Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Posted: 16 Nov 2012 03:16 PM PST

(GDTĐ) – Ngày 16/11, UBND tỉnh Điện Biên đã long trọng tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày nhà giáo Việt Nam. Đến dự có Phó Bí Thư thường trực tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnhNguyễn Thanh Tùng; Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Mùa A Sơn; cùng các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành, cựu giáo chức, và GV, HS, SV của tỉnh.

Trường THCS Ắng Cang- Mường Ẳng- Điện Biên khang trang, sạch đẹp
Trường THCS Ắng Cang- Mường Ẳng- Điện Biên khang trang, sạch đẹp

Nhìn lại chặng đường 30 năm (1982-2012) đã đi qua, mới thấy được những khởi sắc, những bước phát triển bền vững đáng ghi nhận của ngành GD-ĐT tỉnh Điện Biên. Trong những năm 80 của thế kỷ XX, khi chưa tách tỉnh, tỷ lệ mù chữ ở các dân tộc thiểu số rất cao. Số HS huy động ra lớp hàng năm tăng không đáng kể (từ 1,5% – 2,5%). Nhận thức của người dân về nhu cầu học tập của con em còn hạn chế, trẻ em chưa thích đi học. HS lưu ban và bỏ học còn nhiều, nhất là ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Mạng lưới trường lớp chậm phát triển.

CSVC, trang thiết bị dạy học vô cùng thiếu thốn, hầu hết trường lớp là tranh tre, nứa lá, trang thiết bị dạy học hiện đại hầu như chưa có gì. Các loại hình đào tạo còn đơn điệu. Đội ngũ GV còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, không đồng bộ về cơ cấu. Đặc biệt, toàn tỉnh chưa có GV ngoại ngữ, tin học, mỹ thuật, âm nhạc.

Thực hiện chủ trương nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, từ cuối những năm 1980 cho đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng về GD-ĐT, thực hiện các chương trình trọng điểm về các vùng dân tộc thiểu số, xây dựng, mở rộng mạng lưới trường PTDTNT, trường Tiểu học, THCS, THPT, trung tâm GDTX. Các chủ trương đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục đào tạo phát triển, học sinh dân tộc có cơ hội được đến lớp, đến trường.

Vì vậy, Điện Biên từ một tỉnh có nền GD phát triển chưa mạnh, thiếu trường, thiếu lớp, thiếu GV, đến nay chúng ta đã xây dựng được một hệ thống trường lớp đến tận các thôn bản, vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn với 479 trường học từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông. Trong đó, giáo dục mầm non có 163 trường (01 trường thuộc thị xã Mường Lay đang tái định cư), 1.770 lớp và 36.381 trẻ. Số lượng HS phổ thông tăng nhanh, mạnh và vững chắc.

Toàn tỉnh có 173 trường (01 trường thuộc thị xã Mường Lay đang tái định cư), 3.455 lớp và 61.665 học sinh. Học sinh Tiểu học tăng hàng năm từ 10% đến 15% và ổn định dần vào những năm 2000. Bậc Trung học phát triển mạnh. Nếu như năm học 1981-1982 toàn tỉnh Lai Châu cũ chỉ có 47 trường THCS với hơn 3.000 học sinh, 6 trường THPT với hơn 1000 học sinh thì đến nay Điện Biên đã có 114 trường THCS với 1.283 lớp và 36.398 HS; 29 trường THPT với 487 lớp và 15.751. 01 trung tâm KTTH-HN trực tiếp giảng dạy 126 lớp, 2.910 em.

Điển hình phát triển nhanh về quy mô trường lớp có thể kể đến các đơn vị huyện Mường Nhé, huyện Điện Biên Đông. Ngành học GDTX có 08 trung tâm với 62 lớp, 2270 học viên; 02 trung tâm Ngoại ngữ – Tin học, 112 trung tâm HTCĐ. Có 04 trường Cao đẳng trực tiếp giảng dạy 7.479 HS, SV; 01 trường Chính trị tỉnh, 01 làng trẻ SOS.

Các loại hình GD từng bước được đa dạng hóa với nhiều hình thức dạy học như các lớp học 2 buổi/ngày, các trường phổ thông dân tộc bán trú, phổ thông dân tộc nội trú cho con em đồng bào dân tộc ít người, trường trọng điểm và trường chuyên để phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.

Công tác giáo dục dân tộc tiếp tục được quan tâm, hệ thống trường phổ thông DTNT được mở rộng về quy mô, nâng cấp về CSVC và ngày càng khẳng định chất lượng GD toàn diện. Tỷ lệ HS các trường PT DTNT trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ ngày càng được nâng lên. Năm học 2012-2013, toàn ngành có 8 trường PT DTNT, 57 trường PT DTBT, và có 128.779/151.715 HS dân tộc chiếm 84,8%.

Các chính sách của tỉnh về hỗ trợ giáo viên, HS được thực hiện có hiệu quả và sự tự nguyện tham gia học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhà giáo đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Bằng nhiều nguồn vốn và hình thức đầu tư, hệ thống các trường, lớp phát triển mạnh theo hướng kiên cố hóa và chuẩn hóa. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh. Toàn ngành hiện có 7.091 phòng học, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 55,6%, phòng bán kiên cố đạt 21,1%; 121 trường chuẩn Quốc gia đạt 26%, trong đó có 9 trường Mầm non, Tiểu học Chuẩn quốc gia mức độ 2.

HS Trường PTDTNT tỉnh Điện Biên
HS Trường PTDTNT tỉnh Điện Biên

30 năm qua, ngành GD-ĐT Điện Biên đã từng bước bổ sung dần đội ngũ, đủ về số lượng, chuẩn về trình độ đào tạo, hàng năm được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Hiện toàn ngành 15.779 cán bộ, GV, nhân viên. Khắp các địa bàn của tỉnh, dù ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, ở đâu có người dân là ở đó có thầy, cô giáo. Trên 99% giáo viên của tỉnh đã được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn.

Điện Biên là đã thực hiện thắng lợi mục tiêu phổ cập giáo GDTH-CMC, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS. Ngay sau khi đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ vào năm 2000, tỉnh đã triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS trên phạm vi toàn tỉnh. Sau nhiều năm kiên trì phấn đấu vượt qua khó khăn, tỉnh Điện Biên được Bộ GD-ĐT tặng cờ và công nhận đạt chuẩn Quốc gia phổ cập giáo dục THCS năm 2008, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THĐĐT mức độ 1 năm 2009.

Hiện nay, Điện Biên đang tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cao các tiêu chí phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS. Triển khai thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, tính đến thời điểm hiện tại, có 74/112 xã và 3/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và duy trì vững chắc các tiêu chí đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Toàn ngành đã có 11 GV tiểu học đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia, hàng trăm giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Trong những năm gần đây, trong các kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia, tỉnh Điện Biên luôn có kết quả cao trong khối các tỉnh miền núi. Chỉ tính riêng năm học 2011-2012 có 14 giải HSG cấp quốc gia (05 giải ba, 9 giải khuyến khích), đứng thứ 46/71 đoàn, tăng 3 giải và tăng 11 bậc so với năm 2011, 11 HSG giải toán trên máy tính cầm tay, 7 HS tiểu học đoạt giải thi giải Toán qua Internet cấp quốc gia, 8 HS lớp 5 đạt giải thi Olympic tiếng Anh trên Internet cấp quốc gia và hàng trăm lượt HSG cấp tỉnh.

Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thanh Tùng trao danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho 4 cá nhân. Ngoài ra, 25 tập thể, cá nhân khác được Bộ GD-ĐT tặng Cờ thi đua và Bằng khen; UBND tỉnh cũng trao Bằng khen cho 46 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Mùa A Sơn gửi lời chúc tới toàn thể các nhà giáo trong toàn tỉnh.

Việt Hoa

 

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201211/To-chuc-ky-niem-30-nam-ngay-Nha-giao-Viet-Nam-1964936/

Tuyên dương nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trong ngành Giáo dục

Posted: 16 Nov 2012 03:16 PM PST

(GDTĐ) – Ngày 16/11, huyện Thanh Trì, Hà Nội long trọng tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2012) và tuyên dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục và đào tạo của huyện.

Đồng chí Triệu Đình Phúc - Bí thư huyện ủy Thanh Trì, Hà Nội trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho các tập thể và cá nhân
Đồng chí Triệu Đình Phúc – Bí thư huyện ủy Thanh Trì, Hà Nội trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho các tập thể và cá nhân

Hiện nay trên địa bàn huyện có 70 trường phổ thông và mầm non công lập với 39 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia do huyện quản lý cao nhất thành phố, 100% thư viện các nhà trường đạt chuẩn; trong đó có 13 thư viện tiên tiến xuất sắc. Từ năm học 2003-2004 đến năm học 2010-2011, ngành Giáo dục của huyện luôn được Thành phố Hà Nội tặng cờ thi đua xuất sắc.

Riêng năm học 2011-2012, ngành giáo dục của huyện tiếp tục duy trì vững chắc kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS và phổ cập trình độ bậc trung học. Thực hiện tốt công tác tuyển sinh và phát triển quy mô trường. Toàn huyện có 62 trường tăng 01 trường so với năm học trước với gần 34.000 học sinh và trên 2.500 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Bậc học mầm non, tỷ lệ mẫu giáo ra lớp đạt 98,4% (tăng 9,4%) so với năm học trước, tỷ lệ trẻ em 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Bậc tiểu học không có học sinh bỏ học, bậc học THCS tỷ lệ học sinh bỏ học còn 0,03% (giảm 0,02% so với năm học trước) các Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn hoạt động có hiệu quả.

... Và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
… Và trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Ghi nhận những thành tích đã đạt được của ngành giáo dục huyện Thanh Trì, tại buổi lễ ngày hôm nay, đã có 3 tập thể, cá nhân được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 4 tập thể, cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và 5 tập thể, cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ GDĐT.


Một số tiết mục văn nghệ chào mừng
Một số tiết mục văn nghệ chào mừng

Minh Hằng

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201211/Tuyen-duong-nhieu-tap-the-ca-nhan-tieu-bieu-trong-nganh-Giao-duc-1964939/

Những hoa khôi xinh đẹp trở thành cô giáo

Posted: 16 Nov 2012 03:15 PM PST

Từng là Hoa khôi, Á khôi của các cuộc thi sắc đẹp, họ trở thành giáo viên, giảng viên của các trường Đại học, trường chuyên nổi tiếng.

Phan Thị Minh Nga, Lê Quỳnh Trang, Phan Hồng Anh, Vũ Hồng Nhung đã từng được biết đến khi đoạt giải Hoa khôi, Á khôi của những cuộc thi sắc đẹp. Mặc dù có nhiều cơ hội đến với nghệ thuật hay những công việc có mức thu nhập cao hơn nhưng sau khi tốt nghiệp đại học, họ đều chọn nghề giáo làm nghiệp cho mình.

Dù lương nghề giáo chưa cao, dù biết sẽ gặp phải rất nhiều vất vả, lo toan trong công việc nhưng họ vẫn rất hãnh diện và vinh dự với sự nghiệp “trồng người” của mình.

Á khôi Quỳnh Trang – Giảng viên Đại học Văn Hóa Hà Nội

Á khôi Imiss Thăng Long 2009 Lê Quỳnh Trang hiện đang là giảng viên của khoa Quản lý, trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Á khôi Imiss Thăng Long 2009 Lê Quỳnh Trang

Tốt nghiệp khoa Huấn luyện múa, trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, mặc dù nhận được rất nhiều lời mời vào các đoàn ca múa nhạc, tham gia diễn xuất nhưng Quỳnh Trang vẫn quyết định đi theo niềm đam mê của mình, đó là dạy múa.

Ngoài công việc giảng dạy ở trường, cô gái xứ Nghệ này còn tranh thủ tham gia biểu diễn ở các chương trình bên ngoài và nhận lời tham gia diễn xuất một số bộ phim cô thấy phù hợp.

Á khôi Phan Hồng Anh – Giáo viên dạy Toán trường Amsterdam Hà Nội

Phan Hồng Anh, Á khôi 1 Imiss Thăng Long 2010 vừa tốt nghiệp khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội đã được nhận về công tác tại bộ môn Toán, trường THPT Chuyên Amsterdam.

Hồng Anh được biết đến là một cô gái xinh đẹp với những thành tích học tập đáng nể. Cô từng đoạt giải Olympic môn Hóa học, là thủ khoa đầu vào của khoa Toán (Đại học Sư phạm Hà Nội), từng đồng thủ khoa của lớp Tài năng Toán…

Trong suốt 4 năm học đại học, năm nào Hồng Anh cũng nằm trong top 1, top 2 của lớp và cô thường xuyên được nhận học bổng của khoa, của trường.

Dù là cô gái có nhan sắc, có nhiều cơ hội đến với nghệ thuật và những công việc lương cao hơn nhưng cô gái sinh năm 1991 này vẫn luôn ấp ủ ước mơ trở thành cô giáo. Và mơ ước của cô đã trở thành hiện thực khi Hồng Anh đã chính thức trở thành giảng viên của một trong những trường chuyên “đỉnh” nhất trong cả nước.

Vũ Hồng Nhung – Giáo viên dạy Văn trường Amsterdam Hà Nội

Vũ Hồng Nhung từng đoạt danh hiệu Á khôi 1 cuộc thi Hoa khôi Đại học Sư Phạm Hà Nội.

Hồng Nhung đã từng là thủ khoa đầu vào của hệ cử nhân chất lượng cao ngành Sư phạm Ngữ Văn. Và khi tốt nghiệp ra trường, cô cũng là thủ khoa xuất sắc của trường năm 2012. Điểm học tập toàn khóa của Hồng Nhung là 8,71/10,0. Đây là điểm số rất cao mộ của một sinh viên ngành Sư phạm Văn.

Hồng Nhung là 1 trong 8 thủ khoa đầu ra năm 2012 được Hà Nội đề nghị tuyển thẳng vào các cơ sở giáo dục công lập của thủ đô Hà Nội.

Và hiện tại, Á khôi Đại học Sư phạm Hà Nội là đồng nghiệp của Phan Hồng Anh. Cô công tác tại bộ môn Văn, trường THPT Amsterdam Hà Nội.

Hoa khôi Phan Thị Minh Nga – Giảng viên Đại học Huế

Phan Minh Nga từng 3 lần đoạt danh hiệu Hoa khôi: Hoa khôi trường Quốc học Huế, Hoa khôi Đại học Kinh tế và Hoa khôi Đại học Huế 2008.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế (ĐH Huế), Minh Nga được giữ lại làm giảng viên của trường. Hiện tại, Minh Nga đang là giáo viên chủ nhiệm của lớp K46B, khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Huế.

Mới đây, trong cuộc thi Hoa khôi Đại học Huế 2012, người ta lại thấy cựu Hoa khôi Minh Nga lộng lẫy trên sân khấu, với vai trò MC của chương trình.

Giảng viên Phan Thị Minh Nga không chỉ được các sinh viên biết đến là người có kiến thức mô phạm, mà bên cạnh đó, cô còn được biết đến là một cô giáo mẫu mực, xinh đẹp, tài giỏi và thường xuyên tham gia các hoạt động đoàn, hội của trường.

(Theo Tiin)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/97155/nhung-hoa-khoi-xinh-dep-tro-thanh-co-giao.html

Comments