Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trả lại vai trò người thầy

Posted: 11 Oct 2012 01:32 AM PDT

Trả lại vai trò người thầy

TT – Hàng chục bạn đọc đã gửi ý kiến phản hồi về việc cần thiết phải đổi mới nền giáo dục như đề nghị tâm huyết của các nhà giáo dục trong bài tường thuật ngày 10-10.

* Tôi hoàn toàn ủng hộ và mong vấn đề giáo dục sớm được cải cách đồng bộ, cơ bản. Tôi không phải là nhà giáo nhưng tôi đồng tình trong việc điều chỉnh nâng lương cho các nhà giáo. Làm sao để giáo viên toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.

ANH VU (batrieudtbmc@…)

* Đã đến lúc phải đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả: đầu tư cho chính sách đãi ngộ tốt hơn đối với giáo viên, giảm tải một số chương trình học thừa, không cần thiết nhằm rút ngắn thời gian học, chú trọng việc giáo dục nhân cách làm người cho học sinh. Hãy chung tay góp sức vì một nền giáo dục tiên tiến và hiện đại.

NGUYEN TRUONG GIANG (giangvietxanh@…)

* Đổi mới giáo dục là việc làm cấp bách hiện nay nhưng phải cẩn thận xem đổi mới như thế nào. Trước mắt xin hãy trả lại vai trò của người thầy đối với việc đào tạo con người. Xu hướng "đổi mới" ào ạt trong thời gian qua đã lấy đi vai trò và trách nhiệm tự nguyện của người thầy. Thay vào đó là phải thực hiện theo mệnh lệnh, là một mớ thủ tục hành chính khiến người thầy phải vất vả mà không đem lại hiệu quả giáo dục. Một người thầy làm việc một ngày không dưới 10 tiếng đồng hồ nhưng công sức để dành cho việc dạy và nghiên cứu giáo án khoảng 1/3 thời gian đó. Còn lại tất cả công sức của người thầy đều đổ dồn vào những loại hồ sơ, những kế hoạch, những sáng kiến theo yêu cầu…

CHINH (chinhbatri86@…)

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/515358/Tra-lai-vai-tro-nguoi-thay.html

Thả nổi đào tạo liên thông: Bộ GD-ĐT đang đứng ở đâu?

Posted: 11 Oct 2012 01:31 AM PDT

Những bất cập về đào tạo liên thông đã được phản ánh nhiều năm nay nhưng chẳng hiểu vì lí do gì, Bộ GD-ĐT vẫn cho phép các trường thực hiện rầm rộ, thậm chí là ngay cả các trường mới được thành lập cũng được tham gia. Năm 2008, sự "thả nổi" này tiếp tục được Bộ GD-ĐT "nới tay" khi ban hành quy chế đào tạo Liên thông với việc giao tự chủ cho hiệu trưởng các trường có thẩm quyền đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ và từ CĐ lên ĐH, tất nhiên kèm theo điều kiện: báo cáo về Bộ trước khi triển khai.

Năm 2010, một lần nữa Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động - Thương binh xã hội mở rộng thêm cơ hội cho đối tượng dạy nghề khi ban hành thông tư liên tịch Hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, CĐ nghề lên trình độ CĐ và ĐH.

Ngay sau khi thông tư này được ban hành thì một cuộc "nâng cấp bằng" quy mô lớn đã được hình thành bất chấp những quy định. Không ít trường chưa được cấp phép vẫn ngang nhiên thông báo tuyển sinh hệ đào tạo liên thông từ CĐ nghề lên ĐH. Thậm chí có những đơn vị đã tổ chức đào tạo "chui" đến 7 khóa, lúc đó Bộ GD-ĐT mới phát hiện và yêu cầu chấm dứt.

Kỳ 1: "Quên" đánh giá cho phép tràn lan

Thí điểm "biến" thành đại trà

Đào tạo liên thông được Bộ GD-ĐT lần đầu tiên triển khai thí điểm vào năm 2002, lúc này số trường được tham gia chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tưởng rằng sau một thời gian thí điểm, Bộ GD-ĐT sẽ rút kinh nghiệm đánh giá một cách cẩn thận trước khi mở rộng. Tuy nhiên, cách làm lại hoàn toàn trái ngược lại, sau 10 năm kể từ ngày thí điểm chưa một lần tổ chức một cuộc hội thảo nào về chủ đề liên thông nhưng đến nay với các quy định ban hành thì trường nào cũng được phép, trừ một số trường hợp liên thông từ TCCN lên ĐH hoặc từ hệ đào tạo nghề lên CĐ, ĐH phải do Bộ GD-ĐT trực tiếp cho phép.

Tưởng rằng với việc triển khai đại trà thì chí ít Bộ GD-ĐT cũng có những văn bản chặt chẽ để kiểm soát đầu vào cũng như khâu đào tạo cho đến đầu ra. Nhưng trên thực tế thì toàn quyền lại do hiệu trưởng các trường phụ trách. Không có một quy chế về tổ chức thi liên thông mà chỉ là những hướng dẫn "sơ sài" nên các trường mặc sức thông báo tuyển sinh, tổ chức thi, chấm thi… và gọi thí sinh trúng tuyển một cách vô tội vạ.

Với quy trình các trường được tổ chức "khép kín" toàn phần nên cũng từ đây xuất hiện biết bao cuộc "mua bán" bằng cấp cũng như đầy dẫy những tiêu cực trong kì thi liên thông.

N.T.S tốt nghiệp hệ TCCN trường ĐH T. sau dự thi liên thông lên CĐ tiết lộ: "Nói là thi cho nó to tát chứ trên thực tế là thỏa thuận. Về lý thuyết thì các câu hỏi trong đề được "khoanh vùng" ở mức hẹp nhất chỉ cần về nghiên cứu học qua là làm được bài. Còn về chuyên môn thì gắn liền với thực tế đã làm nên đa phần chẳng mấy ai gặp khó khăn".

N.T.S cũng tiết lộ, thông thường trước khi tổ chức kì thi liên thông, các trường đều tổ chức ôn tập. Chỉ vài lấn đến gặp thầy hướng dẫn ôn tập là có thể có trong tay đề cương "rút gọn" cuối cùng.

Bộ GD-ĐT tiếp tay cho "thả nổi"


Thả nổi đào tạo liên thông: Bộ GD-ĐT đang đứng ở đâu?

Sau vụ việc này lại tiếp tục xuất hiện thêm nhiều trường có hình thức vi phạm tương tự và Bộ GD-ĐT đành phải công bố danh sách các trường đã được giao nhiệm vụ đào tạo liên thông từ hệ nghề lên ĐH, CĐ. Từ con số 11 ban đầu và sau nhiều lần rà soát con số được ấn định 16. Qua đây mới thấy Bộ chỉ giao nhưng dường như lại "buông" lỏng quản lý.

Tuy nhiên, vấn đề lại đáng nói hơn cả đó là việc cấp phép cho 16 trường này quá dễ dàng, không tuân thủ các điều kiện ràng buộc trong thông tư liên tịch giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chẳng hạn như, theo thông tư liên tịch thì các trường CĐ nghề, trung cấp nghề có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cho các trường ĐH, CĐ về: mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của nghề đào tạo, chương trình đào tạo, các điều kiện bảo đảm chất lượng của trường, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được cơ quan quản lý có thẩm quyền xác nhận, để làm cơ sở cho việc công nhận giá trị kết quả học tập, miễn trừ các học phần đã học cho người học, tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo liên thông và tổ chức đào tạo theo yêu cầu bảo đảm chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên, trên thực tế các điều kiện này của các trường CĐ nghề, trung cấp nghề đến nay vẫn còn bỏ ngỏ thậm chí có thể nói là chưa có cơ sở để đánh giá.

Trong khi đó, tại điều 4 về điều kiện đào tạo liên thông nêu rõ: "Đã xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học theo quy định hiện hành về đào tạo liên thông của Bộ GD-ĐT".

Điều 6 về hồ sơ mở ngành có yêu cầu bảng đối chiếu chương trình đào tạo của các nghề ở trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề với chương trình đào tạo của các ngành tương ứng ở trình độ cao đẳng, đại học để làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo liên thông.

Và tại điều 12 về điều khoản thi hành nhấn mạnh: "Các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề có trách nhiệm phối hợp với các trường CĐ và trường ĐH xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học"

So sánh hai điểm này có thể thấy theo đúng thông tư liên tịch thì để được đào tạo liên thông từ hệ nghề lên ĐH, CĐ thì không phải một sớm một chiều mà ít nhất cần vài năm để thực hiện.

Nhìn vào danh sách các quyết định dành cho 16 trường đã được Bộ GD-ĐT cho phép có thể thấy sự "dễ dãi" trong khâu coi thường chất lượng. Thông tư liên tịch có hiệu lực vào ngày 12/12/2010 thì chưa đầy 6 tháng sau, Bộ GD-ĐT đã giao nhiệm vụ cho hàng loạt trường thực hiện. Trong số này lại còn xuất hiện những trường ĐH mới được thành lập. Ngay cả hệ đào tạo chính quy còn chưa hoàn thành tốt thậm chí là từng bị dừng tuyển sinh cách đó chưa lâu, ấy vậy mà Bộ GD-ĐT lại tin tưởng cho phép.

Trong quá trình đi thực hiện loạt bài viết này, chúng tôi có làm việc với một số trường chưa được cấp phép nhưng vẫn tổ chức tuyển sinh đào tạo. Khi được hỏi thì các trường đều có chung tâm sự: "Theo thông tư liên tịch thì trước sau khi cũng được Bộ GD-ĐT cho phép. Hiện đã trình hồ sơ chỉ cần chờ đồng ý nữa là xong". Qua đây cho thấy vì sự "dễ dãi" của Bộ GD-ĐT mà các trường chẳng ngần ngại "làm liều"!

S.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-650030/tha-noi-dao-tao-lien-thong-bo-gddt-dang-dung-o-dau.htm

Giả dối trong giáo dục: nhà nghiêng từ móng

Posted: 11 Oct 2012 01:30 AM PDT

Giả dối trong giáo dục: nhà nghiêng từ móng

TTO – Tham gia diễn đàn “Nói không với giả dối”, nhiều bạn đọc nhấn mạnh giả dối ngay trong giáo dục – lĩnh vực góp phần xây dựng nhân cách con người – là khía cạnh quan trọng nhất và cần quan tâm nhất.

Đặc biệt, sau khi đọc ý kiến của giáo sư Hoàng Tụy, nhiều bạn đọc lo lắng là những người từng nói dối trong giáo dục lại trở thành những nhân tố trong ngành giáo dục thì thói giả dối sẽ rất có thể tăng theo cấp số nhân.

Tuổi Trẻ Online tiếp tục giới thiệu các ý kiến vừa tham gia diễn đàn.

Ảnh chụp từ clip quay cảnh quay cóp của thí sinh tại phòng thi số 8 ở Trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) trong buổi thi môn toán được tung lên mạng vào đầu tháng 6-2012. Sự kiện này gây bức xúc dư luận một thời gian - Ảnh: chụp từ clip

Cô đơn bởi trung thực còn hơn bơi trong thế giới giả dối

Không phủ nhận trong cuộc sống đôi lúc cũng cần nói dối. Nhưng có thể khẳng định nói dối là một tính xấu, đáng chê trách, lên án.

Nói dối sinh ra rắc rối, gây khó chịu, hoang mang cho người khác. Nói dối làm giảm giá trị bản thân, mất lòng tin với mọi người. Đáng sợ nhất là khi nói dối trở thành thói quen, nếp nghĩ của ai đó, nhất là với những người có quyền, có trách nhiệm, có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng.

Tôi thường nghe mãi những lời chắc nịch của ai đó “sẽ xử lý tới nơi tới chốn, rõ ràng, công khai, dứt khoát… dù ở cấp bậc nào”. Tiếc rằng nhiều lời chắc nịch đó là những lời nói dối. Tôi từng nghe nhiều lời hứa từ các cơ sở giáo dục, đào tạo như sẽ có việc làm ngay khi học viên tốt nghiệp; sẽ giúp tìm việc thích hợp, giúp đào tạo nâng cao… Đa số là những lời có cánh bởi những lời hứa đó chỉ thành hiện thực khi bạn phải “chấp nhận hợp tác mọi mặt”. Vậy mà trước đó có ai “ngỏ lời” thế đâu? Tôi cũng từng bị “đem con bỏ chợ” như thế.

Trong thực tế, gian dối vẫn còn là mảnh đất màu mỡ cho nhiều người bám víu, leo trèo… Nó vẫn sống được, sống khỏe vì lắm người chấp nhận nó, xem nó như phương thuốc, như nấc thang mang đến sự thăng tiến trên đường đời. Khi giả dối được “bình thường hóa” nhiều nơi, nhiều chốn thì thẳng thắn, trung thực khó mà tìm chốn dung thân.

Tôi ghét giả dối, gian xảo, thích sống thẳng thắn, trung thực, luôn tôn trọng chữ tín. Có lẽ vì vậy mà tôi không có nhiều bạn. Tôi mặc kệ bởi trong chuyện bạn bè, tôi cần “chất lượng” hơn số lượng. Thà sống cô đơn với sự trung thực còn hơn bơi trong thế giới giả dối. Với quan điểm đó, tôi vẫn thành đạt trong cuộc sống, là niềm tin của gia đình, được nhiều người nhìn bằng ánh mắt trân trọng và có cả những ánh mắt “chê bai trong nể phục” của nhóm người giả dối.

TRIỆU NGỌC DIỆP

Thói giả dối tăng theo cấp số nhân

Sự phát triển của con người là kết quả của sự giáo dục từ mọi người xung quanh như cha mẹ, thầy cô, cộng đồng dân cư cùng chung sống. Nếu con người ấy có cha mẹ giả dối, hàng xóm láng giềng giả dối, thầy cô bạn bè giả dối, đồng nghiệp giả dối, cấp trên giả dối… thì con người ấy dễ trở nên giả dối hơn là người chân thật.

Có mấy ai ý thức rằng mình cần phải sống trung thực để "giáo dục" mọi người quanh mình cũng trung thực như mình? Có câu "Nhân chi sơ tính bổn thiện". Vậy sao lại nảy nòi cái thói giả dối đáng ghét kia? Ngày con tôi còn đi nhà trẻ, tôi được biết rằng ở nơi ấy đồ chơi dành cho các cháu chỉ để trưng bày, chăn chiếu gối đẹp chỉ được dùng khi có người đến kiểm tra…

Một cháu nhỏ học lớp 1, một hôm tan học về khoe với mẹ: "Con biết làm thế nào để được 10 điểm toán rồi mẹ ạ!". Mẹ hỏi: “Con làm sao?". "Chỉ cần đợi bạn ngồi cạnh làm xong rồi chép nhanh đem nộp cho cô là khỏe nhất! Cô cũng có dặn các bạn phải giúp bạn ngồi cạnh vậy đó mẹ à!". Cứ như thế cho đến khi người “bị giáo dục để giả dối” trở thành những nhân tố trong ngành giáo dục thì thói giả dối sẽ tăng chóng mặt theo cấp số nhân.

NGUYEN THONG

Gian dối bị phát hiện chỉ còn nước độn thổ

Nguyễn Công Trứ từng nói một câu bất hủ với đại ý rằng: làm quan chẳng lấy đó làm vinh, làm lính chẳng lấy đó là nhục, tức là ở cương vị nào làm tròn trách nhiệm ở cương vị đó. Những người mua bằng tiến sĩ, thạc sĩ để trở thành người có học vị, để đánh bóng tên tuổi mình, để thăng quan tiến chức nhưng sở học chẳng tương xứng thì khi bị phát hiện chỉ còn nước độn thổ vì xấu hổ.

LÊ VĂN NHUNG

Trẻ con còn biết giá của thật thà

Tôi có đứa cháu họ năm nay 5 tuổi, học lớp lá trường mẫu giáo của địa phương. Một hôm đi học về, cháu nói với mẹ rằng cháu đã nhìn thấy lúc chia cơm cho học sinh buổi trưa, cô giáo cắt cho mỗi cháu một nửa quả trứng. Số còn lại cô giáo bỏ vào một cái hộp. Cháu còn khẳng định cháu biết cả nơi cô giấu chiếc hộp. Cháu nói thêm rằng cả món canh cô cũng cất bớt.

Nghe chuyện mẹ cháu mới bảo ngày mai mẹ sẽ báo với cô hiệu trưởng. Ngay lập tức cháu liền ngăn mẹ không được báo, cháu nói nếu báo cáo thì cháu sẽ bị cô giáo “đì”. Bé như cháu còn biết cái “đạo lý” nói trên thì người lớn như chúng ta nói thật để làm gì?

MAI DANH THUẬN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/515265/Gia-doi-trong-giao-duc-nha-nghieng-tu-mong.html

Cần thay đổi chính sách đãi ngộ cho nhà khoa học

Posted: 11 Oct 2012 01:30 AM PDT

Hội Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN tổ chức hội thảo góp ý Đề án phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Gia tăng nguồn lực giỏi

Theo đề án trình hội nghị, sau 16 năm, hoạt động khoa học và công nghệ (KH-CN) nhìn chung còn trầm lắng, chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế – xã hội.

Đội ngũ nhân lực KH-CN tuy gia tăng về số lượng nhưng chất lượng và năng lực còn hạn chế; phân bố và cơ cấu trình độ chưa hợp lý theo vùng, miền và lĩnh vực hoạt động (gần 60% tập trung tại vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ). Tình trạng hẫng hụt về thế hệ trong các viện nghiên cứu, các trường ĐH tiếp tục gia tăng, số cán bộ có đủ năng lực chủ trì những nhiệm vụ lớn ngày càng giảm sút.

Đề án cũng chỉ ra rằng, các trường ĐH trong nhiều năm gần đây không tuyển được học sinh giỏi vào các ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn nên thiếu sinh viên giỏi để đào tạo thành các nhà khoa học tài năng trong tương lai.

Điều này dẫn tới hậu quả là một số phòng thí nghiệm hiện đại, quy mô lớn ở các viện nghiên cứu, trường ĐH chưa thể đi vào hoạt động hiệu quả do thiếu nguồn nhân lực đủ trình độ khai thác, sử dụng.

Theo đề án, so với 16 năm trước đây, cơ chế chính sách đãi ngộ và sử dụng cán bộ chưa có chuyển biến đáng kể. Đội ngũ cán bộ này hiện nay còn đang phải xoay xở để tồn tại trong những bất hợp lý của cơ chế hiện hành (hành chính hóa, bình quân chủ nghĩa) dẫn tới nhiều tâm tư và chưa đủ động lực để cống hiến hết mình cho sự nghiệp KH-CN. "Không có cơ chế để các nhà khoa học sống được với nghề nên họ buộc phải làm những việc ngoài nghiên cứu khoa học, kể cả những việc bất chính để tồn tại"- GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH-CN, Giám đốc NXB Tri thức cho biết.

Đổi mới cơ chế tài chính

Cũng theo đề án, đầu tư của xã hội cho KH-CN thấp, đầu tư từ ngân sách nhà nước còn dàn trải, phân tán nên hiệu quả sử dụng thấp.

Hiện đầu tư của xã hội cho lĩnh vực này đạt 1,5% GDP. Năm 2010 đầu tư cho KH-CN trên đầu người rất thấp, chỉ 11 USD trong khi của Trung Quốc là 53 USD, Hàn Quốc là 647 USD/người/năm. Theo mục tiêu phát triển KH-CN, đến năm 2020, Việt Nam có một nền KH-CN phát triển nằm trong nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trên thế giới… Từ thực tế hiện nay, GS-TSKH Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kinh tế VN cho rằng, mục tiêu này khá mơ hồ. Từ năm 2000 đến nay, chi cho lĩnh vực trên chiếm khoảng 2% ngân sách nhà nước, tương đương 0,45-0,5% GDP, tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp cho KH-CN chưa đến 0,1% GDP. GS Thái cho rằng, một trong những tiêu chí để đánh giá quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại là giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao phải đạt 45% GDP trở lên.

Các nhà khoa học kiến nghị phải đổi mới về cơ chế tài chính đã quá lỗi thời hiện nay, cho phép các nhà khoa học có quyền tự chủ cao hơn trong sử dụng kinh phí của nhà nước. Không nên quyết toán theo năm tài chính mà theo thời gian nghiên cứu, tránh đầu tư dàn trải, cào bằng. Nhà nước nên xác định những đề tài có ảnh hưởng lớn đến đất nước, coi đó như nhiệm vụ KH-CN của quốc gia, hình thành những tập thể nghiên cứu mạnh, độc lập, giao cho họ có quyền tự chủ cao.

Tuệ Nguyễn

Giải Nobel Vật lý 2012 thuộc về hai nhà khoa học Pháp và Mỹ
Giải Nobel Y học thuộc về hai nhà khoa học Nhật và Anh
Nhà khoa học đại nghĩa
Gia đình các nhà khoa học hạt nhân Iran bị giết khởi kiện
5 nước thu hút nhiều nhà khoa học nhất

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20121010/Can-thay-doi-chinh-sach-dai-ngo-cho-nha-khoa-hoc.aspx

Dốc sức xây 2 đại học xuất sắc

Posted: 11 Oct 2012 01:30 AM PDT

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ Giáo dục Đào tạo cùng với Bộ Khoa học Công nghệ sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiến hành triển khai Dự án xây dựng Trường Đại học Việt – Đức và Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội trong thời gian tới.

Mô hình ĐH Khoa học Công nghệ Hà Nội

Bộ GDĐT được giao nhiệm vụ trình Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung kinh phí cho công tác giải phóng mặt bằng khu đất xây dựng ĐH Việt – Đức tại tỉnh Bình Dương. Trong khi đó, Bộ KHCN thực hiện công tác giải phóng mặt bằng khu đất 65ha để xây dựng ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội ở Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Ngoài ra, Bộ GDĐT là cơ quan chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyển sinh, mở ngành, bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư… của cả hai trường.

Hiện tại, trường ĐH Việt-Đức đã hoạt động được 4 năm với 80 học viên cho 2 ngành đào tạo. Dự kiến, trường sẽ có 5.000 sinh viên vào năm 2020 và đặt mục tiêu trở thành một trong 200 đại học có chất lượng hàng đầu thế giới. Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội sẽ được xây dựng theo mô hình đại học công lập quốc tế, thành lập theo Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp.

(Theo Chinhphu.vn)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/92112/doc-suc-xay-2-dai-hoc-xuat-sac.html

Comments