Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tọa đàm trực tuyến “Để sinh viên nghèo có tiền theo học”

Posted: 15 Oct 2012 06:36 AM PDT

Với phương châm, không để một học sinh, sinh viên (HS, SV) nào vì lý do khó khăn về tài chính phải bỏ học, trong 5 năm qua, hàng triệu lượt HS, SV nghèo đã được vay vốn ưu đãi của Chính phủ để lập thân, lập nghiệp. Theo thống kê từ Ngân hàng Chính sách xã hội, đã có hơn 35.000 tỷ đồng được giải ngân.

Tuy nhiên, kỳ vọng của xã hội đối với chương trình ngày càng lớn. Với hàng triệu HS, SV nghèo và những bậc sinh thành, đó là nỗi lo không có tiền đi học, là khả năng liệu có vay được vốn ngân hàng không; thời gian và thủ tục đi vay có phức tạp không, đối tượng vay vốn có mở rộng, mức cho vay có được nâng lên hay không?

Còn đối với cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục, Ngân hàng Chính sách Xã hội là việc xử lý nợ vay đối với những tân cử nhân ra trường nhưng chưa tìm được việc làm, hay làm thế nào để bảo đảm công tác thu hồi nợ , đảm bảo nguồn vốn bền vững cho chương trình.

Tất cả đang được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết để chương trình tín dụng học sinh, sinh viên tiếp tục được phát triển và lan toả giá trị nhân văn của nó.

Đây chính là lý do Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức cuộc đối thoại trực tuyến để cùng trao đổi về chủ đề: "Để sinh viên nghèo có tiền theo học" vào lúc 2h chiều nay 15/10.

Tham dự buổi Tọa đàm có:

- Ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính;

- Ông Lò Văn Đức, Giám đốc Ban Tín dụng Học sinh sinh viên, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam;

- Ông Nguyễn Tiến Trứ, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa, địa phương có số dư nợ cao nhất cả nước.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-650977/toa-dam-truc-tuyen-de-sinh-vien-ngheo-co-tien-theo-hoc.htm

Dạy kĩ năng “phòng vệ thông minh” cho học sinh

Posted: 15 Oct 2012 06:35 AM PDT

(GDTĐ)- 120 học sinh của trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội vừa được tham dự khóa học kĩ năng "phòng vệ thông minh. Đây là khóa học diễn ra trong 1 ngày do Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Khoa học kỹ thuật- Trường ĐH Phòng cháy và Chữa cháy (PCCC) phối hợp với trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm và Công ty phát triển bản thân- TGM tổ chức.

Ông Phạm Hùng Anh, Phó Cục trưởng Cục cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai- Bộ GD-ĐT; Hiệu trưởng trường ĐH PCCC Thiếu tướng, PGS, TS Đỗ Ngọc Cẩn đã cùng dự lớp học.


 Trải nghiệm kĩ năng dập tắt đám cháy. Ảnh, gdtd.vn

Bằng cách truyền đạt dễ hiểu, sinh động, tại lớp học, các em học sinh đã được các huấn luyện viên của khoa PCCC và khoa cứu nạn, cứu hộ trường ĐH PCCC hướng dẫn những kĩ năng cần thiết đối phó với những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trong sinh hoạt thường ngày. Đây là những tình huống có thể do cháy, nổ tai nạn, động đất, thiên tai, bão lũ… xảy ra bất ngờ trong cuộc sống mà các em học sinh sau này có thể phải đối mặt và phải tự biết xoay sở để thoát hiểm. Các em cũng đã được trải nghiệm các kĩ năng dập tắt đám cháy, thoát hiểm bằng dây, thang xe cứu hỏa từ nhà cao tầng xuống đất.

Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn khẳng định, các em học sinh hôm nay là chủ nhân tương lai của đất nước. Ở các đô thị lớn, tỉ lệ dân cư ở nhà cao tầng ngày càng nhiều, do vậy các em phải biết các kĩ năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong cuộc sống để tự thoát hiểm cho mình và giúp đỡ những người xung quanh.

Đối với học sinh ở các vùng miền khác trên cả nước cũng cần phải được trang bị kĩ năng phòng vệ thông minh để đối phó với các tình huống do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, việc giảng dạy kĩ năng phòng vệ thông minh hiện nay còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện, nhất là cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy.

Qua lớp học này, ông Phạm Hùng Anh nhận định: đây là hoạt động bổ ích và hết sức cần thiết cho học sinh ở các khu đô thị để thích ứng với các tình huống cấp bách. Bộ GD-ĐT đang xây dựng chương trình phổ biến kiến thức, kĩ năng giảm thiểu tác động của thiên tai, sạt lở đất, cháy, nổ… Dự kiến sẽ đưa vào giảng dạy trong trường học sau năm 2015. Hoạt động của lớp học này hết sức phù hợp với lộ trình trên đây. Hiện nay, dưới sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, một số trường học khác trên cả nước cũng đã đưa kĩ năng sống vào giảng dạy cho học sinh.


 Huấn luyện viên chỉnh trang phục cho học viên trước khi thực hành trải nghiệm các kĩ năng. Ảnh, gdtd.vn


 Hăm hở ra sân. Ảnh, gdtd.vn


 Làm quen với bình bọt chữa cháy. Ảnh, gdtd.vn


 Dập tắt đám cháy. Ảnh, gdtd.vn


 Trải nghiệm cảm giác thoát hiểm bằng dây từ nhà cao tầng. Ảnh, gdtd.vn


 Ảnh, gdtd.vn


 Ảnh, gdtd.vn


 Thoát hiểm bằng thang xe cứu hỏa. Ảnh, gdtd.vn


 Bạn nhỏ này rất thân trọng. Ảnh, gdtd.vn


 Bạn này thì lại tỏ vẻ sợ sệt. Ảnh, gdtd.vn


 Các bạn khác đứng dưới cổ vũ nhiệt tình cho bạn mình thêm can đảm. Ảnh, gdtd.vn


 Cuối cùng thì bạn này cũng đã vượt qua được nỗi sợ hãi của chính mình. Ảnh, gdtd.vn

Bá Hải

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201210/Day-ki-nang-phong-ve-thong-minh-cho-hoc-sinh-1964141/

Mập mờ tiêu chuẩn chất lượng cao

Posted: 15 Oct 2012 06:33 AM PDT

Phải có tiêu chuẩn cụ thể

Điều 2 dự thảo nêu: "Chất lượng giáo dục cao là chất lượng giáo dục được cam kết cùng với điều kiện thực hiện ở mức độ cao hơn so với mức độ đạt được tại thời điểm cam kết".

Ông Nguyễn Hữu Danh, Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức TP.HCM, đặt câu hỏi: "Vấn đề là các trường, lớp chất lượng cao này học theo chương trình nào? Có một chương trình riêng cho các trường, lớp chất lượng cao này hay vẫn học theo chương trình phổ thông hiện nay? Nếu theo chương trình phổ thông hiện nay thì các trường đạt chuẩn gần như 100% học sinh đều đạt khá giỏi rồi, tốt nghiệp cũng được 100% đấy thôi, thì còn mức nào cao hơn nữa?".

Theo ông Danh, "nếu có một chương trình riêng cho các trường, lớp chất lượng cao thì khái niệm chất lượng giáo dục được cam kết mà dự thảo đặt ra rất lập lờ. Một khi đã theo chương trình chất lượng cao thì phải thực hiện kết quả theo chương trình yêu cầu, chứ không phải theo cam kết. Nên hình dung thế này, chương trình yêu cầu cấp độ 3 nhưng cam kết chỉ đạt cấp độ 2, như vậy đâu có được. Dạy chương trình thì kết quả phải theo chương trình, tại sao lại theo cam kết của trường? Có sự vênh ở đây, chương trình ở trên, cam kết chỉ ở dưới. Do đó, phải theo yêu cầu chất lượng của chương trình, không thể theo cam kết của trường được.


Mập mờ tiêu chuẩn chất lượng cao

Dự thảo cũng nêu: "Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục là các yêu cầu đối với nhà trường để đảm bảo chất lượng giáo dục" rồi không nói gì nữa. Chất lượng giáo dục là gì? Phải nói rõ ra là chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu của một trường chất lượng cao nếu không thì lập lờ với các trường khác. Phải đưa ra được những tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng với học sinh; điều kiện, tiêu chuẩn giáo viên thế nào… Ngược lại, nếu việc thu phí cao mà không có chương trình học riêng, vẫn là học chung với hệ phổ thông thì chỉ là một cách lập lờ để thu tiền thêm của phụ huynh".

TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (quận Ba Đình, Hà Nội), cũng đồng tình cho rằng: "Chất lượng cao thì phải có nội hàm, có trọng tài chứ không phải cứ để cho nhà trường và phụ huynh thỏa thuận. Vì phụ huynh có biết thế nào là chất lượng cao. Chưa kể, đội ngũ thầy giáo được đào tạo như thế nào. Dự thảo đã quy định chuẩn giáo viên được xem xét trên cơ sở văn bằng chứng chỉ là chính thì phải làm rõ căn cứ để đánh giá kiểm tra, xác nhận năng lực trình độ. Phải làm rõ về chương trình, làm rõ về ông thầy, tiếp đó mới là thỏa thuận về học phí giữa phụ huynh và nhà trường".

Ai đánh giá chất lượng cao?

Anh Nguyễn Hải Ngọc, công tác tại Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, có con trai đang học tại Trường THCS Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội), băn khoăn về việc đánh giá hiệu quả của khoản chất lượng cao: "Liệu nhà trường có cam kết đóng học phí cao thì chắc chắn chất lượng sẽ cao hơn không và cao đến mức nào? Nếu học sinh không đạt được kết quả học tập như cam kết tại thời điểm thì có được nhận lại học phí đã đóng không?".

Ông Danh nhấn mạnh phải làm rõ nội dung, tiêu chuẩn chất lượng cao mới có cơ sở công nhận, cho phép thu học phí chất lượng cao và có điều kiện kiểm tra đánh giá. Theo dự thảo thì "Trường mầm non, phổ thông công lập được phép thực hiện chất lượng giáo dục cao khi được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, công nhận đã đạt yêu cầu theo quy định về tiêu chuẩn đánh giá nhà trường của Bộ GDĐT". Nhiều phụ huynh tỏ ra nghi ngại tính khách quan của quy định này khi các cơ quan chủ quản các trường vừa là người cho phép vừa là người kiểm tra đánh giá.

TS Nguyễn Tùng Lâm đề nghị: "Cần đưa thêm vào một lực lượng làm nhiệm vụ kiểm tra tại chỗ, gọi là hội đồng giám sát cộng đồng. Hội đồng này có đại diện là giáo viên, cha mẹ học sinh, chính quyền và những người có năng lực và hiểu biết về giáo dục tham gia. Đội ngũ này hoạt động độc lập với nhà trường, chuyên làm nhiệm vụ giám sát kết quả đào tạo chương trình của nhà trường thực hiện. Họ sẽ kiểm tra định kỳ để phát hiện kịp thời những gì nhà trường chưa thực hiện đúng quy định của Nhà nước".

Xóa dần phương pháp dạy học cũ…

 

Dự thảo của Bộ GDĐT cho phép thu phí chất lượng cao (CLC) từ mầm non tới THPT nhưng chưa rõ ràng trong khái niệm, quy trình, kế hoạch chuẩn bị nguồn lực cũng như cơ sở vật chất. CLC ở đây không đồng nghĩa với trường chuyên lấy điểm đầu vào cao, hay tổ chức những dịch vụ đưa đón, ăn ở… cao mà vấn đề là hoạt động dạy học đem lại hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu chính đáng của xã hội.

 

Theo tôi, trường CLC là trường tổ chức dạy và học đáp ứng tốt nhất yêu cầu, đòi hỏi của xã hội về nguồn nhân lực là có sức khỏe, thông minh, bản lĩnh, có năng lực hợp tác, nắm vững khoa học kỹ thuật, làm chủ được phương tiện thông tin của thời đại….

 

Để đáp ứng yêu cầu nêu trên chúng ta phải tổ chức lại nhà trường, giảm sĩ số trong lớp (30 học sinh/lớp), tăng thời gian học tập và hoạt động của học sinh trong nhà trường (học hai buổi/ngày). Trang bị dụng cụ học tập cho từng học sinh thực hành, không phải trang bị để biểu diễn và đặc biệt giáo viên phải được tập huấn để dạy cá thể thay vì dạy số đông truyền thụ kiểu áp đặt một chiều như hiện nay.

 

Suốt bậc THPT phải coi trọng đánh giá, nhận xét của giáo viên về học sinh, phát huy vai trò tự đánh giá bản thân mình của học sinh thay cho việc đánh giá qua các kỳ thi như tốt nghiệp THPT chỉ làm nặng nề thêm về hình thức, đưa cả hệ thống giáo dục lúc nào cũng lo thành tích, đối phó với thi cử.

 

Các trường muốn xây dựng chất lượng cao thì phải có các điều kiện cơ bản, đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Khó khăn của giáo viên hiện nay là được đào tạo sư phạm kiểu cũ và điều kiện, phương tiện làm việc không bằng giáo viên các nước có nền giáo dục tiên tiến. Chúng ta giúp cho giáo viên khắc phục được hai khuyết điểm này thì họ sẽ giảng dạy rất tốt với phương pháp mới, phương pháp dạy học quốc tế một cách tự tin". – TS Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM

 

Theo Pháp luật TPHCM

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-651541/map-mo-tieu-chuan-chat-luong-cao.htm

Nhiều trường ĐH công lập tiếp tục xét tuyển ĐH chính quy

Posted: 15 Oct 2012 12:25 AM PDT

(GDTĐ)-Một số trường ĐH công lập tiếp tục thông báo xét tuyển bổ sung vào các ngành hệ ĐH chính quy kỳ tuyển sinh 2012.

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM mới ra thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Theo đó, chỉ tiêu và điểm xét tuyển các ngành như sau:

Các ngành bậc ĐH: kỹ thuật điện – điện tử, chuyên ngành điện và tự động tàu thủy, điện công nghiệp: xét tuyển 70 chỉ tiêu, thí sinh thi khối A, điểm thi 14.

Các ngành bậc CĐ: khai thác vận tải, chuyên ngành kinh tế vận tải biển: 100 chỉ tiêu, tuyển thí sinh khối A, điểm thi 12. Trường chỉ nhận bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi. Nhận hồ sơ từ ngày 15/10 đến 25/10/2012.

Trường ĐH Vinh thông báo về xét tuyển bổ sung các ngành đại học chính quy năm 2012. Đối tượng là thí sinh đã tham dự kì thi tuyển sinh vào trường ĐH Vinh và các trường ĐH khác trong cả nước theo đề thi chung của Bộ GDĐT có tổng điểm (kể cả điểm khu vực và điểm ưu tiên nếu có) đạt từ mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung các ngành Kỹ sư nuôi trồng thủy sản, Kỹ sư nông học (Nông nghiệp) và Kinh tế nông nghiệp (mức điểm xét tuyển bổ sung đã công bố trên website của Trường ĐH Vinh). Trường chỉ nhận bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi. Thời gian nhận hồ sơ đến 17h00 ngày 30/10/2012 (trừ ngày thứ 7 và Chủ nhật).

Trường ĐH Văn hóa TP.HCM thông báo xét tuyển bổ sung các ngành trình độ ĐH và CĐ. Thời hạn nhận hồ sơ đến ngày 26/10/2012 (tính theo dấu bưu điện), lệ phí xét tuyển 15000đ/hồ sơ. Trường chỉ nhận bản chính hồ sơ nguyện vọng xét tuyển. Cụ thể như sau:

Đào tạo trình độ đại học:

 

STT

Tên Ngành

ngành

Chỉ tiêu

cần tuyển NV2,3

Khối

 thi

Mức điểm

nhận hồ sơ ĐKXT NV2

01

Khoa học thư viện

D320202

16

C

14.5 điểm

D1

13.5 điểm

02

Bảo tàng học

D320305

10

C

14.5 điểm

D1

13.5 điểm

03

Văn hoá Dân tộc Thiểu số VN

D220112

11

 

C

14.5 điểm

D1

13.5 điểm

Tổng

34

 

 

 

Đào tạo trình độ Cao đẳng

 

STT

Tên Ngành

ngành

Chỉ tiêu

cần tuyển NV2

Khối

 thi

Mức điểm

nhận hồ sơ ĐKXT NV2

1

Khoa học thư viện

C320202

26

C

11.5 điểm

D1

10.5 điểm

2

Bảo tàng học

C320305

21

C

11.5 điểm

D1

10.5 điểm

Tổng

47

 

 

 

ĐH Trà Vinh tiếp tục xét tuyển 175 chỉ tiêu các ngành đào tạo bậc ĐH và CĐ. Đối tượng là các thí sinh có kết quả thi bằng hoặc cao hơn điểm xét tuyển nguyện vọng của trường (không có môn nào bị điểm 0). Thời hạn nhận hồ sơ đến 17h ngày 26/10/2012. Trường chỉ nhận giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường dự thi (bản gốc). Cụ thể:

 

TT

Tên ngành


ngành

Khối

ĐIỂM TUYỂN

KV1

KV2
- NT

KV2

KV3

1

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống (Biểu diễn nhạc cụ truyền thống Khmer Nam Bộ)

D210201

C, N

13.0

13.5

14.0

14.5

2

Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam (Văn hoá Khmer Nam Bộ, Văn hoá các dân tộc Tây Nam Bộ)

D220112

C

13.0

13.5

14.0

14.5

D1

12.0

12.5

13.0

13.5

3

Kinh tế

D310101

A

11.5

12.0

12.5

13.0

D1

12.0

12.5

13.0

13.5

4

Công nghệ thông tin

D480201

A, A1

11.5

12.0

12.5

13.0

5

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

D510102

A

11.5

12.0

12.5

13.0

6

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

D510301

A, A1

11.5

12.0

12.5

13.0

7

Thú y (Bác sĩ thú y; Dược thú y)

D640101

A

11.5

12.0

12.5

13.0

B

12.5

13.0

13.5

14.0

 

Bậc Cao đẳng:

 

TT

Tên ngành


ngành

Khối

ĐIỂM TUYỂN

KV1

KV2- NT

KV2

KV3

 

1

Phát triển nông thôn

C620116

A

8.5

9.0

9.5

10.0

 

B

9.5

10.0

10.5

11.0

 

2

Nuôi trồng thủy sản

C620301

A

8.5

9.0

9.5

10.0

 

B

9.5

10.0

10.5

11.0

 

3.

Dược

C720401

A

8.5

9.0

9.5

10.0

 

B

9.5

10.0

10.5

11.0

 

 

 Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201210/Nhieu-DH-cong-lap-tiep-tuc-xet-tuyen-DH-chinh-quy-1964125/

Đâu rồi tính nhân văn?

Posted: 15 Oct 2012 12:25 AM PDT

(GDTĐ) – Mấy ngày cuối tuần qua, món “canh gà Thọ Xương” đã trở thành đề tài thảo luận sôi nổi, nóng bỏng trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trong cộng đồng mạng. Một bên là sự cật vấn rồi quy kết đến nghiệt ngã đối với một cô giáo trẻ mới vào nghề được 2 năm, còn nguyên bầu nhiệt huyết vì sự nghiệp trồng người- Hà Thu Thủy- Giáo viên dạy văn lớp 7A10, Trường THPT Lômônôxốp (Hà Nội) qua hàng loạt các bài báo, các comment giật tít gây sốc trước dư luận như: “Phụ huynh sửng sốt với món “canh gà Thọ Xương”, “Món “canh gà Thọ Xương” khó nuốt”, “Còn nhiều “canh gà Thọ Xương” khác… Một bên thể hiện sự thông cảm, sẻ chia sâu sắc với cô giáo Thủy với loạt bài: “Vụ “canh gà Thọ Xương”: Xin đừng làm hại một giáo viên trọng danh dự!”, “Vụ “canh gà Thọ Xương”: Người lớn phải học tính nhân văn của con trẻ”, “Cô giáo nhập viện vì món “canh gà Thọ Xương”…Vậy đâu là sự thật?

v

Bài văn cảm nhận về món ăn nổi tiếng “canh gà Thọ Xương” của Hà Nội

Đi tìm sự thật về món “canh gà Thọ Xương”

Câu chuyện bắt đầu từ một bài báo kể về một phụ huynh bị sốc khi bài văn của con có đoạn viết: “Tiếng chuông Trấn Vũ” là nét đẹp tôn trọng thờ kính tổ tiên, còn “canh gà Thọ Xương” là món canh gà ở hồ Tây. Để câu chuyện thêm phần “thi vị”, tác giả bài báo viết: “Đi học về, con gái kể những câu ca dao được cô dạy trên lớp và đòi bố mẹ đưa đi ăn món “canh gà Thọ Xương”!? Trước sự hốt hoảng của người cha, cô bé đưa ra vở tập làm văn viết về sự cảm nhận của mình qua 4 câu ca dao “Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương/Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ” rồi khăng khăng khẳng định: Món “canh gà Thọ Xương” này là do cô giáo dạy.

Có thật là cô Thủy đã dạy học sinh món canh gà này?

Trao đổi với chúng tôi, thầy Nguyễn Quang Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lômônôxôp cho biết, đánh giá về điều này, trước hết phải có cái nhìn về tổng thể. Theo thầy Tùng, cô Thủy vốn là học sinh chuyên văn của Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ), người đã đạt giải Nhì HSG Văn của tỉnh. Cô Thủy tốt nghiệp khoa văn Trường ĐHSP Hà Nội 1 loại giỏi và vừa bảo vệ luận văn thạc sĩ với số điểm 10/10. Thầy Tùng còn bình luận thêm rằng hiện nay, số luận văn thạc sĩ đạt 9,7 hay 9,8 điểm khá nhiều, tuy nhiên đạt 10 điểm thì không phải là chuyện đơn giản. Luận văn thạc sĩ của cô Thủy đã được triển khai thành sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng trong trường và đạt loại A cấp huyện. Một cô giáo có lý lịch chuyên môn như thế mà mắc phải lỗi tày trời như báo chí từng nêu thì đúng là chúng ta phải đặt lại vấn đề- Thầy Tùng nhấn mạnh.

Để kiểm tra xem cô Thủy có dạy học sinh rằng canh gà Thọ Xương là món canh đặc biệt của Hà Nội hay không, Trường Lômônôxốp đã phát phiếu điều tra theo 4 câu hỏi và nhận được trả lời của học sinh lớp 7A10 như sau:

Câu thứ nhất: Cô có dạy bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà…” hay không? 100% HS trả lời “có”.

Câu thứ 2: Cô có dạy “canh gà Thọ Xương” là món canh của Hà Nội hay không? 12 trên tổng số 28 con trả lời “có”, số còn lại trả lời “không”.

Câu thứ 3: Con có đề nghị bố mẹ đưa đi ăn canh gà hay không? 100% các con trả lời là “không”.

Câu thứ 4: Các con có ý kiến gì không? Các con có ý kiến rằng muốn chấm dứt chuyện này ở đây.

Như vậy, có trên 40% HS lớp 7A10 thừa nhận cô Thủy đã dạy “canh gà Thọ Xương” là món canh của Hà Nội?

Tại sao lại như vậy?

Chúng tôi không gặp được cô Thủy. Khi sự việc xảy ra, cô đã bị sốc, làm đơn xin nghỉ việc, về quê và tắt ĐTDĐ vì không chịu được áp lực của búa rìu dư luận. Tuy nhiên, theo thầy Tùng, ngay sau khi nhận được cú điện thoại của phụ huynh HS M.A, lớp 7A10, nhà trường đã tổ chức các cuộc họp với nhóm giáo viên văn lớp 7, nhóm giáo viên THCS (Lômônôxốp là trường liên cấp-TG) và toàn bộ tổ văn, kiểm tra lịch báo giảng và giáo án của cô Thủy.

Theo tường trình của cô Thủy thì khi giảng bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà…”, có em học sinh đã hỏi rằng có phải đó là món canh của Hà Nội? Cô bảo: “Cũng có rất nhiều người hiểu như thế”, các con cảm nhận như thế nào? Lỗi của cô Thuỷ ở đây là đưa ra vấn đề mở, để HS cảm nhận một cách tự do nhưng không chốt lại vấn đề bằng cách giải thích rõ ràng, Có lẽ vì thế mà khi HS làm bài, một số em đã hiểu sai rằng “canh gà Thọ Xương” là món canh của Hà Nội. Cô Thủy đã sửa lỗi chính tả, chữ viết vì có một số học sinh viết tắt, nhưng cô không gạch vào lỗi sai “canh gà…”. Tuy nhiên, cô Thủy đã trực tiếp nhắc nhở các em ngay trên lớp rằng về nhà tự sửa lại lỗi sai này. Về chấm điểm, cô Thủy cho HS M.A 8+ là kết quả chung của 8 bài làm văn chứ không không phải là kết quả của bài văn thứ 8- bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà…”.

Theo thầy Tùng thì Ban giám hiệu Trường Lômônôxôp khẳng định cô Thủy không mắc lỗi về mặt nhận thức như dư luận quy kết mà mắc lỗi nghiệp vụ sư phạm do thiếu kinh nghiệm trongviệc dạy HS lớp 7. Ban giám hiệu Trường Lômônôxốp cho rằng cô Thủy có 3 cái sai.

Thứ nhất, cô tung vấn đề ra mà không chốt lại.

Thứ hai, cô không sửa hết lỗi trong bài làm của HS.

Thứ ba, vào lúc cuối giờ cô nhắc HS về nhà sửa lỗi nhưng không kiểm tra HS có sửa hay không. Với HS lớp 7, việc sửa chữa lỗi cẩn thận, tỉ mỉ là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, thầy Tùng giải thích rằng ngay sau đó cô Thủy được điều động sang dạy lớp khác nên không có điều kiện để kiểm tra HS tự sửa như thế nào. Đã thế, cô lại không bàn giao cụ thể cho giáo viên tiếp nhận lớp 7A10.

Theo thấy Tùng thì cô Thủy cũng chưa thấm nhuần yêu cầu của nhà trường đối với từng giáo viên trong việc dạy học và chấm bài.

Bài văn cảm nhận về món ăn nổi tiếng “canh gà Thọ Xương” của Hà Nội.

v
Trang mạng của HS Trường Lômônôxốp

Đâu rồi tính nhân văn?

Mặc dù sự cố “canh gà Thọ Xương” đã được Ban giám hiệu Trường Lômônôxốp kết luận khá cụ thể, tuy nhiên, nó vẫn không thể ngay lập tức làm dịu nỗi bức xúc đang ngùn ngụt của dư luận. “Tai nạn nghề nghiệp” của cô Thủy được dư luận nhìn theo nhiều góc độ khác nhau. Không ít người cho rằng cô Thủy thiếu kiến thức chuyên môn, đã thế, trong giải trình còn thiếu trung thực. Có người đặt câu hỏi: Như vậy mà vẫn đứng lớp được sao? Có người bức xúc: Dạy thế này là “giết” cả một thế hệ…

Tệ hại hơn, có người còn mượn sự cố này mô phỏng cho ý tưởng của một GS khả kính rằng nền giáo dục của ta đang đi chệch hướng, rằng phải “thanh tra” lại chất lượng toàn bộ đội ngũ giáo viên.

Trong lúc không ít người thỏa sức ném đá vào cô Thủy thì cô đang trong tình trạng trầm cảm nặng. Thầy Tùng cho biết, đến hôm qua nhà trường mới liên lạc được với cô Thủy vì cô tắt ĐTDĐ không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai, kể cả Ban giám hiệu nhà trường.

Khi Công đoàn nhà trường ngỏ ý đến thăm thì gia đình cô Thủy không đồng ý vì muốn giữ cho cô ổn định tâm thần trong thời gian này. Trong lúc dư luận đang ra sức kết án cô giáo trẻ thì trên trang mạng xã hội Facebook, học sinh của cô Thủy đang kêu gọi cùng lên tiếng ủng hộ cô, chia sẻ với cô, thương cô. Người ta rất ngạc nhiên khi sơ suất của một giáo viên trẻ như cô Thủy lại bị thổi phồng rồi “ném đá” đến mức “tàn sát” đến vậy!

Đâu rồi tính nhân văn? Trong bối cảnh xã hội còn không ít những hành vi dối gian, ngang nhiên biến đen thành trắng, sai mà không thừa nhận vẫn khư khư giữ cái ghế của mình thì hành động viết đơn xin nghỉ việc của cô Thủy là đáng trân trọng. Liệu “tai nạn nghề nghiệp” của cô giáo Thủy có đáng để dư luận phải công kích đến vậy? Hãy biết rộng lượng với một cô giáo trẻ.

Anh Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201210/Dau-roi-tinh-nhan-van-1964135/

Gặp “Hoa Trạng nguyên” cực giỏi môn Tin học

Posted: 15 Oct 2012 12:24 AM PDT

Vũ Đình Quang Đạt chụp ảnh lưu niệm tại Ý khi tham dự Olympic Tin học quốc tế năm 2012.

Kể từ đó, cậu học trò quê gốc Quảng Ninh quyết tâm ngày đêm đèn sách để thi cho được và lên thủ đô học. Trong gia đình có bố làm kỹ sư còn mẹ ở nhà lo công việc nội trợ, một mình Đạt yêu thích và đam mê Tin học mà không có ai chỉ bảo hay hướng dẫn. Nhưng Đạt vẫn học tốt và đạt nhiều thành tích đáng nể kể từ khi vào học tại trường chuyên KHTN dù những ngày đầu làm quen với môn Tin học, em gặp không ít khó khăn song em đã vượt qua với lòng say mê thực sự.

Nhớ lại khoảng thời gian cách đây hơn 1 năm, Đạt kể: "Năm bắt đầu vào lớp 11, em hay làm sai bài tập thầy cho lắm nên cũng xấu hổ với bạn bè xung quanh. Ban đầu em còn lúng túng không hiểu vì sao mình làm sai, nhưng rồi dần dần lấy lại bình tĩnh và xem xét kĩ để sửa. Sau đó, mỗi khi làm bài em phải xem đi xem lại cẩn thận từng bước một để tránh sai sót". Nhờ tính cẩn thận và cần cù chăm chỉ, Đạt đã không phụ lòng các thầy cô giáo bằng những thành tích đáng nể đã đạt được.

Phạm Oanh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-651304/gap-hoa-trang-nguyen-cuc-gioi-mon-tin-hoc.htm

Tránh đổi mới liên tục nhưng chắp vá

Posted: 15 Oct 2012 12:24 AM PDT

Tránh đổi mới liên tục nhưng chắp vá

TT – Bài trả lời phỏng vấn trên Tuổi Trẻ chỉ ra "Giả dối là khuyết tật của giáo dục" của GS Hoàng Tụy vừa qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Tuổi Trẻ phỏng vấn thêm GS Hoàng Tụy về việc “chữa trị giả dối”.

Để chữa trị khuyết tật này, GS Hoàng Tụy cho rằng phải đụng đến tất cả ngõ ngách của giáo dục và chữa trị tận gốc.

Giả dối: khuyết tật của nền giáo dục

Nhiều nhà giáo dục đề nghị cần phải có một cuộc cải cách giáo dục thật sự chứ không chỉ là những đổi mới vụn vặt. Trong ảnh: học sinh TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới 2012-2013 – Ảnh: Như Hùng

Nói một cách khác, cần một cuộc cải cách thật sự. Đây cũng là quan điểm kiên định của ông suốt hơn một thập kỷ qua. GS Hoàng Tụy nói:

- Giáo dục là một hệ thống phức tạp theo nghĩa khoa học của từ này, cần phải tiếp cận và đối xử như một hệ thống phức tạp. Có nghĩa khi hệ thống đó lâm vào khủng hoảng trầm trọng, triền miên thì muốn cứu nó, phải tìm cho ra căn bệnh là gốc đang tàn phá, ngấm ngầm nhưng khốc liệt mới mong chữa chạy và mở ra con đường cho nó được. Từ 15 năm nay, nhiều người đã liên tục cảnh báo giáo dục của ta không chỉ lạc hậu (điều đó ai cũng nhìn thấy), mà nguy hiểm hơn là đang đi lạc hướng xa rời con đường chung của nhân loại, phát triển lạc điệu so với thế giới văn minh.

* Như vậy, theo GS, những cố gắng thời gian qua không đem lại thành quả mới nào? Những năm qua trường học các cấp nhìn từ bề ngoài vẫn phát triển, nhiều thế hệ học sinh được đào tạo, trong đó có những học sinh trình độ tốt?

- Tôi không phủ nhận tất cả những cố gắng của ngành GD-ĐT. Nhưng phải nói rằng trong bối cảnh giáo dục đang đi sai đường, lún sâu vào sự lạc hậu, yếu kém thì việc giữ được thành quả nhất định như thời gian qua không phải thành tích của nhà quản lý mà là công sức của giáo giới cả nước.

* Năm 2004, GS đã đại diện cho 24 GS trong và ngoài nước kêu gọi một cuộc chấn hưng giáo dục. Hiện nay, Bộ GD-ĐT và Ban Tuyên giáo trung ương lại đang trình đề án đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện. Theo GS, đề án đổi mới này có đi theo đề nghị của GS và nhiều nhà giáo dục khác đã kiến nghị trong thời gian qua không?

- Với thực trạng giáo dục hiện nay, cần phải có một cuộc cải cách nghiêm chỉnh chứ không nên cải tiến, cải lùi, đổi mới liên tục nhưng vụn vặt, chắp vá, không thể điều chỉnh cục bộ qua cơ chế phản hồi. Với cách như đã và đang làm chỉ khiến tình hình rối ren, tồi tệ hơn, chỉ thêm tốn kém tiền của, công sức của dân mà rốt cuộc lại về điểm xuất phát. Điển hình như cái vòng xoay trong việc chống tiêu cực thi cử, chống bệnh thành tích ấy. Cứ chống, cứ phát động hết phong trào này đến phong trào khác, nhưng bệnh chạy theo thành tích ảo, tiêu cực thi cử vẫn nặng nề.

* Vậy theo GS, một cuộc cải cách hay chấn hưng giáo dục cần bắt đầu từ đâu?

- Theo tôi, lối ra duy nhất bây giờ là cải tạo cấu trúc, xây dựng lại từ gốc, thay đổi cả thiết kế hệ thống. Nói cách khác phải thực hiện những biến đổi có tính cách mạng, theo cách nói của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi khẳng định khuyết tật cấu trúc, cái lỗi thiết kế hệ thống của giáo dục là nguyên nhân sâu xa mà từ đó đẻ ra khó khăn, vấp váp. Để thiết kế lại cấu trúc, trước tiên phải nghiên cứu và thay đổi triết lý giáo dục, thay đổi tư duy, quan niệm cơ bản về mục tiêu, đường lối, cung cách làm giáo dục. Nói ngắn gọn như chúng ta thường nói, nhà trường không thể chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn phải dạy người.

Thực tế xưa nay nhà trường nào cũng làm như thế cả, dù gián tiếp hay trực tiếp, dù có ý thức hay vô ý thức. Cái khác nhau chỉ ở nội dung và cách dạy người. Dạy thanh thiếu niên thành người như thế nào, đó là chỗ khác cơ bản giữa nhà trường lạc hậu và nhà trường hiện đại, tiên tiến. Có triết lý giáo dục rồi thì mới thiết kế cấu trúc, thay đổi chương trình, phương pháp dạy học, thi cử và nhiều vấn đề khác.

* Khi nói đến sự giả dối trong ngành GD-ĐT, phải chăng điều này cũng phải song hành giải quyết trong quá trình cải cách mà GS đang đặt ra?

- Giả dối chỉ là một trong những biểu hiện rõ nét nhất cái yếu kém của nền giáo dục hiện nay. Nhưng để giải quyết thì vẫn phải đi từ gốc rễ. Gốc rễ mà tôi nói đến ngoài triết lý giáo dục, cấu trúc nền giáo dục, còn có những đường lối, chính sách vĩ mô, vi mô khác nhau phải được thay đổi hoàn toàn. Trong đó, việc phải song hành thực hiện với những điều tôi đã nói ở trên là chính sách đối với nhà giáo. Tất cả những bất cập liên quan đến chất lượng, phẩm chất đạo đức giáo viên đều do những khuyết tật sinh ra từ gốc gây nên.

* Những vấn đề trong bản đề cương cải cách giáo dục vừa được GS gửi lên trung ương đã là toàn bộ "gốc rễ" cần cải cách để xây lại nền tảng giáo dục chưa?

- Trong bản đề cương đã được chỉnh sửa, tôi rút ngắn lại chỉ trình bày bốn vấn đề mà tôi thấy là then chốt: cải thiện chính sách đối với người thầy, cải cách hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề, thay đổi căn bản cung cách học và thi, đổi mới giáo dục đại học theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế… Nhưng để thực hiện cuộc cải cách này, sẽ còn nhiều vấn đề lớn phải quan tâm. Ví dụ ở các bậc học cao cần xây dựng các đại học nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu và đào tạo xuất sắc, chấn chỉnh tiêu cực trong các vấn đề đại học tư thục, xã hội hóa, thương mại hóa giáo dục vô nguyên tắc, cải tổ quản lý để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của quốc gia…

* Theo GS, để thực hiện cải cách nên làm theo cách nào để không lặp lại vết xe đổ của sự đổi mới vụn vặt, chắp vá?

- Cải cách giáo dục phải kiên quyết, khẩn trương nhưng không vội vã. Sau khi trung ương, Quốc hội thảo luận và thông qua đề cương cải cách nêu lên phương hướng chính cùng với những khâu mấu chốt cần giải quyết trong cải cách, cần thành lập Ủy ban quốc gia chỉ đạo cải cách giáo dục, bao gồm những người có năng lực và tâm huyết, vừa có tầm nhìn, vừa thật sự quan tâm đến giáo dục. Ủy ban này sẽ vạch ra lộ trình và kế hoạch thực hiện cụ thể để có thể hoàn tất công cuộc cải cách sau khoảng một thập kỷ.

* Với một lộ trình dài như thế, theo GS, điều gì cần cấp bách làm ngay trong thời gian tới?

- Để thực hiện cải cách ở những khâu cấp bách, phải tổ chức nghiên cứu những vấn đề cụ thể như chương trình – sách giáo khoa cho các cấp phổ thông, phương pháp giảng dạy cho các cấp, đổi mới thi cử… theo quan điểm tư duy mới. Tình hình đất nước hiện nay còn nhiều khó khăn, nhưng khó khăn hiện nay cũng là thời cơ để giáo dục lột xác, từ một kiểu giáo dục nặng tính giáo điều, lạc hậu, tiến lên nền giáo dục lành mạnh, trung thực, hiện đại.

TRỊNH VĨNH HÀ thực hiện

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến (nguyên trợ lý bộ trưởng Bộ GD-ĐT): Cần phối hợp hành động

Cần phải có sự phối hợp hành động để mô hình mong muốn của giáo dục phổ thông được thực thi và triển khai trong toàn hệ thống. Muốn vậy điểm quan trọng đầu tiên có tính quyết định là cần có sự phân tích, tranh luận, trao đổi để đi tới nhận thức thống nhất về các yêu cầu đối với giáo dục phổ thông trong tương lai và sự cần thiết phải chuyển từ mô hình hiện nay sang mô hình mới. Sự thay đổi nhận thức này không chỉ giới hạn trong ngành giáo dục mà phải mở rộng ra toàn xã hội.

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu: Tổng điều tra để đánh giá khách quan

Mặc dù dư luận xã hội cũng khá thống nhất trong việc đánh giá một số yếu kém của giáo dục cần khắc phục, nhưng tôi vẫn đồng ý với việc để có cơ sở vững chắc cho một đánh giá khách quan cần có một cuộc tổng điều tra toàn diện, khoa học với quy mô thích hợp. Ủy ban cải cách giáo dục cần được thành lập sớm với tinh thần thật sự cầu thị, có cơ chế để tranh thủ nhiều ý kiến của đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học và nhà quản lý có kinh nghiệm nghề nghiệp, có tâm huyết. Tổ chức này nên chăng là một tổ chức có quyền lực để thực thi nhiệm vụ được giao.

V.H. ghi

Khẩn trương nhưng phải bài bản

Thay đổi căn bản, toàn diện một nền giáo dục là công trình lớn của quốc gia không thể làm vài năm mà xong. Tình thế bức thiết phải khẩn trương nhưng lại phải căn cơ, bài bản, không thể riêng một mình ngành giáo dục làm nổi.

Theo chúng tôi, trung ương cần bàn và ra nghị quyết, xác định mục tiêu, yêu cầu và những vấn đề trọng tâm cần tập trung để nền giáo dục thật sự đổi mới căn bản, toàn diện. Trong đó, việc quan trọng là thành lập một tổ chức làm nhiệm vụ xây dựng đề án tổng thể, nếu được ra phương pháp và lộ trình để trình trung ương và Quốc hội. Tổ chức này có thể là một ủy ban do người đứng đầu Nhà nước làm chủ tịch, gồm các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước am hiểu, có kinh nghiệm giáo dục liên quan đến các cuộc cải cách giáo dục của các nước. Bộ GD-ĐT có vai trò quan trọng trong hoạt động của ủy ban này, nhưng cần chấn chỉnh, kiện toàn đổi mới thật sự về năng lực và cung cách quản lý. Với cơ quan tham mưu của trung ương về công tác giáo dục, cụ thể là bộ phận khoa giáo (trong Ban Tuyên giáo trung ương) cần tăng cường đủ sức và đủ điều kiện giúp trung ương.

Bà Nguyễn Thị Bình (nguyên phó chủ tịch nước)

Đề nghị thành lập ủy ban quốc gia về cải cách giáo dục

Đã có nhiều ý kiến, kiến nghị có luận cứ rõ ràng, thuyết phục, nhưng tất cả đều chỉ có giá trị tham khảo chứ chưa có giá trị thực tiễn có thể áp dụng ngay được. Lý do là chưa có kết quả của một cuộc tổng điều tra để có các dữ liệu xác đáng tin cậy làm cơ sở soạn thảo đề án cải cách giáo dục. Đề án cải cách giáo dục chỉ có thể được soạn thảo bởi một ủy ban chuyên trách bao gồm các hội đồng chuyên gia rất giỏi và uy tín trong từng lĩnh vực giáo dục. Tôi kiến nghị cần quyết định thành lập Ủy ban quốc gia về cải cách giáo dục độc lập với Bộ GD-ĐT để thực hiện nhiệm vụ: tổ chức tiến hành cuộc tổng điều tra giáo dục trong năm 2013; tổ chức soạn thảo đề án tổng thể về cải cách giáo dục trong năm 2014 để trình Chính phủ và Quốc hội thông qua và tổ chức thực hiện từ năm 2015; từ nay đến khi có đề án tổng thể về cải cách giáo dục, không tiến hành bất cứ một đề án đổi mới hoặc dự án luật giáo dục mới nào do Bộ GD-ĐT đề xuất.

GS.TS Chu Hảo

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/515938/Tranh-doi-moi-lien-tuc-nhung-chap-va.html

Đổi mới quản lý trường học để nâng cao chất lượng văn hóa

Posted: 15 Oct 2012 12:24 AM PDT

(GDTĐ) - Hoạt động quản lý là hoạt động giáo dục quan trọng nhất, trong đó, điều hành hoạt động hiện nay phần lớn còn mang tính kinh nghiệm và "linh hoạt" theo phương pháp quản lý của người đứng đầu. Trong thực tế, người lãnh đạo sau hủy bỏ kế hoạch của người lãnh đạo trước cũng đã xảy ra. Bởi vì, trong công việc thường có xu hướng " bắt tay ngay vào việc", chưa chú trọng tư duy cao; xây dựng kế hoạch, chỉ đạo điều hành, kiểm tra đánh giá và thi đua khen thưởng còn nặng định tính chưa định lượng. Cách làm này hiệu quả thấp, thiếu chính xác, không kích thích được thi đua. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng quản lý nói chung, trường học nói riêng thì người quản lý phải đổi mới tư duy-định lượng trong xây dựng kế hoạch, kiểm tra đánh giá và thi đua khen thưởng.  

v
Nhờ những sáng kiến trong đổi mới công tác quản lý, Trường THPT Cam Lộ-Quảng Trị là điển hình về trường học thân thiện-HS tích cực

Trong nhiều năm qua, phong trào đổi mới phương pháp dạy học gắn liền đổi mới công tác quản lý đã được triển khai rộng khắp trong toàn ngành giáo dục. Thực tế cho thấy, việc sử dụng phương pháp quản lý, xây dựng kế hoạch và định lượng hóa trong kiểm tra đánh giá-thi đua khen thưởng nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, lấy đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh làm trung tâm là động lực phát triển mạnh mẽ các trường học. Song trong quá trình đổi mới cũng bộc lộ những khó khăn nhất định; việc làm này cần phải tiến hành đồng bộ giữa các tổ chức, đơn vị, toàn đội ngũ, đến học sinh toàn trường. Nếu chỉ tập trung đến đổi mới phương pháp dạy học mà không chú ý đến đổi mới phương pháp quản lý, đó là nâng cao năng lực quản lý bằng việc xây dựng kế hoạch, định lượng hóa trong chỉ đạo điều hành-kiểm tra đánh giá-thi đua khen thưởng làm đòn bẩy thì việc đổi mới phương pháp dạy học khó mang lại hiệu quả cao về sản phẩm là chất lượng giáo dục.

Chất lượng quản lý được hình thành từ trách nhiệm, trí tuệ, bản lĩnh, của người cán bộ quản lý. Sản phẩm của đổi mới công tác quản lý là chất lượng văn hóa, chất lượng hạnh kiểm, chất lượng các phong trào thi đua. Warrd đã để lại cho đời một câu danh ngôn nổi tiếng về người thầy: " Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng". Câu nói này không chỉ đúng cho người thầy mà còn đúng cho người quản lý giỏi vừa nói hay, giải thích giỏi, minh chứng đúng, khơi dậy niềm say mê, nhiệt thành của đội ngũ.

Theo tôi, để thực hiện nâng cao năng lực quản lý ở trường trung học phổ thông, trước hết phải đi từ đổi mới tư duy. Tư duy là cơ sở hình thành năng lực trí tuệ, là một trong những điều kiện để đạt tới các phẩm chất trí tuệ khác. Trong công tác quản lý, tư duy sáng tạo có vai trò đặc biệt quan trọng, là một dạng tư duy độc lập tạo ra ý tưởng mới độc đáo và có hiệu quả giải quyết vấn đề cao. Những yếu tố của tư duy cần được bồi dưỡng là: Bồi dưỡng nhân cách sáng tạo; Bồi dưỡng lòng nhiệt tình say mê, lòng tin; Bồi dưỡng tinh thần dám nghĩ, dám làm chịu đựng gian khó; Bồi dưỡng tính khiêm tốn học hỏi vươn lên.

Bồi dưỡng năng lực tự quản lý cho người cán bộ quản lý cũng là công việc cần phải làm: Tự mình quản lý chính bản thân mình để lãnh đạo, điều hành đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Tự quản lý cũng đồng nghĩa với tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Cần bồi dưỡng năng lực cán bộ quản lý cho cán bộ các cấp từ tổ trưởng, tổ phó trở lên đối với giáo viên và cả học sinh là lớp trưởng, lớp phó. Phân cấp, giao quyền, chế độ cho cán bộ các cấp.

Năng lực của người cán bộ quản lý thể hiện rất rõ ở việc đầu tư xây dựng kế hoạch, xây dựng các văn bản chỉ đạo; xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, mẫu mực, tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, thực sự là tấm gương sáng cho HS noi theo. Thu hút, đào tạo được nhiều giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi; lấy giáo dục mũi nhọn làm đòn bẩy để nâng cao chất lượng giáo dục.

Hoàng Đức Dục

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3063/201210/Doi-moi-quan-ly-truong-hoc-de-nang-cao-chat-luong-van-hoa-1964136/

Trường mầm non thắt chặt an ninh vì sợ… kẻ xấu

Posted: 14 Oct 2012 06:59 PM PDT

(TNO) Sau khi nghe thông tin về học sinh Trường mầm non 10A (Q.Tân Bình) bị một thanh niên bắt giữ làm con tin sáng 11.10, nhiều trường mầm non tại TP.HCM đã thắt chặt an ninh trường học vì sợ xảy ra tình trạng tương tự.

Giải cứu con tin trường mầm non
Vụ giải cứu hai trẻ ở trường mầm non: Chưa hết bàng hoàng
Giải cứu hai trẻ bị bắt làm con tin

Hoang mang sợ kẻ xấu xông vào trường

Sau vụ việc xảy ra ở Trường mầm non 10A hôm qua, vấn đề an ninh, bảo vệ trường học trở thành chủ đề nóng của nhiều trường và các bậc phụ huynh.

Bà Phạm Thị Thanh Thủy, Hiệu trưởng Trường mầm non 2 (Q.3), cho biết nhiều phụ huynh đưa con đến trường sáng nay đã không khỏi hoang mang và nhờ nhà trường thắt chặt an ninh hơn nữa.


Cô trò Trường mầm non 10A, Q.Tân Bình đã ổn định tinh thần phần nào, hôm nay việc dạy và học đã diễn ra bình thường - Ảnh: Hoàng Quyên

Ngay chiều ngày 11.10, trường này đã phải họp tổ giáo viên và bảo vệ để phổ biến, hướng dẫn, rút kinh nghiệm từ vụ Trường mầm non 10A để đảm bảo an toàn cho trẻ.

"Trường đã thành lập bộ phận gián tiếp nhằm theo dõi, canh cổng trường cùng với bảo vệ", bà Thủy cho biết.

Bà Lê Thị Lệ Vân, Hiệu trưởng Trường mầm non Họa Mi 3 (Q.5), cho biết: "Tôi rất bàng hoàng trước vụ việc bắt cóc trẻ hôm qua. Chúng tôi ngay lập tức làm việc với 3 bảo vệ của trường để nâng cao cảnh giác trong việc bảo vệ trường, trẻ".

Hơn thế, bà Vân cũng cho biết, trường đã làm việc với toàn bộ giáo viên và yêu cầu các cô phải cẩn trọng việc giao trẻ, đề cao cảnh giác với việc người lạ trà trộn vào trường nhằm ý đồ xấu với trẻ.

Sáng nay, Trường mầm non Tuổi Thơ (Q.1) cũng đã triển khai phổ biến thông tin đến bảo vệ và hướng dẫn cách xử lý tình huống trong trường hợp khẩn cấp.

Bà Trương Thị Ánh Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết sẽ cho giáo viên, học sinh của trường tập huấn sơ tán, ứng biến khi có trường hợp khẩn cấp để bảo đảm an toàn tính mạng cho cô và trò.

Lực lượng bảo vệ chưa chuyên nghiệp

Mặc dù an ninh được thắt chặt hơn, nhưng nhiều hiệu trưởng thú thực là nếu xảy ra sự cố tương tự, trường khó lòng đối phó được với hung thủ, phần vì trường mầm non hầu hết là nữ, phần vì khó khăn trong việc đào tạo đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp.

Được biết, hiện nay phần lớn bảo vệ ở các trường mầm non công lập đều được tuyển dụng do thân quen, tin tưởng. Cũng vì thế mà kỹ năng, nghiệp vụ bảo vệ không được trang bị bài bản.


Bảo vệ ở các trường mầm non đã tăng cường đề cao cảnh giác sau sự việc ngày 11.10 (Ảnh chụp tại Trường mầm non Tuổi Thơ trưa ngày 12.10) – Ảnh: Hoàng Quyên

Chia sẻ về điều này, bà Ngọc trăn trở: "Có một nghịch lý ở các trường mầm non là nếu thuê bảo vệ ở các công ty thì sẽ không có kinh phí để chi trả, vì giá chắc chắn sẽ cao hơn. Trong khi đó, bảo vệ thuê từ người quen sẽ tạo niềm tin và gắn bó lâu dài với trường hơn. Để bù lại nhà trường phải có kế hoạch cử đi học bồi dưỡng nghiệp vụ bổ sung hằng năm cho lực lượng này".

Hơn nữa, ở các trường mầm non, do môi trường hầu hết là nữ nên những việc nặng nhọc như bưng bê, sửa điện, nước… trong trường sẽ do bảo vệ đảm nhận để tiết kiệm chi phí thuê mướn của trường.

Một hiệu trưởng chỉ ra: Lương tối thiểu của bảo vệ mới vào làm chỉ có 1.050.000 đồng thì khó ai có thể sống bằng lương. Nhà trường phải hỗ trợ thêm trợ cấp, chế độ để họ gắn bó với trường. Ngân sách Nhà nước hằng năm cho trường đã phải chi trả cho quá nhiều chi phí…

Theo bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TP.HCM, theo quy định, mỗi trường mầm non sẽ có từ 3 bảo vệ trở lên. Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều trường chỉ có biên chế cho 2 người nên các trường không thể tuyển thêm. Đây cũng là khó khăn các trường gặp phải.

Phải có công an hỗ trợ

Trên thực tế, vào thời gian đón trẻ, trả trẻ là những thời điểm luôn khiến các trường lo lắng nhất. Theo bà Vân, thời điểm phụ huynh đón con trễ, nếu có kẻ xấu tấn công trường học, trường cũng rất khó xử lý.

Để bảo vệ các trường có thể ứng phó với tình huống xấu nhất, bà Vân cho biết: "Chúng tôi đang phối hợp với công an, nhờ họ bồi dưỡng thêm kiến thức phát hiện kẻ xấu, xử lý tình huống".

Do nằm trên mặt tiền đường Nguyễn Trãi, Trường mầm non Tuổi Thơ cũng đã phối hợp với công an phường trong sáng nay để đề phòng sự cố xảy ra.

 

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng Giáo dục mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết công tác bảo đảm an toàn, an ninh trường học, chống cháy nổ, phối hợp với cơ quan chức năng thực ra các trường đã thực hiện từ trước đó. Thế nhưng sau sự cố xảy ra ở Trường mầm non 10A, một sự cố bất ngờ khó lường trước, khiến các trường phải đề phòng hơn.

Sắp tới, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng sẽ có hướng dẫn, làm việc lại với bảo vệ, nhắc nhở các trường đề cao cảnh giác, tập huấn cho giáo viên để có thể trấn tĩnh, đối phó khi có sự cố xảy ra.

Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng giáo dục Q.5, nói: Chúng tôi đã gấp rút phối hợp với ngành công an địa phương, nhờ cử người túc trực trước cổng trường vào giờ trẻ đến lớp, hoặc tan trường.

Phòng GD-ĐT Q.5 đã yêu cầu lãnh đạo các trường hết sức đề cao cảnh giác. Nhà trường cũng có thể đưa ra những tình huống giả định, và thực hành phương pháp giải quyết.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng Giáo dục quận Tân Bình, cho biết cô và trò Trường mầm non 10A hôm nay đã ổn định tinh thần phần nào, việc dạy và học vẫn diễn ra bình thường.

Ông Hải cũng cho biết đây là một sự cố xảy ra bất ngờ nên Phòng giáo dục quận Tân Bình chưa có hướng dẫn cụ thể cho các trường để rút kinh nghiệm.

 

Minh Luân – Hoàng Quyên

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20121012/truong-mam-non-that-chat-an-ninh-vi-so-ke-xau.aspx

‘Làm giáo dục là phải chắt chiu…’

Posted: 14 Oct 2012 06:58 PM PDT

- "Nếu hôm nay tôi dạy cho học sinh về cái cốc, ngày mai tôi dạy cái điện thoại, ngày kia dạy chu vi hình tam giác rồi hình chữ nhật… thì 100 kiến thức không đủ và 1000 kiến thức vẫn thấy thiếu…Làm giáo dục là mình phải chắt chiu, luôn luôn làm bất kỳ động tác gì đó, mình phải đọc được giá trị đằng sau hành động"- đó là phương pháp dạy học trong suốt 30 năm đứng lớp của nhà giáo Vũ Thị Diệu Lý.

Nguyên tắc dạy học quan trọng nhất của cô Diệu Lý là không áp đặt nên cả cô và
trò cùng tham gia những hành trình này một cách rất dân chủ.

Học sinh sẽ tự làm ra kiến thức

Thay vì thuyết trình bài học cho đến khi hết giờ, nhà giáo Vũ Thị Diệu Lý biến mỗi tiết học trở thành một hành trình khám phá tri thức. Nguyên tắc dạy học quan trọng nhất của cô là không áp đặt nên cả cô và trò cùng tham gia những hành trình này một cách rất dân chủ.

Nhà giáo Diệu Lý quan niệm, dạy học là dạy cho học sinh cách tự tìm ra kiến thức, để luôn chủ động việc học mà không cần ai phải bắt ép.

Điều gì sẽ làm các trò có ý thức, có trách nhiệm, làm các con hứng thú? Muốn thiết kế được những giờ học như vậy, người giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý học sinh, quy luật nhận thức, ghi nhớ, ấn tượng của lứa tuổi này. Vì vậy, khi làm quản lý chuyên môn ở một ngôi trường, việc tạo thế chủ động cho học sinh luôn là ưu tiên của cô.

"Hiện nay, trường học của mình lớp học thì cố định nhưng học sinh thì tự tìm đến. Tưởng như giống nhau nhưng rất khác nhau. Một lớp học bình thường, con đang trong lớp và cô giáo đi vào, tức là con đang ở thế phải học. Còn hình thức kia lại khác: Đây là phòng toán, đến giờ toán, con có thời khóa biểu, con phải tìm lớp học toán và đi vào lớp đấy. Đó là thế chủ động, con tìm đến nó. Kể cả bữa ăn, các con tự chọn, tự gắp thức ăn vào khay của con với việc cô gắp, khác hẳn." – cô Diệu Lý cho biết.

Mỗi giờ học, cô nhường toàn bộ công việc học hành, đào xới kiến thức cho học sinh. Cô là người hướng dẫn cho các em phương pháp để làm một bài văn, cách để học một kiến thức toán, hay làm sao để nắm được nội dung của một bài Lịch sử.

Cô Lý tâm sự: "Nhiều giáo viên nói học sinh bây giờ viết một bài văn vô hồn, chúng không có cảm xúc , vốn từ hay vốn sống gì cả. Mình nghĩ giáo viên phải có nhiệm vụ mang đến những điều đó cho học sinh. Nhưng mỗi học sinh phải có một bài văn của riêng mình."

Giờ văn tả đồ vật của nhà giáo Diệu Lý được mở đầu bằng việc học sinh được lựa chọn một loại quả ưa thích.

Cô phân tích: "Động tác học trò chọn rất quan trọng. Chọn, tức là đã có suy nghĩ, có cảm xúc. Khi trò cầm lên thì mình sẽ cho các em chơi:  Hãy cất quả đó đi và chỉ nói một câu thôi mà các bạn đoán được đó là quả gì. Công nghệ là em nào cũng phải tìm, phải suy nghĩ. Con nói được dấu hiệu đặc trưng nhất của quả đó. Nếu chưa được thì phải nói thêm được 5-10 dấu hiệu khác. Như vậy, 100% đều có một bài văn tả. Nhưng đó chỉ là tả thực thôi, rất thô, là công nghệ ai cũng làm được.

"Nhưng cô hỏi, tại sao chọn quả đó. Lý do vì  rất thích hoặc rất ghét. Yếu tố cảm xúc ở đây: tại sao thích? Làm sao để truyền cái thích, cái ghét đó cho người khác,  và nói ra để mọi người cùng biết điều đó.

Và lúc này, học trò cần vốn từ. So sánh, nhân hóa… lúc đó mới cần lý thuyết."

"Nếu hôm nay tôi dạy cách làm ra cái cốc này thì những cái cốc khác, tôi không phải dạy nữa. Mình đã dạy cái khái quát rồi thì những cái chi tiết, học sinh sẽ tự tìm đến. Mọi người nghĩ rằng dạy 10 được 10 nhưng phương pháp là dạy 1 phải được 10. Phương pháp của mình không phải là truyền đạt vì kiến thức vô cùng."- Nhà giáo Vũ Thị Diệu Lý chia sẻ.

Đọc được giá trị của mỗi việc mình làm

Hơn 30 năm trong nghề, nhà giáo Vũ Thị Diệu Lý vẫn miệt mài theo đuổi công nghệ giáo dục mà cô học được và tâm huyết từ khi còn giáo viên của trường Tiểu học Thực nghiệm.

Bây giờ, khi làm quản lý chuyên môn ở trường phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội), đôi khi, để đạt được mục đích giáo dục của mình, cô Diệu Lý không ngần ngại cho phép giáo viên thay đổi thời lượng, thứ tự các bài học trong chương trình. Các giáo viên có thể chỉ dạy một tác phẩm hay một số kiến thức toán học trong một học kỳ, nhưng bước sang học kỳ mới, những kiến thức còn lại sẽ được học sinh nắm bắt rất nhanh.

Theo nhà giáo Vũ Thị Diệu Lý, giá trị của mỗi bài toán không nằm ở công thức tính chu vi tam giác hay diện tích hình chữ nhật. Đối với cô, giá trị đằng sau mỗi bài toán đó là tư duy logic, lập luận chặt chẽ, khả năng phát hiện ra kiến thức.

Cách làm khác của cô sẽ gặp khó khăn với những kỳ thi của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Hà Nội.

Biết được điều đó nên cô vẫn cho trò làm tất cả những bài thi của học sinh trong thành phố. Tuy nhiên, đối với cô, quan trọng nhất là quá trình học của học trò. Vì thế, cô luôn luôn dự giờ để kiểm soát quá trình này. Mỗi ngày đến trường, các nhân viên sẽ rất khó tìm vì lúc nào cô cũng thoăn thoắt bước đi trên các hành lang, quan sát các lớp học.

Bù lại, cô không phải chịu nỗi nhức nhối vì có quá nhiều học sinh chán học, học gạo. Cô tự hào nói: "Bản thân việc các con được tự mình làm ra mọi thứ đã khiến hứng thú với việc học rồi."

Có người đặt ra câu hỏi, cách dạy của cô là  học ít, chơi nhiều, tự do nên học sinh thích? Nhà giáo hơn 30 năm kinh nghiệm phân tích:

"Nghĩ sâu hơn một chút, nếu đến trường, các con cứ lờ phờ và chơi thì mãi cũng chán. Cái thích, cái đam mê là mỗi một ngày về có điều gì chia sẻ với bố mẹ, có điều gì mới, mới là cái thích thực sự. Lớp học mà quá tự do, con  sẽ bị các bạn làm phiền, không thích được. Lớp học phải rất nề nếp, học sinh phải tuân thủ các quy định trong giờ học."

Để học sinh biết mình phải làm gì, bước vào năm học đều có một tuần định hướng và các em sẽ viết mục tiêu của mình, dù rất nhỏ như đánh răng sạch hơn hay rất lớn như trở thành học sinh xuất sắc.

Thế nhưng, điều quan trọng với cô không phải là học sinh có thực hiện được mục tiêu. Đằng sau mỗi hành động này, học sinh sẽ hiểu rằng, nếu không có mục tiêu, sẽ không biết làm gì. Nếu có mục tiêu, sẽ biết làm thế nào đạt được nó. Nhà giáo dũng cảm này cũng nói, kể cả 12 năm học, nếu học trò không thực hiện được mục tiêu của mình thì điều quan trọng là sẽ nhận ra được vì sao mình thất bại.

Vì thế, với mỗi giáo viên, mình luôn phỏng vấn các bạn: Tại sao bạn làm cái này? Làm cái này học sinh được cái gì? Đánh giá tiết học là học sinh được gì sau tiết học chứ không phải xem cô dạy hay hay là không hay."

"Làm giáo dục là mình phải chắt chiu, luôn luôn làm bất kỳ động tác gì đó, mình phải đọc được giá trị đằng sau hành động đó. Mình nói gì, làm gì trước học sinh đều  phải biết giá trị đằng sau câu nói của mình chứ không phải cái mà mình đang nói. Giá trị của nó là gì? Nó có vào được trong học sinh không? Khi mọi ngời thận trọng những việc đó thì chắc chắn ai cũng trở thành những nhà giáo dục tốt thôi."- là tâm nguyện của nhà giáo Vũ Thị Diệu Lý.

Bài 2: "Nghề giáo có hậu"

  • Nguyễn Hường

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/92541/-lam-giao-duc-la-phai-chat-chiu--.html

Comments