Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chủ tịch UBND TP Hà Nội đánh trống khai giảng năm học mới

Posted: 05 Sep 2012 04:53 AM PDT

Hòa chung với bầu không khí tưng bừng của cả nước, vào sáng nay 5/9, hơn 2.200 học sinh, giáo viên Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) đã bước vào lễ khai giảng năm học mới 2012-2013 với sự tham dự của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cùng đại diện Bộ, ban, ngành liên quan.

 

Trong lễ khai giảng, thầy Nguyễn Quốc Bình – hiệu trưởng nhà trường đã nêu lên những con số, thành tích ấn tượng mà thầy và trò THPT Việt Đức đã đạt được trong năm vừa qua.

 

Theo đó, năm học 2011-2012, hơn 98% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và khá, 84% học lực khá giỏi (trong đó tỷ lệ HSG chiếm 21%, khá 63%). 100% HS khối 12 thi đỗ tốt nghiệp, hơn 70% đỗ ĐH, CĐ.

 

Đáng chú ý tại kỳ thi ĐH, CĐ vừa qua, Trường THPT Việt Đức có 9 HS trở thành thủ khoa ĐH và chuyên ngành ĐH của những trường lớn như ĐH Kiến trúc, Y tế cộng đồng, HV Âm nhạc QG, ĐH Xây dựng, ĐH Ngoại ngữ HN…).

 

Tiếng trống khai giảng năm học mới của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tại THPT Việt Đức.

Tiếng trống khai giảng năm học mới của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tại THPT Việt Đức.

 

Trước những thành tích thầy và trò THPT Việt Đức đạt được, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo bày tỏ sự cảm phục và đánh giá cao truyền thống dạy và học của  ngôi trường có tuổi đời 57 năm tại Hà Nội đồng thời khẳng định THPT Việt Đức là một trong những ngôi trường dẫn đầu cấp học tại Thủ đô.

 

Ngoài ra ông Nguyễn Thế Thảo bày tỏ thành phố "sẽ tiếp tục quan tâm hơn nữa với những giải pháp đồng bộ như tăng cường đầu tư, đẩy mạnh XH hóa, giữ vững về quy mô, chất lượng, hiệu quả giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng, đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý".

 

Cũng theo Chủ tịch UBNDTP Hà Nội, trong năm học mới, ngành GD-ĐT thành phố nói chung và Trường THPT Việt Đức nói riêng, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của năm học theo chỉ thị của Bộ GD-ĐT.

 

Toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động "Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh", tham gia có hiệu quả phong trào trường học thân thiện. học sinh tích cực với phương châm hành động của Hà Nội là "kỷ cương nghiêm, chất lượng thật, hiệu quả cao".

 

Tiếng trống khai giảng năm học mới của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tại THPT Việt Đức.

 

Ngoài ra, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo còn nhấn mạnh về việc nâng cao chất lượng giáo dục. Theo ông Thảo, thầy cô Trường THPT Việt Đức cần đổi mới hơn nữa phương pháp dạy các em HS bởi đây là cấp học chuẩn bị cho ĐH và học tiếp hơn nữa.

 

Cùng với kiến thức văn hóa, các thầy cô nên hướng dẫn nhiều hơn nữa về phương pháp tư duy, suy nghĩ và phương pháp luận để các em tự học, tự nghiên cứu, lĩnh hội các kiến thức XH và nhân loại.

 

Đồng thời thầy cô cần vừa đảm bảo chương trình, giáo trình, vừa tăng cường thời gian ngoại khóa cho các em để HS có thể nâng cao nhãn quan, về XH, môi trường.

 

Về phía HS, ông Nguyễn Thế Thảo cũng chia sẻ cùng việc học, HS Trường Việt Đức cần tập dần với phương pháp học mới, tự học, tự suy nghĩ.  "Tăng cường, trau dồi, rèn luyện lối sống, đạo đức theo hướng người HN thanh lịch văn minh. Tích cực tham gia hoạt động XH, đoàn thanh niên, xây dựng nếp sống văn hóa và xây dựng thủ đô xanh sạch đẹp, hướng tới văn minh, hiện đại", Chủ tịch UBNDTP. Hà Nội khẳng định.

 

Trước sự chứng kiến của hơn 2.200 học sinh và giáo viên THPT Việt Đức

Trước sự chứng kiến của hơn 2.200 học sinh và giáo viên THPT Việt Đức

 

 

Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã giao nhiệm vụ năm học mới cho thầy và trò ngôi trường này.

 

 

Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã giao nhiệm vụ năm học mới cho thầy và trò ngôi trường này.

Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã giao nhiệm vụ năm học mới cho thầy và trò ngôi trường này.

...và trao giấy khen cho các HS của trường đã đỗ thủ khoa ĐH.

…và trao giấy khen cho các HS của trường đã đỗ thủ khoa ĐH.

 

 

Lê Trường

 

 

Lê Trường

 

Lê Trường

 

Lê Trường

 

Lê Trường

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-637433/chu-tich-ubnd-tp-ha-noi-danh-trong-khai-giang-nam-hoc-moi.htm

22 triệu HS, SV khai giảng năm học mới

Posted: 05 Sep 2012 04:53 AM PDT

22 triệu HS, SV khai giảng năm học mới

* Kiên Giang: trao học bổng “Vì đàn em thân yêu” lần thứ 7

TTO – Hôm nay 5-9, nhiều trường học trên cả nước đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2012-2013. Theo Bộ GD-ĐT, năm học này có  trên 22 triệu học sinh, sinh viên, trong đó bậc giáo dục mầm non có hơn 4 triệu học sinh.

Chuẩn bị đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Học sinh lớp 6 trong buổi lễ khai giảng đầu tiên tại ngôi trường THCS Trưng Vương, Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh

Bậc giáo dục phổ thông có 15 triệu học sinh; trung cấp chuyên nghiệp có hơn 600.000 học sinh; bậc cao đẳng có 800.000 sinh viên và bậc đại học có 1,4 triệu sinh viên. Cả nước hiện có trên 40.000 trường học các cấp, với trên 1 triệu giáo viên mầm non và phổ thông, khoảng hơn 100.000 giảng viên thuộc các trường trung cấp chuyên nghiệp và ĐH-CĐ.

Năm học 2012-2013, Bộ GD-ĐT xác định là năm đầu tiên triển khai Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, tạo tiền đề cho việc thực hiện đề án đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện.

Cùng với mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, ngành GD-ĐT đặt ra yêu cầu cao hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc phổ thông và ĐH-CĐ, tăng cường các hoạt động giáo dục nhằm hướng đến việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho HS, SV, thí điểm triển khai đề án dạy học tiếng Anh ở lớp 5 và mở rộng việc thực hiện dạy học tiếng Anh ở các lớp 3, 4.

Đây cũng là năm học đặt ra nhiệm vụ trọng tâm đổi mới các trường sư phạm, thực hiện các giải pháp bồi dưỡng giáo viên nhằm khắc phục những bất cập trong nguồn nhân lực của ngành GD-ĐT.

Tại TP.HCM, những học sinh lớp 1 đã không giấu được sự phấn khởi và xúc động trong phần nghi thức đặc biệt không thể quên: đón học sinh lớp 1 ở các trường tiểu học. Những cô cậu học sinh xúng xính đồng phục mới cùng cô giáo chủ nhiệm đi giữa những tràng vỗ tay nồng nhiệt của các anh chị khối lớp lớn.

Lễ khai giảng ở nhiều trường trung học cũng xúc động không kém khi thầy và trò cùng ôn lại những thành quả trong năm học qua, tuyên dương những học sinh xuất sắc, khen ngợi những tập thể lớp đã có nỗ lực, đoàn kết phấn đấu học giỏi và chăm ngoan hơn. Lễ khai giảng ở nhiều trường THCS cũng rất ấn tượng với phần trò chơi vận động sau lễ khai giảng.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải thăm hỏi học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, quận Tân Bình, TP.HCM tại lễ khai giảng sáng 5-9 – Ảnh: Minh Đức

Học sinh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, quận Tân Bình, TP.HCM tham gia đóng góp công trình "Xây một trường học cho học sinh Trường Sa" ngay tại lễ khai giảng – Ảnh: Minh Đức

Cũng sáng nay, hàng triệu học sinh mầm non bắt đầu năm học mới. Hầu hết các trường tổ chức học bán trú ngay trong ngày khai giảng nên khác với không khí khai trường ở các trường phổ thông, lễ khai giảng ở trường mầm non diễn ra nhanh gọn hơn.

Lặng lẽ hơn và xúc cảm hơn cả, lễ khai giảng ở các trường chuyên biệt đầy ắp tình thương của các thầy cô dành cho các bạn khuyết tật. Tại TP.HCM, hơn 20 trường chuyên biệt cũng đã khai giảng vào ngày 5-9.

6g sáng, 320 học sinh khiếm thị ở Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu đã tập trung đông đủ ở sân trường dù đến 7g30 lễ khai giảng mới bắt đầu. Mỗi học sinh mang những chiếc áo trắng mới nhất của mình cùng quây quần chơi trò chơi. Trong khi đó, những HS mới lần đầu tiên đi học líu ríu nắm tay cha mẹ mình. Một năm học mới bắt đầu với vô vàn tình huống, câu chuyện ở những ngôi trường đặc biệt như thế này.

Tại Hà Nội, hơn 1,5 triệu học sinh các cấp học náo nức tới trường dự lễ khai giảng năm học mới. Lễ khai giảng ở Trường THCS Trưng Vương vinh dự được tiếp đón nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu và giáo sư Ngô Bảo Châu – học sinh cũ của trường.

Giáo sư Ngô Bảo Châu đã có buổi gặp gỡ, giao lưu với những học sinh yêu thích học toán của Trường Trưng Vương và trò chuyện cùng các thầy cô giáo cũ ngay sau buổi lễ khai trường.

Nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu đánh trống khai trường – Ảnh: Nguyễn Khánh

Giáo sư Ngô Bảo Châu được chào đón nồng nhiệt từ các thầy cô giáo và học sinh – Ảnh: Nguyễn Khánh

Sáng 5-9, các giáo viên, học sinh ở huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) tưng bừng tổ chức khai giảng năm học mới 2012-2013. Lãnh đạo UBND thị trấn Trường Sa đã đến dự, tặng giấy khen cho các học sinh đạt thành tích cao trong năm học trước, đồng thời động viên thầy cô giáo và các cháu dạy tốt, học tốt trong năm học mới.

Trước đó, Trường tiểu học thị trấn Trường Sa đã tựu trường và ôn tập, học tập từ ngày 15-7.

Cũng vào lúc 7g sáng 5-9, Trường tiểu học xã đảo Song Tử Tây đã khai giảng năm học mới. Ông Lê Tuấn Tứ, giám đốc Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh Khánh Hòa, cho biết sở tiếp tục chỉ đạo và tăng cường hỗ trợ để việc dạy và học tại huyện Trường Sa đạt kết quả cao trong năm học 2012-2013.

"Năm nay, Sở Giáo dục - đào tạo Khánh Hòa chuẩn bị về mọi mặt, nhất là công tác tuyển dụng giáo viên, để năm học 2013-2014 sẽ tổ chức dạy chương trình bậc THCS tại Trường Sa. Các học sinh tốt nghiệp tiểu học sẽ học ngay tại đảo, không phải về đất liền như trước nay", ông Tứ cho biết.

Tại Kiên Giang, nhân dịp lễ khai giảng năm học 2012-2013 của Trường THPT Nguyễn Trung Trực (TP Rạch Giá, Kiên Giang) sáng 5-9, các cựu học sinh Nguyễn Trung Trực (nhóm TLW và nhóm Úc Châu) kết hợp cùng báo Tuổi Trẻ tiến hành trao học bổng "Vì đàn em thân yêu" lần thứ 7. Nhận học bổng là những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng chuyên cần học giỏi và có hạnh kiểm tốt.

Tổng số học bổng là 50 suất trị giá trên 130 triệu đồng, trong đó có 10 suất 6 triệu đồng dành cho các em học sinh mới đậu đại học. 5 suất học bổng 5 triệu đồng dành cho 5 sinh viên học năm thứ hai có hoàn cảnh khó khăn, học khá, giỏi. 15 suất 1,5 triệu đồng dành cho các em học sinh lớp 12, 11, 10 có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi, học khá giỏi. Còn lại 20 suất 1 triệu đồng dành cho các em có hoàn cảnh khó khăn, ham học.

Trong buổi lễ trao học bổng, nhóm cựu học sinh Trường Nguyễn Trung Trực còn tặng năm laptop và quà cho các em học sinh, sinh viên.

Đại diện nhóm cựu học sinh Trường Nguyễn Trung Trực trao học bổng cho các em học sinh Trường THPT Nguyễn Trung Trực (TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) – Ảnh: Tấn Thái

PHÚC ĐIỀN – LƯU TRANG – DUY THANH – TẤN THÁI – VĨNH HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/510082/22-trieu-HS-SV-khai-giang-nam-hoc-moi.html

Nhiều trường hoãn khai giảng vì trời mưa

Posted: 05 Sep 2012 04:53 AM PDT

Sáng sớm ngày 5/9, theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, tại nhiều trường ở TP Đồng Hới (Quảng Bình) như: Trường THPT Đào Duy Từ, Trường THPT chuyên Quảng Bình, Trường THCS Đồng Phú…, học sinh (HS) phải đội mưa đi dự lễ khai giảng. Tuy nhiên, lễ khai giảng tại những ngôi trường này đã phải hoãn lại do trời mưa quá to.

Do

Tại trường THCS Đồng Phú, dù đã chuẩn bị chu đáo cho lễ khai giảng năm học mới 2012 - 2013 nhưng do trời mưa nên chưa thể tổ chức được. Nhiều HS vẫn vui chơi dưới mưa ở cổng trường, phụ huynh cũng phải đội áo mưa chờ con. Trường THPT Đào Duy Từ – ngôi trường có bề dày truyền thống hàng chục năm cũng như thành tích tốt trong dạy và học cũng phải hoãn buổi lễ khai giảng do trời mưa to.

Do

Với bộ áo quần ướt đẫm, em Nguyễn Văn Quang – HS lớp 11B1 run rẩy vì mưa lạnh cho biết: “Mấy hôm nay em háo hức đợi đến ngày khai giảng năm học mới nhưng đến sáng nay TP Đồng Hới xuất hiện mưa lớn nên buổi lễ bị hoãn lại. Hy vọng trời sẽ sớm bình thường trở lại để buổi lễ được tổ chức bình thường”.

Du trời mưa to nhưng nhiều học sinh ở Quảng Bình vẫn đội mưa đi khai giảng.

Năm học 2012 – 2013, toàn tỉnh Quảng Bình có 615 trường và cơ sở giáo dục gồm: 180 trường và cơ sở GDMN; 209 trường tiểu học (trong đó, có 3 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, 1 trường ngoài công lập); 148 trường THCS; 17 trường Tiểu học và THCS; 27 trường THPT (trong đó, có 24 trường THPT, 1 trường THPT Chuyên, 1 trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh, 1 trường THPT kỹ thuật); 5 trường THCS và THPT; 6 TTKTTH-HN; 1 TTGDTX tỉnh và 7 TTGDTX huyện, thành phố; 1 trường đại học, 3 trường TCCN; 4 Trung tâm ngoại ngữ, 3 Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học và 3 trung tâm Tin học.


Sáng nay, do trời mưa lớn nên nhiều trường trên địa bàn tỉnh

Đ. Đức - Đ. Tài

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-637425/nhieu-truong-hoan-khai-giang-vi-troi-mua.htm

Chuẩn bị đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Posted: 04 Sep 2012 11:50 PM PDT

Năm học 2012-2013:

Chuẩn bị đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

TT - Nhân khai giảng năm học mới 2012-2013, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo Phạm Vũ Luận đã dành cho báo Tuổi Trẻ cuộc trao đổi về những định hướng lớn nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Cũng như giải pháp khắc phục những khuyết điểm, yếu kém và các vấn đề nổi cộm của ngành gây bức xúc cho xã hội trong thời gian qua.

Niềm vui của học sinh Trường THCS Lê Văn Hưu (huyện Nhà Bè, TP.HCM) trong ngày khai giảng năm học mới sáng 4-9 -Ảnh: như hùng


Việc triển khai đề án đổi mới giáo dục và lộ trình thực hiện tiếp theo, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết:

- Bộ GD-ĐT được giao chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế" để báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ, trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6 (khóa XI).

Đến nay, bộ đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương thành lập ban nghiên cứu, tổ biên tập xây dựng dự thảo đề án, giao Viện Khoa học giáo dục VN, một số trường ĐH, một số địa phương cùng nghiên cứu xây dựng. Ban soạn thảo đề án cũng đã tham vấn ý kiến của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của ngành; tham vấn ý kiến các bộ, ngành và một số địa phương, các chuyên gia trong và ngoài ngành, trong và ngoài nước… Hiện bản dự thảo đang được tiếp tục hoàn thiện để trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6.

* Vậy nội dung của đề án tập trung vào những vấn đề gì, thưa bộ trưởng?

- Dự thảo đề án tập trung phân tích các thành tựu và bất cập, yếu kém của giáo dục và đào tạo VN, xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan – nhất là đối với khuyết điểm, hạn chế của giáo dục – đào tạo. Đề án cố gắng lý giải, làm rõ các vấn đề: Một là, vì sao phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo VN. Hai là, những nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo, nội dung của đổi mới. Ba là, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện phải đạt được. Bốn là, nhiệm vụ, giải pháp triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo. Năm là, một số đề xuất, kiến nghị và một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau để trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương thảo luận.

* Trong năm học mới, những việc gì được Bộ GD-ĐT chú trọng nhằm tạo bước đệm cho việc thực hiện đề án đổi mới giáo dục?

- Năm học 2012-2013, Bộ GD-ĐT dự kiến hoàn thành điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường ĐH-CĐ giai đoạn 2011-2020 cho phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia 2011-2020. Bộ cũng đã thành lập Ban chỉ đạo đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015. Bộ đang tiếp tục triển khai các nghiên cứu cần thiết cho đề án "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015", dự kiến tháng 12 tới sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Trong năm học này, sẽ tiếp tục điều chỉnh, đổi mới một số nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, thi – kiểm tra – đánh giá ở các cấp học, bậc học theo hướng chú trọng năng lực sáng tạo, tự học, tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Bộ GD-ĐT cũng triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện các trường sư phạm, đặc biệt là các trường ĐH sư phạm trọng điểm đáp ứng yêu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao cho toàn ngành.

Cô giáo và học sinh Trường THCS Võ Trường Toản, Q.1, TP.HCM hân hoan trong ngày khai trường – Ảnh: TƯ TRUNG

* Trong năm học này, đổi mới phương pháp dạy học – đánh giá có phải là vấn đề được xem là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông?

- Năm học trước, bộ đã thực hiện điều chỉnh, xử lý những bất hợp lý trong nội dung dạy học theo hướng tinh giản, tích hợp các môn học nhằm giảm tải cho học sinh, phù hợp với thời lượng dạy học, điều kiện thực tế các nhà trường. Nhờ vậy đã khắc phục một bước tình trạng nội dung giảng dạy vượt quá khả năng nhận thức của học sinh, sự trùng lặp giữa các môn, giữa các lớp trong cùng môn ở tất cả các môn học, tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém. Đây cũng là việc sẽ tiếp tục được thực hiện trong năm học mới trên cơ sở rút kinh nghiệm năm học trước.

Bộ GD-ĐT sẽ mở rộng diện thí điểm áp dụng phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột của Pháp'', tăng cơ hội cho học sinh tự thực hành, thí nghiệm tìm ra giải đáp về kiến thức, đồng thời mở rộng sử dụng chương trình dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1 của trung tâm công nghệ giáo dục ở vùng khó khăn, có học sinh dân tộc thiểu số. Bộ cũng chỉ đạo các trường lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, nội dung giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương vào bài học chính khóa và các hoạt động giáo dục trong nhà trường, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ vừa dạy chữ vừa dạy người.

* Nhìn lại năm học vừa qua, không ít người tỏ ra lo lắng cho chất lượng giáo dục phổ thông khi việc đánh giá thi cử ở nhiều nơi còn chưa thực chất. Năm học mới Bộ GD-ĐT có động thái tích cực nào để khắc phục bất cập trong thi cử, khôi phục niềm tin của xã hội?

- Việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ phải song song với đổi mới đánh giá, đánh giá học sinh trong cả quá trình học tập, quan tâm đến tiến bộ của các em. Kỳ thi tốt nghiệp THPT được duy trì đổi mới theo hướng nâng cao trách nhiệm của các cơ sở GD-ĐT, đổi mới cách ra đề thi. Các môn tự luận ở kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh ĐH-CĐ tiếp tục ra theo hướng mở, phát huy tính sáng tạo, khả năng tổng hợp kiến thức của học sinh, gắn với các vấn đề thời sự của đất nước và thế giới, qua đó tác động lại việc đổi mới phương pháp dạy học.

Hiện tại, bộ đang tổ chức chấm thanh tra bài thi của một số phòng thi, hội đồng thi một số địa phương có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp tăng đột biến. Kết quả chấm thanh tra không làm thay đổi kết quả tốt nghiệp của học sinh, song là căn cứ để bộ làm việc với lãnh đạo UBND các địa phương về trách nhiệm của các cấp quản lý.

Bộ GD-ĐT cũng đang triển khai đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên để đổi mới căn bản về mục tiêu trường chuyên: không chỉ là nơi phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu trên cơ sở giáo dục chất lượng cao mà còn là mô hình hướng tới của các trường THPT đại trà về phương thức hoạt động, đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất. Bộ sẽ tiếp tục đổi mới tổ chức thi học sinh giỏi quốc gia, bồi dưỡng đội tuyển Olympic dự thi khu vực và quốc tế theo hướng tách bạch công tác quản lý nhà nước ra khỏi hoạt động quản lý thi, phối hợp với các hiệp hội chuyên môn (toán, vật lý, lịch sử) đổi mới công tác ra đề thi, bồi dưỡng học sinh giỏi sát với yêu cầu của các kỳ thi khu vực và quốc tế như thi nói môn ngoại ngữ, thi thực hành với các môn vật lý, hóa học, sinh học…

VĨNH HÀ – NGỌC HÀ thực hiện

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

Rèn luyện cho học sinh tính tự học, tự lập

Hôm nay 5-9, các trường học trên cả nước tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2012-2013. Năm học 2012-2013, Bộ GD-ĐT xác định là năm đầu tiên triển khai Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, tạo tiền đề cho việc thực hiện đề án đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện.

* Trước đó sáng 4-9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cùng Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã đến dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM). Tại đây, Thủ tướng nhận định: giáo dục và đào tạo vẫn còn bất cập yếu kém. Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội, chưa thật sự gắn được yêu cầu xã hội, giáo dục kiến thức xã hội, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng thực hành còn kém, chưa phát huy khả năng tự lập, tính chủ động của người học.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: từng trường cần quan tâm xây dựng tập thể sư phạm ngày càng vững mạnh về mọi mặt, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, chăm lo xây dựng đội ngũ quản lý. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, thực hiện dạy chữ gắn liền với dạy người, quan tâm rèn luyện tính tự học, tính tự lập, tích cực, chủ động, tạo thói quen nghiên cứu, ý chí phấn đấu vươn lên và khát vọng cống hiến cho học sinh.

* Ngày 4-9 bà Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch nước, cũng đã tới dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình vào đúng dịp trường này kỷ niệm 30 năm thành lập. Bà Nguyễn Thị Doan nhắc nhở thầy trò trường chuyên "Phát triển năng khiếu phải trên cơ sở đảm bảo giáo dục toàn diện, gắn học với hành, nhà trường gắn liền với thực tiễn xã hội".

Thầy trò của ngôi trường hơn trăm tuổi – Trường THPT Chu Văn An cũng trang trọng tổ chức lễ khai trường ngày 4-9. Tới dự có Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc đề nghị nhà trường tiếp tục nỗ lực để giữ vững truyền thống của ngôi trường đại diện cho giáo dục thủ đô cả trong giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn.

VĨNH HÀ – PHÚC ĐIỀN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/510003/Chuan-bi-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc.html

Những ước mơ giản dị

Posted: 04 Sep 2012 11:50 PM PDT

Có những điều hết sức bình thường nhưng lại là niềm khao khát, mong chờ của các bậc phụ huynh, giáo viên và HS cho năm học mới.

Những ước mơ giản dị 1
Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Trẻ không sợ đến trường

"Hai năm trước, con tôi 3 tuổi và vào học mầm non. Trong một tuần đầu, cháu rất sợ đi học, nhiều lúc tôi phải thúc ép. Có hôm, giữa khuya cháu đang ngủ bỗng la lên: "Cô ơi đừng đánh con!". Từ đó tôi không cho cháu đi học. Mãi đến nay, tôi mới cho cháu vào học lớp lá. Tôi hy vọng trong năm học mới này, những trẻ mầm non đừng bao giờ sợ đến trường và gặp giấc mơ như con tôi. Mong rằng thầy cô giáo luôn thương yêu học trò, giúp các em thích thú mỗi khi đến trường".

Trần Như Thục
Phụ huynh tại Biên Hòa, Đồng Nai

Không còn tiêu cực

"Tôi thấy rằng bệnh thành tích và tiêu cực trong giáo dục vẫn còn. Trong năm học mới, tôi hy vọng mọi thành viên trong ngành hãy cùng chung tay, mạnh dạn chống và xóa bỏ tiêu cực. Mặt khác, tôi cũng mong các cấp lãnh đạo cần mạnh tay với tiêu cực, mở lòng đón nhận những người dám đứng lên chống tiêu cực, không bao che, tư lợi".

Võ Thị Thanh Hải
Giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.2, TP.HCM

Tự chủ nhiều hơn trong học tập

"Tôi mong mỏi HS sẽ được giao quyền tự chủ nhiều hơn trong học tập, chứ không phải cầm tay chỉ việc hay giảng dạy theo cách giáo dục như nhiều năm qua. Ở đó, người thầy chỉ giữ vai trò hướng dẫn, các hoạt động học tập đều do HS làm chủ. Để từ đó, các em ý thức được việc học có vai trò như thế nào với bản thân mình để sống có trách nhiệm".

Trần Tấn Tài
Phó phòng Giáo dục Q.5, TP.HCM

Giáo dục đạo đức phải đặt lên hàng đầu

"Trong vài năm trở lại đây, tình trạng bạo lực học đường xảy ra liên tục. Đồng thời, tình cảm, quan hệ thầy trò cũng có sự rạn nứt ở một bộ phận nào đó. Điều đó chứng tỏ chúng ta chưa thực sự đạt hiệu quả trong giáo dục đạo đức HS. Tôi hy vọng trong năm học này sẽ không còn tình trạng bạo lực học đường. Để làm được điều đó, cần đặt vấn đề giáo dục đạo đức ngang hàng hoặc quan trọng hơn cả việc dạy chữ".

Lê Thị Thúy Hồng
Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Khuyến

Có môi trường học đường thân thiện

"Em mong rằng, trong năm học này, ngoài việc cố gắng học tập tốt, bạn bè cần tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp, tình cảm thân thương, chân thành. Em cũng mong rằng, mỗi HS chúng em đều sẽ biết giúp nhau học tập, tiến bộ, không ganh đua, ghen ghét hoặc hiềm khích; tạo dựng được một môi trường học đường thân thiện, gần gũi".

Thảo Vy
HS lớp 11A2 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong,  Q.5, TP.HCM

Minh Luân (ghi)

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120905/Nhung-uoc-mo-gian-di.aspx

Anh em mồ côi với nỗi lo tiền nhập học

Posted: 04 Sep 2012 11:49 PM PDT

Tai họa ập xuống

 

Hai anh em Quân và Vương ngụ ở tổ 11, khu vực 2, phường Nhơn Bình (TP Quy Nhơn). Ngôi nhà khá ngăn nắp là tài sản vô giá cuối cùng mà cha mẹ là ông Nguyễn Tấn Ngọ (59 tuổi) và bà Phạm Thị Thu Tâm (48 tuổi) để lại cho hai con sau vụ tai nạn giao thông oan nghiệt hồi đầu tháng bảy vừa qua.

 

Ngôi nhà thật vắng lặng, giữa gian chính ngôi nhà là bàn thờ cha và mẹ hai em. Thắp nén nhang lên bàn thờ cha mẹ, hai anh em Quân chỉ biết ngậm ngùi chua xót cho số phận mình, thương cha mẹ đã ra đi quá sớm.

 

Hai anh em Quân và Vương bên di ảnh bố mẹ đã mất do tai nạn giao thông.

Theo lời kể của người thân, tối ngày 7/7, hai vợ chồng ông Ngọ bà Tâm chở nhau đi xe máy đi làm từ nhà ra. Tuy nhiên, cả 2 vợ chồng vừa lên xe đi được một đoạn khoảng vài trăm mét thì gặp tại nạn do xe máy phía sau tông vào trong khi đang sang đường. Vụ tai nạn khiến ông Ngọ tử vong tại chỗ, còn bà Tâm bị thương nặng được mọi người đưa đi bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu. Do chấn thương qua nặng, bà Tâm đã mất sau 9 ngày cấp cứu.

 

Anh em Quân cùng bà ngoại ngậm ngùi kể lại sự việc.

Bà Nguyễn Thị Ký (71 tuổi) – bà ngoại 2 em ngậm ngùi tâm sự: "Thật tội hai đứa cháu, cha mẹ mất chẳng còn ai để lo cho ăn học. Bây giờ tôi già cả chẳng thể lo cho các cháu. Tôi chỉ mong được nhà nước, địa phương tạo điều kiện giúp đỡ để các cháu tiếp tục được đi học".

 

Đường đến trường gập ghềnh

 

Khi cha mẹ còn sống, thương bố mẹ vất vả kiếm tiền cho ăn học nên hai anh em Quân và Vương luôn cố gắng học tập. Trong những năm học vừa qua, cả hai anh em đều là học sinh khá giỏi. Riêng Vương năm lớp 9 em còn đạt giải khuyến khích môn Hóa học cấp thành phố.

 

Đặc biệt, trong kỳ thi tuyển sinh đại học đợt 1 vừa qua, người anh Nguyễn Như Quân đã thi đỗ vào Trường ĐH Mở TPHCM với số điểm cao. Còn trong đợt thi thứ 2, ba mất, mẹ lúc đó đang nguy kịch nên Quân đã bỏ thi.

Bây giờ, trước mắt hai em là chặng đường dài thật gian nan khi không còn cha mẹ. Đặc biệt, trước thềm năm học mới với nhiều khoản tiền đóng góp, nhập học mà hai anh em chưa biết xoay xở thế nào.

Trong khi đó, phía đàng nội ở quê, ông bà nội mất từ lâu, chú bác rất khó khăn. Còn phía ngoại, ông bà ngoại đã ngoài 70 tuổi, các dì em mẹ cũng khó khăn nên có lo cũng chỉ được phần nào.

Hai anh em Quân luôn nỗ lực học tập.

Chị Phạm Thị Thu Hà - người em kế bà Tâm nói trong ngậm ngùi: "Nhà có 4 chị em, chị ấy là đầu, tôi là dì các cháu, vì gia đình cũng khó khăn lại còn phải nuôi con nhỏ nên mấy chị em tôi có giúp cũng chỉ lo được bữa ăn chứ nuôi các cháu ăn học là không thể. Tôi chỉ mong chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm giúp đỡ các cháu trong lúc hoạn nạn".

 

Bà Trần Thị Bích Hợp, Phó chủ tịch Hội khuyến học UBND phường Nhơn Bình cho biết: "Do bố mẹ bị tai nạn mất nên hoàn cảnh của 2 em thật sự là khó khăn. Hiện chúng tôi đang xem xét đề xuất lên Hội khuyến học TP Quy Nhơn hỗ trợ các em".

 

Trước mắt hai anh em Quân và Vương là năm học mới đã đến nhưng các em chỉ biết nhờ cả vào người thân, bà con hàng xóm nên nguy cơ phải nghỉ học của Quân và Vương là rất lớn.

 

 Doãn Công

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-637301/anh-em-mo-coi-voi-noi-lo-tien-nhap-hoc.htm

Hơn 20 triệu HS, SV bước vào năm học mới

Posted: 04 Sep 2012 11:48 PM PDT

Theo dự báo của của Bộ GD-ĐT, năm học mới 2012-2013 có hơn 4 triệu trẻ mầm non, 15 triệu học sinh (HS) phổ thông các cấp, hơn 610.000 HS trung cấp chuyên nghiệp và hơn 2 triệu sinh viên (SV) đại học, cao đẳng.

Cô và trò Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội trong lễ khai giảng
Cô và trò Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội trong lễ khai giảng năm học mới. (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Năm học này cũng là năm học toàn ngành tổ chức quán triệt thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. Đây cũng là năm học đầu tiên thực hiện Luật Giáo dục Đại học mới được Quốc hội thông qua.Toàn ngành sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo" và đẩy mạnh, phát huy những kết quả đã đạt được của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; chú trọng các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học; Tăng cường giáo dục đạo đức, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, ý thức trách nhiệm công dân, rèn luyện kỹ năng sống cho HS, SV.

Năm học mới cũng sẽ đẩy mạnh đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường phân công, phân cấp, tăng quyền tự chủ gắn với nâng cao trách nhiệm trong quản lý giáo dục các cấp. Huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư và phát triển giáo dục, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với HS, SV giỏi, nghèo, khuyết tật, con em gia đình có công với cách mạng, dân tộc thiểu số, giáo viên công tác ở những vùng khó khăn.

Bên cạnh đó, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, trong đó, chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức và năng lực sư phạm cho đội ngũ thầy, cô giáo; Triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện các trường sư phạm, đặc biệt là các trường đại học sư phạm trọng điểm nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao cho toàn ngành.

Trước thềm năm học mới, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo để trao đổi những giải pháp nhắm chấn chỉnh những bức xúc của xã hội đối với các vấn đề lạm thu, dạy thêm học thêm, quá tải… Thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường thanh tra giám sát, ban hành các quy định chặt chẽ để tiến tới xóa bỏ những bức xúc này.

Trong năm học này Bộ GD-ĐT sẽ triển khai thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại 1447 trường trên tinh thần tự nguyện. Các trường được lựa chọn thí điểm sẽ tập trung đổi mới hoạt động sư phạm, chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của HS; đổi mới kiểm tra, đánh giá HS, chú trọng tự đánh giá vì sự tiến bộ trong quá trình học tập. Các trường tham gia thí điểm là những trường thực hiện mô hình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.Theo mô hình này, mỗi trường và giáo viên phải căn cứ vào nội dung của sách giáo khoa (SGK) hiện hành để viết lại SGK trong đó hướng dẫn luôn cách học. Với tài liệu này, HS có thể tự học, tự vận dụng kiến thức vào trong đời sống thực tế, gắn kết nhà trường với cộng đồng.

Cũng trong năm học này, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai thí điểm phương pháp "bàn tay nặn bột” đối với các trường tiểu học và cả THCS tại cả 63 tỉnh, thành trên toàn quốc. Đây là phương pháp dạy hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm. HS chia nhóm để tự làm, tự trao đổi, nghiên cứu, quan sát để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề trong cuộc sống. Người thầy chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn…

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thì để làm được những công việc to lớn này, toàn thể thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục cùng đội ngũ HS, SV phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ Nghị quyết của Đảng để tạo nên sự đồng thuận và quyết tâm phấn đấu cao, chủ động sáng tạo trong hoạt động chuyên môn và chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương các chính sách và cơ chế phù hợp để phát triển GD-ĐT

Nhân dịp năm học mới, vào ngày 31/8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có thư gửi các cán bộ, giáo viên, các bậc phụ huynh và HS, SV cả nước. Trong thư, Chủ tịch nước đã đánh giá cao nỗ lực của ngành GD-ĐT, đặc biệt là các thầy cô giáo tâm huyết, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp trồng người và cố gắng của các em HS, SV vượt lên hoàn cảnh khó khăn để học tập tốt.

Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh: "Năm học 2012-2013 có ý nghĩa quan trọng, là năm học đầu tiên triển khai thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. Ngành GD-ĐT cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia của toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục, nhất là giáo dục ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục; tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc như dạy thêm học thêm không đúng quy định, hiện tượng lạm thu, thiếu trung thực trong thi cử, bạo lực học đường, vi phạm đạo đức nhà giáo…".

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-637240/hon-20-trieu-hs-sv-buoc-vao-nam-hoc-moi.htm

Những trăn trở đầu năm học mới

Posted: 04 Sep 2012 11:48 PM PDT

Hôm nay 5.9, học sinh (HS) trên cả nước chính thức làm lễ khai giảng năm học mới.

Cấm dạy thêm triệt để

UBND TP.HCM đã chính thức ban hành quy định về mức học phí mới cũng như chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của TP. Mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục hướng nghiệp công lập ở địa bàn thành thị (các phường, thị trấn) là 40.000 đồng/HS/tháng và ở nông thôn (các xã) là 20.000 đồng/HS/tháng. HS theo học nghề THPT, học nghề THCS tại các cơ sở giáo dục công lập ở địa bàn thành thị: 40.000 đồng/HS/năm học, ở nông thôn: 20.000 đồng/HS/năm học.

Lớp HS đầu tiên của Trường THPT Trần Văn Giàu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM trong niềm vui ngày khánh thành trường
Lớp HS đầu tiên của Trường THPT Trần Văn Giàu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM trong niềm vui
ngày khánh thành trường – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tự quyết định mức thu học phí trên cơ sở tính toán các khoản chi phí đủ đáp ứng cho việc dạy và học; phải thông báo công khai mức học phí cho từng năm học.

Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: "Ngay sau ngày khai giảng, Sở sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy định dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT bắt đầu thực hiện từ năm học này". Việc dạy thêm phải phù hợp với yêu cầu kèm cặp HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi. Trách nhiệm và công việc cụ thể sẽ được giao về cho các trường. Sở sẽ thực hiện rốt ráo, triệt để cấm dạy thêm học thêm đối với bậc tiểu học. Trước hiện tượng giáo viên lớp 1 thường la mắng những HS chưa biết viết diễn ra trong nhiều năm qua, ông Chương khẳng định: "Sở sẽ xử lý một cách nghiêm túc, nếu có trường hợp nào phản ánh đến báo, Sở cho người xuống làm việc ngay trong vài giờ đồng hồ hoặc phản ánh theo các cấp quản lý".

Lo thiếu trường và giáo viên

Mầm non là bậc học đang gặp nhiều khó khăn nhất ở ĐBSCL. Hiện tại khu vực này vẫn còn trên 145 xã chưa có trường mầm non độc lập, nhiều lớp học phải dựng tạm bợ, dựng nhờ trên đất của người dân. Chẳng hạn tỉnh Hậu Giang hiện còn 9 xã chưa có trường mầm non. Hầu hết trường mầm non ở các huyện vùng ven TP.Cần Thơ đều phải mượn nhà thông tin, nhà dân, trường tiểu học làm phòng học. Cả khu vực vẫn còn thiếu khoảng 2.284 giáo viên mầm non,  còn 15% giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo.

Tính chung các bậc học, cả khu vực hiện còn 769 phòng học tạm và 3.316 phòng học nhờ.

Không đủ chỗ bán trú

Vấn đề nhiều phụ huynh quan tâm trong năm học mới là tình hình bán trú của HS tiểu học. Rất nhiều trường tiểu học trên địa bàn Đà Nẵng đã không tổ chức bán trú đối với HS lớp 1, 2, 3…

Thành phố có quy định nghiêm nhặt về các khoản thu nhưng nhiều trường vẫn cố tình lách luật. Bên cạnh các trường tuân thủ quy định, nhiều trường vẫn thản nhiên thu quỹ phụ huynh lớp, quỹ phụ huynh trường, quỹ vệ sinh… Ông Lê Trung Chinh, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, khẳng định: "Đây là năm học mà quy định cấm lạm thu ở các trường học trên địa bàn Đà Nẵng tiến hành hết sức nghiêm, nếu các trường vi phạm sẽ bị xử lý nặng". Bên cạnh đó, để giảm áp lực cho phụ huynh, Sở đang kiến nghị bỏ rất nhiều khoản thu khác.

Trường lớp xuống cấp, HS bỏ học

Tình trạng trường lớp xuống cấp, nhất là tại các xã vùng cao là một trong những vấn đề khiến người dân Bình Định quan tâm, lo lắng. Trong năm học này, Trường tiểu học An Dũng (tại thôn 2, xã An Dũng, H.An Lão) vẫn phải tiếp tục mượn thêm Nhà văn hóa thôn 2 để làm nơi giảng dạy vì cơ sở chính chỉ có 2 phòng học.

Sở GD-ĐT Quảng Ngãi cũng lo thiếu phòng học, nhất là bậc học mầm non ở các huyện miền núi. Ông Đỗ Minh Lâm, Phó chủ tịch UBND H.Tây Trà, cho hay toàn huyện có 9 trường mẫu giáo với hơn 1.500 cháu nhưng đến thời điểm này chỉ có 2 trường mẫu giáo ở xã Trà Trung và Trà Thanh đủ phòng học.

Theo tính toán, giai đoạn 2012 – 2015, tỉnh Quảng Ngãi cần trên 5.450 phòng học. Về việc dạy thêm, học thêm, lãnh đạo Sở GD-ĐT Quảng Ngãi khẳng định kiên quyết xử lý các sai phạm về dạy thêm, đơn vị nào có cá nhân sai phạm thì cá nhân và thủ trưởng đơn vị đó bị xử lý theo quy định.

Ông Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Sở GD-ĐT Gia Lai, cho biết: "Hiện nhiều lớp mầm non ở vùng xa, vùng sâu vẫn phải mượn nhà sinh hoạt của thôn, làng để học; nhiều phòng học chưa đạt chuẩn. Theo khảo sát, toàn tỉnh Gia Lai vẫn còn thiếu đến 500 phòng học, trong đó có nhiều phòng học chưa đạt chuẩn cần thay thế".

Lãnh đạo Sở GD-ĐT Đắk Nông yêu cầu các trường học thông báo công khai bằng văn bản tới phụ huynh HS các khoản thu và chi từ đóng góp phụ huynh. Sở cũng yêu cầu các trường không được thu gộp nhiều khoản vào đầu năm học; thực hiện công khai mức thu học phí theo quy định; tất cả các khoản thu tự nguyện phải được sự đồng ý của tất cả phụ huynh HS.

Việc ngăn chặn HS bỏ học cũng là vấn đề của ngành giáo dục khu vực này. Năm học vừa qua, toàn tỉnh Quảng Ngãi có đến 2.350 HS bỏ học, trong đó nhiều nhất là bậc THPT với 1.564 HS, chiếm tỷ lệ hơn 3%. Ông Thái Văn Đồng, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi, cho rằng một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm học mới là tăng cường các giải pháp khắc phục HS ngồi sai lớp, giảm tỷ lệ HS yếu kém và ngăn chặn tình trạng HS bỏ học.

Thanh NIên

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120905/Nhung-tran-tro-dau-nam-hoc-moi.aspx

Các trường đại học ngoài công lập: Đi tìm mô hình phát triển (kỳ 2)

Posted: 04 Sep 2012 11:47 PM PDT

Kỳ 2 : Sự đầu tư đúng đắn

(GDTĐ) – Hệ thống ĐH NCL không phải tất cả đều làm giáo dục theo kiểu… ăn xổi ở thì, và rồi sống trong ngắc ngoải khi càng ngày, người học càng sáng suốt hơn trong lựa chọn. Thực tế,  hệ thống NCL vẫn còn đó không ít mô hình ĐH  lành mạnh, khỏe khoắn. Thành công của những mô hình này xuất phát từ quan niệm và hướng đầu tư đúng đắn, như GS.VS Cao Văn Phường – Hiệu trưởng Trường ĐH Bình Dương tâm niệm: Làm giáo dục không được ăn xổi ở thì; làm có lãi nhưng không phải để hốt bạc tư túi; lợi nhuận cần ưu tiên cho đầu tư phát triển.

Trong lúc nhiều trường ĐH NCL tìm đủ chiêu PR, tiếp thị nhưng vẫn không đủ chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm thì Trường ĐH Bình Dương (năm nay tròn 15 tuổi) vẫn thong dong tuyển sinh với đầu vào tốt. Năm học vừa qua  trường tuyển sinh đạt 95% chỉ tiêu các hệ. Trong đó Cao học tuyển được 150 học viên, hệ ĐH chính quy tuyển được 2.350 SV, hệ TCCN 798 SV, hệ đào tạo không chính quy có 1.039 SV. Hình thức đào tạo rất phong phú: Đào tạo chính quy tập trung; Đào tạo không chính quy hệ vừa làm vừa học; Văn bằng hai; Đào tạo từ xa qua phát thanh, truyền hình, mạng Internet, đào tạo trực tuyến tại 30 cơ sở tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra trường có mối quan hệ với 15 trường ĐH, Viện nghiên cứu các nước và có chương trình du học tại các trường liên kết như: Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Thái Lan, Lào… ĐH Bình Dương có mô hình ký túc xá phối hợp "ba nhà" ngay cả trường công cũng nằm mơ: đáp ứng gần 5000 nhu cầu an cư cho SV. Một trong những nguyên nhân để ĐH Bình Dương thành công là do nhà trường đã đặc biệt quan tâm đến việc ưu tiên lợi nhuận cho đầu tư phát triển. Hằng năm nhà trường trích trên 20% tổng thu dành cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; đến nay nhà trường đã đầu tư tổng giá trị là 368.562.226.653 đồng (theo đánh giá của Công ty Cổ phần thẩm định giá Đông Á vào tháng 12 năm 2011) cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong đó bao gồm 162 phòng học với sức chứa 7.507 SV/ca học; 17 phòng thí nghiệm thực hành các môn chuyên ngành; 10 phòng máy với 500 máy tính; 1 nhà thi đấu đa năng; 2 thư viện; 1 nhà hát sinh viên… Tổng diện tích xây dựng hiện có 37.000 m2, bao gồm 4 cơ sở và chi nhánh Cà Mau. Việc đầu tư xây dựng đội ngũ nhà giáo cũng được nhà trường rất quan tâm. Từ chính sách thu hút và có sự đầu tư tốt, trường đã xây dựng được đội ngũ giảng viên có chức danh, học vị cao, có năng lực và tâm huyết. Trường có 950 cán bộ khoa học đang làm việc tại các khoa, phòng ban, trung tâm, viện nghiên cứu, phân hiệu. Trong đó cán bộ cơ hữu là 360 người, có 6GS, 40 PGS, 52 TS, 130 ThS…


SV ĐH Bình Dương trong phòng thí nghiệm

Suốt 23 năm nay kể từ ngày thành lập, Trường ĐH Thăng Long – Hà Nội (trường ĐH ngoài công lập đầu tiên của nước ta) vẫn phát triển vững chắc, cho dù là trường phi lợi nhuận. Trường không chạy theo số lượng tuyển sinh đầu vào để tăng nguồn thu học phí. Trường đào tạo dựa trên năng lực cơ sở vật chất hiện có và năng lực thực chất của đội ngũ CB-GV, không chạy theo đào tạo ngành nghề "hot" mà đào tạo theo nhu cầu xã hội. Cơ sở vật chất hiện nay của trường được đánh giá thuộc loại khang trang hiện đại tốp đầu trong làng ĐH – CĐ ngoài công lập ở Hà Nội. ĐH Thăng Long cũng nằm trong tốp đầu các trường ĐH ngoài công lập cả nước về cả số lượng lẫn chất lượng đội ngũ CB – GV cơ hữu với 155 người (12 GS; 5 PGS; 8 TS và 88 ThS). Tuỳ theo mục tiêu phát triển từng giai đoạn, nhà trường dành 40 – 80% các nguồn thu để tái đầu tư xây dựng CSVC, đội ngũ CB – GV, nội dung – chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH).

Thành lập 11/2004, Trường Cao đẳng Tư thục Công nghệ Thành Đô, nay là Trường Đại học Thành Đô – trường CĐ, ĐH tư đầu tiên ở Việt Nam –  có sự phát triển nhanh và khá vững chắc. Quy mô đào tạo của trường hiện nay là 8000 sinh viên, tăng 17 lần so với năm đầu thành lập. Toạ lạc tại Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội, trường có 10 ha diện tích đất, đã đầu tư xây dựng 32.364 m2 hội trường, giảng đường, phòng học các loại trong đó có 214 phòng học, 1.564 m2 cho Thư viện và Trung tâm học liệu; 4.840 m2 cho 48 phòng thí nghiệm, thực hành. Chỉ riêng 2 tòa nhà học cao 7 tầng với diện tích sàn một nhà là 1200 m2 đã có 130 phòng học khang trang. Trường đang tiếp tục đầu tư xây dựng tòa nhà làm việc 9 tầng với 1200 m2 mặt sàn với đầy đủ công năng, 2 khu lớp học 7 tầng với 130 phòng học và phòng thí nghiệm thực hành dự kiến đầu năm 2014 sẽ đưa vào sử dụng. Trường có 635 máy tính phục vụ học tập với hệ số bình quân khoảng 12 Sinh viên/1 máy tính. Trường đã lập mạng có tên miền riêng. Về chuyên ngành đào tạo, Nhà trường hiện có 10 Khoa chuyên ngành đã và đang đào tạo 14 ngành Đại học, 15 ngành Cao đẳng với hệ liên thông Cao đẳng – Đại học và Trung cấp – Cao đẳng có số ngành tương ứng. Trường còn được Tổng cục dạy nghề cho phép đào tạo 6 nghề Cao đẳng chính quy với đầu vào xét tuyển và sau khi tốt nghiệp sinh viên được phép học liên thông lên đại học. Trường hiện có 32 PGS TS, Tiến sĩ Khoa học và Tiến sĩ, 79 Thạc sĩ, hàng năm nhà trường liên tục cử giảng viên đi học tập nâng cao trình độ và phấn đấu đến năm 2014 đảm bảo 100 %  số giảng viên lên lớp giảng dạy sẽ đạt trình độ từ thạc sĩ trở lên. Trường Đại học Thành Đô đã có trên 11.207 sinh viên- học sinh được nhận bằng tốt nghiệp. Trong đó 30% đạt khá, giỏi; 35% tiếp tục học liên thông lên bậc cao hơn, trong đó có nhiều em học cao học. Trong số sinh viên không học tiếp, gần 80% có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Ngoài đào tạo chuyên môn, Nhà trường luôn chú trọng đào tạo kỹ năng toàn diện cho sinh viên. Trường có Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh. Trung tâm đào tạo lái xe của trường với 56 đầu xe ô tô các loại, với lưu lượng đào tạo lái xe ô tô hạng B và C là 2200 học viên/1 năm. Trung tâm văn hóa-thể thao được xây dựng có sân bóng đá và nhà hoạt động đa năng. Các Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học, các Câu lạc bộ Robocon, Điện tử, Du lịch, Âm nhạc của Trường luôn thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Hàng năm Nhà trường dành 100 suất học bổng cho các sinh viên có thành tích học tập xuất sắc. Trường cũng đã ký hợp tác đào tạo song phương với Trường Nakanihon – Nhật Bản…

Trường ĐH Thành Đô
Trường ĐH Thành Đô

Mặc dầu mới thành lập 5 năm nay, nhưng hiệu trưởng Trường ĐH tư thục Kinh tế – Công nghiệp Long An – TS Lê Đình Viên luôn luôn trăn trở về bài toán đầu tư phát triển trường sao cho hợp lý. Ông nhấn mạnh: "…Đầu tư xây trường ngoài công lập đừng tính lợi nhuận, GD không phải để kinh doanh kiếm lời. Để có một cơ ngơi ban đầu của trường ĐH tư thục, thấp nhất cũng phải đầu tư 100 tỷ đồng, trên diện tích đất khoảng 10.000m2, đáp ứng số lượng sinh viên (SV) khoảng 5.000 em. Tính cả trang thiết bị dạy học, chi phí đào tạo, nguồn chi trả lương… phải tốn thêm khoảng 100 tỷ đồng nữa. Chi phí cho 1 GV trình độ thạc sĩ / 25 SV khoảng 150 triệu/năm. Với 5.000 SV chẳng hạn, cần tới 200 GV, tính ra một năm tổng chi cho CB – GV hết 30 tỷ đồng. Trong khi đó học phí chỉ có thể thu tối đa 7,5 triệu đồng/SV/năm học. Nếu chỉ đơn thuần kinh doanh, đem 100 tỷ đồng gửi ngân hàng một năm cũng lãi cỡ chục tỷ…".

Quan điểm phi lợi nhuận cũng đã giúp trường ĐH dân lập Ngoại ngữ – Tin học TP HCM trở thành địa chỉ có uy tín cao. Sau 18 năm thành lập đến nay, tất cả thành viên HĐQT của trường đều không nhận lương. Sau khi cân đối thu – chi, trừ các khoản chi như: trích quỹ đào tạo 0,4%; NCKH và thư viện 0,8%; khen thưởng 3,8%, hàng năm tuỳ theo nguồn thu học phí, nhà trường chia lãi cho cổ đông từ 14-16%. NGƯT Huỳnh Thế Cuộc – hiệu trưởng sáng lập trường khẳng định: "GD không phải là chỗ kiếm tiền. Nếu muốn kiếm tiền thì đầu tư nhiều lĩnh vực khác lợi nhuận cao hơn. Đối với GD, lãi lớn nhất từ chất xám, từ con người. Hiện nay, 80% CB – GV cơ hữu của trường chúng tôi có bằng ThS trở lên. Trường khuyến khích CB – GV học lên tiến sĩ, được hưởng 100% lương và phụ cấp thêm 30 triệu đồng/bằng TS. Nhà trường đang huy động vốn cổ đông 65 tỷ đồng để mở rộng CSVC…".

Ra đời năm 1995, gần chục năm liền, trường ĐH dân lập Kỹ thuật – Công nghệ TP HCM phải thuê mướn CSVC, thậm chí mấy năm đầu không có tiền trả lương cho CB-GV, phải huy động tiền nhàn rỗi trong trường để bù đắp… 17 năm nay, SV của trường tốt nghiệp có tới 80% tìm được việc làm đúng trình độ đã được đào tạo. Hiện nay, trên 80%, 668 CB – GV – CNV của trường thuộc diện cơ hữu – vào loại cao nhất các trường ĐH ngoài công lập tại TP HCM. CSVC của trường có tổng diện tích 56.000m2, gần 200 phòng học lý thuyết hiện đại, 60 trung tâm thực hành – thí nghiệm; 1500 máy vi tính đời mới, thư viện trung tâm với hơn 50.000 đầu sách các loại… Trường đang hướng tới chuẩn chất lượng đào tạo ngang tầm quốc tế vào năm 2020…

Rõ ràng, bức tranh đầu tư và lợi nhuận của các trường ĐH ngoài công lập không phải tất cả đều xám xịt. Sự tồn tại và phát triển của từng trường, không hoàn toàn chỉ trông chờ vào nguồn thu học phí. Quan trọng nhất là cái TÂM – cái TẦM- cái TÀI của những người mở trường như thế nào mà thôi. Thực tiễn được và chưa được trong hệ thống ĐH ngoài công lập hiện nay đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc cho những trường ĐH tư được thành lập về sau. Như GS TSKH Nguyễn Ngọc Trân – nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban KH – CN – MT của Quốc hội từng nhấn mạnh: "Vấn đề khá nóng bỏng, cốt lõi là một trường ĐH tư thục có phải là một doanh nghiệp cổ phần thông thường hay là đặc thù? Vì hàng hoá ở đây là tri thức và lao động ở đây là tạo ra tri thức và chuyển giao tri thức".

(Xem tiếp kỳ sau)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201209/Cac-truong-dai-hoc-ngoai-cong-lap-Di-tim-mo-hinh-phat-trien-Ky-2-1963268/

Trúng tuyển có phải nộp lại giấy chứng nhận bản gốc?

Posted: 04 Sep 2012 11:47 PM PDT

Hỏi: Vừa qua em có nộp hồ sơ xét nguyện vọng bổ sung vào 2 trường ĐH (ĐH Công nghệ thông tin TPHCM và ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM ), em vừa nhận được thông báo nhập học tại ĐH CNTT, và ngày nhập học cũng như đóng học phí là ngày 5/9/2012. Trong khi đó ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM theo thông báo của Bộ đến hết ngày 7/9/2012 sẽ kết thúc nhận hồ sơ xét nguyện vọng bổ sung. Theo em như vậy sẽ không công bằng với em và nhiều thí sinh khác, bởi có sự thiết nhất quán giữa các trường, thí sinh sẽ không có sự lựa chọn, mà phải chọn 1 trong 2 trường gần như bị ép buộc? (quocdung.mtnk@yahoo.com.vn)

Thí sinh tham dự kì thi ĐH năm 2012.
Thí sinh tham dự kì thi ĐH năm 2012.

Theo quy định khi TS nhờ người khác rút hồ sơ xét tuyển cần phải có giấy ủy quyền. Nội dung của giấy khá đơn giản, em chỉ cần điền các thông tin như họ tên, ngành đăng ký, số điểm… sau đó ủy quyền cho người nào đó đến nhận. Người được ủy quyền cầm giấy này và chứng minh thư cá nhân đến nơi cấp phát sẽ được hướng dẫn để có thể nhận hồ sơ xét tuyển.

Hiện giờ em vừa thi ĐH xong (sinh năm 1994), nhưng kết quả thấp, nếu học thì hơi tốn kém và tốn thời gian. Em muốn ở nhà 1 năm để ôn lại, năm sau thi. Nhưng sợ tháng 9 hoặc tháng 10 sẽ bị gọi đi nghĩa vụ quân sự, vậy có cách nào không, em định gửi một giấy báo nhập học 1 trường CĐ lên UBND xã, làm hồ sơ HSSV ở xã, nhưng không đi học. Vậy được không? Liệu sang năm em đi học ĐH có bị rắc rối gì không? (techvn@ovi.com)

Theo Ban tư vấn thì em có thể bày tỏ nguyện vọng của mình với Ban chỉ huy quân sự địa phương để nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Nếu địa phương làm khó khăn thì cách em định thực hiện cũng là một giải pháp.

Việc thi lại ĐH năm sau sẽ không bị ảnh hưởng nhưng sẽ có chút rắc rối nếu em trúng tuyển nhập học do trước đó em đã làm hồ sơ nhập học nên có thể một số mục, địa phương sẽ không xác nhận.

Em thi Học viện Cảnh sát Nhân dân được 20,5 tính cả điểm ưu tiên. E làm hồ sơ NV2 là trung cấp cảnh sát. Điểm như vậy em có cơ hội trúng tuyển trung câp cảnh sát không? Bao giờ thì trung cấp cảnh sát công bố điểm trúng tuyển?( hathuan.pt@gmail.com)

Khối trường công an có những quy định rất riêng biệt. Hệ trung cấp chuyên nghiệp không phải địa phương nào cũng có chỉ tiêu. Chỉ khi địa phương nơi em đăng ký hộ khẩu thường trú có chỉ tiêu lúc đó em mới có cơ hội tham gia xét tuyển. Để biết có chỉ tiêu hay không em liên hệ với Sở Công an địa phương mình nhé.

Vì đặc thù này nên điểm chuẩn hệ trung cấp của các địa phương là khác nhau. Nguyên tắc là xét tuyển trên cơ sở TS của địa phương có chỉ tiêu tham dự kì thi tuyển sinh ĐH vào khối trường công an những chưa trúng tuyển hệ ĐH, sau đó lấy từ trên xuống dưới đến lúc đủ chỉ tiêu.

Em đăng kí nguyện vọng 2 ở ĐH Kinh tế Huế, em gửi đường bưu điện ngày 22/8 và trên trang web của trường đã cập nhật những thí sinh đăng kí nguyện vọng 2 nhưng sao lại không có tên em trong danh sách. Em ra Bưu điện hỏi thì họ nói đã chuyển vào trường rồi. Bây giờ em phải làm thế nào? (actini93@gmail.com)

Em không cần phải lo lắng. Trên thực tế có thể danh sách chưa cập nhật đầy đủ. Nếu bưu điện đã xác nhận là hồ sơ trường đã nhận thì em có thể yên tâm. Em cần giữ lại biên lại chuyển phát nhanh để làm cơ sở căn cứ sau này. Kể cả sau này hồ sơ thất lạc nhưng em có đủ bằng chứng khẳng định mình nộp hồ sơ và đủ điểm trúng tuyển thì nhà trường sẽ xem xét để tiếp nhận.

Em nhận được giấy chứng nhận kết quả thi là một tờ liền nhưng nội dung thì gồm hai phần giống hệt nhau và mỗi phần đều có một dấu đỏ. Đấy có phải là hai bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi không? Em có thể cắt ra làm đô iđể nộp NV2 không? (boy_it_92@yahoo.com.vn)

Như những gì em miêu tả thì đó chính là giấy chứng nhận kết quả thi. Em có thể cắt đôi để tham gia xét tuyển các nguyện vọng bổ sung. Hai giấy này có giá trị như nhau nên em có thể nộp cùng một đợt vào hai trường hoặc hai ngành của một trường bất kì sau khi đủ điều kiện xét tuyển.

Đối với những trường tổ chức xét tuyển bổ sung chấp nhận bản sao giấy chứng nhận điểm thi thì sau này trúng tuyển em phải mang bản gốc đến để làm thủ tục nhập học. Nhà trường sẽ thu bản gốc để hoàn thiện hồ sơ. Nếu không có bản gốc, em sẽ không được tiếp nhận.

Em muốn hỏi: Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường gửi giấy báo nhập học đỗ nguyện vọng 1 về Sở GD-ĐT hay gửi thẳng về theo địa chỉ của thí sinh,vì các bạn ở tỉnh khác đỗ đã nhận được giấy báo,còn chúng em ở Hà Giang vẫn chưa nhận được. Liên hệ về trường theo 2 số điện thoại của phòng đào tạo nhưng không được, hỏi Sở GD-ĐT và trường học cũng không có vậy chúng em phải hỏi ở đâu? (oanhtttp@gmail.com)

Nếu em trúng tuyển thì giấy báo sẽ chuyển về qua đường bưu điện thông qua phong bì thư em gửi cùng hồ sơ ĐKDT. Nếu em chưa nhận được giấy báo thì cũng không cần lo lắng. Em chỉ cần nắm lịch nhập học cũng như chuẩn bị các giấy tờ cần thiết sau đó đến nhập học bình thường. Khi em làm thủ tục nhập học, nhà trường sẽ kiểm tra và cấp lại giấy báo cho em.

Em là thí sinh tự do, năm nay thi ĐH khối D1 được 17,5 điểm. Ngày 23/8 em có nộp xét tuyển NV2 vào ĐH Sư phạm Hà Nội vào ngành Văn học 16 điểm nhưng đến nay chưa nhận được kết quả. Trong khi đó em đọc trên trang website của trường đã có thủ tục nhập học vào ngày 4/9. Những ngày qua em liên tục gọi điện đến trường nhưng đều không gọi được. Vậy nhập học NV2 (trong trường em đỗ) thì phải sau 7/9 như quy định kéo dài thời gian xét tuyển của Bộ hay là vào ngày nào khác? (dangky459358@gmail.com)

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-637248/trung-tuyen-co-phai-nop-lai-giay-chung-nhan-ban-goc.htm

Comments