Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Rối tìm cách quản dạy thêm

Posted: 02 Nov 2012 03:42 AM PDT


Rối tìm cách quản dạy thêm

Theo Thông tư 17 của Bộ GDĐT, các cá nhân, tập thể không được tổ chức dạy thêm với học sinh tiểu học. 

 

 

Dạy thêm cấp tiểu học: được hay không?

 

 

Theo dự thảo quy định về quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, một số trường hợp không được dạy thêm, trong đó có trường hợp "không dạy thêm với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống".

 

 

Đây là một nội dung được lấy từ Thông tư 17 của Bộ GDĐT, quy định về dạy thêm học thêm. Tuy nhiên, các nội dung hướng dẫn tiếp theo của dự thảo lại mâu thuẫn với quy định này.

 

 

Chẳng hạn, trong điều 5 của dự thảo có mục nêu một trong những hình thức dạy thêm học thêm là: "Nhận quản lý học sinh tiểu học ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình".

 

Thậm chí, cũng trong điều 5 này ở mục quy định về thời gian thực hiện dạy thêm học thêm viết: "Học sinh tiểu học không quá hai tiết/ buổi học, không quá hai buổi/ tuần". Được biết, những nội dung này từng có trong dự thảo Thông tư 17 nhưng đến khi ban hành chính thức thì bị gạch bỏ.

 

 

Trong hội thảo mà Sở GDĐT Hà Nội tổ chức nhằm lấy ý kiến các cán bộ quản lý giáo dục, những nội dung này được bàn luận khá rôm rả.

 

 

Bà Dương Thị Thanh Huyền, Trưởng Phòng GDĐT quận Hoàn Kiếm đề nghị bộ phận chắp bút dự thảo lưu ý quy định không dạy thêm học thêm với học sinh tiểu học của Thông tư 17.

 

 

Theo bà Huyền, về phương diện quản lý, nếu có đủ phòng học thì các phòng GDĐT sẽ khuyến khích các trường tiểu học tổ chức dạy hai buổi/ngày chứ không phải là tổ chức trông giữ trẻ ngoài giờ theo yêu cầu của gia đình.

 

 

Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Quý, Trưởng Phòng GDĐT huyện Gia Lâm lại ủng hộ cho phép hoạt động trông giữ trẻ ngoài giờ học.

 

 

"Ngày thứ bảy, phụ huynh tha thiết mong các trường tổ chức trông giữ trẻ, nhân đó giáo dục nghệ thuật, kỹ năng sống… cho các em với mức thu vừa phải để họ có thể yên tâm đi làm", ông Quý nói.

 

 

Còn một đại diện Phòng GD Tiểu học Sở GDĐT Hà Nội cho rằng, không nên gọi là học thêm cũng như "trông giữ trẻ" với việc tổ chức hoạt động nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn kỹ năng sống sau buổi học mà nên gọi đó là câu lạc bộ.

 

 

Từ đề xuất này, câu chuyện "trông giữ trẻ" hay "câu lạc bộ" với học sinh tiểu học được trở đi trở lại khá nhiều lần trong hội thảo.

 

 

Có nên quy định mức thu?

 

 

Vấn đề thu chi trong dạy thêm, học thêm cũng là nội dung được bàn luận sôi nổi trong hội thảo. Theo dự thảo, mức thu tiền học thêm trong hay ngoài nhà trường là do thỏa thuận giữa đơn vị, cá nhân, tập thể tổ chức dạy thêm với cha mẹ học sinh.

 

 

Nhiều đại biểu cho rằng, quy định như thế là chung chung và tạo điều kiện để mỗi nơi đưa ra một mức giá theo đòi hỏi chủ quan mà không phải vì chất lượng.

 

 

"Tôi rất muốn có khung về mức thu. Hiện nay, vì không có quy định khung nên có sự bất công về thu nhập giữa các giáo viên. Cũng là giáo viên nhưng có những người dạy thêm thu hàng chục triệu đồng/ tháng, có giáo viên không được mấy đồng", đại biểu phòng GDĐT của một huyện ngoại thành nói.

 

 

Bà Nguyễn Thị Hường, chuyên viên Phòng GDĐT huyện Từ Liêm cũng chia sẻ: "Thu nhập từ dạy thêm của các giáo sư, tiến sĩ cũng bị khống chế bởi các quy định, trong khi các giáo viên tiểu học thu tiền dạy thêm thì không ai quy định. Thực tế, có giáo viên tiểu học dạy thêm trong dịp hè thu cả trăm triệu đồng. Thu mỗi học sinh 100.000 đồng, mỗi lớp chỉ cần 30 học sinh là cô đã có 3 triệu đồng/ buổi học".

 

 

Theo ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, lãnh đạo ngành GDĐT rất quan tâm tới mức thu tiền học thêm nhưng đưa vào quy định là rất khó.

 

 

Tuy nhiên, việc quản lý vấn đề này có thể mong chờ vào hai yếu tố: sự thỏa thuận với phụ huynh học sinh và việc bắt buộc phải có dự toán thu – chi của các cá nhân, tập thể tổ chức dạy thêm học thêm khi làm thủ tục xin cấp phép.

 

 

 

 

 

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-658170/roi-tim-cach-quan-day-them.htm

Thách thức của giáo dục thời ‘kỹ thuật số’

Posted: 02 Nov 2012 03:41 AM PDT

- Một giảng viên ĐH Sư phạm từng có kinh nghiệm từng thất vọng khi thấy không ít GV có cơ hội áp dụng nhiều phương
tiện giảng dạy hiện đại, song lại cho ra đời "những bài giảng vô hồn". Vấn đề
đặt ra tại buổi tọa đàm "Giáo dục trong thời đại kỹ thuật số" diễn ra tại Trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Pháp tối ngày 1/11.

Số đông ý kiến cho rằng, sự phổ biến của máy tính, máy tính bảng, mạng
internet… làm thay đổi cơ bản cách tiếp cận tri thức của con người trong xã hội
hiện đại.

Nhiều bạn trẻ chăm chú lắng nghe

Những biến động công nghệ dẫn đến những cách tư duy mới, giúp con người vươn
lên sáng tạo ra văn hóa. Trong vòng biến đổi không ngừng ấy của công nghệ, con
người – chủ thể vừa tạo ra đồng thời tiếp nhận tri thức, không hẳn đã nhận thức
đầy đủ về hiện tượng toàn cầu hóa này.

Giữa những luồn thông tin ngồn ngộn trong thế giới số, làm sao để phân biệt
đúng – sai, làm sao để phân tích, sàng lọc, lựa chọn những giá trị cần thiết,
làm sao để có thể "làm chủ tri thức"?

Theo ông Paul Mathias – thanh tra cao cấp giáo dục quốc gia của Pháp, đây
chính là "một trong những vấn đề của giáo dục hiện đại": "Nhà trường không
chỉ là nơi cung cấp kiến thức, mà còn phải đào tạo cho người học kỹ năng phân
tích, phê bình, tiếp nhận thông tin".

Câu hỏi đặt ra là "liệu nhà trường có còn giữ vai trò chủ đạo trong giảng
dạy kỹ thuật số?"

Tại Việt Nam, những năm gần đây, ứng dụng công nghệ thông tin được áp dụng
rầm rộ trong việc dạy và học. Có ý kiến cho rằng: "Dường như người ta càng
ngày càng "sính" việc áp dụng kỹ thuật số vào giảng dạy"
. Một giảng viên ĐH
Sư phạm từng có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này chia sẻ, trong nhiều lần
dự giờ, đánh giá chất lượng các bài giảng điện tử của giáo viên, ông thất vọng
khi thấy không ít GV có cơ hội áp dụng nhiều phương tiện giảng dạy hiện đại,
song lại cho ra đời "những bài giảng vô hồn"

Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, ông Mathias cho hay tại Pháp, nơi đã áp dụng
phương pháp dạy học kỹ thuật số từ lâu cũng xảy ra điều này. Ông chia sẻ kinh
nghiệm khắc phục thực trạng, đó là: Người giảng viên phải có phương pháp sư phạm
tốt, biết cách sử dụng linh hoạt các phương tiện công nghệ. Giảng viên cần giúp
đỡ SV, HS biết so sánh, đánh giá các nguồn tin, để xác định đâu là thông tin
đúng, chính xác.

"Muốn làm tốt công việc của mình, người giáo viên không những phải nhanh
nhạy trong việc trau dồi tri thức, mà còn phải nắm bắt tốt các phương tiện kỹ
thuật số, phải "hiểu nền văn hóa số này. Để có thể làm được điều đó, đội ngũ
giáo viên, giảng viên cần được đào tạo bài bản để có thể tự tin bước chân vào
nên văn hóa số. Đây là một vấn đề chưa có giải pháp toàn diện”
– ông Mathias
nhấn mạnh.

  • Quỳnh Anh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/95191/thach-thuc-cua-giao-duc-thoi--ky-thuat-so-.html

“Chuẩn bị cho trẻ em 5 đến 7 tuổi học tiếng Anh thế nào?”

Posted: 02 Nov 2012 03:41 AM PDT

Khách mời tham dự chương trình gồm có Tiến sĩ Nguyễn Minh ĐứcViện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục sớm Việt Namông Gavan Iacono – Tổng Giám đốc Language Link Việt Nam.

Ngay từ bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tại đây để được giải đáp

Phụ huynh chính là người giúp trẻ học tiếng Anh tốt nhất.

Cũng theo các nghiên cứu này, một điều quan trọng nữa phụ huynh cần lưu tâm là, trong giai đoạn trẻ từ 5 – 7 tuổi, cần tránh gây áp lực tâm lý cho trẻ trong quá trình học tập. Phương pháp hợp lý dành cho trẻ thời điểm này là dùng những cuốn sách có tranh ảnh hình vẽ mà trẻ em yêu thích, những trò chơi đơn giản, những bài hát, hoạt động sáng tạo và đồ chơi để giúp trẻ tương tác, khơi gợi mong muốn giao tiếp bằng tiếng Anh của trẻ. Sử dụng các hình thức này sẽ giúp trẻ quan tâm và yêu thích việc học một ngôn ngữ mới đồng thời giúp trẻ có được sự tự tin bới trẻ đang học ngôn ngữ theo cách vui vẻ và thoải mái.

Trong giai đoạn này, trẻ có thể dành rất nhiều thời gian tiếp nhận và ghi nhớ một ngôn ngữ trước khi sử dụng để nói và viết. Do vậy, ép trẻ phải nói hay viết một ngôn ngữ nào đó không phải là một cách tốt vì có thể khiến trẻ bị áp lực và căng thẳng. Do vậy, nên thiết kế các buổi học phong phú và vui nhộn, học và chơi đan xen, kết hợp các hoạt động ngôn ngữ với đồ chơi, sách truyện, đồ ăn nhẹ… để trẻ cảm thấy thoái mái và học tiếng Anh đơn giản theo cách thú vị và hấp dẫn.



Chương trình còn có sự tham gia của

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-658075/chuan-bi-cho-tre-em-5-den-7-tuoi-hoc-tieng-anh-the-nao.htm

ĐBSCL:Thiếu trường chuẩn quốc gia

Posted: 02 Nov 2012 03:41 AM PDT

(GDTĐ) – Xây dựng và phát triển trường đạt chuẩn quốc gia (QG) là một trong những mục tiêu và là nhiệm vụ cấp bách của các địa phương ở ĐBSCL. Hiện nay toàn vùng có 6.559 trường nhưng chỉ có khoảng 720 trường đạt chuẩn QG, con số này phản ánh thực tế là số trường chuẩn QG của vùng còn thấp hơn so với tiềm năng và nhu cầu phát triển trong tương lai…    

Nỗ lực phát triển trường đạt chuẩn 

Theo quyết định của Chính phủ, đến năm 2015 vùng ĐBSCL đạt 190 SV/vạn dân, trong khi thực tế tỉ lệ này hiện mới đạt 120 SV/vạn dân (trung bình cả nước hiện đạt hơn 200 SV/vạn dân). Chỉ còn khoảng 3 năm nữa để đạt số SV/vạn dân theo mục tiêu đặt ra nên đòi hỏi nỗ lực chung trong công tác giáo dục đào tạo của toàn vùng. Trong đó giáo dục phổ thông đóng vai trò nền tảng và hệ thống trường đạt chuẩn QG được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ sẽ cung ứng được nguồn nhân lực có chất lượng cho các trường ĐH, CĐ, TCCN…

Tính đến nay các tỉnh, thành ở ĐBSCL đã có kế hoạch hoặc đã ban hành đề án xây dựng trường chuẩn QG được chia theo giai đoạn đến năm 2015, 2020… Theo đó nguồn kinh phí cho các kế hoạch, đề án này cũng rất lớn vì đa số các trường xây dựng trước đây đã cũ, hầu như phải xây dựng mới hoàn toàn. Theo con số thống kê vào đầu năm học 2012 – 2013, toàn vùng ĐBSCL có 6.559 trường học, trong đó có 720 trường đạt chuẩn QG. Như vậy số trường đạt chuẩn QG của vùng hiện chỉ khoảng 11% trong khi đó nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của vùng trong thời gian tới là rất lớn.

Giờ dạy bằng bài giảng điện tử tại Trường mầm non Bán công Bông (Cao Lãnh - Đồng Tháp) Ảnh: T.L

Theo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm TP. Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2015 thì tỷ lệ trường đạt chuẩn QG cấp học mầm non, mẫu giáo đạt 50%; TH đạt 60%, THCS đạt 50% và THPT đạt 33%. Tỉnh Vĩnh Long đang tập trung xây dựng trường đạt chuẩn QG với thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2015 sẽ đầu tư xây dựng 43 trường học ở 22 xã điểm xây dựng nông thôn mới gồm 15 trường mẫu giáo, 20 trường TH, 8 trường THCS đảm bảo đủ tiêu chuẩn quy định đạt chuẩn QG. Tỉnh Sóc Trăng hiện có khoảng 106 trường được công nhận đạt chuẩn QG. Trong đó có 12/124 trường mầm non; 69/303 trường TH; 23/107 trường THCS và 2/31 trường THPT.

Tỉnh phấn đấu đến cuối năm học 2012 – 2013 sẽ có thêm khoảng 20 trường học các cấp học sẽ đạt chuẩn QG. Tỉnh Bến Tre có 126/529 trường đạt chuẩn QG, trong đó có 20 trường mầm non, mẫu giáo, 62 trường TH, 38 trường THCS, 5 trường  THPT và 1 trường phổ thông nhiều cấp học…

Trường chuẩn quốc gia ở nội ô – không dễ!

Trường THCS Lê Quí Đôn, TP. Vĩnh Long có diện tích khoảng 3.000m2, số lượng HS của trường là 2000. Tính ra mỗi HS chỉ có diện tích 1,5m2, trong khi đó theo quy định trường đạt chuẩn QG ở khu vực thành thị là 6m2/HS. Còn trường TH Hùng Vương nằm trên diện tích đất hẹp, hiện tại trường xây dựng 4 tầng với diện tích 705m2.

Đây là trường điểm, nằm ở trung tâm TP. Vĩnh Long nên số lượng HS khá đông, 20 lớp với 940 HS (trung bình mỗi lớp hơn 40 HS, diện tích chưa tới 1m/HS) nên trường cũng vướng tiêu chí về diện tích… Vấn đề đặt ra khá nan giải là trường đã đạt các tiêu chuẩn khác nhưng chỉ vướng tiêu chí diện tích nên chuyện đạt chuẩn QG phải tạm gác lại để tìm giải pháp…

Theo quy định để đạt chuẩn QG, nhà trường phải đạt 5 tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lý; Xây dựng đội ngũ giáo viên; Xây dựng cơ sở vật chất; Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục; Hoạt động và chất lượng giáo dục. Không ít trường đã nỗ lực để đạt chuẩn QG nhưng chỉ vì vướng một tiêu chí mà không thể đạt chuẩn được.

Ngoài khó khăn đặc trưng ở ĐBSCL như vùng trũng, vùng thấp, nền đất yếu nên chi phí đầu tư xây dựng cao hơn so với vùng khác thì vấn đề khó nhất mà các trường gặp phải là xây dựng cơ sở vật chất. Đôi khi đây là vấn đề nan giải cho nhà trường, đặc biệt là các trường ở khu vực nội ô.

Một hiệu trưởng trường THCS ở TP. Vĩnh Long cho biết, nhà trường chỉ còn vướng tiêu chí về sân chơi, bãi tập cho các em HS. Hiện nay đất ở đô thị là đất vàng, chuyện mở rộng diện tích trường xem như vấn đề nan giải, còn chuyện giải tỏa, đến bù càng nan giải hơn.

Qua tìm hiểu có không ít trường ở nội ô cũng đang vướng phải rào cản lớn trong xây dựng trường đạt chuẩn QG là diện tích. Trường diện tích nhỏ có thể xây nâng tầng thì đủ phòng học, phòng chức năng nhưng sân chơi, bãi tập thì không thể làm được… Diện tích nhà trường nhỏ hẹp, không thể mở rộng thêm nhưng số lượng HS ở nội ô thường rất đông nên sẽ gây áp lực không nhỏ cho các trường. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn QG ở các địa phương ĐBSCL trong thời gian qua.

Ông La Công Tâm – Phó GĐ Sở GD ĐT An Giang cho biết, việc xây dựng trường chuẩn QG ở An Giang gặp khó khăn chủ yếu về cơ sở vật chất và tỉ lệ HS bỏ học. Ở thành phố, thị xã, thị trấn thì gặp khó khăn về diện tích đất để xây dựng trường. Còn ở vùng nông thôn, vùng biên giới ngoài khó khăn về cơ sở vất chất còn gặp khó khăn về chất lượng giáo dục, nhiều trường vùng biên còn phải đối diện với tình trạng  HS bỏ học…

Áp lực HS và diện tích của các trường học ở nội ô là vấn đề đặt ra cần tập trung tìm giải pháp trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề này không chỉ riêng của ngành giáo dục mà cần sự chung tay của các cấp, ngành để giải quyết.

Có thể thấy rằng một khi hệ thống trường, lớp được đầu tư, xây dựng, đảm bảo đạt chuẩn sẽ góp phần quan trọng trong phát triển giáo dục đào tạo và đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực của vùng… Đầu tư xây dựng trường cận chuẩn để đạt chuẩn, đặc biệt là xây dựng trường chuẩn QG ở vùng ven để giảm áp lực HS cho các trường nội ô xem như là một trong những giải pháp để các địa phương phát triển vững mạnh hệ thống trường đạt chuẩn QG trong thời gian tới…

Nguyễn Quốc Ngữ

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201211/DBSCLThieu-truong-chuan-quoc-gia-1964581/

Khát khao được làm thầy

Posted: 02 Nov 2012 03:41 AM PDT

- Ở độ tuổi 27, nhiều người cùng trang lứa đã có vợ con đuề huề nhưng anh vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ được làm thầy giáo của mình. Đó là Jos Nguyễn Văn Hùng, sinh viên năm thứ 3, khoa Giáo dục đặc biệt (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội).

27 tuổi nhưng Jos Nguyễn Văn Hùng vẫn quyết tâm theo học ngành sư phạm giáo dục đặc biệt

Nguyễn Văn Hùng (quê ở xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) khi mới sinh ra được hai tháng thì bố mẹ phát hiện không có phản ứng với ánh sáng. Đưa lên bệnh viện mắt Trung ương, bác sĩ kết luận cậu bị loãng đồng tử bẩm sinh. Dù cố gắng mổ một bên mắt phải nhưng không thành công. Và cũng kể từ đó, Hùng bắt đầu sống với cuộc sống của một người bị khiếm thị với khả năng nhìn của hai mắt đều là 0%.

Gian nan con đường đến trường

Dù không có đôi mắt bình thường như bao người khác nhưng ngay từ rất nhỏ, cậu bé Hùng đã mong muốn được cắp sách tới trường. Tuy nhiên, con đường đến trường của cậu gặp không ít khó khăn.

8 tuổi, Hùng bắt đầu theo chân em gái (6 tuổi) cùng ra trường làng để đứng ngoài lớp để nghe giảng. Nhiều lần thành quen, các thầy cô giáo thương nên cho Hùng vào dự thính cùng với các em trong lớp. Khi cô em gái không học trường làng nữa thì đến năm lớp 4, Hùng phài nghỉ giữa chừng.

14 tuổi, Hùng mới có cơ hội được đi học lớp chữ nổi ở của một trường ở Hà Đông. Sau khi học hết lớp 5, trường không còn kinh phí – cậu bé lại tiếp tục phải nghỉ học.

Con đường đến trường của Hùng cũng không được bằng phẳng như bao bạn khác. Bởi có những lần không nhìn thấy đường, Hùng đã bị ngã xuống hố ga sâu. Cũng không ít lần cậu cố gắng đi xe đạp và đã bị ngã xuống ao ven đường.

Không muốn thành người…vô dụng

Được tiếp tục đi học ở Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu và THPT dân lập Nguyễn Đình Chiểu khi tuổi đời khá lớn nhưng Hùng vẫn không từ bỏ ước mơ được đến với nghề sư phạm.

Với Hùng, ước mơ được đứng trên bục giảng không chỉ là giúp đỡ những người có cùng hoàn cảnh với mình mà còn giúp đỡ các em khuyết tật về trí tuệ, nhiễm HIV….

Dù còn nhiều khó khăn nhưng niềm lạc quan luôn hiện hữu trên khuôn mặt anh

"Mình không muốn trở thành người vô dụng. Học nghề sư phạm, mình mong muốn được đóng góp một phần nhỏ của mình để đưa nền giáo dục tình thương đến với những người con người khuyết tật" – Hùng tâm sự.

Cũng chính vì khát khao đó mà Hùng đã nỗ lực phấn đấu thi vào khoa Giáo dục đặc biệt (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội). Năm 2009, thi ĐH lần thứ nhất nhưng không đậu. Không từ bỏ – Hùng quyết định đầu tư một năm ôn luyện. Dù ở nhà trọ cách trường tới 5 cây số, đôi mắt không nhìn thấy đường nhưng Hùng vẫn không nản….

Nhờ việc kiên trì ôn luyện mà một năm sau, Hùng đậu vào khoa Giáo dục đặc biệt với số điểm 15,5 vẫn còn dư 0.5 điểm so với điểm đậu. Để có được kết quả này, Hùng cho biết: "Những người có đôi mắt sáng có thể học một tiếng đồng hộ thì thuộc bài nhưng mình thì phải dành hẳn 3 tiếng, phải kiên trì học. Bài nào không hiểu thì về nhà mình hỏi thêm bạn bè và thầy cô".

Khó khăn chất chồng

Sinh ra trong một gia đình có bốn anh em, bố mẹ đều làm nông nghiệp, cả nhà mỗi năm chỉ trông chờ vào hai tấn thóc không đủ chi tiêu các khoản. Bởi vậy mà mỗi tháng, Hùng chỉ dám xin bố mẹ một khoản tiền nhỏ đủ để trang trải trong một phạm vi nhỏ hẹp.

Hiện giờ, Hùng đang được ở kí túc xá nên đỡ được phần nào. Còn lại, thi thoảng Hùng vẫn phải đi làm thêm bằng cách tham gia vào lớp Hợp ca hi vọng từ thời còn đi học ở trường Nguyễn Đình Chiểu, mỗi tháng đi hát một lần và kiếm được tầm 200.000-300.000 đồng.

"Mình không muốn trở thành gánh nặng của gia đình. Cố gắng giúp được bố mẹ phần nào thì giúp vì bố mẹ giờ cũng đã già rồi" – Hùng nói.

Trong công việc học tập, đối với Hùng vất vả nhất vẫn là việc đọc các tài liệu. Bởi tài liệu rất nhiều mà khả năng đọc được hạn chế. Vì vậy, việc học của Hùng cũng gặp không ít khó khăn so với các bạn cùng lớp.

Dù hàng ngày vẫn phải dò dẫm theo chiếc gậy từ kí túc xá đến lớp, ăn hai suất cơm chưa no bụng nhưng ở trên gương mặt Hùng vẫn hiện hữu một niềm lạc quan yêu đời. Bởi, Hùng biết rằng, để có được như ngày hôm nay là bao nhiêu tấm lòng tốt đã giúp anh đặt một viên gạch để đến với cổng giảng đường ĐH.

Hùng luôn tâm niệm con người sống với nhau cốt là tình yêu thương. Do đó, nếu sau này không được trở thành một thầy giáo thì mình vẫn sẽ dạy con cháu rằng: "con người điều đầu tiên thành công hay không chưa quan trọng nhưng trước hết là phải thành nhân".

  • Bùi Thủy

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/95104/khat-khao-duoc-lam-thay.html

“Ngộp thở” với nhiều khoản thu không nằm trong quy định

Posted: 02 Nov 2012 03:41 AM PDT

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại Trường Mầm non Bắc Sơn, phường Bắc Sơn, thị xã Tam Điệp, đầu năm học 2012 – 2013, đối với lớp 5 tuổi có thu các khoản: Sữa chữa cơ sở vật chất là 50.000đ/năm; tiền vệ sinh môi trường là 60.000đ/năm; tiền ủng hộ mua trang thiết bị là 100.000đ/năm; tiền mua đồ dùng vệ sinh là 70.000đ/năm; quỹ khuyến học 30.000đ/cháu; tiền điện nước và bảo vệ là 40.000đ/cháu; vườn cổ tích là 100.00 đ/cháu.

Trường mầm non Bắc Sơn phường Bắc Sơn, thị xã Tam Điệp (Ninh Bình).

Ngoài ra, nhà trường còn thu khoản tiền chăm sóc bán trú là 600.000đ/cháu/năm; tiền thay đường điện 3 pha là 40.000đ; tiền quỹ phụ huynh 100.000đ… Tổng số tiền mà mỗi phụ huynh có con theo học tại trường phải đóng góp là 2.855.000đ.

Điều đáng nói là trong số những khoản thu trên, có những khoản thu nằm ngoài quy định của Nhà nước, nhưng hầu như các phụ huynh khi thắc mắc đều không được giải đáp. Tại cuộc họp phụ huynh, nhiều phụ huynh đề nghị nhà trường photo danh sách các khoản thu cụ thể để phát đến từng phụ huynh một nhưng nhà trường không đồng ý. Phụ huynh cũng vì có con đang theo học tại đây nên cũng không dám công khai lên tiếng.

 

Một phụ huynh tên N, có con học lớp 3 tuổi tại Trường Mầm non Bắc Sơn bức xúc: "Nhiều khoản nhà trường thu quá cao và không rõ mục đích thu để làm gì? Các khoản thu và mức thu này là do nhà trường và đại diện Hội Cha mẹ phụ huynh học sinh tự thống nhất với nhau".

Nhiều phụ huynh vì bức xúc trước các khoản thu vô lý nên cũng mới chỉ đóng một số khoản thu nằm trong quy định của nhà nước như: Tiền học phí, tiền bảo việt, tiền trang trí lớp học. Trong khi đó, một số phụ huynh khác, mặc dù biết những khoản thu trên là quá cao và không đúng quy định của nhà nước nhưng vẫn đóng góp đầy đủ.

Bà Lê Thị Quế Nga – hiệu trưởng Trường Mầm non Bắc Sơn cho biết: Ngoài các khoản thu theo quy định của Nhà nước, còn các khoản tiền xã hội hóa giáo dục như tiền sữa chữa cơ sở vật chất, tiền vệ sinh môi trường, tiền chăm sóc bán trú, tiền bảo vệ và điện nước, tiền thay đường điện 3 pha… đều do Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường đứng ra vận động và trực tiếp thu, nhà trường không tham gia.

Cũng theo bà Nga, khoản tiền vệ sinh môi trường là do các cháu nhỏ không dọn được nên nhà trường hợp đồng với môi trường đô thị về làm. Tiền điện nước và tiền bảo vệ, theo quy định là không được thu nhưng do các cháu sử dụng điện nước thường xuyên, nhà trường không có bảo vệ nên phụ huynh tự nguyện đóng góp để thuê bảo vệ và trả tiền điện nước.

Riêng khoản thu 600.000đ tiền chăm sóc bán trú thì bà Nga khẳng định là hề không có mà chỉ thu 400.000đ/cháu. Tuy nhiên, trên thực tế, theo phản ánh của phụ huynh, sau khi có ý kiến của nhiều phụ huynh không đồng tình với mức thu trên, nhà trường đã tiến hành trả lại 200.000đ cho một số phụ huynh học sinh đã đóng góp trước đó.

Hình thức thu, cách làm của không chỉ riêng Trường mầm non Bắc Sơn mà nhiều trường khác tiến hành thu đầu năm vẫn kiểu "bình mới rượu cũ" và dưới danh nghĩa "tự nguyện", và tình trạng này chưa được các cơ quan chức năng tiền hành xử lý dứt điểm.

Trần Lê – Định Trường

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-658246/ngop-tho-voi-nhieu-khoan-thu-khong-nam-trong-quy-dinh.htm

Comments