Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tranh luận về đề thi đại học

Posted: 04 Oct 2012 05:30 AM PDT

Chuyên mục dạy và học bằng tiếng Anh trên Vietweek ra ngày 5.10 đưa ra một câu hỏi khá gay gắt: Liệu đề thi ĐH truyền thống của ta có bào mòn khả năng tư duy, bình luận của thí sinh?

Trong bài viết, tác giả, một tiến sĩ nước ngoài, đã dùng khá nhiều luận cứ. Cuối cùng, ông kết luận: "Cách ra đề thi ở Việt Nam không hẳn làm thí sinh "mòn" đi, mỗi thí sinh hoàn toàn có thể tự mình hoàn thiện tư duy, khả năng sáng tạo, bình luận… bằng nhiều phương pháp khác nhau".

Liệu một giảng viên nước ngoài có hiểu rõ hệ thống giáo dục Việt Nam hay ít nhất, hiểu rõ… đề thi bằng tiếng Việt hay không mà lại mạnh dạn bình luận về cách ra đề, hệ thống thi cử của Việt Nam? Mời các bạn cùng theo  dõi và tranh luận cùng chuyên mục bằng tiếng Anh trên Vietweek 038 và bản tiếng Việt tại www.thanhnien.com.vn

Đ.Hạnh

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20121003/Tranh-luan-ve-de-thi-dai-hoc.aspx

Bốn câu chuyện ‘ngược đời’ của giáo dục Mỹ

Posted: 04 Oct 2012 05:29 AM PDT

Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo
các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng
trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì
về thuyết Darwin.

Trẻ em Mỹ “không cần” trường

“Không cần” theo nghĩa đen, không phải một cách nói ví von hoa mỹ về một thực
tế khác cũng ngược đời nếu so với giáo dục Việt Nam: Nhà trường chỉ là một thành
phần, cho dù là một thành phần quan trọng, trong một phức hợp xã hội có nhiệm vụ
giáo dục những công dân Mỹ tương lai.

Ảnh có tính chất minh họa

Nhà trường không và cũng không thể thay thế được gia đình, cộng đồng sinh
hoạt, các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, văn học nghệ thuật, viện bảo tàng, lễ
hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động thể thao… “Không cần”
ở đây có nghĩa là trẻ em Mỹ có thể học ở nhà, theo chế độ homeschooling (học tại
gia).

Chế độ “Học tại nhà” (Home schooling) cho phép cha mẹ tự giáo dục con cái thay
vì cho chúng đến trường mà không yêu cầu phải có chứng chỉ gì đặc biệt. Nhiều
người Mỹ cho rằng đó là cách để trẻ em có thể phát huy tính tự lập, chủ động
trong cả 365 ngày chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động trong
những lúc đến trường. Đó là một nguyên lý giáo dục khác hẳn, dựa trên quan điểm
là mọi bậc cha mẹ đều có thể giúp đỡ con cái học tại nhà.

Nhiều gia đình không hề sử dụng các tài liệu hướng dẫn hay chương trình giảng
dạy chính thức, mà căn cứ vào thiên hướng và phong cách cá nhân của trẻ em để áp
dụng các phương pháp và nội dung cụ thể.

Ngay cả trong trường hợp có sử dụng các
tài liệu hướng dẫn, thời gian học tập hàng ngày cũng không kéo dài quá vài tiếng
đồng hồ, thời gian còn lại dùng để du lịch, biểu diễn, tham quan, đọc sách, tiến
hành các dự án nghiên cứu hay tham gia hoạt động từ thiện.

Hiện nay có khoảng 1
triệu gia đình ở Mỹ áp dụng và theo thống kê đang tăng lên khoảng 15% mỗi năm.

Trẻ em Mỹ cũng không theo một chương trình thống nhất

Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo
các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng
trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì
về thuyết Darwin.

Ở một số địa phương, đặc biệt là tại các bang ở miền Nam, do
ảnh hưởng mạnh mẽ của Thiên Chúa Giáo, giảng dạy thuyết Darwin thậm chí còn bị
coi là phi pháp.

Vì không học theo một giáo trình thống nhất, trình độ của học sinh khi tốt
nghiệp trung học rất khác nhau. Chính vì lẽ đó, ở năm thứ nhất, các trường đại
học Mỹ thường có 3 môn bắt buộc là Học nghĩ, Học nói và Học viết. Trong số 18
sinh viên lớp Học viết (English 101) do tôi phụ trách, có những sinh viên hiểu
biết rất rộng và sâu, nhưng cũng có sinh viên thậm chí viết tiếng Anh còn sai
chính tả và ngữ pháp.

Tuy vậy, họ có một điểm chung là rất tự tin. Đó là kết quả của một triết lý
giáo dục mang tính dân chủ. Việc chấm điểm, chẳng hạn. Nếu ở ta chấm điểm là
biện pháp nhằm xếp loại học sinh và đánh giá giáo viên, điều cuối cùng dẫn giáo
viên đến tình trạng chạy theo thành tích và rất nhiều học sinh đến tâm lý tự ti.

Không tự ti sao được khi một đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 12 luôn luôn đội sổ, và
điều đó được công bố cho tất cả bạn bè cùng lớp. Ở Mỹ, việc chấm điểm là vấn đề
tế nhị, thường là giữ kín. Nó là cơ sở để học sinh tự biết mình và để giáo viên
điều chỉnh phương pháp giáo dục với từng học sinh.

Nhà trường Mỹ luôn cố gắng để
học sinh không cảm thấy thua chị kém em. Ngay cả thi tốt nghiệp phổ thông cũng
không có vai trò quan trọng như ở Việt Nam hay ở Châu Âu. Có thể nói, nhà trường
ở Mỹ là nhà trường không nhằm mục đích thi cử.

Các trường phổ thông của Mỹ không có SGK chung trong cả nước

Việc lựa chọn các loại sách để dạy trong nhà trường thuộc thẩm quyền của cơ
quan chuyên trách địa phương và nhà trường, nhưng vai trò cá nhân của giáo viên
và ý kiến của phụ huynh cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, cuối tháng 9 năm 2003,
khi tôi vừa đến Normal, cuốn sách nổi tiếng của nhà văn Hoa Kỳ đoạt giải Nobel
John Steinbeck, “Of Mice and Men” (Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu dịch là
“Của chuột và người”), cùng hai tác phẩm kinh điển khác là “The Adventures of
Huckleberry Finn” (Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn) của Mark Twain và
“To Kill a Mockingbird” (Giết chết một con chim Mocking) của Harper Lee, bị cha
mẹ học sinh các trường trung học phản đối và đòi đưa ra khỏi chương trình văn
học.

Hai trường trung học Normal Comunity High School và Normal West High School
phải thành lập một chuyên ban, bao gồm hiệu trưởng, một chuyên gia thông tin đại
chúng và một giáo viên, để nghiên cứu và trả lời phụ huynh học sinh.

Bà Tripp,
phụ huynh học sinh và là tác giả một trong hai lá thư khiếu nại, phê phán cuốn
sách của John Steinbeck là chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc, ngôn ngữ thô tục
và báng bổ, “không thể hiện các giá trị truyền thống”, “gây phản cảm” đối với
con gái bà.

Đây không phải là trường hợp cá biệt. Năm 1992, khi một nhóm độc giả ở bang
Ohio chỉ ra 108 chỗ tục tĩu, 12 chỗ chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc và 45
đoạn báng bổ Chúa, cuốn sách này đã bị buộc đưa ra khỏi chương trình của một
trường phổ thông địa phương.

Ngay sau đó, 150 nhà giáo, sinh viên và phụ huynh
học sinh đã tổ chức một cuộc hội thảo ca ngợi giá trị của cuốn sách, cuối cùng
nó được đưa trở lại chương trình. Mùa hè năm 2003, Hội đồng giáo dục quận Coffee
County (Bang Georgia) cũng phải tiến hành thẩm định vấn đề “ngôn ngữ dung tục”
của cuốn sách “Of Mice and Men” khi có khiếu nại của một số phụ huynh học sinh.
Đầu năm 2003, Hội đồng nhà trường quận George County ở Lucedale (Bang
Mississippi) đã nhất trí loại “Of Mice and Men” cùng hai cuốn sách khác ra khỏi
chương trình.

Coi nhà trường như doanh nghiệp

Nếu như ở Việt Nam, cho đến nay thương mại hoá giáo dục vẫn gây tranh cãi và
bị nhiều người coi là tồi tệ, thì ở Mỹ nó đang tồn tại như một cái gì đó hết sức
tự nhiên.

Khác với Việt Nam, các trường đại học Mỹ nói chung không có thi đầu vào. Quan
điểm của họ rất đơn giản: Học tập là quyền chính đáng của mọi người, mặc dù xuất
phát điểm có thể khác nhau. Nhờ vậy, tất cả những ai có chí đều có thể có cơ
hội, ngược lại quốc gia cũng không bỏ phí nhân tài.

Vào thập kỷ 1960, số học
sinh Mỹ tốt nghiệp phổ thông học tiếp lên đại học chiếm tỷ lệ 60%. Hiện nay, tỷ
lệ này có giảm đi, nhưng vẫn đứng đầu thế giới. Nhưng muốn học, phải trả tiền.
Khi anh bỏ tiền để mua kiến thức, anh sẽ có ý thức về việc học tập hơn. Còn nếu
anh trả tiền mà không học, tức không nhận kiến thức, thì đó cũng là quyền của
anh.

Nói vậy, nhưng việc đăng ký học cũng không phải hoàn toàn chỉ có chuyện tiền
nong. Một số trường nổi tiếng khá kén chọn sinh viên. Một số bang cũng ưu tiên
nhận sinh viên từ bang mình. Còn đối với sinh viên nước ngoài, điểm thi tiếng
Anh (TOEFL) đặc biệt quan trọng. Trường Đại học Y khoa là một ngoại lệ. Muốn vào
trường, sinh viên phải có bằng tốt nghiệp đại học thuộc một số ngành như sinh
hoá, sinh vật…Chương trình kéo dài 4 năm nữa, sau đó phải thực tập từ 2 đến 4
năm. Như vậy, để hành nghề chữa bệnh, cần phải học và thực tập từ 10 – 12 năm!

Việc học tập ở Mỹ rất tốn kém. Mức chi tiêu tối thiểu của một sinh viên ở các
trường công, vào khoảng 10 ngàn USD/năm, còn ở các trường tư khoảng 35 ngàn USD.
Vì thế, trừ một số người được nhận học bổng hoặc gia đình giàu có, sinh viên Mỹ
hầu hết vừa học vừa làm, một số làm việc ngay tại trường.5.

Chuyện ngược đời thứ
năm là bất chấp những chuyện ngược đời vừa kể giáo dục Mỹ vẫn có chất lượng cao
nhất thế giới.

Bằng chứng là họ kinh doanh giỏi nhất, nghiên cứu khoa học giỏi nhất, đóng
phim giỏi nhất, chơi đàn giỏi nhất, hát hay nhất, chơi thể thao giỏi nhất, và
ngay cả trong văn học cũng là một trong những nước có nhiều nhà văn đoạt giải
Nobel nhất.

(Theo Ngô Tự LậpDiễn đàn Doanh nghiệp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/91201/bon-cau-chuyen--nguoc-doi--cua-giao-duc-my.html

Tin vui thu nhập cho nhà giáo đã nghỉ hưu

Posted: 04 Oct 2012 05:28 AM PDT

- Nhà giáo thuộc đối tượng quy định của Bộ GD-ĐT sẽ được hưởng chế độ trợ cấp
từ 2 triệu – 3,5 triệu đồng khi có đủ các điều kiện. Dự thảo Quyết định quy định
chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm
niên trong lương hưu được Bộ GD-ĐT trưng cầu ý kiến ngày 4/10.

Đối tượng áp dụng là các nhà giáo đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục

công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng
thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đang
hưởng lương hưu và quyết định nghỉ hưu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1994
đến ngày 01 tháng 5 năm 2011.

Ảnh Bảo Anh

Nhà giáo thuộc đối tượng quy định tại Quyết định này được hưởng chế độ trợ
cấp khi có đủ các điều kiện sau: Có thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục từ
đủ 05 năm trở lên;

Đang trực tiếp tham gia giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập
hoặc đang trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng
trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các
cơ sở giáo dục đại học công lập thì nghỉ hưu.
Mức trợ cấp

Nhà giáo thuộc đối tượng và đủ điều kiện tính hưởng được trợ cấp một lần bằng
tiền, cụ thể như sau:

Quyết định nghỉ hưu có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01
năm 1994 đến ngày 31 tháng 12 năm 1998, mức trợ cấp là 2 triệu đồng.

Quyết định nghỉ hưu có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01
năm 1999 đến ngày 31 tháng 12 năm 2003, mức trợ cấp là 3 triệu đồng.

Quyết định nghỉ hưu có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01
năm 2004 đến ngày 01 tháng 5 năm 2011, mức trợ cấp là 3,5 triệu đồng.

  • Nguyễn Hiền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/91237/tin-vui-thu-nhap-cho-nha-giao-da-nghi-huu.html

Nhà giáo nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên sẽ được hưởng trợ cấp

Posted: 04 Oct 2012 01:53 AM PDT

Theo bản dự thảo, nhà giáo được hưởng chế độ trợ cấp khi có thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục từ đủ 5 năm trở lên; đang trực tiếp tham gia giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập hoặc đang trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học công lập thì nghỉ hưu.

Nhà giáo thuộc đối tượng và đủ điều kiện tính hưởng quy định được trợ cấp một lần bằng tiền. Mức trợ cấp tùy thuộc vào việc có quyết định nghỉ hưu vào thời điểm nào. Cụ thể, Quyết định nghỉ hưu có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1994 đến ngày 31/12/1998, mức trợ cấp là 2.000.000 đồng; Quyết định nghỉ hưu có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1999 đến ngày 31/12/2003, mức trợ cấp là 3.000.000 đồng; Quyết định nghỉ hưu có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2004 đến ngày 1/5 /2011, mức trợ cấp là 3.500.000 đồng. Với mức trợ cấp như vậy thì dự kiến ngân sách chi cho chế độ này khoảng 565 tỷ đồng.

Được biết, trong quá trình soạn thảo Quyết định, Ban soạn thảo và Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã tiến hành thống kê số liệu, nghiên cứu các văn bản đã ban hành về chế độ phụ cấp thâm niên. Kết quả cho thấy: hiện có khoảng 190.000 nhà giáo nghỉ hưu từ tháng 1/1994 đến tháng 5/2011 chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâmniên trong lương hưu nhưng đã được hưởng PCTN từ tháng 9/1988 đến tháng 3/1993 theo Quyết định số 309 – CT ngày 9/12/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).

Trong đó có 184.640 nhà giáo đang tham gia Hội Cựu giáo chức ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên 5.380 nhà giáo đang tham gia Hội Cựu giáo chức cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở khác. Bình quân mức lương hưu hiện hưởng của nhà giáo là 3,150 triệu đồng/người/tháng (bình quân mức lương hưu hiện hưởng của viên chức là 2,350 triệu đồng/người/tháng).

Khi xem xét mối tương quan giữa các nhà giáo đã được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu ở giai đoạn trước và nhà giáo được hưởng phụ cấp thâm niên theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP, nếu thực hiện “hồi tố” chế độ phụ cấp thâm niên cho các nhà giáo này theo mức tương ứng như quy định tại Nghị định 54/2010/NĐ-CP (sau 5 năm được hưởng 5% và mỗi năm sau đó được hưởng thêm 1%) thì kinh phí phải đảm bảo chi trả sẽ rất lớn, khả năng Ngân sách nhà nước không đáp ứng được và không đúng với tinh thần của Nghị quyết số 21 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII là thực hiện chế độ trợ cấp đối với giáo viên đã nghỉ hưu không được hưởng chế độ thâm niên

S.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-647646/nha-giao-nghi-huu-chua-duoc-huong-phu-cap-tham-nien-se-duoc-huong-tro-cap.htm

Lương giáo viên phải cao nhất trong các ngành sự nghiệp

Posted: 03 Oct 2012 09:03 PM PDT

“Tiền lương là thể hiện sự đối xử với thầy, cô giáo” – nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình chia sẻ.


Nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình.
Nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình cho rằng, vai trò của người thầy là căn cứ quan trọng để hoạch định chiến lược phát triển giáo dục, nhưng cho đến nay, vấn đề giáo viên chưa một lần được giải quyết căn cơ, khiến cho tất cả những mong muốn đổi mới giáo dục đều không thực hiện được đến nơi đến chốn.

- Trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông là thầy, cô giáo ở các trường phổ thông công lập gần như không còn động lực hoạt động nghề nghiệp vì thu nhập từ lương và phụ cấp do Nhà nước trả không đủ bảo đảm cho họ có cuộc sống tươm tất. Để tự cứu mình, nhiều giáo viên trường công ở các đô thị phải "dạy thêm", dẫn đến dạy thêm tràn lan.

Trong khi đó, tình trạng xuống cấp về đạo đức và văn hóa trong xã hội gây nhiều tác động tiêu cực đến trường học mà ngay cả giáo viên cũng bị lây nhiễm. Do vậy, vị thế xã hội của nghề làm thầy lẫn người thầy bị hạ thấp trong thang giá trị xã hội.

Nếu đặt vấn đề tăng lương cho giáo viên, theo bà, tăng đến mức nào là phù hợp?

- Trong các kiến nghị, chúng tôi có nhấn mạnh vào việc sửa đổi chính sách lương, phụ cấp, đồng thời cải thiện điều kiện nghề nghiệp, đãi ngộ, mức sống đáp ứng được yêu cầu của nhà giáo và gia đình họ. Mức sống này phải được xác định là trên mức trung bình của xã hội.

Về thu nhập cụ thể, theo tôi, những nước khác làm được thì ta cũng phải làm được. Như ở Phần Lan, giáo viên là nghề có thu nhập cao, Hàn Quốc cũng xác định thu nhập của nhà giáo ở mức cao…

Gần đây, Nhà nước đã cố gắng tăng thêm 30% phụ cấp cho giáo viên đứng lớp. Có thể chưa được như mong muốn, nhưng so với lương của hệ thống viên chức nhà nước nói chung là khá cao. Nếu tiếp tục đặt vấn đề tăng lương giáo viên, thì như thế nào là hợp lý, thưa bà?

- Có thời kỳ Nhà nước ta đã nêu ra vấn đề lương giáo viên phải cao nhất trong các ngành sự nghiệp. Như vậy, theo tôi, đã có lúc chúng ta thấy được vấn đề nhưng không thống nhất được quan điểm và sự thực là chưa giải quyết vấn đề. Muốn vị thế trong xã hội của thầy, cô giáo cao lên, muốn thầy, cô giáo gắn bó với nghề, muốn thu hút người giỏi làm nghề dạy học, thì phải trả lương cao cho thầy, cô giáo. Tiền lương là thể hiện sự đối xử với thầy, cô giáo.

Bây giờ nhiều thầy không gắn bó với nghề. Học sinh khá, giỏi không muốn vào học sư phạm. Như thế thì giáo dục làm sao có chất lượng? Cái gốc vấn đề là ở đấy!

Hơn nữa, vấn đề đổi mới, hay cải cách giáo dục không chỉ tốt cho nhà trường mà sẽ nâng cao được cả văn hóa, đạo đức xã hội. Người giáo viên tốt thì con em chúng ta sẽ tốt hơn, xã hội tốt hơn.

Đã từng có ý kiến cho rằng nên có quỹ hỗ trợ dành cho giáo viên, huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, các công ty, tập đoàn… Theo bà, vấn đề xã hội hóa trong việc tăng thu nhập cho giáo viên nên được nhìn nhận như thế nào?

- Xã hội hóa giáo dục trong giai đoạn này là chủ trương đúng. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh, đối với việc học tập của con em chúng ta, Nhà nước phải chịu trách nhiệm. Nhà nước có thể lo bằng nhiều cách, trong đó có biện pháp xã hội hóa, nhưng bằng cách gì thì Nhà nước vẫn phải đảm bảo, vẫn phải chịu trách nhiệm.

Có nên đặt ra vấn đề phân cấp giáo viên để phân cấp thu nhập hay không, thưa bà? Giáo viên giỏi, dù trẻ, nhưng phải có thu nhập cao hơn giáo viên bình thường khác?


Nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình tặng thưởng cho sinh viên ĐH Phan Châu Trinh.
- Ở đây có hai vấn đề. Thứ nhất, thâm niên là đặc thù của nghề giáo, càng làm lâu trong nghề càng phải khuyến khích. Còn đối với người giỏi, ở đây phải đặt ra vấn đề bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ. Trình độ đến đâu đãi ngộ đến đó. Nhóm nghiên cứu chúng tôi đề xuất toàn bộ giáo viên phổ thông phải có trình độ từ đại học trở lên. Phải nâng trình độ giáo viên lên và xóa bỏ ngay quan điểm lạc hậu lớp thấp chỉ cần trình độ thấp.

Đối với khoa học giáo dục hiện đại, những năm đầu của trẻ là giai đoạn hình thành nhân cách, tư duy. Vì vậy, bậc học càng thấp càng đòi hỏi ở người giáo viên nhiều hơn.

Theo bà, với tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan như hiện nay, tăng lương có giải quyết được tình hình?

- Vấn đề dạy thêm học thêm hiện nay khó chống, nguyên nhân là người giáo viên phải làm thêm để có thu nhập đảm bảo đời sống. Vì vậy, dạy thêm rất khó cấm, và thực tế hiện nay là vẫn không thể chống được. Nếu giải quyết thỏa đáng đãi ngộ, lương bổng để giáo viên và gia đình có cuộc sống tươm tất, đàng hoàng thì theo tôi, không cần cấm đoán, giáo viên cũng sẽ không dạy thêm nữa.

Lực lượng giáo viên hiện nay đông, nguồn lực quốc gia có hạn. Vậy một lộ trình tăng lương sẽ như thế nào để cân đối, trong mối tương quan với bảng lương của các ngành nghề khác?

- Trước mắt hãy cứ thực hiện công bằng, tính đủ lao động cho người thầy. Công chức, viên chức làm việc 8h/ngày. Người thầy ngoài giờ lên lớp còn phải chấm bài, soạn giáo án… Ở các thành phố lớn, giáo viên không chỉ dạy một lớp 35 học sinh như quy định, mà số lượng học sinh phải phụ trách có khi lên tới 50 – 60 em. Vậy hãy tính đủ sức lao động cho họ. Chưa cần nói gì đến việc ưu ái hơn nhưng trước mắt cứ tính cho công bằng đã. Cũng cần thiết phải cải cách quản lý, phải làm sao để người giáo viên làm việc có mức độ vì họ còn gia đình, cuộc sống riêng.

Hãy làm tốt những vấn đề Nhà nước đã đặt ra như thâm niên, phụ cấp dạy thêm giờ, sĩ số lớp… Rồi sau đó hãy đặt tới vấn đề đưa lương của giáo viên đứng đầu trong bảng lương sự nghiệp.

Nhân dịp Đảng đang thực hiện việc thi hành Nghị quyết IV T.Ư khóa XI sẽ bàn về đổi mới trong giáo dục, bà có kỳ vọng gì vào cuộc họp lần này?

- Thật sự tôi muốn một cuộc "cải cách", chứ không chỉ dừng ở "đổi mới" trong giáo dục. Tôi hy vọng những người lãnh đạo ngành có quan điểm, nhận thức đúng mức, quyết tâm thực hiện những điều mình nêu ra. Tất nhiên, không thể một lúc mà đề ra hết được mọi vấn đề. Nhưng tôi mong rằng, với mục tiêu đã có, với quan điểm đúng, kỳ họp sẽ chỉ ra được những giải pháp quan trọng nhất trong công cuộc đổi mới, trong đó có vấn đề người thầy.

- Xin cảm ơn bà!


 

Đề tài khoa học cấp nhà nước "Các giải pháp cải cách công tác đào tạo,
bồi dưỡng GV phổ thông" do nguyên Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình làm
chủ nhiệm đã đặt ra nhiều vấn đề nếu muốn nâng cao chất lượng giáo dục
phổ thông. Nhóm nghiên cứu khảo sát thu nhập của GV qua bảng lương cho
thấy: Thu nhập bình quân từ lương và các phụ cấp theo lương trong khoảng
từ 3 – 3,5 triệu đồng/tháng.

Tính theo năm công tác thì lương GV sau 13 năm từ 3 – 3,5
triệu đồng/tháng, sau 25 năm từ 4,1 – 4,7 triệu đồng/tháng. GV mới ra
trường ở cả 3 cấp học nhận mức lương trên dưới 2 triệu đồng/tháng. Với
số lượng GV như hiện nay, chỉ khoảng 50% số GV các cấp có thâm niên dạy
học từ 13 năm trở lên và được hưởng mức lương bình quân, 50% còn lại
được hưởng dưới mức lương bình quân.

Từ đó cho thấy, thu nhập từ lương và phụ cấp theo lương cho
GV phổ thông không đảm bảo đáp ứng nhu cầu cơ bản về đời sống của bản
thân và gia đình họ, nhất là ở các vùng đô thị. Khoảng trên 40% không
muốn làm nghề sư phạm nếu được chọn lại ngành nghề vì lương quá thấp.

(Theo Lao động)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/91039/luong-giao-vien-phai-cao-nhat-trong-cac-nganh-su-nghiep.html

Phát hiện nhiều sai phạm trong XD trường lớp và nhà công vụ

Posted: 03 Oct 2012 09:02 PM PDT

(GDTĐ) – Qua thanh tra 500 công trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên (KCHTLNCVGV) giai đoạn 2008-2012 với tổng số vốn được thanh tra là 759.268.430.000 đồng, các đoàn thanh tra tỉnh Nghệ An đã phát hiện một số sai phạm trong hoạt động xây lắp, sử dụng một số vật tư, nguyên vật liệu không đúng so với hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu; hơn 200 công trình thi công sai thiết kế một số hạng mục; hàng trăm công trình nghiệm thu khống, nghiệm thu sai khối lượng một số hạng mục. Ngoài ra, chủ đầu tư còn quyết toán chi phí kiểm toán và kiểm định một số công trình, nhưng thực tế không có đối tượng chi trả, dẫn đến sai phạm 632.112.000 đồng.

c
Các phòng học của Trường TH Châu Hội 1 (huyện vùng cao Quỳ Châu)

Trong giai đoạn 2008-2012, thực hiện Đề án (KCHTLNCVGV) Nghệ An đã đầu tư vào 1.041 dự án (công trình) để xây dựng 5.152 phòng học và 1.051 phòng công vụ với tổng số vốn theo kế hoạch là 1.556.688.710.000 đồng. Thực tế tổng mức mức đầu tư đã thực hiện là 1.579.260.570.000 đồng, bằng 101,45% kế hoạch. Số vốn đã phân bố để thực hiện Đề án là 1.262.144.4000.000 đồng; trong đó vốn trái phiếu Chính phủ 1.062.987.080.000 đồng, vốn ngân sách địa phương 152.569.720.000 đồng, vốn huy động khác 46.587.590.000 đồng. Hiện nay có 4.874 phòng học, 926 phòng công vụ đã hoàn thành; hiện còn 278 phòng học, 19 phòng công vụ đang xây dựng và 106 phòng công vụ chưa triển khai xây dựng.

Thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra năm 2012 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quyết định số 3317/QĐ-TTCP ngày 23/112/2011 của Tổng Thanh tra Chính phủ, vừa qus, Thanh tra tỉnh Nghệ An đã phối hợp với các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan triển khai, tổ chức thực hiện cuộc thanh tra trên diện rộng Đề án KCHTLHNCVCGV giai đoạn 2008-2012.

Qua thanh tra, có thể nói 4.874 phòng học và 926 phòng công vụ hoàn thành và đưa vào sử dụng với chất lượng tốt, đạt hiệu quả, không có công trình nào phải làm lại, chỉ một vài công trình cần khắc phục sửa chữa nhỏ. Các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả, phục vụ  tốt cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh.

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện Đề án vẫn còn có nhiều tồn tai, sai phạm. Việc xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn vốn đầu tư (đặc biệt là nguồn vốn địa phương) còn chậm, chưa sát với nhu cầu đầu tư. Việc phối hợp giữa Ban Chỉ đạo Đề án (Sở Giáo dục và Đào tạo) với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trong việc phân bố vốn hàng năm chưa chặt chẽ đẫn đến một số công trình đã có quyết định đầu tư nhưng chưa được phân bổ nguồn vốn để thực hiện. 61 công trình trên địa bàn huyện Tương Dương được giao thầu giám sát trái quy định của Chính phủ; các công trình trên địa bàn huyện Đô Lương không áp dụng Thiết kế mẫu; phần lớn các công trình ở Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp có áp dụng Thiết kế mẫu nhưng áp sai định mức chi phí lập Báo cáo thiết kế – kỹ thuật công trình. Trong số 500/1.041 (48,03%) công trình được kiểm tra, có đến 120 công trình thi công chậm tiến độ, cá biệt có công trình chậm tiến độ đến gần 2 năm;   356 công trình sai phạm trong khâu lập dự toán; 430 công trình sai phạm trong khâu giám sát thi công; 324 công trình sai phạm trong thẩm định hồ sơ dư toán, mời thầu; 213 công trình hồ sơ quyết toán A-B lập không đầy đủ; 316 công trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán chậm;  tổng số tiền sai phạm trong công tác khảo sát, thiết kế và giám sát là 2.911.704.000 đồng.

Đặc biệt, qua thanh tra 500 công trình với tổng số vốn được thanh tra là 759.268.430.000 đồng, các đoàn thanh tra đã phát hiện sai phạm trong hoạt động xây lắp là 10.353.180.000 đồng, chiếm 1,36% tổng số vốn được thanh tra;  321 công trình sử dụng một số vật tư, nguyên vật liệu không đúng so với hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu; 273 công trình thí công sai thiết kế một số hạng mục; 462/500 công trình nghiệm thu khống, nghiệm thu sai khối lượng một số hạng mục. Ngoài ra, chủ đầu tư còn quyết toán chi phí kiểm toán và kiểm định một số công trình, nhưng thực tế không có đối tượng chi trả, dẫn đến sai phạm 632.112.000 đồng.

c
Vì thiếu vốn, các phòng học của Trường MN Nam Thành (huyện Yên Thành) không thể hoàn thành đúng tiến độ

Nói tóm lại, trong 5.152 phòng học và 945 phòng công vụ với tổng số vốn 1.579.260.570.000 đồng đã triển khai xây dựng, có 2.086 phòng học (chiếm 40,49%) và 449 phòng công vụ (chiếm 47,51%) của 500 công trình với tổng số vốn 759.268.430.000 đồng (chiếm 48,08%) đã được thanh tra. Trong số đó, có tới 497 công trình (chiếm 99,4%) có sai phạm; tổng số tiền sai phạm lên tới 13.897.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 1,83% tổng số vốn được thanh tra; trong đó sai phạm về xây dựng phòng học là 12.043.870.000 đồng và sai phạm về xây dựng phòng công vụ là 1.653.140.000 đồng.

Trong tổng số 13.897.000.000 đồng sai phạm, các đoàn thanh tra đã kiến nghị thu về tài khoản tạm giữ là 9.007.230.000 đồng; kiến nghị giảm trừ quyết toán là 3.055.226.000 đồng; kiến nghị giảm cấp phát vốn là 1.627.350.000 đồng. Hiện đã thu hồi được 50,21% số tiền kiến nghị phải thu về tài khoản tạm giữ.

Trên cơ sở kết luận thanh tra, Thanh tra tỉnh Nghệ An đã kiến nghị với Chủ tịch UBND các huyện "thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng; kiến nghị Ban Quản lý Đề án của các huyện "giao trách nhiệm cho các nhà thầu tổ chức sửa chữa, khắc phục các công trình có hiện tượng hư hỏng (đối với các công trình trong thời gian bảo hành), nhanh chóng tiến hành sửa chữa các công trình để đảm bảo an toàn tính mạng cho cán bộ, nhân viên, giáo viên và học sinh trong khi làm việc, dạy và học,…". Thanh tra tỉnh cũng kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An "giao Ban Chỉ đạo Đề án Kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên của tỉnh (Sở GDĐT) tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo thực hiện đề án" và đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai Đề án KCHTLHNCVCGV, đầu tư cho Nghệ An nguồn vốn xây dựng tiếp 2.509 phòng học và 3.111 phòng công vụ cho giáo viên để hoàn thành được mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Minh Đức

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3161/201210/Phat-hien-nhieu-sai-pham-trong-XD-truong-lop-va-nha-cong-vu-1963895/

Cơm ăn có thể thiếu chứ không thể bỏ học

Posted: 03 Oct 2012 09:01 PM PDT

Em Hoàng Thị Thương là một trong hàng trăm học sinh (HS) nghèo vượt khó được Hội Khuyến học Thanh Hóa trao học bổng tại lễ kỉ niệm và trao học bổng cho các em HS nghèo vượt khó của Hội Khuyến học Thanh Hóa sáng 2/10. Khi nghe Thương chia sẻ trong buổi lễ, nhiều người đã rơi nước mắt khi biết rõ về hoàn cảnh của em.

Cơm ăn có thể thiếu chứ không thể bỏ học

Là đứa trẻ mồ côi, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Khi còn trong bụng mẹ, em đã mồ côi bố. 6 tháng sau khi em ra đời, mẹ cũng bỏ em mà đi. Nhưng không vì thế mà em đầu hàng với số phận mà luôn cố gắng vươn lên học giỏi.

Sau khi sinh ra bị mẹ bỏ rơi, ông bà nội đưa em về nuôi cho ăn học. Đến năm em học lớp 9, cả hai ông bà vì tuổi già sức yếu đã ra đi mãi mãi. Thương nhớ lại: "Trong đợt chuẩn bị tham gia kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 thì ông bà em mất. Em phải bỏ thi để đưa tang ông bà. Lúc đó em như tuyệt vọng vì chỉ có ông bà là người thân yêu nhất mà cũng bỏ em mà đi, em không biết phải sống thế nào và trông chờ vào ai".

Chính từ ước mơ trở thành cô giáo mầm non và nghị lực phải sống tiếp, phải cố gắng học tập thật tốt, Thương đã không bỏ học mà cố gắng vững tin. Thương cho biết: "Sở dĩ em có được nghị lực và ý chí để không đầu hàng trước số phận chính mình là nhờ sự quan tâm động viên của những tấm lòng vàng đã giúp em cả về vật chất lẫn tinh thần, em được miễn phí các chi phí học tập, được hỗ trợ sách vở, quần áo, cũng như tạo điều kiện để em nhận học bổng dành cho HS nghèo vượt khó. Em luôn vững tin rằng dù em không còn bố, không có mẹ, không còn ông bà ở bên nhưng em còn có các bác, các cô chú, các thầy cô giáo, các bạn HS và rất nhiều các tấm lòng vàng khác trong xã hội giúp đỡ em".

Những lời tâm tình sâu sắc của em Hoàng Thị Thương đã khiến rất nhiều người cảm động. Để được đến trường như ngày hôm nay, ngoài sự cố gắng của bản thân em còn có sự giúp đỡ của tất cả mọi người, trong đó của Hội Khuyến học.

"Em có được như ngày hôm nay, được khoác lên mình chiếc áo đồng phục, hàng ngày được cắp sách tới trường, vui đùa cùng bạn bè, được nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng về một tương lai tươi sáng… chính là nhờ sự quan tâm giúp đỡ, tận tình cưu mang của các bác, các chú, các cô trong dòng họ, hàng xóm các thầy cô giáo, các bạn HS các cấp. Đặc biệt là sự quan tâm sát sao của Hội Khuyến học Quảng Xương nói riêng và Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa nói chung", Thương xúc động.

Em thương tâm tình về Hoàn cảnh của mình.

Thái Bá – Nguyễn Thùy

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-647391/com-an-co-the-thieu-chu-khong-the-bo-hoc.htm

Cần một cơ chế quản lý đặc thù cho ngành giáo dục

Posted: 03 Oct 2012 09:01 PM PDT

Cần một cơ chế đặc thù

TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, ngành giáo dục phải được ưu tiên đầu tư về tiền của và nhân lực nhưng quan trọng hơn cả là phải được đầu tư về công tác quản lý và chỉ đạo. Đặc biệt các cơ sở GD-ĐT phải được tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội về chất lượng đào tạo. Phải đoạn tuyệt hẳn với cơ chế quản lý bao cấp; cơ chế "xin cho".

Ngành giáo dục cần một cơ chế đặc thù để có thể tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Ngành giáo dục cần một cơ chế đặc thù để có thể tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Các đồng chí lãnh đạo cao cấp của ngành giáo dục lâu nay cũng đều là những người tâm huyết, học cao hiểu rộng, đều trưởng thành từ các cơ sở giáo dục tiên tiến, do đó không thể nói các đồng chí không hiểu gì về giáo dục. Vậy sao tình trạng lạc hậu của giáo dục vẫn kéo dài? Phải chăng đó là vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu ngành giáo dục đã không thể hiện rõ? Trăm dâu chúng ta lại đổ đầu tằm "cơ chế" thế là không truy trách nhiệm cho ai cả. Vậy cơ chế quản lý đặc thù cho giáo dục chính là cơ chế trao trách nhiệm cá nhân cho các nhạc trưởng, thuyền trưởng của giáo dục.

Giáo dục cả nước cũng như các địa phương phải do chính người đứng đầu chỉ đạo và chịu trách nhiệm. Muốn đất nước mình, địa phương mình phát triển đến đâu thì phải tìm cách để giáo dục đáp ứng yêu cầu nhân lực đến đó. Và người đứng đầu phải được toàn quyền và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu phát triển giáo dục cho từng giai đoạn, không ai chịu trách nhiệm thay những người đứng đầu nhà nước, đứng đầu địa phương về giáo dục. Nêu để giáo dục ở địa phương cũng như cả nước chậm phát triển thì họ phải nhường quyền cho người khác thay thế.

"Tất nhiên để được trao quyền tự chủ toàn diện cho cơ sở phải có lộ trình, phải có tiêu chuẩn và phải bổ sung Luật Giáo dục. Chỉ có cơ chế quản lý đặc thù này, giáo dục mới phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường" – TS Nguyễn Tùng Lâm nói.

Đổi mới các kì thi: Mấu chốt của việc thay đổi cách học

Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, thi không phản ánh đúng chất lượng giáo dục phổ thông là do chúng ta tổ chức thi thiếu nghiêm túc, cách tổ chức không khoa học, thiếu thực tiễn, chỉ đáp ứng phục vụ cho "bệnh thành tích". Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tình trạng thi thế nào, học thế. Không thi là không học. Hình thức thi quyết định hình thức học.

Đã học là phải kiểm tra, phải thi mới đánh giá được chất lượng nhưng tổ chức thi như thế nào cho khoa học, phù hợp thực tế giáo dục hiện nay là việc làm không dễ nhưng quyết tâm chắc chắn sẽ làm được và phải tiến hành ngay từ đầu năm học.

Để giải quyết bài toán này TS Lâm cho rằng, trước hết phải thay đổi nhận thức của toàn xã hội. Không chỉ đổ riêng cho ngành giáo dục. Từ bỏ triệt để "bệnh thành tích", nói phải đi đôi với làm, phê phán ngành giáo dục thì dễ nhưng bắt tay cùng làm với giáo dục mới khó.

Đổi mới các kì thi đồng nghĩa thay đổi cách học thụ động hiện nay.
Đổi mới các kì thi đồng nghĩa thay đổi cách học thụ động hiện nay.

"Hiện nay kỹ năng tự học của HS các cấp đều rất yếu, các nhà trường phải giúp HS: Thích học, biết cách học, có nề nếp học và học có kết quả; chúng ta phải bền bỉ làm nhiều năm mới đảm bảo giáo dục có chất lượng một cách thực chất" – TS Nguyên Tùng Lâm phân tích.

Sau khi tổ chức được học thật thì lúc đó tiến hành kiểm tra đánh giá cho khoa học, phản ánh chính xác kết quả học tập. Muốn vậy phải thay đổi tận gốc cách làm. Bộ GD-ĐT nên đưa ra tiêu chuẩn HS học xong lớp 12 là coi như tốt nghiệp THPT nếu không nghỉ học quá 45 ngày, điểm trung bình các bộ môn đạt 5.0, không môn nào dưới 3,5 thì được thi tốt nghiệp THPT để nhận bằng. Như vậy HS nào dự thi cũng biết mình đã tốt nghiệp THPT nhưng phải dự thi để có điểm thi tuyển vào các trường đại học. Mỗi HS sau khi thi sẽ được phát phiếu điểm, ghi rõ điểm thi các môn tốt nghiệp THPT. Sau đó các trường ĐH chỉ lấy những HS có điểm thi trung bình các môn từ 5 điểm trở lên để xét tuyển, các trường Cao đẳng xét điểm trung bình từ 4 hoặc 3,5 điểm trở lên. Còn những HS có điểm dưới phải vào các trường nghề. HS không đủ điểm phải chờ sang năm thi lại THPT.

Để kỳ thi tốt nghiệp THPT được nghiêm túc có tỷ lệ đánh giá chính xác thì Bộ GD-ĐT phải mạnh dạn thay đổi quy chế cho thi tốt nghiệp THPT tại ngay các trường THPT. Thầy trò tự coi. Bộ GD-ĐT chỉ ra đề thống nhất nhưng coi thi phải nghiêm, các trường có HS thi tốt nghiệp THPT phải đầu tư camera để giám sát toàn bộ kỳ thi, khi gửi bài thi là gửi băng ghi hình của phòng thi đó luôn cho Hội đồng chấm. Hội đồng chấm có trách nhiệm mở băng để kiểm tra từng phòng thi của từng môn thi. Có HS, giáo viên vi phạm quy chế thi sẽ rút bài không cho tốt nghiệp THPT.

Bên cạnh đó, có thể tổ chức những Hội đồng giám sát của cộng đồng, tập trung các nhà giáo tâm huyết của Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức để giám sát vòng ngoài, đảm bảo cho kỳ thi thật sự nghiêm túc. Như vậy 1 kỳ thi làm nghiêm túc có thể sử dụng kết quả cho cả việc tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Cải tiến như vậy dân đỡ đi lại, đỡ tốn kém, một mũi tên trúng nhiều đích.

S.H (lược ghi)

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-647438/can-mot-co-che-quan-ly-dac-thu-cho-nganh-giao-duc.htm

Hãy học theo cách của bạn

Posted: 03 Oct 2012 03:55 PM PDT

Bước vào môi trường ĐH, trong khi nhiều sinh viên (SV) còn hoang mang, lạ lẫm chưa tìm ra được phương pháp học tập phù hợp thì nhiều SV đã sở hữu những cách học cực "độc" mà vẫn hiệu quả.

Đang ngon giấc… thức dậy học bài

Bạn bè chung phòng ký túc xá với Phạm Văn Bằng, Khoa Công tác xã hội Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM (đồng thời học ngành luật hành chính Trường ĐH Luật TP.HCM) rất lạ lùng khi đêm nào cũng vậy, cứ đến 3 giờ 30 là Bằng lại mò dậy học bài. Đúng vào thời khắc mà ai cũng đang say giấc nồng thì Bằng lại cảm thấy khoảng thời gian này yên tĩnh tuyệt đối và thích hợp nhất để thu nạp kiến thức. "Ngay từ đầu em đã nghĩ đến việc xây dựng một thời gian biểu phù hợp với tính cách và khả năng thích ứng của cơ thể. Buổi tối khoảng 1 giờ là em đi ngủ, đến 3 giờ 30 thức dậy học. Vì lúc này không gian rất tĩnh lặng nên học rất tập trung, không hề bị phân tán". Bằng cho biết, học đến khoảng 5 giờ 30 thì đi ngủ lại, chỉ nửa tiếng sau là thức dậy để bắt đầu một ngày mới. Thời gian biểu này đã giúp Bằng giải quyết ngon ơ những bài thi học kỳ trong suốt thời gian mà cậu học cùng lúc 2 trường ĐH.

Mỗi SV cần chọn cho mình một phương pháp học phù hợp với sở thích, khả năng
Mỗi SV cần chọn cho mình một phương pháp học phù hợp với sở thích, khả năng – Ảnh: M.Q

Trong khi đó, Trần Trọng Lợi, SV năm cuối Khoa Sử Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM lại có một phương pháp "khó đỡ". Đó là trong lúc ôn bài, Lợi phải làm đủ trò để mình và bạn bè cười lăn lộn thì học mới vô. "Đó là cách mà bạn ấy cảm thấy đầu óc được thoải mái, thư giãn nhất để có thể học nhanh, nhớ tốt" – Vũ Xuân Hiển, bạn cùng phòng với Lợi kể lại.

Hiển cho rằng, không phải thấy cách học của bạn bè hay thì áp dụng máy móc cho mình, mà mỗi người cần lựa chọn cho mình một phương pháp học phù hợp với sở thích, khả năng, sức khỏe, điều kiện sống… Tuy nhiên, chung quy lại thì cách nào khiến đầu óc thảnh thơi, thư giãn đều giúp bạn tiếp thu bài tốt hơn. "Khi chơi thì chơi hết mình, khi học cũng học hết sức chứ không phải lúc nào cũng chỉ vùi đầu vào học. Chủ động, sáng tạo dù bạn đang học hay đang chơi. Đó mới là phong cách của SV thời hiện đại" – Hiển nói.

Học nhóm qua mạng

Nhóm bạn gồm 11 SV ngành tài chính ngân hàng Trường ĐH Mở TP.HCM lại nổi tiếng nhờ một phương pháp học rất đơn giản và phù hợp với hầu hết SV nhưng không mấy ai nghĩ ra. Đó là học nhóm qua mạng. Chỉ cần chiếc máy tính nối mạng thì dù người ở trung tâm thành phố, người ở Q.Thủ Đức hay Q.12 cũng có thể trao đổi bài vở, tháo gỡ những vướng mắc một cách ngon lành. Phạm Quốc Hùng, thành viên nhóm chia sẻ: "Đầu tiên là phải có được những người bạn cùng chí hướng, cùng mong muốn tiến bộ trong học tập. Nhóm của tụi mình chơi với nhau và có một quy ước là không ai được có điểm dưới trung bình. Lúc đầu mỗi tuần tụi mình có 3 buổi học nhóm trên mạng từ 20 giờ 30 – 21 giờ 30. Trước khi diễn ra buổi học này, mỗi người đều phải hoàn thành hết bài vở của mình. Một giờ đồng hồ đó là để trao đổi về những điều bạn nào chưa nắm rõ, còn lấn cấn và ai có thế mạnh về môn học nào thì sẻ chia, ai yếu hơn sẽ có động lực để cố gắng". Hùng cho biết thêm, sau những giờ học online đó, cả nhóm cũng có những buổi offline đi ăn uống, hát hò, picnic để đầu óc vui vẻ, thoải mái.

Nhờ "chiêu" này mà nhóm của Hùng trong suốt mấy năm đầu không có ai phải thi lại và cũng không ai đạt điểm dưới trung bình. Lê Hoàng Bảo Ngọc, nhóm trưởng, có điểm tổng kết hơn 8, Hùng được 7,85… Cũng nhờ sự đoàn kết, tiến bộ mà phương pháp học của nhóm Hùng đã đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo phương pháp học ĐH hiệu quả năm 2011 do Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM tổ chức.

"Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, khi bước chân vào năm nhất. Mỗi bạn cần phải tự tìm tòi, sáng tạo trong cách học, cho dù cách đó không giống ai nhưng quan trọng là phù hợp với mình, giúp mình hứng thú hơn. Hãy luôn để đầu óc thư giãn, thoải mái để sẵn sàng cho bài vở, hãy biết tận dụng internet để tìm kiếm tư liệu. Nếu như năm nhất bạn có kết quả học tập tốt thì đó sẽ là bàn đạp để bạn có được sự thành công cho những năm tiếp theo. Ngược lại, năm nhất mà lẹt đẹt, thì bạn sẽ rất khó để đi tiếp" – Hùng đưa ra lời khuyên chân thành.

Mỹ Quyên

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20121001/Hay-hoc-theo-cach-cua-ban.aspx

Phát động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2012

Posted: 03 Oct 2012 03:54 PM PDT

(GDTĐ) – Chiều ngày 3/10, tại Trường THPT Phan Huy Chú, Sở  GD-ĐT Hà Nội đã phát động phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập ngày Nhà giáo Việt Nam và Đại hội công đoàn GD các cấp trong CBGV-NV và HS toàn ngành từ ngày 05/9/2012-31/12/2012. Tới dự có phó Chủ tịch Công đoàn GD Việt Nam Phạm Văn Thanh và đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội.

c
Tiết mục văn nghệ chào mừng của HS Trường Phan Huy Chú

Đợt phát động lần này nhằm động viên đội ngũ CBGV- NV và HS thi đua “Dạy tốt – Học tốt” nâng cao chất lượng GD-ĐT, xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý vững mạnh, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học 2012 – 2013, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và Đại hội Công đoàn GD các cấp.

Cũng thông qua đợt phát động này nhằm phát hiện nhân tố mới, các tập thể tiên tiến, gương người tốt – việc tốt, tạo bước chuyển biến mới về nhận thức nhằm nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước của ngành, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT trong quá trình hội nhập quốc tế và sự nghiệp CNH-HĐ với phương châm hành động "Đổi mới – Sáng tạo – Hiệu quả – Hội nhập".

c
Các đại biểu tham dự Lễ phát động  thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2012 của ngành GD Thủ đô

Các nội dung trọng tâm bao gồm: Tiếp tục đẩy mạnh việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với "Xây dựng Nhà trường văn hoá – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch"; "Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm". Tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" giai đoạn (2007-2012), đơn vị cơ sở tổ chức trong tháng 11/2012; Quận, huyện, thị xã tổ chức trong tháng 12/2012; Ngành tổ chức tháng 01/2013.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "Hai tốt", tổ chức chất lượng Hội giảng, Hội thi GV dạy giỏi các cấp. Động viên CBGV- NV tích cực tham gia học tập bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ứng dụng CNTT trong ĐMPP dạy học và quản lý giáo dục, xây dựng bài giảng điện tử và phần mềm hỗ trợ dạy học, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng GD-ĐT. Đồng thời, phối hợp tổ chức Đại hội công đoàn các cấp với phương châm: “Dân chủ- Đổi mới – Đoàn kết – Thiết thực”. Bên cạnh đó còn tổ chức Hội nghị tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực  và tôn vinh Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú được phong tặng lần thứ XII- năm 2012 và tổ chức các hoạt động Văn hóa – Văn nghệ – TDTT tại đơn vị. Tham gia “Liên hoan Tiếng hát giáo viên” và giải Bóng bàn cấp cụm trường (tháng 11/2012); cấp quận, huyện (tháng 02/2013); cấp Thành phố (tháng 3/2013).

HS Trường THPT Phan Huy Chú

 

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó chủ tịch Công đoàn GD Việt Nam Phạm Văn Thanh nhấn mạnh: "Phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, 50 năm GD giải phóng thời kì chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, Đại hội Công đoàn GD các cấp và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 được chia làm 2 đợt, công tác sơ kết, tổng kết thi đua gắn liền với sơ kết học kỳ 1 và tổng kết năm học.  Đợt 1 tính từ đầu năm học đến kết thúc học kỳ 1 (4/9/2012 đến 14/01/2013). Đợt 2, từ  đầu học kỳ 2 đến hết năm học (15/01/2013 đến 31/5/2013).

Cũng trong chiều ngày 03/10, hưởng ứng thi đua của ngành, Trường THPT Phan Huy Chú đã tổ chức đồng loạt 8 lớp học với chủ đề GV chủ nhiệm ứng dụng CNTT dạy tiết GD Nếp sống thanh lịch văn minh cho HS của trường.

c
Màn biểu diễn dân vũ của 150 em HS

Việt Hoa

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201210/Phat-dong-thi-dua-chao-mung-ngay-Nha-giao-Viet-Nam-20/11/2012-1963889/

Comments