Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường học không có ‘tự nguyện bình quân’

Posted: 13 Sep 2012 08:19 PM PDT

– Lần đầu tiên Bộ GD-ĐT đề cập tới chuyện tài trợ trong trường học và tiếp nhận các khoản thu tự nguyện bằng một thông tư (chứ không chỉ ra văn bản hướng dẫn đơn thuần). Những bức xúc trong thực tế sẽ được điều chỉnh như thế nào? Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ
GD-ĐT) Bùi Hồng Quang trao đổi với báo giới.

Ông Bùi Hồng Quang

- Thưa ông, vào đầu năm học đã có nhiều khoản thu tự nguyện do các cơ sở giáo dục đưa ra. Bộ GD-ĐT đã có giám sát, kiểm kê việc thực hiện giải ngân hiệu quả đến đâu hay không?

Từ năm 2010 đến nay, đầu năm học mới nào, Bộ GD-ĐT cũng có văn bản gửi UBND, Sở GD-ĐT đề nghị kiểm tra các cơ sở giáo dục trên địa bàn, tăng cường quản lí thu chi, chấm dứt tình trạng lạm thu. Tuy nhiên hướng dẫn, quản lý sử dụng các khoản thu tự nguyện chưa đầy đủ cho nên mới ban hành các quy định tiếp.

Năm 2011, Bộ cũng có văn bản đề nghị kiểm tra các khoản thu chi trong trường học trên địa bàn, chấn chỉnh tình trạng lạm thu. Sau đó, ban hành văn bản yêu cầu kiểm tra việc thực hiện quy định về học phí mới và nhiều địa phương thời điểm này chưa ban hành.

Bộ cũng yêu cầu báo cáo tình hình thực hiện học phí mới vì chính vấn đề này cũng có tác động nhất định thu góp ở trong các đơn vị trường học. Thực tế, học phí quá thấp.

Bộ cũng đã thanh kiểm tra vấn đề lạm thu. Nhiều địa phương có động thái, xử lí tích cực như Thanh Hóa, Đà Nẵng…

Ngoài văn bản hướng dẫn, Bộ yêu cầu các địa phương phải có trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo, giám sát. Riêng năm nay, Bộ GD-ĐT đặt vấn đề, sau khi thông tư có hiệu lực thanh tra Bộ sẽ đi kiểm tra. Trong đó, đặc biệt ưu tiên những trường có địa chỉ mà báo chí đã nêu để chấn chỉnh. Chắc chắn hình thức xử lí sẽ được làm nghiêm chứ không chỉ ngồi nghe báo cáo.

Kế hoạch cụ thể sẽ gặp từng lớp, từng trường, gặp gỡ cha mẹ học sinh để xem lạm thu đến đâu, hình thức trường vận động đóng góp kiểu gì. Do đó, cách thức kiểm tra năm nay sẽ cụ thể hơn.

- Thưa ông, thông tư ban hành đầu năm học mới có phải là động thái hợp thức hóa các khoản thu được nhiều phụ huynh phản ánh “bị ép tự nguyện” đang gây tranh cãi hiện nay?

Theo tôi, không nên đặt vấn đề “hợp thức hóa”. Trách nhiệm của cơ quan quản lí nhà nước là phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh tất cả những hoạt động thuộc lĩnh vực mình quản lí.

Nguyên tắc xuyên suốt của tất cả các văn bản từ trước đến nay là “tự nguyện”, nhưng tự nguyện như thế nào – là vấn đề các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lí giáo dục phải chỉ đạo giám sát.

Còn tự nguyện theo kiểu truyền nhau kí tên thì đó chưa phải.

Là người trực tiếp làm công tác tài chính, tôi hết sức trăn trở khâu học phí, học bổng, chấn chỉnh lạm thu.

- Như ông trao đổi thì vấn đề lạm thu diễn ra nhiều năm nay và trước mỗi năm học đều có bức xúc, tại sao không giải quyết được tận gốc?

Thực tế, Bộ đã ban hành một loạt văn bản để quản lí, giám sát; trong đó có hướng dẫn chi tiết. Gần đây nhất, Bộ đã ban hành 4 văn bản.

Và đến bây giờ, việc quản lí và sử dụng cũng như quy định về tài trợ sẽ thành thông tư, tính pháp lí sẽ cao hơn. Còn sau đây có giải quyết được triệt để vấn đề lạm thu hay không thì cần phải có rất nhiều biện pháp tiếp theo.

Ngoài việc phổ biến điều lệ cha mẹ học sinh, phụ huynh cũng cần từ chối những khoản thu ngoài quy định.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Nơi nào có vấn đề thì ông trưởng phòng GD, GĐ Sở phải chịu trách nhiệm.

Cùng với đó sẽ xử lí nghiêm. Đơn vị nào thu sai sẽ yêu cầu người đứng đầu trả lại tiền và xin lỗi PHHS.

- Quy định cho phép các cơ sở giáo dục nhận tài trợ tiền, vàng, kim cương…Thực tế, đã có “Mạnh Thường Quân” nào ngỏ ý tài trợ vàng, kim cương chưa?

Bây giờ mà nói ngay thì cũng khó, nhưng sắp tới, chúng tôi có một hội nghị vinh danh các nhà hảo tâm có đóng góp cho giáo dục. Hội nghị sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 12. Tài trợ trên tinh thần tự nguyện chứ không có tự nguyện bình quân.

- Cảm ơn ông!

  •     Kiều Oanh (thực hiện)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/88488/truong-hoc-khong-co--tu-nguyen-binh-quan-.html

Giáo viên tiếng Anh cần… phiên dịch: “Học sinh tăng cường” cũng học thêm

Posted: 13 Sep 2012 08:19 PM PDT

Hầu như phụ huynh nào cũng cho con đến các trung tâm ngoại ngữ dù có học 8 tiết tiếng Anh/tuần trong trường vì lo ngại học sinh không thể giao tiếp được.

Giáo viên tiếng Anh cần... phiên dịch:
Ngoài giờ học chính khóa, phụ huynh đều đưa con em đến các trung tâm ngoại ngữ để mong nâng cao khả năng giao tiếp – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Chỉ giới thiệu được tên, tuổi

 

 

70 – 80% học sinh học ở trung tâm ngoại ngữ

Đại diện của một trường dạy ngoại ngữ thiếu nhi cho biết: "Thực tế nhiều năm trở lại đây, số lượng học sinh tiểu học tham gia các khóa học của trường khá đông, chiếm khoảng 80% trong tổng số học viên". Còn một trường Anh ngữ chuyên về luyện thi các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế thì số lượng học sinh THPT đăng ký tham gia chiếm ưu thế, tương đương khoảng 70% trong tổng số học viên của trường.

B.Thanh

 

Bà Lê Thúy Hòa, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Thái Bình, TP.HCM, cho biết: "Không tự tin trong giao tiếp, phát âm sai thế nên trong tiết học giáo viên (GV) chủ yếu sử dụng kỹ năng đọc rồi kéo theo học sinh (HS) cũng phát âm sai, chẳng nghe, chẳng nói được gì ngoài vài câu đơn giản giới thiệu tên, tuổi…".

Một nghiên cứu của Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM về thực trạng giao tiếp qua dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông tại TP.HCM trong năm 2007 cho thấy sau khi hoàn thành bậc THCS, HS không thể kể lại được một câu chuyện khoảng 100 từ như yêu cầu của chương trình. Còn ở bậc THPT thì có tới 78% HS yếu 2 kỹ năng nghe nói.

Mới đây, Hội đồng Anh tiến hành một cuộc khảo sát về trình độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế của HS 20 nước trong khu vực châu Á. Kết quả cho thấy HS Việt Nam xếp thứ 8/20 về khả năng đọc và viết, nhưng lại xếp thứ 18/20 về khả năng nghe nói.

Nhiều GV, cán bộ quản lý làm việc lâu năm trong lĩnh vực giáo dục đều cho rằng nguyên nhân ở chương trình, GV, điều kiện dạy và học… Một chuyên viên của Sở GD-ĐT TP.HCM cũng nhìn nhận: "Vài năm trở lại đây, chương trình giảng dạy môn tiếng Anh dù đã được điều chỉnh, biên soạn theo hướng thúc đẩy HS phát triển đầy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhưng chưa thực sự hiện đại, mức độ cập nhật chưa cao. Mỗi đơn vị bài học chưa cho phép HS thực hành giao tiếp, tái sử dụng nhằm khắc sâu và tạo phản xạ tự nhiên…". Bà Lê Thúy Hòa còn cho rằng: "Nội dung đề thi tập trung kiến thức ngữ pháp và dịch là chủ yếu vì vậy HS chả thể tiến bộ".

Không yên tâm với chương trình ở trường

 

 

Tiến hành khảo sát cả GV và học sinh lớp 6

Theo ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, năm học này, Bộ bắt đầu thí điểm dạy tiếng Anh theo Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đối với lớp 6. Bộ sẽ tiến hành khảo sát cả GV lẫn học sinh. Về tài liệu học tập, các trường có thể dùng sách giáo khoa của Bộ nhưng có thể dùng sách khác với điều kiện bộ sách đó đã được Bộ thẩm định và cho phép sử dụng.

Tuệ Nguyễn

 

Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên, phụ huynh nhiều trường tiểu học tại TP.HCM vẫn không an tâm với chương trình tiếng Anh trong trường.

Chị Nguyễn Thị Hoa, phụ huynh Trường tiểu học Phan Văn Trị, Q.1, cho biết: "Con tôi năm nay học lớp 1 chương trình tiếng Anh tăng cường của trường. Nhưng thật tình mà nói, tôi không thật sự an tâm về chất lượng giảng dạy, nhất là về GV và môi trường học. Còn nếu làm phép so sánh thì cá nhân tôi nhận thấy trung tâm ngoại ngữ bên ngoài vẫn dạy tốt hơn vì họ dạy chuyên, chú trọng nhiều kỹ năng nghe nói. Vào tối các ngày thứ ba, năm, bảy hằng tuần, tôi đều cho con học thêm Anh văn ở trung tâm ngoại ngữ. Cháu rất thích thú và luôn muốn đi học ở trung tâm. Về phần tôi thì cũng yên tâm hơn về việc học tiếng Anh của con".

Nhiều phụ huynh hiện nay vẫn mong muốn cho con vào các lớp tăng cường tiếng Anh (8 tiết/tuần) với lý do con em họ được học tiếng Anh nhiều hơn. Song phần đông phụ huynh vẫn cho con đi học ở trung tâm vì không tin nếu chỉ học ở trường, con họ có thể giao tiếp được.

Anh Nguyễn Tùng Nam, phụ huynh HS Trường tiểu học Tân Trụ, Q.Tân Bình, tâm sự: "Con tôi năm nay học lớp 4 nhưng thực tình mà nói, ở trường học một lớp hơn 40 HS vậy thì làm sao có thể học tốt được. Ngay cả việc phát âm có sai chăng nữa thì GV cũng không tài nào phát hiện và sửa được. Một năm nay, tôi cho con học Anh văn ở trung tâm, cháu hoàn toàn tự tin trong giao tiếp, có kỹ năng hơn vì cháu được học và trò chuyện nhiều với GV".

Khi được hỏi, ngành giáo dục cần làm gì để phụ huynh yên tâm cho con em học tiếng Anh tại trường mà không cần phải học thêm bên ngoài, phần đông phụ huynh đều khẳng định phải giảm sĩ số lớp, GV đạt chuẩn và phải có kỹ năng nghe nói tốt.

Minh Luân – Bích Thanh

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120913/Giao-vien-tieng-Anh-can-phien-dich-Hoc-sinh-tang-cuong-cung-hoc-them.aspx

Nước nào chi nhiều nhất cho giáo dục?

Posted: 13 Sep 2012 08:18 PM PDT

Báo cáo Pisa (Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế) của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) vừa được công bố ngày 12/9. Tờ Guardian đã trích đăng những chỉ số quan trọng trong báo cáo này để cho thấy sự khác nhau trong hệ thống giáo dục giữa các quốc gia phát triển.

Ảnh OECD

Nước nào chi nhiều nhất cho giáo dục?

Từ 1% GDP chi cho giáo dục tất cả các cấp, con số này đã tăng lên ở Vương quốc Anh: từ 3,6% vào năm 1995 lên 4,5% vào năm 2009, từ mức thấp hơn mức chi trung bình của OECD lên mức cao hơn mức gần đây nhất là 4%. Không có quốc gia nào đạt được mức tăng nhanh hơn Vương quốc Anh trong việc chi tiêu cho giáo dục đại học và giáo dục bổ túc.

Ngoài ra, mặc dù GDP giảm từ năm 2008 tới năm 2009, nhưng mức chi cho giáo dục vẫn tăng khoảng 10,5 điểm phần trăm – nhiều hơn mức trung bình của OECD 2,2 điểm phần trăm.

Chi tiêu cho học sinh

Điều thú vị là Vương quốc Anh là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhập học mầm non và học tiểu học ở trẻ 4 tuổi cao nhất, nhưng chi tiêu hàng năm cho mỗi trẻ mầm non lại ít hơn mức trung bình của OECD.

Chi cho giáo dục của các khu vực tư nhân

Có một sự gia tăng đáng kinh ngạc: năm 2000, 14,8% chi tiêu cho giáo dục của Vương quốc Anh tới từ các nguồn tư nhân. Tới năm 2009, con số này vọt lên 31,1%. Vương quốc Anh hiện có tỷ lệ này cao hơn cả Mỹ và Australia, chỉ thấp hơn Nhật Bản, Hàn Quốc và Chi-lê.

Vương quốc Anh cũng là quốc gia có mức tăng cao nhất trong chi tiêu cho giáo dục đại học trong số các quốc gia OECD, tuy nhiên số tiền này tới từ các khu vực tư nhân.

Trẻ học tốt hơn thể hệ bố mẹ?

Bất chấp sự bất bình đẳng phổ biến ở Anh, nước này vẫn có số học sinh có trình độ học thuật cao hơn mức trung bình. Khoảng 41% những người từ độ tuổi 25 tới 34 ở Anh có trình độ giáo dục cao hơn bố mẹ họ. Con số này của OECD là 37%.

Trong khi đó, tỷ lệ việc làm trung bình của những người từ 25-64 tuổi có học vấn cao ở Anh đã tăng bất chấp khủng hoảng tài chính (0,1điểm phần trăm) mặc dù với những người có trình độ thấp hơn thì con số này giảm 3,3 điểm phần trăm từ năm 2008 tới năm 2010. Trên thực tế, thu nhập của những người có bằng đại học tăng từ 54% lên 65%, trong khi thu nhập của những người không có bằng phổ thông giảm từ 71% xuống 67% so với thu nhập trung bình của những người đã tốt nghiệp phổ thông.

Giáo viên được trả bao nhiêu?

Nếu bạn loại trừ mức lương cao ngất của giáo viên ở đất nước Luxembourg đắt đỏ thì Đức là quốc gia có mức lương cao nhất trong OECD, tiếp sau đó là Canada và Ireland. Mỹ cũng là quốc gia thuộc top đầu danh sách, tuy nhiên chỉ tăng 3,1% kể từ năm 2000 – ít hơn tỷ lệ lạm phát.

Ở Vương quốc Anh, đối với giáo viên tiểu học có ít nhất 15 năm kinh nghiệm, mức lương trung bình là 44.145 USD – cao hơn mức trung bình của OECD (37.603 USD). Đối với giáo viên trung học có ít nhất 15 năm kinh nghiệm, mức lương trung bình cũng là 44.145 USD. Giáo viên trung học và phổ thông ở Anh có thu nhập cao hơn những người có trình độ tương tự làm ở ngành nghề khác 109% (con số này của OECD lần lượt là 85% và 90%).

Scotland cũng có mức tăng lớn. Từ năm 2000 tới năm 2010, mức lương của giáo viên các cấp tiểu học, trung học và phổ thông tăng 21% – mức tăng cao thứ 7 trong khối OECD và tăng 4% điểm so với khối OECD. Ở Anh, lương của giáo viên các cấp tiểu học, trung học, phổ thông tăng 9%.

Vương quốc Anh là quốc gia có tỷ lệ giáo viên dưới 30 tuổi cao nhất OECD – 61,4% giáo viên tiểu học dưới 40 tuổi – so với mức trung bình của OECD là 41,1%.

Nước nào có lớp học đông nhất?

Anh có số học sinh/ lớp học cao nhất trong số các nước phát triển, chỉ sau Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, cụ thể là 26,1 học sinh/ lớp. Số học sinh/ giáo viên là 19,8 học sinh so với tỷ lệ trung bình của OECD là 15,7 học sinh/ giáo viên.

Trong khi giáo viên tiểu học ở Anh phải đối phó với những lớp học tương đối lớn nhưng họ lại có khối lượng công việc nhẹ nhàng hơn. Số giờ giảng của mỗi giáo viên tiểu học ở Anh trung bình là 684 giờ/ năm (của OECD là 782 giờ), giáo viên trung học là 703 giờ (OECD là 704 giờ), giáo viên phổ thông là 703 giờ (OECD là 658 giờ). Số liệu này là của năm 2010.

Ở Scotland, giáo viên các cấp phải dạy nhiều giờ hơn (855 giờ). Tuy nhiên, số giờ giảng ở cấp tiểu học đã giảm theo thời gian, từ 950 giờ vào năm 2000 xuống 893 giờ năm 2005 và 855 giờ năm 2010.

Học sinh Anh nhận được trung bình 7.258 giờ giảng từ năm 7 tuổi tới năm 14 tuổi – nhiều hơn khối OECD 396 giờ.

Trẻ nhập cư thuộc top xuất sắc

Một phần ba học sinh xuất sắc nhất Vương quốc Anh (trong tổng số 25% dân số) là người nhập cư, nhưng đồng thời 80% học sinh nhập cư theo học những trường có tỷ lệ học sinh nhập cư cao.

  • Nguyễn Thảo (Theo Guardian)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/88486/nuoc-nao-chi-nhieu-nhat-cho-giao-duc-.html

Nhiều chính sách cho HS tham dự cuộc thi khoa học, kĩ thuật cấp quốc gia

Posted: 13 Sep 2012 08:18 PM PDT

Theo đó, mỗi học sinh (HS) đoạt giải (tập thể hoặc cá nhân) trong cuộc thi đều được cấp Giấy chứng nhận và được khen thưởng. HS trung học phổ thông đoạt giải trong Cuộc thi được cộng điểm khuyến khích theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; HS trung học phổ thông được cử đi tham dự Cuộc thi quốc tế và khu vực được xét miễn thi tốt nghiệp theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

HS trung học phổ thông đoạt giải trong Cuộc thi cấp quốc gia, Cuộc thi quốc tế và khu vực đã tốt nghiệp trung học phổ thông được xét tuyển vào đại học, cao đẳng theo quy định của Quy chế thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy; HS đoạt giải Cuộc thi quốc tế được xét cử đi đào tạo đại học ở nước ngoài bằng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam theo quy định.

HS trung học cơ sở đoạt giải trong cuộc thi được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích theo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông.

Bộ GD-ĐT cho biết, cuộc thi này là nhắm khuyến khích HS trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kĩ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập, phát triển năng lực học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học;

Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân tham gia, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật của học sinh trung học; Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.

Đối tượng dự thi đối với cấp trung học cơ sở là HS lớp 9; cấp trung học phổ thông là HS các lớp 10, 11 và 12. Giải toàn Cuộc thi gồm có: giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải Khuyến khích; có thể lựa chọn trong số các dự án đoạt giải Nhất toàn cuộc thi để trao 1 giải đặc biệt.

Ban giám khảo lựa chọn trong số các dự án đoạt giải cao nhất toàn cuộc thi và đề xuất danh sách dự án được cử tham dự các cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế và khu vực theo nguyên tắc tuyển chọn từ cao xuống thấp theo điểm thi và đảm bảo yêu cầu về điều kiện tham gia của từng Cuộc thi quốc tế.

S.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-640529/nhieu-chinh-sach-cho-hs-tham-du-cuoc-thi-khoa-hoc-ki-thuat-cap-quoc-gia.htm

Bắt đầu đào tạo CNTT bằng “điện toán đám mây” tại VN

Posted: 13 Sep 2012 08:18 PM PDT

Với chương trình đào tạo trên
môi trường Cloud Campus – dạy và học trên nền tảng điện toán đám mây, sinh viên
có thể học bất kỳ nơi đâu, lúc nào để hoàn thiện mọi kỹ năng đáp ứng các yêu cầu
của 1 chuyên viên CNTT tương lai.

GNIIT là một trong những chương trình hàng đầu của Học viện NIIT, được xây dựng
dựa trên đóng góp của chuyên gia trong ngành giáo dục, yêu cầu của các tập đoàn
CNTT như Microsoft và Oracle.

Thông qua môi trường học tập Cloud Campus, GNIIT đã mang đến một phương pháp học
tập độc đáo và hoàn toàn mới cho sinh viên Việt Nam. Sinh viên có thể học bất kỳ
nơi đâu và bất kỳ lúc nào để hoàn thiện mọi kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của một
chuyên viên CNTT thế hệ tương lai.

Chương trình là sự kết hợp hoài hòa giữa nền tảng vững vàng, kiến thức chuyên
môn sâu rộng, kỹ năng chuyên nghiệp và công nghệ điện toán đám mây. Chương trình
đảm bảo kiến thức, kỹ năng của sinh viên đáp ứng hoàn toàn với yêu cầu của các
doanh nghiệp với từng vị trí công việc cụ thể như: Phát triển ứng dụng trên nền
tảng điện toán đám mây, Phát triển ứng dụng lớn (Enterprise), Quản trị máy chủ
và Quản trị hệ thống mạng.

Chương trình đặc biệt chú trọng vào quá trình tiếp xúc với công việc thực tế
thông qua hai học kỳ (một năm) học và thực tập tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
nội dung chương trình hoàn toàn tương thích với nội dung của các kỳ thi lấy
chứng chỉ quốc tế giúp sinh viên có thể tự tin thi và đoạt lấy những chứng chỉ
của các tập đoàn CNTT hàng đầu, nhằm tạo cho mình một ưu thế vượt trội.

GNIIT chú trọng, đưa vào chương trình đào tạo các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng
chuyên nghiệp. Môi trường học tập Cloud Campus cũng cung cấp vô số tính năng
tương tác mạng xã hội thông qua các diễn đàn thảo luận, xây dựng nhóm học tập,
chia sẻ nội dung học tập, tiến độ học tập…

Đồng thời, hệ thống sẽ cung cấp một phòng thực hành mô phỏng với đầy đủ tính
năng của một phòng thực hành thật để mang đến cho sinh viên thời gian thực hành
vô hạn. Hơn nữa, hệ thống mang đến một thư viện số khổng lồ với nội dung được
cập nhật liên tục, luôn luôn sẵn sàng cho sinh viên chỉ cần một vài thao tác
click chuột đơn giản.

Trong những năm qua, Việt Nam đã có một bước tiến đáng kể trong ngành dịch vụ
CNTT. Mỗi năm, hàng ngàn vị trí công việc trong ngành CNTT bị bỏ trống do sự
thiếu hụt nguồn nhân lực của ngành này. NIIT đặt mục tiêu giải quyết bài toán
này bằng cách triển khai chương trình GNIIT nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất
lượng cao.

Thông tin chi tiết về chương trình đào tạo Chuyên viên CNTT Quốc tế – GNIIT,
truy cập website: cloudcampus.niit.edu.vn

 

NIIT – một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về đào tạo nhân
lực ngành CNTT, có mặt tại Việt Nam từ tháng 9/2001. Khởi đầu với 3 trung tâm ở
TP. Hồ Chí Minh, NIIT ngày nay đã mở rộng đến 10 tỉnh thành với 21 trung tâm và
đã đào tạo gần 10,000 sinh viên.

Chương trình đầu tiên của NIIT với tên gọi DNIIT phiên bản 'Mastermind Series'
đã trở nên phổ biến trong các chương trình đào tạo CNTT ở Việt Nam. 96% sinh
viên có việc làm ngay sau khi học chương trình này.

NIIT đã vinh dự được nhận Huy chương vàng CNTT trong 7 năm liên tiếp từ 2006 -
2012, và 4 năm liền đoạt Cúp vàng Top 5 ICT của Hội Tin học TP. HCM để chính
thức trở thành một trong những đơn vị đào tạo CNTT hàng đầu Việt Nam.

  • Tấn Tài

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/88467/bat-dau-dao-tao-cntt-bang--dien-toan-dam-may--tai-vn.html

HS bị lưu ban vì không đi học thêm?

Posted: 13 Sep 2012 08:18 PM PDT

Một số phụ huynh có con nằm trong "đối tượng" bị nhà trường cho lưu ban vì không theo học thêm hè tỏ ra rất phẫn nộ. Theo phản ánh của họ thì cuối năm học, giáo viên (GV) thông báo việc học hè là tự nguyện nhưng nhà trường vẫn ép 100% học sinh (HS) đi học. Nếu em nào không đi sẽ không được lên lớp vì "đó là quy định của Phòng".

Cô Phạm Thị Tráng, Hiệu phó trường THCS Hoằng Hà.

Ông Lưu Văn Ven, thôn Ngọc Đỉnh, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa bức xúc: "Năm học 2011 – 2012, con trai tôi là Lưu Văn Chiến theo học tại lớp 6A1, Trường THCS Hoằng Hà. Theo sổ học bạ cũng như thông báo của GV chủ nhiệm trong buổi họp phụ huynh cuối năm thì con tôi đủ điều kiện lên lớp thẳng. Thế nhưng cuối tháng 8 vừa qua, theo lịch thông báo tập trung của nhà trường, con tôi đến lớp đi học thì GV chủ nhiệm không cho vào lớp 7 như những HS khác với lý do Chiến không tham gia học hè".

Sau khi thấy sự việc vô lý, ngay hôm sau ông Ven lên trường thì đúng như lời con ông nói, con ông không được vào lớp học mà đang đứng ngoài hè trong khi các bạn cùng lớp đang học bài. Bức xúc, ông Ven vào gặp hiệu trưởng trình bày lý do rằng dịp nghỉ hè vừa qua, mẹ em Chiến ốm nặng phải điều trị tại bệnh viện nên Chiến phải ở nhà phụ giúp công việc gia đình do đó không thể đi học được. Nghe xong phụ huynh trình bày, thầy hiệu trưởng trả lời rằng "theo quy định của Phòng Giáo dục huyện, HS nào không đi học hè thì không được lên lớp".

Trường hợp tương tự xảy ra đối với con của ông Nguyễn Văn Vần, xã Hoằng Hà. Ông Vần cho biết: "Năm học vừa qua, hai con trai tôi là Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Văn Thành đã hoàn thành chương trình lớp 6 và lớp 7 theo quy định tại trường THCS Hoằng Hà. Cuối năm gia đình được GV chủ nhiệm thông báo kết quả học tập của các con khá tốt và cho biết, hai cháu được lên lớp thẳng. Tuy nhiên, đầu năm, các cháu lên trường thì nhà trường thông báo không cho lên lớp với lý do không đi học thêm đồng thời bắt các cháu phải vào học lại ở khối lớp cũ".

Ngôi trường được cho rằng

"Dịp hè, nhà trường có tổ chức dạy thêm cho HS nhưng vì điều kiện gia đình quá khó khăn nên các con tôi không có tiền đóng học. Hơn nữa, rõ ràng cuối năm họp phụ huynh, nhà trường có thông báo, em nào muốn học thêm thì đăng kí tự nguyện. Bây giờ, tôi mới biết, lãnh đạo trường đã ép tất cả HS trong trường phải học hè chứ không riêng gì HS có học lực yếu, kém", ông Vần phân trần.

Không những bị lưu ban nếu không tham gia học thêm hè, ông Ven còn cho biết năm học 2011 – 2012 vừa qua, một con trai khác của ông là Lưu Văn Phượng kết thúc chương trình lớp 9 tại Trường THCS Hoằng Hà với học lực khá. Cháu muốn thi vào trường THPT chất lượng tốt nhưng nhà trường cũng ép không bán hồ sơ cho thi với lý do "không ôn thi hè". Sau đó, dù không đi học hè nhưng gia đình vẫn phải đóng 50% số tiền học phí (250.000đ) thì nhà trường mới bán hồ sơ, nhưng yêu cầu cháu đăng kí vào một trường THPT khác có chất lượng thấp hơn. Kì thi đó, Phượng đạt số điểm khá cao, vượt xa số điểm tuyển vào trường điểm của huyện mà em dự tính thi ban đầu.

Về những thông tin phản ánh của phụ huynh, cô Phạm Thị Tráng – hiệu phó Trường THCS Hoằng Hà khẳng định: "Những gì phụ huynh phản ánh hoàn toàn sai. Không có chuyện không đi học thêm thì nhà trường không cho lên lớp. Ngày đầu tiên đi nhận lớp, một số em chưa có tên trong danh sách là do các em không tham gia các hoạt động hè như: học thêm, tổng vệ sinh trường lớp, đoàn đội… nên nhà trường không biết là các em còn đi học hay đã bỏ học nên tạm thời chưa đưa vào danh sách lớp mới".

Tuy nhiên, khi được hỏi về việc, tại sao có trường hợp học sinh đủ điều kiện lên lớp nhưng vẫn không có trong danh sách, cô Tráng giải thích: "Việc các HS trên đủ điều kiện lên lớp nhưng không có tên trong năm học mới, chúng tôi thừa nhận đó là sai sót của nhà trường. Nhưng sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh và HS thì chúng tôi đã cho các em vào lớp học và bổ sung tên các em vào danh sách mới ngay".

Trước sự việc trên, ngày 10/9, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa đã có quyết định 1959/QĐ-UBND về việc tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Hoài Mơ – hiệu trưởng Trường THCS Hoằng Hà, để xác minh, làm rõ việc tổ chức dạy thêm trong dịp hè.

Ô

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Phúc, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hoằng Hóa cho biết: "Ngay sau khi nhận được thông tin trên, Phòng đã thành lập đoàn thanh tra về trường THCS Hoằng Hà để điều tra thực hư sự việc. Trước tính chất nghiêm trọng của vấn đề, Phòng đã tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện, và đến ngày 10/9, Chủ tịch huyện Hoằng Hóa đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Hoài Mơ – hiệu trưởng nhà trường 15 ngày kể từ ngày 11/9, để phục vụ cho công tác điều tra".

"Hiện chúng tôi vẫn chưa có kết luận chính thức về vấn đề trên, Phòng đang tổng hợp những thông tin mà thanh tra đã về làm việc trước đó. Phải sau ngày 15/9 thì chúng tôi mới có kết luận rõ ràng và có biện pháp xử lý nếu những thông tin mà phụ huynh HS phản ánh là đúng", ông Phúc nhấn mạnh.

Nguyễn Thùy – Duy Tuyên

 

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-640483/hs-bi-luu-ban-vi-khong-di-hoc-them.htm

Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thu chi

Posted: 13 Sep 2012 08:17 PM PDT

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư quy định việc nhận và sử dụng các khoản tài trợ của phụ huynh và tổ chức xã hội cho các cơ sở giáo dục. Để chấm dứt tình trạng “mượn” danh phụ huynh để thu chi, thông tư này quy định thủ trưởng cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục.

Kế hoạch sử dụng khoản tài trợ phải được công bố và niêm yết công khai trước khi tổ chức thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc để lấy ý kiến đóng góp của giáo viên, cán bộ, nhân viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh và nhà tài trợ.

Tuệ Nguyễn

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120913/Hieu-truong-phai-chiu-trach-nhiem-truoc-phap-luat-ve-thu-chi.aspx

Khi đồ án tốt nghiệp của SV được thương mại hóa

Posted: 13 Sep 2012 08:17 PM PDT

Được hỗ trợ trên 32 thứ tiếng, "Smart Companion" – tên của ứng dụng – là một ứng dụng hỗ trợ dịch văn bản trên một bức ảnh, thuận tiện cho người dùng khi đi du lịch, đọc sách báo bằng tiếng nước ngoài hay khi cần chuyển một đoạn ký tự từ file ảnh sang file text mà không cần phải gõ lại.

Với một chiếc điện thoại Iphone hoặc Ipad có cài đặt "Smart Companion" cùng với kết nối internet, người dùng chỉ cần chụp lại ảnh chứa đoạn văn bản cần dịch, như biển báo, thực đơn, đoạn giới thiệu trong bảo tàng hoặc bất cứ nội dung in trên các chất liệu như vải, gỗ, đá, giấy… ứng dụng này sẽ tự động xử lý ảnh, xóa nhiễu, lọc chữ và cho ra kết quả dịch như ý muốn.

Smart Companion bao gồm hai công đoạn, bước đầu tiên mang tên "tiền xử lý" sẽ cho ra bức ảnh chụp được chỉnh sửa sao cho lọc được đoạn văn bản rõ nét nhất, bước thứ hai, một module sẽ lọc phần văn bản Tesseract và sử dụng tính năng dịch của Microsoft translate để đưa ra kết quả cho người sử dụng. Trong đó, bước "tiền xử lý" là quan trọng nhất, bởi ảnh càng được xử lý tốt (xử lý được các loại kiểu chữ, cỡ chữ, độ nghiêng khác nhau…) thì kết quả dịch ra càng chính xác.


Nhóm High five tại buổi bảo vệ đồ án xuất sắc tại ĐH FPT.

Smart Companion sẽ có mặt trên kho của Apple với mức giá 1 USD chỗ mỗi lần tải về. Đoàn Văn Cao – trưởng nhóm đồ án chia sẻ thêm nhóm còn muốn phát triển ứng dụng sang các nền tảng khác như Window Phone, Android cũng như hoàn thiện chức năng xử lý ảnh tốt hơn nữa.


Nhóm High five tại buổi bảo vệ đồ án xuất sắc tại ĐH FPT.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-640368/khi-do-an-tot-nghiep-cua-sv-duoc-thuong-mai-hoa.htm

Trẻ thành công bằng tính cách, không phải điểm số

Posted: 13 Sep 2012 08:17 PM PDT

Thành công của một đứa trẻ không thể đo được bằng chỉ số IQ, các bài kiểm tra chuẩn hóa hay những câu đố từ vựng – tác giả Paul Tough nhận định. Theo ông, thành công là cách mà trẻ hình thành tính cách. Tough đã khai thác quan điểm này trong cuốn sách mới "Cách trẻ thành công: Sự bạo dạn, tính hiếu kỳ và sức mạnh ẩn giấu của tính cách".

Ảnh minh họa

"Với một số người, con đường dẫn tới giảng đường đại học dễ dàng đến mức họ có thể bước vào cuộc sống và không bao giờ thực sự bị thử thách. Tôi cho rằng khi họ bước vào độ tuổi 20, 30 và họ thực sự cảm thấy bị mất mát – họ cảm thấy như họ chưa bao giờ có những trải nghiệm về việc hình thành tính cách đó như những thanh thiếu niên, như những đứa trẻ. Điều đó thực sự mang lại sự khác biệt khi họ trưởng thành".

Điều đó không đúng với những thanh thiếu niên mà Tough đã gặp trong suốt thời gian anh sống ở những khu vực phức tạp nhất Chicago. Ở đó, anh làm việc với những thanh niên đã vượt qua những thách thức không thể tưởng tượng nổi. Một phụ nữ trẻ mà anh làm việc cùng từng bị một người thân lạm dụng tình dục. Cô từng tham gia ẩu đả ở trường và có nguy cơ phải bỏ học giữa chừng. Nhưng sau đó cô đã tham gia một chương trình tư vấn chuyên sâu – cái đã làm thay đổi cuộc đời cô.

"Cô ấy đã cố gắng suốt những năm học trung học, vượt qua rất nhiều trở ngại và hiện đang học để lấy bằng Mỹ dung học" – Tough nói. "Đối với một số người, đó không phải là một thành công lớn. Nhưng với cô ấy, cô ấy  đã vượt qua những trở ngại không chỉ đặt cô ấy trên con đường thành công về vật chất mà còn là thành công về mặt tâm lý".

Tough cho rằng điều làm nên sự khác biệt phụ thuộc vào con người. Những chương trình tư vấn có thể có tác dụng. Bố mẹ cũng nên cố gắng giúp trẻ kiểm soát những căng thẳng từ khi còn nhỏ.

Những chia sẻ của tác giả Paul Tough về những kĩ năng quyết định sự thành công của trẻ và cách mà các phụ huynh nên làm để phát triển những kĩ năng đó ở trẻ.

Paul Tough – tác giả cuốn sách "Cách trẻ thành công: Sự bạo dạn, tính hiếu kỳ và sức mạnh ẩn giấu của tính cách"

Thí nghiệm trên chuột

"Khi những con chuột nhỏ bị căng thẳng, chúng tôi chia thành 2 nhóm. Một nhóm cho những con chuột mẹ liếm láp con mình, còn nhóm kia thì không. Nhờ đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra những khác biệt lớn. Những con chuột con được mẹ liếm láp, khi lớn lên đã làm nhiều việc tốt hơn. Chúng can đảm hơn, hiếu động hơn. Hành động của con mẹ trước đó đã thực sự làm thay đổi hình dạng một số bộ phận của não chuột.

"Tôi cho rằng có một sự tương đồng ở con người. Chúng tôi không chắc rằng não người hoạt động chính xác như não chuột, nhưng tôi cho rằng có nhiều sự tương đồng giữa điều đó và nghiên cứu về sự gắn kết. Các nhà tâm lý học nghiên cứu về sự gắn kết phát hiện ra rằng khi trẻ nhận được sự âu yếm từ bố mẹ, đặc biệt là ở tuổi đầu tiên, điều đó sẽ mang lại sức mạnh tâm lý. Khi trẻ đến tuổi đi học, thậm chí là khi trưởng thành, tính cách tự tin đó sẽ mang lại khác biệt lớn trong hiệu quả công việc mà chúng làm.

Biết lúc nào nên để trẻ tự đi

"Có 2 giai đoạn trong thời kì làm cha mẹ và thật khó để nói đâu là thời điểm chuyển giao giữa 2 giai đoạn đó. Khi trẻ còn nhỏ (1, 2 tuổi), hiểu biết của tôi từ nghiên cứu này là bạn không nên quá yêu thương chúng… Điều mà trẻ cần ở thời điểm đó là sự hỗ trợ, sự quan tâm. Nhưng ở một số thời điểm khi trẻ 1, 2, 3 tuổi, điều này bắt đầu thay đổi và điều trẻ cần là sự độc lập và những thách thức. Và tất nhiên khi trẻ bước vào giai đoạn giữa thời thơ ấu và tuổi vị thành niên thì đó chính xác là điều mà chúng cần. Trẻ cần cha mẹ hãy quay lưng lại, để cho chúng ngã, để chúng được chiến đấu trong những trận chiến của riêng mình".

Suy nghĩ lại về yếu tố quyết định thành công

"Chắc chắn là những kĩ năng thuộc về nhận thức và IQ tạo sự khác biệt lớn, khả năng về tự vựng cũng vậy. Nhưng các nhà khoa học, các nhà kinh tế, các nhà thần kinh học và tâm lý học – những người mà tôi đang nghiên cứu và viết về họ – lại không cho rằng IQ, điểm số là những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của trẻ. Tôi cho rằng có nhiều bằng chứng cho thấy những sức mạnh khác như sức mạnh tính cách, những kĩ năng không liên quan đến nhận thức ít nhiều cũng quan trọng trong sự thành công của một đứa trẻ, thậm chí có thể là quan trọng hơn.

Nhà trường tập trung vào điểm số

"Hiện tại chúng ta đang có một hệ thống giáo dục thực sự không quan tâm tới những kĩ năng không thuộc về nhận thức… Tôi cho rằng hiện tại, nhà trường đang không cố gắng phát triển những tính cách như sự can đảm, tính kiên trì và sự hiếu động… Đặc biệt trong một thế giới mà chúng ta đang ngày càng quan tâm tới những bài kiểm tra – thứ đo lường một phạm vi khá hẹp của các kĩ năng nhận thức, thì các giáo viên ít khi được khích lệ để nghĩ về cách phát triển những kĩ năng này ở trẻ.

Nuôi dạy con trai 3 tuổi của tôi

"Vợ tôi và tôi có con trai khi tôi đang mải mê với nghiên cứu này, vì thế tôi đã dành nhiều thời gian để chơi với con trên sàn nhà, rồi sau đó đọc những tài liệu về tâm lý học và thần kinh học và cố gắng không để chúng ảnh hưởng tới tôi quá nhiều. Nhưng tôi nghĩ là tôi đã rút ra được một vài điều.

Một là trong độ tuổi còn ẵm ngửa, những hành vi thúc đẩy sự gắn kết là một điều vô cùng quan trọng và nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong cách mà bộ não phát triển, cách mà hệ thống phản ứng với căng thẳng phát triển và điều đó sẽ giúp con trai tôi nhiều trong tương lai.

Nhưng hiện tại tôi thấy mình thực sự đang băn khoăn trước câu hỏi về việc nên đứng phía sau nhiều hơn và trao cho cậu bé nhiều thách thức hơn, cho phép thằng bé ngã – đôi khi là theo nghĩa đen – và làm trầy da thằng bé, không đỡ mà để cho thằng bé tự đứng dậy. Và chắc chắn điều mà tôi thấy và tôi biết, nhiều bậc cha mẹ khác cũng đã biết trước tôi là bọn trẻ thực sự thích điều đó. Điều mà trẻ muốn trong giai đoạn này là chứng minh mình có thể làm được mọi thứ. Và tôi nghĩ điều có giá trị nhất mà tôi có thể làm cho thằng bé ngay lúc này là đứng lùi lại phía sau và để thằng bé tự làm điều đó".

  • Nguyễn Thảo (Dịch từ NPR)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/88428/tre-thanh-cong-bang-tinh-cach--khong-phai-diem-so.html

Thủ trưởng cơ sở GD phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm sử dụng các khoản tài trợ

Posted: 13 Sep 2012 08:17 PM PDT

(GDTĐ)-Sáng nay (13/9), Bộ GDĐT đã có cuộc trao đổi với các phóng viên báo chí về những vấn đề xung quanh thông tư 29 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Bộ GDĐT vừa ban hành ngày 10/9 vừa qua.

Ông Bùi Hồng Quang (giữa) - Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GDĐT)
Ông Bùi Hồng Quang (giữa) – Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GDĐT). Ảnh: gdtd.vn

Theo ông Bùi Hồng Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GDĐT), phạm vi điều chỉnh của Thông tư 29 ở tất cả các bậc học với bốn nội dung chính là: nguyên tắc tài trợ, các hình thức tài trợ, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nhận tài trợ và của các cơ quan quản lý có liên quan.

Bốn nội dung này được thực hiện qua 11 điều của Thông tư với nguyên tắc chung là: Tài trợ cho giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy – học, hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục; Các cơ sở giáo dục không coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục và không quy định mức tài trợ cụ thể đối với các nhà tài trợ; Các nhà tài trợ không gắn điều kiện ràng buộc việc tài trợ với việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục; Việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch theo quy định của nhà nước. Khuyến khích các nhà tài trợ tự tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị dạy – học với sự thỏa thuận và hướng dẫn của cơ sở giáo dục.

Hình thức tài trợ có thể bằng tiền hoặc hiện vật, riêng với việc tiếp nhận tài trợ bằng tiền mặt phải thông qua tài khoản tại kho bạc hoặc ngân hàng thương mại.

Với việc quản lý, sử dụng các khoản tài trợ, theo ông Bùi Hồng Quang, phải lập kế hoạch sử dụng, trong đó xác định rõ mục đích, đối tượng thụ hưởng, đặc biệt, kế hoạch này cần phải được công bố công khai….

Thông tư này cũng quy định cụ thể trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, sở GDĐT cũng như thủ trưởng cơ sở giáo dục, trong đó thủ trưởng các cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục…

Trước băn khoăn của phóng viên liệu có giải quyết được vấn đề lạm thu sau khi ban hành văn bản này, ông Bùi Hồng Quang cho rằng, nguyên tắc xuyên suốt của tất cả các văn bản từ trước đến nay là tự nguyện. Nhưng tự nguyện như thế nào, các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục phải chỉ đạo giám sát. Cũng theo ông Quang, Bộ GDĐT đã ban hành hàng loạt các văn bản liên quan đến vấn đề thu chi trong nhà trường, đồng thời tiến hành thanh, kiểm tra. Tới đây, Bộ GDĐT sẽ thực hiện thanh tra vấn đề này trong các cơ sở giáo dục, trong đó, đặc biệt chú ý các tỉnh thành phố lớn, các địa chỉ mà báo chí nêu. Cách thức thanh kiểm tra cũng sẽ làm cụ thể, làm kỹ, kiểm tra đến từng lớp, gặp gỡ từng học sinh, phụ huynh…
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201209/Thu-truong-co-so-GD-phai-chiu-trach-nhiem-neu-vi-pham-su-dung-cac-khoan-tai-tro-1963461/

Comments