Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Không “làm khó” HS chưa kịp có đồng phục mới

Posted: 09 Aug 2012 05:43 AM PDT

Sở GD-ĐT TPHCM vừa ban hành hướng dẫn việc chuẩn bị vào năm học mới 2012 - 2013 cấp tiểu học. Theo hướng dẫn, đối với đồng phục học sinh, nhà trường không tùy tiện thay đổi đồng phục hàng năm hoặc thêm bớt các chi tiết làm khó khăn cho HS, nếu có lý do chính đáng phải báo trước cho cha mẹ HS trước 3 tháng. Vào năm học, không bắt buộc phải mua đồng phục mới (chỉ cần mặc sạch) để khuyến khích tiết kiệm và có thể chia sẻ anh chị em trong gia đình.

Đồng phục học sinh phải được sự đồng thuận của phụ huynh
Đồng phục học sinh phải được sự đồng thuận của phụ huynh.

Đồng phục phải được thiết kế giản dị, hợp lứa tuổi tiểu học và được hội đồng nhà trường, cha mẹ HS đồng thuận, dễ tìm mua hoặc may ở nhà, chất liệu bền và giá không cao.

Đặc biêt, hướng dẫn nhấn mạnh, hiệu trưởng không để một HS nào vì chưa có đồng phục mới (hoặc chưa kịp mua đồng phục) mà không được vào trường học.

Về cặp sách học sinh khi đến trường, nhà trường hướng dẫn HS mang tập vở và sách theo thời khóa biểu (mỗi ngày không qua 2 quyển tập 50 trang), giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em đeo ba lô cân bằng 2 vai hoặc kéo ba lô cho đúng cách, sắp xếp chỗ để trong lớp đúng vị trí.

Với tài liệu học tập phải bảo đảm HS có sách giáo khoa theo quy định tối thiểu. Các loại sách bài tập, sách tham khảo, nhà trường phải thống nhất và thông báo cho phụ huynh. Tránh để cha mẹ mua rồi, nhà trường không sử dụng và yêu cầu mua thay tài liệu khác (lãng phí và phiền hà cho phụ huynh). Trong lớp, HS chưa có sách bài tập, giáo viên tìm hiểu và giúp đỡ, không được la mắng và ép buộc HS gây áp lực với cha mẹ khi đi học.

Vở học sinh, mỗi em chỉ cần mang theo 2 quyển vở 50 trang (HKII thay vở khác) không nên để HS mua vở 200 trang. Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm khuyến khích HS tự bao bìa, dán nhãn tập vở của các em. Nhà trường không làm thay và không khuyến khích in bìa là hình ảnh ngôi trường. Đây là một hoạt động để giúp các em có kỹ năng sắp xếp, trình bày và biết yêu quý sản phẩm của mình.

Về tài chính và các khoản thu trong nhà trường đầu năm học, Phòng GD-ĐT và hiệu trưởng các trường tiểu chịu trách nhiệm về các khoản thu.

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-628140/khong-lam-kho-hs-chua-kip-co-dong-phuc-moi.htm

VN sẽ lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Toán học quy mô quốc tế

Posted: 09 Aug 2012 05:43 AM PDT

(GDTĐ)-Sáng nay (9/8), Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Thiện Nhân, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga đã đến thăm và làm việc với Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, đại diện là GS.Ngô Bảo Châu và GS.Lê Tuấn Hoa – lãnh đạo Viện.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cùng GS.Ngô Bảo Châu và đại diện Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tại buổi gặp mặt. Ảnh: gdtd.vn
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cùng GS.Ngô Bảo Châu và đại diện Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tại buổi gặp mặt. Ảnh: gdtd.vn

Thông tin tại buổi gặp mặt, dự kiến, ngày 20/8 tới, Hội Toán học Việt Nam, Hội Toán học Pháp, Đại học Huế và Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị Toán học Việt – Pháp. Đây là hội nghị Toán học có quy mô quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Hội nghị sẽ được tổ chức tại Huế từ 20 đến 24/8 với nội dung gồm có các báo cáo mời toàn thể, các tiểu ban và các thông báo ngắn với sự tham gia của GS.Ngô Bảo Châu cùng một số nhà Toán học hàng đầu đến từ các trường ĐH của Pháp và Việt Nam. Ngoài ra còn có báo cáo có nội dung đại chúng, các buổi thảo luận về hợp tác toán học giữa hai nước, cũng như vai trò của Toán trong xã hội nói chung và mối quan hệ giữa Toán và công nghiệp nói riêng.

Tại buổi gặp mặt, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng và đánh giá cao kết quả hoạt động của Viện trong thời gian qua. Phó Thủ tướng cho rằng, sự ra đời của Viện nghiên cứu cao cấp về Toán đã góp phần tạo nên không khí khoa học ở nước ta; chưa bao giờ chúng ta có điều kiện duy trì một đội ngũ giáo sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam tương đối dài như vậy.

Khẳng định sự ra đời cũng như thành công trong năm đầu tiên hoạt động của Viện thể hiện quyết tâm của Chính phủ, của các Bộ ngành, Phó Thủ tướng cũng gửi gắm niềm tin của Chính phủ vào thế hệ trẻ, làm thế nào, sau 10 năm nữa, Việt Nam sẽ có được tiến bộ thực sự trong đội ngũ giảng dạy Toán ở các trường ĐH; hình thành lực lượng làm Toán chuyên nghiệp hơn. Với hoạt động của Viện trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu lưu ý thêm đến hướng ứng dụng Toán học…

Về vấn đề này, GS.Ngô Bảo Châu khẳng định, tìm ứng dụng ra ngoài Toán học là một trong những hướng sẽ cố gắng triển khai trong năm tới. Theo đó, Hội đồng khoa học của Viện sẽ nghiên cứu một số ứng dụng Toán như Toán trong vũ trụ học, Toán trong khoa học chất lỏng; Toán trong truyền thông… Mặc dù đây là công việc nhiều khó khăn, nhưng GS.Ngô Bảo Châu tin tưởng sẽ thực hiện được trong những năm tới.

Chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên khóa đầu tiên. Ảnh: gdtd.vn
Chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên đầu tiên. Ảnh: gdtd.vn

Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán được thành lập vào ngày 23/12/2010 theo Quyết định số 2342/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ. Viện là tổ chức khoa học và công nghệ công lập đặc thù hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu toán học, trực thuộc Bộ GDĐT. Mục tiêu của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán là trở thành một trung tâm toán học xuất sắc, có môi trường làm việc tương đương với một số nước phát triển về Toán, để trao đổi học thuật nhằm nâng cao năng lực khoa học của các nhà nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng toán học Việt Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 đến 2020 đảm bảo cho Toán học Việt Nam phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào việc phát triển đất nước và nâng cao vị thế của Toán học Việt Nam trên trường quốc tế.

Ban Giám đốc của Viện hiện nay gồm Giám đốc khoa học là GS. Ngô Bảo Châu của trường Đại học Chicago (Mỹ), đạt Giải thưởng Fields năm 2010 và Giám đốc điều hành GS Lê Tuấn Hoa. Hội đồng Khoa học của Viện nhiệm kì 2011-2014 có 14 thành viên. Ban cố vấn quốc tế của Viện hiện nay có 6 nhà toán học. Viện đã triển khai một số hoạt động khoa học từ tháng 6/2011 và khai trương chính thức vào ngày 17/1/2012. Ngày 6/2/2012, nhóm nghiên cứu đầu tiên đã đến Viện làm việc.
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201208/VN-se-lan-dau-tien-to-chuc-Hoi-nghi-Toan-hoc-quy-mo-quoc-te-1962883/

Hòa nhập thế giới hay ‘độc đáo Việt Nam’?

Posted: 08 Aug 2012 03:23 PM PDT

– Tham gia diễn đàn về khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn", GS Nguyễn Ngọc Lanh đặt vấn đề: Ta nên hoà nhập thế giới hay cứ "độc đáo Việt Nam? Độc đáo và độc đoán có gì giống nhau, khác nhau?



Người xưa hiểu rất đúng và làm đúng "lễ"

Các cụ tổ chúng ta đã học và thực hành nghiêm chỉnh chữ "lễ" ghi trong kinh Lễ của đạo Nho (bốn kinh khác là: Thi, Thư, Dịch và Xuân Thu).
Thoạt tiên, Lễ nói về cách ứng xử với quỷ thần (thần linh), mà nguyên tắc là:
- Kính cẩn (phân biệt với kính phục, kính trọng…);
- Đứng xa ra (sợ sệt).
Về sau, Lễ được mở rộng, gồm phép ứng xử với người trên (vua, thầy và cha – với nguyên tắc: Kính cẩn và Tuân phục – cũng ở mức tuyệt đối) và với người ngang hàng (Anh em, Vợ chồng, Bè bạn – với nguyên tắc: Trọng, Thuỷ chung và Nhường).

Sách không những nêu quy tắc mà còn nêu những quy định rất cụ thể khi giao tiếp. Ví dụ, không được nhìn vào mặt vua (long nhan), khi chầu vua phải quỳ lạy 3 lần (trán phải chạm sàn: gọi là dập đầu). Ngay cách chào bạn đến chơi nhà cũng được quy định: hai tay chắp lại, vái dài và gập lưng, cúi rất thấp…

Một quy tắc của "lễ" là trai gái không được thân nhau.
Cụ Nguyễn Đình Chiểu (chưa xa ta lắm) vẫn hiểu và làm đúng "lễ". Khi Kiều Nguyệt Nga định bước ra khỏi cái kiệu (che kín tứ bề) để tạ ơn Lục Vân Tiên cứu nàng thoát bọn cướp, cụ tả rằng cô tiểu thư này liền bị vị tráng sĩ kia xua tay lia lịa, nói:
Khoan Khoan! Ngồi đó! Chớ ra!
Nàng là phận gái, ta là phận trai…

Tóm lại, trong "lễ" không có chuyện… thảo luận, tranh cãi, phản biện. Chân lý là từ "người trên" phát ra, cấm cãi. Muốn "nên thân người", trước hết là tuân phục. Khi cha mẹ bảo gì, con cái chỉ có "vâng".
Xin trích vài câu trong các bài học thuộc lòng (sách giáo khoa thời trước). Xin nhớ là "học thuộc lòng" nhé (!):
Bảo vâng, gọi dạ, con ơi!
Vâng lời sau trước, con thời chớ quên
Công cha, nghĩa mẹ khôn đền
Vào thưa, ra gửi, mới nên thân người

Con ơi! Muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha…

Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

Xin nhớ: Cha còn đứng sau Thầy và vua (thứ tự: Quân – Sư – Phụ). Một kiểu lập luận: Tội "bất trung" là tội chết. Lại có câu: Vua bảo bề tôi chết, nếu không chịu chết đi, là bất trung. Nghĩa là vẫn cứ chết. Tuân phục đến mức ấy mới được coi là giữ đúng "lễ".

Cắt nghĩa chữ "lễ" thời nay: Rất bí bét, kể cả tuỳ tiện xuyên tạc

Nếu nay cứ giữ đúng "lễ", thì… khi thấy chủ tịch nước xuất hiện trên lễ đài, hàng trăm (có khi ngàn) người phải quỳ lạy 3 lần (!). Hài thật. Chẳng "lễ" thì đừng!
Tất nhiên, khái niệm "lễ" thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên không ai được phép làm nó thay đổi đến đảo ngược khái niệm gốc. Sử dụng một khái niệm có sẵn, phải tôn trọng nội dung gốc của nó. Lương thiện mà!
Vậy thì, một trong những nội dung gốc của "lễ" là tuyệt đối tuân phục người trên.  
Do vậy, ngày nay học sinh không cần quá lễ phép (quỵ luỵ) trước thầy, nhưng nếu ta cho phép (hoặc khuyến khích) họ "trao đổi lại", "thảo luận lại", thậm chí "tranh luận lại" với thầy, là ta đã vô tình vứt béng cái gốc của "lễ" rồi vậy.
Đến đây, có lẽ chúng ta phải chọn một trong hai: giữ lại hay sổ toẹt cái gốc của "lễ".

Vâng! Học "lễ"! Nhưng đó là học cái gì? 

"Tiên học lễ" là câu răn dạy học sinh. Mà đây là những học sinh cấp 1 và 2. Vậy cần nói với các cháu cho cụ thể: Học "lễ" là học cái gì.
Các cháu 7-14 tuổi xin "đủ" với những lý lẽ cao siêu, phát ngôn trên những diễn đàn trịnh trọng, nhằm đưa ra lập trường cách mạng để đi đến kết luận gang thép (và… chung chung): Các cháu cứ phải học "lễ", mà phải học… trước!
Từ ba chục năm nay, số người được răn dạy: cần "học lễ trước" đã chiếm gần nửa dân số. Vậy mà năm 2012 vẫn chưa có văn bản nào chính thức cho các cháu 7 tuổi biết nội dung "lễ". Chỉ có vô số phát biếu của cá nhân. Ơ hay! Thế thì các cháu phải nghe ai?

Cả nước, cả phe ta (và có lẽ cả thế giới) sẽ khâm phục, biết ơn, nếu ai soạn cho bộ GD – ĐT một văn bản chính thức: Nội dung cụ thể của môn học mới: "Lễ". Các cháu phải học, phải thi. Tất nhiên, phải có chương trình, phải có sách, có giờ giảng, có thầy… Và thi xong, phải đảm bảo là từ nay họ có "lễ".

Tuỳ tiện tới mức khiên cưỡng, kể cả bóp méo khái niệm

Với cụm từ "tiên học lễ", Google cho ra không dưới 1,5 triệu kết quả, trong đó có vô số người giải thích chữ "lễ" thời nay.
- Có vị viết ngay ở những dòng đầu: Học "lễ" là học cách ứng xử sao cho đúng với cái "lễ nghĩa" ở đời.
Ấy! Tôi xin. Lễ và Nghĩa là hai khái niệm khác nhau. Chúng ta có thể nói gộp hai khái niệm cho tiện (Nhân-Nghĩa, Cần-Kiệm, Lễ-Nghĩa), nhưng khi cắt nghĩa riêng chữ "Lễ" thì chớ lôi cả "Nghĩa" vào. Khổng Tử phân biệt rất rõ khi nêu 5 đức tính của người quân tử: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín (có vị gọi (sai) là luân thường).
- Có vị cứ sưng sưng coi Lễ là đạo đức.
Ấy! Tôi can. Đây cũng là hai khái niệm khác nhau. Một người chào hỏi rất đúng "lễ", nhưng không vì thế mà bảo anh ta là nhà đạo đức. Nhầm lẫn kiểu này sẽ đưa đến suy luận sai về khái niệm "Văn".
- …
- Xa nhất, khi có vị dám suy chữ "lễ" là Hồng (lập trường cách mạng vô sản), còn "văn" là Chuyên (!).
Ấy! Tôi van. Một bên là lễ giáo (phong kiến) bên kia là lập trường (vô sản). Phong kiến khác XHCN; cụ Khổng khác cụ Mác. Suy luận kiểu này chẳng thà nêu khẩu hiệu: Học HỒNG trước, học CHUYÊN sau.

Đạo đức Nho giáo

Đây không phải chỗ để bàn về lý thuyết đạo Nho. Còn về đạo đức, có nhiều nội dung đến nay vẫn có thể kế thừa, sau khi chắt lọc. Những từ như Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu, Liêm, Kiệm, Cần… vẫn có ý nghĩa tốt đẹp. Và khi nói ra, không cần cắt nghĩa nhiều, vì nghĩa gốc của chúng vẫn được bảo tồn.
Chỉ có Lễ là mơ hồ, rắc rối, mỗi khi cần đi vào cụ thể. Nhất là nói với trẻ em.

Nếu bỏ "lễ" thì học gì?

UNESCO đã khuyến nghị từ lâu: Học chung sống, học cách chung sống.
Học sinh cần học các kỹ năng chung sống. Khi còn nhỏ thì biết cách chung sống với anh chị em, cha mẹ, ông bà. Rồi đi học thì chung sống với thầy và bạn… Ra đời, chung sống với xã hội. Muốn hoà nhập, phải học kỹ năng chung sống với với thế giới, với người khác ý thức hệ, khác chế độ, khác tôn giáo…

Ta nên hoà nhập thế giới hay cứ "độc đáo Việt Nam?

Độc đáo và độc đoán có gì giống nhau, khác nhau?

  • GS Nguyễn Ngọc Lanh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/83856/hoa-nhap-the-gioi-hay--doc-dao-viet-nam--.html

Điểm chuẩn ĐH Sư phạm, KHXH và NV TP.HCM

Posted: 08 Aug 2012 03:22 PM PDT

Điểm chuẩn ĐH Sư phạm, KHXH và NV TP.HCM

TTO – Chiều 8-8, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã công bố điểm chuẩn NV1 vào trường. Điểm chuẩn nhiều ngành tăng so với năm 2011. Trường cũng thông báo xét tuyển 1.220 chỉ tiêu bằng nguyện vọng bổ sung. Điểm chuẩn các ngành cụ thể như sau:

Lưu ý:  Điểm chuẩn nêu trên đối với các ngành chuyên ngữ (Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật) đã nhân hệ số 2 môn thi ngoại ngữ và ngành giáo dục thể chất đã nhân hệ số 2 môn NKTDTT).

Nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

- Thời gian: Trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung từ ngày 10-8 đến hết ngày 5-9-2012.

Lưu ý: Chỉ nhận bản chính "Giấy chứng nhận kết quả thi" (có đóng dấu đỏ) của trường tổ chức thi.

-  Những thí sinh đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV bổ sung được quyền rút lại hồ sơ trước ngày 5-9-2012 và không được hoàn lại lệ phí đăng ký xét tuyển.

- Địa điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung: phòng đào tạo nhà trường, số 280 An Dương Vương, phường 4, Quận 5, TP.HCM hoặc qua đường bưu điện.

ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM):

Chiều 8-8, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) đã công bố điểm chuẩn NV1, điểm sàn và chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào trường. Theo đó, điểm chuẩn dành cho HSPT-KV3, mội đối tượng cách nhau 1 điểm, mỗi khu vực cách nhau 0,5 điểm, cụ thể như sau:

Ghi chú: Điểm chuẩn những ngành (*) là điểm đã nhân hệ số 2 (môn ngoại ngữ vào các ngành ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Tây Ban Nha, Ý, môn ngữ văn vào ngành văn học và ngôn ngữ học, môn lịch sử vào ngành lịch sử, địa lý vào ngành địa lý).

Điểm chuẩn Trường ĐH Sài Gòn

Trường ĐH Sài Gòn vừa công bố điểm chuẩn NV1 và điểm sàn, chỉ tiêu xét tuyển NV2 vào trường. Điểm chuẩn các ngành dành cho HSPT, KV3 (các ngành thanh nhạc, SP âm nhạc, SP mỹ thuật – điểm năng khiếu đã được nhân hệ số 2), mỗi khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,5 điểm; các nhóm ưu tiên kế tiếp giảm 1,0 điểm, cụ thể như sau:

1. Điểm trúng tuyển bậc đại học

- Thí sinh dự thi ngành sư phạm toán học (D140209) không trúng tuyển, có tổng điểm từ 15,0 trở lên được chuyển sang học hệ đại học, ngành toán ứng dụng (D460112).

- Thí sinh dự thi ngành SP tiếng Anh (D140231) không trúng tuyển, có tổng điểm từ 18,0 trở lên được chuyển sang học hệ đại học, ngành ngôn ngữ Anh (D220201).

- Thí sinh dự thi ngành sư phạm hóa học (D140212) không trúng tuyển, có tổng điểm từ 15,0 trở lên được chuyển sang học hệ đại học, ngành khoa học môi trường (D440301).

- Thí sinh dự thi ngành sư phạm vật lý (D140211) khối A không trúng tuyển, có tổng điểm từ 14,5 trở lên được chuyển sang học hệ đại học, ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (D440301).

- Thí sinh dự thi ngành sư phạm vật lý (D140211) khối A1 không trúng tuyển, có tổng điểm từ 15,0 trở lên được chuyển sang học hệ đại học, ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (D440301).

- Thí sinh dự thi ngành sư phạm vật lý (D140211) khối A không trúng tuyển, có tổng điểm 13,5 hoặc 14,0 được chuyển sang học hệ đại học, ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (D440302).

- Thí sinh dự thi ngành sư phạm vật lý (D140211) khối A1 không trúng tuyển, có tổng điểm 14,0 hoặc 14,5 được chuyển sang học hệ đại học, ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (D440302).

- Thí sinh dự thi ngành sư phạm âm nhạc (D140221) không trúng tuyển, có tổng điểm từ 25,5 trở lên được chuyển sang học hệ cao đẳng, ngành sư phạm âm nhạc (C140221).

- Thí sinh dự thi ngành sư phạm mỹ thuật (D140222) không trúng tuyển, có tổng điểm từ 24,0 trở lên,được chuyển sang học hệ cao đẳng, ngành sư phạm mỹ thuật (C140222).

- Thí sinh dự thi ngành giáo dục mầm non (D140201) không trúng tuyển, có tổng điểm từ 15,5 trở lên, được chuyển sang học hệ cao đẳng, ngành giáo dục mầm non (C140201).

2. Điểm trúng tuyển bậc cao đẳng

Điểm trúng tuyển hệ cao đẳng (NV1 và NV2) của các ngành khác sẽ được công bố vào ngày 5-9-2012.

3. Xét tuyển nguyện vọng 2 bậc đại học và cao đẳng

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo đường bưu điện chuyển phát nhanh về phòng đào tạo Trường đại học Sài Gòn, 273 An Dương Vương, P.3, Q.5, TP.HCM hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường đại học Sài Gòn, từ ngày 21-8 đến hết ngày 31-8-2012 (tính theo dấu bưu điện). Hồ sơ gồm: bản chính giấy chứng nhận kết quả thi tuyển sinh đại học năm 2012 có đóng dấu đỏ của trường đã dự thi, lệ phí xét tuyển (15.000 đờng), một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh. Ngày 5-9-2012 trường sẽ công bố danh sách thí sinh trúng tuyển NV2 hệ đại học, trúng tuyển NV1, NV2 hệ cao đẳng và gửi giấy báo nhập học. Tiếp nhận thí sinh trúng tuyển từ ngày 18-9-2012.

3.1. Bậc đại học (chỉ tiêu: 60)

3.2. Bậc cao đẳng (chỉ tiêu: 2190)

Chỉ xét tuyển từ kết quả thi tuyển sinh đại học.

Điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm sàn cao đẳng do bộ quy định (Khối A, A1: 10 điểm; khối B: 11 điểm; khối C: 11,5 điểm; khối D1: 10,5 điểm).

- Thí sinh dự thi ngành giáo dục mầm non (D140201) không trúng tuyển, có tổng điểm 14,5 hoặc 15,0 được chuyển sang học hệ trung cấp, ngành giáo dục mầm non.

- Thí sinh dự thi hệ cao đẳng ngành giáo dục mầm non (C140201) không trúng tuyển, có tổng điểm 14,5 được chuyển sang học hệ trung cấp, ngành giáo dục mầm non.

MINH GIẢNG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/505769/Diem-chuan-DH-Su-pham-KHXH-va-NV-TPHCM  .html

Điểm chuẩn ĐH Sư phạm Hà Nội, Luật TPHCM

Posted: 08 Aug 2012 03:22 PM PDT

1. Ngành Luật: đối với chuyên ngành Luật Thương mại:

2. Ngành Quản trị – Luật:

3. Ngành Luật: đối với các chuyên ngành còn lại: Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hành chính và Luật Quốc tế

4. Ngành Quản trị kinh doanh:

Thí sinh không đủ điểm vào chuyên ngành Luật Thương mại sẽ được tuyển vào một trong các chuyên ngành còn lại (Luật Dân sự, Luật Quốc tế, Luật Hình sự và Luật Hành chính) nếu đạt điểm chuẩn của ngành Luật (Khối A và A1: 17,5 điểm, Khối C: 19,0 điểm, Khối D1,3: 18,0 điểm).

* Lưu ý: Nhà trường tự chuyển vào các chuyên ngành. Thí sinh không phải làm đơn.

Xét tuyển nguyện vọng bổ sung như sau: Ngành tuyển: Ngành Luật, mã ngành: D.380101. Khối thi: Khối A, A1, C, D1 và D3. Chỉ tiêu tuyển: 50 chỉ tiêu, trong đó: Khối A: 15 chỉ tiêu; Khối A1: 10 chỉ tiêu; Khối C: 10 chỉ tiêu; Khối D1,3: 15 chỉ tiêu.

Điểm xét tuyển:Khối A và A1: từ 18,0 điểm trở lên và không có môn thi bị điểm 0; Khối C: từ 19,5 điểm trở lên và không có môn thi bị điểm 0; Khối D1,3: từ 18,5 điểm trở lên và không có môn thi bị điểm 0.

Đây là mức điểm xét tuyển dành cho thí sinh thuộc khu vực 3; Mức chênh lệch điểm giữa hai nhóm đối tượng là 1,0 (một) điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (không phẩy năm) điểm.

Thí sinh nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi, do trường tổ chức thi cấp, từ ngày 25/8 đến ngày 1/9/2012.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-627909/diem-chuan-dh-su-pham-ha-noi-luat-tphcm.htm

ĐH Huế công bố điểm trúng tuyển đợt 1 (NV1)

Posted: 08 Aug 2012 03:21 PM PDT

Mức điểm công bố sau đây là dành cho thí sinh là học sinh phổ thông, khu vực 3. Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm). Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm).

Lấy điểm cao nhất vẫn thuộc về ĐH Y – Dược Huế với ngành Răng – Hàm  - Mặt là 23 điểm, tiếp đến là Bác sĩ Đa khoa 22,5 điểm và Dược học (22 điểm). Tiếp đến là Khoa Luật, ĐH Kinh tế, ĐH Sư phạm cũng lấy điểm khá cao.

Mã ngành

Ngành đào tạo

 

Khối thi

Điểm trúng tuyển

1. KHOA LUẬT  (ký hiệu là DHA)

 

 

 

 

D380101

 Luật học

 

A

14.0

D380101

 Luật học

 

C

15.0

D380101

 Luật học

 

D1,2,3,4

14.0

D380107

 Luật kinh tế

 

A

15.5

D380107

 Luật kinh tế

 

C

16.5

D380107

 Luật kinh tế

 

D1,2,3,4

15.5

2. KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT  (ký hiệu là DHC)

 

 

 

D140206

 Giáo dục thể chất

 

T

16.5

D140208

 Giáo dục quốc phòng – An ninh 

 

T

14.5

3. KHOA DU LỊCH  (ký hiệu là DHD)

 

 

 

D310101

 Kinh tế 

 

A

13.0

D310101

 Kinh tế 

 

A1

13.0

D310101

 Kinh tế 

 

D1,2,3,4

13.5

D340101

 Quản trị kinh doanh

 

A

13.0

D340101

 Quản trị kinh doanh

 

A1

13.0

D340101

 Quản trị kinh doanh

 

D1,2,3,4

13.5

D340103

 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

 

A

14.0

D340103

 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

 

A1

14.0

D340103

 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

 

C

16.0

D340103

 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

 

D1,2,3,4

14.0

4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ  (ký hiệu là DHF)

 

 

 

 

D140231

 Sư phạm Tiếng Anh

 

D1

14.5

D140233

 Sư phạm Tiếng Pháp

 

D3

13.5

D140234

 Sư phạm Tiếng Trung quốc 

 

D1,2,3,4

13.5

D220113

 Việt Nam học

 

C

14.5

D220113

 Việt Nam học

 

D1,2,3,4

13.5

D220201

 Ngôn ngữ Anh

 

D1

14.5

D220202

 Ngôn ngữ Nga 

 

D1,2,3,4

13.5

D220203

 Ngôn ngữ Pháp

 

D1,3

13.5

D220204

 Ngôn ngữ Trung quốc

 

D1,2,3,4

13.5

D220209

 Ngôn ngữ Nhật

 

D1,2,3,4,6

13.5

D220210

 Ngôn ngữ Hàn quốc

 

D1,2,3,4

13.5

D220212

 Quốc tế học

 

D1

13.5

5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ (ký hiệu là DHK)

 

 

 

 

D310101

 Kinh tế

 

A

13.5

D310101

 Kinh tế

 

A1

13.5

D310101

 Kinh tế

 

D1,2,3,4

13.5

D340101

 Quản trị kinh doanh

 

A

15.5

D340101

 Quản trị kinh doanh

 

A1

15.5

D340101

 Quản trị kinh doanh

 

D1,2,3,4

15.5

D340201

 Tài chính – Ngân hàng

 

A

16.0

D340201

 Tài chính – Ngân hàng

 

A1

16.0

D340201

 Tài chính – Ngân hàng

 

D1,2,3,4

16.0

D340301

 Kế toán

 

A

16.5

D340301

 Kế toán

 

A1

16.5

D340301

 Kế toán

 

D1,2,3,4

16.5

D340405

 Hệ thống thông tin quản lý

 

A

13.0

D340405

 Hệ thống thông tin quản lý

 

A1

13.0

D340405

 Hệ thống thông tin quản lý

 

D1,2,3,4

13.5

 

Đào tạo tại Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị 

 

 

 

D340101

 Quản trị kinh doanh

 

A

14.5

D340101

 Quản trị kinh doanh

 

A1

14.5

D340101

 Quản trị kinh doanh

 

D1,2,3,4

14.5

6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM (ký hiệu là DHL)

 

 

 

 

 

Nhóm ngành: Cơ khí – Công nghệ

 

A

13.0

 

 

B

14.0

D510210

 Công thôn

 

 

 

D510201

 Công nghệ kỹ thuật cơ khí

 

 

 

D540101

 Công nghệ thực phẩm

 

 

 

D540104

 Công nghệ sau thu hoạch

 

 

 

 

Nhóm ngành: Trồng trọt

 

A

13.0

 

 

B

14.0

D620109

 Nông học

 

 

 

D620112

 Bảo vệ thực vật

 

 

 

D620110

 Khoa học cây trồng

 

 

 

D620113

 Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan

 

 

 

 

Nhóm ngành: Chăn nuôi-Thú y

 

A

13.0

 

 

B

14.0

D620105

 Chăn nuôi  

 

 

 

D640101

 Thú y

 

 

 

 

Nhóm ngành: Thủy sản

 

A

13.0

 

 

B

14.0

D620301

 Nuôi trồng thuỷ sản

 

 

 

D620305

 Quản lý nguồn lợi thuỷ sản

 

 

 

 

Nhóm ngành: Lâm nghiệp

 

A

13.0

 

 

B

14.0

D620201

 Lâm nghiệp

 

 

 

D620211

 Quản lý tài nguyên rừng 

 

 

 

D540301

 Công nghệ chế biến lâm sản

 

 

 

 

    Nhóm ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

 

A

13.0

 

 

B

14.0

D440306

 Khoa học đất

 

 

 

D850103

 Quản lý đất đai

 

 

 

 

Nhóm ngành: Phát triển nông thôn

 

A

13.0

 

 

B

14.0

 

 

C

14.5

 

 

D1,2,3,4

13.5

D620102

 Khuyến nông 

 

 

 

D620116

 Phát triển nông thôn

 

 

 

7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT (ký hiệu là DHN)

 

 

 

D140222

 Sư phạm Mỹ thuật

 

H

24.0

D210103

 Hội họa

 

H

24.0

D210104

 Đồ họa

 

H

23.5

D210105

 Điêu khắc

 

H

25.0

 

Nhóm ngành: Mỹ thuật ứng dụng

 

H

34.0

D210403

 Thiết kế đồ họa

 

 

 

D210404

 Thiết kế thời trang

 

 

 

D210405

 Thiết kế nội thất

 

 

 

 

Đào tạo tại Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị 

 

 

 

 

Nhóm ngành: Mỹ thuật ứng dụng

 

H

29.0

D210403

 Thiết kế đồ họa

 

 

 

D210404

 Thiết kế thời trang

 

 

 

D210405

 Thiết kế nội thất

 

 

 

8. PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC HUẾ TẠI QUẢNG TRỊ (ký hiệu là DHQ)

 

 

 

 

Nhóm ngành khối A:

 

A

13.0

D520201

 Kỹ thuật điện

 

 

 

D580201

 Kỹ thuật công trình xây dựng

 

 

 

 

Nhóm ngành khối A, B:

 

A

13.0

 

 

B

14.0

D510406

 Công nghệ kỹ thuật môi trường

 

 

 

D520503

 Kỹ thuật trắc địa – Bản đồ

 

 

 

9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM (ký hiệu là DHS)

 

 

 

D140201

 Giáo dục mầm non

 

M

20.5

D140202

 Giáo dục tiểu học

 

C

17.5

D140202

 Giáo dục tiểu học

 

D1

16.0

D140205

 Giáo dục chính trị

 

C

14.5

D140208

 Giáo dục quốc phòng – An ninh

 

C

14.5

D140209

 Sư phạm Toán học

 

A

16.5

D140209

 Sư phạm Toán học

 

A1

16.5

D140210

 Sư phạm Tin học

 

A

13.0

D140210

 Sư phạm Tin học

 

A1

13.0

D140211

 Sư phạm Vật lý

 

A

14.0

D140211

 Sư phạm Vật lý

 

A1

14.0

D140212

 Sư phạm Hóa học

 

A

18.5

D140212

 Sư phạm Hóa học

 

B

20.0

D140213

 Sư phạm Sinh học

 

B

14.0

D140214

 Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp

 

A

13.0

D140215

 Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp

 

B

14.0

D140217

 Sư phạm Ngữ văn

 

C

16.0

D140218

 Sư phạm Lịch sử

 

C

14.5

D140219

 Sư phạm Địa lý

 

B

14.0

D140219

 Sư phạm Địa lý

 

C

14.5

D310403

 Tâm lý học giáo dục

 

 C

14.5

10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC (ký hiệu là DHT)

 

 

 

 

D220104

 Hán – Nôm

 

C

14.5

D220104

 Hán – Nôm

 

D1

13.5

D220213

 Đông phương học

 

C

14.5

D220213

 Đông phương học

 

D1

13.5

D220301

 Triết học

 

A

13.0

D220301

 Triết học

 

 C

14.5

D220310

 Lịch sử

 

C

14.5

D220310

 Lịch sử

 

D1

13.5

D220320

 Ngôn ngữ học

 

C

14.5

D220320

 Ngôn ngữ học

 

D1

13.5

D220330

 Văn học

 

C

14.5

D310301

 Xã hội học

 

C

14.5

D310301

 Xã hội học

 

D1

13.5

D320101

 Báo chí

 

C

14.5

D320101

 Báo chí

 

D1

14.0

D420101

 Sinh học

 

A

13.0

D420101

 Sinh học

 

B

14.0

D420201

 Công nghệ sinh học

 

A

13.0

D420201

 Công nghệ sinh học

 

B

16.5

D440102

 Vật lý học

 

A

13.0

D440112

 Hóa học

 

A

13.0

D440112

 Hóa học

 

B

15.5

D440201

 Địa chất học

 

A

13.0

D440217

 Địa lý tự nhiên

 

A

13.0

D440217

 Địa lý tự nhiên

 

B

14.0

D440301

 Khoa học môi trường

 

A

13.0

D440301

 Khoa học môi trường

 

 B

15.0

D460101

 Toán học

 

A

13.0

D460112

 Toán ứng dụng

 

A

13.0

D480201

 Công nghệ thông tin

 

A

13.0

D480201

 Công nghệ thông tin

 

A1

13.0

D510302

 Công nghệ kỹ thuật điện, truyền thông

 

A

13.0

D520501

 Kỹ thuật địa chất

 

A

13.0

D580102

 Kiến trúc

 

V

14.5

D760101

 Công tác xã hội

 

C

14.5

D760101

 Công tác xã hội

 

D1

13.5

 

 

 

 

 

11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC (ký hiệu là DHY)

 

 

 

D720101

 Y đa khoa

 

B

22.5

D720163

 Y học dự phòng

 

B

18.0

D720201

 Y học cổ truyền

 

B

20.5

D720301

 Y tế công cộng

 

B

18.0

D720330

 Kỹ thuật Y học

 

B

21.0

D720401

 Dược học

 

A

22.0

D720501

 Điều dưỡng

 

B

20.0

D720601

 Răng – Hàm – Mặt

 

B

23.0

 

 

 

 

 

B. CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG:

 

 

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM (ký hiệu là DHL)

 

 

 

 

C510210

 Công thôn

 

A

10.0

C620105

 Chăn nuôi

 

A

10.0

C620105

 Chăn nuôi

 

B

11.0

C620110

 Trồng trọt

 

A

10.0

C620110

 Trồng trọt

 

B

11.0

C620301

 Nuôi trồng thuỷ sản

 

A

10.0

C620301

 Nuôi trồng thuỷ sản

 

B

11.0

C850103

 Quản lý đất đai

 

A

10.0

C850103

 Quản lý đất đai

 

B

11.0

Đại Dương

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-627894/dh-hue-cong-bo-diem-trung-tuyen-dot-1-nv1.htm

Trường lớp xuống cấp: vừa học vừa lo

Posted: 08 Aug 2012 03:21 PM PDT

Trường lớp xuống cấp: vừa học vừa lo

TT – Từ ngày 6-8, học sinh ở nhiều tỉnh ĐBSCL đã đến trường bắt đầu năm học mới trong điều kiện vẫn còn hàng ngàn phòng học xuống cấp, không đủ chuẩn.

Một trường mầm non ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp bị xuống cấp – Ảnh: Ngọc Tài

Hàng chục ngàn học sinh phải học ở những phòng học tạm bợ này, trong đó chủ yếu là khối mầm non.

Cột mục, mái dột

Mặc dù đã cận kề ngày khai giảng năm học mới nhưng thầy cô Trường mầm non Mỹ Quý, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) còn tất bật sửa chữa phòng học, bàn ghế. Trường có một điểm chính và bảy điểm phụ nhưng chỉ một điểm là có phòng học kiên cố, còn lại đều là phòng học tạm, phòng học nhờ đang xuống cấp nặng. Các cô giáo ở đây kể mới đây mái tôn của điểm trường Mỹ Phước 2 bị gió cuốn phăng, may mà lúc đó chưa khai giảng.

Điểm trường này có hai phòng học cũ kỹ, mái lợp tôn, vách cũng làm bằng tôn cũ, phía trên rào lại bằng lưới B40. Hiện tôn và lưới kẽm đều đã gỉ sét. Các miếng tôn cong vênh, tạo thành những "cái bẫy" có thể gây thương tích cho học sinh. Nhưng điều làm các cô giáo của trường lo nhất là các cây cột đều đã mục. Chứng kiến cảnh này, ông Lê Văn Sinh (cán bộ phụ trách cơ sở vật chất của Phòng GD-ĐT huyện Tháp Mười) thở dài nói: "Nhà trường phải tập trung thay hết những cây cột này, thay luôn tôn và lưới B40. Nếu không thì nguy hiểm lắm. Đúng ra hai phòng này phải được thay mới hoàn toàn nhưng chưa có kinh phí nên cứ chắp vá đỡ lúc nào hay lúc đó".

Đi một vòng các điểm trường mầm non ở xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, chúng tôi còn phát hiện nhiều điểm bị dột te tua. Nhà trường phải dùng tấm nilông che tạm cho học sinh khỏi bị ướt mỗi khi trời mưa.

Trường mầm non Phú Kiết, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) có năm phòng học đã trên 30 năm. Hai trong số đó chưa được lát gạch nền. Nhà trường phải mua tấm nhựa trải lên nền đất để học sinh vui chơi và ngủ trưa. Cô Lê Thị Hồng Loan, hiệu trưởng, cho biết: "Mưa xuống là phòng học bị dột hết. Mưa to thì nền nhà ngập lênh láng. Thấy các bé run vì lạnh và sợ sệt nép vào người cô giáo, chúng tôi đau lòng lắm. Nhưng vì đây là phòng học tạm, trưng dụng từ các phòng của khối tiểu học bỏ lại nên phải chấp nhận".

Điểm phụ của Trường mẫu giáo Ba Sao đặt tại ấp 1, xã Ba Sao, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) không có nhà vệ sinh. Mỗi khi trẻ cần đi vệ sinh, cô giáo phải dắt các em ra ngoài vườn. Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp cho biết hiện có tới 400 trường học không có nhà vệ sinh theo quy chuẩn (một phòng học phải có một nhà vệ sinh). Nhiều điểm trường chỉ có "nhà vệ sinh thiên nhiên".

Theo thống kê mới nhất, đầu năm học mới này tỉnh Đồng Tháp có gần 600 phòng bán kiên cố và 600 phòng học tạm, phòng học nhờ. Còn tại tỉnh Tiền Giang có gần 700 phòng bán kiên cố và học tạm. Gần 200 phòng trong số này đã hư hỏng nặng.

Còn lâu mới hết trường, lớp tạm

Theo các cán bộ quản lý ngành giáo dục, cơ sở vật chất, trường lớp thiếu thốn, tạm bợ kéo dài hết năm này sang năm khác đều do một nguyên nhân giống nhau: thiếu kinh phí.

Tại huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), hằng năm ngành giáo dục được tỉnh cấp 1,3 tỉ đồng dùng làm kinh phí sửa chữa trường lớp, nhưng do có quá nhiều phòng đã xuống cấp nên số tiền này phải chia nhỏ ra, ưu tiên cho những trường hợp cấp thiết. Ông Lê Văn Sinh cho biết: "Số tiền trên chỉ đủ sửa chữa chắp vá chứ không cách nào làm cho đàng hoàng được. Phần lớn trường lớp của bậc học mầm non phải sử dụng cơ sở vật chất bỏ đi của các bậc học khác. Trường hợp kinh phí không đủ sửa chữa thì phòng sẽ vận động các nguồn xã hội hóa để các em có nơi học an toàn vào đầu năm học mới".

Đồng Tháp và Tiền Giang đều đã có đề án kiên cố hóa trường lớp. Thế nhưng hiện tỉnh Đồng Tháp mới chỉ xây được 314 phòng học trong tổng số 1.800 phòng học mà đề án đưa ra phải xây dựng đến năm 2015. Vì khó có thể làm được những gì đã nêu trong đề án nên tỉnh này đang định hướng lại việc xây dựng mới phòng học căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương. Đó là áp dụng các phương thức giao đất, cho thuê đất, thuê cơ sở vật chất để phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em.

Đối với tỉnh Tiền Giang, đề án nhắm tới năm 2020 phải xây dựng thêm 900 phòng học cho bậc mầm non. Thế nhưng tại một hội thảo mới đây do UBND tỉnh tổ chức, các địa phương đều cho rằng kinh phí quá eo hẹp, khó có thể làm được. Không chỉ vậy, quỹ đất công cũng rất hạn chế nên phải mua đất của dân. Nếu như vậy thì kinh phí sẽ càng lớn, mục tiêu kiên cố hóa trường lớp càng xa vời.

NGỌC TÀI – HIỀN TRẦN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/505525/Truong-lop-xuong-cap-vua-hoc-vua-lo.html

Comments