Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đặt đúng vị thế và chức năng môn lịch sử trong hệ thống GDPT

Posted: 18 Aug 2012 06:30 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng nay (18/8), tại TP. Đà Nẵng, Bộ GDĐT phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam.

Tham dự có Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển; GS.VS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, Chủ tịch Hội đồng bộ môn Lịch sử (Bộ GDĐT); TS. Nguyễn Anh Dũng, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Hội thảo sẽ diễn ra trong hai ngày (ngày 18-19/8) với sự tham gia của hơn 430 nhà khoa học, nhà sử học, cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên phổ thông của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của các nhà sử học, nhà nghiên cứu và đội ngũ CBQL, GV các trường học.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của các nhà sử học, nhà nghiên cứu và đội ngũ CBQL, GV các trường học.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nêu rõ, thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có giáo dục lịch sử. Bộ GDĐT đã tổ chức biên soạn chương trình và sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12; theo đó, đã chỉ đạo triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002-2003 đến nay. Thực tiễn phát triển giáo dục trong 10 năm qua cho thấy, việc giáo dục lịch sử đã có những phát triển nhất định. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiệu quả giáo dục lịch sử còn có nhiều bất cập, hạn chế, làm cho xã hội lo lắng.

Trước thời cơ và thách thức của một cuộc đổi mới dạy học Lịch sử ở trường phổ thông trong thời gian đến, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đề nghị Hội thảo tập trung phân tích, thảo luận vào hai vấn đề: Đánh giá đúng thực trạng việc dạy và học Lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện nay, nguyên nhân của những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế. Định hướng đổi mới dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.

Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: " Về định hướng đổi mới dạy học Lịch sử cần tập trung phân tích một số vấn đề như: Dạy học lịch sử đóng vai trò như thế nào trong việc thực hiện mục tiêu giữa "dạy chữ", "dạy người" và định hướng nghề nghiệp ở nhà trường phổ thông. Sự cần thiết của việc thay đổi từ chương trình tập trung vào nội dung hiện nay sang chương trình hướng đến hình thành và phát triển năng lực của học sinh. Đề xuất việc chọn lựa và cấu trúc nội dung để thiết kế chương trình, SGK theo định hướng cơ bản, hiện đại và Việt Nam. Đề xuất các biện pháp đẩy mạnh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; nội dung và hình thức đánh giá nhằm đảm bảo đổi mới đồng bộ giữa các yếu tố của quá trình dạy học. Đề xuất các điều kiện nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chương trình mới, đặc biệt là yếu tố giáo viên.

Ảnh 2: Đã có 97 tham luận bàn về thực trạng và định hướng đổi mới dạy học lịch sử.
Các đại biểu dự Hội thảo

Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, GS. NGND Phan Huy Lê cho biết: Ngày nay, nhiệm vụ xây dựng đất nước vẫn gắn chặt với nhiệm vụ bảo vệ đất nước, giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Thế hệ trẻ lớn lên qua nền giáo dục phổ thông mà không yêu mến lịch sử dân tộc, không có một vốn hiểu biết cần thiết về lịch sử, văn hóa dân tộc và nhân loại, không có một niềm tin dân tộc, không kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc, thì làm sao có thể hoàn chỉnh được phẩm chất của người công dân Việt Nam. Từ đặc điểm đó, môn Lịch sử càng phải đặt đúng vị thế và chức năng của nó trong hệ thống giáo dục phổ thông.

Theo đó, có hơn 97 tham luận của các nhà nghiên cứu lịch sử, nhà sử học, giảng viên các trường ĐH-CĐ, cán bộ QLGD, nhà giáo và giáo viên phổ thông. Trong đó, có 46 bài tham luận bàn về chương trình và SGK, 29 tham luận bàn về đổi mới phương pháp dạy học, 19 bài bàn về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử. Với những nội dung tập trung phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ nhận thức về vị trí, chức năng của giáo dục lịch sử đến chương trình SGK; nội dung và phương pháp dạy học; hình thức và nội dung đánh giá kế quả học tập của học sinh; điều kiện giảng dạy và học tập; đội ngũ giáo viên và trách nhiệm đào tạo của hệ thống các trường CĐ-ĐH sư phạm. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về dạy học lịch sử; các ý kiến tham luận đã đề ra định hướng đổi mới dạy học lịch sử trông đổi mới tổng thể chương trình giáo dục ở nhà trường phổ thông sau năm 2015.

GS. NGND Phan Huy Lê nêu ý kiến, từ Hội thảo này đến đề án Đổi mới căn bản toàn diện môn Lịch sử, con đường tới đích phải qua nhiều chặng đường. Đó là  việc tập hợp và nghiên cứu các ý kiến của Hội Thảo, nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm trên thế giới, tổ chức tiếp hội thảo mang tính chuyên gia hẹp để xử lý từng vấn đề đặt ra, rồi từng bước xây dựng đề án, trao đổi và  hoàn chỉnh đề án trình lên Bộ GDĐT. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và các nhà sử học sẵn sàng cộng tác, nhưng vai trò quản lý nhà nước và trách nhiệm cuối cùng luôn thuộc về Bộ GDĐT.

Đại Khải

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201208/Dat-dung-vi-the-va-chuc-nang-mon-lich-su-trong-he-thong-GDPT-1963044/

Bộ GD-ĐT: Tránh hình thức phô trương trong lễ khai giảng

Posted: 18 Aug 2012 06:29 AM PDT

Theo quan điểm của Bộ GD-ĐT, lễ khai giảng năm học, gồm cả phần "Lễ" và phần "Hội" nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, sẵn sàng bước vào năm học mới cho các thầy cô giáo, các em học sinh, đồng thời thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội. Cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để lễ khai giảng diễn ra với nghi lễ trang trọng, tạo dấu ấn tốt đẹp, thực sự là ngày hội đối với các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh.
Lễ khai giảng cần tránh hình thức phô trương
Lễ khai giảng cần tránh hình thức phô trương

Chính vì thế cần hướng dẫn các nhà trường trang trí khuôn viên sư phạm sạch, đẹp, có khẩu hiệu chào mừng năm học và thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới; tùy thuộc vào điều kiện thực tế, phối hợp với Đoàn TNCSHCM, Đội TNTPHCM tổ chức phần "Lễ" cần trang trọng, phần "Hội" cần tiết kiệm, hiệu quả, với các hoạt động linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn có tác dụng thiết thực đối với giáo dục đạo đức học sinh.

Trong năm học này Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các Sở GD-ĐT cần chủ động tham mưu với Tỉnh uỷ/Thành uỷ, HĐND và UBND tỉnh/ thành phố chỉ đạo các ngành, các cấp và toàn dân tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục tại địa phương với những công việc cụ thể, thiết thực; Ban hành quyết định Kế hoạch thời gian năm học 2012-2013, Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012-2013 đối với các cấp học, ngành học của tỉnh. Đồng thời đề xuất các giải pháp chỉ đạo phát triển giáo dục phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương.

Tiếp tục tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ban hành các văn bản quy định và chỉ đạo thực hiện việc quản lý dạy thêm học thêm, quản lý các khoản thu, chi trong nhà trường; chấm dứt tình trạng dạy thêm học thêm trái quy định, lạm thu dưới mọi hình thức của các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Chỉ đạo các địa phương, các cơ sở giáo dục trong tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất trường học, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học đảm bảo theo yêu cầu của các hoạt động dạy và học; Bố trí đầy đủ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cho các trường học; tổ chức tốt công tác đón học sinh đầu cấp; ôn tập phụ đạo cho học sinh học yếu; xây dựng, tổ chức học nội quy nhà trường; tổ chức hoạt động tập thể tuần đầu năm học theo hướng dẫn của Bộ, nhất là ở những lớp đầu cấp học; cung ứng đủ sách giáo khoa, giấy, vở cho học sinh; vận động quyên góp quần áo, sách vở cho học sinh vùng khó khăn; thực hiện được yêu cầu “3 đủ” đối với học sinh: “đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở”; quan tâm những học sinh là con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật để các em được hưởng đầy đủ chế độ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước.

Ngoài ra các Sở GD-ĐT cần xây dựng kế hoạch tổ chức khai giảng, báo cáo và mời lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh dự khai giảng tại các nhà trường để động viên các thầy cô giáo, các em học sinh, nhất là tại các trường thuộc vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn; Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể của địa phương trong mọi công việc chuẩn bị cho năm học mới nhằm tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở địa phương.

S.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-631479/bo-gddt-tranh-hinh-thuc-pho-truong-trong-le-khai-giang.htm

Người Việt nói tiếng Anh

Posted: 18 Aug 2012 06:28 AM PDT

Hầu hết chúng ta nếu sống ở Việt Nam từ bé đến lớn chừng 16, 17 tuổi rồi sang
Mỹ ở thì mặc dù nói tiếng Anh trẹo quai hàm cho đến 50 năm sau cũng chẳng bao
giờ phát âm đúng như người Mỹ.

Cộng với việc uốn lưỡi trẹo quai hàm, nếu mình đánh dấu nhấn sai chỗ, người
Mỹ nghe sẽ không hiểu. Ngày xưa khi mới sang, tôi đến tiểu bang Pensylvania. Khi
vào học trung học ở California, bạn Mỹ trong lớp hỏi tôi trước đó ở đâu, tôi trả
lời là ở Pen-sôl-vê-Ní-a. Họ lắc đầu không hiểu chỉ vì tôi đọc nhấn mạnh sai ở
vần "Ní". Vần nhấn đúng là ở chữ "Vế": Pen-sôl-Vế-ni-a.

Người già rất khó để hòa nhập xã hội Mỹ vì yếu kém tiếng Anh (Trong một siêu thị Việt Nam tại Quận Cam, California). Ảnh: Nam Quang

Tôi sang Mỹ từ năm 17 tuổi, bây giờ phát âm tiếng Anh vẫn còn dở ẹc. Có ở
thêm chục năm nữa thì vẫn là anh Mít nói tiếng Mỹ. Ấy là tôi không phải người
thất học vì ngày xưa từ bé bố tôi đã dạy tôi tiếng Pháp ở nhà. Vào trung học lớp
6 tôi chọn chọn sinh ngữ chính là Pháp văn. Đến năm lớp 9 thì như bao học sinh
khác, tôi phải học thêm tiếng Anh là sinh ngữ phụ thứ hai. Tôi nói vòng vo tam
quốc như thế để nhấn mạnh một điểm là tôi không đến nỗi ngu lắm khi học ngoại
ngữ, thế mà sau 37 năm sinh sống ở Hoa Kỳ, tiếng Anh của tôi vẫn còn bập bẹ như
chị bán bar trong xóm Bàn Cờ của tôi ngày xưa.

Có trình độ học vấn mà tôi còn thấy chới với, do đó hầu hết người Việt Nam
sang Mỹ khi đã trưởng thành, nhất là những người ít học hay vào lứa tuổi 30, 40,
thì không tài nào nói tiếng Anh được chuẩn.

Không đọc được tiếng Anh nên họ phát âm chữ Mỹ theo tiếng Việt nhiều khi vô
tình nghe rất buồn cười.

Khi con tôi còn nhỏ, chúng tôi thuê một bà Việt Nam săn sóc vào ban ngày khi
chúng tôi đi làm. Dĩ nhiên là bà ta hoàn toàn không nói tiếng Anh. Nếu nghe bà
ta phát âm tên con đường Kuehner (Kiu-nơr) gần nhà tôi thì bảo đảm người Mỹ sẽ
há hốc kinh ngạc: đường Cu Nó. Đường Cu Nó ở phía Tây thành phố. Phía Đông thành
phố nơi bà ta ở có một con đường tên Culver (Kôn-vơr) thì bà ta biến nó thành
đường Cu Dơ. Thành ra bà ta ở đường Cu Dơ, nhưng mỗi sáng đi làm đến nhà tôi ở
gần đường Cu Nó.

Con đường chính yếu gần nhà tôi là Yosemite (Dzồ-sé-mi-ti) thì bà ta đọc là
Dô Xe Mít, thành phố kế bên Burbank (bơr-beenk) thì bà ta đọc là Bấp Bênh. Đi
trên đường Dô Xe Mít (Yosemite) gập ghềnh nên nó kế bên thành phố Bấp Bênh
(Burbank) là phải lắm!

Những cặp vợ chồng Việt trẻ sinh con ở Hoa Kỳ phần lớn đặt tên tiếng Mỹ cho
con vì chúng nó xem như là dân Mỹ, chẳng còn liên hệ gì đến Việt Nam. Bố mẹ có
thể gọi được tên con, nhưng đối với ông bà nội/ngoại, gọi cháu mình với tên Mỹ
là cả một cực hình.

Hơn chục năm trước tôi có quen một anh bạn. Khi vợ sinh đứa con trai đầu
lòng, anh ta đặt tên con là Kirt (Kơrt). Vài năm sau tôi đến ăn sinh nhật, gặp
bà ngoại cháu bé thì bà ấy nói với tôi:

- Cái thằng Liêm thiệt hết sức nói. Tiếng Dziệt Nam mình có biết bao nhiêu là
tên, nó hổng đặt tên con nó tiếng Dziệt để tui dễ gọi, mà nó lại đặt tên tiếng
Mỹ, tui giận hết sức.

- Tiếng Mỹ với tiếng Việt cũng như vậy thôi, có gì đâu mà bác giận? Tôi hỏi
và nói tiếp: Mình ở Mỹ thì nên đặt tên con nít tiếng Mỹ, chứ nếu không mai sau
nó vào trường học, bạn bè không gọi được tên tiếng Việt thì tội cho nó.

- Trời ơi, tội cho nó nhưng ai tội cho tui? Nó đặt tên con tiếng Mỹ thì làm
sao tui kêu? Mà có đặt tên Mỹ thì cũng kiếm cái tên gì cho tui gọi được. Đằng
này nó đặt tên thằng cháu tui là cái gì… "Cứt", "Cứt". Ngày nào tui cũng gọi
thằng cháu tui tên "Cứt", "Cứt", nghe kỳ quá!

Đứa bé tên là Kirt (Kơrt), bà ta đọc không được tên cháu của mình nên gọi nó
là "Cứt"!

Thời đại đặt tên con là "Cái Tĩn" hay "Thằng Tũn" đã xa xưa lắm rồi. Bây giờ
thì bố mẹ nào cũng tìm tên thật đẹp để đặt cho con. Michelle (mi-sheo) hay Sally
(sa-ly), tên con gái ở Mỹ nghe thật hay nhưng nhiều ông bà nội/ngoại không phát
âm được nên đổi tên cháu Michelle ra… "Mì xào", Sally gọi là "Xá-lị".

Một cô bạn gái nói cho tôi biết có một anh bạn, vợ sinh con trai, đặt tên là
Christopher. Người nào cùng lứa tuổi tôi có thể nhớ trước 1975 có phim "Tình thù
rực nắng", phim Mỹ nhưng không hiểu sao ở Việt Nam tựa đề phim lại là tiếng Pháp
"Meutre au Soleil" (tựa tiếng Mỹ là "Summertime Killer"). Sở dĩ tôi còn nhớ vanh
vách phim này vì hai tài tử chính, cô đào Olivia Hussey và anh chàng Christoper
Mitchum đều đẹp. Tôi còn nhớ rõ Christopher Mitchum với bộ tóc mầu vàng, trông
rất lạ vì tóc Á Đông của chúng ta mầu đen. Anh chàng này tóc vàng, da trắng,
người Âu Mỹ trông thấy đã đẹp, tên anh ta Christopher nghe cũng đẹp nữa. Ấy thế
mà bà nội Việt Nam ở Mỹ vì không nói được chữ Christopher (Khris-tô-phơr) tuyệt
đẹp tên của cháu mình nên gọi nó là… "Tô Phở!".

Anh này có một cậu em trai, cũng lấy vợ, và cũng sinh con trai. Hai vợ chồng
người em đặt tên con là Tommy (tom-mi). Tên này thì quá dễ để cho ông bà gọi
cháu, ấy thế mà bà cũng gọi trại ra theo âm Việt Nam: "Tô Mì". Hai đứa cháu, một
đứa là "Tô Phở", một đứa là "Tô Mì", bây giờ nó trở thành tên quá dễ để cho bà
nội gọi cháu.

Tên đường sá ở Mỹ thì những người Việt tha hồ gọi theo tiếng của mình, chẳng
quan tâm đến việc người Mỹ có hiểu hay không. Đây là một vài thí dụ tên đường
sá, thành phố ở Mỹ, chữ trong ngoặc là phát âm đúng theo tiếng Mỹ, và chữ kế bên
cạnh là người mình đổi sang tiếng Việt để đọc:

Magnolia (mặec-noó-li-a): Mặt ngó lia

Cullen (kơ-lân): Cù lần

McFadden (mặec-pha-đân): Mất phải đền

McLaughlin (mặec-láph-lân): Mắt láo liên

Brookhurst (brúk-hơrst): Bốc hốt

McKee (mặec-ki): Mặc kệ

Tully (tu-li): Tú lỳ

Bascom (bas -com): Bát cơm

Saratoga (sa-ra-tô-ga): Xỏ lá to gan

Piedmont (píd-mont): Bịt mông

Sau đây là một người Việt nói một câu dùng tiếng Mỹ trà trộn thêm vào:

- Ông đi tới bảng tốp (stop), quẹo phải thì thấy đất to (drug store -
drấg-stor: nhà thuốc Tây) mua cho tôi hộp ếch rình (aspirin), nghe nói ếch rình
là thần dược còn chữa cô rồ (cholesterol) nữa!

Đây là một câu chuyện cũng về người Việt đọc tiếng Anh, lưu truyền trên
Internet, tôi không biết ai là tác giả, xin chép lại nguyên văn:

"Tui xin kể một chuyện vui có thiệt 100%, xảy ra cho chính tui:

Cách đây vài tháng, một người bạn nhờ tui ra phi trường đón giùm một cô ca sĩ
rất rất ư là nổi tiếng bên VN (xin cho phép tui tạm giấu tên cô ca sĩ đó). Nàng
là thần tượng của giới trẻ bên đó và cũng như bên đây. Nàng rất ư là dễ thương
và very cute! và thông minh luôn. Nàng sang đây hát show theo lời mời của nhóm
bạn của tui. Anyway, trên xe, nàng hỏi tui là nàng có thể xài thẻ tín dụng bên
đây được không? Tui hỏi lại là thẻ loại gì? Của nhà băng nào? Thì nàng nhỏ nhẹ
bảo là thẻ của nàng là thẻ "Con mẹ xin ăn"! Và cứ thế, suốt cả giờ, nàng huyên
thuyên kể về cái thẻ "Con mẹ xin ăn" của nàng có rất nhiều tiền trong đó, nàng
có thể dùng nó bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào trên thế giới.

Tui không dám hỏi. Cũng không dám ngắt lời nàng để hỏi. Trong lòng cứ ấm ức
và thắc mắc – Ngộ thiệt đó nha! Cớ sao nhà băng bên Việt Nam lại lấy một cái tên
nghe oái oăm thiệt. Tại sao lại đi lấy tên nhà băng là "Con mẹ xin ăn" nhỉ?
Thiếu gì tên đẹp mà sao hổng lấy. Mà lạ, nàng bảo là cái "Con mẹ xin ăn" băng
này là lớn lắm đó nha… Em được họ cho em muốn xài bao nhiêu cũng được cả. Vì
họ biết em có dư khả năng trả cho họ hàng tháng!". Chở nàng đến khách sạn, tui
ngần ngừ rồi năn nỉ: "Em cho anh xem thử cái thẻ… của em được không?".

Mèng đét ui, té ra nó là cái thẻ Commercial Bank! Tui phá ra cười khom cả cái
lưng còm ốm yếu cúa tui. Mà tất nhiên là hổng dám giải thích cho nàng hiểu tại
sao mình cười. Hi hi hi. Suốt đời chắc hông bao giờ quên được cái kỷ niệm đó, kỷ
niệm mà tui hông bao giờ dám kể lại cho nàng nghe cả!

(Ghi chú: Chữ "Commercial" nếu phát âm theo tiếng Anh thì không nghe giống
"Con mẹ xin ăn" nhưng nếu phát âm theo tiếng Pháp hoặc theo lối VN thì đúng là
"Con mẹ xin ăn").

Dùng tiếng Anh sai cũng tai hại không kém. Một chị bạn kể cho tôi nghe chị có
một bà láng giềng người Việt Nam. Một buổi sáng chục năm trước bà ta ra xe thì
gặp ông láng giềng Mỹ. Khi ông ấy hỏi: "Bà đi đâu thế?" , thì bà ta trả lời:
"Sáng nay tôi đi tìm mua một cái condom" . Ý bà ta nói là muốn mua một cái condo
(con-đô, không có m), chữ viết tắt của chữ condominium, có nghĩa tương tự như
chữ apartment, nhưng bà ta lại nói nhầm là condom (con-đâm). Condom là bao cao
su cho đàn ông dùng để ngừa thai!

Câu chuyện sau đây cũng là người Việt nói tiếng Mỹ:

Có một anh Việt Nam ngày xưa ở dưới Rạch Giá, sang đây làm nghề thợ ráp ở
hãng tôi. Cũng giống như bao nhiêu người Việt mê nhạc Việt Nam, hát karaôkê và
tổ chức nhảy đầm ở nhà, anh ta rất rành rẽ những điệu nhạc như Valse,
Cha-Cha-Cha, Tango, Bolero, Rumba… Một hôm anh ta xuống Santa Ana vào một tiệm
bánh để mua bánh paté chaud. Rất tự tin, anh ta ung dung nói với cô bán hàng:

- Cô bán cho tui ba cái bánh "ba-sô-đốp".

Cô bán hàng ngẩn tò te nhìn vì không hiểu anh ta muốn gì, mà anh ta cũng
không biết tại sao cô ta nhìn mình: Thay vì nói muốn mua bánh paté chaud, anh ta
nói muốn mua pasodoble, một loại điệu nhẩy!

Đọc đến đây quý vị chắc sẽ có vài nụ cười và nói với tôi "Thank you" đã viết bài
này. Tôi định trả lời "Không có chi" bằng tiếng Anh cho quý vị: "You are
welcome"; nhưng thay vì phát âm đúng như người Mỹ nói: "You Arr Gweo Kâm", tôi
bắt chước một bà Việt Nam lớn tuổi ở tiểu bang Mả-Cha-Chú-Chệt (Massachusetts –
Más-sa-chú-sệt) nói câu "You are welcome" với giọng An Nam Mít đặc sệt:

- Giò heo hầm.

Không giỏi tiếng Anh là một khó khăn rất lớn của những người nhập cư ở Mỹ.
Nhiều người Việt, dù đã sống ở đây hàng vài ba chục năm vẫn không thể hòa nhập,
khó kiếm được công việc tốt, thu nhập cao. Đặc biệt là những người già sang Mỹ
đoàn tụ với con cháu. Nếu như ở những vùng như Little Saigon, quận Cam hay San
Jose, tiểu bang California có thể tồn tại không cần biết tiếng Anh, nhưng ở
những nơi ít người Việt thì đó là nỗi cô đơn khủng khiếp, và nếu lớp cháu chắt
sinh ra ở Mỹ gần như không còn biết tiếng Việt thì đó còn là một “thảm họa”. Tác
giả Nguyễn Tài Ngọc viết hài hước nhưng rất xác đáng về thực trạng này.

(Theo Vietbao)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/85087/nguoi-viet-noi-tieng-anh.html

Thiếu nhân lực công nghệ

Posted: 18 Aug 2012 06:28 AM PDT

Các ngành công nghệ khó tuyển sinh

Theo TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng Ban Công tác sinh viên – ĐH Quốc gia TPHCM, mặc dù nhóm ngành kinh doanh có tỉ lệ thí sinh dự thi giảm nhưng kết quả tuyển sinh 3 năm gần nhất cho thấy đây vẫn là nhóm ngành chiếm thứ hạng cao nhất trong sự lựa chọn của thí sinh.

Trái ngược với nhóm ngành kinh doanh, việc tuyển sinh nhóm ngành công nghệ nhiều năm qua vẫn đìu hiu. Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn là nơi có thế mạnh đào tạo các ngành công nghệ nhưng nhiều năm gần đây, trường vẫn gặp khó khăn trong tuyển sinh các ngành công nghệ.

 
Thiếu nhân lực công nghệ
Trường Đại học Công nghiệp TPHCM là một trong số ít trường thu hút thí sinh vào các ngành công nghệ. Trong ảnh: Giảng viên Trường Đại học Công nghiệp TPHCM hướng dẫn sinh viên khoa cơ khí thực hành trên máy CNC của Đức. (Ảnh: Tấn Thạnh)

 

Theo thạc sĩ Lê Thị Ngọc Phượng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, trường đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút người học như học phí ngang bằng hoặc thấp hơn các ngành khác nhưng tình hình vẫn không cải thiện khi mỗi lớp chỉ có khoảng 15 đến 20 sinh viên.

 

"Duy trì lớp học ít sinh viên với học phí không cao là điều khó khăn nhưng không thể xóa bỏ vì trường đã đầu tư lớn mua sắm máy móc trang thiết bị và lực lượng giảng viên vẫn phải làm việc. Nếu đóng cửa thì năm sau sẽ khó tuyển sinh" – bà Phượng nói.

Một thực tế hiện nay là không có nhiều trường đào tạo các ngành công nghệ, kỹ thuật bởi nếu đầu tư vào các ngành này phải đầu tư cực kỳ tốn kém mà tuyển sinh lại khó.

Thích và chọn là hai chuyện khác nhau

Tại hội thảo, nhiều ý kiến chỉ ra rằng không ít thí sinh thích ngành này nhưng lại dự thi vào nghành khác với nhiều lý do khác nhau như cơ hội nghề nghiệp sau ra trường; chọn theo sở thích của cha mẹ hay chọn theo bạn bè…

Về chuyện chọn ngành của giới trẻ hiện nay, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống ví von rằng với thực tế xã hội hiện nay, người ta không chọn người yêu mà chọn người lập gia đình. Ông cho rằng thí sinh có tâm lý chọn ngành dễ đậu để thi, dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp, ra trường có lương cao.

 

Theo GS Phạm Phụ, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM), nhiều nước phát triển hiện vẫn rất quan tâm đến khoa học công nghệ. Họ luôn có nhiều chính sách nhằm lôi kéo sinh viên có năng lực khoa học công nghệ ở các nước đang phát triển để đào tạo. Tuy nhiên, Việt Nam lại ít chú trọng vấn đề này. Ông nhấn mạnh: "Tình hình công nghệ của Việt Nam hiện nay khiến tôi rất e ngại. Nhận thức về ngành nghề đang bị lệch lạc khiến cho nền khoa học công nghệ nước ta kém phát triển".

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, cho rằng công tác hướng nghiệp đối với học sinh chỉ tập trung vào nhóm ngành kinh tế sẽ tạo nguy cơ mất cân đối nguồn nhân lực trong xã hội.

 

Nếu không chú trọng những lĩnh vực then chốt sẽ không thu hút được người giỏi vào những ngành công nghệ cao. TS Lê Minh Ngọc, Trưởng Khoa Cơ khí Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, đề xuất ngay lúc này Nhà nước cần phải có các chính sách như học bổng, việc làm và các chế độ đãi ngộ khác để thu hút người tài vào các ngành công nghệ. Theo ông, sẽ khó đạt mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản là nước công nghiệp nếu thực trạng nhân lực khối ngành công nghệ chưa được cải thiện.

 

Theo Nguyễn Huy

Người Lao Động

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-631428/thieu-nhan-luc-cong-nghe.htm

Giữa tuần, Hà Nội họp chấn chỉnh nạn lạm thu

Posted: 18 Aug 2012 06:28 AM PDT

UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu liên ngành Sở GD-ĐT, Sở Tài chính khẩn trương có
hướng dẫn chi tiết về các khoản thu chi trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ
thông công lập để áp dụng từ năm học 2012-2013. Mục đích là nhằm chấn chỉnh nạn
lạm thu.

Về nội dung các khoản thu, UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở GD-ĐT và Sở Tài chính
phải hướng dẫn cụ thể về các khoản thu bắt buộc và không bắt buộc. Các khoản thu
có thỏa thuận giữa nhà trường với phụ huynh học sinh, phải đảm bảo nguyên tắc có
mức trần tối đa mà các trường được phép thu.

Tất cả các khoản thu không bắt buộc nhằm phục vụ tốt hơn cho việc học tập của
học sinh như: học tiếng Anh, học môn năng khiếu, học ngày thứ bảy đều phải có
giải thích rõ ràng, thu chi phải minh bạch. Riêng khoản thu tiền bảo trì máy
tính, UBND TP Hà Nội khẳng định ngân sách TP sẽ cấp kinh phí theo chương trình
công nghệ thông tin ngành GD-ĐT vì vậy các trường không được phép đặt ra để thu
khoản này. Với khoản thu tiền nước uống của học sin thì Sở Tài chính thống nhất
với GD-ĐT để đề xuất cụ thể với UBND TP.

Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội giữa tuần này đã có buổi họp bàn với Sở Tài
chính xung quanh các vấn thì thu chi nhưng chưa có quyết định cuối cùng. Theo
lãnh đạo Phòng kế hoạch tài chính (Sở GD-ĐT) Hà Nội thì hiện tại vẫn phải chờ ý
kiến đóng góp thực tế từ các quận huyện sau đó mới quy định được khung cụ thể.

Với việc năm học mới đã bắt đầu từ ngày 15/8 nhưng vẫn chưa có một hướng dẫn
cụ thể về thu chi nên theo khảo sát của chúng tôi hầu hết các trường ở Hà Nội
vẫn "án binh bất động" với các khoản thu đầu năm. Theo quy định của UBND thành
phố Hà Nội thì đơn vị trường học nào xảy ra tình trạng lạm thu thì người đứng
đầu phải chịu trách nhiệm.

Theo Dân trí

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/85100/giua-tuan--ha-noi-hop-chan-chinh-nan-lam-thu.html

Trường mầm non tăng giáo dục thực hành

Posted: 18 Aug 2012 06:28 AM PDT

Trường mầm non tăng giáo dục thực hành

TT – Sáng 17-8, tại lễ tổng kết năm học 2011-2012 ngành giáo dục mầm non TP.HCM, ThS Nguyễn Thị Kim Dung – trưởng Phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT TP – cho biết năm học mới các trường mầm non trên địa bàn TP sẽ chú trọng giáo dục học sinh về cách phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa, thiên tai.

Bên cạnh đó, các trường phải tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục thực hành, trải nghiệm giúp trẻ hình thành những hành vi ứng xử đúng với môi trường, giáo dục trẻ thói quen tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt hằng ngày, thực hiện đúng các quy định về an toàn giao thông…

H.HG.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/507299/Truong-mam-non-tang-giao-duc-thuc-hanh.html

Comments