Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đã có 2 trường ĐH công bố điểm thi

Posted: 18 Jul 2012 05:39 AM PDT


Thí sinh dự thi đại học năm 2012.

 

Danh sách các trường ĐH, CĐ đã công bố điểm thi tuyển sinh: 

 

2. ĐH Chu Văn An

1. ĐH Dân lập Hải Phòng

 PV

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-620230/da-co-2-truong-dh-cong-bo-diem-thi.htm

Trường ĐH đầu tiên công bố điểm thi

Posted: 18 Jul 2012 05:39 AM PDT

(GDTĐ)-ĐH dân lập Hải Phòng cho biết đã hoàn thành khâu chấm thi kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2012, trở thành trường ĐH công bố điểm thi sớm nhất năm nay.

Trường ĐHDL Hải Phòng
Trường ĐHDL Hải Phòng

Theo đó, kết quả của các thí sinh thi vào trường năm nay không cao. Khối A, toàn trường chỉ có 26 trên tổng số 411 thí sinh dự thi có tổng điểm từ 13 trở lên. Tổng điểm 3 môn cao nhất ở khối thi này là 17,5 (sau khi làm tròn).

Khối A1 trường có 239 thí sinh dự thi. Với khối này, điểm cao nhất với môn Toán là 7,5 điểm; môn Lý là 4,5 điểm và môn Tiếng Anh là 8,0 điểm.

Khối B, toàn trường chỉ có 18 trên tổng số 120 thí sinh dự thi có tổng điểm 3 môn từ 13 điểm trở lên

Thủ khoa của trường năm nay là thí sinh Nguyễn Thành Trung (SBD 130) – học sinh THPT Vĩnh Bảo, dự thi khối B với 26 điểm (Toán: 10; Hóa: 8,5; Sinh: 7,5). Á khoa của trường đạt 21 điểm (khối C).

Dự kiến, tiếp theo ĐH dân lập Hải Phòng, ĐH Quảng Nam sẽ công bố điểm. Mọi năm, ĐH Quảng Nam vẫn là trường công bố điểm thi rất sớm.

Thí sinh tra cứu điểm thi trường ĐHDL Hải Phòng tại đây

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201207/Truong-DH-dau-tien-cong-bo-diem-thi-1962465/

Mỹ: Phủ nhận ‘trường học giống nồi áp suất’

Posted: 18 Jul 2012 05:37 AM PDT

Một phân tích mới về các số liệu điều tra liên bang cho thấy hàng triệu trẻ em Mỹ không thấy việc học hành khó khăn lắm. Ông Ulrich Boser – thành viên cao cấp của Trung tâm Tiến bộ Mỹ cho biết,
dữ liệu này đã phủ nhận hình ảnh "trường học giống nồi áp suất" được
miêu tả trong những bộ phim gần đây như "Race to Nowhere".

Ảnh minh họa

Những phát hiện được công bố bởi Trung tâm Tiến bộ Mỹ – một nhóm chuyên gia Washington chuyên đấu tranh vì "những ý tưởng tiến bộ" – đã phân tích bảng điều tra của Cơ quan Đánh giá tiến bộ giáo dục quốc gia trong vòng 3 năm.

Ba trong số những phát hiện này là:

- 37% học sinh lớp 4 cho biết bài tập môn Toán "thường xuyên" hoặc "luôn luôn" dễ.
- 57% học sinh lớp 8 cho biết bài tập môn Lịch sử "thường xuyên" hoặc "luôn luôn" dễ.
- 39% học sinh lớp 12 cho biết họ hiếm khi viết về những gì họ đã đọc trên lớp.

Ông Ulrich Boser – thành viên cao cấp của Trung tâm Tiến bộ Mỹ cho biết dữ liệu này đã phủ nhận hình ảnh "trường học giống nồi áp suất" được miêu tả trong những bộ phim gần đây như "Race to Nowhere". Ông Boser cho rằng, mặc dù đến cuối kì học chắc chắn những đứa trẻ vẫn xoay sở được, nhưng những lĩnh vực rộng lớn không được đề cập nhiều trong bài tập của học sinh Mỹ.

Ông Robert Pondiscio tới từ Core Knowledge Foundation – một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ các tiêu chuẩn học thuật nghiêm ngặt hơn – nói rằng môi trường "nồi áp suất" chỉ áp dụng với một bộ phận nhỏ học sinh phổ thông. Khái niệm "mỗi đứa trẻ Mỹ về nhà với chiếc ba lô nặng hơn 30kg sách" sẽ không thể xảy ra.

Dữ liệu cho thấy nhiều đứa trẻ không cố gắng hết sức trong việc học tập. Chỉ 20% học sinh lớp 8 đọc nhiều hơn 20 trang sách mỗi ngày – hoặc là ở trường hoặc là để làm bài tập về nhà. Hầu hết học sinh cho biết chúng đọc ngày càng ít hơn.

Trung tâm này đã xác nhận những tiêu chuẩn Common Core mới sẽ được thực hiện trên toàn nước Mỹ vào năm học 2014-2015. Những tiêu chuẩn đã được 45 bang thông qua này cung cấp cho các trường "một hiểu biết rõ ràng và phù hợp về cái mà học sinh nên học".

Bà Gladis Kersaint – giảng viên Toán của ĐH Nam Florida, đồng thời là thành viên của Hiệp hội giáo viên Toán quốc gia cho biết bà không ngạc nhiên về những phát hiện này. "Tôi cho rằng chúng ta đang đánh giá thấp học sinh" – bà nói.

Việc thiết lập những tiêu chuẩn cao hơn – và việc học sinh sẵn sàng đáp ứng những tiêu chuẩn đó "cho thấy chúng sẵn sàng tư duy nhiều hơn trong các bài giảng môn Toán" – bà nói. "Hi vọng rằng điều này có thể là một động lực để các giáo viên nói rằng 'Vâng, chúng tôi đang đi đúng hướng'".

Giảng viên môn tiếng Anh, ĐH Bang Florida – bà Shelbie Witte cho rằng những bài kiểm tra tiêu chuẩn đang làm giới hạn phạm vi mà giáo viên có thể bao quát. "Chương trình giảng dạy đang làm mất đi tư duy phản biện và tư duy sáng tạo của học sinh" – bà nói. Kết quả là học sinh "có thể thấy nhàm chán, và khi chúng chán nản, chúng nghĩ rằng đi học thật dễ".

Bà Witte – người đào tạo giáo viên – cho biết quan niệm của cả giáo viên và học sinh đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi những bài kiểm tra. "Họ nghĩ rằng trường học là những bài kiểm tra, và đó thực sự là điều đáng xấu hổ" – bà nói.

  • Nguyễn Thảo (Theo USA Today)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81121/my--phu-nhan--truong-hoc-giong-noi-ap-suat-.html

Comments