Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tỉnh miền núi đầu tiên hoàn thành PCGD mầm non trẻ 5 tuổi

Posted: 19 Jul 2012 07:40 AM PDT

(GDTĐ) – Trong 3 ngày 17,18,19/07/2012 Đoàn kiểm tra của Bộ GDĐT về phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi (PCGDMNCTENT)  đã về làm việc tại tỉnh Hoà Bình để kiểm tra, công nhận Hoà Bình là tỉnh miền núi đầu tiên đạt chuẩn về PCGDMNCTENT.

Về phía Bộ GDĐT có bà Ngô Thị Hợp – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Trưởng ban chỉ đạo phổ cập giáo dục (PCGD) Bộ GDĐT. Về phía tỉnh Hoà Bình có ông Ông Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hòa Bình; Ông Nguyễn Minh Thành – Giám đốc sở GD-ĐT Hoà Bình – Trưởng ban chỉ đạo PCGD tỉnh.

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Trong thời gian làm việc, Đoàn kiểm tra của Bộ GDĐT đã làm việc với Ban Chỉ đạo PCGD của tỉnh; nghe báo cáo và kiểm tra hồ sơ báo cáo về công tác PCGDMNCTENT của 11 huyện và thành phố. Xuống kiểm tra thực tế kết quả PCGDMNCTENT ở một số trường MN  tại 6 đơn vị: Phòng giáo dục thành phố Hoà Bình, huyện Đà Bắc, huyện Cao Phong, huyện Kim Bôi, huyện Lạc Thuỷ, huyện Yên Thuỷ (trong đó kiểm tra trực tiếp tại 13 đơn vị xã, phường, thị trấn).

Qua thực tế kiểm tra tại các xã, phường và hồ sơ báo cáo của Ban Chỉ đạo PCGDMNCTENT tỉnh Hoà Bình, Đoàn kiểm tra PCGDMNCTENT của Bộ GDĐT đã  đưa ra những đánh giá kết luận sau:

Tỉnh có 210 xã, phường, thị trấn (có 49 xã phường đặc biệt khó khăn, 24 xã CT229; 23 xã vùng hồ sông Đà). Dân số gần 80 vạn ngượi, với 7 dân tộc cùng chung sống (Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông, Hoa…) trong đó dân tộc Mường chiếm trên 63%. Với vị trí địa lý hành chính rộng nhưng dân cư thưa thớt, kinh tế còn nhiều khó khăn song công tác PCGDMNCTENT được triển khai rất tốt. Đó là nhờ vào sự tập trung chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh; sự chủ động, tích cực của UBND các huyện, thành phố, đặc biệt là sự nỗ lực vượt bậc của cán bộ quản lý, GV trong ngành GDĐT trong công tác tham mưu xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ PCGDMNCTENT.

Khi tiến hành triển khai công tác PCGDTENT, tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh quan tâm sát sao, Sở GDĐT tham mưu hiệu quả, phối hợp tốt giữa các Sở, Ban, Ngành. Ban chủ đạo PCGD cấp xã được kiện toàn hàng năm và hoat động có hiệu quả. Mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực chăm lo cho GDMN.

Toàn tỉnh đến thời điểm tháng 6 năm 2012, có 205/210 xã, phường, thị trấn và 11/11 đơn vị huyện, thành phố đạt PCGDMNCTNT (đạt 100%).

Căn cứ quy định tại Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập GDMNTNT, tỉnh Hòa Bình đã đạt được các mục tiêu  PCGDMNCTNT vào tháng 6/2012.

Tuy nhiên bên cạnh đó Đoàn kiểm tra của Bộ GDĐT về PCGDMNTENT cần lưu ý Ban Chỉ đạo PCGD của tỉnh và Sở GD-ĐT tỉnh Hoà Bình một số vấn đề: Tiếp tục công tác tuyên truyền vận động sâu rộng nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh về vị trí vai trò của GDMN trong sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương nói chung và công tác PCGDMNCTENT nói riêng để không ngừng nâng cao nhận thức và giữ vững chất lượng GD trẻ 5 tuổi; Tích cực hơn nữa trong công tác tham mưu quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDMN phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các cháu đến trường; phát huy năng lực của đội ngũ GV và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất; Tập trung chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia; tiếp tục quan tâm, chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV, nâng tỷ lệ GV có trình độ trên chuẩn để thực hiện tốt chương trình GDMN mới; Tập trung chỉ đạo và có các giải pháp cụ thể để giúp các đơn vị chưa đạt chuẩn, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập vào năm 2013; Tích cực tổ chức tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ của lực lượng làm  phổ cập GDMN. Rà soát, hoàn thiện hồ sơ quản lí phổ cập GDMN hàng năm ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Việt Nga

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201207/Tinh-mien-nui-dau-tien-hoan-thanh-PCGD-mam-non-tre-5-tuoi-1962495/

Nhà tuyển dụng kể về những ứng viên hài hước nhất

Posted: 19 Jul 2012 07:40 AM PDT

Quá trình nộp đơn xin việc có thể khiến nhiều ứng viên trở nên mệt mỏi và căng thẳng. Không biết có phải vì thế mà một số ứng viên đã đưa vào hồ sơ xin việc của mình những chi tiết vô cùng hài hước và kì quặc.

Trang web tuyển dụng trực tuyến CareerBuilder của Mỹ đã khảo sát các nhà tuyển dụng và tìm ra một số trường hợp hiếm gặp nhất. Và lời khuyên của CareerBuilder cho những trường hợp này là "Hãy nhớ rằng bạn đang đi xin việc, chứ không phải đang dự tuyển cho một vai diễn trong phim truyền hình".

Tự tin thái quá


Ứng viên tự gọi mình là một thiên tài và mời nhà tuyển dụng tới nhà anh ta để phỏng vấn.

Cung cấp quá nhiều thông tin


Thư xin việc của ứng viên nói rằng gia đình cô là một băng đảng xã hội đen.

Kĩ năng "khủng"


Một ứng viên nộp đơn vào vị trí quản lý đã liệt kê khả năng "săn cá sấu" trong phần kĩ năng của mình.

Sai chính tả


Đơn xin việc của ứng viên ghi "lừa đảo" là sở thích của anh ta. (Có thể ứng viên đã viết nhầm "fishing" thành "phishing")

Vui tính


Ứng viên khẳng định rằng sơ yếu lý lịch của cô đã được sắp xếp để có thể hát theo giai điệu của bài "The Brady Bunch".

Khả năng nói tiếng… chim cánh cụt


Ứng viên khẳng định có thể nói tiếng "Antartica" khi nộp đơn vào vị trí phải làm việc ở Nam Cực. (Antartica có nghĩa là Nam Cực, chứ không phải là một quốc gia như ứng viên nghĩ)

Không đúng mực


Sơ yếu lý lịch của ứng viên có kèm một tấm ảnh đang nằm trên võng cùng dòng chữ "Xin chào, tôi tên là…. và tôi đang tìm một công việc".

“Ít nhất thì cũng phải đợi tới Lễ Phục sinh chứ!”


Sơ yếu lý lịch của người dự tuyển được trang trí bằng những con thỏ màu hồng.

Mục tiêu gần


Ứng viên viết trong CV rằng "kiếm tiền" là mục tiêu nghề nghiệp của anh ta.

“Thật đáng tiếc!”


Một ứng viên dự tuyển vị trí kế toán nói rằng anh ta rất coi trọng tiểu tiết, tuy nhiên anh ta lại viết sai tên công ty.

  • Nguyễn Thảo (Theo Huffingtonpost)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81326/nha-tuyen-dung-ke-ve-nhung-ung-vien-hai-huoc-nhat.html

Độc giả tranh luận ‘lễ’ với Lê Đỗ Huy

Posted: 19 Jul 2012 01:16 AM PDT

- Những kiến giải rất táo bạo và mới lạ về chữ "lễ"
của tác giả Lê Đỗ Huy
đã làm bạn đọc VietNamNet dậy sóng với
hàng trăm phản hồi gửi về. Độc giả coi đây là những phân tích mới, góc nhìn mới
có vẻ ít nhưng lượng người muốn "dạy" lại cho ông về chữ "lễ" thì nhiều…

Coi "lễ" là đạo đức

Khác với những quan niệm về chữ "lễ" của tác giả Lễ Đỗ Huy, hầu hết độc giả
không chỉ phản ứng gay gắt mà còn cho rằng ông hiểu không đúng về câu khẩu hiệu.
Các ý kiến lý giải: "lễ" ở đây là lễ phép, lễ nghĩa, đạo đức…

Có ý kiến bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ…”

Bạn đọc Trần Văn Minh phân tích: "Theo tôi nghĩ triết lý giáo dục ”
Tiên học lễ, hậu học văn ” là một triết lý giáo dục rất sâu sắc của cha ông để
lại, nó luôn luôn phù hợp với dân tộc ta. Theo tôi học lễ là học lễ độ, lễ phép,
lễ nghi, lễ nghĩa, lễ giáo … còn học văn là học văn học, văn hóa, văn minh
…tất cả đều học để làm Người."

Một điều tương đồng là hầu hết các ý kiến của độc giả đều phân tích về chữ
"lễ" theo cách hiểu tương tự như độc giả Trần Văn Minh. Chẳng hạn, bạn đọc
Phùng Thanh:
"Lễ là lễ nghi, là quy tắc ứng xử tối thiểu, là chào hỏi thưa
gửi, dạ, vâng, cảm ơn xin lỗi ấy" và cho rằng " Anh hiểu sai nên đưa những luận
chứng sai hết cả rồi!".

Một bạn đọc khác nhấn mạnh: " Chữ Lễ, cần hiểu rằng nó ở trong Ngũ
Thường của một nền tảng văn hóa cơ bản tạo nên rường cột xã hội,
không chỉ trong xã hội phong kiến mà trong bất kỳ xã hội nào, chỉ có
cách vận dụng cho đúng mà thôi."

Chính vì vậy, một bạn đọc đã nhận xét: "Có lẽ cả cái đất nước này chỉ duy
nhất một người hiểu như thế" và cho rằng tác giả Lê Đỗ Huy quá máy móc và cổ hủ.
Có độc giả nhận xét, tác giả đã "cố ý bẻ cong chữ "lễ" theo hướng tiêu cực", "bị
ảnh hưởng của văn hóa phương Tây."

Về những hệ lụy từ cách dạy chữ "lễ" mà tác giả Lê Đỗ Huy lý giải trong bài,
độc giả Bùi Việt nhận định: "Chính sự đi xuống của con người làm cho câu
nói bị hiểu sai lệch mà lại đi đổ thừa cho nó là không đúng đắn."

Đến lúc phải nhìn lại?

Trong hàng loạt phản hồi thể hiện sự bức xúc gay gắt, độc giả Trần Việt Nam
điềm tĩnh hơn đã nhận ra: Bài viết này có thể khó hiểu, khó nghe và gây bực
bội cho nhiều người. Nhưng nếu bỏ qua những suy nghĩ cảm tính ta sẽ thấy rất
nhiều ý kiến đúng đắn của tác giả. Đạo Khổng đã ảnh hưởng đến người Việt Nam quá
nhiều, nó đã đem đến cho chúng ta quá nhiều khổ đau bởi những lễ giáo bắt con
người phải phục tùng số phận. Đã đến lúc người Việt Nam chúng ta nên duy lí hơn
để phát triển đất nước.

Tác giả Lê Đỗ Huy đã đề cập và kiến giải trong bài những nguyên nhân sâu xa
của các vẫn nạn xã hội hiện nay. Cách kiến giải của ông rút ruột từ văn hóa, một
sức mạnh chìm trong lòng xã hội khiến cho những cố gắng thay đổi một tệ nạn nào
đó nhiều khi không có hiệu quả. Vì vậy, nhiều độc giả coi những kiến giải của
ông khiến cho những "bóng đèn" trong đầu họ sáng bừng lên.

Độc giả Ngọc Phạm chia sẻ niềm vui sướng khi tìm ra câu trả lời cho bài toán
của mình từ cái nhìn của tác giả Lê Đỗ Huy: "Bắt đầu hiểu ý bác Huy qua hai
bài viết liên tiếp. Thật sự sâu sắc! Chắc bác phải đầu tư thời gian và nghiên
cứu nghiêm túc trong một thời gian dài. Tôi cũng đã thử tìm nguyên nhân của chủ
nghĩa cục bộ nhưng chưa tìm thấy nguyên nhân gốc rễ như bác" và "Hi vọng bài
viết của bác được ai đó có tâm tham khảo."

Độc giả Đào Ngọc Thái, người coi Khổng giáo là công cụ của độc tài phân tích:
"Tư tưởng của Khổng Tử là tư tưởng ấu trĩ nhất và nó hoàn toàn không còn phù hợp
với xã hội hiện tại. Từ việc phân tích tư tưởng này cho thấy nhiều điểu rất rất
là vô lý nhưng vẫn được duy trì cho đến ngày nay khiến không biết bao nhiêu con
người phải chịu khổ sở. Đặc biệt là phụ nữ. Thực tế những người thành công trong
mọi xã hội đều làm việc không theo nguyên tắc của Khổng Tử và họ phải vượt qua
sự chống đối từ rất nhiều người – số đông trong xã hội theo đạo Khổng Tử. Thực
ra ở các nước phương đông nói chung và việt nam nói riêng. Ngay từ khi sinh ra
ai ai cũng bị áp đặt bởi tư tưởng của Khổng Tử và nó cho dù bất kì ai không ít
thì nhiều đều bị tư tưởng này chi phối. Chỉ những người có nhận thức cao mới có
thể nhận ra được những nhược điểm của tư tưởng này và chống lại nó thôi."

Nói về "lễ" trong giáo dục, bạn đọc Đạt cũng đồng tình với suy nghĩ của tác
giả Lê Đỗ Huy: "Tiên học lễ, hậu học văn" nghe qua thấy rất là phải, nhưng nó
tạo ra một khoảng cách giữa thầy và trò, thầy “người luôn ở trên” và được người
ta hiểu lầm là “luôn đúng”, trò “người luôn ở dưới” và được người ta hiểu lầm là
“luôn phải nghe”. Và khi “người luôn dúng” lạm dụng quyền để hành động ắt dẫn
đến những hành động mang tính cá nhân được bảo vệ từ câu "Tiên học lễ, hậu học
văn", “người luôn nghe” xem đó là mặc định dù họ biết là ngoài qui định hay thậm
chí không hợp pháp. Học sinh sẽ không dám khẳng định điều gì dần dà họ thụ động,
thụ động là gánh nặng cho mọi công việc, kể cả việc học, làm xói mòn mơ ước, phí
hoài cái đáng ra phải có."

"Chữ "lễ" của Khổng Tử như thể lực hút mặt trời khiến các hành tinh quay
quanh theo quỹ đạo. Nó tao sự ổn định nhưng cũng kìm hãm sự phát triển của xã
hội. Như ai đó đã nhận xét: từ đời nhà Hán đến đời nhà Thanh hầu như Trung Quốc
không có sự phát triển đáng kể nào." Không nên quá câu nệ vào chữ "lễ”, nhưng
phá nó đi thì sẽ loạn hết, cũng không thể phá được vì Nho giáo ở Việt nam đang
được xem như là một tôn giáo. Giữ (có mức độ) chữ "lễ" đồng thời sẵn sàng tiếp
thu cái mới, điều này giống như thể một con tàu được đưa lên quỹ đạo rồi phóng
tiếp vào vũ trụ. Có thể xem Nhật Bản là một mô hình như vậy."
- là ý kiến của
một độc giả bổ sung thêm kiến giải của tác giả.

Kiến giải của tác giả Lê Đỗ Huy là tư tưởng mới để đánh giá lại đạo Khổng và
khẩu hiệu được treo trên tất cả các trường học của Việt Nam hay chỉ là một cách
mượn chữ "lễ" nói về những tiêu cực xã hội?

Hiện tại, với cách hiểu như lâu nay
về câu nói này, tác giả không nhận được đồng tình của đông đảo độc giả nhưng có
những độc giả đồng cảm về sự "cô đơn" của ông trong diễn đàn này và cho rằng:
"Không phải ai cũng có cái nhìn như Đỗ Huy, khi nào họ phải có cơ hội tiếp xúc,
chứng kiến và có thể sống và cảm nhận ở hai môi trường khác biệt thì lúc đó họ
mới hiều Đỗ Huy viết gì. Những tư tưởng lớn không thể ngồi dưới gốc cây Dâm
Bụt."

  • Nguyễn Hường (tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81198/doc-gia-tranh-luan--le--voi-le-do-huy.html

Làm quen với học kỳ 3

Posted: 19 Jul 2012 01:16 AM PDT

Thay vì chỉ học 2 học kỳ như trước đây và có một mùa hè khá dài thì nay, theo học chế tín chỉ, thời gian học co giãn và linh động hơn ở một số trường.

Trước lạ sau quen

Gần đây, nhiều sinh viên (SV) Trường ĐH Mở TP.HCM không khỏi xáo trộn khi năm nay không được nghỉ hè 2 tháng như trước nữa mà phải ở lại trường để đăng ký môn học cho học kỳ 3 như một học kỳ chính thức.

Huy Chí, SV năm 2 ngành Anh văn cho biết: "Năm ngoái thì tụi em vẫn được nghỉ hè nhưng không hiểu sao năm nay tất cả mọi người phải ở lại đăng ký môn học. Em đã đăng ký 5 môn trong học kỳ 3 này". Trong khi đó, Xuân Tuyến, SV năm 2 ngành tài chính ngân hàng thông tin: "Đây là thông báo mới của trường. Em cũng vẫn thắc mắc không biết lý do gì lại có thêm học kỳ 3 vì chưa nghe nhà trường giải thích. Tuy nhiên chia làm 3 học kỳ như vậy hình như sẽ giảm bớt áp lực cho các học kỳ tới". Cùng là SV ngành tài chính ngân hàng, Thiên Trang chia sẻ: "Thay vì nghỉ hè 2 tháng giờ chỉ nghỉ hè 2 tuần, nên em cảm thấy hơi ngắn. Và việc học diễn ra liên tục quanh năm nên có thể sẽ phải nỗ lực nhiều hơn. Tuy nhiên, lúc đầu tụi em khá bất ngờ, cảm thấy bị xáo trộn và không hài lòng lắm nhưng giờ thì đã thấy thoải mái hơn".

Hiện nay tại TP.HCM, ngoài Trường ĐH Mở còn có Trường ĐH Công nghiệp tổ chức 3 học kỳ/năm học.

Trải đều thời gian học tập

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long – Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Mở TP.HCM, cho biết: "Bắt đầu từ hè năm nay, chúng tôi tổ chức 3 học kỳ cho một năm học nhưng vẫn đảm bảo đúng thời lượng học là 10 tháng/năm và thời gian nghỉ là 8 tuần/năm. Chẳng hạn trước đây có 2 học kỳ thì mỗi học kỳ phải học 6 môn, bây giờ 3 học kỳ thì mỗi học kỳ chỉ phải học 4 môn. Tổ chức như vậy sẽ giúp các em giảm bớt thời lượng học liên tục kéo dài và giữa các kỳ học sẽ có thời gian nghỉ để SV hồi sức học tiếp".

Ông Long nhấn mạnh, đây là một mô hình có nhiều ưu việt. Trường đã có sự chuẩn bị trong hơn một năm nay về bộ máy nhân sự cũng như xây dựng lại chương trình trước khi chính thức áp dụng. "Chúng tôi không những thông báo, giải thích trên website của trường, trên các bảng thông báo ở mỗi khoa mà còn giao cho khoa thông tin trực tiếp tới SV, nhưng do không phải em nào cũng sát sao quan tâm nên nhiều em không nắm được" – tiến sĩ Long giải thích.

Trong khi đó tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho hay: "Mặc dù có thay đổi từ 2 sang 3 học kỳ nhưng chúng tôi không gặp phải khó khăn gì, thậm chí còn có rất nhiều thuận lợi. SV không bị học dồn quá nhiều môn vào một học kỳ như trước đây. Việc đóng học phí cũng được giãn ra làm 3 đợt, gia đình các em sẽ nhẹ nhàng hơn. Bản thân SV cũng thích nghi rất nhanh".

 

"Nhiều trường ĐH trên thế giới cũng đã tổ chức thành công mô hình 3 học kỳ. Quan trọng là quy trình, chi tiết tổ chức ra sao để mang lại nhiều lợi ích cho SV và đảm bảo chất lượng đào tạo. Nhưng theo tôi điều này không ảnh hưởng gì tới SV, có thể nó cũng có nhiều ưu thế". (Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nam – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM)

"Phân ra thành 3 học kỳ thì số lượng môn học sẽ chia nhỏ, giảm áp lực cho SV. SV nào không đạt thì có cơ hội trả nợ nhanh hơn. Tôi nghĩ giảng viên cũng sẽ thích như vậy, vì có thể dạy liên tục sau đó được nghỉ một thời gian dài. Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số bất lợi như việc tổ chức thi cử trong mỗi học kỳ sẽ mất hết thời gian. Trước đây thay vì tổ chức thi 2 lần, mỗi năm SV sẽ chỉ mất khoảng 6 tuần để ôn thi và chờ kết quả, thì nay sẽ phải mất tới 9 tuần". (Thạc sĩ Võ Văn Tuấn – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang)

M.Q (ghi)

 

Mỹ Quyên

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120718/Lam-quen-voi-hoc-ky-3.aspx

Kết quả chấm thi ĐH ban đầu: Phổ điểm đẹp

Posted: 19 Jul 2012 01:15 AM PDT

(GDTĐ)-Thời điểm này, các trường ĐH đang khẩn trương để hoàn thành công tác chấm thi. Kết quả ban đầu theo thông tin từ các trường cho thấy, phổ điểm thi năm nay khá đẹp, phù hợp với tiêu chí của Bộ GDĐT về việc phân loại thí sinh.

hứ trưởng Bùi Văn Ga kiểm tra công tác chấm thi
Thứ trưởng Bùi Văn Ga kiểm tra công tác chấm thi ĐH năm 2012

Đề thi năm nay được đánh giá là có tính phân loại cao, không quá khó, không quá dài và không đánh đố thí sinh để thí sinh trung bình cũng có thể làm được. Với cách ra đề như năm nay, theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, làm sao để phổ điểm phải nằm trong vùng điểm trung bình, để các trường có thể lựa chọn được thí sinh phù hợp vào học các ngành đào tạo ở các nhu cầu đầu vào khác nhau. Những học sinh học lực giỏi mới có thể đạt được điểm tối đa.

Thông tin ban đầu về kết quả chấm thi của một số trường cho thấy, phổ điểm năm nay đúng như dự đoán, tức là lượng bài thi đạt điểm trung bình chiếm số lượng lớn, số đạt điểm tối đa không nhiều.

Với một số trường tốp trên, chiếm lượng lớn là các bài thi đạt từ 6-7 điểm. Đã hoàn tất việc chấm thi trắc nghiệm, trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, lượng bài thi đạt 5-6 điểm là nhiều nhất; môn Toán đã chấm được khoảng 30% nhưng hiện chưa xuất hiện điểm 10. Với ĐH Ngoại thương, kết quả ban đầu, khoảng 50-60% số bài thi có điểm trung bình trở lên, khoảng 40% bài thi đạt điểm 7 trở lên và đã có điểm 10 ở khối A. Học viện Bưu chính viễn thông cho biết, kết quả từ những bài thi đã chấm cho thấy khoảng 50% bài thi đạt 5 điểm trở lên. Học viện ngân hàng cho biết, phổ điểm tương tự năm ngoái nhưng số bài đạt điểm 8,9 nhiều hơn, chất lượng bài thi cũng cao hơn.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, kết quả ban đầu phổ điểm chủ yếu là 4-5 điểm. Trường ĐH Kinh tế TPHCM chiếm đa số là điểm 6 – 7 và đã xuất hiện khá nhiều điểm tuyệt đối. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã hoàn tất chấm thi môn toán khối A, phổ điểm 5 – 6 điểm, điểm 8-9 tăng hơn nhiều so với năm 2011. Điểm thi môn Toán (khối A) Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) cũng tập trung nhiều ở mức 5 điểm…

Với các môn khối C, điểm thi năm nay cũng khá khả quan. Phát biểu tại buổi kiểm tra chấm thi tại Trường ĐH Cần Thơ chiều 18/7, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho biết, qua khảo sát, phổ điểm khối C năm nay tốt hơn năm trước rất nhiều. Các môn Sử, Địa có điểm trung bình từ 5 trở lên cũng nhiều hơn.

Cụ thể tại ĐH Cần Thơ, qua lấy ngẫu nhiên 20 túi bài chấm thi các môn, kết quả: môn Văn khối C,  mức từ 5 – 6,5 điểm trở lên khoảng 2,5% – 29,2%; môn Văn khối D, mức từ 5 – 6,5 điểm trở lên khoảng 17,5% – gần 60%); môn Sử, mức từ 5 – 6,5 điểm trở lên khoảng 3,54% – 16,40%; môn Địa mức từ 5 – 6,5 điểm trở lên khoảng 7,50% đến gần 34%.

Đh Tiền Giang cũng cho biết, nhìn chung khối C năm nay có phổ điểm trung bình cao hơn năm trước rất nhiều. Trong những bài thi đã chấm, tính đến hết ngày 17/7, với khối C, 20% bài thi môn Văn đạt điểm 5 trở lên; 11% bài thi môn Lịch sử đạt điểm 5 trở lên và khoảng 28% bài thi môn Địa lý đạt từ 5 điểm trở lên.

Thông tin từ ĐH Sài Gòn, điểm thi môn văn năm nay của thí sinh thi vào trường tập trung chủ yếu ở mức 5, 6. Trưởng khoa Lịch sử – Trường ĐH KHXHNV TPHCM Hà Minh Hồng lạc quan cho biết, nhìn chung phổ điểm của môn sử năm nay có thể sẽ đẹp hơn năm ngoái với khá nhiều bài từ điểm 5,5 – 7 điểm.

Hiện tại, đã có 2 trường ĐH công bố điểm thi là ĐHDL Hải Phòng và ĐH Chu Văn Nam. Trong hôm nay và một vài hôm tới, nhiều trường cho biết sẽ công bố điểm. Dự kiến, trước 10/8 Bộ GDĐT sẽ tổ chức xét và công bố điểm sàn.
Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201207/Ket-qua-cham-thi-DH-ban-dau-Pho-diem-dep-1962488/

‘Đại gia’ 8X mê vẽ tranh 3D đường phố

Posted: 19 Jul 2012 01:14 AM PDT

- Nổi lên như một trong những người khai phá và phát triển dòng tranh 3D đường
phố tại Việt Nam – Nguyễn Việt Dũng đã ngót nghét sáng tạo ra hơn 20 tác phẩm
hết sức độc đáo. Không những thế, anh chàng 8X này còn là một giám đốc ý tưởng
đa tài và là ca sĩ chính của nhóm nhạc rock khá nổi tiếng Re-Cycle.

Từng bỏ học

Nguyễn Việt Dũng từng "quen mặt" với nhiều bạn trẻ cả nước bởi anh tham gia
chương trình "góc sáng tạo" (2006-2008) trên truyền hình với cương vị designer.
Có thể nói đó là khoảng thời gian giúp anh sáng tạo và nghĩ ra nhiều ý tưởng độc
đáo cũng như rèn luyện thêm khả năng về mỹ thuật của mình.

Một trong những bức tranh mà Dũng vẽ và thích nhất.

Dũng chia sẻ anh có đam mê vẽ từ lúc còn nhỏ nhưng kiến trúc lại là con đường
mà anh theo đuổi. Từng thi đậu và học song song hai Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội và
ĐH kiến trúc Hà Nội. Sau đó anh quyết định bỏ học Mỹ Thuật vì lý do “chương
trình học của hai bên khá nặng”.

Hai năm học tại Trường ĐH Mỹ thuật đã giúp Dũng có thêm kiến thức căn bản
cũng như được đào tạo khả năng vẽ tốt hơn. Sau khi nghỉ học mỹ thuật, Dũng còn
có thêm nghề "gõ đầu trẻ" khi dạy học cho nhiều bạn học sinh muốn thi vào trường
kiến trúc. Theo Dũng đây cũng là một cách rèn luyện những điều mà anh đã học
được tại trường mỹ thuật.

Hiện tại, Dũng đang là kiến trúc sư tại viện nghiên cứu quy hoạch và thiết kế
đô thị nông thôn IPURD Hà Nội, giám đốc sáng tạo tại công ty VictriMedia. Bên
cạnh đó, anh còn là một rocker với vai trò sáng tác và hát chính của ban nhạc
rock khá nổi tiếng Re-Cycle.

Đam mê không bao giờ ngủ

Dũng là một kết trúc sư nhưng vẽ tranh 3D đường phố là một công việc khác,
cũng là đam mê của anh. Có lẽ vì đam mê với bộ môn nghệ thuật còn khá mới mẻ này
nên Dũng dồn không ít tâm huyết để thực hiện những thể nghiệm của mình. Chức
"giám đốc sáng tạo" tại công ty chuyên về thiết kế và tổ chức sự kiện khá phù
hợp với sở thích và đam mê của Dũng.


Tác phẩm ngẫu hứng ngay trong phòng khách nhà riêng

"Đến với tranh 3D cũng như âm nhạc đều là sự tình cờ" – Dũng nói. Một người
bạn thân mời mình tham gia vẽ tranh 3D. Ban đầu mình nghĩ đó chỉ là dựng đồ họa,
thiết kế nhà cửa. Nhưng khi nhận công việc mình mới biết là vẽ tranh 3D đường
phố. Mình thấy khá hay nên đã tìm hiểu và vẽ những tác phẩm đầu tiên.

Dũng bắt đầu vẽ tranh 3D đường phố cách đây khoảng hai năm. Là một loại hình
mỹ thuật, hội họa còn khá mới mẻ ở Việt Nam, Dũng nổi lên như một trong những
người khai phá và phát triển loại hình nghệ thuật độc đáo này. Sau hai năm tìm
tòi và thể nghiệm, anh đã cho ra đời hơn 20 tác phẩm.

"Tuy những bức tranh đầu còn vụng nhưng nó đã ra chất của tranh 3D đường phố.
Những tác phẩm sau này mình đã vẽ cẩn thận và trau chuốt hơn nên mọi người khá
hài lòng" – Dũng nhìn nhận.

Tìm hiểu mới biết được những khó khăn để cho ra đời một bức tranh 3D đường
phố. Từ việc lên ý tưởng, triển khai vẽ phác thảo và hoàn thiện tác phẩm là một
quá trình dài và gặp khá nhiều khó khăn. "Có nhiều bức tranh mình phải vẽ
theo đơn đặt hàng nên phải phác thảo tận 20 bức trong khi chỉ chọn 2 trong số
đó. Tuy mệt nhưng rất vui sướng mỗi khi một tác phẩm ra đời".

Công đoạn đau đầu nhất là nghĩ ra ý tưởng cho tác phẩm nhưng công đoạn "tốn
sức" nhất chính là vẽ hoàn thiện. "Giai đoạn tốn thể lực nhất chính là vẽ tác
phẩm. Vì phải vẽ một bức tranh khổ lớn và trên đường nên các cơ mỏi nhừ.

Tranh 3D đường phố thường được vẽ bằng máu nước hoặc sơn mài (trên tường hoặc
trên bạt) nên vẫn đề thời tiết cũng thực sự gây nhiều trở ngại" – Dũng chia sẻ.

Dường như đam mê không bao giờ ngủ trong con người của Dũng. Anh chia sẻ tuy
đến với nghệ thuật tranh 3D đường phố là sự tình cờ nhưng dường như đó là những
đam mê trong sâu tận con người anh. Khi đam mê bùng phát ra thì phải thực hiện
nó không được để "ngủ quên".

Luôn đặt mình trên đường đua

Không chỉ đam mê vẽ, Dũng còn là một rocker khá nổi tiếng trong làng nhạc
rock của Việt Nam. Dũng chia sẻ anh từng ghét âm nhạc nhưng khi tham gia vào một
clb nhạc rock anh đã dần thay đổi. Từ một người lo phần thiết kế, quảng bá cho
nhóm nhạc rock, anh bắt đầu nghe nhạc nhiều hơn cũng như học nhạc lý và chính
thức lập ban nhạc rock. Dũng là giọng ca chính cũng là người sáng tác nhạc cho
ban nhạc của mình, Re-Cycle.

Dũng chia sẻ: "Khi làm một việc gì đó mình phải cố gắng hết sức để hoàn
thành nó. Mình theo đuổi và lập nhóm nhạc rock là để trình diễn trên sân khấu
chứ không phải nhóm nhạc sinh viên nay hát, mai bỏ. Tranh 3D đường phố cũng vậy,
mình phải làm đến nơi đến chốn và chứng tỏ được bản thân trên những lĩnh vực mà
mình theo đuổi".

Bút vẽ, giấy và máy tính là những thứ gắn liền với cuộc sống của Dũng. Không
một lúc nào trong cuộc sống anh lại rời bỏ những vật dụng đó. Tuy rất vất vả
nhưng anh chưa bao giờ tỏ ra mệt mỏi. Mọi thứ mà anh làm dường như luôn đặt trên
đường đua và một khi khởi động thì phải cán đích.

Anh Nguyễn Việt Dũng đang vẽ phác thảo một bức tranh 3D

Thời gian tới anh phải hoàn thành 4 tác phẩm tranh 3D đường phố cùng
một lúc, đồng thời cũng cho ra mắt album mới của ban nhạc Re-Cycle mà anh tham
gia.

Dường như những thứ anh đang làm đều chảy ra từ những đam mê nên anh không
cảm thấy mệt mỏi. Và nếu có một đường đua thật sự thì Việt Dũng là một vận động
viên không biết bỏ cuộc.

  • Phan Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/80165/-dai-gia--8x-me-ve-tranh-3d-duong-pho.html

Gặp “cô gái Bạc” Olympic Sinh học quốc tế

Posted: 19 Jul 2012 01:14 AM PDT

Hơn một tuần tham dự cuộc thi Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 23 được tổ chức tại Singapore, tối ngày 17/8, em Nguyễn Thu Trang cùng với các thầy cô trong đoàn của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã về đến nhà trong niềm vui của toàn trường cũng như gia đình.

Gặp

 

Khi chúng tôi tới gặp Thu Trang tại nhà, với mái tóc ngắn cá tính, trên môi luôn nở nụ cười tươi rói, Trang tâm sự: “Ôn đội tuyển hơn 2 tháng trên Hà Nội em thấy rất nhớ nhà. Nhất là lúc đi thi bên Singapore, bên đó toàn ăn món Ấn Độ nên cũng không quen lắm, được về nhà em cảm thấy rất thoải mái”.

Do cha mẹ đi làm ăn ở Slovenia, nên từ nhỏ Trang đã phải sống thiếu tình yêu thương, mỗi năm vào dịp tết Trang mới được gặp bố mẹ một lần. Gia đình có 2 anh em thì anh trai của Trang cũng đang đi du học ở Anh. Cả gia đình chỉ còn mỗi Trang ở nhà, nên em sang nhà bác ruột ở. Sống xa con, nhưng bố mẹ em cũng thường xuyên gọi điện động viên con học hành.

Sống thiếu tình cảm cha mẹ, nhưng nhờ những nỗ lực, phấn đấu Thu Trang có bảng thành tích học tập đáng khâm phục, 12 năm liền là học sinh giỏi toàn diện. Lớp 11 đạt giải nhì Quốc gia môn Sinh học, HC Đồng Olympic Sinh học quốc tế, lớp 12 giải nhất Quốc gia môn Sinh, HC Bạc Olympic Sinh học quốc tế học.

Niềm đam mê của em là đọc sách, nhất là những cuốn sách liên quan đến môn Sinh học, em thường nhờ thầy cô chỉ cho những giáo trình, tài liệu liên quan đến môn Sinh đọc thật kỹ và xem đó là những tài liệu quý giá.

Gặp

 Em Nguyễn Thu Trang (áo dài) nhận HC Bạc cùng các bạn ở nước ngoài.

Chia sẻ về bí quyết học tập của mình, Trang tâm sự: "Cách học của em thì chủ yếu là đọc sách. Đối với sách là kho tàng kiến thức, đọc xong mình phải hình dung và nhớ được những kiến thức đã đọc. Ngoài ra ở lớp thì nghe kĩ những gì thầy cô giảng, hệ thống hóa lại kiến thức, xem thầy cô nhấn mạnh phần nào. Về nhà ôn lại bài và đọc thêm kiến thức".

Trang tâm sự, trong tất cả các môn thì em học và đam mê nhất là môn Sinh, dành thời gian nhiều cũng cho môn Sinh. Nhưng không vì thế mà các môn khác em học kém. Bằng chứng là 12 năm học, Trang luôn là học sinh giỏi toàn diện của trường.

"Em rất thích học môn Sinh, bộ môn này tìm hiểu phân tử rất nhỏ như protein, ADN từ những phân tử rất nhỏ ấy hình thành nên nhiều phân tử lớn, trong đó tư duy logic của con người do phân tử cấu thành", Trang chia sẻ.

Trang cho biết: "Mỗi ngày em học từ 8 giờ tối đến gần 12 giờ sáng rồi nghỉ, sáng mai dậy sớm lo chuẩn bị bữa ăn sáng đến trường. Vì ở nhà bác, nên có chị hơn em một tuổi, chơi thân với nhau nên 2 chị em luôn kèm cặp, động viên nhau học. Năm trước chị ấy đậu đại học, giờ có mình em ở nhà, may mà có bà ngoại ở đây, bà rất thương và quý em nên em đỡ tủi thân".

Ở nhà, 2 bác đi làm cả ngày nên trong gia đình chỉ còn mỗi bà ngoại ở nhà, nên ngoài thời gian đến trường, lúc rảnh rỗi Trang cũng đỡ đần, giúp bà ngoại những công việc nhà.

Bà Ngô Thị Cúc – bà ngoại Trang tâm sự: "Cháu nó ham học và ngoan ngoãn, nhiều lúc đang học bài, thấy bà nấu cơm nó cũng chạy xuống làm giúp. Hôm nó đi ôn thi, có mỗi mình tôi ở nhà, mà nó đi tận hơn 2 tháng, ở nhà một mình tôi thấy nhớ cháu nó lắm. Nhưng tôi luôn tin tưởng cháu nó sẽ thi đạt được kết quả cao".

 Em Nguyễn Thu Trang (áo dài) nhận HC Bạc cùng các bạn ở nước ngoài.

Nói về ước mơ sau này của mình, Trang cho biết: "Vừa rồi em có đăng ký dự thi vào trường ĐH Khoa học Tự nhiên, khoa Công nghệ sinh học. Vì em chỉ thích mỗi Công nghệ sinh học, nếu có điều kiện thì em sẽ đi du học, còn không em sẽ tiếp tục theo học bên khoa Công nghệ sinh học để tìm hiểu rõ hơn về bộ môn này".

Trong đợt thi Olympic Sinh học quốc tế lần này, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong có 2 thí sinh tham dự. Trong đó em Nguyễn Thu Trang đạt giải nhì, còn thí sinh khác là Trần Đức Huy cũng đạt được tấm HC Đồng của giải. Một điều đặc biệt là Huy lại là em họ của Trang. Cả 2 chị em đã mang niềm vui, niềm vinh dự, tự hào về cho gia đình và trường lớp.

Đức Văn – Duy Tuyên

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-620457/gap-co-gai-bac-olympic-sinh-hoc-quoc-te.htm

Đưa chủ quyền biển, đảo vào trường học

Posted: 19 Jul 2012 01:14 AM PDT

Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn tổ chức "Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên" đầu năm, đầu khóa, cuối khóa trong các trường ĐH, CĐ, TCCN năm học 2012-2013.

Một trong những nội dung mà Bộ yêu cầu phải đưa vào tuần sinh hoạt này là vấn đề về chủ quyền biển, đảo và chiến lược biển của Việt Nam. Bên cạnh đó còn các nội dung như: giáo dục pháp luật; giới tính; phòng, chống ma túy, tệ nạn mại dâm; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; phòng, chống tác hại của trò chơi điện tử với nội dung xấu…

Tuệ Nguyễn

 

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20120719/Dua-chu-quyen-bien-dao-vao-truong-hoc.aspx

Vào lớp 1

Posted: 19 Jul 2012 01:14 AM PDT

Các bậc cha mẹ có thể giúp con khám phá 14 kĩ năng không thể thiếu trước khi vào
lớp 1 để các con có thể bắt đầu thời gian học tập hiệu quả.

Trẻ vào lớp một là niềm vui lớn, là sự háo hức, hồi hộp của cả gia đình và cũng
là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh. Các Bà, các Mẹ, các Bố lo lắng và tìm hiểu
khắp mọi nơi để tìm cho con một trường học tốt nhất, một môi trường phù hợp
nhất, thuận lợi nhất và sẵn sàng đầu tư tốt nhất cho con học. Vậy nhưng, làm thế
nào để con có được sự khởi đầu tốt nhất?

 

Trẻ cũng như hạt cây, muốn nảy mầm khỏe mạnh cần môi trường tốt và cách
chăm sóc phù hợp
. Ảnh minh họa

Với trẻ em, bước khởi đầu vào lớp một vô cùng quan trọng, cần trang bị đầy đủ kỹ
năng để trẻ yêu thích việc học, khám phá được niềm vui trong học tập, biết cách
phát huy khả năng. Đó là nền tảng vững chắc cho những năm tháng học tập tiếp
theo.

Nhằm giúp cho các con có một nền tảng tốt nhất, trường Tiểu học Quốc Tế Hà Nội
VIP tổ chức chương trình "Những kỹ năng không thể thiếu cho con vào lớp 1" .


 



Khóa học sẽ giúp các con xây dựng và hoàn thiện 14 kỹ năng không thể thiếu để
con bước vào lớp 1 như:

Khám phá niềm vui trong học tập

Học cách tập trung vào 1 tiết học
Kỹ năng ngồi đúng tư thế và cách chống cận thị
Kỹ năng hòa đồng và thân thiện
Rèn luyện tính kỷ luật thông qua trò chơi
Học cách tự tin thể hiện ý kiến của bản thân.
Học cách vượt qua sự ngại ngùng, nỗi sợ hãi
Học cách thể hiện tình yêu thương, chăm sóc bố mẹ và người thân, thầy cô, bạn bè
Xây dựng tình cảm thân yêu với thầy cô và bè bạn.
Trải nghiệm cảm xúc tình bạn
Trải nghiệm giá trị tinh thần đoàn kết và sức mạnh của hợp tác.
Cảm nhận ý nghĩa của lời nói cảm ơn, xin lỗi và học cách đưa ra lời cảm ơn, xin
lỗi chân thành.
Khám phá giá trị nỗ lực và cố gắng trong học tập: Em có quyền chọn tiếp tục hay
từ bỏ.
Trải nghiệm ấn tượng về thế giới hòa bình và cùng xây dựng môi trường học tập
hòa bình.

Chương trình Kỹ năng sống thông
qua những câu chuyện, những hoạt động, những bài tập trải nghiệm tình huống lôi
cuốn chắc chắn sẽ tạo nên một không gian học tập hứng thú đầy sáng tạo giúp bé
làm quen và yêu thích việc học hành.


 



Chương trình với sự tham gia xây dựng và giảng dạy trực tiếp của đội ngũ giáo
viên Kỹ năng chuyên nghiệp đến từ " Bộ môn Kỹ năng" của Hệ thống giáo dục Hà Nội
VIP.


Chương trình "Những kỹ năng học tập không thể thiếu khi con vào lớp 1"

Thời gian: 23/07/2012 – 3/08/2012
Thời lượng: 2 giờ/ buổi, Sáng hoặc chiều từ Thứ 2 – thứ 6;

Để khuyến khích các em học sinh có những bước chuẩn bị nền tảng trước khi vào
lớp 1, nhà trường hỗ trợ mức phí: 500.000 VNĐ/2 tuần. Nhà trường dành tặng áo
đồng phục hè và vở học sinh cho các em đăng kí tham gia khóa học.

Chi tiết tham khảo tại website:
vipschool.edu.vn/Portal/Desktop.aspx?tabid=221Culture=vi-VNcatID=14entryID=132

Hoặc liên hệ:
Phòng Tuyển sinh – Trường Tiểu học Quốc tế VIP Hà Nội – Địa chỉ: Ngõ 14, Pháo
Đài Láng, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04-37756303 / 04-37756305
Email: info@vipschool.edu.vn
Website: .vipschool.edu.vn

Anh Vũ

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81178/vao-lop-1---nhung-ky-nang-khong-the-thieu.html

Cơ hội xét tuyển vào ĐH Anh Quốc Việt Nam (BUV)

Posted: 19 Jul 2012 01:13 AM PDT

Đây là thông tin mới nhất được British University Vietnam- Đại học Anh Quốc VN đưa ra về việc tuyển sinh ĐH theo hình thức xét tuyển dưới sự cho phép của Bộ GDĐT.

Sinh viên ĐH Anh Quốc trao đổi với giáo viên.

Môi trường giáo dục chuẩn Anh Quốc, bằng cấp hoàn toàn Anh Quốc, đặc biệt chú trọng phát triển kỹ năng làm việc chuyên nghiệp trong môi trường kinh doanh được xem là ba mắt xích quan trọng để nhiều phụ huynh quyết định cho con theo học tại trường ĐH này.

Theo Ban tuyển sinh của ĐH Anh Quốc VN (BUV), khi đến tham dự xét tuyển, phụ huynh và học sinh chú ý mang theo hồ sơ xét tuyển bao gồm Học bạ THPT, Giấy chứng nhận tốt nghiệp (tạm thời) và đơn xin học theo mẫu. Trong buổi xét tuyển, các sinh viên tương lai còn có cơ hội đăng ký học bổng bán phần và toàn phần giá trị cao nhất lên tới 600 triệu VNĐ để hỗ trợ chi phí học tập tại ĐH Anh Quốc VN. Ngoài ra, sinh viên còn được miễn phí nhập học và ưu đãi 50% phí kiểm tra trình độ tiếng Anh trong hai ngày 2122/7.

Được biết, học phí học tập tại Đại học Anh Quốc VN (BUV) khá tiết kiệm và chỉ bằng 1/3 so với du học. Cũng trong chương trình xét tuyển lần này, phụ huynh sẽ được tham dự buổi tư vấn của Ngân hàng Standard Chartered nhằm hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho con học tập tại trường.

Liên hệ đăng ký:

British University Vietnam (BUV) – Đại học Anh Quốc Việt Nam

Địa chỉ: 193 Bà Triệu, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 39740 740.

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-620515/co-hoi-xet-tuyen-vao-dh-anh-quoc-viet-nam-buv.htm

Comments