Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nhiều trường cho học sinh nghỉ học vì mưa lũ

Posted: 07 Sep 2012 05:38 AM PDT

Mưa lớn kéo dài khiến nhiều trường học tại Nghệ An ngập trong nước.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều trường học tại Nghệ An ngập trong nước.

Theo báo cáo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, trong mấy ngày qua, trên địa bàn Nghệ An đã xảy ra mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa 5 ngày qua đo được tại Quế Phong 185mm, Quỳ Hợp 274,6mm, Mường Xén 96mm, Con Cuông 345mm, Đô Lương 443mm, Nam Đàn 388mm, Vinh 471,1mm, Quỳnh Lưu 344,3mm. Mưa to đã gây lũ trên sông Hiếu và sông Cả, mực nước tại một số trạm lúc 13 giờ ngày 06/9/2012: Nghĩa Khánh 38,12m, Đô Lương 13,97m, Yên Thượng 6,95m, Nam Đàn 5,844m, trên mức báo động 1 là 5,4m. Mưa lớn đã khiến nhiều huyện, thành, thị, hàng nghìn nhà dân cùng trường học bị ngập trong nước.

Sáng ngày 7/9, trao đổi qua điện thoại với chúng tôi, ông Nguyễn Trọng Hoàn – Phó Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, tính đến 7h sáng ngày hôm nay, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã phải cho học sinh nghỉ học. Cụ thể, tại huyện Anh Sơn có 16 trường phải cho học sinh nghỉ học, Thanh Chương 25 trường, Nam Đàn 10 trường, Hưng Nguyên 6 trường, riêng huyện Nghi Lộc, có khả năng phải cho tất cả các trường nghỉ học vì mưa lũ.

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh, nhiều trường đã cho các em nghỉ học.

Hoàng Lam

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-638193/nhieu-truong-cho-hoc-sinh-nghi-hoc-vi-mua-lu.htm

Một số ý kiến về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Posted: 07 Sep 2012 05:37 AM PDT

Trong phạm vi bài viết này, xin nêu một số ý kiến về hai vấn đề: Thứ nhất, chuyển từ giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang giáo dục phát triển nhân cách, năng lực; thứ hai, xây dựng một nền giáo dục mở, học tập suốt đời gắn với xây dựng xã hội học tập, phát triển giáo dục "điện tử".

Thứ nhất, vấn đề cốt lõi, trung tâm của cuộc đổi mới này là tập trung chuyển mạnh từ giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang giáo dục hình thành nhân cách và phát triển năng lực người học, có thể nói gọn hơn là phát triển nhân cách hoặc năng lực NGƯỜI. Trong bài này, xin dùng cụm từ phát triển năng lực NGƯỜI để nói việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực. Nói chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực thì có người cho rằng, đó chỉ là phương pháp thôi, có gì quan trọng lắm đâu mà coi là cốt lõi, là trung tâm. Không phải vậy, không chỉ là phương pháp, mà trước tiên là triết lý giáo dục, quan điểm giáo dục, khoa học giáo dục – sư phạm, liên quan đến mục tiêu, chương trình, phương pháp, cách kiểm tra, thi cử, đánh giá, cơ chế quản lý, tổ chức hệ thống…

Theo các nhà khoa học thì ngày nay, cứ sau 2-3 năm, kiến thức nhân loại lại tăng lên gấp đôi, nhiều vô kể, khoa học phát triển như vũ bão. Tốc độ ấy ngày xưa là một ngàn năm sau công nguyên, sau đó có nhanh hơn nhưng cũng mất mấy trăm năm. Điều gì đã dẫn đến tốc độ tăng kiến thức như vậy? Hai lý do chủ yếu: Sự tích lũy kiến thức của nhân loại đã đến độ có thể tạo ra những bước "nhảy" và loài người đã bước vào xã hội thông tin (thông tin nhiều và thông tin nhiều chiều, khi "va chạm" nhau thì sản sinh ra thông tin mới). Với lượng kiến thức nhiều và tốc độ tăng nhanh như vậy, nên người thày không thể nào cập nhật và truyền thụ kịp. Mặt khác, kiến thức mà thế hệ trước truyền thụ cho thế hệ sau thì thường là kinh nghiệm của hôm qua, trong khi phải chuẩn bị cho học sinh sống với ngày mai. Lúc các em ra trường thì những kiến thức học được cách đó ít năm, khi mới nhập trường, có khi đã bị lỗi thời. Với cách học truyền thụ kiến thức, thì nói chung, học sinh bị giới hạn bởi thày giáo, thế hệ sau bị giới hạn bởi thế hệ trước, trong khi cuộc sống ngày nay rất cần phải chuẩn bị cho học sinh vượt thầy, vượt sách. Tư duy kinh nghiệm thường bị giới hạn bởi cái cũ. Các nhà kinh điển và các nhà khoa học hay dùng khái niệm so sánh chiếc cày chìa vôi với chiếc máy cày (cơ giới). Tư duy kinh nghiệm là tư duy cải tiến chiếc cày chìa vôi để có một chiếc cày chìa vôi khác tốt hơn, nhưng vẫn chỉ là một chiếc cày chìa vôi. Còn muốn có một chiếc máy cày thì cần phải có tư duy khoa học.

Việc chuyển từ giáo dục truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực liên quan trực tiếp, chặt chẽ và trước tiên tới việc xây dựng các chương trình đào tạo. Chúng ta đã có một thời kỳ dài thực hiện chương trình theo cách tiếp cận nội dung (giảng dạy), đến nay cơ bản vẫn vậy. Đổi mới cần chuyển mạnh sang tiếp cận mục tiêu phát triển năng lực (người học). Thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, giáo viên cùng với tổ bộ môn là người lựa chọn bộ sách nào để giảng dạy trong số những bộ sách đã được hội đồng thẩm định khoa học cấp quốc gia xác nhận là đạt yêu cầu. Việc soạn sách giáo khoa cũng cần phải có cạnh tranh, so sánh về chất lượng, để có những bộ sách tốt nhất. Thi theo chương trình chứ không phải theo sách giáo khoa, là kiểm tra năng lực chứ không phải kiểm tra trí nhớ.

Nền giáo dục của chúng ta từ xưa đã rất nặng ứng thí và bằng cấp, học là để trả thi, để ứng phó với thi cử, để có tấm bằng làm công cụ tiến thân, trước tiên là làm quan. Đến nay, cơ bản vẫn nặng như vậy. Lại còn mặt trái của cơ chế thị trường đã xâm nhập vào lĩnh vực giáo dục, có không ít trường hợp mua bằng bán điểm, nhờ người khác học hộ, thi giúp; học ít cũng có sao đâu miễn là có được tấm bằng, không học mà có bằng càng tốt. Như vậy, học không phải với mục đích để có năng lực, kiến thức, mà là để có điểm, có bằng.

Học là để nâng cao năng lực NGƯỜI, năng lực thực chất, chứ không phải để thi. Không phải học để thi mà là thi để học. Cần làm cho việc thi cử trở nên nhẹ nhàng và thực chất hơn, không nặng nề như hiện nay. Có thể mở rộng khung điểm để dễ phân hạng khi đánh giá. Từ hai cuộc thi quốc gia liền kề như hiện nay (tốt nghiệp trung học phổ thông và vào đại học), nội dung và phương pháp thi giống nhau, nên nhập lại thành một cuộc, nhiệm vụ chính là để đánh giá chất lượng phổ thông, đồng thời là sơ tuyển đại học, mỗi năm có thể thi vài lần, do một trung tâm sự nghiệp của Nhà nước đảm nhận.

Cũng theo quan điểm chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực thì phải chuyển từ cách học ghi nhớ lời thầy, nói và viết theo thầy sang khuyến khích tư duy độc lập và sự sáng tạo của người học, bởi sáng tạo chính là năng lực. Và cách thi, như trên đã nói, không phải là kiểm tra trí nhớ mà là kiểm tra năng lực sáng tạo, khả năng tổng hợp, phân tích, luận giải và giải quyết vấn đề.

Ngày nay, loài người đã sáng tạo ra những bộ nhớ bằng công nghệ thông tin để giúp con người khỏi tốn nhiều nơ-ron thần kinh cho việc nhớ, dành các nơ-ron ấy cho hoạt động sáng tạo. Chỉ cần dịch chuyển con trỏ, nhấp vào vị trí đã định là nhận được biết bao nhiêu kiến thức rồi. Không việc gì bắt các em phải nhớ nhiều, biết nhớ bao nhiêu là đủ (?). Học toán, lý hiện nay phải nhớ công thức quá nhiều, học sử phải nhớ sự kiện, đến mức nặng nề, nhưng sau khi ra trường công tác hầu hết mọi người thậm chí cả đời không hề sử dụng các công thức ấy. Những công thức ấy cần học để góp phần hình thành tư duy lô-gich, thế thôi, cái quan trọng là phải hiểu, biết cách vận dụng, chứ bắt nhớ làm gì, nhớ rồi cũng quên thôi. Học chỉ không quên khi biến thành năng lực của chính mình. Học sử (không chuyên) thì chủ yếu là nhằm hình thành nhân cách, không phải bắt thuộc lòng, nhớ sự kiện, đừng làm các em chán sử. Môn sử phải là một trong những môn học vô cùng hấp dẫn, khi đã hấp dẫn rồi thì tự nó sẽ "vào" và "ở lại" trong người học. Dấu hiệu và biểu hiện đầu tiên của chất lượng là sự thích học. Đã chán học, hoàn toàn không thích học, học như là một khổ dịch thì làm gì mà có chất lượng – năng lực được! Không cần bắt học sinh phải nhớ nhiều, phải thuộc lòng, mà cái cần là năng lực, sự sáng tạo.

Đã sáng tạo thì bao giờ cũng có cái riêng của người học, không giống thày, không y như thầy, mà khác thầy. Lâu nay, học trò nói giống thầy, y như thầy thì đạt điểm cao, vậy thì phải học gạo thôi, phải tập trung nhớ, phải học thuộc lòng. Bây giờ không nên như thế nữa. Nói như ý thầy chỉ đạt điểm trung bình thôi, còn những ý mới, những phát hiện mới, khác thầy mà có lý, có lẽ, có cơ sở khoa học thì mới đạt điểm cao, mới là chuẩn bị cho các em vượt thầy, vượt sách như đã nói ở trên. Chấm văn mà theo ba-rem cho điểm đã định sẵn theo ý thầy thì thật là không nắm được đặc điểm của công việc này. Tại sao cứ phải nói đúng 3-4 ý như thầy, như sách, không thừa không thiếu thì mới đạt điểm cao? Các em có thể nói nhiều ý hơn, có những ý khác thầy, mà có lý, có lẽ, có phát hiện mới, có sức thuyết phục thì mới điểm cao chứ (vì các kiệt tác văn chương rất giàu ý tứ, đời sau khám phá hoài vẫn chưa cạn ý). Thế cho nên mới có chuyện rằng, một ông nhà văn nổi tiếng, có lần viết bài bình luận về tác phẩm của chính mình nhưng bị thầy giáo dạy văn (của con ông) đánh giá là bài viết không hiểu ý tác giả.

Để có năng lực, để có sáng tạo thì phải biết phát huy thế mạnh riêng có của mỗi người, không ai giống ai. Các nhà khoa học đã nói ở con người có những trí khôn khác nhau, cấu tạo bảy trí khôn và mấy chục vùng vỏ não khác nhau. Người này có thể rất giỏi việc này và kém việc kia, người khác thì ngược lại, có thể giỏi việc kia mà không giỏi việc này… Thế thì tốt nhất, hiệu quả nhất là phát triển cái thế mạnh ở mỗi người. Cứ thế, nhiều người cộng lại thì cả một xã hội của những người giỏi.

Từ rất sớm, Bác Hồ đã nói là giáo dục phải giúp cho sự "phát triển đầy đủ những năng lực sẵn có" của người học; còn C.Mác thì nói chức năng của giáo dục là "phát triển năng lực-bản chất người" (ông ghép chữ “năng lực” và chữ “bản chất” thành một từ mới là “năng lực-bản chất người”). Để giải phóng và phát triển tối đa năng lực của người học, đòi hỏi phải tôn trọng và phát huy "con người cá nhân", cái tự do như C.Mác nói, cái bản lĩnh riêng, nhân cách chính mình, năng lực riêng có, chứ không phải là cá nhân chủ nghĩa. Ngày xưa, nền văn minh của Châu Á có lúc phát triển hơn Châu Âu. Ngày ấy, Châu Âu còn trong đêm dài con người của thần quyền. Nhưng sau đó, qua các phong trào Phục hưng, Khai sáng, họ nâng đỡ "con người cá nhân", từ đó, Châu Âu đã phát triển vượt lên, bỏ Châu Á lại phía sau.

Đổi mới giáo dục cũng nên chú ý mặt "con người cá nhân" này. Tất nhiên, không chỉ có mặt đó, không để lệch từ cực này sang cực kia, mà cần chú ý đồng thời, song song cả hai mặt là "con người cá nhân" và "con người cộng đồng-xã hội", con người của "tự do" và con người của "tất yếu". Trên nền tảng cộng đồng mà phát triển cá nhân (cái tự do được bước sang từ vương quốc tất yếu, như cách nói của Ăng-ghen). Với động lực và trên cơ sở phát triển tối đa những cá nhân mà thúc đẩy phát triển cả cộng đồng. Lấy mối quan hệ với cộng đồng để xây dựng và làm thước đo đánh giá nhân cách cá nhân.

Năng lực là cái "tự nó", "của chính nó", là tư duy độc lập; phát triển là "tự phát triển", không ai ban phát được, không thể cho, không thể vay mượn được. Năng lực không phải được tạo ra nhờ người khác truyền thụ, mà sẽ phát triển trong quá trình tự học, nghiền ngẫm, tư duy. Hầu hết trí thức lớn đã trở thành trí thức thông qua tự học là chính. Nếu truyền thụ một chiều, áp đặt thì làm sao có năng lực được? Người học phải được "bình đẳng", được tham gia trao đổi, thảo luận, tranh luận, có chính kiến riêng của mình. Thực hiện giảng ít mà học nhiều. Không phải giáo viên chỉ truyền dạy những điều gì mình có, mà phải giảng dạy cái học sinh cần. Giáo viên không phải chủ yếu là người truyền thụ tất cả kiến thức của mình có cho người học mà chỉ nên giới thiệu những giá trị cốt lõi, còn lại chủ yếu là gợi mở, giúp cách học, cách tiếp cận, cách phân tích và tổng hợp, giải quyết vấn đề, tức là nhằm phát triển năng lực. Thầy giáo bây giờ không phải là "thầy dạy", mà là thầy về cách học, cách tiếp cận vấn đề, là người giúp các em biết cách học mới, cách tự học, tổ chức việc học cho các em, tức là, nói gọn lại, là "thầy học", tức là làm thầy về việc học. Thầy giáo không phải là người áp đặt tư duy mà là người luôn phát huy dân chủ, là người "bạn lớn", "bình đẳng", "bạn đồng hành" cùng các em trong quá trình đi tìm chân lý; là một nhà tâm lý giáo dục, luôn tác động vào để kích thích những yếu tố bên trong, sự tự tin, độc lập và bản lĩnh, những yếu tố "tự nó" của người học, phát triển. Với cách làm như vậy, công việc của người thầy càng khó hơn trước, đó là công việc của nhà khoa học, nhà văn hóa, vừa khoa học vừa nghệ thuật. Người thầy càng phải được tôn trọng, trước nhất là quyền dân chủ và tự do trong học thuật (gắn với trách nhiệm xã hội); được vinh danh, trọng dụng và ưu đãi, tất nhiên là phải được đánh giá định kỳ và xếp hạng bậc một cách khoa học để có chính sách thỏa đáng khác nhau chứ không phải cào bằng, bình quân chủ nghĩa. Lấy học sinh làm trung tâm của công việc giáo dục, đào tạo là phương châm đúng, nhưng nếu từ đó mà xem nhẹ vai trò người thầy thì là sai lầm. Ai lấy học sinh làm trung tâm? Phải trước tiên là người thầy, thứ đến là nhà quản lý. Vấn đề giáo viên vẫn và phải càng là vấn đề then chốt.

Đại học, theo cách hiểu nôm na thì đại là lớn, là học theo kiểu người lớn, là người đã trưởng thành, là người đã có tư duy độc lập, tư duy độc lập ấy phải được tôn trọng, tất nhiên là sự tôn trọng trong môi trường có trao đổi thông tin, có phê phán, có bình luận. Trình độ đại học trước tiên là trình độ tự học. Vì vậy, đại học thì càng phải theo cách học mới, không áp đặt một chiều. Và không chỉ đại học, mà phổ thông cũng phải cách học mới, giúp cho các em tập tư duy độc lập, biết tư duy độc lập, nhanh thành người lớn, đó là phát triển năng lực.

Quá trình phát triển năng lực luôn gắn với quá trình hoạt động thực tiễn, tổ chức thực hiện công việc. Vì vậy, phương châm gắn học với hành, nhà trường với xã hội, thông qua công việc mà tiếp tục học sẽ mãi có giá trị to lớn và lâu dài.

Chất lượng giáo dục – đào tạo luôn là mục tiêu hàng đầu, là yêu cầu thường xuyên đối với quá trình phát triển và đổi mới giáo dục. Nền giáo dục nước ta sau 25 năm đổi mới đất nước đã có những thành tích rất đáng kể về qui mô, số lượng, mạng lưới; về cơ bản đã chuyển từ một nền giáo dục cho thiểu số người đi học thành một nền giáo dục đại chúng, phổ cập, cho mọi người. Trong quá trình phát triển đó, về chất lượng nhìn chung là thấp, so với yêu cầu, so với khu vực, thế giới và so với công sức bỏ ra. Điều đó càng đòi hỏi đổi mới lần này phải tập trung cho vấn đề chất lượng. Đổi mới không có mục đích tự thân, mà đổi mới là phải nhằm nâng cao chất lượng, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Phát triển nhân cách, năng lực là yêu cầu cao nhất của chất lượng, đó chính là thực chất của chất lượng. Bệnh thành tích luôn trái với yêu cầu chất lượng. Bằng cấp không thay thế cho chất lượng. Học với mục đích để thi, để có bằng cấp là phổ biến trước đây và hiện nay, và điều đó cũng là biểu hiện của bệnh hình thức, chưa phải thực học. Không phải học để thi mà phải là thi để học. Cần kết hợp việc thi với kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong suốt quá trình đào tạo, để thúc đẩy việc học…

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-638325/mot-so-y-kien-ve-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-va-dao-tao.htm

Vượt khó ngày khai trường

Posted: 07 Sep 2012 05:37 AM PDT

Vượt khó ngày khai trường

TT – Mặc dù đã bước vào năm học chính thức hai tuần trước nhưng với hơn 100.000 thầy cô giáo và trên 1,5 triệu học sinh các cấp ở thủ đô thì ngày 5-9 mới thật sự là ngày tựu trường.

Giáo sư Ngô Bảo Châu giao lưu với học sinh Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong ngày khai giảng. Đây là ngôi trường ông đã học thời niên thiếu – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lễ khai giảng năm học mới tại Hà Nội diễn ra trang trọng. Ở các quận nội thành, lễ khai giảng là dịp để các nhà trường tôn vinh những học sinh giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc, còn ở một số huyện khó khăn của Hà Nội, lễ khai trường là dịp để tổ chức quyên góp, giúp đỡ, động viên chia sẻ đối với những học sinh nghèo.

Trường không chạm đất

Trường không có sân, không cổng trường, không có khoảng không nào tiếp đất, lễ khai giảng của 196 học sinh Trường tiểu học Lý Thái Tổ, Q.8, TP.HCM diễn ra đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn. "Sân lễ" là một khoảng không gian ở lầu ba. Học sinh xếp hàng ngồi giữa những hàng cột bêtông to tướng. Phần nghi thức đón học sinh lớp 1, 31 em lớp 1 tay cầm bóng bay xuất hiện từ một cánh cửa nhỏ phía sau tiến vào "sân lễ". Đó là những phút giây vui tươi, hạnh phúc nhất hiển hiện trên gương mặt trẻ thơ ở ngôi trường này.

Trường nghèo, phụ huynh học sinh cũng nghèo. Nhiều học sinh khối 2, 3, 4, 5 không được mặc áo mới trong ngày khai giảng. Trường không sân, không có chỗ nô đùa, chạy nhảy, thành ra khai trường ở nơi này thiếu hẳn những nụ cười rạng rỡ thường thấy. Bao nhiêu năm tháng qua, thầy trò Trường tiểu học Lý Thái Tổ đã dạy và học trong tình cảnh "chân không chạm đất, đầu không đội nắng trời" ở tầng hai và tầng ba. Tầng trệt vẫn là nhà sách, siêu thị. Lại thêm một năm thầy và trò trường này dạy và học "giữa lưng chừng trời".

Trong khi đó, lễ khai giảng của Trường tiểu học Trí Tri (Q.10, TP.HCM) cũng diễn ra trong sự giản đơn hết mức. Không có sân rộng ngoài trời để thả bóng bay, cũng không có cột cờ để tiến hành nghi thức kéo cờ nên tất cả những gì có trong lễ chào cờ là các thầy cô và học sinh cùng hát quốc ca.

Cử đại diện dự khai giảng

Lễ khai giảng ở Trường tiểu học An Hội, Q.Gò Vấp, TP.HCM lại mang một nỗi niềm khác. 3.000 học sinh tham dự lễ khai giảng nhưng vẫn còn 1/3 số học sinh không được dự lễ trọng đại này. Với 94 lớp, 4.400 học sinh, năm học này trường vẫn được xem là trường tiểu học đông học sinh nhất VN. Đông đến mức chưa năm nào trường có thể tổ chức cho toàn bộ học sinh được dự lễ khai giảng. Sân cờ rộng hơn 2.500m2 cũng chỉ đủ sức chứa tối đa 2/3 số học sinh. Những lớp học buổi chiều chỉ cử đại diện dự lễ (mỗi lớp 15 học sinh).

Chuyện đại diện học sinh dự khai giảng không phải là chuyện mới ở ngôi trường kỷ lục này. Một giáo viên trường tâm tư: mất cơ hội trải nghiệm niềm vui ngày khai trường là một thiệt thòi với trẻ thơ. Có những học sinh hai, ba năm liền không được dự khai giảng. Có em buồn, có em thậm chí không biết buồn vì chưa bao giờ dự khai giảng. Có em khi cô giáo hỏi: "Con có muốn dự khai giảng không?", em đã hồn nhiên trả lời: "Dạ không, con ở nhà giữ em".

Khai giảng lớp học bệnh nhi ung thư

Chiều 5-9, tại khoa nhi Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, chương trình "Ước mơ của Thúy" (báo Tuổi Trẻ) và bệnh viện đã tổ chức khai giảng năm học mới 2012-2013 và lễ bế giảng năm học cũ của lớp học chữ dành cho bệnh nhi ung thư.

Lớp học chữ đặc biệt này ra đời vào năm học 2009, đến nay đã có hơn 300 học sinh bệnh nhi ung thư tham gia học từ lớp 1-9. Năm học mới có 53 bệnh nhi đăng ký tham gia lớp học. Dịp này, hai học sinh K Sor H'Nho (phòng 5) và Bùi Thị Hòa (phòng 1) có hoàn cảnh khó khăn được mạnh thường quân Thanh Hoa (Q.Bình Thạnh) hỗ trợ 10 triệu đồng kinh phí điều trị bệnh, tập thể giáo viên hưu trí Trường tiểu học Đuốc Sống (Q.1) tặng đồ dùng học tập và Đoàn thanh niên TTXVN tặng đồng phục năm học mới cho bệnh nhi.

Trẻ không có quốc tịch được đến trường

Trong ngày khai giảng năm học mới 5-9, tại xã biên giới Hưng Hà, huyện Tân Hưng (Long An) có khoảng 40 trẻ là con em của những hộ Việt kiều từ Campuchia về VN sinh sống nhưng chưa có quốc tịch được đến trường học như 700 học sinh người VN khác trong xã.

Ông Vũ Kim Thành, phó chủ tịch UBND xã Hưng Hà, cho biết toàn xã có khoảng 60 hộ dân Việt kiều từ Campuchia về sinh sống nhưng chưa có hộ khẩu, không có quốc tịch. Có khoảng 40 trẻ có giấy chứng sinh được tạo điều kiện làm giấy khai sinh và được đến trường, từ cấp học mẫu giáo đến trung học cơ sở.

44 trường học khai giảng sau động đất

Sáng 5-9, hơn 322.000 học sinh các cấp của tỉnh Quảng Nam đã chính thức bước vào năm học mới. Đặc biệt tại huyện miền núi Bắc Trà My (nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2) vừa xảy ra trận động đất mạnh nhất từ trước đến nay, tất cả 44 trường học trên địa bàn cũng đã đồng loạt tổ chức lễ khai giảng bằng lễ hội cồng chiêng đón chào con em đồng bào các dân tộc thiểu số bước vào năm học mới.

Nhóm PV

Ước vọng cho năm học mới…: Mong có nhiều tiết thực hành

Năm học này em rất mong nhà trường sẽ sắm cho mỗi lớp một cái máy chiếu (để giảng dạy bằng giáo án điện tử – PV), khi cần là các thầy cô có thể dạy ngay trong lớp chúng em đang học, không phải di chuyển sang phòng khác. Em rất thích học môn vật lý vì được thực hành, được làm thí nghiệm rất vui. Em mong có nhiều tiết học thực hành như thế.

Nguyễn Ngọc Phương Vy (học sinh lớp 7A15 Trường THCS Ngô Tất Tố, Q.Phú Nhuận, TP.HCM)

Đừng quên vùng xa!

Dù điều kiện học hành hiện nay đã khá hơn, nhưng học sinh ở Tây nguyên vẫn còn nhiều thiệt thòi. Các nhà khoa học nổi tiếng khi về Việt Nam đều chỉ ghé đến các thành phố lớn, học sinh ở tỉnh như chúng em rất khó để được tham gia. Em mong muốn có nhiều chương trình hỗ trợ, giao lưu hơn để học sinh ở tỉnh Đắk Lắk và một số tỉnh khác có thêm điều kiện được tiếp xúc, phục vụ tốt hơn cho việc học.

Nguyễn Mỹ Giang Thư (lớp 12 chuyên Anh Trường THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk)




Nguyễn Nhã Hy – Ảnh: Thanh Xuân
Nguyễn Thu Nhi – Ảnh: HOÀNG HƯƠNG
Nguyễn Mỹ Giang Thư – Ảnh: T.B.D.
Nguyễn Ngọc Phương Vy – Ảnh: HOÀNG HƯƠNG

Mong không còn phòng học tạm, học nhờ

Em mong ước trong năm học mới này điều kiện cơ sở vật chất tại nhiều điểm trường vùng sâu sẽ được cải thiện, để học sinh không còn phải học trong những phòng học xuống cấp, phòng tranh tre vách lá xập xệ khiến học sinh vừa học vừa lo sập hoặc phải chịu cảnh học nhờ, học tạm vì thiếu trường thiếu lớp như trước. Bên cạnh đó sẽ có nhiều hơn những con đường đất được đổ bêtông hoặc ít ra được rải đá để việc đi lại của học sinh trong mùa mưa lũ bớt nhọc nhằn, nhiều cây cầu mới sẽ được xây dựng và học sinh không còn khổ cực qua sông lụy đò như trước.

NGUYỄN NHÃ HY (lớp 11A1 Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, TP Cần Thơ)

Tăng cường câu hỏi vận dụng

Em ước các đề kiểm tra, đề thi tốt nghiệp, đề thi tuyển sinh cao đẳng, đại học… sẽ tăng số lượng các câu hỏi vận dụng và giảm số lượng các câu hỏi tái hiện kiến thức đơn thuần. Ví dụ như môn sử, chúng em ngán nhất việc học thuộc lòng các cột mốc thời gian gắn liền với sự kiện lịch sử. Thế nhưng, nếu đề thi hỏi về những bài học rút ra từ các sự kiện lịch sử hoặc phải liên hệ với thực tế thì sẽ cảm thấy rất thú vị.

Nguyễn Thu Nhi (lớp 12D3 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM)

H.HG. – T.B.D. – T.XUÂN ghi

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/510197/Vuot-kho-ngay-khai-truong.html

Bí quyết cho phần 3 bài thi TOEIC

Posted: 07 Sep 2012 05:37 AM PDT

Lần này, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi về phần 3 của bài thi TOEIC và những chú ý để tối đã hóa điểm số.

Phần 3 bao gồm các đoạn hội thoại ngắn gồm 4 lượt nói và các bạn sẽ phải trả lời 3 câu hỏi liên quan tới nội dung của mỗi đoạn hội thoại. Mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn để trả lời. Phần này có rất nhiều "bẫy", tốc độ nói nhanh dần vì vậy yêu cầu người nghe phải có vốn từ vựng về nhiều chủ đề khác nhau cũng như kỹ năng nghe tốt để hiểu toàn bộ mạch hội thoại chứ không thể chỉ chú trọng nghe một số từ khóa nhất định.

Một trong những cái "bẫy" thường gặp nhất của phần này là các đáp án sai cũng có những từ trong đoạn hội thoại. Ví dụ 1 đoạn trong mẩu hội thoại như sau:

- Presently, your attendants should be passing out some drinks and snacks prior to dinner. All of us from Flywest Airline thank you for flying with us.

Câu hỏi và các đáp án được đưa ra như sau:

- What is being served at the moment?

A. Snacks

B. Dinner

C. Lunch

D. Breakfast

Bí quyết cho phần 3 bài thi TOEIC

Với "drinks and snacks prior to dinner", chúng ta sẽ chỉ chú ý tới các từ khóa drinks, snacks, dinner. Chúng ta có thể sẽ suy luận rằng "đáp án C và D chắc chắn không đúng, A không có drinks thì chưa chính xác lắm, vậy đáp án B Dinner là đáp án cuối cùng". Nhưng nếu để ý đến "prior to dinner" thì chúng ta sẽ khẳng định được rằng tương tự như C và D, đáp án B cũng là đáp án không đúng.

Một trong những cái "bẫy" cũng rất hay gặp là các cách diễn đạt khác nhau của cùng một ý, làm cho chúng nghe như có vẻ "không liên quan" gây nhiễu cho suy luận của chúng ra. Ví dụ 1 đoạn trong mẩu hội thoại như sau:

- Attention all passengers! Attention all passengers. Due to a derailment at Oxbury Crossing, all trains scheduled to travel through the Oxbury Crossing area will be subject to severe delays.

Câu hỏi và các đáp án được đưa ra như sau:

- What has caused the delay?

A. A train crash

B. Bad weather conditions

C. A train off the rail tracks

D. A strike by transport union members

Rõ ràng đoạn này đang nói về lý do của sự delay (caused the delay) vì chúng ta nghe rõ "Due to … … subject to severe delays" thế nhưng chả có sự liên hệ nào với 4 phương án đề bài đưa ra. Vấn đề sẽ được giải quyết rất nhẹ nhàng nếu chúng ta biết rằng "derailment" = sự trật bánh ≈ "derailment" = đáp án C.

Vậy cần làm gì để vượt qua? Hãy chú ý:

1. Trình tự làm bài:

-       Đọc trước các câu hỏi và các câu trả lời

-       Nếu không đủ thời gian để đọc trước tất cả các đáp án thì hãy ưu tiên đọc các đáp án dài trước. Đơn giản vì chúng khó hiểu hơn. Các đáp án ngắn bạn có thể dễ dàng hiểu được khi đọc lướt qua trong lúc đang nghe đoạn hội thoại chứa dữ kiện của câu hỏi tương ứng.

-       Nghe đoạn đối thoại. Vì đoạn hội thoại chỉ được chạy 1 lần nên hãy chú ý nghe kỹ. Thường thì thứ tự các câu hỏi chính là mạch chuyện của đoạn hội thoại nên nghe tới đoạn nào thấy chứa dữ kiện của câu hỏi thì hãy lập tức nhìn lướt qua các đáp án để so sánh với những gì mình đang được nghe. Cách này sẽ giúp các bạn không bị rối do nghe được đoạn này nhưng đến đoạn sau lại quên mất đoạn trước.

-       Vừa nghe vừa đánh dấu đáp án đúng.

-       Đọc tiếp các câu hỏi tiếp theo.


2.     

-       Hãy bỏ qua phần hướng dẫn, tận dụng thời gian này để đọc trước các câu hỏi và trả lời để khỏi bỡ ngỡ và cũng để tạm thời "cầm đèn chạy trước ô tô" suy luận trước xem đáp án nào có thể là chuẩn nhất. Ở ví dụ đầu tiên ở trên, cá nhân tôi sẽ tạm đoán A là đáp án đúng vì các đáp án B, C, D là cùng một category (các bữa ăn), dễ là các đáp án lừa để bẫy.

-       Mỗi câu hỏi đều xác định đối tượng được hỏi là Nam hay Nữ (2 người đối thoại) hay là đối tượng thứ 3 nào đó được đề cập để "khoanh vùng" phần nào trong đoạn hội thoại chứa dữ liệu cho câu trả lời.

-       Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi thì xác xuất đáp án đúng nằm ở C và D cao hơn nằm ở A và B nên khi phải lựa chọn giữa 2 đáp án nằm ở nửa trên (A hoặc B) và nửa dưới (C hoặc D) mà không thể suy luận được thêm, thì hãy chọn đáp án ở nửa dưới.

3.      Đặc biệt cần tránh:

-       Tránh suy nghĩ nhiều về sự đúng, sai của những đáp án đã chọn mà hãy tập trung cho việc nghe, lựa chọn các đáp án tiếp theo.

-       Nhiều bạn may mắn nghe tốt và trả lời dễ dàng một số câu hỏi đã sinh tâm lý chủ quan và mừng rỡ quá sớm dẫn đến lơ là các câu tiếp theo, dẫn đến kết quả liên hoàn rất xấu.

-       Tránh để thời gian chết, hãy tận dụng thời gian trống để đọc tiếp các câu hỏi/đáp án tiếp theo. Bạn có thể thực sự nghỉ ngơi sau khi hoàn thành bài thi.

Chúc các bạn luyện tập và thi tốt!

(Mời độc giả đón đọc kỳ 3: Phải làm gì với phần 4 bài thi TOEIC)

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-638324/bi-quyet-cho-phan-3-bai-thi-toeic.htm

2013: tiếp tục tuyển thẳng vào ĐH-CĐ HS giỏi QG

Posted: 07 Sep 2012 05:37 AM PDT

2013: tiếp tục tuyển thẳng vào ĐH-CĐ HS giỏi QG

TT – Theo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ GD-ĐT, năm 2013 sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tuyển thẳng vào ĐH-CĐ đối với học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, bổ sung chính sách ưu đãi đối với học sinh đoạt giải Olympic quốc tế và khu vực, học sinh đoạt giải cuộc thi sáng tạo khoa học – kỹ thuật trong nước và quốc tế.

Năm 2013, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức thi thực hành các môn vật lý, hóa học, sinh học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và kỳ thi chọn học sinh giỏi dự thi Olympic quốc tế, tiếp tục triển khai thi bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) đối với các môn ngoại ngữ trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Đồng thời sẽ cải tiến công tác tập huấn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, khu vực, tăng thời gian tập huấn, tăng số lượng học sinh tham gia dự thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế (dự kiến tăng 3-5 học sinh/môn) để tạo sự cạnh tranh và động lực phấn đấu cho học sinh.

V.HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/510312/2013-tiep-tuc-tuyen-thang-vao-DH-CD-HS-gioi-QG.html

Sau khai giảng: Sách tham khảo lên ngôi

Posted: 06 Sep 2012 08:53 PM PDT

(GDTĐ) – Thị trường sách giáo khoa hàng năm thường khởi động vào tháng 5 và lên cao điểm vào tháng 8. Khi năm học mới bắt đầu cũng là lúc hầu hết các học sinh đều đã có một bộ sách giáo khoa của riêng mình. Tại các thành phố, nhu cầu mua thêm sách tham khảo và các đồ dùng học tập là rất lớn. Và sau khai giảng, các phụ huynh và học sinh mới biết mình cần phải mua những sách gì và những đồ dùng học tập nào theo yêu cầu của nhà trường.


Sách lớp 1 cũng có rất nhiều loại

Anh Nguyễn Tuấn Anh ở Hà Nội có con đang học lớp 1 ở quận Hoàn Kiếm – Hà Nội cho biết hôm nay là lần đầu tiên đi mua sách cho con. Giá của sách giáo khoa lớp 1 không đắt lắm, chỉ khoảng 80.000 đồng trọn bộ, bao gồm cả sách bổ trợ. Tuy nhiên, anh lại bị choáng ngợp bởi rất nhiều các loại sách tham khảo và các loại vở bài tập của rất nhiều nhà xuất bản. Vừa chọn sách, anh vừa phải nhìn vào tờ giấy hướng dẫn quy định sách vở và đồ dùng học tập mà nhà trường đã phát để không bị mua nhầm. Anh cho biết, số tiền mua sách tham khảo và đồ dùng học tập của con anh nhiều gấp khoảng 3 lần số tiền mua sách giáo khoa với chi phí vào khoảng hơn 300.000 đồng.

Nhiều trường học đã quy định rõ ràng các đồ dùng cần phải có như hộp bút, bút chì, thước kẻ, tẩy, bút màu, bút máy để viết vở tập viết, bút máy để viết hàng ngày… Những yêu cầu này đã làm cho thị trường đồ dùng học tập sau khai giảng trở nên sôi động.


Cầm hướng dẫn của trường để tránh… mua nhầm

Việc mua sách tham khảo là cần thiết, đó là nhận định chung của nhiều phụ huynh học sinh. Càng đọc nhiều sách thì kiến thức của mình càng mở rộng thêm, càng có điều kiện để giúp con học tốt hơn- chị Vân Anh có con học lớp 6 ở Hà Nội chia sẻ. Chị muốn học cùng chương trình sách giáo khoa với con ít nhất là hết lớp 9, muốn giúp con hoàn thành tốt tất cả các bài tập. Để giúp con học có hiệu quả, cách tốt nhất là phải học cùng con. Sách giáo khoa và chương trình học hiện nay khác với hồi chị học nên cần phải củng cố kiến thức qua các tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, số lượng sách tham khảo là rất lớn, chỉ riêng sách tham khảo môn văn lớp 6, đã có gần 40 đầu sách cách loại và cần phải có sự lựa chọn. Chị cố gắng tìm mua những cuốn sách tham khảo của các nhà xuất bản lớn, đặc biệt là của NXBGD.

Không chỉ ở các thành phố lớn mà ở các tỉnh khác cũng có nhu cầu mua sách tham khảo. Mỗi lần ra Hà Nội là thầy Nguyễn Thành Vinh, giáo viên một trường cấp 3 tại Nghệ An lại ghé thăm cửa hàng sách giáo khoa ở phố Lý Thường Kiệt và các hiệu sách trên phố Đinh Lễ. Tại các tỉnh xa, việc mua sách tham khảo không dễ như Hà Nội, không có nhiều sự lựa chọn về chủng loại. Giáo viên rất cần phải có sách tham khảo để đa dạng hóa các kiến thức cho học sinh, tránh sự lặp đi lặp lại nhàm chán.


Khó khăn lựa chọn khi đứng trước “rừng sách”

Nhiều người lựa chọn mua sách cũ để giảm chi phí. Khi mua sách cũ có thể tiết kiệm được đến 40%. Tuy nhiên, người mua không được thoải mái lựa chọn, nhiều sách cần thì cửa hàng không có, mà sách cửa hàng có thì người mua lại không cần.

Bên ngoài Trung tâm sách 45B Lý Thường Kiệt- Hà Nội vẫn có một số người săn đón khách tới mua sách. Họ mời người mua với một mức giá mềm hơn trong cửa hàng với cách thanh toán nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, sách của những đối tượng này thường là bản sao chép lại bản bản chuẩn của Bộ GDĐT, có chất lượng kém. Các phụ huynh cần lưu ý để mua cho con em mình những bộ sách hữu dụng, giúp con em mình học tốt ngay từ những ngày đầu của năm học.

Việt Cường

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201209/Thi-truong-sach-giao-khoa-sau-khai-giang-Sach-tham-khao-len-ngoi-1963329/

Không đi học thêm, học sinh bị lưu ban

Posted: 06 Sep 2012 08:52 PM PDT

- Sự việc thật như đùa xảy ra tại Trường THCS Hoằng Hà (Hoằng Hoá, Thanh Hoá). Cuối năm học 2011-2012, giáo viên thông báo việc học hè là tự nguyện nhưng trường vẫn ép 100% học sinh đi học. Em nào không đi sẽ không được lên lớp vì "đó là quy định của phòng"?

Thay vì dạy thêm hè cho những học sinh có học lực yếu, kém,
trường THCS Hoằng Hà lại bắt buộc toàn bộ học sinh phải đi học hè (Ảnh
minh hoạ: Giáo viên dạy học tại huyện vùng cao biên giới Mường Lát)
Theo phản ánh của gia đình ông Lưu Văn Ven (thôn Ngọc Đỉnh, xã Hoằng Hà, Hoằng Hoá, Thanh Hoá), năm học 2011 – 2012, em Lưu Văn Chiến (con trai ông) theo học tại lớp 6A1 (Trường THCS Hoằng Hà).

Theo sổ học bạ cũng như thông báo của giáo viên chủ nhiệm trong buổi họp phụ huynh cuối năm, em Chiến đủ điều kiện lên lớp.

Tuy nhiên, cuối tháng 8 vừa qua, theo lịch thông báo tập trung của nhà trường, em Chiến đến lớp đi học thì giáo viên chủ nhiệm không cho vào lớp 7 như những học sinh khác với lý do “Chiến không tham gia học hè”?

Hôm sau, ông Ven lên trường thì thấy con trai đang đứng ngoài trong khi các bạn cùng lớp đang học bài. Bức xúc, ông Ven vào gặp hiệu trưởng trình bày lý do rằng dịp nghỉ hè vừa qua, mẹ em Chiến ốm nặng phải điều trị tại bệnh viện nên Chiến phải ở nhà phụ giúp công việc gia đình do đó không thể đi học được. Thầy hiệu trưởng trả lời "theo quy định của Phòng giáo dục huyện, học sinh nào không đi học hè thì không được lên lớp".

Ông Nguyễn Văn Vần, cùng xã Hoằng Hà cũng có hai con rơi vào trường hợp tương tự. "Năm học vừa qua, hai con trai tôi là Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Văn Thành đã hoàn thành chương trình lớp 6 và lớp 7 theo quy định.

Cuối năm gia đình được giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả học tập của các con khá tốt và cho biết, hai cháu được lên lớp thẳng. Tuy nhiên, đầu năm, các cháu lên trường thì nhà trường thông báo không cho lên lớp với lý do không đi học thêm đồng thời bắt các cháu phải vào học lại ở khối lớp cũ".

"Dịp hè, nhà trường có tổ chức dạy thêm cho học sinh nhưng vì điều kiện gia đình quá khó khăn nên các con tôi không có tiền đóng học", người cha phân trần. Hơn nữa, rõ ràng cuối năm họp phụ huynh, nhà trường có thông báo, em nào muốn học thêm thì đăng kí tự nguyện. Bây giờ, tôi mới biết, lãnh đạo trường đã ép tất cả học sinh trong trường phải học hè chứ không riêng gì học sinh có học lực yếu, kém", ông Vần bức xúc.

Theo tìm hiểu được biết, trong xã Hoằng Hà còn có nhiều trường hợp tương tự như con trai ông Ven và ông Vần.


Đơn thư phản ánh của phụ huynh học sinh

Ngoài ra, cũng theo phản ánh của ông Ven, năm học 2011 – 2012 vừa qua, một người con trai khác của ông là Lưu Văn Phượng kết thúc chương trình lớp 9 tại Trường THCS Hoằng Hà với học lực khá. Cháu muốn thi vào trường THPT chất lượng tốt nhưng nhà trường cũng ép không bán hồ sơ cho thi với lý do "không ôn thi hè".

Sau đó, dù không đi học hè nhưng gia đình vẫn phải đóng 50% số tiền học phí (250.000 đồng) thì nhà trường mới bán hồ sơ.

Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Văn Phúc, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Hoằng Hoá cho biết, phòng không quy định việc học thêm, dạy thêm trong hè cho các trường. Việc đi học hay không là thoả thuận của phụ huynh, học sinh và nhà trường chứ không thể ép buộc.

"Những hiện tượng trên là rất dễ có tại các nhà trường. Ngay khi nhận được thông tin, phòng đã cử chuyên viên xuống kiểm tra tại Trường THCS Hoằng Hà. Sự việc trên là có thật, khi lập danh sách đợt 1, trường này đã không đưa một số em nói trên vào lớp nào.

Lãnh đạo nhà trường thừa nhận việc làm trên là sai. Phía phòng đã yêu cầu chấn chỉnh ngay đồng thời bổ sung danh sách để các cháu vào lớp học bình thường trong năm học mới", ông Phúc cho hay.

  •  Thanh Lê – Duy Tuấn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/87469/khong-di-hoc-them--hoc-sinh-bi-luu-ban.html

Nhà tuyển dụng ‘tố’ giáo dục hoang phí

Posted: 06 Sep 2012 08:52 PM PDT

– VietNamNet giới thiệu nội dung buổi giao lưu trực tuyến về chủ
đề: Từ gạo đến robot, Việt Nam đã chuẩn bị gì cho nguồn nhân lực tương
lai? Mời các độc giả tiếp tục thảo luận với các câu hỏi của chuyên gia
Ngân hàng Thế giới đưa ra TẠI ĐÂY và gửi ý kiến theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn.

PHẦN 1:

Ảnh Văn Chung

Gốc rễ nguồn nhân lực Việt?

Độc giả Trần Tố Loan(đồng sáng lập Gafim Corp): Tôi đã từng là một cô giáo, cũng từng là một nhà tuyển dụng và cũng từng là một người đi tìm việc. Ở đây tôi xin nói ở 3 góc độ. Thứ nhất, tôi nghĩ điều quan trọng của một con người khi lớn lên là được phát triển những khả năng của mình. Một nền giáo dục phải đáp ứng được khả năng phát triển của cá nhân chứ không phải là chỉ là đồng phục về tâm hồn và đồng phục về trí tuệ. Cái đó tôi rất phản đối. Một nền giáo dục phải có cá tính. Chúng ta đều muốn tất cả những viên đá xù xì sẽ trở thành những viên ngọc. Nếu tất cả đều vuông vắn giống nhau như thế thì khi ra trường các em không có khả năng ứng phó với cuộc sống. Đó là nói về quan điểm giáo dục, thì tôi không đồng ý với quan điểm đồng phục về trí tuệ và đồng phục về tâm hồn.

Thứ hai, chúng ta không nên nói trách nhiệm định hướng nghề nghiệp là của nhà trường. Cái đó, trước hết là phải đào tạo để cho người ta biết mình muốn cái gì, mình muốn trở thành ai.

Ở VN có một lối mòn là rất nhiều gia đình định hướng cho con cái theo nghề nghiệp của mình, không tôn trọng sở trường của con, rất muốn an toàn. Nếu con mình yêu nghệ thuật thì lập tức phản đối và yêu cầu phải làm cái nọ cái kia. Đó là ở góc độ gia đình, phải tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho con, chứ không phải áp đặt con phải làm một nghề nghiệp nào đó.

Nhà trường cũng vậy. Không chỉ dạy những kiến thức chuyên môn mà còn phải dạy kĩ năng định hướng nghề nghiệp, kĩ năng mềm.

Ở góc độ một nhà tuyển dụng. Tôi đã từng tuyển rất nhiều vị trí, từ đồ họa, lập trình, nhân viên đối ngoại, nội dung cho đến văn phòng.

Tôi phỏng vấn 100 người nhưng lấy một thôi. Có những bạn có bằng giỏi của những trường đại học danh giá ở VN, khi không được gọi phỏng vấn thì các bạn ấy có thắc mắc là tại sao thành tích học tập của em như thế mà công ty không mời đến phỏng vấn.

Tôi nói rằng khi phỏng vấn, quan tâm 2 vấn đề. Một là kiến thức chuyên môn, hai là các kĩ năng mềm: bạn có thể gia nhập vào văn hóa của công ty hay không, có làm việc theo nhóm được không, có tư duy phản biện hay không, có đề xuất những ý kiến cho tôi hay không, hay là tôi bảo gì thì làm cái đó. Tôi không tuyển những người không có sáng tạo trong công việc. Tôi vẫn đánh giá cao sở thích của ứng viên dành cho công việc hơn là kiến thức chuyên môn. Vì thực tế ở VN, đào tạo là học nhiều hơn hành.Các bạn biết rất nhiều lý thuyết nhưng tôi bảo soạn thảo cho tôi một văn bản hay một hợp đồng hay đơn giản là một thư mời thôi thì các bạn lúng túng. Thế nghĩa là chúng ta thiếu hụt kĩ năng thực hành cho người lao động.

Còn về cá nhân tôi, tôi lớn lên trong một gia đình rất bình thường. Nếu có những người bạn, người thầy hướng rằng tôi có những khả năng đó, nên theo như thế này hay như thế kia thì tôi sẽ bớt mò mẫm đi vì rõ ràng là tôi đã theo rất nhiều nghề.

Từ một cô giáo trở thành một giám đốc đối ngoại của một công ty về công nghệ thông tin, bây giờ tôi lại trở thành một nhà nghiên cứu văn hóa. Rõ ràng là tôi phải có rất nhiều kĩ năng, nhưng nếu như ngay từ đầu tôi được bố mẹ định hướng, biết được xã hội cần gì… thì tôi làm cái đó. SV VN ra trường 60% làm nghề tay trái. Tôi không quan tâm đó là nghề tay trái hay không, mà tôi quan tâm là sau một thời gian học hành vất vả như thế, các em không được sống bằng nghề, không được cống hiến. Rõ ràng là chúng ta đang lãng phí nguồn nhân lực.

Tôi mong là những nghiên cứu của WB sẽ có tác động đối với thể chế, đối với Chính phủ VN để chúng ta thay đổi tư duy trong giáo dục, tư duy về việc làm và phải quy hoạch được con người.

Cái VN yếu là mô hình quản trị tri thức quốc gia, trong đó con người là yếu tố quan trọng nhất, chứ không phải là chúng ta nhập khẩu công nghệ, rồi chúng ta học theo cái này, cái khác. Điều đó không quan trọng, mà tự chúng ta phải nghĩ, tự chúng ta phải làm và tự chúng ta phải vươn lên và ngẩng cao đầu. Tôi rất thích người Nhật Bản là vì vậy. Tôi rất mong mọi người chia sẻ với quan điểm của tôi trong buổi hôm nay.

Nguyễn Thanh Bình (Vũng Tàu): Theo tôi, nhân lực Việt Nam luôn háo hức, sẵn sàng và hoàn toàn có đủ khả năng tiếp nhận những kiến thức mới, công nghệ mới so với các nước đông Nam Á có nền giáo dục phát triển như Singapore, Malaysia thì nguồn nhân lực Việt Nam không thua kém về khả năng học hỏi, khả năng nắm bắt vấn đề. Nhưng nền giáo dục của VN lại thua xa các nền giáo dục ở bậc THCS và THPT.

Tôi nhớ từ khi tôi đi học đến giờ nền giáo dục VN vẫn thiên về học thuộc lòng, thầy đọc sao thì học trò chép như vậy. Một nền giáo dục không có thực tế, học để đối phó với kỳ thi chứ không phải học để lấy kiến thức. Ở bậc đại học, tôi cũng thấy có sự thay đổi, tiến bộ nhưng chừng đấy thì chưa đủ so với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Bởi vậy, tôi nghĩ nền giáo dục của Việt nam cần phải thay đổi mạnh mẽ học thuộc lòng, tăng cường hướng nghiệp học sinh, phân loại học sinh.

Độc giả Phạm Ngọc Duy: Tôi đến từ ĐHQG Hà Nội và tôi làm việc cho Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Tôi cũng muốn nói đến thuật ngữ mà các chuyên gia đã sử dụng ở đây. Tôi sử dụng thuật ngữ đó là từ kỹ năng, thế nhưng theo như chúng tôi thì kỹ năng đó là một thuật ngữ mà nghĩa bao hàm của nó rất hẹp. Chúng tôi hay sử dụng những từ như năng lực hay khả năng để nói đến thuật ngữ như là ông nói.

Tôi nghĩ, ví dụ như tư duy phản biện là một năng lực chứ không phải là một kỹ năng hay làm việc theo nhóm là một khả năng chứ không phải là một kỹ năng, còn ý thứ hai mà chúng tôi cũng muốn chia sẻ ở đây là tôi cũng muốn làm sao để chúng ta lạc quan hơn một chút về hệ thống giáo GD ĐH ở VN vì tôi làm việc cho ở ĐHQG. Hiện nay chúng tôi đang xây dựng một tập hợp tất cả các kết quả học tập mà sinh viên sau khi tốt nghiệp cần phải có được.

Chúng tôi cũng yêu cầu tất cả những người làm quản lý chương trình ấy là phải làm rõ ra được đâu là cái kết quả học tập mà sinh viên tốt nghiệp cần phải đạt được và tất nhiên là danh sách những kết quả cần đạt được này dựa trên rất nhiều những nguồn, dựa trên các khảo sát với các bên liên quan khác nhau, những người làm trong công tác học thuật rồi những người làm ở các lĩnh vực doanh nghiệp kinh doanh rồi cả cựu học sinh sinh viên, cả những người ở nước ngoài.

Nếu các cơ sở GD ĐH ở VN cũng có những quan tâm tương tự như vậy tức là xác định ra đâu là kết quả học tập mà một sinh viên tốt nghiệp cần phải đạt được thì cũng là một cái tốt hơn rất nhiều để cải thiện tình hình. Tất nhiên là trước mắt chứ còn về lâu dài, chúng ta cần phải giải quyết nhiều vấn đề nữa.

Nhà báo Hoàng Hường: Tôi rất là muốn biết đâu là những nguyên nhân gốc rễ, tại sao nguồn nhân lực của Việt Nam lại mới chỉ đạt được đến mức này, mà không phải là mức cao hơn?

Vũ Văn Toàn (TP.HCM): Nước ta còn thiếu trình độ, thừa thầy thiếu thợ trong khi nền giáo dục vẫn còn bị ảnh hưởng bởi những thành kiến như phải học cho giỏi thì mới được mọi người coi trọng, học ra là để làm quan chứ chưa chú trọng đến giai cấp công nhân là mấy.

Ở trường phổ thông các vấn đề về nghề lại được dạy một cách hời hợt, trọng vào những ngành công nghiệp nặng trong khi những ngành này lại không có máy móc để thực hiện. Lý thuyết mà không có ứng dụng công nghệ kỹ thuật. Nếu như ta thay thế những môn học nghề bằng những môn như học vẽ, kinh tế, tiếng Pháp, tiếng Nhật, sửa xe máy, những môn gì mà ta có thể theo năng lực của từng người chứ không phải là chỉ học Toán – Lý – Hóa – Văn – Anh những kiến thức nền này các em có thể học ở đại học để phát triển đam mê để có thể bán trí tuệ mình mà không bán phẩm chất.

Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển, thế giới ảo có thể giúp cho con người giao tiếp trong đó và tôi tin rằng những công cụ đó có thể làm cho người lao động ứng dụng trực tiếp và có thể phát triển được năng lực của mình mà không phải bán phẩm chất của mình….

Chuyên gia kinh tế Jan Rutkowski: Tôi thì không biết sửa xe máy nhưng tôi rất mong được học sửa xe máy.

Chuyên gia kinh tế Jan Rutkowski. Ảnh Văn Chung

Độc giả Thảo Hoa (sinh viên ĐHQG Hà Nội): Em cũng có một băn khoăn về việc bây giờ kinh tế thay đổi thì kéo theo sự phát triển của những cái mới và những cái mới thì sẽ phát sinh những nhu cầu mới cần kỹ năng, cần năng lực thì làm thế nào để bọn em có thể biết, để bắt kịp những cái đó để có thể theo đuổi được những cái đó, cái năng lực mà nhà tuyển dụng yêu cầu?

Điều phối viên Christan: Tất cả những điều bạn nói ở đây đều rất đúng và chúng ta cũng đều đã biết rồi cho nên cũng không có gì là tranh luận ở đây cả. Tuy nhiên đối với những người làm trong các đơn vị về nghiên cứu, đảm bảo chất lượng giáo dục thì chúng tôi cũng muốn đưa ra nhận định thế này.

Khi chúng ta chưa đi làm vẫn còn đang đi học thì chúng ta mới nghĩ như vậy. Còn nếu đã đi làm được một hai năm ở một công ty nào đó hoặc một công ty quốc tế chẳng hạn thì chúng ta sẽ thấy rằng thì họ cũng đòi hỏi chúng ta một số kỹ năng nghiên cứu để chúng ta có thể đề bạt lên những vị trí cao hơn.

Thế nên bây giờ chúng ta nghĩ rằng kỹ năng nghiên cứu không quan trọng nhưng khi đi làm chúng ta sẽ thấy rằng nó rất quan trọng để chúng ta lên được những vị trí cao hơn. Và trường ĐHQG là một trường đại học có định hướng nghiên cứu và chúng tôi cũng rất muốn xin sinh viên chia sẻ tầm nhìn với chúng tôi. Hiện nay một số sinh viên vẫn chưa chung tầm nhìn ấy với chúng tôi nhưng chúng tôi rất mong khi mà các sinh viên trưởng thành hơn họ sẽ nhận ra các giá trị mà nhà trường mang lại cho họ.

Thiếu khả năng thích nghi

Hoàng Đức Minh (ĐH Thủy lợi): Em muốn thiên hướng hơn về chia sẻ ở góc độ của người tuyển dụng. Vấn đề ở đây em nhìn thấy là ở các đối tượng ấy là không phải các bạn ấy thiếu kỹ năng hay là thiếu kiến thức bởi vì cái đấy nó liên quan đến chất lượng của một hệ thống giáo dục thì rất là khó nói nhưng mà cái bản chất của vấn đề ở đây mà em nhìn thấy có hai cái thiếu. Một là tư duy, hai là đam mê. Tư duy ở đây không chỉ bao gồm tư duy phản biện mà nó bao gồm cả tư duy sáng tạo và tư duy hệ thống và cách bạn nhìn nhận cuộc sống.

Cái thứ hai là đam mê, tức là bạn ấy mong muốn trở thành một người như thế nào, cách bạn ấy coi một người thành công là như thế nào. Hai cái đó nó sẽ quyết định tới khả năng thành công của bạn ấy bởi vì để thay đổi một hệ thống giáo dục thì nó rất lâu nhưng trong một hệ thống giáo dục như hiện nay vẫn có rất nhiều người thành công.

Với một bối cảnh là có nền giáo dục tương đối thấp như vậy thì nếu mà sinh viên họ năng động họ tự tìm ra con đường của mình hoặc họ biết được mình muốn gì thì các kỹ năng cho dù là xã hội có thay đổi thế nào thì một khi họ đã có tư duy tốt thì họ vẫn tìm được cách để tự trang bị các kiến thức, kỹ năng ấy. Và bản thân cái nền cơ sở vật chất của xã hội hiện nay thực tế là có thể nói là đáp ứng được. Ví dụ như là các trung tâm đào tạo và các cơ hội học bổng hoặc là các cơ hội khác. Thế thì vấn đề ở chỗ là chúng ta chỉ nhìn thấy là đại học làm cho các bạn ấy thui chột các khả năng tư duy ấy nhưng phải nhìn nhận là từ cấp 1, cấp 2, cấp 3, cái hệ thống giáo dục ấy có thể là cái kiểu nhồi nhét kiến thức từ thuở đó đã khiến cho cái tư duy tự hỏi, tự sáng tạo của bạn ấy bị mất rồi.

Giờ đây ngay cả các trung tâm kỹ năng, em cho rằng nó rất tai hại bởi vì người ta sẽ đi đầu tư vào kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, đó là những kỹ năng quá nhỏ. Tư duy ấy bọn em gọi là tư duy mì ăn liền. Các bạn chỉ mong học được một kỹ năng gì đó để ra có thể dùng được luôn, nghe nó có vẻ hấp dẫn luôn. Thực tế, tất cả những cái mà các đơn vị các bạn ghi là có bằng cấp từ các trung tâm này, trung tâm nọ, em đều loại hết. Vì nó tẩy não cái tư duy của con người ta, con người ta sẽ cho rằng mình giỏi mất rồi, nghĩ rằng mình có kỹ năng thuyết trình đấy rồi. Cái khả năng thích nghi mới là cái khả năng quan trọng. Nhưng mà cái tư duy ấy thì người ta không dạy ở trong các trung tâm

Độc giả Trần Văn Linh: Tôi nghĩ rằng ở đây mọi người đang nói chuyện về nguồn nhân lực chứ không nói chuyện về nhân công bởi vì nguồn nhân lực mới là cái quyết định tới một quốc gia và trình độ khác nhau như thế nào thì mỗi quốc gia vẫn phải đối mặt với hai câu hỏi quan trọng nhất trong giáo dục đó là học gì, học như thế nào. Đó là cái tôi mong chờ và tôi có hy vọng là tôi sẽ được tiếp cận với các nghiên cứu mà World Bank đang thực hiện và tôi cũng đặt ra một câu hỏi nho nhỏ.

Trước tiên thì tôi có một cách nghĩ là liệu chúng ta ở đây có những người đã từng tốt nghiệp đại học rồi và những người đang học thì chúng ta sẽ quan niệm như thế nào về vị trí của mình là những sản phẩm hay là những nạn nhân. Như tôi là người theo trường phái bi quan. Và thực trạng công việc thì nó nói lên kết quả là gì. Bạn không tìm được việc làm khi bạn tốt nghiệp thì bạn là nạn nhân chứ không phải là sản phẩm được.

Câu hỏi mà tôi mang đến cho các chuyên gia là: Liệu các bạn sẽ gặp những khó khăn nào. Bởi vì bạn đã nhìn thấy một thực tế rõ ràng là nguồn nhân lực ở Việt Nam rồi?.

Vấn đề mà tôi muốn hỏi chốt lại là khó khăn của World Bank là gì trong quá trình mà các bạn tiếp cận để có thể thay đổi được, tác động được đến chính sách bởi vì đây là vấn đề phải tác động đến chính sách về nguồn nhân lực chứ không phải là ngồi nói chuyện là làm thế nào để thay đổi tư duy về nguồn nhân công? Phải tuyển từ nhân công sang nhân lực thì mới được bởi vì quốc gia là phải căn cứ trên cái đó và các bạn có thể gặp phải khó khăn gì để tác động nhằm thay đổi nền giáo dục Việt Nam?

Điều phối viên Christan: Có một số quý vị ở đây đưa ra các quan điểm bi quan, còn một số người quan điểm lạc quan cái này cũng rất là thú vị. Tôi nghĩ rằng tất cả mọi thứ chúng ta đều phải đặt nó vào trong một bối cảnh. Tôi nghĩ rằng Việt Nam đã rất thành công trong quá trình phát triển của mình trong vòng 20 năm vừa qua và cũng có rất nhiều thành công trong hệ thống giáo dục nữa.

Điều phối viên Christan. Ảnh Văn Chung
Hiện nay, chúng ta có rất nhiều các cơ hội mới mở ra cho thế hệ trẻ. Và câu hỏi là chúng ta cần phải làm gì để có thể tiếp tục được những thành công ấy. Tôi nghĩ rằng trước đây những việc làm trong nền kinh tế Việt Nam cũng không đòi hỏi phải có kỹ năng nhiều lắm. Nhưng mọi thứ hiện nay đang thay đổi và việc làm trong nền kinh tế Việt Nam trở nên đòi hỏi kỹ năng nhiều hơn.

Và trong quá trình phát triển Việt Nam theo định hướng như bây giờ thì kỹ năng là một yếu tố hết sức cần thiết và ngày càng cần thiết. Không chỉ có những đơn vị sử dụng lao động ở Việt Nam mới phàn nàn về kỹ năng của người lao động mà chúng ta có đi sang các nước như Đức, Anh, Pháp, Ba Lan… thì những công ty, những đơn vị sử dụng lao động họ cũng phàn nàn về mức độ kỹ năng của những ứng viên trong thị trường lao động. Cho nên đây có lẽ là một vấn đề không chỉ của Việt Nam trong giai đoạn từ nay cho đến về sau.

Tôi nghĩ rằng bây giờ cái quan trọng là phải tìm ra các giải pháp để thay đổi trong hệ thống trường phổ thông, trường đại học cũng như là thay đổi trong thị trường lao động rồi những mối quan hệ tương tác mà nó hiệu quả hơn nữa giữa các chủ thể, giữa các bên để làm sao người lao động tham gia vào thị trường lao động họ có được những kỹ năng để có thể tìm việc và phát triển một cách thành công. Chúng ta cần phải có những thảo luận, tranh luận ở cấp quốc gia, với các trường đại học, với các đơn vị sử dụng lao động… để xác định chúng ta cần phải làm gì để thay đổi tình hình lao động như vậy.

Hôm nay, chúng tôi cũng rất vui để đến đây trao đổi, để nghe được những quan điểm khác nhau và tôi nghĩ rằng cần phải có thêm những trao đổi như thế này. Chúng tôi rất mong muốn được nghe, được đọc những ý kiến của các khán giả mà hiện nay cũng đang theo dõi cuộc trao đổi này trực tuyến. Chúng tôi muốn nghe ý kiến của quý vị, của mọi người xem là chúng ta cần phải thay đổi cái gì, trong hệ thống trường nào, trường đại học.

Chúng ta cần phải thay đổi cái gì trong hệ thống giáo dục và đào tạo của chúng ta, trong thị trường lao động của chúng ta để có thể tạo ra cơ hội cho những người lao động trẻ cũng như để cho những nhà tuyển dụng lao động họ có thể tìm kiếm được những kỹ năng họ cần thiết và cái này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục phát triển trên con đường trở thành một nước công nghiệp hóa. Tôi chắc chắn rằng tất cả mọi người theo dõi cuộc thảo luận của chúng ta ngày hôm nay đều có quan điểm riêng của mình và chúng tôi rất muốn được lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người.

(còn tiếp…)

  • Thực hiện: Ban Giáo dục

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/87392/nha-tuyen-dung--to--giao-duc-hoang-phi.html

Comments