Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường lạm thu, hiệu trưởng bị kỷ luật

Posted: 12 Oct 2012 02:32 AM PDT

Ngày 9/10, UBND huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đã ra quyết định số 2425/QĐ-UBND với nội dung thi hành hình thức kỷ luật khiển trách đối với bà Lê Thị Mai – hiệu trưởng Trường tiểu học Đồng Thắng. Với lý do là một người đứng đầu đã tổ chức thu các khoản thu trong nhà trường chưa đúng với quy định của nhà nước năm học 2012 – 2013.

Quyết định kỷ luật của Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn đối với BGH trường tiểu học Đồng Thắng.

Như Dân trí đã đưa tin, học sinh Trường tiểu học Đồng Thắng muốn vào được lớp 1 phải đóng 500.000đ, nếu không có tiền, phụ huynh phải đưa con ra về. Đây là số tiền mà nhà trường cho biết "tạm thu" cho các khoản đầu năm học, gây bức xúc cho phụ huynh học sinh.

Trao đổi với PV, bà Lê Thị Mai cho biết: "Sau khi báo phản ánh sự việc, thanh tra Phòng GD, Phòng Tài chính đã vào cuộc, chúng tôi cũng đã nhận ra sai sót và làm bản kiểm điểm nộp lên huyện. Nếu các nhà báo không về thì chúng tôi cũng không nhận ra cái sai. Đây cũng là bài học để chúng tôi rút kinh nghiệm và sửa chữa cho những năm học tới".

Còn đối với UBND xã Đồng Thắng, ông Nguyễn Ngọc Khanh – Phó Chủ tịch cũng khẳng định: "Chúng tôi nhận đã sai trong việc tham mưu cho trường. Sau khi báo chí phản ánh thì năm tới chúng tôi sẽ chấn chỉnh ngay. Trước sự việc trên, lãnh đạo địa phương cũng đã họp và nhận kiểm điểm sâu sắc".

Nguyễn Thùy

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-650550/truong-lam-thu-hieu-truong-bi-ky-luat.htm

"Lạnh lùng kế" của cô chủ nhiệm

Posted: 12 Oct 2012 02:32 AM PDT

 ”Lạnh lùng kế” của cô chủ nhiệm

Thương tặng cô Nguyễn Thị Tường Vân, Trường THPT Thủ Đức, TP.HCM

TTO – Năm lớp 10 tôi thi đậu vào Trường THPT Thủ Đức (Q.Thủ Đức, TP.HCM) với số điểm gần tuyệt đối. Dù học lớp chọn và có điểm khởi đầu oanh liệt vậy, tôi vẫn không thôi lo ngại và ghét môn lý – môn tôi cực dốt. Từ đó, tôi ghét lây cô chủ nhiệm – người dạy môn này.

“Đây là bức ảnh lớp A3 của tôi chụp trong lễ tổng kết năm học 2003. Cô chủ nhiệm Nguyễn Thị Tường Vân là người mặc áo xanh, đứng giữa các bạn nữ. Đây là bức ảnh duy nhất về cô mà tôi có và giữ chín năm nay trong cuốn lưu bút. Vào thời điểm đó, cả lớp chỉ một bạn có máy chụp ảnh dùng phim” – Ảnh và chú thích ảnh do tác giả bài viết cung cấp

Từ lâu, tôi đã nghe các bạn kháo nhau rằng cô Tường Vân rất khó tính nên tôi có chút lo và ác cảm với cô. Quả thật, cô rất khắt khe, nhất là với những học sinh không thuộc bài hay làm bài không đầy đủ. Điểm các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết hay học kỳ môn lý của tôi bao giờ cũng thật tệ, cao nhất chỉ được 5 điểm. Điểm trung bình môn lý cũng vì thế mà rất… kinh khủng. Phần bị "choáng" trước cách chấm điểm khắt khe của cô, phần vì sẵn ghét môn lý nên tôi quyết định buông xuôi. Hễ đến giờ lý là tâm hồn tôi "treo ngược cành cây”.

Học kỳ 1, tôi gần như tuột dốc không phanh ở môn lý. Ỷ vào sự kéo đỡ của điểm những môn khác nhưng tôi đã sai lầm. Điểm môn lý thấp lè tè khiến tôi được xếp loại trung bình và có nguy cơ bị chuyển khỏi lớp chọn.

Đúng vào giai đoạn đó, tôi cảm nhận được sự lạnh nhạt từ cô. Cô dường như không màng đến tôi, không gọi tôi trả bài, không gọi làm bài tập, bỏ mặc tôi với những ray rứt bắt đầu len lỏi. Càng giận bản thân mình vì thành tích học tập thê thảm nên vốn đã ít nói, tôi càng trầm lắng hơn. Tôi chú tâm quan sát cô nhiều hơn nhưng hình như cô không hề để ý đến tôi, cứ như thể tôi không tồn tại trong lớp vậy.

Tôi đâm chán nản và ghét cô. Và vì ghét cô nên… tôi cố gắng học môn lý. Tôi học từ lý thuyết, tự xem bài trước, chỗ nào không hiểu thì tự mày mò. Mày mò không ra, tôi tìm tới nhỏ bạn giỏi lý của lớp để nhờ giúp đỡ. Kể từ đó, điểm bài kiểm tra môn lý của tôi được cải thiện. Cuối năm lớp 11 tôi là học sinh đứng đầu lớp.

Ngày phát sổ học bạ, cô đến gần tôi nhoẻn miệng cười, đôi mắt cô rơm rớm: "Em đã thật sự không làm cô thất vọng!". Tôi nhìn cô, gương mặt ấy, tiếng nói ấy sao ấm ấm áp lạ lùng. Đó là điều từ lâu tôi hằng ao ước. Bất giác, tôi thấy mắt mình cay cay. Đó cũng là năm cô tiễn tôi đi thi học sinh giỏi cấp thành phố và căn dặn: "Cố gắng nha em!".

Ngày họp lớp đầu tiên sau nhiều năm xa cách, cô giáo chủ nhiệm cũng là cô giáo dạy lý năm xưa nay tóc đã lấm tấm bạc, đôi mắt ân cần nhìn từng đứa học trò rồi hỏi thăm chuyện học, chuyện việc làm, chuyện xây dựng gia đình… Đến lượt tôi, cô hỏi: "Ngày xưa chắc Loan ghét cô lắm?". Tôi nhìn cô mà nước mắt lưng tròng. Cả nhóm im phăng phắc. Hai cô trò chúng tôi giàn giụa nước mắt nhớ lại từng kỳ niệm năm nào. Rồi cô bật mí: "Khi em gặp khó khăn với môn lý, cô đã nghĩ thật nhiều để tìm ra giải pháp "chữa trị" riêng cho em! Em là học trò có cá tính rất đặc biệt mà lần đầu tiên cô gặp".

Cô kính yêu, cảm ơn sự “lạnh lùng” xuất phát từ yêu thương của cô đã giúp em vượt qua những giới hạn của chính mình.

LÊ THỊ KIM LOAN (Trung tâm Văn hóa Quận 7, TP.HCM)

Mời tham gia viết về “Người thầy đáng kính của tôi”

Bạn đọc thân mến, có những người thầy – người cô để lại dấu ấn đẹp trong trái tim học trò. Có những hồi ức về “người đưa đò” thân thương neo giữ dài lâu trong tâm hồn - trở thành động lực để ta vươn tới.

Nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc tham gia nội dung viết “Người thầy đáng kính của tôi” để sẻ chia tình cảm dành cho những người thầy – người cô kính yêu.

Nội dung bài viết là những câu chuyện, kỷ niệm có thật, xúc động, sâu sắc về người thầy – người cô có thật, để lại ấn tượng sâu đậm trong quãng đời đi học của bạn. Đó cũng có thể là tấm gương nhà giáo để bạn noi theo hoặc truyền cảm xúc cho những khát vọng của bạn.

Bài viết tham gia vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu, không quá 800 chữ, có đầy đủ thông tin về tác giả, có tên đầy đủ và nơi công tác cụ thể của người thầy – người cô được nhắc đến trong bài. Bài viết gửi về Tuổi Trẻ Online chưa từng đăng trên bất kỳ tờ báo, tập san hay ấn phẩm nào. Vui lòng gửi kèm hình ảnh rõ nét về người giáo viên được nhắc đến trong bài, kèm chú thích ảnh cụ thể về thời gian, địa điểm và hoàn cảnh chụp.

Nội dung viết này dành cho tất cả bạn đọc trong và ngoài nước. Bài được chọn đăng sẽ có nhuận bút. Bài viết và mọi thắc mắc gửi về email thuymai@tuoitre.com.vn, từ nay đến hết ngày 20-11-2012. Tuổi Trẻ Online chào đón sự tham gia của tất cả bạn đọc để cùng tạo nên một không khí ấm áp, thân thương chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam năm nay.

TTO

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/515449/Lanh-lung-ke-cua-co-chu-nhiem.html

Phát triển năng lực CBQLGD trong thời kỳ mới

Posted: 11 Oct 2012 04:45 PM PDT

(GDTĐ)-Việc phát triển năng lực lãnh đạo và quản lý GDĐT cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) trong thời kỳ mới, hiện đã trở thành một nhu cầu cấp thiết.

Các cán bộ quản lý giáo dục quận 1 TP.HCM thảo luận về vai trò của hiệu trưởng trong đổi mới phương pháp dạy và học
Các cán bộ quản lý giáo dục quận 1 TP.HCM thảo luận về vai trò của hiệu trưởng trong đổi mới phương pháp dạy và học

Những tồn tại

Đa số CBQLGD có vị trí đảm nhiệm trước khi được bổ nhiệm là giáo viên, hầu hết chưa được đào tạo, bồi dưỡng về lãnh đạo và quản lý trường học trước khi bổ nhiệm; tỷ lệ CBQLGD tham dự các chuyên đề bồi dưỡng về QLGD chưa cao, đặc biệt là CBQL giáo dục mầm non, phổ thông. Đó là một trong những kết quả có được từ cuộc khảo sát thực trạng đội ngũ CBQLGD triển khai quyết định 09, thí điểm đánh giá Hiệu trưởng THPT, THCS theo chuẩn và một số nghiên cứu gần đây.

Cũng theo khảo sát này cho thấy, chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ CBQLGD chưa được đánh giá cao, đặc biệt là năng lực xây dựng tầm nhìn chiến lược của CBQLGD (chỉ có 80,8% CBQL trường phổ thông, 77% CBQLGD Mầm non, 76,1% CBQL Phòng, Sở GD được đánh giá là có kế hoạch dài hạn).

Theo PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền – Học viện Quản lý Giáo dục, trình độ và năng lực của đội ngũ CBQLGD hiện nay chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, tính chuyên nghiệp chưa cao; nhận thức về nội dung và phương pháp quản lý Nhà nước, quản lý chuyên môn nghiệp vụ GDĐT còn yếu. Đa số CBQLGD chưa được đào tạo có hệ thống về quản lý, làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tính chuyên nghiệp thấp. Năng lực điều hành, quản lý của một bộ phận CBQLGD còn bất cập trong công tác tham mưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực thi công vụ. Kiến thức về pháp luật, về tổ chức bộ máy, về quản lý nhân sự, nhất là về quản lý tài chính còn nhiều hạn chế dẫn đến lúng túng trong thực thi trách nhiệm và thẩm quyền, đặc biệt khi được Nhà nước phân quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Phần lớn CBQLGD còn bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin.

Xây dựng mới chương trình bồi dưỡng CBQLGD

Thực hiện Chiến lược phát triển GDĐT, trong đó đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá, Bộ GDĐT đã chỉ đạo các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, các địa phương chú trọng công tác bồi dưỡng CBQLGD. Đặc biệt, là một số chương trình quan trọng được triển khai gần đây như: Chương trình liên kết Việt Nam – Singapore; chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường ĐH, CĐ; các chương trình nâng cao năng lực quản lý của các dự án phát triển GDĐT…

Ngày 20/1/2012, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ký Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Chương trình mới được thiết kế theo định hướng tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách nhất về lãnh đạo và quản lý GDĐT. Bên cạnh nội dung lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn được khái quát hóa cho từng đối tượng người học, cho từng vùng miền, người học còn được yêu cầu phải hoàn thành một đề án đổi mới cho cơ quan, trường học nơi mình đang công tác, dưới dự hỗ trợ, tư vấn, giám sát và đánh giá của các cơ quan quản lý cấp trên thực tiếp của người học. Với chương trình này, học viên sẽ có 8 tuần học tập trung tại cơ sở đào tạo và 3 tuần thực tế, viết thu hoạch/tiểu luận tại địa phương cùng 1 tuần đánh giá và tổng kết khóa học tại cơ sở đào tạo. Chương trình mới chính là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần phát triển năng lực lãnh đạo và quản lý GDĐT cho đội ngũ CBQLGD trong thời kỳ mới

Bộ GDĐT cũng đã tổ chức hội thảo tập huấn quy mô toàn quốc để triển khai thực hiện Quyết định 382 với những nội dung chính: quán triệt Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT; phương pháp tổ chức biên soạn và phát triển tài liệu; cách thức tổ chức bồi dưỡng; các vấn đề liên quan đến công tác bồi dưỡng CBQLGD trong thời gian tới.

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201210/Phat-trien-nang-luc-CBQLGD-trong-thoi-ky-moi-1964067/

Tiếng Anh cũng có quy luật đánh vần như tiếng Việt?

Posted: 11 Oct 2012 04:44 PM PDT

Tuy nhiên với những tiến bộ trong ngành khoa học giáo dục gần đây, các quy tắc đọc phát âm đã được hệ thống hóa và trình bày lại khiến tất cả mọi người đều có thể học được. Ông Simon Andrews, giám đốc điều hành hệ thống I Can Read – hệ thống giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em đang rất nổi tiếng tại Úc, Singapore, Thái Lan và một số nước Châu Á khác nhờ ứng dụng thành công quy tắc đọc vào chương trình dạy tiếng Anh của mình – chia sẻ:

Bấy lâu nay, tất cả mọi người học tiếng Anh đều nghĩ, tiếng Anh là một ngôn ngữ vô cùng "bất trị". Một chữ a có thể đọc là e trong apple, đọc là ây trong may, đọc là a trong mars. Chữ i trong line đọc là ai, nhưng chữ i trong linear đọc là i.

Đó là chưa kể, bảng chữ cái tiếng Anh lại được đọc theo tên của chữ cái ây (a), bi (b), xi (c), đi (d), i (e)… vốn không bao giờ có tác dụng gì trong việc đọc hay phát âm bởi vì các chữ đó khi ghép vào từ sẽ được phát âm theo cách khác.

Học viên nhí vì thế trở nên rất bối rối, không biết cách nào để đọc đúng. Thường các em sẽ áp dụng giải pháp trung bình, tức là tổng hợp tất cả những cách đọc mình được dạy và chọn phát âm theo cách đâu đó ở khoảng giữa hoặc chọn cách phát âm mà đa số người xung quanh mình dùng. Điều này khiến các em thiếu tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài hoặc môi trường lạ vì luôn luôn không chắc cách mình phát âm có chuẩn không, người nghe có hiểu được không. Điều này đúng cả với những người lớn thành thạo tiếng Anh và là một rào cản rất lớn cho việc giao tiếp.

Tiếng Anh cũng có quy luật đánh vần như tiếng Việt?

Tình trạng trên còn đúng ở cả ở các nước nói tiếng Anh bản ngữ như Anh, Úc, New Zealand hay Mỹ. Để nắm được quy luật đánh vần tiếng Anh là cả một quá trình học tập và nghiên cứu đối với người lớn và đối với trẻ em lại càng khó.

Tuy vậy, có một điều mà hầu hết mọi người trên thế giới, cả những nhà giáo dục học kỳ cựu nhất cũng không nắm bắt được. Đó là, với sự tiến bộ của khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực tâm lý học giáo dục trong 25 năm trở lại đây, các nhà tâm lý học đã từng bước đơn giản hóa các quy luật đánh vần, biến nó từ một thứ rất hàn lâm thành các bài học vô cùng đơn giản và dễ hiểu, đến trẻ em nhỏ cũng có thể học được. Các nhà khoa học đi đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến giáo sư Brian Byrne trường đại học New England, giáo sư Anthony Earnshaw và giáo sư Annabel Seargent của trường ĐH Charles Sturt, Úc.

2 trong số 3 nhà khoa học hàng đầu đó đã cộng tác với nhau để gây dựng lên hệ thống dạy tiếng Anh mang tên I Can Read. I Can Read là một thành công lớn nhờ vào chương trình học độc đáo giúp học viên có thể phát âm chuẩn bất kỳ từ tiếng Anh nào ngay cả khi học viên chưa tiếp xúc với từ đó bao giờ.

Chương trình đặc biệt thành công ở Singapore nơi đa số người dân nói tiếng Anh theo một âm điệu mang nặng ảnh hưởng của tiếng Malay và tiếng Trung. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có 17 trung tâm I Can Read mọc lên ở một quốc đảo nhỏ bé như Singapore với dân số chỉ trên 4 triệu người.

Tiếng Anh cũng có quy luật đánh vần như tiếng Việt?

Tiếng Anh cũng có quy luật đánh vần như tiếng Việt?

Hiện nay hệ thống I Can Read hiện đã có mặt tại Việt Nam với 2 trung tâm ở TP.HCM và 1 ở Hà Nội. Thông tin chi tiết xem tại đây. Sự xuất hiện của I Can Read hứa hẹn sẽ mang đến một làn gió mới trong phương pháp dạy và học tiếng Anh cho trẻ em tại Việt Nam.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-650015/tieng-anh-cung-co-quy-luat-danh-van-nhu-tieng-viet.htm

Thực hiện chất lượng giáo dục cao, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Posted: 11 Oct 2012 04:43 PM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT vừa công bố dự thảo về quy định học phí chất lượng giáo dục cao trong các trường mầm non, phổ thông công lập.


Trường chất lượng cao sẽ được thu mức học phí cao

Theo đó, những trường học được cấp có thẩm quyền xác nhận là trường chất lượng cao được thu mức học phí cao trên nguyên tắc thu đảm bảo chi phí thực hiện chất lượng giáo dục cao không vì mục đích lợi nhuận, phù hợp với khả năng đóng góp của gia đình học sinh, trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện của gia đình học sinh, thực hiện công khai, minh bạch.

Học phí chất lượng giáo dục cao được tính riêng cho từng hoạt động dạy học – giáo dục chất lượng cao và dịch vụ chất lượng giáo dục cao. Người học hưởng dịch vụ nào thì đóng góp theo mức thu áp dụng cho chất lượng dịch vụ đó. Việc điều chỉnh mức thu phải dựa trên kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và trách nhiệm thực hiện cam kết của nhà trường, của học sinh và gia đình học sinh.

Nguồn học phí này được chi thù lao giáo viên hoặc chuyên gia tham gia giảng dạy, tổ chức hoạt động giáo dục, chi bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học -giáo dục, chi mua sách, tài liệu, chi thù lao công tác quản lý, chi cho hoạt động của dịch vụ giáo dục…

Các trường muốn áp dụng thu học phí cao phải lập kế hoạch thực hiện giáo dục chất lượng cao, trong đó dự trù mức kinh phí, hình thức huy động, nguồn đóng góp, nội dung và định mức chi học phí. Kế hoạch cũng phải nêu rõ điều kiện thực hiện, những đổi mới được áp dụng và kết quả thực hiện chất lượng giáo dục cao.

Việc quản lý và sử dụng các khoản thu phải đảm bảo yêu cầu dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định tại Thông tư số 19/2005/TT- BTC ngày 11/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc công khai tài chính đối với các quỹ từ nguồn ngân sách nhà nước và quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân; Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

Việc thanh, quyết toán các khoản thu, chi thực hiện theo đúng quy định.

Xem toàn văn dự thảo tại đây

Tuệ Văn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201210/Thuc-hien-chat-luong-giao-duc-cao-nang-cao-chat-luong-giao-duc-toan-dien-1964066/

Cần tổng điều tra toàn diện trước khi đánh giá

Posted: 11 Oct 2012 04:42 PM PDT

Đó là quan điểm của GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu – Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Khoa học – Giáo dục của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. GS Trân Châu cho rằng, về thực trạng của nền giáo dục nước ta, có nhiều ý kiến đánh giá không chính thức khác nhau, nhiều ý kiến cho là bất cập, yếu kém, lạc hậu, hay có người còn cho là đi lạc hướng…thậm chí còn cho là đã góp phần làm suy yếu thêm nền tảng văn hóa, đạo đức xã hội. Trong một môi trường xã hội mà văn hóa, đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị suy thoái như Nghị quyết 4 đã nêu, thì không thể không ảnh hưởng đến toàn xã hội trong đó có giáo dục, không thể đơn thuần quy là do lỗi của giáo dục trong việc làm băng hoại đạo đức, văn hóa, xã hội.

Cần có một cuộc tổng điều tra toàn diện về giáo dục trước khi đánh giá (Ảnh minh họa)
Cần có một cuộc tổng điều tra toàn diện về giáo dục trước khi đánh giá (Ảnh minh họa)

Hiện tượng nhà trường nào đó và các thầy giáo nào đó “bán bằng", một bộ phận học trò học chỉ để có "bằng" có phần là do lỗi của hệ thống quản lý giáo dục, nhưng lỗi này chỉ có thể phát sinh, nảy nở và phát triển trong một môi trường xã hội mà có sự hiện diện của việc mua bán chức, kiếm được việc làm, hay thăng tiến không phải chủ yếu do năng lực bản thân, mà khá phổ biến là phụ thuộc khá nhiều vào việc "chạy chọt", "đổi chác" bằng nhiều hình thức khác nhau.

Mặc dù chưa có kết quả "tổng kiểm tra" "đánh giá tổng thể" một cách khoa học nhưng dư luận xã hội hình như cũng khá thống nhất về một số yếu kém của giáo dục cần sớm khắc phục.

Cũng theo TS Trân Châu, những yếu kém chính thường được nêu trong thời gian gần đây đó là học nặng, thi cử phức tạp tốn kém, thiếu kiến thức thực hành, hiệu quả học không cao, khả năng vận dụng tri thức kém. Ngoài một số học sinh xuất sắc, giỏi, trình độ của số khá nhiều học sinh, sinh viên không tương xứng với bằng cấp mà họ có được. Đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp ngày nay được đào tạo theo một hệ thống khá cơ bản, theo chương trình khá tốt so với trước đây nhưng vẫn còn đó những bất cập…

Giải pháp nào để đổi mới?

Theo quan điểm của GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu thì những giải pháp cần phải hướng tới đó là nâng cao sự gương mẫu, hiệu quả hoạt động của giáo viên. Đây có lẽ là khâu đột phá trước tiên cần làm ngay vì các thầy cô có vai trò đặc biệt quan trọng đến chất lượng đào tạo.

Cần đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi nghề, có tâm huyết, trách nhiệm nghề nghiệp, xứng đáng là thầy giáo. Từ thực tế cho thấy giáo dục phổ thông có vai trò khá quan trọng đối với việc hình thành nhân cách, phải xây dựng từ gốc, vì vậy làm thế nào để có bậc học này có đội ngũ giáo viên chuẩn.

Tạo điều kiện để có người giáo viên có điều kiện phấn đấu vươn lên, toàn tâm toàn ý với nghề. Hơn ai hết, người thầy phải là tấm gương sáng cho học sinh về nhiều mặt, nhất là ý thức "học tập suốt đời" về mọi mặt.

Mặt khác rà soát lại yêu cầu, mục tiêu đào tạo về kiến thức lý thuyết và thực hành, nhân cách, kỹ năng sống cho người học của từng bậc học, từng loại hình đào tạo, thật rõ ràng cụ thể thiết thực phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của nước ta đáp ứng yêu cầu của nước ta về họi nhập quôc tế.

Cần quan tâm nhiều đặc biệt có biện pháp, hình thức kiểm tra thích hợp để đảm bảo chuẩn chất lượng sản phẩm của mỗi bậc học trong suốt quá trình đào đạo.

Có cần quá chú trọng mất nhiều công sức, tiền bạc như hiện nay để chỉ sàng lọc, do đó không khuyến khích người học phải cố gắng trong quá trình học. Chất lượng đầu ra không bảo đảm dẫn đến một thực tế là có sự qua khác nhau về trình độ giữa những người có cùng một "tấm bằng" xác nhận trình độ. Điều này dẫn đến sự bất công về cơ hội việc làm, nhất là trong điều kiện có nhiều tiêu cực mà không phải dễ khắc phục và có thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Ngành cũng cần có biện pháp để giúp người học sớm hướng nghiệp từ bậc phổ thông.

Về vấn đề chương trình, SGK, GS Trân Châu cho rằng so với trước đã có nhiều tiến bộ, việc cải cách hay viết lại cần có chuẩn bị hết sức cẩn thận, lên phương án cụ thể tranh thủ ý kiến rộng rãi nhiều loại chuyên gia, tìm cách thích hợp để tránh lãng phí tiền công và công sức mà có thể lại thêm khó khăn cho việc đổi mới.

"Sách có thể chưa thật tốt như mong muốn, có thể hoàn thiện dần nhưng nếu có giáo viên tốt, có chương trình hướng dẫn cụ thể thì vẫn có thể đạt yêu cầu mong muốn" - GS Trân Châu nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề tổ chức quản lý, GS Trân Châu cũng cho rằng cần phải có sự thay đổi. Ở đây những người có trách nhiệm ở tất cả các cấp kể cả thành viên của hội đồng tư vấn cần làm đủ chức năng nhiệm vụ và phải có cơ chế quy định về việc chịu trách nhiệm cá nhân đối với công việc được giao. Cần có hệ thống tư vấn, thanh tra, kiểm tra (làm việc một cách thật sự, có chịu trách nhiệm chứ không phải là hình thức) đánh giá một cách đầy đủ mọi hoạt động giáo dục, cũng như mọi tổ chức, hoạt động có tính chất thử nghiệm.

"Cải cách giáo dục được tổ chức thành lập theo tinh thần thực sự cầu thị, có cơ chế để có thể tranh thủ được nhiều ý kiến của đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học và quản lý có kinh nghiệm nghề nghiệp, có tâm huyết. Tổ chức này có nên chăng là một tổ chức có quyền lực để thực thi nhiệm vụ được giao?" - GS Trân Châu nói.

S.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-649669/can-tong-dieu-tra-toan-dien-truoc-khi-danh-gia.htm

Hệ lụy khi lương không đủ sống

Posted: 11 Oct 2012 04:42 PM PDT

- Kiến nghị của GS Hoàng Tụy về Cải cách giáo dục (CCGD) nêu
vấn đề cấp bách số 1 cần giải quyết là cần cải thiện chính sách đối với người
thầy. Theo ông, lương thấp đương nhiên nhà giáo phải xoay xở để kiếm thêm thu nhập. Chính đó là cái lỗ hổng quản lý gây nên hoặc
làm trầm trọng thêm hầu hết các căn bệnh trầm kha đã ra sức tàn phá giáo dục.

Một nhà khoa học lớn nước ngoài tâm huyết với Việt Nam khi được hỏi về điều

gì cần thay đổi cấp bách nhất để chấn hưng giáo dục, đặc biệt là
ĐH, đã
không chút ngần ngại nói ngay đó là chế độ lương kỳ quặc không thấy đâu trong
thế giới văn minh nhưng đã tồn tại dai dẳng ở Việt Nam từ hàng chục năm nay. Một
chế độ lương biểu thị không gì khác hơn là sự khinh miệt đối với lao động giáo
dục và khoa học, trái hẳn với chủ trương tôn vinh nhà giáo đã được lãnh đạo
khẳng định lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần suốt thời gian qua.

Ảnh Lê Anh Dũng

Với đồng lương thấp đến mức khó tưởng tượng, đương nhiên nhà giáo và các quan
chức giáo dục đều phải xoay xở để kiếm thêm thu nhập. Chính đó là cái lỗ hổng
quản lý gây nên hoặc làm trầm trọng thêm hầu hết các căn bệnh trầm kha đã ra sức
tàn phá giáo dục. Chúng ta nói nhiều đến bệnh giả dối, bệnh gian dối, bệnh thành
tích ảo… nhưng làm sao chống được các bệnh ấy để có một nên giáo
dục trung thực, lành mạnh… nói chi đến hiện đại, nếu cái nguyên nhân gây ra
các bệnh ấy
nằm ngay trong cơ chế, nói cách khác nằm ngay trong khuyết tật hệ thống của giáo
dục?

Sự thật, nhờ xoay xở đủ mọi cách hợp pháp hay không hợp pháp, hợp lý hay trái
với lương tâm, phần lớn nhà giáo, nhất là quan chức giáo dục, nay đã có mức sống
không đến nỗi quá tệ, thậm chí một bộ phận nhỏ còn có thu nhập khá. Song cái giá
phải trả thật quá đắt. Những giải pháp chữa cháy gần đây theo kiểu "kế hoạch 3"
hồi những năm 80 thế kỷ trước, hay cho phép nhiều cơ sở giáo dục vượt rào để xử
lý từng trường hợp riêng lẻ về lâu dài rất nguy hiểm, chỉ gây thêm rối loạn, dẫn
đến bất công và tiêu cực ngày càng tệ hại hơn.

Điều không may mắn là giải quyết vấn đề cốt tử này cực kỳ khó vì căn bệnh từ
lâu đã thành một thứ ung thư của cả xã hội, chứ không riêng gì của giáo dục, lại
gắn liền chặt chẽ với quốc nạn tham nhũng đang ngày càng gia tăng chóng mặt.
Trước mắt chưa thể hy vọng có thể chữa trị nhanh chóng cái ung thư này, cho nên
giáo dục phải tìm mọi cách tự cứu lấy mình trong phạm vi có thể, may ra còn nêu
gương cho các ngành khác để tiến dần đến một giải pháp chung.

Theo tính toán của nhiều chuyên gia, hoàn toàn có cơ sở để tin rằng dù trong
phạm vi cả nước còn khó khăn thì ngay trong nội bộ ngành giáo dục, vẫn có thể rà
soát lại cơ chế tài chính, kiên quyết bỏ hay giảm bớt mọi khoản chi tiêu không
hiệu quả, trên cơ sở đó tăng lương, bảo đảm lương đủ sống và dần dần trở thành
thu nhập chính của mỗi người, từ đó lập lại kỷ cương, đạo đức trong giáo dục.

Trong một xã hội mà đời sống kinh tế bị thao túng nặng nề bởi các "nhóm lợi
ích", ai cũng thấy đây là việc vô cùng khó, tuy khả thi về điều kiện vật chất
khách quan nhưng chắc chắn sẽ vấp trở ngại cực kỳ lớn.

Biết thế, song giáo dục là lĩnh vực cần bảo vệ trong sạch nhất, nếu không
cương quyết làm bây giờ mà cứ trì hoãn mãi thì sẽ ngày càng khó hơn và sẽ chẳng
bao giờ có hy vọng trả lại lòng tự trọng cho giáo dục, chẳng bao giờ xây dựng
được một nền giáo dục lành mạnh, trung thực, hiện đại.

Thật đau xót, nhục nhã, khi các chức vụ quản lý lớn nhỏ trong những tập đoàn,
tổng công ty nhà nước làm ăn kém hiệu quả, nếu không phải là thua lỗ triền miên,
vẫn được trả lương cao gấp mấy chục lần các giáo sư ĐH. Sự thể đó cứ thản nhiên
tồn tại năm này qua năm khác, song song với khẩu hiệu đã thành nhàm chán vì lặp
đi lặp lại 15 năm nay mà chưa bao giờ đi vào cuộc sống: giáo dục, khoa học là
quốc sách hàng đầu.

  • GS Hoàng Tụy

GS Hoàng Tụy kiến nghị cải cách giáo dục

Bốn vấn đề chính cần giải quyết trong cuộc Cải cách giáo dục (CCGD) được GS Hoàng Tụy đúc kết gồm:
1. Cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy.
2.Cải cách hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề.
3.Thay đổi căn bản cung cách học và thi, xoá bỏ khổ dịch thi cử nặng nề, tốn kém mà kém hiệu quả
4.Chuyển giáo dục ĐH theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế…

Bản đề cương gồm ba phần chính: Quan điểm tổng quát (triết lý cơ bản của giáo dục mới); Những vấn đề chính và cấp bách cần giải quyết; Lộ trình và tổ chức thực hiện. Trong đó, 4 vấn đề cần giải quyết cấp bách theo định hướng hội nhập tích cực vào trào lưu chung của thế giới văn minh.

GS phân tích:

“Ngày nay, sau mấy chục năm giáo dục chìm đắm trong khủng hoảng triền miên bởi các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc, đã đến lúc chúng ta phải có sự lựa chọn: hoặc là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục giam hãm đất nước trong nền giáo dục ngày càng tụt hậu so với thế giới, hoặc là cương quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặc cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển.

Mở đầu bản kiến nghị, ông viết:

“Từ lâu, giáo dục đã trở thành chỗ nghẽn lớn nhất trong sự phát triển của đất nước. Vì vậy cải cách giáo dục toàn diện và triệt để theo tinh thần các nghị quyết gần đây của Đảng là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống. Đã đến lúc không còn có thể tiếp tục kiểu đổi mới nửa vời, vụn vặt, chắp vá, không có hệ thống, đã kéo dài hàng chục năm qua”.

Bản kiến nghị kết thúc với đề xuất:

“Biết rằng, trong hiện tình đất nước có vô vàn khó khăn, nhưng đây cũng là thời cơ để giáo dục có thể lột xác, từ một kiểu giáo dục nặng tính giáo điều, lạc hậu và lạc điệu với thời đại và thế giới, tiến lên một nền giáo dục khai sáng, lành mạnh, trung thực, hiện đại, phù hợp xu thế tiến hóa chung của nhân loại và đáp ứng lợi ích tối cao của đất nước.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/92027/he-luy-khi-luong-khong-du-song.html

Giả dối: khuyết tật của nền giáo dục

Posted: 11 Oct 2012 04:42 PM PDT

Giả dối: khuyết tật của nền giáo dục

TT – Tham gia diễn đàn Nói không với giả dối, Tuổi Trẻ phỏng vấn GS Hoàng Tụy và nhà thơ Võ Quê.

Bàn về căn bệnh giả dối trong giáo dục – đào tạo, GS Hoàng Tụy nói:

GS Hoàng Tụy – Ảnh: VIỆT DŨNG

- Kể tên những thứ giả dối trong giáo dục thì rất nhiều. Thầy giáo đổi tình, đổi tiền lấy điểm, tiếp tay cho việc chạy trường, chạy lớp, chạy bằng giả, chạy chức vụ, học hàm, học vị. Học sinh, sinh viên học hành đối phó, gian lận, đạo luận án, đạo nghiên cứu khoa học. Nhà quản lý lập dự án gian dối để kiếm tiền, báo cáo thành tích không trung thực để xếp hạng cao trong thi đua, gian lận trong sử dụng tài chính. Cả xã hội có vô số học sinh giỏi, toàn người học đại học, nhiều tiến sĩ, thạc sĩ nhưng một bộ phận lớn trong đó trình độ lại thấp kém, không đáp ứng được yêu cầu nhân lực. Những thứ giả dối này là biểu hiện cụ thể của sự khuyết tật trong hệ thống giáo dục.

* Có ý kiến cho rằng giả dối trong giáo dục chỉ nhiều lên và trở nên trầm trọng trong thời gian gần đây. Giáo sư nghĩ thế nào về nhận định này?

- Đúng là giả dối bắt đầu nhiều từ khoảng 20 năm trở lại đây. Nếu trước đây, bối cảnh lịch sử thời chiến khiến chúng ta phải chấp nhận một số bất cập để vì mục đích lớn lao hơn là giành độc lập, thống nhất đất nước thì ở thời hiện tại, những bất cập ấy lớn dần lên, trầm trọng hơn gây cản trở cho sự phát triển của nền giáo dục cũng như sự phát triển của xã hội.

* Ngành giáo dục trong thời gian qua đặt ra không ít mục tiêu từ tầm vĩ mô và vi mô. Liệu đây có phải vì chạy theo mục tiêu mà dẫn đến giả dối?

- Tôi cứ ví nền giáo dục là một cỗ xe đi trên đường trường. Nếu người ta đặt một cái đích quá xa, vượt khỏi tầm nhìn của cỗ xe đó thì cũng coi như chả có đích nào cả. Mục tiêu giáo dục cũng thế, muốn làm được thì phải có những đích đến phù hợp với điều kiện, phải có tính khả thi. Còn nếu cứ đặt những cái đích thật hoành tráng nhưng không làm được, đó là giả dối, là gốc rễ để tạo ra nhiều sự giả dối khác. Từ chuyện phổ cập giáo dục, xóa phòng học tạm, xây trường chuẩn quốc gia, tăng tỉ lệ học sinh khá giỏi, tăng tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đến những mục tiêu lớn hơn đều được coi là tốt. Nhưng không tính đến thực tế, không tính đến việc thực hiện thế nào, không tính đến giải pháp đảm bảo chất lượng nên đã tạo ra sự giả dối trong đầu tư cho giáo dục, trong dạy học, thi cử.

* Chủ trương mở ra nhiều trường đại học để đạt tỉ lệ số sinh viên/vạn dân ngang bằng khu vực và thế giới khiến nhiều trường đại học sinh non và chết yểu, chất lượng thấp kém. Ông bình luận gì về chuyện này?

- Nó cũng là một biểu hiện giả dối. Giả dụ như giả dối trong tuyển sinh, trong cam kết chất lượng, trong việc liên kết đào tạo giữa trường công với trường tư, trong việc đào tạo các hình thức phi chính quy cốt chỉ để thu hút người học mà không màng đến chất lượng. Gần đây người ta còn có định hướng mỗi tỉnh thành có một trường đại học. Để trường được thành lập, người ta phải nói dối về điều kiện đảm bảo chất lượng, chủ trương xã hội hóa.

* Trong giáo dục, những chính sách nào mà giáo sư cho rằng gây nhiều bức xúc vì sự giả dối?

- Đó là chính sách đối với nhà giáo. Cứ nói "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" và nhà giáo là nghề cao quý, được tôn vinh nhưng thử xem lương của nhà giáo thế nào? Lương nhà giáo mới ra trường cộng thêm phụ cấp vẫn không bằng lương những người lao động bình thường ở một số doanh nghiệp. Lương nhà giáo thấp không phải vì đất nước quá nghèo, mà do chính sách bất hợp lý. Chuyện này tôi đã nói từ 15-20 năm nay, nhưng không thay đổi.

Nhà giáo không sống được bằng lương Nhà nước thì họ phải tự cứu mình. Có người vật lộn với cuộc mưu sinh nhưng vẫn giữ được sự chừng mực, nhưng có người không thế. Từ đây đẻ ra nhiều tiêu cực như dạy thêm, học thêm tràn lan. Muốn học sinh phải học thêm, nhiều thầy cô đã không dạy hết mình ở giờ chính khóa. Rồi thì thỏa hiệp với việc chạy trường, chạy lớp. Những chuyện này bản chất cũng là sự dối trá phổ biến ở nhiều cấp học, nhiều địa phương. Nhà quản lý giáo dục vì lợi ích riêng cũng bịa ra nhiều hoạt động, nhiều việc không cần thiết, không thực chất để rút tiền Nhà nước. Ở bậc đại học cũng không kém gì phổ thông. Tình trạng đạo văn, chuyện mua điểm, mua bằng, tiêu cực trong nghiên cứu khoa học đều xuất phát từ chính sách không thỏa đáng cho nhà giáo.

Đã có thời gian giáo viên cả nước háo hức với lời hứa "năm 2010 nhà giáo sẽ sống được bằng lương", nhưng hai năm trôi qua rồi lương nhà giáo may ra nuôi sống gia đình họ được một tuần. Điều này khiến nhà giáo mất dần niềm tin, tâm huyết.

* Những tiêu cực nói chung và sự giả dối nói riêng trong nhà trường cũng có phần tác động từ xã hội…

- Đúng là như thế. Một xã hội nhìn có quá nhiều sự giả dối, tiêu cực thì dĩ nhiên nó ảnh hưởng đến thầy cô giáo, học sinh. Bởi thế, hành vi giả dối của thầy, của trò không hoàn toàn là trách nhiệm của ngành GD-ĐT. Giả dối có sự tác động lẫn nhau ở nhiều lĩnh vực đời sống.

* Trong bối cảnh hiện tại, theo giáo sư, ngành GD-ĐT nên làm gì trước mắt để khắc phục căn bệnh giả dối?

- Theo tôi, cần có một cuộc vận động lớn nêu cao tính trung thực trong toàn ngành giáo dục: sửa đổi ngay những quy định chính sách có thể khuyến khích hay dung túng giả dối như thi đua, báo cáo thành tích, những quy định tài chính còn nhiều sơ hở…

Nhưng quan trọng hơn cả là sửa ngay chế độ lương và phụ cấp cho nhà giáo các cấp, để nhà giáo thật sự sống được tử tế bằng đồng lương.

VĨNH HÀ – NGỌC HÀ thực hiện

"Sự thật muôn đời vẫn là sự thật"

Nhà thơ Võ Quê – Ảnh: MINH TỰĐó là ý kiến của nhà thơ Võ Quê – nguyên chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên – Huế, khi đề cập chuyện giả dối. Nhà thơ Võ Quê nói:

- Nói cho đúng, câu chuyện giả dối trong xã hội ta được nhiều người quan ngại từ lâu. Nhưng bệnh vẫn ngày càng tăng đến mức trầm trọng và đến lúc này đã lây lan khắp mọi lĩnh vực của đời sống. Căn bệnh này, như nhận định của nhà văn Nguyên Ngọc, là "nặng nhất, chí tử nhất" bởi vì nó gây ra sự mất niềm tin của người dân. Mà mất niềm tin là mất tất cả!

* Là nhà thơ, ông nói thế nào về bệnh giả dối trong lĩnh vực văn học nghệ thuật?

- Bệnh giả dối trong văn học nghệ thuật không phải bây giờ mới có, đó là những vụ đạo văn, ăn cắp ý tưởng, chiếm đoạt bản quyền của nhau… Hoặc viết bài ca ngợi nhau theo kiểu "đổi công", hoặc lăngxê đánh bóng những tác phẩm kém chất lượng "theo đơn đặt hàng"… Giả dối trong văn học nghệ thuật tạo ra những hậu quả tồi tệ lâu dài. Nghệ sĩ là người tạo ra cái đẹp, định hướng cho xã hội về giá trị thật của cái đẹp. Nếu nghệ sĩ giả dối thì anh ta sẽ tạo ra cái gì?

* Theo ông, nguyên nhân gây ra căn bệnh giả dối là do đâu?

- Thói háo danh, háo lợi làm nảy sinh giả dối. Mà háo danh, háo lợi vốn là bản năng của con người. Vì vậy, cần phải có pháp luật nghiêm minh và đạo đức lành mạnh để kiềm chế nó. Khi pháp luật không nghiêm minh, đạo đức băng hoại thì đó là điều kiện cho thói háo danh, háo lợi hoành hành.

* Vậy làm gì để trị bệnh giả dối?

- Cần một hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Có như vậy thì giả dối dù luôn có mầm mống trong xã hội vẫn không có điều kiện để phát bệnh được. Còn khi giả dối đã phát bệnh rồi, muốn trị nó lại càng phải đòi hỏi sự trung thực và can đảm của hệ thống chính trị. Muốn có một hệ thống chính trị như vậy phải có sự giám sát của người dân, bằng việc phát huy quyền làm chủ của dân. Dân chủ, công bằng, văn minh chính là sức đề kháng của xã hội. Chỉ sức mạnh đó mới phòng trừ được bệnh giả dối.

* Ông có cho rằng nếu quyết tâm sẽ diệt trừ được căn bệnh này chứ?

- Tôi theo trường phái lạc quan. Bác sĩ vẫn luôn khuyên bệnh gì cũng phải lạc quan mới chữa được bệnh. Tôi vẫn luôn tin sự thật muôn đời vẫn là sự thật, cái đẹp vẫn tồn tại, cái xấu sẽ bị triệt tiêu. Tất nhiên niềm tin phải đi liền với giải pháp. Diễn đàn "Nói không với giả dối" của báo Tuổi Trẻ cũng là một trong những giải pháp.

MINH TỰ thực hiện

Mảnh giấy làm nên tiến sĩ

Bản tin Tài chính kinh doanh VTV tối 8-10-2012 đưa vụ Công an quận Đống Đa (Hà Nội) khám phá vụ án làm giả giấy tờ bằng cấp, trong đó đưa hình ảnh những tấm bằng tiến sĩ giả có giá 15 triệu đồng, bằng thạc sĩ 12 triệu… Những tấm bằng giả với phôi thật ấy có tên người sở hữu hẳn hoi và chắc chắn nó có địa chỉ sử dụng.

Từ câu chuyện này phản ánh một sự thật khác đau đớn hơn, đó là cả xã hội cuống cuồng chạy theo bằng cấp. Bằng cấp xưa nay để khẳng định học vấn, tài năng và xã hội thời nào cũng trọng dụng người có học và đỗ đạt. Nhưng tư duy bằng cấp thời nay đã tạo ra rất nhiều thứ giả dối. Suy cho cùng tư duy bằng cấp đẩy người ta đến một sự giả dối mà hậu quả của nó khôn lường…

Ngày trước, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã mượn hình ảnh của ông tiến sĩ giấy để nói về ông tiến sĩ thật đương thời, vạch trần bản chất giả dối của kẻ hợm mình, bằng cách chỉ ra mâu thuẫn giữa hình thức hào nhoáng và cái bên trong rỗng tuếch, đáng ghét. Tiến sĩ giấy cũng không chỉ có ý nghĩa nhất thời, chỉ diễn ra ở thời đại của cụ Tam Nguyên Yên Đổ mà trở thành hình tượng nghệ thuật mang giá trị trường tồn. Trong cơ chế thị trường hôm nay, những giá trị thật giả lẫn lộn, vật chất đang làm đảo lộn nhiều giá trị, con người được định đoạt không phải là tài năng, đức độ, cống hiến mà bằng đủ thứ danh hiệu, do đó loại người như kiểu tiến sĩ giấy ngày càng nhiều. Họ thiếu tu chí học hành để đỗ đạt bằng tài năng và sở học của mình, nên dùng bằng cấp đi mua hoặc chạy chọt mà có. Họ thậm chí hãnh tiến, lộng hành, rồi khi có chức có quyền thì tham nhũng, cửa quyền, ham thành tích lừa dối cấp trên…

Kiểu tư duy bằng cấp cho ra đời vô số tiến sĩ giấy. Tư duy ấy đã buộc người ta phải lừa dối bằng cách đi mua bằng về sử dụng như là cái tem dán lên lý lịch tên tuổi để tiến thân. Để bắt bệnh và bốc đúng thuốc, nên chăng bắt đầu lại về kiểu tư duy, về những quy định trong tiêu chuẩn cán bộ… Đừng "chuẩn hóa" bằng cách bắt tất cả cán bộ cơ quan đều thành tiến sĩ.

TÂN LINH

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/515169/Gia-doi-khuyet-tat-cua-nen-giao-duc.html

Kỳ tích của nền giáo dục cách mạng

Posted: 11 Oct 2012 04:41 PM PDT

(GDTĐ) – Tháng 10/1962 Tiểu ban giáo dục Trung ương Cục miền Nam ra đời. Đường lối giáo dục của miền Nam được Trung ương Cục vạch rõ: Dựa vào lực lượng nhân dân, cán bộ giáo dục và các nhà giáo yêu nước, kiên quyết đả phá chính sách ngu dân và các hình thức giáo dục nô dịch, phản động, ngoại lai, đồi trụy của Mỹ – ngụy, tích cực xây dựng một nền giáo dục dân tộc, dân chủ và khoa học theo chủ nghĩa Mác – Lênin, nhằm bồi dưỡng chính trị, văn hóa cho nhân dân lao động trước nhất là cán bộ và chiến sĩ, nhằm đào tạo thế hệ trẻ toàn diện, biết căm thù giặc sâu sắc, biết yêu nước nồng nàn, có kiến thức, đạo đức và sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và kiến thiết xã hội sau này. Từ đây, giáo dục các vùng giải phóng ở miền Nam đã từng bước  được đẩy mạnh, xây dựng và phát triển với những kỳ tích vinh quang… 

Từ vùng đất Mũi đến chiến khu Đ

Cà Mau là một trong những địa phương ở Tây Nam Bộ làm tốt công tác giáo dục theo đường lối của Đảng. Sau ngày đồng khởi, vùng giải phóng nông thôn ở Cà Mau ngày càng mở rộng hơn. Công tác giáo dục ở vùng giải phóng được tập trung vào việc tổ chức học tập văn hóa cho nhân dân, mở các lớp bổ túc văn hóa cho người lớn và các lớp phổ thông cho trẻ em. Trường học, lớp học được xây dựng kín đáo (dưới tàn cây), có hầm để tránh phi pháo oanh tạc.  Thầy cô giáo, học sinh ngoài giờ học phải theo dân ra đồng. Giáo viên vừa tay viết, vừa tay súng chiến đấu chống địch, bám trong dân, ăn ở cùng dân.

Khó khăn là vậy nhưng trong năm 1963 Cà Mau đã xây dựng được 118 trường, lớp với 763 giáo viên, 23.100 học sinh. Cũng trong thời gian này được sự giúp đỡ của miền Bắc, Cà Mau đã được tăng cường nhiều cán bộ, giáo viên được đào tạo chính qui vào chi viện. Trường phổ thông nội trú mang tên tỉnh Ninh Bình kết nghĩa với tỉnh Cà Mau được thành lập vào năm 1964, là trường phổ thông cấp 1-2 đầu tiên trong vùng giải phóng Cà Mau. Trường được đặt tại hai khu: một tại vàm Khâu Bè, xã Phú Mỹ; một tại vàm Thị Tường, xã Hưng Mỹ. Khi trường dời về ấp 5 xã Tân Tiến đã có lớp 6 và 7. Trường sư phạm Cà Mau cũng được xây dựng. Suốt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trường đã mở được 11 khóa, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho gần 600 giáo viên cấp I, cấp II và một số cán bộ tham gia các Ban giáo dục làm công tác tuyên huấn tỉnh. Đến  năm 1967 các xã mới được giải phóng cất thêm 50 trường học, sửa chữa 37 trường học cũ, thu nhận gần 9000 học sinh đến học, tổ chức thêm 76 tổ bình dân học vụ có 1500 người đi học. Vào thời điểm này ở miền Tây Nam Bộ, có tổng số học sinh là 92.943 em thì riêng Cà Mau đã có 40.414 em.

Ở đất thép Củ Chi, giáo dục vùng giải phóng có những giai đoạn phát triển rực rỡ. Đặc biệt là đầu tháng 3-1973, Tiểu ban Giáo dục khu vực Sài Gòn – Gia Định đã cử người về phối hợp cùng với cán bộ giáo dục huyện Củ Chi để xây dựng phong trào dạy và học. Hai lớp học đầu tiên được xây dựng tại ấp Sa Nhỏ (xã Trung Lập Thượng) và Phú Thuận (xã Phú Mỹ Hưng) với mục đích thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo các xã khác. Để động viên con em nhân dân đi học, trước lúc mở lớp các thầy cô giáo phải hòa vào sống cùng dân, đào công sự, dọn dẹp các vết tích chiến tranh, rồi tiến tới tổ chức học hát, học múa… Sinh hoạt tập thể vui quá, nhất là các thầy quá tốt, quá nhiệt tình, học sinh mê. Vậy là phụ huynh cho con em đi học. Sự chủ động, sáng tạo của người làm giáo dục vùng giải phóng đã mang lại những thành quả ngoài sức mong đợi: từ khi mở lớp mới có 20 em học sinh và một lớp bổ túc 4 học viên, cho tới cuối năm 1974 số học sinh tăng lên 284 em. Ngoài ra còn có 6 lớp bổ túc ban đêm với 60 học viên. Hệ thống trường lớp ở xóm ấp đã thu hút được 89% trẻ đến trường.


Thầy trò trường Lê Văn Tám năm 1973 (Ảnh: T.L)

Vùng chiến khu Đ miền Đông Nam bộ, sau những đợt càn quét của địch, đồng bào vào rừng lập làng. Tại đây, bà con đốn gỗ dựng trường lớp và tổ chức những lớp học. Các Trường Văn Chính đã thành lập ở Bình Dương, Tây Ninh… Hai năm 1964 và 1965 được xem là mạnh nhất của giáo dục kháng chiến thời chống Mỹ. Từ năm 1970, chiến trường Nam bộ, nhất là miền Đông, ác liệt. Mỹ mở nhiều cuộc càn quét rộng lớn, các khu ủy miền Trung và Đông phải lánh sang đất bạn, phong trào giáo dục kháng chiến bước vào thời kỳ khó khăn nhất. Tuy vậy, nhiều địa phương đã mở rộng các hình thức tuyên truyền, đấu tranh trong học sinh, giáo chức vùng tạm chiếm. Cũng trong những năm kháng chiến, nhiều đoàn cán bộ giáo dục từ miền Bắc đã chi viện vào miền Nam. Tháng 9 – 1972, Tiểu ban giáo dục Miền đã đưa đoàn cán bộ về xây dựng Khu giáo dục miền Đông Nam bộ. Tại Biên Hòa, tháng 12 – 1973, được Sở giáo dục khu Đông tăng cường cán bộ, Tỉnh ủy Biên Hòa mở trường phổ thông cơ sở của tỉnh tại vùng giải phóng Cây Gáo. Trường dạy văn hóa từ lớp 1 đến lớp 5 cho các em ở vùng giải phóng và dạy bổ túc văn hóa cho nhiều cán bộ, chiến sĩ của tỉnh, huyện, xã. Nhờ đó, ở miền Đông, tỉnh Bình Phước, nơi có vùng giải phóng rộng đã thành lập được Ty giáo dục tỉnh…

Tay bút, tay súng xông pha

Nhớ về những ngày tháng làm giáo dục trong kháng chiến, nhà giáo đi B Phạm Thanh Liêm tâm sự: Nhiều người vẫn hỏi chiến tranh ác liệt mà vẫn làm được giáo dục, vì sao vậy? Và ông đã trả lời: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giáo dục vẫn được duy trì và vào những thời gian, ở những không gian thích hợp nó còn được phát triển, vì lẽ giáo dục gắn chặt với nhân dân, nhà giáo liên hệ chặt chẽ với quần chúng. "Hai vai kiếm bút, giáo viên cùng bộ đội xông pha. Một dạ sắt son, trường học với dân thôn gắn bó". Thương yêu con trẻ (nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh) và gắn bó với nhân dân là bí quyết thành công của hoạt động giáo dục trong kháng chiến.

Nhà giáo Lưu Văn Nam vẫn vẹn nguyên cảm xúc khi hồi tưởng về những năm làm giáo dục ở vùng giải phóng Bắc Củ Chi. Khi đó, lớp học ở ngay trong nhà dân, bàn ghế là thùng đạn, bảng đen là thùng pháo hoặc một tấm ván nhỏ. Để tránh địch càn quét, mỗi học sinh có một túi ni lông đựng sách vở, sáng đem chôn cất kỹ, chiều moi túi sách lên đi học. Để đạt được những kết quả đó đã có biết bao câu chuyện đẹp về giáo dục vùng bắc Củ Chi từ sau ngày hiệp định Paris ký kết đến ngày giải phóng: phụ huynh góp 1.000 cây tầm vông, 500 tấm tranh, 86 cây cột xây hai ngôi trường An Phú và Phú Mỹ Hưng. Trong cảnh "bom rơi, đạn nổ", có cô giáo như cô Minh (Trường Cây Điệp) đã quên thân mình lao vào khói lửa của bom napan để cứu học trò…

Nhà giáo An Sa (Vĩnh Long) nhớ lại: Trường nội trú trong kháng chiến không chỉ có dạy học. Nhà trường phải đảm cung, tức là tự cung tự cấp lượng thực cho đơn vị. Ngoài giờ học, cả thầy và trò phải ra ruộng. Những lúc lễ tết không có đoàn văn công về phục vụ thì thầy cô và học sinh phải đi phục vụ bà con. Thầy giáo và học sinh phải tốc ký ghi lại các bản tin giải phóng lúc 6 giờ, tóm tắt chiến thắng khắp nơi và… lấy mo cau làm loa, đi phát hành vào các khu dân cư. Khi bộ đội về đóng quân gần trường thì thầy trò lại đi vận động tòng quân.

Chiến tranh ngày càng ác liệt, địch tăng cường bình định, ruộng vườn nhà cửa luôn bị bom đạn, chất độc hóa học tàn phá; nhiều trường học bị đốt cháy. Một số giáo viên và học sinh lớn tình nguyện cầm súng trực tiếp đánh giặc cứu nước; nhiều giáo viên và học sinh thời kỳ này đã trở thành những tấm gương chiến đấu anh dũng và cũng hy sinh oanh liệt. Ở trường sư phạm khu 5, có những thời điểm lính Mỹ chốt chặn mọi ngả đường. Trường Sư phạm nằm trong thế cô lập, không thể liên lạc với tỉnh và huyện. Trường lại ở rất xa trung tâm đầu não Khu 5. Lệnh cấp gạo đã hết, nếu còn cũng không thể lấy gạo được. Chất độc hóa học đã hủy hết các rẫy sắn, rau rừng. Vậy mà thầy trò vẫn bám trụ.  Thầy  hiệu trưởng Tô Uyên Minh cho biết có  50% thầy trò của trường do ông làm Hiệu trưởng năm xưa đã chết trong cuộc chiến. Về giáo sinh thì Quảng Nam 39 người, hy sinh 22 người; Quảng Đà 32 người, hy sinh 17 người; Quảng Ngãi 55 người, hy sinh 23 người; Bình Định 33 người, hy sinh 15 người; Phú Yên 6 người, hy sinh 4 người. Về thầy giáo của nhà trường có 8 người thì đã hy sinh 4 người.

Tính từ tháng 5-1961 đến tháng 12-1974, đã có 31 đoàn giáo viên được cử vào Nam công tác, với số lượng là 2.752 người, trong đó có 14 đoàn vào Nam bộ. Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có gần 700 nhà giáo kháng chiến hy sinh, trong đó có trên 100 nhà giáo đi B… Hi sinh lặng thầm của đội ngũ giáo dục kháng chiến đã góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Những hạt giống đỏ được đào tạo từ giáo dục vùng giải phóng đã trở thành lực lượng nòng cốt trong chiến đấu và xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Nhờ xây dựng và phát triển giáo dục vùng giải phóng nên ở hầu hết các tỉnh phía Nam, đúng ngày 01/05/1975 cùng với các ban ngành khác, Tiểu ban giáo dục đã thực hiện thành công việc tiếp quản tất cả các cơ sở giáo dục của ngụy quyền tại trung tâm tỉnh; Tập hợp đội ngũ giáo chức của chính quyền cũ, cho học tập chính trị, động viên anh chị em tham gia công tác giáo dục cách mạng, tạo nền tảng vững chắc mở ra một thời kỳ mới-Thời kỳ giáo dục thống nhất đất nước.

Hà Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3002/201210/Ky-tich-cua-nen-giao-duc-cach-mang-1964044/

ĐH Greenwich (Anh quốc) dành 100 suất học bổng cho SV Việt Nam

Posted: 11 Oct 2012 04:37 PM PDT

Ngày 20/10, chương trình Bridge2B sẽ tổ chức thi học bổng tại Hà Nội và TPHCM. Để nhận được học bổng, sinh viên cần tham gia thi 3 môn là IQ, EQ và trắc nghiệm tiếng Anh. Chương trình dành cho sinh viên đã tốt nghiệp Cao đẳng, Advanced/Higher Diploma hoặc sinh viên đang học năm 3,4 Đại học đăng ký nhập học khóa tháng 3 9/2013 tại Hà Nội; Tháng 1, 5, 9/2013 tại TP Hồ Chí Minh.

 


Bridge2B được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt

 

Bridge2B là chương trình đào tạo chuyển tiếp hợp tác giữa Trường ĐH FPT và ĐH Greenwich (vương quốc Anh) – được cấp phép theo số 3638/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo. Chương trình tuân thủ các quy định chặt chẽ về giáo dục đại học của Anh và được Tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo đại học QAA (The quality Assurance Agency for Higher Education), Anh quốc đánh giá.

 

Chỉ cần một năm với 6 môn học chính, sinh viên Bridge2B sẽ được nhận tấm bằng cử nhân được công nhận toàn cầu. Hơn nữa, các bạn còn được trang bị kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh cùng với kỹ năng làm việc hiệu quả, thực hành trong môi trường kinh doanh thực tiễn, khả năng tiếng Anh vượt trội. Tất cả tạo nên nền tảng vững chắc để các bạn sinh viên phát triển toàn diện và hướng tới tương lai một cách đầy tự tin.

 


Đại học

 

"Trong tất cả các bậc học chúng tôi đều tập trung vào việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên môn và hướng nghiệp để có thể trang bị cho bạn những kỹ năng cạnh tranh tốt nhất sau khi bạn ra trường và tìm việc làm. Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến các sinh viên nước ngoài, đánh giá cao nhu cầu học tập của các bạn và luôn đặt ưu tiên hàng đầu với việc cung cấp cho các bạn những chương trình học tập và tài liệu bổ trợ tốt nhất”. Bà Baron Blackstone – phó hiệu trưởng Trường ĐH Greenwich cho biết.

 

Chia sẻ của các bạn sinh viên đã giành học bổng Bridge2B năm học 2012:

 

Đặng Thị Thùy Dương – Học bổng 50% Học phí

 

Bất ngờ trước suất học bổng dành cho mình, bạn Thùy Dương – sinh viên năm thứ 3 Trường ĐH Hà Nội chia sẻ: "Em đến với chương trình vì bị lôi cuốn bởi những điều mới lạ. Tham gia chương trình, em muốn định hướng lại tương lai cho bản thân và trải nghiệm một môi trường học tập quốc tế tại Việt Nam. Chương trình Liên thông Bridge2B được tổ chức rất chuyên nghiệp, sáng tạo. Em rất vui mừng được biết mình đã giành được một suất học bổng giá trị của chương trình. Một lần nữa xin được cảm ơn chương trình đã tư vấn và đồng hành cùng các sĩ tử chúng em".

 

Trần Nguyên Định – Học bổng 50% học phí

 

"Mình rất vinh dự là một trong những người đầu tiên biết đến chương trình học Bridge2B của Trường ĐH FPT. Theo mình, đầu tư để theo học chương trình và lấy bằng ĐH Greenwich – một bằng đại học mang tính quốc tế là một khoản đầu tư tốt. Nhưng do kinh tế gia đình khó khăn nên lúc đầu mình còn phân vân rất nhiều. Khi biết trường có tổ chức kỳ thi học bổng, mình đã cố gắng hết sức và thật may mắn khi giành được suất học bổng 50% học phí của chương trình. Hy vọng rằng với học bổng này mình sẽ được tiếp thêm "lửa" cho sự thành công trong tương lai."

 

Nguyễn Duy Thịnh – Học bổng 30% học phí

 

"Em đăng ký học Bridge2B là muốn được học tập và phát triển bản thân trong điều kiện môi trường giáo dục quốc tế. Tham gia học chương trình, em và các bạn sẽ có nhiều cơ hội tham dự các buổi VIP-TALK để học hỏi cũng như được làm quen với nhiều doanh nhân thành đạt. Hơn nữa, trong khóa học, sinh viên chúng em sẽ được nâng cao nhiều kỹ năng mềm qua chương trình Phát triển cá nhân – PDP. Em cho rằng Bridge2B là một chương trình đào tạo tốt cho sinh viên Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, bởi khi tốt nghiệp chúng em sẽ có những ưu thế vượt trội hơn so với sinh viên các trường khác."

 

Bùi Thị Thu Trang – Học bổng 10% học phí

 

"Mong muốn khi học Bridge2B của em là có được một khả năng tiếng Anh thật chuyên nghiệp. Khi theo học, ngoài những kiến thức em thu nhận được, em sẽ có rất nhiều cơ hội để tăng cường và phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh của bản thân. Bridge2B mang lại cho chúng em bằng đại học uy tín tầm cỡ quốc tế, điều này rất có lợi cho chúng em nếu sau này muốn học thêm lên hay làm việc tại nước ngoài. Thêm vào đó chương trình có khóa học PDP khám phá bản thân rất hay và hữu ích cho chúng em để khám phá những khả năng tiềm ẩn của mình".

 

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-649916/dh-greenwich-anh-quoc-danh-100-suat-hoc-bong-cho-sv-viet-nam.htm

Comments