Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


10 đại học có nhiều giảng viên nổi tiếng nhất

Posted: 31 Aug 2012 01:50 AM PDT

Harvard, Yale, Stanford… là những trường tên tuổi không thể vắng mặt trong danh sách này.

American University

Không có gì phải ngạc nhiên khi American University, ngôi trường nằm ở thủ đô của nước Mỹ, có đội ngũ giảng viên là những nhân vật nổi tiếng trên chính trường. Trường này có Ralph Nader – ứng viên 5 cuộc chạy đua Tổng thống của Đảng Xanh, Joe Clark – Thủ tướng thứ 16 của Canada và Jackie Norris – cựu chánh văn phòng của bà Michelle Obama.

ĐH Texas, Austin

Thành phố Austin thường được xem là tâm điểm sang trọng của bang Texas, và ĐH Texas tất nhiên cũng góp phần vào sự ấn tượng đó bằng cách thu hút cho mình những giảng viên tên tuổi nhất.

Đối với những SV học ngành khoa học, họ sẽ được giảng dạy bởi Steven Weinberg – nhà vật lý từng đạt giải Nobel với công trình nghiên cứu về hạt cơ bản, Robert Metcalfe – giáo sư Kỹ thuật điện (người phát minh ra Ethernet và thành lập nhà sản xuất điện 3Com), James K. Galbraith – nhà kinh tế nổi tiếng từng là giám đốc điều hành của Uỷ ban Kinh tế cổ phần của Quốc hội.

Về lĩnh vực nghệ thuật, trường này có Nancy Schiesari – người đã sản xuất ra những bộ phim tài liệu cho PBS và BBC.

ĐH Boston

ĐH Boston là một ngôi trường danh tiếng, nhưng là một trong số những viện đại học thuộc khu vực Boston, trường này có nguy cơ bị lu mờ bởi những đối thủ nặng kí như Harvard và MIT. Tuy nhiên, Boston đã trang bị cho mình một đội ngũ giảng viên ấn tượng để đánh bật các tên tuổi khác.

Ở khoa Viết sáng tạo, trường có Robert Pinsky – nhà thơ từng được đề cử giải Pulitzer. Ở Trường đào tạo Báo chí, Boston có cựu nhà báo của ABC Robert Zelnick – người từng đạt giải Emmy. Ngoài ra, Boston còn có những tên tuổi khác như nhà văn Elie Wiesel.

ĐH Yale

Yale cũng nằm trong danh sách những trường có đội ngũ giảng viên được quốc tế công nhận. Khoa Lịch sử có John Lewis Gaddis – nhà lịch sử học từng đạt giải Pulitzer nhờ viết tiểu sử cho chính khách George F. Kennan. Khoa Hóa học có Sidney Altman – nhà sinh học phân tử từng đạt giải Nobel Hóa học vào năm 1989. Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa của Yale có giáo sư Emesto Zedillo – cựu Tổng thống Mexico.

ĐH Stanford

Stanford được nhiều người xem là "Harvard của bờ biển phía Tây", trong đó một trong số các giảng viên là cựu Bộ trưởng Ngoại giao Condoleeza Rice – giáo sư Kinh tế chính trị. Hiện tại, trường có 17 giảng viên từng đạt giải Nobel, 4 giảng viên đạt giải Pulitzer và nhiều giảng viên xuất sắc khác.

ĐH Harvard

Không thể phủ nhận một điều rằng Harvard là một trong số những tên tuổi được biết đến nhiều nhất trên thế giới, vì thế một đội ngũ giảng viên ấn tượng cũng không phải là điều khó hiểu ở ngôi trường này. Trong số đó có nhà bình luận chính trị kiêm luật sư quốc phòng Alan Dershowitz – giảng viên môn Luật. Lawrence Lessig – nhà hoạt động chính trị và Henry Louis Gates – giám đốc Viện Văn hóa Châu Phi và Mỹ Phi W.E.B Du Bois cũng là 2 trong số những giảng viên có tiếng của trường này.

ĐH Virginia

Được đánh giá là một trong những đại học công danh giá nhất nước Mỹ, Virginia có những giảng viên nổi tiếng ở các lĩnh vực như Viết sáng tạo, Khoa học y tế. Ở lĩnh vực văn học, trường có cả tiểu thuyết gia Ann Beattie và nhà thơ, người đạt giải Pultitzer Charles Wright. Ngoài ra, trường có Barry Marshall – người giành giải Nobel Y học vào năm 2005.

ĐH Pennsylvania

Penn từ lâu đã có tiếng là một ngôi trường tiệc tùng với các hoạt động thể thao, văn hóa sôi động, tuy nhiên các tiêu chuẩn học thuật của trường này cũng xuất sắc không kém. Đội ngũ giảng viên của Penn có nhà khí hậu học nổi tiếng Micael E. Mann và đôi khi Penn cũng là "nhà" của giáo sư thỉnh giảng Sir Roger Penrose. Bên cạnh danh hiệu Hiệp sĩ đã quá đủ ấn tượng, Sir Penrose còn từng giành giải Wolf Vật lý cùng Stephen Hawking vào năm 1988. Ngoài ra, ông còn nhận được huy chương Dirac vào năm 1989 và huy chương Copley năm 2008 nhờ những công trình nghiên cứu về vật lý toán học.

ĐH Colorado

Colorado tuyên bố có 2 giảng viên hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Vật lý: Eric Allin Cornell và John Hall. Cả hai đều từng đạt giải Nobel.

  • Nguyễn Thảo (Theo Huffingtonpost)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/86712/10-dai-hoc-co-nhieu-giang-vien-noi-tieng-nhat.html

5 nguyên nhân đẩy năng suất lao động VN xuống đáy

Posted: 31 Aug 2012 01:50 AM PDT

- "Sáng tạo là một trong những năng lực cạnh tranh quan trọng nhất trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, muốn phát huy năng lực sáng tạo thì các quyền tài sản trí tuệ phải được pháp luật bảo vệ trên thực tế chứ không chỉ trên văn bản. Rủi ro là có vẻ như chúng ta chưa sẵn sàng cả về tâm thế lẫn kỹ năng cho công việc này…" – TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tham luận vấn đề nhân lực Việt.

 

TS Nguyễn Sĩ Dũng: "Chưa sẵn sàng cả về tâm thế lẫn kỹ năng để chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế trí thức"

 

Biết nhiều việc vẫn tốt hơn

 

- Theo ông thế nào là một công việc tốt?

 

Về cơ bản, công việc tốt, thứ nhất, phải mang lại cho bạn một cuộc sống đàng hoàng, thứ hai, phải mang lại cho bạn sự hài lòng. Tất nhiên, những người giàu có không cần điều kiện thứ nhất lắm. Nhưng số đó ít thôi.

 

- Để có được công việc tốt, người lao động cần trang bị những kỹ năng gì?

 

Cả kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mền. Kỹ năng cứng là thành thạo một nghề nào đó. Kỹ năng mền là kỹ năng hợp tác, xử lý quan hệ…

 

Thực ra, với những biến động liên tục của thị trường lao động như hiện nay, muốn có công việc tốt cần có kỹ năng tương đối rộng để có thể làm được một vài công việc chứ không chỉ một công việc.

 

Ngoài ra,  xã hội bây giờ có khá nhiều người làm nghề tự do. Bạn vừa là người lao động, vừa là người sử dụng lao động, vừa là giám đốc, vừa là nhân viên. Trong trường hợp này, nhiều khi bạn chỉ cần học những điều mình thích và làm những việc mình thích. Không ít người sống khá thoải mái với việc làm nghề tự do. Ví dụ, một số nhiếp ảnh gia tự do có đẳng cấp, thương hiệu  vẫn kiếm ra khá nhiều tiền. Ở đây, kỹ năng mềm là phải có quan hệ rộng và phải tạo được danh tiếng.


5 nguyên nhân đẩy năng suất lao động VN xuống đáy

 

- Cá nhân ông có suy nghĩ gì trước kết quả khảo sát đánh giá chất lượng lao động Việt Nam nằm trong nhóm 10% thấp nhất của khu vực?

TS Nguyễn Sĩ Dũng: “Năng suất lao động của ta thấp do một loạt nguyên nhân”

Đó tất nhiên không phải là tin vui. Thấp như vậy làm sao vượt qua "bẫy thu nhập trung bình"?!.

 

Có lẽ, năng suất lao động của ta thấp do một loạt nguyên nhân. Trước hết ở việc tổ chức lao động chưa khoa học. Phần nhiều chúng ta vẫn đang quản trị doanh nghiệp theo thói quen và sự tùy tiện. Nhiều khi vì người mà đẻ ra việc, chức chưa chắc đã vì việc mà phải chọn người.

 

Nguyên nhân thứ hai nằm ở hệ thống đào tạo thiên về việc "dạy lý thuyết bơi, hơn là dạy kỹ năng bơi". Đây là dấu ấn của mô hình giáo dục Xô-viết. Ta cử nhiều người đi học Liên Xô và chúng ta đã học được mô hình này. Nó có lẽ không xấu, nhưng chỉ tốt quá lâu mà thôi. Chúng ta đào tạo ra những người ngồi trên bờ thao thao bất tuyệt về lý thuyết bơi, nhưng xuống nước thì lại chết đuối.

 

Thứ ba, người Việt mình thường nhanh, nhưng không sâu. Thấy người khác làm là mình có thể học theo chẳng mấy khó khăn và tự mãn ngay về điều đó. Cuối cùng, cái gì bạn có vẻ cũng làm được, nhưng ít khi có cái gì làm được đến nơi đến chốn. Ta nói năng suất song phải đi với chất lượng.

 

Thứ tư, chúng ta không có đủ tiền để đổi mới công nghệ.  Muốn tăng năng suất, thì phải có công nghệ mới. Muốn có công nghệ mới, phải có tiền. Và thế là bó tay.com. Chưa nói tới chuyện  có những công nghệ nguồn muốn mua cũng không được.

 

Thứ năm, áp lực cạnh tranh ở ta nơi có, nơi không. Trong một số lĩnh vực độc quyền như điện lực, xăng dầu… tăng năng suất không bằng tăng giá. Muốn có lợi nhuận bao nhiêu cứ đưa vào giá việc gì phải tăng năng suất cho mệt. Cuối cùng, anh có năng suất lao động cao chắc gì đã có lãi bằng anh có độc quyền?


Cái quan trọng nhưng trường học VN không dạy

 

- Tính đến cuối 2011, VN có 202 trường đại học, 218 cao đẳng với nhiều ngành nghề đào tạo nhưng lao động VN vẫn bị các doanh nghiệp than phiền và phải đào tạo lại kỹ năng cho họ. Nguyên nhân của nghịch lý này là gì, thưa ông?


Như đã nói ở trên, nguyên nhân nằm, trước hết, ở việc chúng ta chưa coi trọng đúng mức giáo dục các kỹ năng. Ngoài ra,  "nghệ thuật giết rồng" chiếm tỷ lệ quá cao trong chương trình giảng dạy. "Nghệ thuật giết rồng" là rất cao siêu, nhưng có vẻ như không mấy thiết thực. Công bằng mà nói, một số trường đang cố gắng đổi mới để giáo dục gắn với nhu cầu của thị trường lao động nhiều hơn. Tuy nhiên, phải giành quyền chủ động cho các trường nhiều hơn nữa thì việc này mới chuyển biến nhanh được.

 

Bên cạnh đó, cầu lớn hơn cung, nên sức ép bắt buộc phải đổi mới cũng chưa đủ lớn. Hàng triệu người có nhu cầu học đại học thì bán sản phẩm giáo dục có vẻ khá dễ dàng, cho dù chúng ta không công nhận việc kinh doanh giáo dục.

 

Cuối cùng, các DN cũng chưa mặn mà trong việc liên kết đào tạo với nhà trường. Bây giờ họ thường tuyển những người có phẩm chất tốt trước đã, sau mới đào tạo lại theo nhu cầu. Như thế có tốn hơn việc anh kết hợp với trường trong đào tạo không?

TS Nguyễn Sĩ Dũng: “Một bài văn phá cách có khi lại bị cho điểm 0. Thế thì làm sao giáo dục được tính sáng tạo!”

Nhân nói về phẩm chất, giáo dục ở mình có giúp hình thành và phát triển các phẩm chất không? Không rõ. Ví dụ như tính sáng tạo sẽ được giáo dục như thế nào?

Một bài văn phá cách có khi lại bị cho điểm 0. Thế thì làm sao giáo dục được tính sáng tạo! Cùng lắm chúng ta chỉ đào tạo được kỹ năng học thuộc lòng, thứ ít hữu ích nhất trong thời đại của máy tính, internet và google. "Dân ta phải biết sử ta, nếu mà không biết thì tra google. Chẳng có gì phức tạp cả.

 

Sáng tạo, chấp nhận rủi ro, đeo bám đến cùng, không thỏa hiệp với chất lượng, đức tận tụy,…những phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống và trong cạnh tranh, nhưng chúng ta ý thức được về sự cần thiết phải giáo dục  những phẩm chất này không? Phương pháp giáo dục nào sẽ giúp chúng ta hình thành và phát triển những phẩm chất này?


- Xét về lợi thế cạnh tranh thì lao động giá rẻ của VN có còn tiếp tục là lợi thế?

 

Vẫn là một lợi thế, nhưng là một lợi thế không có tương lai. Ta đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn. Nếu không bán lao động giá rẻ  thì anh không có việc làm. Nhưng bán như thế thì mãi, thì bao giờ mới vương lên được?

 

Đúng, lao động giá rẻ là một lợi thế. Nhưng đó là một lợi thế đáng băn khoăn. Sẽ tốt hơn nếu là lao động trình độ cao giá cạnh tranh, hơn là lao động giản đơn giá rẻ. Ví dụ như một kỹ sư phần mềm của mình giá rẻ hơn một kỹ sư phần mềm nước ngoài.  Anh kỹ sư sẽ có điều kiện giáo dục con cái tốt hơn. Cứ thế, thế hệ đi sau sẽ khá hơn nữa.

 

VN chưa sẵn sàng chuyển sang kinh tế trí thức

 

- Từ khi VN gia nhập WTO, đã có nhiều cơ hội để nhân sự VN ra nước ngoài làm và cũng có nhiều tập đoàn nước ngoài đến VN. Theo đánh giá của ông, nhân sự VN đã đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế chưa? Làm thế nào để tăng tính cạnh tranh ấy?

 

Thực chất lao động giá rẻ thì cạnh tranh được. Ví dụ như dân ta đi làm ô-sin, chắc giá ta rẻ hơn họ rồi. Những ô-sin của Phillipines sẽ đòi giá cao hơn vì họ biết tiếng Anh. Tuy nhiên,  không biết, người Việt mình có nên vui mừng vì điều này không?

 

Rõ ràng muốn cạnh tranh ở đây phải nâng cao chất lượng giáo dục. Mà như vậy thì phải nhanh chóng đổi  mới hơn nữa hệ thống giáo dục. Điều quan trọng là phải có được một đội ngũ lao động có năng lực, đặc biệt là năng lực sáng tạo.

 

Sáng tạo là một trong những năng lực cạnh tranh quan trọng nhất trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, muốn phát huy năng lực sáng tạo thì các quyền tài sản trí tuệ phải được pháp luật bảo vệ trên thực tế chứ không chỉ trên văn bản. Rủi ro là có vẻ như chúng ta chưa sẵn sàng cả về tâm thế lẫn kỹ năng cho công việc này. Ăn trộm củ khoai còn ngượng, nhưng sao sao chép trộm bài hát thì lương tâm vẫn ngủ yên.


- Xin trân trọng cảm ơn ông!

  • Văn Chung (thực hiện)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/86698/5-nguyen-nhan-day-nang-suat-lao-dong-vn-xuong-day.html

Chấm dứt tuyển sinh liên thông CĐ nghề lên ĐH

Posted: 31 Aug 2012 01:49 AM PDT

Vụ "Không phép vẫn ép thí sinh trúng tuyển":

Chấm dứt tuyển sinh liên thông CĐ nghề lên ĐH

TT – Đó là yêu cầu của Bộ GD-ĐT đối với sai phạm tuyển sinh "chui" của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho hay Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có gửi hồ sơ xin nâng cấp các cơ sở đào tạo tại địa phương thành phân hiệu.

Theo điều lệ trường ĐH, chỉ khi là phân hiệu, các cơ sở đào tạo mới có chức năng tuyển sinh, đào tạo trình độ ĐH như cơ sở chính. Tuy nhiên, trong hệ thống giáo dục quốc dân chưa có tiền lệ nâng cấp một loạt cơ sở cho một trường ĐH lên thành phân hiệu. Theo đó, nếu được, trường cũng chỉ có thể chọn một cơ sở đào tạo mạnh nhất, lập hồ sơ hoàn chỉnh để xin xét nâng thành phân hiệu.

Riêng vấn đề trường ngang nhiên tuyển sinh liên thông từ CĐ nghề lên ĐH, bộ sẽ yêu cầu trường báo cáo. Trên cơ sở xem xét các yếu tố liên quan, bộ sẽ chấn chỉnh và đưa phương án xử lý, trong đó đặc biệt quan tâm bảo đảm quyền lợi của sinh viên đang theo học. Tuy nhiên, bộ cũng sẽ yêu cầu trường chấm dứt ngay hoạt động tuyển sinh liên thông trái quy định này.

* Ngày 30-8, ông Nguyễn Đức Minh – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM – cho biết nhà trường sẽ gửi lại giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh dự thi vào trường không trúng tuyển nguyện vọng 1. Lý giải về việc thí sinh đến nay chỉ nhận được giấy báo nhập học mà không có giấy chứng nhận kết quả thi để tham gia xét tuyển bổ sung vào trường khác, ông Minh cho rằng do nhà trường hiện tuyển sinh bậc CĐ bằng cách xét tuyển kết quả thi ĐH nên nhiều trường THPT hiểu nhầm những thí sinh có giấy báo nhập học là không có giấy báo điểm và họ không phát cho thí sinh. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của chúng tôi, các sở GD-ĐT cũng như các trường THPT đều cho rằng họ không hề nhầm lẫn việc này.

Ông Minh cho biết đối với thí sinh ở xa đến nay vẫn chưa nhận hoặc bị thất lạc giấy báo điểm có thể liên hệ với nhà trường qua hộp thư: tuyensinh@hui.edu.vn để trình bày, nhà trường sẽ gửi lại giấy báo điểm chuyển phát nhanh qua đường bưu điện.

Ngay sau khi báo Tuổi Trẻ đăng bài "Hàng trăm thí sinh bị ép trúng tuyển", một số thí sinh, phụ huynh vì gặp khó khăn trong việc xin cấp lại giấy báo điểm để xét tuyển vào trường khác nên đã chấp nhận đến nhập học tại các cơ sở của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.

TRẦN HUỲNH – NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/509284/Cham-dut-tuyen-sinh-lien-thong-CD-nghe-len-DH.html

Chưa tăng học phí, quyết chống lạm thu

Posted: 31 Aug 2012 01:49 AM PDT

- Buổi họp báo đầu năm học mới 2012-2013 tại Bộ GD-ĐT những vấn đề nóng như thu chi đầu năm học, phân luồng học sinh, nâng cao chất lượng giáo viên, chính sách cho sinh viên nghèo,… đã được tập trung thảo luận.

'Đã xuất hiện tình trạng lạm thu'


HS Trường Tiểu học Vĩnh Ngọc (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội) trong giờ ra chơi. (Ảnh: Văn Chung).

Trước thực tế cứ đến đầu năm ở các trường lại xảy ra tình trạng lạm thu, một số ý kiến cho rằng nguyên nhân xuất phát từ việc ngân sách của nhà nước chi về các trường không đủ. Lãnh đạo một số trường cho rằng nên tăng học phí để tránh hiện tượng lạm thu tràn lan như hiện nay.

Ông Lê Khánh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT: cho biết, Bộ đã làm việc với các tỉnh, bộ ngành và thống nhất trình Thủ tướng. Tuy nhiên chúng tôi chưa đặt vấn đề tăng học phí trong điều kiện kinh tế như hiện nay". 

Dẫu vậy, ông Tuấn cũng chia sẻ: "Hiện nay ngân sách chi cho các trường còn hạn chế nên hoạt động của nhà trường còn nhiều khó khăn"

Theo ông Tuấn, khắc phục lạm thu cần thực hiện nhiều giải pháp, trong đó quan tâm để đảm bảo đủ nguồn đầu tư ngân sách theo quy định. Trước mắt là đảm bảo nguyên tắc 80% chi cho con người và 20% chi cho hoạt động.

Thừa nhận thực tế ở một số địa phương đã xuất hiện tình trạng lạm thu đầu năm học, ông Tuấn cho hay Bộ GD-ĐT cùng các UBND tỉnh, thành phố vào cuộc. Nếu phát hiện tình trạng trên sẽ có biện pháp xử lí nghiêm".

Hiện nay Bộ GD-ĐT đang soạn thảo 2 văn bản gồm: Thông tư hướng dẫn việc thu tự nguyện trong các nhà trường và đang đến bước cuối cùng để chuẩn bị ban hành. Thứ hai là thông tư theo nghị định 49,cho phép những trường tổ chức dịch vụ, chương trình chất lượng cao để được thu tương xứng, cũng là một cách để chống lạm thu.

50.000 tỷ đồng hỗ trợ cho SV vay vốn

Liên quan đến chính sách hỗ trợ cho sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ công tác học sinh-sinh viên, Bộ GD-ĐT cho hay: "Việc được vay tín dụng đã tăng đến 1 triệu đồng/tháng/sinh viên. Tức mỗi năm các em được vay 10 triệu để trang trải học phí và lo cuộc sống, tránh tình trạng vì nghèo mà bỏ học".

Vụ trưởng thông báo: Cho tới nay đã có trên 2 triệu sinh viên đã được vay vốn. Nhằm đảm bảo cho công tác hỗ trợ, dự kiến số vốn cần gần 50.000 tỷ đồng.

Về chính sách nhà ở, ông Anh cũng chia sẻ việc sinh viên gặp khó khăn khi chỗ ở trong kí túc xá chủ yếu dành cho đối tượng nhà nghèo, chính sách. Bộ GD-ĐT cũng đã kết hợp với các địa phương để thuyết phục các chủ nhà trọ không tăng giá nhà.

Trường chuẩn, lớp vẫn đông là không tránh khỏi

Vụ trưởng Giáo dục tiểu học Lê Tiến Thành cho hay, Bộ có biết tình trạng lớp học quá đông ở các trường, đặc biệt ở các TP lớp. Hiện tượng này xuất phát từ thực tế ở thành phố (TP) lớn hàng năm đều có lượng di cư lớn, học sinh ngày càng đông, còn ở nông thôn ngày càng ít đi. Như vậy TP không xây dựng kịp trường học. Trách nhiệm là ở UBND các tỉnh, TP.

Ông Thành tâm sự: "Ngành giáo dục muốn tất cả các trẻ đều được đến trường. Nếu như xe khách 30 chỗ không thể nhét được 50 người, 20 người còn lại không được đi thì trong giáo dục không thể chỉ chấp nhận 30 người và từ chối không cho những em còn lại học. Tỉnh, TP cũng không thể kiếm thêm được trường. Trong tất cả các giải pháp, phải chấp nhận một giải pháp".

"Chúng tôi biết các TP đều cố gắng xây trường, giảm học sinh trên một lớp nhưng để đạt được con số mong muốn thì các UBND phải cố gắng nhiều. Chúng ta rất bức xúc về sự mất cân đối nhưng đó là thực tế mà hiện tại chúng ta phải chia sẻ, không thể có một giải pháp tức thì được" – ông Thành nhấn mạnh

Về việc công nhận trường chuẩn quốc gia, nếu sĩ số học sinh quá đông liệu có tiếp tục được là "chuẩn" không, ông Thành cho hay: "Chúng ta không phải công nhận một lần là mãi mãi. Cũng như phổ cập giáo dục, năm sau vẫn phải làm. Như vậy mới đảm bảo chất lượng.".

Công tác phân luồng gặp nhiều khó khăn

Theo ông Hoàng Ngọc Minh, Vụ trưởng Vụ GD Chuyên nghiệp: "Công tác phân luồng đã đặt ra nhiều năm nay nhưng tiến triển chưa được bao nhiêu. Năm 2010 có 22.657 học sinh tốt nghiệp THCS, TCCN. Năm 2011 thụt đi một chút".

Những khó khăn được chỉ ra là: Công tác quản lí khi cả Bộ Lao động- Thương binh-Xã hội và Bộ GD-ĐT cùng quản lí đến chuyện bậc TCCN nhận được rất ít đầu tư dẫn tới thí sinh gặp thiệt thòi nhiều. Thêm vào đó là cuộc cạnh tranh tuyển đầu vào đến từ các trường cao đẳng nghề.

Nhiều giải pháp đã được đưa ra như việc tuyên truyền của các nhà trường và địa phương đi kèm với cải thiện chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, ông Minh cũng thừa nhận đây là "vấn đề nan giải".

 "Hiện tại các trường, doanh nghiệp đã và đangtích cực làm công tác hướng nghiệp sớm cho học sinh phổ thông. Đặc biệt tập trung ở các vùng kinh tế khó khăn. Ở các địa phương khác như TP.HCM và Vĩnh Phúc đã chủ động làm rất tốt.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao công tác phân luồng vẫn dựa vào ý chí của các lãnh đạo, sự quyết tâm của các ban ngành kết hợp với chiến lược phát triển dạy nghề của Chính phủ" – ông Minh nhấn mạnh.

Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/86757/chua-tang-hoc-phi--quyet-chong-lam-thu.html

Bộ GD-ĐT giải đáp “nóng” các vấn đề của năm học mới

Posted: 31 Aug 2012 01:49 AM PDT

Địa phương cần kiên quyết xử lý lạm thu

Trước vấn đề phóng viên đưa ra đó là tình trạng lạm thu tồn tại cũng xuất phát từ việc ngân sách dành cho các trường chưa đảm bảo công tác dạy và học, ông Lê Khánh Tuấn - Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính chia sẻ: "Bộ GD-ĐT đã làm việc với các tỉnh, bộ ngành và thống nhất trình thủ tướng, nhưng chưa đặt vấn đề tăng học phí trong điều kiện kinh tế như hiện nay"


Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ GD-ĐT chia sẻ với báo chí chiều ngày 30/8
Chiều 30/8, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo nhân dịp đầu năm học mới.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành nhiều văn bản cũng như triển khai các công việc với các tỉnh, thành phố và các trường, sở GD-ĐT để thực hiện tốt các quy định hiện hành về thu chi. Cụ thể như yêu cầu thực hiện tốt về Điều lệ hội cha mẹ học sinh; thực hiện tốt 3 công khai

Cũng để giải quyết vấn đề lạm thu tốt hơn, ông Tuấn cũng tiết lộ, hiện Bộ GD-ĐT đang soạn thảo 2 văn bản liên quan đến việc quản lý thu chi. Văn bản thứ nhất là hướng dẫn việc thu tự nguyện trong các nhà trường. Văn bản này đang được hoàn thiện khâu cuối cùng để đưa lên mạng xin ý kiến trước khi ban hành. Thứ 2 là thông tư theo nghị định 49, cho phép những trường tổ chức dịch vụ, chương trình chất lượng cao được thu tương xứng, cũng là một cách để chống lạm thu.

"Chúng tôi cũng đề xuất với lãnh đạo Bộ, ngay đầu năm học sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra các địa phương, cùng với UBND các địa phương để giám sát việc này. Nếu phát hiện ra có vấn đề sẽ cùng với các địa phương xử lý" – ông Tuấn nói

Hết điểm nóng về thiếu giáo viên

Vấn đề tuyển bổ sung giáo viên đáp ứng cho năm học mới cũng được nhiều báo chí quan tâm, nhất là vừa qua ở TPHCM thừa hàng nghìn nhân lực ngành Sư phạm do cung đã vượt quá cầu.

Giải thích về hiện tượng này, ông Hoàng Đức Minh – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bộc bạch: "Hiện nay, một số địa phương có hiện tượng thừa giáo viên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thừa giáo viên ở nơi nào đó như do dân số cơ học có sự thay đổi… Tuy nhiên giải pháp chung mà các địa phương đang giải quyết tình trạng này đó là giãn số học sinh trong một lớp. Đây cũng là dịp để có thể thực hiện tốt chất lượng, làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh cũng như thực hiện các kỹ thuật dạy học mới".

Trước câu hỏi với mục tiêu dãn số học sinh trong lớp cần phải tăng biên chế giáo viên, xây dựng trường lớp…, vậy Bộ GD-ĐT đã có văn bản nào yêu cầu các địa phương thực hiện việc này?, ông Minh cho hay: "Vấn đề tuyển dụng giáo viên do các địa phương đảm nhận dựa trên nguồn ngân sách và quy định định viên giáo viên trên đầu HS. Bộ GD-ĐT không thể đưa ra văn bản hướng dẫn cụ thể chung được".

Liên quan đến bậc mầm non, ông Hoàng Đức Minh cũng thông tin thêm, năm học này, không còn điểm nóng về thiếu giáo viên mầm non. Đây là kết quả của việc thực hiện quyết liệt và đồng bộ hàng loạt các biện pháp, đặc biệt là quyết tâm phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi. Các nơi đã rải rác tuyển dụng, không phải một lần mà rất nhiều lần, tìm mọi nguồn, bằng nhiều kênh.

Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương thì số lượng giáo viên thiếu chỉ còn ở con số trăm và chỉ rải rác ở một vài nơi, không còn mức độ thiếu như trước đây ở Thanh Hóa. Những nơi thiếu cục bộ sẽ được tiếp tục khắc phục trong thời gian tới.

Giảm sĩ số lớp: Bài toán khó

Một trong những cấp học mà tình trạng sĩ số lớp chênh lệnh quá lớn so với quy định đó là tiểu học đã được phản ánh rõ nét qua báo chí nhiều năm qua nhưng việc giải quyết dường như là khá nan giải.

Ông Lê Tiến Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học chia sẻ, việc quá tải này Bộ có biết. Theo quy định mỗi lớp ở bậc tiểu học không quá 35 HS. Nhưng thực tế ở một số thành phố lớn do dân số tăng cơ học, đô thị hóa… nên số HS tiểu học cứ tăng dần lên, HS ở vùng nông thôn mỗi ngày ít đi. Chính vì sự biến đổi quá nhanh này mà các thành phố lớn không xây kịp các phòng học và đây là trách nhiệm của UBND các tỉnh/thành phố. Bộ không thể can thiệp vào việc này vì đã có phân cấp quản lý.

Chúng ta nên nhớ, theo điều luật thì mọi trẻ em đến độ tuổi đều được đến trường, kể cả những trẻ chỉ có tạm trú ở một khu vực nào đó. Do đó với việc quá tải cục bộ bắt buộc phải dùng đến giải pháp là sĩ số lớp phải tăng lên đảm bảo quyền lợi học tập của trẻ.

Cũng theo ông Thành, hiện nay các thành phố lớn rất nỗ lực trong việc thực hiện 3 giảm đó là sĩ số lớp, số lớp trong một trường và giảm trái tuyến. Còn việc thực hiện đến lúc nào để sĩ số lớp như quy định là trách nhiệm của các UBND thành phố. Đây cũng là một bài toán khá nan giải. "Với những khó khăn như vậy nên Bộ GD-ĐT khi đi kiểm tra cũng chỉ nhắc nhở chứ không thể có biện pháp "mạnh tay" hơn được" - ông Thành nói.

Trước câu hỏi, hiện nay các trường chuẩn quốc gia khi mới được công nhận thì sĩ số lớp đạt nhưng sau đó lại tăng. Vậy Bộ GD-ĐT đã đi rà soát kiểm tra để đánh giá để xét công nhận lại hay chưa?

"Không phải trường đã đạt chuẩn là chúng ta cứ công nhận mãi. Hiện tượng một số trường chuẩn sĩ số lớp tăng với quy định sẽ được xem xét lại. Chúng tôi đã kiến nghị với lãnh đạo Bộ GD-ĐT là sau 5 năm sẽ kiểm tra đánh giá lại" – Vụ trưởng Lê Tiến Thành trả lời.

Kết luận tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa Khẳng định so với năm học trước, đầu năm học mới 2012-2013 có nhiều chuyển biến tích cực.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-635815/bo-gddt-giai-dap-nong-cac-van-de-cua-nam-hoc-moi.htm

Comments