Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thí sinh còn cơ hội vào ĐH, CĐ công lập hệ chính quy

Posted: 09 Oct 2012 06:21 AM PDT

(GDTĐ)-Thời điểm này, nhiều trường ĐH, CĐ công lập vẫn tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Thí sinh tham gia tư vấn tuyển sinh 2012. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh tham gia tư vấn tuyển sinh 2012. Ảnh: gdtd.vn

Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh thông báo xét tuyển bổ sung 3 ngành học, mức điểm nhận hồ sơ từ 17,5 đến 20 điểm. Hạn nộp hồ sơ đến ngày 12/10/2012.

Stt

Ngành/ chuyên ngành

Mã ngành

Khối thi

Chỉ tiêu

Điểm nhận hồ sơ

1.

Luật học (chuyên ngành Luật Hành chính)

D380101

C

10 chỉ tiêu

C: từ 20,0 điểm

2.

Quản trị – Luật

D110103

A, A1, D1,3

20 chỉ tiêu

A, A1: từ 18,0 điểm

D1: từ 19,0 điểm

D3: từ 19,5 điểm

3.

Quản trị kinh doanh

D340101

A, A1, D1,3

40 chỉ tiêu

A, A1, D1,3: từ 17,5 điểm

Trường ĐH Quảng Bình xét tuyển bổ sung các ngành ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012, bắt đầu thu hồ sơ từ ngày 06/10/2012.

Stt

Tên Ngành

Mã ngành

Khối thi

Mức điểm

Nhận hồ sơ ĐKXT

Chỉ tiêu

Đối tượng

xét tuyển

I. CÁC NGÀNH ĐẠI HỌC

 

 

218

 

1

Giáo dục Chính trị

D140205

C

14.5

30

* Tuyển thí sinh dự thi Đại học, Cao đẳng năm 2012 thi theo đề thi chung của Bộ GDĐT.

 

* Các ngành sư phạm chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu ở Quảng Bình.

 

* Các ngành đào tạo cử nhân, kỹ sư ngoài sư phạm tuyển sinh trong cả nước

 

* Thí sinh thi môn năng khiếu của các trường ĐH, CĐ trong cả nước có thể sử dụng kết quả thi môn năng khiếu các khối tương ứng với các ngành nói trên để đăng ký xét tuyển, các môn văn hóa sử dụng kết quả thi đại học, cao đẳng các khối tương ứng theo đề thi chung của Bộ GDĐT.

2

Sư phạm Vật lý

D140211

A, A1

13.0

14

3

Sư phạm Sinh học

D140213

B

14.0

38

4

Sư phạm Lịch sử

D140218

C

14.5

9

5

Ngôn ngữ Anh

D220201

D1

13.5

30

6

Quản trị kinh doanh

D340101

A, A1

13.0

14

D1

13.5

D1

13.5

7

Công nghệ thông tin

D480201

A, A1

13.0

38

8

Nuôi trồng thủy sản

D620301

A

13.0

45

B

14.0

II. CÁC NGÀNH CAO ĐẲNG

 

 

349

1

Giáo dục Thể chất

C140206

T

12.0

20

2

Sư phạm Vật lý

C140211

A, A1

10.0

4

3

Sư phạm Âm nhạc

C140221

N

13.0

23

4

Sư phạm Mỹ thuật

C140222

H

13.0

28

5

Việt Nam học

C220113

C

11.5

22

6

Khoa học thư viện

C320202

C

11.5

25

7

Quản trị kinh doanh

C340101

A, A1

10.0

10

D1

10.5

8

Công nghệ thông tin

C480201

A, A1

10.0

46

9

Công nghệ kỹ thuật Xây dựng

C510103

A, A1

10.0

41

10

Công nghệ kỹ thuật Giao thông

C510104

A, A1

10.0

42

11

Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử

C510301

A, A1

10.0

44

12

Lâm nghiệp

C620201

A

10.0

36

B

11.0

13

Công tác xã hội

C760101

C

11.5

7 

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) tại TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.Thời gian nhận hồ sơ đến 17h00 ngày 10/10/2012. Cụ thể

Bậc ĐH:

Bậc xét tuyển

Ngành xét tuyển

Mã ngành

Thi đề Đại học

Khối A

Khối C

Khối D1

Đại học

Kế toán

D340301

14.0

14.5

Bảo hiểm

D340202

14.0

15.5

14.0

 Bậc CĐ:

Bậc xét tuyển

Ngành xét tuyển

Mã ngành

Thi đề Đại học

Thi đề Cao đẳng

Khối A

Khối C

Khối D1

Khối A

Khối C

Khối D1

Cao đẳng

Kế toán

C340301

12.5

12.5

15.0

15.0

Bảo hiểm

C340202

11.0

13.5

12.0

14.5

15.5

14.5

Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại thông báo xét tuyển bậc CĐ chính quy tại cơ sở Cần Thơ với 100 chỉ tiêu. Đối tượng xét tuyển là thí sinh dự thi ĐH theo đề chung của Bộ GDĐT năm 2012 khối A và D1 có hộ khẩu tại Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Điểm xét tuyển theo điểm sàn tuyển sinh CĐ năm 2012. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 10/9/2012 đến 15/10/2012.

Hội đồng tuyển sinh ĐH Đà Nẵng xét tuyển bổ sung hệ chính quy năm 2012 đối với những thí sinh dự thi đại học theo đề chung của Bộ GDĐT vào trường CĐ Công nghệ thông tin các ngành đào tạo CĐ, trường không nhận hồ sơ của thí sinh dự thi CĐ. Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 08/10/2012 đến hết ngày 23/10/2012.

Cụ thể như sau:

S
TT

TRƯỜNG/NGÀNH

Khối
thi


ngành

Mã tuyển sinh

Chỉ tiêu

điểm nhận hồ sơ

 

CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (DDI)

 

 

 

330

 

1

Công nghệ thông tin

A, A1

C480201

C90

50

³10.0

D1

³10.5

2

Khoa học máy tính (chuyên ngành Công nghệ phần mềm)

A, A1

C480101

C91

30

³10.0

D1

³10.5

3

Truyền thông và mạng máy tính (chuyên ngành Công nghệ mạng và truyền thông)

A, A1

C480102

C92

50

³10.0

D1

³10.5

4

Kế toán (chuyên ngành Kế toán – Tin học)

A, A1

C340301

C93

100

³10.0

D1

³10.5

5

Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Thương mại điện tử)

A, A1

C340101

C94

50

³10.0

D1

³10.5

6

Tin học ứng dụng (chuyên ngành Tin học – Viễn thông)

A, A1

C480202

C95

50

³10.0

D1

³10.5

Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) xét tuyển bổ sung đối với những thí sinh dự thi đại học theo đề chung của Bộ GDĐT. Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 01/10/2012 đến hết ngày 15/10/2012.

Cụ thể như sau:

TT

Trường / ngành

Khối thi

Mã ngành

Mã TS

Chỉ tiêu

Điểm nhận đơn xét tuyển

 

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM (DDS)

1

Công nghệ sinh học (chuyên ngành CNSH ứng dụng trong nông nghiệp – dược liệu – môi trường)

B

D420201

303

20

=14.0

2

Tâm lý học

B

D310401

605

30

=14.0

C

=14.5

3

Địa lý học, (chuyên ngành Địa lý du lịch)

C

D310501

610

40

=14.5

4

Văn hóa học

C

D220340

608

50

=14.5

5

Công tác xã hội

C

D760101

611

30

=14.5

D1

=13.5

ĐH An Giang công bố 190 chỉ tiêu nguyện vọng 3 các ngành ĐH và 10 chỉ tiêu nguyện vọng 3 các ngành CĐ. Điểm nộp hồ sơ xét tuyển NV3 bằng điểm xét tuyển NV2. Hạn cuối cùng xét tuyển NV3 đến 17.00 giờ ngày 13/10/2012.

Hiếu Nguyễn

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201210/Thi-sinh-con-co-hoi-vao-DH-CD-cong-lap-he-chinh-quy-1964011/

‘Thảm họa’ đạo văn từ hội thảo về một nhà cách mạng

Posted: 09 Oct 2012 06:21 AM PDT

Ngày 5/10, tỉnh An Giang tổ chức Hội thảo khoa học Nhà cách mạng Châu Văn Liêm (29/6/1902 – 4/6/1930) nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông.

Tuy chỉ có 46 tham luận nhưng tình trạng đạo văn xảy ra phổ biến. Nhiều tham luận trích dẫn số liệu cách biệt nhau đến 10 lần, viết sai cả tên cha và mẹ của nhà cách mạng tiền bối, nhiều tham luận còn sao chép tư liệu một cách tùy tiện, đầy những nhầm lẫn.

Không chệch thì… choạc

Hy sinh ở tuổi 28, được "chính sử" nhất quán ghi nhận, nên so với nhiều nhân vật cùng thời, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Châu Văn Liêm (CVL) rất "thuận lợi" về tư liệu. Thế nhưng tại Hội thảo lần này, tư liệu về ông lại rất chệch choạc. Nguyên nhân là do sao chép tùy tiện tài liệu, nhất là từ internet. Đơn cử như chuyện về đường học vấn của ông, các tham luận của TS Đặng Phong Vũ

(Trường Chính trị Tôn Đức Thắng), Trần Văn Đông (Hội Khoa học lịch sử An Giang – HKHLS AG), ThS Lê Thanh Dũng (ĐH Đồng Tháp), ThS Võ Thành Hùng (BCĐ Tây Nam bộ)… cho rằng, sau khi học ở trường làng, ông lên học tại Trường Collège de Cantho – nay là Trường THPT Châu Văn Liêm, thi đỗ thành chung năm 1922, rồi tốt nghiệp sư phạm Hậu Bổ ở Sài Gòn (còn gọi là Sư phạm Đông Dương) vào năm 1924. Tuy nhiên, tư liệu này thiếu chính xác vì CVL không thể lấy bằng thành chung ở Collège de Cantho vào năm 1922 do đến 20/2/1921, trường này mới mở khóa đầu tiên với một lớp bổ túc tiểu học 36 học sinh, nhưng chỉ học một năm rồi chuyển sang học ở Collège de My Tho. Mặt khác, vào thời điểm này, Sài Gòn không hề có trường sư phạm tên Hậu Bổ hay Đông Dương.

Nhiều tham luận còn làm "lộn tùng phèo" sự kiện hy sinh của ông. Dù nhiều nguồn chính sử đã công bố CVL hy sinh vào ngày 4/6/1930, nhưng Mai Quốc Đạt (Châu Đốc – An Giang) và Hồ Thị Hồng Chi (HKHLS AG) vẫn viết là ngày 4/5/1930. Số liệu về số lượng người tham gia đoàn biểu tình do CVL tổ chức trước khi chết thì loạn xị cả lên. Có tác giả viết là 1.000, 1.500; nhưng cũng có tác giả lại cho là 5.000 hoặc lên đến 10.000 người. Thậm chí, đến số báo cáo về cái chết của ông do quận trưởng quận Đức Hòa (Long An) gởi Biện lý Sài Gòn cũng có sự khác biệt. Theo đại biểu Thái Trí Hải (ĐH An Giang), báo cáo số 235 (ngày 9/7/1930) còn đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (Chi hội KHLS Bà Rịa – Vũng Tàu) thì báo cáo số 325 (ngày 7/6/1930).

Bìa tập tài liệu có nhiều tham luận "đạo văn"

Vô tư sao chép

Không dừng lại ở chỗ bóp méo sự thật lịch sử, những bài tham luận sao chép tại Hội thảo còn trực tiếp xúc phạm đến vong linh của nhà cách mạng tiền bối khi tự tiện "chỉnh sửa" tên, họ song thân của ông. Từ nhiều năm qua, các nguồn chính sử đã thống nhất ghi nhận CVL là con của ông bà Châu Khắc Chấn và Trần Thị Tơ, nhưng đại biểu Thái Trí Hải lại viết là Châu Văn Chấn, Trần Thị Tơi. Còn đại biểu Trần Văn Đông (HKHLS AG) thì viết Châu Văn Thân, Trần Thị Lệ. Thậm chí ThS Võ Thành Hùng (BCĐ Tây Nam bộ) lại sửa cả họ lẫn tên: Trần Khắc Chuẩn.

Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Trong báo cáo đề dẫn đọc công khai tại Hội thảo, TS Ngô Quang Láng, Phó Chủ tịch HKHLS AG cho biết: "Hội thảo tiếp nhận tổng cộng 65 bài viết của 68 tác giả và đồng tác giả, nhưng qua biên tập sơ bộ đã "loại bỏ" 19 bài (gần 30%) do có dấu hiệu sao chép tùy tiện và "bê nguyên xi" các bài viết trên internet…".

Tại Hội thảo, một số chuyên gia còn hé ra một góc sự thật "trên cả sự khủng khiếp" khi chỉ ra, ngay cả những "tài liệu chính thống", như: Địa chí Long An, Địa chí Cần Thơ, Địa chí An Giang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang qua các thời kỳ 1927-2010… cũng mắc những sai sót tương tự trong phần đề cập đến nhà cách mạng Châu Văn Liêm.

(Theo Phụ nữ TPHCM)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/91790/-tham-hoa--dao-van-tu-hoi-thao-ve-mot-nha-cach-mang.html

Việt Nam, sao lại thiếu giáo sư?

Posted: 09 Oct 2012 05:51 AM PDT

– Thống kê mới đây của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho
hay, tỉ lệ giảng viên giáo sư (GS) là 1%, tỉ lệ phó GS 4,5%.
Con số này hiện tại đang rất khiêm tốn so với các nước láng
giềng như Thái Lan, Singapore khi tỉ lệ GS của họ đã đạt trên 10% và trung
bình mỗi bộ môn của họ đều có 2-3 GS.

Trong khi tính toán của Bộ GD-ĐT, tỉ lệ GS, PGS trong các cơ sở giáo dục ĐH phải
đạt lần lượt 15% và 35% mới đáp ứng nhu cầu đào tạo của đất nước. Về vấn đề này,
VietNamNet giới thiệu bài viết của TS Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan).

 

Tiến sĩ Lê Văn Út


GS ở các nước phát triển

Tại nhiều ĐH ở các nước phát triển, GS (gọi chung cho các bậc
GS
khác khau) là bậc khoa bảng cao nhất dành cho những người làm các công tác
nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy.

GS không được xem là một phẩm hàm, mà là một chức vụ hay vị trí gắn liền với
công việc mà một GS phải làm.

Đối với một ứng viên GS, ngoài nhiều tiêu chuẩn cần phải đạt thì hai tiêu
chuẩn thường được xem xét đầu tiên là thành tích nghiên cứu khoa học theo các
chuẩn mực quốc tế và khả năng thu hút kinh phí nghiên cứu thông qua các đề tài
khoa học từ các quỹ quốc gia và quốc tế.

Có thể nói uy tín khoa học của GS và uy tín của ĐH ở các nước này giống như
"môi với răng". Năng lực nghiên cứu của GS quyết định chất lượng đào tạo của ĐH.
Không ngạc nhiên khi sinh viên trên thế giới chấp nhận trả hàng chục ngàn đô la
mỗi năm để theo học các ĐH như Harvard, Cambridge, Stanford, MIT, v.v.

Nguyên nhân chính chắc có lẽ là vì những ĐH này có những GS lừng danh.

Mỗi bộ môn hay mỗi hướng nghiên cứu ở các ĐH của các nước phát triển thường
có ít nhất một GS, là chuyên gia có uy tín cao chẳng những trong nước mà còn
trên cả thế giới về lĩnh vực chuyên môn đó. Do đó, hầu hết họ được trả lương rất
hậu; đương nhiên không bao giờ có chuyện "không sống được bằng lương".

Mỗi khi một ĐH ở các nước phát triển muốn tìm một người đứng đầu về một lĩnh
vực chuyên môn thì họ tuyển GS một cách công khai, và thông thường thì họ kêu
gọi ứng viên trên toàn cầu. Việc này về hình thức cũng khá giống với việc tuyển
trưởng phòng chuyên môn trong một công ty, xí nghiệp.

Quy trình xét tuyển GS của các ĐH ở các nước phát triển xin được bàn sau. Vấn
đề cần nhấn mạnh ở đây là "thiếu thì tuyển", và khái niệm "thiếu GS" rất ít (nếu
không muốn nói là không) được nhắc đến.

Vấn đề mà các ĐH này quan tâm là lực lượng GS họ tuyển có đủ uy tín như họ
mong muốn hay không, có phải là những chuyên gia có uy tín trên thế giới hay
không, và sau khi được tuyển thì những GS này có thể duy trì được năng lực
nghiên cứu của họ hay không.

Khi một người giữ chức GS chuyển sang công tác khác hay về hưu thì người đó
không còn được xem là GS nữa, có chăng thì họ có thể mang những danh có tính
danh dự.

Sự khác biệt

Ngược lại, ở một số nước đang phát triển thì khái niệm GS phần nào bị hiểu
chưa đúng bản chất của nó. Người ta xem GS là một phẩm hàm, có giá trị sử dụng
suốt đời, kể cả khi về hưu. Phẩm hàm này được phong tặng bởi nhà nước, thông qua
các hội đồng xét duyệt cấp nhà nước.

Tuy quá trình xét duyệt phải qua nhiều công đoạn, nhưng quá trình này gần như
ngoài sự kiểm soát của các ĐH (cho dù các ĐH có tham gia "hội đồng cơ sở"). Gần
đây thì quy trình này có thay đổi chút ít: Hội đồng nhà nước chứng nhận ứng viên
đủ khả năng làm GS, sau đó các ĐH sẽ bổ nhiệm GS theo nhu cầu.

Sự thay đổi này nghe có phần giống quy trình bổ nhiệm GS ở những nước
đang phát triển, nhưng về bản chất thì không hẳn như vậy. Các ĐH không được toàn
quyền tuyển GS cho chính mình. Điều này dẫn đến tình trạng "khủng hoảng thiếu
GS", và các ĐH hoàn toàn bị động.

Số lượng và chất lượng GS quyết định chất lượng của một ĐH. Như vậy, một khi
các ĐH không tự chủ được nguồn GS cho chính họ thì họ không thể quyết định được
chất lượng của chính họ (?!). Đây là một thực tế không nên có, nhất là trong quá
trình tự chủ hóa ĐH hay tiến trình xây dựng các ĐH nghiên cứu.

Đã đến lúc các nước đang phát triển nên xem GS chỉ là một chức vụ về chuyên
môn gắn liền với công việc và trách nhiệm, chứ không phải là một phẩm hàm hay
một món đồ trang sức nhằm làm phong phú thêm "uy tín" của bản thân. Nên để cho
các ĐH tự tuyển chọn GS cho chính họ. Các ĐH tự quyết định chất lượng của họ
thông qua đội ngũ GS mà họ xây dựng. Cũng không nên cào bằng chức vụ GS đối với
tất cả các ĐH; uy tín của một GS nên được gắn liền với uy tín của ĐH và thành
tích khoa học của họ.

Các cơ quan quản lí ĐH nên quản lí chặt đầu ra của các ĐH (kết quả nghiên cứu
và đào tạo, bên cạnh nhiều chỉ số khác), hơn là khống chế không cho họ tự tuyển
chọn đội ngũ GS. Nếu làm như thế thì các cơ quan nói trên sẽ không phải sa đà
quá nhiều vào công việc của các ĐH, và khi đó họ sẽ chỉ là những người thổi còi
chứ không phải "vừa đá bóng, vừa thổi còi".

Cũng có lí luận cho rằng nếu để các ĐH tự tuyển GS thì sẽ không còn
tình trạng "thiếu GS", nhưng sẽ gây ra tình trạng "loạn GS". Thật ra nếu khái
niệm GS được hiểu đúng bản chất của nó thì sẽ không có vấn đề gì. Chẳng lẽ chúng
ta lại kêu "loạn trưởng phòng" ở các công ty, xí nghiệp?

  • Tiến sĩ Lê Văn Út (Đại học Oulu, Phần Lan)

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/91335/viet-nam--sao-lai-thieu-giao-su-.html

Học sinh hỏng, lỗi tại ai?

Posted: 09 Oct 2012 05:50 AM PDT

– Đọc hai bài viết ‘Nấu cơm xong, mời được con ăn là may lắm’ và ‘Sức chịu đựng của học sinh bây giờ rất kém’ mà cảm thấy đau lòng. Một câu hỏi choáng cả đầu tôi: Vì đâu đến nỗi này? Lỗi tại ai?

Ảnh có tính chất minh họa
Thực ra thì hiện tại, cái quy trình phát hiện ra lỗi của ngành giáo dục chúng ta hoạt động khá nhịp nhàng. Ta cứ xét trong một không gian cụ thể là sẽ thấy ngay thôi.

Nếu không gian là lớp học, thì lỗi là ở Tổ chứa học sinh đó (dĩ nhiên là bản thân học sinh hư bị lỗi thì hẳn rồi). Sẽ có hình phạt cho Tổ đó, tùy theo giáo viên chủ nhiệm.

Nếu không gian gian là các giáo viên chủ nhiệm, thì lỗi là ở các cán bộ lớp, từ bí thư, lớp trưởng đến các lớp phó.

Nếu không gian xét là nhà trường thì lỗi là ở giáo viên chủ nhiệm cái lớp đó. Sẽ có hình phạt, như trừ điểm thi đua chẳng hạn cho giáo viên chủ nhiệm.

Nếu không gian gian xét là Sở GD-ĐT, thì lỗi là tại trường có học sinh hư hỏng đó. Sẽ có hình phạt cho trường.

Nếu không gian là Bộ GD-ĐT, thì lỗi là do Sở GD-ĐT có học sinh đó.

Nếu không gian là nhà nước, thì lỗi là do Bộ GD-ĐT….

Cứ thế,…cứ thế….

Cái quy trình rõ ràng và chặc chẽ như thế rồi, song không hiểu tại sao, học sinh “hỏng” không giảm mà ngày càng nhiều hơn, trầm trọng hơn? Phải chăng cái quy trình đó có vấn đề ?

Thực ra, đó là quy trình hành chính, quy trình áp đặt lỗi. Trong cái quy trình này, không có chỗ cho ý thức về trách nhiệm, về lương tâm và đạo đức con người. Nếu học sinh hư bị giáo viên bắt viết kiểm điểm, thì lỗi đó là

do giáo viên áp đặt cho, mấy học sinh thực sự thấy cái lỗi của mình? Còn giáo viên chủ nhiệm bị trừ điểm thi đua, xếp hạng thấp, thì chẳng qua bị "xui" mà thôi, mấy giáo viên khác không bị trừ điểm, chắc gì hơn mình?

Vâng, cái lỗi chính là ở đó: Con người mà hành xử như cái máy.

Và cái lỗi phụ, là chẳng ai trong cái quy trình đó tự nhận ra cái lỗi của mình.

Phụ huynh chúng ta thường có hai loại : "Trách nhiệm" và "Vô trách nhiệm".

Phụ huynh "Trách nhiệm" thường là những người có "máu mặt", họ lo cho con quá đáng, thậm chí có người còn bón cho con ăn khi đã hơn 10 tuổi.

Phụ huynh "Vô trách nhiệm" thì cũng lo cho con dữ lắm, nhưng chẳng biết làm cách nào, ngoài một cách duy nhất là con muốn làm gì thì làm, học gì thì học, miễn là lên lớp, còn không thì:… đánh.

Tuy nhiên, cả hai loại phụ huynh này đều có một điểm chung: Thiếu kiến thức giáo dục và chưa bao giờ coi con như là một con người. Thậm chí có người không thể chấp nhận được một điều hiển nhiên là: Con mình đã lớn!

Phụ huynh thì học không có kiến thức về giáo dục là bởi vì không được đào tạo về giáo dục. (Nói thế chứ đúng ra là trước khi đẻ con, họ phải biết chăm con, dạy con như thế nào). Thế còn các nhà giáo dục thì sao, cũng chẳng lẽ không có kiến thức về giáo dục sao?

Sinh viên sư phạm biết rồi: “Chuột chạy cùng sào”

Môn tâm-lý-học, Giáo-dục-học ở trường Sư phạm là môn…rẻ nhất. Chẳng có sinh viên nào muốn ở lại cái khoa đó. Thử xem tỷ lệ sinh viên các trường xã hội và khoa học tự nhiên là biết ngay. Hoặc là tỷ lệ học sinh THPT khối C và các khối còn lại cũng được.

Khi ra trường làm giáo viên, phải lo đối phó với bao nhiêu là chuyện, nào giáo án, thi đua, thao giảng, công tác phong trào,v,v,..kiến thức thì nhiều, học sinh thì yếu (về kiến thức, về ý thức) song không được bỏ tiết,

bỏ bài, nhất thiết trong 45 phút ấy phải "nhét" cho học sinh đủ kiến thức trong sách giáo khoa. Thời gian đâu, kiến thức đâu mà giáo dục. Mà dẫu có làm đi nữa, thì ai công nhận….Người ta chỉ cần học sinh đỗ cao, chứ học sinh đạo đức tốt thì được cái gì cho thành tích nhà trường (do cấp trên đánh giá)?

Rồi cái xã hội giẫm đạp lên nhau mà sống có lỗi gì không? (cứ xem cảnh cháy chung cư là biết thôi). Họ có bao giờ xem người khác cũng là một con người?

Có ai đó đã nói: không có học sinh hư, chỉ có giáo viên tồi. Chắc có lẽ phải bổ sung thêm: không có đứa con hư, chỉ có bố mẹ tồi; không có công dân hư, chỉ có nhà nước tồi.

  • Đào Văn (Phú Yên)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/91737/hoc-sinh-hong--loi-tai-ai-.html

Các nhà giáo nghỉ hưu cần công bằng trong đối xử

Posted: 09 Oct 2012 05:50 AM PDT

Nhà giáo Vũ Tiến Phi – nguyên Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GD-ĐT, người chuyên theo dõi về chế độ chính sách của giáo viên cả nước, đã cho chúng tôi biết một cách tường tận về chính sách phụ cấp thâm niên của các nhà giáo.

Nhìn lại hai lần thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên

Lần thứ nhất chế độ phụ cấp thâm niên được thực thi 4 năm 7 tháng (từ tháng 9/1988 đến tháng 3/1993 – PV), các nhà giáo nghỉ hưu cũng được tính thâm niên. "Ngày 9/12/1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký ban hành Quyết định số 309-CP về chế độ phụ cấp thâm niên (PCTN) cho giáo viên, cán bộ giảng dạy. Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã có 2 Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 309-CP:

Thông tư số 05-TT-LĐTBXH ngày 8/3/1989 hướng dẫn thực hiện chế độ PCTN đối với đội ngũ nhà giáo đương chức. Những năm 80 thế kỷ XX, toàn ngành giáo dục có khoảng 70 vạn nhà giáo đương chức. Mức PCTN được từ 5% đến 25% được tính trên mức lương cấp bậc hoặc chức vụ. PCTN nghề dạy học được hưởng từ ngày 1/9/1988 (ngày tháng khai giảng năm học mới 1988 – 1989).

Thông tư số 08-TT-LĐTBXH ngày 10/4/1989 hướng dẫn thực hiện chế độ PCTN đối với nhà giáo đã nghỉ hưu (nay là Cựu Giáo chức). Những năm 80 của thế kỷ XX, Cựu giáo chức hưởng lương hưu đã có trên 6 vạn cùng được hưởng PCTN – Một chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước với "nghề cầm phấn".

Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội nơi nhà giáo đã nghỉ hưu cư trú có trách nhiệm hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn, điều chỉnh, bổ sung lại lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; trả tiền truy lĩnh cho các đối tượng. Thông tư số 08-TT-LĐTBXH còn hướng dẫn thực hiện: nhà giáo có thời gian giảng dạy dưới chế độ cũ, sau ngày giải phóng tiếp tục giảng dạy ở các nhà trường dưới chế độ mới thì thời gian giảng dạy dưới chế độ cũ được tính vào thời gian sau này để tính hưởng PCTN.

Lần thứ hai chế độ PCTN nghề dạy học được phục hồi đó là ngày 4/7/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2011/NĐ-CP về chế độ PCTN đối với nhà giáo. Đối tượng được hưởng PCTN nghề, đó là: Nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) đã được chuyển xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Cùng một chính sách nhưng lần thực hiện sau lại lạc hâu hơn lần trước (Ảnh minh họa)
Cùng một chính sách nhưng lần thực hiện sau lại “lạc hâu” hơn lần trước (Ảnh minh họa)

Thông tư Liên tịch số 68-2011-TTLT của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 54-CP. Tại tiết C mục 3 điều 4 Thông tư đã quy định: Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện trích nộp bổ sung phần đóng bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm ytế, bảo hiểm thất nghiệp từ PCTN và điều chỉnh lại mức lương hưu đối với nhà giáo đã nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 1/5/2011 cho đến ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành.

Như quy định trên đây: gần một triệu nhà giáo các cấp học, các ngành học trong toàn quốc được hưởng PCTN nghề dạy học. Và những nhà giáo đã nghỉ hưu từ ngày 1/5/2011 đến nay được điều chỉnh lại mức lương hưu (trong tiền lương hưu hàng tháng có chế độ PCTN).

Nghị định mới lạc hậu hơn quyết định trước?

Như vậy, cả 2 lần Chính phủ ban hành chế độ PCTN cho giáo viên đều đảm bảo PCTN đó giáo viên được hưởng trong quá trình dạy học cũng như quá trình nghỉ hưu.

Tại sao các nhà giáo lại được Chính phủ giải quyết PCTN hiện nay? "Luật Giáo dục, sửa đổi bổ sung năm 2009, tại điều 81 đã quy định: "Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ".

Thi hành Nghị quyết số 35-2009-QH12 ngày 19-6-2009 của Quốc hội về chủ trương định hướng đối với một số cơ chế tài chính trong giáo dục – đào tạo.

Do đó về mặt đạo lý và cả pháp lý Luật Giáo dục 2009 đã quy định các nhà giáo nghỉ hưu bất cứ lúc nào Nhà nước cũng phải đảm bảo PCTN cho họ. Vậy lý do vì sao mà những người làm chính sách lại tham mưu cho Chính phủ ký Nghị định 54-2011/NĐCP về PCTN cho giáo viên lại không xét PCTN cho các nhà giáo nghỉ hưu trước ngày 1/5/2011?

Trong khi đó quyết định của Chính phủ số 309/CP ngày 9/12/1988 lại cho tất cả giáo viên đã nghỉ hưu trước ngày ký cũng được hưởng và cả những nhà giáo ở miền Nam, dạy học sinh dưới chế độ cũ vẫn được hưởng PCTN (Thông tư 08/TT-LĐTBXH hướng dẫn) 6 vạn giáo viên nghỉ hưu lúc này đã được hưởng PCTN.

Rõ ràng Nghị định 54/2011/NĐ-CP ban hành ngày ngày 4/7/2011 lại lạc hậu hơn quyết định 309/CP ngày 9/12/1988. Liệu những người làm chính sách hiện nay không nắm được Luật Giáo dục bổ sung năm 2009 và họ cũng không biết đã có quyết định 309/CP ngày 9/12/1988? Nhà giáo Vũ Tiến Phi cho biết, trong dự thảo của Bộ GD-ĐT có đề nghị cho các nhà giáo nghỉ hưu trước ngày 1/5/2011 vẫn được hưởng PCTN.

Chắc những người làm chính sách không thể không nắm được chính những nhà giáo nghỉ hưu từ 3/3/1993 đến trước ngày 1/5/2011 đều là những người có đóng góp to lớn cả thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ác liệt, cũng như giai đoạn bao cấp khó khăn họ vẫn hy sinh vì sự nghiệp giáo dục. Vậy tại sao những nhà làm chính sách lại tham mưu cho Chính phủ cắt bỏ khoản phụ cấp chính đáng của họ khi họ bước vào thời kỳ tuổi già sức yếu?

Mặt khác, về mặt khoa học, khi ban hành các chính sách không thể văn bản sau lại lạc hậu hơn văn bản trước. Và quan trọng văn bản Nghị định 54/2011/NĐ-CP lại tạo ra một sự bất công, sự thiếu công bằng những người về hưu trước 3/3/1993 và trước ngày 1/5/2011 được hưởng PCTN khi về hưu còn những người về hưu ở đoạn giữa từ sau 3/3/1993 đến trước 1/5/2011 lại không được hưởng PCTN mà Luật Giáo dục bổ sung năm 2009 đã quy định?

Mới đây Bộ GD-ĐT lại công bố một dự thảo làm đau lòng, gây phẫn nộ cho các nhà giáo nghỉ hưu là để an ủi không được hưởng PCTN thì Nhà nước cho họ hưởng phụ cấp 1 lần từ 2,5 triệu đến 3,5 triệu đồng. Xin nói ngay, các nhà giáo có thể nghỉ hưu trong nghèo khó nhưng không thể chết vì thiếu 2,5 hay 3,5 triệu đồng, họ cần công bằng trong đối xử và sự trân trọng chỉ không cần một sự thương hại để làm cái việc bố thí phi đạo lý.

Nếu dự thảo này cứ bất chấp dư luận chắc Hội Cựu Giáo chức Việt Nam sẽ kêu gọi những nhà giáo nghỉ hưu sẽ không lĩnh tiền trợ cấp này.

TS Nguyễn Tùng Lâm

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-649117/cac-nha-giao-nghi-huu-can-cong-bang-trong-doi-xu.htm

Viện Fields sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề tôn vinh GS. Ngô Bảo Châu

Posted: 09 Oct 2012 05:49 AM PDT

(GDTĐ)-Thông tin từ Viện nghiên cứu cấp cao về toán, từ ngày 15 đến 18/10/2012, Hội nghị chuyên đề giải Fields lần đầu tiên sẽ diễn ra tại Viện Fields. Theo đó, Hội nghị lần đầu tiên năm 2012 có tên gọi "Chương trình Langlands cơ bản" sẽ tôn vinh GS. Ngô Bảo Châu, một trong những nhà toán học được giải Fieds năm 2010.

Hội nghị sẽ được tổ chức hàng năm cho lĩnh vực nghiên cứu của một trong những nhà khoa học nhận giải Fields gần đây nhất.

Những diễn giả nổi bật tại hội nghị bao gồm James Arthur, Gerard Laumon, Edward Frenkel, Richard Taylor, Edward Witten, Diana Shelstad, Laurent Lafforgue, Nigel Hitchin – những người nằm trong số danh sách rất dài những nhà toán học xuất sắc thuộc các lĩnh vực khác nhau về Lý thuyết số, Toán học vật lý và hình học.

Hội nghị không chỉ dành cho các nhà toán học chuyên nghiệp mà còn mở rộng diện tham gia như sinh viên mới tốt nghiệp, các nhà toán học nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau và các nhà khoa học có liên quan toán học.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201210/Vien-Fields-se-to-chuc-hoi-nghi-chuyen-de-ton-vinh-GS-Ngo-Bao-Chau-1963992/

Trường trung học chuẩn quốc gia không quá 45 học sinh/lớp

Posted: 09 Oct 2012 05:49 AM PDT

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Quy chế công nhận trường THCS, THPT và phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.

Theo đó, tiêu chuẩn các trường trung học đạt chuẩn quốc gia là mỗi trường nhiều nhất 45 lớp, mỗi lớp không quá 45 học sinh.

Có đủ giáo viên bộ môn đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định, trong đó ít nhất có 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên; 100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên. Có đủ số phòng học, thư viện đạt chuẩn, tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hằng năm không quá 5%…

T.Nguyễn

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20121008/Truong-trung-hoc-chuan-quoc-gia-khong-qua-45-hoc-sinh-lop.aspx

Người Việt đầu tiên được Hungary phong Giáo sư

Posted: 09 Oct 2012 05:48 AM PDT

(GDTĐ)-Tổng thống Hungary Áder János ký quyết định phong GS cho Tiến sĩ khoa học (TSKH) Ðỗ Văn Tiến, trường Ðại học Kỹ thuật và Kinh tế Budapest. Trong lịch sử Hungary và cộng đồng người Việt ở Hungary,  TSKH Đỗ Văn Tiến, là người Việt đầu tiên được Tổng thống Hungary phong GS

trường Ðại học Kỹ thuật và Kinh tế Budapest
Trường Ðại học Kỹ thuật và Kinh tế Budapest

TSKH Ðỗ Văn Tiến là cựu học sinh trường PTTH Ngô Quyền, Hải Phòng, hiện đang nghiên cứu và giảng dạy lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông tại Ðại học Kỹ thuật và Kinh tế Budapest. Phòng thí nghiệp do ông lãnh đạo đã làm ra những sản phẩm ứng dụng cho công ty điện thoại Hungary (Magyar Telekom, T-Mobile Hungary), Nokia, Nokia Siemens Networks.

Năm 2011, Đỗ Văn Tiến đã nhận được chức danh TSKH do Viện Hàn lâm Khoa học Hungary cấp cho những nhà khoa học đầu ngành Hungary. Ông là người Việt đầu tiên nhận được chức danh này sau khi Hungary thay đổi thể chế chính trị năm 1989.

Quyết định phong GS cho TSKH Ðỗ Văn Tiến do Tổng thống Hungary ký có hiệu lực từ ngày 1/9/2012. Trước đó, TSKH. Ðỗ Văn Tiến, đã được hội đồng GS và Ủy ban Kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng Hungary ủng hộ phong GS Nhà nước Hungary vì thành tích nghiên cứu khoa học, hướng dẫn nghiên cứu sinh và giảng dạy.
Hải Bình (theo vov)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3010/201210/Nguoi-Viet-dau-tien-duoc-Hungary-phong-Giao-su-1963991/

Đề án dạy tiếng Nhật trong các nhà trường: Có thể tiến tới trở thành ngoại ngữ 1

Posted: 09 Oct 2012 05:48 AM PDT

(GDTĐ) – Chiều 8/10/2012, tại Bộ GDĐT, Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GDĐT đã tiếp thân mật Ngài Công sứ Nhật bản Hidéo SuZuki. Nội dung của cuộc gặp mặt xoay quanh vấn đề triển khai Đề án dạy tiếng Nhật trong các nhà trường.

c
Quang cảnh buổi gặp mặt

Năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, Bộ GDĐT Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội bắt đầu xúc tiến chương trình thí điểm dạy và học tiếng Nhật trong trường phổ thông Việt Nam (cấp trung học).

Bước sang năm thứ 10, đề án đã đạt được những thành tựu quan trọng nhờ sự hợp tác chặt chẽ của hai chính phủ. Kết thúc năm học 2011-2012 đã có hơn 400 HS học tiếng Nhật tại 19 trường THCS và 11 trường THPT tại các TP như Hà Nội, Huế, TPHCM.

Năm 2013 là dịp hai nước kỷ niệm 40 năm đặt quan hệ ngoại giao và cũng là thời gian để tiến hành tổng kết việc thực hiện đề án để từ đó đặt ra vấn đề tiếp tục triển khai việc dạy học tiếng Nhật ở các cấp học THCS, THPT và bắt đầu việc dạy học tiếng Nhật từ lớp 3 của cấp tiểu học.

Tại cuộc gặp mặt Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã nhấn mạnh cần phải thành lập nhóm công tác Việt-Nhật để tháo gỡ những khó khăn và tiếp tục triển khai thực hiện đề án. Trong đó có sự tham gia của Vụ hợp tác quốc tế, Viện KHGDVN, Thường trực đề án Ngoại ngữ, Vụ GDTr học, Vụ GD Tiểu học vào nhóm công tác.

Đề án cần được triển khai linh hoạt hơn coi việc dạy học tiếng Nhật như là ngoại ngữ thứ 2. Nếu địa phương nào chấp nhận và có đầy đủ về cơ sở vật chất, đội ngũ GV dạy tiếng Nhật thì việc dạy tiếng Nhật có thể tiến tới trở thành ngoại ngữ 1.

Song song với đó cần có sự gắn kết giữa việc dạy tiếng Nhật trong trường PT và việc dạy tiếng Nhật ở các trường ĐH. Vấn đề về chương trình và SGK cũng như việc kiểm tra đánh giá trình độ người học cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy và học. Để có thể triển khai tốt đề án thì cần có sự phối hợp tốt giữa hai Chính Phủ Nhật Bản và Việt Nam.

Ngài Công sứ Nhật bản Hidéo SuZuki cũng bày tỏ những thiện chí về việc hợp tác trong vấn đề dạy học tiếng Nhật tại Việt Nam và đầu mối để triển khai và thực hiện tốt đề án về phía Nhật Bản là Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

Thời gian tới hai bên sẽ tiếp tục tiến hành những buổi gặp mặt để thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác này.

Minh Châu

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201210/De-an-day-tieng-Nhat-trong-cac-nha-truong-Co-the-tien-toi-tro-thanh-ngoai-ngu-1-1964002/

Giải Nhất khoa học trẻ VN được ưu tiên xét tuyển học bổng du học

Posted: 08 Oct 2012 04:09 PM PDT

Đây là một trong những quy định vừa được Bộ GD-ĐT đưa vào quy định thể lệ giải thưởng cuộc thi "Tài năng khoa học trẻ VN". Những học bổng mà sinh viên (SV) đạt giải nhất được ưu tiên xét tuyển bao gồm: Chương trình học bổng Hiệp định và các chương trình học bổng khác đào tạo trình độ thạc sĩ trở lên do nước ngoài cấp được Bộ GD-ĐT (Cục Đào tạo với nước ngoài) thông báo tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT và Cục Đào tạo với nước ngoài.

Chương trình học bổng tiến sĩ theo Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng (Đề án 911) nếu SV có nguyện vọng làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại thông báo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT

Giải thưởng "Tài năng khoa học trẻ Việt Nam" dành cho SV được tổ chức hàng năm nhằm biểu dương thành tích xuất sắc của SV trong nghiên cứu khoa học, góp phần phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ, nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. Giải thưởng được xét và trao cho các đề tài nghiên cứu khoa học của SV liên quan đến nhóm ngành Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ; Kinh tế và Kinh doanh; Khoa học Xã hội; Khoa học Nhân văn; Khoa học Giáo dục; Khoa học Tự nhiên; Khoa học Nông nghiệp; Khoa học Y, Dược.

Đề tài nghiên cứu khoa học của SV tham gia xét Giải thưởng phải đáp ứng các yêu như có giá trị khoa học và thực tiễn, ưu tiên các đề tài đã được áp dụng vào thực tế sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả cao, đề tài có các công bố khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước; Chưa được trao bất kỳ một giải thưởng nào khác tại thời điểm nộp hồ sơ. Luận văn và đồ án tốt nghiệp của SV không được gửi tham gia xét Giải thưởng; Được hội đồng đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của SV cấp trường xếp loại xuất sắc.

Bộ GD-ĐT cũng cho biết, số lượng giải thưởng tối đa của mỗi nhóm ngành gồm: 1 giải nhất, 5 giải nhì, 9 giải ba và 15 giải khuyến khích.

S.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-649105/giai-nhat-khoa-hoc-tre-vn-duoc-uu-tien-xet-tuyen-hoc-bong-du-hoc.htm

Comments