Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Giáo dục Việt Nam cần thay mới kiến trúc

Posted: 12 Oct 2012 03:45 PM PDT

Buổi tọa đàm đã thẳng thắn đề cập đến nhiều vấn đề cấp thiết của giáo dục Việt Nam, đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị đổi mới.

Thay đổi cấu trúc, đưa thanh niên ra đời sớm hơn

Khai mạc tọa đàm bằng bài phát biểu đề dẫn, Tiến sỹ Lê Trường Tùng – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT đã khẳng định việc muốn có một nền giáo dục đổi mới toàn diện và thật sự, cần phải kiên quyết và mạnh dạn thực hiện đổi mới kiến trúc hệ thống. Thay vì hệ thống ba cấp 1 tiểu – 2 trung với 12 năm học, cần thay bằng hệ thống một tiểu – 1 trung gói gọn trong 9 năm. Với cấu trúc mới này, học sinh tốt nghiệp phổ thông sớm hơn 3 năm so với hiện tại, được nhận bằng THPT và sẽ có bằng đại học ở tuổi 20 hoặc 21.


Giáo dục Việt Nam cần thay mới kiến trúc

Đồng tình với quan điểm này của Tiến sĩ Lê Trường Tùng, GS. Hồ Ngọc Đại bổ sung ý kiến về việc hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện có cấu trúc rắc rối và có nhiều chồng chéo. Đồng thời, ông cũng bày tỏ việc không đồng tình với sự tồn tại của trường chuyên lớp chọn, bởi hệ thống chuyên và chọn đã đồng thời gây dựng nên sự ảo tưởng về tri thức được trang bị ở nhà trường, góp phần không nhỏ vào cơn sốt nặng về hình thức của giáo dục. Sự “ngang giá” trong giáo dục được GS. đặc biệt nhấn mạnh, để có sự đồng nhất và công bằng trong toàn hệ thống trường học của Việt Nam. GS Hồ Ngọc Đại cũng ủng hộ quan điểm bậc phổ thông chỉ cần 11 năm, trong đó có 5 năm tiểu học, 4 năm THCS.


GS. Hồ Ngọc Đại đồng thời bày tỏ việc không đồng tình với sự tồn tại của trường chuyên lớp chọn.

Đóng góp vào việc thay mới cấu trúc cho hệ thống giáo dục Việt Nam, TS. Mai Liêm Trực – nguyên thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông chia sẻ quan điểm rất thời đại về việc cập nhật tri thức. Khi mà tri thức của nhân loại đều được đưa lên mạng internet và có thể được truy cập qua một vài click, thì điều quan trọng một người thầy hay một hệ thống giáo dục cần trang bị cho người học, chính là cách học thay vì cố nhồi nhét kiến thức. Nếu ngược lại, thì cấp THPT có kéo dài tới 14 năm học sinh cũng chưa học đủ kiến thức cần thiết.

GS. Văn Như Cương với tư cách một người từng được học hệ thống phổ thông 9 năm, đồng thời là người thầy trực tiếp và lâu năm trong lĩnh vực giáo dục phổ thông đã chia sẻ, chương trình học hiện tại của học sinh phổ thông quá nặng về kiến thức và quá nhiều kiến thức không cần thiết. Trong khi đó, những kiến thức “mềm” như kiến thức giáo dục về nhân cách còn rất thiếu và yếu. Điều này được giáo sư nhìn nhận như hệ quả tất yếu của một nền giáo dục còn đang nặng về thi cử khoa bảng bằng cấp.

Tất cả các ý kiến trong buổi tọa đàm đều thống nhất quan điểm, thanh niên cần được trưởng thành một cách thực sự và sớm hơn. Vấn đề lớn tồn tại trong nền giáo dục Việt Nam nằm ở việc độ tuổi trưởng thành của thanh niên ngày càng muộn, thể hiện rõ rệt khi sinh viên 18 hoặc 23 tuổi vẫn chưa thể tự sống được mà không dựa vào gia đình. Đây là nguyên nhân dẫn đến hệ quả lớn là năng suất lao động của người lao động trẻ Việt Nam bị giảm sút. Trong tình trạng Việt Nam sắp bước qua giai đoạn vàng của dân số trẻ, nếu tiếp tục tình trạng này thì người lao động ở độ tuổi thanh niên của Việt Nam sẽ ra đời quá muộn cùng sự trưởng thành và đóng góp lại cho xã hội chậm và muộn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của xã hội.

Đổi mới phải toàn diện căn bản và thực chất

Theo GS. Hoàng Tụy, khuyết điểm lớn nhất của giáo dục Việt nam là nền giáo dục hiện đang đứng ở ngã ba đường, giống như kinh tế những năm giữa thập niên 80, giằng xé giữa việc tiếp tục chọn con đường cũ – theo đường lối giáo dục đề cao lí thuyết và việc kiên quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển.

Để có thể thay đổi toàn diện, căn bản và thực chất nền giáo dục Việt Nam, GS. Hoàng Tụy tâm huyết chia sẻ: "Muốn hay không cũng phải hội nhập hóa. Những giá trị phổ quát, những gì cả nhân loại đang làm thì mình phải theo, cho dù rất khó khăn khi phải đoạn tuyệt với nhiều quan niệm, cách sống và nếp nghĩ đã ăn sâu trong tâm khảm nhiều thế hệ". Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh đến việc cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy, giải tỏa nghịch lí lương, để nhà giáo ở mọi cấp an tâm làm việc, toàn tâm toàn ý với trách nhiệm của mình.


GS. Hoàng Tụy nhấn mạnh đến việc cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy.

GS. Hoàng Tuỵ cũng chỉ ra, chính sách đồng lương thấp là nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất tạo ra lỗ hổng về quản lý, về bệnh thành tích, gian dối, ảo tưởng và chạy theo đồng tiền – những điều cơ bản đang làm tha hóa giáo dục Việt Nam.

Ngoài ra, các giáo sư đồng thời cũng chia sẻ sự đồng thuận về việc cần cải cách mạnh mẽ, thay đổi cơ bản cung cách học và thi, xóa bỏ tâm lý nặng nề về thi cử – vừa tốn kém vừa hình thức và ít hiệu quả.

TS. Lê Trường Tùng khẳng định rằng nền giáo dục Việt Nam cần đề ra mục tiêu quan trọng là hội nhập quốc tế. Với mục tiêu này, sinh viên Việt Nam hưởng hệ thống giáo dục trong nước hoàn toàn có thể đi ra nước ngoài làm việc, hội nhập toàn cầu, và thậm chí là xuất khẩu giáo dục: không chỉ thu hút sinh viên quốc tế đến học tập tại Việt Nam mà còn xây dựng các cơ sở của trường đại học Việt Nam ở nước ngoài và tuyển sinh sinh viên bản địa.

Bản thân Trường Đại học FPT đã gặt hái nhiều thành tựu trong mô hình hội nhập quốc tế, với việc cựu sinh viên ĐH FPT ngay sau khi tốt nghiệp đã được tuyển dụng làm việc trực tiếp tại các nước phát triển về CNTT như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Singapore… Và đây không chỉ là vấn đề cần đặt ra cho Trường Đại học FPT mà phổ quát rộng lên, đây chính là vấn đề lớn dành cho nền giáo dục Việt Nam trong thời đại hội nhập toàn cầu. Để đạt được điều này, không cách nào khác hơn là sinh viên thay vì nặng về lí thuyết bằng cấp thi cử, thì cần được trang bị kiến thức thật, ngoại ngữ, kỉ luật, văn hóa và kĩ năng sống để có thể hội nhập toàn cầu.

TS. Mai Liêm Trực đồng thời cũng chia sẻ mong muốn vì giáo dục là sự nghiệp toàn dân nên dự thảo nghị quyết cũng nên được đưa ra thảo luận rộng rãi.

Buổi tọa đàm do Trường Đại học FPT phối hợp cùng tạp chí Tia sáng tổ chức khép lại với trông đợi các kiến nghị sẽ được xem xét và đưa vào thực tế trong thời gian tới.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-650614/giao-duc-viet-nam-can-thay-moi-kien-truc.htm

Máy tính bảng trở thành dụng cụ học tập bắt buộc

Posted: 12 Oct 2012 03:44 PM PDT

Tuy phụ huynh sẽ phải chi ra 597 AUD (khoảng hơn 12 triệu đồng) một iPad, trường hi vọng sẽ giảm thiểu được chi phí mua sách mỗi năm và làm nhẹ chiếc cặp học sinh khi tất cả những gì các em cần chỉ nằm gọn trong một chiếc máy tính bảng.


Học sinh trường tư thục St Andrew's Cathedrald cùng chiếc máy iPad.

Một vài trường học tư thục khác ở Sydney cũng dự định biến chiếc máy tính bảng thành dụng cụ học tập bắt buộc. Theo họ, những chiếc máy này còn nhỏ gọn hơn cả những chiếc laptop đang được phát cho học sinh lớp 9 và 10 trong dự án Cách mạng giáo dục kỹ thuật số trị giá 2,4 tỉ AUD của chính phủ.

Việc học hành trở nên linh hoạt hơn với các kết nối không dây, bộ môn sinh học cũng có thể trở nên sống động và chân thực mà không cần đến phòng thí nghiệm.

Học sinh cũng không còn phải vật lộn với đống sách vở nặng nề.

“Em nghĩ đống sách toán cũng phải nặng đến 10kg”, Helena Solomon, một học sinh lớp 9 kể.

“Mang sách mà giống như tập tạ vậy”, một học sinh khác thêm vào.

Tại trường St Catherine – trường trung học nữ ở ngoại ô Waverley, thành phố Sydney, chính thức cấp máy tính bảng Samsung Series 7 – Slate PC cho các học sinh lớp 5, 7 và 10 trong năm nay vì dòng máy này hỗ trợ nhiều cho việc vẽ và viết bằng tay.

Nhiều phụ huynh có thể sẽ phản đối vì giá dòng máy này vào khoảng 1.500 – 2.000AUD. Tuy nhiên, Paul Carnemolla – giám đốc thông tin của nhà trường tỏ ra lạc quan: “Phụ huynh sẽ đồng ý nếu thấy các học sinh yêu thích cách học này đến thế nào. Có những học sinh dù bị ốm phải ở nhà nhưng vẫn có thể cùng làm bài tập cùng với các học sinh khác. Học sinh có thể nghe tôi nói, quan sát màn hình máy tính của tôi và ngược lại, tôi cũng có thể quan sát màn hình máy tính học sinh đang dùng”.

Hiệu trưởng trường St Andrew, ông John Collier, cũng lạc quan về sự đồng thuận của phụ huynh. “Đây là cách để trẻ em giao tiếp với thế giới và thật điên rồ khi từ chối điều này.”

Tuy nhiên, một phụ huynh tỏ ra lo lắng rằng điều luật mới có thể sẽ là chất xúc tác cho chứng nghiện Internet. Đáp lại lo lắng này, hiệu trưởng Collier thừa nhận các giáo viên và phụ huynh sẽ phải biết cách để tâm và quản lý con em hiệu quả.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-650745/may-tinh-bang-tro-thanh-dung-cu-hoc-tap-bat-buoc.htm

Ngộ nghĩnh hình ảnh trẻ tới trường

Posted: 12 Oct 2012 03:44 PM PDT

Những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của trẻ được chia sẻ nhiều trên các trang mạng khiến người xem không khỏi mỉm cười.

Internet về làng…

Bé đòi học bài cùng chị

Cương quyết không đến lớp

“Thầy đọc diễn văn dài quá!”

“Mệt thật!”

Đêm qua mất ngủ vì hôm nay tốt nghiệp mầm non. Ảnh: Dân trí

“Eo ơi, lớp học nhạc ồn thế mà cũng ngủ được!”  Ảnh: Webtretho

Học bài mọi lúc, mọi nơi

 

Bé sẽ nhớ mãi hình ảnh này khi nghĩ về mẹ

Hình ảnh đẹp của tuổi thơ


Xe cao hơn người vẫn đi tốt!

Một bà mẹ người Mỹ đạp xe đưa 6 đứa con tới trường cách nhà hơn 30km

Càng đông càng vui

Trước khi vào học lớp 1, anh em sinh 4 được mẹ cắt cho kiểu đầu đánh số để cô giáo khỏi nhầm.

  • Nguyễn Thảo (Tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/92376/ngo-nghinh-hinh-anh-tre-toi-truong.html

Comments