Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chương trình dành cho sinh viên An Giang

Posted: 03 Aug 2012 12:53 AM PDT

Tỉnh đoàn An Giang triển khai chương trình cấp học bổng y tế Nguyễn Văn Hưởng và học bổng khoa học kỹ thuật cho sinh viên của tỉnh học ngành y, dược, thủy sản, môi trường và các khoa học kỹ thuật tại các trường phía nam.

Liên hệ Ban Thanh thiếu nhi trường học của Tỉnh đoàn – 24 Tôn Đức Thắng, P.Mỹ Bình, TP.Long Xuyên (An Giang) để biết chi tiết và nộp đơn từ nay đến ngày 25.9.

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120802/Chuong-trinh-danh-cho-sinh-vien-An-Giang.aspx

Muôn kiểu tận thu gắn mác ‘tự nguyện’

Posted: 03 Aug 2012 12:53 AM PDT

– Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của dân cư từng nơi mà mỗi trường học
lại có những hình thức "tận thu" từ các loại hình dịch vụ trên danh nghĩa "tự
nguyện" nhưng phụ huynh bắt buộc phải tham gia.


Những hình ảnh quảng cáo xuất hiện nhan nhản trong khuôn viên
các trường học hiện nay. Ảnh chụp tại một số trường tiểu học, THCS tại Hà Nội.

 

Từ chuyện học

Chị Thu, nhà ở huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc có con chuẩn bị vào lớp 1 than
thở: "Suốt mấy tháng hè cháu không được nghỉ mà phải tới trường. Các cô ở trường
tiểu học yêu cầu vào lớp 1 thì phải biết ghép chữ, ghép vần. Từ "quy định" này
nên phụ huynh dù không muốn cũng đành ngậm ngùi đưa con tới lớp học chữ".

Gia đình làm nông nghiệp, 4 miệng ăn trông cả vào mấy sào ruộng nên mức thu
5.000 đồng/buổi/học sinh với vợ chồng chị Thu cũng là khoản đóng góp không hề
nhỏ. Với mỗi cháu 150.000 đồng/tháng, một lớp hơn 40 cháu đã thu về 6 triệu
đồng.

"Nhiều hôm đón con thấy cháu mệt, cứ tựa mặt vào mẹ mà ngủ suốt đường về phụ
huynh nào cũng thương con mà không dám thắc mắc với giáo viên. Không biết vào
năm học trường có đề ra những thoản thu gì khác nữa" – chị Thu tâm sự.

Trong lá thư và cuộc trò chuyện với PV, chị Thủy có con chuẩn bị lên lớp 5
một trường tiểu học tại Mai Động, Hà Nội không khỏi xót xa: "Vừa kết thúc năm
học các cháu chưa kịp nghỉ hè thì con tôi, lớp 4 chọn đã phải học thêm hè ngay
từ 1/6, tuần học 3 buổi, sang tháng 7 thì một tuần học 6 buổi.

Mặc dù lớp này là lớp phải học những bài học nâng cao và cần nhiều thời gian
hơn các lớp trong khối nhưng chúng tôi nghĩ rằng các cháu còn là những mầm non
đang ở độ tuổi lớn. Vì vậy vẫn cần thời gian cho các cháu nghỉ ngơi, để hưởng
thụ tuổi thơ, được nghỉ một mùa hè bổ ích và lý thú nên không cần thiết phải học
thêm quá nhiều như hiện nay".

Với đồng lương công chức, mỗi tháng vợ chồng chị đã phải chi ra 1 triệu đồng
cho con học thêm hè. Mỗi lớp "chọn" như vậy có trên dưới 50 học sinh.

Chị Minh, có con chuẩn bị vào lớp 1 tại một trường tiểu học công lập thuộc
quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: "Trường có mở 2 lớp tương tác. Qua tìm hiểu
mình thấy mô hình lớp học này có những ưu điểm hơn lớp học thường nên đăng ký
cho con học. Tuy nhiên mức tiền đóng cũng khá cao: từ mua máy chiếu, phần mềm
học, bảng tương tác,…là 5 triệu đồng/cháu/5 năm. Trường yêu cầu đóng 1 lần".

Trong khi đó, qua tìm hiểu ở Trường TH Thành Công B, quận Ba Đình chị Minh
được biết mức phí này chỉ là 2.790.000 đồng/cháu/5 năm. Phụ huynh cũng được đóng
làm hai đợt.

Thêm một khoản thu khác chị Minh phải đóng góp "tự nguyện" cho trường là 2
triệu đồng "cảm ơn" thầy cô vì con chị vì học trái tuyến.

Đến những khoản bắt buộc phải…tự nguyện

Với chị Thủy, con vào lớp chất lượng cao cũng đồng nghĩa với việc phải đóng
nhiều tiền hơn. "Cứ vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 hàng năm cháu lại về nhà giục
bố mẹ phải đóng tiền sớm để con có sách nâng cao cho năm học mới. Sách nâng cao
loại gì, của nhà xuất bản nào đều do trường tự quyết và quán triệt tới giáo
viên. Như năm 2011 con mình phải đóng 400.000 đồng để mua một bộ sách như thế".

Chị Thủy không khỏi băn khoăn: "Sách đó, tiền đó trường không thể không có ít
nhiều phần trăm được đối tác trích lại cho(?)".

Một phụ huynh có con học THPT ở quận Cầu Giấy tâm sự: "Trường cháu học hè nào
cũng tổ chức học kỳ quân đội. Mỗi khóa từ 4 triệu đến 5 triệu đồng. Các cô bảo
tự nguyện nhưng nói thêm "các cháu khác đều đi cả" thì ai dám nói không. Đây là
hoạt động liên kết, mình nghĩ nếu không được gì thì liệu trường có làm hào hứng
như vậy?".

Một phụ huynh có con đang học lớp 3 ở một trường tiểu học khác thuộc quận Ba
Đình cho biết: "Năm vừa rồi trường nói nhiều lớp thiếu điều hòa nên mỗi phụ
huynh phải đóng từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng lắp điều hòa cho con. Tiền tất
nhiên trường thu thông qua hội cha mẹ học sinh để cho minh bạch".

"Vừa rồi điều hòa hỏng vì đường dây điện quá nhỏ, quá tải trường cũng không
sửa và nói "cái này phụ huynh phải lo". Mà đây đâu phải việc của phụ huynh.
Nhưng không lẽ cứ nhìn con mồ hôi nhễ nhại ngồi học trên lớp" – anh này bức xúc.

Chị Thủy bổ sung: "Đó là chưa kể mỗi lần trường phát động phong trào kế hoạch
nhỏ, yêu cầu mỗi cháu học sinh phải tham gia ít nhất 3kg đến 4kg giấy vụn. Cháu
nào góp nhiều sẽ được biểu dương. Vì thế nên mình nhớ có vị mang tới 30kg đến
40kg giấy tới để đóng cho con. Như vậy có còn là "kế hoạch nhỏ" và có khuyến
khích tinh thần tự nguyện?"

Bài 6: Phụ huynh ‘méo mặt’ với phí trường tư

  • Phong Đăng

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/82758/muon-kieu-tan-thu-gan-mac--tu-nguyen-.html

40% giáo viên không muốn theo nghề

Posted: 03 Aug 2012 12:52 AM PDT

40% giáo viên không muốn theo nghề

TT – Công tác đào tạo giáo viên phổ thông hiện nay đang chồng chéo, kém hiệu quả, mạnh ai nấy làm – đó là vấn đề được nhiều ý kiến bức xúc nêu lên tại hội thảo khoa học "Cải cách công tác đào tạo giáo viên phổ thông" do bà Nguyễn Thị Bình – nguyên phó chủ tịch nước, nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT – chủ trì, diễn ra tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM ngày 2-8.

Các ý kiến từ hội thảo đã quan tâm toàn diện đến vấn đề đào tạo giáo viên phổ thông. Nhiều giáo viên yếu kém năng lực nghề nghiệp và không tha thiết với nghề. Một kết quả khảo sát được nêu tại hội thảo cho thấy: có trên 40% được khảo sát cho rằng nếu được chọn lại nghề, họ sẽ không theo nghề sư phạm.

Một trong những giải pháp nêu ra từ hội thảo: ngành sư phạm cần nguồn tuyển sinh đầu vào chất lượng cao hơn, nếu chỉ tuyển sinh với ba môn thi như hiện nay không thể có nguồn giáo viên tốt nhất, phù hợp nhất với nghề đặc biệt này. Giải pháp khác đề nghị sắp xếp lại hệ thống cơ sở đào tạo sư phạm, tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên thay vì chỉ tập trung đào tạo như hiện nay, cũng như cần chế độ chính sách phù hợp hơn với nhà giáo, sinh viên sư phạm và cả giảng viên các cơ sở đào tạo sư phạm.

PHÚC ĐIỀN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/504835/40-giao-vien-khong-muon-theo-nghe.html

GS-NGND Nguyễn Lân Dũng: “Thế hệ tôi không đòn roi vẫn thành đạt”

Posted: 03 Aug 2012 12:52 AM PDT

Không có cơ sở để nói có “đánh mới dạy được”

- Hiện tại, các nhà giáo dục vẫn nói ra rả rằng đòn roi là phương pháp phản giáo dục, không nên sử dụng vì sẽ ảnh hướng đến tâm sinh lý của trẻ em. Trong thực tế đã có những người lớn lên với những ký ức về đòn roi của người thầy… Vậy với những cá nhân đặc biệt, bạo lực có được coi là một phương pháp giáo dục không, thưa ông?

Đòn roi là di sản của chế độ giáo dục phong kiến lạc hậu. Câu ca dao từ rất xưa “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” chỉ nên hiểu là cần nghiêm khắc giáo dục con cái, học sinh, chớ nên nuông chiều quá mức.

Không có nguyên tắc nào cho phép thầy cô giáo được dùng đòn roi trong giáo dục. Mục 2, Điều 5 của Luật Giáo dục ghi rõ: Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Dùng đến đòn roi thì còn đâu là phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh?

Công ước về Quyền trẻ em với 193 nước ký kết và có hiệu lực từ ngày 2/9/1990 đã nêu roc trong 4 quyền của trẻ em có quyền được bảo vệ. Công ước còn xác định : Tất cả các Quyền và nghĩa vụ được nêu trong Công ước đều được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử.

Như vậy việc sử dụng đòn roi trong giáo dục cả ở nhà lẫn ở nhà trường không chỉ phản khoa học mà còn đi ngược lại những nguyên tắc của Luật Giáo dục và Công ước về Quyền trẻ em. Ở Mỹ và một số nước khác người dùng roi vọt với con trẻ còn bị coi như vi phạm pháp luật hình sự.

GS-NGND Nguyễn Lân Dũng.

- Nói rộng ra trong ngành giáo dục, tại sao ở nước ta, chúng ta thường xuyên phải nghe những câu chuyện người thầy sử dụng bạo lực trong học đường, cả tinh thần lẫn thể xác. Nhưng đây là chuyện hiếm nghe ở các nền giáo dục khác, đặc biệt là phương Tây. Theo ông, vì sao có sự khác nhau này?

Nước ta thoát thai từ một chế độ phong kiến, tiếp đó là một nền giáo dục của chế độ thực dân. Vì vậy những ảnh hưởng đòn roi không chỉ còn gặp trong nhà trường mà còn rất phổ biến trong các gia đình, nhất là trong các gia đình bố mẹ có trình độ học vấn thấp.

Chuyện xưa kể rằng Hàn Bá Du, người đất Lương ở đời nhà Hán.Bá Du mồ côi cha, thờ mẹ rất có hiếu. Những khi có lỗi bị mẹ đánh, ông vẫn tươi cười. Một hôm phải đòn, ôm mặt khóc. Mẹ hỏi:  Mọi khi mẹ đánh, con biết lỗi, nhận ngay. Lần này sao con lại khóc dai thế ? Bá Du quì thưa:  Mọi khi mẹ đánh, con thấy đau, con biết mẹ còn mạnh khoẻ, con mừng. Lần này mẹ đánh con, con thấy không đau mấy, con biết sức mẹ đã yếu, nên con nghĩ thương mẹ mà khóc. Chuyện này cốt nêu lên lòng hiếu thảo với mẹ và cũng phản ánh chuyên Yêu cho roi cho vọt của thời phong kiến.

Các nước tiến bộ hầu như không ai đánh con, dù không phải bằng roi vọt mà một cái tát tai mạnh hầu như cũng hiếm gặp.

- Ngành giáo dục chủ trương không dùng đòn roi trong giáo dục nhưng nhiều giáo viên cho biết, có những học sinh cũng phải đánh mới dạy được. Vậy ngành giáo dục có đang duy ý chí?

Chả có cơ sở khoa học nào chứng minh cho chuyện “có những học sinh cũng phải đánh mới dạy được”. Ngược lại kinh nghiệm cho thấy tình trạng nhờn đòn là rất phổ biến trong trẻ em. Càng đánh càng nhờn, không biết sợ hãi mà chỉ thêm ác cảm , thậm chí thù ghét người sử dụng đòn roi.

Tôi lớn lên dưới mái trường sau cách mạng nên chưa bao giờ gặp trường hợp thày cô giáo dùng đòn roi. Thiếu gì hình phạt khác thích hợp cho các lứa tuổi khác nhau: bắt xin lỗi, bắt chép bài, bắt đứng quay mặt vào tường, yêu cầu gặp phụ huynh, khiển trách ghi học bạ…

Không cứ thầy cô giáo mà trong từng gia đình biện pháp đòn roi rất ít tác dụng so với những lời khuyên răn xuất phát từ tấm lòng yêu thương con trẻ.

Thế hệ tôi không đòn roi vẫn thành đạt

- Đòn roi khó mất đi trong giáo dục nhà trường và gia đình  có phải tâm lý và tính cách của người Việt, văn hóa giáo dục lâu đời của người Việt đã coi đòn roi là một phương pháp giáo dục con người?

Những người sống trong chế độ cũ đều đã cao niên hay đã về chốn vĩnh hằng. Nhưng thói giáo dục bằng đòn roi còn phổ biến trong gia đình và hãn hữu còn gặp trong trường học. Lỗi là tại người lớn.

Nhiều khi thày cô giáo, cha mẹ thiếu quan tâm làm gương để học trò và con cái thật sự thương yêu, cảm phục, biết noi gương và tránh những việc xấu xa hoặc lười nhác. Gia phong dần mất đi trong những gia đình chỉ quan tâm làm giàu hoặc chạy chức, chạy quyền, ít dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con cái.

Những thày cô giáo thiếu thật lòng thương yêu học sinh sẽ làm mất đi sự kính trọng cần có trong tâm hồn lớp trẻ. Không yêu quý, kính trọng thầy cô thì làm sao có thể nghe lời khuyên bảo của thày cô, làm sao biết tự giác học hành, tự giác trau dồi đạo đức?

- Trong cuộc sống, dạy học sinh hoặc sinh viên, có lúc nào ông  muốn đánh chúng? Lúc đó, ông sẽ xử lý như thế nào?

Tôi dạy ở ĐH Tổng hợp từ khóa I. Sinh viên khóa ấy phần lớn nay đã là giáo sư, tiến sĩ. Có một năm dạy ở Trường Trung cấp Nông lâm TW khóa III. Học sinh của tôi có cả nguyên Bộ trưởng Lê Huy Ngọ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn An Vinh…. Vì vậy tôi không tiếp xúc với học sinh ít tuổi.

Lúc đi học, chưa bao giờ chúng tôi biết đến hiện tượng đòn roi. Chính vì vậy tôi rất dị ứng với cảnh thầy cô giáo hay cha mẹ dùng đòn roi để dạy dỗ học sinh hay con cháu.

Đại gia đình tôi có 65 người. Chúng tôi mỗi năm thường xuyên tổ chức gặp gỡ nhau trong những ngày giỗ , tết, hoặc cùng đi nghỉ hè với nhau thật vui vẻ và tự thấy tất cả con cháu đều ngoan ngoãn, nhiều đứa thành đạt, vậy mà có gia đình nào phải dùng đến biện pháp đòn roi đâu?

- Có cách nào để hạn chế lối dạy con đã thành “truyền thống” này trên phạm vi rộng rãi không, thưa ông?

Ở nông thôn cha mẹ ít thời gian chăm sóc con cái. Trong khi đó trình độ văn hóa của họ còn thấp nên phổ biến vẫn dùng đòn roi.

Cần tuyên truyền rộng rãi để người dân hiểu rõ đòn roi không những không có tác dụng mà nhiều khi còn phản tác dụng. Khi đã nhờn đòn và ác cảm với bố mẹ thì sẽ rất nguy hiểm đến tương lai con cái.

- Xin cảm ơn ông!

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-625583/gsngnd-nguyen-lan-dung-the-he-toi-khong-don-roi-van-thanh-dat.htm

Điểm chuẩn dự kiến vào Trường ĐH Cần Thơ

Posted: 03 Aug 2012 12:52 AM PDT

Điểm chuẩn dự kiến vào Trường ĐH Cần Thơ

TT – Ngày 2-8, lãnh đạo hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Cần Thơ cho biết dự kiến điểm chuẩn trúng tuyển vào các ngành của Trường ĐH Cần Thơ năm 2012 sẽ tăng 0,5-2 điểm so với năm 2011 tùy ngành.

Trong đó, ngành giáo dục thể chất dự kiến có mức điểm chuẩn cao nhất (21 điểm). Tiếp theo là các ngành: kinh doanh quốc tế, hóa học (19,5 điểm); kế toán (19 điểm); ngôn ngữ Anh, luật, công nghệ sinh học (18,5 điểm); sư phạm hóa học, sư phạm ngữ văn, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, kinh doanh thương mại, tài chính – ngân hàng (18 điểm); Việt Nam học, marketing, bảo vệ thực vật, quản lý tài nguyên và môi trường (17 điểm)…

Riêng các ngành đào tạo tại khu Hòa An (tỉnh Hậu Giang), ngành luật dự kiến có mức điểm chuẩn cao nhất (16 điểm), các ngành còn lại dự kiến điểm chuẩn bằng điểm sàn của bộ.

THANH XUÂN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/504836/Diem-chuan-du-kien-vao-Truong-DH-Can-Tho.html

100 thí sinh có điểm thi ĐH, CĐ cao nhất nước

Posted: 03 Aug 2012 12:52 AM PDT

– Bộ GD-ĐT vừa thống kê 100 thí sinh có điểm thi ĐH, CĐ năm 2012 cao nhất nước
từ 28,25 điểm trở lên. Theo đó, khối B có số lượng thí sinh điểm cao nhất. Kế
đến khối A.

 

Trường ÐH Y Dược TP.HCM là trường đứng đầu về số thí sinh đạt điểm cao với 47
thí sinh nằm trong "top" 100.

Trong số hơn 262 trường ĐH, CĐ công bố điểm thi đã có 2 thủ khoa điểm 30/30.
Hai thủ khoa gồm: thí sinh

Nguyễn Kim Phượng
, quê tỉnh Lâm Ðồng, dự thi khối B (ÐH Y Dược TP.HCM) và

Trần Xuân Bách
, học sinh Trường
THPT Quảng Oai (huyện Ba Vì, Hà Nội) thủ khoa ĐH Y Hà Nội.

Dưới đây là danh sách 100 thí sinh có điểm thi đại học 2012 cao nhất nước:

Trường
Họ và tên
Ngày sinh
SBD
Tỉnh
Môn 1
Môn 2
Môn 3
Tổng điểm
YDS
Nguyễn Kim Phượng
04-09-94

B18362

42
1000
1000
1000
3000
YHB
Trần Xuân Bách
25-09-94

B818

1B
1000
1000
0975
2975
YDS
Dư Quốc Minh Quân

06-04-94

B2402

02
0950
1000
1000
2950

YHB

Phạm Đức Thịnh

28-11-94

B9718

21
0975
1000
0950
2925
CCP
Nguyễn Anh Kiệt
02-01-94

A732

39
0975
1000
0950
2925
QSY
Trần Hữu Chí
15-09-94

B239

37
0925
1000
0975
2900
YDS
Lê Trần Thảo Vy
23-07-94

B40473

37
0950
1000

0950

2900
YDS
Huỳnh Công Trung
26-11-94

B3430

53

0950

1000
0950

2900

YDS
Dương Khắc Nhật

01-01-94

B30090

60
0950
1000
0950
2900
YDS
Trần Thanh Nam
14-08-94
B30077
60
0950
1000
0950
2900
HTC
Phạm Thành Công
02-12-94
A984
21
1000
0950
0950
2900
YDS
Phạm Nguyệt Minh
24-09-94
B41541
37
0950
1000
0950
2900
YHB
Trần Văn Đông
18-12-94
B2328
1B
0925
1000
0975
2900
YDS
Nguyễn Thị Mai Anh
30-11-94
B17625
02
0925
0975
1000
2900
YDS
Bùi Lê Mạnh Hùng
14-07-94
B1123
49
0950
1000
0950
2900
YDS
Huỳnh Phạm Anh Trúc
10-04-94
B18725
49
0925
1000
0975
2900
YHB
Trương Đình Đức
24-03-94
B18725
49
0925
1000
0975
2900
NTH
Nguyễn Ngọc Thiện
14-07-94
A2361

0950
0975
0975
2900
DKH
Lê Đức Duẩn
06-04-94
A362
1B
0975
0950
0975
2900
YDS
Nguyễn Trần Anh Tuấn
06-09-92
B3565
02
0950
1000
0950
2900
YDS
Trần Thị Vân Trinh
20-09-94
B50290
32
0950
1000
0950
2900
YDS
Đường Ngọc Lan
07-09-94
B30054
64
0950
1000
0950
2900
CGT
Phạm Duy Thạnh
26-10-94
A4289

0950
0975
0975
2900
DKH
Nguyễn Thanh Long
02-12-94
A3727
29
0950
0975
0950
2875
QSB
Võ Văn Huy
26-09-93
A2758
39
1000
0925
0950
2875
YDS
Dương Đình Đức
21-10-94
B50296
31
0975
1000
0900
2875
CES
Trần Thị Phượng Loan
15-02-94
A7799

1000
0925
0950
2875
YDS
Trần Nguyễn Trúc Linh
09-11-93
B1508
46
0975
0975
0925
2875
YDS
Trần Ngọc Hương Giang
18-10-94
B10107
46
0950
0975
0950
2875
CTS
Trần Vĩnh Sơn
11-04-94
A11125
38
0950
0975
0950
2875
YHB
Mai Trần Hạnh Linh
11-12-94
B5993
26
0975
0975
0925
2875
DKH
Doãn Trung San
17-02-94
A2344
22
0925
0950
1000
2875
YDS
Lê Thanh Hoàng
10-12-94
B41411
34
0975
0900
1000
2875
YHB
Doãn Trung San
17-02-94
B8724
22
0950
0975
0950
2875
KHA
Dương Công Tráng
20-04-94
A10731
28
0875
1000
1000
2875
QST
Trần Thị Trúc Quỳnh
06-04-94
B10399
56
0925
1000
0950
2875
YDS
Phạm Duy Hiền
19-03-94
B41392
39
0950
0975
0950
2875
YHB
Nguyễn Xuân Việt
11-12-94
B11946
22
0950
0975
0950
2875
DYH
Trần Công Chính
20-01-94
B4566
1B
0950
0900
1000
2850
CKC
Lê Hoàng Lâm
23-06-94
A6436
02
0925
1000
0925
2850
YDS
Trần Tiến Thịnh
01-08-93
B12842
02
0925
1000
0925
2850
YDS
Nguyễn Tuấn Vũ
14-09-94
B3879
02
0950
1000
0900
2850
YDS
La Văn Minh Tiến
04-06-94
B3163
02
0950
0925
0975
2850
YDS
Nguyễn Bách
18-03-94
B30009
55
0975
0875
1000
2850
YHB
Đinh Thị Dung
03-05-94
B1670
25
0900
1000
0950
2850
DKH
Nguyễn Thị Huyền
01-08-94
A1152
07
0875
1000
0975
2850
YDS
Bùi Hồng Ngọc
14-12-94
B41573
37
0950
1000
0900
2850
YDS
Phan Phụng Trí
17-03-94
B3492
42
0900
1000
0950
2850
CCS
Lê Hữu Chung
28-07-94
A169
44
0925
0975
0950
2850
YHB
Nguyễn Thị Ngọc Nga
13-01-94
B7063
15
0950
0975
0925
2850
KHA
Hoàng Văn Duy
21-12-94
A1697
1B
0950
0925
0975
2850
YCT
Phan Lê Hoài Ân
01-02-94
B391
55
0950
0950
0950
2850
YDS
Nguyễn Thị Thúy Quỳnh
13-12-94
B2484
49
0950
0950
0950
2850
YHB
Nguyễn Đình Nam
05-08-94
B6913
21
0975
0900
0975
2850
DYH
Trần Công Chính
20-01-94
B4566
1B
0950
0900
1000
2850
YHB
Phan Đăng Trung
21-09-94
B14325
29
0900
1000
0950
2850
YHB
Nguyễn Đình Giang
04-04-94
B13067
29
0900
1000
0950
2850
YHB
Hoàng Xuân Minh
30-06-94
B6767
28
0925
1000
0925
2850
YHB
Vũ Đăng Biên
26-08-94
B894
28
0950
0950
0950
2850
YHB
Trần Thị Khánh Liên
30-06-94
B13505
30
0875
0975
1000
2850
YHB
Lê Mạnh Tăng
24-05-94
B9037
1A
0950
0950
0950
2850
NTH
Hoàng Đình Quang
19-09-94
A2037

0875
0975
1000
2850
NTH
Cao Thị Thùy Linh
15-12-94
A1503

0900
0950
1000
2850
NTH
Nguyễn Đăng Khánh
08-08-94
A1305

0900
0975
0975
2850
DKH
Trần Tuấn Minh
11-11-94
A1796
1A
0900
1000
0950
2850
YHB
Nguyễn Văn Nghĩa
12-02-94
B7246
25
0950
0925
0975
2850
YHB
Hoàng Mai Phương
04-05-94
B8211
28
0975
0900
0975
2850
NTH
Đặng Quốc Huân
12-07-94
A3313

0900
0975
0950
2825
NTH
Phạm Thị Quỳnh
08-07-94
A2095

0950
0950
0925
2825
NTH
Nguyễn Tài Thu
16-02-94
A2388

0925
0975
0925
2825
DKH
Bùi Thị Phương Anh
02-07-94
A3331
03
0900
0950
0975
2825
SPH
Lê Thành Đạt
24-01-94
A1844
17
0950
0950
0925
2825
YDS
Lê Văn Nam
14-09-94
B1747
04
1000
0900
0925
2825
YDS
Phạm Ngọc Minh
19-09-94
B1697
41
1000
0900
0925
2825
CES
Nguyễn Ngọc Hùng
17-10-94
A5790

1000
0900
0925
2825
BKA
Lưu Thế Anh
29-09-94
A309
26
0925
0950
0950
2825
YHB
Ngọ Văn Thảo
10-09-94
B9295
18
0950
1000
0875
2825
YHB
Lê Thị Kiên
18-04-94
B5417
28
0950
0925
0950
2825
YHB
Trần Việt Hoàng
10-07-94
B4028
28
0925
0975
0925
2825
YHB
Vũ Thị Kiều Anh
10-09-94
B438
21
0950
0925
0950
2825
YHB
Lưu Quyền Anh
25-03-94
B451
22
0925
0950
0950
2825
YHB
Nguyễn Ngọc Thiện
14-07-94
B9677
21
0875
1000
0950
2825
QHT
Bùi Đình Anh
07-01-94
A17006
03
0900
0950
0975
2825
YDS
Võ Thái Duy
21-05-94
B503
53
0900
1000
0925
2825
YDS
Võ Bảo Duy
25-08-94
B500
49
0950
0925
0950
2825
YDS
Đào Ngọc Hiền Tâm
25-10-94
B12319
51
0925
0975
0925
2825
YDS
Nguyễn Hải Đăng
25-02-94
B30171
51
1000
0900
0925
2825
YDS
Trần Đăng Quang
25-04-94
B12115
52
0950
0900
0975
2825
YHB
Ngô Thị Thúy Hà
21-09-94
B2699
1B
0900
1000
0925
2825
CDT
Nguyễn Hữu Trung
23-10-94
A7049
1B
1000
0925
0900
2825
CTK
Tống Thị Hồng Ngọc
28-04-94
A2997
1A
0950
0875
1000
2825
YHB
Nguyễn Duy Thanh
03-07-94
B9053
1B
1000
0875
0950
2825
KHA
Trần Hữu Dũng
20-09-94
A12284
03
0900
0975
0950
2825
DHY
Lê Nguyễn Thọ Khang
24-04-94
B64842
04
0950
0950
0925
2825
YDS
Lê Thị Bích Trang
04-11-93
B3264
42
0925
0950
0950
2825
CES
Trần Công Hơn

A5303

0975
0950
0900
2825
CDU
Vũ Đức Tĩnh
15-05-94
B2460
16
0950
0900
0975
2825
YHB
Nguyễn Thanh Long
02-12-94
B13563
29
0875
0975
0975
2825
CHH
Đặng Việt Hoàng
23-03-94
A1559
03
0975
0875
0975
2825
YDS
Huỳnh Khắc Thịnh
17-08-94
B18588
02
0950
1000
0875
2825

  • Nguyễn Hiền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/83229/100-thi-sinh-co-diem-thi-dh--cd-cao-nhat-nuoc.html

Điểm chuẩn dự kiến các ĐH, CĐ (ngày 3/8)

Posted: 03 Aug 2012 12:50 AM PDT

– Ngày 3/8, các trường thành viên trực thuộc ĐH Đà Nẵng và
một số trường cao đẳng tiếp tục công bố điểm chuẩn dự kiến.

ĐH Đà Nẵng:

Dưới đây là điểm chuẩn dự kiến từng ngành (đã nhân hệ số 2 môn Ngoại ngữ và
cộng điểm ưu tiên (nếu có)) của ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng:

Ngành
Khối thi
Mã ngành
Mã tuyển sinh
Điểm trúng tuyển
Sư phạm tiếng Anh, gồm:
D1
D140231

Sư phạm tiếng Anh

701
24,0
Sư phạm tiếng Anh bậc tiểu học

705
16,0
Sư phạm tiếng Pháp
D1,3
D140233
703
16,5
Sư phạm tiếng Trung
D1,4
D140234
704
16,5
Ngôn ngữ Anh, gồm:
D1
D220201

Cử nhân tiếng Anh

751
20,5
Cử nhân tiếng Anh thương mại

751
21,5
Cử nhân tiếng Anh du lịch

761
19,5
Ngôn ngữ Nga, gồm:
D1,2, C
D220202

Cử nhân tiếng Nga

752
16,0
Cử nhân tiếng Nga du lịch

762
16,0
Ngôn ngữ Pháp, gồm:
D1, 3
D220203

Cử nhân tiếng Pháp

753
16,5
Cử nhân tiếng Pháp du lịch

763
16,0
Ngôn ngữ Trung Quốc, gồm:
D1,4
D220204

Cử nhân tiếng Trung

754
17,5
Cử nhân tiếng Trung thương mại
D1

764
17,0

D4

764
16,0
Ngôn ngữ tiếng Nhật
D1
D220209
755
21,5

D6
D220209
755
16,0
Ngôn ngữ Hàn Quốc
D1
D220210
756
20,0
Ngôn ngữ Thái Lan
D1
D220214
757
15,5
Quốc tế học
D1
D220212
758
15,5

Điểm chuẩn dự kiến từng ngành cụ thể của
ĐH Kinh tế Đà Nẵng như sau:

Ngành
Khối thi
Mã ngành
Mã tuyển sinh
Điểm trúng tuyển
Điểm trúng tuyển vào trường
A, A1, D
Từ 17 đến 20
Thí sinh trúng tuyển vào trường nhưng không trúng
tuyển vào ngành đào tạo đã đăng ký phải đăng ký lại ngành khi nhập
học (có hướng dẫn trong giấy báo nhập học)

Điểm trúng tuyển vào ngành

Kế toán
A, A1, D1
D340301
401
18
Quản trị kinh doanh, gồm:
A, A1, D
D340101

Quản trị kinh doanh tổng quát

402
17,5
Quản trị kinh doanh du lịch

403
18
Quản trị tài chính

416
18,5
Kinh doanh thương mại
A, A1, D
D340121
404
17,5
Kinh doanh quốc tế (Ngoại thương)
A, A1, D
D340120
405
20
Marketing
A, A1, D
D340115
406
17,5
Kinh tế, gồm các chuyên ngành:
A, A, D
D310101

Kinh tế phát triển

407
17
Kinh tế lao động

408
17
Kinh tế và quản lý công

409
17
Kinh tế chính trị

410
17
Kinh tế đầu tư

419
17
Thống kê (Thống kê kinh tế xã hội)
A, A1, D
D460201
411
17
Tài chính – Ngân hàng, gồm:
A, A1, D
D340201

Ngân hàng

412
17,5
Tài chính doanh nghiệp

415
19
Hệ thống thông tin quản lý, gồm:
A, A1, D
D340405

Tin học quản lý

414
17
Quản trị hệ thống thông tin

415
17
Quản trị nhân lực
A, A1, D
D340404
417
17
Kiểm toán
A, A1, D
D340302
418
19,5
Luật, gồm các chuyên ngành:
A, A1, D
D380101

Luật học

501
17
Luật kinh tế

502
17

Học viện Kỹ thuật Mật mã: Theo lãnh
đạo Học viện, điểm thi của thí sinh vào trường năm nay cao hơn năm trước một
chút. Dự kiến điểm chuẩn cũng sẽ thay đổi tăng từ 0,5 – 1 điểm. Trường dự kiến
dành khoảng 60% chỉ tiêu để xét tuyển NV2.

Được biết điểm chuẩn NV1 ngành Công nghệ thông tin (chuyên ngành An toàn
thông tin) của trường năm 2011 là 14,5.

ĐH Công nghiệp TPHCM: Có trên 5.200 thí sinh đạt 13 điểm – chưa tính
điểm ưu tiên (bằng mức điểm chuẩn của ngành thấp nhất năm 2011). Chỉ tiêu bậc ĐH
năm nay là 5.000. Dự kiến điểm chuẩn nhiều ngành của trường sẽ từ điểm sàn trở
lên. Khả năng trường sẽ tiếp tục xét nguyện vọng bổ sung cho các ngành như: công
nghệ kỹ thuật nhiệt, công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, công nghệ may, công nghệ kỹ
thuật điện tử – truyền thông…

Học viện Hành chính quốc gia: Nhà trường cho biết điểm thi khối C cao
hơn năm trước một chút. Điểm thi khối A, D1 tương đương với năm 2011. Chỉ tiêu
năm nay không thay đổi nhiều so với năm trước. Năm 2011 điểm chuẩn khối C của
trường là 18,5, khối A, D1 là 16 điểm.

ĐH Ngân hàng TPHCM: Trường năm nay có 7.508 thí sinh dự thi, trong đó
có 4.226 có tổng điểm trên 13 điểm, 1.402 thí sinh tổng từ 18 điểm, 659 thí sinh
có điểm từ 20 trở lên. Nhìn chung mặt bằng điểm thi của trường khá cao. Dự kiến
điểm chuẩn các ngành sẽ tăng từ 1-2 điểm so với năm 2011. Riêng điểm chuẩn ngành
hệ thống thông tin quản lý giảm 1 điểm.

Điểm chuẩn dự kiến cụ thể của ĐH Ngân hàng TPHCM như sau:

Trường dự kiến xét tuyển bổ sung 35 chỉ tiêu cho ngành hệ thống thông tin
quản lý với điểm sàn xét tuyển 16 và 100 chỉ tiêu cho ngành tài chính ngân hàng
(bậc CĐ) với điểm sàn xét tuyển 14,5.

ĐH Hà Hoa Tiên: Trong tổng số 256 thí sinh dự thi ở cả 3 khối A, A1,
D, có 130 thí sinh có tổng điểm dưới 13 – chiếm 50,8%.

Được biết, chỉ tiêu tuyển sinh của ĐH Hà Hoa Tiên năm 2012 là 900 thí sinh.
Năm 2011, Đại học Hà Hoa Tiên lấy điểm chuẩn nguyện vọng 1 bằng điểm sàn

Được biết, điểm chuẩn trường Cao đẳng Tài chính- Quản trị kinh doanh năm 2011
có điểm trúng tuyển ngành Tài chính – Ngân hàng và ngành Kế toán: Khối A: 16.0
điểm, Khối D1: 15.5 điểm.

Điểm trúng tuyển ngành Quản trị kinh doanh và ngành Hệ thống thông tin quản
lý: Khối A: 15.0 điểm, Khối D1: 14.5 điểm.

Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng: Điểm chuẩn dự kiến của trường thấp nhất
là 15 điểm.

Cao đẳng Tài chính hải quan: Có tổng số 16.849 thí sinh dự thi. Trong
đó có 4.215 thí sinh đạt từ 19 điểm trở lên. Với chỉ tiêu 1.600, dự kiến điểm
chuẩn năm nay có thể tăng nhẹ. Năm ngoái, điểm chuẩn thấp nhất vào trường là 19
điểm (ngành kế toán, kinh doanh thương mại, hệ thống thông tin quản lý) và ngành
tài chính ngân hàng có điểm chuẩn cao nhất là 21,5. Ngành quản trị kinh doanh là
21.

Cao đẳng Sư phạm Nha Trang: Chỉ tiêu là 1.130 sinh viên. Số thí sinh
từ 11 điểm trở lên là 2.230 nên dự kiến điểm chuẩn hầu hết các ngành từ 13 – 14
điểm. Các ngành có dự kiến điểm chuẩn cao là Sư phạm toán (18 – 19 điểm) và Sư
phạm tiếng Anh (16 – 17 điểm).

Cao đẳng Giao thông vận tải TPHCM: Trong số 4.549 thí sinh dự thi, có
3.021 thí sinh đạt từ điểm 10 trở lên. Với chỉ tiêu 1.000, có khả năng điểm
chuẩn vào trường sẽ tăng nhẹ. Năm ngoái, ngành công nghệ kỹ thuật công trình xây
dựng có điểm chuẩn cao nhất là 16,5; ngành có điểm chuẩn thấp nhất là tin học
ứng dụng: 10. Các ngành còn lại dao động từ 12,5 đến 14,5 điểm.

CĐ Kinh tế – kỹ thuật Vinatex: Có 2.091 thí sinh đạt trên 10
điểm trong tổng số 3.335 thí sinh dự thi. Điểm chuẩn dự kiến cho tất cả các
ngành là bằng điểm sàn. Trường sẽ dành gần 1.000 chỉ tiêu để xét các nguyện vọng
sau.

  • Nguyễn Thảo (Tổng hợp)

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/83334/diem-chuan-du-kien-cac-dh--cd--ngay-3-8-.html

269 trường đại học, cao đẳng công bố điểm

Posted: 03 Aug 2012 12:49 AM PDT

- Ngày 2/8, thêm điểm thi ĐH Luật Hà Nội, ĐH Sân khấu Điện ảnh, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương và 12 trường CĐ…..nâng số
trường công bố lên 269.  VietNamNet cập nhật liên tục điểm thi các trường để thí sinh theo dõi.

Thí sinh tra cứu điểm thi

TẠI ĐÂY
.

269. Trường CĐ Cộng đồng Hà Nội

268. Trường CĐ Tuyên Quang

267. Trường ĐH Hà Hoa Tiên

266. Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức

265. Trường CĐ Sư phạm Tây Ninh

264. Trường CĐ Kinh tế – Kĩ thuật Nghệ An

263. Trường CĐ Thương mại và Du lịch

262.Trường ĐH Luật Hà Nội

261. Trường CĐ Thương mại

260. Trường ĐH Sân khấu điện ảnh

259. Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương

258. Trường CĐ Cộng đồng Lai Châu

257. Trường CĐ Cộng đồng Sóc Trăng

256. Trường CĐ Hải Dương

255. Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Vĩnh Phúc

254.Trường CĐ Vĩnh Phúc

 

253. Trường ĐH Y Hà Nội

252. Trường CĐ Tài chính – Quản trị Kinh doanh

251. Học viện Kỹ thuật Mật mã

250. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM

249. Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM

248. Trường CĐ Công nghiệp Thực phẩm

247. Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Phú Lâm

246. Trường CĐ Kinh tế – kỹ thuật VINATEX TP. HCM

245. Trường CĐ Tài chính Hải Quan

244. Trường CĐ Sư phạm Hoà Bình

243. Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình

242. Trường CĐ Thủy sản

241. Trường CĐ Công nghiệp Tuy Hòa

240. Trường CĐ Sư phạm Kon Tum

239. Trường CĐ Cộng đồng Bà Rịa-Vũng Tàu

238. Học viện Hành chính (cơ sở phía Bắc)

237. Học viện Hành chính (cơ sở phía Nam

236. Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

235. Trường CĐ Dược Phú Thọ

234. Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Phú Thọ

233. Trường ĐH Văn hóa Hà Nội

232. Trường ĐH Hải Phòng

231. Trường CĐ Công nghiệp Huế

230. Trường CĐ Điện tử – Điện lạnh Hà Nội

 

229. Trường CĐ Phương Đông Đà Nẵng

228. Trường ĐH Bạc Liêu

227. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

226. Trường ĐH Công đoàn

225. Trường ĐH Hà Nội

224. Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đắc Lắc

223. Trường CĐ Phát thanh Truyền hình I

222.Học viện Hậu cần hệ dân sự (thi phía Nam)

221. Học viện Hậu cần hệ dân sự (thi phía Bắc)

220. Học viện Kỹ thuật Quân sự (hệ Dân sự, thi phía Nam)

219. Học viện Kỹ thuật Quân sự (hệ Dân sự, thi phía Bắc)

218. Học viện Khoa học Quân sự (hệ Dân sự, thi phía Nam)

217. Học viện Khoa học Quân sự (hệ Dân sự, thi phía Bắc)

216. Trường ĐH Trần Đại Nghĩa (hệ Dân sự, phía Bắc)

215. Trường CĐ Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai

214.Trường CĐ Xây dựng Công trình Đô thị

 

213. Trường CĐ Cộng đồng Hà Tây

212. Trường CĐ Công nghiệp Cẩm phả

211. Trường ĐH Hoa Sen

210. Trường CĐ Y tế Quảng Nam

209. Trường CĐ Công Nghiệp Hưng Yên

208. Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Kon Tum

207. Trường CĐ Điện lực miền Trung

206. Trường CĐ Cộng đồng Hải Phòng

205. Trường CĐ Sư phạm Điện Biên

204. Trường CĐ Sư phạm Vĩnh Long

203. Trường CĐ Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

 

202. Trường CĐ Kinh tế – Tài chính Vĩnh Long

201. Trường ĐH Nha Trang (cơ sở Bắc Ninh)

200. Trường ĐH Nha Trang (cơ sở Nha Trang)

199. Trường ĐH Nha Trang (cơ cở Cần Thơ)

 

198. Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long

197. Trường CĐ Giao thông Vận tải TP.HCM

 

 

196. Trường ĐH Thành Đô

195. Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

194. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

193. Trường ĐH Thăng Long

192. Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam

191. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (hệ CĐ)

190. Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Quảng Nam

 

189. Trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (phía Bắc)

188. Trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (phía Nam)

187. Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam

186. Trường CĐ Kinh tế – Tài chính Thái Nguyên

 

185. Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

184. Trường ĐH Vinh

183. Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp

182. Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

181. Trường CĐ Y tế Quảng Ninh

180. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

179.Trường ĐH Đồng Nai

178. Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc

177. Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Kiên Giang

176. Trường CĐ Công nghiệp Nam Định

 

175. Trường ĐH Văn hóa

174. Trường ĐH Quảng Bình

173. Trường CĐ Bách khoa Hưng Yên

172. Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Hải Dương

171. Trường CĐ Công thương TP. Hồ Chí Minh

170. Trường CĐ Công nghiệp Phúc Yên

169. Trường ĐH Công nghiệp Việt – Hung

168. Học viện Quản lý giáo dục

167. Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội

166. Trường ĐH Y Thái Bình

165. Trường ĐH mỏ Địa chất

164. Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội

163. Trường ĐH Y Dược TP.HCM

162. Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM

161. Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng

160. Trường CĐ CNTT Hữu Nghị

159. Trường CĐ Nông nghiệp và Phát triển Bắc Bộ

158. Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM

157. Trường CĐ Y tế Thái Nguyên

156. Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế)

155. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế)

154. Trường ĐH Nông Lâm (ĐH Huế)

153. Trường ĐH Nghệ thuật (ĐH Huế)

152. Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế)

151. Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế)

150. Trường ĐH Y Dược (ĐH Huế)

149. Khoa Du lịch (ĐH Huế)

148. Khoa Luật (ĐH Huế)

147. Khoa Giáo dục Thể chất (ĐH Huế)

146. Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị

145. Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

144. Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật TW

143. Trường ĐH Thương mại

142. Trường ĐH Y Hải Phòng

141. Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM)

140. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM)

139. Khoa Y (ĐHQG TP.HCM)

138. Khoa Luật (khối C – ĐHQG Hà Nội)

137. Trường ĐH Sư phạm (khối C – ĐHQG Hà Nội)

136. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (khối C- ĐHQG Hà Nội)

135. Trường ĐH Thể dục thể thao TP.HCM

134. Trường CĐ Tài nguyên Môi trường miền Trung

133. Trường CĐ Sư phạm Hà Giang

132. Trường CĐ Công nghiệp – Dệt may thời trang Hà Nội

131. Trường ĐH Trà Vinh

130. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

129. Trường CĐ Y tế Thái Bình

128. Trường CĐ Sư phạm Yên Bái

127. Học viện Ngoại giao

126. Trường CĐ Công nghiệp in

125. Trường CĐ Bán công Công nghệ và Quản trị Doanh nghiệp

124. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

123. Trường ĐH TDTT Bắc Ninh

122. Trường ĐH Tôn Đức Thắng

121. Học viện Báo chí và Tuyên truyền

120. Trường ĐH Nội vụ Hà Nội

119. Học viện Chính sách và Phát triển

118. Trường ĐH Tài nguyên – Môi trường Hà Nội

117. Trường ĐH Đại Nam

116. Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An

115. ĐH Phòng cháy chữa cháy – Hệ dân sự (Cơ sở phía Nam)

114. ĐH Phòng cháy chữa cháy – Hệ dân sự (Cơ sở phía Bắc)

113. ĐH Sư phạm TP.HCM

112. Trường  CĐ Công nghiệp Thái Nguyên

111. Trường  CĐ Sư phạm Hà Tây

110. Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh (ĐH Thái Nguyên)

109. Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp (ĐH Thái Nguyên)

108. Trường ĐH Nông Lâm (ĐH Thái Nguyên)

107. Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên)

106. Trường ĐH Y Dược (ĐH Thái Nguyên)

105. Trường ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên)

104. Khoa Công nghệ Thông tin (ĐH Thái Nguyên)

103. Khoa Ngoại ngữ (ĐH Thái Nguyên)

102. Khoa Quốc tế (ĐH Thái Nguyên)

101. Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật (Thái Nguyên)

100. Trường ĐH Khoa học – Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM)

99. Trường ĐH Công nghệ Thông tin (ĐHQG TP.HCM)

98. Trường ĐH Ngoại Ngữ (ĐH Đà Nẵng)

97. Phân hiệu Đà Nẵng Tại Kontum

96. Trường CĐ Luyện kim

95. Trường CĐ Sư phạm TW TP.HCM

94. Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM)

93. Trường ĐH Điện lực

92. Trường ĐH mở TP.HCM

91. Học viện Ngân hàng

90. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

89. Trường ĐH Xây dựng miền Tây

88. Trường CĐ Công nghiệp và Xây dựng

87. Học viện Quân y hệ dân sự (phía Bắc)

86. Học viên Quân y hệ dân sự (phía Nam)

85. Trường ĐH Y dược Cần Thơ

84. Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)

83. Trường ĐH Lâm nghiệp (cơ sở Hà Nội)

82. Trường ĐH Lâm nghiệp (cơ sở TP.HCM)

81. Trường CĐ Nông lâm đông Bắc

80. Trường CĐ Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang

79. Học viện Bưu chính – Viễn thông (cơ sở Hà Nội)

78. Trường ĐH Thủy lợi (cơ sở TP.HCM)

77. Trường ĐH Thủy lợi (cơ sở Hà Nội)

76. Học viện Hàng không

75. Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

74. Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An

73. Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Phú Thọ

72. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM

71. Học viện Bưu chính – Viễn thông (cơ sở TP.HCM)

70. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) – khối A, A1

69. Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) – khối A, A1, C

68. Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM

67. Trường ĐH Sài Gòn

66. Trường ĐH Lạc Hồng

65. Trường ĐH Phú Yên

64. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

63. Trường ĐH Quy Nhơn

62. Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định

61. Trường ĐH Sao Đỏ

60. Trường ĐH Phạm Văn Đồng

59. Trường CĐ Viễn Đông

58. Trường CĐ Thống kê

57. Trường CĐ Công nghệ và Kinh doanh Việt Tiến

56. Trường ĐH Y Thái Bình

55. Trường ĐH Cần Thơ

54. Trường ĐH Giao thông vận tải (cơ sở Hà Nội)

53. Trường ĐH Giao thông vận tải (cơ sở TP.HCM)

52. Trường CĐ Hàng Hải

51. Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng)

50. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh


49. Trường CĐ Công nghệ Viettronics

48. Trường ĐH Dược Hà Nội

47. Trường ĐH Xây dựng

46. Trường ĐH Tài chính – Kế toán

45. Trường ĐH Văn hóa TP.HCM

44. Trường CĐ Văn Hóa Nghệ thuật Yên Bái

43. Học viện Tài chính

42. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

41. Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM

40. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

39. Trường ĐH An Giang

38. Trường ĐH Hàng Hải

37. Trường ĐH Tây Nguyên

36. Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

35. Trường ĐH Hồng Bàng (hệ CĐ)

34. Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Hải Dương

33. Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc

32. Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

31. Trường ĐH Luật TP.HCM

30. Trường ĐH Tây Bắc

29. Trường ĐH Hồng Bàng

28. Trường ĐH Hồng Đức

27. Trường ĐH Quốc tế

26. Trường ĐH Tân Tạo

25. Trường ĐH Thủ Dầu một

24. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

23. Trường ĐH Xây dựng miền Tây

22. Trường ĐH Công nghiệp Việt Trì

21. Trường ĐH Y tế Công cộng

20. Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM)

19. Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở Hà Nội)

18. Trường ĐH Nông lâm Bắc Giang

17. Trường ĐH Hùng Vương Phú Thọ

16. Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải

15. Khoa Y dược – ĐHQG Hà Nội

14. Khoa Luật  – ĐHQG Hà Nội khối A, A1

13. Trường ĐH Giáo dục – ĐHQG Hà Nội khối A, B

12. Trường ĐH Kinh tế – ĐHQG Hà Nội khối A, A1

11. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội khối A, B

10. Trường ĐH Công nghệ – ĐHQG Hà Nội

9. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội

8. Trường ĐH Tiền Giang

7. Trường ĐH Tài nguyên Môi trường TP.HCM

6. Trường ĐH Tài chính Marketing

5. Trường ĐH Quảng Nam

4. Học viện Âm nhạc Huế

3. Trường ĐH Đà Lạt

2. Trường ĐH Chu Văn An

1. Trường ĐH dân lập Hải Phòng

(Tiếp tục cập nhật….)

  • Ban Giáo dục


Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81131/269-truong-dai-hoc--cao-dang-cong-bo-diem.html

Chất lượng HSG các trường THPT chuyên đã tạo nên thành công tại các kì thi Olympic quốc tế 2012

Posted: 03 Aug 2012 12:49 AM PDT

(GDTĐ)- Trong năm 2012, các đoàn HS giỏi (HSG) của Việt Nam tham dự kì thi Olympic Châu Á và quốc tế các môn toán, lý, hóa, sinh đã gặt hái được 29 huy chương (HC); trong đó có 7 HC Vàng, 12 HC Bạc, 10 HC Đồng. Đáng chú ý, trong những thành tích đó có HC Vàng của học sinh (HS) thuộc trường THPT chuyên nằm ở tỉnh miền núi khó khăn. Phóng viên báo Giáo dục và Thời đại đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển để tìm hiểu những đổi mới trong phát hiện, bồi dưỡng HSG đã làm nên thành công đó.

Phóng viên (Pv): Thưa Thứ trưởng, 2012 là năm các đoàn HSG của Việt Nam tham dự kì thi Olimpic quốc tế ở các môn toán, lý, hóa, sinh gặt hái được nhiều thành công, vậy Bộ GD-ĐT đã có những cải tiến gì trong công tác tuyển chọn và bồi dưỡng HSG tham gia các kì thi khu vực và quốc tế?

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển. Ảnh, gdtd.vn  
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển. Ảnh, gdtd.vn  

Thứ trưởng (TT) Nguyễn Vinh Hiển: Có thế khẳng định rằng thành tích chung của các đoàn HSG năm nay có tiến bộ hơn 1, 2 năm vừa qua, đã phản ánh được chất lượng giáo dục nói chung và sự bền vững từ trước đến nay trong chất lượng dạy-học của hệ thống trường chuyên nói riêng. Trong năm học , Bộ GD-ĐT đã có những cải tiến một số khâu, trong đó có khâu tổ chức thi chọn HSG cấp toàn quốc, thi chọn đội tuyển đi thi các giải khu vực và quốc tế, tổ chức ôn luyện cho HSG trước khi đi thi.

Trong khâu thi chọn HSG, Bộ đã chú ý cải tiến tăng về mặt thời gian và nội dung thi. Cụ thể, đối với những môn khoa học tự nhiên, đã bố trí thi 2 buổi. Thời gian của mỗi buổi thi đã tăng lên so với trước đây để gần giống với thời gian thi của các kì thi quốc tế. Do vậy, HS vừa được rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ cũng như được thử thách về mặt sức khỏe, tinh thần, làm quen với cường độ thời gian và áp lực của những kì thi quốc tế.

Nội dung đề thi đã quán triệt tinh thần là phải bao quát chương trình giáo dục phổ thông. Trong đó có những câu hỏi khó để phân loại trình độ HS nhưng không mang tính chất đánh đố. Các câu hỏi đều phải dựa trên nền kiến thức cơ bản mà thầy và trò đã có quá trình cùng nhau hình thành và phát triển.

Đối với các môn thi thực nghiệm như vật lý, hóa học, sinh học, Bộ đã tăng cường những câu hỏi phần thực hành trong kì thi chọn HSG quốc gia. Sau đó, các em được học thực hành tại các trung tâm bồi dưỡng HSG của Bộ để tham gia thi chọn HSG cho các đội tuyển tham dự các kì thi  quốc tế.

Ngoài 3 yếu tố trên, Bộ đã chú trọng lựa chọn các thầy cô tham gia dìu dắt đội tuyển, đưa đoàn HSG đi thi. Các cán bộ này đều có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và hòa đồng với lứa tuổi HS, để chăm sóc, tạo điều kiện cho HS có được tâm lý thoải mái trong suốt quá trình đi thi tại nước ngoài.

Pv: Thứ trưởng đánh giá như thế nào về vai trò của trường THPT chuyên các tỉnh trong phát hiện, bồi dưỡng HSG, tạo nguồn cho các đội tuyển tham dự các kì thi quốc tế?

TT Nguyễn Vinh Hiển: Trong thành tích chung của các đoàn HSG của Việt Nam tham dự kì thi Olimpic quốc tế năm nay có vai trò quan trọng của các trường THPT chuyên tại các tỉnh, thành phố cả nước. Đây là những nơi đã tạo ra chất lượng thực sự, đào tạo HS một cách bài bản. Công tác tập trung huấn luyện, tuyển chọn HSG cũng quan trọng nhưng là khâu cuối; nếu như trước đó HS không có chất lượng thực sự thì khâu cuối cùng này cũng không thể khắc phục được.

Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2011-2020. Trong đó đã có những định hướng rõ để tạo điều kiện cho các trường chuyên vận động, phấn đấu hoàn thiện, nâng cao năng lực của mình.

Đề án đã khẳng định trường THPT chuyên là một mô hình phát triển giáo dục một cách toàn diện; chương trình dạy học trong trường là chương trình cơ bản của bậc học phổ thông. Tuy nhiên, các thầy giáo dạy trong trường THPT chuyên phải biết phát triển bộ chương trình đó, biết dạy HS chuyên nâng cao trình độ kiến thức cũng như nâng cao năng lực tư duy, tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo của HS…

Chính vì vậy, năm nay có những trường THPT chuyên chưa từng có HSG quốc tế như trường THPT chuyên Biên Hòa tỉnh Hà Nam, thậm chí là ở địa phương khó khăn như trường THPT chuyên Sơn La tỉnh Sơn La đều đã có HS đạt HC Vàng Olimpic vật lý quốc tế, mặc dù từ trước đến nay HS Việt Nam thường yếu về các môn có nhiều kĩ năng thí nghiệm, thực hành. Điều này cũng minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn của các trường, của Bộ đã tuyển chọn đúng các HSG có năng lực thực sự để đi thi, không phân biệt các em đến từ địa phương nào. Kết quả này cũng thể hiện sự cố gắng của các địa phương, các trường chuyên trong công tác phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi.

Pv: Có một thực tế hiện nay là các trường THPT chuyên đang kêu khó về chất lượng của HS THCS trong công tác thi, tuyển đầu vào; Thứ trưởng đánh giá như thế nào về chất lượng đầu vào của các trường này phục vụ công tác tạo nguồn cho tuyển chọn, bồi dưỡng HSG. 

TT Nguyễn Vinh Hiển: Theo tôi thì vấn đề quan trọng là làm sao để phát hiện được đúng các HS có năng khiếu để tuyển chọn, bồi dưỡng. Hiện nay Bộ GD-ĐT đã chú ý chỉ đạo công tác này.

Ngoài việc thi các môn toán, văn và môn chuyên, Bộ đã hướng dẫn bổ sung một số hình thức tuyển chọn khác. Một số trường THPT chuyên đã bắt đầu thực hiện việc khảo sát, đánh giá HS qua các chỉ số thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ) khi tuyển sinh đầu vào.

Nếu muốn HS thực sự giỏi thì riêng chỉ số IQ cao là chưa đủ, HS phải có thêm chỉ số vượt khó, biểu hiện học tập chủ động, tích cực trong suốt quá trình học tập ở THCS… Làm được như vậy thì khâu thi tuyển đầu vào của các trường THPT chuyên mới mong tuyển đúng các em thực sự giỏi để bồi dưỡng.

Pv: Thực hiện Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020, Bộ GD-ĐT đã có giải pháp gì để tăng cường năng lực cho các trường THPT chuyên trong toàn mạng lưới?

TT Nguyễn Vinh Hiển: Có nhiều cách để tăng cường năng lực cho các trường THPT chuyên. Trong đó phải xây dựng trường THPT chuyên đạt chuẩn Quốc gia, xây dựng cơ sở vật chất để đảm bảo giáo dục toàn diện thật tốt. Song song với đó là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra của trường THPT chuyên.

Giáo viên trường THPT chuyên phải có khả năng tổ chức nhiều hoạt động giáo dục phong phú hơn các giáo viên trường phổ thông đại trà; bên cạnh đó là năng lực phát triển chương trình dạy học trên cơ sở chương trình thống nhất chung cả nước của bậc học phổ thông để giảng dạy trong trường THPT chuyên; có khả năng phát hiện đúng các HS giỏi thực sự để bồi dưỡng.

Trong những năm qua Bộ GD-ĐT đã thường xuyên có nhiều lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn của các trường THPT chuyên. Đồng thời tạo điều kiện cho các thầy, cô giáo trường THPT chuyên tiếp cận với xu hướng mới về cách thức và nội dung kiểm tra, đánh giá thông qua các kì thi HS giỏi quốc gia, HS giỏi quốc tế.

Đặc biệt, trong Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2011-2020 cũng nêu rõ mục tiêu quan trọng là tạo ra một mô hình tổ chức các hoạt động giáo dục tiên tiến trong các trường THPT chuyên để các trường THPT khác hướng tới và noi theo. Mục tiêu này đã khác với quan điểm trước đây cho rằng trường chuyên chỉ là nơi đào tạo, bồi dưỡng HSG. Mặt khác, phải nhấn mạnh rằng bồi dưỡng HSG phải trên cơ sở chất lượng cao của giáo dục toàn diện.

Xin cảm ơn thứ trưởng!

Bá Hải (ghi)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201208/Chat-luong-HSG-cac-truong-THPT-chuyen-da-tao-nen-thanh-cong-tai-cac-ki-thi-Olimpic-quoc-te-2012-1962766/

Comments