Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cách nuôi dạy thần đồng

Posted: 21 Nov 2012 03:37 PM PST

Đến tận 3 tuổi rưỡi Drew Petersen mới biết nói, nhưng mẹ cậu bé – chị Sue không bao giờ cho rằng cậu con trai là một đứa trẻ chậm chạp.

Có khả năng làm như người lớn trước 12 tuổi…

Năm 1994, Drew 18 tháng tuổi, khi chị Sue đọc sách cho con trai nghe và bỏ qua một từ, Drew đã phát hiện ra và chỉ được đúng từ bị thiếu trên trang sách. Drew không nói được nhiều ở giai đoạn đó, nhưng cậu bé rất quan tâm đến những âm thanh xung quanh mình. "Chuông nhà thờ khiến thằng bé có phản ứng mạnh. Tiếng chim hót khiến thằng bé dừng mọi việc lại ngay lập tức".

Chị Sue từng học đàn từ khi còn nhỏ nên chị đã dạy cho Drew những thứ cơ bản trên một chiếc piano cũ. Cậu bé dần thích thú với những tờ nhạc bướm. Thằng bé cần phải giải mã nó. Vì thế, tôi phải nhớ lại những gì mà tôi đã học. Như Drew đã nói với tôi rằng: "Giống như là học 13 chữ cái trong bảng chữ cái, sau đó cố gắng để đọc sách".

Thằng bé tự tìm ra khóa Fa, và khi bắt đầu những bài học chính thức lúc 5 tuổi, giáo viên của Drew nói rằng con trai tôi có thể bỏ qua những bài học của 6 tháng đầu tiên. Trong năm đó, Drew đã biểu diễn bản sonatas của Beethoven tại Hội trường Carnegie. "Tôi thấy điều đó thật thú vị, nhưng tôi cũng nghĩ rằng chúng ta không nên quá coi trọng điều đó. Nó mới chỉ là một cậu bé".

Một ngày, trên đường tới trường mẫu giáo, Drew hỏi mẹ: "Con có thể ở nhà để học thứ gì đó được không?". Chị Sue thực sự bối rối. Bây giờ, khi Drew đã 18 tuổi, cậu nói: "Ban đầu thì thấy cô đơn. Sau đó bạn chấp nhận điều đó. Đúng, bạn khác với tất cả mọi người nhưng mọi người vẫn sẽ là bạn của bạn".

Bố mẹ đã chuyển Drew tới một trường tư. Họ mua cho Drew một cây đàn piano mới vì lúc 7 tuổi, cậu nói rằng cây đàn cũ thiếu sự tương phản.

"Nó làm tôi tốn một khoản tiền nhiều hơn bất cứ thứ gì mà tôi từng trả ngoại trừ khoản tiền đặt cọc mua nhà" – chị Sue nói. Khi Drew 14 tuổi, cậu phát hiện ra một chương trình học tại nhà của Harvard. Khi tôi gặp Drew cách đây 2 năm, cậu 16 tuổi và đang theo học Trường Âm nhạc Manhattan và đã học được một nửa chương trình cử nhân của Harvard.

Các thần đồng đều có khả năng làm việc như một người lớn trước tuổi 12. Từ "prodigy" (thần đồng) có nguồn gốc từ chữ "prodigium" trong tiếng Latin – ý chỉ sự quái thai, không tuân theo quy luật tự nhiên. Những đứa trẻ này có sự khác biệt rất rõ ràng.

Điều phụ huynh phải đối mặt

Qua 10 năm nghiên cứu một cuốn sách về những đứa trẻ khác biệt hoàn toàn so với cha mẹ chúng và khác biệt so với cả thế giới xung quanh, tôi phát hiện ra rằng những khác biệt tiêu cực như hội chứng Down, tự kỷ, điếc, lùn hoặc chuyển đổi giới tính… thường giống như "trong cái rủi có cái may".

Những gia đình lâm vào hoàn cảnh này đều có thể tìm ra những mặt tốt trong đó. Ngược lại, những khả năng phi thường nhìn qua có vẻ giống như một điều tốt, nhưng nó lại kéo theo những điều bất hạnh và thiên tài ít khi được hiểu là tự kỷ.

"Thiên tài là một sự bất thường và nó có thể là dấu hiệu của những khuyết tật khác" – Veda Kaplinsky, có thể coi là một giáo viên piano xuất sắc trên thế giới của những nghệ sĩ piano nhỏ tuổi nhân xét. "Nhiều đứa trẻ thiên tài mắc chứng rối loạn thiếu tập trung, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc hội chứng Asperger.

Khi các bậc phụ huynh phải đối mặt với 2 mặt của một đứa trẻ, họ nhanh chóng thừa nhận mặt tích cực, sự tài năng, phi thường của con cái, họ thường bác bỏ tất cả những thứ khác.

Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy tham vọng. Bạn chỉ cần được một trường mầm non ở New York nhận đơn xin học, như tôi đã làm cho con trai tôi, bạn sẽ được chứng kiến những rối loạn cộng thêm cả những thành tích trước tuổi của con mình, thừa nhận rộng rãi rằng số phận của một đứa trẻ xoay quanh việc để một chân của đứa trẻ đó lên một chiếc thang cao. Chúng ta biết rằng độ đàn hồi của não giảm dần theo thời gian, nghĩa là một đứa trẻ sẽ dễ uốn nắn hơn là để đến khi chúng trưởng thành. Chúng ta sẽ làm gì với thông tin này?

Tôi cảm thấy khó chịu khi cảm thấy giá trị của chúng tùy thuộc vào việc duy trì lợi thế cạnh tranh, nhưng tôi cũng ghét việc trẻ không đạt được tiềm năng.

Những bà "mẹ Hổ" buộc con cái phải làm theo ý mình đã coi trọng quá mức một loại thành tích hẹp. Việc tiếp xúc với những gia đình có trẻ thần đồng cho tôi thấy rằng sự nghiêm khắc đôi khi có tác dụng với đứa trẻ này nhưng lại là thảm họa với một đứa trẻ khác.

Ngược lại, những ông bố bà mẹ luôn chấp nhận không giới hạn mọi yêu cầu của con cái cũng là một sự nguy hại.

Cách dạy để trưởng thành

Những đứa trẻ được định hướng để thành công và đã thành công có một con đường rất khác so với những đứa trẻ được định hướng nhưng thất bại. Tôi từng nói chuyện với Lang Lang, một thần đồng có thể nói là nghệ sĩ piano nổi tiếng nhất thế giới theo tiêu chuẩn Mỹ thì được biết những phương pháp tàn bạo của bố anh có thể được coi là lạm dụng trẻ em.

"Nếu bố ép tôi như thế này và tôi không làm tốt thì đó sẽ là lạm dụng trẻ em và tôi bị tổn thương. Nhưng chúng tôi có cùng một mục tiêu. Vì thế những áp lực đó đã giúp tôi trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng. Tôi muốn nói rằng, đối với tôi, đó là một cách tuyệt vời để trưởng thành.

Sự thật là có một số phụ huynh ép buộc con cái một cách cứng nhắc và khiến chúng thất bại, những người khác thì không ủng hộ niềm đam mê của con. Bạn có thể phạm sai lầm theo cả hai hướng. Không có gì ngạc nhiên khi không có ai biết cách nuôi dạy những đứa trẻ đặc biệt. Cũng giống như cha mẹ của những đứa trẻ bất hạnh, cha mẹ của những đứa trẻ tài năng cũng là những người trông giữ con cái vượt quá sự hiểu biết của họ.

Dành thời gian với gia đình Petersen, tôi không chỉ bị ấn tượng bởi sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau của họ mà còn bởi cái cách đơn giản mà họ né tránh sự trưởng giả – tính cách thường đi liền với âm nhạc cổ điển.

Chị Sue là một y tá trường học, chồng chị – Joe làm việc ở bộ phận kỹ thuật của Volkswagen. Họ không bao giờ kỳ vọng vào một cuộc sống mà Drew sẽ mang lại cho họ, nhưng họ cũng không bị nó đe dọa hay tổn thương trong việc theo đuổi nó. Nó đòi hỏi cả sự siêng năng và khéo léo.

"Bạn miêu tả như thế nào về một gia đình bình thường?" – Joe nói. "Cách duy nhất mà tôi có thể miêu tả về một gia đình bình thường là một gia đình hạnh phúc. Việc mà những đứa trẻ của tôi làm mang lại nhiều niềm vui cho gia đình".

Khi tôi hỏi Sue về việc tài năng của Drew đã ảnh hưởng như thế nào đến cách mà họ nuôi dạy cậu con trai nhỏ hơn Erik, cô nói: "Bối rối và khác biệt. Nó giống như việc anh trai của Erik khuyết tật hay có một chân gỗ".

  • Nguyễn Thảo (Theo New York Times)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/97785/cach-nuoi-day-than-dong.html

Thiên chức của người thầy

Posted: 21 Nov 2012 03:36 PM PST

(GDTĐ) – Nhà trường, thầy giáo là trí tuệ của nhân loại, là tấm lòng của đại dương. Hạnh phúc lớn nhất của người thầy là được xã hội tôn vinh, được học trò kính trọng.

Nghề thầy có đặc trưng riêng là cỗ máy lớn sản sinh ra điện khí hóa, hóa học hóa, tự động hóa. Sản phẩm của người thầy làm ra vừa độc đáo vừa ưu việt. Lao động của người thầy là lao động trí tuệ của từng cá nhân vừa khoa học vừa nghệ thuật. Đó chính là tính sư phạm ưu mĩ. Dạy và học thầy và trò không cần đến những bộ óc dập khuôn làm theo mẫu mà cần tìm kiếm phát hiện, khơi nguồn, đào sâu để sáng tạo và sáng tạo.

Người duy vật không bao giờ tách rời yếu tố tinh thân ra khỏi yếu tố vật chất. Để phát huy tối đa thiên chức của Người thầy, Nhà giáo cần được hưởng lương cao để đầu tư cho chất xám?. Đó là hoài nghi triết học?. Tuổi nghỉ hưu của Nhà giáo không nên rập khuôn theo các ngành nghề khác ở tuổi 60 mà nên 65, 70 thậm chí có người 80 nếu thân thể khỏe mạnh, làm việc vẫn hiệu quả (giáo sư Vũ Khiêu 90 tuổi sức lực và trí tuệ vẫn dồi dào. Nhiều nhà giáo ở tuổi 60 dạy giỏi, quản lý giỏi, có uy tín mà cho nghỉ hưu thật đáng tiếc quá chừng, thiệt thòi quá lớn cho cả một thế hệ học trò…

Nhà giáo chúng ta có quyền tự hào về Bác Hồ kính yêu trước khi trở thành lãnh tụ của Đảng cộng sản Việt Nam, rồi trở thành lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà giáo dạy ở trường Dục thanh Phan Thiết. Kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng ta thành kính biết ơn và tự hào về người thầy vĩ đại của mình.


Ảnh MH

Học là tồn tại của nghiệp thầy. Phương pháp giảng dạy của thầy, tri thức uyên bác của thầy quyết định tới sự thành đạt của trò. Đổi mới giáo dục, Nghị quyết của Trung ương, chỉ thị của Bộ, hướng dẫn của sở có đến được với người dạy và người học hay không là do Hiệu trưởng. Hiệu quả của đổi mới có hay không, cao hay thấp là do nhận thức và chỉ đạo của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải giỏi quản lý thì mới tổ chức điều hành được đội ngũ, chọn đúng người, giao đúng việc. Hiệu trưởng phải giỏi chuyên môn thì mới bồi dưỡng rèn luyện được nhiều giáo viên giỏi. Hiệu trưởng không chỉ quản lý chỉ đạo bằng kế hoạch mà phải quản lý chỉ đạo bằng hành động, bằng đạo đức của chính mình để làm gương cho giáo viên. Hiệu trưởng không vụ thành tích giả chỉ vụ chất lượng thực thì sẽ có chất lượng thực. Nếu dùng tài năng và đức độ thấu lý đạt tình thì hiệu trưởng sẽ cảm hóa được tất cả giáo viên và học sinh, chất lượng giáo dục, mục tiêu đào tạo sẽ thăng hoa.

Dù có Bác Hồ vĩ đại, có Đảng văn minh chỉ đường, có mặt trời chiếu sáng, có ánh trăng soi lối thì hành trang để chúng ta vào đời không thể thiếu thầy cô. Tiếng nói của cổng trường, của hàng cây nơi sân trường, của tấm bảng nơi lớp học bằng những ẩn dụ của nó ta hãy lắng mà nghe. Phải lắng nghe với tất cả tấm lòng mở ngỏ chân thành ta sẽ thu nhận được nhiều điều thú vị. Có những nỗi đau đã tỏa sáng, có những viết thương đã nở hoa. Đó chính là những thầy cô, những học trò đã tìm lại được chính mình, thật vui biết bao, tự hào lắm chứ!.

Con chữ và con số được sản sinh ra ở nguồn thiêng sông núi, ở túi càn khôn của đất trời. Nguồn suối thiêng đó tuôn chảy trong trái tim ta. Con chữ và con số, thầy và cô soi sáng vào trí óc ta hòa vào trái tim ta để ta nhìn về cõi xa xăm, nhìn lên phía trước nhìn cả bốn phương làm theo lời Bác dạy để đi tới tương lai nước mạnh dân giàu.

Thầy và trò dạy và học là một chuỗi liên kết hoàn chỉnh, kết nối nhân quả, không phụ thuộc vào ngẫu nhiên, cũng không phụ thuộc vào thần quyền. Giáo pháp của Bác Hồ, của Đảng ta  hàm chứa nhiều giá trị tinh hoa của dân tộc của nhân loại. Hãy dạy và học làm theo giáo pháp đó.

Nguyễn Văn Tuấn (GĐ Sở GDĐT Nam Định) 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201211/Thien-chuc-cua-nguoi-thay-1965069/

Có 24.000 tiến sĩ vẫn thiếu những nhà khoa học giỏi

Posted: 21 Nov 2012 03:36 PM PST

Chiều 20/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường, cho ý kiến lần đầu về dự thảo luật Khoa học công nghệ sửa đổi.

Đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng cần đặt lại vấn đề tiếp cận đối với dự án luật. Mục tiêu của dự án Luật cần thể hiện rõ quan điểm: khoa học công nghệ phải phục vụ cho sự nghiệp hóa, công nghiệp hóa đất nước; khoa học không chỉ vị khoa học mà khoa học phải vị nhân sinh.

Ông Lịch cho rằng, đã đến lúc cần thay đổi hoàn toàn phương thức Nhà nước “bao cấp” cho khoa học công nghệ, chuyển sang phương thức “tài trợ ngân sách Nhà nước” mà nhiều nước trên thế giới đang thực hiện.

Đại biểu Phạm Xuân Thắng (Hải Dương) đặt câu hỏi, những năm qua nhà nước đã đầu tư khá lớn để phát triển khoa học công nghệ. Các đề tài phát triển nhiều hơn nhưng hiệu quả chưa tương xứng. Trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn đi sau các nước trong khu vực, vẫn thiếu những công trình, sáng chế tầm cỡ, tỉ lệ các đề tài nghiên cứu được đưa vào ứng dụng cũng khiêm tốn. Điểm nghẽn trong 10 năm thực hiện luật Khoa học công nghệ vừa qua là cơ chế đầu tư cho lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Hạnh cũng nhận định, hạn chế bất cập của luật hiện tại cần được thay đổi sửa chữa rõ nhất là về cơ chế tài chính cho khoa học công nghệ.

Hàng năm, khoản đầu tư cho khoa học công nghệ luôn chiếm 2% GDP như thời gian qua, đại biểu cho là không hề nhỏ nhưng dàn trải, thiếu trọng điểm. Đại biểu đề xuất thành lập cơ quan nhà nước đủ tâm và tầm trong lĩnh vực này để đề xuất các đề án khoa học xứng tầm quốc gia.

Ngoài ra, cần khuyến khích, trọng dụng tài năng thực sự với quan điểm đầu tư cho khoa học cần chấp nhận rủi ro, chấp nhận một dự án đầu tư lớn có thể không thành công nhưng cần giám sát. "Có lẽ không ở ngành nào mà câu "thất bại là mẹ thành công" đúng hơn với lĩnh vực nghiên cứu khoa học" – đại biểu lập luận.

Tán thành những phân tích về những bất cập hiện tại, đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) chỉ ra thực tế, cơ chế tài chính là vướng mắc lớn nhất vì vẫn còn cung cách bao cấp, chậm giải ngân, chưa bảo đảm sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Ông Vẻ dẫn chứng: "Thủ tục quá phức tạp, nhà khoa học nhiều khi phải lách luật để được thanh toán cho các đề tài".

Có 24.000 tiến sĩ vẫn thiếu những nhà khoa học giỏi
Đại biểu Hoàng Thị Tố Nga trăn trở: Để có tiền làm dự án, nhiều nhà khoa học đã phải làm những việc trái với bản chất trung thực của khoa học.

Bà Nga dẫn bài học của Hàn Quốc, từ thập niên 60 của thế kỷ trước, quốc gia này đã có chế độ mời những nhà khoa học người Hàn định cư ở nước ngoài về làm việc lại trong nước với mức lương thưởng cao gấp 3 các nhà khoa học trong nước. Chế độ đãi ngộ, trọng dụng nhân tài rất ưu việt nên chỉ trong 20 năm Hàn quốc đã trở thành 1 nước khoa học công nghệ rất phát triển, là đất nước tiến hành CNH, HĐH đất nước nhanh chóng, thành công nhất.

So dánh với Việt Nam, bà Nga thở dài cho rằng, không những không có chính sách cụ thể để trọng dụng mà còn có nhiều rào cản cản trở hoạt động của nhân tài. Nữ đại biểu chỉ nguyên
nhân, môi trường làm việc, các cơ chế khuyến khích… đều còn hạn chế khiến ta bị chảy máu chất xám các nhà khoa học sang khu vực tư nhân hoặc ra nước ngoài. Đại biểu kể, có 1 vị viện trưởng viện nghiên cứu của ngành nông nghiệp đã từng than muốn tuyển, giữ người làm ở Viện này thì chỉ có thể… tuyển tại chức.

Bà Nga thốt lên: "Thật trớ trêu khi một đất nước có 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ mà không tìm ra được những chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học nào đủ giỏi để trở thành các tổng công trình sư cho các đề tài lớn, có ý nghĩa quốc gia".

Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TPHCM) cũng dẫn bài học của Canada đã vạch chiến lược đầu tư khoa học công nghệ tập trung vào khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho rằng đó là hướng gợi ý để đổi mới khoa học công nghệ ở Việt Nam.

Theo bà Trang, làm khoa học trong bối cảnh thực tế hiện nay cũng cần nghiêng về trọng cầu chứ không chỉ là trọng cung như trước nay, nghĩa là phải làm theo hướng đặt hàng của doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp với người làm khoa học công nghệ. Hợp tác công tư là nền tảng của việc phát triển khoa học và có như vậy cung – cầu khoa học công nghệ mới gặp nhau.

Bà Trang cũng đề xuất những cơ chế mới để các nhà khoa học tham gia phản biện chính sách phát triển đất nước. "Vì không có cơ chế nên hiện các dự án có cái mời cái không, nếu phản biện thuận lợi thì mời, nếu thấy khả năng sẽ gây khó khăn cho dự án thì thôi. Trong khi đó, các nhà khoa học lại thường giàu tự trọng, không ai chạy chọt để "xin" được phản biện dự án này, chương trình kia. Vậy nên mới có nhiều sai sót đáng tiếc, không huy động được nguồn lực các nhà khoa học" – đại biểu lập luận.

Để thực sự tạo điều kiện cho các nhà khoa học cống hiến, đại biểu Huỳnh Thành Đạt (TPHCM) còn kiến nghị luật hóa chức năng phản biện xã hội của các nhà khoa học, để tạo sự đồng thuận giữa nhà khoa học và nhà quản lý. Theo ông Đạt, cần giải phóng các nhà khoa học khỏi những vấn đề hành chính, thủ tục buồn chán, mất thời gian để họ tập trung nghiên cứu khoa học.

P.Thảo

Nguồn: http://dantri.com.vn/chinh-tri/co-24000-tien-si-van-thieu-nhung-nha-khoa-hoc-gioi-665342.htm

Việt Nam

Posted: 21 Nov 2012 03:36 PM PST

(GDTĐ) – Sáng 21/11 tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo "Đào tạo nhân lực ngành nguyên tử Việt Nam: Kinh nghiệm và triển vọng". Đây là cơ hội tốt để các trường đại học và sinh viên Việt Nam tiếp cận nhiều hơn và trực tiếp với các trường đại học của Nga trong việc đào tạo nhân lực trên lĩnh vực quan trọng này.


Quang cảnh hội thảo

Hội thảo "Đào tạo nhân lực ngành nguyên tử Việt Nam: Kinh nghiệm và triển vọng" là một trong những hoạt động quan trọng để triển khai thực hiện các văn bản hợp tác đã kí kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga cũng như giữa Bộ GDĐT Việt Nam với Bộ Khoa học và Giáo dục LB Nga, Tập đoàn RosAtom trong việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực ngành năng lượng nguyên tử cho Việt Nam.

Để triển khai đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử" đã được Chính phủ phê duyệt, trong thời gian qua, Bộ GDĐT đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác phía LB Nga triển khai thực hiện một số công việc: Lập các dự án chương trình đào tạo, dự án đầu tư để thực hiện từ năm 2013; Hoàn thành xây dựng Trung tâm Thông tin năng lượng nguyên tử tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội để đưa vào hoạt động từ tháng 12/2012; cử 152 sinh viên sang học trình độ đại học tại LB Nga.

Riêng năm 2012, Bộ KHGD LB Nga đã dành cho Việt Nam 70 chỉ tiêu học bổng diện hiệp định cho đào tạo ngành năng lượng nguyên tử, Trường ĐH Xây dựng Moscow đã dành 5 chỉ tiêu đào tạo chuyên ngành xây dựng, Trường ĐH Năng lượng Moscow đã dành 4 chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ lĩnh vực năng lượng nguyên tử cho Việt Nam.

Thay mặt Bộ GDĐT, thứ trưởng Bùi Văn Ga ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được và mong muốn các tổ chức khoa học và các trường ĐH của LB Nga tiếp tục hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ các trường ĐH của Việt Nam, đặc biệt trong việc đào tạo nhân lực ngành năng lượng nguyên tử bởi LB Nga là đất nước có nền khoa học nghiên cứu và công nghệ hạt nhân phát triển mạnh.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình, Bộ GDĐT sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để việc hợp tác giữa 2 bên đạt kết quả tốt nhất.

Việt Cường

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201211/Viet-Nam-Lien-bang-Nga-hop-tac-dao-tao-nhan-luc-nganh-nang-luong-nguyen-tu-1965066/

Nhịn là nhục, nhường là thua?

Posted: 21 Nov 2012 03:35 PM PST

Rất nhiều tội ác của giới trẻ hôm nay khởi xuất từ nóng giận nhất thời. Dư luận đã phê phán, lên án hành vi tiêu cực của giới trẻ, nhưng dường như ít ai thấy đó chính là hậu quả từ việc phụ huynh không chấn chỉnh kịp thời tâm lý thiếu kiềm chế của trẻ, thậm chí còn cổ vũ, gieo vào đầu trẻ quan niệm "nhịn là nhục".

Thiếu kiềm chế do bẩm sinh?

Bé K. con anh M. – hàng xóm với tôi – năm nay mới bốn tuổi nhưng tính khí luôn nóng nảy. K. sẵn sàng văng tục, "choảng" những đứa cùng trang lứa, thậm chí lớn tuổi hơn. Đi học ở trường K. luôn bị cô giáo mắng bởi không biết nhường nhịn, hoà đồng với các bạn.

Giống như K., bé Bi con của đứa bạn học chung thời phổ thông với tôi (ở TP Vinh – Nghệ An) cũng có những biểu hiện thiếu kiềm chế. Mấy lần về quê, tôi chứng kiến Bi sử dụng ngôn ngữ vỉa hè để đối đáp với bạn, sẵn sàng buông "sao mày ngu thế" nếu thấy chưa hài lòng một điều gì đó. Việc tranh đồ chơi, đánh bạn… là chuyện "thường ngày" của Bi. Đã mấy lần, vợ chồng bạn tôi bất đắc dĩ tiếp phụ huynh có con bị Bi đánh, nhưng cũng chỉ biết xin lỗi họ và quát mắng Bi mấy tiếng cho xong.

Những đứa trẻ ngỗ nghịch, thiếu kiềm chế như bé K., bé Bi không phải là hiếm gặp. Và phụ huynh của những đứa trẻ như thế thường bao biện rằng "cha mẹ sinh con, trời sinh tính", rồi tự an ủi "lớn lên nó sẽ hiểu, sẽ đổi tính".

Chỉ nuôi con phần xác

Ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành nhân cách, trẻ thường chịu tác động, ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, đặc biệt là gia đình. Theo TS Nguyễn Minh Thức (hội Tâm lý – giáo dục tỉnh Đồng Nai), "Trẻ em ngày nay được chăm sóc, nuôi dạy tốt hơn, thậm chí được chiều chuộng hơn so với trước. Tuy nhiên, sự quan tâm, chiều chuộng thái quá kết hợp với những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội, từ phim ảnh, trò chơi bạo lực, từ internet… làm trẻ dễ tiêm nhiễm thói hư tật xấu, hình thành tính cách thiếu kiềm chế trong xử lý các tình huống". TS Thức cũng cho rằng: "Việc bố mẹ thiếu quan tâm giáo dục con cái, thiếu định hướng giá trị, không thể hiện được vai trò là tấm gương mẫu mực cho con trẻ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thiếu kiềm chế ở trẻ…"

Trở lại hai trường hợp nêu trên, mặc dù khác nhau về địa lý, gia cảnh nhưng điểm giống nhau là do mải mê với việc mưu sinh nên cha mẹ bé K., bé Bi chưa quan tâm đầy đủ đến nhu cầu vui chơi giải trí, thiếu kiên quyết trong việc uốn nắn cử chỉ hành vi cho con mình. Họ đáp ứng nhu cầu vật chất cho con từ máy tính đến đồ chơi, nhưng việc dạy dỗ con thì chủ yếu do ông bà hoặc người giúp việc đảm nhận. Mỗi khi công việc không suôn sẻ, anh M. hay cáu gắt, thỉnh thoảng còn văng tục. Còn bố mẹ bé Bi cũng có những câu nói không đẹp trước mặt con.

Cây non dễ uốn

Trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành nhân cách, trẻ chưa thể nhận thức đầy đủ về hành vi của mình nên dễ có những biểu hiện thiếu kiềm chế. Do đó, cha mẹ cần dành thời gian gần gũi, chia sẻ với con về những vấn đề thường gặp trong cuộc sống, đặc biệt lưu tâm đến những hoạt động vui chơi của con. Nên thường xuyên đặt ra những câu hỏi, đại loại: Hôm nay con đi học có gì vui không? Con chơi với bạn nào, chơi trò gì?… để nếu phát hiện vấn đề gì dù nhỏ, cha mẹ cũng phải tìm hiểu nguyên nhân, phân tích cho con những ứng xử phù hợp. Bên cạnh đó, cha mẹ cần có những biện pháp đưa con vào khuôn khổ, tránh tình trạng "lệch chuẩn" kéo dài dễ hình thành thói quen xấu rất khó sửa ở con mình. Kiên quyết không mủi lòng, không thoả hiệp với các hành vi sai lệch của con. Khi cần thiết, có thể sử dụng biện pháp mạnh như trách phạt, cưỡng chế…

Và điều quan trọng nhất: cha mẹ phải luôn là tấm gương mẫu mực, biết kiểm soát lời ăn tiếng nói, hành vi của mình cho trẻ noi theo.

Em không cho Kiềm chế là nhịn nhục

Phạm Anh Thư (lớp 8A5 trường THCS Dương Thị Cẩm Vân, Cà Mau)

Đã
có lúc em nóng giận đến mức bị mẹ đánh đòn. Bây giờ nhớ lại thấy nếu
biết kiềm chế thì không đến mức phải ăn đòn! Em không cho rằng kiềm chế
là nhịn nhục và thua thiệt người khác. Em nghĩ cha mẹ nên dạy trẻ khắc
phục được những cơn nóng nảy, bướng bỉnh để có khả năng kiềm chế tốt
hơn. Đương nhiên muốn kiềm chế được bản thân thì quan trọng nhất là phải
bình tĩnh xem xét chuyện xảy ra là đúng hay sai rồi giải quyết mọi
chuyện một cách nhẹ nhàng, thay vì bực tức, nóng giận.

Dạy con từ thuở lên ba

Diễn viên Thanh Thuý

Con
trai tôi mới ba tuổi. Bé được cái dễ tính, nhưng đôi khi cũng ương
bướng, đòi gì là đòi bằng được. Nhiều người hay chiều theo ý con vì nghĩ
bé còn nhỏ, sau này lớn sẽ ý thức hơn, sẽ khác. Tôi thì nghĩ mỗi giai
đoạn bố mẹ cần có cách dưỡng dục con khác nhau. Trẻ lên ba đã có thể
nhận thức đúng, sai. Vậy nên khi con đòi một thứ gì đó không phù hợp,
tôi sẽ đưa con ra một góc riêng, dùng lời lẽ hợp với lứa tuổi của con
hoặc cho con tập trung vào một hành động khác để tính ương bướng của
cháu dịu xuống. Sau nhiều lần, con sẽ thay đổi, cảm nhận được đòi hỏi
hoặc trạng thái như vậy sẽ không được chấp nhận. Dạy con kiềm chế không
hẳn sẽ khiến con bị thua thiệt sau này. Một đứa trẻ tính khí nóng nảy,
hiếu thắng luôn có những hành động bốc đồng, không rõ đúng sai. Tôi vẫn
đang từng bước "gặt" kinh nghiệm trong chuyện dạy con

Đập ly dạy con

Lê Thiện, 45 tuổi, TP.HCM

Đứa
trẻ nào cũng muốn thể hiện cá tính bằng sự hiếu thắng, nóng nảy. Ví như
con trai tôi, trước đây khi không làm được một điều gì đó, hoặc đạt
điểm không tốt ở lớp, nó thường muốn đập nát một thứ gì đó trước mặt.
Tôi dạy con kiềm chế bằng cách tự tay mình đập một cái ly vỡ vụn trước
mặt con, và nói với con rằng: "Nếu con khó chịu, xót xa khi bố đập vỡ
cái ly này, thì bố cũng thế khi con đập nát một thứ gì đó". Sau đó, tôi
đợi con hạ hoả, đưa thằng bé ra ngoài chơi, và hai cha con trò chuyện
với nhau. Dần dà, con trai tôi bớt dần tính khí nóng nảy mà biết cân
nhắc làm thế nào cho đúng. Và quan trọng, cháu đã học được cách kiềm chế
bản thân, đã hiểu rõ giá trị của sự nhường nhịn. Vì sự nhường nhịn
chứng tỏ bản thân mình chín chắn, chứ không phải thua thiệt.

N. Cao – Ý Nhi ghi

(Theo ThS Nguyễn Quế Diệu, hội Tâm lý – giáo dục tỉnh Đồng Nai, giảng viên đại học Nguyễn Huệ)/ Sài Gòn Tiếp Thị)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/97760/nhin-la-nhuc--nhuong-la-thua-.html

Comments