Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thủ khoa ĐH Ngoại thương mong muốn trở thành doanh nhân giỏi

Posted: 22 Jul 2012 08:01 PM PDT


Tân thủ khoa khối D ĐH Ngoại thương Đặng Quang Huy.

Chia sẻ cùng PV Dân trí vào một chiều hè giữa cái nắng thành Vinh như lửa đốt, trong căn nhà khá khang trang nhưng vẫn bị cái nóng bỏng rát lùa vào hầm hập, Huy cho biết em khá bất ngờ khi nhận tin mình đỗ thủ khoa khối D ĐH Ngoại thương.

"Em không nghĩ mình đỗ thủ khoa, bởi kỳ thi đại học năm nay cũng như nhiều bạn khác em cũng chỉ làm bài khá thôi. Trở thành tân thủ khoa đây là món quà em dành tặng tới bố mẹ, thầy cô đã nuôi, dạy em và nhờ đó mới có được ngày hôm nay. Còn em chọn ngành Kinh tế đối ngoại bởi vì muốn thử sức mình ở một môi trường mới thực sự. Sau này thành công thì em có thể trở thành một người đàm phán thương mại quốc tế. Hơn nữa, môi trường ở ĐH Ngoại thương rất tốt và em tin chắc rằng sau này khi ra trường sẽ chọn cho mình một công việc tốt", Huy chia sẻ.

Cô Lê Thị Nhung – cô giáo chủ nhiệm chia sẻ niềm vui với cậu học trò cưng của mình khi biết Huy đỗ thủ khoa, cô bảo: "Với Huy, 3 năm học em luôn là học sinh ngoan, chăm chỉ học tập, học đều các môn, và rất nỗ lực trong học tập… Song song với việc học, Huy cũng sống rất tình cảm, sống chan hòa, vui vẻ với bạn bè, được các thầy cô quý mến. Ngày nhận được tin Huy đỗ thủ khoa, tôi rất vui mừng và cầu chúc cho em sớm đạt được những thành tích cao hơn nữa trong 4 năm đại học".

Cô Nhung tâm sự: "Lúc đó tôi cũng tâm sự với Huy nhiều và lo lắng khi chuyển khối (chuyển từ A sang D – PV) sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng Huy đã làm được tất cả, em ấy học đều tất cả các môn và không thua kém bạn bè, thậm chí còn tiến bộ hơn nhiều và tôi luôn tin ở em. Chính những nỗ lực học hỏi không mệt mỏi đó đã giúp Huy đạt thành tích ngày hôm nay".

Chia sẻ bí quyết học tập, tân thủ khoa khối D ĐH Ngoại thương khiêm tốn bảo chẳng có gì để mà chia sẻ cả. Với Huy, bí quyết đơn giản trong học tập là học hỏi bạn bè, thầy cô, còn học ở nhà cũng không phải là nhiều nhưng phải có phương pháp. Với 3 môn Toán, Văn, Anh là học mỗi giáo viên khác nhau; học ở lớp rồi nhưng về nhà cũng phải nghiên cứu, học lại còn phương pháp học thì mỗi người tìm một phương pháp riêng.

Huy bảo: "Với môn Toán thường ở nhà em chia ra học từng phần, còn lại thì dành riêng thời gian ôn bộ đề; bên cạnh đó, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu cũng có rất nhiều cuộc thi thử và có nhiều đề hay nên em cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm sau những cuộc thi đó".

Quang Huy bên góc học tập.

Còn với môn tiếng Anh, Huy bật mí: "Em nghĩ quan trọng nhất là từ mới. Vì vậy, mỗi tuần em chỉ học 10 từ mới, tiếp nữa là học thành ngữ, cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, một phần các cô ở lớp dạy cũng đều hay và em nhận ra điều đó ngay ở trường. Qua nghiên cứu các bộ đề, thì em nhận ra một điều là đề thi đại học chủ yếu nặng về phần Ngữ pháp nên em có phương pháp riêng và học vững hơn trong phần Ngữ pháp. Ngoài ra, em cũng nghe băng của các đài thế giới như BBC hay rồi xem những bộ phim tiếng Anh không có phụ đề để hiểu hơn về tiếng Anh… Bên cạnh đó, có nhiều bạn chia sẻ đề, có gì khó em hỏi các bạn chuyên Anh từ đó em rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình trong học môn tiếng Anh".

Thủ khoa khối D ĐH Ngoại thương Đặng Quang Huy và bố tâm sự cùng PV.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-621573/thu-khoa-dh-ngoai-thuong-mong-muon-tro-thanh-doanh-nhan-gioi.htm

Từ ‘Tiên học lễ…’; bàn về một sự thật?

Posted: 22 Jul 2012 08:01 PM PDT

- Tranh luận về khẩu hiệu “Tiên học lễ…” đang nổi lên hai xu hướng: Bỏ hay
không bỏ? Nếu bỏ chữ "lễ" và trọng chữ "văn" liệu có nên chăng? Nếu giữ nguyên cũng cần suy ngẫm cho hay, cho đúng, cho sâu về câu nói này để nó phát huy
đúng những giá trị vẫn còn đang tiềm tàng. Còn nếu bỏ thì liệu sẽ có ngày "Trước
bỏ lễ, hậu bỏ văn"?

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Không thể học xong "lễ" mới học "văn"

Ý kiến tham gia diễn đàn dường như đang quá câu nệ chữ nghĩa, lao vào bênh
vực hay phản biện một câu nói như muôn vàn những câu nói khác mà quên đi nhiều
vấn đề đáng quan tâm hơn rất nhiều.

Ảnh có tính chất minh họa

Chúng ta có phải đang soi xét quá chữ " lễ" và chữ "văn" trong câu nói “Tiên
học lễ, hậu học văn”? Theo tôi, có trước ắt phải có sau. Có "tiên" ắt sẽ có
"hậu". Và một con người chân chính ắt sẽ phải hội tụ cả "lễ" và "văn". Như vậy,
muốn là một người chân chính, ắt sẽ phải trau dồi cả lễ nghĩa và văn hóa.

Vậy thì chữ "tiên" và "hậu" muốn nhắc nhở ta điều gì? Đó là muốn con người ta
sống tôn trọng, hòa nhã trong cư xử với mọi người, sống biết mình biết người.
Sống hướng thiện và xa ác. Đó là điều quan trọng nhất để con người ta tồn tại
trong xã hội từ ngàn đời nay.

Muốn "có danh gì với núi sông"- con người ta sẽ cố trau dồi thêm chữ "văn".
Đây là quá trình hoàn thiện bản thân. Tự khắc khi học chữ "lễ", chữ "văn" sẽ vận
vào mình và ngược lại. Đây là mối quan hệ qua lại và không tách biệt. Không thể
học xong chữ "lễ" mới học chữ "văn".

Từ "Tiên học lễ, hậu học văn", bàn về một sự thật đáng lo của một nền giáo
dục dân chủ…Vấn đề đáng lo ngại hiện nay đó là sức hút đầy ma lực của đồng tiền
và danh vọng. Tiền tri phối quá nhiều suy nghĩ và hành động của mọi người trong
cuộc sống. Danh vọng càng làm lu mờ lí trí của con người…

Hệ quả?

Tại sao các bạn học sinh hiện nay xa rời với ban khoa học xã hội? Một câu hỏi
đang chờ một lời giải đáp.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT về hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm có trên 1,8
triệu nhưng, lượng hồ sơ dự thi khối C chỉ chiếm tỷ lệ 6,2% (trên 84.000 hồ sơ
đăng ký). Năm 2011, tỷ lệ hồ sơ thi khối C chỉ chiếm 6,0%. Ở nhiều trường THPT
số lượng hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ khối C chỉ đếm trên đầu ngón tay – đây là
con số đáng suy ngẫm.

Những nhà giáo dục học lí giải hiện trạng trên một phần là do vốn kiến thức
xã hội hạn hẹp cho nên học sinh không đủ tự tin theo học những ngành xã hội.
Điều đó là đúng bởi ngày nay khi đang sống trong guồng quay hối hả của cuộc
sống, khi nền văn minh công nghệ cao ngày càng phát triển, đã khiến con người ta
sống gấp gáp hơn, đã thiếu đi những khoảng lặng, những phút nhìn lại mình. Nhưng
nguyên nhân quan trọng có tác động trực tiếp đến các bạn học sinh khi quay đầu
lại với khối C. Khối C có quá ít trường và ngành để lựa chọn. Và sau khi học
xong cũng có quá ít chỗ xin việc và tiền lại càng ít.

Thiếu nhân tài liên quan đến những ngành xã hội, thừa những người học những
ngành như tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin,… để rồi lại thừa và thiếu
lao động, lại mất cân bằng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Đời sống tâm hồn
của con người nghiêng về máy móc và công nghê hơn là đời sống nội tâm, tình cảm.

Ta dễ dàng nhận thấy, Ban xã hội là một nửa nền văn hóa bên cạnh Ban tự
nhiên. Vậy mà chỉ có hơn 6% thí sinh đăng kí dự thi vào những ngành xã hội. Một
con số biết nói va đang rung lên những hồi chuông báo động.

Giải pháp

Trước mắt, cần xây dựng những giải pháp lâu dài. Đó là nâng cao nhận thức về
những môn khoa học xã hội. Trang bị cho học sinh vốn hiểu biết sâu sắc về cuộc
sống. Cần đổi mới trong phương pháp giảng dạy, tránh cách học nhàm chán, gây mất
hứng thú. Nên tổ chức giao lưu, học nhóm và trao đổi trong các bài học, tránh
tình trạng thầy đọc trò chép.

Rộng hơn một chút, các nhà trường từ tiểu học đến THPT cần xây dựng mô hình
lớp học ban khoa học xã hội nhằm bồi dưỡng những học sinh có năng lực cao hơn,
hoàn chỉnh hơn. Nên xây dựng những câu lạc bộ liên quan đến những môn Văn, Sử,
Địa, những cuộc thi liên quan đến kiến thức xã hội để thu hút học sinh tham gia.

Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hợp lí đối với những sinh viên tốt
nghiệp những ngành xã hội. Những công ty nhà nước cần mở rộng cửa tuyển cho sinh
viên tốt nghiệp. Những học sinh học khối C cũng cần được ưu tiên hơn như giảm
học phí, cho vay vốn…

Song song, nên có chiến lược xây dựng môi trường giáo dục ĐH, CĐ đồng đều hơn
giữa các khối. Học sinh không lựa chon theo học khối C một nguyên nhân không thể
phủ nhận, đó là thiếu trường, thiếu ngành. Vậy thì nên đầu tư hơn vào những
trường tuyển sinh khối C để học sinh có thêm những sự lựa chọn…

Giải pháp khác là nên hạ mức điểm chuẩn của các ngành khối C xuống một chút
nhằm thu hút học sinh. Một phần học sinh "sợ" khối C là do điểm chuẩn khối C có
phần hơi cao. Những ngành như Luật, Báo chí… vẫn nằm ngoài tầm với của nhiều bạn
có mong ước theo học.

Cuối cùng, nên đổi mới hơn trong hướng ra đề. Nên nghiêng về việc ra đề mở và
học sinh có thể suy luận và làm được, tránh những câu hỏi đánh đố. Phần đáp án
cũng cần linh hoạt hơn, tránh tình trạng cứ phải áp nguyên đáp án và cho điểm,
học sinh không phải là cái máy nên khó lòng làm theo y nguyên đáp án.

Và, ngày đó sẽ không xa…

  • Bạn đọc Nhật Linh (Yên Bái)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81634/tu--tien-hoc-le-----ban-ve-mot-su-that-.html

Cảnh dạy học bằng roi diễn ra tại phòng trọ của thầy giáo?

Posted: 22 Jul 2012 08:00 PM PDT

Tại TP Thái Nguyên, gần như hầu hết các em học sinh và bố mẹ có con đang học cũng như từng học đều biết đến tên trung tâm dạy học thầy Tuấn "roi" hoặc thầy Tuấn "đô thị" (Phạm Minh Tuấn) có tên đầy đủ là Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp II.

Sự việc một số học sinh bị thầy giáo dạy học bằng roi được phát hiện tại cơ sở giáo dục bồi dưỡng kiến thức cho học sinh từ lớp 7 lên lớp 8 bắt đầu từ ngày 06/6 đến ngày 16/6 vừa qua.

 

Trao đổi với PV Dân trí, Bà N.V.O (vợ ông Tuấn) cho biết, người thầy giáo dùng roi đánh học sinh trong video phát tán trên mạng tên là Nguyễn Văn Thành (quê Định Hóa, Thái Nguyên) đã tốt nghiệp khoa Toán Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên.

 

Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp II của ông Phạm Minh Tuấn.

Trong đoạn video ngắn, từng học sinh cả nam lẫn nữ chừng 13-14 tuổi lần lượt nằm úp lên mặt bàn, im lặng chịu đòn từ người thầy giáo còn khá trẻ, khỏe mạnh. Thầy giáo vừa dạy bảo học sinh bằng lời vừa nghiêng mình lấy đà để vút roi xuống mỗi học sinh đang nằm trên bàn. Cứ sau mỗi nhát roi, thầy Thành lại lấy tay mình vỗ vào mông của học sinh nam để chỉnh lại tư thế cho học sinh nằm gọn lại để đón nhận đòn tiếp theo. Một số học sinh tỏ ra thắc mắc và van xin những vẫn bị đánh đủ số roi với lỗi vi phạm.

 

Nguyên nhân trận đòn được xác định là do những học sinh học kém, bài kiểm tra dưới điểm 5. Những học sinh đạt điểm 5 trở xuống sẽ lập tức bị gọi lên ăn đòn với các mức: 0 – 3 điểm bị 3 roi, 4 điểm bị 2 roi, 5 điểm bị 1 roi. Nạn nhân của vụ việc hôm đó có 3 học sinh Trường THCS Gia Sàng (TP Thái Nguyên).

 

Trung tâm thầy Tuấn "roi" ở ngõ 300 đường Cách mạng tháng 8, phường Phan Đình Phùng – TP Thái Nguyên có khoảng 20 giáo viên đứng lớp để dạy các học sinh từ lớp 6 tới lớp 9. Trước khi sự việc xảy ra, trung tâm có trên 250 học sinh các độ tuổi theo học các lớp trình độ 6,7,8 và 9.

 

Khi nhận học sinh vào học, trung tâm có tổ chức kiểm tra kiến thức để phân loại trình độ học sinh. Những học sinh yếu thì được giao theo từng nhóm để củng cố kiến thức.

 

Vợ thầy Tuấn trong buổi làm việc với PV

Xem đoạn clip, nhiều phụ huynh đã rất ngỡ ngàng trong khi dư luận hết sức bức xúc. Tuy nhiên, khá nhiều các bậc phụ huynh có con đang hoặc từng theo học tại Trung tâm thầy Tuấn "roi" lại chia sẻ vì biết rõ cách dạy học "yêu cho roi cho vọt" và ủng hộ cách làm này. Và bản thân nhiều em học sinh đang hoặc từng học tại trung tâm thầy Tuấn dù bị "ăn roi" đến tím bầm nhưng lại rất đồng tình với cách dạy này.

Anh Trần Hữu Luận, trú tại đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Phan Đình Phùng – TP Thái Nguyên có 2 con học tại Trung tâm thầy Tuấn "roi" cho biết: "Cả 2 con tôi đều học thêm tại trung tâm của thầy Tuấn từ lớp 6 đến lớp 9. Đến bây giờ cháu lớn nhà tôi đã tốt nghiệp đại học Kiến trúc. Cách dạy học tại trung tâm với quan điểm em nào hư, lười học sẽ bị đánh roi, khi đưa con đến, chúng tôi đều được thông báo và rất đồng tình. Thực tế là 2 con tôi học thêm tại đây suốt mấy năm cấp 2 và đạt được kết quả mong muốn".

 

Em Nguyễn Hữu Quang – con trai anh Luận, từng học sinh lớp 9 trường THPT Nha Trang trước đây khá hiếu động nhưng sau khi vào học tại trung tâm thầy Tuấn "roi" đã ngoan hơn nhiều và đặc biệt là lực học tiến bộ rõ rệt. Đến bây giờ học cấp 3, Quang đã đạt học sinh giỏi.

 

"Cánh dạy học của trung tâm thầy Tuấn "roi" rất nghiêm khắc, đáng chú ý là trung tâm này "trị" được những học sinh gần như cá biệt, học kém. Nếu khi đến học, học sinh không làm bài tập sẽ bị đánh đòn, khi không làm xong bài thầy giáo giao thì học sinh đó không được về nhà mà ở lại ăn cơm thầy nầu hoặc mì tôm cho đến lúc làm xong bài tập mới được dời trung tâm" – anh Luận kể. 

 

Cùng quan điểm, anh Trần Thiện Tuân (SN 1988), trú tại đường Cách Mạng Tháng Tám – TP Thái Nguyên hiện là kiến trúc sư chia sẻ: "Tôi học tại trung tâm của thầy Tuấn từ lớp 6 đến lớp 9. Ngày trước, thi thoảng tôi cũng bị các thầy đánh roi vì mải chơi, lười làm bài tập nhưng tôi thấy như vậy mình chỉ tốt lên chứ không có gì nặng nề cả. Với sự cố gắng bản thân cũng như được bổ trợ kiến thức các môn học rất cơ bản nên khi vào học cấp 3, tôi học khá nhẹ nhàng và thi đỗ vào Đại học Kiến trúc với 26 điểm. Thực tế, kể cả bây giờ, tết năm nào tôi cũng qua thăm thầy Tuấn. Thực sự, tôi rất cảm ơn trung tâm của thầy Tuấn".

 

Một trung tâm gia sư cũng trong ngõ 300 đường Cách mạng tháng Tám cũng đóng cửa im ỉm sau sự việc.
Một trung tâm gia sư cũng trong ngõ 300 đường Cách mạng tháng Tám cũng đóng cửa im ỉm sau sự việc.

Chị Nguyễn Thị Duyên, trú tại phố Phan Đinh Phùng, có 2 con đang học tại trung tâm lại cho rằng chuyện các thầy tại trung tâm đánh học sinh, kể cả con chị là có nhưng các thầy không lạm dụng việc này và cũng không phải thường xuyên, chỉ khi nào các cháu hư. Không phải bỗng dưng có nhiều phụ huynh cho con đến đây học. Vì vậy, phải xem xét từ nhiều khía cạnh trước khi đưa ra những ý kiến phê phán. 

 

Trước những hành động "vũ lực" của người thầy giáo trong đoạn video, ông Phạm Minh Tuấn cho biết, người đánh học sinh trong clip không phải là giáo viên đang đứng lớp tại Trung tâm, tên là Nguyễn Văn Thành (quê Định Hóa, Thái Nguyên) đã tốt nghiệp khoa Toán Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên. Hiện chưa có việc làm nên trung tâm nhận vào và giao cho anh Thành phụ đạo nhóm học sinh còn yếu kiến thức. Việc đánh học sinh xảy ra tại nhà trọ của anh Thành. "Khi biết sự việc, tôi rất đau lòng. Hiện  trung tâm đã cho anh Thành nghỉ dạy", ông Tuấn cho biết.

 

Được biết, ông Phạm Minh Tuấn từng tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Thái Nguyên. Trước đây, ông Tuấn trực tiếp đứng lớp giảng dạy các em học sinh nhưng đã bị các cơ quan chức năng "tuýt còi" do chưa có nghiệp vụ sư phạm. Sau đó, ông Tuấn nghỉ dạy, đứng ra quản lý trung tâm và thuê các giáo viên giảng dạy. Hiện ông Tuấn đang là kỹ sư điện tại Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Thái Nguyên.

 

Ông Bùi Đức Cường – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Thái Nguyên cho biết, Trung tâm đã tạm thời bị đình chỉ hoạt động. Bước đầu xác định Trung tâm mới chỉ đang trình hồ sơ thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động nhưng chưa được hoạt động. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều phụ huynh, học sinh đồng tình với cách dạy học tại trung tâm. Vì vậy, căn cứ trên kết quả thanh tra, Sở GDĐT tỉnh Thái Nguyên sẽ có kết quả xử lý sự việc sau khi làm rõ. 

 

Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, việc dạy học sinh bằng roi rất phản cảm cần được "lên án" và trách nhiệm của cơ quan chức năng phải làm rõ sự việc. Tuy nhiên, căn cứ vào ý kiến của các bậc phụ huynh, học sinh đang học tại trung tâm thầy Tuấn cũng như mong muốn nguyện vọng của các bậc phụ huynh, học sinh muốn tiếp tục học tại trung tâm nữa hay không, UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ chỉ đạo giải quyết trên tinh thần đặt chú trọng việc học của các em học sinh lên hàng đầu. 

 

Anh Thế – Quốc Đô

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-621796/canh-day-hoc-bang-roi-dien-ra-tai-phong-tro-cua-thay-giao.htm

Lời đáp lại phản hồi độc giả quanh chữ “Lễ”

Posted: 22 Jul 2012 02:46 PM PDT

- Tôi không phải là người luôn áp dụng được chữ "lễ" một cách sáng suốt. Khi có
tin về bài báo "Độc giả tranh luận ‘lễ’ với Lê Đỗ Huy"- trong tôi bừng lên một
sự biết ơn. Tôi biết ơn tác giả bài báo và những người đã ủng hộ tôi mổ xẻ chữ
"lễ", cho dù những bình luận của họ sẽ làm tôi mất không ít thời gian để hiểu
cho thấu. Tôi cũng biết ơn những người đã phê phán tôi, trong một hiệu ứng "quờ
chân dò đáy"…

Trong phần tổng thuật ý kiến bạn đọc, người tổng hợp nêu câu hỏi: "Kiến giải

của tác giả Lê Đỗ Huy là tư tưởng mới để đánh giá lại đạo Khổng và khẩu hiệu
được treo trên tất cả các trường học của Việt Nam hay chỉ là một cách mượn chữ
"lễ" nói về những tiêu cực xã hội?"

Ảnh có tính chất minh họa

Về các tiêu cực xã hội…

Động cơ của tôi khá đơn giản. Chẳng hạn, nhiều U60, trong đó có tôi, trong
suốt đời mình đã phải va vào bức tường đá, khi muốn làm rõ, muốn đặt lại vấn đề,
hay xin dùng thẳng chữ của nó, được xét lại một chuyện gì đó trong quá khứ. Câu
mà trong đời chúng tôi phải nghe thấy, khá thường xuyên, là "chuyện này đã kết
luận rồi". Vì không hài lòng với kết luận nên chúng tôi mới muốn xét lại! Điều
này xảy ra thường xuyên đến mức nó đọng lại trong tôi thành một cục "hậm hực",
khiến tôi luôn dị ứng với những kết luận ở mãi thì quá khứ.

Với đạo Khổng, tôi ngán nhất là tính "nô dịch", và sự lảng tránh các giá trị
pháp quyền của nó. Không phải Mao Trạch Đông, người khai mào chiến dịch "Bài Lâm
phế Khổng" nổi tiếng năm 1873 đã gợi ý cho tôi chuyện này (từ điển Wiki có đoạn
viết: "these initial debates focused on interpreting the issues of slavery,
feudalism, and the relationship between Confucianism and Legalism).

Tôi gậm nhấm sự bực bội này mọi lúc mọi nơi. Chẳng hạn, khi ta tham gia giao
thông ở Hà Nội, có chữ lễ nào mà nhiều bạn giảng cho tôi hiện lên không? Đồng
thời, khi nghe thấy câu "tao cho mày biết lễ độ" thì có thể không còn một cứu
cánh nào. (Trong đời chúng ta, còn một nỗi nhục nữa, là phải đứng nhìn một
người, hoặc nhiều người đánh người trên đường Hà Nội, lúc ta cảm thấy tuyệt vọng
với mọi chữ lễ, và căm thù chữ "Nhẫn" – lại một chữ có thể dùng để phê Khổng/Nho
giáo…).

Nhưng tôi không định đổ thừa cho ông Khổng Tử đã gây ra tất cả những tiêu cực
xã hội đang đầy rẫy khắp nơi. (Năm 1982, tôi bị một vị "nói ề à" chỉ vì đã nói
"tiêu cực đầy rẫy khắp nơi". Hoá ra ông ấy đúng, vì mức độ tiêu cực năm 82 không
thể so với bây giờ. Đồng thời, ông ấy, có thể từng chiến đấu dũng cảm trước đó,
đã không dũng cảm để cùng tìm cách trấn áp tiêu cực với lớp trẻ chúng tôi, lúc
đó dễ hơn nhiều…).

Về "đánh giá lại đạo Khổng"

Nếu Hội Khoa học lịch sử có chủ trương đánh giá Đạo Khổng với tầm nhìn hôm
nay, thì chắc cũng là một hoạt động chuyên môn không gây ngạc nhiên. Chỉ e không
có ông "ề à" nào đó bảo đang "nhạy cảm", mà tôi trộm nghĩ cũng không có đâu.
Chẳng nhẽ cứ phải "sợ bóng sợ gió" mãi.

Như đã nói, tôi luôn ủng hộ các động thái "xét lại". Những động thái này nếu
mang lý trí hơn là cảm tính trong nghiên cứu, với những góc nhìn, cách quan sát,
phân tích mới, khoa học và thiết thực, chắc sẽ hấp dẫn được cả những bạn trẻ.

Một chữ Lễ khác

Do hoàn cảnh riêng, và do cả so công việc, tôi có được gần một số vị lão
thành, từng trực tiếp làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên
Giáp… Đó là các ông Phạm Chí Nhân, cố tác giả một số sách về tư tưởng quân sự;
ông Cao Pha, cuối đời là chuyên gia về lịch sử quân sự, cũng đã mất; ông Lê
Trọng Nghĩa, thành viên Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội tháng 8/1945, từng được đồng
chí mình gọi là "một bộ óc điện tử"…

Tôi còn nhớ chúng tôi tranh luận, đôi khi khá to, khi tôi quên mất địa vị
"cháu" của mình. Tôi còn nhớ các ông đã cười một cách bao dung và châm biếm, khi
tôi nhận thấy mình vừa đưa ra một nhận định ngốc nghếch. Cách các ông đòi hỏi
chữ lễ ở tôi là… phản biện nhận định của các ông một cách nghiêm túc, không nể
nang.

Nhưng thu hoạch lớn hơn về chữ "lễ" của tôi từ các ông lại là một chuyện
khác. Theo các ông và những vị cùng trường phái, nếu cứ nhắm mắt tuân theo chữ
lễ theo cách hiểu chung của người đương thời, đã không xuất hiện các nhân vật
tầm cỡ quốc tế Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.

Người trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc đã tranh luận thẳng thừng về nguyên tắc với các
yếu nhân đỡ đầu Anh là Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu (theo các hồ sơ Lưu trữ
Hải ngoại của Pháp…). Còn chàng thanh niên Võ Giáp đã, vừa khéo léo, vừa cương
quyết, từ chối "kế hoạch" hôn nhân do ông thân sắp đặt sẵn, để bước vào con
đường cách mạng (theo sách "Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ)…

  • Lê Đỗ Huy

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81569/loi-dap-lai-phan-hoi-doc-gia-quanh-chu--le-.html

Nơi lòng tốt lan tỏa

Posted: 22 Jul 2012 02:45 PM PDT

Nhiều câu chuyện cảm động về tiếp sức trong mùa thi vừa rồi được kể lại tại lễ tổng kết chương trình tiếp sức mùa thi (TSMT) 2012 diễn ra vào chiều 21/7 tại TPHCM.

Gần 700 đại biểu đại diện cho các bạn sinh viên tình nguyện, tình nguyện viên tham gia chiến dịch trong cả nước có mặt tại hội trường Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM không kìm được xúc động khi giao lưu với những tình nguyện viên là xe ôm, chủ nhà trọ, cô hàng nước… góp sức nhỏ của mình hỗ trợ thí sinh về thành phố dự thi.

Nơi lòng tốt lan tỏa
Vợ chồng chú Thạch Ngọc Khanh và cô Võ Thị Nguyệt (giữa) nhiều năm nay chạy xe ôm, mở quán nước phục vụ thí sinh tại bến xe miền Đông.

Vợ chồng chú Thạch Ngọc Khanh, cô Võ Thị Nguyệt đã nhiều năm nay là tình nguyện tích cực hỗ trợ thí sinh tại bến xe miền Đông. Quán nước của cô Nguyệt ở cạnh bến xe là nơi trú chân, nghỉ ngơi, gửi đồ đạc và uống nước miễn phí, giá rẻ cho thí sinh, người nhà khi vừa đặt chân xuống bến xe.

Trước đây, cô Nguyệt cũng đã có 15 năm chạy xe ôm cùng chồng tích cực hỗ trợ thí sinh trong việc đi lại. Cảm kích tấm lòng của đôi vợ chồng nghèo, ban quản lý bến xe miền Đông đã tạo điều kiện cho cô Nguyệt mở quán nước ở khu vực bến xe. Cũng quá "mê" các bạn sinh viên mà cô Nguyệt đặt luôn tên quán nước của mình là quán Sinh Viên.

"Mỗi năm khi mùa thi đến, các bạn SVTN lại gọi "Má Nguyệt ơi, hỗ trợ chúng con nhé!" là tôi háo hức, chờ đợi từng ngày. Sinh viên chính là tương lai của đất nước, mình không có tiền thì hỗ trợ bằng sức", cô Nguyệt chia sẻ.

SVTN phân luồng, hỗ trợ thí sinh trong đợt 1 thi ĐH năm 2012.
SVTN phân luồng, hỗ trợ thí sinh trong đợt 1 thi ĐH năm 2012.

Đồng lòng cùng vợ, nhiều năm nay, khi mùa thi về, chú Thạch Ngọc Khanh lại lên cùng cấp danh sách đội xe ôm có thể chạy miễn phí, giá trẻ cho các bạn SVTN để hỗ trợ thí sinh. Nhiều quãng đường hàng chục cây số, chú Khanh chỉ lấy tượng trưng 10 - 15.000 đồng. Thậm chí, không chỉ chở miễn phí cho học trò nghèo, nhiều khi chú còn đi mua, xin cơm cho các thí sinh.

Chỗ ở không hề rộng rãi, chỉ đủ cho hai mẹ con, nhưng 12 năm nay, cô Võ Thị Như Hòa vẫn đón hàng trăm lượt thí sinh đến ở trọ. "Nhà mình chật chội nhưng vẫn có chỗ cho thí sinh vì nhờ trong nhà không có vật dụng gì. Tôi là người mẹ, hiểu rằng nuôi con rất vất vả nên giúp được phụ huynh tiết kiệm được đồng nào thì tốt đồng đó, còn dành tiền cho con ăn học", cô Hòa tâm tư.

Năm nào các bạn SVTN liên lạc để đặt chỗ muộn, cô Hòa lập tức chủ động gọi điện hỏi han: "Sao năm nay chậm thế con ơi, má nóng lòng lắm rồi!".

Lòng tốt không ngừng lan tỏa qua các chương trình TSMT.

Bên cạnh đó cần kể để hàng ngàn SVTN đã dành thời gian ngày hè quý báu có thể làm thêm kiếm tiền hay nghỉ ngơi để tiếp sức cho thế hệ đàn em. Mỗi SVTN là một câu chuyện, một tấm gương cũng như đủ tình huốn có thể gặp phải nhưng họ tìm được niềm vui chung khi chia sẻ được khó khăn cho thí sinh và người nhà về dự thi.

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-621608/noi-long-tot-lan-toa.htm

Gần 30 trường đại học công bố điểm thi

Posted: 22 Jul 2012 02:44 PM PDT

(TNO) Hôm nay 22.7, Trường ĐH Quốc tế, ĐH Xây dựng Miền Tây, ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Tân Tạo đã công bố kết quả điểm thi tuyển sinh 2012.

Bấm vào đây để tra cứu điểm thi

Trường ĐH Xây dựng Miền Tây dự kiến xét tuyển NV2 đối với 15 chỉ tiêu khối V và 170 chỉ tiêu khối A.

Thanh Niên Online sẽ cập nhật nhanh nhất điểm thi các trường ĐH-CĐ, mời bạn đọc đón xem.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 27 trường/khoa công bố kết quả tuyển sinh.

 

Các trường công bố điểm thi ĐH-CĐ 2012

Bấm vào đây để tra cứu điểm thi

27. ĐH Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM

26. ĐH Tân Tạo

25. ĐH Thủ Dầu Một

24. ĐH Xây dựng Miền Tây

23. ĐH Công nghiệp Việt Trì

22. ĐH Nguyễn Tất Thành

21. ĐH Y tế công cộng

20. ĐH Hùng Vương (Phú Thọ)

19. ĐH Nông lâm Bắc Giang

18. ĐH Công nghệ Giao thông vận tải

17. ĐH Ngoại thương (cơ sở 2)

16. ĐH Ngoại thương (cơ sở 1)

15. ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội

14. ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội

13. ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (khối A, B) – ĐH Quốc gia Hà Nội

12. ĐH Kinh tế (khối A, A1) – ĐH Quốc gia Hà Nội

11. ĐH Giáo dục (khối A, B) – ĐH Quốc gia Hà Nội

10. Khoa Luật (khối A) – ĐH Quốc gia Hà Nội

9. Khoa Y-Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội

8. ĐH Tiền Giang

7. ĐH Tài chính Marketing

6. ĐH Tài nguyên Môi trường TP.HCM

5. ĐH Đà Lạt

4. ĐH Quảng Nam

3. Học viện Âm nhạc Huế

2. ĐH Chu Văn An

1. ĐH dân lập Hải Phòng

 

Hoàng Quyên

 

Thêm 7 trường ĐH công bố điểm thi
Đại học Ngoại thương công bố điểm thi
Thêm nhiều trường công bố điểm thi

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120722/hon-20-truong-dai-hoc-cong-bo-diem-thi.aspx

Từ HS bán công ở VN đến thủ khoa ĐH Singapore

Posted: 22 Jul 2012 02:44 PM PDT

Ít ai biết Vũ từng là một học sinh rất bình thường của một trường bán công tại TP.HCM.


Bùi Huy Quang Vũ (giữa) trong ngày tốt nghiệp cùng bạn bè.

Lần đó, cô giáo gọi lên bảng làm bài, chỉ là một phép toán đơn giản -(-9) =? nhưng Vũ không làm ra và bị cô giáo mắng. Suốt đêm trằn trọc, bức bối, lần đầu tiên cậu bé 15 tuổi này bắt đầu cảm thấy mình cần phải học để thay đổi. Quyết tâm đó là một cú hích để Vũ thi đậu vào lớp chuyên tin của Trường chuyên Lê Hồng Phong.

"Tuy nhiên, ngay cả khi vào học ở lớp chuyên tin tôi vẫn rất lười và học rất tệ trong lớp vì không có động lực và phương pháp học đúng" – Vũ cho biết. Mọi chuyện vẫn tiếp diễn như thế cho đến khi Vũ bước chân vào Trường cao đẳng Ngee Ann Polytechnic (Singapore). Không muốn mình thua kém các bạn học người Hoa, người Malaysia, Ấn Độ, Vũ đã lên một kế hoạch chi tiết để đạt điểm A trong tất cả các môn học của mình từ ngày đó.

Không ôm sách "tụng" suốt ngày như bạn bè, Vũ chọn cách học "giảng bài", tức tưởng tượng mình là một giảng viên đang đứng trước hàng trăm sinh viên trong giảng đường lớn để giảng chính bài mà mình đang học. "Cách học này đòi hỏi tôi phải rất tập trung khi học, khái quát được vấn đề vì không có thầy giáo nào đang giảng bài lại nói: Xin lỗi các bạn, tôi chưa hiểu vấn đề này lắm, lần sau tôi sẽ giảng tiếp!" – Vũ kể.

Một chiến lược khác được đặt ra, đó là Vũ làm quen với tất cả sinh viên luôn đạt điểm A tại trường mình. "Lúc đầu tôi học không giỏi nên để họ tiếp nhận mình, tôi tập cách thuyết phục họ bằng một bảng kế hoạch rất chi tiết mình có thể làm gì, làm như thế nào trong dự án này và cố gắng làm hết mức có thể" – Vũ cho biết.

Kết quả của các nỗ lực này là một bảng điểm rất đẹp của Vũ: tốt nghiệp á khoa ngành kỹ sư phần mềm Trường cao đẳng Ngee Ann Polytechnic với số điểm 3.96/4.0 và tốt nghiệp thủ khoa ngành hệ thống thông tin, một trong những ngành vào hàng khó nhất ở NUS với điểm 4.8/5, trong đó có 71,43% là điểm A+ và A. Mới đây, Vũ đã là một trong ba sinh viên có đồ án tốt nghiệp xuất sắc nhất được Trường NUS chọn và là sinh viên Việt Nam duy nhất có mặt tại Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên toàn cầu (Global undergraduate research conference) tổ chức tại Tokyo (Nhật) trình bày về đồ án tốt nghiệp của mình.

Các đồ án trình bày tại đây được các giáo sư, nhà khoa học, chuyên gia ở nhiều nước trên thế giới đóng góp, hoàn thiện và sẽ được xuất bản trên tạp chí chuyên ngành The Oculus của đại học Virginia (Hoa Kỳ).

Bùi Huy Quang Vũ và huy chương thủ khoa tốt nghiệp. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Chia sẻ để phát triển

 

Không chỉ học cho riêng mình, Vũ còn viết một loạt bài trên blog cá nhân của mình và nhận được phản hồi khá tốt từ các bạn sinh viên, đó là "How do I get As in NUS" (Làm thế nào để tôi có được điểm A tại Đại học Quốc gia Singapore).

Trong đó, Vũ chia sẻ khá nhiều những kinh nghiệm sống động, thực tế nhất trong việc học của mình, từ các bảng thống kê điểm số, phương pháp học thi tập trung đến cách làm việc nhóm, tận dụng các cơ hội như thế nào.

Với văn phong giản dị, rõ ràng và thật sự chắt lọc, nhiều chia sẻ của Vũ trên blog đã được các bạn sinh viên mang về Facebook hoặc blog của mình học hỏi.

Nguyễn Công Đạt – sinh viên năm 4 ngành hệ thống thông tin (NUS) – cho biết: "Tôi theo dõi blog của anh Vũ từ đầu năm 3 và thật sự cảm thấy quá tiếc vì đã không được đọc những dòng chia sẻ này ngay từ năm đầu tiên vì khả năng truyền cảm hứng rất hay của anh ấy. Rõ ràng không chỉ ở NUS mà bất kỳ nơi nào, học lực tốt là một chuyện, nhưng biết khả năng của mình để tổ chức sắp xếp việc học một cách thông minh và có chiến lược là chuyện hoàn toàn khác và sẽ có ảnh hưởng tới mình rất lâu dài. Tôi hi vọng tất cả các bạn đã, đang hay chưa bắt đầu học đại học nên đọc qua những chia sẻ này để có thêm kinh nghiệm cho bản thân và cố gắng ứng dụng nó một cách phù hợp nhất".

Bên cạnh đó, khác với quan điểm "thủ khoa là mọt sách", đặc biệt với nhóm ngành công nghệ thông tin vốn khô khan, Vũ lại là một thành viên tích cực trong ban marketing của chương trình "Thách thức trẻ – Ychallenge 2011", cuộc thi dành cho sinh viên tại Singapore và Việt Nam để thử thách giải quyết các vấn đề kinh doanh hiện nay của các thương hiệu lớn tại Việt Nam.

Nguyễn Hoàng Vũ (trưởng ban tổ chức chương trình Ychallenge tại Việt Nam) cho biết: "Do lúc đầu Vũ phải tập trung học ở trường nên giai đoạn chạy nước rút phải làm việc nhiều hơn người khác 5, 6 lần. Áp lực công việc rất cao nhưng kết quả về các mẫu thiết kế, video, sản phẩm quảng bá đều rất tốt". Cách làm việc này xuất phát từ một quan điểm rất rõ ràng của Vũ: "Khi đã xác định tập trung cho việc học, tôi sẽ gác lại tất cả các hoạt động cộng đồng. Nếu cùng lúc dây dưa hai, ba việc thì rất dễ bị mang tiếng là vô trách nhiệm và làm gì cũng chỉ ở mức làng nhàng!".

Trần Thị Minh Hải (sinh viên năm 4 NUS):

 

Điều tôi học được nhiều nhất ở Vũ chính là khả năng làm việc và học rất tập trung. Khi học, tôi cố gắng làm theo phương pháp Vũ đã chia sẻ trên blog: học liên tục trong ba tiếng, giữa buổi chỉ nghỉ giải lao 5-7 phút, trước buổi học thì ghi ra mục tiêu mình cần đạt được, cố gắng tập trung hết mức, sau đó kiểm tra lại và thư giãn hoàn toàn. Cách làm này đã giúp tôi đạt được điểm cao trong học kỳ cuối tại NUS và ứng dụng cực kỳ hiệu quả ngay cả khi đi làm.

 

Lê Thị Ngọc Giao (trưởng ban nội dung chương trình Thách thức trẻ – Ychallenge 2011):

 

Vũ là người rất thông minh và nhạy bén. Khi đã xác định đây là công việc thú vị và cần thiết, dù chỉ là một cuộc chơi, Vũ sẵn sàng bỏ tất cả thời gian, tâm sức, thức thâu đêm suốt sáng để hoàn tất một cách chỉn chu nhất. Có thể nói những việc làm của Vũ đã đóng góp một phần không nhỏ cho thành công của công tác marketing chương trình Thách thức trẻ tại Việt Nam lẫn Singapore.

 

Phó giáo sư – tiến sĩ Goh Khim Yong (Khoa hệ thống máy tính NUS):

 

Qua chín tháng hướng dẫn Vũ thực hiện đồ án tốt nghiệp, điều tôi quý nhất ở Vũ là khả năng làm việc rất tốt dưới áp lực cao và ứng phó rất nhạy những tình huống ngoài dự tính. Trong các thao tác nghiên cứu, Vũ đã thể hiện được tính cẩn thận tuyệt đối, chính kiến cá nhân và khả năng sáng tạo xuất sắc. Ngoài ra, do đây là đồ án về các ứng dụng cả công nghệ thông tin và đo lường tác động xã hội nên đòi hỏi Vũ phải có một kiến thức rộng và sâu về truyền thông xã hội, các ứng dụng di động và cả khả năng thiết kế tốt. Tôi cho rằng với rất nhiều điểm A+, việc Vũ đại diện cho NUS tham gia Hội nghị nghiên cứu khoa học U21 Undergraduate Research Conference 2012 là rất xứng đáng.

 

Tuổi Trẻ

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-621764/tu-hs-ban-cong-o-vn-den-thu-khoa-dh-singapore.htm

Comments