Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


ĐH Quốc gia TPHCM đề xuất thi ĐH 5 môn

Posted: 29 Nov 2012 06:45 AM PST

Tuyển sinh ĐH ở một số nước

 

* Anh, Pháp: kết quả tú tài, một số trường lớn có đánh giá riêng.

 

* Úc: kết quả tú tài + kết quả học tập bậc phổ thông.

 

* Mỹ: kết quả đánh giá năng lực (SAT, ACT) + kết quả học tập phổ thông + phỏng vấn.

 

* Trung Quốc: thi tuyển sinh ĐH chung toàn quốc với các môn tiếng Hoa, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Một số trường trọng điểm tổ chức tuyển sinh riêng.

 

* Nhật, Hàn Quốc: thi tuyển hai vòng. Vòng 1 thi chung toàn quốc kiểm tra kiến thức tổng quát về toán, quốc ngữ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và ngoại ngữ. Vòng 2 riêng cho các trường.

 

* Thái Lan: thi chung toàn quốc với bảy môn: tiếng Thái, tiếng Anh, toán, khoa học, xã hội học, giáo dục sức khỏe, văn hóa nghệ thuật. Các trường y khoa tuyển sinh riêng.

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dh-quoc-gia-tphcm-de-xuat-thi-dh-5-mon-668268.htm

10 điều trẻ em ghét nhất về trường học

Posted: 29 Nov 2012 06:45 AM PST

Trẻ em trường tiểu học không thích đến trường vì sợ bước vào nhà vệ
sinh. Nhiều nơi nam sinh và nữ sinh phải sử dụng chung một phòng, điều
đó khiến các bé gái cảm thấy bị khủng hoảng vì không thể "nhịn" được, mà
nếu bước vào bên trong thì chỉ muốn ói.


 

Ảnh minh họa: Guardian

1. Có quá nhiều bài tập về nhà

Bài tập về nhà được xếp hàng đầu trong danh sách GHÉT không phải là điều ngạc nhiên. Học sinh Alex Jones 11 tuổi nói rằng em có một cái áo thun trên đó có hàng chữ "Home và Work là hai chữ không bao giờ nên đi đôi với nhau". Học sinh Tristan Mills 10 tuổi cho biết khi em ở nhà em chỉ thích làm những gì không dính dáng đến trường học! Ngay cả các học sinh lớn hơn cũng cảm thấy kiệt sức vì bài tập về nhà. Một học sinh lớp 9 nói rằng em không thích thầy cô cho quá nhiều bài tập về nhà, vì ở nhà em còn những thứ khác phải làm chứ đâu phải chỉ có bài tập!

2. Những môn học quá dễ và thấp

Nhiều học sinh thích tiếp nhận kiến thức mới lạ và mang tính thử thách. Chúng ghét học các môn quá dễ và thấp, ví dụ như môn Nhạc. Một học sinh lớp 5 cho biết cứ hễ tới giờ Nhạc là thầy cô lại bắt chúng xướng âm Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si. Đây là điều mà chúng đã học từ những lớp thấp hơn.

3. Rời khỏi lớp học ấm áp để ra ngoài sân lạnh lẽo không phải là điều thích thú

Học sinh Owen McGreal 9 tuổi cho biết em không thích ra sân chơi mỗi khi nhiệt độ lạnh lẽo. Một học sinh lớp 7 thú nhận em rất ghét giờ ra chơi, lúc đó có nhiều đứa thích đi chọc ghẹo người khác và cho rằng làm như vậy rất vui.

4. Những từ ngữ "có cánh"

Học sinh rất ghét những từ ngữ "có cánh" mà thầy cô hay sử dụng. Em Olivia Mater 9 tuổi cho biết em không thích chuyện các thầy cô hay dùng những danh từ hoa mỹ, ví dụ như "giờ ra chơi sẽ mang lại tư duy và sáng tạo" hoặc "học sinh xuất sắc là niềm tự hào của nhà trường, là những mũi nhọn trong việc xây dựng đất nước".

5. Giờ ăn trưa buồn tẻ

Giờ ăn trưa lẽ ra phải đầy ắp không khí rộn rã và vui nhộn, nhưng thay vào đó lúc nào cũng gấp gáp và buồn tẻ. Các học sinh lớp 7 và lớp 8 hầu như không thích thú với giờ ăn trưa. Em Alannah Clarke 14 tuổi, học sinh trường Pugwash cho biết em không thể chịu đựng quá 37 phút. Em Graham Mater 13 tuổi, học sinh trường Guelph nói rằng: "Em không muốn ngồi ăn trưa trong phòng tập thể dục, không khí nặng mùi lắm".

6. Ghét công thức và những con số

Chuyện trẻ em ghét học công thức toán, muốn dẹp bỏ môn Toán ra khỏi thời khóa biểu hàng ngày không còn là điều bí mật. Có nhiều lý do để chúng không thích học môn Toán, và đây là lý do nghe thật ngộ nghĩnh của một học sinh 7 tuổi. Em này nói rằng: "Em ghét môn Toán vì hai bàn tay đau lên sau khi phải đếm những ngón tay".

7. Buộc phải im lặng

Trẻ em cho rằng rất khó ngồi im lặng trong một căn phòng đầy những đứa bạn vui nhộn. Em Noah Viitala 6 tuổi, học sinh trường King City thành phố Ontario nói: "Mỗi lần phải ngồi im lặng là em lại nhức đầu, vì đám bạn cứ thì thào với nhau, âm thanh thì thào đó khiến em khó chịu".

8. Khủng hoảng nhà vệ sinh

Trẻ em trường tiểu học không thích đến trường vì sợ bước vào nhà vệ sinh. Nhiều nơi nam sinh và nữ sinh phải sử dụng chung một phòng, điều đó khiến các bé gái cảm thấy bị khủng hoảng vì không thể "nhịn" được, mà nếu bước vào bên trong thì chỉ muốn ói.

9. Ghét đi xe buýt

Trẻ em không thích đi học bằng xe buýt nhà trường. Em Katelynn Wynen 9 tuổi nói rằng đó là khoảng thời gian buồn chán nhất. Em không biết làm gì ngoài việc ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc cúi xuống đọc sách.

10. Lúc nào cũng phải học

Trẻ em chỉ thích vui chơi chứ không thích học nhiều. Em Spencer Johne 7 tuổi cho biết em chỉ muốn ở nhà xem phim Arthur và Nhật ký Công chúa. Em Steve Prouty 8 tuổi nói rằng việc học hành nặng nề quá, em chỉ muốn vui chơi thôi.

Amy Baskin: Nhà văn viết cho trẻ em, đồng thời là người nói lên tiếng nói của trẻ em (children' writer). Bà sống với chồng và hai con ở Portland, Oregon

(Theo Amy Baskin/ Today Parent/Sống Magazine)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/98922/10-dieu-tre-em-ghet-nhat-ve-truong-hoc.html

Rèn luyện nhân cách để giải quyết tốt các tình huống sư phạm

Posted: 29 Nov 2012 06:44 AM PST

(GDTĐ)-Giải quyết tình huống sư phạm là một khía cạnh nghề nghiệp được xem là khó khăn đối với nhiều giáo viên, nhất là các giáo viên trẻ. Bàn về vấn đề này,  PGS.TS. Đào Thị Oanh – Viện Nghiên cứu Sư phạm – ĐHSP Hà Nội cho rằng, nếu giáo viên chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ thì chưa đủ để giải quyết tốt tình huống sư phạm, bởi nghề dạy học không chỉ đòi hỏi ở giáo viên những kiến thức khoa học mà còn yêu cầu ở họ những phẩm chất nhân cách đặc thù, từ đó cho rằng, rèn luyện năng lực giải quyết tình huống sư phạm là rèn luyện toàn bộ nhân cách.

Điều kiện dạy và học của g/v ở điểm trường Nậm Vì  của trường Chung Chải còn hết sức khó khăn.
Dạy học tại điểm trường Nậm Vì – trường Chung Chải (Mường Nhé, Điện Biên)

PV. Vì sao năng lực giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên lại liên quan chặt chẽ đến việc rèn luyện các phẩm chất nhân cách thưa PGS?

PGS.TS. Đào Thị Oanh: Năng lực giải quyết tình huống sư phạm là một năng lực phức hợp, đòi hỏi rèn luyện đồng thời nhiều yếu tố khác nhau ở người giáo viên. Trong đó cần đặc biệt coi trọng việc rèn luyện các phẩm chất nhân cách như: Tự trau dồi nghề nghiệp, tính kiên nhẫn, tính khách quan cảm xúc, sự đồng cảm, …Đây cũng là những gợi ý cho công tác đào tạo giáo viên trong trường sư phạm.

Công việc giáo dục và đào tạo con người là một hoạt động rất đặc thù, vừa mang tính khoa học, vừa mang tính sáng tạo và nghệ thuật. Đặc trưng nghề nghiệp tạo nên những khó khăn nhất định đối với giáo viên và khiến cho nghề dạy học có những yêu cầu đặc biệt đối với người làm nghề. Giáo viên không chỉ là người am hiểu về khoa học giảng dạy mà còn là người nghệ sĩ. Vì vậy, công cụ quan trọng của nghề dạy học là toàn bộ nhân cách ở người giáo viên.

Một trong những khía cạnh thể hiện rõ nhất tính không rập khuôn của nghề dạy học là cách thức giáo viên ứng phó với những tình huống sư phạm. Chính ở khía cạnh này, những phẩm chất tâm lí cần thiết đối với nghề dạy học được bộc lộ rõ nét nhất, là lúc người giáo viên thể hiện rõ nhất năng lực nghề nghiệp của bản thân. Đồng thời, còn là lúc để người giáo viên tự rèn luyện tư duy sư phạm linh hoạt, mềm dẻo, khả năng tự chủ, khả năng hiểu học sinh, khả năng ứng xử sư phạm… Thực tiễn giáo dục cho thấy, giáo viên thường xuyên phải đối mặt với các tình huống sư phạm đa dạng, đòi hỏi có những cách giải quyết hợp lí, hợp tình, qua đó thực hiện được chức năng giáo dục học sinh. Một tình huống như nhau nhưng với các đối tượng khác nhau, ở những thời điểm khác nhau sẽ có những cách giải quyết không hoàn toàn giống nhau.

PV. PGS nhận định thế nào về nhận thức của giáo viên hiện nay đối với tầm quan trọng của các phẩm chất nhân cách trong việc giải quyết tình huống sư phạm?

PGS.TS. Đào Thị Oanh: Kết quả nghiên cứu trên giáo viên (trong đó có các giáo viên trẻ) và sinh viên thực tập sư phạm cho thấy, khó khăn lớn nhất đối với họ khi thực hành nghề nghiệp là việc giải quyết các tình huống sư phạm. Nguyên nhân gây khó khăn cho việc giải quyết tình huống sư phạm được bản thân giáo viên và sinh viên thực tập đưa ra, gồm: không hiểu tâm lí học sinh; vận dụng các nguyên tắc sư phạm chưa đúng, chưa hiệu quả; không nắm vững quy trình giải quyết; chưa kiên nhẫn lắng nghe học sinh; chưa kiềm chế được cảm xúc tiêu cực…

Qua đây, có thể nhận thấy rất rõ một điều là: Tuy vai trò quan trọng của các phẩm chất nhân cách trong việc giải quyết tình huống sư phạm từ lâu đã được khẳng định, song, kết quả nghiên cứu cho thấy còn nhiều giáo viên và sinh viên chưa nhận thức được sâu sắc và đầy đủ về vấn đề này.

Chẳng hạn, trong khi vai trò của các yếu tố: Kiến thức học được từ trường sư phạm (33%); Kinh nghiệm sống" (35%); Tính linh hoạt của tư duy (51%)…được đánh giá khá cao, thì vai trò của các phẩm chất nhân cách khác dường như còn bị coi nhẹ, như: Tin tưởng học sinh – 14%; Đồng cảm với học sinh – 6,7%; Hiểu tâm lí học sinh – 2%; Tôn trọng học sinh – 3%; Yêu nghề" – 3%…

Kết quả này đặt ra những yêu cầu đối với công tác bồi dưỡng rèn luyện nâng cao năng lực nghề nghiệp cho các giáo viên nói chung và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trong nhà trường sư phạm nói riêng. Theo đó, việc rèn luyện năng lực giải quyết tình huống sư phạm cần phải được thực hiện đồng thời cả các kĩ năng sư phạm lẫn các phẩm chất nhân cách riêng của nhà giáo, và có lẽ phải bắt đầu từ việc trau dồi tình cảm nghề nghiệp (trách nhiệm, lương tâm, các giá trị nghề nghiệp)…

PV. Để rèn luyện năng lực giải quyết tình huống sư phạm cần quan tâm đến những yếu tố gì thưa PGS?

PGS.TS. Đào Thị Oanh: Như tôi đã khẳng định, rèn luyện năng lực giải quyết tình huống sư phạm là rèn luyện toàn bộ nhân cách. Vì vậy, người giáo viên cần thường xuyên tự trau dồi để phát triển nghề nghiệp, chẳng hạn, cần bổ sung những kiến thức về khoa học hành vi con người. Trên thực tế, cho dù là tình huống loại nào, thì về cơ bản, trong các tình huống sư phạm đều chứa đựng xung đột tâm lí ở mức độ khác nhau. Vì thế, nếu giáo viên có những kiến thức về các giai đoạn phát triển xung đột, về các chiến lược hành vi giải quyết xung đột…, thì có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một cách giải quyết có hiệu quả. Có thể bổ sung các kiến thức này vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Kinh nghiệm dạy học của nhiều giáo viên giỏi nghề đã cho thấy rõ điều này.

Cùng với đó, giáo viên cần thường xuyên rèn luyện tính cách bản thân. Đây là một vấn đề lớn, bao quát nhiều nội dung, trong đó có một số nét cơ bản, như: Nhận thức và thay đổi vai trò xã hội của bản thân trước học sinh. Một số nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, giáo viên mới ra nghề phải dạy các học sinh lớn 14 – 15 tuổi sẽ dễ dàng được học sinh nhìn nhận giống như những người anh/người chị lớn tuổi trong gia đình. Trong trường hợp này, sẽ chẳng ích gì nếu thầy/cô giáo trẻ đó cứ muốn đóng vai một giáo viên tóc đã điểm bạc. Tương tự, khi tuổi nhiều hơn 15 – 17 năm nữa, giáo viên rất có thể được xem như những phụ huynh thay thế của học sinh. Và sau này khi có tuổi hơn, thì vai trò của một người ông/người bà có thể sẽ thích hợp hơn trước các học sinh.

Tất nhiên, để duy trì được khoảng cách phù hợp với học sinh tại mỗi giai đoạn “lão hóa" của bản thân, thì luôn đòi hỏi một sự trưởng thành thích hợp về tính cách cá nhân ở giáo viên. Giáo viên phải luôn ý thức được rằng, không chỉ có học sinh thay đổi mà chính mình cũng thay đổi qua mỗi năm học. Họ phải cố gắng để trở thành đúng con người thật của mình với tư cách là một người giáo viên (ví dụ, khi đã 40 tuổi thì không nên cố tỏ ra vẫn còn là con người của tuổi 20). Điều này cho thấy tính liên tục của việc rèn luyện tính cách nhằm phát triển năng lực giải quyết tình huống sư phạm.

Người giáo viên cũng phải rèn luyện "tính kiên nhẫn" với tư cách là một yếu tố quan trọng của nghề dạy học. Nếu đôi khi học sinh tỏ ra “ngớ ngẩn" và cười vô cớ, nếu thỉnh thoảng các em không biết mình là ai và quên cả sự kính trọng đối với uy quyền của giáo viên, thì trước tất cả các sự việc này, giáo viên phải tự kiềm chế được mình, đếm đến 10, đợi cho cơn thịnh nộ qua đi, rồi khi bình tĩnh trở lại, giáo viên sẽ chỉ cho học sinh thấy những tác hại trong các hành vi đó mà không để tâm thù ghét học sinh.

Như vậy, ngay cả những hành vi ứng xử không phù hợp của học sinh cũng có thể trở nên có tác dụng giáo dục nếu giáo viên kiềm chế được bản thân. Một giáo viên có tác phong chững chạc, đằm tính, bình tĩnh có thể không phải lúc nào cũng dập tắt được những lộn xộn mà nhiều nhóm học sinh có khuynh hướng gây ra một cách tự nhiên, nhưng sự bình thản trước lớp học luôn luôn tốt hơn so với việc phải cất cao giọng. Điều này không có nghĩa là giáo viên không được nổi giận hay khiển trách nặng nề để đưa vào nền nếp những học sinh vô kỉ luật. Song, những lúc như vậy không nên xẩy ra nhiều và phải được coi là ngoại lệ. Sự kiên quyết cùng với sự điềm tĩnh trong tính cách của giáo viên nói lên lòng tin tưởng ở giáo viên rằng: nếu chúng ta làm việc cật lực thì những học sinh thiếu tự tin, bất ổn cũng có khả năng tiến bộ.

Cùng với việc rèn luyện tính khách quan tình cảm nhằm tránh thái độ cực đoan trước học sinh, việc rèn luyện sự đồng cảm với tư cách là một phẩm chất nhân cách không thể thiếu đối với người làm nghề dạy học cũng cần được quan tâm đúng mức. Giáo viên nhất định phải lưu tâm đến mọi nhu cầu của học sinh cho dù phải trả giá bằng thời gian, tâm trí, sự thăng tiến nghề nghiệp. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giải quyết tình huống sư phạm bởi vì cho phép giáo viên hiểu được những khó khăn cũng như tiên đoán được phản ứng của học sinh. Sự đồng cảm còn đòi hỏi giáo viên phải đặt mình vào vị trí của học sinh; phải chân thực và công bằng trong việc đánh giá học sinh; biết sử dụng hệ thống thưởng – phạt hiệu quả.

Một yếu tố quan trọng là giáo viên cần thường xuyên tự trau dồi, tự bồi dưỡng phát triển tình cảm nghề nghiệp cho bản thân. Những người nghiên cứu về nghề dạy học đều cho rằng, nói hay viết về nghề dạy học thì dễ hơn nhiều so với việc dạy học, bởi đó là một công việc vất vả cả về trí óc lẫn thể chất, đòi hỏi nhiều trách nhiệm, nhiều thử thách. Đặc biệt, công việc đứng lớp yêu cầu ở người giáo viên cả về năng lực lẫn sự kiên nhẫn cùng ý chí.

Tuy nhiên, dạy học còn là một nghề có thể mang lại cho con người những niềm vui rất riêng, rất đặc biệt mà không một nghề nào khác có thể có. Phần lớn các giáo viên nói rằng, họ dạy học vì nó mang đến cho họ sự hài lòng, sự mãn nguyện sâu sắc khi họ được nuôi dưỡng đời sống tâm hồn người khác bởi vì trong dạy học có tiếng cười, có chuyện vui và có trí tuệ. Niềm vui được xem là một yếu tố quan trọng của nghề dạy học, bởi thế, khi học sinh và giáo viên không cảm thấy được niềm vui, niềm hạnh phúc thì chắc chắn đã có điều gì đó không ổn. Về vấn đề này, James M. Banner và Jr. Harold C. Cannon đã có những phân tích rất hay trong tài liệu của mình khi nghiên cứu những yếu tố cơ bản của nghề dạy học.

Điều đó cũng đặt ra cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn. Đó là việc giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm, theo đó, hiệu quả mà nghề dạy học mang lại trước hết là những giá trị tinh thần lớn lao đối với cả người dạy và người học.

PV. Các nghiên cứu cho thấy, năng lực giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên ở trên lớp tương đối gần gũi với năng lực ứng xử tình huống trong giao tiếp đời thường. PGS suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

PGS.TS. Đào Thị Oanh: Điểm khác biệt cơ bản giữa năng lực giải quyết tình huống sư phạm với năng lực ứng xử trong giao tiếp đời thường nằm ở mục đích của việc giải quyết hay của việc ứng xử đó. Một tình huống được gọi là tình huống sư phạm khi nhà giáo dục biết rằng thực hiện hành động giải quyết tình huống là nhằm giáo dục học sinh. Sự khác nhau về mục đích quy định sự khác nhau về nội dung, cách thức, nguyên tắc. Hơn thế, năng lực giải quyết tình huống sư phạm mang tính khoa học nhiều hơn, trong khi đó, năng lực ứng xử tình huống đời thường mang tính kinh nghiệm nhiều hơn. Một số nghiên cứu về cách ứng xử sư phạm đã cho thấy rằng hiện tượng quát mắng, sỉ nhục, miệt thị học sinh bằng những ngôn từ thiếu văn hóa là do đã được chuyển từ cách giải quyết những mâu thuẫn cá nhân đời thường. Tức là, năng lực giải quyết tình huống sư phạm được giáo viên chuyển một cách máy móc, nguyên xi từ năng lực giải quyết tình huống giao tiếp hàng ngày.

Đứng từ góc độ đào tạo nghề, điều này đặt ra những quan tâm nhất định trong việc xác định ban đầu về những thói quen ứng xử giao tiếp ở sinh viên để làm cơ sở cho việc rèn luyện năng lực giao tiếp sư phạm cho họ. Đó là vì, những kĩ năng giao tiếp sẵn có ở sinh viên vừa là những thuận lợi, đồng thời vừa là những khó khăn cho việc hình thành, rèn luyện năng lực giải quyết tình huống sư phạm. Vấn đề là phải tạo ra được sự chuyển biến từ năng lực giải quyết tình huống đời thường của sinh viên sang năng lực giải quyết tình huống sư phạm đích thực.
Hiếu Nguyễn (ghi)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201211/Ren-luyen-nhan-cach-de-giai-quyet-tot-cac-tinh-huong-su-pham-1965242/

Quản lý dạy thêm, học thêm: Trên đóng dưới mở

Posted: 29 Nov 2012 06:44 AM PST

- Theo ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM việc quản lý dạy thêm, học thêm (DTHT) của Bộ GD-ĐT đang "trên đóng, dưới mở". Hoạt động DTHT là vấn đề tế nhị nên phải được quản lý tế nhị. Làm thế nào để vừa phát huy năng lực của nhà giáo, giải quyết những bức xúc, nhu cầu của nhà giáo nhưng cũng hạn chế tối đa những tiêu cực của việc DTHT?




 

Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GDĐT TPHCM. Ảnh: Tuổi trẻ

Có ý kiến cho rằng thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đang làm khó việc quản lý DTHT tại các cơ sở. Ông có đồng quan điểm với ý kiến này?

- Nếu xét cụ thể, rõ ràng việc DTHT là một nhu cầu của xã hội. Trong cuộc sống, người ta luôn cố gắng đạt được những kết quả cao hơn trong học tập nên đây là nhu cầu chính đáng của phụ huynh và học sinh. Thứ nữa, hiện nay về chính sách nói chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của nhà giáo. Việc dạy thêm tạo ra thu nhập giúp nhà giáo đáp ứng được một phần nào nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên cũng từ vấn đề này đang làm nảy sinh ra nhiều tiêu cực trong xã hội.

Trước thông tư 17 đã có nhiều thông tư khác đề cập đến vấn đề này, nhưng chưa có biện pháp nào tuyệt đối để quản lý. Vì vậy, việc Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định về DTHT là nhằm hạn chế những tiêu cực trong DTHT mà xã hội và người dân đang đòi hỏi.

Có thể thấy rằng, về vấn đề quản lý. thông tư có những mặt chưa ổn. Điều đó được thể hiện ở việc có những vẫn đề vừa được đóng lại vừa được mở gây không ít khó khăn cho các cấp cơ sở.

Về nhu cầu, đối tượng không nhất quán, đối tượng học cũng khó thực hiện, hơn nữa thông tư chỉ thể hiện mong muốn của Bộ muốn hạn chế tiêu cực dạy thêm những chưa đề ra được giải pháp mang tính khả thi.

Ví dụ thông tư có quy định những đối tượng cụ thể không được DTHT, nhưng lại quy định về việc cấp giấy phép tổ chức DTHT hay việc hạn chế dạy thêm trong nhà trường nhưng lại mở rộng dạy thêm phía ngoài….nên khó thực hiện được.

Thưa ông, hiện nay Sở GD-ĐT TP.HCM đã triển khai việc quản lý DTHT như thế nào?

- Sở GD-ĐT TPHCM đã tiến hành tham mưu với UBND TP về vấn đề này, trong thời gian tới thành phố sẽ ban hành quy định về công tác chỉ đạo quản lý việc DTHT trên địa bàn.

Có thể thấy một điều rằng, trong nhiều năm qua TP.HCM luôn dựa vào các quy định của Bộ GD-ĐT, sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước, TP.HCM đã có đề ra nhiều giải pháp để giảm thiểu tiêu cực trong dạy thêm. Nhưng vấn đề là ở chỗ, phải cân nhắc nên chọn biện pháp tốt nhất để vừa thực hiện, nhưng không làm ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của nhà giáo.

Vừa qua một số cơ sở tổ chức thực hiện thông tư này như vây bắt các cơ sở dạy thêm, hay thực hiện luân chuyển giáo viên đó về trường vùng sâu vùng xa nếu dạy thêm sai quy định… theo ông việc triển khai như thế này có đúng với môi trường giáo dục?

Nếu chúng ta thực hiện công tác quản lý về DTHT mà sử dụng các biện pháp xã hội thì rất khó được chấp nhận.

Tôi thấy, ở một số nơi có tình trạng công an ập vào bắt quả tang DTHT hay vây bắt cơ sở dạy thêm…là đã xúc phạm đến danh dự và uy tín của các nhà giáo. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến mỗi quan hệ giữa người thầy đối với học sinh mà còn ảnh hưởng đến xã hội.

Hoạt động DTHT là vấn đề tế nhị, vì vậy phải được quản lý tế nhị. Làm thế nào để vừa phát huy năng lực của nhà giáo, giải quyết những bức xúc, nhu cầu của nhà giáo nhưng cũng hạn chế tối đa những tiêu cực của việc DTHT như tình trạng đối xử không công bằng giữa học sinh học thêm và học sinh không học thêm, hay tổ chức lôi kéo học sinh đi học thêm khi không xuất phát từ nhu cầu của chính học sinh.

Theo tôi, vấn đề quản lý dạy thêm không ai làm tốt hơn là người quản lý tại trường học, đó chính là hiệu trưởng. Bởi vì không ai có thể sâu sát hơn hiệu trưởng để xử lý những vấn đề như phát sinh tiêu cực.

Nếu việc dạy thêm có quy mô thì phải có quy định về cấp phép dạy thêm. Nhưng nếu là dạy kèm thì không thể gọi đó là dạy thêm được, vì vậy những quy định về mặt hành chính phải phải chặt chẽ thì việc quản lý cũng như thực hiện mới rõ ràng.

Việc quy định về những giáo viên (GV) đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm quy định khiến một số nhà quản lý lo ngại sẽ dễ xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”, ông nghĩ như thế nào về vấn đề này?

- Ở chỗ này thông tư cũng không ổn. Chúng ta nên coi đối tượng dạy thêm ngoài nhà trường hay trong nhà trường đều như nhau. Nếu quy định như thế này, nhiều người sẽ đặt vấn đề tại sao GV ở các trường khác thì được dạy thêm còn những giáo viên trường mình thì không được dạy thêm…

Rõ ràng, thông tư đã phân ra vấn đề dạy thêm trong nhà trường, ngoài nhà trường, cấm giáo viên làm việc trong đơn vị sự nghiệp trong khi lại không cấm những GV đang công tác ở các trường tư, trường dân lập là khó khả thi.

Ngoài ra việc cấm giáo viên dạy thêm theo kiểu dạy kèm học sinh hay cấm những sinh viên có năng lực, có thể kèm cặp bên ngoài thì sẽ dẫn đến đưa họ vào các trung tâm, vô hình dung đang khuyến khích người ngoài ngành tổ chức các trung tâm dạy thêm để các giáo viên có thể đến làm việc.

- Cảm ơn ông!

• Lê Huyền (thực hiện)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/96564/quan-ly-day-them--hoc-them--tren-dong-duoi-mo.html

Để thành công, phải học từ nhiều nguồn

Posted: 29 Nov 2012 06:44 AM PST

Để thành công, phải học từ nhiều nguồn

TTO – Ngoài học từ thầy cô, sách vở mình còn học thêm từ bạn bè cũng như mọi điều trong cuộc sống như tin tức từ ti vi hay trên internet. Tuy nhiên, phải biết chọn thông tin nào bổ ích, tránh mất thời gian vào những trò vô bổ.

Các khách mời tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ sáng 28-11 – Ảnh: Thanh Đạm

Bạn Phan Minh Đức, vô địch Olympia 2010, hiện đang học năm thứ 2, cử nhân tài chính kế toán tại Trường ĐH Kỹ thuật Swinburne (Úc) đã chia sẻ như vậy tại buổi giao lưu trực tuyến chủ đề "Giao lưu với các nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia và ĐH Kỹ thuật Swinburne" trên Tuổi Trẻ Online  để cùng chia sẻ bí quyết thành công, cách thức học tập tốt ở nước ngoài…

Buổi giao lưu diễn ra từ 9g-11g30 sáng thứ tư 28-11, do Tuổi Trẻ Online phối hợp với Trường ĐH Kỹ thuật Swinburne (Úc) tổ chức với sự có mặt của các khách mời:

- Bạn Phan Minh Đức – vô địch Olympia 2010, hiện đang học năm thứ 2, cử nhân tài chính kế toán tại Swinburne

- Bạn Đặng Thái Hoàng – vô địch Olympia 2012, chuẩn bị đi du học tại Swinburne chuyên ngành kỹ sư

- Bà Bùi Thị Như Huyền – trưởng đại diện VPĐD Swinburne tại Việt Nam

- Bà Đàm Thị Mai Trúc – điều phối viên cao cấp, phát triển giáo dục ĐH Swinburne

———–

NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU

* Em sinh năm 1989, đã tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội – Khoa Kinh tế đối ngoại với điểm tốt nghiệp trung bình là 7,0. Sau khi tốt nghiệp, em đã làm việc tại một số công ty trái với chuyên ngành của mình: Webmaster và Sales admin. Hiện tại, em đang có mơ ước nhận học bổng toàn phần của Úc về lĩnh vực kinh tế hoặc quản lý ( gia đình em rất khó khăn nên không có tiền du học). Vậy, em cần phải có những chứng chỉ gì? và ứng tuyển cho trường nào ạ?

Em có tìm hiểu qua website và thấy có nhiều thông tin như: điểm tốt nghiệp đại học phải đạt 8.0, 9.0 … Vậy như thế em sẽ không đủ điều kiện để du học? Rất mong anh/chị tư vấn giúp em ạ. (hanhdth152@….)

Bà Đàm Thị Mai Trúc – Ảnh: Thanh Đạm

- Bà Đàm Thị Mai Trúc (điều phối viên cao cấp, phát triển giáo dục ĐH Swinburne): Chào bạn. Với kết quả học tập có điểm trung bình là 7.0, tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương, bạn có thể đăng ký chương trình thạc sĩ về chuyên ngành kinh tế như: Kinh doanh quốc tế, Quản lý kinh doanh… tại ĐH Swinburne với điểm IELTS đạt 6.5 trong đó không có môn riêng biệt nào thấp hơn 6.0

Hiện tại Swinburne có cấp một số học bổng cho năm 2013 như Học bổng Lãnh đạo và Học bổng Thạc sĩ (Tín chỉ). Những suất học bổng này có giá trị từ 3.000 – 6.000 đô Úc tuỳ theo chương trình đăng ký của sinh viên.

 * Trường ĐHSwinburne có danh tiếng như thế nào ở Úc, chất lượng ra sao? Có nằm trong nhóm 8 trường dẫn đầu không? Tôi được biết Swinburne hiện đang liên kết với các trường tại VN để đào tạo cử nhân và cao học, chất lượng có khác gì so với học tại chính quốc? (Tư Duy, 25 tuổi)

- Bà Bùi Thị Như Huyền (trưởng đại diện VPĐD ĐH Swinburne tại Việt Nam): Năm 2012, Swinburne được xếp vào Top 400 các trường đại học hàng đầu thế giới theo Bảng xếp hạng uy tín xếp hạng các trường đại học trên thế giới (ARWU). Hiện tại ĐH Swinburne nằm vị trí Top 10 của các trường đại học của Úc và Top 3 tại Melbourne.

Theo Sách hướng dẫn các trường đại học tốt năm 2013 (The Good Universities Guide 2013), Swinburne được xếp hạng 5 sao về một số kỹ năng như: Kỹ năng chung, Chất lượng giảng dạy, Mức độ hài lòng sau khi tốt nghiệp, Tính chuyên môn của đội ngũ giảng viên, Khả năng kiếm việc tốt.

Trước đây Swinburne có liên kết giảng dạy chương trình đại học và thạc sĩ với một số trường đại học tại Việt Nam nhằm đưa các chương trình này về giảng dạy tại Việt Nam, giúp sinh viên Việt Nam có cơ hội nhận bằng cấp nước ngoài với chi phí hợp lý. Chất lượng giảng dạy và giá trị bằng cấp đều có giá trị như nhau.

* Em đang học lớp 12, dự định du học Úc sau khi tốt nghiệp. Hiện em chưa chọn chuyên ngành, nhưng em thích bên cơ khí – tự động. Em học khá các môn khối A, tiếng Anh tương đối. Em có cơ hội ở ĐH Swinburne không? Hiện trường có học bổng nào dành cho HS VN như em không, điều kiện ra sao? (Lê Văn Luân, 18 tuổi)

- Bà Đàm Thị Mai Trúc: Nếu bạn đã tốt nghiệp PTTH tại Việt Nam bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau để đăng ký chương trình kỹ sư tại ĐH Swinburne:

- Liên thông từ Dự bị ĐH lên ĐH với điểm trung bình năm 12 trên 6.0, điểm IELTS đạt 5.5 không có môn riêng biệt nào dưới 5.5.

- Vào thẳng năm thứ nhất ĐH với yêu cầu học sinh tốt nghiệp PTTH tại Việt Nam, có điểm trung bình cả năm 12 đạt trên 8.0, trong đó 5 môn cơ bản Toán, Lý Hoá, Công Nghệ Thông Tin và Văn học phải đạt trên 7.5. Điểm IELTS phải đạt 6.5, không có môn riêng biệt nào dưới 6.0.

Trường Đại học Swinburne là một trong số ít trường Đại học của Úc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện Swinburne được thành lập từ năm 2007, hiện đóng tại Lầu 3, 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM. Số điện thoại liên lạc: 08 38277 677 hoặc 38277 678. Bạn có thể liên lạc thêm với chúng tôi để được cung cấp thông tin cụ thể.

* Chào Thái Hoàng nhà vô địch Olympia. Bằng cách nào em đã trở thành nhà vô địch vậy? (Hồng Hữu Hạnh, 43 tuổi, hanh69cm@…)

Đặng Thái Hoàng: “Muốn thành công trong bất cứ việc gì đều phải có đam mê và khao khát thực hiện nó đến cùng” – Ảnh: Thanh Đạm

- Bạn Đặng Thái Hoàng (vô địch Olympia 2012, chuẩn bị đi du học tại ĐH Swinburne chuyên ngành kỹ sư): Chào chị, em rất vui khi được trả lời câu hỏi thú vị này vì trở thành nhà vô địch là cả một câu chuyện dài. Trước hết, muốn thành công trong bất cứ việc gì đều phải có đam mê và khao khát thực hiện nó đến cùng, em cũng như nhiều bạn thi Olympia khác có ước mơ tham gia chương trình từ khi còn rất bé.

Tiếp đó muốn dự thi thì phải tự chuẩn bị cho mình kiến thức và những kiến thức này không phải ngày một ngày hai có thể ôn nhồi nhét để thi như những cuộc thi bình thường mà phải tích lũy lâu dài từ nhiều nguồn và hệ thống lại.

Được sự cổ vũ của bố mẹ, nhà trường và bạn bè, em đã đăng ký thi. Khi kiến thức đã sẵn sàng thì tâm lý và chiến thuật trong cuộc thi là hai yếu tố cuối cùng dẫn đến thành công.

* Mình đang tìm hiểu thông tin đi du học ở Úc, mình có thể tìm học bổng ở đâu? Nếu mình không có học bổng thì tổng chi phí đi du học (bao gồm tiền học phí, ăn ở) khoảng bao nhiêu/học kỳ? (Nhơn, 20 tuổi, nhontq@…)

- Bà Đàm Thị Mai Trúc: Hiện tại Swinburne có cấp một số học bổng cho năm 2013 như Học bổng liên thông đại học, Học bổng lãnh đạo và Học bổng thạc sĩ (tín chỉ). Các suất học bổng này có giá trị từ 3.000 – 6.000 đôla Úc tùy theo chương trình đăng ký của sinh viên.

Nếu đi du học tự túc, bạn cần phải chuẩn bị một số tiền như sau: học phí đại học tại Swinburne dao động từ 21.000 đôla Úc đến 26.000 đôla Úc/năm, sinh hoạt phí theo yêu cầu chính phủ Úc khoảng 18.610 đôla Úc, chi phí khác như bảo hiểm khoảng 500 đôla Úc/năm, vé máy bay và các thiết bị khác khoảng 2.000 đôla Úc.

Ngoài ra bạn có thể tìm kiếm học bổng ở các nguồn khác như Học bổng phát triển Úc (ADS)/Học bổng năng lực lãnh đạo Úc (ALAS) tại đường link http://asdiv.edu.vn/.

* Đại học Swinburne có chính sách học bổng toàn phần cho sinh viên Việt Nam không? Nếu có, làm thế nào để đăng ký được? (Nguyễn Thị Kim Hương, 20 tuổi, kimhuong221092@)

- Bà Đàm Thị Mai Trúc: Hiện tại Swinburne có cấp một số học bổng cho năm 2013 như Học bổng liên thông đại học dành cho các bạn nộp hồ sơ cho chương trình trọn gói từ dự bị đại học đến Unilink và đại học hoặc Unilink đến đại học, hoặc Học bổng lãnh đạo và Học bổng thạc sĩ (tín chỉ). Những suất học bổng này có giá trị từ 3.000-6.000 đôla Úc tuỳ theo chương trình đăng ký của sinh viên.

Swinburne đã và đang đồng hành với chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" và cấp những học bổng toàn phần và bán phần cho các bạn đạt giải trong cuộc thi chung kết năm, vô địch Đường lên Đỉnh Olympia trong suốt 11 năm qua.

Trong thời gian tới, tùy vào điều kiện, Swinburne vẫn cân nhắc cấp những học bổng toàn phần dành cho các sinh viên Việt Nam có thành tích học tập tốt.

 * Anh Phan Minh Đức có học thêm không? Em đang học phổ thông tại Quảng Trị, học cũng giỏi. Nếu em học tại trường không đi học thêm có học giỏi được như anh không? Anh chia sẻ cách học thêm tại nước ngoài cho em với. (tạ nguyễn minh thư, 12 tuổi, tatuantha@….)

- Bạn Phan Minh Đức (vô địch Olympia 2010, hiện đang học năm thứ 2, cử nhân tài chính kế toán tại Swinburne): Chào bạn. Theo mình quan trọng không phải là đi học thêm hay không mà là mình tự học như thế nào. Quan trọng không phải là đáp số mà là các phương pháp để giải quyết bài như thế nào. Bạn nên tìm tòi cách giải nào hay hơn như thế sẽ nhớ và hiểu bài sâu hơn.

Khi bằng tuổi bạn, mình không đi học thêm mà chỉ học trên lớp. Thời gian ở nhà, mình làm tất cả các bài tập thầy cô cho và còn đọc và làm thêm các bài tập mở rộng và nâng cao.

Ngoài học từ thầy cô, sách vở mình còn học thêm từ bạn bè cũng như mọi điều trong cuộc sống như tin tức từ ti vi hay trên internet. Tuy nhiên cần phải biết lựa chọn thông tin nào bổ ích, tránh mất thời gian vào những trò chơi vô bổ.

Chúc bạn học tập tốt. Mình tin rằng nếu bạn học tập tốt sẽ đạt được kết quả mong muốn.

* Hệ thống giáo dục Úc tính điểm ATAR tương ứng như thế nào với thang điểm 10? Em muốn tìm một số thông tin học bổng Úc thì xem ở đâu? (Tuấn Anh, 18 tuổi, tuananh28394@)

Bà Bùi Thị Như Huyền (phải) đang trả lời giao lưu – Ảnh: Thanh Đạm

- Bà Bùi Thị Như Huyền: Thang điểm ATAR là mức xếp hạng để biết bạn đang ở ngưỡng nào, thông thường thang điểm ATAR được tính theo mức 100. Ví dụ như bạn muốn nộp hồ sơ cho chương trình cử nhân thương mại (kế toán), để đáp ứng yêu cầu tuyển sinh năm 2012 cho chương trình này, bạn phải đạt điểm ATAR 70.

Hiện tại ĐH Swinburne có cấp một số học bổng cho năm 2013 như Học bổng liên thông đại học dành cho các bạn nộp hồ sơ cho chương trình trọn gói từ dự bị đại học đến Unilink và đại học hoặc Unilink đến đại học sẽ có cơ hội nhận học bổng lên đến gần 6.000 đôla Úc với một số ràng buộc như: phải nhập học dự bị đại học hoặc Unilink vào các kỳ tháng 2, tháng 6 hoặc tháng 10 năm 2013, có điểm trung bình GPA đạt trên 7.2.

* Giá trị giải thưởng cuộc thi là học bổng 35.000 USD có đủ để các bạn sống và học tại Úc không? (Việt Hương, 49 tuổi, viethuong1963@…)

Phan Minh Đức: “Quan trọng không phải là đi học thêm hay không mà là mình tự học như thế nào” – Ảnh: Thanh Đạm

- Bạn Phan Minh Đức: Người chiến thắng trong cuộc thi được nhận học bổng 35.000USD từ LG và suất học bổng toàn phần từ ĐH Swinburne (100% bậc đại học).

Chi phí trung bình của du học sinh Việt Nam tại Melbourne khoảng 1.000 đô Úc (AUD)/ tháng do đó 35.000USD có thể dùng để trang trải sinh hoạt phí trong 3 năm học.

Các bạn du học sinh còn có thể đi làm thêm để thêm thu nhập. Theo quy định của chính phủ Úc, sinh viên quốc tế có thể đi làm thêm tối đa 40 giờ trong 2 tuần. Tuy nhiên, các bạn cần sắp xếp thời gian hợp lí, cân bằng giữa việc học và đi làm thêm.

Ngoài ra, các bạn sinh viên với thành tích học tập nổi bật sẽ có cơ hội làm việc cho nhà trường (trợ giảng hoặc trực tiếp đứng lớp) với mức lương khá cao so với mức lương làm thêm bên ngoài.

* Cho em hỏi các anh về phương pháp để có một trí nhớ tốt và khoa học. (Châu Viết Long, 16 tuổi, you_can_get_itif_you_really_want@…)

* Bạn Đặng Thái Hoàng: Anh hy vọng những chia sẻ sau có thể giúp em sở hữu một phương pháp học tập hiệu quả.

Muốn có trí nhớ tốt, nguyên tắc cơ bản nhất là lặp đi lặp lại lúc đó ta sẽ nhớ dù vô thức hay hữu ý. Ví dụ: nghe nhiều lần một bài hát dù không có chủ đích ta vẫn thuộc lời và nhạc. Mình sẽ sử dụng khả năng ghi nhớ tiềm thức này bằng cách tăng tầng suất xuất hiện của mục tiêu cần ghi nhớ cụ thể như: dùng giấy nhớ dán khắp nơi để nhìn đâu cũng bắt gặp từ tiếng Anh, công thức Lý… cần nhớ hoặc khi nhận bài kiểm tra bị sai câu nào thì sau khi chữa chỉ cần viết lại một lần sẽ khiến việc sai lần nữa ít xảy ra.

Khi cần nhớ cấp tốc thì nên gạch đầu dòng nghĩa là phải tập tóm tắt nội dung cần nhớ. Khi đọc hay xem tivi nếu thấy chi tiết gì hay thì nên ghi lại ngay, ghi bài trên lớp cũng tương tự không cần ghi nhiều chỉ cần ghi từ khóa (quan trọng) và ý chính.

Trí nhớ tức thời đôi khi cũng rất hiệu quả. Ví dụ: khi đã lên giường đi ngủ anh chợt nhớ ra một từ tiếng Anh không biết nghĩa liền bật dậy tra từ điển ngay thì sẽ nhớ rất lâu từ đó.

Cuối cùng khi em thật sự yêu thích vấn đề gì em sẽ dễ dàng ghi nhớ nó nhất.

* Tôi là sinh viên mới tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, khoa Tài chính doanh nghiệp với GPA. Tôi mong muốn học tiếp lên bậc thạc sĩ chuyên ngành đang học. Tôi thấy các chương trình học bổng du học đều yêu cầu có kinh nghiệm làm việc 2 năm trong khi tôi mới ra trường thì chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Vậy có chương trình học bổng du học bậc thạc sĩ nào dành cho sinh viên mới ra trường? Các yêu cầu tiên quyết và cần chuẩn bị những gì? (diemle221@…)

- Bà Bùi Thị Như Huyền: Đúng là theo các chương trình học bổng như ADS, Endeavour Awards thì yêu cầu 2 năm kinh nghiệm. Đây là yêu cầu của chương trình khi bạn xin học bổng. Thông thường, với các trường, tùy theo khóa học, ví dụ như: MBA, quản lý kinh doanh, cũng cần kinh nghiệm làm việc trước khi xin học thạc sĩ.

Tuy nhiên, nếu bạn học thạc sĩ về Tài chính ngân hàng tại trường ĐH Swinburne thì không yêu cầu kinh nghiệm làm việc. Điều kiện đầu vào là IELTS 6.5 (không có kỹ năng nào dưới 6.0), GPA (điểm trung bình học tập của bậc đại học) từ 6.5 trở lên. Trường hợp bạn chưa đạt IELTS 6.5 thì bạn có thể học thêm khóa học tiếng Anh tại ĐH Swinburne trước khi vào chương trình thạc sĩ.

* Được học trong môi trường học tiên tiến, cách thức giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở Úc khác với VN ở những điểm nào? Theo bạn, nếu học trong nước thì SV Việt Nam có thể học cách nào để có năng lực như sinh viên nước ngoài? (nguyễn văn tứ, 28 tuổi, nguyenvantu128@…)

- Bạn Phan Minh Đức: Môi trường học tập tại Úc là một môi trường mở, nơi sinh viên được tạo mọi điều kiện để phát huy khả năng cùng sự sáng tạo của mình. Các thầy cô luôn theo sát sinh viên của mình và sẵn sàng giải đáp những thắc mắc (qua email cũng như những buổi nói chuyện trực tiếp).

Để hòa nhập và nắm bắt cơ hội từ môi trường học tập tiên tiến, sinh viên Việt Nam nói riêng và sinh viên quốc tế nói chung cần chủ động giao tiếp và cải thiện kĩ năng làm việc theo nhóm (teamwork). Hơn thế nữa, các bạn nên tận dụng tối đa trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất của trường mình theo học (thư viện, cơ sở dữ liệu trực tuyến…).

Ngoài ra, để trang bị những “kĩ năng mềm” cần thiết sau này, các bạn sinh viên có thể tham gia những hoạt động xã hội. Những hoạt động này giúp các bạn nâng cao kĩ năng giao tiếp, kinh nghiệm làm việc và kiến thức chung về xã hội.

Đại diện báo Tuổi Trẻ tặng hoa, quà cho các khách mời tham gia giao lưu - Ảnh: Thanh Đạm

* Hiện tại em đang là sinh viên năm 4 trường ĐH Ngoại thương, ngành Quản trị kinh doanh, sẽ nhận bằng tốt nghiệp vào tháng 10 năm 2013, khả năng sẽ đạt loại khá. Sau khi tốt nghiệp, em có nguyện vọng du học thạc sĩ ngành tài chính. Để có được các chương trình học bổng toàn phần tại Úc, em cần đáp ứng điều kiện nào và chuẩn bị những gì? (nghibinh13@…)

* Em hiện đang là sinh viên năm cuối của trường ĐH Ngoại Ngữ-ĐH Quốc Gia Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp đại học em muốn đi học thạc sĩ bên Úc, chuyên ngành Tài chính ngân hàng. Hiện tại điểm trung bình các kỳ của em là 7,3/10. Vậy em có thể xin học bổng được không, cách thức như thế nào, cũng như là nên xin vào trường nào? Mong anh chị tư vấn giúp. (gaubong_110791@…)

- Bà Bùi Thị Như Huyền: Các trường ĐH của Australia có chương trình học bổng bán phần, toàn phần, tùy theo thời điểm và những điều kiện nhất định.

Bạn có thể tham khảo thông tin học bổng từ hai chương trình học bổng của Chính phủ Australia là ADS và Endeavour Awards tại:

http://asdiv.edu.vn,

www.innovation.gov.au/INTERNATIONALEDUCATION/ENDEAVOURAWARDS/Pages/default.aspx

 

* Em hiện đang là sinh viên năm 2, muốn giành học bổng toàn phần học thạc sỹ ở Úc. Em cần chuẩn bị những thủ tục gì? Nếu điểm tổng kết không cao nhưng em làm đề tài khoa học cấp trường và tham gia nhiều hoạt động khác thì có được chấp nhận không? (lethanhquynhtrang@…)

- Bà Đàm Thị Mai Trúc: Hiện tại ĐH Swinburne có cấp một số học bổng cho năm 2013 như Học bổng Liên thông Đại học, Học bổng Lãnh đạo và Học bổng Thạc sĩ (Tín chỉ). Những suất học bổng này có giá trị từ 3.000 – 6.000 đô Úc tuỳ theo chương trình đăng ký của sinh viên.

Để đăng ký chương trình thạc sĩ tại Úc bạn cần hoàn thành xong chương trình ĐH tại Việt Nam với điểm GPA trên 6.5, IELTS 6.5 không môn riêng biệt nào dưới 6, và kinh nghiệm làm việc theo từng chuyên ngành lựa chọn (nếu có).

* Em hiện là sinh viên năm 3 khoa tiếng Anh, học lực giỏi, IELTS 7.0, muốn đi du học Úc lên thạc sĩ sau khi ra trường. Vậy nhờ anh chị tư vấn giúp là cần làm gì để có học bổng đi du học? (siena.tran@…)

- Bà Bùi Thị Như Huyền: Để có học bổng du học, bạn có thể thường xuyên tham khảo trang web học bổng của các trường ĐH tại Úc. Thường thì các chương trình học bổng của các trường được xây dựng theo từng năm.

Chương trình học bổng của chính phủ Úc thì bạn vui lòng tham khảo ở các câu trả lời liên quan.

Bạn cũng có thể tham khảo lời khuyên từ những người đi trước.

* Chào anh Hoàng. Theo em, việc lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng. Anh đã chọn lựa nghề nghiệp căn cứ trên những tiêu chí nào? Anh nhận thấy ĐH Swinburne sẽ hỗ trợ được anh những gì? Vì sao anh chọn ĐH Swinburne hay chỉ vì đây là nơi anh được cấp học bổng? (Phạm Hoài Trân, 16 tuổi, hoaitran@…)

* Bạn Đặng Thái Hoàng: Anh đồng ý với em rằng việc lựa chọn nghề nghiệp là cực kỳ quan trọng, nó quyết định cả tương lai sau này. Việc định hướng nghề nghiệp hiện nay cho học sinh phổ thông chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế vì vậy mỗi chúng ta phải tự quyết định hướng đi phù hợp nhất cho mình.

Anh lựa chọn nghề nghiệp dựa theo 3 tiêu chí: sở thích, gia đình, xu hướng xã hội. Trước hết phải xác định mình thích gì, có khả năng và quyết tâm để theo đuổi sở thích đó không. Tiếp theo phải có sự thống nhất giữa gia đình và bản thân, như anh quyết định theo nghề của bố là kỹ sư xây dựng.

Không kém phần quan trọng là xu hướng việc làm trong tương lai. Không nhất thiết là chọn nghề thời thượng, chạy đua theo mọi người nhưng nên chọn những ngành đang phát triển mạnh, những ngành có khả năng phát triển khi đất nước hội nhập.

ĐH Swinburne hỗ trợ anh phần học phí. Anh chọn ĐH Swinburne vì nhiều lý do. Anh muốn theo ngành Kỹ thuật mà ĐH Swinburne lại là một trường hàng đầu về đào tạo kỹ sư tại Úc. Các anh chị vô địch Olympia những năm trước đều chọn ĐH Swinburne và đã tư vấn cho anh về môi trường học tập, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ở đây rất tốt. Anh cũng đã tìm thêm thông tin trên mạng và tin tưởng mình sẽ có kết quả tốt nhất khi học tập tại đây.

* Gửi bạn Đặng Thái Hoàng. Bạn có thể chia sẻ quá trình chuẩn bị du học của bạn như thế nào? Bạn tìm hiểu cuộc sống xứ người thông qua những kênh nào?(Trần Văn Duy, 18 tuổi tuổi, vanduy315@…)

Bạn Đặng Thái Hoàng: Ngoại ngữ là hành trang quan trọng nhất khi chuẩn bị du học. Hiện tại, mình đang trau dồi ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm để dần làm quen với môi trường đại học mới lạ của phương Tây. Các bạn đi du học thường nói đùa là du học sinh phải trang bị kỹ năng “survive” (sống sót) nghĩa là phải tự lập về mọi mặt, sáng tạo, thích nghi những hoàn cảnh điều kiện khác nhau (đặc biệt là bệnh “nhớ nhà” và bệnh “thèm nói tiếng Việt”).

Mình tìm hiểu cuộc sống bên Úc bằng cách tham gia các forum, trang web của du học sinh, qua facebook và internet. Những chia sẻ của những người đi trước rất hữu ích, và nên kết bạn với nhiều người đã và đang sinh sống tại Úc, người Việt Nam cũng như người nước ngoài. Các thông tin chính thống trong sách báo hay trang web của Chính phủ Úc cũng rất quan trọng.

* Tôi muốn cho con trai học tại Swinburne cần những điều kiện nào? Để được nhận học bổng của trường, con tôi cần điều kiện gì? Những yếu tố cần thiết để có thể học tốt ở nước ngoài? (Huỳnh Thanh Thảo, 45 tuổi, thaolinnga@)

- Bà Bùi Thị Như Huyền: Nếu con của quý vị muốn học chương trình cử nhân, chúng tôi có nhiều hướng mở dành cho sinh viên quốc tế như sau:

- Liên thông từ dự bị đại học lên cử nhân với yêu cầu học sinh hoàn thành năm lớp 11 hoặc lớp 12 với điểm trung bình trên 6.0, điểm IELTS đạt 5.5 không có môn riêng biệt nào dưới 5.5

- Liên thông từ Diploma Unilink lên cử nhân với yêu cầu học sinh hoàn thành năm lớp 12 với điểm trung bình trên 6.5, điểm IELTS đạt 6.0 không có môn riêng biệt nào dưới 6.0

- Vào thẳng năm thứ nhất cử nhân với yêu cầu học sinh tốt nghiệp PTTH tại Việt Nam, có điểm trung bình cả năm 12 đạt trên 8.0, trong đó 5 môn cơ bản Toán, Lý Hóa, Công nghệ thông tin và văn học phải đạt trên 7.5. Điểm IELTS phải đạt 6.5, không có môn riêng biệt nào dưới 6.0.

Nếu muốn học chương trình thạc sĩ, người học phải tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, có điểm trung bình cả 4 năm đạt trên 6.5. Điểm IELTS phải đạt 6.5, không có môn riêng biệt nào dưới 6.0.

Nếu quý vị cần thêm thông tin, vui lòng liên lạc với chúng tôi tại VP đại diện của Trường Đại học Swinburne tại Việt Nam (tham khảo địa chỉ ở các câu trả lời liên quan). Văn phòng sẽ cung cấp các thông tin chính thống từ trường Đại học Swinburne cho sinh viên Việt Nam và các hỗ trợ cần thiết dành cho các học sinh/ sinh viên chuẩn bị hành trang đi du học tại trường. Chúng tôi sẽ là cầu nối giữa các bạn và hệ thống nhà trường, cũng như trả lời những thông tin liên quan đến thủ tục xin thư mời, chấp nhận thư mời, những thông tin về nơi ăn ở, cách học tập, liên hệ với cộng đồng sinh viên Việt Nam tại ĐH Swinburne.

* Em hiện đang học năm cuối tại trường Đại học Kinh tế TPHCM, số điểm hiện tại là 6.5. Em muốn xin được học thạc sỹ ở Úc ngành Kinh tế. Nhờ chương trình tư vấn giúp những học bổng phù hợp, đặc biệt là học bổng toàn phần. Các chi phí như: tiền trường, ăn ở, sinh hoạt… thường khoảng bao nhiêu? Em có thể đi làm thêm để trang trải chi phí không? (lamha1303@..)

- Bà Đàm Thị Mai Trúc: Đối với chương trình thạc sỹ tại Swinburne, bạn cần tốt nghiệp chương trình Đại học Kinh tế TP.HCM với điểm GPA 6.5, điểm IELTS 6.5 không môn riêng biệt thấp hơn 6.0

Hiện tại Swinburne có cấp 1 số học bổng cho năm 2013 như Học bổng Thạc sỹ Lãnh đạo và Học bổng Thạc sỹ (Tín chỉ) có giá trị từ 3.000$ Úc đến 6.000$ Úc tùy theo chương trình.

Bạn có thể tham khảo thông tin học bổng tại: www.international.swinburne.edu.au/apply/scholarships/#vietnam

Thông thường chi phí cho học phí, sinh hoạt phí khoảng 42.000$ Úc/năm chưa bao gồm những chi phí như laptop, vé máy bay.

Theo yêu cầu của Bộ Di trú Úc bạn được phép làm thêm 40 giờ trong 2 tuần (trong kỳ học), bạn được làm toàn thời gian trong các kỳ nghỉ.

* Theo tôi được biết mức học phí tại Úc dành cho SV nước ngoài và trong nước là khá chênh lệch. Như vậy bài toán tối ưu cho các bạn muốn theo đuổi ước mơ du học là gì? Liệu có nên tìm cách thức khác để trở thành SV Úc để giảm các chi phí đó không? Nhân tiện, cho mình hỏi một câu “cá nhân” với anh Đức là anh để kiểu tóc đuôi ngựa lâu chưa?(LêThị Phăng, 18 tuổi, k06401vnu@…)

- Bạn Phan Minh Đức: Trở thành sinh viên Úc thực sự rất khó (theo quy định về nhập quốc tịch Úc). Theo ý kiến của mình, nếu bạn đã xác định mục tiêu đi du học thì bạn cần chuẩn bị hành trang như ngoại ngữ, tài chính,… thật kĩ. Bạn có thể tham khảo các câu trả lời khác về mức chi phí học tập và sinh hoạt ở Úc.

Mình xin “đính chính” một chút đó là mình đang để kiểu tóc “kangaroo”. Thực ra mình nói đùa vậy thôi, mình cũng mới nuôi tóc dài dạo gần đây.

* Theo bạn, chúng ta nên chơi theo nhóm Việt Nam hay là chơi với bạn quốc tế khi đi du học? (Tư Duy, 25 tuổi, tuduy@gmail.com)

- Bạn Phan Minh Đức: Theo ý kiến của riêng mình, các bạn du học sinh không nên phân biệt sinh viên Việt Nam hay quốc tế. Nếu như giao lưu với các bạn sinh viên quốc tế sẽ giúp các bạn nâng cao vốn tiếng Anh và tìm hiểu thêm về các nền văn hóa khác nhau thì bạn bè Việt Nam là chỗ dựa tinh thần, nơi các bạn có thể tâm sự để vơi đi nỗi nhớ nhà.

* Mình rất thích Đặng Thái Hoàng. Chúc Hoàng thành công trên mọi lĩnh vực nhé. Khi nào Hoàng sẽ đi du học vậy? Từ khi đăng quang Đường lên đỉnh Olympia 2012 đến nay không biết Hoàng có thay đổi gì không? (nhất huy, 30 tuổi, huy@…)

* Bạn Đặng Thái Hoàng: Cảm ơn bạn. Mình vẫn đang trong quá trình học tiếng Anh để chuẩn bị cho kỳ thi IELTS. Mình sẽ cố gắng hoàn thành sớm nhất và khả năng sẽ đi du học vào khoảng giữa năm 2013. Sau cuộc thi năm 2012, mình thật sự không có thay đổi gì nhiều, chỉ là có thêm nhiều bạn bè, tự tin hơn một chút và được nhiều người yêu quý hơn một chút.

* Em đang muốn đi du học ở Úc. Nhưng nghe nói tiền học đại học bên Úc rất đắt và sinh hoạt phí cũng chiếm đáng kể. Nhà em tuy có điều kiện nhưng không thể lo hết cho em 4 năm học được. Vậy em muốn tìm một học bổng bán phần để đỡ đần tiền cho ba mẹ. Có loại học bổng đó không, và điều kiện cần là gì? (Lê Nguyễn Anh Thư, 18 tuổi, sweetbirthday29@…)

- Bà Bùi Thị Như Huyền: Thông tin về học bổng bán phần bạn có thể tham khảo các câu trả lời liên quan.

Hiện nay, ĐH Swinburne đang có chương trình học bổng cho các ứng viên nộp hồ sơ chương trình trọn gói từ dự bị đại học, liên thông đại học, đại học, cơ hội nhận học bổng lên đến 6.000 AUD, với một số yêu cầu như sau: nhập học dự bị đại học hoặc liên thông đại học (unilink) vào các kỳ tháng 2, tháng 6 hoặc tháng 10-2013, có điểm trung bình GPA của năm lớp 12 trên 7.2.

Học bổng sẽ được xét theo chất lượng hồ sơ và số lượng học bổng có hạn.

Ngoài ra, khi học tập tại Úc, bạn được phép làm thêm 40 giờ trong 2 tuần.

* Em chuẩn bị tốt nghiệp ĐH chuyên ngành CNTT, em có dự định học thạc sĩ ở Úc. Xin hỏi ĐH nào là thích hợp nhất? (namvohuynh90@…)

- Bà Bùi Thị Như Huyền: ĐH Kỹ thuật Swinburne có thể là một lựa chọn thích hợp cho bạn vì ngành CNTT là một trong những ngành mũi nhọn của trường.

Các ngành học CNTT rất đa dạng như: thạc sĩ quản trị hệ thống thông tin (Master of information systems management), thạc sĩ CNTT (Master of information technology), thạc sĩ quản lý dự án CNTT (Master of information technology project management)…

Bạn có thể lựa chọn những khóa học đáp ứng được định hướng phát triển nghề nghiệp của bạn.

Nếu cần thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ văn phòng đại diện ĐH Kỹ thuật Swinburne tại VN.

* Ngoại ngữ đóng một vai trò quan trọng khi đi du học. Vậy nên chuẩn bị ngoại ngữ như thế nào, có chuẩn nào không? ĐH Swinburne sẽ hỗ trợ ngôn ngữ như thế nào cho các tân sinh viên? (Võ Huệ Nhung, 18 tuổi, cogaihamhoc18@…)

- Bà Bùi Thị Như Huyền: Về nguyên tắc, khi đi du học, các trường ĐH nước ngoài, yêu cầu ngoại ngữ theo chuẩn IELTS hoặc TOEFL. Nếu bạn muốn du học bậc đại học, yêu cầu IELTS 6.5 (không có kỹ năng nào dưới 6.0). Trường hợp bạn chưa đạt IELTS như yêu cầu, bạn có thể theo học các khóa tiếng Anh tại trường ĐH Swinburne. Bạn sẽ làm một bài đánh giá trình độ tiếng Anh để xác định chương trình và thời gian học tiếng Anh trước khi vào ĐH của bạn.

Ngoài ra, trong quá trình học, trường có các dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế như hướng dẫn làm bài, sửa bài (sửa lỗi chính tả, ngữ pháp…) trong thời gian bạn học tiếng Anh tại trường.

* Cuộc sống ở Úc có quá đắt đỏ so với ở Việt Nam không? SV VN cần chuẩn bị gì để dễ thích nghi với cuộc sống ở đó? Đối với sinh viên Việt Nam, học tập ở Úc có những ưu điểm nào nổi bật hơn ở các nước, các châu lục khác? (Trần Việt Tiến, 17 tuổi, hazelkey12639@…)

- Bà Bùi Thị Như Huyền: Một số lời khuyên cho các sinh viên Việt Nam để thích nghi với cuộc sống ở Úc:

Thứ nhất, bạn phải xác định mục đích sang Úc là học tập và việc học tập vì thế phải được ưu tiên hàng đầu.

Thứ hai, trước khi lên đường, bạn nên tìm hiểu kỹ về văn hóa – phong tục tập quán của nước sở tại, tham gia các buổi thông tin chuẩn bị trước khi lên đường (pre-departure briefing).

Thứ ba, hãy chuẩn bị các kỹ năng cần thiết cho một cuộc sống tự lập.

Thứ tư, hãy kết nối với cộng đồng sinh viên đang theo học tại trường để có những lời khuyên bổ ích, hỗ trợ về việc tìm kiếm nơi ở, đi lại…

SV Việt Nam được đánh giá rất cao về tinh thần học tập, tính chuyên cần và kết quả học tập. Các bạn có khả năng nắm bắt những kiến thức mới, có khả năng tư duy rất tốt.

Một số lợi thế khi học tập tại Úc như:

Thứ nhất, nền giáo dục Úc là một trong những nền giáo dục hàng đầu thế giới với những thành tựu khoa học tiên tiến. Úc có ngôn ngữ chính là tiếng Anh. Úc có bộ luật ESOS – luật bảo vệ sinh viên quốc tế – nên bạn sẽ có thể yên tâm khi đến đây học tập.

Thứ hai, về khoảng cách địa lý – Úc rất gần với VN (8 giờ bay từ TP.HCM, và có chuyến bay thẳng).

Thứ ba, Úc là một quốc gia đa văn hóa, đa chủng tộc nên người dân rất thân thiện và bạn sẽ thích nghi nhanh với môi trường ở đây.

Thứ tư, Chính phủ Úc tạo điều kiện cho các SV làm thêm 40 giờ trong 2 tuần, ngoài việc có thêm thu nhập, bạn sẽ có cơ hội giao lưu với người bản xứ và SV đến từ các nước khác, học hỏi kinh nghiệm trong quá trình làm việc.

Theo Luật visa Úc mới nhất, các bạn học chương trình thạc sĩ 2 năm, sau khi tốt nghiệp, có cơ hội nhận được visa làm việc tại Úc trong vòng 2 năm.

* Chào bạn, khó khăn lúc ban đầu khi học ở nước ngoài là phần nói và nghe. Làm cách nào để cải thiện điều này khi vào lớp học? (apple1989, 23 tuổi, jenny15102012@….)

- Bạn Phan Minh Đức: Nói và nghe là hai kỹ năng cần được luyện tập hàng ngày. Để nâng cao 2 kỹ năng này bạn cần chủ động bắt chuyện và giao tiếp với các bạn sinh viên bản xứ. Ngoài ra có thể luyện tập nghe nói qua các buổi hội thoại thường ngày bất cứ lúc nào.

* Bạn Đặng Thái Hoàng có thể  chia sẻ về việc sắp xếp, phân bổ thời gian như thế nào? Làm sao bạn hệ thống được kiến thức mà mình đang có để có thể nhớ lâu? (Trương Thị Thảo Duyên, 20 tuổi, thaoduyen.st_ou@…)

* Bạn Đặng Thái Hoàng: Mỗi người đều có 24 giờ trong một ngày như nhau nhưng có người thành công, người thất bại là bởi vì sử dụng thời gian có hợp lý hay không.

Thời gian trước mình phải đối mặt với 3 cuộc thi một lúc: tốt nghiệp, đại học và Olympia nên việc ôn tập thực sự căng thẳng. Quan trọng là không được bỏ phí một phút nào, thời gian làm việc này không được kéo dài chiếm thời gian làm việc khác và phải làm việc hiệu quả. Nếu ngồi học 4 giờ đồng hồ nhưng mất tập trung để việc khác xen ngang thì ta có thể tập trung trong 2 giờ để hoàn thành. Luôn phải dành thời gian ngủ và nghỉ ngơi thì năng suất làm việc mới cao. Nếu cố thức muộn 1, 2 giờ mà để cả sáng hôm sau mệt mỏi thì hoàn toàn không nên.

Muốn hệ thống kiến thức không gì bằng ghi chép. Không nhất thiết cứ phải có một quyển sổ ghi chép một cách cứng nhắc mà nên ghi lại bất kỳ khi nào nhớ ra, bất kỳ chỗ nào rồi khi có thời gian thì xem lại.

“Việc hôm nay chớ để ngày mai”, mình luôn ghi ra những khái niệm chưa hiểu hoặc không biết để lên mạng tra cứu lúc rảnh, một thời gian sau nếu quên lại tra lại đến khi nhớ.

* Chào anh Minh Đức. Em đang học kế toán tại một trường ĐH trong nước và nhận ra vấn đề là đa phần sinh viên Kế toán ra trường thường thiếu kinh nghiệm thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Em muốn anh chia sẻ kinh nghiệm học và phương pháp giảng dạy ở ĐH Swinburne có khác gì so với ở Việt Nam? Lý do tại sao anh lại chọn ngành kế toán? (Trần Khánh, 20 tuổi, lktt1105@…)

- Bạn Phan Minh Đức: Phương pháp giảng dạy của trường Swinburne tập trung vào giải quyết vấn đề thực tế phát sinh khi các bạn đi làm. Sinh viên kế toán của nhà trường được tiếp cận với số liệu của những doanh nghiệp Úc và yêu cầu chuẩn bị báo cáo tài chính cho họ. Những bài tập này trang bị cho sinh viên những kĩ năng cần thiết cho công việc sau này.

Lí do mình chọn chuyên ngành Tài chính Kế toán là vì mình rất thích môn Toán cũng như tìm hiểu về thị trường tài chính. Ngoài ra, mình sẽ có nhiều lựa chọn sau khi tốt nghiệp như có thể bắt đầu đi làm hay tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy tại trường…

* Tôi có bằng Cử nhân thương mại tại ĐH RMIT VN, nay muốn sang Úc học thạc sĩ tín chỉ thì có cần bằng  IELTS 6.5 không? (trân van đâu, 23 tuổi, dailong52@…)

- Bà Bùi Thị Như Huyền: Nếu bạn vừa tốt nghiệp trong vòng 2 năm thì bạn có thể chuyển tiếp lên chương trình thạc sĩ tín chỉ tại ĐH Swinburne mà không cần nộp chứng chỉ IELTS. Nếu bạn đã tốt nghiệp trên 2 năm, bạn sẽ phải cung cấp chứng chỉ IELTS 6.5 (không có kỹ năng nào dưới 6.0) để vào thẳng chương  trình thạc sĩ.

* Cho tôi hỏi ĐH Swinburne sẽ tạo điều kiện làm thêm, nghiên cứu khoa học như thế nào? Là ĐH Kỹ thuật nghĩa là Swinburne sẽ không có thế mạnh về các ngành xã hội, nhân văn?(Đặng Hồng Thịnh, 20 tuổi tuổi, loverockthichcailuong@)

- Bà Đàm Thị Mai Trúc: Hiện tại Swinburne có cung cấp các hỗ trợ về việc làm cho sinh viên quốc tế như:

+ Hỗ trợ viết thư xin việc, lý lịch xin việc.

+ Phỏng vấn và tư vấn cách thuyết phục nhà tuyển dụng.

+ Những hội thảo về nghề nghiệp nhằm hỗ trợ những kỹ năng mềm khi xin việc.

+ Tổ chức ngày hội việc làm có sự tham gia của các đơn vị tuyển dụng của Úc.

ĐH Swinburne là ĐH đa ngành, chúng tôi giảng dạy các chương trình từ các ngành Nhân văn, Kinh tế, Thiết kế, Kỹ thuật, CNTT và Khoa học. Hiện tại ngành Truyền thông báo chí cũng là một thế mạnh tại Swinburne.

* Năm nay em học lớp 11 em muốn tìm một suất học bổng của trường ĐH Swinburne, xin hỏi điều kiện như thế nào? (võ thị phương uyên, 16 tuổi tuổi, phuonguyen_vo2002@)

- Bà Bùi Thị Như Huyền: Hiện Swinburne đang có chương trình học bổng áp dụng cho sinh viên quốc tế, đặc biệt học bổng dành cho sinh viên Việt Nam như sau: Nếu bạn đang học lớp 11 và nộp hồ sơ cho chương trình trọn gói từ dự bị đại học đến liên thông đại học và đại học, bạn sẽ có cơ hội nhận học bổng lên đến 6.000 đôla Úc với một số điều kiện như nhập học khóa dự bị đại học vào các kỳ tháng 2, tháng 6 hoặc tháng 10-2013, và điểm trung bình GPA đạt trên 7.2. Học bổng ưu tiên cho những hồ sơ có chất lượng và số lượng học bổng có giới hạn.

* Em sắp tốt nghiệp ĐH ngành quản trị kinh doanh. Em định học thạc sĩ bên hệ thống thông tin quản lý có được không ạ? (Lan huong, 22 tuổi, Soccon90@…)

- Bà Bùi Thị Như Huyền: Yêu cầu đầu vào bậc học thạc sĩ hệ thống thông tin quản lý (Master of information systems management) là phải tốt nghiệp đại học cùng chuyên ngành, có kinh nghiệm làm việc trong ngành. Trường hợp của bạn, chúng tôi không biết bạn đã học bao nhiêu môn học liên quan đến hệ thống thông tin, do đó bạn cần cung cấp chi tiết về chương trình học của bạn thì chúng tôi mới có thể tư vấn cụ thể.

Nếu cần thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ văn phòng đại diện ĐH Kỹ thuật Swinburne tại VN ở địa chỉ, lầu 3, tòa nhà YOCO, 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM, ĐT: 08.38277677.

* Em đã tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, đi làm được 4 năm. Nay em muốn học chương trình thạc sĩ tại Đại học Swinburne. Em có người chú, nhà ở cách đại học Swinburne khoảng 30km, em dự định khi đi học sẽ ở nhà chú. Em có cần chứng minh tài chính về khoản sinh hoạt phí không? (Thi Nguyen, 27 tuổi, nvtthuyet@…)

- Bà Bùi Thị Như Huyền: Theo quy định chung của luật di trú mới, du học sinh cần cung cấp thông tin tài chính đảm bảo cho cuộc sống và học tập tại Úc bao gồm học phí và sinh hoạt phí trong 1 năm, khoảng 45.000-50.000 đôla Úc, mục đích là để các bạn không phải lo lắng nhiều về vấn đề tài chính khi sang Úc, chuyên tâm học tập và đạt kết quả tốt.

Rất mong được chào đón bạn tại Đại học Kỹ thuật Swinburne!

* Chào hai nhà vô địch Olympia. Các bạn làm cách nào để luôn giữ được bình tĩnh và tự tin trước lúc “xung trận”? (Phan Thanh Bình, 23 tuổi, phanthanhbinh31090@…)

- Bạn Đặng Thái Hoàng: Chào Bình, tự tin và bình tĩnh là hai yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong một cuộc thi. Muốn có điều đó, trước hết phải chuẩn bị kiến thức thật tốt, không đặt nặng vấn đề thắng thua và tận dụng sự cổ vũ của bạn bè, người thân. Ngoài ra cũng phải hít thở thật sâu trước khi quyết định trả lời nữa.

* Bạn đã đạt được một số kiến thức cơ bản nơi giảng đường đại học rồi, để tiếp tục thành công trong cuộc sống thì cần phải làm gì để đạt được điều mình mong muốn?(Huỳnh Tuấn Kiệt, 21 tuổi, hungkietvkstg62@yahoo.com)

- Bạn Phan Minh Đức: Theo mình, bước chuẩn bị đầu tiên phải có là kiến thức, trong đó không chỉ là kiến thức tiếp thu trên giảng đường mà còn cả kĩ năng và hiểu biết chung trong cuộc sống. Để tiếp tục thành công trong cuộc sống, mình nghĩ rằng mỗi người cần theo đuổi niềm đam mê của mình và sống hết mình vì niềm đam mê đó.

* Ngoại ngữ đóng một vai trò quan trọng khi đi du học. Vậy nên chuẩn bị ngoại ngữ như thế nào, có chuẩn nào không? ĐH Swinburne sẽ hỗ trợ ngôn ngữ như thế nào cho các tân sinh viên?(Võ Huệ Nhung, 18 tuổi, cogaihamhoc18@yahoo.com.vn)

- Bạn Phan Minh Đức: Để có được sự tự tin khi đi du học, các bạn du học sinh cần trang bị vốn tiếng Anh cần thiết cho mình, bao gồm cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.

Yêu cầu của trường Swinburne cho sinh viên quốc tế là điểm thi IELTS đạt tối thiểu 6.5.

Ngoài ra, Swinburne luôn hỗ trợ sinh viên quốc tế hòa nhập với cuộc sống tại Úc qua những buổi thảo luận hay luyện tập kĩ năng giao tiếp.

Các bạn sinh viên có thể liên hệ trực tiếp với nhà trường để nhận sự giúp đỡ trong vấn đề học tập cũng như ngôn ngữ.

* Em muốn xin học bổng MBA toàn phần bên Úc. Em học Đại học Kinh tế – luật ĐHQG TP HCM – UEL, ngành Kế toán kiểm toán thuộc lớp Cử nhân tài năng (đầu vào ĐH trên 24đ) được nhà trường tài trợ chi phí sách vở, học phí,… (năm 2012 thì UEL chuyển sang lớp chất lượng cao). Em xin hỏi là IELTS bao nhiêu và GPA bao nhiêu thì có khả năng xin học bổng? (tear2311@…)

* Em tốt nghiệp đại học Ngân hàng năm 2010, GPA. 7.4, có một năm kinh nghiệm làm việc tại một ngân hàng thương mại cổ phần ở TP.HCM, có IELTS 6.0 mới thi ngày 21-7-2012, hiện là giảng viên của đại học Đà Nẵng phân hiệu Kon Tum. Trường rất ủng hộ giảng viên xin học bổng và cam kết sẽ trả lương trong thời gian đi du học. Với điều kiện của em có thể tìm đươc học bổng du học ở trường nào? (diepph88@…)

* Em tốt nghiệp đại học Kinh tế – Luật (ĐHQG HCM) chuyên ngành Kinh tế đối ngoại loại khá, hiện đang tham gia chương trình cao học ngành Thương mại tại trường ĐH Ngoại Thương cơ sở II. Em muốn xin học bổng du học toàn phần tại Úc chuyên ngành Kinh tế. Nhờ chuyên gia tư vấn những trường có chất lượng đào tạo tốt và yêu cầu về ngoại ngữ em cần chuẩn bị. (Nguyễn Thị Mai Thi, maithi.uel@..)

* Em là sinh viên vào năm thứ 3 Đại học Kinh tế quốc dân. Em muốn hỏi là điều kiện để xin học bổng đi học Thạc sĩ ở Úc như thế nào? Điểm tốt nghiệp yêu cầu ra sao? Và cho em hỏi cách tìm được học bổng để nộp hồ sơ? (quynhmai.neu9@….)

- Bà Bùi Thị Như Huyền: Các bạn có thể xin học bổng của Chính phủ Úc là ADS và Endeavor Awards mà tôi đã cung cấp thông tin ở trên.

Để có thể bắt đầu chương trình thạc sĩ tại Australia, bạn cần đạt IELTS 6.5 (không có kỹ năng nào dưới 6.0) để vào thẳng chương  trình thạc sĩ. Trường hợp bạn không đạt IELTS 6.5 thì các chương trình học bổng này có hỗ trợ các khóa học tiếng Anh tại Việt Nam.

Về thông tin học bổng, các bạn có thể tham khảo các câu trả lời liên quan. Các trường ĐH của Úc được chuẩn hóa và mỗi trường có mã số riêng, phục vụ cho việc quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục Úc. Như ĐH Swinburne có mã số (CRICOS Provider code) là 00111D.

Về điều kiện để được nhập học khóa học MBA ở các trường ĐH của Úc nói chung và ĐH Swinburne nói riêng, yêu cầu kinh nghiệm làm việc từ 2-3 năm trước khi nộp hồ sơ nhập học. Yêu cầu về GPA khác nhau tùy theo mỗi trường. Tại ĐH Swinburne, yêu cầu GPA là 6.8. IELTS 6.5 (không có kỹ năng nào dưới 6.0).

* Chào bạn Đặng Thái Hoàng. Mình muốn hỏi bạn cảm thấy như thế nào sau trận chung kết Olympia 2012, nhất là sau những dị nghị về chiến thắng của bạn trước Thân Ngọc Tĩnh. Bạn có thể cho mình biết làm sao để phân phối thời gian học hợp lí được không? Hiện tại mình đang có rất nhiều bài học. (Đỗ Nguyễn Nhân Kiệt, 20 tuổi, donguyennhankiet92@…)

- Bạn Đặng Thái Hoàng: Như bạn cũng đã biết sau trận chung kết Olympia 2012 có một vài thông tin trái chiều về kết quả của cuộc thi. Với một cuộc thi kịch tính có nhiều người xem và giải thưởng có giá trị lớn thì chuyện bình luận từ nhiều phía về kết quả là rất bình thường.

Tuy nhiên mình cũng muốn nói rõ một chút về những nghi vấn sau cuộc thi.

Vụ việc đó, có rất nhiều báo mạng đã đăng tin không chính xác (như một số vụ việc gần đây mà bạn cũng đã biết).

Hôm nay mình nhận lời báo Tuổi Trẻ cũng bởi vì uy tín của tờ báo.

Khi đọc một số thông tin trên một vài tờ báo họ trích dẫn những câu nói của mình dù mình chưa hề tiếp xúc với phóng viên của báo đó, những thông tin không chính xác này khiến một số bạn đọc có phản ứng tiêu cực về mình. Ban đầu mình cũng rất bất ngờ và khó chịu nhưng sau đó mình nhận ra rất nhiều người có hiểu biết cân nhắc và suy nghĩ khi đọc những thông tin từ các nguồn khác nhau và lựa chọn những gì đúng đắn.

Hiện tại mình nhận được rất nhiều sự quan tâm từ bạn bè ở mọi miền đất nước nên rất vui và sẽ cố gắng hết sức học tập để không phụ lòng tin của mọi người.

Muốn phân phối thời gian hợp lý bạn nên lập thời gian biểu và kế hoạch ngắn ngày, việc gì đề ra phải cố gắng hoàn thành. Quan trọng nhất là phải kiên quyết với bản thân không để thời gian lãng phí và phải giữ sức khỏe, nghỉ ngơi khi mệt mỏi.

* Ở Swinburne có các hội, nhóm kiểu như hội SV VN không? Hoặc có tổ chức nào hỗ trợ SV VN mới sang không? Nhà trường có những chính sách hỗ trợ nào riêng cho SV VN, có hỗ trợ thực tập và việc làm cho SV không? Xin cảm ơn! (Nguyễn Văn Huy, 19 tuổi)

- Bà Đàm Thị Mai Trúc: Hội du học sinh Việt Nam tại Swinburne được thành lập từ năm 2005, nhằm hỗ trợ cho các du học sinh lần đầu tiên đến Úc đang tham gia học tại Swinburne. Các sinh viên sẽ được giao lưu và tư vấn về cách học tập tại môi trường mới, nơi ăn ở phù hợp và chia sẻ kinh nghiệm học tập.

Sinh viên sẽ có những buổi sinh hoạt ngoại khóa như: Chào đón tân sinh viên vào các kỳ nhập học, Lễ hội Trung thu…

Bạn có thể tham khảo thông tin tại http://vissonline.net hoặc http://www.facebook.com/visswinburne.

Hiện tại Swinburne có cung cấp các hỗ trợ về việc làm cho sinh viên quốc tế cũng như Việt Nam:

+ Hỗ trợ viết thư xin việc, lý lịch xin việc.

+ Phỏng vấn và tư vấn cách thuyết phục nhà tuyển dụng.

+ Những hội thảo về nghề nghiệp nhằm hỗ trợ những kỹ năng mềm khi xin việc.

+ Tổ chức ngày hội việc làm có sự tham gia của các đơn vị tuyển dụng của Úc.

  TTO

Buổi giao lưu trực tuyến do Tuổi Trẻ Online và Trường ĐH Kỹ thuật Swinburne phối hợp tổ chức


Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/521823/De-thanh-cong-phai-hoc-tu-nhieu-nguon.html

Dứt khoát không dạy thêm ở tiểu học

Posted: 29 Nov 2012 06:43 AM PST

Học sinh tiểu học không cần học thêm

 

Thầy Nguyễn Trọng Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống trường phổ thông Nguyễn Siêu cho rằng, nếu căn cứ vào nội dung chương trình, đặc biệt là với phương thức đánh giá học sinh hiện nay ở cấp tiểu học thì học sinh cấp học này hoàn toàn không cần phải đi học thêm.

 

Thầy Vĩnh chia sẻ một thực tế, dù dạy trong các trường dân lập, tư thục với mức lương từ 9 -10 triệu đồng/ tháng, thậm chí nhiều giáo viên được trả 17 – 18 triệu đồng/ tháng nhưng khi có cơ hội các cô giáo vẫn bỏ để xin vào các trường công lập với mức lương không đủ sống.

 

"Vì nếu dạy ở trường công lập các cô mới chia nhỏ lớp ra để mà dạy thêm, để dễ dàng có thu nhập cao hơn rất nhiều", thầy Vĩnh nói.

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dut-khoat-khong-day-them-o-tieu-hoc-668094.htm

Giáo dục phổ thông sẽ theo hướng tích hợp và phân hóa

Posted: 29 Nov 2012 06:42 AM PST

(GDTĐ) – Tại hội thảo khoa học "Dạy tích hợp – dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015" do Bộ GDĐT tổ chức đã thu hút được sự quan tâm, góp ý của nhiều nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, giảng viên, giáo viên trong cả nước.


Cần giảm môn học bắt buộc, tăng các môn học tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Ảnh minh họa

Nhiều chuyên gia đã khẳng định việc dạy học tích hợp (kết hợp, lồng ghép các môn học) và dạy học phân hóa (chuyên sâu về lĩnh vực/ môn học) là xu hướng của thế giới. Tuy Việt Nam đã xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo quan điểm tích hợp nhưng chậm và chưa hiệu quả.

Để triển khai phương pháp dạy học tích hợp và phân hóa đạt hiệu quả, tiếp cận mục tiêu phát triển năng lực tương thích cho học sinh ở từng cấp học, các chuyên gia cho rằng phải gấp rút đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông giai đoạn sau năm 2015 cho phù hợp, thiết thực.

Chương trình, sách giáo khoa cần được xây dựng theo hướng tích hợp cao ở các lớp dưới và phân hóa rõ dần. Cần giảm môn học bắt buộc, tăng các môn học tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Nhiều ý kiến cho rằng cần tăng cường tích hợp trong nội bộ các môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3. Xây dựng hai môn học mới Khoa học và Công nghệ và Tìm hiểu xã hội đối với hai lớp 4 và 5.

Ở bậc THCS, ngoài các môn học cũ là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục Công dân sẽ xây dựng hai môn học mới gồm môn Khoa học Tự nhiên  và môn Khoa học Xã hội.

Các năm lớp 11 và 12 sẽ có 4 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và Giáo dục Công dân. Học sinh sẽ chọn 3 môn còn lại trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Môi trường, Công nghệ.

Trong điều kiện hiện nay, các hướng dạy học tích hợp, dạy học phân hóa vẫn riêng lẻ là do việc thực hiện và đánh giá riêng lẻ và quá tải của nội dung. Sau năm 2015, việc dạy học này phải hợp với từng đối tượng học sinh, vùng miền cụ thể và đáp ứng được mục đích dạy học.

Thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục tiến hành nhiều hội thảo để các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, các giảng viên, giáo viên, các bộ quản lý trao đổi thảo luận những vấn đề về dạy học tích hợp và dạy học phân hóa trong chương trình và SGK sau năm 2015.

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201211/Giao-duc-pho-thong-se-theo-huong-tich-hop-va-phan-hoa-1965243/

Rập khuôn là… giỏi!

Posted: 29 Nov 2012 06:42 AM PST

Nhiều phụ huynh cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên với văn mẫu vì nếu học sinh làm khác đi sẽ bị điểm kém


 

Ngay từ bậc tiểu học đến THPT, HS đã phải làm quen với các kiểu văn mẫu – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Học tập theo…

Bài tập làm văn hiện nay của học sinh (HS) thường phải theo chuẩn mực chung. Tả cô giáo thì tóc phải đen nhánh, mũi dọc dừa, da trắng mịn; ông bà tóc phải bạc phơ; mẹ phải hiền, dịu dàng; cây bóng mát phải có câu đại loại "tán lá xòe ra như một chiếc ô lớn". Tả cánh đồng thì "xanh ngun ngút, bạt ngàn lúa", hay "lúa đang trổ đòng đòng" mà khi ra ngoài đời bao nhiêu HS thành phố không hề biết "đòng đòng" là gì nhưng vẫn tả.

Chính vì khuôn mẫu này nên có những câu chuyện cười ra nước mắt.

Một phụ huynh có con học lớp 2 ở Hà Nội bức xúc: "Cô giáo cho đề bài, hãy tả ông hoặc bà em. Con nhà mình chọn tả ông nội và tả rất thật, rất trong sáng rằng người ông béo, lùn, da ông ngăm đen, đầu ông bị hói vì tóc đã rụng nhiều quá". Chị cho biết mình hài lòng về những câu văn tả thực ấy của con, vui khi con biết cách đặt câu như: "Tuy ông em béo nhưng đi lại rất nhanh nhẹn". Thế nhưng thật không ngờ cháu được 5 điểm với lời phê lạnh lùng của cô rằng tả về ông ngây ngô quá. Cháu phụng phịu cho biết cô giáo bảo tả ông phải râu tóc bạc phơ, ánh mắt hiền từ, giọng nói trầm ấm, dáng đi đã chậm chạp thì mới… hay. "Tôi không biết phải nói với cô thế nào vì người ông trong bài văn điểm kém và "ngây ngô" ấy mới chính là người ông thực sự và hết mực thân yêu của cháu. Tôi không muốn con tôi tả về ông mình như một ông già xa lạ nào đó. Lẽ nào gần 60 HS trong lớp cũng đều có người ông, người bà giống hệt nhau như vậy?", vị phụ huynh này trăn trở. Phụ huynh khác thì than thở: "Cô cứ nhất nhất bắt con tôi khi tả về người thân phải kể tên, tuổi, nghề nghiệp y như khai lý lịch. Khi cháu bảo em thấy bác em ở nhà nên không biết bác làm nghề gì thì cô bảo "vẫn phải nghĩ ra một nghề nào đó cho bác". Vậy là cháu lại phải bịa là bác em làm nghề bác sĩ".

Gia đình bắt buộc phải có đủ ba, mẹ

Có mặt tại Trường tiểu học Phan Văn Trị, Q.1, TP.HCM vào giờ tan trường ngày 28.11, một nhóm HS lớp 5 cho biết nếu tả thầy cô, phần mở bài phải là: "Vào năm học trước em đã từng được học thầy/cô…". Khi tả về mẹ, sẽ lần lượt chọn một trong 2 vế mà cô giáo đã hướng dẫn: mắt tròn xoe hoặc đen nhánh, mũi cao cao hoặc dọc dừa, dáng đi nhè nhẹ hoặc chậm rãi. Khi chúng tôi hỏi, vậy nếu không tả mẹ mà tả ba thì làm sao, các HS này trả lời ngay: "Nếu tả ba thì thêm vào: tính cách cứng rắn, còn những phần khác thì vẫn tả như cũ". Khi tả về người bạn để lại nhiều ấn tượng, các HS cho biết sẽ theo trình tự sau: "Năm nay bạn ấy trạc tuổi em hoặc cao hơn em cái đầu. Bạn ấy là một người chăm chỉ, tốt bụng, hay giúp đỡ người khác".

Chị N.N.L – phụ huynh HS lớp 2 Trường tiểu học Hòa Bình (Q.1, TP.HCM) – ấm ức: "Cô giáo cho đề bài tả các thành viên trong gia đình em. Bé nhà tôi tả ngoài Bi và mẹ thì gia đình còn có ông, bà ngoại, cậu, dì nhưng cô giáo không chịu mà yêu cầu cháu tả thành viên gia đình bao gồm ít nhất 3 người ba, mẹ và con. Nói thật là, vợ chồng tôi đã ly dị từ lâu rồi, cháu đang ở chung với tôi, nhà có 2 mẹ con bây giờ cô bắt như vậy tôi chả biết nói sao. Tôi chỉ mong được đọc những câu văn thể hiện tình cảm của con để nếu có gì sẽ điều chỉnh cho phù hợp với cuộc sống của cháu".

Minh Luân – Bích Thanh

Tả con vật thì có khuôn mẫu là phải so sánh đầu, tai, mũi, đuôi nó giống cái gì, to bằng gì. Dẫn đến tình huống nực cười như sau: Một ông bố có con học lớp 3 phải kêu trời lên khi con tả con lợn: "Đầu con lợn to bằng đầu bố em, tai con lợn to bằng tai bố em, mũi con lợn bẹp gí như mũi bố em, đuôi con lợn giống em vì bố em bảo em là cái đuôi của bố em".

Bài văn đúng chuẩn mẫu đến cuối mỗi bài phải nói lên cảm nghĩ của mình theo kiểu "xin hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để vui lòng". Điều này đã ăn sâu vào học trò đến nỗi có trường hợp sau khi tả xong con bò, một HS lớp 4 đã kết luận: "Em xin hứa sẽ học tập theo… con bò để ngày càng học giỏi và chăm ngoan hơn".

Cứ rập theo khuôn

Phần lớn giáo viên tiểu học sợ HS lan man và tả thực quá nên khi hướng dẫn làm tập làm văn, cô thường yêu cầu phải trả lời được đủ các câu hỏi mới đủ ý. Chẳng hạn khi tả cây, HS sẽ trả lời hàng loạt câu hỏi như: Cây có tán không? Có che mát không? Lợi ích của cây ra sao với con người? Một phụ huynh kể con gái chị chọn cây hoa đại, làm theo dàn ý của cô nên có những đoạn như sau: “Cây không có tán, rất ít lá nên không thể che mát được, lợi ích của cây đó là…”.

Tương tự với thể loại văn viết thư. Thư gửi cho người thân hay thư làm quen cũng chả khác nhau là mấy. Để chuẩn bị kết thúc bức thư thì phải có câu "Thư viết đến đây đã dài, mình xin dừng bút". Vậy là có không ít bài văn kiểu viết thư mới có vài dòng nhưng cũng để câu: "Thư viết đến đây đã dài".

Nhiều trường ở Hà Nội đã cẩn thận đến nỗi yêu cầu HS phải có thêm cuốn vở "chuẩn bị tập làm văn". Ở cuốn vở này, HS làm đi làm lại một bài văn để cô sửa cho đến khi nào thật đúng ý cô thì lúc đó bài làm mới được viết vào vở tập làm văn chính thức.

Phải học thuộc lòng

Học thuộc lòng các bài văn mẫu để làm bài thi là tình trạng rất phổ biến ở các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông hiện nay. Nhiều phụ huynh có con học tại một trường tiểu học Q.Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết gần đến kỳ thi, cô giáo cho HS khoảng 4 đến 5 đề trong chương trình. Lúc đầu các cháu tự làm, sau đó bố mẹ đọc và sửa lại rồi chuyển cho cô giáo (bắt buộc phải có chữ ký của phụ huynh chứng tỏ đã đọc sửa). Lúc này, cô giáo lần lượt đọc, sửa, rồi trả lại cho HS. Các em bắt buộc phải học thuộc lòng những bài văn này và đến các kỳ thi các em chỉ còn mỗi một việc là chép bài văn này ra. Có trường hợp phụ huynh phản ứng, không cho con học thuộc lòng thì con lại khóc lóc, vào lớp sợ cô la vì cô bắt từng bạn đứng lên trả bài xem có thuộc không.

Mọi thứ đều có khuôn nên HS cứ thế áp vào và sẽ đạt thành tích như mong muốn của giáo viên, nhà trường. Thế nên mới có chuyện lớp nào cũng đa số là HS giỏi. Chỉ có điều, cảm xúc thật của HS khi viết văn chẳng còn nữa, bảo sao HS ngày nay không yêu thích và hào hứng với môn văn?

Phải để học sinh phá cách

"Nếu quá gò theo dàn ý
lại mất đi tính sáng tạo của HS. Tôi cho rằng đây cũng là điều cần phải
thay đổi trong những năm tới. Có thể dạy một số dàn ý chu toàn nhưng vẫn
phải để cho HS phá cách, phân tích theo chiều sâu khía cạnh của một vấn
đề chứ không nhất thiết bắt HS phải thật toàn diện cả bài mà mất đi sự
sắc sảo mang dấu ấn cá nhân".

Giáo sư NGUYỄN MINH THUYẾTTổng chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học

Lệch lạc

"Sách
giáo khoa, sách hướng dẫn của giáo viên đã có hướng dẫn cụ thể về cách
làm một bài tập làm văn. Ngay giáo viên cũng được đào tạo về phương pháp
giảng dạy. Vậy mà dù thanh tra, kiểm tra rất nhiều lần nhưng giáo viên
vẫn để tái diễn tình trạng này. Có thể nói rằng, những thầy giáo, cô
giáo dạy HS làm bài rập khuôn theo văn mẫu là những giáo viên lệch lạc".

LÊ NGỌC ĐIỆPTrưởng phòng GD tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM

(Theo Tuệ Nguyễn/ Thanh Niên)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/98888/rap-khuon-la----gioi-.html

Nguồn cơn chuyện đổ xô đi học thạc sĩ

Posted: 29 Nov 2012 06:42 AM PST

Ngày ấy

Ngày ấy

 

 

 

Có lẽ vì thế, chúng ta, cách đây không lâu, hình như đó là một ngày rất đẹp trời, sau một đêm ngủ dậy, nhiều trăm Phó Tiến sĩ Việt Nam thành Tiến sĩ để ngang bằng với thiên hạ. PTS trở thành… "lịch sử".

 

Có một trường đại học tại Hà Nội mà tôi rất biết, giảng viên đã 5, 7 năm đứng trên bục giảng, khi sang Pháp học những năm 80, 90 Chính phủ Pháp cũng chỉ cho họ vào học năm thứ 3 (Licence). Sau 2 năm học khá vất vả lấy được bằng đại học (Maitrise) của họ. May mắn được đi tiếp (sau vài năm về nước giảng dạy) thì lại sau 2 năm dùi mài mới lấy được bằng DEA (tương đương Thạc sĩ). Cũng không ít người về nước mà chẳng có được bằng gì.

 

Cùng thời gian ấy, một số đồng nghiệp đi Úc, Anh (lần 2) may mắn hơn chỉ sau 1 năm lấy được bằng Master (vì sau đại học của xứ sở ấy chỉ 1 năm, hoặc 1 năm rưỡi).

 

 

Bây giờ

 

 

Bạn Yến Anh dùng chữ "đổ xô" đi học đủ thấy rằng, học sau đại học giờ đây không còn khó khăn gì. Vì sao? Học tập được khuyến khích. Ai muốn học đều có thể. Tốt nghiệp đại học (có bằng Cử nhân) đang chờ kiếm việc, đi học. Vừa có việc làm, đi học. Ở lại trường làm giảng viên tập sự, bắt buộc phải đi học. Học sau đại học (2 năm làm Thạc sĩ, 2 đến 3 năm làm Tiến sĩ), được mời chào, khích lệ…Có thiểu năng mới không học.

 

Dự án đến 2020 Việt Nam phải có thêm 20.000 Tiến sĩ thì phải học rồi. Đến nỗi ở nhiều lĩnh vực chẳng dính líu gì đến nghiên cứu giảng dạy cũng có dự án Tiến sĩ hóa cán bộ ở cấp tỉnh, cấp huyện.

 

Người người học Thạc sĩ, nghìn nghìn học Tiến sĩ, rồi vừa làm vừa học. Ai bận hơn Chủ tịch Tỉnh mà nhiều vị vẫn cố làm Tiến sĩ, đến mức có người chỉ sau nửa năm lấy được bằng Tiến sĩ của… Mỹ hẳn hoi (dù 1 câu tiếng Anh cũng pó- tay- chấm- com). Chuyện lạ mà thật.

 

Thiên hạ đổ xô đi học vì…không cần nhiều trí tuệ vẫn có bằng cấp cao (miễn là có tiền tệ). Lúc cơ cấu, cần Thạc sĩ, có ngay. Vị trí cao hơn, cần Tiến sĩ, có ngay. Cần gì nữa? Lí luận chính trị cao cấp, có ngay…vân vân và vân vân.

 

Chất lượng… khỏi bàn

 

 

 

Những ai đã và đang đứng trên bục giảng đại học, có chút tự trọng sẽ rất buồn chứng kiến việc dạy và học sau đại học. Nhiều thầy không nhận hướng dẫn luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ, không nhận làm giám khảo cho các buổi bảo vệ luận văn của sinh viên hệ đào tạo này, chính vì họ rất biết dù thế nào luận văn ấy vẫn được điểm 9 (nhiều sinh viên sau khi được cho điểm 8 đã… khóc nức nở).

 

 

Đại học Bách khoa Hà Nội đã nhìn rõ hệ lụy này và không thể để mất thương hiệu của trường. Nên gần đây trường này đã có nhiều biện pháp khá kiên quyết, cứng rắn với cả thầy và sinh viên, được dư luận hoan nghênh.

 

 

Đinh Việt Bình

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nguon-con-chuyen-do-xo-di-hoc-thac-si-668187.htm

Chỉ được dạy thêm mỗi tuần 3 buổi

Posted: 29 Nov 2012 06:41 AM PST

- Hà Nội  dự kiến không cho phép dạy thêm ở bậc tiểu học. Ở các bậc học
cao hơn, mỗi tuần bố trí không quá 3 buổi dạy thêm và mỗi lớp học được
phép tối đa có 45 học sinh có học lưc tương đương.




 

Trong một lớp bồi dưỡng kiến thức văn hóa cho
HS lớp 5 chuẩn bị thi lên lớp 6 ở Hà Nội. (Ảnh minh họa, Ảnh:
Văn Chung)

Trước khi trình UBND TP Hà Nội xem xét phê duyệt dự thảo quy định về dạy thêm – học thêm (DTHT), sáng 28/11, Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức lấy ý kiến của các quận huyện, và một số trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn.

Ông Phạm Xuân Tiến, trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho biết sẽ không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ ngày. Một số trường tiểu học không đủ điều kiện cơ sở vật chất để dạy 2 buổi/ ngày cần phải xây dựng đề án dạy học 2 buổi/ ngày ngoài nhà trường trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.

Cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, TCCN và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm – học thêm các nội dung theo chương trình phổ thông.

Những giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm – học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Họ cũng không được phép dạy thêm ngoài nhà trường với các học sinh mà mình đang dạy chính khóa khi chưa được cho phép.

Nguyên tắc DTHT góp phần chỉnh đốn, nâng cao kiến thức, kỹ năng, nhân cách HS, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, không gây nên tình trạng vượt quá tầm tiếp thu của người học.

Khi dạy thêm, giáo viên không cắt giảm nội dung trong chương trình chính khóa, dạy trước nội dung trong chương trình hoặc ép buộc gia đình, phụ huynh học sinh.

Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm, phân nhóm theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học.

Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm cũng phải có đơn đăng ký, cam kết hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên.

Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách, phân công giáo viên, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp. Mỗi tuần bố trí không quá 3 buổi dạy thêm và mỗi lớp học được phép tối đa có 45 học sinh có học lưc tương đương.

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức dạy thêm – học thêm công khai tại nơi dạy trước và trong khi thực hiện, gồm: Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Danh sách người dạy thêm; Mức tiền học thêm…

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang cho biết, với các trường ngoài công lập có chịu quản lí của quy định dạy thêm, quy định quản lí này chỉ áp dụng đối với các trường công lập. Các trường ngoài công lập căn cứ vào thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh.

  • Nguyễn Hiền

Không chờ đến Thông tư số 17, từ trước đến nay, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc đã có quy định cấm dạy thêm với học sinh bậc tiểu học.

Ông
Nguyễn Lê Huy, Trưởng Phòng Khảo thí Kiểm định chất lượng của sở
cho hay: "Cái khó là làm sao phân biệt được học thêm và phụ huynh gửi cô
kèm các cháu. Thứ Bảy, nhiều phụ huynh vẫn phải đi làm, có nhu cầu gửi
con tại nhà trường. Trẻ hiếu động, để tự chơi cũng khó nên cô cho bài
tập theo quy định là vi phạm".

Tương tự, Trưởng phòng GD-ĐT
TP.Thái Nguyên (Thái Nguyên) Nguyễn Tiến Dũng lo lắng: "Trong 2 tháng
hè, giáo viên có được dạy thêm không khi phụ huynh có nhu cầu?  Ở bậc
THCS là đương nhiên. Còn ở bậc tiểu học, phụ huynh muốn gửi cô rèn chữ
viết cho con".

"Nhiều trường tiểu học chỉ dạy 1 buổi/ngày, buổi
còn lại không dạy. Mà phụ huynh muốn gửi con cho các cô trông. Vậy sẽ xử
lí ra sao? Không ra bài tập thì trẻ khó quản lí. Để các cháu ê a cầm
sách nếu kiểm tra dễ bị cho là làm sai" – Trưởng Phòng GD-ĐT thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Đặng Việt Phú bổ sung.

Quy định cấm giáo
viên đang hưởng lương của đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức dạy thêm
theo lãnh đạo các cơ sở là tốt, nhằm quản lí chặt việc giáo viên ép buộc
học sinh học thêm ở nhà cô hoặc nơi cô thầy mở ra.

"Nhưng với
giáo viên, đặc biệt ở bậc THPT nhiều thầy cô giỏi, khi về hưu vẫn thu
hút lượng lớn học sinh có nhu cầu tham gia học. Quy định cũng không có
điều kiện ràng buộc và quản lí đối tượng này. Từ đây, họ dễ dàng mời
được giáo viên giỏi (còn dạy học) ở các trường về cơ sở của mình" – ông
Huy phân tích.

Theo ông Huy: "Thông tư 17 phần nào gây khó cho
những giáo viên giỏi, có tâm huyết và muốn cải thiện thu nhập từ việc
dạy thêm bằng năng lực và nhu cầu của học sinh khi họ không thể chủ động
tổ chức việc dạy và học ngoài giờ".

Vị trưởng phòng tiếp tục chỉ
ra những băn khoăn: "Với quy định hiện hành, việc được cấp phép dạy
thêm – học thêm không hề đơn giản đôi khi còn nhiêu khê. Nhiều giáo
viên chia HS, dạy nhóm 10 -15 em rất khó quản lí. Kiểm tra đa phần
sẽ thiếu giấy phép hoạt động phần vì họ ngại và cũng bởi danh sách học
sinh thường xuyên biến động".

Văn Chung

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/96571/chi-duoc-day-them-moi-tuan-3-buoi.html

Comments