Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nho giáo và triết lý giáo dục

Posted: 14 Aug 2012 06:20 AM PDT

– Cách đây mấy ngày tôi đọc bài "SOS thứ bậc VN trên xếp hạng trí tuệ toàn cầu", chiều ngày 9 – 8 lại được nghe GS. Nguyễn Văn Tuấn (Úc) thuyết trình về tình trạng nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam với những bảng biểu và con số cụ thể chứng minh rằng Việt Nam đang thua rất xa các nước trong khu vực về thành tựu nghiên cứu khoa học. Rồi nữa, chuyện thầy đánh trò đình đám xảy ra cách đây mấy tuần mà báo chí đã đưa tin… Tất cả như quyện lại với nhau, như cùng có một nguyên nhân sâu xa nào đó liên quan đến triết lý giáo dục, mà cũng hình như liên quan đến  chuyện "tiên học lễ…" trong nhà trường mà chúng ta đang tranh luận.

Nho giáo và các vấn đề giáo dục hiện nay  

Rõ ràng không thể cho việc "ngụp lặn" của trí tuệ người Việt ở nữa dưới thế giới là do tư chất người Việt kém. Ngược lại, tôi thấy con em người Việt ở nước ngoài đã tỏ ra sắc bén không thua chị kém em nước sở tại trong chuyện học hành nghiên cứu. Vậy chắc chắn có cái gì đó không ổn trong triết lý giáo dục mà hậu quả là chúng ta đã không đào tạo được những con người có văn hoá phản biện, có khả năng tư duy độc lập và sáng tạo để tự thay đổi mình và thay đổi môi trường sống, cũng như góp sức mình làm phong phú kho tàng tri thức của nhân loại.

Phải chăng, hiện trạng này có liên quan một phần đến Nho giáo, đến  bóng của Khổng Tử trên ngành giáo dục, thể hiện trong quan niệm và cách làm của người quản lý, trong não trạng và cách dạy của thầy, cũng như trong suy nghĩ và cách học của trò hiện tại ?

Quan niệm giáo dục lấy thầy làm trung tâm, lấy tư tưởng người xưa làm mẫu mực, là rào cản của sự tò mò, trí tưởng tưởng vốn rất cần cho sự sáng tạo, làm hạn chế khả năng tư duy độc lập mà chức năng của giáo dục đáng lẽ là phải khơi gợi, kích thích và làm cho nó phát triển. Tình trạng này cùng với một môi trường xã hội không tạo thuận lợi cho sự lưu chuyển các tri thức và thông tin, luật pháp chưa bảo vệ được những sản phẩm trí tuệ … là những nguyên nhân quan trọng của hiện trạng không lấy gì làm sáng sủa như đã nói đầu bài viết.

Quan niệm dạy – học mang màu sắc giáo dục khổng giáo vốn xem trọng quá khứ, "tầm chương trích cú", "thuộc làu kinh sử" biến học sinh thành những con vẹt, biến những bộ óc non nớt của các em thành những thùng chứa đồ cũ, là nguyên nhân của bệnh đọc – chép. Đọc chép lâu dần không những làm cho học sinh mất hết khả năng sáng tạo, mà còn tạo ra nơi người học thói quen xài chùa của người khác, trong lĩnh vực học thuật, thì đó là đạo văn.

Việc gắn sự học với việc làm quan trong giáo dục nho giáo vốn đang ảnh hưởng rất mạnh trên não trạng của người Việt mình là thủ phạm gây ra hiện tượng "thừa thầy thiếu thợ", sính bằng cấp, học giả bằng thật, vv.  Có lẽ phải mất nhiều thời gian, tốn nhiều giấy mực để nghiên cứu ngọn ngành sự liên quan xa gần giữa những ảnh hưởng Nho giáo và từng hiện tượng cụ thể đang tồn tại trong ngành giáo dục mà trong khuôn khổ một bài viết ngắn, tôi không thể trình bày thấu đáo.

Giáo dục hiện đại không bắt con trẻ học thuộc lòng nội dung và áp dụng một điều gì đó kể cả các "chân lý" đã được khoa học kiểm chứng một cách như học "lời của thánh hiền", nhưng dạy cho các em làm thế nào (học phương pháp) các nhà khoa học đã tìm ra chân lý đó, không phải bắt các em "tuân phục" mà cất nghĩa cho các em hiểu tại sao lại phải vậy, và trang bị cho các em có đủ khả năng vận dụng lý trí của mình để soi sáng những điều đó và khi cần thì biết cải tiến, biết vượt qua nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Lại nói chuyện "lễ"

Có nhiều người lo là nếu bỏ "tiên học lễ…" sẽ làm giới trẻ mất phương châm sống sống ? Không đến nỗi như vậy, ăn thua là người lớn chúng ta có làm cho trẻ biết ước mơ, có những hoài bão đẹp hay không ? Khi trẻ có lý tưởng sống đẹp thì tự các em sẽ có cách sống đẹp. Chữ lễ quy định cách thức ứng xử giữa người với người theo kiểu nho giáo, chứ không phải là lý tưởng sống, càng không phải là chân lý bất biến, bởi cách kiểu ứng xử thì tuỳ từng xã hội, xấu hay tốt nhiều khi cũng tuỳ từng xã hội.

Người Phương Tây chẳng có Nho giáo, chẳng có "lễ" làm cơ sở để đối nhân xử thế, thì họ vẫn có lý tưởng sống, vẫn sống tử tế với nhau, vẫn đối xử lịch thiệp, vẫn bác ái, vẫn biết thương lượng với nhau để tránh xung đột, vẫn biết chung sống với nhau trong sự khác biệt đó thôi. Tôi không chủ trường bài xích hoàn toàn giá trị của Nho giáo, nhưng không mấy thiện cảm với chữ lễ ở trong học thuyết này. Xin hiểu cho là tôi đang nói chữ lễ trong ý nghĩa gốc của khái niệm như tác giả của Dựa vào gì để cân nhắc bỏ hay giữ "học lễ"? đã đề cập, chứ không chê các giá trị văn hoá đạo đức tích cực, tốt lành trong xã hội hiện tại mà trách vụ của giáo dục là phải chuyển tải cho học sinh.

Tôi đã chứng kiến số phận bao nhiêu con người phải khổ sở thế nào vì những lề thói mang màu sắc chữ lễ Nho giáo: Một ông bác gây sự om sòm trong đám hỏi của cháu làm các cháu sợ xanh tím mặt mày, chỉ vì các cháu không biết những lễ nghĩa với bác; những bậc cha mẹ sẵn sàng cấm, cắt đứt chuyện yêu đương của con cái chỉ vì những người lớn chấp trách lễ nghĩa với nhau; những cảnh đời phụ nữ có cuộc sống như là nô lệ tại nhà chồng cũng chỉ vì não trạng kiểu "tam tòng tứ đức" vv. Suy cho cùng thì những người lớn cứ nằng nặc bắt trẻ con phải dữ lễ nghĩa kiểu như vậy cũng chỉ vì muốn thoả mãn cái tôi của mình, mà không đếm xỉa gì tới tình cảm, cảm giác của con cháu mình thế nào. Lễ nghĩa hình thức nếu chúng ta câu nệ quá, sẽ làm khổ con người, làm tan biến con người trong một mớ quy định, thay vì đặt con người làm trung tâm và làm chủ của tất cả.

Nhà trường không nên trưng khẩu hiệu

Ảnh minh họa

Tôi nghĩ trường học không nên trưng bất kỳ khẩu hiệu nào, hay áp đặt bất kỳ chủ nghĩa, học thuyết nào duy nhất cả. Giáo dục là thiết chế công, là nơi giao thoa của nhiều luồng tri thức, nhiều chủ thuyết, nhiều mô hình văn hoá, là nơi gặp gỡ của nhiều người với bản chất là "chín người mười ý", nên phải là của chung, của công cộng. Vì là của chung nên không nên biến nhà trường thành công cụ riêng của bất cứ nhóm nào, khuynh hướng nào trong xã hội.

Chúng ta không nên đóng khung trẻ vào bất kỳ một thứ gì, bởi khi làm như vậy, chúng ta đã cản ngăn tầm nhìn của trẻ ra thế giới, đã dựng một vách tường hạn chế tư duy của trẻ. Hãy để cái đầu của các trẻ tự do, không bị điều kiện hoá và không phải lệ thuộc vào bất kỳ thứ gì, để khi trưởng thành, trẻ sẽ tự sử dụng lý trí với những kiến thức và phương pháp được trang bị, tự chọn cho mình một lối đi, thiết kế cho mình một kế hoạch cuộc đời. Sự tự do cũng là điều kiện cần để có thể phản biện, để có thể phát minh, sáng tạo ra những thứ mới.

Bên cạnh tự do, chúng ta hãy dạy cho trẻ trách nhiệm về những gì mình làm, mình chọn lựa. Để có thể sống chung và góp phần phát triển xã hội, chúng ta hãy dạy cho trẻ các kỹ năng thương lượng, có chính kiến, nhưng cũng biết biết nhân ái và tôn trọng sự khác biệt. Tôi nghĩ đó mới là "phần mềm" cần cho những công dân tương lại trong thời đại dân chủ, hội nhập và toàn cầu hoá ngày nay, chứ không phải chữ lễ của Nho giáo.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/84298/nho-giao-va-triet-ly-giao-duc.html

Khi người học là trung tâm

Posted: 14 Aug 2012 06:20 AM PDT

(GDTĐ) – Ngay trong tuần lễ sinh hoạt công dân đầu khoá cho tân SV, Trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng) đều triển khai tập huấn hai chuyên đề: Học chế tín chỉ – các đặc trưng và quy chế đào tạo; phương pháp học tập ở bậc ĐH, CĐ. Ngoài ra, nhà trương còn đưa nội dung về phương pháp học tập và NCKH vào giảng dạy thành học phần tự chọn tự do từ năm học 2008 – 2009. Cùng với việc đầu tư CSVC, đổi mới phương pháp đánh giá và giảng dạy của GV, quan trọng hơn cả, với triết lý "lấy người học làm trung tâm", nhà trường đã kiên trì vận động thay đổi thái độ và phương pháp học tập của SV để thích ứng với phương thức đào tạo mới. Bởi dạy học theo học chế tín chỉ hướng đến không chỉ kiến thức kỹ năng nghề nghiệp mà quan trọng hơn là giúp phát triển năng lực của người học, chuẩn bị cho SV vào đời.

Cải thiện đầu vào để nâng cao chất lượng đào tạo 

Từ khi Bộ GDĐT tổ chức kỳ thi ĐH theo hình thức "3 chung", trường CĐ Công nghệ chỉ sử dụng kết quả của đợt thi ĐH chứ không tuyển kết quả thi CĐ và chưa bao giờ phải xét tuyển đến NV3. Thậm chí, có những ngành, khối thi, điểm chuẩn của trường còn cao hơn điểm sàn. Đơn cử như kỳ tuyển sinh năm 2012 này, điểm vào ngành của các ngành học như Công nghệ thông tin là 11 điểm đối với cả hai khối A và D1, so với 10 điểm sàn CĐ khối A và 10,5 sàn CĐ khối D; điểm chuẩn của 2 ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng; Công nghệ KT Công trình xây dựng đều ở mức 11 điểm/10 điểm sàn khối A. Theo số liệu của ĐH Đà Nẵng, kỳ tuyển sinh năm 2011, trong tổng số 2.880 hồ sơ ĐKXT NV2 vào các trường CĐ thành viên, thì có đến 756 hồ sơ có điểm xét tuyển bằng hoặc trên điểm sàn ĐH. Trong đó, riêng trường CĐ Công nghệ đã có 707 trường hợp. Nhận xét về "hiện tượng" này, thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho rằng, các trường ĐH, CĐ cần cân nhắc bài toán đầu ra trong tuyển sinh. Thí sinh, khi lựa chọn trường để nộp HSXT, đã không chỉ đơn thuần chọn một trường cho có, mà còn cân nhắc về chất lượng đào tạo, cơ hội việc làm…

Lễ khai giảng khóa học kỹ thuật lắp đặt và vận hành thang máy có trình độ cao cho SV tốt nghiệp của trường, chương trình liên kết giữa trường Cao đẳng Công nghệ  và Công ty ME Inc., Nhật Bản
Lễ khai giảng khóa học kỹ thuật lắp đặt và vận hành thang máy có trình độ cao cho SV tốt nghiệp của trường, chương trình liên kết giữa trường Cao đẳng Công nghệ và Công ty ME Inc., Nhật Bản

Theo TS Võ Như Tiến – Hiệu trưởng trường CĐ Công nghệ, chỉ có khoảng 20% trong tổng số SV tốt nghiệp hệ CĐ đăng ký thi liên thông. Điều này chứng tỏ rằng, các em theo học CĐ với quan niệm "một nghề cho chín" chứ không đơn thuần là chọn con đường vòng để tiếp cận cánh cửa ĐH.

Học trong môi trường nghề nghiệp

Cùng với các trường thành viên khác của ĐH Đà Nẵng, bắt đầu từ năm học 2006 – 2007, trường CĐ Công nghệ đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ.

Đào tạo tín chỉ yêu cầu việc đầu tư trang bị CSVC đào tạo và quản lý cần phải được đổi mới và phù hợp như cơ sở chung về giảng đường, phòng học, phòng làm việc của các bộ phận chức năng, thư viện, trang bị về CNTT, các trang thiết bị, dụng cụ thực hành thí nghiệm đầy đủ, các phương tiện truyền đạt giảng dạy mới… phục vụ cho người quản lý, người dạy và người học. Hiện nay, trường CĐ Công nghệ có 14 xưởng thực hành với diện tích hơn 3000m2, 22 phòng thí nghiệm với diện tích 2000m2, 6 phòng máy tính với hơn 300 máy tính được nối mạng cục bộ và kết nối với mạng cáp quang liên kết các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng; thư viện nhà trường với hàng chục ngàn đầu sách thuộc nhiều lĩnh vực KHKT phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và học tập của giảng viên và SV.

Một trong những xưởng thực hành của trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng)
Một trong những xưởng thực hành của trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng)

Chương trình đào tạo (CTĐT) của trường được xây dựng theo phương châm cập nhật và thực tiễn, chú trọng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và công nghệ để SV có thể làm được việc ngay sau khi ra trường và khả năng học liên thông lên đại học. Các CTĐT đã được công bố trên website của nhà trường, cũng như trong Niên giám được cập nhật hàng năm, bổ sung các học phần tự chọn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn của SV. Hệ thống WebCT (Web Course Tool) – xây dựng nguồn học liệu bám sát các CTĐT, SV có thể khai thác các tài nguyên học tập tại bất kỳ địa điểm nào có nối mạng internet. Đây là hạ tầng thông tin quan trọng làm tiền đề cho đổi mới dạy – học theo triết lý "lấy người học làm trung tâm". Nhà trường đã triển khai hệ thống thu nhận ý kiến phản hồi của SV về mặt công tác quản lý phục vụ và giảng dạy để cải thiện và nâng cấp hơn nữa chất lượng phục vụ.

Kết nối với các doanh nghiệp để lấy ý kiến góp ý cho chương trình, cùng hỗ trợ, tham gia đào tạo; làm cầu nối giữa SV với doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng… là những nỗ lực của trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng) để SV được học tập trong môi trường nghề nghiệp. Nhà trường cũng xác định, trong thời gian tới, sẽ chú trọng trang bị các thiết bị, dụng cụ phương tiện dạy học theo phương pháp mới, đầu tư cho phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, gắn kết hơn nữa với các cơ sở sản xuất trên địa bàn, trang bị cho người học những kiến thức đáp ứng nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp theo phương chấm cung cấp cái thị trường cần chứ không phải những gì nhà trường có.

Hà An

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201208/Khi-nguoi-hoc-la-trung-tam-1962965/

Làm thế nào khi trẻ sợ… đi học?

Posted: 14 Aug 2012 06:16 AM PDT

Nôn ói vì sợ đi học

Với nhiều trẻ từ nhỏ lúc nào cũng có người thân kè kè bên cạnh, đáp ứng mọi yêu cầu thì việc tách gia đình để đến trường là vấn đề nan giải. Ngay từ ngày đầu đến trường, nhiều trẻ có phản ứng như bám chặt lấy bố mẹ, khóc thét, kêu la dữ dội, không chịu vào lớp học… Tiếp những ngày sau đó, không ít phụ huynh phải cuống cuồng cho con uống thuốc hoặc đưa đến bệnh viện khi các trẻ có các tiệu chứng như nôn ói, sốt, đau bụng, đau đầu… nhưng điều trị mãi không hết bệnh. Thật ra vấn đề nhiều trẻ mắc phải vào mùa tựu trường là về tâm lý, sợ đi học chứ không không phải là bệnh lý.

Không chấp nhận sự chia ly, nhiều trẻ sốc khi đột ngột thay đổi môi trường.
Không chấp nhận sự chia ly, nhiều trẻ “sốc” khi đột ngột thay đổi môi trường.

"Khi cháu khỏe lại, tôi có ý định đưa trở lại trường, nhưng vừa lôi cặp sách ra lập tức bệnh nôn ói, đau bụng của cháu tái phát. Đến lúc này bác sĩ mới khẳng định cháu gặp phải hội chứng sợ đi học và giới thiệu tôi qua khoa tâm lý", chị Nhung kể.

Sau khi được bác sĩ tư vấn, chị nhận ra nguyên nhân lâu nay cả gia đình quá cưng chiều con, bố mẹ chưa bao giờ rời xa cháu một ngày. Kể cả khi cháu 3 tuổi, vợ chồng chị không cho con đến trường mà để ở nhà thay nhau chăm bẵm. "Đến giờ "bệnh" cháu vẫn chưa bớt, e rằng năm học mới cũng không kịp đi học", người mẹ lo lắng.

Vào mùa tựu trường, tại khoa Tâm lý của các bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 cũng như các trung tâm tâm lý, trẻ mắc bệnh "sợ đi học" lại đến thăm khám nhiều hơn, đông nhất là các cháu bắt đầu đi học mẫu giáo và vào lớp 1.

Theo các chuyên gia, ngoài những trẻ sợ đến lớp do thua kém bạn bè vì trí tuệ chậm phát triển, hay đi học trước tuổi thì phần lớn trẻ sợ đi học chủ yếu do các yếu tố bên ngoài tác động vào. Gia đình quá o bế, cưng chiều, không tạo điều kiện cho con tự lập từ những việc chăm sóc cá nhân…, trẻ luôn "bám váy mẹ" cho đến ngày đi học hay cá biệt có trường hợp trẻ bị giáo viên hù dọa, làm trẻ sợ hãi.

Do thiếu sự tự lập, được bao bọc quá mức nên khi đột ngột thay đổi môi trường sống trẻ cảm thấy sợ hãi, bất an… cho rằng những người thân đang xa lánh mình. Thế nên trẻ hình thành phản ứng tâm lý như đau bụng, nôn ói, biếng ăn… như là một cách phản kháng. Tuy nhiên, đó cũng là phản ứng để dần thích nghi với sự thay đổi. Nhiều phụ huynh thấy con minfh như vậy đã quá hốt hoảng, lo lắng, đưa con về nhà và tiếp tục "o bế" nên quá trình đến trường của trẻ càng khó khăn hơn.

"Bù đắp" sự chia ly cho trẻ

Theo chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ (Công ty Tâm lý Trẻ), trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, vào lớp 1 rơi vào hội chứng sợ trường lớp đa phần là do sợ xa cách cha mẹ, sợ không an toàn. Do đó, để con hứng thú với việc đến trường ngay từ những ngày đầu, từ nhỏ cha mẹ nên tách trẻ ra khỏi mình theo một lịch trình điều độ và tăng dần về mặt thời gian.

Ngay ở trong gia đình, tên tạo cho trẻ không không gian và thời gian một mình trong sự quan sát của bố mẹ nhằm đảm bảo an toàn. Cha mẹ nên dạy con tự lập càng sớm càng tốt, đặc biệt là cách chăm sóc bản thân như đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh… để khi gặp môi trường mới, trẻ không quá hụt hẫng.

Giáo viên sẽ là người bù đắp tình cảm cho trẻ khi làm quen với sự xa cách từ gia đình.
Giáo viên sẽ là người “bù đắp” tình cảm cho trẻ khi làm quen với sự xa cách từ gia đình.

Với trẻ sợ đi học, trước vài ngày ngày nhập học, bác sĩ Ca khuyên phụ huynh nên đưa con đến trường vui chơi, nói với trẻ rằng sắp tới con sẽ đi học ở đây, kể cho con những câu chuyện về thầy cô, bạn bè. Ngoài ra, khi rời cha mẹ, trẻ cần được bù đắp cho sự chia ly để cảm giác mình được an toàn. Vì thế, đòi hỏi người giáo viên phải tình cảm, có kinh nghiệm và kỹ năng sư phạm phù hợp với lứa tuổi. Một trong những cách hiệu quả khác là tìm ngay cho một người bạn cùng lớp để trẻ vừa thích thú và lại yên tâm khi đi học.

Bác sĩ Ca khuyến cáo, với những trẻ gặp phải hội chứng sợ đi học, cần phải khắc phục, điều trị sớm để trẻ không bị ám ảnh nỗi sợ trường lớp có thể ảnh hưởng về lâu dài.

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-629815/lam-the-nao-khi-tre-so-di-hoc.htm

Giáo viên tiếng Anh khó chạm chuẩn quốc tế?

Posted: 14 Aug 2012 06:15 AM PDT

- Mới đây, nhiều người sau đợt khảo sát trình độ tiếng Anh thấy hụt hẫng vì chỉ mỗi
giáo viên tiếng Anh bị đem ra khảo sát trình độ. Kết quả thi chỉ
có một số lãnh đạo ở sở GD-ĐT và hiệu trưởng biết, tuy nhiên, đó vẫn là áp lực
nếu lần sau họ không đạt yêu cầu.

Không dễ

Cô Hồng Hạnh, giáo viên tiếng Anh Trường tiểu học Cát Linh, Hà Nội vừa đạt
chuẩn B2 sau đợt học tập trung liên tục 3 tháng trong kế hoạch bồi dưỡng tiếng
Anh của Sở GD-ĐT Hà Nội. Cô Hạnh là một trong số những người may mắn
vì trước đó, cô đã được tham gia rất nhiều những khóa học bổ ích để nâng cao
trình độ tiếng Anh, bao gồm cả đi nước ngoài.

Đầu tư cho việc dạy học tiếng Anh tốt phải tốn một khoản tiền không nhỏ. Trong
ảnh: Một trong những phòng học tiếng Anh hiện đại do Hội đồng Anh tài trợ và phụ
huynh trường tiểu học Lê Ngọc Hân đóng góp. Ảnh: HG.

Khi tham gia lớp tập huấn này, cô Hạnh đã đạt trình độ B1. Sau tập huấn, cô Hạnh
và hầu hết các đồng nghiệp đã đạt trình độ B2 nhưng đồng thời họ cũng thừa nhận:
phải rất vất vả và được thầy cô giáo giúp đỡ rất nhiều "bí kíp" luyện thi, họ
mới có trình độ vững vàng.

Một giáo viên dạy tiếng Anh bậc THPT ở TP.HCM cho biết, việc giáo viên tiểu học
và THCS thi chứng chỉ FCE (First Certificate in English) của ĐH Cambridge trình
độ tương đương 6.0 IELTS là một điều không mấy khó khăn, tuy nhiên với giáo viên
THPT mà phải đạt trình độ tương đương 7.5 IELTS là một điều không đơn giản, đặc
biệt là giáo viên lớn tuổi.

Nếu vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh ra trường thì thi các chứng
chỉ này tương đối dễ dàng. Nhưng đã đi dạy lâu rồi, một số kiến thức và
từ vựng không dùng đến cũng mai một đi. Đi thi một loại chứng chỉ nào cũng
phải dành thời gian ôn luyện theo kiểu thi của chứng chỉ đó, cho nên, phần lớn
giáo viên thời gian qua thi không đạt là điều dễ hiểu.

Cô Dung, giáo viên trường tiểu học Thành Công B, Hà Nội đã đứng lớp gần 20 năm
cho biết, bản thân cô đang dạy chương trình Let'Go, hàng năm được tham gia tập
huấn chương trình này nhiều lần, nhưng để đạt được trình độ B1, cô cần một thời
gian học tập thật sự nghiêm túc.

Giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học ở Quận 11 (TP.HCM) cho biết: Trong tháng 7, giáo
viên trường lại có đợt thi lần một để lấy chứng chỉ FCE. Cô chưa thi chứng
chỉ quốc tế lần nào nên cũng có chút áp lực, bởi vì những kiến thức tích lũy
được trong quá trình còn đi học chưa thật sự thích hợp trong giao tiếp tiếng
Anh. Theo ý kiến của giáo viên này, nếu dạy tiểu học thì không cần thiết phải thi FCE, vì kiến thức
tiểu học cũng đơn giản.

Có nhất thiết tất cả phải đạt chuẩn quốc tế?

Thầy Hoàng Ngọc Hùng, giáo viên đội tuyển Anh của trường Phổ thông năng khiếu
(ĐHQG TP.HCM), người đã đào tạo nhiều học sinh giỏi Anh văn quốc gia cho biết:
Tôi rất băn khoăn mục tiêu của Đề án ngoại ngữ đến 2020. Có nhất thiết bắt buộc
tất cả giáo viên dạy ngoại ngữ phải đạt chuẩn quốc tế hay không, khi mà nhiều
điều kiện cho ngoại ngữ phát triển ở Việt Nam, nhất là tiếng Anh chưa đáp ứng
được.

Chẳng hạn, để tiếng Anh phát triển người dân phải có điều kiện sống trong môi
trường nói và viết tiếng Anh nhiều hơn. Hãy thử tưởng tượng, các em HS ở vùng
nông thôn và vùng sâu, vùng xa, có khi cả đời không gặp một người nước ngoài,
vậy thì có nhất thiết và có thể dùng tiếng Anh chuẩn?

Chúng ta liệu có thể có một tờ báo tiếng Anh cho mọi HS và giáo viên đọc, hay
một kênh truyền hình tiếng Anh để phổ cập, hoặc sử dụng nhiều văn bản, giấy tờ
chính thống có thêm tiếng Anh như nhiều nước khác? Cho nên, tôi thấy mục tiêu
này xa vời và có vẻ xa xỉ trong điều kiện Việt Nam.

Theo thầy Hùng, việc chuẩn hoá trình độ ngoại ngữ phải làm từ từ từng bước một,
trước mắt với chính giảng viên dạy ngoại ngữ của các trường sư phạm, các trường
ĐH ngoại ngữ trước, thực hiện chuẩn hoá quốc tế với những giáo viên trẻ, với
những thành phố phát triển, chứ không phải đồng loạt như hiện nay, tạo ra áp lực
nặng nề không đáng có.

Trên trang web của một Khoa trực thuộc ĐHQG Hà Nội có công khai danh sách giáo
viên chưa đạt chuẩn B2, C1. Theo danh sách giáo viên kiểm tra sát hạch trình độ
tiếng Anh ngày 28/5/2011, trong tổng số 27 giảng viên, có tới 15 giảng viên chưa
đạt chuẩn B2, C1. Nếu bắt giáo viên đang đi dạy phổ thông phải đạt chuẩn quốc tế
trong khi chưa có gì đảm bảo rằng, những giảng viên ĐH từng đào tạo họ chưa chắc
đạt chuẩn quốc tế thì có mất công bằng?

Các giáo viên tiếng Anh cho biết, khảo sát năng lực giáo viên dạy ngoại ngữ phải
được đặt trong tổng thể, đằng này, chỉ đòi hỏi giáo viên ngoại ngữ phải đạt
chuẩn quốc tế, đặc biệt ở những vùng còn khó khăn đã tạo ra sự mất hài hoà trong
môi trường giáo dục, gây căng thẳng cho giáo viên dạy ngoại ngữ.

Theo đại diện cơ quan khảo thí Cambridge tại Việt Nam, tỉ lệ người Việt Nam
đỗ chứng chỉ FCE) vào năm 2011 chỉ có 47% (tức là cứ 100 người thi chứng chỉ FCE
thì mới có 47 người đạt yêu cầu), trong khi đó tỉ lệ đỗ FCE của toàn cầu là 98%.
Do vậy, 97% giáo viên THPT, 93% giáo viên tiểu học, THCS ở 30 tỉnh thành làm bài
kiểm tra không đạt mức chuẩn B2, C1 như vừa qua là điều dễ hiểu.

Bài 2: Giáo viên không đạt ‘bút chấm đọc’ sẽ hỗ trợ

  • Hương Giang- Nguyễn Hường- Nguyễn Mai

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/83477/giao-vien-tieng-anh-kho-cham-chuan-quoc-te-.html

Ngành giáo dục phải bớt bảo thủ

Posted: 14 Aug 2012 06:15 AM PDT

- Công nghệ thông tin (CNTT) sẽ mang người thầy giỏi đến với hàng triệu học sinh. Thế nhưng để CNTT thực sự là bước đột phá trong giáo dục, ngành giáo dục cần tái cấu trúc hệ thống, xóa bỏ vùng trũng tiếng Anh và cố gắng hạn chế sự bảo thủ vốn có trong cách tư duy, quản lý…là những ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học tham gia hội thảo "Đổi mới căn bản và toàn diện nền Giáo dục Việt Nam trong môi trường CNTT."

Ts Lê Trường Tùng, hiệu trưởng Trường ĐH FPT

Vị trí của người thầy cao hơn nhưng đừng bảo thủ

"Đưa bất kỳ một công nghệ mới nào vào ngành giáo dục, đặc biệt là công nghệ thông tin, người ta cũng đặt ra vấn đề: Vậy có cần người thầy nữa không? Theo tôi, đây là suy nghĩ rất nông cạn vì vị trí của người thầy không bao giờ mất được trong giáo dục. Chỉ có người thầy phải xác định nhiệm vụ của mình trong thời đại công nghệ thông tin phải thay đổi như thế nào?"- GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học nói.

Ông cho biết, từ cách đây 20 năm, trong hội nghị giáo dục đại học thế giới, UNESCO đã khuyến cáo người thầy khi đứng trước việc đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào giáo dục:

"Người thầy phải làm chủ CNTT. Từ đây, vai trò người thầy đã thay đổi. CNTT có thể truyền thụ kiến thức. Công việc của người thầy giúp các em cách học, cách tiếp cận, cách phân tích, tổng hợp, cách giải quyết vấn đề. Vị trí của người thầy dã cao hơn, khó khăn hơn trước."

Ông Vũ Ngọc Hoàng, phó trưởng ban tuyên giáo Trung ương đồng quan điểm và cho rằng: "CNTT không thay thế được người thầy nhưng một người thầy giỏi cùng với CNTT có thể thay thế cho rất nhiều ông thầy tồi." Một lợi thế lớn, theo ông Vũ Ngọc Hoàng, là khi có CNTT, một người thầy giỏi có thể tiếp cận đến hàng triệu học sinh, chứ không chỉ một vài lớp học, vài trăm em.

Một điều đặc biệt là trong hội thảo lần này, các nhà khoa học đã có nhiều năm gắn bó với ngành giáo dục chỉ ra: "Công nghệ thông tin, không chỉ ở nước ta mà trên thế giới, đều đi vào giáo dục rất chậm. vì bản thân giáo dục là một ngành rất bảo thủ.

Điển hình là ở Việt Nam, sự bảo thủ nằm trong cách quản lý đã biến hai trường ĐH mở được mở ra cách đây 20 năm trở thành hai ĐH "khép". Với cách quản lý có chỉ tiêu thì mới có tài chính, các trường ĐH mở từ bản chất là không tuyển sinh, đầu vào tự do trở thành những trường bình thường khác. Đó là thiếu sót trong khoa học giáo dục.

Nhiều chuyên gia khác cho biết, cách tư duy của những thầy cô vẫn hết sức bảo thủ. Đơn cử như câu chuyện của GS Lâm Quang Thiệp, khi một hiệu trưởng mà ông quen biết đề nghị một giáo viên giỏi trong trường đưa tất cả các bài giảng của họ lên mạng. Giáo viên đó đã đáp lại: "Nếu đưa lên mạng thì còn cần gì tôi nữa?". Cách suy nghĩ đó khiến vị hiệu trưởng phải kêu lên: "Ồ, nếu anh nghĩ là như vậy không cần anh nữa thì quả thật là …không cần anh."

Sự bảo thủ trong ngành giáo dục khiến cho một hệ lụy mà TS Nguyễn Thanh Tuyên- Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ ra rằng: Từ các con, các cháu anh đi học lớp tiểu học đến anh đi học cao học, tất cả đều đọc và chép.

TS Tuyên kể câu chuyện điển hình mà chính anh gặp phải: "Đề tài và bài thi của tôi được giao về kinh tế tri thức, đúng vấn đề tôi nghiên cứu. Nhưng khi tôi viết thì các thầy không chấm được. Họ nói: "Đề tài này không chấm được" và cho 5, 6 điểm gì đó. Tôi nhận ra rằng, nếu làm gì khác các thầy thì sẽ không được điểm cao."

Câu chuyện mới chỉ xảy ra cách đây 2 năm với TS Tuyên khiến cho nhiều nhà khoa học trong hội trường phải lắc đầu và cười buồn.

Vì vây, trở lại vấn dề đưa CNTT vào trường học, các nhà khoa học nhận định rằng, bản thân giáo viên phải nâng cao trình độ của mình để xóa đi thái độ áp đặt về mặt kiến thức và giúp học sinh chọn lọc, xử lý thông tin trong môi trường đa dạng như hiện nay.

Tuy nhiên, trước tiên, cách nhìn nhận của ngành giáo dục đối với CNTT cần phải thích đáng và bàn thảo nghiêm túc, không nên nói một cách chung chung.

Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT- Bộ GD-ĐT còn cho biết, ứng dụng CNTT vào giáo dục mới có thể xây dựng một nền giáo dục mở và quộc tế hóa, đẩy mạnh hội nhập giáo dục. Ông Ngọc cho hay, việc quản lý và đánh giá chất lượng sẽ còn minh bạch hơn nữa khi CNTT là phương tiện xử lý, cung cấp số liệu chính xác nhất, khách quan nhất.
.
Tuy nhiên hiện nay phần nói về CNTT trong các văn bản về đổi mới và cải cách giáo dục còn rất mờ nhạt. Ông Ngọc đề xuất, sắp tới, trong văn bản của bộ GD-ĐT cần có thêm một mục riêng dành cho CNTT.

Thay đổi cả hệ thống giáo dục

Toàn cảnh hội thảo "Đổi mới căn bản và toàn diện nền Giáo dục Việt Nam trong môi trường CNTT."

Là hiệu trường của trường ĐH FPT, TS Lê Trường Tùng tham luận với hội thảo cả một vấn đề lớn. Theo ông, để CNTT không đưa vào giáo dục một cách chắp vá, dẫn đến kém hiệu quả và lãng phí như hiện nay thì cần tái cấu trúc lại hệ thống giáo dục.

Khi đó, CNTT sẽ nằm trong danh sách những kiến thức "xóa mù" mà ông gọi là "Bình dân học vụ 2.0" bao gồm học tiếng Anh, học Tin học . Trong đó, tiếng Anh được ông Tùng coi là vùng trũng cần phải xóa để mỗi người có thể mở cánh cửa tri thức thế giới thông qua CNTT.

Theo TS Lê Trường Tùng, hiện Việt Nam đang tồn tại cấu trúc hệ thống giáo dục chắp vá, khác lạ với thế giới là 1 tiểu-4 trung- 2 cao- 1 đại. Hệ thống này khiến học sinh mất 12 năm học phổ thông, vào ĐH khi 18 tuổi và phải ở lứa tuổi 21-23 mới bắt đầu ra trường làm việc.

Ông Tùng cho rằng, nên cấu trúc lại hệ thống với kiến trúc 1 tiểu-1 trung- 1 cao-1 đại. Trong đó, 5 năm cấp tiểu học và 4 năm cấp trung học, học sinh sẽ có bằng tốt nghiệp văn hóa phổ thông. Kiến trúc này, theo ông Tùng, là hệ thống giáo dục của nhiều nước theo mô hình Anh, được áp dụng rộng rãi tại các nước thuộc khối thịnh vượng chung.

Với mô hình này, GD Việt Nam sẽ phù hợp với hội nhập quốc tế, tương thích với nhiều quốc gia và đảm bảo tính chuyển đổi, sử dụng được tài nguyên học tập và trao đổi giáo dục quốc tế.

Việc định hướng nghè nghiệp sẽ sớm hơn để giải quyết tâm lý xã hội đổ xô chen chúc vào cửa đại học.  Đồng thời, tuổi vào đời sớm hơn sẽ phù hợp với giới trẻ hiện nay, tăng thời gian cống hiến cá nhân cho đất nước và giảm chi phí ăn học cho gia đình, xã hội.

Dù thiết kế ông Lê Trường tùng đưa ra vẫn ở một tương lai xa nhưng nhiều nhà khoa học trong hội thảo chia sẻ nỗi bức xúc trong xã hội mỗi khi đến mùa tuyển sinh. Ở bất cứ cấp học nào, từ mẫu giáo đến đại học, tuyển sinh đầu vào cũng rất khó khăn nhưng đầu ra lại thả lỏng.

Hiện tại, rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau ở các chuyên gia giáo dục hàng đầu như GS Hoàng Tụy, GS Hồ Ngọc Đại, GS Phạm Minh Hạc khiến ngành GD chưa biết lựa chọn con đường nào cho cải cách. Nhưng các nhà khoa học và giáo dục tham gia hội thảo hi vọng giữa những ý kiến trái chiều đó, lãnh đạo Bộ GD-ĐT dám tiếp nhận cái đúng, cái tiên tiến và chấp nhận sự phản bác của các ý kiến khác…

  • Nguyễn Hường (ghi)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/84325/nganh-giao-duc-phai-bot-bao-thu.html

Bằng tại chức: Nghi ngờ là phải!

Posted: 14 Aug 2012 06:15 AM PDT

- Dân Quảng Nam nhà bác công nhận là "hay cãi" thật đấy nhỉ!

- Lần này thì là chuyện gì?

- Thì đấy! Tiếp sau
Đà Nẵng, Quảng Nam nhà bác lại vừa tuyên bố thẳng thừng là không tiếp
nhận công chức tốt nghiệp tại chức là gì!

Nhà văn Nguyên Ngọc

- "Cãi" thế là đúng rồi còn gì! Cứ đứng
trong môi trường đào tạo mới thấu, hậu trường của việc đào tạo tại chức
rất lắm chuyện, nếu không muốn nói là rất lôi thôi. Lôi thôi vô cùng!
Học vì kiến thức thì ít, mà vì lên lương, lên chức thì nhiều. Dạy – vì
thế – cũng dạy qua loa đại khái, theo kiểu "đập búa lấy dấu".

Chưa kể có những chuyện ai cũng biết là
sinh viên trước, hay sau mỗi kỳ thi còn phải đi "khao" thầy… Thế thì rõ
là mua bằng rồi còn gì! Đào tạo thạc sĩ có đâu dễ dãi như mình! Đây, như
trường tôi, năm ngoái, cũng từng nhận được một đề nghị liên kết đào tạo
thạc sĩ chuyên ngành tin học từ một trường ĐH được coi là có uy tín ở
Hà Nội. Nhưng khi nghe nói cái quy trình đào tạo, tôi từ chối ngay, vì
không tin rằng lại có thể kiểm soát được chất lượng đào tạo theo kiểu
đấy… Đấy, đến mình là "người trong nhà" mà còn chả dám tin nhau, trách
gì người ngoài!

- Nghĩa là, một khi người ta bỏ tiền
ra (tức trả lương) mua "hàng" (chất lượng công chức), thì người ta phải
được quyền kén chọn?

- Chứ sao! Nhất là khi bao nhiêu cái
bằng chính quy (dù sao thì cũng còn đáng tin cậy hơn), anh còn chưa dùng
hết! Nói đâu xa như ở trường tôi, có anh tiếng là có bằng thạc sĩ Luật
hẳn hoi (dĩ nhiên là bằng tại chức), vậy mà viết một cái văn bản không
nên hồn, bọn tôi toàn phải viết lại. Gặp phải những trường hợp như thế,
người sử dụng lao động người ta bực, rồi đâm ra nghi ngờ là phải!

- Thế nên, hôm rồi dân tình mới xôn xao trước một lá đơn xin nghỉ học của một cậu học sinh lớp 10 mà chi chít lỗi chính tả…

- Ấy vậy mà khi đọc lá đơn ấy, tôi lại
thấy vui hơn là buồn đấy! Tôi vui vì có một người trẻ biết rõ mình yếu ở
điểm nào và quan trọng là biết dừng lại khi thấy cần thiết, còn hơn là è
lưng mang vác tiếp cái hành trang xộc xệch ấy mà ngông nghênh vào đời.
Đã đành là cậu ấy học nhầm lớp, cậu ấy viết sai chính tả, nhưng mừng là
cậu đã có một quyết định đúng và chắc chắn là không nhầm, khi nó xuất
phát từ sự thành thực và lòng tự trọng – điều mà không ít người học,
người dạy ở ta lúc này rất thiếu.

- Và rất có thể, cậu học sinh xin
nghỉ học ấy sẽ rời trường bằng cái tặc lưỡi: Giờ người ta xin việc bằng
tiếng Anh chứ có ai đi xin việc bằng… tiếng Việt bao giờ!

- Cái tặc lưỡi đấy thậm chí nó có cả ở
trường ĐH nữa đấy! Lên đến ĐH vẫn viết sai ngữ pháp như thường! Mới viết
xong cái mệnh đề phụ đã thấy chấm câu mà không thấy chướng. Là bởi nỗi
anh bị hỏng từ đời nào cái tư duy logic. Thế nên, khi "đặt hàng" các
thầy ở trường mình, tôi  thường nói: Chỉ cần các anh dạy sao cho sinh
viên của tôi sau 4 năm học ĐH phải… viết đúng tiếng Việt. Đơn giản thế
thôi mà chả thấy thầy nào dám hứa, vì nhiều em bị hỏng từ gốc rồi, không
chắc đã nắn chỉnh được…

- Từng bị phân biệt đối xử giữa bằng
công lập và dân lập (chẳng hạn như  trường ĐH Tư thục Phan Chu Trinh
của bác), vậy mà bác vẫn ủng hộ chuyện phân biệt đối xử giữa bằng chính
quy và bằng tại chức sao?

- Hai chuyện đó khác nhau. Vì trên thực
tế, có không ít những trường công lập yếu kém nhưng cũng có những trường
tư thục chất lượng. Nhưng bằng tại chức, so với bằng chính quy thì rõ
ràng là khác nhiều đấy, với cung cách đào tạo tại chức kiểu này! Dù
rằng, nói thế không có nghĩa là tất cả các tấm bằng chính quy đều đáng
tin cậy. Nhưng ít ra thì cũng còn đáng tin cậy hơn tấm bằng tại chức!

- Vậy theo "đơn" của bác thì có nghĩa là "không khuyên dùng"?

- An toàn ra thì đúng là không nên dùng
thật, nếu như tiêu chí tuyển dụng đầu tiên phải là bằng cấp! Có điều,
nếu khéo ra thì chỉ nên lẳng lặng mà làm thôi, hay nói tránh đi một
chút, hơn là, ra hẳn một cái văn bản ở dạng "giấy trắng mực đen" như
thế. Bởi anh làm thế là có lý nhưng không có quyền. Vì theo quy định của
Bộ GDĐT thì bằng tại chức cũng được công nhận như bằng chính quy cơ mà,
đều có giá trị sử dụng như nhau, cớ sao anh lại không tiếp nhận?

- Nhưng như bác nói, và thực tế cũng
cho thấy thì chả có tấm bằng nào (chính quy hay tại chức) là đáng tin
cậy 100% cả, thế thì có nên lấy bằng cấp làm thước đo cho việc tuyển
dụng?

- Các cơ quan nhà nước thì họ vẫn buộc
phải làm thế, nhưng các nhà tuyển dụng (tư nhân hay liên doanh với nước
ngoài…) thì họ gần như bỏ qua chuyện bằng cấp lâu rồi! Và tôi cũng thấy
làm thế là phải. Bằng cấp, theo tôi, có chăng chỉ nên xem là một trong
những kênh tham khảo mà tôi! Hơn thua là thực lực của anh kia, là khả
năng đáp ứng yêu cầu công việc và thái độ lao động…

Vì thực tế bao giờ nó cũng sinh động hơn
các văn bản quy định nhiều! Chẳng phải nước ta từng có một Bộ trưởng Bộ
GDĐT rất giỏi là Tạ Quang Bửu mà không thèm lấy bằng tiến sĩ đấy thôi!
Sài Gòn xưa cũng từng có những ông thầy nức tiếng thậm chí còn chả có
bằng ĐH… Nhưng giờ thì nghe nói từ năm tới, 2013, Bộ GDĐT sẽ làm riết
róng hơn cái chuyện nhất thiết phải có bằng thạc sĩ mới được dạy ĐH.
Trong khi, đầy anh tốt nghiệp cử nhân còn giỏi hơn khối các anh thạc sĩ,
tiến sĩ ở ta. Vì có tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ nào ở ta mà không là bằng
giỏi và xuất sắc đâu! Nói thật, cái anh mà giỏi thì nó đã giỏi ngay từ
bậc phổ thông, chứ không cần phải đợi đến khi làm tiến sĩ!

Nếu khôn ra thì theo tôi còn nên bỏ cả
thi ĐH, như nhiều nước phát triển người ta đã làm, vậy mà nói mãi không
nghe! Chứ có cái lý gì thi tốt nghiệp PTTH thì đạt tỷ lệ tới 98%, mà thi
ĐH lại rớt tới nửa triệu người – như mùa thi vừa rồi!

- Vậy, tóm lại, cái barie "có lý nhưng không có quyền" nói trên của các bác Quảng Nam, theo bác có giá trị gì?

- Theo tôi thì nó có giá trị của một lời
cảnh cáo! Và người có trách nhiệm trả lời câu hỏi đó là Bộ GDĐT chứ
không phải là các địa phương hay các nhà tuyển dụng!


Theo Thư Quỳnh (Đẹp Online)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/84357/bang-tai-chuc---nghi-ngo-la-phai--.html

Điểm chuẩn ĐH Công nghiệp TPHCM, An Giang, GTVT cơ sở 2

Posted: 14 Aug 2012 05:49 AM PDT

 

Điểm chuẩn ĐH Công nghiệp TPHCM, An Giang, GTVT cơ sở 2

Thí sinh đã dự thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, kỳ thi 4-5/7 và 9-10/7 năm 2012, thí sinh đối chiếu điểm xét tuyển, vùng tuyển của các ngành còn thiếu chỉ tiêu (nếu phù hợp với nguyện vọng bản thân th ì nộp hồ sơ và lệ phí đăng ky xét tuyển (ĐKXT) qua đường bưu điện chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên (Địa chỉ: 18-Ung Văn Khiêm, Đông Xuyên, Long Xuyên, An Giang) hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng (KTKĐCL) của Trường. Việc nhận hồ sơ ĐKXT được thực hiện trong 2 đợt theo đúng quy tr ình và thời hạn quy định như sau:  Đợt 1: từ ngày 27/8/2012 đến 17.00 giờ ngày 15/9/2012; Đợt 2: từ ngày 20/9/2012 đến 17.00 giờ ngày 13/10/2012. Trong thời hạn quy định, hàng ngày nhà trường nhận hồ sơ ĐKXT của thí sinh và công bố công khai thông tin về hồ sơ ĐKXT của thí sinh trên trang web của trường.

Hồ sơ xét tuyển là bản chính hoặc bản photo có công chứng (những thí sinh nộp bản photo nếu trúng tuyển thì phải nộp thêm bản chính) Giấy chứng nhận kết quả thi do trường tổ chức thi cấp, lệ phí xét tuyển 15.000đ/1 hồ sơ. Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT. Lệ phí đối với thí sinh rút hồ sơ bằng lệ phí ĐKXT. Thí sinh trúng tuyển đợt 1 đến nhận Giấy báo nhập học từ ngày 22/9/2012; Thí sinh  trúng tuyển đợt 2 nhận Giấy báo nhập học từ ng ày 15/10/2012

 

Điểm chuẩn ĐH Công nghiệp TPHCM, An Giang, GTVT cơ sở 2

 


Điểm chuẩn ĐH Công nghiệp TPHCM, An Giang, GTVT cơ sở 2

Đối tượng đăng ký xét tuyển NV2: Thí sinh đã dự thi ĐH kỳ thi tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2012 theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, không trúng tuyển nguyện vọng 1 ở các trường đăng ký dự thi nhưng có kết quả thi (đã cộng điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên chính sách) cao hơn hoặc bằng điểm xét tuyển nguyện vọng 2 của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các ngành có cùng khối thi.

Hồ sơ đăng kí xét tuyển gồm: Giấy chứng nhận kết quả thi (bản gốc, có đóng dấu đỏ) của trường đã dự thi; Lệ phí xét tuyển: 15.000 đồng; 01 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tiếp tại Trường hoặc qua đường bưu điện (có kèm lệ phí xét tuyển) theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên đến địa chỉ: Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, số 12 đường Nguyễn Văn bảo, P. 4, Q. Gò Vấp, TPHCM.

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-630015/diem-chuan-dh-cong-nghiep-tphcm-an-giang-gtvt-co-so-2.htm

Dân nghèo khốn đốn lo tiền trường cho con

Posted: 14 Aug 2012 05:48 AM PDT

- Giá vật tư, thức ăn chăn nuôi tăng vùn vụt trong khi sản phẩm làm ra giá thấp chưa kể dịch bệnh hoành hành khiến nhiều nông dân khốn đốn lo tiền trường cho con dịp đầu năm. Có gia đình phải cho con nghỉ học.

Làm gì cũng lỗ

Chị Nghiêm Thị Thu, nhà ở xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, Hà Nội cho biết: "Một sào lúa nếu chăm bón tốt được khoảng 2 tạ thóc, giá tốt thì bán được hơn 1 triệu đồng".

Hình ảnh người mẹ nghèo khó Nghiêm Thị Thu và cậu con trai Lê Đức Duẩn (thủ khoa Trường ĐH Dược Hà Nội năm 2012) khiến nhiều độc giả không khỏi xúc động.

Chị Thu cho hay hiện ở xã Hoàng Long rất ít hộ làm nhiều ruộng bởi "càng nhiều ruộng làm càng lỗ vì phải công cán thuê người làm cao, thu không bù chi. Đấy là chưa kể những vụ mùa thất bát hay phải dùng nhiều thuốc trừ sâu". 

Tương tự, ở xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, nông dân cũng không còn mặn mà với đồng ruộng. Họ hoặc cho không người khác làm hoặc bỏ đất trống. Nhiều người xoay sang hướng chăn nuôi cũng bết bát vì giá thức ăn tăng, giá bán lại quá rẻ.

Chị Lê Thị Hồng Nhâm chia sẻ: "Năm ngoái, gia đình tôi nuôi gần chục con lợn thịt. Nuôi đến 60kg/con hết 6 bao cám giá gần 2 triệu đồng, chuẩn bị được bán thì gặp dịch chết gần hết".

Nhà chị Nhâm có thêm ao cá mè giống nhưng giá cũng giảm mạnh: từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng/kg; nay chỉ còn 7.000 đồng đến 8.000 đồng/kg". Năm nay mưa liên miên, bờ kè thấp nên số cá thả bị thất thoát rất nhiều.

Cũng như nhiều hộ gia đình ở xã Bình Dượng, chị đã bỏ nuôi lợn thịt vì lỗ nặng, cá thả cầm chừng. Nhà chị hiện chỉ nuôi 2 lợn nái với hy vọng thu lãi từ việc bán lợn con giống.

Tại xã miền biển Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhiều ngư dân cũng chật vật vì tình hình lạm phát. Chị Lê Thị Phượng, một chủ tàu cá trung bình cho biết: "Năm nay, cá đánh được không nhiều, giá bán bấp bênh mà chi phí đắt, công thuê thợ cao nên tiền lãi khá ít".

Đầu năm 2007, trong chuyến ra khơi tàu cá của gia đình chị va chạm với tàu cá khác và bị chìm. Suốt từ đó tới nay gia đình chị gánh thêm khoản vay gần tỷ đồng để đóng mới tàu và tiền trả cho nhân công.

Những người ít đất phải đi làm thuê cho các tàu cá như bác Lê Văn Nhất (cũng ở xã Hoằng Trường) cộng cả thu nhập đi làm muối của người vợ mỗi tháng cũng chỉ được gần 500.000 đồng.

Bán đến hạt thóc cuối cùng lo học cho con

Hay tin con đỗ đại học, chị Thu đã phải bán hết số thóc hơn 5 tạ của 5 sào ruộng lấy hơn 1 triệu đồng và vay thêm của chi hội phụ nữ ở địa phương được gần 7 triệu chuẩn bị cho con nhập học. Đấy là chưa kể cậu con trai út của chị hiện cũng vào lớp 7 với bao khoản thu chưa biết lấy tiền đóng từ đâu.

Để có tiền đóng học đầu năm và phụ giúp gia đình, nhiều em nhỏ đã phải phiêu bạt lên thủ đô để kiếm sống. (Ảnh chụp ở xóm lao động trên phố Nguyễn Phúc Lai, Hà Nội).

Chuẩn bị vào đầu năm học, trường tiểu học nơi con chị Phượng đang theo học ở Hoằng Trường đã thu 700.000 đồng tiền đồng phục, học thêm, sách vở của phụ huynh. Chị cho  biết vào đầu năm, trường sẽ thu thêm hơn 1 triệu đồng các khoản phí khác.

Cô con gái đang chuẩn bị lên lớp 12 của gia đình chị hiện đang học trường ngoài công lập. Năm 2011, nguyên tiền đầu năm chị phải đóng cho con 4,6 triệu đồng chưa kể tiền học thêm gần 700.000 đồng/tháng. Cậu con trai cả của gia đình chị qua hai lần thi đại học không đỗ, năm nay vẫn quyết tâm lên thành phố Thanh Hóa ôn thi.

Người mẹ của ba đứa con thở than: "Năm nay làm ăn khó khăn, giá cả tăng chóng mặt mà tiền học cho con cũng theo đà trượt giá. Tôi tính nguyên tiền đầu năm cho ba con hết hơn 8 triệu đồng".

Tương tự, chồng chị Nhâm cũng phải đi phụ hồ kiếm thêm tiền cho hai con trai: một học cao đẳng tại Hà Nội, một lên lớp 5 trường làng. Vừa qua vợ chồng chị cũng phải vét nốt số cá mè giống ở ao, bán được hơn 500.000 đồng lo tiền học cho con.

Lợn thịt bán ra giá chỉ 30.000 đồng/kg đến 35.000 đồng/kg nhưng giá ở chợ vẫn từ 90.000 đồng/kg đến 100.000 đồng/kg nên nuôi lợn đấy mà lâu lâu chị Nhâm mới dám mua ít thịt ba chỉ thái mỏng cho con ăn.

Cực chẳng đã, gia đình bác Nhất đã phải cho hai người con: một lên 8 tuổi, một lên 10 tuổi nghỉ học vì nghèo khó.

Những đứa trẻ không có mùa hè

Để có tiền đóng học đầu năm và phụ giúp gia đình, nhiều em nhỏ đã phải phiêu bạt lên thủ đô để kiếm sống. Có mặt ở xóm lao động nghèo ở phố Nguyễn Phúc Lai, Hà Nội tôi gặp nhiều em nhỏ như thế.

Mới học lớp 8 nhưng cậu bé Trần Ngọc Anh đã có 4 năm hè ra thủ đô bán hàng cùng bà nội. Cậu bé có số phận hẩm hiu khi bố mẹ em chia tay lúc em chỉ mới 6, 7 tuổi. Nắng gió miền biển khiến người em đen cháy, gầy nhẳng so với tuổi 14 của mình.

Cực chẳng đã những người như chị Trần Thị Thủy (36 tuổi) mới phải dắt cả hai con gái (đứa lớp 9, đứa lên lớp 6) ra Hà Nội cùng bán hàng rong với mẹ.

Là con cả trong gia đình 3 chị em, sau 4 năm đi bán hàng cùng mẹ giờ Trần Thị Nga đã tách mẹ để đi bán một mình. Cô bé 15 tuổi với mái tóc dài, gương mặt bầu bĩnh lí nhí: "Sau này cháu muốn làm nhà văn hay nhà báo. Cháu đã viết nhật ký về cuộc sống của mẹ và những người ở đây".

Gần 10 năm nay, chị Nga hết đi vào Nam rồi lại ra Bắc bán hàng rong. Vài năm trở lại đây, chị quyết định sẽ bán hàng rong ở Hà Nội "vì đỡ tiền tàu xe thì về thăm các con được nhiều hơn".

Chị tần ngần rồi quả quyết khi được hỏi sau này các con muốn học và thi đỗ vào đại học sẽ cho con học tiếp không: "Tôi sẽ cố gắng nuôi con đến khi nào không thể đi tiếp được thì mới thôi".

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/84381/dan-ngheo-khon-don-lo-tien-truong-cho-con.html

Comments