Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bất ngờ từ khóa học miễn phí

Posted: 21 Jul 2012 12:09 AM PDT

Có 30.000 học viên đăng ký lớp học trực tuyến Nhập môn xã hội học (Introduction to Sociology) do GS Mitchell Duneier thuộc ĐH danh tiếng  Princeton giảng dạy miễn phí trên website coursera.org/courses khai giảng ngày 11.6.

Có hai câu chuyện bất ngờ về xã hội Mỹ mà tôi đọc được trong khóa học.

Chuyện thứ nhất do chính GS Duneier nghiên cứu bằng phương pháp quan sát. Cứ ngỡ tệ nạn tiểu tiện mất vệ sinh trên đường phố chỉ có ở những nước đang phát triển nhưng cũng tồn tại ngay tại thành phố New York giàu có của Mỹ. Nhà vệ sinh cộng cộng quá bẩn nên những người sinh nhai trên hè phố đành "trút bầu tâm sự" vào ly giấy rồi treo lơ lửng trên cây hoặc chọn những tòa nhà khuất tầm nhìn để "giải quyết". Nhà chức trách không thể xây thêm nhà vệ sinh vì sợ những người vô gia cư sẽ chiếm dụng làm chỗ sinh hoạt!

Chuyện thứ hai là lời tâm sự của một học viên người Mỹ mà tôi đọc được trong bài thi giữa khóa. Chị kể chồng chị làm nghề cảnh sát. Giờ giấc làm việc thất thường nên ít khi chồng chị dành thời gian cho gia đình. Vì quá mệt mỏi với chồng mà chị đâm đơn ra tòa xin ly dị cách đây vài năm. Sau khi đăng ký môn học này, chị mới phát hiện đã nhầm lẫn giữa vấn đề cá nhân với vấn đề xã hội khi quyết định ly hôn. Chị nghiên cứu và phát hiện ra rằng phần đông cảnh sát ở Mỹ gặp khó khăn trong việc duy trì hạnh phúc gia đình. Như vậy, chồng chị đi sớm về khuya là vấn đề xã hội của ngành nghề cảnh sát. Nếu có kiến thức về xã hội học sớm hơn, nếu chị thông cảm hơn, chia sẻ hơn thì chưa chắc mái ấm gia đình đã đổ vỡ.

Điều rút ra sau một tháng học tập qua coursera.org là không phải cái gì miễn phí cũng đều… dỏm. Lớp học được tổ chức hết sức khoa học. Mỗi tuần GS Duneier sẽ gửi từ 2 đến 3 bài đọc để học viên tự đọc, nghiên cứu tài liệu. Sau vài ngày, GS sẽ gửi đoạn phim bài giảng tóm tắt bài đọc. Đến ngày cuối tuần sẽ có thảo luận trực tiếp trên mạng giữa thầy và các sinh viên được chọn, một số là sinh viên thực thụ của Princeton, một số là học viên qua mạng. Học viên chủ động sắp xếp thời gian để đọc bài và xem đoạn phim bài giảng bất cứ khi nào mình muốn.

Đến giữa khóa sẽ có bài kiểm tra. Học viên không được khuyến khích sử dụng tài liệu khi làm bài và được phép dùng từ điển. Cách chấm thi khá thú vị. Mỗi học viên phải chấm 5 bài thi khác để bài của mình cũng sẽ được chấm bởi 5 người khác. Tiêu chí chấm thi rõ ràng và khách quan giúp người học bổ khuyết những thiếu sót khi nghiên cứu bài đọc.

Nhưng điều đặc biệt nhất làm nên thành công cho khóa học là hoạt động thảo luận sôi nổi trên diễn đàn của các thành viên trên khắp thế giới, trong đó có cả cộng đồng Việt Nam. Việc học không giới hạn trong 4 bức tường, trước máy tính, trong những trang giấy mà đến từ mọi ngóc ngách trên thế giới. Hầu hết học viên đều không quan tâm tới việc cấp bằng sau khi khóa học kết thúc. Quan trọng là mọi người có cơ hội kết bạn, giao lưu, chia sẻ, tích lũy kiến thức và mở rộng tầm nhìn.

Vì những điều này này mà đến giờ tôi vẫn chưa tin là khóa học đang được dạy… miễn phí.

Mai Minh Tiến
(Giáo viên tại TP.HCM)

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120720/Bat-ngo-tu-khoa-hoc-mien-phi.aspx

Ít điểm 10, chưa có thủ khoa 30

Posted: 21 Jul 2012 12:08 AM PDT

- Tính đến sáng 21/7, đã có 20 trường ĐH, học viện công bố điểm thi. Nhận định
từ phía các trường, kết quả thi năm nay ít điểm 10 và chưa có thủ khoa đạt điểm
tuyệt đối. Một số trường dự kiến điểm trúng tuyển bằng hoặc nhỉnh hơn năm ngoái
một chút.

Thông tin Trường ĐH Ngoại thương cho biết, năm nay trường không có thí

sinh nào đạt điểm tuyệt đối 30/30. Thủ khoa khối A của trường năm nay đạt 29
điểm còn thủ khoa khối D 28 điểm. Hiện trường đang kiểm dò lần cuối để ngày mai
công bố điểm cho thí sinh.

Ảnh Lê Anh Dũng

Thông kê của Trường ĐH Ngoại thương cơ sở Hà Nội thì ở môn Toán chỉ có 3 điểm
10; môn Hóa là 5. Đối với môn Lý thì không có điểm 10, chỉ có hai thí sinh đạt
mức 9,75. Đối với khối D thì môn số thí sinh đạt điểm 10 môn Toán có 86 thí
sinh.

Thủ khoa khối A cơ sở TP.HCM đạt 28,0 điểm và thủ khoa khối D đạt 27,5 điểm.

Thủ khoa khối A Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội)  là em
Bùi Đình Anh (SBD: QHTA 170061) thi vào chuyên ngành Hóa học với tổng điểm 28,5
điểm. Thủ khoa khối B có hai em cùng đạt 28 điểm. Trường dự kiến điểm trúng
tuyển tương đương năm 2011, dao động từ 17 điểm đến 22,5 điểm.

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải vừa công bố điểm tuyển sinh năm
2012. Đây là năm đầu tiên nhà trường tổ chức thi tuyển hệ ĐH.
Năm nay, trường có 2335 thí sinh dự thi. Thủ khoa năm nay của trường là Lê Văn
Linh, SBD D 510102 đạt 19,75 điểm. Theo thống kê, trường có 100 thí sinh đạt từ
14 điểm trở lên.

Theo kết quả điểm thi của Trường ĐH Tiền Giang, thủ khoa của trường
đạt 21 điểm (được làm tròn từ 20,75 điểm). Năm nay, ĐH Tiền Giang có 3.091 thí
sinh dự thi ở cả 5 khối A, A1, B,C, D1. Trong đó có 215/3.091 thí sinh dự thi
đạt từ 13 điểm trở lên và 88 bài thi bị điểm 0. Chỉ tiêu tuyển mới hệ ĐH của
trường năm nay là 800.

Trường ĐH Tài chính Marketing thủ khoa là thí sinh Trần Nguyễn Thụy An
(SBD: 11) thi khối D1 đạt tổng điểm là 25,5 điểm (đã làm tròn). Toàn trường có 6
bài thi đạt điểm 10; 108 bài thi đạt từ 9 – 9,75 điểm. Số bài thi điểm 0 có đến
375 bài. Năm nay, trường có 26.974 thí sinh dự thi ở các khối A và D1 thì có
10.322 thí sinh dự thi đạt từ 13 điểm trở lên. Theo ông Hứa Minh Tuấn, trưởng
Phòng đào tạo Trường Tài chính Marketing thì dự kiến điểm chuẩn năm nay sẽ tăng
hơn năm ngoái khoảng 1 điểm.

Trường ĐH Tài nguyên Môi trường TP.HCM công bố điểm thi của 1582 thí
sinh thi vào trường. Thủ khoa là em Phạm Nguyễn Hoàng Tâm (SBD 669) thi khối A1
đạt 21 điểm. Còn ở khối A, thí sinh cao điểm nhất là 18 điểm; khối B và khối D1,
điểm cao nhất cùng là 20,5 điểm. Toàn trường không có bài thi nào đạt điểm 10.

  • Nguyễn Hiền

 

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81546/it-diem-10--chua-co-thu-khoa-30.html

21 trường đại học công bố điểm

Posted: 21 Jul 2012 12:07 AM PDT

- Sáng 21/7, thêm điểm thi Trường Trường ĐH Y tế Công cộng, ĐH Ngoại thương (Bắc – Nam), ĐH Nông
Lâm Bắc Giang, Hùng Vương (Phú Thọ) và ĐH Công nghệ Giao thông Vận
tải… nâng số
trường công bố lên 15.

Thí sinh tra cứu điểm thi

TẠI ĐÂY.

 

21. Trường ĐH Y tế Công cộng

20. Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM)

19. Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở Hà Nội)

18. Trường ĐH Nông lâm Bắc Giang

17. Trường ĐH Hùng Vương Phú Thọ

16. Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải

 

15. Khoa Y dược – ĐHQG Hà Nội

14. Khoa Luật  – ĐHQG Hà Nội khối A, A1

13. Trường ĐH Giáo dục – ĐHQG Hà Nội khối A, B

12. Trường ĐH Kinh tế – ĐHQG Hà Nội khối A, A1

11. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội khối A, B

10. Trường ĐH Công nghệ – ĐHQG Hà Nội

9. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội

8. Trường ĐH Tiền Giang

7. Trường ĐH Tài nguyên Môi trường TP.HCM

6. Trường ĐH Tài chính Marketing

 

5. Trường ĐH Quảng Nam

4. Học viện Âm nhạc Huế

3. Trường ĐH Đà Lạt

2. Trường ĐH Chu Văn An

1. Trường ĐH dân lập Hải Phòng

(Tiếp tục cập nhật….)

  • Ban Giáo dục


 

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81131/21-truong-dai-hoc-cong-bo-diem.html

Quy chế, hiểu sao cũng được

Posted: 21 Jul 2012 12:06 AM PDT

Một số quy chế của Bộ GD-ĐT thiếu chặt chẽ dẫn đến việc các trường vận dụng khác nhau, gây ảnh hưởng tới thí sinh (TS), học sinh, sinh viên.

Quy chế, hiểu sao cũng được
Nhiều trường vận dụng khác nhau trước quy định những vật dụng được mang vào phòng thi – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Nơi cho, nơi cấm

Dù đã áp dụng nhiều năm nhưng quy định được hay không được mang Atlat địa lý Việt Nam vào phòng thi vẫn còn là vấn đề tranh cãi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012. Trong khi hầu hết các trường đều cấm TS mang Atlat vào phòng thi thì hội đồng thi Trường ĐH Mở TP.HCM lại cho phép sử dụng.

Trao đổi vấn đề này, một cán bộ đào tạo Trường ĐH Mở TP.HCM cho biết: "Việc trường cho phép TS mang cuốn Atlat địa lý Việt Nam vào phòng thi là căn cứ vào Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ. Trước đây khi cấm mang Atlat thì quy chế liệt kê rõ trong phần những vật dụng TS không được mang vào phòng thi. Nhưng quy chế tuyển sinh hiện hành không cấm việc này". Vị cán bộ này nói thêm: "Thực tế Atlat địa lý Việt Nam chỉ là một dụng cụ, giống với bảng tuần hoàn hóa học chỉ cung cấp các thông số, số liệu, sơ đồ… mà TS không cần thiết phải nhớ hết. Với đề thi được ra theo xu hướng đòi hỏi sự tổng hợp và suy luận cao như hiện nay, việc cho phép sử dụng các dụng cụ trên là cần thiết".

Hiểu theo cách khác, thạc sĩ Tạ Quang Lâm – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – cho rằng: "Điểm 3d điều 25 Quy chế tuyển sinh đã quy định rõ, TS không được mang tài liệu vào phòng thi, và Atlat địa lý Việt Nam chính là một tài liệu nên nếu TS mang vào là vi phạm quy chế".

Cũng liên quan đến quy chế thi, Thông tư số 24 ra ngày 29.6 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy cũng tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau về việc cho phép mang vào phòng thi các thiết bị ghi âm, ghi hình.

Chẳng hạn, trước khi đợt thi CĐ diễn ra, Trường CĐ Sư phạm Hà Nội đã tập huấn cho giám thị là nếu TS mang những vật dụng như máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi phải báo cáo công khai và để trên bàn. Trường này sẽ thu lại các vật dụng đó để kiểm tra xem thiết bị có được phép không và sẽ trả lại sau 10 ngày. Đặc biệt, nếu TS sử dụng trong phòng thi sẽ bị lập biên bản! Trong khi đó, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM không cho mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi, trừ trường hợp nào quá đặc biệt thì cho mang vào nhưng theo dõi chặt chẽ. Ở mỗi phòng thi của Trường ĐH Luật TP.HCM đều có sẵn danh sách để TS dự thi có nhu cầu mang theo loại máy nào thì đăng ký trước…

Cơ hội để lách

 

Những quy chế trước khi ban hành cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên cái nhìn tổng thể mới tránh được sai sót

Tiến sĩ NGUYỄN TIẾN DŨNG Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

Quy định không cụ thể cũng tạo điều kiện cho nhiều trường "lách". Cụ thể là việc xét tuyển thẳng TS 62 huyện nghèo theo quy định mới năm nay.

Theo điều 33 quy chế tuyển sinh, TS là người dân tộc thiểu số, có hộ khẩu thường trú 3 năm trở lên tại các huyện nghèo, học 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp THPT tại các huyện này sẽ được hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ xem xét tuyển thẳng. Tuy nhiên, nhiều trường đưa ra những quy định quá ngặt nghèo gây khó cho TS. Kết quả là rất ít TS đáp ứng đủ điều kiện của các trường.

Đến nay không TS nào được xét vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM khi trường này đưa ra tiêu chí TS phải đạt học lực giỏi 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp THPT loại giỏi. Thậm chí một số trường còn tuyên bố thẳng không xét tuyển TS huyện nghèo như Trường CĐ Y tế Thái Nguyên, Trường ĐH Kinh tế Hà Nội… Rõ ràng là các trường có quyền chủ động đặt ra những tiêu chí để xét tuyển, nhưng không thể từ chối không nhận hoặc đặt ra những điều kiện quá mức để các TS này không vào được.

Quy chế lỏng lẻo, trong nhiều trường hợp còn là kẽ hở để các trường lợi dụng "vượt rào" trong tuyển sinh. Chẳng hạn quy định đào tạo liên thông trình độ ĐH, CĐ được ban hành vào năm 2008 của Bộ GD-ĐT. Trong đó, điều 4 về đối tượng đào tạo liên thông ghi rõ: "Đối với đào tạo liên thông từ trình độ TC lên CĐ hoặc từ trình độ CĐ lên ĐH, người tốt nghiệp loại khá trở lên được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp; người tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất một năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển". Tuy vậy, năm 2009 và 2010 Trường ĐH Lao động – Xã hội (cơ sở 2, TP.HCM) đã cấp giấy báo trúng tuyển CĐ, ĐH liên thông chính quy cho một số sinh viên vừa tốt nghiệp chỉ đạt loại trung bình – khá. Trả lời PV Thanh Niên về vấn đề này, một cán bộ phòng đào tạo trường cho rằng: "Quy định về đào tạo liên thông chỉ nói đến đối tượng tốt nghiệp loại khá trở lên và loại trung bình, không đề cập đến đối tượng tốt nghiệp trung bình – khá. Do vậy, căn cứ vào đó thì trường không làm sai quy định"!

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – nhận định: "Nhiều quy định, quy chế mà Bộ đặt ra quá cụ thể, chi tiết nhưng thiếu bao quát, tổng thể. Chẳng hạn điều 25 Quy chế tuyển sinh nếu đã có mục c quy định các vật dụng được mang vào phòng thi thì không cần có mục d về các vật dụng không được mang vào. Có như vậy mới tránh được những lỗ hổng, cách hiểu sai dẫn đến tình huống "tréo ngoe" trong thực tế. Những quy chế trước khi ban hành cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên cái nhìn tổng thể mới tránh được sai sót".

Hà Ánh

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120720/Quy-che-hieu-sao-cung-duoc.aspx

Comments