Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Các trường không được phép từ chối nhận thí sinh huyện nghèo

Posted: 21 Jul 2012 11:26 PM PDT

Như Dân trí đã đưa tin, tuyển sinh 2012, Bộ GD-ĐT bổ sung quy định về chính sách ưu tiên đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các huyện nghèo theo Quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.

Theo đó, quy định thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, nếu học 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện này, thì Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định xét tuyển cho vào học.

Tuy nhiên, với chủ trương lớn như vậy khi mới bắt đầu thực hiện đã có một số trường ĐH, CĐ từ chối không nhận đối tượng này và thậm chí nhiều trường đặt tiêu chí quá cao, thí sinh khó lòng đáp ứng được.

Trao đổi với Dân trí, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: "Với chủ trương này, Bộ đã có văn bản hướng dẫn cụ thể tới các trường thực hiện. Bên cạnh đó, Bộ đã để các trường tự đưa ra tiêu chí tuyển chọn phù hợp với chương trình đào tạo của mình. Các trường có thể đặt ra các tiêu chuẩn riêng, nhưng bắt buộc phải thực hiện chủ trương này không được phép từ chối bởi đây là quy định chung có văn bản pháp quy các trường phải chấp hành”.

Về vấn đề kinh phí đào tạo hỗ trợ cho các học sinh nghèo này đi học, ai sẽ chi trả và lo bố trí việc làm sau khi ra trường như nhiều địa phương thắc mắc. Thứ trưởng Ga cho biết: “Các thí sinh này không phải là học sinh thuộc diện cử tuyển. Chính sách nhà nước đã ưu tiên cho các em được tuyển thẳng vào đại học rồi nên kinh phí chi trả học tập các em phải tự lo như các sinh viên bình thường khác. Hơn nữa, hiện nay Chính phủ có chương trình hỗ trợ cho vay vốn học tập đối với sinh viên nghèo đó là điều kiện thuận lợi để các em yên tâm học tập”.

Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-621641/cac-truong-khong-duoc-phep-tu-choi-nhan-thi-sinh-huyen-ngheo.htm

10 ĐH có tỉ lệ sinh viên thất nghiệp dưới 10%

Posted: 21 Jul 2012 11:26 PM PDT

Danh sách top 10 trường đại học có tỉ lệ sinh
viên tốt nghiệp có việc làm trên 90% được Tổ chức
thống kê Giáo dục đại học (Higher Education
Statistics Agency
thống kế và công bố mới đây.

10. University of Edinburgh

 

 

 

Một trường duy nhất trong nhóm Russell ở Scotland lọt vào bảng xếp hạng với
93.6% sinh viên tốt nghiệp từ những chương trình đào tạo chính quy hay khóa học
6 tháng đều tìm được việc làm.

Edinburgh Napier University

 

 

 

Thị trường việc làm có tới 93,6% sinh viên của Edinburgh Napier.

Nottingham Trent University

 

 

 

Tiền thân là trường bách khoa của Nottingham cũng đạt tỉ lệ đầy ấn tượng với
93.6%.

University of Aberdeen

 

 

 

Được thành lập cuối thế kỉ XV, một trường đại học khác của Scotland -
University of Aberdeen có thể tự hào với 93,7% sinh viên tốt nghiệp nhanh chóng
tìm thấy sự nghiệp của mình.

University of Surrey

 

 

 

Một trường bách khoa khác trong top 10 – University of Surrey có tỉ lệ sinh
viên tốt nghiệp tìm thấy việc làm là 94%.

University of Lancaster

 

 

 

Ở một vùng ngoại ô hẻo lánh quanh bao thành phố cùng tên, Lancaster đã cung
cấp 94,4% sinh viên tốt nghiệp cho thị trường việc làm.

University of Glasgow

 

 

 

Kể từ năm 1452, trường đại học lâu đời nhất trong bảng xếp hạng – Glasgow’s
Russell Group institution – đã trang bị một số lượng lớn sinh viên cho thị
trường việc làm. Dường như, Glasgow đang làm tốt công việc của mình với 94,9%
sinh viên có việc làm.

King’s College London

 

 

Được thành lập bởi vua George IV và Công tước xứ Wellington năm 1829, quê
hương của những bài thơ lãng mạn John Keats – King’s College London có tỉ lệ
việc làm chiếm 95,2%.

University of Northampton

 

 

Đại học Northampton nổi tiếng khắp thế giới với các chuyên ngành như: Quản lí
chất thải, Thời trang và Công nghệ đồ da. Northampton có thể tự hào với tỉ lệ
việc làm 95,6% – "Á hậu" trong danh sách.

Robert Gordon University

 

 

Đứng đầu trong danh sách lại là một trường biên giới phía Bắc của Aberdeen.
Robert Gordon University đã duy trì sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành công
nghiệp như: xây dựng, máy tính và chăm sóc sức khỏe và có thể vượt qua các đối
thủ với 97,1% sinh viên tốt nghiệp có việc làm.

  • Luyến Trần (Theo Telegraph)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81615/10-dh-co-ti-le-sinh-vien-that-nghiep-duoi-10-.html

Rủ nhau học yêu

Posted: 21 Jul 2012 11:25 PM PDT

Những bí quyết chinh phục phụ nữ được hé lộ, những bí ẩn về phụ nữ được khai phá… Đó là nội dung của nhiều lớp học đang được bàn luận trên một số trang mạng thu hút cánh mày râu khắp nơi.

Cách lấy lòng phái đẹp

Nếu như cho rằng yêu một ai đó là cứ thể hiện tình cảm của mình rồi đợi chờ họ đáp lại, thì xác suất thành công hầu như rất thấp. Cái mà bạn nhận về nhiều khi chỉ là một mối tình đơn phương to đùng. Thế nên, lớp học có tên "Nghệ thuật chinh phục phụ nữ" được tung lên mạng hồi cuối năm ngoái, khiến không ít cánh mày râu chưa có mảnh tình vắt vai như bắt được phao cứu sinh. Chỉ trong vòng nửa năm, các khóa học này đã thu hút khoảng 400 học viên tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và TP.HCM tham gia. Đa số sinh viên mong muốn được trang bị kiến thức về "các nàng" nhằm loại bỏ nguy cơ thất bại trong cuộc chinh phục sắp tới. Ngạc nhiên hơn, có cả những anh ở độ tuổi "băm" đang nắm giữ những chức vụ quan trọng, thậm chí có người xấp xỉ 40 cũng xách cặp, lái xe hơi đi… học tán gái.

Rủ nhau học yêu 1
Quang cảnh một lớp học "nghệ thuật chinh phục phụ nữ" – Ảnh: V.S

Học viên sẽ được chia sẻ những bí quyết, kỹ năng từ giai đoạn làm quen, xin số điện thoại, hẹn hò cho đến lúc chinh phục thành công. Diễn giả bắt buộc trước khi đi tán nàng, bạn phải có 3 thay đổi lớn nhất gồm ngoại hình, cách suy nghĩ và hành động. Sau đó là lựa chọn đối tượng ở đâu, cách tiếp cận mục tiêu, xây dựng sự tự tin, cách lấy lòng phái đẹp… Những lỗi mà lâu nay đàn ông hay mắc phải khi nghĩ về phụ nữ cũng được đưa ra để tránh tuyệt đối. Rồi cách giao tiếp với nàng qua Facebook, Yahoo chat, các mạng xã hội, cách vượt qua trở ngại, loại bỏ các "vệ tinh" khác để giành chiến thắng.

Ngay cả những chi tiết như mỗi ngày nhắn bao nhiêu cái tin, nhắn vào thời điểm nào, nội dung nhắn ra sao… cũng được đưa ra, khiến nhiều học viên ngớ người. "Đơn giản vậy mà mình không biết. Trước đây khi mới quen một bạn rất xinh, thích là mình nhắn chứ không để ý rằng lúc ấy nàng có đang học bài không, hoặc đang ngủ hay thức… Giờ mới thấy mình khờ thật, thảo nào bị cô ta ghét" – học viên có nick kandy trên ttvnol.com thổ lộ.

Tự tin hơn

Không chỉ được diễn giả chia sẻ kiến thức về "tán" gái, học viên còn được các cao thủ tình trường khác cung cấp thêm nhiều chiến thuật, kỹ xảo để có được kết quả như mong đợi. Học viên Nguyễn Đại, sinh viên ngành phần mềm Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM kể: "Sau khi tham gia khóa học, mình đã có được ít nhiều kiến thức về con gái để tự tin khi tiếp cận. Ngay buổi học đầu tiên mình đã biết được nguyên nhân vì sao thất bại trong những lần chinh phục trước. Quan trọng hơn là tìm ra hướng giải quyết những bế tắc đó. Lớp học có người mẫu để thực hành nên rất sinh động và gần gũi chứ không chỉ là những lý thuyết suông". Học viên này cho biết hiện mình và "nàng" đã có những buổi đi chơi thân thiết và quan trọng là nàng đã để yên cho mình… nắm tay. "Còn một nụ hôn ư, chắc là sẽ sớm thôi!" – Đại nói chắc nịch.

Diễn giả Nguyễn Văn Sơn – người mở khóa học này cho biết: "Thực ra đây là bộ môn khoa học về tâm lý phụ nữ, được nghiên cứu nghiêm túc chứ không phải thích nói gì thì nói. Thấu hiểu đối phương, hoàn thiện mình trong mắt họ để có được những kết quả đẹp trong tình yêu là điều mà người đàn ông nào cũng mong muốn. Người ta bảo cái gì cũng phải học, yêu cũng không ngoại lệ".

Anh Sơn kể, hằng tháng lại có những buổi offline (gặp gỡ) giữa các thành viên để chia sẻ kinh nghiệm. Có người chỉ sau một tuần đã gọi điện khoe: "Anh ơi, em vui không thể tả nổi vì đã hôn được cô ấy". Có học viên kết luận: "Trước đây đứng trước phụ nữ là họng mình cứng lại, nói không được. Giờ thì mình không ngờ tán gái lại dễ dàng đến thế".

 

Bình luận:

"Cái này hay, phải giới thiệu với bạn bè mới được". (phtnpower/chonmua.com)

"Mấy cái này sách điện tử dạy về hẹn hò trên mạng rất nhiều, bạn nào khá tiếng Anh là có thể đọc được hết, đi học làm gì cho tốn tiền. Không thể tham dự một vài buổi mà trở thành cao thủ được, phải tự rèn luyện nhiều". (pttruong, ttvnol.com)

"Chất lượng khóa học được đánh giá như thế nào nhỉ? Liệu học xong có chắc chắn tán được con gái? Nếu vậy thì mình cũng sẽ tham gia". (Dangphuong/ttvnol.com)

"Học để hiểu tâm lý phụ nữ hơn thì cũng tốt. Chứ ra trận mà không nắm bắt được mạnh yếu của đối phương, thất bại là dễ hiểu". (quanquan/Facebook)

"Chẳng có chiêu nào hết nếu bản thân không có đủ khả năng để làm con gái bị khuất phục. Nếu biết được người yêu từng đi học khóa này để tán mình, chắc mình sẽ rất thất vọng". (ngolinh, chat Yahoo)

N.T.N

 

Mỹ Quyên

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120721/Ru-nhau-hoc-yeu.aspx

24 trường đại học công bố điểm

Posted: 21 Jul 2012 11:24 PM PDT

- Sáng 22/7, thêm điểm thi Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Xây dựng miền Tây, ĐH Công nghiệp Việt Trì, … nâng số
trường công bố lên 24. VietNamNet cập nhật liên tục điểm thi các trường để thí sinh theo dõi.

Thí sinh tra cứu điểm thi

TẠI ĐÂY.

 

 

24. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

23. Trường ĐH Xây dựng miền Tây

22. Trường ĐH Công nghiệp Việt Trì

 

21. Trường ĐH Y tế Công cộng

20. Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM)

19. Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở Hà Nội)

18. Trường ĐH Nông lâm Bắc Giang

17. Trường ĐH Hùng Vương Phú Thọ

16. Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải

 

15. Khoa Y dược – ĐHQG Hà Nội

14. Khoa Luật  – ĐHQG Hà Nội khối A, A1

13. Trường ĐH Giáo dục – ĐHQG Hà Nội khối A, B

12. Trường ĐH Kinh tế – ĐHQG Hà Nội khối A, A1

11. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội khối A, B

10. Trường ĐH Công nghệ – ĐHQG Hà Nội

9. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội

8. Trường ĐH Tiền Giang

7. Trường ĐH Tài nguyên Môi trường TP.HCM

6. Trường ĐH Tài chính Marketing

5. Trường ĐH Quảng Nam

4. Học viện Âm nhạc Huế

3. Trường ĐH Đà Lạt

2. Trường ĐH Chu Văn An

1. Trường ĐH dân lập Hải Phòng

(Tiếp tục cập nhật….)

  • Ban Giáo dục


Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81131/24-truong-dai-hoc-cong-bo-diem.html

Giúp học sinh không cần học bài

Posted: 21 Jul 2012 11:02 AM PDT

Có những thầy cô giáo dành nhiều thời gian, công sức chắt chiu tư liệu, gầy dựng nên tiết học cuốn hút khiến học sinh thích thú và thuộc bài ngay tại lớp.

Tìm những tư liệu lạ

Nhiều giáo viên cho rằng để có được tiết giảng hiệu quả, phải chuẩn bị giáo án rất kỹ. Nói về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ – Phó trưởng khoa Văn hóa học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM – cho rằng: "Để dạy 1 thì mình phải biết 10, có như vậy mới thyết phục được học trò".

Trong những dịp công tác ở nước ngoài, ông Thơ đã tìm tư liệu viết giáo án. Nhờ vậy ông đã truyền đạt đến người học những kiến thức lạ. Khi dạy môn lịch sử văn minh phương Đông, trước các khái niệm trừu tượng như tính hệ thống, giá trị…, ông Thơ đều đưa ra hình ảnh minh họa cụ thể. Chẳng hạn khi nói về tính hệ thống, ông đưa hình ảnh về Kim tự tháp để nói đến sự sắp xếp theo một hệ thống chặt chẽ. Hoặc khi nói về tính giá trị, ông đưa ra câu chuyện của tộc người Irian Jaya ở miền đông Indonesia (bộ tộc săn đầu người nổi tiếng thế giới).

Mỗi khi đến ngày thôi nôi của một sinh linh trong tộc, người ta phải săn chiếc đầu người (còn máu tươi) để tế thần. Nhằm tránh là nạn nhân của chuyện săn đầu người, họ thường làm nhà trên những cây cao từ 20-30 m… Chưa hết, ông Thơ còn dẫn chứng nhiều thông tin lạ, hấp dẫn ở nhiều lĩnh vực: lịch sử, xã hội, văn học… để lồng vào bài giảng. Ví dụ khi nói về trăng, ông lại nói đến chuyện: trăng là đề tài của các thi sĩ, cái chết của Đỗ Phủ cũng có liên quan đến trăng, tỷ lệ tai nạn giao thông vào những đêm có trăng cũng cao hơn so với ngày bình thường…

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ - Phó trưởng khoa Văn hóa học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM - thu thập rất nhiều tài liệu cho một giờ giảng về lịch sử văn minh phương Đông - Ảnh: M.L
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ – Phó trưởng khoa Văn hóa học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM – thu thập rất nhiều tài liệu cho một giờ giảng về lịch sử văn minh phương Đông - Ảnh: M.L

Dạy những điều ngoài sách giáo khoa

Hiện nay, nhiều giáo viên cũng đã áp dụng phim tài liệu vào tiết dạy, giúp người học quên đi cảnh dạy học truyền thống "đọc – chép".

Thay vì nêu các thông tin giáo khoa về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Cách mạng Tháng 8…, cô Nguyễn Thị Mỹ Chi – giáo viên Trường THPT Trung Phú (H.Củ Chi, TP.HCM) – đã cất công tìm các thước phim tư liệu chiếu cho học trò xem. Theo cô Chi, sau khi xem xong, học sinh tiếp thu bài giảng tốt hơn.

Cô Chi còn cho biết những thông tin ngoài bài học thường giúp học sinh hiểu, nhớ bài tốt. Ví dụ khi nói về Tôn Trung Sơn, cô Chi đã đưa ra một chi tiết khá thú vị không có trong sách giáo khoa, đó là vào năm 1904, Tôn Trung Sơn từng ở căn nhà số 22 Hàng Buồm (Hà Nội). Hoặc ở đầu tiết giảng, thay vì ghi tiêu đề trên bảng, cô cho học trò chơi đố vui ô chữ. Chẳng hạn các câu hỏi như: Cuộc khởi nghĩa Xipay (Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh, 1857-1859) diễn ra ở đâu? Tên của Nữ hoàng Anh là gì?… Theo cô, việc này sẽ kích thích được tính tò mò của học sinh và giúp chuẩn bị tâm lý tốt trước khi học bài mới.

Tương tự, giáo viên Phạm Thị Thùy (dạy lớp 4 Trường tiểu học Nguyễn Văn Kịp, Q.Tân Bình, TP.HCM) cũng có phương pháp dạy lý thú, vừa giúp học sinh hiểu sử vừa lồng ghép vào đó tình yêu con người, làng quê Việt Nam. Chẳng hạn với bài giảng về Kinh thành Huế, đầu tiên cô cho học sinh nghe một bản nhạc về Huế, tiếp đến xem một đoạn phim tài liệu về Kinh thành Huế.

Sau đó, cô đặt các câu hỏi đố vui có thưởng, như: Kinh thành Huế có mấy cửa chính ra vào? Cửa chính vào hoàng thành có tên gì? Điện Thái Hòa là nơi diễn ra các hoạt động gì? Nơi ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia diễn ra ở đâu?… "Câu trả lời đều nằm trong đoạn phim, học sinh theo dõi sẽ trả lời được", cô Thùy nói. Không dừng lại ở đó, để kích thích tư duy sáng tạo của học sinh, cô Thùy đặt các câu hỏi như: "Em có nhận xét gì về Kinh thành Huế? Em làm gì để bảo vệ môi trường, cảnh quan nơi đây?"…

Minh Luân

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120720/Giup-hoc-sinh-khong-can-hoc-bai.aspx

‘Trước học lễ, sau học văn’

Posted: 20 Jul 2012 07:55 PM PDT

– “Học thuyết nào cũng có hạn chế lịch sử của nó, con người phải biết nắm
bắt tinh hoa của nó mà vận dụng cho tốt mà thôi…” – bạn đọc Mai Trọng
Nhân nêu quan điểm.

 


Bác Hồ nói: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm
phải trồng người", nghĩa là phải trau dồi đạo làm người. Đạo làm người
được Nho giáo tóm tắt trong tám chữ:

1. CÁCH VẬT: Hiểu lý lẽ sự vật (tri lý)
2. TRÍ TRI: Trí óc được thông suốt
3. THÀNH Ý: Ý nghĩ chân thành
4. CHÍNH TÂM: Tấm lòng ngay thẳng
5. TU THÂN: Sửa mình
6. GIA TỀ: Yên nhà
7. QUỐC TRỊ: Nước thịnh
8. THIÊN HẠ BÌNH: Dân an

Tám chữ đó xuyên suốt cả quá trình học tập, rèn luyện tu dưỡng để nhằm tới mục đích "yên nhà, nước thịnh dân an". Từ bậc thiên tử cho tới thứ dân, ai ai cũng lấy sửa mình (tu thân) làm gốc. Năm điều thường có trong việc tu dưỡng là:

Nhân: Lòng yêu thương đối với con người
Nghĩa: Cư xử công bình theo lẽ phải.
Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong cư xử với mọi người.
Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.

Trong đó Lễ là trung tâm, là điều kiện để một con người thành đạt được xã hội đón nhận và trở nên người hữu dụng. Muốn có Lễ phải có Nhân, Nghĩa), Trí, Tín. Người xưa nói việc muốn thành phải có "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa", lễ chính là nhân hòa vậy.

Cho nên dù cho xã hội có đổi thay, thì câu khẩu hiệu "Tiên học Lễ, hậu học Văn" luôn luôn đúng và ngành giáo dục không nên bỏ đi. Nên chăng Việt hóa như tiêu đề của bài này? cũng không nên đặt câu khác của một người vô danh.

Học thuyết nào cũng có hạn chế lịch sử của nó, con người phải biết nắm bắt tinh hoa của nó mà vận dụng cho tốt mà thôi.

Đối với Khổng Tử, một nhà giáo dục đã khái quát hóa 8 điều cơ bản trong đạo làm người, chúng ta cần có quan điểm lịch sử, khách quan và biện chứng để đánh giá.

Theo tôi, thuyết Khổng Tử đóng vai trò phản biện xã hội, đã chống tham nhũng và cường quyền, vì thế ông bị bài xích. Chỉ riêng bàn về "Quân tử và tiểu nhân", "Chính danh định phận", ông đã làm cho giới tham nhũng và kẻ cơ hội lộng quyền ngán ông rồi.

Ngày nay, trên danh nghĩa Nhà nước, chúng ta không theo Nho giáo, vậy thì những cái gì xấu xa của xã hội cũng không nên đổ lỗi cho Nho giáo. Văn Miếu – Quốc Tử Giám với 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Các bậc hiền nhân Nho học xưa ra làm quan rất đúng đạo: trung với nước, hiếu với dân, chăm dân như cha mẹ lo cho con và ít tham nhũng – chẳng nhẽ họ đã học những điều toàn sai trái hay sao?

Cần phải thấy đất nước đã trải qua những triều đại thịnh trị và hào hùng oanh liệt để thấy các tiền nhân đã được đào tạo có phẩm chất tốt. Trong đa số dân chúng, đặc biệt các gia đình và gia tộc đều đều coi trọng và gìn giữ những tinh hoa Nho giáo để giáo dục đạo làm người và duy trì sự ổn định trật tự trong gia đình và ngoài xã hội.

Nếu mục đích của Nho giáo là dạy đạo làm người và góp phần ổn định xã hội thì nó đã đạt được kết quả rất sớm rồi. Cùng thời với đạo Thiên chúa và đạo Phật thì đạo Nho là đạo tiến bộ, nó khẳng định khả năng làm chủ xã hội của con người, nhập thế cuộc gánh vác việc đời, làm ích nước lợi dân, khác hẳn với đạo Phật và đạo Công giáo chỉ dạy con người cam phận lánh đời.

  • Độc giả Mai Trọng Nhân

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81429/-truoc-hoc-le--sau-hoc-van-.html

Comments