Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bi hài với dạy văn tiểu học

Posted: 23 Nov 2012 05:10 AM PST

Nhiều ý kiến cho rằng, cách dạy văn cho học sinh – nhất là học sinh tiểu học,
THCS – mang tính rập khuân, máy móc và mang tính áp đặt. Giáo viên không dạy
theo hướng mở, để trẻ tự tìm hiểu, sáng tạo mà đang đưa trẻ vào kiểu học bài
mẫu, học thuộc. Chính những khuôn mẫu này là một trong những nguyên nhân đẩy trẻ
vào sự “què cụt” trong câu chữ.




Ảnh minh hoạ

 

Đúng “phom” điểm cao

Anh Tuấn Phong (đường Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội) phàn nàn: Thấy con trai học
lớp 2 viết câu văn tả con vật yêu thích hay mà phấn khởi. Nào ngờ , hoá ra là
con đã đwocj cô giáo “mớm” lời để viết bài/ Bài viết tả con vật yêut hích của
con anh Tuấn Phong như sau: “Con lợn nhà em kêu ụt ịt. Khi được ăn no, nó lim
dim và thở phì phò”.

Theo anh Tuấn Phong, câu văn thế này mà trẻ lớp 2 viết được thì phải mừng vì
hiện trẻ ở thành phố không được tiếp xúc với con trâu, bò, lợn, gà.. như trẻ
nông thôn. Ngày đưa con về quê, anh Tuấn Phong “ngã ngửa người” khi thấy con chỉ
vào con bò reo lên thích thú: “Ôi mẹ ơi, con lợn màu vàng kìa”. Khi anh hỏi con,
hom trước tả con lợn hay thế, sao giờ lại bảo đây là con lợn màu vàng, cháu thật
thà: “Thì cô con dạy, con lợn có bốn chana, khi tả con lợn là phải kêu ụt ịt chứ
con đâu biết nó như thế nào nữa ạ”.

Cháu Việt Anh (huyện Từ Liêm, Hà Nội) mang vở chạy qua nhà tôi, mếu máo:
“Cháu làm bài văn tả ông nội nhưng chỉ được có điểm 6. Bài văn viết: “Ông nội em
rất phúc hậu. Vầng trán ông cao vào nhiều nếp nhăn. Buổi tối, ông thường dạy em
học bài. Em thích ông nội vì ông khôn gquát mỗi khi em làm bài sai”. Bài văn
được cô giáo gạch chân ở câu kết với lời phê: “Chưa thể hiện được tình yêu
thương với ông nội”.

Việt Anh cho biết, ở lớp cô giáo dạy: Tả ông nội tóc bạc phơ, da nhăn nheo;
Còn tả cô giáo thì dáng người phải thon thả, tóc dài, nói năng nhỏ nhẹ. “Nhưng
ông cháu tóc cắt ngắn và không bạc. Còn cô giáo thì hay quát các bạn nên cháu
không dám tả”. Việt Anh phụng phịu kể. Hoá ra, nhưng xhọc sinh nào làm bài đúng
theo  “phom” mà cô giáo đưa ra sẽ được điểm cao. Còn tả đúng thực tế như
Việt anh thì điểm sẽ thấp.

Dạy học sinh  nói dối?

Cô giáo Hải Yến (Trường Tiểu học Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) cho
biết, cách học môn tiếng Việt và Tập làm văn của học sinh tiểu học hiện nay
yêu cầu vận động nhiều hơn, ngôn ngữ phong phú hơn.

Nhưng đáng buồn là nhiều
trẻ không có khái niệm ngôn ngữ do đọc truyện tranh hoặc chỉ chú tâm chơi điện
tử nên tư duy cằn cỗi.

Cũng theo cô Hải Yến, có những đề bài, giáo viên yêu cầu học sinh phải quan
sát để đặt câu nhưng có học sinh đặt những câu cụt lủn, diễn đạt lòng vòng rất
buồn cười. Chẳng hạn, đề bài “tả mùa hè”, các học sinh chỉ dừng lại cách tả như:
“Mùa hè có nắng, có gió”, ngoài ra không mô tả được gì phong phú hơn.

Việc giảm
tải chương trình có cái hay nhưng theo cô Yến, giảm tải vừa thừa, vừa thiếu
khiến việc dạy Tập làm văn cho học sinh tiểu học có cái khó. Chẳng hạn,
trước đây có 3 tiết tập đọc/ tuần, hiện nay chỉ còn 2 tiết/ tuần, cùng một tiết
tập đọc kể chuyện, hoặc có những bài cung cấp vốn từ cho học sinh lại bị bỏ đi.
Đặc biệt, việc thiếu vốn từ một phần do trẻ hiện nay quá mê đắm vào truỵện tranh
nên ngôn ngữ nhiều từ hi hi, ha ha… rất hời hợt.

Cô giáo Nguyệt Thị Kỳ, người có hơn 30 năm dạy lớp chuyên văn ở trường THPT
Hậu Lộc 1 (TP Thanh Hoá) nhận xét, điểm yếu của việc dạy Văn ngày xưa là thiếu
tài liệu, đặc biệt văn học nước ngoài.

Hiện nay, tài liệu nhiều hơn lại dẫn đến
tình trạng học sinh và giáo viên quá phụ thuộc vào văn mẫu. Các bài văn đọc lên
đều na ná giống nhau, không có tính phát hiện. Đặc biệt, ở tiểu học, kiến thức
bậc học này tuy dễ mà khó. Dễ vì học sinh còn học đơn giản, nhưng khó là vì nếu
dạy sai, sẽ ảnh hưởng đến tư duy của trẻ về sau.

Theo chị Thu Vân (Bắc Linh Đàm, Hà Nội), nếu sự vật không đúng như vậy nhưng
giáo viên cứ vạch sẵn “phom” để học sinh viết theo, nghĩa là đang dạy cho trẻ
nói dối. Dạy chữ nhưng phải dạy trẻ nhân cách làm người. Vì vậy, hãy dạy sao để
tôn trọng suy nghĩ thật của trẻ.

(Theo Gia đình Xã hội)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/98127/bi-hai-voi-day-van-tieu-hoc.html

Những nữ sinh tự vươn lên trong cuộc sống

Posted: 22 Nov 2012 11:49 PM PST

- Nhờ nghị lực và quyết tâm, nhiều nữ sinh đã có những bước đi vững vàng trong cuộc sống.

Phong bì tặng mẹ

Đã nhiều tháng nay, niềm vui của Nguyễn Thị Giang (SV năm thứ 3 Học viện Báo chí tuyên truyền) là mỗi lần về quê là đem tặng mẹ chiếc phong bì, bên trong chưa toàn bộ lương gia sư một tháng của mình.

Nhà thuần nông, bố mẹ Giang chưa bao giờ biết đến đồng "lương" đặt trang trọng trong phong bì bao giờ. Vì thế, nhận tiền của con, bố mẹ cô rất tự hào. Những món tiền nếu không được tiêu đến, mẹ Giang sẽ cất thật kỹ trong ngăn tủ, khóa lại. Còn nếu bất đắc dĩ phải tiêu tiền, thì thể nào mẹ cũng giữ lại phong bì.

Giang cho biết, bắt đầu từ năm nhất cô đã có "lương" từ việc đi gia sư và nhuận bút viết báo. Đến nay, khi học năm thứ ba, Giang không còn phải nhận viện trợ từ gia đình nữa. Những đồng tiền thơm thảo của cô nữ sinh báo chí đã trở thành niềm tự hào của bố mẹ.

Còn Hà Thị Oanh (SV Trường CĐ Mẫu giáo TW) kể, lần đầu tiên cầm 580.000 đồng tiền lương của một tháng trời làm phục vụ bàn sau khi bị ông chủ trừ đầu, trừ đuôi.


Cô giáo mầm non tương lai Hà Thị Oanh đang chuẩn bị dụng cụ thực hành
Ngay trong ngày, Oanh tức tốc bắt xe về quê thăm mẹ. Ngủ với mẹ một đêm, ríu rít khoe với mẹ những đồng tiền mồ hôi nước mắt mình kiếm được, Oanh cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Cũng từ đó, Oanh bắt đầu sống tự lập, chia sẻ được gánh nặng kinh tế cùng bố mẹ.

Gặp Oanh, ít ai ngờ, cô nữ sinh sở hữu gương mặt mảnh mai, xinh xắn này lại có một nghị lực mạnh mẽ đến thế. Oanh kể: “nhà em trước kia không quá nghèo, nếu không muốn nói là khá giả. Nhưng cách đây vài năm, bố mẹ làm ăn sa sút, cuối cùng thì phá sản. Bố phải đi lái xe thuê, còn mẹ làm công nhân cầu đường, công việc nặng nhọc mà đồng lương chẳng đáng là bao”.

Hiểu những lo toan của bố mẹ, Oanh tự nhủ phải gắng đỗ ĐH, gắng tìm việc tự nuôi mình nếu được ra Hà Nội.

Giờ đây, khi đã tích lũy được kha khá kỹ năng ứng xử trong nghề phục vụ bàn cũng là lúc Oanh nhận thấy sự kiên nhẫn, khả năng nắm bắt tâm lý trong chuyên môn của mình tăng lên đáng kể. Nhờ vậy, những tháng ngày đi thực tập trước mắt, Oanh khá tự tin.

Nhận ra rằng, "làm việc, theo cách này hay cách khác đều mang đến những ích lợi bất ngờ" là điều mà "cô giáo tương lai" vô cùng tâm đắc.

Biến mơ ước thành hiện thực

Không chỉ những nữ sinh nhà nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn mới phải vất vả bươn trải làm thêm. Nhiều bạn dù gia đình có điều kiện vẫn sẵn sàng "vượt sướng" đón nhận mọi khó khăn, thử thách.

Nguyễn Thị Vinh – nữ sinh quê thanh hóa Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Thương mại Hà Nội là một người như thế.


Nguyễn Thị Vinh đang nấu ăn tại nhà trọ
Điều kiện gia đình khá giả, tuy không phải lo lắng về chuyện kinh tế, được mẹ chiều chuộng nhất mực, nhưng khi ra Hà Nội học, Vinh vẫn khao khát đi làm thêm: làm PG, người mẫu, lễ tân… có ai giới thiệu công việc nào phù hợp là Vinh đồng ý.

Không có xe máy, không đi được xe buýt, Vinh cần mẫn đạp xe đi làm, mỗi ngày hàng chục cây số. Cô còn chủ động đăng ký khóa học đào tạo MC, tham gia diễn xuất, đóng phim… Bên cạnh đó, Vinh còn hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện ở trường, lớp khiến nhiều bạn bè trong lớp tròn mắt ngưỡng mộ.

Cô cho biết, thu nhập làm thêm hằng tháng của mình trung bình từ 3 – 5 triệu đồng. Số tiền này Vinh đang dành dụm để mua một chiếc xe máy.

"Mẹ em hằng tháng vẫn chu cấp đầy đủ và không đồng ý cho em đi làm. Nhưng em muốn đi để tự tin hơn, rèn luyện những kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho bản thân…" – Vinh chia sẻ.

Kỳ thực, Vinh rất yêu thích lĩnh vực truyền thông. Hai năm liền thi ĐH, Vinh sống chết chọn khoa Báo chí truyền thông nhưng thi trượt. Đã định rẽ ngang sang học kế toán tại một trường Quốc tế, cuối cùng, Vinh nhận ra ngành học thực sự không phù hợp.

Cô bỏ học để thi vào ngành Marketing thương mại – CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thương mại Hà Nội. Dù mới học năm đầu, song Vinh cảm thấy hứng thú, hơn nữa, lịch học hợp lý nên cô sắp xếp được nhiều thời gian để vừa học, vừa làm.

"Có nhiều con đường để thực hiện một giấc mơ. Em muốn thực hiện giấc của mình thông qua những trải nghiệm làm việc trước, sau đó sẽ học hỏi và tìm hiểu thêm kiến thức lý luận. Em tin rằng những kinh nghiệm thực tế sẽ giúp ích rất nhiều, chỉ cần mình kiên trì, nỗ lực" – Vinh chia sẻ.

  • Quỳnh Anh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/97466/nhung-nu-sinh-tu-vuon-len-trong-cuoc-song.html

“Hãy để trẻ học Toán như tự nhiên của chính các em”

Posted: 22 Nov 2012 11:49 PM PST

Tham gia thảo luận trong buổi giao lưu trực tuyến có các chuyên gia giáo dục: GS.TSKH Đỗ Đức Thái, Phó trưởng khoa Toán – Tin Đại học Sư phạm Hà Nội, Ủy viên HĐKH của Viện nghiên cứu cao cấp về Toán của Việt Nam; ông Quách Tuấn Ngọc – Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và ông Nguyễn Xuân Phong – Phó hiệu trưởng Đại học FPT.

 

Theo GS.TSKH Đỗ Đức Thái, bản chất môn Toán không khô khan mà rất gần gũi với cuộc sống. Tuy nhiên, chính cách người lớn hướng trẻ đến với Toán làm trẻ "sợ" môn này. Khi trẻ không hiểu bài hoặc bị điểm thấp, điều trẻ nhận được chỉ là sự khiển trách và bị ép học nhiều hơn. Nhiều trẻ học chỉ mang tính đối phó, học mà không hiểu bản chất của bài Toán nên không cảm nhận được vẻ đẹp thật sự từ những con số.

 

GS.TSKH Đỗ Đức Thái chia sẻ thêm: "Bí quyết đầu tiên để Toán không phải là môn học tạo áp lực là hãy để trẻ học Toán như tự nhiên của chính các em". Lứa tuổi tiểu học cần được vui chơi, hãy giúp trẻ cân bằng giữa học và chơi, tìm được niềm vui học tập thật sự.

 

 

Ứ

 

Buổi thảo luận cũng đưa ra nhiều dẫn chứng khoa học cho thấy não bộ của trẻ sẽ linh hoạt hơn lúc bình thường đến 68% khi vui vẻ và thoải mái, lúc đó, trẻ tiếp thu nhanh hơn. Để trẻ tìm được niềm vui trong việc học Toán và thấy môn học này gần gũi không khó. Bố mẹ có thể dạy Toán cho trẻ từ những sự vật xung quanh như đếm những viên kẹo, tính nhẩm số tiền thối khi mua hàng.

Theo ông Quách Tuấn Ngọc, một trong những nguyên lý giúp trẻ học hiệu quả hơn là các bài học nên được thiết kế theo phong cách "vừa học vừa chơi". Để đáp ứng điều này, ứng dụng công nghệ vào việc học Toán chính là giảp pháp tối ưu. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai một số hoạt động như: kết nối internet đến trường học; tạo nguồn bài giảng bằng công nghệ E-learning để học sinh tự học, tạo nguồn học liệu mở, thư viện phần mềm hữu ích trên mạng Edu.net; phối hợp cùng Đại học FPT tổ chức cuộc thi ViOlympic – Giải Toán qua Internet…

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hay-de-tre-hoc-toan-nhu-tu-nhien-cua-chinh-cac-em-666096.htm

“Giao thông thông minh” triển khai vòng thi chính thức toàn quốc

Posted: 22 Nov 2012 11:49 PM PST

(GDTĐ)-Vòng thi chính thức của cuộc thi "Giao thông thông minh"(GTTM) năm học 2012 – 2013 đã được triển khai trên khắp cả nước. Các em học sinh đã có tài khoản thi Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE) có thể tham gia thi GTTM mà không cần đăng ký thêm tài khoản mới.

Đại diện Bộ GD ĐT, Ủy ban ATGTQG và VTC online cùng nhấn nút khởi động hệ thống thi Giao thông thông minh
Đại diện Bộ GDĐT, Ủy ban ATGTQG và VTC online nhấn nút khởi động hệ thống thi Giao thông thông minh. Ảnh: gdtd.vn

"Giao thông thông minh" là cuộc thi trắc nghiệm về kiến thức an toàn giao thông trên Internet do Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ GDĐT, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC phối hợp thực hiện; Mạng Việt Nam go.vn là đơn vị thường trực tổ chức.

Vòng thi quý đầu tiên với cấp tiểu học đã thành công tốt đẹp. Hơn 10.000 học sinh đến từ 600 trường tiểu học trên khắp cả nước vượt qua 6 vòng tự luyện đã tham dự kỳ thi GTTM toàn quốc quý đầu tiên. 20 gương mặt xuất sắc nhất đã được Ban tổ chức lựa chọn trong danh sách xét thưởng quý I và sẽ được nhận giải thưởng và vinh danh trên website của cuộc thi.

Vòng thi quý I đầu tiên của cấp THCS sẽ được triển khai vào ngày 24 – 25/11 tới.

Để tham dự vòng thi chính thức, học sinh cần vượt qua các vòng thi tự do trên website:http://gttm.go.vn . Học sinh qua vòng 6 mới được thi quý I, qua vòng 12 mới được thi quý II, qua vòng 18 mới được thi quý III. Học sinh phải thi đủ 3 vòng thi quý mới được xét giải cả năm học. Vòng chính thức sẽ được sự giám sát bởi các cán bộ coi thi.

Sau hơn 2 tháng chính thức phát động, cuộc thi đã đạt con số hơn 600.000 thành viên đăng ký dự thi và đạt mốc 50.000 lượt truy cập mỗi ngày. Đây là một trong những bước đột phá lớn góp phần đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông cho học sinh sinh viên Việt Nam.

Học sinh hào hứng tham gia cuộc thi. Ảnh: gdtd.vn
Học sinh hào hứng tham gia cuộc thi. Ảnh: gdtd.vn

Được biết, Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đã quyết định chi 1 tỷ đồng giải thưởng cho các em học sinh và các đơn vị giáo dục qua kết quả của các cuộc thi chính thức trên toàn quốc. Sẽ có 3 cuộc thi quý để trao giải quý và từ kết quả của 3 cuộc thi quý, Ban Tổ chức sẽ xét giải cả năm học 2012 – 2013 cho các học sinh và các đơn vị giáo dục.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Quang Quý, đồng Trưởng Ban chỉ đạo cuộc thi hy vọng : "Với hình thức thi trên Internet và các câu hỏi có hình ảnh hấp dẫn sát với các tình huống giao thông, cuộc thi sẽ lan toả nhanh chóng. Bộ GDĐT sẽ chỉ đạo các đơn vị giáo dục tham gia tích cực cuộc thi  để các kiến thức về tham gia giao thông nhanh chóng lan toả ra toàn xã hội".

 Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201211/Giao-thong-thong-minh-trien-khai-vong-thi-chinh-thuc-toan-quoc-1965112/

Rút phép công ty nghiên cứu giáo dục

Posted: 22 Nov 2012 11:48 PM PST

- Sở Lao động – Thương binh và xã hội (LĐ TBXH) TP.HCM vừa ra quyết định thu hồi
giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của Công ty TNHH nghiên cứu và giáo dục
Việt Nam (ERC).

 

 

ERC bị thu hồi giầy đăng ký chứng nhận kinh doanh với lý do đơn vị này đã lợi dụng
hoạt động dạy nghề, dùng nội dung đăng ký trong giấy phép dạy nghề để quảng cáo,
tuyển sinh và đào tạo trái phép trình độ CĐ, ĐH và cao học ngành quản trị kinh doanh,
tài chính kế toán, du lịch khách sạn.

UBND TP.HCM có văn bản phê bình Sở LĐ TBXH TP.HCM chưa khẩn trương phối hợp thực
hiện đúng theo chỉ đạo, để xảy ra trường hợp đáng tiếc tại Công ty TNHH Melior Việt
Nam và yêu cầu thực hiện ngay việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề
của 3 công ty khác ERC, SIBME và Melior.Trường Melior đã bị Sở đình chỉ vô thời hạn.

Sở LĐ TBXH TPHCM cũng đã tiến hành thanh tra ERC và nhưng hai cơ sở này không có
thiện chí cung cấp thông tin cho đoàn kiểm tra, thậm chí có biểu hiện gây khó nên
việc thu thập số liệu, mức đóng học phí…

  • Lê Huyền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/98062/rut-phep-cong-ty-nghien-cuu-giao-duc.html

Đi làm rồi thì không học được tiếng Anh?

Posted: 22 Nov 2012 11:48 PM PST

Ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, mọi sinh viên đều được biết về tầm quan trọng của tiếng Anh, nhưng ít ai thực sự đầu tư để sở hữu một vốn tiếng Anh đủ dùng. Trên thực tế, đến khi đi làm rồi, nhiều người mới thực sự "thấm" được vai trò của tiếng Anh trong công việc.

 

 

 

"Mình "già" rồi, còn đi học tiếng Anh được không?"

 

 

 


 

Bên cạnh đó, công việc bận rộn, thường xuyên đi công tác khiến người học không theo được hết các buổi học, dễ gây tâm lý chán nản, bỏ dở giữa chừng. Hơn nữa, sau một ngày làm việc căng và mệt, người đi làm khó có thể tiếp thu những bài học nhiều kiến thức và cần sự tập trung cao. Trước những khó khăn đó, làm thế nào để người đi làm có thể học tiếng Anh và nói tiếng Anh lưu loát?

 

 

 

Khi có phương pháp và chương trình phù hợp, học tiếng Anh không khó!

 

 

Nhiều người đi làm đã tìm thấy chương trình phù hợp tại Aroma – trung tâm tiếng Anh dành riêng cho đối tượng học viên này.

 

 

 

 

Bên cạnh đó, mỗi giờ học trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn khi các học viên có cùng trình độ và lứa tuổi, có thể trở thành những người bạn cả trong học tập, công việc và cuộc sống. Ngoài ra, giáo viên với trình độ tiếng Anh xuất sắc và kinh nghiệm giao tiếp tiếng Anh thực tế trong công việc hiểu rõ tâm lý của người đi làm, có phương pháp truyền đạt phù hợp để học viên tiếp thu và rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh hiệu quả nhất.

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/di-lam-roi-thi-khong-hoc-duoc-tieng-anh-666134.htm

Cách làm mẹ một thần đồng

Posted: 22 Nov 2012 10:01 PM PST

Từ trước tới nay, thần đồng thường bị cho là người có vấn đề. Aristotle tin rằng không có thần đồng nào không bị điên. Năm 1891, nhà tội phạm học người Ý Cesare Lombroso nói: "Thần đồng là một sự rối loạn tâm thần thực sự thuộc nhóm tâm thần đạo đức".


Ảnh minh họa

Cách làm mẹ một thần đồng

Cha mẹ của trẻ khuyết tật phải được rèn luyện để thấy đặc tính của các bệnh về nhận thức, nhưng cha mẹ của thần đồng phải được rèn luyện để nhận ra nguy cơ của bệnh tật trong đó. Ngay cả khi những đứa trẻ này không bị chẩn đoán các bệnh như A.D.D hay Asperger thì chúng cũng cần được giảm bớt sự đơn độc của việc quá xuất sắc và sự đơn độc khi có mối quan hệ cảm xúc với một vật vô tri vô giác.

"Nếu bạn dành 5 giờ mỗi ngày để luyện tập trong khi những đứa trẻ khác ra ngoài chơi bóng chày, bạn sẽ không làm được những điều tương tự" – Karen Monroe nói. "Thậm chí nếu bạn say mê nó và không thể tưởng tượng được mình sẽ làm được việc gì khác, điều đó cũng không có nghĩa là bạn không cảm thấy cô đơn".

Nếu như Chloe Yu khinh miệt ý tưởng về một tuổi thơ bình thường thì May Armstrong chỉ đơn giản là phải cúi đầu trước thực tế rằng không điều gì như thế có thể đạt được với cậu con trai duy nhất của cô . Kit sinh năm 1992 và có thể đếm số lúc 15 tháng tuổi.

May đã dạy con trai cộng, trừ năm 2 tuổi và cậu bé tự mình học nhân chia. Khi đào đất trong vườn, cậu giải thích cho mẹ về nguyên tắc đòn bẩy. Lúc 5 tuổi, cậu giải thích thuyết của Einstein về sự giãn nở của thời gian. May – một nhà kinh tế – phải thẳng thắn thừa nhận rằng: "Về bản chất thì mọi bà mẹ đều muốn bảo vệ con cái nhưng thằng bé không cần sự bảo vệ. Tôi không thể nói rằng đó là chuyện dễ dàng".

Dạy khi bé không hứng thú

May rời Đài Loan, tới Mỹ học tập năm 22 tuổi và trải qua những kỳ nghỉ một mình. "Tôi biết sự cô đơn là như thế nào và tôi nghĩ rằng thằng bé cần một sở thích để tự thưởng thức nó" – bà mẹ này nói.

Vì thế, chị bắt đầu cho con trai học piano năm 5 tuổi, ngay cả khi cậu bé không hề hứng thú với âm nhac. Sau 3 tuần, Kit bắt đầu sáng tác.

Khi Kit 3 tuổi, giám sát viên nhóm chơi của cậu nói với chị May rằng con trai chị cho phép những đứa trẻ khác đẩy mình. "Vào một ngày tôi nhìn thấy một đứa trẻ khác cướp đồ chơi của thằng bé. Tôi đã bảo con nên tự đấu tranh cho mình và thằng bé nói rằng: 'Bạn ấy sẽ chán ngay trong vòng 2 phút và con sẽ lại chơi với nó. Tại sao lại phải tranh giành nhau?”

Tôi nhận thấy thằng bé đã lớn. Vậy tôi phải dạy nó điều gì đây? Nhưng dường như thằng bé luôn vui vẻ và đó là điều tôi mong muốn nhất. Kit thường nhìn vào gương và cười phá lên". Khi May đưa con tới lớp mẫu giáo, "giáo viên đã nói với tôi rằng cô ấy muốn những đứa trẻ khác lớn hơn nhưng muốn con tôi nhỏ lại".

Năm 9 tuổi, Kit tốt nghiệp phổ thông và vào ĐH ở Utah. "Những sinh viên khác thường nghĩ rằng việc thằng bé có mặt ở đó thật là kỳ lạ, nhưng Kit không bao giờ nghĩ vậy".

Trong khi đó, tài năng piano của cậu đã đủ để đến năm 10 tuổi có thể xuất hiện trong chương trình của David Letterman. Không lâu sau, Kit đi lưu diễn ở các cơ sở nghiên cứu vật lý của Los Angeles. Một nhà vật lý đã nói rằng, Kit thông minh tới mức không ai có thể "tìm ra điểm cuối tri thức của cậu bé này".

Một vài năm sau, Kit tham gia một chương trình mùa hè tại M.I.T – nơi mà cậu đã giúp biên tập các bài viết về Vật lý, Hóa học và Toán học.

May nói với tôi rằng: "Một ngày nào đó, tôi muốn làm việc với những bậc cha mẹ có con khuyết tật vì tôi biết sự hoang mang của họ cũng giống như tôi. Tôi không biết phải làm mẹ như thế nào với Kit và cũng không biết phải tìm hiểu ở đâu về điều đó".

May và Kit đã chuyển tới London để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc của Kit. Cậu cũng sớm gặp gỡ nghệ sĩ piano Alfred Brendel. Ông hướng dẫn Kit và từ chối học phí. Khi ông biết Kit đang tập luyện tại một phòng trưng bày piano, ông đã gửi một chiếc Steinway tới căn hộ của họ.

"Tôi không có năng khiếu về âm nhạc để giúp Kit. Tất cả những gì tôi có thể làm là nhắc nhở rằng thằng bé rất may mắn khi có tài năng bẩm sinh này. Tôi thích nó là một giáo sư Toán học hơn. Cuộc sống đó dễ dàng hơn" – May nói. "Nhưng Kit quyết định rằng Toán học là sở thích, còn piano là công việc".

Năm 18 tuổi, Kit chỉ theo học Thạc sĩ Toán học ở Paris. Cậu nói rằng cậu làm vậy để "thư giãn". Tôi hỏi May rằng liệu cô có từng lo lắng Kit – giống nhiều người trẻ có khả năng đặc biệt khác – có thể bị suy nhược thần kinh. Cô cười: "Nếu có ai đó suy nhược thần kinh trong vụ này thì người đó là tôi".

Giáo trình cho thần đồng

Liên bang không có nhiệm vụ đào tạo thần đồng. Nhưng nếu như chúng ta đã nhận ra tầm quan trọng của những chương trình đặc biệt dành cho học sinh có bộ não thiểu năng thì chúng ta cũng nên ngoại suy để tạo ra những chương trình dành cho người có bộ não xuất chúng.

Viết trên Time năm 2007, nhà giáo dục John Cloud đổ lỗi cho những giá trị của "chủ nghĩa quân bình triệt để" cộng với đạo luật "Không bỏ đứa trẻ nào phía sau" – thứ khuyến khích rất ít những học sinh tài năng. Leon Botstein, Hiệu trưởng Bard College – một thần đồng từng là người bán vé xe buýt – nhận xét một cách lạnh nhạt: "Nếu như Bethoven được gửi tới trường mẫu giáo ngày nay, họ sẽ trị bệnh cho ông và có thể ông sẽ trở thành một nhân viên bưu chính".

Là một người đồng tính vào những năm 70, tôi gặp phải những thành kiến của cả thế giới. Cha mẹ tôi không bao giờ nhạo báng nhưng họ không thoải mái với cái cách mà tôi khác họ và khuyến khích tôi sống đúng với cơ thể mình. Tôi bắt đầu nghiên cứu về những đứa trẻ khác biệt để tìm lý do tha thứ cho bố mẹ mình khi họ ép tôi phải sống không đúng với bản thân.

Tôi muốn tìm hiểu quá trình đó thông qua những việc mà các bậc cha mẹ phải cam chịu con cái – người đã mang lại cho cha mẹ những thách thức khá lớn. Tôi quyết định đầy thanh thản rằng bố mẹ tôi đã thực sự là những ông bố bà mẹ tốt và nhận ra rằng tôi cũng đã sẵn sàng để làm một phụ huynh.

Petersen đã so sánh kinh nghiệm của mình với việc có một đứa con phải đi chân giả. May Armstrong nhìn thấy điểm chung của những phụ huynh có con thần đồng với những phụ huynh có con khuyết tật. Một nửa số thần đồng mà tôi nghiên cứu dường như đều chịu áp lực phải xuất sắc hơn tài năng bẩm sinh của chúng, còn nửa kia thì lại không phát huy hết tài năng thực.

Nghiên cứu về gia đình họ, tôi dần nhận ra rằng tất cả các bậc cha mẹ đều phỏng đoán, và rằng những khác biệt ở bất cứ dạng nào, tích cực hay tiêu cực, đều làm việc phỏng đoán trở nên khó khăn hơn.

Tôi không nghĩ rằng mình sẽ yêu con hơn nếu chúng biết chơi bản concerto số 3 của Rachmaninoff, và tôi hi vọng sẽ không bớt yêu chúng vì những kỹ năng kém cỏi nếu chúng bị ảnh hưởng bởi một căn bệnh mãn tính. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, tôi thực sự thấy nhẹ nhõm khi chúng chưa hề thể hiện bất cứ khả năng gì phi thường như thế.

Andrew Solomon là một nhà văn viết về chính trị, văn hóa và tâm lý, kiêm giảng viên tâm thần học tại ĐH Cornell (New York, Mỹ). Hiện ông đang sống ở cả London và New York. Ông cũng viết cho một số tờ báo có tiếng như The New York Times, The New Yorker, Artforum, Travel and Leisure và một loạt những ấn phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cuốn sách "The Noonday Demon: An Atlas of Depression" của ông từng giành giải thưởng Cuốn sách quốc gia năm 2001 và lọt vào vòng chung kết giải Pulitzer năm 2002. Cuốn sách này cũng được The Times cho vào danh sách 100 cuốn sách hay nhất thập kỷ của London.

Bài viết này được trích từ cuốn sách "Far From the Tree" sẽ xuất bản trong tháng này của ông.

  • Nguyễn Thảo (Theo New York Times)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/97789/cach-lam-me-mot-than-dong.html

Cần ứng dụng CNTT vào giảng dạy có hiệu quả

Posted: 22 Nov 2012 10:01 PM PST

(GDTĐ) – Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học, CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập. CNTT có vai trò quan trọng trong việc đổi mới công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tối đa khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh.


Một giờ dạy học có ứng dụng CNTT tại Gia Lai

Khi ý tưởng ứng dụng CNTT trong GD-ĐT được đưa ra cách đây nhiều năm, đã có nhiều ý kiến cho rằng điều đó là chưa cần thiết. Nhiều người còn cho rằng không có CNTT thì ngành GD-ĐT vẫn phát triển tốt trong nhiều năm qua, vẫn đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, cả thế giới đang vận động theo hướng ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động và ngành giáo dục cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản là dùng máy tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở trên lớp. Ứng dụng CNTT phải được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến đào tạo, liên quan đến hoạt động nghiên cứu, soạn giảng, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên học tâp.

Cao hơn là E-Learning, hoạt động dạy và học ngày nay được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Ở bất cứ nơi đâu, có thể cả khi không có mặt tại trường, học sinh vẫn có thể nghe thầy cô giảng, vẫn được giao bài và được hướng dẫn làm bài tập, vẫn có thể nộp bài và trình bày ý kiến của mình.

Có nhiều hoạt động ứng dụng CNTT trong giảng dạy được giáo viên thực hiện thành công và mang lại hiệu quả cao như: Tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng, sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng để tạo bài giảng điện tử, sử dụng các phần mềm hỗ trợ làm đề thi, bài kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh…

Tuy nhiên, CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai phương pháp dạy học tích cực chứ không phải là điều kiện đủ của phương pháp này. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học.

Để một giờ học có ứng dụng CNTT là một giờ học phát huy tính tích cực của học sinh thì điều kiện đầu tiên là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu và tính đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên sử dụng.

Hiện nay, trình độ, kiến thức về CNTT, kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ của giáo viên không đồng đều, thậm chí có người chỉ dùng máy tính với mục đích duy nhất là soạn thảo văn bản. Nhiều học sinh rất ít có điều kiện tiếp xúc với máy tính hoặc một số em chưa từng biết sử dụng máy tính cũng là khó khăn cần được quan tâm.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc dạy tin học và ứng dụng CNTT của nhà trường còn nhiều hạn chế, thiếu các phòng học chức năng, số máy tính phục vụ cho học tin học của học sinh còn ít.

Một bộ phận cán bộ, giáo viên tuổi cao ngại học hỏi về CNTT nên việc ứng dụng CNTT trong công tác còn hạn chế. Cán bộ phụ trách về CNTT ở các đơn vị đa số là kiêm nhiệm. Đây là khó khăn cơ bản nhất trong việc triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học ở cơ sở.

Phong Huyền

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201211/Can-ung-dung-CNTT-vao-giang-day-co-hieu-qua-1965106/

Được dạy tiếng nước ngoài với môn khoa học tự nhiên

Posted: 22 Nov 2012 10:00 PM PST

- Quy định nói trên vừa được Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến tại dự thảo quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài.

Nếu được đồng thuận, quy định này áp dụng ở các trường tiểu học, THCS, THPT, trung tâm GDTX, trung cấp, CĐ, ĐH và các viện nghiên cứu khoa học.


Theo đó, đối với giáo dục phổ thông, việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài chỉ áp dụng đối với các môn khoa học tự nhiên, công nghệ và tin học theo chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam hoặc chương trình của nước ngoài do Bộ GD-ĐT quy định. Sách giáo khoa và tài liệu dạy học có thể bằng tiếng nước ngoài, tiếng Việt hoặc song ngữ, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cho phép sử dụng.

Đối với giáo dục ĐH, giáo dục nghề, các trường có thể tự lựa chọn hoặc phối hợp với đối tác nước ngoài xây dựng chương trình đào tạo, không dạy học bằng tiếng nước ngoài đối với các nội dung thuộc về các lĩnh vực chính trị, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử Việt Nam.

Về thi cử, vẫn duy trì bài kiểm tra, bài thi cuối năm học, cấp học bằng tiếng Việt, đồng thời có thể thêm bài kiểm tra, bài thi bằng tiếng nước ngoài để công nhận hoàn thành chương trình.

  • Nguyễn Thảo 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/97987/duoc-day-tieng-nuoc-ngoai-voi-mon-khoa-hoc-tu-nhien.html

Comments