Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Sẽ kiểm soát chặt đối tượng học

Posted: 24 Aug 2012 12:01 AM PDT

TT – Nên tiếp tục hay chấm dứt, làm gì để thay đổi chất lượng đào tạo tại chức? Tuổi Trẻ đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, đồng thời tạm khép lại diễn đàn này.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga bày tỏ quan điểm:

Ông Bùi Văn Ga – Ảnh: V.H.

- Chúng ta không thể chấm dứt đào tạo tại chức khi xu thế chung trên thế giới là mở ra nhiều hình thức học tập để phát triển xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời. Khoa học công nghệ càng phát triển thì người lao động càng phải tăng cường bổ sung kiến thức, không thể chỉ sử dụng mãi kiến thức đã học trong nhà trường. Ở những quốc gia phát triển, việc thay đổi công việc, chuyên môn cũng phổ biến. Vì thế, hình thức đào tạo vừa làm vừa học (tại chức) có ý nghĩa rất lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu bổ sung, nâng cao kiến thức mà còn tạo cơ hội cho những người muốn thay đổi công việc, chuyển đổi nghề nghiệp.

* Chúng ta nên thuận theo xu thế chung, để tại chức tự do nở rộ hay co hẹp để bảo đảm chất lượng?

- Đối với hệ chính quy, những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường xác định chỉ tiêu dựa trên điều kiện đảm bảo chất lượng (diện tích, tỉ lệ sinh viên/giảng viên…). Trường không đủ điều kiện về chất lượng thì chỉ tiêu không được tăng, thậm chí phải giảm. Còn đối với hệ tại chức, năm 2011 Bộ GD-ĐT đã quy định chỉ tiêu tại chức không vượt quá 60% chỉ tiêu hệ chính quy. Với tình trạng chất lượng tại chức nhiều bất cập, quy định này là ngưỡng để các trường đảm bảo chất lượng tối thiểu.

* Nhưng GD-ĐT làm thế nào kiểm soát khi người học và người đào tạo cùng bắt tay nhau để… giảm chất lượng?

- Quản lý trước hết bằng các văn bản pháp quy. Hiện nay đã có quy chế đào tạo vừa làm vừa học, quy chế tuyển sinh. Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục điều chỉnh hệ thống văn bản để việc quản lý, kiểm soát chất lượng tốt hơn. Khi Luật giáo dục đại học được thông qua, hệ thống các trường đại học sẽ được phân tầng. Khi đó, các trường đại học có chức năng nghiên cứu sẽ không được đào tạo tại chức. Việc đào tạo tại chức chỉ giao cho các trường đào tạo nghề nghiệp, ứng dụng.

Ngoài ra, sẽ phát triển hệ thống các trường cộng đồng – nơi có thể áp dụng các chương trình mềm dẻo cho mục tiêu học tập suốt đời.

* Nhiều ý kiến cho rằng cần áp dụng một chương trình, công nghệ đào tạo khác đối với tại chức chứ không phải kiểu đào tạo theo "phiên bản của hệ chính quy" ở mức dễ dãi hơn như hiện nay?

- Quan điểm của tôi là chất lượng chương trình tại chức phải ngang bằng chính quy. Hệ tại chức hay chính quy đều cần đánh giá trên một thước đo chung, một chuẩn đầu ra chung. Và tiến tới các trường sẽ chỉ có một loại bằng cho người học theo các phương thức khác nhau (chính quy, tại chức). Những điều chỉnh về sau này của Bộ GD-ĐT cũng hướng đến mục đích này.

Người học tại chức, vì đặc thù "vừa làm vừa học", có thể sử dụng phương thức đào tạo mềm dẻo hơn về thời gian học tập trung, về nội dung kiến thức, phát huy ưu điểm của người có kinh nghiệm thực tế, khả năng tự học, tự nghiên cứu… Nhưng không có nghĩa là phải sử dụng công nghệ đào tạo khác hẳn, càng không thể áp dụng một chương trình nhẹ hơn chính quy, cắt xén bớt môn học, lượng kiến thức.

Hiện nay với tính linh hoạt của phương thức đào tạo tín chỉ, Bộ GD-ĐT khuyến khích một số trường thí điểm để sinh viên tại chức học cùng với chính quy, thi cùng chính quy.

* Để chất lượng tại chức cải thiện, có nên quy định chặt hơn ở đầu vào không, chí ít là chặt chẽ ngang với tuyển sinh chính quy?

- Trong quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT thì đối tượng học tại chức phải là người đã đi làm, có kinh nghiệm thực tế chứ không tuyển học sinh tốt nghiệp phổ thông hoặc người chưa qua thực tế nghề nghiệp. Những năm trước, Bộ GD-ĐT cũng tính đến việc tổ chức một kỳ thi như "ba chung" cho hệ tại chức để "nâng chất lượng đầu vào", kiểm soát chặt đối tượng học tại chức. Nhưng do tính chất linh hoạt, mềm dẻo của phương thức đào tạo tại chức, quy định tuyển sinh như vậy không phù hợp. Vì vậy, việc tuyển sinh vẫn do các trường chủ động.

Tuy nhiên, trong thời gian tới Bộ GD-ĐT sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn quy định về đối tượng người học và yêu cầu các trường phải sàng lọc mạnh mẽ. Đầu vào cao thì sàng lọc, đào thải có thể ít hơn, nhưng đầu vào thấp, cơ chế sàng lọc, đào thải càng phải được đẩy mạnh.

VĨNH HÀ thực hiện

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/508149/Se-kiem-soat-chat-doi-tuong-hoc.html

Trường mầm non “sốt vó” lo dịch bệnh mùa khai giảng

Posted: 24 Aug 2012 12:01 AM PDT

Lo lắng phòng dịch

Cô Lê Thị Nga – hiệu phó Trường Mầm non tư thục 1/6 (phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) cho biết công tác phòng chống các bệnh theo mùa như chân tay miệng, sốt xuất huyết luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu trước khi khai giảng năm học mới.

Theo cô Nga, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, mùa tựu trường tháng 8, ban giám hiệu (BGH) nhà trường đã chủ động liên hệ mời các cán bộ y tế, bác sỹ ở Trung tâm y tế TP Buôn Ma Thuột tập huấn công tác, kỹ năng phòng chống các bệnh ở trường học cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức nhà trường.

Bên cạnh đó, cô Nga còn cho biết, ngoài số lượng dung dịch Cloramin B được cấp phát, nhà trường vẫn thường xuyên mua thêm để đảm bảo phun khử trùng đầy đủ phòng ốc, lớp học trong suốt năm học.

Trường Mầm non

"Đối với trẻ Mầm non, việc đảm bảo sức khỏe cho các cháu là ưu tiên số một ở nhà trường. Trẻ ở lứa tuổi này rất dễ mắc các bệnh theo mùa như chân tay miệng, sốt xuất huyết… chính vì vậy, bước vào năm học mới BGH nhà trường luôn quán triệt phải tự lo cho mình trước, chủ động phòng dịch là ưu tiên hàng đầu", cô Nga bày tỏ.

Trong khi đó, cô giáo Lê Ngọc Lan – phụ trách ở Trường Mầm non tư thục Hoa Cúc (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột) cho biết để đảm bảo môi trường học tập vệ sinh, không bệnh tật trong năm học mới, nhà trường đã và đang "ráo riết" thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh theo mùa.

"Hiện BGH nhà trường đã cho phun khử trùng dung dịch Cloramin B ở các phòng ốc kết hợp với lau sàn nhà, lau rửa đồ chơi của trẻ theo đúng định kỳ nhằm phòng chống bệnh chân tay miệng. Các máng, rãnh nước trong khu vực và xung quanh nhà trường cũng tháo bỏ để đề phòng bệnh sốt xuất huyết…" cô Lan nói.

Cô Lan cho biết thêm, để hạn chế bệnh chân tay miệng từ "vòng ngoài", buổi sáng trước khi đón trẻ từ phụ huynh, nhà trường cho kiểm tra sức khỏe nếu phát hiện có dấu hiệu sốt cao, cảm, đau mắt… nhà trường sẽ trả trẻ lại cho phụ huynh đưa đi khám nhằm đề phòng lây bệnh cho trẻ khác.

Một GV
Một GVTrường Mầm non Hoa Pơ Lang (phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột) hướng dẫn HS rửa tay bằng xà phòng đúng cách nhằm phòng bệnh chân tay miệng.

 

Không riêng gì các trường Mầm non trung tâm TP Buôn Ma Thuột, các trường vùn ven của thành phố này cũng "sốt vó" với công tác phòng bệnh theo mùa khi năm học mới đã gần kề. Cô Bùi Thị Đằng – hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Pơ Lang (phường Ea Tam) lo lắng nói: "Phòng bệnh cho trẻ là kế hoạch đầu tiên của nhà trường trước khi bước vào năm học mới. Thời gian này ở Đắk Lắk là mùa mưa nên buổi sáng thời tiết hay lạnh, các phụ huynh nên lưu ý giữ ấm cho trẻ trước khi đưa cháu đến trường. Lo nhất là bệnh chân tay miệng ở trẻ, để phòng chống bệnh này nhà trường đã bố trí các máng rửa tay xà phòng ở các lớp, giáo dục cho trẻ việc rửa tay bằng xà phòng đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, công tác kiểm tra sức khỏe, tiêm vắc-xin định kỳ cho trẻ càng không thể lơ là…".

"Các trường không được chủ quan…"

Bà Lê Thị Thảo – phó trưởng phòng Pháp chế Công tác HSSV – Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế trường học, hướng tới môi trường học đường không bệnh tật trong năm học 2012-2013, Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk vừa hoàn thành lớp tập huấn công tác y tế học đường và phòng chống bệnh theo mùa cho 120 cán bộ y tế ở các đơn vị trực thuộc Sở và đại diện các phòng giáo dục trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, ngành giáo dục thường xuyên phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện nhằm triển khai hiệu quả các biện pháp, công tác phòng bệnh theo mùa trong trường học.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, BS Lào cũng khuyến cáo các trường học lưu ý giáo dục HS cách phòng bệnh để đảm bảo sức khỏe trong suốt năm học vì tại Đắk Lắk bệnh sốt xuất huyết hiện đang có dấu hiệu gia tăng do đang trong mùa mưa.

"Sắp tới ngành Y tế sẽ phối hợp với ngành giáo dục thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra công tác vệ sinh phòng bệnh ở các trường học trên địa bàn 15 huyện, thị xã, thành phố, nhất là các trường tiểu học, mẫu giáo, mầm non… Nếu phát hiện các trường không nghiêm túc thực hiện, chúng tôi sẽ có biện pháp chấn chỉnh", BS Lào cho hay.

Viết Hảo

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-633291/truong-mam-non-sot-vo-lo-dich-benh-mua-khai-giang.htm

Nguy cơ hàng ngàn giáo viên mất phụ cấp thâm niên

Posted: 24 Aug 2012 12:00 AM PDT

Nghị định 54 của Chính phủ và thông tư liên tịch 68 hướng dẫn thực hiện cấp
thâm niên (PCTN) nhà giáo có hiệu lực từ cuối tháng 2.2012. Thế nhưng, đến nay
chỉ có gần 4.000 trong tổng số hơn 14.000 giáo viên ở Phú Yên có quyết định nhận
PCTN. Đáng nói là có gần 50% số giáo viên có nguy cơ "thâm hụt" hoặc mất PCTN,
do "vướng" hàng loạt các quy định về biên chế, thất lạc hồ sơ, giấy tờ, ký hợp
đồng một năm kéo dài…

Gần 50% số giáo viên đứng lớp ở Phú Yên có nguy cơ mất phụ cấp thâm niên

 

Gian nan nhận phụ cấp

Chính sách PCTN của Chính phủ thể hiện sự quan tâm, động viên, khích lệ và
giao trách nhiệm của Nhà nước và nhân dân đối với đội ngũ nhà giáo trong việc
giảng dạy; đồng thời góp phần giải quyết một phần khó khăn, cải thiện đời sống
tinh thần, vật chất cho giáo viên. Do vậy, ngay từ đầu năm 2012, UBND tỉnh Phú
Yên đã sớm phân bổ cho các đơn vị, địa phương đủ nguồn kinh phí dự kiến, để chi
trả PCTN cho hơn 14.000 nhà giáo trong tỉnh. Thế nhưng, theo ông Phạm Văn Dũng –
Trưởng phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh – tính đến thời điểm này, đơn vị
chỉ mới phê duyệt và ký quyết định chi trả PCTN cho khoảng 4.000 giáo viên thuộc
diện quản lý của Sở GDĐT, các huyện Phú Hòa, Sông Hinh, Tuy An, TP.Tuy Hòa và
Trường Đại học Sư phạm Phú Yên.

Các huyện, thị xã còn lại triển khai lập hồ sơ nhà giáo được nhận PCTN quá
chậm trễ và vẫn chưa trình cho Sở Nội vụ tỉnh phê duyệt! Đặc biệt, việc triển
khai xét duyệt đối tượng, quy định là nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy, giáo
dục lại phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập. Thực trạng này khiến hàng ngàn giáo
viên mệt mỏi, chờ đợi hoặc khó khăn trong việc làm các thủ tục nhận PCTN.

Nguy cơ gần 50% số giáo viên mất phụ cấp!

Chị Phan Thị Tuyết Trâm – Giáo viên Trường THCS và THPT Nguyễn Viết Xuân
(huyện Tuy An) – bức xúc nói: "Tôi đứng trên bục giảng đã 10 năm, 8 năm đóng
BHXH, nhưng vào biên chế của ngành mới 3 năm và không thuộc diện được hưởng PCTN
là quá thiệt thòi". Thực tế, theo ông Nguyễn Ngọc Đa – Trưởng phòng Tổ chức cán
bộ Sở GDĐT Phú Yên – có gần 50% số nhà giáo có nguy cơ mất hoặc "thâm hụt" PCTN.

Nguyên nhân, phần lớn hồ sơ của giáo viên thiếu giấy tờ quyết định tuyển
dụng; "vướng" hàng loạt các quy định buộc giáo viên phải có biên chế mới được
hưởng PCTN. Trong khi đó, trước đây giáo viên dạy tập sự kéo dài từ 5-10 năm vẫn
chưa có biên chế. Bên cạnh đó, do nhu cầu thiếu giáo viên bộ môn, giáo viên phổ
cập ở các buôn làng miền núi, nên các địa phương hợp đồng số lượng lớn nhà giáo
để giảng dạy trong suốt thời gian dài mới xét biên chế.

Trong thời kỳ 1996 – 2000, theo quy định, giáo viên thi tuyển vào ngạch biên
chế giáo viên do Sở GDĐT ký quyết định, chứ hoàn toàn không có quyết định tuyển
dụng của Sở Nội vụ hoặc UBND tỉnh. Vì vậy, giáo viên không thuộc biên chế để thụ
hưởng PCTN như quy định của NĐ 54. "Thực tế này cho thấy, cần căn cứ vào sổ bảo
hiểm xã hội của giáo viên để xét hồ sơ thụ hưởng PCTN là hợp lý, công bằng" –
ông Đa nói.

Theo Trưởng phòng giáo dục huyện Phú Hòa Trần Ngọc Mẫn, Phú Hòa là huyện tiên
phong trong việc thực hiện chế độ PCTN nhà giáo. Nhưng hiện chỉ mới có 659 giáo
viên được nhận PCTN; có đến 475 giáo viên phải "treo" hồ sơ, chứ chưa thể hưởng
PCTN theo quy định. Thêm thực tế nữa là, hàng trăm giáo viên giảng dạy lâu năm,
giỏi chuyên môn được điều từ các trường về làm chuyên môn, lãnh đạo các phòng và
sở GDĐT không thuộc diện được hưởng PCTN là bất hợp lý! Ông Mẫn lý giải: "Giáo
viên giảng dạy được 30 năm sẽ nhận thêm 60% lương (hưởng mức PCTN là 30%, cộng
thêm 30% phụ cấp đứng lớp); trong khi đó, một giáo viên giỏi cũng dạy 30 năm và
được điều động về phòng giáo dục chỉ được hưởng 10% phụ cấp công vụ, tức là mất
đến 50% lương)!

(Theo Lao động)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/85828/nguy-co-hang-ngan-giao-vien-mat-phu-cap-tham-nien.html

Cô giáo tự tử phải viết đơn mới được ở lại trường

Posted: 23 Aug 2012 11:59 PM PDT

Không “vận động” được cô Liên chuyển đến công tác tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn
Banh, Phòng GD-ĐT quận Thủ Đức đồng ý cho cô ở lại trường cũ với điều kiện phải
viết đơn "xin ở lại trường”. Tuy nhiên cô Liên không chấp nhận điều kiện Phòng
GD-ĐT đưa ra.

Trao đổi với VietNamNet sáng 23/8, cô Lý Kim Liên cho biết, sau khi cô

chuyển về Trường Tiểu học Nguyễn Văn Banh không thành, Phòng giáo dục Quận Thủ
Đức lại tiếp tục gọi cô lên để làm việc. Tại đây, phó Phòng GD-ĐT Nguyễn Thị Tốt
động viên cô Liên bỏ qua mọi chuyện để tiếp tục công tác.

Theo lời cô Liên “Phòng Giáo dục chấp nhận tôi ở lại Trường Tiểu học Đặng Văn
Bất với điều kiện, phải viết một lá đơn trình bầy mình có nguyện vọng tha thiết
xin được ở lại để Phòng gửi sang UBND quận".

“Nhưng tôi không đồng ý với điều kiện của Phòng GD-ĐT đưa ra vì, trước đó nguyện
vọng tha thiết của tôi là được về dạy tại Trường Nguyễn Trung Trực (đã 4 lần làm
đơn) nhưng nếu không được chuyển thì sẽ tiếp tục ở lại Trường Tiểu học Đặng Văn
Bất”
– lời cô Liên. Điều này tôi cũng đã trình bầy rõ trong cuộc họp với các đơn
vị chức năng ngày 20/8.

Và Phòng GD -ĐT không cho tôi chuyển công tác theo như nguyện vọng thì đương
nhiên tôi sẽ phải ở lại trường đang công tác” – cô Liên thắc mắc.

Để tìm hiểu về nguyện vọng của cô Lý Kim Liên – VietNamNet đã nhiều lần liên lạc
với Phòng GD-ĐT quận Thủ Đức. Sau nhiều lần từ chối vì “bận họp” – Trưởng phòng
Lê Minh Tuấn cho biết: “Hiện giờ phòng chưa có trả lời gì về vấn đề này, khi
nào tìm hiểu rõ chúng tôi sẽ thông báo.”

Được biết, trong thời gian cô Lý Kim Liên nằm điều trị tại bệnh viện, Lãnh
đạo Phòng Giáo dục, Lãnh đạo Quận, Hiệu trưởng và hiệu phó Trường Tiểu Học Đặng
Văn Bất cũng không một lời thăm hỏi.

  • Lê Huyền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/85796/co-giao-tu-tu-phai-viet-don-moi-duoc-o-lai-truong.html

Nhiều thí sinh “cuống” vì chưa nhận được giấy báo điểm

Posted: 23 Aug 2012 11:58 PM PDT

(GDTĐ)- Đến thời điểm này, nhiều thí sinh vẫn chưa nhận được giấy báo điểm kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2012. Sự chậm trễ này từ phía nhà trường khiến không ít thí sinh lỡ cơ hội xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Thí sinh tham gia tư vấn tuyển sinh 2012. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh tham gia tư vấn tuyển sinh 2012. Ảnh: gdtd.vn

Một thí sinh tự do thi vào ĐH Thương mại cho biết đang mong giấy báo điểm của trường để nộp hồ sơ nguyện vọng bổ sung do không đỗ nguyện vọng 1 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được, trong khi đó, những thí sinh đậu NV1 đã có giấy báo nhập học. Thí sinh này rất lo lắng sợ sẽ không kịp thời gian xét tuyển nguyện vọng bổ sung vì thời gian xét tuyển  chỉ đến ngày 30/8.

Một số thí sinh thi tại ĐH sư phạm Hà Nội, thi nhờ tại ĐH Ngoại thương, Học viện Kỹ thuật Mật mã … cũng cho biết, vẫn chưa nhận được giấy báo điểm.

Sở GDĐT Hà Nội trưa 21/8 mới công bố danh sách các trường ĐH, CĐ gửi kết quả về Sở và đề nghị các trường THPT đến nhận kết quả dự thi phát trả cho học sinh. Một số trường, ngày 22/8 kết quả thi mới về đến Sở.

Bên cạnh đó, không ít thí sinh đã nhận được giấy báo điểm nhưng do trường in sai nên không thể dùng giấy này tham gia xét tuyển các nguyện vọng bổ sung. Việc chờ các trường khắc phục sai sót, gửi lại giấy báo điểm cũng có thể khiến các thí sinh này bị chậm chễ trong việc làm hồ sơ xét tuyển.

Trong khi đó, không ít trường ĐH, CĐ công bố chỉ nhận hồ sơ xét tuyển đến ngày 25/8/2012 như Viện ĐH Mở, Trường ĐH Kinh tế công nghiệp Long An, ĐH Hùng Vương (Phú Thọ)…

Bà Khổng Thị Uyên – Phó phòng đào tạo Viện ĐH Mở cho biết, học viện sẽ không lùi thời gian xét tuyển. Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ), ông Đỗ Tùng, phó phòng đào tạo cũng cho hay, hạn xét tuyển đã công bố công khai và báo lên Bộ GDĐT nên sẽ không thay đổi. "Tuy nhiên, hiện tại, số hồ sơ nguyện vọng bổ sung trường nhận được vào khoảng 300-400 bộ, còn thiếu đến 6-7 trăm chỉ tiêu. vì vậy, sau đợt xét tuyển này, rất có thể, trường sẽ tiếp tục xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo" – ông Tùng cho biết.
Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201208/Nhieu-thi-sinh-cuong-vi-chua-nhan-duoc-giay-bao-diem-1963123/

Bộ Giáo dục không cấm được GV giao bài về nhà?

Posted: 23 Aug 2012 11:58 PM PDT

- Năm học 2012-2013, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo không ra bài tập về nhà cho học
sinh lớp 1. Xung quanh chỉ đạo này, phụ huynh và một số hiệu trưởng đều cho rằng
rất khó để thực hiện nghiêm túc tuyệt đối.

Học ở trường là đủ?

Ngày 20/8, Bộ GD-ĐT có văn bản gửi các Sở GD-ĐT hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với khối tiểu học. Theo đó, Bộ yêu
cầu các trường không tổ chức dạy trước và không thi tuyển học sinh vào lớp 1.
Trong quá trình dạy, giáo viên bố trí thời gian hợp lý để hướng dẫn học sinh
hoàn thành nội dung học tập tại lớp, không giao bài tập về nhà cho học sinh….

Trong một tiết học của cô trò Trường TH Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội).

Trao đổi với VietNamNet, Trưởng phòng GD Tiểu
học, Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến nêu quan điểm: "Việc cấm giáo viên giao bài
tập về nhà cho trò là chủ trương đúng và thực tế".

"Phụ huynh nên yên tâm vì với chương trình học 2
buổi/ngày, trẻ hoàn toàn nắm được nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Về
nhà các cháu cần được nghỉ ngơi. Những ngày cuối tuần, phụ huynh có thể mua thêm
sách tham khảo để giao bài cho con"
– ông Tiến nói.

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Hiệu trưởng Trường Mầm non
Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: "Với riêng trò lớp 1, chỉ cần học kỳ I
nếu nhà trường và nhất là gia đình thực sự quan tâm, dành thời gian bên con, các
cháu sẽ hoàn toàn tự tin với việc đọc, viết. Không cần giao bài về nhà cho các
cháu".

Nhưng tâm lý của không ít phụ huynh lại cho cho rằng,
việc giao bài tập cho học sinh vẫn là điều tốt, tuy nhiên chỉ nên nằm trong một
số lượng nhất định.

Chị Đoàn Thị Nga, phụ huynh của em Phạm Thùy My (Trường tiểu học Bình Triệu –
TP.HCM) cho biết: Một khoảng thời gian ngắn để làm bài tập không ảnh hưởng đến
thời gian chơi của trẻ. Tôi vẫn ủng hộ việc nhà trường và các thầy cô giáo vẫn
nên giao bài tập về nhà cho trẻ, đó là cách giúp trẻ củng cố và hiểu được kiến
thức khi đã học trên lớp.

Một phụ huynh có con đang học Trường Tiểu học Đặng Trần
Côn (Hà Nội) cũng ủng hộ việc ra bài tập về nhà cho trẻ. Tuy nhiên không nên ra
quá nhiều để cháu vừa học vừa có thời gian để chơi…

Nhiều phụ huynh được hỏi cũng đồng quan điểm với chị
Minh. “Việc ra bài tập không những rèn thói quen ngồi vào bàn học, còn giúp
trẻ ôn lại kiến thức”
– chị Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) nhìn nhận.

Ở vùng nông thôn, phụ huynh khá bất ngờ khi biết thông
tin giáo viên không được ra bài tập về nhà cho học sinh lớp 1. Chị Minh ở Vĩnh
Tường, Vĩnh Phúc tâm sự: "Các con còn nhỏ nên cần rèn nề nếp học. Bố mẹ có
thể ra bài tập nhưng dù sao lời của cô các cháu vẫn nghe hơn và cố gắng làm
tốt".

Học 2 buổi + bài tập = quá tải

Nhưng cũng không ít lời than vãn vì trẻ mới vào lớp 1
mà về nhà học đến 11 giờ đêm vẫn chưa trả hết bài cô giao. Có ý kiến cho rằng,
nếu không giao bài tập cho học sinh về nhà hoàn thành thì giáo viên khó lòng
hoàn thành chương trình tiểu học đang được cho là quá tải hiện nay?

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thái Thịnh (quận Đống Đa,
Hà Nội) Nguyễn Linh Chi cho rằng: "Nếu nỗ lực giáo viên vẫn đảm bảo dạy đủ
kiến thức cho học sinh ngay trên lớp học. Nhưng nhiều em yếu kém hay học giỏi,
phụ huynh có nguyện vọng giáo viên giao bài tập về nhà".

Còn Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khương Thượng (quận
Đống Đa, Hà Nội) Nguyễn Thị Xuân Lan phân tích: "Nếu mỗi môn giáo viên cho từ 2
đến 5 bài tập là không nặng.

Cô Lý Kim giáo viên trường tiểu học Đặng Văn Bất (Thủ
Đức- TP.HCM) cho biết: Nếu học sinh đã học hai buổi trên lớp thì việc giao bài
tập về nhà sẽ làm cho học sinh quá tải. Tuy nhiên, hiện nay do tình trạng quá
tải mà một số trường trên thành phố học sinh chỉ học một buổi ở trường. Vì vậy
giáo viên vẫn cần phải giao bài về nhà cho các em để bù đắp kiến thức, nhưng mức
độ bài tập cần trong một giới hạn nào đó " nhiều phụ huynh vẫn gặp thầy cô để
xin bài tập về nhà cho học sinh, tránh tình trạng các em về nhà xem ti vi, chơi
điện tử"

Quy định cần linh hoạt

Hiệu trưởng Nguyễn Thị Xuân Lan nêu quan điểm: "Bây giờ
trẻ phải học nhiều môn, nhiều kiến thức. Thời gian trên lớp, một cô không thể
quan tâm tất cả gần 60 học sinh. Có bài tập về nhà các cháu sẽ củng cố và được
mở rộng kiến thức.

Giáo viên không ép các trò phải hoàn thành đầy đủ tất
cả bài tập về nhà mà chỉ nên có lời động viên các trò cố gắng hơn. Tôi nghĩ đây
cũng là cách để giáo viên phân loại, có phương pháp kèm cặp với từng học sinh có
hiệu quả. Làm như vậy thầy cô cũng đỡ vất vả hơn mỗi giờ lên lớp".

Theo hiệu trưởng Lan: "Quy định về lý là đúng nhưng cũng cần linh hoạt, không
nên quá cứng nhắc".

Còn Hiệu trưởng Tiểu học Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) Nguyễn Linh Chi
cho rằng, nhiều phụ huynh có đề xuất cô giáo ra bài tập về nhà cho con là nguyện
vọng chính đáng, nên khó để áp dụng triệt để quy định cấm này.

Trưởng phòng GD Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân
Tiến vẫn giữ quan điểm “không nên ra bài tập về nhà cho học sinh lớp 1″.
Và Hà Nội đã có văn bản gửi tới các trường quán triệt nội dung này.

“Trường hợp giáo viên "thương", giao bài tập về nhà cho trò là lỗi và trách
nhiệm của các thầy cô" – ông Tiến quả quyết.

  • Văn Chung – Lê Huyền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/85696/bo-giao-duc-khong-cam-duoc-gv-giao-bai-ve-nha-.html

Xem xét đối tượng học

Posted: 23 Aug 2012 11:58 PM PDT

TT – Nhu cầu ảo đang lấn át nhu cầu học thật trong đào tạo tại chức là điều khiến nhiều chuyên gia cho rằng nên xem xét lại quy định về đối tượng học tại chức.

Một lớp đại học tại chức ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) – Ảnh: NHƯ HÙNG

GS Văn Như Cương cho rằng chất lượng đào tạo tại chức thấp là do có sự "gặp nhau" giữa người học và người dạy, cơ sở đào tạo trong việc "hợp thức hóa tấm bằng". Nhiều người đi học không phải vì bổ sung kiến thức thật sự, nâng cao năng lực. Thậm chí nhiều người muốn không phải học mà có bằng. Trong khi đó người dạy, cơ sở đào tạo thì coi tại chức là "nồi cơm" nên càng nhiều người học càng tốt. Sự gặp nhau ở lợi ích riêng dẫn đến những bất cập trong đào tạo.

Cần đúng người, đúng việc

Từ thực trạng này, GS Cương cho rằng việc quy định đối tượng học tại chức cần phải được xây dựng lại chặt chẽ hơn. Theo GS Cương, người học tại chức phải là người đã đi làm, có kinh nghiệm thực tiễn trong nghề nghiệp. Các cơ quan cử người đi học phải căn cứ vào năng lực của cán bộ, nhân viên, yêu cầu cụ thể của công việc và sự bức thiết phải học nâng cao, bổ sung kiến thức. Người được cử đi học phải xác định rõ học cái gì, để dùng vào việc gì. Nói một cách khác là "đúng người, đúng việc".

"Việc cho phép học sinh tốt nghiệp phổ thông, sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, cao đẳng được học tại chức là không đúng bản chất của chương trình đào tạo vừa làm vừa học. Chương trình na ná hệ chính quy nhưng dễ dãi hơn, được cắt xén bớt, tuyển đầu vào, đánh giá đầu ra đơn giản, được áp dụng với những người học chưa có kinh nghiệm thực tế thì sản phẩm đào tạo chỉ là "phiên bản" méo mó của hệ chính quy. Đương nhiên cơ quan tuyển dụng không muốn nhận đối tượng lại cũng có lý" – GS Cương nhận xét.

Cùng quan điểm, GS Phạm Minh Hạc cho biết: Những năm 1960-1970, VN đã có hệ hàm thụ ở bậc đại học dành cho những người đã đi làm, quay lại học tập, bổ sung kiến thức. Hàm thụ cũng giống như hệ đào tạo vừa làm vừa học (tại chức) bây giờ. Lý do sản phẩm hàm thụ lúc đó tốt vì người học có nhu cầu học thật để lấy kiến thức làm thật. Chỉ tiêu tuyển sinh cũng không nở rộ nhanh như bây giờ, việc đánh giá người học cũng nghiêm túc.

GS Hạc bày tỏ quan điểm: "Chỉ nên quy định đối tượng học tại chức ngày nay là người đã tốt nghiệp một chuyên ngành nào đó và có kinh nghiệm làm việc thực tế. Thậm chí, cần quy định cụ thể người làm việc trong chuyên ngành nào chỉ học tại chức chuyên ngành đó".

Mở đầu vào, siết đầu ra

Trong khi đó với quan điểm "Ai có nhu cầu, có điều kiện thì nên tạo cơ hội để họ học tập, như thế mới đúng tinh thần xây dựng xã hội học tập, học suốt đời", GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng không nên có quy định hạn chế đối tượng học tại chức. Vấn đề quan trọng là thay đổi cách thức, nội dung đào tạo phù hợp và việc đánh giá phải được làm nghiêm túc như đào tạo chính quy. Việc đánh giá người học trong quá trình và kết thúc khóa học nếu làm tốt sẽ đào thải những người học không đạt yêu cầu. "Ở nhiều nước, ai có nhu cầu bổ sung kiến thức đều có thể đăng ký khóa học, môn học phù hợp. Kể cả những người có trình độ kiến thức cao cũng vẫn học thêm nếu họ thấy cần, người già muốn đi học để mở mang kiến thức. Và cơ hội mở ra với tất cả. Vấn đề quan trọng ở chỗ việc đánh giá thi cử nghiêm túc. Nếu ta sợ tại chức chất lượng yếu mà chặn đầu vào thì không nên, thay vào đó nên "chặn" ở đầu ra" – GS Thuyết nhấn mạnh.

TS Nguyễn Tùng Lâm, chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cho rằng: không thể hạn chế nguyện vọng chính đáng được học tập của mọi người. Theo TS Lâm, cả những người đang làm việc ngành này, muốn học một chuyên ngành khác hẳn cũng không nên cấm. Vì mỗi người ở mỗi thời điểm đều có mục tiêu, nguyện vọng về công việc khác nhau. Nếu học để có kiến thức, đủ điều kiện thay đổi công việc thích hợp với mình hơn thì nên khuyến khích mới đúng".

Để người học tại chức không sa vào tình trạng "học giả, bằng thật", TS Lâm cho rằng "có thể tổ chức thi cử, đánh giá như đối với đào tạo chính quy. Chương trình, cách thức đào tạo khác nhau, nhưng việc đánh giá phải chặt chẽ như hệ chính quy. Cùng một chuyên ngành, chuẩn đầu ra của hệ tại chức và chính quy phải như nhau, và như thế tấm bằng tốt nghiệp cũng chỉ cần có một loại, không gây nên sự phân biệt như bây giờ".

VĨNH HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/508006/Xem-xet-doi-tuong-hoc.html

Cần phương thức mềm dẻo trong đào tạo văn bằng 2 giáo viên GDQP-AN

Posted: 23 Aug 2012 11:57 PM PDT

(GDTĐ) – Ngày 23/8  Bộ GDĐT đã tổ chức Hội nghị giao chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 giáo viên Giáo dục Quốc phòng – An ninh năm 2012. Thứ trưởng Bùi Văn Ga chủ trì với sự tham gia của đại diện Bộ Quốc phòng, Vụ Giáo dục Quốc phòng (Bộ GDĐT), các đại học và Sở GDĐT đang triển khai Đề án Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng- an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề theo Quyết định 472/QĐ-TTg ngày 12/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Hội nghị cũng bàn và lấy ý kiến về việc giao chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 giáo viên GDQP-AN năm 2012.

Báo cáo về kết quả thực hiện Đề án do NGND.TS. Đại tá Nguyễn Thiện Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng (Bộ GDĐT), cho biết: Thực hiện Kế hoạch 588/KH-BGDĐT ngày 28/9/2010 của Bộ GDĐT về triển khai Đề án Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng- an ninh cho các trường THPT, TCCN và TC nghề theo Quyết định 472/QĐ-TTg ngày 12/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, kết quả xây dựng kế hoạch và dự kiến giao chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 giáo viên GDQP-AN năm 2012 cho các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ tại Quyết định 472/QĐ-TTg.

Về việc xây dựng chương trình, mở ngành đào tạo giáo viên GDQP-AN: Căn cứ nội dung công việc và nhiệm vụ được giao trong kế hoạch, căn cứ tính chất đặc thù của môn học GDQP-AN, Vụ GDQP đã chủ động phối hợp với Vụ Giáo dục đại học và các cơ quan hữu quan xây dựng chương trình khung làm cơ sở cho việc mở ngành của các cơ sở đào tạo. Đến nay, được sự phối hợp của các cơ quan hữu quan thuộc Bộ GDĐT; Bộ Quốc phòng và các cơ sở đào tạo, Bộ GDĐT đã ban hành Chương trình khung GDĐH ngành Sư phạm GDQP-AN, trình độ đại học; Chương trình đào tạo giáo viên GDQPAN; Chương trình đào tạo giáo viên GDQP-AN, văn bằng 2 trình độ đại học.

Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Bùi Văn Ga yêu cầu: Cần nghiên cứu phương thức đào tạo mềm dẻo, tập trung thời gian ngắn, nhưng phải thực hiện đầy đủ nội CTĐT
Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Bùi Văn Ga yêu cầu: Cần nghiên cứu phương thức đào tạo mềm dẻo, tập trung thời gian ngắn, nhưng phải thực hiện đầy đủ nội CTĐT

Việc mở ngành đào tạo, đến nay Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 về Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo ttrình độ đại học, trình độ cao đẳng đã được ban hành. Theo đó, Vụ Giáo dục Quốc phòng cũng đã chủ trì soạn thảo trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành hướng dẫn mở ngành đào tạo giáo viên GDQP-AN trình độ đại học trên cơ sở Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT và đặc thù của ngành GDQP-AN. Tuy nhiên, do thực tế là chương trình khung và chương trình đào tạo ban hành chậm nên đến nay mới có 5 cơ sở đào tạo có Quyết định mở ngành, các cơ sở còn lại (Trường SQLQ1, SQLQ2 và Vinhempic) đang hoàn tất thủ tục trình Bộ trưởng Bộ GDĐT ra Quyết định.

Để xác định được nhu cầu, loại hình đào tạo, Vụ Giáo dục Quốc phòng đã có các công văn hướng dẫn sở giáo dục đào tạo các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch xác định nhu cầu cử giáo viên đi đào tạo bằng 2 giáo viên GDQP-AN. Trên cơ sở nhu cầu của các địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo và Tổng cục dạy nghề, Vụ Giáo dục Quốc phòng đã tổng hợp nhu cầu và dự kiến phân bổ chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 giáo viên GDQP-AN cho các cơ sở đào tạo

Về việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh đào tạo giáo viên GDQP-AN theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2012, Bộ GDĐT sẽ giao chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 giáo viên GDQP-AN cho các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo tại Quyết định 472/QĐ-TTg; từ năm học 2013-2014 các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo tại Quyết định 472/QĐ-TTg đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo giáo viên GDQP-AN hệ đào tạo chính quy tập trung 4 năm thực hiện theo quy định chung của Bộ, riêng đào tạo văn bằng 2 vẫn theo chỉ tiêu của Bộ GDĐT giao.

NGND.TS Nguyễn Thiện Minh cũng đã đưa ra dự kiến giao chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 giáo viên GDQP-AN năm 2012 cho các cơ sở đào tạo. Ông nhấn mạnh, chủ trương của Bộ GDĐT là đào tạo theo địa chỉ, trên cơ sở kế hoạch cử giáo viên đi đào tạo để chuẩn hoá đội ngũ của các cơ sở giáo dục. Đào tạo văn bằng 2 đã được Đề án xác định là theo 2 chương trình: với thời gian 2 năm cho đối tượng là những người có bằng tốt nghiệp đại học khối ngành sư phạm, được nhà trường và sở GDĐT cử đi đào tạo; với thời gian 18 tháng cho đối tượng là giáo viên đang giảng dạy tại các trường THPT, TCCN, TC nghề đã tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn 6 tháng giáo viên GDQP hoặc giáo viên ghép môn ngành GDQP với các ngành khác. Do chương trình đào tạo văn bằng 2 chủ yếu là khối kiến thức ngành với các nội dung cần được thực hiện trong điều kiện tập trung kết hợp với rèn luyện, nên Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương trước mắt giao cho các cơ sở đào tạo thuộc khối các nhà trường quân đội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là nơi có trung tâm GDQP-AN.

Vụ trưởng Nguyễn Thiện Minh cũng đưa ra một thực tế là, các cơ sở giáo dục đã báo cáo danh sách cử giáo viên đi đào tạo văn bằng 2 từ năm 2010; tuy nhiên vấn đề cử giáo viên đi đào tạo của các địa phương cũng gặp rất nhiều khó khăn: Có giáo viên có nhu cầu thực sự, có giáo viên ở vào tình thế gượng ép vì họ đã đạt chuẩn ở chuyên ngành đào tạo nhưng do không có nhu cầu mà buộc phải chuyển sang giảng dạy GDQP-AN và vì thế không đạt chuẩn ở môn học này nên phải đi học. Mặt khác tập trung 2 năm đi học cũng là vấn đề phải xem xét với cá nhân và gia đình giáo viên trong điều kiện hiện nay. Cùng với đó, các cơ sở đào tạo nếu cử giáo viên đã xác định biên chế chuyên trách đi đào tạo tập trung 2 năm hoặc 18 tháng sẽ rất khó khăn cho cơ sở trong việc bố trí giáo viên. Như vậy, dù kế hoạch cử giáo viên đi đào tạo của các địa phương trong thời gian qua với số lượng tương đối lớn (gần 800 năm 2010) nhưng nếu phương thức tổ chức đào tạo không phù hợp sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.

Góp ý kiến tại Hội nghị, đa số các đại biểu đều nhất trí với Bộ GDĐT là giao chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 giáo viên GDQP-AN ngay trong năm 2012. Trong đó kinh phí đào tạo đã được thống nhất sẽ cấp bù vào năm 2013.  Một số ý kiến đề nghị giao chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 giáo viên GDQP-AN cho tất cả cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo tại Quyết định 472/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Vấn đề này Vụ Giáo dục Quốc phòng nghiên cứu năng lực của các cơ sở đào tạo để phân chỉ tiêu cho phù hợp. Ý kiến của các sở GDĐT đề nghị tổ chức đào tạo văn bằng 2 thành 3 đến 4 học kỳ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường và bản thân giáo viên được cử đi đào tạo. Đây cũng là điều kiện thực tế ở các địa phương cần phải nghiên cứu các phương thức đào tạo sao cho hiệu quả.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đề nghị Vụ GDQP bổ sung vào Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án và phối hợp với các cơ quan hữu quan triển khai thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau: Vụ Giáo dục Quốc phòng phối hợp với Vụ Kế hoạch tài chính hoàn tất thủ tục trình Bộ trưởng ra Quyết định giao chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 giáo viên GDQP-AN cho tất cả các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo tại Quyết định 472/QĐ-TTg ngay trong năm 2012; Các cơ sở đào tạo đang hoàn tất mở ngành đào tạo giáo viên GDQP-AN theo Quyết định 472/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Trường ĐH Trần Quốc Tuấn, Trường ĐH Trần Đại Nghĩa và Trường ĐH Nguyễn Huệ) phải hoàn thiện hồ sơ mở ngành trong 2 tuần kể từ ngày 23 tháng 8 năm 2012. Vụ Giáo dục đại học có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở đào tạo về cơ sở pháp lý; Về phương thức đào tạo, cần nghiên cứu phương thức đào tạo mềm dẻo, tập trung thời gian ngắn, tạo điều kiện cho giáo viên vừa học được vừa tham gia giảng dạy được, nhưng phải thực hiện đầy đủ nội dung chương trình đào tạo. Thứ trưởng cũng yêu cầu Vụ Giáo dục Quốc phòng phối hợp với Vụ Kế hoạch tài chính đề xuất kinh phí đào tạo tính trên một học viên, trên cơ sở kinh phí chi cho học viên đào tạo sĩ quan lục quân của quân đội.

Thứ trưởng nhấn mạnh, Bộ GDĐT rất mong có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của Bộ Quốc phòng và các cơ quan hữu quan cho sự phát triển của giáo dục nói chung và của GDQP-AN những năm tiếp theo, đặc biệt là trong việc chỉ đạo đào tạo, tạo nguồn đội ngũ giáo viên GDQP-AN chuẩn về trình độ, đáp ứng được với yêu cầu phát triển.

Yên Thúy

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201208/Can-phuong-thuc-mem-deo-trong-dao-tao-van-bang-2-giao-vien-GDQPAN-1963128/

Triển khai thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam

Posted: 23 Aug 2012 03:19 PM PDT

Bộ GD-ĐT vừa chỉ đạo triển khai thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam
(VNEN) tại 1447 trường trên tinh thần tự nguyện. Văn bản gửi các Sở GD-ĐT hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với khối tiểu học phát đi ngày
20/8.

 

 

Các trường được lựa chọn thí điểm tập trung đổi mới hoạt động sư phạm, chuyển
đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của học
sinh; quá trình tự học, tự giáo dục của học sinh là trung tâm của hoạt động giáo
dục; đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, chú trọng tự đánh giá, đánh giá vì sự
tiến bộ trong quá trình học tập của học sinh. Các trường tham gia thí điểm VNEN
là những trường thực hiện mô hình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm
tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

Để việc thí điểm đạt hiệu quả, các sở cần đảm bảo học sinh lên lớp 2 đã đạt
chuẩn năng lực tiếng Việt, chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng
tự học, tự bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm
đồng nghiệp qua sinh hoạt chuyên môn tại tổ, trường và cụm trường. Giáo viên
hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu Hướng dẫn học tập để tự học, tự đánh giá; tổ
chức cho học sinh hoạt động khám phá, phát hiện kiến thức, kĩ năng mới thông qua
quá trình học tập mang tính hợp tác. Giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh
khi cần thiết.

Các trường tiểu học cần tạo sự gắn kết chặt chẽ với phụ huynh và cộng đồng
nhằm phát huy vai trò tích cực của phụ huynh và cộng đồng tham gia cùng nhà
trường trong hoạt động giáo dục học sinh với các hình thức hoạt động phù hợp.

Hướng dẫn cũng nêu rõ các sở huy động các nguồn kinh phí để thực hiện cấp
sách giáo khoa (không thu tiền) đối với học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn,
gia đình chính sách; phải bảo đảm tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học
tập.

Bộ yêu cầu các trường không tổ chức dạy trước và không thi tuyển học sinh vào
lớp 1. Trong quá trình dạy, giáo viên bố trí thời gian hợp lý để hướng dẫn học
sinh hoàn thành nội dung học tập tại lớp, không giao bài tập về nhà cho học
sinh.

(Theo Sài Gòn tiếp thị)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/85799/trien-khai-thi-diem-mo-hinh-truong-hoc-moi-viet-nam.html

57% sinh viên sư phạm không biết kềm chế cơn giận

Posted: 23 Aug 2012 03:19 PM PDT

57% sinh viên sư phạm không biết kềm chế cơn giận

TTO – Qua khảo sát, 62,4% sinh viên sư phạm dễ để cảm xúc ảnh hưởng đến học tập và công việc, 57% không biết kềm chế cơn nóng giận và 56,4% không biết cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

Tiến sĩ Trần Văn Hiếu – phó trưởng khoa tâm lý ĐH Sư phạm Huế - bày tỏ ý kiến giáo viên hiện nay thiếu trầm trọng kỹ năng mềm và chính điều này góp phần làm giảm sút chất lượng giáo dục – Ảnh: Trung Uyên

Đó là một vài số liệu thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (giảng viên ĐH Sư phạm TP.HCM) cung cấp tại hội thảo khoa học Kỹ năng mềm của sinh viên sư phạm do bộ môn tâm lý học - khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức sáng 23-8.

Những con số “biết nói”

Câu chuyện đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên nói chung vẫn đang được cộng đồng quan tâm khi còn đó chuyện doanh nghiệp phải đào tạo lại con người hay bạn trẻ chật vật tìm việc vì thiếu kỹ năng. Riêng với sinh viên sư phạm, câu chuyện đào tạo kỹ năng mềm như có phần “nóng” hơn vì chính đội ngũ này có sứ mệnh đào tạo thế hệ tương lai.

Thiếu kỹ năng mềm, giáo viên trẻ sẽ gặp khó khăn khi hợp tác với đồng nghiệp, không năng động, thiếu bản lĩnh, không biết kiềm chế cảm xúc, từ đó có thể gây hậu quả đáng tiếc.

 

Một con số đáng chú ý nữa là chỉ 53,2% sinh viên sư phạm hiểu đúng, hiểu đầy đủ bản chất của khái niệm kỹ năng mềm dù phần lớn đánh giá kỹ năng mềm là cần thiết. Kết luận chung từ nghiên cứu là kỹ năng mềm của sinh viên sư phạm chỉ ở mức… trung bình.

 

Các số liệu thu được từ kết quả nghiên cứu tiến hành trên 1.089 sinh viên hệ chính quy các trường sư phạm (ĐH Sư phạm TP.HCM, khoa sư phạm ĐH Đồng Tháp, khoa sư phạm ĐH Tiền Giang, khoa sư phạm ĐH Thủ Dầu Một). Nội dung này thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ "Phát triển kỹ năng mềm của sinh viên các trường đại học sư phạm do TS Huỳnh Văn Sơn, trưởng bộ môn tâm lý học – khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM và các cộng sự thực hiện.

Tiến sĩ Trần Văn Hiếu - phó trưởng khoa tâm lý ĐH Sư phạm Huế – nhận định giáo viên hiện nay thiếu trầm trọng kỹ năng mềm và chính điều này góp phần làm giảm sút chất lượng giáo dục. Chính vì vậy, ông đặc biệt lưu ý việc quan tâm đến mối quan hệ giữa năng mềm và kỹ năng sư phạm, sự tham gia của kỹ năng mềm trong việc phát triển kỹ năng sư phạm.

Sinh viên còn “bao biện” khi thiếu kỹ năng

Làm sao đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm không hề là câu hỏi đơn giản. Tiến sĩ Trần Văn Hiếu nêu khó khăn về vấn đề thời gian, khi quỹ thời gian cho học chuyên môn còn chưa đủ thì làm sao dạy kỹ năng mềm? Bên cạnh đó, một số giảng viên còn lo lắng về việc xây dựng chương trình đào tạo kỹ năng mềm như một nội dung chuyên biệt. Nên đưa kỹ năng mềm vào chương trình chính khóa hay là môn tự chọn tự do, hay chỉ là hoạt động ngoại khóa?

Hoạt động cộng đồng là một trong những cơ hội để sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm. Trong ảnh: sinh viên dạy học ở chùa Diên Thọ (Q.12, TP.HCM) trong Mùa hè xanh 2012  (Ảnh chỉ mang tính minh họa) – Ảnh: Khang Thái

Thạc sĩ Đào Thị Duy Duyên – giảng viên khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM – gợi ý: “Nên có chương trình đào tạo kỹ năng mềm và đưa vào môn tự chọn tự do. Bên cạnh đó, giảng viên phải yêu cầu cao đối với sinh viên để sinh viên phải sử dụng các kỹ năng mềm trong quá trình học tập và giảng viên đóng vai trò giám sát. Bên cạnh đó, sinh viên cần được cấp bộ tài liệu kỹ năng mềm đặc trưng, tương thích với ngành sư phạm”.

Học viên cao học Mai Mỹ Hạnh – thành viên nhóm thực hiện nghiên cứu – nêu một kết quả đáng suy nghĩ: “Trong ba nhóm biện pháp thuộc về bản thân sinh viên, nhà trường và xã hội; sinh viên sư phạm cho rằng những biện pháp thuộc về nhà trường là quan trọng nhất, sau đó là những biện pháp thuộc về xã hội rồi mới đến những biện pháp liên quan đến bản thân. Nhận thức này có phần chưa đúng và thể hiện sự bị động, bao biện khi lẽ ra chính sinh viên phải chủ động tích lũy kỹ năng mềm”.

TRUNG UYÊN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/508114/57-sinh-vien-su-pham-khong-biet-kem-che-con-gian.html

Comments