Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chuyên gia mổ xẻ thực trạng sách giáo khoa

Posted: 09 Sep 2012 07:25 AM PDT

Sáng 7/9, tại Hà Nội, Ban Biên tập Báo Nhân Dân đã tổ chức cuộc toạ đàm "Sách giáo khoa và những chuẩn mực trong biên soạn". Tham dự cuộc tọa đàm có nhiều nhà quản lý, chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học, tác giả biên soạn sách giáo khoa…

Toạ đàm về SGK thu hút sự quan tâm của các nhà giáo dục uy tín

Mỗi khi năm học mới bắt đầu, sách giáo khoa (SGK) luôn trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của cả xã hội. Chương trình SGK là linh hồn của nền giáo dục song cách thức tổ chức biên soạn và quản lý được cho là còn nhiều bất cập.

Phát biểu tại cuộc toạ đàm, đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân cho rằng: "Mổ xẻ thực trạng SGK hiện nay, lắng nghe các ý kiến từ nhiều chiều, lý giải nguyên nhân và đưa ra những gợi ý thiết thực về một vấn đề đang được dư luận xã hội hết sức quan tâm, chính là cái đích mà các ấn phẩm của Báo Nhân Dân muốn hướng tới". Chính vì vậy, báo đã tổ chức cuộc hội thảo này để nghe những ý kiến đóng góp bổ ích, thiết thực, những giải pháp hữu hiệu giúp cho việc biên soạn sách giáo dục ngày càng hoàn thiện.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, GS Văn Như Cương cho rằng: "Học sinh đang phải học nhiều thứ không cần thiết".

Theo ông, việc các thế hệ tương lai của đất nước đang phải nhồi nhét những kiến thức nặng nề, không thiết thực, đang khiến dư luận, những người tâm huyết với giáo dục bức xúc.

"Chuẩn mực" SGK là khía cạnh nhiều đại biểu quan tâm thảo luận. Các chuyên gia thống nhất rằng, cần có những nguyên tắc chuẩn mực trong xây dựng chương trình, biên soạn SGK.

Theo GS TSKH Hồ Ngọc Đại, chuẩn mực là phải có tính hàn lâm. Những gì đang gây tranh cãi dứt khoát không đưa vào chương trình.

GS TS Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng thì đặt vấn đề "Nên lấy chuẩn nào?" và ông đưa ra lời giải : "Không nên chênh lệch quá so với chương trình nước ngoài, tức là nên theo chuẩn quốc tế hoá."

GS Trần Kiều – Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục cho biết, không phải chúng ta không có chuẩn mà chỉ là "chúng ta làm chưa thấu đáo".

GS Trần Kiều cũng nêu ý kiến: "Đã đến lúc chúng ta phải có quan niệm mới về SGK". Giáo viên giỏi thì không nên dạy từng chữ theo SGK mà chỉ nên theo chuẩn chương trình và sử dụng SGK như tài liệu tham khảo để soạn bài…

Nhiều ý kiến tại tọa đàm đồng tình rằng, cách xây dựng, thiết kế chương trình của chúng ta có vấn đề, và mặc dù giải thích bằng nguyên nhân khách quan nào đi chăng nữa, thì sự bất cập ngay từ tư duy thiết kế đã gây ra hệ lụy trong giáo dục, từ những người viết sách, xuất bản sách và đặc biệt là cho những đối tượng thụ hưởng: giáo viên, học sinh…

Năm học 2012-2013 là năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.

Một trong những nội dung đáng chú ý của chiến lược là thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa từ sau 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh đảm bảo tính thống nhất trên toàn quốc và phù hợp với đặc trưng của từng địa phương, chú trọng giáo dục đạo đức và các giá trị truyền thống, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lao động, hướng nghiệp cho học sinh.

Theo Nhân Dân điện tử

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/87858/chuyen-gia-mo-xe-thuc-trang-sach-giao-khoa.html

Những nỗi niềm khi “chạm” cửa giảng đường

Posted: 08 Sep 2012 04:18 PM PDT

(GDTĐ)-Xa gia đình, người thân, những tân sinh viên bước chân vào giảng đường ĐH, bắt đầu một cuộc sống mới đầy lạ lẫm, bỡ ngỡ, có niềm vui nhưng cũng không ít lo toan.

vcvcv
Hồ Thị Xoàn (trái) và bạn học bỡ ngỡ bước vào cuộc sống mới. Ảnh: gdtd.vn

"Con ráng học để không khổ như ba mẹ"

Nét mặt ưu tư, cô tân sinh viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội quê Nam Đàn, Nghệ An Hồ Thị Xoàn bùi ngùi nhớ về ngày đầu tiên xa gia đình lên trường nhập học. Chạy vạy được 5 triệu đồng đưa cho con gái, vừa là tiền học phí, tiền ăn, ở, các khoản chi tiêu, ba mẹ Xoàn dặn đi dặn lại con: "Bố mẹ đã khổ cả đời, con ráng học để sau này sướng hơn ba mẹ nghe con". Nhà có mấy xào ruộng, bố mẹ chắt chiu nuôi 3 chị em Xoàn học ĐH. Chị thứ 2 vừa mới tốt nghiệp trường ĐH Thương Mại về quê làm việc. Xoàn cho biết, em thương ba mẹ lắm, khi còn ở nhà em đã chứng kiến cảnh ba mẹ tháng nào cũng phải chạy vạy lo tiền gửi lên cho hai chị, giờ lại đến em. "Dù đã lên đây được mấy ngày, lại may mắn tìm được chỗ ở tươm tất, các bạn cùng phòng cũng vui vẻ, hòa đồng, nhưng em vẫn thấy hồi hộp và lo lắng. Tuy nhiên, em sẽ cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu này để học tập, bù đắp những vất vả của ba mẹ" – Xoàn tâm sự.

Hoàn cảnh cũng khó khăn như Xoàn, Lưu Thị Liên tân sinh viên ngành Điện tử – nhiệt lạnh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đến từ vùng quê Hưng Yên kể ngay về mẹ: "Mẹ em là cô giáo mầm non chị à, lương chỉ được hơn 1 triệu một tháng thôi. Vì bố làm ruộng nhưng tai nạn gẫy chân hơn một năm chưa khỏi nên mọi việc trong nhà mẹ em đều cáng đáng. Anh em học hết lớp 12 ở nhà làm ruộng nên kinh tế không giúp được mẹ nhiều. Ngày em lên nhập học, mẹ phải trông cậy vào khoản vay ưu đãi dành cho HSSV nghèo nhưng cũng vẫn phải vay thêm ngân hàng nữa". Sau phút xúc động ban đầu, Liên bày tỏ rõ niềm vui sướng khi được vào học ngôi trường mình mơ ước bấy lâu. Liên cho biết, em mơ được trở thành sinh viên của trường ĐH Bách khoa từ khi vào cấp 3. Dù mọi người nói con gái không nên học trường này em vẫn quyết tâm thi vào. Cả lớp cấp 3 chỉ mình em thi vào Bách khoa, giờ lớp ĐH cũng chỉ mình em là con gái. "Ngày đầu tiên lên đây cái gì em cũng thấy sao mà to lớn thế, rộng thế, cả ngôi trường này cũng vậy, đặc biệt là thư viện của trường. Cái gì với em cũng mới, lạ, cũng ấn tượng nên em không còn biết mình ấn tượng với cái gì nhất nữa".

cxcxc
Lần đầu bước vào cuộc sống tự lập, các nam sinh viên tỏ ra tự tin hơn. Ảnh: SV Dương Nguyễn Quốc Sơn sắp xếp chỗ ở mới tại KTX ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: gdtd.vn

Không giống như hai bạn gái, cậu sinh viên đến từ Hà Tĩnh có cái tên khá ấn tượng Dương Nguyễn Quốc Sơn thì tỏ ra tự tin hơn nhiều. Tay thoăn thoắt chuẩn bị đồ đạc, giường chiếu, thu xếp "vương quốc" mới của mình, Sơn tươi cười: Các bạn cùng phòng em dù mới quen nhau nhưng thân thiện và hòa đồng lắm, nhờ đó em thấy bớt đi cảm giác nhớ nhà. Sơn cũng tỏ ra dầy dạn và đầy kinh nghiệm khi chuẩn bị sẵn tư thế đối chọi với những cám dỗ của cuộc sống mới: "Ở KTX thuận tiện, nhưng cũng có nhiều vấn đề, nhiều sinh viên nghiện game rồi cũng có một số xa vào tệ nạn như cờ bạc, rượu chè. Mình phải tự chuẩn bị trước tình thần chị ạ!" – Cậu sinh viên chia sẻ.

Nỗi niềm cha mẹ

Ngày các bạn sinh viên lên nhập trường luôn có cha mẹ là bạn đồng hành. Tay xách nách mang đủ các thứ đồ dùng cá nhân, bác Hoàng Thị Thắm – quê Hưng Yên không nén nổi xúc động: Cả nhà chỉ có em nó học hành đến nơi đến chốn, thôi thì cô chú cố gắng dồn hết của nhà rồi vay mượn thêm anh em để đưa em lên đây nhập học. Hai mẹ con mang đi gần 4 triệu mà giờ đã tiêu hết quá nửa rồi. Nó là con trai, vụng về nên nhà có gì mang được thì mang, thiếu gì cô lại phải tự tay sắm sửa hết cho em nó rồi mới yên tâm về quê. May mà em được ưu tiên ở KTX, vừa an toàn, vừa rẻ tiền, cô cũng đỡ lo lắng phần nào".

Khuôn mặt xạm nắng gió, bác Vũ Văn Hoàng quê Ninh Bình tâm sự: Để có tiền nhập học cho con, cô chú phải bán đi cả đàn gà, còn lại là vay vốn ưu đãi. Nếu không có khoản vay này thì không biết xoay xở ra sao. Thôi thì cứ tạm lo cho em nó yên ổn vài tháng đầu, còn đâu tính tiếp. Còn cô Tươi quê Thanh Hóa đưa con gái lên nhập trường áy náy khi trước khi về chỉ đưa cho con được 1 triệu tiền tiêu cả tháng: "Đúng là các khoản tiêu vượt xa dự tính của cả nhà ban đầu. Nhưng được cái cháu nó cũng ngoan, bảo bố mẹ không phải lo, lên trên này ổn định nó sẽ đi làm thêm kiềm tiền phụ giúp cha mẹ". Nói về con, gương mặt khắc khổ của người mẹ nông dân như sáng bừng lên, đầy niềm tin yêu, hy vọng.
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201209/Nhung-noi-niem-khi-cham-cua-giang-duong-1963370/

Các trường công bố điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung

Posted: 08 Sep 2012 04:17 PM PDT

(TNO) Hôm nay (8.9), các trường ĐH bắt đầu công bố điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng bổ sung (NVBS) đợt 1.

Điểm chuẩn này áp dụng cho các thí sinh (TS) thuộc khu vực 3, nhóm đối tượng 3 (học sinh THPT); mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1 điểm và giữa các khu vực kế tiếp là 0,5 điểm.

ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: có điểm chuẩn trúng tuyển NVBS, cụ thể:

Bậc ĐH

Ngành đào tạo (khối thi)

Mã ngành

Điểm chuẩn Khối A

Điểm chuẩn khối A1

Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (A/A1)

D510302

17

16,5

Công nghệ chế tạo máy (A/A1)

D510202

17

16,5

Kỹ thuật công nghiệp (A/A1)

D510603

15

14,5

Công nghệ kỹ thuật ôtô (A/A1)

D520205

17

16,5

Công nghệ Kỹ thuật nhiệt (A/A1)

D510206

15

14,5

Công nghệ In (A/A1)

D510501

14,5

14

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng (A/A1)

D510102

18

17,5

Công nghệ kỹ thuật máy tính (A/A1)

D510304

16

15,5

Ngành đào tạo (khối thi)

Mã ngành

Điểm chuẩn Khối A

Điểm chuẩn khối B

Kinh tế gia đình (A/B)

D810501

14

14

Bậc CĐ

Ngành đào tạo (khối thi)

Mã ngành

Điểm chuẩn khối A và A1

Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (A/A1)

C510302

13,5

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (A/A1)

C510301

13,5

Công nghệ chế tạo máy (A/A1)

C510302

12

Công nghệ kỹ thuật ôtô (A/A1)

C510205

13

Công nghệ may (A/A1)

C540204

10,5

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM - cho biết, trường đã nhận được hơn 9.000 hồ sơ dự tuyển NVBS (ĐH và CĐ). Trong khi đó, ĐH Sư phạm Kỹ thuật chỉ tuyển tổng cộng 450 chỉ tiêu NVBS. Vì vậy, trong đợt xét tuyển này, trường đã lấy đủ chỉ tiêu nên không tuyển thêm đợt nữa. Đồng thời, điểm chuẩn trúng tuyến NVBS nhiều ngành của trường cao hơn điểm trúng tuyển NV1 từ 1 – 3 điểm.

ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM):

Tên ngành

Mã ngành

Điểm chuẩn NVBS
(đã nhân hệ số 2 môn Toán)

Khoa học máy tính

D480101

24

Hệ thống thông tin

D480104

24

Kỹ thuật máy tính

D520214

24

ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM):

Bậc ĐH

Tên ngành

Mã ngành

Điểm chuẩn

Khoa học máy tính

D480101

16 A, A1, 17 D1

Toán ứng dụng

D460112

13 A, A1

Thống kê

D460201

13 A, A1

Kỹ thuật điện, điện tử

D520201

13 A, A1

Kỹ thuật điện tử, truyền thông

D520207

13 A, A1

Kỹ thuật điều khiển tự động hoá

D520216

13 A, A1

Bảo hộ lao động

D850201

15 A , 16 B

Kỹ thuật công trình xây dựng

D580201

18 A, A1

Kỹ thuật XD công trình giao thông

D580205

15 A, A1

Công nghệ kỹ thuật môi trường chuyên ngành Cấp thoát nước và môi trường nước

D510406

13 A , 14 B

Qui hoạch vùng đô thị

D580105

16 A, A1, V

Kỹ thuật hóa học

D520301

14 A, 16 B

Khoa học môi trường

D440301

15 A,B

Công nghệ sinh học

D420201

15 A, 17 B

Tài chính ngân hàng

D340201

18,5 A, A1, D1

Kế toán

D340301

18 A, A1, D1

QTKD chuyên ngành QT khách sạn

D340101

17 A, A1, D1

Xã hội học

D310301

13 A, A1

14,5 C

13,5 D1

Ngôn ngữ Trung Quốc

D220204

14 D1, D4

Trung – Anh

D220204

16 D1, D4

Thiết kế công nghiệp

D210402

17H
(môn năng khiếu ≥5,0)

Thiết kế thời trang

D210404

18H
(môn năng khiếu ≥5,0)

Quản lý thể dục thể thao

D220343

16 T (môn năng khiếu x2)

14 A1, D1

Bậc CĐ

Tên ngành

Mã ngành

Điểm chuẩn

Tin học ứng dụng

C480202

11 A, A1, D1

Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử

C510301

10,5 A,A1

Công nghệ KT Điện tử – Truyền thông

C510302

10,5 A,A1

Công nghệ Kỹ thuật công trình xây dựng

C510102

11 A, A1

Kế toán

C340301

12,5 A, A1, D1

Quản trị kinh doanh

C340101

13 A, A1, D1

Tài chính ngân hàng

C340201

12,5 A, A1, D1

Tiếng Anh

C220201

12,5 D1

Bên cạnh đó, do số lượng sinh viên nhập học không đủ nên ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã thông báo xét tuyển NVBS, nhận hồ sơ từ nay đến hết ngày 14.9. Cụ thể như sau:

Ngành

Điểm sàn khối A, A1

Điểm sàn khối D1

Chỉ tiêu

Kinh tế học

24

26

30

Kinh tế và quản lý công

22.5

23,5

30

Kế toán

24

26

30

Hệ thống thông tin qun lý

23

30

Kinh doanh quốc tế

25.5

27,5

30

Luật kinh doanh

25.5

27,5

30

Luật thương mại quốc tế

25.5

28,5

30

Tổng cộng

210

Nguyên Mi

Xét tuyển ĐH, CĐ: Thí sinh vẫn có nhiều cơ hội
Nhiều trường công bố điểm chuẩn xét tuyển
Trường ĐH Y dược TP.HCM hạ điểm chuẩn
ĐH Kinh tế – Luật, Khoa Y, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố điểm chuẩn
Điểm chuẩn nhiều trường ĐH, CĐ tại TP.HCM
ĐH Giao thông vận tải TP.HCM: Điểm chuẩn nhiều ngành bằng điểm sàn
ĐH Sài Gòn công bố điểm chuẩn và chỉ tiêu xét tuyển NV2
ĐH Dầu khí Việt Nam công bố điểm chuẩn
ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TP.HCM công bố điểm chuẩn
ĐH Sư phạm Kỹ thuật công bố điểm chuẩn và xét 450 chỉ tiêu NV2

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120908/cac-truong-cong-bo-diem-chuan-nguyen-vong-bo-sung.aspx

Tấp nập đi học làm mẹ đảm

Posted: 08 Sep 2012 04:17 PM PDT

– "Cứ tưởng nước xương béo bổ nhất nên ngày nào mình cũng ninh một nồi xương ống quấy bột cho bé, không ngờ lại làm em bé khó tiêu hóa. Đúng là thương cháu không đúng cách rồi", chị Vân (quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ sau khi nghe chuyên gia hướng dẫn ở buổi học nấu ăn dặm đúng cách do Viện Dinh dưỡng Trung ương tổ chức.

 

Các học viên chăm chú học Bé Bông (cháu chị Vân) bị táo bón đã một tuần nay. Bố mẹ Bông đi làm cả ngày nên mọi việc ăn uống đều do bà nội quán xuyến. Quán triệt tinh thần không cho trẻ ăn dặm quá sớm, sợ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, nên khi Bông hơn năm tháng rưỡi mới bắt đầu được nếm bột.

Thấy cháu ăn bột ăn liền thun thút mà vẫn chậm tăng cân, mẹ con chị Vân bàn nhau chuyển sang mua xương lợn, xương gà về hầm quấy bột cho có "tí chất thịt". Ai dè, ăn được vài bữa bột thì bé Bông liên tục bị táo bón. "Mình cũng không hiểu tại sao vì lâu nay cháu tiêu hóa rất tốt. Hôm nay nghe giáo viên nói chuyện mới biết là mình làm sai. Đúng là có nghe mới có hiểu", chị Vân tâm sự.

Chị cũng lấy làm tiếc vì cô con dâu quá bận rộn không có thời gian tham gia các lớp học ở Viện  Dinh dưỡng "nó gọi điện đăng ký nhưng lại chở tôi đến học vì nó không có thời gian", chị Vân nói.

Cũng như chị Vân, rất nhiều mẹ và bà tham gia lớp học nấu ăn dặm cho bé mới "té ngửa" vì lâu nay đã cho con ăn uống không khoa học, khiến nhiều bé lười ăn hoặc cân nặng dẫm chân tại chỗ, rồi tiêu chảy, táo bón….

Là một nhân viên văn phòng, nên từ khi mang bầu con đầu lòng, chị Ngọc (Thanh Trì, Hà Nội) dành phần lớn thời gian lướt web để tích lũy kiến thức nuôi dạy con.

Dĩ nhiên, chị không thể bỏ qua cẩm nang ăn dặm cho bé. Chỉ cần gõ cụm từ "ăn dặm" là đã có hàng loạt danh sách các phương pháp cho chị lựa chọn, thậm chí thực đơn chi tiết cho từng giai đoạn, từng tháng. Nào ăn dặm kiểu Nhật, kiểu Pháp, rồi BLW (baby lead weaning – để bé tự quyết định)…

Đọc tới đọc lui, cho đến giờ bé nhà chị Ngọc đã bốn tháng, gần đến lúc ăn dặm, mà chị Ngọc vẫn thấy mình ở giữa "mê hồn trận", chưa biết bắt đầu cho con ăn bữa bột đầu tiên hay bữa cháo đầu tiên như thế nào. Nhân một lần đi qua phố, thấy tấm biển thông báo lớp hướng dẫn thực hành nấu ăn dặm miễn phí vào chiều thứ tư hàng tuần, chị liền ghé vào đăng ký.

 

Lệ phí các buổi học đều rất rẻ, chỉ để mua thực phẩm cho buổi thực hành. 

Từ nhiều năm nay, Viện Dinh dưỡng Trung ương đã tổ chức định kỳ các lớp chuyên đề về nuôi dạy con, cuối mỗi buổi học sẽ thực hành nấu ăn dặm cho các bé.

Các bà mẹ sẽ được hướng dẫn về cách đong đếm từng thìa bột, thìa dầu… cho bát bột đầu tiên của con mình. Thậm chí các mẹ còn được hướng dẫn cả bí quyết để một bát bột đặc của bé có thể trở thành bát bột loãng, giúp bé chỉ cần ăn một số lượng vừa đủ nhưng dinh dưỡng nhiều gấp đôi. Mỗi buổi học đều thu hút rất đông các bà mẹ trẻ tham gia.

Nhiều mẹ còn mang theo cả chồng, bà nội, ngoại hoặc người giúp việc đi cùng. Bởi, thời gian dạy lý thuyết tuy rất ngắn nhưng các phụ huynh tha hồ hỏi han nhờ tư vấn.

Lệ phí các buổi học đều rất rẻ, chỉ để mua thực phẩm cho buổi thực hành. Thời gian mới khai trương cơ sở hai của Viện ở phố Trúc Khê (quận Đống Đa), các mẹ còn được học miễn phí và được nhận quà tặng kèm.

Nắm bắt được nhu cầu của các bà mẹ trẻ, nhiều shop bán đồ trẻ thơ cũng mở miễn phí lớp dạy nấu ăn dặm đúng cách. Buổi học nấu ăn dặm đầu tiên do một siêu thị đồ trẻ em trên phố Giang Văn Minh tổ chức đông nghẹt phụ huynh đến học. Không ít mẹ còn xách theo cả bé mới ba, bốn tháng tuổi đến ngồi nghe. Tất cả đều chăm chú ghi chép rất kỹ lưỡng và tranh thủ hỏi han giảng viên về từng trường hợp cụ thể của con mình. Tuy nhiên, do không gian của một siêu thị hàng hóa nên các mẹ mới chỉ được học lý thuyết, không có bếp để thực hành như ở Viện Dinh dưỡng.

Tiến sĩ Phạm Thúy Hòa (Giám đốc Trung tâm đào tạo dinh dưỡng và thực phẩm – Viện Dinh dưỡng) cho hay, sở dĩ nhu cầu học nấu ăn dặm đúng cách của các bà mẹ trẻ rất lớn vì nhiều mẹ khao khát có nhu cầu cho con ăn uống khoa học, lành mạnh nhưng hiện đang bị "nhiễu" bởi các thông tin trên mạng. Những buổi học thực tế vừa để truyền đạt các lý thuyết mới về dinh dưỡng, vừa để bà cùng chia sẻ, giải đáp các thắc mắc của những bà mẹ trẻ.

"Mình đã nghiên cứu đủ các phương pháp ăn dặm cho con, kể cả phương pháp đang hot nhất hiện nay như ăn dặm kiểu Nhật, nhưng có lẽ mình không đủ kiên nhẫn để thực hiện. Mình sẽ tổng hợp các phương pháp và cho con ăn dặm kiểu… Việt Nam thôi. Vì vậy đi nghe thêm các chuyên đề ăn dặm như thế này rất bổ ích", Minh Thủy (phố Đội Cấn – Hà Nội) chia sẻ.

Thủy cho hay, đang trong thời gian nghỉ thai sản ở nhà nên hễ nghe thông tin ở đâu có lớp dạy nấu ăn dặm cho bé cô đều đăng ký tham gia. "Nếu không được gì hữu ích thì cũng được nhận… quà tặng miễn phí", Thủy vui vẻ.

Nói xong, cô bấm máy gọi tới Viện Dinh dưỡng cơ sở hai để hỏi về chuyên đề nuôi dạy bé miễn phí ở tuần tiếp theo.

  • Lê Nhung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/87025/tap-nap-di-hoc-lam-me-dam.html

Comments