nhu cầu của tôi và tôi chọn những giáo viên có uy tín để học. Việc kiểm tra các thầy cô ngay trong giờ dạy thêm sẽ khiến các thầy cô bối rối, học sinh chúng tôi sẽ rất khó chịu vì mất thời gian học của mình. Ngoài ra, việc kiểm tra như "đi bắt trộm" là một hình ảnh không đẹp trong môi trường học đường. Riêng tôi, tôi mong rằng điều này sẽ không xảy ra đối với các thầy cô giáo của mình.

VĨNH HÀ – HOÀNG HƯƠNG ghi

* Đọc bài "Bắt dạy thêm như bắt trộm", tôi cảm thấy có vấn đề gì đó chưa ổn. Thứ nhất, việc tổ chức kiểm tra dạy thêm của giáo viên có vẻ hơi mang tính phạm tội hơn là vi phạm, đại diện một số ban ngành tổ chức đi kiểm tra giống như đi bắt đánh bạc… Nên chăng là chỉ đạo cho lãnh đạo của từng trường đề nghị giáo viên cam kết không tổ chức dạy thêm thì hay hơn. Thứ hai, lương của ngành giáo dục đã giúp giáo viên sống được hay chưa, cao hơn ngành nghề nào trong hệ thống nhà nước, có khi nào mọi người nghe bên ngành giáo dục được thưởng tết trên 1 triệu đồng/năm chưa? Nếu cuộc sống không còn nhiều lo toan, bươn chải thì chắc chắn các thầy cô giáo đâu để xảy ra tình trạng như trên. Thiết nghĩ những người có trách nhiệm với ngành giáo dục nên xem lại.

(Nguyễn Thức Thanh – thucthanhnguyen@…)

* Theo tôi, thông tư 17 như vậy là rất đúng tinh thần. Nhưng cần triển khai, thực hiện cho đúng và thể hiện sự tôn trọng đối với nhà giáo hơn. Thực tế việc bắt ép học sinh học thêm diễn ra từ lâu và gây nhiều bức xúc cho học sinh lẫn phụ huynh. Học thêm là tốt nhưng phải phù hợp với thực tế hiện tại, phù hợp với cái tâm của nhà giáo chứ không phải học thêm là bắt buộc. Việc triển khai này làm tôi nhớ đến việc đội nón bảo hiểm cách đây vài năm. Lúc đầu ta không quen nhưng dần sẽ quen. Đây là một thói quen tốt. Theo tôi, chúng ta cần suy nghĩ, đánh giá sự việc một cách khác chứ không nên "gay gắt" như vậy.

(Huỳnh Khương – huynhkhuongvina@…)

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/518769/Khong-nen-tho-bao-voi-nha-giao.html

Bao giờ hết cảnh… học nhờ ở đình?

Posted: 02 Nov 2012 05:47 PM PDT

Nhiều kiến nghị của thầy cô và phụ huynh nơi đây được gửi lên các cơ quan chức năng nhưng xem ra câu hỏi: Đến bao giờ trường mới hết cảnh học nhờ ở đình… dường như vẫn chưa có lời giải! 

Học cùng… khói nhang

Ngày 26/10, tôi đến Trường THCS Tứ Liên đúng giờ các em đang nghỉ giải lao giữa hai tiết học. Hình ảnh đầu tiên tôi bắt gặp, khi các em học sinh ùa ra chơi đùa ở một khoảng sân chung, chật hẹp giữa trường và đình làng Nội Châu thì các giáo viên lặng lẽ đi về phòng bảo vệ ngồi nghỉ giữa tiết.

Trong phòng bảo vệ, có một chiếc bàn nhỏ, kế bên là bình nước lọc, bao quanh có 5 cô giáo đang ngồi uống nước và xem lại giáo án chuẩn bị giờ lên lớp. Hỏi cô Hoàng Thị Bảo Trang, giáo viên dạy Toán, đã có 9 năm dạy ở trường, tôi được biết: Do trường không có phòng chờ cho các thầy cô, nên cực chẳng đã các cô mới phải nghỉ chờ ở đây.


Trường THCS Tứ Liên và đình làng Nội Châu cùng chung một cổng, với 2 tấm biển khác nhau.

Tìm hiểu lịch sử đình Nội Châu, tôi được biết: Đình là nơi thờ ba vị thành hoàng, sau năm 1954, trường cấp 2 Tứ Liên (nay là Trường THCS Tứ Liên) được thành lập và nhờ dựng một số phòng học trong khuôn viên đình làng từ đó đến nay. Hiện tại, không chỉ chung sân mà trường và đình còn chung cổng ra vào. Ngoài cổng, phía trên đề tên Trường THCS Tứ Liên, phía dưới có một biển nhỏ đề "…Giữ gìn tôn nghiêm nơi thờ tự…"(!). Và chính sự "ở đậu" đình làng Nội Châu của trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học của thầy và trò nơi đây. Nhất là vào những ngày lễ, Tết, người dân mang hoa quả, hương lễ vào đình thờ cúng, tạo nên một cảnh tượng đông đúc ngay trước cửa trường, ở trong sân thì khói nhang tỏa lên nghi ngút.

"Thực mục sở thị" tại trường, tôi cũng đồng quan điểm với nhiều phụ huynh nơi đây rằng: Nếu như ngày xưa, đất nước còn khó khăn, cơ sở giáo dục thiếu thốn, việc học sinh học nhờ ở đình có thể chấp nhận được nhưng đến bây giờ, học sinh ở Thủ đô mà vẫn chịu cảnh “học nhờ đình làng" thì không nên.

Mơ về ngôi trường mới

Để giúp tôi hiểu rõ hơn về cơ sở vật chất hiện tại của nhà trường, thầy Phùng Văn Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Tứ Liên nói: "Trường chỉ có một ngôi nhà hai tầng xây từ lâu, hai bên là hai dãy nhà cấp 4, giờ đã ẩm thấp, tường nứt, vữa tróc lởm chởm…".


Trường THCS Tứ Liên và đình làng Nội Châu cùng chung một cổng, với 2 tấm biển khác nhau.

Đến phòng hội đồng của nhà trường, tôi quan sát thấy, phòng kiêm luôn nhiều thứ như, là nơi để nội quy, bảng chấm công, sách vở…  Có lẽ, do cơ sở vật chất nhà trường thiếu và kém chất lượng nên nhiều phụ huynh học sinh trên địa bàn phường đã xin chuyển con em sang địa bàn khác để học. Xác nhận về điều này, thầy Phùng Văn Minh cho biết: "Trong năm học 2011-2012, trên địa bàn có 104 học sinh, đủ độ tuổi vào lớp 6 nhưng số đăng ký học ở trường chỉ có 46 em, còn hơn một nửa, phụ huynh chuyển con sang học ở trường khác có cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang hơn".

Không chỉ chịu sức ép từ phía phụ huynh học sinh, việc Trường THCS Tứ Liên "mượn" đình làm nơi dạy và học đã ảnh hưởng nhiều đến nơi thờ cúng nên nhiều lần các cụ trong phường đề nghị nhà trường di dời, trả lại không gian cho đình Nội Châu.

Đem những nguyện vọng của thầy, trò Trường THCS Tứ Liên, tôi đến làm việc với UBND phường Tứ Liên. Trao đổi với tôi, ông Trần Văn Bách, Phó chủ tịch UBND phường cho biết: “Năm 1994, thành phố Hà Nội đã có quy hoạch về xây dựng 3 trường học, trong đó có Trường THCS Tứ Liên, cùng với một số công trình khác trên tổng diện tích 24.000m2. Nhưng vì thành phố chưa phê duyệt quy hoạch vùng thoát lũ nên tiến độ xây dựng các công trình bị chậm lại. Năm 2011, sau khi thành phố thông qua quy hoạch vùng thoát lũ, UBND quận Tây Hồ đã giao ngay cho Ban quản lý dự án của quận làm chủ đầu tư xây dựng quy hoạch tổng thể cụm công trình phúc lợi và dân sinh của phường, tổng số vốn 400 tỷ đồng. Hiện bản quy hoạch đang được xin ý kiến các sở, ngành có liên quan, sau đó mới trình thành phố phê duyệt !”.

Nghe ông Phó chủ tịch UBND phường nói, tôi hy vọng một ngôi trường mới của thầy, trò Trường THCS Tứ Liên có thể sẽ trở thành hiện thực.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-658383/bao-gio-het-canh-hoc-nho-o-dinh.htm

‘Người bà hôi quá, bỏ cháu xuống đi’

Posted: 02 Nov 2012 05:47 PM PDT

– "Người bà hôi quá, bỏ cháu xuống đi, cháu không thích đâu." Lặn lội từ
quê lên thăm đứa cháu, nghe câu này mà thấy tủi thân, mặt bà trĩu xuống.


 

Ảnh minh họa

Nói thật mất lòng

"Người bà hôi quá, bỏ cháu xuống đi, cháu không thích đâu." Lặn lội từ quê lên thăm đứa cháu, nghe câu này mà thấy tủi thân, mặt bà trĩu xuống. Mẹ Ken ở ngay đó cũng không kịp ngăn chặn con trai nói lời khó nghe. Trẻ con thường nghĩ gì nói nấy. Có những chuyện không nên nói cũng đem ra nói. Nhiều lần ba mẹ Ken ngượng mặt khi con nói những điều không hay với người khác. Người lớn nhiều khi tránh mất lòng cũng hay nói những câu không thật. Sự việc lần này càng làm cho ba mẹ cu Ken không thể trì hoãn việc dạy con khi nào phải nói thật, khi nào nên nói dối để vui lòng người khác.

Lợi ít mà hại thì nhiều

Từ khi dạy con phải nói lời hay, không nên chê người khác, cu Ken đã bỏ bớt được cái tật nghĩ gì nói nấy. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cậu cũng nói dối luôn cả ba mẹ, điều mà trước đó chưa từng xảy ra. Điều này khiến ba mẹ Ken phải suy nghĩ, liệu việc mình dạy con nói dối làm vui lòng người khác có phải là sai lầm ?

Việc người lớn nói dối trong quan hệ giao tiếp là đôi khi rất khó tránh. Tuy nhiên, ở chừng mực nào đó, người lớn cũng có thể giữ mình không bị nói dối quá đà, phân biệt lúc nào có thể, lúc nào không nên. Còn trẻ con, chúng rất dễ lạm dụng để chối bỏ trách nhiệm, để thu hút sự chú ý, hay để khỏi bị phạt…Khi cha mẹ dạy con nói dối, thì vô tình trẻ cũng hiểu đó là cách xử lý tốt nhất trong những tình huống mà chúng đối mặt. Chúng sẽ không chịu suy nghĩ xem có thể nói thật mà vẫn giải quyết được vấn đề không. Thói quen nói dối sẽ tạo cho trẻ sự thiếu cố gắng, chúng có thể không làm tốt những vẫn nghĩ chỉ cần nói dối là qua chuyện. Nói thật giúp người ta sống tốt, hạn chế làm việc xấu để khỏi che giấu. Trong khi đó, nói dối sẽ tạo điều kiện hình thành sự dễ dãi, thiếu cố gắng vươn lên.

Dạy con lựa lời mà nói

"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Có nhiều tình huống trong cuộc sống ta hoàn toàn có thể nói thật mà vẫn làm đẹp lòng người khác.

Thay vì miễn cưỡng nói dối là trang phục của ai đó đẹp ta có thể phát hiện một chi tiết nào đó đáng khen. Có thể là màu tóc và màu áo rất hợp nhau hay màu váy này là xu hướng mới của năm nay đấy…

Thay vì nói thẳng "Người bà hôi quá, bỏ cháu xuống đi, cháu không thích đâu", có thể nói "Bà đi đường mệt, cháu mở nước cho bà tắm rồi bà ra chơi nhé".

Bác sỹ thay vì khuyên bệnh nhân "Bệnh của bác không sao đâu, cứ yên tâm về nhà điều trị" thì cũng có thể nói "Bác cứ yên tâm, tôi đã chữa cho bệnh nhân A cũng tương tự như bác. Bác ấy giờ đã hoàn toàn khỏe mạnh và tôi tin bác cũng làm được".

Một khi đã tin vào việc nói dối là cách giải quyết tốt nhất trong những tình huống khó thì sẽ mất thói quen nói thật một cách khôn ngoan. Suy nghĩ để ứng xử thật khôn ngoan mà không phải nói dối cũng là cách giúp trẻ tăng cường khả năng suy luận. Dạy con vừa ngoan vừa khéo nói là việc lâu dài, cần sự theo sát của cha mẹ. Lời nói phải đúng sự thật, nhẹ nhàng, lễ phép xuất phát từ lòng yêu thương mọi người. Những lời nói mất lòng, không hay thì không nên nói.

Những lời nói chân thật, mang lại ích lợi cũng cần tế nhị chọn đúng chỗ, đúng lúc mới mang lại hiệu quả.

Đối với cha mẹ, việc không nói dối cũng không phải dễ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không làm gương thì khó có thể dạy bảo cho trẻ nghe lời. Cha mẹ hãy lắng nghe con nhiều hơn và chia sẻ cho con cách nói thật tốt hơn trong mỗi tình huống mà con gặp phải để giúp con hoàn thiện mình.

  • Trần Quốc Tuấn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/95278/-nguoi-ba-hoi-qua--bo-chau-xuong-di-.html

Comments