Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Điểm chuẩn dự kiến của ĐH Bách khoa Đà Nẵng

Posted: 31 Jul 2012 07:42 AM PDT

Theo đó, điểm chuẩn dự kiến của ngành tuyển sinh khối V là 23,5 điểm (đã nhân hệ số 2 môn Vẽ). Với các ngành tuyển sinh khối A, điểm chuẩn vào ngành thấp nhất là 16 điểm. Đây cũng là điểm chuẩn vào trường năm nay, cao hơn 0,5 điểm so với điểm chuẩn vào trường năm 2011. Ngành có điểm chuẩn dự kiến cao nhất trường là Kỹ thuật dầu khí: 19,5 điểm. Các ngành có dự kiến điểm chuẩn cao tiếp theo ở khối này là Kỹ thuật công trình xây dựng (19 điểm), Kỹ thuật xây dựng (18 điểm).

Điểm chuẩn dự kiến vào từng ngành của ĐH Bách khoa Đà Nẵng theo NV1 cụ thể như sau:

Khánh Hiền

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-625033/diem-chuan-du-kien-cua-dh-bach-khoa-da-nang.htm

Việt Nam đào tạo thạc sĩ vũ trụ

Posted: 31 Jul 2012 07:42 AM PDT

Việt Nam đào tạo thạc sĩ vũ trụ

TTO – Trường ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội (USTH) chính thức mở khóa đầu tiên chương trình đào tạo thạc sĩ ngành khoa học vũ trụ và ứng dụng, liên kết với các trường ĐH của Pháp.

Lễ ký kết hợp tác đào tạo thạc sĩ ngành khoa học vũ trụ và ứng dụng sáng 31-7 – Ảnh: T.T.

Lễ ký kết hợp tác đào tạo vừa diễn ra sáng nay 31-7 tại trụ sở Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam, với sự có mặt của GS Pierre Sebban – hiệu trưởng USTH, PGS.TS Phạm Anh Tuấn – giám đốc Trung tâm vệ tinh quốc gia (VNSC), ông Yannick Giraud Héraud – trưởng khoa công nghệ vũ trụ và ứng dụng của USTH…

Đây là chương trình đào tạo thạc sĩ ngành công nghệ vũ trụ và ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam. Các môn học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, với 80% giảng viên là giáo sư đến từ các trường ĐH của Pháp như ĐH Reims, ĐH Toulouse, ĐH Paris Diderot, Observatoire de Paris…

Học viên sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng thạc sĩ quốc tế bởi USTH và một trường ĐH liên kết nêu trên. Bằng được công nhận rộng rãi tại Việt Nam và trên thế giới.

MINH ANH

Nguồn: http://tuoitre.vn//Giao-duc/Khoa-hoc/504430/Viet-Nam-dao-tao-thac-si vu-tru.html

Công bố danh sách thủ khoa các trường Đại học

Posted: 31 Jul 2012 07:42 AM PDT

(GDTĐ) – Tính đến thời điểm này,   đã có gần 180 trường Đại học công bố điểm thi Đại học.  Theo đó,   thủ khoa các trường Đại học cũng đã lần lượt "lộ diện".  Xếp theo thứ tự tối đa tổng điểm các môn thi. 

(ảnh MH: Internet)
(ảnh MH: Internet)

Đứng đầu là Nguyễn Kim Phượng  - thủ khoa duy nhất đạt 30 điểm (SBD 18362,   ngụ ở Lâm Đồng,   học sinh Trường THPT chuyên Thăng Long,   Đà Lạt),   thi vào ngành bác sĩ Răng – Hàm – Mặt,   với số điểm tuyệt đối: toán 10,   hóa 10,   sinh 10.

Thủ khoa của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đạt 28,  5 điểm,   là thí sinh Lưu Thế Anh,   SBD 309 với các môn đạt 9,  25 – 9,  5 – 9,  5.

Thủ khoa khối B (Đại học Quốc gia Hà Nội) Nguyễn Văn Khuynh đạt 28 điểm (Sinh: 8,  25; Toán: 9,  75; Hóa: 9,  75).

Thủ khoa khối C ĐH Sư phạm Hà Nội 2  là Phạm Thị Hằng (SBD 442) và Nguyễn Thị Thành (SBD 1535) cùng với số điểm là 23,  5 điểm.

Thủ khoa ĐH Nông Nghiệp Hà Nội năm nay là thí sinh Đỗ Thị Loan và Hoàng Thị Phương Mai,   đạt 26 điểm.

Thủ khoa Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là Ngô Phương Linh,   SBD ĐH-53,   với tổng điểm 4 môn là 38 điểm (Chuyên ngành: 10; Kỹ thuật thanh nhạc: 9; Ghi âm: 10; Văn: 9).

Thủ khoa khối N2 ĐH Văn hóa Hà Nội  là Đỗ Vũ Thu Hà,   SBD 06034,   với tổng điểm 3 môn là 26đ (Văn: 8,  5; Hình họa: 9; môn Trang trí: 8,  5).

Thủ khoa khối D1 là Nguyễn Phương Anh (SBD 03906) với 23,  5 điểm (Văn: 7,  5; tiếng Anh: 9; Toán: 7).  Thủ khoa khối C là Nguyễn Thị Thu Phượng,   SBD 02332,   với tổng điểm 3 môn là 23,  75 điểm (Văn: 6,  5; Sử: 9,  25; Địa: 8đ).

Thủ khoa ĐH Xây dựng HN là Nguyễn Nhật Thành (SBD 10376) với 27,  75 điểm.

Thủ khoa của Học viện kỹ thuật quân sự là Phạm Văn Đích (SBD 374) đạt tổng điểm các môn là 28 điểm.

Thủ khoa khối A trường ĐH Ngoại thương là Nguyễn Ngọc Thiện (Thanh Miện,   Hải Dương) với 29 điểm.

Đồng thủ khoa Khối D – ĐH Ngoại Thương với 28 điểm (Tiếng Anh 9,  5; Toán 10; Văn 8,  5) là Đặng Quang Huy,   học sinh Trường THPT Phan Bội Châu (TP Vinh)

Và đặc biệt phải kể đến danh sách 9 bạn học sinh của Trường chuyên Ngoại Ngữ (Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội) đều là những thủ khoa trong kỳ thi đại học vừa qua.

1.  Nguyễn Thảo Ngọc – học sinh lớp chuyên Ngoại ngữ – THPT chuyên Ngoại Ngữ (Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội) là một trong hai thủ khoa khối D – ĐH Ngoại thương,   đạt 28 điểm đồng thời là thủ khoa Học viện quan hệ Quốc tế (A1)-27đ.

2. Hoàng An 12D,   thủ khoa ĐHNT(D6)-25,  5đ

3. Lê Ngọc Anh 12D,  thủ  khoa ĐHNN(D6)-35,  5đ

4. Trần Thị Hạnh 12E,  thủ  khoa ĐHNT(D4)-27đ

5. Nguyễn Đắc Tuấn 12E,  thủ  khoa ĐHNT(D4)-27đ

6. Đặng Thị Minh châu 12 H,  thủ khoa ĐHKT ,   ĐHQGHN (khối D1)- 25,  5

7. Nguyễn Nguyệt Minh,   thủ khoa ĐHNN(khối D1),   và cũng là thủ khoa ĐHNN

8. Nguyễn Tiến Đạt 12E,   thủ khoa (khối D4),   ĐHNN-34,  5

9. Lê Thanh Thanh 12E,  thủ khoa (khối D4),   ĐHNN-34,  5.

Ngọc Trinh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201207/Cong-bo-danh-sach-thu-khoa-cac-truong-Dai-hoc-1962708/

Tiến sĩ bật cười với những nhầm lẫn lịch sử

Posted: 31 Jul 2012 07:41 AM PDT

– “Năm nay, lượng thí sinh để bài thi trắng môn Lịch sử không nhiều. Số bài thi
điểm 0 giảm nhưng bài đạt điểm kém chiếm đa số….” – chia sẻ của tiến sĩ chuyên
ngành một trường ĐH ở Hà Nội.

 

Từ kinh nghiệm chấm bài và trao đổi với các đồng nghiệp đều chung nhận định:
số bài điểm 0 năm nay có nhưng không nhiều đến hàng ngàn bài như năm trước.
Trung bình túi 40 bài chỉ có 5 bài điểm 0. Điểm bình quân năm nay có cao hơn năm
ngoái….

Ảnh Văn Chung

Lý giải cho phổ điểm môn Lịch sử có biến động – vị tiến sĩ nói: đề thi năm
nay dễ hơn nên hiện tượng thí sinh để giấy trắng không nhiều. Phổ điểm chủ yếu
dao động từ 3-4.  Điểm cao nhất là 9,5. Số bài đạt điểm 8,9 rất hiếm.

Ở câu 2 đòi hỏi sự khái quát của bài ít em được điểm cao, đa số chỉ được
0,25-0,5 điểm. Việc khái quát những nội dung về những khó khăn của nước Việt Nam
Dân chủ cộng hòa sau Cách mạng tháng 8 học sinh ít làm được.

Nhiều bài thi thí sinh chép đi chép lại đề hoặc chỉ làm một phần nhỏ rồi chép
lặp lại. Thậm chí có em làm được một vài dòng câu này rồi chuyển sang câu khác
nhiều lần khiến cho giám thị chấm thi bị ức chế, khó chịu.

Hiện tượng sai kiến thức phổ biến là thời gian. Ví dụ, có những em xác định
cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp là từ năm 1914 – 1925; Phân chia giai
đoạn lịch sử của Việt Nam qua 5 thời kỳ…

“Những bài làm bài ngô nghê, xuyên tạc lịch sử, bóp méo lịch sử năm nay hầu
như không bắt gặp. Chủ yếu là do các em không nhớ kiến thức, viết sai kiến thức”
- lời vị tiến sĩ.

Cũng có bài thi khiến người chấm bật cười. Có thí sinh viết: “Tháng 3/1975
Bộ Chính trị TW Đảng đã quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam. Và người đưa
ra quyết định này là chủ tịch Hồ Chí Minh vì thế lấy tên là chiến dịch Hồ Chí
Minh. Thực tế Bác đã mất năm 1969. Có em lại nhầm lẫn viết thời gian chiến dịch
Hồ Chí Minh là năm 1945 chứ không phải năm 1975….”

Có trường hợp nhầm tên của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh là
Trần Văn Minh, Nguyễn Văn Minh. Quyết định của Bộ Chính trị TW Đảng giải phóng
miền Nam trước mùa mưa thì có em lại nhầm là trước mùa khô.

Có bài nhầm "tổng tiến công" thành "tổng khởi nghĩa", “chiến
dịch Hồ Chí Minh”
thành "khởi nghĩa Hồ Chí Minh".

Theo vị tiến sĩ, học sinh ngày càng rời xa môn Lịch sử là một thực tế. Việc
cần làm là phải thay đổi cách dạy và học Lịch sử ở bậc phổ thông…

  • Phong Đăng

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/82888/tien-si-bat-cuoi-voi-nhung-nham-lan-lich-su.html

Dự thảo phụ cấp thu hút với nhà giáo công tác ở vùng đặc biệt khó khăn

Posted: 31 Jul 2012 07:41 AM PDT

(GDTĐ)-Bộ GDĐT vừa công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện  kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Dự thảo sẽ bổ sung nội dung về phụ cấp thu hút đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã hết thời hạn công tác theo quy định nhưng cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo đó, đối tượng này sẽ tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); tuy nhiên sẽ không hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP.

Cũng theo dự thảo này, nhà giáo, cán bộ QLGD khi được luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung cho một người. UBND cấp huyện của địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết trợ cấp lần đầu và chỗ ở cho nhà giáo, cán bộ QLGD được chuyển đến địa phương. Nếu nhà giáo, cán bộ QLGD có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng  bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ.

Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Nghị định này bao gồm: Các huyện đảo: Trường Sa, Hoàng Sa; Các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấpđặc biệt khó khăn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3101/201207/Du-thao-phu-cap-thu-hut-voi-nha-giao-cong-tac-o-vung-dac-biet-kho-khan-1962703/

ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến điểm chuẩn tăng

Posted: 31 Jul 2012 07:40 AM PDT

Thủ khoa năm nay của trường đạt 28,5 điểm (chưa cộng ưu tiên) là thí sinh Lưu Thế Anh, SBD 309.

Nhận định tình hình điểm thi năm nay của trường, ông Hoàng Minh Sơn – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: "Tuy số điểm 10 tuyệt đối ít hơn năm 2011, phổ điểm chung khá hơn so với năm 2011. Điểm chuẩn dự kiến của các nhóm ngành khối kỹ thuật và kinh tế từ 18-21,5 điểm, tăng so với năm 2011 từ 0,5 đến 1,0 điểm. Điểm chuẩn dự kiến chuyên ngành Tiếng Anh khoa học, kỹ thuật và công nghệ (tiếng Anh hệ số 2) là 26 điểm, tăng 3 điểm so với năm 2011".

Điểm chuẩn dự kiến năm 2012 của các ngành như sau:

1. Khối ngành Kỹ thuật (hệ Cử nhân kỹ thuật/Kỹ sư): Điểm chuẩn chung khối A và A1 cho từng nhóm ngành như sau:

- KT1 (Cơ khí-Cơ điện tử-Nhiệt lạnh): 19,5 điểm

- KT2 (Điện-TĐH-Điện tử-CNTT-Toán tin): 21,5 điểm

- KT3 (Hóa-Sinh-Thực phẩm-Môi trường): 18,5 điểm (chỉ có khối A)

- KT4 (Vật liệu-Dệt may- Sư phạm kỹ thuật): 18,0 điểm

- KT5 (Vật lý kỹ thuật-Kỹ thuật hạt nhân): 18,5 điểm

2. Khối ngành Kinh tế-Quản lý (KT6): Điểm chuẩn chung cho cả 3 khối A, A1 và D1 là 20 điểm

3. Ngành Ngôn ngữ Anh: Điểm chuẩn khối D1 với môn tiếng Anh nhân hệ số 2 cho từng chương trình như sau:

- TA1: Tiếng Anh khoa học-kỹ thuật và công nghệ: 26 điểm

- TA2: Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (IPE): 24 điểm

4. Các hệ đào tạo khác:

- Hệ Cử nhân công nghệ (khối A và A1): nhóm CN1 và CN3: 17,0 điểm; nhóm CN2: 17,5 điểm

- Hệ Đào tạo quốc tế thuộc Viện SIE (khối A, A1 và D1): 15,0 điểm cho tất cả các chương trình

- Hệ Cao đẳng (khối A và A1): 12,5 điểm cho ngành Công nghệ thông tin (CĐ5), 12,0 điểm cho tất cả các ngành khác.

Thí sinh lưu ý: Điểm chuẩn áp dụng chung cho cả nguyện vọng chính và nguyện vọng bổ sung. Điểm chuẩn dự kiến sẽ trở thành điểm chuẩn chính thức của trường khi điểm sàn cho từng trình độ đào tạo và khối thi do Bộ GD-ĐT công bố không cao hơn điểm chuẩn dự kiến.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-624583/dh-bach-khoa-ha-noi-du-kien-diem-chuan-tang.htm

Chương trình hè sáng tạo

Posted: 31 Jul 2012 07:40 AM PDT

Dự án "Trẻ em sáng tạo – Xây dựng ngôi trường mơ ước" (Creative Kid Project) diễn ra từ ngày 30.7 – 4.8 dành cho học sinh Hà Nội từ 13 – 15 tuổi tại Trường PTCS Thực nghiệm (Hà Nội).

Qua 6 ngày dự án, bên cạnh việc học các kỹ năng giải quyết vấn đề như xây dựng ý tưởng, tổ chức nhóm hay thuyết trình; học sinh sẽ được tạo điều kiện xây dựng một dự án nhóm với chủ đề "Xây dựng ngôi trường mơ ước". Chương trình được sự hỗ trợ của ĐH Brown (Mỹ), Tổ chức Loiuse August Jonas và Tổ chức IVCE Việt Nam.

Thông tin chi tiết tại http://thecreativekid2012.wix.com/the-creative-kid-project

T.NG

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120730/Chuong-trinh-he-sang-tao.aspx

Học liên kết quốc tế

Posted: 31 Jul 2012 07:36 AM PDT

Theo chị Mai Phương, chuyên viên tư vấn giáo dục tại một trường đại học ở Hà
Nội, ngày càng nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm đến các chương trình đào tạo
liên kết quốc tế.

Đây là một xu hướng phản ánh tâm lý chung "muốn học một chương trình thực sự
chất lượng". Lợi thế riêng của các chương trình đào tạo liên kết quốc tế là với
ngân sách bằng 1/2, thậm chí 1/8 chi phí du học, người học đã có cơ hội học và
lấy bằng của những trường đại học lớn trên thế giới.

Ưu điểm vượt trội của học liên kết quốc tế

Chi phí được đánh giá là rất hợp lý cho một chương trình đào tạo chất lượng cao
và nhận bằng quốc tế. Tại Việt Nam, chi phí theo học các chương trình liên kết
quốc tế hiện dao động từ 150 đến 300 triệu đồng, chỉ bằng 1/5 so với chi phí du
học, trong khi không có sự khác biệt về bằng cấp và chất lượng đào tạo.

Nội dung đào tạo và chuẩn đầu ra chính là điểm mạnh của chương trình liên kết
quốc tế so với các chương trình khác tại Việt Nam. Sinh viên được học đúng cái
nhà tuyển dụng cần.

Sinh viên chương trình Cử nhân quản trị kinh doanh của ĐH Troy tại ĐH
Kinh tế – ĐHQGHN đi thực tế môn Âm nhạc tại Viện Âm nhạc Quốc gia VN

Mặt khác, vì theo học cùng một chương trình nên sinh viên tại Việt Nam có thể
chuyển tiếp linh hoạt sang các cơ sở đào tạo ở nước ngoài của trường cấp bằng.
Đây là giải pháp lý tưởng cho những sinh viên muốn du học với ngân sách thấp.

Bên cạnh đó, các chương trình liên kết quốc tế phải tuân thủ các yêu cầu của
trường cấp bằng nên giảng viên được lựa chọn rất kỹ. Đa phần giảng viên là thạc
sỹ và tiến sỹ tốt nghiệp ở nước ngoài.

Sinh viên Việt Nam tại khu học xá của ĐH Troy tại Mỹ

"Bí kíp" chọn chương trình liên kết quốc tế chất lượng

Theo PGS.TS. Lê Quân, với kinh nghiệm hơn 15 năm phụ trách đào tạo quốc tế tại
Việt Nam, nếu lựa chọn đúng chương trình liên kết quốc tế, phụ huynh sẽ được thụ
hưởng chương trình đào tạo có chất lượng vượt xa so với các chương trình đào tạo
khác tại Việt Nam. Khi tìm hiểu chương trình liên kết quốc tế, cần lưu ý 6 điểm
sau:

Gặp sinh viên đang học và giảng viên đang giảng dạy để tìm hiểu thực tế chất
lượng đào tạo. Đi thăm cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị của đơn vị tổ
chức đào tạo

Sinh viên chương trình Cử nhân Kinh tế – Tài chính 2+2 của ĐH Massey tại ĐH Kinh
tế – ĐHQGHN trong một giờ học thể dục

Nghiên cứu kỹ khung chương trình triển khai tại Việt Nam như môn học, thời lượng
học và và giảng viên

Nghiên cứu kỹ yêu cầu đầu vào và chuẩn đầu ra: đầu vào phải đạt điểm sàn đại
học, phải có IELTS; đầu ra phải tuân thủ điều kiện của trường cấp bằng

Uy tín của trường cấp bằng: thứ hạng, kiểm định, cấp phép tại Việt Nam.

Uy tín và kinh nghiệm triển khai đào tạo liên kết của trường Việt Nam.

Lựa chọn thành công của hàng ngàn sinh viên VN

Thời gian qua, chương trình Cử nhân quản trị kinh doanh của ĐH Troy (Mỹ) tại ĐH
Kinh tế – ĐHQGH Hà Nội đã được hàng ngàn sinh viênViệt lựa chọn. Chương trình đã
tuyển sinh được 10 khóa, phần lớn sinh viên tốt nghiệp đang làm việc trong các
công ty đa quốc gia hoặc tiếp tục học lên thạc sỹ ngay tại ĐH Kinh tế – ĐHQGHN.

Tham gia vào chương trình này, sinh viên được học tập trong hệ thống phòng học,
thư viện và trang thiết bị học tập hiện đại, sinh viên được học với giáo trình
gốc. Cơ sở đào tạo được đặt ngay trong trường ĐH Kinh tế- ĐHQGHN để đảm bảo môi
trường học tập tốt nhất cho sinh viên. 50% là giảng viên đến từ ĐH Troy, 50% là
giảng viên người Việt là các thạc sỹ, tiến sỹ được chính ĐH Troy lựa chọn và
kiểm định.

Ngoài ra, người học có thể tham gia chuyển tiếp chương trình học từ 1 – 2,5 năm
tại tại ĐH Troy (Mỹ) với mức học phí rất thấp nhờ thỏa thuận hợp tác giữa ĐH
Troy và ĐH Kinh tế – ĐHQGHN.

ĐH Troy nằm trong Top 100 Đại học công lập hàng đầu tại Mỹ, được kiểm định quốc
tế. Bằng Cử nhân do ĐH Troy cấp, giá trị toàn cầu.

Trong khi đó, ĐH Kinh tế – ĐHQGHN được biết đến là một đơn vị đào tạo chất lượng
cao và uy tín. Ngoài bậc cử nhân, ĐH Kinh tế – ĐHQGHN còn hợp tác đào tạo quốc
tế ở bậc thạc sỹ. Các trường đối tác của ĐH Kinh tế – ĐHQGHN đều là những trường
công lập lớn trên thế giới, ví dụ ĐH Uppsala (Thụy Điển) hiện nằm trong Top 100
Đại học hàng đầu thế giới.

 

Hội thảo thông tin cử nhân liên kết quốc tế năm 2012

Trường ĐH Kinh tế – ĐHQQHN hiện đang tuyển sinh Chương trình cử nhân quản trị
kinh doanh khóa 11 của ĐH Troy (Mỹ) và Chương trình cử nhân kinh tế – tài chính
2+ 2 khóa 3 của ĐH Massey (NewZealand).

Hội thảo thông tin Chương trình Cử nhân liên kết diễn ra vào 08h ngày 04/8/2012
tại Phòng Hội thảo quốc tế 801, nhà E4, Trường ĐH Kinh tế (ĐHQGHN).

Để biết thông tin, liên hệ:
Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế, Trường ĐHKT – ĐHQGHN
P.106, Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 04 3 754 9901 | Hotline: 0947 004 809
Email: cite_ueb@vnu.edu.vn| Website: .cite.edu.vn; cunhanlienket.com

Anh Vũ

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/82919/hoc-lien-ket-quoc-te---xu-the-moi.html

Comments