Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cần công khai danh mục các khoản thu của nhà trường ngay từ đầu năm học

Posted: 06 Sep 2012 06:19 AM PDT

(GDTĐ) – Bước vào năm học mới, các em học sinh đều đã chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập và tâm lý phấn khởi khi bước vào trường học. Nhưng đối với phụ huynh học sinh ngoài niềm vui cùng con thì lại có nỗi lo đối với các khoản thu phải nộp cho các em khi đi học như các khoản học phí; khoản thu hộ của nhà trường như quỹ bảo hiểm y tế, đoàn, đội…; khoản thu theo thỏa thuận gồm các khoản bắt buộc phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của học sinh tiền ăn, tiền bán trú… và các khoản thu tự nguyện (là các khoản thu không bắt buộc và tùy theo nhu cầu của học sinh và phụ huynh) như: tiền học thêm, tiền sử dụng các dịch vụ của nhà trường…Rất nhiều khoản thu phải nộp nhưng phụ huynh học sinh lại thường rất ít thông tin về các khoản thu này.

Thường thì trong quá trình học tập của các em học sinh, theo yêu cầu thu của nhà trường thì về thông báo với phụ huynh để cho tiền các em nộp, nên đã phát sinh những bất cập từ thực tế liên quan đến công tác quản lý giữa phụ huynh cùng với nhà trường trong việc giáo dục các em như khi các em xin tiền cha mẹ để nộp cho nhà trường nhưng cha mẹ lại không biết có phải nộp cho nhà trường hay không? Hay các em học sinh nói dối để lừa cha mẹ lấy tiền chơi điện tử hay ăn quà vặt…Chính vì vậy, việc công khai tất cả các khoản thu ngay từ đầu năm là việc làm cần thiết, đảm bảo công tác quản lý nhà trường, cũng như phối hợp, giám sát của phụ huynh đối với các em học sinh. Việc công khai các khoản chi tiết cần gửi cho phụ huynh học sinh 01 bản để giám sát quá trình thu. Ví dụ như: Khi nhà trường tổ chức thu tiền vệ sinh, khi đó phụ huynh sẽ đối chiếu với nội dung các khoản thu của nhà trường đã công khai như mục thu, mức thu…có đúng hay không? Nếu không đúng phụ huynh có quyền từ chối nộp.


Ngay những ngày đầu năm học, nhiều trường đã thông báo đến phụ huynh các khoản đóng góp. (Ảnh chụp sáng 16/8, tại Trường Tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5). (Theo báo Pháp Luật TP.HCM)

Ngoài ra việc công khai các khoản thu phí ngay từ đầu năm của nhà trường giúp cho phụ huynh học sinh chủ động khoản tiền để nộp cho các em; quản lý các em khi các em xin tiền nộp cho nhà trường, tránh trường hợp các em nói dối để sử dụng mục đích khác. Bên cạnh đó, khắc phục một số trường hợp nhà trường thực hiện việc lạm thu như thời gian qua, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình các em học sinh, đặc biệt là gia đình học sinh nghèo. Việc công khai danh mục các khoản thu cần ấn định rõ thời gian nộp trong một năm, không nên thu cùng một lúc, đồng thời việc công khai danh mục các khoản đồng nghĩa là phải tuân thủ việc thực hiện, mọi các khoản thu khác phát sinh ngoài danh mục đã được công khai phải có sự đồng ý của phụ huynh học sinh hoặc phụ huynh học sinh có quyền từ chối không nộp…

Thiết nghĩ, việc công khai danh mục các khoản thu của nhà trường ngay từ đầu năm học không chỉ tạo điều kiện trong việc quản lý của nhà trường; tạo sự đồng thuận và giám sát thực hiện giữa nhà trường với phụ huynh học sinh. Đồng thời, khắc phục tình trạng lạm thu phí, sử dụng phí sai mục đích…là những tiêu cực mà báo chí, dư luận đã đưa tin, phản ánh trong thời gian qua.


Đỗ Văn Nhân
(Kon Tum)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201209/Can-cong-khai-danh-muc-cac-khoan-thu-cua-nha-truong-ngay-tu-dau-nam-hoc-1963333/

40 học bổng tiến sĩ tại Pháp của Trường ĐH công lập quốc tế

Posted: 06 Sep 2012 06:19 AM PDT

(GDTĐ)- Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội công bố 40 suất học bổng đào tạo Tiến sỹ tại cộng hòa Pháp để làm giảng viên – nghiên cứu viên cho Trường bằng ngân sách nhà nước năm 2012.

Đây là đề án nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa chính phủ Pháp và Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2020 đào tạo 400 tiến sỹ nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên cho trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, trong đó kinh phí chủ yếu được sử dụng từ ngân sách nhà nước và phía Pháp sẽ hỗ trợ một số các chi phí tại Pháp.

Các ngành đào tạo tập trung vào 6 lĩnh vực: Công nghệ thông tin và truyền thông; Công nghệ Sinh học – Dược học; Nước – Môi trường – Hải dương học; Khoa học vật liệu – Công nghệ Nano; Năng lượng; Vũ trụ ứng dụng.

Đối tượng dự tuyển là những người đã tốt nghiệp hệ đào tạo Thạc sỹ từ loại khá trở lên, hệ Kỹ sư 5 năm đạt từ loại giỏi trở lên hiện đang công tác hoặc chưa nhận công tác, có nguyện vọng được đào tạo thành tiến sỹ và cam kết sau khi tốt nghiệp trở về làm giảng viên, nghiên cứu viên tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Hạn nộp hồ sơ trước ngày 15/10/2012, thời gian phỏng vấn dự kiến sẽ diễn ra vào giữa tháng 12 năm 2012.

Người trúng tuyển sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cử đi học theo thông báo tiếp nhận của cơ sở đào tạo tại Cộng hòa Pháp và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quý I/2013.

Ứng viên dự tuyển cần nộp bộ hồ sơ theo mẫu và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về trình độ học vấn và ngoại ngữ được quy định theo thông báo chi tiết đăng tải trên  website: http://usth.edu.vn/admission/
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3009/201209/40-hoc-bong-tien-si-tai-Phap-cua-Truong-DH-cong-lap-quoc-te-1963335/

Sở Giáo dục vào cuộc vụ khai giảng vắng thầy cô

Posted: 06 Sep 2012 06:18 AM PDT

- Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh cho biết đã chỉ đạo
Phòng Giáo dục huyện Đức Thọ kiểm tra sự việc báo VietNamNet phản ánh về
buổi

khai giảng đặc biệt không có giáo viên
.

"Việc sáp nhập các trường với nhau là chủ trương lớn của tỉnh. Trong ngày

khai giảng, nhiều nơi vẫn diễn ra bình thường, không hiểu vì sao nhiều phụ huynh
ở Đức Lâm lại phản đối. Sau khi có kết quả kiểm tra của phòng, sở mới có ý kiến"

- ông Anh cho hay.

Trường THCS Lê Văn Thiêm, nơi diễn ra lễ khai giảng năm học thiếu rất nhiều học
sinh Đức Lâm vì phụ huynh và học sinh phản đối việc sát nhập.

Ông Nguyễn Trường Cao, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Thiêm cho biết, do buổi
khai giảng diễn ra trong trời mưa lớn nên trường không nắm được có bao nhiêu học
sinh cũ của Trường THCS Đức Lâm không tham dự.

“Trước mắt, khi sáp nhập, sẽ khó khăn cho Trường Lê Văn Thiêm là thiếu
phòng học. Do đó, từ học một ca phải chuyển sang 2 ca. Nhưng khó khăn
này sẽ được khắc phục trong thời gian tới" – ông Cao trấn an.

Ông Cao cho rằng có một số nguyên nhân khiến một bộ phận phụ huynh, học sinh Trường THCS Đức Lâm phản đối, nhưng ông không trả lời
được.

Một vài phụ huynh trường Đức Lâm lo ngại khi sáp nhập, con em họ đến
học ở Trường THCS Lê Văn Thiêm có thể bị gây gổ, đánh nhau. Tuy nhiên theo ông Cao,
đó chỉ là lo ngại của phụ huynh bởi ở tuổi học
trò, chuyện va chạm, trêu chọc nhau là khó tránh khỏi. Nhưng nhà trường sẽ quán triệt,
nhắc nhở, xử lý nghiêm.

Còn Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Đức Thọ Lê Chí Thành cho biết, mãi gần tới ngày
khai giảng Phòng GD mới nhận được quyết định sáp nhập Trường THCS Đức Lâm sang
Trường THCS Lê Văn Thiêm của UBND huyện Đức Thọ (ngay 28/8).

Hàng trăm phụ huynh và học sinh tại xã Đức Lâm đã bày tỏ việc không đồng tình
với QĐ sát nhập bằng cách đến ngôi trường không còn giáo viên đòi khai giảng.

Đến ngày, 29/8, phòng đã chỉ đạo nhà trường tập hợp và thông báo nội dung
quyết định sáp nhập trường cho học sinh.

“Việc họp phụ huynh để thông báo quyết định sáp nhập trường là chưa kịp
chứ không phải không họp. Việc này, trách nhiệm của địa phương là phải tuyên
truyền cho phụ huynh biết. Giờ thì đã sáp nhập rồi, không phải họp để bàn, thống
nhất gì nữa”
- ông Thành nói.

Ông Thành cũng cho biết, trong 2 ngày 30 và 31/8, Trường THCS Lê Văn Thiêm tổ
chức thi khảo sát đầu năm thì số lượng học sinh trường Đức Lâm đến tham gia khá
đông đủ, tỉ lệ 280/294.

Việc một số phụ huynh, học sinh ở Trường THCS Đức Lâm phản đối sáp nhập
trường, ông Thành cho rằng đó chỉ là cục bộ.

Còn Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ, ông Võ Công Hàm thì nói rằng, việc sáp nhập
trường là thực hiện theo chủ trương của nhà nước nên năm nay huyện đã có quyết
định sáp nhập một số trường, tiểu học và THCS.

Việc một số phụ huynh Trường THCS Đức Lâm không đồng tình sáp nhập sang
Trường THCS Lê Văn Thiêm, ông cũng đã biết. "Hôm qua, khi một nhóm phụ huynh
xin gặp trực tiếp để phản đối việc sáp nhập trường, tôi đã buổi làm việc và giải
thích thấu đáo''.

Cũng theo ông Hàm, ở trường Đức Lâm, cơ sở nhỏ hơn nên khi sáp nhập sang
Trường THCS Lê Văn Thiêm, học sinh sẽ có điều kiện học tốt hơn.

  • Trần Văn – Duy Tuấn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/87499/so-giao-duc-vao-cuoc-vu-khai-giang-vang-thay-co.html

Một buổi đi học, một buổi ra đồng, vẫn đỗ hai trường ĐH

Posted: 06 Sep 2012 06:17 AM PDT

Nhiều ngày nay, từ đầu làng cuối xóm, người dân ấp 5 (xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), ai nấy đều tấm tắc khen cậu học trò Phan Lâm Tới vượt khó học giỏi. Trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, Tới đỗ Trường ĐH Y Cần Thơ với tổng điểm 27,5 điểm và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, ngành Điện tử truyền thông với 23,5 điểm.

Tự học là chính

Đến trường THPT Đốc Binh Kiều (huyện Cai Lậy) hỏi thăm về cậu học trò nghèo, học giỏi Phan Lâm Tới, thầy cô, bạn bè luôn dành cho Tới nhiều tình cảm quí mến, lẫn cảm phục tính chăm học và lòng hiếu thảo của em.

Cô Nguyễn Mỹ Phương – giáo viên Trường Tứ Kiệt (gần nhà em Tới) cho biết: "Gia đình em Tới thuộc hộ cận nghèo, gia đình chỉ có 2,3 công đất trồng lúa nhưng có đến 5 miệng ăn nên cuộc sống quanh năm luôn thiếu trước hụt sau. Bởi thế, mỗi khi đi học về, Tới ăn vội mấy bát cơm là xắn quần lội ra ruộng phụ cha mẹ ngay. Nhưng đáng khâm phục là trong suốt 12 năm học, Tới chẳng bao giờ đăng ký học thêm, nhưng luôn là học sinh giỏi".

Một buổi đi học, một buổi ra đồng nhưng Tới luôn là học sinh giỏi, đứng nhất nhì khối

Từ nhỏ, Tới ý thức được tầm quan trọng của việc học, em không bao giờ để ba mẹ phải thúc giục, phiền lòng về học tập. 12 năm liền, Tới đều là học sinh giỏi, luôn đứng nhất, nhì khối. Ngoài ra, em còn giành được giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Năm học 2011- 2012, em đạt được giải Nhì trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học, giải Khuyến khích học sinh giỏi Máy tính cấp tỉnh.

Chị Võ Thị Hãnh bùi ngùi cho biết: "Con người ta đi học về là nghỉ ngơi hoặc đi học thêm còn thằng Tới, từ lớp 1 đến ngày nó tốt nghiệp THPT chẳng biết đến lớp học thêm là gì. Đã vậy, sau mỗi buổi học, trong khi các bạn của nó được vui chơi, giải trí, thư giãn thì Tới lại đi nhổ cỏ, cấy lúa với vợ chồng tui. Mặc dù vợ chồng tui luôn nhắc bảo cháu nó dành thời gian cho việc học, nhưng nó vẫn ra đồng!".

Nói về bí quyết học tập, em Tới cho biết, ở trên lớp phải cố gắng nghe thầy cô giảng bài, sau đó về nhà dành chút thời gian ôn lại nội dung bài vừa học để khắc sâu kiến thức. Ngoài ra phải vận dụng lí thuyết đã học để làm bài tập thật nhiều để  nhớ bài sâu và chắc hơn. Nếu bạn nào có điều kiện, mua thêm sách vở tham khảo, làm giàu thêm kiến thức.

Được biết, trong suốt 3 năm học THPT, Tới dành tiền ăn sáng để mua nhiều loại sách tham khảo để đọc thêm, bài nào không hiểu, Tới tranh thủ giờ giải lao mạnh dạn đến nhờ thầy cô giải đáp hộ. Thương cậu học trò nghèo, thông minh lại chăm học nên thầy cô ở Trường THPT Đốc Binh Kiều hết lòng giúp em khi có thắc mắc.

Nhờ tính siêng năng và sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô nên trong kì thi tuyển sinh đại học 2012 – 2013, Tới đã đỗ điểm cao cả 2 Trường ĐH Y Cần Thơ và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM. Được biết, Tới là thí sinh đứng hạng 3 trong số 9 thí sinh có điểm thi cao (từ 27- 29 điểm) của tỉnh Tiền Giang.

Gian nan bước đường phía trước

Quanh năm cha mẹ Tới "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", mỗi năm làm được 2 vụ lúa, sau khi trừ chi phí xăng dầu, phân bón, số tiền còn lại chỉ đủ mua gạo. Đó là chưa kể đến lúc bị lũ lụt, sâu rầy làm thất trắng phải mang nợ, không đủ để trang trải chi phí trong gia đình.

Thi đỗ tốt nghiệp THPT xong, thấy gia đình khó khăn Tới không dám xin tiền ba mẹ đăng kí luyện thi. Tới lên kế hoạch ôn thi tại trường và tranh thủ "đón đường" các bạn ôn tập tại các trung tâm luyện thi, mượn các bài giải của, photo ra để mang về nhà "nghiên cứu", tự rút kinh nghiệm cho bản thân qua mỗi bài tập.

Chính nhờ phương pháp "tự học là chính" trong suốt 12 năm học, cộng với sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè nên những nỗ lực của em đã được đền bù xứng đáng.

Do gia đình khó khăn, ba mẹ Tới chưa kiếm đủ số tiền làm hồ sơ nhập học cho Tới

 

Riêng Tới chia sẻ: "Từ lâu em rất muốn trở thành một bác sĩ để có cơ hội chữa bệnh cho bà con nghèo ở địa phương, vì thế em đã chọn trường ĐH Y Dược Cần Thơ. Nhưng vấn đề em lo nhất hiện nay là cha mẹ em chưa có tiền đóng học phí. Nếu cha mẹ lo được việc này thì ước mơ trở thành bác sĩ của em mới có cơ hội trở thành hiện thực. Sau khi nhập học ổn định, em sẽ kiếm việc làm thêm, kiếm tiền đi học, giảm bớt gánh nặng cho ba mẹ".

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-637505/mot-buoi-di-hoc-mot-buoi-ra-dong-van-do-hai-truong-dh.htm

Học sinh quỳ đất có ghế ngồi ngày khai giảng

Posted: 06 Sep 2012 06:16 AM PDT

– Thầy Lê Đình Sức – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thành Sơn cho biết, sáng 5/9,
trường tổ chức khai giảng năm học mới 2012 – 2013. Và ngày khai giảng các em đã
có ghế ngồi, không phải
Chiều 4/9, một nhóm du học sinh tại Bỉ đã quyên góp tiền, nhờ người nhà ở

TP.Nha Trang (Khánh Hòa) mua đủ 460 chiếc ghế tặng cho 460 học sinh Trường Tiểu
học Thành Sơn (huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa).

Thầy hiệu trưởng Lê Đình Sức (bên phải) vui vẻ nhận ghế cho các em
học sinh (Ảnh Thiên Trang)

Thành Sơn là xã thuộc huyện miền núi Khánh Sơn, cách thành phó Nha Trang
130km, nằm giáp ranh với tỉnh Ninh Thuận, đường đi phải vượt đèo quanh co dài
hàng chục cây số. Trường nằm trên dốc cao, xe không lên tận nơi được nên thầy cô
phải đội mưa chuyển ghế vào trường.


Thầy cô giáo chuyển ghế vào trường (Ảnh Thiên Trang)

Thầy Lê Đình Sức – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thành Sơn cảm động nói: "Thay
mặt toàn bộ 460 học sinh của Trường Tiểu học Thành Sơn, tôi xin chân thành cảm
ơn tấm lòng thiện nguyện của các em du học sinh tại Bỉ và tất cả bạn đọc cả nước
đã quan tâm, giúp đỡ học sinh của chúng tôi".

Các em học sinh sinh nhận quà từ Hội xe XNL
Nha Trang (Ảnh Trịnh Mai)

Trước đó, Hội xe XNL Nha Trang cũng đã tổ chức quyên góp quần áo, mua cặp
sách, bánh trung thu tặng các em….

  • Trịnh Mai

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/87272/hoc-sinh-quy-dat-co-ghe-ngoi-ngay-khai-giang.html

Xét tuyển chương trình cử nhân ngành Kinh doanh Quốc tế tại ĐH KHTN, ĐHQG TPHCM

Posted: 06 Sep 2012 06:16 AM PDT

Ông có thể giới thiệu đôi nét về trường ĐH Keuka?

TS. Mayers: Trường ĐH Keuka, thuộc tiểu bang New York (Mỹ), có lịch sử 122 năm, là nhóm các trường ĐH công lập có truyền thống lâu đời của Mỹ. Trường đào tạo 33 chuyên ngành ở bậc ĐH và 7 chương trình thạc sĩ. Năm 2012, KeuKa được tạp chí U.S. News xếp hạng 122 trong số các trường ĐH vùng Bắc Mỹ. Trường cũng được kiểm định bởi Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng miền Trung (MSCHE). Đây là một trong sáu tổ chức kiểm định uy tín, được Bộ GD Mỹ và Hội đồng Kiểm định Giáo dục Đại học Mỹ (CHEA) công nhận. Ngoài ra, chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế của Trường còn được tổ chức IACBE, một tổ chức quốc tế uy tín trong lĩnh vực kinh doanh kiểm định.


TS William A.Mayers - Trưởng dự án hợp tác đào tạo của trường ĐH KeuKa (

Xin ông cung cấp thêm thông tin về chương trình cử nhân ngành Kinh doanh Quốc tế, hợp tác với trường ĐH KHTN TP.HCM?

TS Mayers: Trong năm học 2011-2012, chúng tôi đã xét tuyển được 180 SV khóa đầu tiên tại ĐH KHTN TP.HCM. Sau năm học đầu tiên, đa số các bạn đều thể hiện sự tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là khả năng Anh ngữ và sự tự tin trong giao tiếp. Để đạt được kết quả đó, tôi muốn nhấn mạnh một số điểm khác biệt của chương trình này như sau:

1. Chúng tôi cử các Giáo sư từ New York qua giảng dạy 11 môn, trải đều suốt khóa học, mỗi môn học kéo dài 7 tuần liên tục. Việc này giúp cho SV tại Việt Nam có thể trải nghiệm việc học với GS nước ngoài, giống như họ đang học ở trụ sở chính bên New York. Các môn học còn lại do GS của trường ĐH KHTN và các trường thành viên của ĐHQG TP.HCM giảng dạy.

2. Chúng tôi có chương trình tiếng Anh tăng cường (khoảng 500 giờ), do GV bản ngữ giảng dạy, giúp SV đạt chuẩn IELTS 6.0 sau 2 năm đầu.

3. Nếu không tính đến những biến động về tỷ giá thì học phí của toàn bộ khóa học là không thay đổi.

4. Chương trình được triển khai toàn bộ tại cơ sở 1, trường ĐH KHTN, 227 Nguyễn Văn Cừ, Q.5. SV có thể học toàn bộ chương trình (3.5 năm) tại đây hoặc chuyển tiếp qua New York để hoàn tất chương trình bất cứ thời điểm nào. Năm 2011, chúng tôi đã dành 5 suất học bổng toàn phần cho các SV chuyển tiếp qua học ở bên này. Năm nay chúng tôi sẽ tiếp tục dành thêm 5 học bổng nữa.

5. Chương trình hợp tác của chúng tôi với ĐH KHTN TP.HCM cũng được tổ chức MSCHE kiểm định và công nhận như một chi nhánh của Trường, hoạt động tại Việt Nam. Điều này không phải một chương trình liên kết quốc tế với ĐH Mỹ nào ở Việt Nam hiện nay cũng có được.


Xét tuyển chương trình cử nhân ngành Kinh doanh Quốc tế tại ĐH KHTN, ĐHQG TPHCM

 

 

Ông có thể cho biết một số nhận xét về SV Việt Nam ?

TS Mayers: Hoàn toàn bất ngờ về sự tiến bộ của đa số các em SV tại đây là nhận xét chung của các GS mà ĐH Keuka đã cử qua đây dạy. Ngoài việc học tập chăm chỉ, các em còn tích cực tham gia những hoạt động xã hội như: chung tay chia sẻ với các em bé khuyết tật, tổ chức cuộc thi viết bài luận về an toàn giao thông thu hút gần 200 em học sinh cấp 3 tham dự… Tôi tin rằng chương trình này thực sự là nơi chấp cánh cho những SV ham học hỏi và có khát vọng vươn lên.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-637586/xet-tuyen-chuong-trinh-cu-nhan-nganh-kinh-doanh-quoc-te-tai-dh-khtn-dhqg-tphcm.htm

Thị trường sách giáo khoa sau khai giảng: Sách tham khảo lên ngôi

Posted: 06 Sep 2012 06:15 AM PDT

(GDTĐ) – Thị trường sách giáo khoa hàng năm thường khởi động vào tháng 5 và lên cao điểm vào tháng 8. Khi năm học mới bắt đầu cũng là lúc hầu hết các học sinh đều đã có một bộ sách giáo khoa của riêng mình. Tại các thành phố, nhu cầu mua thêm sách tham khảo và các đồ dùng học tập là rất lớn. Và sau khai giảng, các phụ huynh và học sinh mới biết mình cần phải mua những sách gì và những đồ dùng học tập nào theo yêu cầu của nhà trường.


Sách lớp 1 cũng có rất nhiều loại

Anh Nguyễn Tuấn Anh ở Hà Nội có con đang học lớp 1 ở quận Hoàn Kiếm – Hà Nội cho biết hôm nay là lần đầu tiên đi mua sách cho con. Giá của sách giáo khoa lớp 1 không đắt lắm, chỉ khoảng 80.000 đồng trọn bộ, bao gồm cả sách bổ trợ. Tuy nhiên, anh lại bị choáng ngợp bởi rất nhiều các loại sách tham khảo và các loại vở bài tập của rất nhiều nhà xuất bản. Vừa chọn sách, anh vừa phải nhìn vào tờ giấy hướng dẫn quy định sách vở và đồ dùng học tập mà nhà trường đã phát để không bị mua nhầm. Anh cho biết, số tiền mua sách tham khảo và đồ dùng học tập của con anh nhiều gấp khoảng 3 lần số tiền mua sách giáo khoa với chi phí vào khoảng hơn 300.000 đồng.

Nhiều trường học đã quy định rõ ràng các đồ dùng cần phải có như hộp bút, bút chì, thước kẻ, tẩy, bút màu, bút máy để viết vở tập viết, bút máy để viết hàng ngày… Những yêu cầu này đã làm cho thị trường đồ dùng học tập sau khai giảng trở nên sôi động.


Cầm hướng dẫn của trường để tránh… mua nhầm

Việc mua sách tham khảo là cần thiết, đó là nhận định chung của nhiều phụ huynh học sinh. Càng đọc nhiều sách thì kiến thức của mình càng mở rộng thêm, càng có điều kiện để giúp con học tốt hơn- chị Vân Anh có con học lớp 6 ở Hà Nội chia sẻ. Chị muốn học cùng chương trình sách giáo khoa với con ít nhất là hết lớp 9, muốn giúp con hoàn thành tốt tất cả các bài tập. Để giúp con học có hiệu quả, cách tốt nhất là phải học cùng con. Sách giáo khoa và chương trình học hiện nay khác với hồi chị học nên cần phải củng cố kiến thức qua các tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, số lượng sách tham khảo là rất lớn, chỉ riêng sách tham khảo môn văn lớp 6, đã có gần 40 đầu sách cách loại và cần phải có sự lựa chọn. Chị cố gắng tìm mua những cuốn sách tham khảo của các nhà xuất bản lớn, đặc biệt là của NXBGD.

Không chỉ ở các thành phố lớn mà ở các tỉnh khác cũng có nhu cầu mua sách tham khảo. Mỗi lần ra Hà Nội là thầy Nguyễn Thành Vinh, giáo viên một trường cấp 3 tại Nghệ An lại ghé thăm cửa hàng sách giáo khoa ở phố Lý Thường Kiệt và các hiệu sách trên phố Đinh Lễ. Tại các tỉnh xa, việc mua sách tham khảo không dễ như Hà Nội, không có nhiều sự lựa chọn về chủng loại. Giáo viên rất cần phải có sách tham khảo để đa dạng hóa các kiến thức cho học sinh, tránh sự lặp đi lặp lại nhàm chán.


Khó khăn lựa chọn khi đứng trước “rừng sách”

Nhiều người lựa chọn mua sách cũ để giảm chi phí. Khi mua sách cũ có thể tiết kiệm được đến 40%. Tuy nhiên, người mua không được thoải mái lựa chọn, nhiều sách cần thì cửa hàng không có, mà sách cửa hàng có thì người mua lại không cần.

Bên ngoài Trung tâm sách 45B Lý Thường Kiệt- Hà Nội vẫn có một số người săn đón khách tới mua sách. Họ mời người mua với một mức giá mềm hơn trong cửa hàng với cách thanh toán nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, sách của những đối tượng này thường là bản sao chép lại bản bản chuẩn của Bộ GDĐT, có chất lượng kém. Các phụ huynh cần lưu ý để mua cho con em mình những bộ sách hữu dụng, giúp con em mình học tốt ngay từ những ngày đầu của năm học.

Việt Cường

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201209/Thi-truong-sach-giao-khoa-sau-khai-giang-Sach-tham-khao-len-ngoi-1963329/

‘Việt Nam cần cải tạo vấn đề cung cấp thông tin’

Posted: 06 Sep 2012 06:15 AM PDT

- Chuyên gia Ngân hàng Thế giới cho rằng việc có thông tin là một yếu tố hết sức quan trọng và Việt Nam cần phải cải thiện về vấn đề này cho người lao động.

VietNamNet tiếp tục giới thiệu nội dung buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề: Từ gạo đến robot, Việt Nam đã chuẩn bị gì cho nguồn nhân lực tương lai? Mời các độc giả tiếp tục thảo luận với các câu hỏi của chuyên gia Ngân hàng Thế giới đưa ra TẠI ĐÂY và gửi ý kiến theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn.

 


Điều phối viên Christan Bodewig. Ảnh Văn Chung
“Cung – cầu” chưa tiệm cận gần nhau

Độc giả Trần Bình:

Thưa ông Christan, ông đã ở VN lâu rồi, ông có nhận xét gì với hệ thống hỗ trợ thông tin thị trường lao động hay là cách hỗ trợ để người lao động và người sử dụng lao động hiểu được nhau cũng như nhu cầu, nguyện vọng của nhau để đến được với nhau tốt hơn. Ông có thể nói thêm về việc đó được không? Ông đánh giá sự phát triển các cơ quan làm việc đó ở VN đã làm được ở mức độ nào rồi?

Điều phối viên Christan: Xin cảm ơn anh về câu hỏi. Tôi đã làm việc ở VN được 3 năm. Gần đây chúng tôi đã bắt đầu nghiên cứu vấn đề như anh vừa nêu nhiều hơn. Chúng tôi đã có những cuộc nói chuyện với các đơn vị sử dụng lao động cũng như các cơ sở giáo dục ở các trường đại học để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như là xem có những ví dụ về quan hệ đối tác hay là trao đổi thông tin giữa thị trường lao động, tức là những người sử dụng lao động với các trường đại học, các cơ sở giáo dục hay không.

Trong thực tế là có những ví dụ như vậy. Chúng tôi trao đổi với lãnh đạo của các đơn vị sử dụng lao động cũng như hiệu trưởng của các trường đại học. Họ đã đưa ra cho chúng tôi những mối quan hệ về đối tác, nhưng thường đó là những dự kiến mang tính đơn lẻ và cá nhân. Tức là chưa đạt mức độ phổ biến.

Nói cách khác, họ nói rằng trong một số trường hợp, trường cũng mời các đơn vị sử dụng lao động khuyên họ những chương trình giáo dục đào tạo phải đi như thế nào để đáp ứng được nhu cầu… Tuy nhiên, phần đông các đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo không có sự trao đổi tương tác như những ví dụ như vừa rồi.

Và chúng tôi cũng thấy rằng hiện nay không có nhiều thông tin về thị trường lao động, tức là trên thị trường lao động đang có những cơ hội như thế nào. Hay cũng không có đủ thông tin mang tính hệ thống để cho các cơ sở giáo dục hay SV, HS biết được người sử dụng lao động cần gì.

Chính vì sự thiếu hụt những thông tin như vậy nên chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu để tìm ra câu trả lời và để các trường đại học, SV biết được đơn vị sử dụng lao động cần gì, muốn gì. Trên cơ sở đó, các trường có thể điều chỉnh chương trình đào tạo của mình, đồng thời cũng để SV đề nghị trường dạy cho họ những kĩ năng như vậy.

Rõ ràng, có thông tin là một yếu tố hết sức quan trọng và VN cần phải cải thiện về vấn đề cung cấp thông tin.

Chính những nước tạo ra được những kênh lưu chuyển thông tin hiệu quả và tạo ra những mối quan hệ đối tác hiệu quả. Tạo sự trao đổi giữa các công ty với các cơ sở đào tạo là một yếu tố rất cần thiết để đảm bảo rằng những SV học ở đó có được những kĩ năng mà người sử dụng lao động cần.

Độc giả Nguyễn Văn Tuyên: Với tư cách là một cá nhân đi tìm việc mà không nói đến họ với tư cách là một tổng thể, một thành viên của một khối lớn lực lượng lao động, nhân lực. Nên do đó, tôi chỉ lấy ví dụ vài năm gần đây ở VN mỗi năm có khoảng 500 cuộc đình công bất hợp pháp. Thế thì, đã có nhà sử dụng lao động nào đến hỏi hiệu trưởng các trường làm thế nào để chúng tôi hạn chế, phòng ngừa những cuộc đình công đó hay không? Vấn đề khác là, qua nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi cho rằng hiện nay vấn đề ách tắc trong việc sử dụng lao động, trong việc xây dựng mối quan hệ hài hòa chính là vấn đề nóng hơn cả vấn đề đào tạo, nguồn nhân lực, hơn cả kết quả sử dụng, năng suất của họ như thế nào. Vừa rồi, Quốc hội cũng thông qua được 2 luật mới về bảo vệ người lao động, hi vọng sẽ giải quyết ổn định hơn mối quan hệ lao động, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, chúng tôi cho rằng nguyên ngân sâu xa chính là sự yếu kém và sự không đáp ứng kịp thời của những trường đại học trước nhu cầu hiện đại hóa được quan hệ lao động trong thực tế. Chúng tôi cho rằng đó là một trong những vấn đề quan trọng nhất hiện nay trong thị trường lao động.

Nhà báo Hoàng Hường: Ý anh nói là sự bình đẳng giữa chủ lao động và người lao động?

Độc giả Nguyễn Văn Tuyên: Không, ở đây tôi muốn nêu một vấn đề cụ thể hơn, mà mọi người đều biết là quan hệ người lao động hiện nay. Người lao động đang đình công bất hợp pháp như thế, cả quốc gia cũng đã tập trung vào sửa nhưng chúng tôi cho rằng việc đó vẫn chưa phải là vấn đề cơ bản. Vấn đề cơ bản hơn chính là chúng ta phải có những cải cách giáo đục đào tạo để có nguồn nhân lực biết chung sống hòa bình với nhau, thương lượng với nhau tốt hơn, có quan hệ hài hòa với nhau tốt hơn nữa. Đó mới là điều quan trọng và là mối quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.


 

Chuyên gia cao cấp Mai Thị Thanh. Ảnh Văn Chung

 



 

Chuyên gia cao cấp Mai Thị Thanh:Thực ra, vấn đề về quan hệ giữa người lao động với các doanh nghiệp thì tôi không phải là chuyên gia nên không thể trả lời trực tiếp nhưng qua những cuộc phỏng vấn các đơn vị sử dụng lao động. Chúng tôi luôn hỏi họ rằng những phẩm chất nào ở người lao động mà họ tìm kiếm, họ nói rất rõ những phẩm chất, ví dụ như đối với những lao động làm trong công xưởng hoặc dây chuyền sản xuất… họ rất cần khả năng kỷ luật, có ý thức làm việc, yêu nghề. Cái đó cũng thể hiện nguyện vọng của họ làm sao để giữ được người lao động. Thực ra, những cuộc đình công hay đàm phán đối với các doanh nghiệp cũng mất khá nhiều chi phí liên quan. Đối với người lao động, đó cũng là thời gian không được ổn định. Quay trở lại câu hỏi của anh Tuyên là 'trong nhà trường có dạy những kĩ năng này hay không' thì tôi nghĩ là còn dài. Phần lớn khi hỏi, các đơn vị sử dụng lao động đều nói rằng dù bằng cấp là quan trọng nhưng điều họ muốn biết là người lao động đó sẽ làm việc như thế nào, sẽ tương tác với các cán bộ còn lại trong tổ chức như thế nào và có khả năng thích ứng với văn hóa của tổ chức mới hay không, có thể đóng góp vào kết quả của tổ chức hay không. Vì vậy, họ thường vẫn muốn dành một thời gian để thử việc để đánh giá ứng cử viên trước khi họ giao công việc.

Nhà báo Hoàng Hường: Theo quan điểm của bà, sở trường và sở đoản của các SV, người lao động Việt Nam là gì ?

Chuyên gia cao cấp Mai Thị Thanh: Thực ra cũng chưa có một so sánh cụ thể nào về năng lực của SV Việt Nam so với quốc tế. Trước đây, WB cũng giúp Bộ Giáo dục làm một nghiên cứu nhưng ở mức cấp tiểu học. Trong đó, mặc dù không phải là so sánh quốc tế nhưng có dùng những công cụ tương đương với những nghiên cứu so sánh quốc tế. Nhưng chúng tôi chỉ nghiên cứu trong 2 lĩnh vực hẹp là Toán và đọc hiểu tiếng Việt.

Kết quả cho thấy HS Việt Nam tương đối tốt, tuy nhiên ở mức độ yêu cầu cao của việc giải quyết bài Toán hoặc những kĩ năng về giao tiếp ngôn ngữ ở trình độ cao, có thể hiểu ngầm được ý của tác giả hay dùng kinh nghiệm của mình để chia sẻ thì vẫn còn rất nhiều HS Việt Nam chưa đạt được mức cao như vậy. Hiện nay VN cũng đã tham gia các nghiên cứu quốc tế như nghiên cứu PISA cho học sinh 15 tuổi, đã làm vào tháng 4/2012. Rất hi vọng là đầu tháng 5/2013, chúng ta sẽ biết được kết quả so sánh HS VN với các nước trong khối OCD.

 

 

Thiếu thông tin trong tuyển dụng

 


 



 

Độc giả Đỗ Hữu Thịnh: Đã có đánh giá nào về vai trò của nhà trung gian trong tuyển dụng lao động? Hiệu quả của nhà trung gian ở VN so với ở nước ngoài ?

Điều phối viên Christan: Như tôi đã nói, việc đảm bảo thông tin là một yếu tố hết sức quan trọng, nên chúng ta có bất cứ chủ thể nào cùng tham gia vào để cung cấp thông tin giữa các bên cũng đều tốt cả, để giúp chúng ta có thể đạt được kết quả tốt hơn. Hiện nay, ở VN cũng có rất nhiều văn phòng hay những đơn vị tư nhân cung cấp thông tin về những vị trí tuyển người, tuy nhiên chủ yếu dành cho những ví trí ở cấp độ cao như nhân viên ngân hàng, công nghệ thông tin… nhưng lại không có nhiều thông tin tương tự như vậy cho lao động ở cấp độ thấp hơn hay cơ bản hơn. Cũng có một câu hỏi được đặt ra là những thông tin như vậy có được những người sống ở khu vực nông thôn tiếp cận không? Ngoài ra, cũng có thể đặt ra câu hỏi là 'Chính phủ có thể nỗ lực hơn nữa không trong việc cùng tham gia, đóng vai trò như một bên trung gian giữa người lao động và người sử dụng lao động?

Bây giờ tôi rất muốn nghe ý kiến của khán giả ở trong trường quay cũng như bên ngoài trường quay về việc khi các bạn đi tìm việc làm, các công ty có sẵn cho các bạn không ?

Độc giả Nguyễn Văn Toàn: Theo quan điểm của tôi, để trở thành một người lao động tốt phải là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên là trường học nhưng không phải chúng ta quy hết trách nhiệm cho trường học, mà ngoài một môi trường giáo dục tốt ra chúng ta cần một gia đình tốt. Những đơn vị sử dụng lao động cũng phải có môi trường tốt và môi trường xã hội tốt. Ở VN, tôi nghĩ cũng có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau cho người lao động như các văn phòng việc làm. Bất cứ ai quan tâm đều có thể đến đó. Một nguồn thứ hai nữa nhưng không chính thống bằng là thiết lập mạng lưới trao đổi giữa gia đình, bạn bè, họ hàng… về những cơ hội công việc mà họ biết được. Như vậy, chúng ta có thể biết được cụ thể hơn về những công việc đó, giống như họ là người trong cuộc làm việc cho những công ty đó. Và như vậy, chúng ta có được thông tin tốt hơn, từ đó tỷ lệ bỏ việc hay thay thế nhân viên sẽ thấp hơn. Nếu chúng ta suốt ngày chỉ có lên web tìm hiểu thông tin, cũng không biết rõ về công việc đó, rồi người sử dụng lao động chưa hẳn đã tin cậy chúng ta.

(còn nữa)

  •  Thực hiện: Ban Giáo dục

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/87382/-viet-nam-can-cai-tao-van-de-cung-cap-thong-tin-.html

Comments