Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chống nói ngọng trong trường học

Posted: 25 Nov 2012 06:34 AM PST

(GDTĐ) – Tại các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng, có rất nhiều người phát âm lệch chuẩn phụ âm l/n. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc phát âm lệch chuẩn này chủ yếu là do ảnh hưởng của môi trường giao tiếp và có thể khắc phục được do ý thức rèn luyện của mỗi người. Ngành GD-ĐT nhiều địa phương đang có nhiều biện pháp khắc phục nói ngọng của cán bộ, giáo viên, học sinh.


Cần rèn luyện việc phát âm chuẩn và viết chuẩn cho học sinh. Ảnh minh họa

Từ nhiều năm nay, Sở GDĐT Hải Dương đã phát động phong trào chống nói ngọng trong trường học. Có nhiều giải pháp được triển khai, gồm: đưa nội dung khắc phục lỗi phát âm cho giáo viên và học sinh vào trong hoạt động bồi dưỡng theo chu kỳ hàng năm của giáo viên, tổ chức các cuộc hội thảo về phương pháp rèn luyện phát âm chuẩn trong các trường; thi đọc hay, viết đẹp đối với học sinh và giáo viên bậc tiểu học…

Để khắc phục tật nói ngọng, nhiều trường trong địa bàn Hải Dương đã tập trung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực này cho giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học. Việc bồi dưỡng, hướng dẫn sửa lỗi phát âm, chi tiết đến từng kỹ thuật đặt lưỡi, bật hơi. Hầu hết giáo viên có ý thức trong việc rèn luyện phát âm đều khắc phục được hạn chế nói ngọng.

Nhiều trường đã quán triệt toàn bộ cán bộ, giáo viên phải gương mẫu phát âm chuẩn mọi lúc, mọi nơi, đưa nội dung rèn phát âm chuẩn vào các chương trình sinh hoạt tập thể, lồng ghép với hoạt động thường xuyên của các tổ chuyên môn, vào đánh giá thi đua của giáo viên và nội dung tính điểm các tiết hội giảng, hội thi.

Hải Phòng cũng là địa phương có nhiều giáo viên và học sinh mắc tật nói ngọng. Việc sửa chữa tật nói ngọng ở học sinh, rèn các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết chuẩn, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành GDĐT của thành phố.

Tại nhiều trường học ở Hải Phòng đã tổ chức giao lưu giữa các đội chơi trong lớp với chủ đề "Em yêu tiếng Việt". Nội dung gồm các bài kiểm tra về kiến thức tự nhiên, xã hội của học sinh, để qua đó rèn luyện khả năng  nghe, nói, đọc, viết chuẩn. Cách làm này phát huy được tính tích cực của học sinh, xây dựng môi trường học đường thân thiện theo phương châm "Học mà chơi, chơi mà học".

Qua  khảo sát tại 13 huyện ngoại thành Hà Nội thì có đến 22,27% số học sinh và 11,80% số giáo viên mắc tật nói ngọng. Từ 2 năm nay Sở GDĐT Hà Nội đã yêu cầu các trường tiểu học thường xuyên chú trọng việc sửa phát âm, viết sai khi dạy tiếng Việt, đặc biệt là các phân môn tập đọc, tập viết, tập làm văn. Các trường phải bố trí ít nhất 1 đến 2 tiết trong 1 tuần để luyện tập, chữa ngọng cho học sinh.

Các trường tổ chức các hình thức sinh động để tạo môi trường phát âm, viết chuẩn tiếng Việt. Giáo viên phải dành thời gian trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để sửa lỗi phát âm cho nhau, hướng dẫn học sinh chia nhóm để luyện tập sửa ngọng. Việc nắm chắc nghĩa của từ để viết đúng là yếu tố quan trọng giúp việc sửa ngọng nhanh hơn.

Ngành GDĐT có vai trò rất lớn trong việc khắc phục tình trạng nói ngọng trong trường học và hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng này. Để học sinh phát âm chuẩn, trước hết giáo viên phải nêu gương, phải thấy rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện để phát âm chuẩn. Nghe, nói, đọc, viết chuẩn tiếng Việt là cách tốt nhất để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201211/Chong-noi-ngong-trong-truong-hoc-1965157/

Tài liệu điện tử thực tế và những thách thức đặt ra cho công tác lưu trữ ở Việt Nam

Posted: 25 Nov 2012 06:33 AM PST

(GDTĐ) – Sáng nay 25/11 tại Tp. Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia về "Quản lý tài liệu điện tử và lưu trữ điện tử – Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế" do Trường Đại học Nội vụ  Hà Nội chủ trì.

Hội thảo quy tụ gần 100 chuyên gia về các lĩnh vực liên quan đến lưu trữ tham dự
Hội thảo quy tụ gần 100 chuyên gia về các lĩnh vực liên quan đến lưu trữ tham dự

Hội thảo quy tụ gần 100 chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực lưu trữ, lưu trữ học và quản lý tài liệu điện tử thuộc các bộ, ngành Trung ương và địa phương, đã có 38 báo cáo tham luận mang giá trị thực tiễn cao được gửi tới Hội nghị.

Phát biểu đề dẫn của NGƯT,TS. Triệu Văn Cường – Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho biết: Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật công nghệ thông tin đã hỗ trợ đắc lực cho nhu cầu truyền tin và khai thác thông tin, dữ liệu của nhân loại. Trong đó, hệ thống thông tin điện tử Internet được mọi người quan tâm sử dụng nhiều nhất nhờ tính thông dụng  trong việc giao tiếp, tìm kiếm và đọc thông tin bằng tính năng ưu việt của các phần mềm ứng dụng về quản lý, số hóa tài liệu.

Trên hệ thống thông tin điện tử Intenet không chỉ diễn ra sự giao tiếp, phổ cập thông tin mà còn hình thành nên một thị trường thông tin hàng hóa rộng lớn, nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, do yêu cầu của quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, việc công khai minh bạch các văn bản, chính sách của nhà nước đến mọi đối tượng trở thành vấn đề bắt buộc.

Một trong những nguồn thông tin được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất là thông tin từ tài liệu lưu trữ. Dưới góc độ quản lý nhà nước, việc bảo quản và sử dụng có hiệu quả giá trị tài liệu lưu trữ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với kinh tế, xã hội, lịch sử của mỗi quốc gia và địa phương. Vì vậy, song song với chương trình cung cấp thông tin không thụ động thông qua hệ thống thông tin điện tử Intenet (website) và hệ thống thông tin viễn thông thì việc ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào bảo quản lâu dài các tài liệu có giá trị (dần thay cho phương pháp bảo quản truyền thống) trở thành một nhiệm vụ cấp bách của công tác lưu trữ.

Triệu Văn Cường - Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa không thể thiếu của tài liệu điện tử
Triệu Văn Cường – Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa không thể thiếu của tài liệu điện tử

NGƯT.TS. Triệu Văn Cường, cũng khẳng định những ưu thế việt trội của tài liệu điện tử, theo ông: sự ra đời của tài liệu điện tử đã làm cho hoạt động quản lý và công tác hành chính trở nên nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm hơn. Đó là ưu thế chu chuyển văn bản nhanh chóng trong môi trường điện tử; Sự kết nối giữa các cá nhân và các chi nhánh trong cùng một cơ quan, tổ chức, giữa cơ quan trung tâm với các chi nhánh, bộ phận cách xa về địa lý; Đảm bảo quá trình tìm kiếm và xử lý thông tin văn bản được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và hệ thống; Cho phép đảm bảo an toàn thông tin, bằng cách sử dụng chữ ký số, hạn chế đối tượng tiếp cận tài liệu (bằng cách đặt password), đặt chế độ kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu; Đảm bảo việc quản lý văn bản từ khi chúng được sản sinh ra đến khi chuyển giao vào lưu trữ (trong suốt "vòng đời tài liệu").

Việc lưu trữ tài liệu điện tử giảm thiểu phần lớn không gian và kho tàng so với tài liệu giấy. Trang bị hệ thống chu chuyển văn bản điện tử cho phép tiết kiệm phần lớn chi phí văn phòng phẩm cho việc in ấn, photocopy, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho vấn đề vận chuyển văn bản bằng đường bưu điện, tiết kiệm sức lao động và tăng hiệu suất lao động, đảm bảo an toàn tài liệu.

Tài liệu điện tử ở Cộng hòa Liên bang Nga đã được Luật hóa và chi phối bởi các văn bản pháp quy của Chính phủ
Tài liệu điện tử ở Cộng hòa Liên bang Nga đã được Luật hóa và chi phối bởi các văn bản pháp quy của Chính phủ

Tuy nhiên ông cũng chỉ ra những thách thức, đó là sự phụ thuộc vào máy móc, chương trình. Tính pháp lý của tài liệu điện tử là rào cản đối với vấn đề đưa tài liệu điện tử trở nên thông dụng trong cuộc sống và thay thế hoàn toàn tài liệu giấy. Việc đảm bảo an toàn thông tin cao hơn so với tài liệu giấy.

Sự đơn giản trong vấn đề sửa đổi và sao chép thông tin là một đe dọa đối với sự an toàn thông tin trong nguồn tài liệu điện tử. Chỉ với những kỹ năng sử dụng máy tính đơn giản nhất, người ta đã có thể sửa đổi nội dung tài liệu điện tử hoặc sao chép (một phần hay toàn bộ) tài liệu mà hoàn toàn không để lại dấu vết. Đây thực sự là một mối đe dọa lớn đối với tính an toàn thông tin của nguồn tài liệu tồn tại trong môi trường điện tử.

Từ thực tế Công hòa Liên bang Nga, GS.TS. V.Ph. Iankovaia – Phó Giám đốc Viện nghiên cứu toàn Nga về Văn bản học và Công tác lưu trữ (VNIIDAD) đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản tổ chức làm việc với tài liệu điện tử văn thư và lưu trữ cơ quan. Bà nhấn mạnh tính pháp lý của việc này bằng việc Duma Quốc gia Nga đã ban hành luật liên bang, cùng những Nghị định của Chính phủ Liên bang Nga cũng được ban hành nhằm xác định những yêu cầu cơ bản trong tổ chức làm việc với tài liệu điện tử tại các cơ quan chính quyền nhà nước.

Tham luận của TS. Nguyễn Cảnh Đương – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội lại bàn về khái niệm "tài liệu", "văn bản, "tài liệu lưu trữ", "tài liệu điện tử và "Tài liệu lưu trữ điện tử" là gì. Đồng thời khẳng định, việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản của công tác quản lý TLĐT và công tác lưu trữ tài liệu điện tử là hướng nghiên cứu cấp bách và có ý nghĩa rất quan trọng. Hướng nghiên cứu này đòi hỏi sự đầu tư thỏa đáng không chỉ về tài chính mà còn cả về các phương diện khác như nhân lực, vật lực và đặc biệt là thời gian nghiên cứu.

Bàn về việc quản lý tài liệu, văn bản điện tử, ông Đỗ Đức Cường – Nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin (Bộ Nội vụ), đã tổng hợp lại một số nội dung xung quanh chủ đề “Quản lý tài  liệu, văn bản điện tử” với phạm vi các cơ quan hành chính nhà nước. PGS.TS Mai Hà (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng, cần đẩy mạnh phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn tin nói chung, nguồn tin điện tử nói riêng giữa các cơ quan thông tin – Lưu trữ là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nguồn tài liệu hiện có.

ThS. Nguyễn Thuỳ Trang và CN. Đàm Diệu Linh (Trung tâm Khoa học và Công nghệ văn thư, lưu trữ – Cục VTLT Nhà nước), xuất phát từ thực tiễn hệ thống chính sách về quản lý‎ tài liệu điện tử và lưu trữ điện tử của Việt Nam hiện nay, đã phân tích ưu điểm, hạn chế của các chính sách về quản lý tài liệu điện tử và lưu trữ điện tử của Việt Nam, đồng thời kiến nghị: Các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành rà soát toàn bộ các chính sách liên quan đến quản lý tài liệu điện tử và lưu trữ điện tử để có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kịp thời; bảo đảm tính thống nhất, toàn vẹn của các chính sách này; hạn chế tối đa các quy định chồng chéo, mâu thuẫn.

Hội thảo nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ thực tiễn quản lý ở các bộ, ngành và địa phương
Hội thảo nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ thực tiễn quản lý ở các bộ, ngành và địa phương

TS. Chu Thị Hậu – Trưởng Khoa Văn thư Lưu trữ (Trường ĐHNVHN) lại khẳng định sự cần thiết phải mở ngành đào tạo trình độ đại học "Lưu trữ tài liệu điện tử" nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập hiện nay.  TS. Mai Anh  – Chủ tịch Hội Tin học Viễn thông Hà Nội, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 11, cho rằng, trên cơ sở luật các chuyên ngành cần xây dựng, ban hành văn bản dưới luật để quy định việc quản lý, lưu trữ tài liệu điện tử cho ngành mình, nhất là một số ngành, lĩnh vực quan trọng như Hành chính nhà nước, Lưu trữ quốc gia, Bảo tàng, thư viện v.v… Ông Hoàng Quốc Tuấn  – Phó Cục trưởng Cục Lưu trữ – Văn phòng Trung ương Đảng kiến nghị, phải có chiến lược về quản lý tài liệu điện tử. Xuất phát từ vị trí, chức năng của mình, các cơ quan lưu trữ của Đảng cộng sản Việt Nam, trước hết là Cục Lưu trữ văn phòng Trung ương Đảng cần phải chủ trì phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức đảng để xây dựng một chiến lược phù hợp trước mắt và lâu dài. TS. Hồ Sỹ Lợi, ThS. Nguyễn Trọng Khánh (Cục Ứng dụng công nghệ thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông).

Th.S Phạm Đức Thụ – Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính, Văn phòng Chính phủ đã đưa ra những kinh nghiệm thực tế hết sức hiệu quả từ việc tin học hoá hệ thông tin tại Văn phòng Chính phủ, việc kết nối hệ thống thông tin của Văn phòng Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để cung cấp thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Hội thảo cũng ghi nhận nhiều ý kiến quý báu khác của đại diện cho các cơ quan như Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Lưu trữ Dầu khí, Viện Khoa học Xã hội, Bộ Tài nguyên Môi trường, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Ủy ban Dân tộc, Vụ Hành chính (Văn phòng Quốc hội), từ thực tế họat động tại các cơ quan đã đưa ra những tham luận tập trung vào những vấn đề liên quan đến các quy định của Đảng, Nhà nước đối với công tác Lưu trữ tài liệu điện tử; vị trí, vai trò của công tác này trong nhận thức của xã hội; trao đổi về thực trạng công tác Lưu trữ tài liệu điện tử tại các cơ quan, tổ chức. Qua đó xác định những giải pháp để khắc phục tình trạng hiện đang còn nhiều bất cập, hạn chế để hệ thống văn bản của Đảng, của Nhà nước về công tác này thật sự được triển khai áp dụng trong thực tiễn.
Phần thảo luận, nhiều bài học thực tế đã được đưa ra, đặc biệt là bài học về kinh nghiệm quản lý tài liệu điện tử tại Cộng hòa Liên bang Nga do GS.TS. V.Ph. Iankovaia – Phó Giám đốc VNIIDAD, đã nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của tài liệu điện tử và việc quản lý, đồng thời cũng được coi như một thông điệp gợi ý nên tiếp cận kinh nghiệm của các nước tiên tiến mà Việt Nam, một quốc gia đi sau rất cần tham khảo.

Thái Yên

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201211/Tai-lieu-dien-tu-thuc-te-va-nhung-thach-thuc-dat-ra-cho-cong-tac-luu-tru-o-Viet-Nam-1965160/

Nữ sinh day dứt với ‘báu vật của nhân loại”

Posted: 25 Nov 2012 06:33 AM PST

– "Tôi nghẹn ngào trước những trang viết như thế, tôi rùng mình nghĩ nếu như ai
cũng thờ ơ như thế thì khác nào chúng ta đào mồ mà chôn đi tình Yêu Thương, thứ
báu vật của nhân loại?".

Với đề bài yêu cầu suy nghĩ từ một câu nói của Martin Luther King ("Trong thế
giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà
còn cả vì sự im lặng của những người tốt"), một học sinh lớp 11 ở Vũng Tàu đã
trình bày góc nhìn riêng của mình. Dưới đây là bài văn của học sinh.


 

Một lần, khi nghe tin miền Trung có bão, thấy người ta ngồi trên mái nhà, dưới

chân một màu trắng xóa chờ đợi, mẹ tôi bảo:

-  Nhà ta  còn nghèo quá, không có tiền ủng hộ đâu con ạ!

Mẹ tôi, người tôi yêu thương nhất vừa nói thế ư? Nói trước những cảnh chết chìm,
chết nổi của miền Trung ư? Mẹ nói như chính mẹ đang là một phần của " thế giới
này"
, cái thế giới khiến chúng ta " xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của
những kẻ xấu mà còn cả vì sự im lặng của những người tốt".

Cuộc đời không phải là màu hồng, tôi biết. Tôi thấy những gam màu đen loang lổ.
Những tên sát nhân, giết người chỉ vì 50.000đ trong túi của kẻ khác; những thằng
kẻ cướp sẵn sàng chặt tay, chân và lấy mạng sống của cả một gia đình; những ông
bố mất tính người hiếp dâm con gái, những tài xế vì sợ tốn tiền nuôi một đứa trẻ
mà cán qua người nó đến chết mới thôi… Tôi biết ! Người ta đang ngày một trở nên
khủng khiếp như quỷ dữ. Và tôi còn biết, có một điều đáng sợ hơn nữa, có bao
nhiêu người tốt đang im lặng trước cái xấu. Im lặng, im lặng và chỉ im lặng…Im
lặng nhìn bé Duyệt Duyệt bị cán qua mấy lần. Bình thản! Im lặng nhìn một sinh
viên bị móc túi trên xe Buýt. Vẫn bình thản! Im lặng  móc túi đưa tiền cho con
đi xin việc làm. Trời ơi, lại cứ bình thản như thế!…Người phương  Tây nói: im
lặng là vàng. Nhưng không thể cứ im miệng, im luôn cả đầu óc, im  thúc giục đôi
tay, đôi chân, thúc giục trái tim nghĩ về người khác. Sự im lặng ấy là gì? Là
kim cương chăng?

Hình như ngày càng nhiều người chấp nhận việc để cho quỷ dữ ra giá trái tim
mình, ngày càng nhiều người thích hùa theo đám đông, im lặng. Họ bán lòng trắc
ẩn, nỗi xót xa trước bao thân phận người, để mua sự an toàn. Chao ôi, tôi cứ
nghĩ rồi người ta đang tự đi thụt lùi hàng mấy chục năm mất thôi. Cái thuở cả
làng Vũ Đại trong tác phẩm của Nam Cao lục đục kéo nhau về sau khi xem thằng Chí
Phèo ăn vạ tưởng đã qua lâu rồi. Thì họ cũng  muốn yên ổn thôi, khéo lại mang
họa vào thân… thế thì ta đang đi về đâu? Đi đến đâu?

Ngày nhỏ, tôi cứ ám ảnh mãi những câu chuyện trong cuốn " Những tấm lòng cao cả"
của Et – môn –  đê – Ami – xi, mẹ Enrico viết thư cho con thế này: “Khi bà ấy đưa
tay ra xin con một ít tiền, con đã ngoảnh mặt quay đi, trong khi đó mẹ biết chắc
rằng trong túi con có vài xu nhỏ. Sao con không tưởng tượng ra người phụ nữ đó ở
nhà cũng có con trai trạc tuổi con, nhưng lại đói khát, bệnh tật, nằm rũ rượi
trên giường, mắt long sòng sọc, tội nghiệp, nghèo đói, dơ bẩn bao vây…

Enrico không xấu, thâm chí trong trái tim cậu ấy có biết bao mầm thiện đang nảy
nở. Vậy mà cậu im lặng khóa trái tim mình, chắc để giành cho cái gì đó vĩ đại
hơn chăng? Chân và tay không động đậy, cứ bước thẳng. Rồi cái bước thẳng của bao
nhiêu phường ngông ấy sẽ dẫn đến lối đi vào cõi Vô Cảm. Đã bao giờ chúng ta đặt
chân vào lối đi ấy?

Mẹ Enrico viết tiếp rằng: "Nhà ta không giàu đâu con ạ. Nó còn có thể nghèo bất
cứ lúc nào, và có thể mẹ sẽ phải đi ăn xin như người phụ nữ ấy, nhưng khi mẹ
thấy con không cho mẹ tiền để mua bánh mì cho đứa con bệnh tật của mình, mẹ sẽ
buồn lắm. Mẹ sẽ thấy cả thế giới như hoàn toàn sụp đổ, không ai biết yêu thương
nhau. Đó là sự cô đơn thống khổ nhất, khi con gào thét và không ai đến cứu"

Vâng! Tôi nghẹn ngào trước những trang viết như thế, tôi rùng mình nghĩ nếu như
ai cũng thờ ơ như thế thì khác nào chúng ta đào mồ mà chôn đi tình Yêu Thương,
thứ báu vật của nhân loại? Khi ai cũng vì mình, vì mình thôi là đủ mệt lắm rồi,
thế thì ta sống hay đang trôi đi? Ngày tháng năm thành hư vô, con người sống hư
vô, tình yêu là hư vô…ta cứ đổ lỗi cho cuộc đời, cho người khác, ta cứ im lặng
mặc kệ và yên tâm ta là người tốt. Ta mài mòn trái tim mình, cho nó cùn đi, cùn
hẳn. Rồi đặt tay lên vùng ngực trái bỗng thấy trái tim không đập mà vẫn sống.
Chao ôi, bàng hoàng!

Mẹ tôi không xấu, mẹ là người tốt. Nhưng câu nói của mẹ là sự im lặng đáng sợ.
Nghèo thì sao? Là có quyền không giúp được người khác ư? Tôi nghĩ đến cái điều mà
Nam Cao đã nói " Khi người ta có một cái chân đau, người ta sẽ không cần nghĩ
đến cái chân đau của người khác"
. Lại một biện hộ cho thói vô cảm. Ai chả có nỗi
đau, mẹ tôi cũng thế, mẹ nghèo quá, cháy da cháy thịt mới có tiền cho con ăn
học. Thế mà xoẹt một cái, cho người ta 100.000đ, tiêng tiếc, mà biết tiền của
mình có đến được tay người ta không? Mẹ không ác, mẹ không sai, mẹ nghèo, nhưng
sao mẹ không yêu người hoạn nạn theo cách của người nghèo? Sao mẹ không thắp một
nén nhang lên bàn thờ rồi cầu cho mọi gia đình được đoàn tụ? Không ai bị lũ cuốn
đi, phải, không ai để lũ cuốn đi….

Có những người xấu, có những người han rỉ tâm hồn…Chúng ta không ác, chúng ta
chưa xấu, nhưng nếu chúng ta cứ đi qua, đi qua dửng dưng… Nếu như thế, cái ác,
cái xấu còn khủng khiếp hơn nữa, nó đưa ta đi đâu?


Tháng 11/2012

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Mời các bạn chia sẻ các bài văn hay của học sinh theo địa chỉ:
bangiaoduc@vietnamnet.vn. Cảm ơn các bạn.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/98340/nu-sinh-day-dut-voi--bau-vat-cua-nhan-loai-.html

Nới thời gian, nhiều ngành học vẫn đóng cửa

Posted: 25 Nov 2012 12:21 AM PST

- Mùa tuyển sinh năm 2012 các trường được kéo dài thời gian xét tuyển đến hết tháng
11, nhưng nhiều trường dừng tuyển trước thời hạn vì…không có thí sinh đến đăng ký.
Hàng loạt ngành học sẽ phải tạm dừng tuyển sinh vì thiếu nguồn tuyển. 

“Điệp khúc” của nhiều trường

Những tưởng Bộ GD-ĐT gia hạn thời gian xét tuyển sẽ giúp các trường thuận lợi hơn
trong tuyển sinh, nhưng thực tế lại diễn ngược. Lãnh đạo một số trường đã phải thốt
lên “không hiểu tại lý do gì mà tuyển sinh không được?”


 

Thí sinh xét tuyển tại Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM


Tại Quảng Ngãi đến 3 trường ĐH thì riêng Trường ĐH Kinh tế Tài chính thì tuyển đủ
chỉ tiêu. Còn Trường ĐH Phạm Văn Đồng, ĐH Công nghiệp TP.HCM cơ sở Quảng Ngãi đến
thời điểm này chỉ tuyển chưa đến 40% trong tổng chỉ tiêu mà Bộ GD-ĐT giao. Đại diện
của hai trường cho biết năm nay có khoảng 3 ngành có nguy cơ đóng cửa.

Theo thông báo của ĐH Huế thì nguy cơ có khả năng đóng cửa nhiều ngành. Những
ngành có nguy cơ đóng cửa của các đơn vị trực thuộc ĐH Huế như sau: Phân hiệu ĐH Huế
tại Quảng Trị, gồm ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường (2 SV/50 CT), Kỹ thuật
Điện (3 SV/50 CT), Kỹ thuật Bản đồ (3 SV/50 CT); ĐH Khoa học Huế: Hán Nôm (5 SV/30
CT), Địa lý tự nhiên (8 SV/40 CT)…;

Trường ĐH Nông lâm Huế có khả năng đóng cửa ngành Trồng trọt, Thủy sản, Lâm
nghiệp, Quản lý Tài nguyên và Môi trường,
cùng 5 ngành bậc CĐ.

Trường ĐH Sư phạm Huế đã có đơn chuyển lên đề xuất chuyển các sinh viên (SV) mới
trúng tuyển ở 2 ngành Sư phạm (SP) Kỹ thuật Công nghiệpSP Kỹ thuật Nông
nghiệp
sang ngành đào tạo khác. Lý do là do 2 khoa này có số SV nhập học chỉ có
15 thí sinh. Như vậy hai ngành trên đóng cửa trong mùa tuyển sinh năm nay.

Ông Hoàng Hữu Hòa – phó Trưởng Ban đào tạo ĐH Huế cho biết: "trong 3 năm trở
lại đây thì ĐH Huế cũng có từ 2 đến 3 ngành đóng cửa vì những ngành này thì sinh
không còn quan tâm đến, vì thí sinh cho rằng học những ngành này ra trường không xin
được việc làm".

Cũng theo ông Hòa thì chúng ta phải chọn lọc lại những ngành nào mà đặc thù và thế
mạnh của trường và sắp xếp các khối ngành nghề thích hợp; mạnh dạn ngừng tuyển sinh
một số ngành học khó tuyển trong những năm qua…

Trường ĐH Nha Trang năm nay tuyển sinh vẫn điệp khúc là đóng cửa nhiều ngành.
Trường CĐ Công nghệ Thông tin (ĐH Đà Nẵng) thông báo đóng cửa ngành Công nghệ
thông tin
  vì mới có 7 thí sinh đăng ký.

Trường ĐH Quảng Nam dừng tuyển sinh ngành CĐ ngành Sư phạm Mỹ thuật.

Trường ĐH Đồng Tháp năm nay phải tạm dừng tuyển sinh các ngành Sư phạm kỹ thuật
công nghiệp, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp
bậc ĐH và ngành Công nghệ thiết bị
trường học
bậc CĐ. Tương tự, Trường ĐH An Giang cũng tạm dừng tuyển sinh bốn
ngành.

Những ngành nông nghiệp và ngành khoa học cơ bản của ĐH Phú Yên, ĐH Trà Vinh cũng
có nguy cơ đóng cửa vì ít thí sinh đăng ký.

Trường ĐH Phú Xuân (Thừa Thiên Huế) và ĐH Phan Chu Trinh cũng “ngồi trên đống lửa”
vì có khoảng 5 ngành không tuyển đủ thí sinh. Nghiêm trọng hơn khi đến thời điểm này
Trường ĐH Tân Tạo mới chỉ có 30 thí sinh đến nhập học mà tổng chỉ tiêu (ĐH, CĐ) là
500.

Trường ĐH Phú Yên tạm dừng tuyển sinh ngành Văn học, Lịch sử, Việt Nam học và Sinh
học…

Còn nước còn tát…

Đại diện nhiều trường cho rằng vớt được thí sinh nào thí hay thí sinh đó…

Thạc sĩ Lâm Thành Hiển – phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng cho biết: Lý do nhiều
trường ĐH ngoài công lập khó tuyển là vì nhiều trường ĐH công lập ngâm thí sinh và
nhiều trường còn xin thêm chỉ tiêu nên các trường ĐH (NCL) tuyển không được. Do đó,
còn ngày nào chúng tôi cố vớt được thí sinh nào thì hay thí sinh đó.

Cũng theo ông Hiển, đến thời điểm này ngành Đông phương học, Sinh học mới tuyển
chưa được 40% trong tổng chỉ tiêu 200 được giao.

Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn – Đào Văn Lượng cho biết: "khó tuyển nhất
của trường là các ngành kỹ thuật. Nhiều ngành tuyển chưa đến 20% trong tổng chỉ tiêu
được giao”.

Lý do dẫn đến các ngành không tuyển được thí sinh – theo ông Lượng vì nhiều trường
ĐH lớn cũng có nhiều hệ đào tạo thí khi thí sinh nạp hồ sơ vào thì khó rút ra. “Để
có kinh phí đầu tư cơ sở vất và đội ngũ giảng viên nên nhà trường vẫn phải cố gắng
vớt được chút nào hay chút đó"
– lời ông Lượng.

Ông Phạm Hồng Dũng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Phan Thiết cho rằng, việc ngành
CNTT của trường đến thời điểm này tuyển không được là do thí sinh không còn xem ngành
CNTT là "hot" nữa. Nhưng dù số lượng thí sinh nhập học ít trường vẫn tổ chức dạy, chứ
không đóng cửa ngành.

Khác với cách làm của các trường là nỗ lực để vợt thí sinh thì ông Hoàng Xuân
Quảng – phó hiệu trưởng Trường ĐH An Giang đã thông báo tạm dừng tuyển sinh 4 ngành
gồm: Sư phạm sinh học, Sư phạm tin học, Chăn nuôi (bậc ĐH) và Chăn nuôi
(bậc CĐ) ngay sau khi công bố điểm chuẩn NV1 mà không chờ NV bổ sung. Hai ngành
Quản trị kinh doanh
Luật kinh tế (liên kết với Trường ĐH Kinh tế – luật
- ĐHQG TP.HCM) cũng không thể mở được do chỉ có tám thí sinh đạt điểm chuẩn.

Theo ông Quảng, có xét tuyển nữa thì nguồn tuyển cũng không có nên trường quyết
định dừng tuyển sinh.

  • Anh Thư

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/98291/noi-thoi-gian--nhieu-nganh-hoc-van-dong-cua.html

Vì sao trường ta “sính” thầy Tây?

Posted: 25 Nov 2012 12:21 AM PST

Có cầu, ắt có cung

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), đến hết tháng 6/2012, nếu áp dụng khung tham chiếu châu Âu, toàn quốc chỉ có 1.062/11.784 giáo viên tiếng Anh tiểu học đạt trình độ B2; 2.785 GV đạt trình độ B1. Con số này là quá ít ỏi so với tỉ lệ 60,17% giáo viên tiếng Anh hiện nay có trình độ đại học (ĐH) và sau ĐH trên cả nước.

Kết quả khảo sát trình độ giáo viên tiếng Anh ở 30 tỉnh, thành phố vừa qua cho thấy: 97% giáo viên THPT và 93% giáo viên THCS không đạt mức chuẩn của đề án xây dựng. Đáng lo ngại hơn, ở bậc Tiểu học có tới 17% giáo viên trên toàn quốc chỉ đạt trình độ A1, tức là tương đương về trình độ với người vừa nhập môn tiếng Anh.

Điều này khiến phần lớn phụ huynh và các cơ sở giáo dục "giật mình" trước chất lượng của giáo viên ngoại ngữ Việt Nam, đặc biệt khi số liệu 30% giáo viên nghe không hiểu được tiếng mình đang dạy được đưa ra.

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu được va chạm, tiếp xúc với những nền văn hóa khác càng mạnh mẽ, do vậy, ngoại ngữ là thứ không thể thiếu với những "công dân toàn cầu". Tuy nhiên, quan sát một giờ học tiếng Anh hiện nay cho thấy cả phương pháp dạy-học và độ chuẩn xác kiến thức của người dạy đều có vấn đề, đặc biệt phát âm và kỹ năng diễn đạt nói.


Việc dạy - học ngoại ngữ hiện nay còn rất thụ động.

Thiếu những cố gắng cần thiết, cứ theo quán tính này, chỉ một vài năm nữa Việt Nam sẽ có một loại tiếng Anh riêng mà không ai hiểu ngoài chính người nói: Vinglish (tiếng Anh Việt Nam). Chính những điều này đã thúc đẩy việc tìm thầy "ngoại" để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của phụ huynh và học sinh.

Giáo viên bản ngữ có rất nhiều lợi thế, phù hợp với yêu cầu của học sinh cũng như phụ huynh Việt Nam, trước hết, họ nói ngoại ngữ "xịn" và phát âm chuẩn. Đây được coi là điểm yếu của giáo viên ngoại ngữ Việt Nam mà giáo viên bản ngữ dễ dàng khắc phục.

Thầy tây cũng có đặc điểm chung là rất nhiệt tình. Họ biết cách làm cho mối quan hệ thầy trò trở nên thân thiện, cởi mở bằng những hành động khuyến khích học sinh chủ động tìm đến mình.

Họ sẵn sàng là người đến lớp sớm nhất và về muộn nhất để có thời gian giải đáp thắc mắc của học sinh sau khi đã hoàn thành bài giảng. Với phong cách luôn cởi mở và chủ động của người châu Âu, họ luôn biết cách sáng tạo ra những tình huống mang tính tập thể để lôi kéo học sinh tham gia. Nhiều giáo viên còn nhiệt tình giảng dạy ngoài giờ cho những học sinh có nhu cầu học thêm.

Với những giáo viên đã từng có thời gian sống và làm việc ở Việt Nam trước khi bước vào giảng dạy, họ đã có cơ hội tiếp xúc với người Việt nên luôn hiểu bản chất của người Việt là ngại tiếp xúc, hạn chế trong lối phát âm.

Làm cho bài giảng sinh động, “thầy Tây xịn” thường bày trò chơi và các hoạt động lôi kéo sự tham gia của tập thể. Phương pháp này nhằm tăng tính tương tác của các học viên, nâng cao khả năng phản xạ ngôn ngữ… Với đối tượng là những học sinh nhỏ tuổi như mẫu giáo, tiểu học, THCS thì lối giảng dạy trên được áp dụng triệt để.

Cần "chuẩn hóa" giáo viên bản ngữ

Việc thuê thầy Tây dạy cho học sinh ta không còn là hiện tượng lạ trong ngành giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích thì cũng có một số vấn đề cần phải điều chỉnh cho phù hợp với môi trường giáo dục nước ta.

Tuy nhiên, nguồn giáo viên được sử dụng để giảng dạy trong các chương trình ngoại ngữ cũng rất đa dạng, có người có bằng chứng nhận ĐH, CĐ sư phạm nhưng cũng có những người học các trường ngoại ngữ, không có nghiệp vụ sư phạm, thậm chí cũng có những đối tượng Tây "balo". Và tất nhiên, các trường học đều không thể đảm bảo chất lượng của giáo viên liệu có đạt trình độ B2 như yêu cầu của Bộ GD-ĐT hay không.

Bên cạnh những ưu thế tạo tâm lý thoải mái cho học viên để tiếp thu bài giảng một cách hiệu quả thì việc quá “linh động” của “thầy Tây” cũng ảnh hưởng rất nhiều tới phong cách sống của học trò.

“Thầy Tây” bê nguyên thói quen sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày của người châu Âu, châu Mỹ vào trong việc giảng dạy. Họ ít chú ý đến văn hóa học đường Việt Nam nên khá tùy tiện trong ứng xử, ngôn từ. Với thói quen sinh hoạt tự do nên “thầy Tây” cũng tạo ra xu hướng tự do nhằm tạo tâm lý thoải mái cho học viên.


Giáo viên bản ngữ đem lại sự hứng thú cho học sinh.

Phần lớn phương pháp học từ những trò chơi áp dụng cho tập thể, tạo được sự sôi nổi ở trên lớp nhưng khi về nhà, việc ôn luyện bài của học viên gặp nhiều khó khăn. Vì chỉ có một mình nên nhiều học viên ngượng nghịu, cười trừ khi được hỏi đến phương pháp tự ôn luyện ở nhà.

Nhiều học viên lười học còn chống chế, ở lớp, “thầy Tây” tổ chức cho từng cặp đôi hoặc thảo luận nhóm về một chủ đề nào đó, hoặc trao đổi, về nhà không có ai “tung hứng” cùng nên không thể ôn được bài.

Thực hiện đề án dạy học chương trình tiếng Anh giai đoạn 2008-2020 của Bộ GD-ĐT, giải pháp sử dụng người nước ngoài dạy học là một hướng đi được các thành phố lớn trực thuộc TW chú ý và ủng hộ. Tuy nhiên, thay vì để các trường, các tổ ngoại ngữ linh động hợp đồng thầy "Tây" sau khi thỏa thuận với phụ huynh, các nhà quản lý giáo dục cũng cần chú ý tới yếu tố quản lý chất lượng và tư cách nhà giáo của người đứng lớp.

Việc quản lý chặt chẽ chất lượng giáo viên ngoại vừa đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất, vừa tránh những trường hợp "tiền mất, tật mang".

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/vi-sao-truong-ta-sinh-thay-tay-666751.htm

Giáo viên ngoại dạy tiếng Anh, một tuần là có việc

Posted: 25 Nov 2012 12:19 AM PST

Thông tin tuyển dụng giáo viên người nước ngoài của nhiều trường học và trung tâm Anh ngữ uy tín tại VN công khai quy định ứng viên phải là người bản xứ của nước dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, có bằng đại học, chứng nhận TESOL (chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh cho những người không phải bản xứ), CELTA (chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh cho người lớn) hoặc tương đương. Lý lịch trong sạch và thâm niên kinh nghiệm giảng dạy cũng là những yêu cầu hàng đầu. Đó là chưa kể quy trình tuyển dụng được thông báo rõ là qua nhiều bước sát hạch.


Ảnh minh họa – tuổi trẻ.

 

 

Tốt nghiệp ngành phát triển quốc tế và cộng đồng tại một trường đại học công lập ở Mỹ, một cô gái Mỹ (xin không nêu tên) cho biết trước khi sang VN, cô tham gia một khóa học tại quê nhà để lấy chứng chỉ CELTA (Certificate in English language teaching to adults) chứng nhận khả năng giảng dạy tiếng Anh cho người lớn do Đại học Cambridge cấp và có giá trị quốc tế.

Chn dung B trng B Gio dc v o to qua cc thi k

Chân dung Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qua các thời kỳ

Cng ng mng

Cộng đồng mạng “lên cơn sốt” vì bài văn “ba ngày làm chuột”

Nhng hnh nh xc ng v

Những hình ảnh xúc động về “lớp học tật nguyền” của bà lão 80 tuổi

Trong tuần đầu tiên ở TP.HCM, cô nộp đơn xin vào giảng dạy tại một trung tâm Anh ngữ có tiếng tăm và nhanh chóng được chấp nhận sau khi trải qua hai cuộc phỏng vấn ngắn gọn và dạy thử một lớp dành cho trẻ em. "Tổng thời gian từ lúc nộp đơn đến khi được tuyển dụng chưa đầy một tuần" – cô gái Mỹ cho biết.

Sau một thời gian làm thiết kế đồ họa ở Mỹ, V.Phan sang VN tìm cơ hội giảng dạy tiếng Anh và tính đến nay cô gái người Mỹ gốc Việt này đã kinh qua bốn trung tâm ngoại ngữ. V.Phan cho biết cô phải nộp các loại giấy tờ và quá trình xin việc cũng không quá khó khăn. Cô trải qua một cuộc phỏng vấn, dạy thử trên lớp khoảng một giờ, rồi bàn chuyện lương bổng và được nhận. V.Phan tiết lộ: "Chất lượng giảng dạy trong các lớp dạy thử như thế này sẽ góp phần quyết định mức lương của từng giáo viên khi ứng tuyển".

Ông Philip G., người Anh, từng làm nhiều nghề trước khi kiếm được chỗ dạy tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ khá nổi tiếng ở TP.HCM. Philip G. cho biết quá trình xin việc của ông khá nhẹ nhàng: phỏng vấn rồi dạy thử và được nhận. "Tôi tham dự một buổi phỏng vấn, sau đó dạy nhân viên của họ (đóng giả học viên) trong khoảng 30 phút rồi bổ sung những giấy tờ cần thiết và nhận lớp. Tất cả kéo dài khoảng một tuần" – Philip nhớ lại.

Pierre Woussen, phụ trách tuyển dụng nhân sự người nước ngoài (Trung tâm ngoại ngữ ILA, TP.HCM), cho biết: "Dựa trên sơ yếu lý lịch hoặc đơn xin việc, mỗi năm chúng tôi chọn ra những người phù hợp từ hàng ngàn ứng viên thuộc mọi độ tuổi và quốc tịch.

Họ phải là những người nói tiếng Anh bản ngữ, có bằng đại học và chứng nhận giảng dạy tiếng Anh. Ngoài ra, họ còn được lựa chọn thông qua những công việc chuyên môn đã làm, thành tích hoạt động ngoại khóa và quá trình tham gia công tác tình nguyện. Vòng phỏng vấn là lúc chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về tính cách của các ứng viên phù hợp. Đồng thời, chúng tôi còn đánh giá họ qua cách xử lý những tình huống giảng dạy thực tiễn".

Giám đốc học thuật Trung tâm Giáo dục và đào tạo Úc (ACET) tại TP.HCM cho rằng chênh lệch về chất lượng giữa giáo viên người Việt và nước ngoài đang dần thu hẹp khi ngày càng có nhiều giáo viên nước ngoài sinh sống lâu dài tại VN, đồng thời giáo viên người Việt cũng được tiếp cận nhiều hơn với các nguồn tài liệu, phương pháp và chương trình đào tạo giống như giáo viên nước ngoài.

Lấy chứng chỉ quốc tế ngay tại VN

Nếu như trước đây giáo viên nước ngoài phải học để lấy chứng chỉ TESOL hay CELTA ở các nước khác trước khi đến VN, thì giờ đây họ có thể kiếm được các chứng chỉ đó ngay tại VN do đã có một số đơn vị đứng ra tổ chức. Chi phí lấy chứng chỉ CELTA hay TESOL ở VN rẻ hơn ở Mỹ và cũng kéo dài khoảng một tháng với đầy đủ lý thuyết và thực hành.

Tin Mai, giáo viên người Mỹ gốc Việt, cho biết anh chỉ tốn khoảng 1.500 USD để có chứng chỉ CELTA sau khi theo học một khóa tại một hệ thống trường Anh ngữ nổi tiếng ở TP.HCM. Tin  cho biết thêm: "Một trong những ưu đãi của hệ thống trường này là nếu như được nhận vào làm giáo viên toàn thời gian trong vòng sáu tháng sau khi hoàn tất khóa học thì họ sẽ hoàn trả 50% học phí của khóa học CELTA, xem đó như là tiền hỗ trợ giáo viên người nước ngoài bắt đầu cuộc sống mới ở VN".

Trong suốt khóa học, Tin được phân công dạy thử tiếng Anh cho học viên và các lớp thường có người của đơn vị tổ chức dự giờ để đánh giá. Theo Tin, mỗi giáo viên tương lai phải thực hành giảng dạy ít nhất bốn lần mới đủ tiêu chuẩn để được cấp bằng. Ở trung tâm mà anh theo học để lấy chứng chỉ thì những giảng viên đứng lớp đôi khi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tuyển dụng giáo viên cho trung tâm. Theo lời Tin, "họ có thể nói vào với giám đốc tuyển dụng khi phỏng vấn những ứng viên đã từng theo những khóa học này".

Còn Michael Tatarski, giáo viên người Mỹ, đã bỏ ra khoảng 2.000 USD để học một khóa lấy chứng chỉ TESOL do Tổ chức giáo dục Language Coprs (Mỹ) có văn phòng tại nhiều quốc gia tổ chức, chia sẻ: "Khóa học kéo dài một tháng, trong đó tôi học hai tuần ở Campuchia và hai tuần còn lại ở VN. Họ còn tổ chức cho chúng tôi gặp gỡ ban giảng huấn của các trung tâm Anh ngữ để tìm kiếm cơ hội giảng dạy".

743 giáo viên ngoại đang dạy tại các trung tâm

Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, số lượng GV nước ngoài dạy ngoại ngữ tại các trung tâm tăng lên theo thời gian. Thời điểm tháng 11-2010, TP có 580 GV nước ngoài thì tháng 11- 2011 có 710 GV, và thời điểm hiện tại của năm 2012 là 743 GV nước ngoài hiện đang giảng dạy tại 70 cơ sở, trung tâm ngoại ngữ.

Ông Nguyễn Tiến Đạt – phó giám đốc Sở GD-ĐT TP – cho biết GV nước ngoài cũng có người dạy tốt và ngược lại. Chưa kể về bằng cấp, rất khó xác định đó là thật hay giả, việc này chỉ có cấp bộ mới làm được. Đánh giá một cách khách quan, GV nước ngoài đã mang vào nước ta những phương pháp giảng dạy đa dạng, tiên tiến, kỹ năng nghe và nói chuẩn. Nhưng cũng có khuyết điểm là số GV này không ổn định, tại một số trung tâm cứ phải thay đổi thường xuyên, trang phục của GV không được chỉn chu như GV VN, điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của học viên, nhất là giới trẻ.

 


Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Giao-vien-ngoai-day-tieng-Anh-mot-tuan-la-co-viec/253139.gd

Hài hước hình ảnh sinh viên ngủ trong thư viện

Posted: 25 Nov 2012 12:19 AM PST

Sau kỳ thi hay những tiết học dài trên giảng đường, không ít sinh viên khi đặt
chân đến thư viện liền "rơi" vào giấc ngủ.

Và những hình ảnh này đã được chia sẻ trên website chuyên về ngủ gật trong thư
viện. Cùng “chiêm ngưỡng” những tư thế ngủ hài hước của học sinh, sinh viên châu Á:

Pose hình lúc bạn đang ngủ là một sở thích

Ngủ mở mắt?

 

Sàn thư viện có vẻ rất êm ái

 

Ngủ… rơi cả sách vở

Ngủ ngay khi đang cầm bút

Ngủ mọi lúc…

… mọi nơi có thể!

Minh họa cho bạn ngủ

Tạo dáng xì tin mà bạn ngủ ngồi vẫn không hay biết

Dáng ngủ hơi… co quắp

Một tư thế ngủ rất… khó tả

(Theo Tiin)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/98287/hai-huoc-hinh-anh-sinh-vien-ngu-trong-thu-vien.html

Sinh viên Sư phạm hoài nghi về nghề

Posted: 24 Nov 2012 02:25 PM PST

Chia sẻ này được các giảng viên đến từ nhiều trường ĐH trên địa bàn TPHCM đề cập tại tọa đàm “Tiếp lửa lòng yêu nghề” cho sinh viên (SV) ngành Sư phạm (SP) do ĐH Sư phạm TPHCM tổ chức ngày 23/11.

Đam mê hay không cũng… nản

Cô Nguyễn Thị Thu Huyền, giảng viên Khoa Tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TPHCM kể rằng trong nhiều năm gần đây, nhiều SV tìm đến cô tâm sự về những băn khoăn về nghề nghiệp. Cụ thể là các em ưu tư về những tiêu cực trong giáo dục và tương lai ảm đảm cũng như về cuộc sống vất vả của nghề dạy học.

Theo cô Huyền, chưa có số liệu xã hội học điều tra chính thức nào nhưng những ai trực tiếp làm việc với SV ngành SP có thể thấy rõ suy nghĩ đó đang ngày càng tăng.

Nhiều giảng viên đều cho rằng các em bi quan vì công việc nghề giáo hiện nay rất nhiều áp lực. Còn áp lực như thế nào họ không muốn đề cập, không muốn nhắc đi nhắc lại vì… ai cũng biết.

Các giảng viên tại tọa đàm Tiếp lửa lòng yêu nghề.
Các giảng viên tại tọa đàm “Tiếp lửa lòng yêu nghề”.

ThS Vũ Thị Lụa, Trường CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM cho hay nguyên nhân SV ngành SP hiện nay mang nặng cảm giác "lung lay" với nghề xuất phát từ đầu vào. Các các em chọn thi SP vì các lý do như được miễn giảm học phí, do cha mẹ chọn hoặc vì khả năng… có hạn vì những năm gần đây đầu vào SP rất thấp. Đã không đam mê lại thầy công việc quá nhiều áp lực các em chán nản là điều dễ hiểu.

"Ở quê tôi (Thái Bình) con học đến lớp 12 bố mẹ nào cũng chỉ tay nói thi SP, học SP không mất học phí", ThS Vũ Thị Lụa nói.

Còn với những em chọn ngành vì sở thích, nghĩa là các em có lòng yêu nghề nhưng không hiểu đúng về nghề, thiếu phương pháp theo đuổi đam mê thì khi gặp thất bại, khó khăn cũng rất dễ bi quan về công việc mình đã chọn.

Truyền lửa để “chữa cháy”?

Tuy nhiên, cho rằng các yếu tố tạo nên áp lực nghề giáo chưa thể khắc phục ngày một ngày hai, các giảng viên tại buổi tọa đàm cho rằng chính người thầy phải có trách nhiệm "tiếp lửa" yêu nghề cho học sinh, SV của mình. Mà cách hiệu quả nhất bằng chính hình ảnh của mình.

Cô Nguyễn Thị Thu Huyền cho hay, để SV yêu nghề mình đã chọn thì chính hình ảnh của người thầy trước hết phải tích cực.

"Tôi nghĩ bản thân người thầy phải thay đổi. Mỗi ngày đến trường tôi cười nhiều hơn, đổi mới nhiều phương pháp dạy học chủ động, phong cách thay đổi sao cho gần gũi với SV hơn, kể cho SV nhiều câu chuyện ý nghĩa về nghề giáo".

Qua đó cô Huyền nhận ra rằng: "Người giáo viên có yêu công việc dạy học thì mới có thể giúp SV yêu nghề này được. Chính nhiệt huyết, tâm tư, hành vi, cách sống của người thầy là một trong những cách tác động rất tốt đến lòng yêu nghề của SV ngành SP".

Các giảng viên tại tọa đàm Tiếp lửa lòng yêu nghề.
Nhiều SV ngành Sư phạm hoài nghi về nghề mình đã chọn. Trong ảnh: SV Trường ĐH Sư phạm TPHCM trong ngày hội nghề nghiệp.

Trong tham luận của mình, ThS Nguyễn Hữu Long, Trường CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM - người thi vào SP vì từ gia đình ép buộc – cho hay với công việc này, anh trải qua nhiều cung bậc như thờ ơ, thất vọng, chán nản, lung lay và rồi đến… hăng say với nghề.

Khi nhìn bạn bè cùng thời làm những công việc khác rất thành đạt, thậm chí giàu có mình chỉ là một ông giáo "thiếu" đủ thứ", anh Long đã từng có ý định bỏ nghề.

Anh Long chia sẻ kinh nghiệm, lòng yêu nghề của mình được hình thành qua những va chạm trong cuộc sống như đi dạy kèm, đi dạy chữ ở nhà mở, mái ấm… Và điều giúp anh không bỏ cuộc chính là những người thầy đi trước, họ cho anh thấy được những giá trị nghề

"Tôi đã "thử" yêu, yêu những việc làm rất nhỏ của mình, yêu lấy học trò của mình, yêu cả những thử thách của nghề… Và rồi không biết mình yêu công việc của mình từ lúc nào", anh Long cho hay.

Việc GV tiếp lửa lòng yêu nghề của SV ngành SP là rất cần thiết khi mà nhiều năm nay ngành SP đang mất dần sức hấp dẫn, là một trong những ngành có đầu vào thấp. Tuy nhiên, phải chăng đó chỉ là biện pháp mang tính "chữa cháy"? Để có một đội ngũ nhà tốt cần hạn chế tình trạng SV thi vào SP chán nản rồi chúng ra phải tìm cách "tiếp lửa". Hơn nữa chỉ khi phát từ đam mê công việc, người thầy mới có thể thành công trong việc truyền lòng yêu nghề được cho thế hệ sau.

ThS Vũ Thị Lụa đồng tình với bộ phận SV chọn nghề không xuất phát từ đam mê cần được phát hiện và định hướng lại càng sớm càng tốt. Các em có thể chuyển sang ngành học khác hoặc có nếu xác định tiếp tục học thì cần tìm những cái hay, cái thú vị của nghề để vun đắp cho lựa chọn của mình.

Tuy nhiên, để thật sự bền vững, theo bà Lụa cần có định hướng nghề nghiệp tốt bắt đầu từ sở thích, năng lực, nhu cầu bản thân và nhu cầu thực tiễn của xã hội cũng như người học phải hiểu rõ công việc mình theo đuổi. Khi đó sẽ thu hút được được nhiều em vào ngành SP và hạn chế được tình trạng nhiều em chọn nghề không thích rồi lại phải hoay hoay tìm cách theo công việc chỉ vì… lỡ chọn.

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/sinh-vien-su-pham-hoai-nghi-ve-nghe-666639.htm

Giáo dục môi trường cho học sinh bằng … côn trùng

Posted: 24 Nov 2012 02:24 PM PST

(GDTĐ)-Một chủ đề lạ và hết sức thú vị: Con trùng – công vụ giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông đã được các chuyên gia, các nhà giáo dục, giáo viên đang giảng dạy phổ thông tham vấn, trao đổi tại cuộc hội thảo diễn ra tại Viện Điều tra quy hoạch rừng (Hà Nội) sáng nay (24/11). Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển cùng tham dự hội thảo và đóng góp ý kiến.

Nhiều đóng góp
Nhiều sáng kiến dạy học của giáo viên bắt đầu từ côn trùng. Ảnh các đại biểu tham gia hội thảo Con trùng – công vụ giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông. Ảnh: gdtd.vn

Bài học lớn từ lớp côn trùng

Trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta lại chọn côn trùng làm công cụ giáo dục môi trường, GS.TS.Nguyễn Viết Tùng – Phó Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam cho rằng, côn trùng chỉ là một lớp trong số 40 ngành với hàng trăm lớp của thế giới động vật đang sinh sống trên trái đất, song kỳ lạ là chỉ một lớp động vật này đã có tới khoảng 1 triệu loài, chiếm gần 78% tổng số loài đã biết của cả thế giới động vật. Hơn thế nữa, chúng còn có số lượng cá thể đông đúc nhất, so với dân số loài người thì có khoảng 200 triệu con côn trùng cho bình quân một đầu người.

Giới hạn ở vấn đề bảo vệ môi trường, GS.TS.Nguyễn Viết Tùng cho rằng, chính khả năng duy trì sự đa dạng sinh học để cùng có cơ may tôn tại rất điển hình ở lớp côn trùng là bài học lớn về chiến lược sinh tồn mà loài người cần học hỏi. GS.TS.Nguyễn Viết Tùng nhắc lại quan điểm của giáo sư Marcel Dicke, trong đó, đánh giá vai trò quan trọng mang tính quyết định của lớp côn trùng trong lịch sử tiến hóa, cũng như vai trò không thể thiếu của lớp sinh vật này trong chu trình tuần hoàn vật chất sinh học, yếu tố tiên quyết bảo đảm sự trường tồn của các hệ sinh thái, tức môi trường sống của chúng ta, từ đó thiết tha kêu gọi loài người phải thay đổi cách ứng xử với thế giới côn trùng.

"Công tác bảo vệ môi trường sống không thể tách rời nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có bộ phận rất quan trọng là lớp côn trùng. Có thể những tháng, năm tới, chúng ta chưa làm được gì nhiều cho công cuộc bảo vệ môi trường, song với lương tâm và trách nhiệm của các nhà giáo, nhà khoa học, ít nhất chúng ta hãy mang tình yêu thương và tôn kính thiên nhiên cho thế hệ trẻ, bởi một triết lý thật giản dị, đó là người ta không dễ đang tâm hủy hoại những gì mà mình yêu quý" – GS.TS.Nguyễn Viết Tùng kêu gọi.

ham quan, HS Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) tìm hiểu về nông nghiệp tại Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội cho 600 học sinh lớp 4. được trang bị những kiến thức cơ bản về các loài côn trùng, về kỹ năng nhận biết một số loài thực vật, về công năng và quy trình làm ra các loài cây, rau, quả.
HS Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) tìm hiểu về nông nghiệp tại Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội. Qua chuyến thăm quan, các em được trang bị những kiến thức cơ bản về các loài côn trùng, về kỹ năng nhận biết một số loài thực vật, về công năng và quy trình làm ra các loài cây, rau, quả…

Dùng côn trùng dạy học

Với sự phong phú và đa dạng, nhiều đại biểu đề xuất sử dụng côn trùng như là công cụ giáo dục môi trường cho học sinh các trường phổ thông.

GS.TS.Bùi Công Hiển – Giám đốc Trung tâm ứng dụng côn trùng học đề cập đến xây dựng mô hình sử dụng côn trùng để giảng dạy và học tập trong hệ thống các trường phổ thông với hai hình thái: Xây dựng các bộ sưu tập côn trùng khác nhau phù hợp với cấp học, bài học cụ thể và xây dựng không gian thích hợp để thả bướm bay trong nhà lưới và có các tủ kính nuôi một số loài côn trùng để học sinh có thể quan sát trực tiếp…

Nhiều giáo viên đang trực tiếp giảng dạy cũng chia sẻ phương pháp sử dụng mẫu côn trùng, tranh ảnh

động vật trong tiết dạy. Giáo viên trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) Phùng Thị Thạo đã mạnh dạn thực hiện bộ sưu tầm về côn trùng gồm một số đại diện ở nhiều môi trường sống khác nhau để sử dụng trong dạy học Sinh học 7. Học sinh quan sát về cấu tạo ngoài của côn trùng, thảo luận và rút ra các đặc điểm chung, từ đó cũng thấy được sự đa dạng sinh học từ côn trùng. Kết hợp với các đoạn tư liệu về vai trò của các loài này, học sinh có thể tìm hiểu được vai trò của cả côn trùng nói chung, gồm đặc điểm hình thái ngoài, cấu tạo cơ thể bên trong, khả năng thích nghi và vai trò của chúng trong thiên nhiên cũng như với con người.

Tuy nhiên, theo PGS.TS.Bùi Công Hiển – Trường ĐHKHTN (ĐHQGHN), trong trường phổ thông, các học sinh đã được học các môn sinh học và môi trường, chỉ có điều những kiến thức về côn trùng đã không được hệ thống hóa theo những mục đích rõ ràng, mới là lắp ghép có tính tự phát lồng vào những nội dung khác nhau và rất phân tán. Các học sinh ở thành thị cần biết đến các côn trùng gây hại như gián, mối, ruồi, muỗi cũng như cách phòng chống chúng để áp dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày. Các em ở nông thôn cũng cần biết thêm những côn trùng gây hại cho cây trồng, gia súc, cũng như những côn trùng có lợi để tham gia cùng người lớn bảo vệ mùa màng, bảo vệ sự phát triển bền vững của các vùng nông nghiệp. Với học sinh miền núi cần được dạy thêm các kiến thức về côn trùng sinh sống ở vùng sinh thái này nhằm tạo nên tình yêu thiên nhiên và biết cách bảo vệ môi trường.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Không chỉ là đổi mới phương pháp dạy học mà còn phải thay đổi cả hình thức tổ chức dạy học. Ảnh: gdtd.vn
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Không chỉ là đổi mới phương pháp dạy học mà còn phải đổi mới cả hình thức tổ chức dạy học. Ảnh: gdtd.vn

Đổi mới hình thức tổ chức dạy học gắn với thiên nhiên

Nhìn nhận hạn chế của giáo dục Việt Nam hiện nay còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành, gây quá tải cho học sinh, Thứ trưởng  Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, một trong những nguyên tắc cơ bản hiện nay của dạy học là kết hợp giữa trực quan sinh động với phát triển tư duy trừu tượng. Không coi trọng trực quan sinh động thì kiến thức sẽ không vững chắc, không sinh động, giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho học sinh cũng không thể đem lại hiệu quả cao.

Hiện nay, ngành Giáo dục đang thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, cũng là thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI, sẽ đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, trong đó, có xây dựng một chương trình và bộ sách giáo khoa mới áp dụng vào dạy học sau năm 2015. Một trong những yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới là phải nâng cao tính tự học, chủ động, sáng tạo. Muốn làm được điều đó, yêu cầu kiến thức phải nhẹ nhàng, giảm tải. Như vậy, nhất thiết phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, Bộ GDĐT cùng với Unesco, Bộ Văn hóa – Thể thao Du lịch đang thiết kế hướng dẫn các nhà trường dạy học di sản,  gắn với các di tích, danh lam, thắng cảnh, gắn với bảo tàng, với nhà văn hóa…

"Lâu nay chúng ta vẫn áp dụng hình thức dạy học chủ yếu là ngồi trong lớp học thì bây giờ, một hình thức khác cũng rất quan trọng là ra ngoài thiên nhiên, gắn với cuộc sống, cụ thể hơn là gắn với các bảo tàng…", Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh.

Sử dụng hệ thống bảo tàng, môi trường tự nhiên để tổ chức dạy học, đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học, theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển không chỉ có tác dụng về giáo dục mà còn giúp nâng cao hiệu quả các bảo tàng. Nếu các bảo tàng không chỉ là nơi trưng bày mà còn góp phần vào nhiệm vụ giáo dục đào tạo, hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để có thể triển khai hiệu quả cần sự cố gắng của các cấp quản lý giáo dục, các nhà trường, có thể là cả sự đóng góp của phụ huynh học sinh.

Theo Thứ trưởng khó khăn lớn nhất để triển khai các hoạt động này là gì?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Khó khăn thứ nhất là về tâm lý có những đánh giá chưa đúng vai trò của việc đưa học sinh học tại các bảo tàng, danh lam thắng cảnh, các khu bảo tồn thiên nhiên. Tiếp sau nữa là khó khăn về kinh phí và giáo viên chưa có năng lực để tổ chức dạy học ở những nơi này cho tốt.

Vì vậy, cách thức thực hiện là sẽ mở rộng dần phạm vi hoạt động cũng như khai thác thêm nhiều hỗ trợ khác nhau. Hiện nay, nhiều trường có chất lượng cao đã làm điều này rất tích cực. Ví dụ như ở Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam, nhiều trường dân lập đã đưa học sinh đến thăm quan, học tập, nhưng các trường công lập còn đến ít, chủ yếu là nguyên nhân về kinh phí.

Hướng tận dụng những bảo tàng, những khu vực thiên nhiên có tác dụng như thế nào đến giáo dục về môi trường cho học sinh thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Hướng tận dụng những bảo tàng, những khu vực thiên nhiên để giáo dục môi trường tạo thêm nhiều cơ hội để giáo dục cũng như đảm bảo chất lượng giáo dục cao hơn vì tác động nhiều đến tình cảm, nhận thức, đến trực quan của học sinh.

Riêng về giáo dục môi trường hiện nay được lồng ghép vào rất nhiều  môn học khác nhau và đây cũng là một hướng rất quan trọng phải chú ý vì đó không phải vấn đề của một nước mà là vấn đề của quốc tế, không phải là vấn đề của ngành giáo dục mà là vấn đề của cả quốc gia, của cả hệ thống. Cho nên Bộ GDĐT đã rất quan tâm đến việc bồi dưỡng giáo viên, viết tài liệu, hướng dẫn lồng ghép bảo vệ môi trường trong rất nhiều môn học, rất nhiều hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, cũng còn có những khó khăn về mặt thời lượng dạy học cũng như về phương pháp và năng lực của giáo viên.

Thời gian tới, ngành giáo dục sẽ tiếp tục hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên tốt hơn để đội ngũ này biết tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Cùng với đó sẽ tăng cường tổ chức những hoạt động thực hành, thăm quan, hoạt động dạy học theo dự án, rồi những bài tập nghiên cứu nhỏ, tức làm đa dạng hình thức dạy học hơn lên để có nhiều kênh, cách tiếp cận thông tin với học sinh hơn, cũng như tổ chức các hoạt động thực tiễn về bảo vệ môi trường cho học sinh, trước hết là môi trường trong trường học, trong lớp học, xung quanh trường và ở nơi sống của các em.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201211/Giao-duc-moi-truong-cho-hoc-sinh-bang-con-trung-1965143/

Comments

  1. Môi trường giáo dục tốt sẽ tạo ra những thiên tài cho đất nước!
    Tags : chứng chỉ tesol

    ReplyDelete

Post a Comment