Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cánh cửa thứ hai vào đại học

Posted: 20 Jul 2012 05:47 AM PDT


Sinh viên trường ĐH Anh Quốc Việt Nam.

Bạn có thể cảm thấy bầu trời như sụp đổ vì cả 3 năm học THPT có kết quả tốt nhưng kết quả kỳ thi Đại học đã biến giấc mơ của bạn về số O. Hãy vượt qua cảm xúc tức thời và lên kế hoạch chiến lược để thay đổi "cục diện".

Bạn có thể tham khảo thông tin tại những trường Đại học Quốc tế uy tín để tìm cơ hội. Thách thức và môi trường học năng động, sáng tạo tại đây cũng đầy thách thức như khi bạn du học. Bạn có biết, có những sinh viên đã đỗ Đại học "oách" nhất trong nước nhưng lại có một quyết định ngoạn mục, chuyển sang học tập tại môi trường của Anh như tại British University Vietnam – Đại học Anh Quốc Việt Nam.

Xét tuyển vào Đại học dựa trên kết quả 3 năm THPT

Phương pháp đánh giá trình độ và học lực của Anh Quốc dựa trên kết quả cả quá trình 3 năm học THPT (học bạ) sẽ phản ánh rõ nét học lực và năng lực của bạn để xác định bạn có phù hợp với môi trường học tập Quốc tế chuẩn mực hay không.

Hãy hướng về phía trước, dù rất có thể bạn chưa hài lòng với những gì đã thể hiện trong kì thi Đại học vừa qua. Nếu vốn tiếng Anh của bạn còn "hẻo", cách tốt nhất là tăng tốc vốn tiếng Anh. Tham khảo tại ĐH Anh Quốc, không ít sinh viên đã tham dự chương trình tiền dự bị ĐH để bạn nâng cấp vốn tiếng Anh của mình ngay tại trường này.

 

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-621083/canh-cua-thu-hai-vao-dai-hoc.htm

Hà Nội tập trung cải tạo, xây dựng mạng lưới trường, lớp

Posted: 20 Jul 2012 05:47 AM PDT

(GDTĐ) – UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường học thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Hà Nội đặt mục tiêu phát triển mạng lưới trường, lớp đảm bảo cơ cấu hợp lý theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa… góp phần thực hiện mục tiêu phát triển chung của thành phố.


Hơn 700 trường Mầm non sẽ được cải tạo, xây mới trong chiến lược phát triển quy mô trường lớp của HN (Ảnh: MH)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201207/Ha-Noi-tap-trung-cai-tao-xay-dung-mang-luoi-truong-lop-1962514/

Người cán bộ quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới và hội nhập

Posted: 20 Jul 2012 05:44 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng nay 20/7/2012, tại Học viện Quản lý giáo dục đã tổ chức Hội thảo khoa học 'Người cán bộ quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới và hội nhập". Tới dự có Thứ trưởng Bộ GDĐT, TS. Nguyễn Vinh Hiển và các lãnh đạo Sở GDĐT, Trường Bồi dưỡng Cán bộ QLGD, các nhà khoa học, giảng viên..

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội thảo
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội thảo

Quan điểm coi trọng "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu" đang thực sự hiện hữu trong tư duy và hành động thực tiễn của các cấp bộ, ngành, trong mỗi gia đình và cá nhân. Những thành tựu của xã hội, thành quả của mỗi cá nhân ngày hôm nay đều mang dấu ấn về sự giáo dục, về tự giáo dục của một nền giáo dục nhân văn và đang từng bước hiện đại. Chúng ta có quyền tự hào về nền giáo dục và đào tạo nước nhà đang phát triển mạnh mẽ, có nhiều bước tiến quan trọng cho dù đang chịu nhiều thử thách khắc nghiệt của nền kinh tế – xã hội phức tạp. Để đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ giáo dục nước nhà rất cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, trong đó, yếu tố đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng cao được chú trọng quan tâm phát triển hàng đầu. Và như thế, chất lượng cán bộ quản lý giáo dục được coi làm bệ đỡ để thực hiện thành công các mục tiêu về chất lượng giáo dục, đổi mới giáo dục.

Về công tác bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ các hoạt động nghiên cứu, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ và thiết thực tiến hành đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục. Bộ đã phối hợp với các đơn vị (đặc biệt với Học viện Quản lý giáo dục) triển khai các chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đã thực hiện tốt chương trình Hội nhập kinh tế cho cán bộ quản lý giáo dục; bồi dưỡng cho 30.000 hiệu trưởng trường phổ thông theo chương trình liên kết Việt Nam- Singapore; bồi dưỡng 500 hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường đaị học, cao đẳng; tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý cho các vụ, cục, các giám đốc sở giáo dục và đào tạo.

Công tác quản lý giáo dục đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao về khoa học và thực tiễn, bởi đặc thù về tính học thuật và nghệ thuật sư phạm và quản lý giáo dục. Sự phát triển giáo dục không ngừng kéo theo nhiều thay đổi phức tạp cho môi trường và đối tượng quản lý, đòi hỏi người quản lý không chỉ bằng kinh nghiệm cảm tính, bằng thói quen chủ quan mà cần được thực hiện trên cơ sở khoa học và thực tiễn đã được nghiên cứu và thực nghiệm một cách khả thi.  Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục,…nghiên cứu, điều chỉnh các chương trình bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nhằm nâng cao năng lực đội ngũ và đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục và quản lý giáo dục. Ngày 20/1/2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 382/QĐ-BDĐT thay chương trình cũ (chương trình theo Quyết định số 3481/QQĐ-BDĐT) về các Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cho 06 đối tượng quản lý: trường mầm non, trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung cấp chuyên nghiệp, cán bộ quản lý khoa/phòng trường đại học, cao đẳng, cán bộ quản lý sở/phòng giáo dục và đào tạo. Chương trình bồi dưỡng này đã cập nhật tư duy khoa học hiện đại và thực tiễn vô cùng phong phú về công tác quản lý giáo dục hiện nay, và bước đầu, chương trình đã nhận được những phản hồi tích cực, đồng thuận của những học viên bồi dưỡng ở Học viện Quản lý giáo dục.

Hội thảo khoa học với tiêu đề: "Người cán bộ quản lý giáo dục trong xu thế đổi mới và hội nhập" tại Học viện Quản lý giáo dục đã đặt ra đúng vấn đề quan trọng, cấp thiết: đổi mới quản lý giáo dục là khâu then chốt để tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ nền giáo dục quốc dân. Cách tiếp cận vấn đề như thế thất cần thiết, có giá trị khoa học nghiên cứu và thực tiễn trải nghiệm của người cán bộ quản lý giáo dục trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay.

Hội thảo tập trung bàn đến những vấn đề cơ bản, quan trọng của người cán bộ quản lý giáo dục, đó là:

Thứ nhất, nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý giáo dục hiện nay;

Thứ hai, vai trò của người cán bộ quản lý giáo dục đối với đổi mới và phát triển toàn diện nền giáo dục;

Thứ ba, các giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và hội nhập quốc tế.

Trong bộn bề khó khăn của ngành giáo dục và đào tạo đang phải thử thách, có vấn đề năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, và có thể coi đây là bài toán cần giải đáp ngay và quyết liệt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thực sự, thiết thực đổi mới nền giáo dục nước nhà. Bởi yếu tố thành công của giáo dục, của mỗi cơ sở giáo dục, của mỗi cá nhân đều mang dấu ấn thành quả lao động của nhà giáo, của nhà quản lý giáo dục. Nên thật cần thiết nghiên cứu, hội thảo, bàn luận, trao đổi về công tác quản lý giáo dục, những vấn đề liên quan đến người cán bộ quản lý giáo dục… trong môi trường văn hóa giáo dục nhưng cũng đầy thử thách khắc nghiệt này.

Đỗ Tiến Sỹ

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201207/Nguoi-can-bo-quan-ly-giao-duc-trong-thoi-ky-doi-moi-va-hoi-nhap-1962518/

Hé lộ điểm chuẩn đại học các khối

Posted: 19 Jul 2012 06:08 PM PDT

– Theo đánh giá của lãnh đạo một số trường, mặt bằng điểm thi khối A năm nay cao hơn năm trước, nên điểm chuẩn có thể sẽ bằng hoặc nhỉnh hơn năm ngoái. Tuy nhiên, điểm tuyệt đối môn Toán khối A lại không nhiều bằng khối B, D.

Ảnh: Giáo dục thời đại

Khối A mặt bằng cao hơn, ít điểm tuyệt đối

Học viện Bưu chính Viễn thông, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Cần Thơ cho biết nhiều khả năng điểm chuẩn khối A vào các trường này sẽ bằng hoặc cao hơn năm ngoái.

PGS.TS Lê Hữu Lập, phó giám đốc Học viện Bưu chính viễn thông, cho biết: "Học viện chấm chưa xong vòng 1 nhưng nhìn chung điểm thi khá hơn năm trước một chút. Năm trước có 40% bài thi đạt 5 điểm trở lên thì năm nay khoảng 50% bài thi đạt 5 điểm trở lên. Hiện chưa có điểm 10 môn toán bởi câu số 6 quá khó, nhiều thí sinh chưa làm được".

PGS.TS Đỗ Văn Xê – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ tiết lộ năm nay điểm chuẩn dự kiến của trường sẽ cao hơn năm trước từ 0,5 đến 1 điểm.

Theo nhận định của nhiều hội đồng tuyển sinh, đề Toán năm nay nhẹ nhàng nhưng phân loại cao nên ít điểm 10. Hiện tại, có ĐH Ngoại thương, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) là những trường hiếm hoi đã có thí sinh đạt điểm 10 môn Toán. ĐH Ngoại thương cho biết trung bình khoảng 40% bài thi đạt điểm 7 trở lên. Trường dự kiến điểm chuẩn không có nhiều thay đổi so với năm 2011.

Phổ điểm phổ biến nhất ở khối A của ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) chủ yếu là 5, 6 điểm, trong khi Học viện Bưu chính Viễn thông nhỉnh hơn, từ 6 tới 7 điểm.

Điểm cao nhất môn Toán khối A của Học viện Bưu chính Viễn thông là 9,75; của ĐH Cần Thơ là 8,25.

Trong khi môn Toán khối A ít điểm tuyệt đối thì đề Toán khối B, D "dễ thở" hơn nên xuất hiện nhiều điểm 9, 10 hơn. Hiệu trưởng ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) cho biết trong khi môn toán khối A điểm cao nhất là 9, khối B có 5 điểm 10 và khối D1 có 4 điểm 10. ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) chỉ có 1 điểm 10 môn Toán khối A, nhưng khối B đã xuất hiện điểm 10 khi mới chấm được một số bài thi.

Khối D nhỉnh hơn khối C

ThS Trần Thúy Liễu – trưởng Khoa sư phạm, khoa học xã hội Trường ĐH Sài Gòn – cho biết điểm thi môn văn tập trung chủ yếu ở mức 5, 6 điểm, điểm 8 rất ít. Trong đó, thí sinh khối D có điểm thi cao hơn khối C.

Một cán bộ chấm thi môn sử Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết qua hai ngày chấm thi, điểm thi cao nhất do cán bộ này chấm là 7,5. Đa số điểm thi tập trung ở mức từ 3 trở xuống, có một bài thi bị điểm 0. Trong khi đó, một cán bộ chấm thi môn Lịch sử tại Trường ĐH Sài Gòn cho biết đã chấm được 5 túi bài thi nhưng điểm cao nhất chỉ là 6,25, một số bài được 5, 6 điểm. Đa số bài thi chỉ 2-3 điểm.

Điểm thi cao nhất môn văn của ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) là 8,5. Riêng ĐH Ngoại thương, đã có bài đạt điểm 9 môn Văn.

Theo thống kê sơ bộ của ĐH Cần Thơ, điểm cao nhất môn Văn khối C là 7,5 (trong đó từ 5 – 6,5 điểm trở lên khoảng 2,5% – 29,2%). Môn Văn khối D điểm cao nhất là 8,5. Môn Sử điểm cao nhất 8 điểm, môn Địa cao nhất 8,5 điểm.

Tại ĐH Tiền Giang, tính đến hết ngày 17/7, đối với khối C, trường đã chấm trên 90 bài môn Văn, có 18 bài đạt điểm 5 trở lên (tỷ lệ 20%); môn Lịch sử cũng đã chấm gần 90 bài, có 9 bài điểm 5 trở lên (tỷ lệ 11%) và môn Địa lý có khoảng 17 bài từ 5 điểm trở lên (tỷ lệ khoảng 28%). Đối với môn Văn khối D, mức điểm từ 5 trở lên chiếm trên 18%.

Lãnh đạo ĐH Cần Thơ và ĐH Tiền Giang cho biết điểm thi khối C của trường năm nay đều cao hơn năm ngoái. Dự kiến cả hai trường sẽ tuyển đủ chỉ tiêu ngay trong đợt 1.

Trường ĐH Cần Thơ cho hay, dự kiến trường chấm xong tất cả các môn vào ngày 22/7 và trường sẽ công bố kết quả vào ngày 25/7/2012.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: "Dự kiến trước 10/8 Bộ sẽ tổ chức xét và công bố điểm sàn, sau đó các trường sẽ đưa ra điểm chuẩn và xét tuyển. Với kết quả số điểm ở mức khả quan thì Bộ sẽ có mức điểm sàn hợp lý để các trường có nguồn tuyển dồi dào trong năm nay".

  • Nguyễn Thảo (Tổng hợp)

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81244/he-lo-diem-chuan-dai-hoc-cac-khoi.html

‘Tiên học lễ…” không còn hợp thời?

Posted: 19 Jul 2012 06:07 PM PDT

- Một thời giáo dục lấy tư tưởng Nho giáo làm chủ đạo đã đi qua từ rất lâu,
nhiều quan điểm về giáo dục của Nho giáo vẫn còn giữ nguyên giá trị, thế nhưng
cũng có những quan điểm cần phải đánh giá lại một cách toàn diện hơn trong bối
cảnh mới. Khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" là một trong số đó.

"Lễ" và "văn" là hai phạm trù quan trọng trong học thuyết về giáo dục của Nho
giáo, mà tiêu biểu là quan niệm của Khổng Tử. Khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học
văn" được treo ở hầu hết các trường tiểu học và trung học trên cả nước hiện nay,
vốn dĩ được rút gọn từ một câu nói của Khổng Tử.

Ảnh có tính chất minh họa

Chính lễ góp phần tạo nên kỉ cương

Đầu tiên cần phải khẳng định rằng, khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" là do
người Việt Nam đúc kết nên trên nền tảng tư tưởng Nho giáo. Tương đồng với quan
điểm trước tiên cần chú trọng giáo dục đạo đức phẩm chất, sau đó mới chú trọng
giáo dục tri thức tự nhiên và xã hội, ở Trung Quốc, người ta thường dùng các
mệnh đề "Tiên tác nhân, hậu tác sự" (Trước tiên phải học làm người, sau
đó mới học làm việc) hay "Bất học lễ, vô dĩ lập" (Không học lễ, không làm
nên gì cả)…

Thiên Học nhi trong Luận ngữ có dẫn lại lời của Khổng Tử bàn về
vấn đề học "văn" và học "lễ": "Đệ tử, nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi
tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn"
(Các
học trò, ở nhà phải hiếu thuận với cha mẹ, ra ngoài phải kính trọng bậc sư
trưởng, cẩn thận mà giữ gìn uy tín, yêu quý mọi người, thân cận với người nhân
đức.

Làm được những việc trên, nếu còn dư sức, thì hãy học tập tri thức văn hóa).
"Hiếu", "đễ", "tín", "ái", "nhân" được nhắc đến ở đây là đại diện cho những phẩm
chất đạo đức tốt đẹp của con người. Rõ ràng, theo quan niệm của Khổng Tử, đạo
đức là nền tảng để làm người, mọi tri thức học vấn phải được xây dựng trên nền
tảng của đạo đức. Từ quan điểm đó, người Việt ta mới đúc kết nên kinh nghiệm
"Tiên học lễ, hậu học văn".

Cần phải thấy rằng, quan niệm về "lễ" của Nho giáo giai đoạn đầu hoàn toàn
mang ý nghĩa tích cực. Thiên Nhan Uyên trong Luận ngữ có thuật lại
cuộc trò chuyện giữa Khổng Tử và Nhan Uyên về "lễ": "Khắc kỷ phục lễ vi nhân.
Nhất nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ qui nhân yên… Phi lễ vật thị, phi lễ vật
thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động"
(Biết khắc chế bản thân phù hợp với
điều lễ mới là người nhân. Một khi lời nói và việc làm đều phù hợp với điều lễ,
khắp thiên hạ sẽ trở nên nhân đức… Việc trái với lễ chớ xem, không hợp với lễ
chớ nghe, không đúng với lễ chớ nói, không phù hợp lễ chớ làm).

Thực hiện "lễ" ắt phải gắn liền với "khắc kỉ", nghĩa là phải biết ước chế
những dục vọng của mình, phải nhận thức được vị trí, tư cách của mình để không
vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý. Cũng giống như mọi người ai cũng thích ăn miếng
ngon, nhưng khi ngồi cùng mâm cơm với ông bà cha mẹ hay em út, người đó không
thể ăn uống tự do tùy thích, nhận thức về "lễ" sẽ giúp họ biết ăn thế nào cho
phải phép.

"Lễ" không phải đặt ra để áp dụng cho riêng một đối tượng nào, mà cho tất cả
mọi người với đủ mọi mối quan hệ khác nhau trong xã hội. Ngay cả người tột đỉnh
uy quyền như nhà vua cũng phải chịu sự ước chế của lễ. Nhà vua phải biết khuất
mình cúi đầu trước trời đất, phải biết phục tùng mệnh lệnh của trời đất và muôn
dân vì "ý dân là ý trời". Chính lễ góp phần tạo nên kỉ cương trật tự và sự ổn
định cho xã hội thời phong kiến.

Không có việc học xong "lễ" rồi mới học "văn

Có thể thấy, Nho giáo cực kì đề cao việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức, yêu cầu
trường học phải đặt giáo dục đạo đức lên vị trí hàng đầu, mà trong đó, "lễ" là
quy phạm đạo đức cơ bản. Có học "lễ", học trò mới biết hiếu kính ông bà cha mẹ,
tôn trọng người lớn tuổi, biết quý trọng thầy cô và xem trọng tình thầy trò. Đó
là nền tảng đạo đức làm người mà theo quan niệm của người xưa, học trò cần phải
có được trước khi bước vào học tập tri thức văn hóa. Còn "văn" ở đây chính là
văn tự, là tri thức văn hóa trong sách vở thánh hiền, giúp cho người học mở rộng
những hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội mà cha ông đi trước đúc kết
được.

Không thể phủ nhận rằng Nho giáo đặt giáo dục đạo đức lên cao hơn một bậc so
với giáo dục tri thức, nhưng từ nội hàm hai khái niệm "lễ" và "văn" mà nói, thì
Nho giáo không chủ trương học cái nào trước cái nào sau. Về mối quan hệ giữa
"văn" và "lễ", Khổng Tử trong thiên Nhan Uyên của Luận ngữ có nói:
"Bác học ư văn, ước chi dĩ lễ, diệc khả dĩ phất bạn hĩ phu" (Trước học
sâu rộng về văn hóa sách vở, sau dùng lễ ước thúc hành vi của mình, nhờ vậy
không trái với chánh đạo).

Thiên Thái Bá của Luận ngữ cũng có dẫn lời dạy của Khổng Tử:
"Hưng ư thi, lập ư lễ, thành ư nhạc"
(Người ta tu dưỡng đạo đức bắt đầu từ
học Kinh thi, nên người ở chỗ học lễ, hoàn thành ở chỗ học nhạc). Để làm rõ hơn
ý đó, Khổng Tử cũng nói thêm trong thiên Quý Thị: "Bất học thi, vô dĩ ngôn;
bất học lễ, vô dĩ lập"
(Không học Kinh thi thì không biết dùng từ thế nào,
không học lễ thì không nên người được). Những ví dụ trên cho thấy rằng, Khổng Tử
không hề chủ trương phải học "lễ" trước khi học "văn".

Thực ra, về mặt nội hàm ý nghĩa, giữa "lễ" và "văn" không có sự tách biệt học
trước hay học sau một cách rạch ròi. Trong "lễ" có "văn" và trong "văn" có "lễ",
nghĩa là trong khi học "lễ" ta học được "văn" và trong lúc học "văn" thì ta cũng
học luôn được "lễ". Hơn nữa, "lễ" là cái phải được học tập và rèn luyện trong
một thời gian dài, thậm chí là suốt cả cuộc đời, không có việc học xong "lễ" rồi
mới chuyển sang học "văn" mà hai cái này trong quá trình học tập song hành sẽ
tác động và bổ sung cho nhau.

Nếu được chọn khẩu hiệu…

Cùng với diễn biến và thay đổi của cuộc sống, nội hàm ý nghĩa của chữ "lễ"
được mở rộng ra và mang cả những ý nghĩa tiêu cực. Trong bối cảnh con người sống
ngày càng thực dụng hơn thì không ít người lợi dụng "lễ" để mưu cầu những lợi
ích vật chất cho cá nhân mình, ý nghĩa thiêng liêng vốn có của nó vì vậy ít được
chú ý. Trong trường học cũng vậy, không ai là không hiểu ý nghĩa của khẩu hiệu
này, thế nhưng việc thực hành nó đến đâu lại là một chuyện khác.

"Tiên học lễ, hậu học văn" vì vậy bị người ta cố tình hiểu méo mó đi hoặc chỉ
để treo cho có, chứ ít ai muốn thật lòng làm theo. Những biểu hiện tiêu cực đó
không thể đổ hết trách nhiệm cho nền giáo dục Nho giáo, càng không thể quy kết
trách nhiệm cho học thuyết về "lễ" mà Khổng Tử khởi xướng. Cái xấu nảy sinh
trong xã hội ngày nay, thì tất yếu, trách nhiệm trước tiên và lớn nhất phải
thuộc về con người trong xã hội ngày nay.

Khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" gắn liền với một thời kì giáo dục lấy tư
tưởng Nho giáo làm nền tảng cơ bản và thời kì đó đã đi qua. Khẩu hiệu này rõ
ràng không sai, vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ
ở một nước phương Đông chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo như Việt Nam. Thế nhưng
đặt trong bối cảnh hiện nay, khẩu hiệu này có vẻ sáo mòn và không phù hợp lắm
với hoàn cảnh giáo dục mang tính toàn cầu hóa.

Nếu được quyền chọn một khẩu hiệu nào đó thể hiện triết lý giáo dục hiện đại,
cổ vũ tinh thần dạy học của thầy trò ở trường tiểu học và trung học, tôi xin
được chọn câu nói khẳng định mục đích học tập của UNESCO: "Học để biết, học
để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

  • Thanh Phong (Khoa Sư Phạm, Trường ĐH An Giang)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81306/-tien-hoc-le---khong-con-hop-thoi-.html

Cận cảnh lớp học người mẫu dành cho các bé

Posted: 19 Jul 2012 06:07 PM PDT

Nhân dịp nghỉ hè, nhiều đứa trẻ mới chỉ 6, 7 tuổi đã được cha mẹ đưa đến các trường đào tạo người mẫu. Ở đây, các bé được học và tập luyện những bài tập như một người mẫu thực thụ.

Lớp học này cũng phần nào giúp trẻ tự tin và thể hiện tính cách của mình nhiều hơn . Dưới đây là hình ảnh một lớp học đào tạo người mẫu ở Hải Khẩu – thủ phủ của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Học cách giữ thăng bằng

gioi thieu

Tập đi trên sàn catwalk


Phút nhí nhảnh đúng tuổi của một cô bé

  • Nguyễn Thảo (Theo Chinadaily)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81299/can-canh-lop-hoc-nguoi-mau-danh-cho-cac-be.html

Nhà trường Nhật: Cô bé viết thư cho mình 10 năm sau

Posted: 19 Jul 2012 03:54 PM PDT

Xin giới thiệu phần tự thuật của em Yamamoto Rin, học sinh một trường Tiểu học tỉnh Saitama. Đây cũng là một bài tập bố mẹ có thể cho con mình thực hiện, giúp bé nhớ lại những ký ức tuổi thơ. 

Từ 0-2 tuổi

Tôi được sinh ra năm 2000 ở Tokyo. Khi đó tôi cân nặng 4 kg và cao chừng 50cm. Lúc 1 tuổi, tôi biết đi chập chững và biết nói một chút ít. Lúc 2 tuổi, tôi đã có thể nói rất nhiều.

Giai đoạn mẫu giáo: 3 đến 6 tuổi

Tròn 3 tuổi, tôi đi học trường Mẫu giáo Shinfutaba. Lúc đầu tôi rất lo sợ. Các bạn thường bảo với tôi: "Không sao đâu, sẽ ổn thôi, lại đây chơi với tớ nào!", nhờ vậy tôi yên tâm hơn. Cũng vào thời gian đó tôi bắt đầu học bơi, học balet. Tôi rất yêu thích balet và bơi lội. Hình như là tôi đã tích cực luyện balet ở nhà thì phải.

Lúc 5, 6 tuổi, tôi bắt đầu tập đi xe đạp, một khi đã cưỡi lên xe thì tôi đạp rất nhanh vì thế nhiều lần tôi bị ngã và khóc nức nở. Nhưng sau 1-2 tháng, tôi có thể cưỡi xe đạp thành thạo.

Lúc này tôi cũng tốt nghiệp trường mẫu giáo Shinfutaba và bắt đầu học trường tiểu học Ueno. Tại Lễ tốt nghiệp trường mẫu giáo, tôi đã khóc, bạn bè tôi và các thầy cô giáo cũng khóc. Mẹ mua cho tôi chiếc cặp màu hồng, và tôi vui vẻ vào trường tiểu học Ueno.


Nhà trường Nhật: Cô bé viết thư cho mình 10 năm sau

Từ lớp 1-3

Khi còn là học sinh lớp 1, tôi rất kém trong khoản đi bộ từ trường về nhà, ở ngã ba đèn xanh đèn đỏ thì nhóm trưởng bỏ tôi lại và mọi người về nhà trước tôi. Đôi khi cô giáo Yasube đi cùng với tôi, nhưng khi không có cô thì mọi người lại đi trước tôi mất, vì vậy việc có cô đi theo chẳng có mấy ý nghĩa. Lên lớp 3 thì mọi người được tự do đi từ trường về nhà nên tôi rất vui sướng.

Giai đoạn hiện nay

Tôi muốn đời tôi mãi tốt đẹp như thế này.

Ước mơ của tôi trở thành người làm bánh giỏi. Bởi vì làm bánh kẹo rất vui, mọi người ăn rồi khen ngon thì thật là sung sướng và thể nào cũng thích làm tiếp lần khác.

Thư tôi gửi cho mình 10 năm sau: "10 năm sau nữa bạn sẽ trở thành người làm bánh giỏi và làm ra bánh ngon đúng không? Vậy hãy làm ra những chiếc bánh tuyệt vời nhé!"


Chiếc bánh mơ ước của Yamamoto Rin.

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-620637/nha-truong-nhat-co-be-viet-thu-cho-minh-10-nam-sau.htm

‘Mozart nước Anh’ bộc lộ tài năng piano lúc 2 tuổi

Posted: 19 Jul 2012 03:53 PM PDT

Mới chưa đầy 3 tuổi nhưng cô bé Lavinia Ramirez đã khiến các chuyên gia phải kinh ngạc trước buổi biểu diễn piano đầu tiên trước công chúng.

Lavinia học
chơi piano mới chỉ 6 tuần trước khi bước lên sân khấu biểu diễn trước
200 người nghe ở hội trường một nhà thờ ngoại ô vùng Plymouth.

Bàn tay của cô bé còn quá nhỏ nên chỉ bao quát được một vài phím đàn cùng lúc. Và để với tới cây đàn, Ramirez phải ngồi trên một chiếc ghế cao hơn bình thường, đồng thời ở tuổi đó cô bé phải tập trung cao độ để tránh việc vừa chơi đàn vừa nhìn đi chỗ khác.

Mặc dù chỉ chơi một bài "Mary Had a Little Lamb" vào cuối buổi biểu diễn của trường âm nhạc mà cô bé đang theo học, song Ramirez đã được ca ngợi như một nghệ sĩ nhỏ tuổi trong tương lai – một tài năng piano trẻ nhất nước Anh.

Giáo viên của Ramirez – cô Matej Lehocky cho rằng tài năng của cô bé rất đáng khâm phục và ca ngợi sự xuất sắc của cô học trò nhỏ.

"Chơi đàn ở tuổi đó là một điều rất phi thường, rất đặc biệt. Thường thì những đứa trẻ quá nhỏ không thể kiểm soát được bản thân hay thực hiện điều mà chúng được yêu cầu. Thường thì chúng chỉ nghịch ngợm các phím đàn và cảm thấy nhàm chán".

Lavinia – cô bé vừa mới tổ chức sinh nhật 3 tuổi vào ngày 18/7 – học chơi piano mới chỉ 6 tuần trước khi bước lên sân khấu biểu diễn trước 200 người nghe ở hội trường một nhà thờ ngoại ô vùng Plymouth.

Tính tới thời điểm bước lên sân khấu biểu diễn cô bé mới chỉ tham gia 8 buổi học. Ông Lehocky – cựu học sinh của Nhạc viện Prague uy tín, người học piano từ năm 4 tuổi – đã đồng ý gia sư cho Lavinia sau khi nhận ra cô bé rất sáng dạ và ham học.

Lavinia thích nghe nhạc cổ điển, đôi khi hỏi ông cách chơi. Bizet's Carmen là bản nhạc yêu thích của thiên tài nhỏ tuổi.

"Cô bé rất người lớn, đến nỗi bạn quên mất rằng một cô bé 2 tuổi đang ngồi đó. Cô bé giống như đã 5, 6 tuổi, nhưng thực sự mới chỉ là một đứa trẻ. Vì thế tất nhiên có đôi lúc cô bé bị phân tâm. Nhưng những gì cô bé làm được quả thực phi thường. Sự kết hợp giữa tay và mắt thực sự đáng nể".

"Lavinia có thể chơi bản 'Old MacDonald had a Farm' bằng cả 2 tay cùng lúc. Tôi cho rằng chỉ trong 8 tháng cô bé có thể ngồi cùng các em lớp 1. Tôi không biết bất cứ ai có thể làm được điều đó khi mới 3 tuổi". Lavinia còn có biệt danh là Mozart nhỏ tuổi sau khi biểu diễn trong buổi hòa nhạc (mặc dù phải đến gần 4 tuổi Mozart mới bắt đầu chơi dương cầm).

Bố mẹ cô bé đều không chơi bất cứ nhạc cụ nào, nhưng Lavinia đã tỏ ra hứng thú với âm nhạc sau khi được tặng một chiếc piano đồ chơi vào dịp Lễ Giáng sinh.

Chị Jenna Ramirez, mẹ Lavinia chia sẻ: "Tôi không biết Lavinia thừa hưởng bộ não từ ai. Con bé thông minh hơn tôi. Lúc chưa đến 2 tuổi con bé đã có thể viết số, chữ cái nhận biết được chúng trong sách…"

"Con bé chơi piano ở nhà, dùng một chiếc ghế cao hơn ở phòng ăn thay vì một chiếc ghế piano. Đôi khi con bé chơi hoặc không chơi cả ngày, có khi không chơi cả một tuần. Chúng tôi để cho con tự quyết định. Chúng tôi sẽ không thúc ép con bé. Chúng tôi chỉ muốn khả năng của con được phát triển tự nhiên" – bà mẹ 2 con cho hay.

Chơi piano lúc 3 tuổi không phải là không có nhưng sự tiến bộ và tự tin của Lavinia thì cực kì hiếm.

Sau khi xem video Lavinia chơi đàn, Giám đốc giám định của Hội đồng các trường âm nhạc Hoàng gia, ông John Holmes cho biết cô bé "đã thể hiện tài năng tuyệt vời và rõ ràng là đã có sự tiến bộ xuất sắc chỉ trong 2 tháng đầu tiên".

  • Nguyễn Thảo (Theo Dailymail)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81297/-mozart-nuoc-anh--boc-lo-tai-nang-piano-luc-2-tuoi.html

Comments