Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


615 học sinh nghèo ĐBSCL nhận học bổng

Posted: 17 Aug 2012 06:30 AM PDT

615 học sinh nghèo ĐBSCL nhận học bổng

TTO - Học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Kiên Giang, Cà Mau và TP Cần Thơ vừa được trao 615 suất học bổng (1,2 triệu đồng/suất) trước thềm năm học mới 2012-2013.

Đây là nguồn học bổng do Công ty Chevron Việt Nam (Chevron) và các đối tác (Công ty PVEP, MOECO và PTTEP) phối hợp cùng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam trao tặng, trích từ gói tài trợ 3 tỉ đồng được Chevron cam kết thực hiện trong năm 2012, bao gồm 860 suất học bổng và ngân sách để nâng cấp 5 trường học tại các tỉnh thành trên.

Ông Lê Hùng Dũng - phó chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ - trao học bổng cho các em học sinh hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ sáng 17-8 - Ảnh: Thanh Xuân

Được biết năm 2012 là năm thứ 4 Chevron và các đối tác thực hiện thỏa thuận ký kết của chương trình dài hạn hỗ trợ cộng đồng của dự án khí lô B, hướng tới cải thiện điều kiện giáo dục thông qua việc cấp học bổng cho hơn 3.000 lượt học sinh và nâng cấp 15 trường học tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2009 đến hết năm 2012.

Dự án khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp một nguồn khí tự nhiên ổn định để sản xuất điện tại các nhà máy điện ở Cà Mau và Cần Thơ, góp phần đáp ứng nhu cầu về năng lượng của Việt Nam.

THANH XUÂN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/507215/615 hoc-sinh-ngheo-DBSCL-nhan-hoc-bong.html

Khối trường quân đội thông báo xét tuyển bổ sung

Posted: 17 Aug 2012 06:29 AM PDT


*Hệ dân sự
*Hệ dân sự
*Hệ dân sự
*Hệ dân sự

Thời gian các trường báo cáo nguyện vọng khác về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng: Đợt 1: Trước ngày 28/8/2012; Đợt 2: Trước ngày 12/9/2012; Đợt 3: Trước ngày 25/9/2012.

Căn cứ vào chỉ tiêu và số lượng thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển, các học viện, trường tổ chức xét tuyển theo Quy chế của Bộ GD-ĐT, Thông tư quy định về tuyển sinh quân sự năm 2012 của Bộ Quốc phòng, báo cáo kết quả về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng phê duyệt. Kết thúc từng đợt, nếu còn chỉ tiêu các trường tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển đợt tiếp theo. Kết thúc đợt 3 các trường còn chỉ tiêu tuyển sinh tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển theo Quy chế của Bộ GD-ĐT, báo cáo kết quả về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng quyết định. 

Các học viện, trường thông báo công khai chỉ tiêu và mức điểm và thời gian nhận hồ sơ xét tuyển trên trang điện tử website của trường; trang điện tử website của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố; các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài quân đội.

Nguyễn Hùng

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-631192/khoi-truong-quan-doi-thong-bao-xet-tuyen-bo-sung.htm

Băn khoăn chất lượng môn ngoại ngữ ở trường mầm non

Posted: 17 Aug 2012 06:27 AM PDT

(GDTĐ) – Các chuyên gia giáo dục cho rằng, học ngoại ngữ không bao giờ là sớm và  thời điểm thích hợp nhất để trẻ tiếp xúc với tiếng Anh là ở độ tuổi mẫu giáo. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại các trường mầm non, việc tổ chức cho trẻ học chương trình ngoại ngữ phần lớn là tự phát và thiếu bài bản. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiếp xúc và phát triển năng lực ngoại ngữ của trẻ.

Tại phần lớn các trường mầm non trên địa bàn Hà Nội hiện nay, bên cạnh các lớp "năng khiếu" về múa, vẽ, đàn, thể dục nhịp điệu,… thường xuất hiện lớp tiếng Anh. Tất cả các lớp này trẻ đều tham gia dựa trên sự tự nguyện đăng ký của các phụ huynh. Những trẻ tham gia các lớp năng khiếu sẽ tách lớp để học cùng với các trẻ lớp khác mỗi khi đến giờ học môn năng khiếu đã được đăng ký. Và các lớp năng khiếu về tiếng Anh bao giờ cũng có học phí cao hơn so với các môn còn lại.


Nhiều trường MN chọn chương trình tiếng Anh có sự tham gia của giáo viên bản ngữ (Ảnh: MH)

Vấn đề chất lượng

Hầu hết các chương trình tiếng Anh đang được áp dụng trong các trường mầm non hiện nay đều là tự phát. Nắm bắt nhu cầu cho con tiếp xúc sớm với ngoại ngữ của các bậc phụ huynh nên các trung tâm ngoại ngữ đã tiếp cận các nhà trường, chào hàng và triển khai chương trình của mình. Hiện có rất nhiều chương trình tiếng Anh song song tồn tại trong các trường Mầm non.

Xác định là môn "năng khiếu", môn học thêm ngoài chương trình cho các con nhưng tiếng Anh lại có đặc thù dễ nhận thấy đó là "nếu không chuẩn từ đầu thì rất khó chỉnh về sau". Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc trau dồi cả 4 kĩ năng quan trọng (đọc, nghe, nói, viết) của việc học ngoại ngữ.

Chia sẻ về vấn đề này, thầy Nguyễn Quốc Hùng, M.A, chuyên gia về chương trình tiếng Anh dành cho trẻ em cho biết, đồng ý rằng được tiếp xúc và học ngoại ngữ sớm là một lợi điểm giúp làm nền móng cho quá trình học môn ngoại ngữ về sau của trẻ. Tuy nhiên, vấn đề là chương trình, giáo án, người hướng dẫn,…tất cả cần được "chuẩn từ bước khởi đầu". Việc nhiều chương trình ngoại ngữ hiện nay đang áp dụng tràn lan trong các trường mầm non, chưa qua kiểm định khiến các nhà quản lý khó kiểm soát được chất lượng. Đôi khi các phụ huynh cho con theo học mà không tìm hiểu kỹ về chương trình dễ dẫn đến tình trạng "tiền mất tật mang".

Học phí cho các lớp tiếng Anh cũng không theo quy định nào mà phụ thuộc vào sự thỏa thuận (chủ yếu giữa các trung tâm ngoại ngữ hay các công ty giáo dục với các nhà trường). Sự lựa chọn của các phụ huynh chỉ dựa trên cơ sở những giới thiệu từ phía nhà trường nên họ không có nhiều cơ hội. Với trường mầm non, thông thường mỗi trường chỉ chọn 1 chương trình tiếng Anh để giới thiệu đến các phụ huynh.

 

Chị Ngọc Bích (quận Hoàng Mai) có con 4 tuổi rưỡi cho biết, mình cũng không biết chương trình tiếng Anh tên là gì nhưng mỗi tháng phải đóng thêm 160.000 đồng cho con học. Bố mẹ làm lao động tự do, không biết tiếng Anh nên cũng chẳng biết con học được gì không. Mấy tháng nay làm ăn khó khăn nên chẳng có điều kiện đóng tiền cho con học nữa.

Chị Lan Anh (quận Long Biên) có con theo học một chương trình tiếng Anh trong trường mầm non với mức giá khá "khủng": 450.000đ/tháng cho biết, tôi đăng ký cho con học với tâm lý thoải mái, không dám kỳ vọng gì nhiều mà chỉ nghĩ rằng nhà trường tổ chức thì tiện cho con theo học. Thấy mức học phí cao nhưng vẫn cố gắng để cho con được bằng bạn bằng bè. Tôi lo nhất là mất tiền mà con học không cơ bản sau này sẽ khó sửa lỗi vì các bé cho rằng chỉ cô giáo của chúng mới nói đúng.

Chị Thanh Hà (huyện Đông Anh) cho con học lớp năng khiếu tiếng Anh với 80.000 đồng/ tháng cho biết, tôi đăng ký cho con học cả đàn, vẽ và tiếng Anh, cũng chẳng biết cháu học được bao nhiêu nhưng thỉnh thoảng có hỏi thì thấy cháu phát âm sai rất cơ bản. Chắc có lẽ do lớp đông mà học ít thời gian nên cô giáo không uốn nắn được từng bạn. Người lớn nghe trẻ phát âm sai thì buồn cười nhưng cũng lo khi vào tiểu học các cô lại vất vả sửa lỗi cho các con. Năm nay có lẽ tôi dừng, không đăng ký cho cháu học tiếng Anh nữa.

Như vậy, vấn đề đặt ra là gần như không ai quản lý vấn đề chất lượng môn tiếng Anh ở các trường Mầm non. Trẻ chủ yếu học cho vui, tham gia cho biết mà mức học phí thì mỗi nơi mỗi giá. Tại Hà Nội, mức học phí phổ biến của môn tiếng Anh trong các trường Mầm non là từ 80.000 đồng đến 450.000 đồng/tháng. Các phụ huynh chỉ nghe theo vận động của nhà trường, ít cơ hội so sánh để quyết định chọn chương trình bổ ích nhất cho con theo học. Và trả lời cho câu hỏi, anh (chị) thấy cháu học tiếng Anh thế nào?, nhiều bậc phụ huynh cho rằng, cả năm theo lớp tiếng Anh thấy cháu bập bẹ được vài từ. Vì nhà trường không thi thố, kiểm tra gì nên những phụ huynh không biết ngoại ngữ chỉ có chịu thua không biết con học được những gì, nói sai hay đúng.

Khơi dậy hứng thú của trẻ với môn tiếng Anh


Nhiều ý kiến cho rằng nếu cho trẻ học tiếng Anh sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu trên thế giới đều cho ý kiến ngược lại. Không những việc học tiếng Anh không ảnh hưởng tới tư duy học tiếng mẹ đẻ mà được học tiếng Anh từ sớm còn giúp trẻ nói tiếng mẹ đẻ logic hơn. Độ tuổi học ngoại ngữ tốt và nhanh nhất là dưới 10. Trì hoãn việc cho con học tiếng Anh sớm sẽ làm khả năng học ngoại ngữ sau này của con chậm hơn. Đó là lý do hiện nay nhiều bậc phụ huynh cho con học tiếng Anh ngay từ độ tuổi mẫu giáo

Đặc điểm của trẻ là hiếu động, giàu năng lực, khó tập trung, khả năng ghi nhớ còn thụ động, chưa có định hướng. Cách tốt nhất để trẻ hứng thú với tiếng Anh là các chương trình học không bị gò bó. Học mà chơi sẽ có tác dụng hơn là việc chỉ tập trung vào lý thuyết. Bên cạnh đó, các chương trình sử dụng âm nhạc, trò chơi cũng giúp trẻ bớt nhàm chán.

Các chương trình tiếng Anh cho trẻ nên kết hợp học với việc giới thiệu cho trẻ những câu chuyện ngắn, các bài hát, phim hoạt hình, trò chơi ngôn ngữ theo chủ đề… Điều này khuyến khích trẻ thích học và tự tin hơn trong việc sử dụng tiếng Anh. Phụ huynh nên chọn những chương trình hội đủ những tiêu chí trên để con theo học đạt được hiệu quả cao nhất.

Hiện nay, có một số chương trình tiếng Anh đã được nghiên cứu bài bản, kỹ lưỡng và đưa vào hệ thống giáo dục Việt Nam với tiêu chuẩn thích nghi với số đông học sinh (theo quy định về lượng học sinh/lớp của Bộ GD-ĐT). Ví dụ với chương trình tiếng Anh hiện nay đang phổ biến tại các lớp đầu cấp Tiểu học trên toàn quốc, với trên 100.000 h/s theo học là tiếng Anh Phonics – LBUK, thích hợp cho trẻ độ tuổi từ 5 – 10 tuổi. Với cấu trúc thân thiện, dễ hiểu, giúp trẻ phát âm theo đúng ngữ điệu chuẩn Anh, tạo thói quen dung tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 khi bước vào môi trường tiếp xúc hoàn toàn bằng tiếng Anh. Hi vọng rằng, sự phát triển mạnh mẽ và uy tín hiện nay được tạo dựng tại các trường Tiểu học trên toàn quốc với bề dày kinh nghiệm nhiều năm, Phonics – LBUK sẽ sớm dành cho học sinh cấp học Mầm non cơ hội được tiếp cận với chương trình tiếng Anh bài bản, phù hợp lứa tuổi và đảm bảo yếu tố quan trọng: "chuẩn từ bước khởi đầu".

 

Tiếng Anh ngày nay đã trở thành phương tiện quan trọng mà mọi người đều muốn trang bị để có thể hoàn thiện, tự tin, hội nhập. Sự kỳ vọng và chuẩn bị của các bậc phụ huynh cho con cái họ luôn đúng. Tuy nhiên, đứng trước những cơ hội "đầu tư", phụ huynh nên cân nhắc đến yếu tố "chất lượng", tránh tình trạng "tham gia cho vui" mà kết quả thu về không xứng với mức chi phí.

 

Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cần được trau dồi thường xuyên, liên tục. Với trẻ lứa tuổi Mầm non cần có chương trình và giải pháp đồng bộ, có tính liên thông để tránh tình trạng “học trước quên sau”, hoặc tiếp cận thiếu chuẩn ảnh hướng đến quá trình thu nhận kiến thức ở bậc học sau.

Bảo Minh

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201208/Ban-khoan-chat-luong-mon-ngoai-ngu-o-truong-mam-non-1963027/

ĐH Y Dược TPHCM hạ điểm chuẩn ngành Bác sỹ đa khoa

Posted: 17 Aug 2012 06:25 AM PDT

Thông báo chính thức của ĐH Y Dược TPHCM
Thông báo chính thức của ĐH Y Dược TPHCM.

Trước đó, Trường ĐH Y Dược TPHCM đã ấn định ngành Bác sỹ đa khoa có có điểm chuẩn là 26,5. Với mức điểm này, trường đã tự động cắt 200 chỉ tiêu ngành học này để đào tạo cho vùng Tây Nam Bộ. Trước động thái này, các bậc phụ huynh có con dự thi đã kéo đến trường và Văn phòng 2 của Bộ GD-ĐT để bày tỏ bức xúc của mình.

Sau khi nắm tình hình, ngày 15/8 Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có công văn yêu cầu Trường ĐH Y dược TPHCM phải xét tuyển 600 chỉ tiêu ngành Bác sỹ đa khoa theo đúng quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hiện hành. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu trường nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc thông báo xét tuyển gây bức xúc cho thí sinh.

Sau khi chỉ tiêu ngành Bác sỹ đa khoa được điều chỉnh, các phụ huynh và thí sinh tiếp tục phản ánh về báo Dân trí những dấu hiệu mập mờ của hai ngành còn lại gồm Bác sỹ răng hàm mặt và Dược sỹ.

Theo thông báo tuyển sinh của Trường ĐH Y dược TPHCM, ngành Bác sỹ đa khoa tuyển 120 chỉ tiêu và Dược sỹ là 300 chỉ tiêu. Với mức điểm chuẩn mà trường ấn định, điểm chuẩn ngành Bác sỹ răng hàm mặt là 26,0 và Dược sỹ là 25,5 thì số thí sinh trúng tuyển từ kết quả tuyển sinh lần lượt là 92 và 246. Bên cạnh đó, số chỉ tiêu tuyển thẳng mà trường thông báo tương ứng là 2 và 23.

Trước vấn đề này, trao đổi với Dân trí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết "Theo báo cáo từ nhà trường, ngoài ngành Bác sỹ đa khoa thì các ngành còn lại đều xác định số trúng tuyển dư so với chỉ tiêu. Tất nhiên ở đây không không có chỉ tiêu cắt xén để đào tạo theo địa chỉ".

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng nhấn mạnh thêm, hiện nay Bộ GD-ĐT đã giao quyền tự chủ cho các trường. Việc xét tuyển như thế nào các trường phải công khai để xã hội biết. Nếu xã hội có nghi vấn về cách xét tuyển thì trường phải có trách nhiệm giải thích. Trong trường hợp trường không giải thích được, lúc đó Bộ GD-ĐT sẽ can thiệp.

Nguyễn Hùng

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-630968/dh-y-duoc-tphcm-ha-diem-chuan-nganh-bac-sy-da-khoa.htm

Đà Nẵng: Đề xuất bỏ nhiều khoản thu trong năm học mới

Posted: 17 Aug 2012 06:24 AM PDT

Cụ thể, đề xuất bỏ các khoản thu in sao đề thi, học phí tiếng Anh, Tin học, buổi học thứ 2, dịch vụ vệ sinh. Để đảm bảo tài chính cân đối thu – chi cho các trường, Sở đề xuất điều chỉnh tăng ngâ sách chi khác ngoài chi lương.

Sở đặc biệt nghiêm cấm các đơn vị, trường học vận động phụ huynh mua sắm trang thiết bị như ti vi, máy điều hòa… Mức thu Quỹ phụ huynh học sinh phải theo mức trần do UBND TP quy định. Các trường chưa được phép thu bất kỳ khoản nào chi chưa có khung học phí mới.

Trao đổi về việc hưởng ứng Tháng An toàn giao thông (tháng 9) ngay từ đầu năm học mới, ông Chinh cho biết: Theo luật thì người từ 18 tuổi trở lên, có bằng lái thì được dùng xe gắn máy. Nhưng theo quy định của Sở, học sinh không được phép tự đi xe máy đến trường học. Học sinh đến trường bằng xe đạp điện cũng phải đội mũ bảo hiểm.

Khánh Hiền

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-631224/da-nang-de-xuat-bo-nhieu-khoan-thu-trong-nam-hoc-moi.htm

2,5 điểm mỗi môn cũng vào đại học

Posted: 17 Aug 2012 04:30 AM PDT

Theo quy chế, trường ĐH, CĐ tổ chức thi riêng môn năng khiếu nên điểm chuẩn của các khối thi này do trường tự quyết định. Thế nhưng, mức điểm chuẩn của nhiều trường thấp đến ngỡ ngàng.

2,5 điểm mỗi môn cũng vào đại học
Nhiều trường thi năng khiếu có điểm chuẩn rất thấp – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Năng khiếu ở đâu ?

Theo công bố điểm chuẩn của một số trường, mức điểm chuẩn của một số ngành có thi năng khiếu khối V và H chỉ 7,5 điểm 3 môn.

Tại Trường ĐH Yersin Đà Lạt, mức điểm dành cho thí sinh (TS) ngành thiết kế nội thất chỉ là 10, trong đó môn vẽ – khối V và môn hình họa – khối H đã được nhân hệ số 2. Như vậy, trung bình mỗi môn thi chỉ cần 2,5 điểm là TS đã trúng tuyển. Với TS thuộc đối tượng và khu vực ưu tiên thì chỉ cần 7,5 điểm/3 môn trong đó đã nhân hệ số môn năng khiếu là đậu. Quy ra, điểm thi thật chỉ có 1,8 điểm/môn.

Trường ĐH Nguyễn Trãi thông báo xét tuyển ngành kiến trúc khối V là 13 điểm, trong đó môn toán nhân hệ số 1.5, môn vẽ nhân hệ số 2. Nếu tính điểm trung bình, TS chỉ có 2,8 điểm/môn. Ở khối H, trường này tuyển mức điểm 15 nhưng nhân hệ số 2 đối với 2 môn năng khiếu. Vì vậy, trung bình TS đạt 3 điểm/môn. Điểm xét tuyển ngành kiến trúc công trình khối V Trường ĐH Chu Văn An cũng chỉ 13 và môn vẽ cũng nhân hệ số 2. Trung bình mỗi môn thi là 3,25 điểm.

Điều đáng nói, những ngành này yêu cầu TS phải có năng khiếu nên bắt buộc môn này phải đạt ngưỡng tối thiểu. Đã có nhiều trường quy định các môn năng khiếu tối thiểu phải đạt điểm 5, hoặc 7,5 khi đã nhân hệ số. Tuy nhiên, với mức điểm chuẩn và xét tuyển quá thấp như các trường công bố thì liệu những TS này có đủ năng khiếu theo học?

Loạn nhân hệ số

Quy định nhân hệ số môn năng khiếu là để ưu tiên những TS có năng khiếu thực sự. Tuy nhiên, việc nhân hệ số này cũng làm cho mức điểm chuẩn của nhiều trường cao ảo.

Đơn cử Trường ĐH Yersin Đà Lạt công bố mức điểm là 10 nhưng môn năng khiếu đã nhân hệ số 2. Trường ĐH Nguyễn Trãi, công bố mức điểm xét tuyển 13 và 15 nhưng trong đó đã nhân hệ số cho 2 môn thi. Thêm nữa, không chỉ có môn năng khiếu được nhân hệ số, trường này cũng đã nhân luôn hệ số cho môn toán!

Điều bất cập là, hiện nay những TS dự thi các khối như A, A1, B, C, D phải tuân thủ mức điểm sàn của Bộ với mức từ 13 – 14,5 điểm thì với những khối thi năng khiếu như trên, điểm chuẩn của một số trường thấp hơn điểm sàn chung rất nhiều. Đó là chưa kể, nhiều khối thi năng khiếu vẫn thi 2 môn theo đề thi chung (chẳng hạn khối V môn toán, lý theo đề thi chung, chỉ có môn vẽ do các trường tổ chức thi tự ra đề) nhưng trường có khối thi như vậy đều không bị ràng buộc bởi điểm sàn của Bộ.

Trao đổi về những bất cập này, ông Đỗ Thanh Duy – Trưởng phòng Khảo thí và công nhận văn bằng – Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết: "Hiện nay không có văn bản nào quy định về ngưỡng điểm chuẩn của các ngành năng khiếu vì họ chỉ thi chung 1 – 2 môn thi. Vì vậy, các trường này không phải tuân theo mức điểm sàn chung của Bộ. Quy chế cũng không quy định việc được nhân hệ số môn thi nào. Vì vậy, cũng không thể cấm các trường nhân hệ số những môn thi không phải là môn năng khiếu". Tuy nhiên, ông Duy cũng thừa nhận đây là một bất cập mà Bộ cần phải xem xét.

Vũ Thơ

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120816/25-diem-moi-mon-cung-vao-dai-hoc.aspx

Trường trực tuyến miễn phí đánh bật trường truyền thống

Posted: 17 Aug 2012 04:29 AM PDT

Một số học sinh đang gặp khó khăn với kiểu trường học "kín cổng cao tường" truyền thống. Vì nhiều lý do, những trường trung học truyền thống đang trở nên không hiệu quả với họ.

Trang web của trường trung học trực tuyến miễn phí Open High School of Utah

Đôi khi, khi học sinh mới chỉ bắt đầu hiểu một khái niệm nào đó thì chuông hết giờ vang lên và họ phải nhanh chóng chuyển sang một phòng học khác cho môn học tiếp theo. Đến khi trở về nhà vào buổi tối, họ không biết cách làm bài tập về nhà.

Và Trường Trung học Mở Utah, Mỹ ra đời để giải quyết những vấn đề đó.

Trường Trung học Mở Utah là một ngôi trường công miễn học phí dành cho tất cả học sinh trung học là cư dân Utah.

Trường này đã được Hội đồng Cấp phép Tây Bắc công nhận giống như tất cả các trường công khác. Gần đây, trường này còn được nhận danh hiệu Trường học xuất sắc nhất bang và được xếp hạng là trường phổ thông trực tuyến hàng đầu của bang.

Là một trường học trực tuyến nên học sinh có thể học vào bất cứ lúc nào mà họ cảm thấy hiệu quả nhất với mình và ở bất cứ nơi nào mà họ muốn.

Học sinh giữ liên lạc thường xuyên với các giáo viên và nhận sự hướng dẫn riêng của giáo viên cho tới khi họ hoàn toàn hiểu nội dung bài học.

Các bậc phụ huynh thường xuyên nói rằng họ rất ấn tượng với sự quan tâm mà các giáo viên dành cho con họ. Cũng giống như bao ngôi trường khác, giáo viên ở đây giúp học sinh có được sự tự tin và học tập hiệu quả.

Học ở trường này, học sinh cũng có nhiều cơ hội được tham gia các hoạt động xã hội. Họ cũng có những hoạt động hàng tháng, mạng xã hội nội bộ, thậm chí là cả các vũ hội. Những hoạt động này tạo cơ hội cho học sinh hòa nhập với cộng đồng và kết bạn.

Hiện tại, học sinh từ lớp 9 tới lớp 12 có thể đăng kí cho năm học mới 2012-2013 ở địa chỉ  http://www.openhighschool.org. Trường bắt đầu mở cửa vào ngày 27/8 tới đây.

  • Nguyễn Thảo (Theo ABC4)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/84933/truong-truc-tuyen-mien-phi-danh-bat-truong-truyen-thong.html

Khẩu hiệu có đem lại hiệu quả giáo dục?

Posted: 16 Aug 2012 03:39 PM PDT

- Khẩu hiệu không có tội. Cả thế giới dùng nó, chí ít trong những bối cảnh,
giai đoạn nhất định. Nhiều khẩu hiệu được dùng để hô hào đám đông, vì thế dễ
nhàm. Vấn đề là khẩu hiệu sẽ được tác động thế nào, được hiểu bởi đối tượng nào
của xã hội. Nó có nhất thiết phải có trong thế giới quan của trẻ em không?

Vé về tuổi đầu xanh

"Lễ trước, văn sau" chẳng hạn, không thấy ló dạng hồi tôi đi học từ giữa
những năm 60, nếu có nói đến, chắc là để phê phán. Vào mẫu giáo được dạy ngay
thứ tự, trật tự: "1, 2, 3. Ta im lặng. Nghe cô dặn. Chớ hét vang. Đứng thẳng
hàng. Thế là tốt"
. Có thể sức cuốn hút vào tuân thủ pháp luật, kỷ luật đối
với một tay "chúa tự do" (như bản thân tôi bị phê bình gần suốt đời) là tôi,
hình thành từ đây.


Có cả những 'khẩu hiệu' tác dụng trái nghịch.

Trong tâm khảm không nhớ được khẩu hiệu gì dành cho học sinh những năm cấp
II, cấp III. Nếu chúng đã có, chúng đã không có ảnh hưởng gì đến tôi. Chỉ thấy
rạo rực nhớ lại khẩu hiệu của thày cô, không kể thứ tự gì, hết lòng hết dạ: "Tất
cả vì học sinh thân yêu". Thày cô kính yêu của thế hệ U60 của chúng tôi đã làm
đúng như thế.

Khi lên đại học thì có nhiều khẩu hiệu, phương châm dành cho sinh viên. Chỉ
nhớ tiếp cận hệ thống sau: "(Hãy) Biến chương trình đào tạo của Trường thành quá
trình tự đào tạo bản thân". Nếu có cách nào, không nhất thiết qua khẩu hiệu, sớm
đạt được điều này thì tốt. Tất nhiên với điều kiện cốt tử là chương trình đào
tạo của Trường không sai lầm về phương hướng, không dạy dỗ kiểu cử tử, huấn học
(nhồi nhét) như của Nho/Khổng chẳng hạn…

Khẩu hiệu là gì?

Khẩu hiệu có là một thứ chuẩn mực? Nếu là chuẩn mực, nó phải có đủ cả tính
lợi ích (người thực hiên có lợi khi theo nó), lẫn tính thuyết phục (để còn khả
thi), để tạo sức hút, và … và tính bắt buộc. Cái "tính" thứ ba này có thể là lý
do khiến cho các nhà giáo dục tại các nước phát triển ngần ngại triển khai khẩu
hiệu trong môi trường giáo dục dành cho tuổi thơ.

Khẩu hiệu có hàm lượng giáo dục không? Chắc chắn là có. Nhưng nó có thể có
hiệu quả như đèn xanh, đèn đỏ, vốn mạnh hơn khẩu hiệu vì có tác dụng cưỡng chế?
Ở Việt Nam, hiện vẫn có nhiều kẻ ở lứa tuổi mà "Tiên học lễ" vừa được áp vào, cứ
thấy đèn đỏ là đi, thấy đèn xanh thì dừng lại, vì giật mình nhìn thấy CSGT đứng
ở bên kia đường…

Tệ hơn, "khẩu hiệu" liệu có phải là một niềm hy vọng vào một phong cách "chữa
mẹo", xuất phát từ hy vọng dùng một thứ "thuốc bắc", "thuốc tiên" nào đó chữa
khỏi trong nháy mắt một căn bệnh trầm kha, đã di căn từ lâu lắm, thỉnh thoảng
bộc phát. Hay chí ít, nó cũng làm được việc của một số thứ kháng sinh, chặn bệnh
lại, trùm vào "chăn", rồi hết nhiệm kỳ của "Tôi", bệnh cũ lại tái ngộ với chúng
ta?

Khẩu hiệu chắc chỉ có thể là phương tiện, không thể là mục đích.

Khẩu hiệu và Đạo lý

Như mọi phương tiện, khẩu hiệu dù "hay", nếu mất thời gian tính, lệch pha với
thời đại, nó sẽ trở thành cứng nhắc. Các nhà giáo dục học của một nước phát
triển sẽ ngại "nhét" vào đầu trẻ em cái gì khuôn sáo, lại càng không muốn rập
học sinh theo một khuôn (stereotype) nào đó. Họ chắc ngại giáo điều sẽ tạo nên
các biến thái kiểu "Tiên học lờ, hậu học vờ" cho một xã hội của các giá trị giả.
Xưa nay giáo điều và đạo đức giả vẫn là "anh em một nhà".

Giáo dục phải là môi trường "động", sáng tạo, tiến bộ, hiện đại, không thể là
một cửa hàng đồ cổ.

Các phương tiện giáo dục về đạo lý rất quan trọng, nó giúp duy trì lương tâm,
xây dựng các giá trị tinh thần, kiểu "có công mài sắt có ngày nên kim"…

Nhưng toàn bộ triết lý Khổng/Nho như tuột qua tôi (và không chỉ tôi) theo
kiểu nước đổ đầu vịt, trong khi chỉ một khẩu hiệu của Việt Nam lại nhớ như in:
"Thương người như thể thương thân". Nhưng lương tâm của từng người chưa đủ, cần
"lương tâm" của cả cộng đồng…

Trong môi trường pháp luật thượng tôn, khi các véc tơ, dù nhỏ, có thể "vô
hướng" theo nghĩa được tự do tư tưởng như giá trị cao nhất của quyền con người,
nhưng (những véc tơ này) chỉ biến thiên về cường độ và hướng trong một hệ quy
chiếu mà loài người công nhận không bàn cãi: đó là khuôn khổ của pháp luật, của
kỷ luật như kiểu Quy chế cư xử (của thầy, của trò) trong trường ở nhiều nước…

Có nên phân tích "vì sao các nước phát triển không có khẩu hiệu"? Hơi khó, vì
ta chỉ có thể dùng phương pháp luận để xem xét cái đang có, khó mà xem xét cái
không có. Chắc là nên xem xét khẩu hiệu (dành cho người lớn): " (Hãy) Cải cách
toàn hệ thống Giáo dục Việt Nam" thì hơn?

  • Lê Đỗ Huy


Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/84683/khau-hieu-co-dem-lai-hieu-qua-giao-duc-.html

Comments