Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường học cần hướng đến học sinh nhiều hơn

Posted: 21 Oct 2012 12:12 AM PDT

(GDTĐ)-TS. Huỳnh Văn Sơn – Trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, để học sinh thực sự coi trường học là mái nhà thứ hai của mình thì trường học Việt Nam cần phải hướng đến học sinh nhiều hơn.

Ảnh MH
Ảnh MH

Theo TS.Huỳnh Văn Sơn, không nơi nào như trường học, bên cạnh việc đem lại những giá trị con người thì những giá trị nhân ái, những giá trị văn hóa của dân tộc, của cộng đồng được soi sáng và được chuyển tải một cách cực kỳ sâu sắc… Một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc sẽ được chuyển giao, gìn giữ và phát triển khi và chỉ khi nhà trường phải thực sự làm tốt vai trò giáo dục nhân cách của mình trong môi trường và thông qua môi trường đó.

“Khi cộng tác cùng báo Phụ nữ TP HCM trong chương trình "Lời em muốn nói" trong sáu tháng cuối năm 2009, có rất nhiều học sinh còn chưa được thỏa mãn những nhu cầu chia sẻ và tâm sự với thầy cô giáo. Kết quả thu được trong buổi làm việc tại Trường NTT tại Hóc môn vào tháng 10 – tháng 11 có đến gần 100 câu hỏi và bức thư gửi lên cho những người thực hiện chương trình. Những bức xúc và những thắc mắc về vấn đề bầu chọn lớp trưởng, chấm điểm, khen thưởng, cho đến những vấn đề thuộc về kỹ năng ứng xử của thầy cô giáo đều được quan tâm và chia sẻ. Không ít học sinh đã khẳng định rằng những điều này rất muốn chia sẻ cùng với thầy cô giáo nhưng lại sợ bị la mắng, những điều này sợ rằng không được thầy cô giáo đồng cảm và chấp nhận. Ngay cả những thầy cô giáo tham gia chương trình cũng thấy rằng chính mình cần phải thay đổi nhiều hơn vì mình cũng chưa thực sự hướng đến các em. Không ít thầy cô đã khẳng định rằng những kết luận: đừng yêu vội, đừng nên tỏ tình, nên gìn giữ tình cảm đợi sau 18 tuổi… của chính mình đã hoàn toàn không được các em đón nhận vì nó đà quá cũ hay quá lạc hậu so với thực tế của sự phát triển tâm lý lứa tuổi cũng như sự mong đợi của các em ngày nay…Như vậy, trường học vẫn chưa thực sự thỏa mãn và quan tâm đúng nghĩa với các em học sinh đặc biệt là những nhu cầu về mặt tinh thần” – TS.Huỳnh Văn Sơn cho biết.

Cho rằng mỗi học sinh đều có sự phát triển khác nhau và sự khác nhau này khó có thể cân bằng một cách cơ học, TS.Huỳnh Văn Sơn đồng thời nhận định, nguyên tắc cá thể hóa trong dạy học và giáo dục chưa được khai thác một cách triệt để cho nên có khá nhiều học sinh cũng chưa thực sự cảm thấy mình được quan tâm. Ngoài ra, không ít trường học cũng hướng về mình nhiều hơn hướng về học sinh khi chỉ muốn làm tốt nhất việc giảng dạy và giáo dục của mình mà chưa thực sự lắng nghe tiếng lòng của học sinh. Không có quá ít trường học cũng tuân thủ kỷ luật một cách quá gắt gao dựa trên những quy định và những nội quy của mình đưa ra. Một số trường học vẫn còn cảm thấy nhẹ tênh khi đưa một quyết định đuổi học học sinh sau khi hội đồng kỷ luật họp hoặc sau khi xem xét kết quả học tập năm cuối cấp đang trên đà quá tệ hại.

Để học sinh thực sực coi trường học là ngôi nhà thứ 2, theo TS.Huỳnh Văn Sơn, mỗi nhà trường nên có một phòng tham vấn học đường hay có những chuyên viên tư vấn tâm lý học đường, đó chính là nơi các em có thể gửi gắm những tâm tư, băn khoăn, khúc mắc.

Bên cạnh đó, nếu muốn tạo ra những học sinh phát triển tối đa năng lực của mình đang có thì chắc chắn những sự quan tâm đích thực mang tính cá thể hóa là điều rất cần thiết, tránh áp dụng những quy định chung một cách cứng nhắc và rập khuôn mà chưa có sự đồng cảm, định hướng. Những quy định áp dụng trong mỗi nhà trường là cần thiết nhưng hãy trả về tính chất răn đe, yếu tố giáo dục sự tự ý thức và khả năng hoàn thiện chính mình chứ không phải là chuyện "khung bản lề" cứng nhắc như bộ luật hình sự. Với những trường hợp học sinh cá biệt, nên kết hợp với những trung tâm tư vấn, trung tâm hỗ trợ giáo dục để tiếp tục giáo dục các em, hoặc liên hệ với một trường dạy nghề, với địa phương để giáo dục nhân cách sau khi quyết định cho các em thôi học ở trường…

Cũng theo TS.Huỳnh Văn Sơn, trường học muốn thay đổi cần thực sự chú trọng nhiều hơn nữa đến công tác giáo dục. Khi cán cân giữa dạy học và giáo dục bị lệch pha thì chắc chắn rằng những thách thức về kết quả học tập sẽ có thể làm cho sự ứng xử của thần cô giáo, sự quan tâm của nhà trường sẽ có thể lệch hướng. Khi nhìn vào tỉ lệ học sinh giỏi, tiên tiến, trung bình và yếu dàn đều theo tỉ lệ hình tháp chuông nhưng chỉ có vỏn vẹn vài phần trăm học sinh được xem là học sinh khá về mặt đạo đức để thấy rằng ngay trong tiềm thức, sự đánh giá của con người đã có vấn đề. Một học sinh bị cho là đạo đức khá nghĩa là hư lắm hay có vấn đề lắm đây! Tại sao không phải là học tập, rèn luyện, tính cách, hứng thú, nguyện vọng mà phải xếp loại đạo đức và học tập! Những sự thay đổi đã đến lúc cần được thực thi vì đó chính là định hướng để xây dựng một trường học thân thiện, hướng đến học sinh nhiều hơn nhằm giúp các em nên người. Đó cũng chính là nhiệm vụ tối thượng của một nhà trường Vệt Nam trong một nền giáo tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc.

Hải Bình (thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201210/Truong-hoc-can-huong-den-hoc-sinh-nhieu-hon-1964276/

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông trong góc nhìn từ cơ sở GD

Posted: 21 Oct 2012 12:12 AM PDT

(GDTĐ) – Nhiệm vụ của năm học 2012- 2013 là: " Tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam" theo tinh thần Chỉ thị của Bộ giáo dục và Đào tạo. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ xin đề cập một vài khía cạnh đổi mới giáo dục phổ thông từ công tác quản lý, giảng dạy nhiều năm chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ở một trung tâm GDTX cấp  huyện.  


Ảnh minh họa
Sau hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới, giáo dục phổ thông nói riêng, GD và ĐT nói chung đã giành đựơc nhiều thành tựu quan trọng cả về phát triển quy mô và chất lượng. Một trong các thành tích nổi bật đó là đội thi tuyển Olympic châu lục và thế giới hàng năm của chúng ta đều có huy chương vàng, bạc, năm sau cao hơn năm trước. Nhiều năm thành tích các đội tuyển Việt Nam đứng trong tốp 10 – 20 Quốc gia có vị trí cao nhất…

Nhưng trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời đại toàn cầu hoá, giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng của nước ta còn bất cập trên nhiều phương diện như chúng ta đã từng nhìn nhận. Nói chung trong các bất cập có vấn đề về chất lượng giáo dục nguồn nhân lực là yếu tố mang tính hạt nhân trung tâm. Như chúng ta đã biết điều kiện để làm nên chất lượng của giáo dục bao gồm 6 yếu tố: Chương trình và sách giáo khoa; đội ngũ nhà giáo và phương pháp dạy học; cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; chất lượng đầu vào của mỗi cấp học, lớp học; phương pháp quản lý; khả năng tài chính huy động cho giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng lượng, chúng ta phải cải cách cả 6 yếu tố này.

Về chương trình và sách giáo khoa: chúng tôi cho rằng hệ thống giáo dục phổ thông vẫn nên duy trì 12 năm học như hiện nay. Nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới đang duy trì hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm và một số quốc gia như Triều Tiên chẳng hạn đang tiến hành thay đổi hệ thống 11 năm thành 12 năm. Hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm vừa phù hợp xu thế thời đại vừa phù hợp với luật pháp của nước ta quy định về tuổi trưởng thành – tuổi thành niên là 18 cũng là lứa tuổi phù hợp với đa số thanh niên khi học xong chương trình trung học phổ thông. Gần đây có một số ý kiến đưa giáo dục phổ thông về 10 hoặc 11 năm. Trước khi tiến hành cải cách Giáo dục lần thứ ba bắt đầu từ năm 1979, giáo dục phổ thông của chúng ta đã duy trì là 11 năm bao gồm 1 năm vỡ lòng và 10 năm theo cấp lớp. Sau cải cách số môn và chương trình đều tăng lên. Nên chăng giáo dục phổ thông cần thay đổi theo mấy hướng sau:

Cần phải tiến hành giảm tải chương trình, bộ môn ở các cấp học, lớp học mạnh mẽ hơn nữa theo hướng nhẹ nhàng và có phân hoá. Cụ thể là câu hỏi bài tập trong phần hướng dẫn học bài hiện nay còn quá nặng nề. Ở cấp THPT chẳng hạn đối với môn Ngữ văn thời gian học ở nhà của học sinh trung bình là 3 tiếng/ngày nếu không học buổi 2 ở trường, các em chỉ học 1 môn này có lẽ chưa chắc đã hoàn thành được yêu cầu công việc. Trong khi các môn học khác như Toán, Vật lý, Hoá học, Ngoại ngữ…. cũng có lượng câu hỏi hướng dẫn tương tự !?.

Nên sớm thực hiện chương trình phổ cập THCS đối với toàn quốc. Học sinh PTCS được miễn học phí nếu cơ sở giáo dục PTCS không có điều kiện tổ chức học buổi 2. Đồng thời GDPTCS cũng phải có chương trình giáo dục nghề phổ thông để mỗi học sinh phải có được 1 nghề đạt trình độ sơ cấp chứ không học nghề mang tính hình thức như hiện nay. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và phân luồng để đảm bảo khoảng 70 % học sinh tốt nghiệp học tiếp lên chương trình THPT, số còn lại tham gia chương trình học nghề hoặc trực tiếp tham gia thị trường lao động phổ thông.

Ảnh có tính chất minh họa
Ảnh có tính chất minh họa

Ở cấp học THPT nên có 2 cấu trúc chương trình:

Thứ nhất là chương trình phân ban theo thiên hướng nghề nghiệp của học sinh tập trung nhiều hơn nữa về thời lượng cho 3 môn học Văn hoá và 1 môn ngoại ngữ theo hướng chuyên sâu chiếm khoảng 2/3 dung lượng chương trình. Các môn khác có thể bỏ hẳn hoặc chỉ chọn theo hướng giáo dục chuyên đề cùng với việc chú trọng giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, giáo dục phổ biến pháp luật, hoạt động ngoại khoá cho khoảng 1/3 dung lượng còn lại.

Thứ hai là chương trình cơ bản thực hiện các môn học hiện nay theo hướng giảm tải như đã đề cập trên đây chiếm khoảng 2/3 dung lượng chương trình. Thời gian còn lại khoảng 1/3 dung lượng sẽ tiến hanh cùng chương trình giáo dục giá trị, kỹ năng sống, phổ biến GD pháp luật và thực hiện chương trình giáo dục nghề phổ thông để mỗi học sinh có từ 1 đến 2 nghề tương đương trình độ sơ cấp nghề.

Cần có chính sách đầu tư về đội ngũ, về cơ sở vật chất từ nguồn ngân sách và từ xã hội hoá để xây dựng các cơ sở hoặc lớp học chất lượng cao ở cấp THPT. Trong đó ở PTCS thu hút khoảng 25% lượng học sinh, ở PTTH khoảng 30% lượng học sinh theo chương trình phân ban. Các lớp học hoặc cơ sở chất lương cao này căn cứ vào xét tuyển hoặc thi tuyển đầu vào của mỗi cấp học.

Và theo chúng tôi ở địa bàn nông thôn, miền núi mỗi huyện rất nên có từ 1 dến 2 trường THPT 2 cấp theo hướng xây dựng cơ sở giáo dục trọng điểm – chất lượng cao để tạo điều kiện thuận lợi về đi lại cho người học. Có chính sách, Quy chế xét tuyển hoặc thi tuyển đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và học sinh vào công tác giảng dạy và học tập ở cở sở giáo dục chất lượng cao. Biên chế lớp học ở Cơ sở này không vượt quá 30 học sinh. Cơ sở giáo dục chất lương cao cần đựơc tổ chức học tập bán trú 9 – 11 buổi học / tuần trong đó Nhà nước hỗ trợ học phí 50%, 50% còn lại do gia đình học sinh đóng góp, riêng đối tượng chính sách, con hộ nghèo và cận nghèo thực hiện miễn giảm như hiện nay kể cả học phí buổi 2. Nhà nước cần cấp bù học phí cho đối tượng này.

Về quản lý dạy thêm, học thêm: Tăng cường quản lý và thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm. Tại các cơ sở GD chất lượng cao không tổ chức dạy thêm học thêm trừ trường hợp bồi dưỡng thi tuyển học sinh giỏi các cấp (Không thu học phí). Mặt khác muốn chấm dứt tình trạng tiêu cực trong dạy thêm, học thêm cần xây dựng ngân hàng đề bài thi, đề bài kiểm tra các bộ môn theo lộ trình của năm học đối với từng môn và từng lớp học để cán bộ phụ trách chuyên môn cơ sở giáo dục có thể chủ động khai thác để tự kiểm định, kiểm kê chất lượng giáo dục từng bộ môn và từng nhà giáo trong cơ sở giáo dục.

Các bài kiểm tra hệ số 2 chỉ quy định từ 1 đến 2 bài tuỳ dung lượng của từng bộ môn và được tiến hành nghiêm túc như các kỳ thi. Giáo viên bộ môn sẽ chỉ còn chấm trực tiếp điểm vấn đáp và các bài kiểm tra hệ số1. Và tình trạng giáo viên ép học sinh học thêm hoặc tình trạng học sinh vì "Nể thày'' mà phải miễn cưỡng đăng ký học thêm sẽ không còn tồn tại.

Trong các tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp của cán bộ quản lý và giáo viên các cấp có đề cập tới uy tín đối với phụ huynh và học sinh trong khi chúng ta chưa có cơ chế, chưa có quy định để phụ huynh, học sinh có thể tham gia cho điểm hoặc bỏ phiếu đánh giá uy tín- tín nhiệm đối với cán bộ quản lý và giáo viên. Nên chăng đối với học sinh THPT nhất là ở PTTH cần thiết tổ chức cho đại diện "Đại cử tri" học sinh (khoảng 10%) tham gia bỏ phiếu tín nhiệm hoặc cho điểm uy tín đối với cán bộ quản lý, giáo viên cuối mỗi học kỳ dựa trên khoảng 10 tiêu chí  được xây dựng và điểm số tối đa là 100 điểm.

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và khuyến khích tư duy sáng tạo của người học. Trong các hoạt động dạy học, người Thầy thực sự phải là người có khả năng tổ chức các hoạt động nhận thức theo hướng: nêu vấn đề, giao việc, gợi mở, định hướng, tổ chức các hoạt động để người học lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức. Học sinh cần tập làm quen với những tình huống giả định và tư duy phản biện trong hoạt động nhận thức, đồng thời nhà trường cần tăng cường hướng dẫn tự học, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học trong quá trình học tập của học sinh.

Thực hiện phân phối thu nhập theo chất lượng nguồn nhân lực. Sau mỗi học kỳ, nhà trường có các chỉ số về chất lượng từng giáo viên được kiểm định, kiểm kê về sự tiến bộ – trưởng thành của học sinh đối với từng môn học, cộng với kết quả đánh giá cho điểm từng năm về chuẩn giáo viên trung học, chuẩn cán bộ quản lý trường học và chỉ số điểm tín nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên đối với học sinh.

Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho chi thường xuyên và phần đóng góp học phí học buổi 2 của người học sẽ chi trả theo chất lượng công việc của từng vị trí việc làm trong cơ sở giáo dục. Đồng thời với cơ chế ưu đãi về chế độ lương bổng cho Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục sao cho đủ sức thu hút học sinh khá- giỏi thi tuyển vào học ngành Sư phạm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đây, tin chắc chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên, nguồn lực giáo dục sẽ được giải phóng giống như khoán 10 trong nông nghiệp, nhất đinh giáo dục phổ thông sẽ có bước chuyển biến tích cực phục vụ cho Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nguyễn Trọng Nghĩa

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3063/201210/Doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-pho-thong-trong-goc-nhin-tu-co-so-GD-1964277/

Tôi học giáo dục giới tính

Posted: 21 Oct 2012 12:11 AM PDT

Bản thân tình dục cũng chỉ là một hiện tượng, một khi chúng ta thôi
đính kèm nó với những tính từ "kinh tởm",  "dơ bẩn" thì sẽ dễ dàng nhận
ra về bản chất nó không đáng để chúng ta phải hoảng sợ như vậy!



Ảnh minh họa

Năm tôi 16 tuổi, gia đình tạo điều kiện cho tôi đi du học. Đêm trước khi tôi đi xa, mẹ đã dặn dò tôi rất nhiều thứ, và điều làm cho tôi bối rối nhất là khi mẹ hỏi: "Con có biết làm thế nào mà con gái có thai không?. Thú thật là tôi không rõ lắm, chỉ hiểu vấn đề một cách đại khái, nhưng tôi nghĩ đại khái như vậy là đủ rồi nên tôi gật đầu. Vả lại, tôi biết mẹ tôi không thoải mái mà bàn về chuyện này với tôi, chỉ vì tôi sắp đi xa nên buộc lòng mẹ phải đề cập tới nó mà thôi.

Trước đó, khi tôi học trung học, sách giáo khoa lớp 9 có đề cập về bộ phận sinh dục của hai giới, nhưng cô giáo môn sinh không giải thích gì nhiều trong tiết học đó nên hiểu biết của tụi tôi vẫn rất mù mờ. Cứ thế, tôi bước chân sang xứ sở mới, những hiểu biết về sức khỏe tình dục vẫn hết sức ngây ngô. Nhưng tôi không biết mình ngây ngô thế nào, cho đến một lần trường tôi tuyên truyền việc đảm bảo sức khỏe tình dục và cho một nhóm sinh viên đi phát bao cao su khắp trường. Vốn không hề biết cái bao cao su trông ra sao nên khi nhìn thấy rỏ bao cao su mà những bạn sinh viên ấy cầm, tôi tưởng đó là một loại kẹo. Tôi đã nhặt lấy một bao và suýt chút xíu nữa đã xét bao ra để "ăn kẹo", may là cô bạn đi cùng ngăn lại và nói : "Trời ạ, cậu có biết đó là bao cao su không?". Lúc ấy tôi đã ngượng chín mặt.

Sau "sự cố" ngày hôm đó, tôi nhận ra quả thật mình không hiểu gì về tình dục cả, vì vậy tôi đã đăng ký một lớp giáo dục giới tính cho học kỳ sau đó. Lớp học ấy đã thay đổi hoàn toàn nhận thức và quan điểm của tôi về tình dục, giúp tôi có cái nhìn thoải mái và khách quan hơn về vấn đề này.

Ngày đầu tiên của khóa, thầy giáo bảo chúng tôi  hãy viết những câu hỏi mình có vào một tờ giấy rồi chuyển lên cho thầy trả lời. Vì không phải đề tên lên giấy nên các sinh viên rất thoải mái viết những thắc mắc của mình.  Ngay từ những phút đầu tiên vào lớp, tôi đã được nghe thầy và các sinh viên khác bàn về tình dục hết sức cởi mở, từ việc kích cỡ của bộ phận sinh dục phái nam đến việc tránh thai khẩn cho phái nữ. Quyên sách giáo khoa khi ấy với tôi rất đáng sợ, vì chỉ cần mở ra là thấy vô số hình ảnh hết sức nhạy cảm, từ bộ phận sinh dục bình thường đến những bộ phận sinh dục khi bị nhiễm bệnh, thậm chí có cả cá tư thế quan hệ khác nhau trong đó. Không những thế, trong một số tiết học thầy còn cho chiếu những bộ phim nhạy cảm, và một lần dạy về SM (một kiểu quan hệ khi sự khoái cảm đến từ những hành động bạo lực), thầy tôi đã mời một số chuyên gia đến, cầm theo những cây roi và chích điện cho các sinh viên thử qua.

Đương nhiên tôi vẫn ngồi yên tại chỗ, nhưng có khoảng 50 sinh viên trong giảng đường khi đó đứng xếp hàng, cởi áo ngoài và thử cảm giác bị roi quất và điện chích vào người. Một lần khác, thầy tôi mời một ngôi sao khiêu dâm đến giảng đường để phỏng vấn, cho chúng tôi một cái nhìn khác về nghề diễn này. Lần khác nữa, thầy mời một người chuyển giới đến kể về trải nghiệm của họ.

Quả thật, tôi như đi vào một thế giới hoàn toàn khác mỗi khi bước chân vào lớp học đó, khi mà những điều tôi từng nghĩ là cấm kỵ lại được nói đến và trưng ra hết sức minh bạch, thậm chí lộ liễu. Thời gian đầu ngồi nghe giảng, đọc sách và tài liệu phát ra đối với tôi là một kiểu cực hình vì nó làm tôi quá xấu hổ. Nhưng gần tới cuối khóa học, khi chúng tôi phải viết một bài cảm nhận của mình về những gì đã qua, tôi nhận thức mình về tình dục đã thay đổi hoàn toàn.

Chúng tôi hiểu được rằng nếu có quyết định quan hệ với một ai đó, phải đề nghị người đó đi xét nghiệm xem có mắc phải loại bệnh lây qua đường tình dục không. Đối với phụ nữ, có những cách tránh thai nào. Tôi biết, một số độc giả đọc tới đây sẽ cảm thấy không thoải mái, nhưng điều cơ bản nhất tôi học được từ khóa giáo dục giới tính đó là phải tập nhìn về tình dục như một vấn đề bình thường của đời sống, tập chia sẻ những thắc mắc về nó, tập để cho mình không xấu hổ vì nó. Chỉ khi nào tôi hiểu nó, chấp nhận và công nhận nó, tôi  mới hoàn toàn hiểu biết, lý giải được nhu cầu của bản thân và chủ động để bảo vệ mình. Bản thân tình dục cũng chỉ là một hiện tượng, một khi chúng ta thôi đính kèm nó với những tính từ "kinh tởm",  "dơ bẩn" thì sẽ dễ dàng nhận ra về bản chất nó không đáng để chúng ta phải hoảng sợ như vậy!

Theo Nguyên Anh (Tuổi trẻ cuối tuần)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/93433/toi-hoc-giao-duc-gioi-tinh.html

Tiếp sức cho ai?

Posted: 20 Oct 2012 07:51 PM PDT

Lạm thu, và những lo lắng, tranh luận căng thẳng về tiền nong dấy lên đầu mỗi năm học đã phủ một màu tối lên hệ thống giáo dục VN, nhất là ở cấp tiểu học. Cha mẹ học sinh – những người có vai trò thiết yếu không kém các giáo viên và nhà quản lý giáo dục – đang đứng tước những xung đột thật sự trong câu hỏi "Phải làm gì và nên làm gì để giúp con cái học tốt và nên người?". Từ đây, một câu hỏi khác cũng không kém phần quan trọng được đặt ra về vai trò, trách nhiệm của hội phụ huynh.

Năm 2011, Bộ GD – ĐT ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐD), quy định khá cụ thể những gì làm và không được làm của các BĐD trong trường mầm non và phổ thông. Song những gì diễn ra trên thực tế thì vẫn ngày càng xa rời quy định này.

Một cuộc họp phụ huynh

Gần 176 triệu đồng là con số dự toán thu chi quỹ phụ huynh trong học kỷ I của lớp học ở Hà Nội, gần gấp đôi tổng số tiền ngân sách chi cho hoạt động giáo dục cả năm học của một trường ở tỉnh miền Trung. PV Tuổi trẻ có mặt tại phòng học một lớp khối 1G một trường tiểu học công lập của quận Ba Đình (Hà Nội) để họp phụ huynh đầu năm học.
Thông báo của chị trưởng BĐD tên H. cho biết từ hồi hè, "BĐD lâm thời của lớp đã thu 3 triệu đồng/ học sinh, tổng số tiền đã thu là 171 triệu đồng. Tuy nhiên, tổng dự toán thu chi học kỳ I của lớp là gần 176 triệu đồng với 13 mục, trong đó đã chi gần 85 triệu đồng các thiết bị nghe nhìn cho lớp như máy tính xách tay cho cô giáo, máy chiếu, dàn micro – ampli – loa…, nặng nhất là khoản chi 57 triệu đồng mua bảng tương tác, mua máy điều  hòa gần 26 triệu đồng…, 36 triệu đồng sẽ chi quà cho cô giáo và ban giám hiệu vào các dịp lễ"… Phụ huynh nào quan tâm các khoản chi tiết cụ thể của bảng dự toán thu chi thì chị H. cho mượn với điều kiện "ngồi xem tại chỗ, không được chụp lại".
Buổi họp trở nên sôi động khi một vị đại diện khác tên là T. thông báo cô giáo chủ nhiệm vừa "bị mất cắp ví tiền và điện thoại do kẻ gian cạy cửa lớp khi cô dẫn các con xuống sân tập khai giảng, trong đó khoản tiền bị mất chủ yếu là khoản cô vừa thu của học sinh để mua sách hộ các con" và đề nghị các phụ huynh "hỗ trợ" cô. Vài phụ huynh mau mắn đồng ý, một số phản đối, nhóm khác băn khoăn. Rốt cục, một nữ phụ huynh quyết định đứng ra quyên tiền (ghi tên và số tiền đóng góp của từng phụ huynh) và phụ huynh lần lượt đưa tiền. Tôi hỏi một phụ huynh có góp tiền không, ông thật thà đáp "nhà tôi chắc chắn nghèo hơn cô giáo, nhưng chẳng lẽ các vị ấy kêu gọi rồi ghi tên từng người nh vậy tôi lại muối mặt mà không đóng?".

Biến tướng đủ đường
Tại tất cả các trường học hiện nay đều có BĐD cấp trường và lớp, trên tinh thần phối hợp nhà trường và giáo viên chủ nhiệm thực hiện hoạt động dạy học, giáo dục học sinh. Nhưng thực tế, phần đông chỉ cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức các cuộc họp phụ huynh, thu tiền đóng góp, lo việc "lễ" thầy cô vào các dịp lễ lạt trong năm.
Chị Hạnh, một người từng "xin ra khỏi BĐD" khi con còn học lớp 4 một trường tiểu học ở quận Thanh Xuân (Hà Nội), kể: "Hai năm tham gia BĐD, công việc chủ yếu của chúng tôi là thu tiền của cha mẹ học sinh, phổ biến cho họ những chủ trương của trường, trong đó, phần lớn liên quan đến việc thu tiền. Trường cần phụ huynh hỗ trợ cái gì đều "khoán trắng" cho BĐD trong việc phổ biến, thuyết phục và thu tiền phụ huynh. Phụ huynh khác còn có thể thắc mắc, nhưng người trong BĐD thì gần như phải đứng về phía nhà trường, giáo viên chủ nhiệm. Tôi xin ra khỏi BĐD vì chứng kiến những gợi ý thu vô lý mà bất lực, không thể phản ứng".

Những người rút lui trong lặng lẽ như chị Hạnh không nhiều. Chị Ngọc, một phụ huynh trong Trường tiểu học Trung tự (Hà Nội) cho biết năm nào BĐD lớp cũng thu quỹ lớp để chi tiêu hàng chục khoản và đều rất vô lý như kẻ lại bảng, sơn lại lớp, mua xô – giẻ lau sàn nhà, đồng hồ treo tường, quạt… "Tôi từng lên gặp cô hiệu trưởng để thắc mắc. Cô hiệu trưởng tỏ ra rất lắng nghe rồi hứa hẹn sẽ nhắc nhở giáo viên trả lại những khoản thu phụ huynh không đồng ý. Tuy nhiên, chẳng bao giờ có chuyện trả lại" – chị Ngọc kể.

Để tìm hiểu thật kỹ về hoạt động của BĐD, PV Tuổi trẻ đã dự thính nhiều cuộc họp phụ huynh đầu năm học này. Hầu hết các cuộc họp diễn ra như sau: sau phần trao đổi của cô giáo chủ nhiệm, BĐD phổ biến chuyện tiền. Quỹ phụ huynh lớp từ 500.000 đồng/ người tăng lên 700.000 đồng, 1 triệu, rồi 2 triệu đồng/ người, mà vẫn bỏ ngỏ khả năng "có thể đóng thêm nếu cuối năm hụt quỹ".

Ở một trường THPT của quận Đống Đa (Hà Nội), khi một số cha mẹ học sinh đề nghị buổi họp phụ huynh đầu năm nên dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con cái, cách xử lý những tình huống phát sinh ở lứa tuổi nhạy cảm thì người của BĐD gạt đi rồi đề nghị phụ huynh nộp tiền cho những khoản đã "tiền trảm hậu tấu" như sơn lại tường, mua thêm quạt, rèm cửa…

Đáng buồn nhất là trong tất cả những bản diễn giải thu chi tự nguyện (do BĐD đứng ra thu), ngoài phần đầu tư thiết bị sửa chữa cơ sở vật chất thì khoản thu chi nhiều nhất cho thầy cô giáo, ban giám hiệu và nhân viên nhà trường. Chỉ tính một ngày lễ, hàng chục địa chỉ mà phụ huynh trường phải có quà, từ ban giám hiệu đến bộ phận tài vụ, văn phòng, bảo vệ… Tiền cấu ra từ quỹ phụ huynh như muối bỏ bể.

Sự phản kháng yếu ớt

H.A., cựu phụ huynh Trường tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội), là một trong những người hiếm hoi dám công khai chống lại việc mượn BĐD để lạm thu. Hồi ấy (năm học 2010 – 1011), con gái H.A. học lớp 3A3 Trường tiểu học Nam Trung Yên. Trước áp lực của nhà trường về "xã hội hóa" để thu thêm tiền mua máy điều hòa, rèm cửa và một số khoản thu khác, H.A. cùng một số phụ huynh khác của lớp 3A3 không chấp nhận. Giáo viên chủ nhiệm lớp 3A3 đã gọi phụ huynh họp lớp đột xuấ nhiều lần nhưng vẫn không đạt được thỏa thuận cuối cùng. Rất may cho H.A. và một số phụ huynh khác là BĐD lớp đứng về phía họ. Tuy nhiên, một vài phụ huynh trong lớp bắt đầu lên tiếng cạnh khóe H.A. và những phụ huynh dám đấu tranh, cho rằng vì họ mà các phụ huynh khác mất thời gian, cô giáo không yên tâm dạy học… Cuối cùng, giáo viên chủ nhiệm đề nghị để ổn định tình hình, lớp bầu BĐD khác. Trao đổi với cơ quan chức năng, ban giám hiệu Trường tiểu học Nam Trung Yên giải thích việc lớp 3A3 bầu lại BĐD là vì yêu cầu của phụ huynh!
Đấu tranh trực diện với nhà trường không ăn thua, nhiều phụ huynh trường tiểu học Nam Trung Yên hồi đó đã tìm đến nhiều cơ quan báo chí. Mặt khác, họ gửi đơn trình bày sự việc đến nhiều cơ quan chức năng. Trong cuộc gặp với Quận ủy Cầu Giấy, bà Lương, bà nội một học sinh khối 5 – đã lên án nhà trường thu tiền của phụ huynh để mua sắm, chi tiêu theo cách "vén tay áo sô đốt nhà táng giấy". Sau khi lắng nghe thông tin từ hai bên (nhà trường và phụ huynh), cơ quan chức năng động viên phụ huynh yên tâm ra về, họ sẽ có kết luận thỏa đáng.  Tuy nhiên, rất lâu sau đó, các phụ huynh nhận được văn bản trả lời kiểu "vừa đúng vừa sai" và không hề có bất kỳ hình thức kỷ luật nào với hiệu trưởng nhà trường. Vậy là "hòa cả làng". "Nhớ lại, tôi không khỏi ớn lạnh. Hồi ấy khi báo chí viết về trường, các cuộc họp phụ huynh diễn ra để "bình ổn tình hình" nhưng thực chất là để đấu tố xem ai làm rò rỉ thông tin" – H.A.  nhớ lại.

Phụ huynh một trường THPT quận 1 (TP.HCM) kể, chị là người duy nhất đứng lên đề nghị trưởng BĐD lớp cho xem bản giải trình thu chi năm trước, dự toán năm sau trước sự khó chịu ra mặt của vị hội trưởng, và tiếng xì xào kêu mất thời gian của nhiều phụ huynh khác.

Sự phản kháng hiếm hoi của phụ huynh thường ít mang lại kết quả nếu chỉ đi bằng con đường chính thống là khiếu kiện lên hiệu trưởng, trưởng phòng giáo dục. Kết quả của cuộc đấu tranh thường là con cái họ bị kỳ thị, bị "quan tâm" đặc biệt khiến nhiều học sinh áp lực nặng nề. Đã có người không thể đấu tranh được với tiêu cực thì đành phải xin chuyển trường, chuyển lớp như một cách "tránh bão
. Như một thông lệ cay đắng, khi không ít tiêu cực của nhà trường khi bị bung bét, cha mẹ học sinh lại là đối tượng "giơ đầu chịu báng mà không thể phản kháng.

Trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội) từng xảy ra một việc kinh động khi tập thể giáo viên kiện trưởng BĐD cấu kết với hiệu trưởng vi phạm quy định thu chi. Báo chí vào cuộc và thanh tra Sở GD-ĐT Hà Nội xuống kiểm tra. Nhiều khoản thu – chi núp dưới danh nghĩa tự nguyện, thiếu chứng từ hợp pháp, làm thất thoát lượng tiền lớn đã được thanh tra sở xác nhận, nhưng kết luận của thanh tra lại quy trách nhiệm chính cho BĐD các lớp. Hiệu trưởng chỉ bị lỗi nhẹ còn ông trưởng BĐD trường thì vô can.

"Trả lại tên cho em" bằng cách nào?

Trong điều lệ BĐD cha mẹ học sinh của Bộ GD-ĐT ban hành năm ngoái thì các vị hiệu trưởng phải có trách nhiệm trong các hoạt động của BĐD cấp trường và cấp lớp. Theo đó, nếu BĐD gây nên lạm thu, Tổ chức dạy thêm, học thêm tùy tiện thì hiệu trưởng bị quy trách nhiệm. Đây là điểm mới không có trong điều lệ đã ban hành trước đó với mục đích đưa hoạt động của BĐD trở về với đúng vai trò của nó. Nhưng trên thực tế , gần một năm ban hành điều lệ mới, những bất cập liên quan đến BĐD vẫn không hề thuyên giảm. Bởi nhận thức, quan điểm của nhiều bậc cha mẹ và các BĐD không thay đổi. Trong khi đó, không hề có một tổ chức, bộ phận khách quan hơn để giám sát, xử lý sai phạm và bảo vệ những phụ huynh dám đứng lên đấu tranh với tiêu cực. Điều lệ thậm chí còn có cả quy định "UBND các tỉnh, thành không quy định việc thu và sử dụng quỹ của BĐD, nhwg phải có trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc thực hiện điều lệ BĐD". Nhưng việc kiểm soát này không hiệu quả và bao trùm hết các hoạt động được bưng bít trong nhà trường.

Khi hỏi về điều lệ BĐD cũng như các văn bản hướng dẫn quản lý thu chi các cấp, tất cả các phụ huynh lắc đầu, ngay cả một vị trogn BĐD trường THCS Huy Văn, quận Đống Đa, cũng khăng khăng các khoản thu lên đến hàng triệu đồng, kể cả quỹ phụ huynh trường, lớp đều do "trên quy định".
Suy nghĩ về việc xây dựng một hội cha mẹ học sinh theo đúng danh nghĩa và vai trò là mong muốn không chỉ của chính các bậc cha mẹ học sinh mà còn của nhiều nhà giáo muốn chấn chỉnh tiêu cực trong giáo dục.

Cha mẹ học sinh làm gì?

Được:
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm
lớp và giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; tham
gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh
giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp
tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật…
Tổ chức
lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học
sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn
về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;
phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục
truyền thống, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh…

Không được: Sử dụng quỹ cha mẹ
học sinh vào những việc nằm ngoài hoạt động trực tiếp của BĐD, như việc
bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường, tiền an ninh, tiền vệ sinh, trông xe,
khen thưởng cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, mua sắm máy móc,
trang thiết bị đồ dùng dạy học cho trường, lớp, cho cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên sử dụng, sửa chữa nâng cấp, xây dựng các công trình của
nhà trường. Thu chi không đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch.

(Trích điều lệ BĐD cha mẹ học sinh do Bộ GD – ĐT ban hành ngày 22/11/2011)

Theo Vĩnh Hà – Qúy Hiên (Tuổi trẻ cuối tuần)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/93424/tiep-suc-cho-ai-.html

Xung quanh quy định trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu: Ý kiến từ ban soạn thảo

Posted: 20 Oct 2012 07:50 PM PDT

(GDTĐ)-Sau khi dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu, Ban soạn thảo đã nhận được 20 ý kiến bằng văn bản của tập thể, cá nhân, Hội Cựu giáo chức các địa phương và các ý kiến được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ảnh mang tính chất minh họa
Ảnh mang tính chất minh họa

Những ý kiến trên tập trung vào một số vấn đề: đề xuất đối tượng nguyên là cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ hưu giai đoạn từ 01/01/1994 đến 01/05/2011 cũng được hưởng trợ cấp; xem xét chế độ phụ cấp thâm niên cho các nhà giáo đã nghỉ hưu trước năm 1993; khuyến nghị các yếu tố cần xem xét khi xây dựng mức trợ cấp.

Về các vấn đề này, Ban soạn thảo cho biết:

Về đối tượng nguyên là cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ hưu trong giai đoạn từ 01/01/1994 đến 01/05/2011:

Hiện nay, cán bộ quản lý giáo dục bao gồm: Các nhà giáo được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục, dạy nghề và các nhà giáo được cấp có thẩm quyền điều động về làm công tác quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, dạy nghề.

Đối với các nhà giáo được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục và dạy nghề (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc) đã nghỉ hưu: Là đối tượng hưởng trợ cấp theo dự thảo Quyết định.

Đối với các nhà giáo được điều động về làm công tác quản lý giáo dục tại Phòng, Sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề đã nghỉ hưu: Trong quá trình thảo luận tại Ban soạn thảo, đa số các thành viên chưa đồng ý vì Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII quy định chế độ trợ cấp đối với giáo viên đã nghỉ hưu không được hưởng chế độ thâm niên và theo Nghị định 54/2011/NĐ – CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo cũng không quy định các nhà giáo đang công tác ở các cơ quan này được hưởng phụ cấp thâm niên. Do vậy, Ban soạn thảo Quyết định đang tiếp thu các ý kiến đóng góp để tiếp tục thảo luận nhằm đạt sự thống nhất trước khi đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để những nhà giáo này cũng được hưởng chế độ trợ cấp.

Về xem xét chế độ phụ cấp thâm niên cho các nhà giáo đã nghỉ hưu từ năm 1993 trở về trước:

Đội ngũ nhà giáo công tác trong giai đoạn này đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn (cũng như những cán bộ, công chức, viên chức các ngành, nghề khác ở cùng thời kỳ). Các nhà giáo nghỉ hưu từ tháng 9 năm 1988 đến tháng 12 năm 1993 đã được hưởng phụ cấp thâm niên theo Quyết định số 309 – CT ngày 09/12/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ); nên khi nghỉ hưu, trong lương hưu đã có phụ cấp thâm niên. Các nhà giáo nghỉ hưu trước tháng 9 năm 1988 đã được điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Điều 4 Nghị định 27/CP của Chính phủ ngày 25 tháng 3 năm 1993.

Trên thực tế, lương hưu hiện nay của các nhà giáo này còn thấp (cũng như của các đối tượng công chức, viên chức, người lao động ở các ngành nghề khác đã nghỉ hưu cùng thời điểm) do chính sách chung về tiền lương qua mỗi thời kỳ. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu đề xuất với Chính phủ xem xét, có điều chỉnh chung về lương hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã nghỉ hưu trước năm 1993, trong đó có các nhà giáo.

Về các yếu tố cần xem xét khi xây dựng mức trợ cấp:

Căn cứ Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII; căn cứ kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp với Giáo sư Viện sỹ Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam về đề nghị chế độ phụ cấp thâm niên đối với cựu giáo chức (Thông báo số 94/TB-VPCP ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ) và căn cứ tình hình thực tiễn, Ban soạn thảo dự thảo Quyết định đã xem xét kỹ mối tương quan trong thực hiện chính sách phụ cấp thâm niên giữa các nhà giáo đã được hưởng chế độ này trong lương hưu ở giai đoạn trước và nhà giáo được hưởng phụ cấp thâm niên theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP.

Nếu thực hiện “hồi tố” chế độ phụ cấp thâm niên theo mức tương ứng như quy định tại Nghị định 54/2010/NĐ-CP (sau 5 năm được hưởng 5% và mỗi năm sau đó được hưởng thêm 1%) thì kinh phí phải chi trả sẽ rất lớn (khoảng 1.600 tỷ/năm), vượt quá khả năng Ngân sách nhà nước và không đúng với tinh thần của Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII (là thực hiện chế độ trợ cấp đối với giáo viên đã nghỉ hưu không được hưởng chế độ thâm niên).

Mặt khác, việc xây dựng phương án thực hiện trợ cấp cho giáo viên đã nghỉ hưu không được hưởng chế độ thâm niên cũng cần được xem xét trong mối tương quan về chế độ phụ cấp thâm niên của công chức, viên chức nói chung, cụ thể: cán bộ, công chức các ngành Thanh tra, Kiểm sát, Kiểm toán, Tòa án, Kiểm lâm, Thi hành án dân sự cũng được hưởng phụ cấp thâm niên từ ngày 01/01/2009 (theo Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ), nhưng cán bộ, công chức 6 ngành này đã nghỉ hưu từ ngày 31/12/2008 trở về trước không được tính hưởng PCTN trong lương hưu và cũng không có khoản trợ cấp nào.

Hiện nay, Ban soạn thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu không được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu đang nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của các tập thể và cá nhân để hoàn thiện dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201210/Y-kien-tu-ban-soan-thao-1964261/

Dạy con đối mặt

Posted: 20 Oct 2012 07:50 PM PDT

– Trẻ dễ bị tổn thương, thậm chí suy sụp khi gặp những tình huống khó khăn,
tiêu cực trong cuộc sống. Những tổn thương tâm lý, nếu không khéo giải quyết sẽ
dẫn đến tự ti, trầm cảm thậm chí bất mãn, nghĩ quẩn, làm liều…

Dễ bị tổn thương

Con gái về nhà mắt đỏ hoe. Chị Hương gắng hỏi, nhưng càng hỏi bé càng khóc
nức nở. Sau một hồi bình tĩnh lại, bé Na con chị mới bắt đầu kể: Hôm nay, bé bị
cô giáo chủ nhiệm mắng là "đồ vô tích sự", vì làm tổ trưởng mà để các bạn nói
chuyện riêng.

Ảnh minh họa

Chị nghe mà nghẹn lòng, không hiểu sao cô giáo lại cư xử với một đứa trẻ như
vậy. Những ngày sau đó, bé rất sợ lên lớp, nhất là những giờ học cô giáo chủ
nhiệm. Chị Hương đã an ủi, động viên và gặp cô giáo để giải quyết vấn đề tâm lý
cho bé. Tuy nhiên, lời nói của cô giáo đã để lại sự mặc cảm, tự ti đối với bé.
Nhiều ngày sau đó, bé vẫn hỏi mẹ: Con có phải đồ vô tích sự không mẹ?

Có rất nhiều câu chuyện tương tự về việc trẻ bị tổn thương, thậm chí suy sụp
khi gặp những tình huống khó khăn, tiêu cực trong cuộc sống. Những tổn thương
tâm lý, nếu không khéo giải quyết sẽ dẫn đến tự ti, trầm cảm thậm chí bất mãn,
nghĩ quẩn, làm liều. Đến mùa thi ĐH, hầu như năm nào cũng có trường hợp học sinh
tự tử vì thi trượt.

Dạy con ngoan chưa đủ

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng: "Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ biết học hành
là ngoan". Trẻ em chỉ cần biết nghe lời, làm việc tốt, tránh cái xấu và tập
trung vào học hành thế là đủ. Cha mẹ rất yên tâm vì con học tốt, giáo viên khen
ngoan. Cho đến khi con gặp những sự cố rất nhỏ nhưng không vượt qua được thì cha
mẹ mới xem lại cách giáo dục của mình. Các em chưa được trang bị kỹ năng xử lý
những tình huống xấu, đối mặt với thất bại…

Trẻ em ở thành phố đôi khi lại thụ động hơn trẻ em ở các vùng quê vì cha mẹ
chúng đã làm thay chúng quá nhiều việc. Một đứa trẻ ngoan, học giỏi nhưng thiếu
kỹ năng sống thì rất khó có thể thành công trong cuộc sống như cha mẹ mong muốn.

Học cách chấp nhận

Làm cha mẹ, ai cũng muốn chọn cho con môi trường xã hội tốt, trường học thân
thiện, con ngoan, học giỏi, thi đâu thắng đó. Tuy nhiên, cuộc sống thì không bao
giờ trọn vẹn được như vậy. Nếu cứ cố chấp phải như vậy thì chỉ tạo thêm áp lực
lên con cái và áp lực lên gia đình mà thôi. Muốn chiến thắng hoàn cảnh thì đầu
tiên phải hiểu và chấp nhận hoàn cảnh rồi thích nghi, chứ không phải oán trách
nó.

Có những điều trong cuộc sống đã thành quy luật mà con người không thể thay
đổi được. David Richo – một nhà tâm lí học nổi tiếng người Mỹ đã nêu lên năm
điều định sẵn vốn luôn luôn hiện hữu trong mỗi đời người:

"Mọi thứ đều thay đổi và chấm dứt.
Mọi việc luôn không diễn ra theo kế hoạch.
Cuộc sống không phải luôn công bằng.
Đau khổ là một phần tất yếu của đời sống.
Người khác không luôn luôn yêu thương và trung thành với chúng ta."

(trích 5 sự thật không thể thay đổi)

Vậy thì, việc con bị điểm kém, thi trượt, bị bạn đánh, cô giáo mắng…là hết
sức bình thường, không nằm ngoài quy luật. Cha mẹ cần chuẩn bị sẵn tâm lý để khi
gặp tình huống xấu cũng hết sức bình tĩnh giúp con vượt qua. Chấp nhận như thế
không phải là đầu hàng, buông xuôi, mà đó là cách nhìn nhận đúng đắn về môt sự
thật không thay đổi được. Chấp nhận chính là bước khởi đầu đầy can đảm, vươn lên
để sống cùng thực tại.

Dạy trẻ cách thích nghi

Để có thể vững vàng trước những tình huống tiêu cực trong cuộc sống, cha mẹ
cần cho con thực tập từ gia đình trong những tình huống dễ đến khó. Cha mẹ có
thể cùng con chơi các trò chơi trong đó cha mẹ sẽ đưa ra những tác động tiêu cực
cho trẻ xử lý. Khi trẻ xử lý sai cha mẹ hãy hỏi lý do tại sao trẻ lại làm vậy,
còn cách nào tốt hơn không? Sau đó, cha mẹ đưa ra cách giải quyết và giải thích
cho trẻ hiểu .Qua đó, cha mẹ dạy con kiểm soát cảm xúc, chấp nhận sự việc, phân
tích đúng sai rồi giải quyết vấn đề.

Phụ huynh cần phải làm gương cho trẻ về việc làm chủ cảm xúc. Trong gia đình,
hãy dạy con thói quen không hành động nói năng khi mất bình tĩnh. Đó là bước đầu
làm chủ cảm xúc. Điều quan trọng mà cha mẹ cần giúp con hiểu là vượt lên chính
mình mới mang lại niềm vui hạnh phúc chứ không phải là hơn thua với mọi người.

Để làm được như vậy, bậc phụ huynh cần phải tâm sự thường xuyên với con cái
như những người bạn để tạo cho chúng niềm tin. Trong khi trò chuyện phải lắng
nghe, trao đổi, không được mang tính chất giáo dục cưỡng ép. Ngoài ra, cha mẹ
cần kết hợp khen – chê, thưởng – phạt linh hoạt để vừa răn đe, vừa động viên trẻ
trên mỗi bước hoàn thiện nhân cách.

  • Trần Quốc Tuấn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/93138/day-con-doi-mat.html

Ban soạn thảo trợ cấp nhà giáo lên tiếng hồi đáp công luận

Posted: 20 Oct 2012 07:50 PM PDT

Ban soạn thảo cho biết, theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 4/10/2012, dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu được đăng trên website của Bộ GD-ĐT để xin ý kiến góp ý trước khi ban hành. Đến nay đã nhận được 20 ý kiến bằng văn bản của tập thể, cá nhân, Hội Cựu giáo chức các địa phương và các ý kiến được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tập trung phản ánh một số vấn đề sau: Thứ nhất, đề xuất đối tượng nguyên là cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ hưu giai đoạn từ 1/1/1994 đến 1/5/2011 cũng được hưởng trợ cấp; Thứ hai, xem xét chế độ phụ cấp thâm niên cho các nhà giáo đã nghỉ hưu trước năm 1993; Thứ ba, khuyến nghị các yếu tố cần xem xét khi xây dựng mức trợ cấp.

Xoay quanh các phản ánh này Ban soạn thảo đã chính thức đưa ra ý kiến giải thích. Cụ thể, về đối tượng nguyên là cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ hưu trong giai đoạn từ 1/1/1994 đến 1/5/2011, Ban soạn thảo cho rằng, hiện nay, cán bộ quản lý giáo dục bao gồm: Các nhà giáo được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục, dạy nghề và các nhà giáo được cấp có thẩm quyền điều động về làm công tác quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, dạy nghề.

Đối với các nhà giáo được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục và dạy nghề (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc) đã nghỉ hưu: Là đối tượng hưởng trợ cấp theo dự thảo Quyết định.

Đối với các nhà giáo được điều động về làm công tác quản lý giáo dục tại Phòng, Sở, Bộ GD-ĐT và các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề đã nghỉ hưu: Trong quá trình thảo luận tại Ban soạn thảo, đa số các thành viên chưa đồng ý vì Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII quy định chế độ trợ cấp đối với giáo viên đã nghỉ hưu không được hưởng chế độ thâm niên và theo Nghị định 54/2011/NĐ – CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo cũng không quy định các nhà giáo đang công tác ở các cơ quan này được hưởng phụ cấp thâm niên. Do vậy, Ban soạn thảo Quyết định đang tiếp thu các ý kiến đóng góp để tiếp tục thảo luận nhằm đạt sự thống nhất trước khi đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để những nhà giáo này cũng được hưởng chế độ trợ cấp.

Về xem xét chế độ phụ cấp thâm niên cho các nhà giáo đã nghỉ hưu từ năm 1993 trở về trước Ban soạn thảo đánh giá: Đội ngũ nhà giáo công tác trong giai đoạn này đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn (cũng như những cán bộ, công chức, viên chức các ngành, nghề khác ở cùng thời kỳ). Các nhà giáo nghỉ hưu từ tháng 9 năm 1988 đến tháng 12 năm 1993 đã được hưởng phụ cấp thâm niên theo Quyết định số 309 – CT ngày 09/12/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ); nên khi nghỉ hưu, trong lương hưu đã có phụ cấp thâm niên. Các nhà giáo nghỉ hưu trước tháng 9 năm 1988 đã được điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Điều 4 Nghị định 27/CP của Chính phủ ngày 25 tháng 3 năm 1993.

Trên thực tế, lương hưu hiện nay của các nhà giáo này còn thấp (cũng như của các đối tượng công chức, viên chức, người lao động ở các ngành nghề khác đã nghỉ hưu cùng thời điểm) do chính sách chung về tiền lương qua mỗi thời kỳ. Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu đề xuất với Chính phủ xem xét, có điều chỉnh chung về lương hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã nghỉ hưu trước năm 1993, trong đó có các nhà giáo.

Về các yếu tố cần xem xét khi xây dựng mức trợ cấp Ban soạn thảo cũng cho biết, căn cứ Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII; căn cứ kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp với Giáo sư Viện sỹ Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam về đề nghị chế độ phụ cấp thâm niên đối với cựu giáo chức (Thông báo số 94/TB-VPCP ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ) và căn cứ tình hình thực tiễn, Ban soạn thảo dự thảo Quyết định đã xem xét kỹ mối tương quan trong thực hiện chính sách phụ cấp thâm niên giữa các nhà giáo đã được hưởng chế độ này trong lương hưu ở giai đoạn trước và nhà giáo được hưởng phụ cấp thâm niên theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP.

Nếu thực hiện "hồi tố" chế độ phụ cấp thâm niên theo mức tương ứng như quy định tại Nghị định 54/2010/NĐ-CP (sau 5 năm được hưởng 5% và mỗi năm sau đó được hưởng thêm 1%) thì kinh phí phải chi trả sẽ rất lớn (khoảng 1.600 tỷ đồng/năm), vượt quá khả năng Ngân sách nhà nước và không đúng với tinh thần của Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII (là thực hiện chế độ trợ cấp đối với giáo viên đã nghỉ hưu không được hưởng chế độ thâm niên).

Mặt khác, việc xây dựng phương án thực hiện trợ cấp cho giáo viên đã nghỉ hưu không được hưởng chế độ thâm niên cũng cần được xem xét trong mối tương quan về chế độ phụ cấp thâm niên của công chức, viên chức nói chung, cụ thể: cán bộ, công chức các ngành Thanh tra, Kiểm sát, Kiểm toán, Tòa án, Kiểm lâm, Thi hành án dân sự cũng được hưởng phụ cấp thâm niên từ ngày 1/1/2009 (theo Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ), nhưng cán bộ, công chức 6 ngành này đã nghỉ hưu từ ngày 31/12/2008 trở về trước không được tính hưởng PCTN trong lương hưu và cũng không có khoản trợ cấp nào.

Chốt lời hồi đáp với công luận, Ban soạn thảo nhấn mạnh: "Hiện nay Ban soạn thảo đang nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của các tập thể và cá nhân để hoàn thiện dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định".

S.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-653370/ban-soan-thao-tro-cap-nha-giao-len-tieng-hoi-dap-cong-luan.htm

Hà Nội không “quay lưng” với tại chức, liên thông

Posted: 20 Oct 2012 07:49 PM PDT

Chỉ "loại" tại chức, liên thông cho ngạch Giáo viên THPT

 

 

Theo thông báo số 8595/TB-SGD-ĐT ngày 12/9, Sở GD-ĐT Hà Nội tuyển dụng 817 chỉ tiêu viên chức làm công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở. Trong đó, có 516 chỉ tiêu cho ngạch Giáo viên THPT, 57 chỉ tiêu cho ngạch Giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 141 chỉ tiêu cho ngạch Nhân viên (không làm công tác giảng dạy)… và một số chỉ tiêu cho các ngạch khác.

 

Thông báo tuyển dụng này có đoạn: "Tất cả thí sinh đăng ký dự tuyển phải tốt nghiệp hệ chính quy của trường Đại học Sư phạm, khoa sư phạm của các trường đại học hoặc tốt nghiệp đại học hệ chính quy các trường công lập đúng chuyên ngành đăng ký dự tuyển và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm".

 

Ảnh minh họa

Đây chính là điểm được nhiều nguồn tin sau đó trích đăng và kết luận: "Hà Nội nói không với tại chức, liên thông" khiến dư luận "dậy sóng" với nhiều ý kiến trái chiều. Không ít ý kiến bức xúc cho rằng, bản thân người học không có lỗi bởi ngành giáo dục cho phép đào tạo mà không công nhận thì đào tạo làm gì? Và nếu tự chối bỏ chính "sản phẩm" mình đào tạo ra thì tại sao không xóa bỏ hệ tại chức?

 

Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Chinh – Phó phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT Hà Nội – khẳng định việc trích đăng thông tin như vậy là không rõ ràng và khiến dư luận hiểu sai. "Thông tin nói giáo dục Hà Nội "nói không" với tại chức, liên thông là không đúng. Việc không tiếp nhận hồ sơ của thí sinh tốt nghiệp ĐH tại chức chỉ áp dụng với ứng viên muốn dự tuyển giáo viên bậc THPT và THCN, còn với ngạch Nhân viên thì chúng tôi vẫn tiếp nhận cả bằng tại chức", ông Chinh phân tích.

 

Cũng theo ông Chinh, việc Sở GD-ĐT đưa ra điều kiện như vậy là phù hợp với Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, theo đó "đơn vị sự nghiệp công lập được bổ sung các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm…" nhưng "không được trái với quy định của pháp luật và phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt trước khi thực hiện".

 

"Yêu cầu thí sinh phải tốt nghiệp ĐH chính quy mới được tuyển dụng làm giáo viên phổ thông này đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt do phù hợp với quy định và thực tế trong những năm gần đây, nguồn tuyển giáo viên THPT từ hệ chính quy là khá dồi dào", ông Chinh cho biết.

 

Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên

 

 

Mục đích của việc Sở GDĐT Hà Nội kèm thêm những yêu cầu về tuyển dụng là nhằm từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Chính bởi vậy mà Sở chỉ xét tuyển những thí sinh có bằng ĐH liên thông cho giáo viên bậc Trung học cơ sở chứ không tuyển cho giáo viên bậc THPT và TCCN.

 

"Hà Nội vẫn tuyển những người có bằng liên thông chứ không phải từ chối. Những thí sinh này được thi tuyển làm giáo viên THCS vì rõ ràng, họ có gốc là cao đẳng sư phạm, chất lượng đào tạo sẽ tốt hơn. Hơn nữa, những thí sinh học liên thông có thời gian học CĐ Sư phạm, sau đó học tiếp đại học nên khó xác định điểm học tập theo quy định tại Nghị định 29", vị phó phòng Tổ chức cán bộ của Sở GDĐT Hà Nội nói.

 

 

Mạnh Hải

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-653340/ha-noi-khong-quay-lung-voi-tai-chuc-lien-thong.htm

Hướng tới đào tạo con người hiện đại

Posted: 20 Oct 2012 07:49 PM PDT

Diễn đàn "Đổi mới giáo dục – đòi hỏi cấp thiết"

Hướng tới đào tạo con người hiện đại

TT – Trong ba ngày từ 16 đến 18-10, diễn đàn "Đổi mới giáo dục – đòi hỏi cấp thiết" đã nhận được hàng chục bài viết tâm huyết tham gia bàn luận, tìm giải pháp đổi mới giáo dục nước nhà.

Sinh viên khoa địa chất Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) thực hành đo trắc địa – Ảnh: Như Hùng

* Giáo sư Hoàng Tụy

Chọn lựa một con đường

Đánh giá sự sa sút trầm trọng của chất lượng giáo dục, nhiều ý kiến thường nhấn mạnh khuyết điểm lớn nhất của nhà trường là chỉ chú ý dạy chữ (dạy kiến thức) mà lơ là dạy người. Điều đó, theo tôi, có lẽ chỉ mới đúng một nửa. Trên thực tế nhà trường của ta dạy người có khi còn chặt chẽ, quyết liệt hơn ai hết. Chỉ có điều nội dung và cách dạy người của ta sai, lệch hướng. Sai, lệch hướng vì chỉ nhằm đào tạo những mẫu người hoàn toàn không phù hợp với yêu cầu cuộc sống hiện đại, thiếu những tố chất cơ bản để có thể thành công trong thế giới hiện đại: tự do, trung thực và sáng tạo.

Theo tôi, phải từ bỏ những quan niệm, tập quán, cách suy nghĩ về giáo dục đã quen thuộc một thời, can đảm tiến lên thực hiện một nền giáo dục khai phóng, như ở mọi nước văn minh hiện nay, dạy người nhằm rèn luyện nhân cách, phẩm chất trí tuệ, năng lực cảm thụ, ý thức cộng đồng, hướng theo thang giá trị phổ quát của nhân loại đương thời.

Đặc biệt, giáo dục phải hướng tới đào tạo con người hiện đại có cá tính nhưng bao dung, biết giao tiếp và hợp tác, biết làm việc có hiệu quả, có tư duy cởi mở với cái mới, thích dấn thân, không ngại đương đầu với thách thức, khó khăn, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm vì mục đích lớn và nhất là lương thiện, trung thực và có đầu óc sáng tạo, là những đức tính tối cần thiết trong đời sống xã hội hiện đại. Đó mới thật sự là dạy người theo nghĩa cao quý nhất. Đó mới thật sự là sứ mạng của giáo dục tiên tiến thời nay.

Giáo dục hiện đang đứng ở ngã ba đường, giống như kinh tế những năm giữa thập kỷ 1980. Nếu lúc bấy giờ ta cứ kiên trì chế độ kinh tế tập trung bao cấp mà không nhìn thẳng vào thực tế cuộc sống, kịp thời nhận ra nguồn gốc bế tắc của xã hội để có can đảm thay đổi tư duy, chấp nhận chính cái cơ chế thị trường đã từng một thời bị phê phán trước đây, thì làm sao có đường lối đổi mới đã cứu đất nước khỏi sự sụp đổ nhãn tiền.

Đã đến lúc giáo dục phải có sự lựa chọn: hoặc là tiếp tục con đường cũ để ngày càng tụt hậu xa hơn, hoặc là cương quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển, phù hợp với trào lưu tiến hóa chung của nhân loại, và đáp ứng lợi ích tối cao của dân tộc.

* Thạc sĩ Hoàng Thanh Linh (Trường ĐH Văn Lang):

Chú trọng đào tạo giá trị sống

Tiếp cận nhiều với giới trẻ, tôi nhận thấy các bạn không chỉ thiếu kỹ năng mà còn thiếu những giá trị nền tảng của cuộc sống, hay đúng hơn là kỹ năng thành nhân. Thành nhân ở đây là có năng lực để thành công và có nhân cách. Hai yếu tố này kết hợp lại sẽ làm cho con người phát triển bản thân một cách bền vững hơn. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu tôi xác định "người thành nhân" cần có giá trị tâm, dũng, năng, tin, nhẫn, trọng.

Sản phẩm cuối cùng của giáo dục là đào tạo ra những con người ra sao? Phải chăng xã hội cần một người sống biết yêu thương bản thân, gia đình, con người và môi trường xung quanh. Chữ "tâm" muốn nhấn mạnh sống phải có tâm, có tấm lòng.

Nhưng giới trẻ VN hiện nay so với giới trẻ phương Tây thiếu tự tin hơn rất nhiều. Đó là chưa kể những bạn mất niềm tin vào cuộc sống, khủng hoảng niềm tin vì người lớn, gia đình nói thế này trong khi nhà trường, xã hội lại nói khác. Vậy nên cần xây dựng cho giới trẻ niềm tin như tin vào chính mình, tin vào người khác, tin vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

Một giá trị quan trọng khác là sự can đảm (dũng). Người trẻ ở ta bị "giữ trong vòng tay" nhiều quá nên đôi khi làm việc gì cũng ngại. Nhưng dám làm rồi mà không có năng lực để làm cũng sẽ dẫn đến thất bại. Do đó cần phải trang bị cho người trẻ năng lực làm việc (giá trị năng). Người được xem là có năng lực phải có trí năng (trí tuệ, phân biệt đúng sai), kỹ năng và sức khỏe. Cuối cùng, dù bạn trẻ có đủ những yếu tố trên mà không kiên nhẫn thì cũng khó thành công. Ngoài ra, giới trẻ cần có lòng tự trọng, tôn trọng người khác và quý trọng những gì mình đang có.

Cần chú trọng đào tạo giá trị sống cho giới trẻ bởi tôi thấy dường như một thời gian dài xã hội bị lệch lạc giá trị. Đó là đặt giá trị tiền bạc, vật chất ở hàng quan trọng nhất. Tôi từng tham gia một lớp học làm giàu. Ở đó họ đặt ra giá trị "đúng" và "giàu" bạn chọn cái nào thì có đến 45/50 người chọn giàu thay vì đúng.

* TSKH Trần Thượng Tuấn

Chỉ mới "học để biết"

Trong kỷ nguyên thông tin, kiến thức của nhân loại gia tăng gấp bội sau mỗi thập niên. Vì vậy cần hiểu rằng việc quá chú trọng nhồi nhét kiến thức đến mức quá tải là một quan niệm sai lầm. Đặc điểm thứ hai của thời đại là những vấn đề mới có tầm quan trọng chưa từng gặp xuất hiện ngày càng dồn dập, dẫn đến nhiều công cụ và biện pháp từng phát huy hiệu quả tốt trong quá khứ không còn tác dụng nữa. Vấn đề thứ ba là "dạy làm người". Thông điệp về giáo dục của UNESCO trong thế kỷ 21 là: học để biết, học để làm, học để làm người và học để chung sống. Trong bốn yêu cầu, về thực chất nền giáo dục nước ta mới chú trọng yêu cầu thứ nhất với một số lệch lạc.

Vì vậy, chương trình giáo dục các cấp cần định hướng lại những gì cần dạy và cách dạy, còn người học cần định hướng lại cách học và những gì cần học. Kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất đối với người học ở bất kỳ cấp học nào là học phương pháp học để không ngừng tự hoàn thiện bản thân và tạo ra giá trị riêng của mình. Những nguyên tắc quan trọng nhất trong cách dạy lấy người học làm trung tâm là: điều quan trọng nhất trong cách dạy là dạy cách học, dạy cách nghĩ hơn là dạy nghĩ gì; khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo; truyền thụ kiến thức cùng cách ứng dụng kiến thức để giải quyết vấn đề; dạy kiến thức khoa học kỹ thuật kết hợp với việc dạy kỹ năng sống. Những vấn đề nói trên là căn bản nhất cần thay đổi ngay nếu muốn có một cuộc cải cách thật sự.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/516637/Huong-toi-dao-tao-con-nguoi-hien-dai.html

Ý kiến từ ban soạn thảo

Posted: 20 Oct 2012 07:49 PM PDT

(GDTĐ)-Sau khi dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu, Ban soạn thảo đã nhận được 20 ý kiến bằng văn bản của tập thể, cá nhân, Hội Cựu giáo chức các địa phương và các ý kiến được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ảnh mang tính chất minh họa
Ảnh mang tính chất minh họa

Những ý kiến trên tập trung vào một số vấn đề: đề xuất đối tượng nguyên là cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ hưu giai đoạn từ 01/01/1994 đến 01/05/2011 cũng được hưởng trợ cấp; xem xét chế độ phụ cấp thâm niên cho các nhà giáo đã nghỉ hưu trước năm 1993; khuyến nghị các yếu tố cần xem xét khi xây dựng mức trợ cấp.

Về các vấn đề này, Ban soạn thảo cho biết:

Về đối tượng nguyên là cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ hưu trong giai đoạn từ 01/01/1994 đến 01/05/2011:

Hiện nay, cán bộ quản lý giáo dục bao gồm: Các nhà giáo được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục, dạy nghề và các nhà giáo được cấp có thẩm quyền điều động về làm công tác quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, dạy nghề.

Đối với các nhà giáo được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục và dạy nghề (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc) đã nghỉ hưu: Là đối tượng hưởng trợ cấp theo dự thảo Quyết định.

Đối với các nhà giáo được điều động về làm công tác quản lý giáo dục tại Phòng, Sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề đã nghỉ hưu: Trong quá trình thảo luận tại Ban soạn thảo, đa số các thành viên chưa đồng ý vì Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII quy định chế độ trợ cấp đối với giáo viên đã nghỉ hưu không được hưởng chế độ thâm niên và theo Nghị định 54/2011/NĐ – CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo cũng không quy định các nhà giáo đang công tác ở các cơ quan này được hưởng phụ cấp thâm niên. Do vậy, Ban soạn thảo Quyết định đang tiếp thu các ý kiến đóng góp để tiếp tục thảo luận nhằm đạt sự thống nhất trước khi đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để những nhà giáo này cũng được hưởng chế độ trợ cấp.

Về xem xét chế độ phụ cấp thâm niên cho các nhà giáo đã nghỉ hưu từ năm 1993 trở về trước:

Đội ngũ nhà giáo công tác trong giai đoạn này đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn (cũng như những cán bộ, công chức, viên chức các ngành, nghề khác ở cùng thời kỳ). Các nhà giáo nghỉ hưu từ tháng 9 năm 1988 đến tháng 12 năm 1993 đã được hưởng phụ cấp thâm niên theo Quyết định số 309 – CT ngày 09/12/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ); nên khi nghỉ hưu, trong lương hưu đã có phụ cấp thâm niên. Các nhà giáo nghỉ hưu trước tháng 9 năm 1988 đã được điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Điều 4 Nghị định 27/CP của Chính phủ ngày 25 tháng 3 năm 1993.

Trên thực tế, lương hưu hiện nay của các nhà giáo này còn thấp (cũng như của các đối tượng công chức, viên chức, người lao động ở các ngành nghề khác đã nghỉ hưu cùng thời điểm) do chính sách chung về tiền lương qua mỗi thời kỳ. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu đề xuất với Chính phủ xem xét, có điều chỉnh chung về lương hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã nghỉ hưu trước năm 1993, trong đó có các nhà giáo.

Về các yếu tố cần xem xét khi xây dựng mức trợ cấp:

Căn cứ Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII; căn cứ kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp với Giáo sư Viện sỹ Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam về đề nghị chế độ phụ cấp thâm niên đối với cựu giáo chức (Thông báo số 94/TB-VPCP ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ) và căn cứ tình hình thực tiễn, Ban soạn thảo dự thảo Quyết định đã xem xét kỹ mối tương quan trong thực hiện chính sách phụ cấp thâm niên giữa các nhà giáo đã được hưởng chế độ này trong lương hưu ở giai đoạn trước và nhà giáo được hưởng phụ cấp thâm niên theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP.

Nếu thực hiện “hồi tố” chế độ phụ cấp thâm niên theo mức tương ứng như quy định tại Nghị định 54/2010/NĐ-CP (sau 5 năm được hưởng 5% và mỗi năm sau đó được hưởng thêm 1%) thì kinh phí phải chi trả sẽ rất lớn (khoảng 1.600 tỷ/năm), vượt quá khả năng Ngân sách nhà nước và không đúng với tinh thần của Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII (là thực hiện chế độ trợ cấp đối với giáo viên đã nghỉ hưu không được hưởng chế độ thâm niên).

Mặt khác, việc xây dựng phương án thực hiện trợ cấp cho giáo viên đã nghỉ hưu không được hưởng chế độ thâm niên cũng cần được xem xét trong mối tương quan về chế độ phụ cấp thâm niên của công chức, viên chức nói chung, cụ thể: cán bộ, công chức các ngành Thanh tra, Kiểm sát, Kiểm toán, Tòa án, Kiểm lâm, Thi hành án dân sự cũng được hưởng phụ cấp thâm niên từ ngày 01/01/2009 (theo Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ), nhưng cán bộ, công chức 6 ngành này đã nghỉ hưu từ ngày 31/12/2008 trở về trước không được tính hưởng PCTN trong lương hưu và cũng không có khoản trợ cấp nào.

Hiện nay, Ban soạn thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu không được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu đang nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của các tập thể và cá nhân để hoàn thiện dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201210/Y-kien-tu-ban-soan-thao-1964261/

Comments