Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Giáo viên tiếng Anh “than thở” học nâng chuẩn

Posted: 27 Sep 2012 06:18 AM PDT

Thực hiện đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 và Đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông chuyên nghiệp giai đoạn 2011 – 2020, Sở GD-ĐT TPHCM ưu tiên việc nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên (GV) tiếng Anh.

Ngành đã ký kết với hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ để bồi dưỡng tiếng Anh cho GV nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng giảng dạy theo hướng chuẩn quốc tế. Mà cụ thể là GV Tiểu học và THCS phải đạt chứng chỉ Anh ngữ quốc tế FCE của ĐH Cambridge nhằm đạt chuẩn ngôn ngữ B2 của khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu. Các GV sẽ học bồi dưỡng trong khoảng 75 – 150 giờ tùy trình độ của mỗi người.

Giáo viên tiếng Anh
Rõ ràng với trình độ tiếng Anh của GV còn nhiều bất cập như hiện nay, việc bồi dưỡng nâng chuẩn là cần thiết. Tuy nhiên, không ít GV than thở với việc học này vì gặp khá nhiều rắc rối.

Nhiều GV bày tỏ khó khăn nhất là việc thu xếp thời gian để tham gia chương trình học một cách đều đặn (2 buổi/tuần). Nhất là khi họ vẫn phải lo công tác giảng dạy ở trường rồi quán xuyến việc gia đình. Ở nhiều trường, GV tiếng Anh phải dạy từ 28 – 30/tiết mỗi tuần, việc đi học gây nên xáo trộn lớn. Đi học nhưng GV lại khó đầu tư cho bài vở vì không có thời gian.

Tuy nhiên, điều ít người nói ra là họ mang suy nghĩ cho rằng mình đang phải… đi học lại. Chưa kể việc cuối kỳ bồi dưỡng phải trải qua kỳ thi chứng chỉ Anh ngữ quốc tế FCE của ĐH Cambridge nhằm đạt chuẩn ngôn ngữ B2 của khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu là điều thách thức với nhiều GV, nhất là các GV lớn tuổi, hạn chế khả năng tiếp nhận các kỹ năng mới. Tâm lý học lại, thi lại càng làm GV thêm nặng nề.

Bà Tôn Nữ Phương Thắm – Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng (Q. Gò Vấp, TPHCM) cho biết trường ký hợp đồng thêm với một GV tiếng Anh bên ngoài vào dạy để thu xếp cho GV tham gia nâng cao chuyên môn.

"Điều làm các cô thấy không thoải mái có thể xuất phát từ áp lực áp lực đi học và thi. Việc để GV vốn ít có điều kiện trau dồi chuyên môn lâu nay trải qua khóa ôn luyện mà thiếu tập trung, đầu tư vì vẫn phải lo dạy học nên để đạt trình độ theo chuẩn là rất khó", bà Thắm thẳng thắn.

GV không nên quá áp lực

Cô Hồ Dương Châu – Tổ trưởng bộ môn Ngoại ngữ trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1) cho hay, GV e ngại đi học trước hết là vì vấn đề về thời gian. Đi học về mà không có thể tập trung đầu tư cho bài vở là một điều rất đáng tiếc. Là nhà giáo đi học mà không thể lo bài vở đến nơi đến chốn nên GV ngại làm người dạy phiền lòng và khi không học bài có thể bị nhắc nhở này nọ.

"Trước hết cần giảm tải giờ dạy cho GV, đồng thời có thể bố trí việc bồi dưỡng vào dịp hè để GV thuận tiện cho việc học. Vừa tránh lãng phí vừa giúp GV tự tin hơn khi đến lớp", cô Châu nhấn mạnh.

Theo cô Châu, GV không nên đặt áp lực cho mình vì nếu thi chưa đạt chứng chỉ theo yêu cầu thì mình cũng đã có cơ hội trải qua khóa học nâng cao trình độ, qua đó biết được hạn chế của bản thân để khắc phục.

Không chỉ bồi dưỡng theo đợt, GV cần được nâng cao chuyên môn trong quá trình làm việc.
Ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM nhấn mạnh việc dạy và học luôn là quá trình thay đổi để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao để sao cho kiến thức ứng dụng được vào cuộc sống chứ không phải là kiến thức ở sách vở nên không thể có sự cố định. Nếu như trước phương pháp học Ngoại ngữ chủ yếu tập trung vào đọc – viết thì bây giờ xác định một cách khoa học tiếp xúc về ngôn ngữ hiệu quả phải theo quy trình nghe – nói – đọc – viết. Muốn dạy được học trò thì trước GV phải đạt điều này.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-645180/giao-vien-tieng-anh-than-tho-hoc-nang-chuan.htm

Điêu đứng vì con ba năm đổi ba trường đại học

Posted: 27 Sep 2012 06:18 AM PDT

– Còn gì đau đớn hơn khi nghe những người cha, người mẹ kể về con cái mình: Những đứa trẻ tan nát giấc mơ đại học vì thiếu định hướng, bị rơi vào "bẫy đô thành" hay ham chơi, sa ngã.

Giấu cha giấu mẹ, dật dờ ở thủ đô

Vừa ho, vừa ôm lấy chiếc điếu cày gác trong chiếc thùng rác để ngay ngoài cửa phòng trọ, Nguyễn Mạnh Hà (quê Thanh Hóa) ngồi thẫn thờ như một kẻ vô hồn. Để gạt đi nỗi buồn chán xâm lấn tâm trí, Hà khóa cửa rồi lao ra quán net đầu ngõ. Cậu muốn vùi mình vào game.


Nhiều sinh viên chấp nhận gục ngã trước giảng đường vì không vượt qua được những cám dỗ, thử thách (Ảnh minh họa: Quỳnh  Anh)
Cũng vì mải mê game, mà bây giờ, Hà phải xoay sở đủ cách để giấu gia đình chuyện cậu chưa ra nổi trường, phải ở lại học thêm một năm nữa trả nợ môn.

Thỉnh thoảng gia đình điện lên, Hà lại giấu rằng mình bận đi làm, không về quê được. Sự thật là cậu không dám về, sợ nhìn thấy gương mặt háo hức, tự hào hỏi xem tấm bằng Đại học của con tròn méo thế nào…

Đã mấy tháng nay, tiền trọ tăng, tiền nhà tăng, Hà buộc phải chuyển chỗ ở xuống cái khu khỉ ho cò gáy này để giảm bớt vài trăm ngàn đồng tiền ở mỗi tháng. Số tiền kiếm được nhờ thỉnh thoảng đi chụp ảnh, quay phim đám hiếu, lê la ngoài đường phố xin chụp ảnh thuê cũng chẳng đáng bao nhiêu khiến Hà rùng mình nghĩ đến một lúc nào đó, phải thú nhận với bố mẹ, nhất là khi phải nộp tiền học lại.

Chuyện của Hà không hiếm trong giới sinh viên.

Bước vào giảng đường ĐH, rất nhiều bạn trẻ hăm hở khám phá, xây mơ ước học tập, làm thêm, khám phá cuộc sống phố thị. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công, không phải ai cũng vượt qua được những cám dỗ lúc nào cũng bủa vây sinh viên.

Nổi tiếng thông minh, học giỏi, nhưng Nguyễn Văn Hiền (Phú Xuyên, Hà Nội) đã hoàn toàn biệt tích trong những câu chuyện của bạn bè cấp 3 cùng khóa. Đơn giản, sau năm năm tốt nghiệp phổ thông, hầu hết bạn bè đã ra trường, đi làm, thì Hiền vẫn chật vật trả nợ môn tại trường ĐH.

Vốn ghét ngành học thi theo ý nguyện của gia đình, nên khi vào ĐH, Hiền vừa chán nản vừa chủ quan. Tâm lý này kéo dài nhiều kỳ học, khiến Hiền lao đao vì thi lại, học lại… Khi muốn thay đổi thì đã cảm thấy sức mình không kham nổi. Muốn bỏ học thì gặp áp lực từ gia đình, thú nhận với cha mẹ thì không dám, mỗi ngày Hiền lại sống dật dờ như cái bóng trong sự tù túng do chính mình tạo nên.

Điêu đứng vì con 3 năm 3 trường

Nhiều tuần nay, chị Đoàn Thị Thanh (quê Đông Anh, Hà Nội) đi về như cái bóng trong căn nhà nhỏ. Làm mẹ đơn thân, lại sống giữa làng quê nhỏ bé, chị từng phải vượt qua bao nhiêu điều tiếng mới có được một mụn con.


Đuổi theo “gánh nặng " Đại học khiến nhiều gia đình nông thôn điêu đứng
Từ bé, chị đã rèn con học, với mong muốn học sẽ giúp cả hai mẹ con "đổi đời", ít nhất cũng nở mày nở mặt lên với làng xóm. Con trai chị cũng học tối học ngày, tuy không xuất sắc nhưng chị cũng tạm hài lòng.

Chị không ngờ, cuộc sống yên ổn của hai mẹ con bắt đầu nổi sóng từ khi con vào ĐH.

Thi trượt nguyện vọng 1, con trai chị có phần mặc cảm, nó nộp nguyện vọng vào một trường dân lập. Chị vẫn ủng hộ con hết lòng…

Một mình chị, vừa làm vài thước ruộng của nhà, vừa chạy chợ để có tiền cho con ăn học. Xác định học ĐH tốn kém, nên từ khi con đi học, chị càng lao lực hơn. Những ngày đạp xe hàng chục cây số xuống tận Hà Nội để bán rau, bán hoa cứ nhiều lên, thời gian nghỉ ngơi ít đi. Vậy mà con trai chị không được một lời hỏi han. Cứ gần cuối tháng, nó lại gọi điện về xin tiền, rồi có khi cũng chẳng thèm về nhà, nhờ người cùng quê đến lấy.

Nghĩ rằng con bận học, chị cũng đành gạt nỗi tủi thân cho qua.

Đùng một cái, cuối năm thứ nhất, con về nhà báo với mẹ, sẽ nghỉ học để đi kinh doanh làm giàu. Rồi nó về nhà, "ra dáng" đi làm, bảo tôi cho hơn ba triệu đồng đóng tiền mua sản phẩm… gì gì đó để "đầu tư sự nghiệp". Mấy tháng sau, con chị lại về xin thêm ba triệu "vớt vốn". Những số tiền khổng lồ ấy, chị phải đi vay mượn mới có được…” – chị kể.

Mấy tháng sau thì "mộng kinh doanh" của con chị tan vỡ, nó thú nhận vì ham làm giàu nhanh, tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Lãi lờ đâu không thấy, chỉ thấy tay trắng về nhà, học hành đứt đoạn…

Thấy con ủ rũ, chị động viên con đi học tiếp nhưng nó không nghe, bảo sợ xấu hổ với bạn bè, sợ không theo kịp và quyết định ôn để thi lại vào trường khác. Năm ấy, chị lại phải gồng mình lo khoản tiền cho con đi ôn, rồi đi thi ĐH nhưng con chị không đỗ.

"Cứ như thế, suốt 3 năm liền, nó quay tôi như chong chóng. Hết bỏ trường này, thi trường kia, trượt, đỗ, đỗ trượt… Con người ta đã lo đi thực tập, rục rịch làm này, làm kia, thì nó vẫn dở dang. Chẳng biết giờ nó học trường nào, nhưng vẫn xin tiền tôi hằng tháng, và cũng hàng tháng trời nó ở biệt trên Hà Nội, chẳng thèm về với mẹ" –  chị Thanh giãi bày.

Từ ngày nuôi con đi học, chị gầy mòn đi trông thấy. Căn bệnh dạ dày mấy năm thuyên giảm, thời gian này tái phát hành hạ chị không ăn uống được mấy. Đau đớn, cô độc trong căn nhà lặng lẽ, chị buồn tủi nghĩ đến con trai, chẳng biết bao giờ mới nên người.

  • Quỳnh Anh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/89719/dieu-dung-vi-con-ba-nam-doi-ba-truong-dai-hoc.html

Những hình ảnh cực hài hước về sinh viên

Posted: 27 Sep 2012 06:18 AM PDT

Những bức ảnh cười ra nước mắt không chỉ cho thấy sự nghịch ngợm, sáng tạo của sinh viên mà đôi khi còn nói lên thực trạng buồn của giáo dục.

Sự chăm chỉ biến động theo thời gian

Khác biệt giữa suy nghĩ và thực tế

Học, ngủ, nghe nhạc kết hợp

Một cách vượt lũ sáng tạo của SV ĐH Sư phạm Hà Nội

Tự nhiên như… ở nhà

Kì công…

… sáng tạo

… và tinh vi!

Chiêu quay bài độc quyền của các nữ sinh

Biểu tình trước bài giảng quá chán

Lò luyện game

Nhìn từ trên xuống mới biết lớp học không chỉ có sách giáo khoa

Trò lắm chiêu, thầy phải cao tay hơn

  • Nguyễn Thảo (Tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/90136/nhung-hinh-anh-cuc-hai-huoc-ve-sinh-vien.html

Khẩn trương thay đổi căn bản và toàn diện nền giáo dục

Posted: 27 Sep 2012 06:17 AM PDT

Có quá nhiều trăn trở về nền giáo dục (GD) Việt Nam hiện tại. Thế nên một cuộc cải tổ mạnh mẽ để phát triển là mong muốn, khát khao của nhiều người. Trước thực tế này, Báo Thanh Niên mở diễn đàn "Đổi mới căn bản và toàn diện GD" để đón nhận những ý kiến trao đổi.

Mở đầu cho diễn đàn, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã dành cho báo cuộc trao đổi đầy tâm huyết với những góp ý thẳng thắn, có trách nhiệm và luận cứ khoa học về việc cần phải xác định rõ cách làm để chuẩn bị cho cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền GD-ĐT.

Nguyễn Thị Bình

Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

Xác lập chính xác về sứ mạng và mục tiêu giáo dục

Xin bà cho biết tầm quan trọng và sự cần thiết phải có một cuộc cải cách về GD trong giai đoạn hiện nay?

Hơn 20 năm qua, Đảng đã nêu ra một loạt quan điểm về GD, phù hợp với yêu cầu và đường lối đổi mới kinh tế – xã hội của Đảng, Đại hội VII khẳng định "GD-ĐT, cùng với khoa học và công nghệ, là quốc sách hàng đầu". Sau đó đã xác định sứ mạng của GD là "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Về đầu tư, Đảng coi đầu tư cho GD là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện để GD đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế, xã hội. Nhưng nhìn lại, những quan điểm đúng đắn đó mới dừng ở nhận thức ban đầu, chưa được cụ thể hóa và quán triệt đầy đủ trong hành động. Vì vậy, GD chưa thực sự chuyển biến. Tình trạng yếu kém, lạc hậu về GD đang là nỗi bức xúc của cả xã hội và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự yếu kém, lạc hậu trong phát triển kinh tế, xã hội nói chung.

Đến nay, Đại hội XI đã đặt vấn đề: đổi mới căn bản, toàn diện nền GD. Qua đó có thể nói, Đảng đã thấy rõ và chỉ ra sự cấp bách và bức xúc của vấn đề này. Theo tôi, muốn chuyển biến căn bản và toàn diện trước hết là đổi mới về nhận thức, về đánh giá thực trạng, về yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện GD, và từ đó có cách làm phù hợp.

Cho đến nay, cách làm của chúng ta vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng chắp vá, thiếu một tầm nhìn tổng thể, một kế hoạch đồng bộ. Nếu không thay đổi về cách làm thì còn xa mới có thể đổi mới căn bản và toàn diện.

Theo bà, vấn đề đầu tiên cần phải xác định như nền móng của đợt đổi mới căn bản, toàn diện này là gì?

Điều cốt lõi rất cần phải nhấn mạnh lúc này là "dạy và học làm người – làm người lương thiện và công dân có trách nhiệm", chứ không thể lấy thi cử và bằng cấp làm cứu cánh

Tôi nghĩ, xác lập chính xác về sứ mạng và mục tiêu là điều quan trọng nhất trong hệ thống quan điểm chi phối, dẫn dắt, tạo nền cho hoạt động thực tiễn về GD. Trải qua 67 năm, kể từ năm 1945 đến nay, trước những thay đổi về tình hình và nhiệm vụ của đất nước, cũng như tham khảo kinh nghiệm của nền GD phát triển trên thế giới, nhận thức của chúng ta về sứ mạng và mục tiêu GD không ngừng có những đổi thay, bổ sung, phát triển và mỗi lần thực hiện cải cách hay đổi mới căn bản, toàn diện nền GD quốc dân, chúng ta đều đứng trước yêu cầu xác định lại sứ mạng và mục tiêu GD.

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, giữa một thế giới đầy biến động, nhiều cơ hội và nhiều thách thức, mỗi người Việt Nam và cả dân tộc Việt Nam đang đối mặt với những yêu cầu gay gắt về chủ quyền quốc gia, kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh… Vậy, sứ mạng và mục tiêu của GD VN trong giai đoạn 10, 15 năm tới là gì? Tất nhiên phải tiếp thu, kế thừa những giá trị đã có nhưng vẫn rất cần nghiên cứu, bổ sung để có sự xác định cụ thể và đầy đủ, phù hợp với hoàn cảnh mới và yêu cầu mới. Chỉ có như vậy mới có căn cứ để hoạch định chiến lược phát triển GD cho một hai thập kỷ tới.

Đối chiếu với thực trạng và những yêu cầu mà đất nước và dân tộc kỳ vọng ở hệ thống GD, tôi thấy điều cốt lõi rất cần phải nhấn mạnh lúc này là "dạy và học làm người – làm người lương thiện và công dân có trách nhiệm", chứ không thể lấy thi cử và bằng cấp làm cứu cánh. Phải chuyển từ nền GD nặng về truyền thụ kiến thức một cách thụ động, áp đặt sang một nền GD phát triển, lấy tiềm năng của từng con người là chính.

Dĩ nhiên, xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam là nhiệm vụ của toàn xã hội, nhưng nhà trường phải đóng vai trò tiên phong và nền tảng. Đấy là mục tiêu số 1 của nhà trường, trước hết là nhà trường phổ thông, nền móng của cả hệ thống GD.

Đối với các trường dạy nghề và trường ĐH, dù nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, thì ngay trong nội dung chất lượng đó cũng phải bao hàm yêu cầu bồi dưỡng tư cách làm người. Bởi những phẩm chất như lòng nhân ái, tính trung thực, ý thức công dân, tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, thái độ hợp tác trong lao động… chính là những yếu tố hết sức cần thiết ở một con người, bất kể làm nghề gì, ở vị thế nào trong xã hội.

Khẩn trương thay đổi căn bản và toàn diện nền giáo dục

Phải chuyển từ nền GD nặng về truyền thụ kiến thức một cách thụ động sang một nền GD phát triển tiềm năng của từng con người – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Thành lập ủy ban quốc gia về đổi mới GD-ĐT

Vậy theo bà, cần phải thay đổi cách làm như thế nào để có thể thoát ra khỏi tình trạng chắp vá, thiếu sự tổng thể, đồng bộ… mà bà đã chỉ ra?

Thay đổi căn bản và toàn diện một nền GD là một công trình lớn của quốc gia, không thể một vài năm mà xong. Tình thế rất bức thiết, phải khẩn trương nhưng lại phải căn cơ, bài bản, không thể riêng một mình ngành GD làm nổi.

Trước mắt, theo chúng tôi, trung ương cần bàn và ra nghị quyết, xác định mục tiêu, yêu cầu và những vấn đề trọng tâm cần tập trung để nền GD thực sự đổi mới căn bản và toàn diện. Trong đó, rất quan trọng là quyết định thành lập một tổ chức làm nhiệm vụ xây dựng đề án tổng thể, nêu ra được giải pháp và lộ trình, để trình trung ương và Quốc hội theo quy định của pháp luật. Tổ chức này, có thể là một ủy ban do người đứng đầu Nhà nước làm chủ tịch, cần bao gồm các nhà khoa học, các chuyên gia trong nước và nước ngoài, am hiểu và có kinh nghiệm về GD cũng như các lĩnh vực liên quan đến GD. Đây là kinh nghiệm của các cuộc cải cách GD ở các nước.

Bộ GD-ĐT có vai trò quan trọng trong hoạt động của ủy ban cũng như trong quản lý nhà nước về GD nên Bộ cần chấn chỉnh, kiện toàn, đổi mới thật sự về năng lực và cung cách quản lý. Với cơ quan tham mưu của trung ương về công tác GD, cụ thể là bộ phận khoa giáo, cần được tăng cường để đủ sức và đủ điều kiện giúp trung ương.

Tuệ Nguyễn
(thực hiện)

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120927/Khan-truong-thay-doi-can-ban-va-toan-dien-nen-giao-duc.aspx

Cơ hội cuối cho thí sinh

Posted: 27 Sep 2012 06:16 AM PDT

Trong đợt xét tuyển nguyện vọng (NV) bổ sung sắp tới đây, có nhiều ngành học chỉ tuyển tại một số trường. Đây là cơ hội còn lại cho thí sinh (TS) tìm đường vào ĐH.

Học ngành y dược

Mới đây, Trường ĐH Y Dược TP.HCM thông báo tuyển sinh NV bổ sung cho 5 ngành học: cử nhân phục hình răng (21,5 điểm – 14 chỉ tiêu), bác sĩ y học cổ truyền (21 – 27 CT), bác sĩ y học dự phòng (20 – 16 CT), cử nhân điều dưỡng đa khoa (20 – 24 CT), cử nhân y tế công cộng (18 – 22 CT). Theo Hội đồng tuyển sinh của trường, việc tuyển thêm do số lượng sinh viên nhập học không đủ CT.

Cơ hội cuối cho thí sinh
Nhiều trường vẫn tiếp tục xét tuyển bổ sung – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Cũng trong khối ngành y – dược, TS điểm thi thấp hơn có thể nộp đơn xét tuyển vào ngành điều dưỡng, kỹ thuật y học (Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng), dược, điều dưỡng (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành). Ở bậc CĐ, TS có thể nộp đơn vào ngành điều dưỡng và dược sĩ của Trường CĐ Bách Việt. Theo tiến sĩ Trần Mạnh Thành – Phó hiệu trưởng, Trường CĐ Bách Việt còn thiếu khoảng 200 CT cho tất cả các ngành và sẽ nhận hồ sơ đến khi nào đủ CT.

Kiến trúc, đồ họa

Sau khi Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Văn Lang ngừng xét tuyển NV bổ sung, nhiều TS yêu thích ngành kiến trúc không trúng tuyển càng có ít cơ hội xét tuyển. Hiện nay, tại TP.HCM chỉ còn Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng xét tuyển ngành kiến trúc trong đợt này. Tuy nhiên, TS cũng có thể nộp đơn vào một số ngành khác tuyển khối V: thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang (Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng), thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, trang trí nội thất, tạo dáng công nghiệp (Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn), thiết kế nội thất, thiết kế thời trang (Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM). Điểm xét tuyển tại các trường này chỉ bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT.

Các ngành kỹ thuật, kinh tế và khối C

Những ngành học khối kinh tế, xây dựng, kỹ thuật vẫn còn nhiều trường xét tuyển. Theo thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, trường còn tuyển đến 600 CT ở bậc ĐH và CĐ tất cả các ngành. Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM vẫn xét tuyển 4 ngành khối kinh tế cho đến khi đủ CT. Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM còn đến 3 đợt xét tuyển tất cả các ngành học, trong đó chủ yếu là khối ngành kinh tế, kỹ thuật, xây dựng. Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn cũng tiếp tục tuyển chủ yếu các khối ngành này cho đến khi đủ CT.

Trường ĐH Trần Đại Nghĩa xét tuyển nhiều CT cho hệ dân sự. Cụ thể, bậc ĐH (250) và bậc CĐ (200) cho 2 ngành công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật ô tô với điểm xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT.

Cũng như mọi năm, thời gian xét tuyển càng kéo dài, TS thi khối C càng ít cơ hội. Trong thời điểm này, TS khối C hầu như chỉ còn 2 lựa chọn: Trường ĐH Lạc Hồng (Đông phương học, Việt Nam học), Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (truyền thông đa phương tiện, Đông Nam Á học, Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Việt Nam học). Ngoài ra, TS nộp đơn vào Trường CĐ Bách Việt (thiết kế nội thất, thư ký văn phòng).

Theo ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, ở thời điểm này TS càng phải cân nhắc kỹ lưỡng cơ hội của mình. Chọn lựa chính xác các ngành ít trường tuyển đã đành, còn phải chọn đúng trường xét tuyển các khối ngành nhiều cơ hội. Các trường hiện nay đa phần chỉ lấy điểm xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT, nhưng phải xem CT còn nhiều không, học phí có quá cao so với kinh tế của gia đình hay không.

Đăng Nguyên

Chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2 Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)
ĐH Huế công bố chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung
Lại "xé rào" xét tuyển nguyện vọng 2
Xét tuyển nguyện vọng 2: Cơ hội cho thí sinh biết nắm thông tin
Còn nhiều cơ hội xét tuyển nguyện vọng 2
Toàn cảnh xét tuyển nguyện vọng 3

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120926/Co-hoi-cuoi-cho-thi-sinh.aspx

Những chấm phá buồn của bức tranh đại học

Posted: 27 Sep 2012 06:16 AM PDT

Năm học mới chỉ đi qua mấy chục ngày, bức tranh ĐH đã có những diễn biến phức tạp, thậm chí tiêu cực. "Trăm hoa đua nở", chẳng ai chịu giống ai trong việc tuyển sinh.

Ảnh: Giáo dục thời đại

Quan niệm về đào tạo liên thông được hiểu một cách tùy tiện. Chủ trương cho phép thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển khiến tình hình "nộp vào rút ra" cũng rối. Cứ đà này, liệu hết tháng 10 các trường đã có thể ổn định tổ chức để tập trung sức lo việc đào tạo?

Một nét buồn khác: do "sinh đẻ không kế hoạch", số trường ĐH-CĐ mới ra đời hoặc mới được "lên đời" quá nhiều dẫn đến hệ quả "cầu ít, cung nhiều". Bộ phận tuyển sinh của nhiều trường khá nhàn rỗi – một sự nhàn rỗi đáng báo động. Một vài dẫn chứng: chỉ tiêu của Trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam) cho 12 ngành ĐH và CĐ là 800, đến ngày 24-9 mới có 30 tân sinh viên làm thủ tục nhập học, tỉ lệ đạt 3,7%. Trường ĐH Phú Xuân (Thừa Thiên – Huế) cũng buồn không kém, chỉ tiêu tuyển sinh của chín ngành ĐH và sáu ngành CĐ là 1.000 nhưng chỉ có 75 hồ sơ đăng ký dự thi nguyện vọng 1 và một thí sinh trúng tuyển, tỉ lệ đạt 7,5% (Tuổi Trẻ ngày 26-9-2012).

Bức tranh tuyển sinh ở nhiều trường ngoài công lập thuộc hai trung tâm ĐH-CĐ Hà Nội – TP.HCM lớn nhất nước cũng xào xạc, hiu hắt tương tự. Nếu kế hoạch tuyển sinh được các trường cân nhắc kỹ lưỡng với tinh thần "biết người biết ta", tỉnh táo, thỏa đáng và nếu vai trò điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD-ĐT vững vàng, chắc chắn hơn, có lẽ tình hình sẽ khác…

Nét buồn thứ ba không thể không nhắc đến: cách làm tùy tiện, vô nguyên tắc của không ít đơn vị trường, khoa. Nhiều trường ngoài công lập để đạt chỉ tiêu tuyển sinh đã hạ thấp điểm tuyển của nguyện vọng bổ sung. Ngay đối với ngành y – ngành học "quý tộc", cao giá bậc nhất – cũng không thoát khỏi tình trạng ấy. Chất lượng đầu vào mà thấp, chất lượng đầu ra sau mấy năm đào tạo không cần nói nhưng đã có thể lường trước mức độ yếu kém của nó như thế nào. Nhìn thấy "quả bom suy thoái chất lượng"được hẹn giờ sẽ nổ chậm mà không nhanh chóng tháo ngòi nổ thì thiếu trách nhiệm với tương lai quá!

Đáng lưu ý là hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo và vi phạm pháp luật, tự cho phép "múa gậy vườn hoang", tự tung tự tác trong việc chấm thi, nâng điểm. Ác một nỗi, những vị vi phạm hầu hết đều có chức có quyền: ông trưởng khoa kiến trúc Trường ĐH Khoa học (Huế) tự ý nâng điểm cho một bài thi tuyển sinh về môn mỹ thuật (Tuổi Trẻ ngày 5 và 13-9).

Tệ hại hơn, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội – một đại gia trưởng lão, một trong năm trường ĐH của miền Bắc được thành lập từ năm 1956 – đã nâng điểm hàng loạt cho học viên cao học, đến mức Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nhận định rằng: "Đây là sai phạm nghiêm trọng, chưa từng có, lại xảy ra ở một trường ĐH lớn" (Tuổi Trẻ ngày 26-9).

Thật ra không chỉ riêng mảng

ĐH-CĐ có những điều đáng phiền muộn như trên. Các cấp học khác thấp hơn cũng tồn tại và nảy sinh hàng loạt vấn đề cần được giải quyết rốt ráo: tình trạng thiếu giáo viên mầm non và tiểu học ở nhiều nơi. Hiện tượng dạy thêm, học thêm "tự nguyện" (nhưng thực chất là ép buộc) ngay từ lớp 1 đến hết cấp THPT ở nhiều trường. Cơ sở vật chất (trường lớp, nhà công vụ, sân chơi, đồ dùng dạy học…) còn xa mới đạt yêu cầu ở không ít địa phương. Hình hài, hồn cốt của chủ trương chiến lược "đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam" đến nay vẫn chưa rõ ra sao, dù thời gian cứ như mỡ tan trong chảo nóng… Nhưng thôi, xin hãy tiếp tục nói hẹp trong phạm vi bậc ĐH-CĐ. Chắc chắn năm học này nhiều ngành ở nhiều trường sẽ đóng cửa, không ít trường

ĐH-CĐ kể cả trong và ngoài công lập sẽ sống èo uột. Kinh nghiệm cho biết: đã hụt chân tụt dốc sẽ rất khó gượng lại. Năm học này đã vậy, năm sau (2013-2014) và các năm kế tiếp sẽ ra sao? Rõ ràng cần có cuộc đại phẫu tình hình ĐH-CĐ (tuyển sinh, đào tạo, cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên, năng lực điều hành của những nhà quản lý…). Và rất cần những biện pháp mạnh, kể cả những chế tài nghiêm khắc.

Chưa bao giờ vai trò, trách nhiệm cầm cân nảy mực của lãnh đạo ngành GD-ĐT đối với bậc ĐH-CĐ lại cần được yêu cầu cao nhưng hết sức cần thiết như lúc này.

(Theo Tuổi trẻ)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/90192/nhung-cham-pha-buon-cua-buc-tranh-dai-hoc.html

Năn nỉ học sinh vào trường điểm

Posted: 27 Sep 2012 06:16 AM PDT

Sổ tay

Năn nỉ học sinh vào trường điểm

TT – Chuyện lạ đó đang xảy ra ở Huế. Trong khi nhiều phụ huynh trái tuyến phải chật vật mới xin được cho con mình vào Trường mầm non Hoa Mai và Mầm non I, thì nhiều phụ huynh ngay cạnh các trường này vẫn một mực không đưa con đến trường, mặc cho các cô giáo nhiều lần đến tận nhà "năn nỉ".

Hoa Mai và Mầm non 1 là hai trường mầm non đầu bảng của tỉnh Thừa Thiên – Huế, có cơ sở vật chất khang trang, cả tỉnh chỉ hai trường này đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Cả hai trường mầm non này đều nằm trên địa bàn P.Phú Nhuận – một phường trung tâm của TP Huế. Hiện phường này có 165 trẻ 5 tuổi, nhưng chỉ có 157 trẻ đã đi học và vẫn còn tám trẻ chưa ra lớp. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, một địa phương muốn công nhận phổ cập mầm non thì phải có số lượng trẻ 5 tuổi ra lớp đạt trên 98%. Như vậy, nếu P.Phú Nhuận muốn được công nhận phổ cập mầm non thì phải đưa đến trường tối thiểu 7/8 trẻ còn lại chưa chịu ra lớp.

Không còn cách nào khác, phường phải vận động để đưa tám trẻ còn lại ra lớp. Chuyện tưởng quá dễ dàng lại không hề dễ chút nào. Bà Đặng Thị Phương Tâm, hiệu trưởng Trường Mầm non 1, cho biết trường phải cử giáo viên đến tận nhà vận động phụ huynh đưa cháu đến trường, sẽ miễn giảm các loại phí nếu như các cháu không có nhu cầu học bán trú. Thế nhưng, phụ huynh vẫn chưa chấp thuận. Có phụ huynh ra "yêu sách" không đóng bất cứ khoản nào ngoài khoản tiền ăn trưa. Do các gia đình này không thuộc diện miễn giảm, và lo ngại tạo ra sự không công bằng với các trẻ khác, vì vậy trường không thể thực hiện. Nhưng không chấp nhận thì phụ huynh không cho con đi học. Vậy là, theo bà Phương Tâm, cũng đành phải gật đầu chấp nhận mọi điều kiện.

Cùng "cảnh ngộ" đó, Trường mầm non Hoa Mai, ngôi trường mầm non "đỉnh" của thành phố Huế, cũng phải đêm hôm đi công tác vận động trẻ đến trường. Thậm chí, có một trường hợp nhà trường phải thay phiên cử giáo viên đến tận nhà để đưa đón cháu tới trường, vì… phụ huynh bận việc (!).

Theo tìm hiểu của chúng tôi, lý do phụ huynh không cho con mình ra lớp, một số vì công việc bận rộn không có thời gian đưa con đi học, số khác vì muốn cho con học chữ trước khi vào lớp 1, mà ở hai trường này không có dạy. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do phụ huynh nhận ra các trường quá xem trọng việc huy động con mình ra lớp, nên tranh thủ để đòi thêm "yêu sách".

Nghịch cảnh đó mới bắt đầu xảy ra từ đầu năm học này, khi thành phố Huế bắt tay vào thực hiện chương trình phổ cập mầm non. Bà hiệu trưởng Trường Mầm non 1 đang lo lắng năm học tới cũng phải tiếp tục đi cầu cạnh phụ huynh.

QUANG PHONG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/513365/Nan-ni-hoc-sinh-vao-truong-diem.html

Đầu vào điểm sàn đại học, đầu ra 100% việc làm

Posted: 27 Sep 2012 06:16 AM PDT

Bằng cấp + kỹ năng + ngoại ngữ = việc làm

Đã có thời nhiều bạn trẻ chạy theo suy nghĩ “Cứ phải có bằng đại học đã, ngành gì cũng được, rồi dần sẽ tìm được việc”. Không phủ nhận giá trị của tấm bằng, đó là sự ghi nhận những nỗ lực, cố gắng trong suốt nhiều năm đèn sách. Tuy nhiên, hiện nay điều các nhà tuyển dụng mong mỏi, là ứng viên là kỹ năng làm việc và giỏi ngoại ngữ (trích lời Tổng Giám đốc của một công ty dược phẩm lớn tại Hà Nội).

Thạc sỹ Hoàng Thị Bảo Thoa – Phó GĐ Trung tâm Đào tạo và Giáo dục quốc tế, Trường ĐH Kinh tế (ĐHQGHN) cho biết: “Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế lấy bằng Cử nhân của ĐH Troy (Mỹ) và ĐH Massey (New Zealand) có tính thực tiễn cao, nghiêm túc và chất lượng nên sinh viên trưởng thành nhanh. Tại đây, các em tập trung hoàn toàn vào việc học, không có tâm lý đối phó, suy nghĩ ỷ lại hay đi đường vòng. Nhiều bạn sinh viên khi nhập học đã rất lo lắng “làm sao học tốt bằng tiếng Anh” thì chỉ sau 1 năm học đã có chứng chỉ IELTS 5.5". Theo kết quả khảo sát, tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường là 100%, trong đó có nhiều sinh viên làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn của nước ngoài, các công ty liên doanh và các doanh nghiệp lớn của Việt Nam.


Một góc khu học xá chương trình Cử nhân QTKD Troy tại trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN.

Trò chuyện với các sinh viên năm thứ 2 chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh của ĐH Troy, đa phần cho rằng áp lực học cao nhưng không đánh đố, các thầy giáo người Mỹ có cách truyền đạt rất dễ hiểu, đặc biệt luôn hướng dẫn tỉ mỉ việc đọc tài liệu, do đó chỉ cần học nghiêm túc là qua được bài thi. "Tiếng Anh tốt, giao tiếp tự tin giúp em tạo được ấn tượng tốt qua các đợt thực tập, mở ra cơ hội việc làm ngay trước khi tốt nghiệp". (Sinh viên Troy khóa 7, Cao Minh Đức hiện đang làm việc tại UPS).

Theo số liệu công bố trong buổi Tọa đàm “Giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động Việt Nam" được tổ chức mới đây tại Hà Nội, có đến 26,2% sinh viên tốt nghiệp đại học  ra trường không có việc làm; 70,8% có việc làm nhưng phần lớn là làm trái ngành nghề; chỉ 19% làm đúng ngành nghề được đào tạo mà nguyên nhân chủ yếu là sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng làm việc. Bởi vậy, ngay từ bây giờ mỗi bạn trẻ cần có quyết định đúng đắn cho 4 năm tới. Để bắt đầu, hãy lật lại câu hỏi "học gì để khi ra trường có bằng cấp, có kỹ năng làm việc tốt và giỏi tiếng Anh?".

 

Chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh của Đại học Troy:

 

 

 

- Đối tượng xét tuyển: thí sinh đạt điểm sàn đại học hoặc sinh viên các trường đại học trong và ngoài nước

 

- Chương trình đào tạo trong 3,5 năm tại trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, sinh viên có cơ hội chuyển tiếp từ 1 đến 2,5 năm tại Mỹ theo nguyện vọng

 

- Gần 50% số môn học do giảng viên nước ngoài từ Đại học Troy đảm nhận. Giảng viên người Việt tham gia chương trình phải được Đại học Troy kiểm định.

 

- Tốt nghiệp với chứng chỉ tiếng Anh IELTS quốc tế chứ không phải tương đương

 

- Lấy bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh của trường thuộc Top 100 đại học công lập tại Mỹ với mức học phí khoảng 60 triệu đồng/năm

 

 

 

Chương trình Cử nhân Kinh tế – Tài chính của Đại học Massey:

 

 

 

- Đối tượng xét tuyển: thí sinh đạt điểm sàn đại học hoặc sinh viên các trường đại học trong và ngoài nước

 

- Chương trình đào tạo trong 4 năm với 2 năm đầu học tại trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, 2 năm cuối học tại trường Đại học Massey (New Zealand). Sinh viên có chứng chỉ IELTS 6.0 được miễn 1 năm học tại Việt Nam

 

- Tỉ lệ Visa sang New Zealand đạt 100%

 

- Lấy bằng Cử nhân Kinh tế hoặc Tài chính của trường thuộc Top 3 đại học New Zealand, Top 5% trường kinh doanh trên thế giới với ngân sách chỉ bằng 45% du học.

 

 

Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế, Trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN
P.106, Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 04 3 754 9901 | Hotline: 0947 004 809
Email:
cite_ueb@vnu.edu.vn | Website: www.cunhan.cite.edu.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-644633/dau-vao-diem-san-dai-hoc-dau-ra-100-viec-lam.htm

Liệu có xóa bỏ được dạy thêm, học thêm ở cấp tiểu học?

Posted: 27 Sep 2012 06:16 AM PDT

(GDTĐ) – Trước vấn nạn dạy thêm, học thêm diễn ra tràn lan trong thời gian dài gây bức xúc trong dư luận, vừa qua, Bộ GDĐT đã ban hành thông tư mới về dạy thêm, học thêm. Những quy định đưa ra tại thông tư được đánh giá là đã xây dựng dựa trên nguyên tắc quản lý dạy thêm, học thêm theo hướng chặt chẽ hơn, bảo đảm quyền lợi cho cả người dạy và người học. Song, dư luận vẫn còn nhiều băn khoăn. Liệu "bài thuốc" này có điều trị được những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm nói chung và ở cấp tiểu học nói riêng?


Cô và trò Trường Tiểu học Nguyễn Trãi trong giờ chơi giữa buổi học (ảnh nhảy sạp).

Mặc dù năm học 2012-2013 chỉ mới bắt đầu được vài ba tuần, song hiện tượng dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường tiểu học vẫn công khai hoạt động.

Có mặt tại Trường tiểu học Hưng Chính (thành phố Vinh) vào lúc khoảng 08 giờ 30 sáng thứ 7 ngày 22 tháng 9, chúng tôi chứng kiến cảnh một số học sinh ùa ra chơi từ một số lớp học. Mới đầu, ông bảo vệ tưởng chúng tôi là phụ huynh nên đứng nói chuyện vui vẻ ngay tại cổng trường. Thế nhưng khi chúng tôi nói mình là phóng viên thì ông quay ngoắt 180 độ, khóa trái cổng trường, tỏ thái độ gắt gỏng: "Hôm nay nhà trường bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh kém nên Hiệu trưởng, Hiệu phó đều không có ở đây. Mời các vị đi nơi khác cho".

Không tiếp cận được với lãnh đạo nhà trường, đành phải tìm hiểu qua học sinh. Tất cả các em mà chúng tôi gặp (lúc này nhiều em đang chơi phía ngoài cổng) đều khẳng định đây là ngày đầu tiên các em đi học thêm 2 môn, sáng môn Tiếng Việt, chiều môn Toán. Em Nguyễn Nam Khánh, lớp 4B (do cô giáo Hậu làm chủ nhiệm) thật thà cho biết "Buổi sáng nay bọn cháu học môn Tiếng Việt, buổi chiều học môn Toán; lớp cháu chỉ vắng mấy bạn thôi, còn lại đi học hết". Em Bùi Đình Thành, lớp 4A (do cô giáo Thủy làm chủ nhiệm) cho hay: " Đây là buổi đầu tiên học thêm. Lớp có 36 bạn, chỉ vắng hai bạn".

Rõ ràng, nếu đúng là bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc phụ đạo học sinh yếu kém, chắc ông bảo vệ đã không quyết liệt ngăn cản chúng tôi như thế? Và điều đáng lưu tâm là phụ đạo học sinh yếu kém hay bồi dưỡng học sinh giỏi thì cũng không thể là 100% số học sinh của lớp, của trường.

Gọi điện thoại trao đổi với ông Thái Khắc Tân, Trưởng Phòng GDĐT TP Vinh, ông cho biết hiện đang đi Đô Lương nên không thể trực tiếp đến kiểm tra và khẳng định, nếu đúng là nhà trường đang dạy thêm thì sẽ chấn chỉnh ngay.

Chiều cùng ngày, ông Thái Khắc Tân điện lại cho chúng tôi và cho biết: Đã kiểm tra qua Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hưng Chính và Hiệu trưởng báo cáo, do đại hội chi bộ của Trường họp vào thứ 6 nên nhà trường tổ chức dạy bù vào thứ 7. Câu hỏi đặt  ở đây là: Vậy tại sao lại không chuyển lịch đại hội chi bộ vào thứ 7 để khỏi phải đảo lộn hoạt động của trường, lại thuận tiện cho tất cả học sinh và nhiều giáo viên? Và nếu học bù thì phải học bù chương trình của ngày thứ 6, chứ sao lại chỉ học môn Tiếng Việt (buổi sáng) và môn Toán (buổi chiều). Để làm sáng tỏ thực hư, nhất là xem Hiệu trưởng báo cáo với Trưởng phòng có đúng hay không, thiết nghĩ không hề khó, nhưng xin nhường công việc này lại cho ông Trưởng phòng GDĐT TP Vinh.

Trong trường thì như thế, ngoài trường như thế nào? Hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường tuy không ồn ào nhưng lại âm thầm diễn ra trên diện rộng. Phần lớn các lớp dạy thêm, học thêm hiện nay đều của các thầy giáo, cô giáo đang dạy tại các trường tiểu học công lập.

Qua thông tin từ nhiều cha mẹ học sinh, trong vai người đi xin học thêm cho con cháu, chúng tôi tìm tới nhà cô giáo Nguyễn Thị H, giáo viên Trường Tiểu học Hưng Bình để kiểm chứng. Vì không thấy có người quen đưa đến, lại được nhà trường phổ biến thông tư mới của Bộ GDĐT về dạy thêm, học thêm nên cô có vẻ rất "cảnh giác" và cương quyết từ chối với lí do "hiện nay không có lớp nào cả, tôi chỉ dạy thêm cho các cháu vào dịp hè". Trong quá trình nói chuyện, cô tỏ ra khá sốt ruột, hết nhìn đồng hồ, lại liếc ra cửa.

Biết sắp đến giờ lớp học buổi tối của cô bắt đầu, chúng tôi cố tình nán lại trò chuyện, lác đác vài ba cha mẹ học sinh đưa con tới, nhưng khi nhận được "tín hiệu", họ lại quay ra. Đã nắm rõ lịch học của lớp cô H. từ trước nên chúng tôi ra về và bí mật đứng cách cổng nhà cô vài mét để quan sát. Chừng khoảng 20 phút sau, cha mẹ học sinh lại đưa con quay trở lại nhà cô và buổi học bắt đầu diễn ra. Đợi lớp học của cô ổn định, một đồng nghiệp của chúng tôi lai theo con nhỏ, chủ động kéo toang cánh cửa sắt và giả vờ hỏi nhà. Đồng nghiệp của chúng tôi xác nhận, cô H. đang dạy cho khoảng gần 20 học sinh trong khoảng sân chật hẹp, trên có lợp tôn, xung quanh chất đầy gỗ.

Qua tìm hiểu được biết, lớp học này khai giảng đầu tháng 9, mỗi tuần học 2 buổi (vào tối thứ 4 và thứ 7), với mức học phí 30.000 đồng/buổi/học sinh. Ngoài ra, cô H. còn có một lớp khác, khai giảng từ tháng 6, chủ yếu dạy cho học sinh trong trường. Qua phản ánh của cha mẹ học sinh thì Trường tiểu học Hưng Bình có khá nhiều giáo viên tổ chức dạy thêm cho học sinh tại nhà; như cô Q.A, cô T, cô H, … Thực tế dạy thêm ở nhà cho học sinh tiểu học không phải chỉ có ở Hưng Bình mà có ở nhiều phường trên địa bàn thành phố Vinh.

IMG_0482.jpg
Sáng thứ 7 ngày 22/9/2012, tại Trường Tiểu học Hưng Chính, vì giờ chơi giữa các tiết học không đồng nhất nên lớp ra chơi, lớp đang học 

Lý do phụ huynh cho con theo các lớp học thêm cũng vô vàn. Một số người có nhu cầu thật sự, muốn con cái được học thêm để bồi dưỡng kiến thức, song cũng rất nhiều người muốn con học thêm môn này, môn khác theo phong trào, bất luận con có theo được hay không; số khác thì sợ con bị thầy cô giáo "để ý" nên cứ ghi danh, nộp tiền học thêm đầy đủ, nhưng đi học thì buổi có buổi không.

Đáng trách là có một bộ phận giáo viên vì mục đích lợi nhuận đã dạy thêm bằng mọi cách, gây sức ép đối với học sinh; có thái độ không đúng mực với học sinh không học thêm mình; cho học sinh làm trước theo mẫu bài kiểm tra ở lớp học thêm để thu hút học sinh.

Chị A.V, một phụ huynh ở phường Bến Thủy bức xúc: "Mới vào học hơn hai tuần, cô giáo của con tôi đã cho một đống bài tập, mà đa phần là bài nâng cao, không đi học thêm thì không thể làm được hết bài". Ngay một cán bộ (xin không nêu tên) của Sở GDĐT Nghệ An cũng bày tỏ: "Con tôi học lớp 3 ở một trường tiểu học của TP Vinh, lúc đầu cương quyết không cho cháu đi học thêm vì thấy không cần thiết. Nhưng vào năm học mới được vài ba hôm, cháu về bảo: "Ba cho con đi học thêm nhà cô. Bài cô ra, trong lớp chỉ có mình con không giải được". Thì ra, nội dung dạy thêm ở nhà, cô giáo đã dạy trước và dạy nâng cao chương trình chính khoá, nếu các cháu không theo học sẽ không "bắt kịp" chương trình".

Theo thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hưng Bình (ngôi trường mà theo phản ánh của cha mẹ học sinh, hiện có nhiều giáo viên mở lớp dạy thêm tại nhà) thì đối với cấp tiểu học, nhà trường chủ trương không dạy thêm, nhưng để nâng cao chất lượng giáo dục cũng như đáp ứng nhu cầu của cha mẹ học sinh, Trường dự kiến sẽ chọn học sinh giỏi để bồi dưỡng theo hình thức tự nguyện (mỗi khối khoảng 30-40 em).

Bên cạnh đó, phụ đạo cho học sinh yếu kém cũng sẽ thực hiện với số lượng tương tự. Còn về tình hình dạy thêm tại nhà của giáo viên, do bản thân mới chuyển về công tác tại trường được hơn 1 tháng nên chưa nắm bắt được cụ thể. Tuy nhiên, nhà trường cũng đã tổ chức quán triệt nghiêm túc Thông tư  số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ qui định về dạy thêm, học thêm cho giáo viên và yêu cầu họ cam kết không dạy thêm tại nhà. Nhưng thực tế cũng rất khó để kiểm soát vấn đề này. Bởi giáo viên có thể "lách luật", "đối phó" bằng cách chia nhỏ lớp học. Khi mình phát hiện ra vi phạm thì họ bảo là dạy kèm cho con cháu trong nhà, rất khó xử lý. Quan điểm của nhà trường là nếu giáo viên vi phạm một vài lần đầu sẽ nhắc nhở, nếu tái phạm sẽ xử lý bằng cách đề nghị cấp trên chuyển họ đi trường khác.

Một thầy giáo đã 32 năm công tác trong ngành giáo dục cho rằng, trong khi người người, nhà nhà và cả xã hội coi trọng bằng cấp; tên tuổi một ngôi trường tiểu học lại được cấp trên gắn với bảng kết quả học sinh thi vào lớp 6 trường chuyên (trá hình) như hiện nay, thì việc dạy thêm, học thêm là điều tất nhiên. Và người bị ảnh hưởng nhiều nhất trong trào lưu này chính là các em học sinh. Với lịch học kín mít, ngày 2 buổi 7-8 tiếng học ở trường; tối lại đi học ở nhà thầy cô giáo; thứ bày, chủ nhật không học thêm tiếng Việt, Toán thì cũng học thêm đủ thứ: nhạc, họa, tiếng Anh…đã biến các em thành những cái máy, thành những chú "gà công nghiệp".

Vì vậy, việc Bộ GDĐT cấm dạy thêm, học thêm ở cấp tiểu học là đúng. Nhưng cấm vẫn không ăn thua, phải xử lý nghiêm người vi phạm lệnh cấm mới được. Song, có một giải pháp rất hữu hiệu, tác động lớn đến các nhà trường, giáo viên, học sinh và cả cha mẹ học sinh, đó là xoá bỏ ngay các trường trung học cơ sở chuyên hiện đang tồn tại trá hình ở TP Vinh và các huyện. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của Trung ương Đảng khoá VIII quy định không tổ chức lớp chọn ở các cấp học; không tổ chức trường chuyên ở tiểu học và THCS là hoàn toàn đúng, rất tiếc là từ đó (1996) đến nay, nhiều địa phương đã không chịu thực hiện một cách nghiêm túc quy định này.

Một số thầy cô giáo tâm huyết với nghề cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến dạy thêm, học thêm tràn lan là do xuất phát từ chuyện dạy chính khóa của giáo viên. Vì thầy dạy chưa hay nên trò mới phải tìm thầy khác, hoặc ở lớp thầy chưa dạy hết lòng nên trò phải đến nhà thầy học thêm. Do vậy khi thầy dạy tốt, tâm huyết thì chẳng có lí do gì để tổ chức dạy thêm, học thêm.

Bên cạnh nhận thức của cha mẹ học sinh về dạy thêm, học thêm còn bất cập thì ý thức, trách nhiệm của giáo viên, đặc biệt là người quản lý rất quan trọng. Bởi nếu hiệu trưởng cương quyết, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để làm gương, nếu thầy cô giáo cương quyết nói không với dạy thêm và chủ động tuyên truyền cho cha mẹ học sinh rằng học thêm ở cấp tiểu học là không cần thiết thì sẽ không có tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay.

   Đức Phúc Ly

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201209/Lieu-co-xoa-bo-duoc-day-them-hoc-them-o-cap-tieu-hoc-1963725/

Điểm truy cập Internet “vây” trường, phụ huynh lo lắng

Posted: 27 Sep 2012 06:14 AM PDT

Thư phản ánh của bà Nguyễn Thị Ngọc (ngụ tại xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) có nội dung: "Tại Trường THPT An Lạc Thôn (xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) có ít nhất 4 điểm dịch vụ Internet có game online trong phạm vi 200 mét này. Các địa điểm này đã tồn tại rất lâu, nhưng không thấy bị xử lý  gì cả. Chúng tôi cũng đã nhiều lần khiếu nại nhưng các điểm game online trên vẫn tồn tại. Chúng tôi rất mong các cấp có thẩm quyền xem xét xử lý theo đúng pháp luật của nhà nước".

 

 

 

Phụ huynh lo lắng khi điểm truy cập Internet
Một điểm kinh doanh Internet gần Trường THPT An Lạc Thôn (xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng).

 

 

Theo thư của phụ huynh học sinh Trường THPT An Lạc Thôn, PV Dân trí đã đến địa phương này để kiểm chứng. Trao đổi với PV về nội dung phản ánh của phụ huynh, ông Phạm Thế Hoàng – Phó Chủ tịch UBND xã An Lạc Thôn cho biết: "Chúng tôi đã yêu cầu bên Công an xã kiểm tra và xác nhận đúng là có 4 điểm kinh doanh Internet ở gần khu vực Trường THPT An Lạc Thôn như phản ánh của phụ huynh. Đoàn kiểm tra 814 của huyện cũng kiểm tra, nhắc nhở các hộ này phải chấp hành tốt các qui định về kinh doanh lĩnh vực này, chưa có hộ nào vi phạm. Dù các điểm này nằm gần trường nhưng họ đã kinh doanh từ trước khi có trường học nên không thể xử lý theo qui định về khoảng cách tối thiểu 200 mét được".

 

 

Còn Trung tá Lê Văn Kịch – Trưởng công an xã An Lạc Thôn cũng thừa nhận gần khu vực trường THPT An Lạc Thôn có 4 điểm kinh doanh Internet nhưng chỉ có 2 điểm gần trường (gồm 1 điểm của một thầy giáo hiện đang dạy tại trường THPT An Lạc Thôn và một điểm của hộ dân), còn 2 điểm kia không gần trường.

 

 

Điều đáng nói, khi PV tiếp cận hai điểm kinh doanh Internet cách Trường THPT An lạc Thôn khoảng trên dưới 100m thì thấy rất nhiều học sinh đang mải mê với những trò chơi có tính bạo lực. Tại điểm kinh doanh Internet của giáo viên Trường THPT An Lạc Thôn, một căn phòng phía trước ngôi nhà nhỏ, có chiều rộng khoảng 1,5m, chiều sâu chừng 5m được trang bị hai dãy máy tính (khoảng 16-18 máy) đều có học sinh ngồi sẵn chơi trò chơi. Chỉ ngồi chưa đầu 5 phút, PV chịu không nổi bởi âm thanh phát ra từ các trò chơi bạo lực và tiếng chửi thề, nói tục liên tục phát ra từ miệng của những học sinh còn mặc nguyên đồng phục.

 

 


Sau giờ học, nhiều học sinh tìm đến một trong hai điểm Internet gần Trường THPT An Lạc Thôn.

Sau giờ học, nhiều học sinh tìm đến một trong hai điểm Internet gần Trường THPT An Lạc Thôn.

 

 

Một người dân (xin giấu tên) cho biết: "Hai điểm này đối diện nhau, lại gần trường nên lúc nào cũng đông học sinh vào chơi, nhiều cháu chơi quên cả ăn uống, bỏ học đi chơi, học xong vào chơi mãi tới chiều tối mới về nhà". Còn ông Nguyễn Văn Tư (xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách) than: "Con cái đi học mà thấy lo vì mê chơi trò chơi điện tử bỏ bê chuyện học hành. Khi nghe nói có chủ trương cấm kinh doanh Internet gần trường học thì ai cũng mừng nhưng bây giờ thấy họ cứ mở cách trường khoảng trên 100m nên chúng tôi đã phản ánh mà không thấy giải quyết".

 

 

Khoảng 3 giờ chiều, PV trở lại 2 điểm kinh doanh Internet nói trên thì thấy nhiều học sinh cấp 2 cũng đang kéo nhau vào đó. Một em nói "Tụi con vô chơi trò chơi một chút rồi mới về chớ bây giờ còn sớm nên chưa về nhà".

 

 

Phó Chủ tịch UBND xã An Lạc Thôn trăn trở: "Các hộ này kinh doanh Internet đã nhiều năm, được cơ quan chức năng cho phép. Tuy nhiên, tình trạng học sinh mê trò chơi trên Internet mà bỏ bê chuyện học hành khiến phụ huynh đau đầu cũng là điều đáng quan tâm".

 

Một giáo viên ở xã An Lạc Thôn cũng bày tỏ: "Thấy các em vào chơi trò chơi điện tử nhiều cũng thấy lo nhưng chúng tôi cũng không biết nói gì bởi các chủ kinh doanh toàn người quen ở địa phương và đồng nghiệp cả".

 

 

Bạch Dương

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-644877/diem-truy-cap-internet-vay-truong-phu-huynh-lo-lang.htm

Comments