Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường 20 và trường 2,5

Posted: 08 Sep 2012 03:08 AM PDT

Một huyện đồng bằng ven đô thị có hai ngôi trường THPT cách nhau 4km, cả hai tương đương mọi thứ từ cơ sở vật chất, địa lợi, nhân hòa cho đến đội ngũ giáo viên. Vậy mà hằng năm, điểm tuyển sinh vô lớp 10 giữa hai trường hết sức chênh lệch.

Năm nay một trường tuyển vô 20 điểm/5 môn, trường kia 2,5 điểm/5 môn (thi ba môn toán, văn, Anh, trong đó toán, văn hệ số hai). Tạm gọi tên hai trường là Trường 20 và Trường 2,5.

 

Minh họa: Satế

 

Học sinh thi vô Trường 20 không đậu, cầm số điểm từ 19,75 trở xuống ngậm ngùi rời xa huyện nhà xuống phố học trường tư, xa xôi, tốn kém, lo âu. Phụ huynh bức xúc, đề nghị Trường 2,5 nhận con họ vô học nhưng quy định tuyển sinh của sở không cho phép. Họ quay ra than với hiệu trưởng Trường 2,5: "Biết con tôi học dở thế này tôi cho nó thi trường thầy". Hiệu trưởng nhăn mặt: "Thế trường tôi chuyên dạy học sinh dở à?".

Hiệu trưởng Trường 2,5 tiếc số học sinh có điểm cao, xin sở chiếu cố cho nhận thêm một lớp, đã không được còn bị sở giáo huấn: "Nếu nhận số học sinh này, năm sau học sinh cứ đâm đầu vô trường kia thi, tình trạng chênh lệch lại xảy ra, anh không hiểu điều ấy sao". Sao không hiểu, nhưng làm giáo dục vậy có đành đoạn quá không?

Một cán bộ quản lý nói: "Cũng như tuyển sinh đại học vậy, anh không thể rớt trường y thì được sang kinh tế. Cứ coi như một lần các em vấp ngã". Ông phụ huynh kia nổi nóng: "Đó là học chuyên ngành, còn đây học phổ thông, thưa thầy. Hơn nữa các cháu mới tí tuổi đầu biết gì mà vấp với ngã".

Hỏi phụ huynh: "Thầy cô giáo Trường 20 đâu có giỏi hơn thầy cô Trường 2,5, sao cứ phải cho con thi vô đó, rớt, rồi hối hận". Trả lời: "Trường đó có thương hiệu. Hằng năm học sinh đậu đại học nhiều". Ô vâng, đầu vào tốt hơn thì đầu ra có thành tích cao hơn. Đầu ra thành tích cao hơn thì lại tuyển được đầu vào chất lượng hơn, cứ thế. Thử hoán đổi học sinh lớp 10 năm nay giữa hai trường liệu có còn "thương hiệu"?

Làm thế nào rút ngắn sự chênh lệch kia? Hiệu trưởng Trường 2,5 khoát tay đầu hàng. Nhưng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ông "đổ thừa" như sau: Cách đây bảy năm, thời ông hiệu trưởng cũ, không ngày nào ông ấy không rủ rê giáo viên đánh bida, matxa, nhậu nhẹt. Ai chịu khó chơi với ông thì ông nâng đỡ, ai không chơi ông trù úm. Làm hiệu trưởng nói trước học sinh không khi nào chuẩn bị, cứ bạ đâu nói đấy, nhớ đâu nói đấy, nói dây dưa, nói ngô nghê học sinh cứ ôm bụng cười rộ từng đợt chẳng ra thể thống gì.

Tiếp đến ì xèo việc ông biến quá nhiều "hóa đơn nhậu" thành "hóa đơn tiếp khách". Lúc nào cũng ba hoa mình quan hệ rộng, chỗ thân tình với giám đốc sở. Giáo viên không nể hiệu trưởng, họ đâm chểnh mảng. Rồi thì học sinh đánh lộn liên miên, xử lý không triệt để. Dân tình chê trách ghê lắm, họ nói hiệu trưởng như thế thì quản lý làm sao, giáo viên như thế thì dạy dỗ ai. Một cá nhân để mất uy tín, tìm cách lấy lại đã khó, một tập thể mất uy tín biết bao giờ mới lấy lại được đây.

Điều hiệu trưởng Trường 2,5 nói không sai nhưng chưa hẳn đã là nguyên nhân của điểm thi cách biệt giữa hai trường. Râm ran trong dân, họ nói hay hơn: Tại sao sở không phân luồng học sinh, bên này tỉnh lộ thi vô trường A, bên kia tỉnh lộ thi vô trường B chẳng hạn, học sinh sẽ đỡ thiệt thòi. Hoặc, hết hạn nhiệm kỳ hiệu trưởng năm năm (nên ba năm) sở phải tổ chức sát hạch lại chứ không lấy tín nhiệm qua loa, đại khái.

Thật ra có những việc cần tài năng chứ đâu cần kinh nghiệm chung chung. Anh muốn làm quản lý giáo dục thì phải mua tài liệu về học để thi, để làm cho trúng chứ sao có chuyện mở lớp đào tạo quản lý nhỉ? Hoặc, luân chuyển giáo viên giữa hai trường cũng là một cách thể hiện sự năng động của guồng máy giáo dục, tất nhiên phải có quy chế từ trước, tránh lợi dụng gây khó khăn.

Bàn cho lắm, kẻ thiệt thòi vẫn là những học sinh thi vào Trường 20 để rồi phải cầm số điểm từ 19,75 trở xuống ra trường tư học!

HẠ CƯỜNG – TTCT

Giáo dục tiểu học: Cần tình yêu và lòng tin

Posted: 08 Sep 2012 03:06 AM PDT

Năm học mới, một chương trình thí điểm mô hình trường học mới được khởi động trên 1.447 ngôi trường tiểu học trong cả nước, theo đó việc "tự học, tự giáo dục" của học sinh sẽ là trung tâm của hoạt động giáo dục.

"Trong giáo dục, quan trọng nhất là niềm tin mà người lớn dành cho trẻ" – nhà giáo nhân dân, TS Đặng Huỳnh Mai, phó chủ tịch Hội Cựu giáo chức VN, nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT, chia sẻ những trăn trở của bà về vai trò người thầy trong quan điểm "tự học" này.

Trong giáo dục tiểu học, quan trọng nhất là niềm tin mà người lớn dành cho trẻ. Trong ảnh: học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4, TP.HCM – Ảnh: Minh Đức

 

Bà Đặng Huỳnh Mai nói: Về tổng thể, cấu trúc nội dung giáo dục bậc tiểu học của các nước trên thế giới khá giống nhau, chỉ khác nhau đôi chút ở nội dung một vài môn cụ thể. Nhìn chung, người ta chỉ dạy những kiến thức phổ thông gần gũi với cuộc sống, mang tính quy luật… Cái khác của giáo dục tiểu học ở mình là phương pháp tổ chức hoạt động dạy học.

Ví dụ cũng là dạy phép toán trừ trong phạm vi dưới 10 nhưng ở mình chỉ đơn giản dạy 8 - 4 = 4, các nước lại đặt ra một tình huống để học sinh nghĩ cách giải quyết. Họ sắp sẵn một bàn tiệc cho tám thực khách, có tám cái ghế, tám bộ đồ ăn, nhưng cuối cùng chỉ có 4 khách. Câu hỏi đặt ra với học sinh là em phải xử lý thế nào. Kết quả là các em sẽ cất đi bốn cái ghế, bốn bộ đồ ăn… Nghĩa là cũng cộng trừ nhưng phạm vi ứng dụng mở rộng ra.

"Trong giáo dục, quan trọng nhất là niềm tin mà người lớn dành cho trẻ. Đứng trước một đứa trẻ, giáo viên đừng bao giờ mặc định vì hôm nay nó học kém nên mai cũng kém, ngày kia cũng kém, suốt đời sẽ kém. Hãy trao cho các em niềm tin: hôm nay kém, ngày mai khá, một ngày nào đó sẽ giỏi. Thầy cô giáo cũng như các bậc phụ huynh đừng đòi hỏi quá cao ở các em, đừng quan trọng điểm số. Cứ nhớ lại mình hồi bé để thấy rằng con cái của chúng ta hôm nay giỏi hơn chúng ta ngày trước nhiều".

* Thưa bà, được biết năm nay Bộ GD-ÐT thí điểm một mô hình giáo dục mới, theo đó sách giáo khoa sẽ được viết theo cách thức giúp phát huy khả năng tự học của học sinh, các em sẽ được sinh hoạt tập thể nhiều hơn, gắn kết nội dung giáo dục trong nhà trường với thực tiễn…

 

- Theo tôi, dù chương trình – sách giáo khoa ra sao, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục như thế nào thì vấn đề quan trọng số 1 để thay đổi chất lượng giáo dục phụ thuộc vào người thầy. Những định hướng thay đổi mà bạn vừa nêu ở trên là rất cần thiết nhưng chỉ giải quyết được khi năng lực của nhà giáo và của cán bộ quản lý giáo dục đủ khả năng đáp ứng.

Ngay với chương trình hiện hành, chúng ta sẽ làm rất tốt nếu có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ tâm huyết, chăm chút đầu tư vào phương pháp giảng dạy. Còn nhớ hồi mới triển khai đại trà chương trình hiện hành (từ năm 2002), báo chí lên tận Sóc Sơn (Hà Nội) phỏng vấn các cô giáo, các cô kêu khó dạy. Có cô nêu ví dụ bài Trao đổi chất (lớp 4) không cách gì mà dạy cho học sinh được trong thời lượng một tiết. Nếu muốn học sinh hiểu được bài này các cô dễ chừng mất 3-4 tháng.

Tôi đã mời các phóng viên dự một tiết học mà tôi trực tiếp đứng lớp. Tôi đưa cho các em xem một cái mặt gương trong suốt, sau đó đề nghị các em đặt gương sát mặt rồi hít vào thở ra. Mặt gương mờ đi do hơi nước bám vào. Qua hiện tượng đó các em biết trong cơ thể người có một cơ quan trao đổi chất là phổi.

2/3 số học sinh trong lớp không hiểu tại sao. Và đó chính là lúc các em cần giáo viên giải thích. Điều quan trọng là tất cả các em đều muốn biết tại sao. Chỉ trong mấy chục phút, tất cả học sinh trong lớp đều hiểu được bài trong một bối cảnh học tập đầy hào hứng. Người ta bảo phải dạy 3-4 tháng, tôi còn cho rằng dạy một đời cũng không hết. Nhưng tại sao dạy một đời không hết mà dạy một tiết cũng đủ? Vì việc dạy học cho một đứa trẻ không có nghĩa là nhồi nhét những kiến thức mà thầy cô có được. Việc học là cả đời, đâu chỉ một tiết trên lớp? Vấn đề là làm thế nào thầy cô khơi gợi được hứng thú ham hiểu biết của trẻ.

* Năng lực giáo viên chưa cao phải chăng do trình độ đào tạo giáo viên bậc tiểu học của ta còn thấp? Nền học vấn không đủ sẽ khiến các thầy cô gặp khó khăn trong việc chuyển tải kiến thức tới các em học sinh?

- Nếu bảo các thầy cô không đủ kiến thức nền là không đúng. Hiện nay rất nhiều giáo viên tiểu học có trình độ đào tạo đại học. Còn lại đa số đều cao đẳng. Ngày xưa giáo viên tiểu học làm gì có trình độ cao? Các thầy cô học 7+2, 7+3 đã đi dạy cấp II, nói gì đến giáo viên cấp I? Vậy mà bao thế hệ vẫn được giáo dục nên người. Nhiều bà mẹ trình độ học vấn không cao mà vẫn dạy con được thành tài, thành người có ích vì họ hiểu con, nói chuyện được với con.

Trong giáo dục trẻ nhỏ, điều quan trọng nhất là bạn phải yêu trẻ. Giáo viên tiểu học cũng vậy, họ chỉ dạy trẻ thành công khi họ hiểu trẻ, yêu trẻ. Trình độ cao sẽ giúp người ta ứng xử nhanh, linh hoạt hơn, nhưng nó không thay thế được tình yêu, sự tâm huyết dành cho trẻ. Thật ra một đứa trẻ tiểu học có cần gì nhiều về kiến thức để thầy cô cần phải đặc biệt thông thái đâu? Cái mà các em cần chỉ đơn giản là học cách suy nghĩ, tư duy độc lập, được khích lệ tinh thần sáng tạo, ham học hỏi.

Học sinh tiểu học rất cần học cách tư duy độc lập và được khích lệ tinh thần sáng tạo – Ảnh: Như Hùng

* Vậy để đánh giá giáo viên có năng lực thì có thể căn cứ vào cái gì và làm sao để nâng cao năng lực này?

- Tôi cho đó là trình độ sư phạm. Chẳng vậy mà ngành giáo dục có một hệ thống trường sư phạm – nơi chuẩn bị cho giáo sinh những hiểu biết, những kỹ năng sư phạm. Khó mà nhận xét là các trường sư phạm của ta hiện nay làm tốt hay không tốt, nhưng tất cả chúng ta đều muốn chất lượng đào tạo của các trường sư phạm tốt hơn. Muốn vậy, theo tôi, phải thay đổi cách tuyển sinh. Hiện nay ta không hướng tới việc chọn những em có tố chất làm sư phạm.

Ta tổ chức thi “ba chung”, tất cả các trường ở các ngành nghề khác nhau cùng thi một đợt, một đề, sau đó gọi học sinh trúng tuyển theo các NV1, NV2… nên em thi vào sư phạm không khác gì em thi vào bách khoa, kinh tế…, cứ điểm thi ba môn văn hóa đạt chuẩn là đỗ.

Tôi học sư phạm ở Sài Gòn trước năm 1975 và thấy cách tuyển sinh sư phạm của họ khá hay, rất quan tâm tới tố chất làm sư phạm của giáo sinh. Chẳng hạn, hằng năm đề thi nào cũng có câu nếu anh chị là giáo viên, khi được dạy bài này anh chị sẽ làm thế nào? Với cách chọn lựa đó người ta tuyển được những người có nền móng sư phạm cao. Người đứng trên nền cao thì tất nhiên khi với hái một quả trên cao cũng sẽ dễ dàng hơn người đứng dưới thấp.

* Ðầu vào đã không được chọn lựa theo cách mà ngành sư phạm cần, quá trình đào tạo lại còn bị cho là không đảm bảo chất lượng, theo bà, đó có phải là nguyên nhân khiến hiệu quả dạy học không cao?

- Để đạt một trình độ sư phạm tốt thì không chỉ học ở trường sư phạm là đủ mà cần một quá trình nuôi dưỡng, rèn giũa lâu dài và thường xuyên. Kiến thức bậc tiểu học thì có gì nhiều đâu! Vấn đề chỉ là phải tìm được một cách thức tổ chức hoạt động dạy học phù hợp với trẻ nhỏ. Muốn như vậy phải gần gũi trẻ, phải hiểu trẻ yêu gì, ghét gì, mong muốn gì.

Tôi biết trong đội ngũ nhà giáo có rất nhiều người tâm huyết, nhưng không phải ai cũng như ai. Hơn nữa có rất nhiều yếu tố chi phối sự toàn tâm toàn ý của nhà giáo, chẳng hạn nghề có nuôi sống được họ thì họ mới sống chết vì nó, mới dành trọn tâm trí cho trẻ được.

* Xin cảm ơn bà!

THƯ HIÊN thực hiện – TTCT

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về GD-ĐT

Posted: 08 Sep 2012 02:45 AM PDT

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về GD-ĐT

TT – Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012- 2015.

Theo đó, sẽ thực hiện phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS, củng cố kết quả xóa mù chữ và chống tái mù chữ; tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; hỗ trợ học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh vùng khó khăn có điều kiện đến trường; củng cố và tăng cường cơ sở vật chất hệ thống trường THPT chuyên và các trường ĐH-CĐ sư phạm… Tổng kinh phí thực hiện chương trình trong bốn năm là 15.200 tỉ đồng, trong đó ngân sách T.Ư 12.300 tỉ đồng, ngân sách địa phương 2.470 tỉ đồng; huy động hợp pháp khác 430 tỉ đồng.

V.HÀ – L.C.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/510550/Thu-tuong-Chinh-phu-phe-duyet-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-ve-GD-DT.html

Hai Bà Trưng đánh giặc nào?

Posted: 08 Sep 2012 02:44 AM PDT

Trước ngày nhập học, cháu gái tôi hầu như không rời mấy cuốn SGK còn thơm mùi giấy mới. Đang đọc say sưa bỗng nó chạy đến bên tôi, chỉ vào bài tập đọc Hai Bà Trưng (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4, 5) nói ông ơi, cháu đọc hoài mà vẫn không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào.

Biết ngay "mặt mày" kẻ xâm lược nhưng nghĩ con bé đọc lớt phớt nên không nắm được nội dung, tôi chưa vội chia sẻ mà tranh thủ dạy cho cháu cách đọc sách. Rằng phải đọc từ từ cho thấm, kết hợp đọc với suy nghĩ, đừng đọc theo kiểu lấy được, lướt con mắt cho xong… Giờ cháu đọc lại đi. Làm gì có chuyện viết về khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không nêu đích danh giặc ngoại xâm.

Con bé nhăn mặt nói cháu đọc kỹ lắm rồi, vẫn không biết hai Bà đánh bọn xâm lược nào. Tôi nhổm dậy, cầm quyển sách, giương mục kỉnh lên. Và chợt ngớ ra: Lời con trẻ đúng quá. Bài học tuyệt không một chữ nào vạch mặt chỉ tên kẻ cướp mà toàn những danh từ nhợt nhạt, mập mờ, chung chung: tướng giặc, quân thù, giặc ngoại xâm, kẻ thù, quân xâm lược.

Viết về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc (năm 40 – 43) gắn với tên tuổi Hai Bà Trưng lừng lẫy nhưng SGK không hề dám nửa lời chỉ đích danh bọn xâm lược. Thậm chí cụm từ có tính hàm ngôn "phương Bắc" sách cũng không dám đặt sau cụm từ "kẻ thù".

Vì sao SGK không cho các cháu biết quân giặc nào đã bắt tổ tiên của chúng lên non tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai, để phải làm mồi cho hùm beo, thuồng luồng, cá sấu?

Vì sao SGK không cho các cháu biết giặc ngoại xâm nào đã khiến "lòng dân oán hận ngút trời"?

Và vì sao SGK không nói rõ cho các cháu biết Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược nào, chúng từ đâu đến?

Cốt lõi của lịch sử là sự thật. Mỗi dòng lịch sử nước ta đều được viết bằng mồ hôi và máu của nhiều thế hệ. Nên có thể nói mỗi trang sử là một mảnh hồn thiêng sông núi. Không thể chấp nhận bài học lịch sử… nửa vời với cách trình bày ngắc ngứ, lấp lửng, loanh quanh, thiếu minh bạch, nếu không muốn nói là né tránh, bưng bít như thế.

Ở Lạng Sơn từng xảy ra chuyện tấm bia kỷ niệm chiến thắng của bộ đội ta bị đục bỏ những chữ điểm tên chỉ mặt quân thù. Người ta đã đổ thừa cho mưa nắng, cho sức tàn phá của thời gian. Còn với SGK Tiếng Việt 3, người làm sách đổ thừa như thế nào? Người lớn sao lại làm khuất lấp tên tuổi kẻ thù của Hai Bà Trưng để trẻ con phải băn khoăn? Thật khó giáo dục HS niềm tự hào, lòng yêu nước khi SGK đã thiếu công bằng, thiếu trung thực đối với lịch sử.

Trong lúc hy vọng bài học này sẽ được các nhà làm sách trả lại sự phân minh trắng đen sòng phẳng, tôi phải nói ngay trước đôi mắt mở to của cháu tôi rằng bọn giặc xâm lăng nước ta bị Hai Bà Trưng đánh không còn manh giáp chính là giặc Hán (Trung Quốc).

Theo Trần Cao Duyên (Thanh Niên)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/87108/hai-ba-trung-danh-giac-nao-.html

Vì đâu sĩ số lớp gia tăng?

Posted: 08 Sep 2012 02:44 AM PDT

Trong cuộc họp báo mới đây, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) Lê Tiến Thành thừa nhận: Hiện tượng quá tải cục bộ ở một số địa phương dẫn đến sĩ số lớp cao hơn nhiều so với quy định là có thật. Nguyên nhân chính là do dân số cơ học ở một số quận huyện của thành phố lớn gia tăng mạnh nên địa phương không kịp xây dựng trường. Giải quyết bài toàn này là trách nhiệm của UBND các tỉnh/thành phố.

Theo phân cấp thì quả đúng là Bộ GD-ĐT không thể can thiệp sâu vào công việc của các địa phương. Với tư cách quản lý, Bộ cũng chỉ biết nhắc nhở chứ không thể xử lý mạnh tay bởi theo Luật Giáo dục thì mọi trẻ em đều được đến trường, không có lý do gì mà để các em buộc phải "thất học".

Nếu để ý các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM… trong những năm qua thì không khó nhận ra một điều: Địa phương nào cũng quyết tâm thực hiện chủ trương "3 giảm" (giảm sĩ số lớp, giảm số lớp trong một trường, giảm HS trái tuyến – PV). Tuy nhiên, không phải cứ nói là có thể thực hiện được ngay.

Lực bất tòng tâm…

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cứ đến mùa tuyển sinh là hiệu trưởng các trường ở Hà Nội lại ở trạng thái lo âu, bất an. Từ công tác tuyển sinh đến xây dựng kế hoạch trường lớp phải đảm bảo đủ phòng học, xây dựng đội ngũ giáo viên… cho năm học mới đều là những bài toán không đơn giản chút nào.

Theo cô Phạm Thị Yến - hiệu trưởng Trường tiểu học Thành công B (quận Ba Đình, Hà Nội) thì việc quy hoạch trường lớp được thực hiện với tầm nhìn lâu dài nhưng trên thực tế mỗi năm phải tính toán lại cho hợp lý. Với việc dân số cơ học có sự biến động mạnh mẽ thì đòi hỏi cần phải cập nhật thường xuyên để có sự điều chỉnh kịp thời.

Nhiều bậc phụ huynh khi trao đổi về việc quá tải đều cho rằng, thiếu phòng học thì xây dựng thêm. Nếu không có đất thì xây thêm tầng… Tuy nhiên nói thì dễ nhưng có mấy ai hiểu được rằng để làm được việc đó đâu phải chỉ cần mỗi tài chính vững mạnh. Ngoài việc thực hiện các quy định về an toàn xây dựng, lên tầng phải được phép của ban ngành liên quan… thì vẫn còn đó những tiêu chí khác như diện tích sân chơi, nhà chức năng…

Được đánh giá là một trong những địa phương tích cực trong khâu giảm sĩ số lớp nhưng Hà Nội cũng gặp không ít khó khăn. Tài chính thì không thiếu nhưng tìm được quỹ đất sạch để xây dựng trường là không dễ. Để giải quyết bài toán khó này, Hà Nội đã phê duyệt cho 4 quận nội thành lõi được phép lên thêm tầng nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời còn về mặt lâu dài thì chưa ổn. Nhiều năm qua, một số phường của quận nội thành Hà Nội chưa có trường mầm non công lập, sau bao nhiêu lần giải quyết giờ vẫn có phường còn "điểm trắng".

Không chỉ nội thành mà ngay như cả một số quận được đánh giá là có quỹ đất xây dựng trường "dư dả" thì giờ đây cũng đang đặt trong tình trạng báo động bởi sự xuất hiện của các chung cư cao tầng mọc lên như nấm. Theo lãnh đạo phòng GD-ĐT quận Hà Đông thì năm học này số lượng HS thuộc địa bàn tăng lên cả nghìn em. Mặc dù đã nỗ lực xây dựng các trường mới tạm thời đáp ứng đủ nhưng nếu sau này các gia đình đổ bộ về chung cư sinh sống thì lúc đó chưa biết sẽ như thế nào.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, hiện thủ đô có 2.434 trường học, hơn 1,5 triệu HS. Thành phố đã bổ sung, thay thế gần 5.000 phòng học mới, 36 trường học mới. Mức kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường năm nay là 2.253 tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng so với năm trước.

Và những nghịch lý khó hiểu!

Phụ huynh thì bức xúc mỗi khi chứng kiến cảnh con mình học trong những lớp 50 – 60 HS nhưng khi được giải quyết để được học trong một môi trường lý tưởng hơn thì lại từ chối. Cách cư xử khó hiểu của phụ huynh cũng khiến cho công tác "3 giảm" ở Hà Nội gặp nhiều khó khăn.

Chẳng hạn như vừa qua, các bậc phụ huynh ở thôn Yên Ngưu (xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì) cương quyết phản đối kịch liệt khi Phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì có chủ trương đưa toàn bộ con em nơi đây về ngôi trường đúng tuyến. Sở dĩ họ cương quyết không chịu là do Trường tiểu học B Thị trấn Văn Điển được xây dựng trên đất của thôn và khi dự kiến xây dựng, lãnh đạo xã Tam Hiệp cũng như Ban giám hiệu nhà trường đã hứa là ưu tiên cho con em trong thôn được học tại trường.

Việc làm của Phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì cũng chỉ nhằm mục đích giảm sĩ số lớp của Trường tiểu học B Thị trấn Văn Điển bởi trong khi Trường tiểu học Tam Hiệp cách đó không xa còn thừa phòng học thì nơi đây lại phải tận dụng phòng chức năng để bố trí thêm lớp.

Sau nhiều lần họp bàn trao đổi với phụ huynh nhưng không nhận được sự tán thành nên Phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì đành phải chấp nhận Trường tiểu học B Thị trấn Văn Điển có sĩ số gần 60 HS/lớp.

Sợ hết chỉ tiêu vào lớp 1, hơn trăm phụ huynh
Ngày 28/5/2012, hơn 100 phụ huynh tập trung tại cổng trường Tiểu học B Thị trấn Văn Điển (Thanh Trì, Hà Nội) để đòi quyền lợi cho con em thôn Yên Ngưu.

Cũng ở tình trạng tương tự, Trường tiểu học Phú La (phường Phú La, quận Hà Đông) được xây dựng nhằm mục đích giảm tải cho một phường lân cận. Lâu nay HS ở phường Phú La do chưa có trường nên phải đi "học nhờ" một số phường khác nên việc có ngôi trường mới lẽ ra phụ huynh phải vui mừng mới phải. Nhưng trên thực tế, khi trường mở, nhiều phụ huynh có hộ khẩu thường trú ở phường này lại từ chối cho con em về học với lý do trường mới sợ chất lượng chưa tốt, sợ bạn bè mới nên con lạc lõng…

Qua tìm hiểu thực tế thì nguyên nhân sâu xa của việc phụ huynh "bảo thủ" trong việc cho con học đúng tuyển, gần nhà… là muốn tiện đường đưa đón, muốn con được học trong ngôi trường tốt. Cũng vì quan điểm như vậy mà hàng năm Hà Nội luôn "nóng" với những cuộc chạy đua vào trường điểm.

Chưa dừng lại ở đó, dù Sở GD-ĐT đã có quy định không thi tuyển để xếp lớp nhưng các trường vẫn âm thầm mặc định lớp chọn, lớp thường. Một lần nữa, phụ huynh lại đua nhau đưa con vào lớp chọn khiến cho sĩ số các lớp này gia tăng.

Chị Lê Phương ở khu tập thể K1 Giảng Võ chia sẻ: "Các lớp chọn thường có sĩ số khá cao. Mặc dù không gian học tập bị hạn chế nhưng có điều đáng ghi nhận là các con đều học tốt bởi do các thầy cô "giỏi" nhất của trường đảm nhận. Từ phụ huynh này được truyền tai đến phụ huynh kia nên "sức nóng" ở các lớp chọn không bao giờ giảm".

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-637256/vi-dau-si-so-lop-gia-tang.htm

Năng suất dưới đáy, nhà tuyển dụng cần bằng cấp hay kỹ năng?

Posted: 08 Sep 2012 02:44 AM PDT

– VietNamNet giới thiệu nội dung buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề: Từ gạo đến robot, Việt Nam đã chuẩn bị gì cho nguồn nhân lực tương lai? Mời các độc giả tiếp tục thảo luận với các câu hỏi của chuyên gia Ngân hàng Thế giới đưa ra TẠI ĐÂY và gửi ý kiến theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn.

Nhà báo Hoàng Hường: Thưa quý vị, các vị khách mời và các chuyên gia tới từ Ngân hàng Thế giới (WB) cũng như các bạn khách mời là độc giả VietNamNet có mặt trong trường quay hôm nay.

Hôm nay chúng ta ở đây để tổ chức một buổi giao lưu trực tuyến với các chuyên gia tạo nguồn nhân lực của WB. Chủ đề của chúng ta hôm nay là "Từ gạo đến robot – nhân lực Việt Nam đã sẵn sàng cho tương lai?". Tôi hi vọng đây sẽ là một buổi giao lưu cung cấp nhiều thông tin, không chỉ là cơ hội cho người lao động VN, mà còn để các chuyên gia từ WB có thể hiểu hơn về người lao động VN, đồng thời có thể gặp được những tâm tư, nguyện vọng của người lao động VN và các trí thức trẻ VN. Những thắc mắc của các bạn sẽ được các chuyên gia giải đáp.

Trước hết, tôi xin giới thiệu khách mời của chúng ta hôm nay có 3 người từ WB: ông Jan Rutkowski – chuyên gia Kinh tế trưởng của Lĩnh vực Kinh tế Phát triển con người của WB khu vực Châu Âu và Trung Á.

Người thứ hai là bà Mai Thị Thanh – chuyên gia cao cấp về giáo dục của WB tại Việt Nam. Bà Thanh có bằng thạc sĩ về Kinh tế Tài chính của Trường Nghiên cứu Phương Ðông và Châu Phi thuộc Ðại học London.

Khách mời thứ 3 là ông Christian Bodewig: Chuyên gia Kinh tế cao cấp và Ðiều phối viên Quốc gia về Phát triển Con người của WB tại Việt Nam. Hiện nay ông đang phụ trách nhóm thực hiện Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2013 về chủ đề kỹ năng của lực lượng lao động.

Rất cảm ơn các vị khách mời đã tham dự buổi giao lưu.

Toàn cảnh buổi giao lưu. Ảnh: Văn Chung

Ông Christian Bodewig: Tôi xin cảm ơn tất cả quý vị đã cho tôi cơ hội được tham gia chương trình này.

Giáo dục được ưu tiên ở cấp độ rất cao ở VN. Có thể thấy điều này thông qua những nỗ lực mà các bậc phụ huynh đã bỏ ra để con em được học ở những trường tốt nhất. Hoặc ngày càng nhiều bạn trẻ nỗ lực để được học lên các bậc học như THPT, ĐH, cao học. Chính phủ xác định giáo dục là một trong 3 lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn 10 năm tới của VN – giai đoạn chuyển đổi để phát triển thành một nước công nghiệp.

Thực ra, giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực sẽ là những yếu tố hết sức quan trọng của VN trong giai đoạn phát triển sắp tới, khi mà VN trở thành nước có thu nhập trung bình, cũng như khi VN chuyển thành một nước công nghiệp hóa. Để thành công, VN rất cần đến những yếu tố đó.

Bởi vì giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực quan trọng đối với tất cả mọi người nên WB đã quyết định thực hiện một báo cáo để xem xét tình hình trong nền kinh tế của VN hiện tại, để xem xét đâu là bức tranh về kĩ năng của người lao động VN, đâu là trình độ học vấn mà người lao động VN có cũng như đâu là yêu cầu của người sử dụng lao động ở các công ty đối với người lao động và làm sao để người lao động chuẩn bị tốt hơn cho những bước phát triển tiếp theo của VN.

Tình hình đó nghe có vẻ là hiển nhiên, nhưng cũng có một số vấn đề còn chưa hiểu được bởi vì hiện nay, ngày càng nhiều bạn trẻ cố gắng để học lên các bậc học cao hơn. Điều đó có nghĩa là trình độ học vấn của người dân đã tăng lên rất nhiều. Nhưng đồng thời, các nhà tuyển dụng lại phàn nàn về việc người lao động mà họ tuyển không có đúng những kĩ năng mà họ mong muốn. Vì vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu mối tương quan giữa trình độ giáo dục với kĩ năng.

Hiện nay, chúng tôi đang bắt đầu quá trình phân tích của mình. Đối với chúng tôi, việc đối thoại với người dân VN rất quan trọng.

Ông Christian Bodewig

Nhà tuyển dụng chú trọng đến kỹ năng

Nhà báo Hoàng Hường: Ông vừa nói đến việc người dân VN bây giờ rất chú trọng đến việc học và bằng cấp. Hiện nay, SV VN đang tìm rất nhiều cách để có được học bổng, được tiếp cận những nền giáo dục văn minh và có rất nhiều loại bằng cấp khác nhau. Có luồng ý kiến cho rằng: các bạn trẻ suy nghĩ việc trang bị một bằng cấp tốt đã là một hành trang đầy đủ để có một công việc, một tương lai, một sự nghiệp tốt. Thế nhưng, cũng có không ít quan niệm: bằng cấp ấy vẫn chưa đủ mà còn phải có kĩ năng như ông vừa nói. Ý kiến của ông như thế nào?

Ông Christan: Theo những phát hiện ban đầu mà chúng tôi đã có dựa trên những cuộc phỏng vấn với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động cũng như xem xét cách tuyển người thì yếu tố mà các doanh nghiệp mong muốn ở ứng viên không phải là bằng cấp, mà chính là những kĩ năng có được từ sự giáo dục đó.

Họ muốn người lao động có những kĩ năng thực tế liên quan đến công việc sẽ làm, chứ không phải chỉ có kiến thức lý thuyết. Những đơn vị sử dụng lao động rất mong muốn ứng viên có kĩ năng tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc theo nhóm. Tất nhiên là ở trường, không có những môn học dạy riêng những kỹ năng này nhưng đây là những phẩm chất mà các ứng viên được tuyển cần phải có để có thể làm việc tốt trong môi trường của mình sau khi đã được giáo dục trong nhà trường.

Tôi cũng phải nói rằng đây không phải chỉ là vấn đề ở VN, mà là một thông điệp chúng tôi nhận được dựa trên khảo sát của những đơn vị sử dụng lao động ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có nhiều nước phát triển.

Đây không phải là một xu thế tạm thời trong giai đoạn hiện nay của VN mà còn là xu thế tiếp tục trong những giai đoạn tiếp theo khi VN trở thành một nước phát triển hơn, công nghiệp hóa, trình độ cao hơn.

Nhà báo Hoàng Hường: Thưa ông Christan,  đã có cơ hội làm việc với cả những nước phát triển và đang phát triển, ông có thể đưa ra những kinh nghiệm, quan điểm riêng trong quá trình sử dụng lao động? Có thể đúng hoặc không nhưng có những ý kiến cho rằng hệ thống giáo dục ở các nước đang phát triển vẫn chưa được trang bị những kiến thức cần thiết cho SV để có được hành trang bước vào thị trường quốc tế. Ông có chia sẻ gì với những HS, SV chưa được tiếp cận với nền giáo dục quốc tế không?

Điều phối viên Christan: Đây là một câu hỏi lớn. Nó còn phải được nghiên cứu thêm để xem đâu là những yếu tố để giúp cho một hệ thống giáo dục có thể trang bị cho người học những kĩ năng cần thiết để họ có thể tham gia vào thị trường lao động.

Có một điều rất quan trọng để đảm bảo rằng SV tốt nghiệp ra có được kĩ năng và thu nhận được kĩ năng khi đã làm việc là phải hiểu được thị trường lao động cần gì. Như vậy, phải có luồng trao đổi thông tin giữa thị trường lao động (công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động) và những cơ sở giáo dục đào tạo để những cơ sở đào tạo hiểu được đâu là những yếu tố mà người sử dụng lao động cần. Đó không chỉ là vấn đề bằng cấp, mà là kĩ năng. Nó vượt ra ngoài khuôn khổ của bằng cấp. Đó là những kĩ năng mà tôi đã nói trước đó.

Thực ra, chúng tôi đến đây không chỉ để nói quan điểm của mình về vấn đề này. Chúng tôi rất muốn nghe quan điểm từ phía khán giả. Theo các bạn, đâu là những yếu tố quan trọng để người lao động có thể tìm được việc làm trong những lĩnh vực mà các bạn đang tìm kiếm? Nếu có những công ty sử dụng lao động, chúng tôi cũng muốn hỏi luôn xem đâu là những kĩ năng các bạn đang mong muốn tìm kiếm ở các ứng viên ? Tất nhiên là ngoài vấn đề kiến thức trong nhà trường.

 


Ông Jan Rutkowski 

 

Nhà báo Hoàng Hường: Thưa ông Jan Rutkowski, đã có nhiều kinh nghiệm làm việc ở châu Âu và châu Á, có thể ông cũng có những kinh nghiệm muốn chia sẻ trực tiếp với các bạn ở đây chăng ? Rất nhiều SV của chúng tôi cũng sắp đi học ở châu Âu, ông có thể chia sẻ một chút kinh nghiệm với họ trong việc tiếp cận thị trường này hoặc có thể áp dụng được những cái họ học từ những nước đang phát triển vào thị trường của chúng tôi? Hoặc ông có muốn đặt câu hỏi nào cho các bạn ở đây không?

Chuyên gia kinh tế Jan Rutkowski : Xin cảm ơn về câu hỏi rất thú vị. Thực ra, tôi cũng có một sốngười bạn là người Việt Nam, hiện nay đang học ở Ba Lan. Và tôi biết người VN thường cũng có xu hướng tiếp cận những nền giáo dục như vậy.

Nhìn chung, việc các bạn trẻ được tiếp xúc với những môi trường khác nhau, nền văn hóa khác nhau, biết được những yêu cầu khác nhau, những kì vọng khác nhau… là những yếu tố quý báu để giúp cho các bạn trẻ làm việc tốt hơn trong môi trường.

Tôi nghĩ rằng việc các bạn trẻ đi ra nước ngoài để học tập và được làm quen với những môi trường như vậy là sự đầu tư hữu ích. Bởi vì việc đó giúp các bạn thu được những kĩ năng bổ sung, kiến thức bổ sung, có thể giúp các bạn kiếm được việc làm, có được sự nghiệp trong những thị trường lao động quốc tế. Kể cả là ở thị trường trong nước, khi có được những kĩ năng bổ sung như thế cũng rất hữu ích.

Hiện nay, trên thế giới mức độ dịch chuyển lao động rất cao. Có rất nhiều bạn trẻ có xu hướng tìm kiếm việc làm ở những quốc gia khác. Điều đó cũng rất hữu ích. Đối với những nước thu nhận, họ có thể học được rất nhiều từ những bạn trẻ đến đó, nhưng ngoài ra, những bạn trẻ đi học nước ngoài cũng học được rất nhiều từ nước họ đến làm việc.

Dù vậy, các bạn đi học ở nước ngoài không nhất thiết phải đi học đầy đủ 4 năm ở một trường nào đó. Hiện nay, có rất nhiều chương trình trao đổi SV kéo dài chỉ khoảng 1-3 tháng. Tham gia những chương trình này cũng rất có lợi. Nhưng để có thể tham gia được và thực sự hưởng lợi từ những chương trình trao đổi SV như vậy thì chúng ta phải có kĩ năng về ngoại ngữ. Theo kết quả mà chúng tôi nghiên cứu thì đây không phải là một điểm mạnh trong hệ thống giáo dục của VN. Cho nên việc đầu tư vào học một ngoại ngữ thực sự sẽ mang lại một sự đền đáp, giúp chúng ta có được những cơ hội về việc làm cũng như sự nghiệp.

(còn tiếp)

  • Thực hiện: Ban Giáo dục

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/87162/nang-suat-duoi-day--nha-tuyen-dung-can-bang-cap-hay-ky-nang-.html

Hàng trăm thí sinh mắc bẫy lừa tuyển sinh

Posted: 08 Sep 2012 02:44 AM PDT

Mất hàng chục triệu để học Cử nhân thực hành

Khi cháu của chồng dự thi ĐH Văn hóa Hà Nội chỉ đạt được có 12,5 điểm, chị H. "tìm cửa" để kiếm một suất vào học hệ ĐH chính quy. Sau khi truy tìm nhiều mối quan hệ nhưng bất thành, chị tình cờ được sếp cùng cơ quan nhận giúp việc"chạy" vào Trường ĐH Điện lực.

Sau đó "sếp" chị H. thông báo nộp tiền đặt cọc 30 triệu đồng để lo lót. Chia sẻ với chúng tôi, chị H. cho hay: "Lúc thấy “chạy” suất học chính quy mà chỉ có 30 triệu nên cũng sinh nghi nhưng chồng động viên là có thể "sếp" có quan hệ thân thiết với trường nên chi phí thấp nên tôi cũng yên tâm một phần".

Chờ mãi không thấy giấy báo nên gia đình sốt ruột gọi điện giục "sếp" liên tục, sau nhiều ngày thì vào đầu tháng 9/2012 giấy báo cũng được chuyển đến. Đọc nội dung, chị H. cũng yên tâm là cháu mình sẽ được học cấp bằng chính quy nhưng khi đến phần đóng góp chị tá hỏa khi các khoản thu nộp nhập học lên gần 18 triệu đồng.

Hàng trăm TS bị lừa khi nhận giấy báo trúng tuyển dạng này.
Hàng trăm TS bị “lừa” khi nhận giấy báo trúng tuyển dạng này. Các em đều lầm tưởng đó là hệ CĐ chính quy.

Khi chúng tôi hỏi cơ sở nào để tin đây là hệ chính quy, chị H. đưa cho chúng tôi xem những giấy tờ đính kèm với giấy báo trúng tuyển. Đầu tiên là thông báo tuyển sinh của tập đoàn Vietcare trong đó có đoạn viết: "Thời gian đào tạo gồm 2 giai đoạn của trường ĐH Điện lực; 3 năm đầu học hệ cử nhân và 1 năm tiếp theo học hệ ĐH chuyên ngành. Tốt nghiệp được cấp bằng ĐH chính quy". Bên cạnh đó, thông báo này cũng có lời chào hấp dẫn: "Được tiếp nhận chính thức vào làm việc tại một số Doanh nghiêp, Tập đoàn lớn sau khi tốt nghiệp ĐH với mức lương 6 – 8 triệu đồng/tháng".

Thông báo tuyển sinh có tính chất lừa đảo TS của tập đoàn Vietcare
Thông báo tuyển sinh có tính chất “lừa đảo” TS của tập đoàn Vietcare.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ cháu chị H. mà nhiều TS khác cũng bị "mắc bẫy" này. Với việc điểm thi ĐH, CĐ thấp nhưng được học ĐH chính quy nên nhiều TS hào hứng đến nhập học theo đúng trong giấy báo từ 5/9 đến hết ngày 25/9. Theo điều tra thì nhiều TS trong số này chia sẻ mất hàng chục triệu đồng để "chạy" vào học.

Để tránh trách nhiệm về sau, tập đoàn Vietcare yêu cầu TS viết đơn tự nguyện đăng ký, ký hợp đồng nguyên tắc với Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ truyền thông Vietcare…

Lật tẩy

Để tìm hiểu bản chất của việc "lừa đảo" này, chúng tôi đã đóng giả là phụ huynh muốn đến xin cho con vào học hệ này. Sau khi liên hệ theo số điện thoại cố định, chúng tôi nhận được lời tư vấn: "Chỉ tiêu hết rồi giờ vào là hơi khó. Em cứ đưa cháu có gì anh sẽ giúp. Anh tên là Đề".

Đến đúng địa chỉ ghi trong thông báo (số 42 ngõ 165 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội), chúng tôi được anh Đề ra tiếp đón. Sau khi biết đưa em (một PV đóng vai) thi ĐH Ngoại thương nhưng rớt và có tổng điểm thi là 7, anh Đề tư vấn: Hiện có hai trường tuyển sinh là ĐH Công đoàn và ĐH Điện lực. Toàn bộ thông tin đều được in đây đủ ở đây hai anh em tham khảo.

Sau khi hỏi liệu 7 điểm vào được không, anh Đề nhỏ nhẹ bảo: "Điểm thấp thì phải mất thêm 1 triệu để nhà trường tổ chức thi cho đủ điểm".

Lướt qua tấm thẻ trên ngực anh Đề, chúng tôi phát hiện gắn mác bảo vệ nên tỏ vẻ hoài nghi, anh Đề thanh minh: "Anh là cán bộ tuyển sinh nhưng hôm nay không có người nên làm bảo vệ". Để tạo niềm tin, anh Đề lôi điện thoại ra gọi cán bộ tuyển sinh "thật" xuống để làm việc.

Vài phút sau, cán bộ tên Tân tự giới thiệu là Trưởng phòng tuyển sinh có mặt. Anh này nói thế nhưng chẳng có giấy tờ gì để khẳng định chức danh này. Anh Tân tư vấn là học cao đẳng chính quy sau đó sẽ thi liên thông lên ĐH nên cứ yên tâm, đây là cách đi đường vòng có những TS có điểm thi thấp nhưng muốn có bằng ĐH chính quy.

Nhận được câu hỏi: “Em được có 7 điểm dưới sàn làm sao học được CĐ chính quy?”, thấy chúng tôi hỏi khó, anh Tân đành "khai thật": "Học CĐ nghề thôi chứ dưới sàn sao học được chính quy. Học xong thì được liên thông lên ĐH chính quy".

Trước câu trả lời của cán bộ Tân, chúng tôi suýt bật cười bởi quy định về đào tạo liên thông chúng tôi quá hiểu. Bên cạnh đó, gần đây Bộ GD-ĐT đang có chủ trường chấn chỉnh hệ này bằng cách TS phải dự cùng với kì thi ĐH, CĐ. Do đó chuyện học từ CĐ nghề liên thông lên ĐH chính quy là chuyện "ảo tưởng".

Nhằm khai thác sâu về hành vi "lừa đảo" này, chúng tôi xin phép lên tầng 4 (khu văn phòng làm thủ tục nhập học) để tìm hiểu thêm. Vừa đặt chân vào phòng, chúng tôi đã thấy nhiều TS làm thủ tục nhập học, thậm chí có những TS ở tận Tây Nguyên ra. Khi có phụ huynh hỏi là khi nào thì đi học chính thức, các cán bộ tuyển sinh ở phòng này khẳng định là ngày 15/9 sẽ bắt đầu quân sự nên cứ yên tâm…

Nhiều TS mắc câu đến làm thủ tục nhập học (ảnh chụp từ clip)
Nhiều TS đến làm thủ tục nhập học tại tập đoàn Vietcare. (ảnh chụp từ clip)

Còn PGS.TS Đàm Xuân Hiệp – Hiệu trưởng Trường ĐH Điện lực thì khá bất ngờ khi nghe thông tin trường cấp giấy báo trúng tuyển hệ Cử nhân thực hành bởi theo quy định thì từ “cử nhân” chỉ được phép dùng với hệ đào tạo chính quy ở bậc ĐH hoặc CĐ. Còn đối với hệ đào tạo nghề không được phép dùng từ cử nhân. "Chúng tôi sẽ kiểm tra và có trao đổi với báo cụ thể về vấn đề này" – ông hiệu trưởng nói.

Như vậy, việc TS đến nhập học tại tập đoàn VietCare để mong muốn kiếm tấm bằng chính quy là không có cơ sở. Việc tập đoàn này lợi dụng thỏa thuận hợp tác để "đánh lừa" TS cần phải được các cơ quan chức năng vào cuộc để làm sáng tỏ. Dân trí sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc này.

S.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-638517/hang-tram-thi-sinh-mac-bay-lua-tuyen-sinh.htm

Tại sao nông dân mơ con làm ông to, bà lớn?

Posted: 08 Sep 2012 12:21 AM PDT

VietNamNet giới thiệu nội dung buổi giao lưu trực tuyến về chủ
đề: Từ gạo đến robot, Việt Nam đã chuẩn bị gì cho nguồn nhân lực tương
lai? Mời các độc giả tiếp tục thảo luận với các câu hỏi của chuyên gia
Ngân hàng Thế giới đưa ra TẠI ĐÂY và gửi ý kiến theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn.

Ảnh Văn Chung

“100% các anh chị không dám”

Nhà báo Hoàng Hường

 

: Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam theo hướng đại chúng hay là tinh hoa trong khi lực lượng lao động chủ yếu vẫn còn ở nông thôn. Vậy giải pháp phát triển nguồn nhân lực đồng đều có cần đặt ra không, tập trung nguồn nhân lực vào kỹ năng, sự giải quyết vấn đề trong tương lai, bài toán của ngành giáo dục toàn xã hội là gì. Tôi cũng muốn nhắc lại câu hỏi lúc đầu mà chúng ta đặt ra là bằng cấp thì quan trọng hơn hay kỹ năng quan trọng hơn. Bạn này cũng nói là, lực lượng chủ yếu ở nông thôn trong khi chúng ta ngồi đây bàn cãi là học trường nào, học cái gì và chúng ta tranh luận trong trường học thì học cái gì và dạy cái gì. Trong khi đó, lực lượng lớn nhất đang ở ngoài kia và không tiếp cận với những cái mà chúng ta đang nói. Vậy thì chúng ta có cần đưa vấn đề này ra để thảo luận tiếp hay không?

Độc giả Trần Đạt (sinh viên năm thứ tư Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội): Đến lúc chị Hường chia sẻ quan điểm của một anh nói về việc phần lớn nguồn lao động của Việt Nam đang ở ngoài kia, ngoài những cánh đồng, ngoài những công trường thì chúng ta ngồi đây nói về các trường ĐH liệu nó có phù hợp với thực tế không.

Chúng ta đang đặt ra một câu hỏi là muốn thay đổi điều gì. Em xin hỏi tất cả các anh chị ở đây, từ chị Thanh, chị Hường cho đến anh Tuyên, tất cả mọi người, dù là người tri thức cao. Anh chị có dám dũng cảm để con cái của mình làm theo đam mê của nó hay không. Có dám hay không khi mà nếu các anh chị dám thì mới dám nói những người nông dân, họ khổ và họ thiển cận hơn anh chị rất nhiều. Nếu anh chị dám thì mới hy vọng họ dám.

Nhưng em có thể tự tin khẳng định rằng, 100% các anh chị ở đây sẽ không dám.

Em cũng chưa chắc là sẽ tự tin cho con mình theo đuổi đam mê bởi vì sao? Văn hóa của chúng ta là như vậy. Vậy thì tại sao chúng ta lại ngồi đây để nói khi mà 90 hoặc 80 phần trăm dân số Việt Nam, bố mẹ em cũng là nông dân, làm sao họ quá khổ, họ quá thiển cận, họ chân lấm tay bùn từ khi sinh ra. Họ muốn con họ là bác sĩ, là giáo viên là ông to bà lớn. Đấy là một mong muốn mà nó quá khát khao mà không thể cái gì cưỡng lại được. Vậy thì khi mà chúng ta là những con người được học hành, có học thức cao được ra nước ngoài, được học hỏi rất nhiều. Và chúng ta không tự tin để làm như vậy. Vậy thì làm sao chúng ta có thể thay đổi được. Đúng không ạ?

Theo em nghĩ để thay đổi được đến như anh Christan có nói là chúng ta làm thế nào để thay đổi đại học, THPT, THCS, rồi thị trường lao động. Quá muộn rồi ạ. Bởi vì em rất đồng cảm với bạn Minh, cái đam mê mới là cái quan trọng còn cái kỹ năng thực sự là mì ăn liền. Khi mà mình đam mê một cái gì đó thì bất chấp tất cả mình sẽ đạt được những kỹ năng làm được cái sự đam mê đó trở thành hiện thực. Khi mà mình thực sự có đam mê và mình có một cơ sở để theo đuổi đam mê thì những kỹ năng không còn quan trọng nữa rồi ạ.

Ví dụ như em trai của em, nó cực kỳ thích đá bóng, bất chấp tất cả, bố mẹ ngăn cấm, thầy cô ngăn cấm, điểm kém không sao hết, vẫn bỏ học, vẫn đá bóng và bây giờ đã trở thành cầu thủ. Điều đó là điều, khi mà nó đam mê và nó được theo đuổi đam mê thì kỹ năng không còn là vấn đề quan trọng.

Vậy thì anh chị hãy cho em biết làm thế nào để chúng ta có thể tác động được. Có hai cái em muốn tác động, thứ nhất nói rộng ra là nền văn hóa, nói hẹp lại là cái tư duy con người, cái này là cái mà chúng ta không thể thay đổi trong một sớm một chiều. Tại sao ở Mỹ, ‘mày” có thể đánh bóng rổ rất giỏi và vào được trường đại học này, đại học kia. Nhưng Việt Nam phải có hai mấy điểm thi đại học thì mới được. Không bao giờ có chuyện em hát hay, em đàn giỏi, em đánh cầu lông giỏi, em đánh bóng bàn giỏi mà em được tuyển vào đại học?

Và gần đây có một trường hợp đạp xe đạp từ trong Nghệ An ra 300 cây số và được tuyển vào đại học và được tuyển vào đại học, em rất khuyến khích trường hợp này.

Người Việt Nam của chúng ta, khi mà chúng ta muốn thay đổi thì phải thay đổi cái tư duy đã. Anh chị làm thế nào để những chuyên gia, anh chị làm thế nào để thay đổi được cái tư duy và cái tư duy ở đây là chúng ta không thể là những người học đại học chúng ta không thể hiểu gì về cái tư duy của người nông dân, làm sao chúng ta thay đổi được họ và hãy đi sâu vào và hãy hiểu người nông dân họ muốn gì và họ muốn con cái họ như thế nào thì mới thay đổi được.

Chuyên gia Kinh tế Jan Rutkowski: Như là một số anh chị cũng quan tâm ở đây thì chúng tôi chỉ tập trung nói đến GD ĐH. Nhưng khi chúng tôi muốn nói đến kỹ năng rồi năng lực của nguồn nhân lực thì nó không phải chỉ là những kỹ năng mà người lao động thu nhận được ở trường đại học mà nó được bắt đầu từ rất sớm

Từ khi mà trẻ đi học ở mẫu giáo rồi đi học tiểu học rồi những trải nghiệm trong học tập của các em ở trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông… Tất cả những cái đấy đã cấu thành nên kỹ năng hay là những phẩm chất năng lực mà các em cần có để tham gia vào thị trường lao động. Ví dụ như là không phải đến khi học đại học thì chúng ta mới bắt đầu phát triển kỹ năng tư duy phản biện hay là làm việc theo nhóm hay là sáng tạo hay là cái gì đó mà nó là kết quả của toàn bộ quá trình học tập giáo dục từ nhỏ của chúng ta. Và cái ý đấy nó cũng lại liên quan đến một câu hỏi là liệu chúng ta nên phát triển giáo dục theo đại trà hay là theo tinh hoa.

Tôi nghĩ rằng trong một nền giáo dục chúng ta không chỉ nào tập trung vào những cái tinh hoa. Bởi vì nếu chỉ tập trung vào những cái tinh hoa thì sẽ không đưa một đất nước đến đâu cả. Và chúng ta phải làm sao để tạo cơ hội cho đại chúng, cho tất cả mọi người để họ có thể nắm bắt được những cơ hội đặt ra trong nền kinh tế hiện đại.

Cần tầm nhìn dài hạn

Ảnh Văn Chung

Trần Tố Loan:Tôi là người thực tiễn. Tôi không đứng về phía nào cả. Nhưng tôi không lạc quan về GD ĐH ở Việt Nam. Tại vì nguyên lý của giáo dục Việt Nam là hình kim tự tháp ngược. Người ta quá quan trọng bậc đại học, bậc cao học và kể cả tiến sĩ. Chúng ta có rất nhiều tiến sĩ, nhiều giáo sư nhưng rất ít phát minh rất ít sáng chế, đấy là một nghịch lý.

Nhà báo Hoàng Hường: Hình như chúng ta đang đi vào những cái vấn đề, những triết lý sống và tư duy. Mà những cái này thì chúng ta cần những không gian rộng để chúng ta đưa ra những ý kiến. Và để thay đổi một cái tư duy của một con người thôi đã rất khó, thì tư duy của một đất nước thì có lẽ là chúng ta cần một thời gian dài. Khi mà chúng ta không còn nhiều thời gian nữa, tôi muốn chúng ta tập trung vào những vấn đề cụ thể hơn, cũng như là vào chủ đề mà hôm nay chúng ta đặt ra ở đây. Tôi muốn đọc một ý kiến của một độc giả và có thể là chúng ta sẽ cùng thảo luận về chủ đề ấy chăng?

Bạn Võ Hoàng Lâm (An Giang): Chính phủ Việt Nam có nên đầu tư cho hiệp hội các doanh nghiệp cùng lĩnh vực ngành nghề để họ có thể đào tạo những lao động chuyên ngành, chuyên sâu trong lĩnh vực ngành nghề đó.

Sau đó, thì họ sẽ sử dụng nguồn nhân lực đó theo hướng chuyên nghiệp hóa lĩnh vực đào tạo theo hướng khép kín. Đào tạo và sử dụng nguồn lao động hạn chế tình trạng đào tạo xong nhưng chẳng có doanh nghiệp nào dám nhận hơn là phải đầu tư một cách dàn trải trong các cơ sở đào tạo, vừa tốn kém về tài chính, vừa yếu kém về kinh nghiệm, các kỹ năng thực hành, tránh trường hợp các doanh nghiệp phải đào tạo lại những lực lượng lao động đã được các cơ sở này đào tạo

Hoàng Đức Minh (SV năm 4 ĐH Thủy lợi): Trong biến đổi khí hậu bọn em có một nhóm giải pháp gọi là các nhóm giải pháp không hối hận. Khi mà đầu tư vào các giải pháp ấy thì cho dù tương lai diễn ra như thế nào thì những giải pháp ấy vẫn có ích. Ví dụ như chúng ta trồng rừng chẳng hạn, như là có biến đổi khí hậu diễn ra hay không thì nó vẫn sẽ luôn luôn có ích. Thế thì trong giáo dục, em cho rằng cần phải có một cái tầm nhìn dài hạn hơn cho các giải pháp.

Điều phối viên Christan:
Những ý kiến của các bạn giúp cho chúng tôi rất nhiều các khía cạnh để suy nghĩ. Thực ra, tôi cũng không kỳ vọng rằng ngân hàng thế giới hay các nhóm chuyên gia có thể đưa ra tất cả các câu trả lời cho các vấn đề này của Việt Nam. Tuy nhiên tôi cũng rất muốn có một vài chia sẻ khi mà câu hỏi của bạn là nhóm chuyên gia gặp khó khăn gì trong việc tiếp cận này thì một trong các khó khăn là đặt câu hỏi là các khán giả hay đối tượng của nghiên cứu này là ai, cảm nhận của chúng tôi là nó rất rộng. Nó là cha mẹ, là cá nhân, là nhà trường, là nhà tuyển dụng lao động, là các cơ quan liên quan và cuối cùng là chính phủ vì vậy đó là một thách thức rất lớn đối với nhóm chuyên gia.

Và cũng rất mong muốn về phía các độc giả có những lời khuyên với các chuyên gia của WB là nên chú trọng vào đối tượng nào trong quá trình nghiên cứu.

Các bạn nói rất nhiều về làm thế nào để có động lực, làm thế nào để có mong muốn xuất phát từ bên trong, cái này tôi cũng rất chia sẻ vấn đề đấy. Nhưng mà nếu như có thể được thì trong những lần tham gia trực tuyến sau thì chúng ta có những câu hỏi là chúng ta cần những năng lực gì và ai cần tham gia vào quá trình phát triển nguồn nhân lực. Cái câu hỏi tiếp theo mà chúng tôi đặt ra là có những động cơ gì hay có những cơ chế gì để khuyến khích các bên hợp tác với nhau. Nếu như có được câu trả lời cho những cái đó thì hy vọng là sẽ có được những cái khuyến nghị mà nó rất hữu ích cho tất cả các bên mà tham gia vào quá trình phát triển nguồn nhân lực.

Độc giả
Vũ Oanh: Qua lắng nghe trao đổi của các bạn, tôi có ý đề nghị là nên đổi lại câu: "Nhân lực Việt sẵn sàng cho tương lai" bằng câu "Tương lai nào cho nhân lực Việt" bởi tôi thấy các bạn rất năng động, vậy thì tương lai nào cho các bạn đây và đó cũng là cái hy vọng nào cho các bạn và hy vọng nào cho đất nước này.

Nhà báo Hoàng Hường: Ý kiến của WB và câu hỏi mở của độc giả là ý kiến rất hay. Tôi tin tất cả những khách mời của chúng tôi ở đây cũng còn rất nhiều điều muốn chia sẻ và độc giả, khán giả online cũng còn rất nhiều câu hỏi, chia sẻ. Vậy thì các bạn còn những câu hỏi nào, còn những thắc mắc nào cũng có thể gửi email hoặc để lại câu hỏi cho chúng tôi và chúng tôi sẽ chuyển lại cho các chuyên gia. Một lần nữa cám ơn tất cả các khách mời đã tham gia với chúng tôi.

  • Thực hiện: Ban Giáo dục

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/87394/tai-sao-nong-dan-mo-con-lam-ong-to--ba-lon-.html

Ảnh màu sinh động về trẻ em thời chiến

Posted: 08 Sep 2012 12:20 AM PDT

- Những bức ảnh về đời sống sinh hoạt, học tập của trẻ em miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước hơn 40 năm về trước dưới cái nhìn của các phóng viên hãng tin truyền hình Nihon Denpa News (Nhật Bản).

Nhân sự kiện 40 năm chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không", chiều 7/9, tại Hà Nội đã diễn ra triển lãm ảnh "Trẻ em thời chiến" do các phóng viên của TTXVN, báo Thiếu niên tiền phong và đặc biệt là những hình ảnh do các phóng viên của hãng tin truyền hình Nihon Denpa News (NDN), Nhật Bản ghi lại.

Những bức ảnh phản ánh vô cùng sinh động và chân thực cuộc sống của trẻ em miền Bắc Việt Nam trong suốt thời gian chiến tranh của Mỹ leo thang ra miền Bắc.

VietNamNet giới thiệu một số bức ảnh màu do các phóng viên của NDN ghi lại (Ảnh chụp lại từ ảnh trưng bày tại triển lãm):

Những hầm cá nhân được đào khắp nơi để có thể trú ẩn bất cứ lúc nào có báo động.

Nhiều nhà trẻ được sơ tán vào các hang đá để tránh bom đạn.

Nhiều phong trào thi đua học tập, lao động sản xuất của các em học sinh vẫn được tổ chức.

Thiếu nhi thôn Phú Mẫn, xã Hàm Sơn, huyện Yên Phong, Hà Bắc (nay là Bắc Ninh) lập ra Hợp tác xã Măng non nhận nuôi trâu bò béo khỏe. Việc làm đầy ý nghĩa này của các em đã được Bác Hồ gửi thư khen ngợi, tháng 5 năm 1969.

 

Học sinh thời chiến.

 

Bên những hầm tránh máy bay được đúc sẵn.

Các nữ sinh trường Múa với bữa cơm đạm bạc.


Dù trong bom đạn, những tiếng đàn vẫn cất lên ở nơi sơ tán. Nhiều tài năng âm nhạc đã trưởng thành từ đây.

Những lớp năng khiếu hội họa vẫn được mở dưới tiếng bom rền.

 

Học làm bánh mì để tự lo cho cuộc sống hàng ngày.

 


Hành trang của trẻ em thời chiến khi đến trường, ngoài sách vở, còn có túi cứu thương và cả những chiếc cáng bằng tre như thế này.

Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi vẫn được tổ chức ở khắp nơi trong thời chiến.

Niềm vui đón thành quả thi đua học tập sau một năm học.


Học sinh luôn nêu cao tinh thần quyết tâm học tập tốt, lao động tốt để góp phần cùng nhân dân cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Ngày quốc tế Thiếu nhi 1/6/1969. Bác Hồ dù bận muôn vàn việc nước vẫn dành tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đến các cháu thiếu nhi.

  • Văn Chung (giới thiệu)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/87751/anh-mau-sinh-dong-ve-tre-em-thoi-chien.html

Cần tổ chức một nền giáo dục như thế nào?

Posted: 08 Sep 2012 12:20 AM PDT

Ngày nay thế giới biến đổi với tốc độ rất nhanh, điều kiện và công việc hết sức đa dạng. Để sống và làm việc trong môi trường như vậy thì không phải học một lần là xong, rồi cứ thế làm việc mãi, mà đòi hỏi phải bổ sung kiến thức liên tục, phát triển năng lực thường xuyên, suốt đời. Đó là yêu cầu khách quan phải tổ chức một nền giáo dục mở, thực học, hạn chế tối đa những biểu hiện hư học, bệnh hình thức, chuyển từ học một lần sang học suốt đời, không chỉ học ở trong trường mà ở mọi lúc, mọi nơi, ra trường rồi vẫn tiếp tục "học nữa, học mãi" như cách nói của Lê-nin.


TS. Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương.TS. Vũ Ngọc Hoàng – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương. (Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

Theo lý thuyết hệ thống, một hệ thống đóng, khép kín sẽ bị thoái hóa. Cần có một hệ thống mở để trao đổi thông tin liên tục với cuộc sống của thế giới chung quanh, để có sức sống, không ngừng hoàn thiện. Tổ chức của hệ thống giáo dục truyền thống thường bị "đóng khung" trong các khái niệm "cứng" về trường, lớp, chương trình, nội dung, thời gian học… Nay sẽ là một nền giáo dục "mở", thuận tiện cho việc học tập suốt đời, với khái niệm không gian trường lớp "mở" và sự học không có điểm dừng; với chương trình và nội dung "mở", có phần "cứng" bắt buộc và phần "mềm" tự chọn ngày một mở rộng hơn; với thời gian học có thể ngắn hơn (nếu giỏi) hoặc dài hơn (nếu kém), có thể học liên tục và có thể học gián đoạn từng phần theo học phần, tín chỉ tùy theo hoàn cảnh mỗi người; với việc chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi cơ sở đào tạo và cấp bậc học một cách thuận tiện, liên thông; với cơ chế và phương pháp dân chủ đối với người học, giảng viên và tự chủ đối với cơ sở đào tạo; với sự đa dạng hóa các loại hình và phương thức đào tạo có chính quy và không chính quy, có tập trung, tại chức, có trực tiếp và từ xa, giáo dục thường xuyên và đào tạo liên tục; với sự đa dạng hóa về hình thức sở hữu (công lập, tư thục, dân lập và đa sở hữu).

Trong nền giáo dục mở ấy, vòng đời của sách giáo khoa cũng sẽ ngắn lại, vì phải cập nhật nhanh kiến thức mới; sẽ phát triển các hình thức giáo dục "điện tử", với việc sử dụng phổ biến và chủ yếu sách giáo khoa điện tử (phù hợp việc cập nhật nhanh kiến thức mới); với việc dạy và học từ xa, qua mạng và các phương tiện truyền thông; với hệ thống thư viện điện tử và các trung tâm cung cấp kiến thức qua mạng rất nhiều ưu thế về phổ biến kiến thức; với việc quản lý công khai, minh bạch thông tin, tạo điều kiện cho mọi người, cho xã hội tham gia giám sát và quản lý; công nghệ thông tin sẽ tham gia không chỉ truyền thụ kiến thức, đào tạo từ xa, mà còn tham gia công tác kiểm tra, thi cử, kiểm định…

Một câu hỏi đặt ra là công nghệ thông tin (CNTT) có thay thế người thầy được không? Câu trả lời là: không thể và có thể! Các phần về xây dựng nội dung thông tin, phương pháp tiếp cận, truyền cảm, đặc biệt là nêu tấm gương về nhân cách thì CNTT không thể thay thế được người thầy. Còn phần truyền thụ kiến thức, truyền bá thông tin thì CNTT có nhiều ưu thế hơn thầy. Tất nhiên, muốn truyền thụ, truyền bá thì trước đó phải xây dựng nội dung thông tin – là công việc không thể thay thế của người thầy. Nhưng nếu có một ông thầy giỏi cộng với CNTT thì có thể thay thế cho nhiều ông thầy không giỏi. Theo nghĩa đó, CNTT tạo điều kiện cho nhiều học sinh, ở nhiều nơi, có thể cùng tiếp xúc với ông thầy giỏi, để có chất lượng cao hơn và đồng đều hơn; tức là CNTT cũng là "người thầy" để giúp học sinh có thể tự học mọi lúc, mọi nơi. Cần chủ động sử dụng lợi thế của CNTT và cách tổ chức thông tin đi theo công nghệ ấy để đổi mới và phát triển giáo dục.

Cần tổ chức một nền giáo dục như thế nào?

Với nền giáo dục mở, học tập suốt đời, việc rút ngắn (hợp lý) thời gian ngồi trên ghế nhà trường để sớm ra làm việc, qua thực tiễn mà tiếp tục việc học, cũng là cần thiết và có cơ sở khoa học. Phổ thông của chúng ta đang theo hệ 12 năm, đa số nước trên thế giới cũng theo hệ này, và cũng đã có mấy chục nước theo hệ 11 năm. Việt Nam ta rất đáng suy nghĩ về việc có thể theo hệ 11 năm. Thế giới dù thiểu số nhưng cũng có không ít nước theo hệ 11 năm. Việt Nam ta trong thực tiễn cách đây mấy chục năm cũng đã từng theo hệ 11 năm, và hầu hết các nhà khoa học danh tiếng ngày nay là từ hệ 11 năm ấy mà ra. Trước đây, ta quyết định chọn hệ 12 năm cũng như đa số nước trên thế giới là dựa vào cơ sở tâm sinh lý lứa tuổi 18. Tuy nhiên, sau mấy chục năm, ngày nay do xã hội thông tin và do sự phát triển của đời sống vật chất mà tâm sinh lý lứa tuổi đã phát triển sớm hơn trước một vài năm. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, so với các nước phương Đông, chữ cái tiếng Việt hệ La-tinh dễ học hơn. So với các nước phương tây, tiếng Việt không biến dạng do không phải chia động từ và không biến đổi theo cách. Như vậy, so với phần lớn nước trên thế giới, tiếng Việt cho phép có thể rút bớt thời gian học phổ thông. Thời gian học đại học ở Việt Nam nhìn chung dài hơn các nước 1 năm, cần nghiên cứu để rút bớt. (Thăm dò ý kiến)

Để có thể tổ chức tốt việc liên thông trong đào tạo, đòi hỏi phải thống nhất về quản lý nhà nước. Nền giáo dục quốc dân là một thể thống nhất, không bị chia cắt giữa các bộ phận và có những quy định chuẩn hóa. Hiện tại, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta đã bị phân chia thành hai nhánh, nên thống nhất thành một là giáo dục nghề nghiệp. Đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học cũng do các đầu mối khác nhau phụ trách là vấn đề cần nghiên cứu để có giải pháp phù hợp. Cũng ở khu vực giáo dục nghề nghiệp và đại học của nước ta đang có rất nhiều cơ quan nhà nước khác nhau làm chủ quản, cần được tổ chức lại theo hướng thống nhất về quản lý nhà nước, không còn chủ quản và các cơ quan chủ quản hiện nay sẽ cử đại diện chủ sở hữu tham gia trong thường trực hội đồng trường.

Trong nền giáo dục mở, cần có cách quản lý phù hợp. Không quản lý từng công việc cụ thể mà tập trung quản lý chất lượng. Coi trọng quản lý đầu ra hơn là quản lý đầu vào. Cần tách biệt quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp, chuyên môn. Quản lý nhà nước cần chuyển mạnh từ hành chính bao cấp, điều hành chỉ huy tập trung sang quản lý chất lượng, quản lý công việc bằng cơ chế mở, xóa bỏ cơ chế xin cho; tập trung cho công việc xây dựng và thực hiện chiến lược, xây dựng hành lang pháp lý, thực hiện thanh tra, giám sát, xây dựng và đảm bảo cho hoạt động của hệ thống kiểm định có hiệu quả. Sự thay đổi này đương nhiên là không dễ dàng, và điều đó cũng là dễ hiểu, nhưng phải quyết tâm thực hiện.

Từ yêu cầu chất lượng mà xem xét vấn đề nhà trường. Nhà trường là nơi trực tiếp tạo ra chất lượng, mà chất lượng là một sản phẩm nghệ thuật, đòi hỏi lao động phải có tính sáng tạo rất cao của những người làm giáo dục, vì vậy mà có yêu cầu khách quan việc tự chủ của cơ sở đào tạo. Và đương nhiên, sự tự chủ ấy phải được giám sát. Một mặt, phải có khung pháp lý chặt chẽ. Mặt khác, quyền tự chủ ấy không trao cho một cá nhân, dù đó là ông hiệu trưởng, mà là trao cho một tập thể, đó chính là hội đồng trường. Hội đồng trường phải là cơ quan quyền lực thật sự, không phải hình thức, đó là đại diện cao nhất của nhà trường, đồng thời là đại diện của cộng đồng. Trong thực tế, không ít hiệu trưởng không thích có hội đồng trường, hoặc nếu có thì chỉ là hình thức, điều đó cũng là dễ hiểu. Nhưng việc có hội đồng trường như đã nói là một cơ chế quản lý khoa học, giống như một chiếc xe muốn vận hành tốt thì phải có cả tay lái, ga và phanh để có thể tự điều chỉnh. Đúng ra thì hội đồng trường có trước, rồi hội đồng mới chọn, mới thuê hiệu trưởng, sau đó trong quá trình vận hành khi xét thấy cần thiết thì hội đồng trường có thể thay đổi hiệu trưởng. Quyền tự chủ luôn gắn với trách nhiệm xã hội. Cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm giải trình, công khai hóa mọi hoạt động đào tạo và tình hình tài chính để minh bạch thông tin, tạo điều kiện cho việc giám sát của mọi người, của xã hội. Quản trị nhà trường trên tinh thần dân chủ, thực hiện sự đánh giá từ dưới lên, phải tiến đến sinh viên được lựa chọn thầy, giảng viên và cán bộ công nhân viên đánh giá lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý các trường đánh giá cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý nhà nước cấp dưới đánh giá cán bộ quản lý nhà nước cấp trên…

Cũng để nhằm thực hiện tốt cơ chế tự chủ và đảm bảo chất lượng giáo dục-đào tạo, cần có hệ thống kiểm định giáo dục và cơ chế thanh tra, giám sát của Nhà nước và của xã hội đủ mạnh và hiệu quả, có các tổ chức kiểm định độc lập và các qui định chuẩn hóa về đầu ra của học sinh tốt nghiệp, của cơ sở đào tạo, của từng loại nghề nghiệp. Kết quả kiểm định được công khai với cộng đồng, xã hội. Việc kiểm định độc lập và công khai kết quả kiểm định là một trong những đặc điểm của hệ thống mở.

Việc phát triển các dịch vụ công về giáo dục-đào tạo ở khu vực giáo dục nghề nghiệp và đại học là cần thiết, cũng là sự thể hiện nền giáo dục mở, đồng thời là sự chủ động sử dụng những ưu thế của cơ chế thị trường để phát triển giáo dục: Cạnh tranh nâng cao chất lượng, huy động nhiều nguồn lực của xã hội để đầu tư, bảo đảm bù đắp tương xứng sự hao phí sức lao động của người thầy và nhà quản lý giáo dục, bảo đảm hạch toán đúng để tái hoạt động công việc đào tạo. Đương nhiên là phải có giải pháp hạn chế tối đa các mặt trái của cơ chế thị trường luôn nhằm mục đích lợi nhuận tối đa bất chấp hậu quả xã hội, biến giáo dục thành ngành thương mại có lợi nhuận siêu ngạch, rời bỏ thiên chức cao đẹp của giáo dục.

Thực tế của thế giới, những trường đại học chất lượng cao phần nhiều là trường ngoài công lập không vì lợi nhuận. Cần thiết phải phân biệt loại trường không vì lợi nhuận và trường có chia lợi nhuận để có chính sách tài chính khác nhau. Trường vì lợi nhuận vẫn được động viên phát triển bình thường, nhưng trường không vì lợi nhuận mới là loại trường khuyến khích nhất, ưu đãi nhất. Trường không vì lợi nhuận là trường khi có lợi nhuận sẽ không đem chia cho các cá nhân góp vốn mà để tăng tích lũy phát triển trường, thành tài sản chung của xã hội. Trường không vì lợi nhuận dần dần tự nhiên, tự nó sẽ đi theo hướng trở thành trường dân lập, có sở hữu xã hội.

Nền giáo dục quốc dân nước ta còn phải tiếp tục phát triển về số lượng và đặc biệt là tập trung nâng cao chất lượng, coi trọng chất lượng hơn số lượng. Muốn vậy, phải được đầu tư mạnh hơn nhiều nữa về tài chính (và tất nhiên là phải quản lý hiệu quả hơn). Hiện nay, suất đầu tư cho một học sinh ở ta còn thấp nhiều so với các nước có nền giáo dục phát triển. Trong khi ngân sách nhà nước đã rất cố gắng rồi và không có nhiều lắm về khả năng tăng đầu tư cao cho giáo dục. Vì vậy, không có cách nào khác là phải dựa nhiều vào xã hội. Điều này liên quan đến vị trí của khu vực ngoài công lập và cơ chế huy động tài chính từ xã hội.

Hiện tại, trong nền giáo dục của ta, vai trò của công lập bao trùm hầu hết, ngoài công lập nhìn chung còn ít và yếu. Hai khu vực này chưa bình đẳng về cơ chế tự chủ, về cơ hội tiếp cận nguồn tài chính, về địa vị pháp lý và địa vị xã hội của cơ sở đào tạo và người thầy giáo… Từ đó, cần có quan điểm phát triển hài hòa, bình đẳng và hỗ trợ lẫn nhau giữa công lập và ngoài công lập. Trong đó, khu vực phổ thông, công lập đóng vai trò chủ yếu; khu vực giáo dục nghề nghiệp và đại học, công lập tập trung cho một số cơ sở đào tạo trên tinh thần giao quyền tự chủ đầy đủ cho các cơ sở ấy, còn lại phần lớn là do khu vực ngoài công lập đảm nhận (tất nhiên là sẽ dần dần tiến đến chứ không phải ngay lúc này). Có ý kiến một số nhà nghiên cứu cho rằng, công lập và ngoài công lập cần phải song hành, cân bằng như hai cánh của một con hải âu, thì mới bay cao, bay xa được; nếu một cánh mạnh khỏe, còn một cánh yếu, sệ thì không bay lên được. Tôi nghĩ đây là hình tượng đáng suy nghĩ.

Đổi mới căn bản việc phân bổ ngân sách cho công tác đào tạo nghề nghiệp và đại học theo hướng kinh phí cho hoạt động đào tạo (chi thường xuyên) không phân bổ theo trường mà phân bổ cho người học thuộc diện được Nhà nước ưu tiên (như: con thương binh, liệt sĩ, nhà nghèo, học sinh giỏi…). Các sinh viên đó học ở trường nào thì chuyển tài chính về trường ấy, bất kể công lập hay ngoài công lập. Việc phân bổ ngân sách cho xây dựng cơ bản thực hiện trên cơ sở kết quả đầu ra và phải tính khấu hao cơ bản cho đầy đủ, trích nộp vào cho quỹ phát triển giáo dục của quốc gia. Khu vực giáo dục nghề nghiệp và cao đẳng, đại học thực hiện hạch toán chi phí, bảo đảm thu đúng, thu đủ chi phí đầu tư để tái hoạt động đào tạo, song song với thực hiện chính sách trợ giúp học phí cho các đối tượng chính sách và học sinh nghèo khó.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-638403/can-to-chuc-mot-nen-giao-duc-nhu-the-nao.htm

Comments