Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Khai sáng trí tuệ bằng "Phương án 0 tuổi"

Posted: 30 Oct 2012 06:16 AM PDT

Hệ thống Trường Mầm
non Saigon Academy- TP.HCM  là đơn vị đầu tiên được chuyển giao bản quyền và ứng
dụng “Phương án 0 tuổi” vào giảng dạy. Tinh thần chủ đạo “học mà chơi, chơi mà
học” đã giúp các bé đón nhận nồng nhiệt ngoài dự kiến.

Bây giờ hoặc không bao giờ

Cậu bé Trần Ngọc Châu Long, sinh năm 2004 tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An gây
xôn xao dư luận khi làm được phép toán dù mới lên 2, có khả năng đọc rành mạch
khi lên 3 tuổi. Bố Long – ông Trần Ngọc Châu chia sẻ “bí mật” về sự thần đồng
của bé, là nhờ ông đã áp dụng phương pháp giáo dục "Phương án 0 tuổi" cho con
mình.

 

 

Phương pháp giáo dục trẻ theo cách truyền thống và theo "Phương án 0 tuổi" có
nhiều khác biệt. Trong khi phương pháp giáo dục trẻ truyền thống chưa đánh giá
cao tiềm năng phát triển của trẻ giai đoạn dưới 3 tuổi, chỉ để trẻ phát tiển một
cách tự nhiên, thì “Phương án 0 tuổi” lại tập trung mạnh vào việc kích hoạt các
khả năng tiềm ẩn của trẻ trong những năm đầu đời.

 

 

 

Quan sát tại Trường
Mầm non Saigon Academy, phụ huynh có thể thấy hầu hết các bé dưới 3 tuổi có khả
năng đọc thành thạo các thẻ chữ, nhận diện rất nhanh về màu sắc, hình khối, gọi
tên sự vật hay hiện tượng xung quanh một cách chính xác – điều mà phương pháp
giáo dục truyền thống theo kiểu “để cho trẻ dưới 3 tuổi phát triển một cách tự
nhiên” khó mà đạt được. 

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, bộ não của trẻ ngay từ sơ sinh đã có
những tiềm năng đáng kinh ngạc: khi lọt lòng mẹ, trọng lượng não của trẻ sơ sinh
đã bằng 25% não người trưởng thành; 1 tuổi đạt 50%, 2 tuổi đạt 75%; 3 tuổi đạt
90% não người trưởng thành và 6 tuổi hầu như hoàn thiện về cấu trúc.
Vì vậy, một phụ huynh có tâm huyết trong việc nuôi dạy con không thể bỏ qua việc
khơi dậy tiềm năng trí tuệ của con mình trong “giai đoạn vàng” này.

Ivan Petrovich Pavlov
- Nhà sinh lý và tâm lý học nổi tiếng người Nga – từng nói: “Trẻ sơ sinh đến
ngày thứ 3 mới được dạy dỗ là đã bị trễ mất 2 ngày”. Thế nên, phụ huynh cần bắt
đầu quan tâm đến “Phương án 0 tuổi” cho bé yêu của mình, khi chưa quá trễ.

Đột phá với chương trình giáo dục sớm

"Phương án 0 tuổi" có
thể giải quyết được vấn đề mà bất kì nhà sư phạm mầm non nào cũng mong muốn: trẻ
được học một cách nhẹ nhàng, vui vẻ, hào hứng. Ở Trường Mầm non Saigon Academy,
hầu như hoạt động học tập nào cũng được thể hiện dưới dạng trò chơi thông qua
các chủ đề học tập dưới hình thức đề án chuyên sâu ở các lĩnh vực như toán học,
ngôn ngữ, khám phá khoa học, âm nhạc, hội họa, thể chất, năng khiếu. Qua đó, với
hệ thống học liệu phong phú và đa dạng, trẻ được kích hoạt những tiềm năng của
mình mà không hề bị "khổ" học.

 

Thực tế, việc kích hoạt những khả năng tiềm ẩn của não bộ con người trong giai
đoạn từ trong bào thai cho đến 6 tuổi mang lại ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển trí tuệ của trẻ sau này.

TS. Nguyễn Minh Đức (Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm)
khẳng định: “Dấu ấn ban đầu quyết định cả tương lai của bé sau này. Phụ huynh có
6 năm, hoặc là đầu tư để kích hoạt tiềm năng cho trẻ trong thời kì này, hoặc là
phải chấp nhận việc con bị thiệt thòi, vì sau này, có đầu tư cũng bị trễ. Vì các
bé còn ở tuổi chơi hơn là tuổi học, nên việc vận dụng giáo trình “Phương án 0
tuổi” vào giảng dạy là hợp lý và hiệu quả”.

Với mong muốn thật
nhiều trẻ em được trải nghiệm phương pháp giáo dục ưu việt này, Trường Mầm non
Saigon Academy giới thiệu Chương trình Quỹ Học bổng Saigon Academy nhằm mở rộng
cơ hội học tập cho các bé trong độ tuổi mầm non và mẫu giáo, bao gồm: Học bổng
Trải nghiệm dành cho các bé lần đầu tiên
đến trường và Học bổng Hoàn phí dành cho các bé chuyển trường.

 

 

Tấn Tài

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/94617/khai-sang-tri-tue-bang--phuong-an-0-tuoi-.html

Quản lý dạy thêm: Cơ chế nào để phụ huynh vượt qua rào cản?

Posted: 30 Oct 2012 06:16 AM PDT

Nghìn lý do để từ chối "hợp tác"

Như chúng tôi đã đề cập trong bài viết trước, mặc dù biết trường tiểu học V.Đ ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) tổ chức học vào ngày thứ 7 là sai quy định nhưng chị H. cũng chỉ biết âm thầm phản ánh với báo chí. Lý do chị không thể lộ diện công khai trao đổi với nhà trường vì sợ ảnh hưởng đến việc học hành của con.

Mặc dù là ngày thứ 7 nhưng gần như 100% HS trường tiểu học V.Đ đều đến trường.
Mặc dù là ngày thứ 7 nhưng gần như 100% HS trường tiểu học V.Đ ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) đều đến trường.

Còn anh K. ở khu tập thể Giảng Võ (Hà Nội) thì tâm sự thêm: "Chúng tôi biết khi trường hay giáo viên làm sai thì phụ huynh có quyền phản ánh với các bên liên quan. Tuy nhiên phản ánh xong rồi thì liệu ai sẽ bảo vệ con em chúng tôi. Thú thật nhiều vụ việc được báo chí nêu ra nhưng cách xử lý của nhà trường cũng như các nhà quản lý mới dừng lại là nhắc nhở và rút kinh nghiệm".

Từng quyết tâm không cho cháu đến với lớp học thêm, bác N. ở khu tập thể A4 - Hào Nam tâm sự: "Khi học học bậc tiểu học, gia đình tôi quyết không cho cháu đi học thêm vì học chính khóa đã quá vất vả rồi. Mặc dù kết thúc cấp tiểu học cháu vẫn thuộc diện HS giỏi nhưng thú thật có quá nhiều điều đáng để bàn. Cách cư xử của một số giáo viên khiến cháu bị tổn thương, thậm chí là tự ti".

Minh chứng điều này, bác N. cho hay, không đến với lớp học thêm chẳng may điểm chưa tốt thì cô giáo lại "nói kháy" trước lớp. Chẳng hạn như: "Em A. tưởng mình học giỏi nên không thèm đi học thêm. Tưởng giỏi giang gì chứ…".

Khi được đề cập đến việc phản ánh với cơ quan chức năng để chấn chỉnh, bác N. thở dài nói: "Ai có thân thì tự giữ thôi. Đấu tranh làm ảnh hưởng đến con cái thì ai dại đột thực hiện. Thôi thì đành chờ các nhà quản lý vào cuộc làm sáng tỏ còn phụ huynh chúng tôi tốt nhất là nên im lặng".

Cần những sự dũng cảm

Trong khi đa phần phụ huynh đều lo sợ khi phản ánh những sai phạm của giáo viên trong công tác dạy thêm, học thêm (DTHT) thì vẫn còn đó những người tiên phong làm đến nơi đến chốn. Cách đây khoảng gần 1 năm về trước báo Dân trí nhận được phản ánh của gia đình anh M. ở quận Đống Đa (Hà Nội) về việc không đi học thêm bị cô giáo dạy văn cho điểm kém. Đáng phê phán hơn khi mà những lời phê của cô giáo lúc đó dành cho HS của chính mình giảng dạy được gói gọn trong cụm từ "không hiểu gì".

"Tôi không muốn phản ánh để đạt mục đích là "kiện" cô giáo ở đây tôi chỉ mong sao chứng minh kiến thức của cháu là không có vấn đề. Quan trọng hơn điểm số này có đúng với những gì cháu thể hiện trên bài làm hay không" - anh M. chia sẻ.

Để làm sáng tỏ việc này, anh M. đã mượn bài làm của những HS đi học thêm với cô để so sánh đối chiếu với bài của con mình. Bên cạnh đó, anh còn nhờ những giáo viên trường khác đánh giá một cách khách quan giữa hai bài làm. Trước sự quyết tâm của anh M., cô giáo dạy văn đành phải thừa nhận sai sót và xin lỗi gia đình. Vụ việc này không được phản ánh lên báo chí bởi thời điểm đó lại trùng đúng vào đúng dịp 20/11. Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau sự việc đó cho đến nay, con anh M. vẫn học tập tốt ở trường.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-656879/quan-ly-day-them-co-che-nao-de-phu-huynh-vuot-qua-rao-can.htm

Kế hoạch tổ chức giao ban vùng năm học 2012-2013

Posted: 30 Oct 2012 06:15 AM PDT

(GDTĐ) – Để công tác giao ban vùng thiết thực và hiệu quả, Bộ GDĐT đã ban hành hướng dẫn nội dung hoạt động và kế hoạch tổ chức giao ban vùng năm học 2012-2013.


Học sinh dân tộc Hà Nhì, tỉnh Điện Biên. Ảnh: gdtd.vn

Theo đó, căn cứ vào những văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và thực tiễn điều kiện phát triển kinh tế xã hội, cũng như tình hình phát triển giáo dục của các địa phương trong vùng, giao ban vùng cần tập trung vào các công việc:

Xác định những nhiệm vụ, công việc cụ thể của Vùng triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2015, Kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ 6, khóa XI về GD-ĐT; xây dựng mức phấn đấu hoàn thành làm cơ sở cho các Sở GDĐT trong Vùng tập trung chỉ đạo thực hiện.

Lựa chọn các vấn đề khó, "nổi cộm" cần tháo gỡ, phân công cụ thể cho Sở GDĐT có kinh nghiệm triển khai thí điểm, xây dựng mô hình tiên tiến, điển hình làm cơ sở để các Sở trong Vùng trao đổi, học tập kinh nghiệm.

Nội dung của Giao ban Vùng lần thứ 1 nhằm trao đổi tình hình triển khai nhiệm vụ năm học, thảo luận rõ những khó khăn, vướng mắc, hướng tháo gỡ, giải pháp khắc phục; kiến nghị về các vấn đề phát sinh trong triển khai nhiệm vụ năm học của vùng; trao đổi thống nhất các hoạt động hợp tác trong năm học giữa 2 hoặc các sở trong vùng. Trước khi họp giao ban, có thể tổ chức hội thảo chuyên đề thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của năm học.

Nội dung của Giao ban vùng lần thứ 2 chủ yếu do Vùng quyết định nhằm báo cáo kết quả triển khai giải quyết các vấn đề khó, "nổi cộm", trao đổi kinh nghiệm, đánh giá kết quả học kỳ I, triển khai nhiệm vụ học kỳ II và kết thúc năm học; đề xuất, kiến nghị những vấn đề phát sinh của vùng cần tiếp tục giải quyết với Bộ, ngành và địa phương. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung thực hiện các hoạt động hợp tác giữa 2 hoặc các sở trong vùng.

Nội dung của Giao ban vùng lần thứ 3 nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, kết quả tháo gỡ những vấn đề khó, vấn đề còn "nổi cộm" của năm học theo các đơn vị và cả vùng; Thảo luận, thống nhất các kinh nghiệm hoạt động thực hiện các nhiệm vụ trong năm học của vùng và báo cáo Bộ GDĐT. Đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cho năm học 2013-2014.

Để chuẩn bị cho công tác giao ban vùng đạt kết quả, Trưởng vùng thi đua căn cứ các văn bản chỉ đạo của Bộ và tình hình thực tế các địa phương, chủ động phối hợp với Giám đốc các Sở GDĐT trong vùng xây dựng kế hoạch hoạt động chung của vùng, thời gian, nội dung, hình thức và thành phần các lần họp giao ban trong năm học; chuẩn bị tốt các điều kiện để hội nghị giao ban của vùng đạt yêu cầu đề ra.

Tuệ Văn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201210/Ke-hoach-to-chuc-giao-ban-vung-nam-hoc-20122013-1964505/

Từ năm 2014, Anh cho xem tài liệu khoa học miễn phí

Posted: 30 Oct 2012 06:15 AM PDT

Các nhà khoa học Anh đã đấu tranh thành công để chính phủ nước này thông qua dự luật cho phép tất cả các công trình nghiên cứu được thực hiện bởi ngân sách nhà nước có thể được truy cập miễn phí từ năm 2014, theo báo Le Figaro.

Đây thật sự là một cải cách mang tính đột phá và được kỳ vọng sẽ giúp những ai yêu khoa học có thể tiếp cận dễ dàng hơn những nghiên cứu mới nhất. Tại Anh, cho đến nay, các nghiên cứu, dù là công hay tư, đều được đăng tải trên các chuyên san của 3 nhà xuất bản lớn là Springer, Wiley và Elsevier. Những ấn bản này chỉ có thể tìm thấy trong thư viện các đại học hoặc đặt mua với giá rất đắt.

Thành công của các đồng nghiệp Anh đang khiến nhiều nhà khoa học Pháp xem xét đề đạt một cải cách tương tự với chính phủ. Theo chuyên gia về thông tin và truyền thông Olivier Ertzscheid, việc đưa những nghiên cứu khoa học mới nhất thành nguồn mở khó thực hiện ngay, nhưng Pháp vẫn có thể bắt đầu bằng việc lập các trung tâm lưu trữ tài liệu trực tuyến miễn phí.

Lan Chi

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20121029/Tu-nam-2014-Anh-cho-xem-tai-lieu-khoa-hoc-mien-phi.aspx

Nhường nhịn

Posted: 30 Oct 2012 06:15 AM PDT

Câu chuyện giáo dục

Nhường nhịn

1

TT – Chuyện kể của một người bạn. "Hằng ngày sau khi đón cu Tin ở trường tiểu học, tôi chở bé đến trường mầm non đón em. Hôm trước, trường mầm non của em Tô sắm thêm trò chơi con sâu. Ra khỏi lớp, Tô chạy ào ra "con sâu" và chui tọt vào trong. Tin cũng hăm hở chạy theo em nhưng nhảy lên cưỡi cổ sâu. Đúng lúc ấy, cô hiệu phó đi ra: "Đồ chơi này dùng cho các em. Con nặng như vậy mà trèo lên trên thì còn gì đồ chơi nữa? Xuống ngay đi! Con có biết đồ chơi này bao nhiêu tiền không?". Tin vội vàng chạy ra nép sau lưng mẹ. Từ đó, mỗi ngày đến đón em, Tin ngoan ngoãn đứng nhìn các em chơi.

Hôm kia, Tô và một bạn trong lớp đang say mê đá banh thì một anh cao to (là con của cô hiệu phó hay vào trường để chờ mẹ cùng về) chạy thẳng vào sân giành ngay lấy trái banh đá đi chỗ khác. Hai em nhỏ quay ra, thấy anh cao lớn không dám có ý kiến gì, chỉ biết chạy lại méc mẹ. Lúc ấy, cô hiệu phó cũng đứng ngay ngoài sân, chứng kiến từ đầu đến cuối cảnh ấy nhưng không nói gì. Nhìn phù hiệu trên ngực áo thì biết anh đang học lớp 11… Tối hôm ấy, trước khi đi ngủ, Tin thắc mắc: "Mẹ ơi, anh cao cao ấy giành đồ chơi của các em mà sao không bị cô hiệu phó la hả mẹ?".

2

Chuyện của người viết. Từ ngày sinh con thứ hai, tôi thường dạy Ngô phải biết nhường nhịn người nhỏ hơn mình, bảo vệ người yếu hơn mình, ví dụ là em của Ngô. Đi đâu, Ngô thường để ý và kết luận: "Người lớn phải nhường người nhỏ". Thế nhưng…

Ngày khai giảng ở trường mầm non, sau màn múa lân sôi động, cô giáo đề nghị các phụ huynh cùng vào lớp với con để nghe cô dặn dò. Sĩ số lớp là 46 bé, số ghế ngồi khoảng hơn 50 cái. Nhiều bậc phụ huynh thản nhiên ngồi mình một ghế, con một ghế. Ai chưa có thì ngồi dưới sàn. Thoạt đầu Ngô cũng có ghế ngồi nhưng vừa chạy đi bỏ vỏ hộp sữa vào thùng rác quay lại, ghế của Ngô đã bị một phụ huynh khác ngồi mất. Ngô mếu máo: "Ghế của con mà…". Tôi cũng thấy ngại quá, đưa mắt nhìn phụ huynh chiếm ghế nhưng vị ấy thản nhiên như không, đành an ủi con: "Không sao con, ngồi xuống đất giống bạn Bích Huyền cho vui kìa".

Tưởng bé quên, ai dè tuần sau, khi em bé đòi chơi đồ chơi, mẹ khuyên Ngô nên nhường đồ chơi cho em bé với lập luận quen thuộc, Ngô tỉnh bơ: "Có lúc người nhỏ cũng phải nhường người lớn chứ, như bữa khai giảng con nhường ghế cho bác đeo cà vạt đấy".

XUÂN QUANG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/518179/Nhuong-nhin.html

Chấn chỉnh dạy thêm, học thêm: Khi “thuốc” đã “nhờn”!

Posted: 30 Oct 2012 06:14 AM PDT

Trong thông tư 17 ban hành về quy định dạy thêm, học thêm (DTHT) của Bộ GD-ĐT đã nhấn mạnh rất rõ: Không dạy thêm đối với học sinh (HS) đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; Không dạy thêm đối với HS tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Tuy nhiên, kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa qua sau khi khảo sát một số trường tiểu học ở Hà Nội và TPHCM cho thấy còn nhiều giáo viên (GV) vẫn "phớt lờ" quy định trển để tổ chức DTHT tại nhà. Đối với Hà Nội, sự "nhờn thuốc" này được Ban hóa - Xã hội (HĐND thành phố) chỉ điểm trong thông báo kết quả tới UBND thành phố Hà Nội sau khi kiểm tra hàng loạt trường. Thông báo nhấn mạnh: "Ngoài chương trình chính khóa của Bộ GD-ĐT, tại các trường diễn ra phổ biến tình trạng học thêm, học nâng cao, học tự chọn, bồi dưỡng năng khiếu, học theo Đề án… với tỷ lệ HS đi học khá cao dẫn đến tình trạng loạn thu".

Để chấn chỉnh DTHT, trong hội nghị giao ban 5 thành phố lớn vào cuối năm 2011, lãnh đạo Bộ GD-ĐT từng nhấn mạnh: "Chúng ta biết căn bệnh của nó nên sẽ không khó để giải quyết. Vấn đề là ở chỗ có quyết tâm hay không". "Khẩu hiệu" nói ra thì dễ nhưng để thực hiện không phải đơn giản bởi với lực lượng mỏng nên việc giám sát chặt chẽ gần như vượt khỏi khả năng. Bên cạnh đó, những trường hợp vi phạm lại chưa nhận được hình thức xử lý luật thích đáng nên đã khó "đặc trị" lại càng "nhờn" hơn.

Kì I: Nhiều biến tướng trong dạy thêm, học thêm

Lãnh đạo nhiều trường tiểu học ở Hà Nội đều khẳng định, bước vào năm học mới các văn bản hướng dẫn về DTHT được phổ biến tới từng GV. Tuy nhiên, việc GV mở lớp "chui" tại nhà thì rất khó để kiểm tra, giám sát. Chỉ khi nhận được phản ánh từ cơ quan báo chí hoặc của phụ huynh lúc đó nhà trường mới "ngã ngửa".

Lách luật để dạy thêm

Nếu như trước kia GV không ngần ngại mở lớp dạy thêm ở ngoài ra trường thì sau khi có thông tư 17, hoạt động này được kín đáo hơn. Hiện tượng thuê địa điểm để mở lớp tương đối hạn chế mà phần lớn chuyển sang dạy tại nhà.

Tránh việc "bị soi" các lớp dạy thêm mở tại nhà, GV thường chia ca kíp và tách nhóm. Mục đích của việc làm này là nếu có bị kiểm tra thì sẽ chuyển sang hướng dạy kèm, phụ đạo một vài HS vào ngày cuối tuần.  Anh T. có con đang học ở trường tiểu học C. (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Vào thứ 7 hàng tuần cô tổ chức dạy 2 ca. Mỗi ca kéo dài khoảng 2 tiếng. Ca thứ 3 kết thúc vào lúc khoảng 11h30".

Một lớp học thêm mở tại nhà giáo viên với kiểu ngồi học độc nhất vô nhị.
Một lớp học thêm mở tại nhà giáo viên với kiểu ngồi học “độc nhất vô nhị”. (Ảnh do phụ huynh cung cấp)

"Tôi chỉ mong sao mùa đông mưa, gió, rét năm nay con tôi và các cháu lớp khác không phải đi học thêm vào buổi tối" - anh H. buồn rầu nói.

Mặc dù là ngày thứ 7 nhưng gần như 100% HS trường tiểu học V.Đ đều đến trường.
Mặc dù là ngày thứ 7 nhưng gần như 100% HS trường tiểu học V.Đ đều đến trường.

Tuy nhiên, khi trao đổi ngược lại với hiệu trưởng nhà trường thì chúng tôi lại nhận được câu trả lời: "Trường tổ chức học bù cho HS vì tuần trước các em được nghỉ do trường cho mượn cơ sở để họ tổ chức đại hội công đoàn" Qua đó mới thấy việc quy định được ban ra nhưng GV thì vẫn phớt lờ để vi phạm còn nhà trường thì lại cố tình tìm cách "lách luật" tổ chức DTHT.

Lợi dụng quy định để "biến tướng"

Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì đối tượng học thêm là HS có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình HS và HS học thêm.

Song với cụm từ "tự nguyện" nên một số bộ phận GV đã sáng tạo ra các cách thức "đặc biệt" để ép HS phải đến lớp. Chẳng hạn như theo quy định của Bộ GD-ĐT thì HS có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm nhưng viện lý do sợ mẫu đơn không thống nhất nên GV in sẵn và yêu cầu HS về xin ý kiến phụ huynh.

Cách thực hiện trực diện, công khai như vậy nên phụ huynh chỉ biết “ngậm ngùi” xác nhận là đồng ý cho con theo học bởi tâm lý nếu không chấp hành thế nào con cũng bị để ý, ảnh hướng đến việc học hành.

Giáo viên có nhiều thủ thuật để ép HS đến với lớp học thêm.
Giáo viên có nhiều “thủ thuật” để ép HS đến với lớp học thêm. Trong ảnh: HS đến học thêm tại nhà giáo viên vào ngày thứ 7.

Theo cô L.T.Y, hiệu trưởng một trường tiểu học ở Quận Ba Đinh thì việc quy định muốn học thêm phải viết đơn là chủ trương đúng. Tuy nhiên, với việc GV đứng ra đưa mẫu và đề nghị phụ huynh xác nhận thì quả là làm khó phụ huynh.Với tâm lý sợ ảnh hưởng đến việc học tập của con thì chắc hẳn rất ít người phản hồi lại là không đồng ý.

Bên cạnh đó, lợi dụng quy định của Bộ GD-ĐT về việc đối với GV đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường nên một số cá nhân đã tận dụng tối đa. Với việc xin phép nhà trường tham gia dạy ở các trung tâm hoặc các lớp bồi dưỡng do tổ chức khá mở ra (phần lớn là do những người quen biết, thậm chí là người thân mở ra..), các GV này thỏa sức DTHT.

Nếu đi tìm hiểu sâu thì không khó để phát hiện ra phần lớn các trung tâm này chỉ là vỏ bọc bề ngoài để tránh bị thanh tra, kiểm tra. Bản chất thực sự của các trung tâm này chỉ là nơi để một số GV thuê địa điểm tổ chức DTHT.

Theo đánh giá của lãnh đạo nhiều trường ở Hà Nội thì việc DTHT sẽ được chấn chỉnh dễ dàng hơn nếu có sự hợp tác từ phía các bậc phụ huynh. Việc mở lớp "chui" nếu không có thông tin từ người học thì cơ quan quản lý cũng "chịu". Rõ ràng xét một góc độ nào đó thì đây là sự hợp tác cần thiết. nhưng làm thế nào để xóa bỏ rào cản "sợ sệt" của phụ huynh thì không đơn giản. Chúng tôi sẽ tiếp tục bàn về vấn đề này trong bài kế tiếp.

Nguyễn Hùng

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-656649/chan-chinh-day-them-hoc-them-khi-thuoc-da-nhon.htm

Lương 2,5 triệu/ tháng, sống sao?

Posted: 30 Oct 2012 06:13 AM PDT

- Phần lớn giáo viên hiện nay có tuổi nghề từ mười năm trở lại, tính tất cả các khoản chỉ nhận được số tiền dao động từ 2,5- 4 triệu đồng. Số
tiền ít ỏi ấy để trang trải trong 30 ngày với vật giá leo thang vùn vụt là
điều vô cùng khó khăn.…

Nghề giáo được xem là nghề cao quý nhất trong các nghề. Nhưng chữ cao quý đó

không thể xua tan được ám ảnh chuyện cơm áo gạo tiền của người giáo viên
hiện nay.

Đời sống giáo viên đang gặp vô vàn khó khăn, với đồng lương ít ỏi ấy
phải đối phó với vật gái đang leo thang vùn vụt. Những giáo viên mới vào nghề và
những giáo viên không phải là người địa phương thì cuộc sống càng khó khăn,
tương lai không biết sẽ ra sao?

Ảnh minh hoạ

Chưa bao giờ, đời sống giáo viên lại khó khăn như hiện nay. Ra tết, giá cả
tăng giá chưa kịp bình ổn thì hàng loạt các mặt hàng thiết yếu như gas đã tăng
đến bốn lần, xăng tăng…Từ đó, đẩy theo hàng loạt mặt hàng tăng theo. Đồng lương
của giáo viên phải căng, kéo, trang trải để không thiếu trước hụt sau bằng những
bữa ăn teo tóp khẩu phần dần.

Một phần lớn giáo viên hiện nay có tuổi nghề từ mười năm trở lại, tính tất
tần tật cả các khoản chỉ nhận được số tiền dao động từ 2,5- 4 triệu đồng. Số tiền ít ỏi ấy để trang trải trong 30 ngày là một điều vô cùng khó khăn. Bởi đa
số giáo viên còn trẻ phải công tác ở địa phương khác đối mặt với nhiều khoản chi: Tiền nhà trọ, tiền gửi con, tiền xăng xe, hiếu hỉ, quan hệ bạn bè…

Bản thân người viết bài này có năm năm trong nghề, cộng thêm phụ cấp tổ
trưởng nhưng chưa bao giờ nhận được quá 3,3 triệu đồng, cộng với lương vợ cũng
là giáo viên mỗi tháng cũng chỉ được 6 triệu đồng. Trong khoản tiền ít ỏi đó,
tằn tiện lắm chỉ chỉ tạm đủ tiêu ở mức tối thiểu. Bởi chỉ mình tiền gửi con nhà
trẻ đã mất một triệu; tiền thuê nhà, điện nước 7-8 trăm nghìn, tiền xăng xe đi
lại; tiền sữa cho con; tiền sinh hoạt hàng ngày….tháng nào mà nhận được một vài
thiệp cưới là tháng đó méo mặt với những ngày cuối tháng.

Nếu là giáo viên thành phố thì còn có thể kiếm thêm một việc làm thêm hay dạy
kèm học sinh để kiếm thêm thu nhập. Nhưng với điều kiện nước ta có tới gần 80%
là nông thôn vì vậy người giáo viên ở nông thôn không thể nào tìm thêm một việc
làm thêm khác mà chỉ có một khoản thu duy nhất là đồng lương của mình.

Hơn nữa
người thầy ngoài giờ lên lớp còn có nhiều việc ngoài chuyên khác như hội họp,
tham gia phong trào của nhà trường, vận động học sinh trở lại lớp, gặp gỡ phụ
huynh….Nên nếu có việc thì cũng không thể nào bố trí thời gian được. Chính vì
vậy, những giáo viên đang công tác tại nông thôn đang phải đối mặt với vô vàn
khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Thời buổi lạm phát, nhiều chính sách từ thiện cũng được nở rộ phát động
với nhiều phong trào ủng hộ, quyên góp. Có những quỹ từ thiện trừ hàng tháng như
quỹ khuyến học nhưng cũng có những loại quỹ như mái ấm tình thương, mái ấm công
đoàn, cất nhà tình bạn, cất nhà cho dân nghèo trừ theo quý… mỗi năm đến hơn chục
ngày lương (không tháng nào không trừ). Chính sách nhân đạo là một chính sách
nhân văn, cùng sẻ chia những khó khăn, bất hạnh…nhưng một khi đời sống giáo viên
đang chạy ăn từng bữa liệu có phù hợp?…

Cũng từ những khó khăn chung của ngành mà hiện nay, môi trường giáo dục đã
phát sinh quá nhiều vấn đề tiêu cực. Những đấu đá tranh giành chức quyền, quyền
lợi trong nội bộ thường xuyên phát sinh. Nhiều cán bộ quản lý đã lợi dụng việc
tuyển dụng, thuyên chuyển để vòi vĩnh….

Thời buổi khó khăn chung của đất nước, người giáo viên hơn lúc nào hết cũng
phải sẻ chia những khó khăn chung. Song, ngành giáo dục lại mang một đặc thù
riêng, là ngành đào tạo ra nhân lực.

Khi cái ăn, cái mặc còn quá thiếu thốn thì sẽ khó có thể chuyên tâm đứng trên
bục giảng. Thêm nữa, chính sách về giáo dục còn bất cập thì ngành sư phạm sẽ
không thể nào thu hút được người có chất xám cao vào lĩnh vực này.

Thực tế là những năm qua ngành sư phạm rất khó tuyển sinh và điểm đầu vào rất
thấp. Điều này cũng đồng nghĩa tương lai không xa đội ngũ sư phạm sẽ không có
người tài giỏi đứng trên bục giảng.

  • Nhật Duy (An Giang)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/94670/luong-2-5-trieu--thang--song-sao-.html

Chia sẻ gánh nặng với phụ huynh, trường học “kìm” giá

Posted: 30 Oct 2012 06:12 AM PDT

Năm học này, Trường Tiểu học Kim Đồng (Q.Gò Vấp. TPHCM) thu tiền ăn đối với học sinh (HS) bán trú là 22.000 đồng, mức thấp nhất trong khung cho phép của quận (trong mức 22 - 25.000 đồng). Không chỉ tiền ăn, với tiền vệ sinh, trường cũng chỉ thu 15.000 đồng/tháng trong khung được phép là 20.000 đồng.

Bà Phan Thúy Trang – Hiệu trưởng nhà trường cho hay, nhờ năm nay được thỏa thuận một số khoản thu nên trường không bị áp lực trong công tác bán trú như các năm học trước. Ngoài khoản thu cơ sở vật chất bán trú và phục vụ bán trú theo khung để đảm bảo chất lượng bán trú và nâng cao đời sống nhân viên phục vụ, các khoản khác trường đều cố gắng chọn mức thu thấp nhất có thể.

Nhiều trường học cố kìm trong mức thu thấp nhất có thể.

"Với mức thu mới, trường đã bớt rất nhiều gánh nặng, không phải "ngửa tay" xin phụ huynh như mọi năm là điều rất may mắn. Một số khoản khác tuy thu thấp hơn khung nhưng nếu mình có kế hoạch chi phù hợp vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ các em", bà Trang cho hay.

Ngoài các khoản thu theo quy định, đến nay Trường Kim Đồng không thu bất kỳ một khoản nào khác từ phụ huynh (PH). Các khoản tiền khuyến học, tang gia hiếu hỉ do PH đóng trường cũng đang chờ ý kiến từ phòng.

"Nếu PH muốn xây dựng, hỗ trợ các công trình, cơ sở vật chất ở trường học thì xin phép phòng. Trường thấy hợp lý sẽ cho phép thực hiện chứ không can thiệp, trường chỉ nhận công trình bàn giao và vào sổ sách. Còn trường làm rất mang tiếng, PH không hài lòng mà lãnh đạo nhà trường cũng không có thời gian", bà Trang thẳng thắn.

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó phòng GD-ĐT Q.3, phụ trách bậc học mầm non cho hay, không ít trường mầm non trên địa bàn đưa ra mức thu thấp hơn khung cho phép. Cụ thể như tiền ăn vệ sinh, quận cho phép thu không quá 20.000 đồng/tháng thì nhiều trường chỉ thu 15.000 đồng/tháng.

Với tiền ăn bán trú khung quy định là 25.000 đồng/ngày, trong khi năm trước có trường ở quận đã thu 28.000 đồng. "Có trường chấp nhận mức thu tiền ăn thấp hơn năm ngoái. Nhưng cũng có trường vì trước đây đã được PH đồng ý mức thu vậy rồi, không muốn hạ tiền ăn thì viết văn bản xin thu theo mức của của mình.

Bà Nguyệt cũng khẳng định, nhiều khoản thỏa thuận như năm nay rất phù hợp, đảm bảo cho công tác chăm dạy trẻ của trường. Một số trường tùy điều kiện của PH chọn mức thu dưới khung cũng không quá khó khăn như mọi năm.

"Trước đây các khoản thu theo quy định quá thấp thì các trường phải xin thêm PH mà chắc gì PH đã cho. Hoặc cho rồi đi kiện các trường rất cực. Năm nay với khoản thu thỏa thuận rất cụ thể, các trường mà còn xin thêm này nọ thì không ổn", bà Nguyệt cho hay.

Thu thấp hơn năm ngoái

Tại Q.8, nhiều khoản thu áp dụng ở trường học trong năm học này làm nhiều người ngỡ ngàng vì thấp hơn cả năm ngoái. Bà Phạm Thị Ánh Tuyết, Phó phòng GD-ĐT Q.8 cho hay năm ngoái, các trường đã thu 23 – 25.000 đồng tiền ăn cho bữa trưa và bữa xế thì năm nay mức thu mới của quận đưa ra không tăng mà còn giảm với khung 20 – 25.000 đồng. Tiền ăn sáng 7.000 – 9.000 đồng chỉ du di lên 7.000 – 10.000 đồng/bữa.

Đại diện nhiều trường cho biết, với mức thu thấp hơn năm ngoái quả thật sẽ có nhiều khó khăn, cần kiểm soát việc chi tiêu hợp lý, tránh lãng phí mức thấp nhất có thể. Nhưng với địa bàn còn nhiều khó khăn như Q.8 thì quyết định thu chi này như bớt rất nhiều gánh nặng để PH khi cho con đến trường. Theo bà Tuyết, các trường công có thể thực hiện được chỉ e ngại đưa ra mức thu này đến các trường tư rất khó làm việc và khó kiểm soát. Vì hầu hết các trường tư thục ở bậc mầm non không thu cụ thể tiền ăn theo bữa mà thu gom tổng học phí cả tháng.

Thu chi ở trường học luôn là vấn đề PH quan tâm.

Tuy vào năm học đã hơn hai tháng, các trường ở Q.2 vẫn đang phải tạm thu vì chưa có văn bản thu chi do quận vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến từ PH để đưa ra mức thỏa thuận phù hợp nhất. Phòng GD quận đang đề xuất mức thu rất dễ thở như tiền vệ sinh không quá 15.000 đồng, tiền ăn bán trú không quá 25.000 đồng, tiền nước 10.000 đồng, tiền phục vụ bán trú không quá 100.000 đồng (đối với bậc THCS là 80.000 đồng), tiền học phẩm ở mẫu giáo 100.000 đồng và với lớp trẻ là 50.000 đồng.

Nếu mức thu này được thông qua thì đây là điều rất đáng mừng. Dù được "đeo mác" thỏa thuận nhưng không vì thế mà nhiều nơi tranh thủ "tận thu", vẫn cố gắng đưa ra mức thu phù hợp, còn PH bớt được phần nào áp lực.

Trong tình hình lạm thu gây bức xúc như hiện như hiện nay, nhiều nơi chọn mức thu thấp góp phần giảm gánh nặng cho PH là một điều rất đáng ghi nhận. Nhưng với nhiều PH thu cao – thấp chỉ là mới là hình thức không phải là vấn đề họ quá chú trọng, điều họ quan tâm nhất là đồng tiền đóng góp được sử dụng đúng mục đích và sao cho đảm bảo chất lượng nuôi dạy trẻ ở trường học. Như Phó hiệu trưởng một trường THCS ở Q. Thủ Đức bày tỏ: “PH không ngại đầu tư cho con em mình học, không ít PH sẵn sàng đóng góp cả chục triệu. Họ chỉ lo ngại là đồng tiền mình đóng có được dùng đúng để phục vụ cho em ăn học không hay lại rơi vãi vào túi một số người?”.

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-656986/chia-se-ganh-nang-voi-phu-huynh-truong-hoc-kim-gia.htm

Comments